Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 23/05/2022 1940
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_moi_quan_he_giua_quan_tri_cong_ty_va_quan_tri_rui.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THE RELATIONSHIP BETWEEN CORPORATE GOVERNANCE AND BANK RISK MANAGEMENT IN VIETNAM JONT-SCTOCK BANKS Thái Thị Thanh Duyên, TS. Trương Hồng Trình Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Thanhduyen72@gmail.com.vn; trinh.th@due.edu.vn TÓM TẮT Quản trị công ty đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và thực hành trong những năm gần đ y bởi vì nó ảnh hưởng đến sức khỏa của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Bài viết tiếp cận mô hình cơ chế quản trị công ty để nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tài chính của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố của quản trị công ty thực sự ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính. Từ đ y cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách xây dựng cơ chế quản trị công ty cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính trong hệ thống. Từ khóa: Quản trị công ty; quản trị rủi ro; rủi ro tài chính; hội đồng quản trị; ng n hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ABSTRACT Corporate Governance (CG) is increasingly interