Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

pdf 17 trang Gia Huy 2580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_on_dinh_tai_chinh_cu.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. Working Paper 2022.1.1.11 - Vol 1, No 1 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hương1 Sinh viên K56 Tài chính quốc tế – Khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Nguyễn Thị Thu Huyền Giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua chỉ số z-score trong giai đoạn 2011-2020. Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến z-score trong khi tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động theo chiều ngược lại. Ngoài ra, nghiên cứu chưa thể kết luận ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đến z-score. Dựa trên những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho các ngân hàng thương mại và khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để nâng cao sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ khóa: z-score, ổn định tài chính, ngân hàng thương mại. STUDY ON FACTORS AFFECTING THE FINANCIAL STABILITY OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM Abstract The objective of the study is to identify the factors affecting the financial stability of Vietnamese commercial banks through the z-score in the period 2011-2020. Research results from the panel data regression model show that total assets, return on equity (ROE) and the ratio of equity to total assets have the positive impact on z-score while the ratio of outstanding loans to total assets has the opposite effect. In addition, the study cannot conclude the effect of credit growth rate and growth rate of earnings after tax on z-score. Based on the obtained research results, the authors have proposed some solutions for commercial banks and recommendations for the State Bank and the Government to improve the financial stability of commercial banks trade in Vietnam. Keywords: z-score, financial stability, commercial bank. 1 Tác giả liên hệ, Email: k56.1713310069@ftu.edu.vn FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 167
  2. 1. Đặt vấn đề Trên thế giới hiện nay, đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ vậy, xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn còn tiếp diễn gây ra những tác động không nhỏ tới hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù nước ta đạt những kết quả khống chế tốt trong công tác phòng chống dịch, song dịch bệnh bên ngoài căng thẳng khiến cho hoạt động giao thương quốc tế gặp nhiều bất lợi, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Trong nước, tình hình thiên tai, dịch bệnh cũng có những ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động của nền kinh tế và an ninh xã hội; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn ở mức cao. Chỉ trong năm 2020, Tổng cục Thống kê ghi nhận trên cả nước đã xảy ra liên tiếp các thiên tai với 14 cơn bão; 265 trận giông, lốc, mưa lớn; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất và hạn hán, xâm nhập mặn. Tổng giá trị thiệt hại tài sản ước tính gần 39,1 nghìn tỷ đồng, trong đó thiệt hại do bão, lũ là 32,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 82,8% tổng giá trị thiệt hại). Năm 2020, Tổng cục Thống kê cũng ghi nhận báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước đạt mức 2,26% (cao hơn năm 2019 đạt mức 1,98%). Hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia được coi như “mạch máu” của nền kinh tế tài chính, vì thế đóng một vai trò to lớn trong việc đảm bảo sự ổn định của đất nước. Theo như Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2021) thì mức độ an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng – ngân hàng chưa bền vững so với các nước trong khu vực; dễ bị tổn thương trước tác động bất lợi, đột ngột từ bên ngoài. Điều này vô hình trung tạo ra những khó khăn nhất định cho sự phát triển của hệ thống tín dụng – ngân hàng do việc đảm bảo sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu. Vậy thì đâu là những nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và chiều hướng tác động của chúng tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng là như thế nào? Có những giải pháp, chiến lược phù hợp nào thông qua những nhân tố này để gia tăng sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng? Để trả lời những câu hỏi đó, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” được lựa chọn làm chủ đề cho bài nghiên cứu. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của những nhân tố vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng Nghiên cứu của Xiaoqing (Maggie) Fu, Yongjia (Rebecca) Lin và Philip Molyneux (2014) thấy rằng khi tăng cường các hạn chế gia nhập có thể có lợi cho sự ổn định của ngân hàng, trong khi việc gia tăng các chương trình bảo hiểm tiền gửi lại có liên quan đến tính yếu kém của ngân hàng. Nghiên cứu của Raluca-Ioana Diaconu và Dumitru-Cristian Oanea (2014) đưa ra kết luận rằng tăng trưởng GDP và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng là hai yếu tố có tác động tích cực đến sự ổn định tài chính của ngân hàng hợp tác xã. Nghiên cứu của Haiyan Yin (2019) đã chỉ ra rằng việc gia nhập của các ngân hàng nước ngoài làm tăng cả rủi ro cho vay và rủi ro thất bại tổng thể của ngân hàng, cũng như đe dọa sự ổn định tài chính của nước sở tại. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2020) lại thấy một cú sốc của chính sách tiền tệ hoặc việc thực hiện chính sách an toàn vĩ mô mở rộng có thể gây nên hiện tượng bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu của Saadet Kasman và Adnan Kasman (2015) chỉ ra rằng cạnh tranh có liên quan tiêu cực đến tỷ lệ nợ xấu nhưng có liên quan tích cực đến z – score. Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016) cho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng tạo lợi FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 168
  3. nhuận (được điều chỉnh bởi rủi ro) càng cao và ổn định hơn. Nghiên cứu của Woon Sau Leung, Wei Song và Jie Chen (2019) cho thấy ảnh hưởng của việc ban hành quy chế đối với hoạt động của ngân hàng chấp nhận rủi ro trung bình là không đáng kể nhưng có ý nghĩa tích cực đối với các ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức. Nghiên cứu của Chien-Chiang Lee và Meng-Fen Hsieh (2014) đã chỉ ra mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và sự ổn định mang hình chữ U ngược và cải cách ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và sự ổn định tài chính. Nghiên cứu của Larysa Sysoyeva (2020) đã chỉ ra các nguồn cơn tiềm ẩn về khả năng dễ bị xâm phạm của lĩnh vực ngân hàng khu vực này ngày càng nhiều và mạnh mẽ hơn bởi tác động tiêu cực của chi phí cao và các khoản nợ xấu. Nghiên cứu của các tác giả Lê Ngọc Quỳnh Anh, Nguyễn Quý Quốc và Lê Thị Phương Thanh (2020) đã chỉ ra rằng sự ổn định của các ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi. 2.2. Khoảng trống nghiên cứu Từ phần tổng quan những nghiên cứu trước đây, ta có thể thấy đa phần các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của số ít nhân tố nhất định đến sự ổn định tài chính của ngân hàng như: toàn cầu hóa (Haiyan Yin (2019)), năng lực cạnh tranh của các ngân hàng (Võ Xuân Vinh và cộng sự (2016)), tỷ lệ sở hữu nước ngoài (Chien-Chiang Lee và cộng sự (2014)), Một số ít nghiên cứu khác thì xem xét đồng thời tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng. Về phía các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Xiaoqing (Maggie) Fu và cộng sự (2014), nghiên cứu của Raluca-Ioana Diaconu và cộng sự (2014), chỉ xem xét và áp dụng trên những khu vực, quốc gia nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Còn đối với các nghiên cứu cho bộ số liệu tại Việt Nam như nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2020), Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020) lại sử dụng bộ số liệu đã cũ, mới chỉ cập nhật đến năm 2019. Dựa trên những đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả thấy rằng cần có một nghiên cứu thực hiện đánh giá tác động của nhiều nhân tố hơn để thể hiện đầy đủ hơn về “sức khỏe” tài chính của ngân hàng, đồng thời cập nhật bộ số liệu mới nhất đến thời điểm hiện tại để có cái nhìn mới hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau đây? (1) Những nhân tố nào tác động thực sự đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam? (2) Đâu là giải pháp tối ưu để nâng cao mức độ ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua những nhân tố đó? 3. Cơ sở lý thuyết về sự ổn định tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại 3.1. Sự ổn định tài chính 3.1.1. Khái niệm sự ổn định tài chính Theo Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ, một hệ thống có sự ổn định tài chính được định nghĩa là một hệ thống mà ở đó các chủ thể, bao gồm các trung gian tài chính và cơ sở hạ tầng thị trường tài chính, hoàn thành tốt các chức năng tương ứng của chúng và có đầy đủ khả năng chống lại các cú sốc tiềm tàng trong nền kinh tế. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 169
  4. Theo Ngân hàng Trung ương Úc, hệ thống tài chính ổn định là hệ thống mà trong đó các tổ chức trung gian tài chính, thị trường tài chính và hạ tầng tài chính phân bổ tốt các dòng vốn giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động kinh tế của quốc gia. Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ổn định tài chính bao hàm việc xây dựng một hệ thống tài chính có thể vận hành tốt trong cả thời điểm tốt và xấu, nó không ngăn chặn những khủng hoảng hoặc khó khăn trên thị trường mà chỉ giúp tạo điều kiện để hệ thống tiếp tục hoạt động hiệu quả ngay cả với những sự kiện như vậy. Theo Ngân hàng Trung ương Việt Nam, thuật ngữ “ổn định tài chính” bao gồm nội hàm sau: (1) Các yếu tố chính của hệ thống tài chính (thị trường tài chính, các định chế tài chính, hạ tầng tài chính) thực hiện các chức năng của nó “thông suốt” góp phần phân bổ có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế. (2) Rủi ro cấp độ hệ thống cần được đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả để tránh khả năng sụp đổ hệ thống tài chính. (3) Để đảm bảo mục tiêu duy trì ổn định của cả hệ thống tài chính đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia; và trong phần lớn các mô hình tổ chức hệ thống giám sát tài chính, ngân hàng trung ương là cơ quan có chức năng chủ đạo trong việc thực hiện chức năng ổn định tài chính. Nhìn tổng quan từ những quan điểm trên, có thể thấy tuy không có một định nghĩa chính thức và duy nhất cho thuật ngữ ổn định tài chính nhưng trong hầu hết các quan điểm, ta đều có thể thấy rằng ổn định tài chính bao gồm mối quan hệ hài hòa giữa thị trường tài chính, các định chế tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính của quốc gia nhằm đảm bảo cho hệ thống kinh tế – tài chính hoạt động một cách trơn tru và vững vàng ngay cả trong điều kiện xảy ra các cú sốc kinh tế. 3.1.2. Vai trò của sự ổn định tài chính Theo Ngân hàng Trung ương Việt Nam, ổn định tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như ổn định giá cả. Nhờ sự ổn định đó mà các nhà đầu tư và người gửi tiết kiệm được hoạt động trong một môi trường thuận lợi hơn. Không chỉ vậy, ổn định tài chính còn giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính, làm tăng khả năng vận hành tốt các chức năng của thị trường tài chính cũng như cải thiện sự phân phối nguồn lực, từ đó phát triển hệ thống tài chính một cách lành mạnh, đáng tin cậy và an toàn hơn, tránh được các rủi ro hệ thống và làm giảm đi hậu quả từ những cú sốc trong giai đoạn khó khăn. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Việt Nam cũng đánh giá việc mất đi sự ổn định tài chính có thể kéo theo những hậu quả như: (1) giảm tính hiệu quả của chính sách tiền tệ do môi trường không còn thuận lợi, gặp nhiều biến động khó lường cũng như mối quan hệ giữa các chủ thể trong thị trường tài chính trở nên lỏng lẻo; (2) chức năng trung gian của hệ thống tài chính trở nên suy yếu do phân bổ nguồn lực tài chính không hợp lý, từ đó làm cho tốc độ phát triển của nền kinh tế trở nên chậm lại, mất tính bền vững; (3) người dân mất niềm tin vào hệ thống tài chính do nó không còn được đảm bảo một cách minh bạch, an toàn, từ đó làm cản trở các hoạt động huy động vốn và đầu tư, các nguồn vốn không còn được sử dụng một cách hiệu quả; (4) tốn thêm nhiều chi phí để khắc phục sự kém ổn định tài chính và những hậu quả của nó gây ra cho nền kinh tế; (5) nền kinh tế tài chính dễ bị tổn thương từ những cú sốc bên ngoài, nhất là trong bối cảnh hiện tại khi mối liên kết giữa các khu vực tài chính quốc gia ngày càng chặt chẽ cùng với toàn cầu hóa. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 170
  5. Từ những lý do trên, ta có thể thấy rõ hơn mức độ quan trọng của việc đảm bảo sự ổn định tài chính trong nền kinh tế quốc gia cũng như trên thế giới. Hệ thống tài chính ngân hàng được coi như “huyết mạch” của nền kinh tế, vì vậy các quốc gia đang ngày càng chú trọng nhiều hơn tới sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng bằng việc ban hành và thực thi các chính sách tác động nhằm nâng cao tính ổn định của nó, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các yếu tố có khả năng gây bất ổn cho hệ thống tài chính ngân hàng cũng như sự gia tăng chặt chẽ của mối liên kết giữa khu vực tài chính của các quốc gia và sự phát triển không ngừng của các công cụ tài chính đa dạng, phức tạp. 3.1.3. Các phương pháp đo lường mức độ ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs) Để đáp ứng các nhu cầu phân tích và đánh giá sự ổn định tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quốc gia và các tổ chức khu vực và quốc tế để phát triển một bộ Chỉ số lành mạnh về tài chính (Financial Soundness Indicators - FSIs). FSIs là các thước đo tổng hợp về sức khỏe tài chính hiện tại và sự lành mạnh của các tổ chức tài chính trong một quốc gia và của các đối tác doanh nghiệp và hộ gia đình của quốc gia đó. Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, được chia thành 6 nhóm chỉ số bao gồm: 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của các tổ chức nhận tiền gửi, 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của tổ chức tài chính khác, 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của tổ chức phi tài chính, 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của hộ gia đình, 2 chỉ số phản ánh tính thanh khoản của thị trường và 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS) thành lập năm 1974 bởi nhóm các nước G10 đã đưa ra các khung tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro vốn trong ngân hàng thông qua Hiệp ước vốn Basel I (1988) và sau đó là Basel II (2004), Basel III (2010) với điểm chú ý chính liên quan đến quy định về Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR). Tỉ lệ CAR tối thiểu phải đạt trên 8% nhằm đảm bảo tính ổn định và lành mạnh của các ngân hàng trong các nước thành viên, sau đó mở rộng và được rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện tuân thủ. Tại Việt Nam, theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN về Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của từng ngân hàng phải duy trì ở mức 9%. Chỉ số z-score Chỉ số z-score phản ánh rủi ro cấp độ tổng thể của một ngân hàng, hay xác suất vỡ nợ của ngân hàng đó. Chỉ số đưa ra so sánh vốn đệm của một ngân hàng, bao gồm vốn chủ sở hữu và lợi nhuận, đối với rủi ro được thể hiện qua biến động thu nhập. Chỉ số z-score càng cao thể hiện rủi ro tổng thể càng ở mức thấp hay sự ổn định tài chính càng cao trong hệ thống ngân hàng và rủi ro mất khả năng thanh toán thấp. Theo định nghĩa của Worldbank, chỉ số z-score được tính theo công thức: ROA + EA z-score = sd(ROA) Trong đó, ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản; EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 171
  6. sd(ROA) là độ lệch chuẩn của chỉ số ROA. Ưu điểm của chỉ số z-score là nó có thể được áp dụng cho những định chế tài chính phức tạp bởi các chỉ số trong mô hình là điển hình trong phân tích tài chính. Ngoài ra, các chỉ số này đều được tính toán dựa trên dữ liệu từ các báo cáo tài chính, vậy nên nếu các ngân hàng cố gắng làm đẹp các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo của mình thì chỉ số z-score sẽ không còn thể hiện đúng và đầy đủ bản chất ổn định trong hệ thống ngân hàng. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại 3.2.1. Nhóm các nhân tố vĩ mô Hệ thống ngân hàng, trước hết là một thành phần trong nền kinh tế, vậy nên nó cũng chịu những ảnh hưởng nhất định từ môi trường vĩ mô, điển hình là các yếu tố như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, lãi suất, văn hóa, xã hội, Khi các yếu tố vĩ mô đi theo chiều hướng tích cực, tức điều kiện môi trường vĩ mô thuận lợi thì nó cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng thuận lợi và có tác động tốt đến sự ổn định tài chính của ngân hàng và ngược lại, nó sẽ cản trở và tạo ra những rủi ro nhất định cho các ngân hàng. Nghiên cứu của H. Saduman Okumus và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng GDP có xu hướng tác động thuận chiều đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Trong khi đó, nghiên cứu của Siti Rohaya Mat Rahim và cộng sự (2012) lại cho thấy khi tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ làm giảm mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2020) đã chỉ ra mối quan hệ phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô trong việc duy trì sự ổn định tài chính của ngân hàng. Nghiên cứu của Stella Mourouzidou-Damtsa và cộng sự (2019) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa các giá trị văn hóa quốc gia (bao gồm các giá trị niềm tin cá nhân và theo giai cấp) và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. 3.2.2. Nhóm các nhân tố vi mô Tương tự như môi trường vĩ mô, môi trường vi mô cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, trong đó bao gồm các yếu tố như khách hàng, mức độ cạnh tranh, công chúng, Nghiên cứu của Woon Sau Leung, Wei Song và Jie Chen (2019) đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lợi ích của các bên liên quan (bao gồm yếu tố khách hàng) với sự ổn định của các ngân hàng và ủng hộ việc chú trọng nhiều hơn đến lợi ích của các bên liên quan trong bối cảnh cải cách quản trị và quản lý ngân hàng hiện nay. Mức độ cạnh tranh cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định tài chính của ngân hàng (Saadet Kasman và Adnan Kasman (2015), Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016)). Sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh vừa là nguy cơ ảnh hưởng đến thị phần của mỗi ngân hàng, vừa là động lực thúc đẩy ngân hàng phát triển, nâng cấp công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dich vụ, thỏa mãn ngày càng nhiều khách hàng để duy trì sự ổn định tài chính của mình. 3.2.3. Nhóm các nhân tố nội bộ So với các yếu tố bên ngoài thì các yếu tố bên trong lại càng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sự ổn định tài chính của ngân hàng. Tổng tài sản ngân hàng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có khả năng chi phối thị trường nhiều hơn và có doanh thu cao hơn, nhờ đó sẽ có sự ổn định tài chính cao hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ (Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020)). Tuy nhiên, các ngân hàng có quy mô lớn thường có xu hướng tham gia vào nhiều hoạt động có tính rủi ro cao hơn so với các ngân hàng nhỏ, do đó, nếu FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 172
  7. không quản lý tốt rủi ro thì sự ổn định tài chính của các ngân hàng quy mô lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng (Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015)). Vốn chủ sở hữu thường được coi như “tấm đệm hút lỗ” của các ngân hàng, dùng để duy trì sự ổn định của ngân hàng trước những tổn thất do các khoản nợ và cú sốc tài chính mà ngân hàng gặp phải (Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2016). Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008 là một minh chứng rõ ràng cho sự ảnh hưởng của việc quản lý tín dụng không hiệu quả dẫn tới sự bất ổn tài chính do việc bùng nổ từ các khoản cho vay dưới chuẩn và bong bóng nhà đất đã khiến hàng loạt các ngân hàng từ lớn tới nhỏ bị mất khả năng thanh toán và sụp đổ hàng loạt. Nghiên cứu của Võ Thị Quý và cộng sự (2014) chỉ ra tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng, từ đó ảnh hưởng xấu tới sự ổn định tài chính của ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về sự ổn định tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu sau đây: Giả thuyết H1: Tổng tài sản có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Giả thuyết H2: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Giả thuyết H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Giả thuyết H4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Giả thuyết H5: Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Giả thuyết H6: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam 4.2. Mô hình nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu của Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020), tác giả đề xuất xây dựng mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương trình: Zit = β0 + β1LTSit + β2 ROEit + β3EAit + β4TDit + β5DNit + β6LNit + μit Trong đó: Zit: chỉ số z-score của ngân hàng i tại năm t LTSit: logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng i tại năm t ROEit: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại năm t EAit: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i tại năm t TDit: tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i tại năm t DNit: tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản của ngân hàng i tại năm t LNit: tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng i tại năm t β0: hệ số chặn của mô hình βj (j = 1, 2, 6): hệ số góc tương ứng với các biến độc lập trong mô hình μit: sai số ngẫu nhiên của mô hình FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 173
  8. 4.3. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu của đề tài này bao gồm 31 ngân hàng TMCP tại Việt Nam (tính đến tháng 5/2021). Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính định kỳ theo năm của các ngân hàng được công bố trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và các trang web chính thức của các ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2020. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu, có 7 ngân hàng đã được loại bỏ khỏi mẫu nghiên cứu do thiếu dữ liệu của một số chỉ tiêu tài chính trong một hoặc nhiều năm để tránh làm mất cân bằng dữ liệu giữa các ngân hàng. Danh sách 24 ngân hàng TMCP bao gồm: ABB, ACB, BVB, CTG, EIB, HDB, KLB, LPB, MBB, MSB, NAB, NVB, PGB, OCB, SGB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VIB, VietABank và VPB. 4.4. Phương pháp đo lường biến Biến phụ thuộc Tác giả sử dụng chỉ số z-score làm biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu để thể hiện sự ổn định tài chính của các ngân hàng bởi những lý do sau: Chỉ số z-score được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về sự ổn định tài chính của các ngân hàng, điển hình có thể kể đến như nghiên cứu của Xiaoqing (Maggie) Fu và cộng sự (2014), Pieter Ijtsma và cộng sự (2017), Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020), Chỉ số z-score được tính toán dựa trên dữ liệu quá khứ, do đó nó có thể phản ánh tình trạng biến động của các chỉ tiêu tài chính qua các năm. Các chỉ tiêu sử dụng để tính toán z-score được lấy từ báo cáo tài chính của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời và độ lệch chuẩn của thu nhập đại diện cho rủi ro, đã cho thấy khả năng đánh giá toàn diện hơn so với chỉ số an toàn vốn CAR (chỉ đánh giá về yếu tố vốn và rủi ro). Ngoài ra, sự đơn giản, rõ ràng trong tính toán chỉ số này cũng thể hiện một ưu điểm vượt trội, nhất là khi đem ra so sánh với bộ chỉ số FSIs. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 174
  9. Bảng 4.1. Tóm tắt các biến và cách đo lường biến trong mô hình Ký Nguồn dữ Dấu kỳ Biến Cách đo lường hiệu liệu vọng ROAit + EAit Z = it sd(ROA) i Tác giả tự Trong đó, ROA là tỷ suất sinh lời trên it tính toán tổng tài sản của ngân hàng i tại năm t; z-score Z dựa trên EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng it BCTC của tài sản của ngân hàng i tại năm t; ngân hàng sd(ROA)i là độ lệch chuẩn của chỉ số ROA của ngân hàng i BCTC của Tổng tài sản LTS Logarit tự nhiên của tổng tài sản + ngân hàng Tỷ suất sinh BCTC của ROE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu + lợi/vốn chủ sở hữu ngân hàng Vốn chủ sở BCTC của EA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản + hữu/tổng tài sản ngân hàng Tốc độ tăng Dư nợ cho vay kỳ hiện tại/Dư nợ cho BCTC của TD - trưởng tín dụng vay kỳ trước – 1 ngân hàng Dư nợ cho Dư nợ cho vay của khách hàng/tổng tài BCTC của DN + vay/tổng tài sản sản ngân hàng Tốc độ tăng Lợi nhuận sau thuế kỳ hiện tại/Lợi BCTC của LN + trưởng lợi nhuận nhuận sau thuế kỳ trước – 1 ngân hàng Nguồn: Tác giả đề xuất 4.5. Phương pháp ước lượng Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu dạng bảng, vì vậy tác giả thực hiện phân tích hồi quy lần lượt với bốn dạng mô hình để tìm ra mô hình phù hợp: (1) Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu gộp (Pooled Ordinary Least Square – Pooled OLS): đây là dạng mô hình thông thường và phổ biến nhất, bỏ qua những đặc điểm riêng biệt của từng ngân hàng cũng như theo năm; (2) Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model – FEM): tương tự như mô hình Pooled OLS nhưng tách những đặc điểm riêng biệt của các ngân hàng ra khỏi các biến độc lập để thu được những ước lượng có ảnh hưởng thực của biến độc lập lên biến phụ thuộc, đồng thời phân tích mối tương quan giữa phần dư của mô hình với các biến độc lập; (3) Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM): tương tự như mô hình FEM, tuy nhiên trong mô hình REM thì tác động giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập được coi là ngẫu nhiên và không tương quan đến nhau. (4) Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (Generalized Least Square – GLS): được sử dụng trong tình huống mà ma trận phương sai – đồng phương sai của phần sai số trong phương trình hồi quy không bao gồm toàn số 0 ở các vị trí nằm ngoài đường chéo và/hoặc không có các phần tử trên đường chéo giống hệt nhau, tức là xuất hiện vấn đề tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Trong trường hợp kết quả của mô hình tác động cố định và/hoặc mô hình tác động ngẫu nhiên xuất hiện khuyết tật tự tương quan và/hoặc phương sai sai số thay đổi thì tác giả sử dụng mô hình GLS để khắc phục những hiện tượng trên. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 175
  10. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 5.2. Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu Số quan Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị Biến sát trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất Z 240 22,7068 10,4868 0,5660 66,6950 LTS 240 18,4837 1,0818 16,5023 21,2563 ROE 240 0,0879 0,0883 -0,8200 0,2682 EA 240 0,0941 0,0385 0,0365 0,2384 TD 240 0,1999 0,1807 -0,2986 1,0820 DN 240 0,5537 0,1272 0,1473 0,7569 LN 240 0,4520 1,7322 -9,4836 12,3345 Nguồn: Thống kê của tác giả từ phần mềm STATA Từ bảng mô tả trên có thể thấy: Z (z-score) – vùng biến động của chỉ số này là từ 0,57 đến 66,69 và giá trị trung bình là 22,71 cho thấy sự ổn định không đồng đều giữa các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, mức trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 cao hơn mức 21,13 của Trung Quốc trong giai đoạn 2012 – 2017, thấp hơn mức 29,53 của Mỹ trong giai đoạn 2010-20172. LTS – logarit tự nhiên của tổng tài sản biến thiên trong khoảng 16,50 – 21,26 với giá trị trung bình là 18,48 và độ lệch chuẩn 1,08, có thể thấy quy mô ngân hàng của Việt Nam tương đối đồng đều. ROE – tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đạt giá trị từ -82% đến 26%, tuy nhiên mức trung bình lại là 9% với độ lệch chuẩn 9%, về cơ bản thì ROE biến động một cách ổn định khi đa số các ngân hàng đều duy trì ở mức xung quanh 9%. EA – tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản đạt giá trị cao nhất là 24% và thấp nhất là 4% với mức trung bình là 9% lại một lần nữa khẳng định việc sử dụng đòn bẩy cao là một trong những đặc trưng nổi bật nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng. TD – tỷ lệ tăng trưởng tín dụng qua các năm của các ngân hàng biến động từ -0,3 đến 1,08 với giá trị trung bình là 0,2 cho thấy sự tăng trưởng không đồng đều giữa các ngân hàng, dù vậy đa số các ngân hàng (92%)3 vẫn giữ ở mức tăng trưởng dương. DN – tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản dao động từ 0,15 đến 0,76 và giá trị trung bình ở mức 0,55 và độ lệch chuẩn chỉ 0,13 cho thấy đa số các ngân hàng giữ tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản khá cao. 2 Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu từ databank.worldbank.org. 3 Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu thu thập của mẫu nghiên cứu FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 176
  11. LN – tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng Việt Nam có vùng biến động từ -9,48 đến 12,33 với giá trị trung bình ở mức 0,45 và độ lệch chuẩn ở mức 1,73. Theo thống kê bổ sung từ dữ liệu thu thập được thì đa số các ngân hàng đều đạt tăng trưởng lợi nhuận âm trong khoảng giai đoạn 2012 – 2015, tức ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính và các ngân hàng vẫn đang phải xoay sở để khắc phục hậu quả từ cuộc khủng hoảng đã gây ra. 5.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 5.3. Ma trận tương quan giữa các biến số Z LTS ROE EA TD DN LN Z 1,0000 LTS -0,1744* 1,0000 ROE -0,0513 0,4763* 1,0000 EA 0,4383* -0,6097* -0,1217 1,0000 TD -0,1683* 0,0019 0,2309* -0,1289* 1,0000 DN -0,1283* 0,2210* 0,2703* 0,0243 -0,0892 1,0000 LN -0,0080 0,0201 0,2485* -0,0238 0,1117 0,0969 1,0000 Ghi chú: * tương ứng với mức ý nghĩa 5% Nguồn: Thống kê của tác giả từ phần mềm STATA Dựa vào bảng phân tích tương quan trên, ta có thể thấy chỉ suy nhất biến EA có tác động cùng chiều đến z-score, kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2016). Các biến độc lập còn lại bao gồm LTS, TD, DN có mối tương quan ngược chiều với chỉ số z-score, trong đó biến TD có tác động tiêu cực đến chỉ số z-score là tương đồng với nghiên cứu của Võ Thị Quý và cộng sự (2014). 5.3. Kết quả hồi quy 5.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến Tác giả tiến hành chạy mô hình Pooled OLS trong trường hợp không xét đến các đặc điểm riêng biệt của mỗi ngân hàng để từ đó kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho các biến trong nghiên cứu. Để thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF lấy từ kết quả chạy lệnh trong phần mềm STATA . Bảng 5.4. Hệ số phóng đại phương sai VIF Biến VIF 1/VIF LTS 2,40 0,415981 EA 1,84 0,543099 ROE 1,68 0,595475 TD 1,16 0,865632 DN 1,14 0,874968 LN 1,09 0,914645 VIF trung bình 1,55 Nguồn: Thống kê của tác giả từ phần mềm STATA FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 177
  12. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị các hệ số VIF đều khá thấp (cao nhất là 2,4 và trung bình là 1,55). Điều này có thể đưa đến kết luận rằng mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 5.3.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu Kiểm định lựa chọn mô hình giữa Pooled OLS và FEM Tác giả xem xét 2 giả thiết sau: H0: Mô hình Pooled OLS được lựa chọn là mô hình phù hợp H1: Mô hình FEM được lựa chọn là mô hình phù hợp Thông qua kiểm định Fisher trong phần mềm STATA, tác giả thu được kết quả sau: F(6, 233) = 13,16 Prob > F = 0,0000 Với mức ý nghĩa 5%, ta có: Prob > F = 0,0000 chi2 = 0,0041 Với mức ý nghĩa 5%, ta có: Prob>chi2 = 0,0041 F = 0,0001 Với mức ý nghĩa 5%, ta có Prob>chi2 = 0,0001 chi2 = 0,0000 Với mức ý nghĩa 5%, ta có Prob>chi2 = 0,0000 < 0,05, có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, vì vậy mô hình nghiên cứu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 178
  13. 5.3.5. Tổng hợp kết quả hồi quy Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu đang được sử dụng có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không đáng kể. Tuy nhiên, mô hình có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Những hiện tượng này làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy FEM trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Mô hình GLS được sử dụng trong tình huống mà ma trận phương sai – đồng phương sai của phần sai số trong phương trình hồi quy không bao gồm toàn số 0 ở các vị trí nằm ngoài đường chéo và/hoặc không có các phần tử trên đường chéo giống hệt nhau, tức là xuất hiện vấn đề tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Vì vậy, sau khi xác định được các khuyết tật của mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành khắc phục các khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi của mô hình bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS để thu được các ước lượng hồi quy hiệu quả nhất cho toàn bộ dữ liệu nghiên cứu. Kết quả hồi quy của các mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được trình bày tóm tắt ở bảng 5.4. Bảng 5.5. Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM và GLS Biến độc lập Pooled OLS FEM REM GLS 2,118 -2,632 -1,807 1,242 LTS (2,49) (-3,38) (-2,38) (2,14) -1,883 11,49 10,43 5,508* ROE (-0,22) (3,26) (2,88) (1,73) 152,6 205,1 207,5 203,3 EA (7,30) (19,90) (19,77) (19,21) -6,658* -3,770 -3,518 -0,0360 TD (-1,89) (-2,54) (-2,31) (-0,06) -16,47 5,011* 2,669 -4,523 DN (-3,30) (1,76) (0,93) (-1,98) 0,224 -0,109 -0,102 0,00403 LN (0,63) (-0,80) (-0,73) (0,08) -20,29 49,07 34,94 -19,14* Hệ số chặn (-1,22) (3,46) (2,50) (-1,76) Số quan sát 240 240 240 240 Ghi chú: *, , tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Nguồn: Thống kê của tác giả từ phần mềm STATA Như vậy, ta thu được kết quả mô hình nghiên cứu như sau: Zit = -19,14 + 1,242*LTSit + 5,508*ROEit + 203,3*EAit – 4,523*DNit Biến LTS có tác động cùng chiều (1,242) đến chỉ số z-score và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều đó có nghĩa khi biến quy mô tổng tài sản thay đổi 1% sẽ dẫn tới sự thay đổi 0,012 đơn vị trong chỉ số z-score theo cùng chiều. Điều này chứng tỏ các ngân hàng có quy mô càng lớn thì càng đạt được sự ổn định tài chính vững mạnh. Kết quả này tương đồng với kết quả của Megginson (2005) và Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020). FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 179
  14. Biến ROE có tác động cùng chiều (5,508) đến chỉ số z-score và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, tức khi ROE tăng (giảm) 1 đơn vị thì chỉ số z-score sẽ tăng (giảm) 5,508 đơn vị. ROE có mối quan hệ mật thiết với ROA, là một trong những chỉ số dùng để tính toán z-score nên kết quả này là hoàn toàn phù hợp. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài và cộng sự (2017). Biến EA có tác động cùng chiều (203,3) đến chỉ số z-score với mức ý nghĩa 1%. Điều này hàm ý khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tăng (giảm) 0,1 đơn vị thì chỉ số z-score sẽ tăng (giảm) 20,33 đơn vị. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng tỷ lệ EA có tác động tích cực đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng. Kết quả này cũng tương đồng với các kết quả của Diaconu và Oanea (2014), Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2016). Biến TD có tác động ngược chiều (-0,0360) đến chỉ số z-score nhưng không có ý nghĩa thống kê nên tác giả chưa thể đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Biến DN có tác động ngược chiều (-4,523) đến chỉ số z-score ở mức ý nghĩa thống kê 5% cho thấy khi tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tài sản thay đổi 1 đơn vị thì chỉ số z-score sẽ thay đổi 4,523 đơn vị theo hướng ngược lại. Điều này chứng tỏ khi tỉ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản tăng lên sẽ dẫn tới rủi ro vô cùng lớn đối với sự ổn định tài chính của ngân hàng. Kết quả này cùng kết luận với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Nga và Trần Huy Hoàng (2020). Biến LN có tác động cùng chiều (0,00403) đến chỉ số z-score nhưng lại không có ý nghĩa thống kê nên tác giả chưa thể đưa ra kết luận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế có ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của ngân hàng. 6. Kết luận và giải pháp 6.1. Kết luận Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Với mẫu nghiên cứu gồm 24 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020, tác giả đã tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết liên quan, từ đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và thực hiện thu thập, phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê STATA. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số z-score làm thước đo cho sự ổn định tài chính của các ngân hàng và từ kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu, tác giả đã xác định được các nhân tố bao gồm tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại trong khi tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản có tác động theo chiều ngược lại. Ngoài ra, nghiên cứu chưa thể kết luận sự ảnh hưởng của nhân tố tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại. Dựa trên những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho các ngân hàng thương mại và khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để nâng cao sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 6.2. Giải pháp Thứ nhất, đa dạng hóa thu nhập là một trong những biện pháp hữu hiệu để tăng quy mô tổng tài sản bởi khi các ngân hàng thương mại gia tăng năng lực để mở rộng sang các hoạt động thu nhập ngoài lãi thì nguồn thu của các ngân hàng sẽ trở nên an toàn và bền vững hơn, ít phụ thuộc vào yếu tố hay thay đổi và biến động liên tục trên thị trường như lãi suất. Thứ hai, việc duy trì chất lượng dịch vụ cao có thể tạo ra lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và tăng thị phần, từ đó góp phần tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng. Các dịch vụ gia tăng đi kèm FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 180
  15. không chỉ mang đến cho khách hàng những giá trị ngắn hạn mà còn mang đến những giá trị bền vững, lâu dài thông qua các chương trình như tích lũy điểm thưởng dài hạn với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng. Thứ ba, các ngân hàng có thể bổ sung và tăng tỷ lệ vốn từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, đồng thời khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, đúng bản chất kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng; tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thực; đầu tư hợp lý trái phiếu chính phủ, tín phiếu ngân hàng nhà nước để đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhằm đảm bảo sự ổn định trong hoạt động mỗi khi thị trường biến động. Thứ tư, các ngân hàng cần xây dựng chính sách, hệ thống cho vay rõ ràng về giới hạn tín dụng, quy định cho vay, tài sản đảm bảo, các quy định phân loại nợ để từ đó có các chính sách, kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro, giúp nâng cao chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Thứ năm, ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật phù hợp với hướng phát triển ổn định hệ thống ngân hàng và hướng đến các chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro; các giới hạn cho vay, đầu tư và thanh toán, để giúp sự ổn định tài chính của ngân hàng được nâng cao. Tài liệu tham khảo Anastasiou, D., Helen, L. & Mike, T. (2016), “Non-performing loans in the euro area: are core- periphery banking markets fragmented?”, Working Papers, Bank of Greece, No 219. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên từ năm 2011 – 2020 của 24 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021), “Công bố toàn văn các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng”, [online] Available at: [Accessed 8 May 2021]. Bis.org (2021), “Financial soundness indicators (FSIs): framework and implementation”, [online] Available at: [Accessed 18 June 2021]. Bis.org. (2021), “History of the Basel Committee”, [online] Available at: [Accessed 8 May 2021]. Board of Governors of the Federal Reserve System (2021), “The Fed – What is financial stability?”, [online] Available at: [Accessed 10 June 2021]. Datacatalog.worldbank.org, 2021, Bank Z-score | Data Catalog, [online] Available at: [Accessed 9 May 2021]. Diaconu, R. & Oanea, D. (2014), “The Main Determinants of Bank's Stability. Evidence from Romanian Banking Sector”, Procedia Economics and Finance, No. 16, pp.329 - 335. Fernández de Guevara, J., Maudos, J. & Perez, F. (2005), “Market power in European banking sectors”, Journal of Financial Services Research, No. 27, pp. 109 – 137. Fu, X., Lin, Y. & Molyneux, P. (2014), “Bank competition and financial stability in Asia Pacific”, Journal of Banking and Finance, No. 38, pp. 64 - 77. IJtsma, P., Spierdijk, L. & Shaffer, S. (2017), “The concentration–stability controversy in banking: New evidence from the EU-25”, Journal of Financial Stability, No. 33, pp. 273 - 284. International Monetary Fund (2019), “Financial Soundness Indicators and the IMF”, [online] Available at: [Accessed 18 June 2021]. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 181
  16. Kasman, S. & Kasman, A. (2015), “Bank competition, concentration and financial stability in the Turkish banking industry”, Economic Systems, vol. 39 No. 3, pp. 502 - 517. Lee, C. & Hsieh, M. (2014), “Bank reforms, foreign ownership, and financial stability”, Journal of International Money and Finance, No. 40, pp. 204 - 224. Lê, N.Q.A., Nguyễn, Q.Q. & Lê, T.P.T (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, Vol. 129 Số. 5B, tr. 95 - 107. Megginson W. L. (2005), “The economics of bank privatization”, Journal of Banking and Finance, No. 29, pp. 1931 – 1980. Mourouzidou-Damtsa, S., Milidonis, A. & Stathopoulos, K. (2019), “National culture and bank risk-taking”, Journal of Financial Stability, No. 40, pp. 132 - 143. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021), “Ổn định tài chính và vai trò của ổn định tài chính”, [online] Available at: [Accessed 10 June 2021]. Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 21/06/2017. Nguyen, H. (2021), “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2020”, [online] Tổng cục Thống kê Việt Nam, Available at: [Accessed 8 May 2021]. Nguyễn, H.T. & Nguyễn, T.N. (2017), “Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng từ cách tiếp cận phi tham số”, Tạp chí Ngân hàng, số 17, tr. 13 – 21. Nguyễn, M.H. & Nguyễn, B. H. (2016), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp z-score”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 229, tr. 17 – 25. Nguyễn, T.H.V. (2015), “Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, Vol. 26 số 11, tr. 80 - 98. Nguyễn, T.K. & Đinh, H.P. (2016), “Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 229, tr. 9 - 16. Nguyễn, T.K.N. & Trần, H.H. (2021), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, [online] Tạp chí Công Thương, Available at: [Accessed 8 May 2021]. Nguyễn, T.M.D. (2021), “Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, [online] Tạp chí Tài chính, Available at: [Accessed 1 June 2021]. Nguyễn, T.N.Q. (2020), “Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đối với ổn định ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, số 171, tr. 5 - 26. Nguyễn, T.N.Q., Lê, Đ.L. & Lê, T.H.M. (2018), “Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Vol. 13 số 3, tr. 261 - 274. Okumus, H. & Artar, O. (2012), “Islamic banks and financial stability in the GCC: an empirical analysis”, Istanbul Ticaret Universitesi Sosyal Bilimler Dergisi, Vol. 11 No. 25, pp. 45 - 78. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 182
  17. Rahim, S., Zakaria, R. & Hassan, N. (2012), “Islamic Vs. Conventional Bank Stability: ‘A Case Study Of Malaysia”, Prosiding Perkem VII, JILID, No. 2, pp. 839 - 850. Reserve Bank of Australia (2021), “Financial Stability”, [online] Available at: [Accessed 10 June 2021]. Sau Leung, W., Song, W. & Chen, J. (2019), “Does bank stakeholder orientation enhance financial stability?”, Journal of Corporate Finance, số 56, pp. 38 - 63. Snb.ch (2021), “Swiss National Bank (SNB) – Financial stability”, [online] Available at: [Accessed 10 June 2021]. Sysoyeva, L. (2020), “Financial Stability of the Banking Sector in European Countries: A Comparative Analysis”, Panoeconomicus, Vol. 67 số 4, pp. 491 - 508. Tabak B., Fazio D. & Cajueiro D. (2012), “The relationship between banking market competition and risk-taking: Do size and capitalization matter?”, Journal of Banking and Finance, Vol. 36 No. 12, pp. 3366 – 3381. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2021), “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2019”, [online] Available at: [Accessed 8 May 2021]. Thai Ha (2021), “Kinh tế Việt Nam 2020: một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh”, [online] Tổng cục Thống kê Việt Nam, Available at: [Accessed 8 May 2021]. Thông tư số 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 15/11/2019. Võ, T. Q. & Bùi, N.T. (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường Đại học Mở TP.HCM, Vol. 9 Số 2, tr. 16 - 25. Võ, X.V. & Đặng, B.K. (2016), “Năng lực cạnh tranh, lợi nhuận và sự ổn định của các ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, vol. 27 số 12, tr. 25 - 45. Yin, H. (2019), “Bank globalization and financial stability: International evidence”, Research in International Business and Finance, số 49, pp. 207 - 224. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 1 (01/2022) | 183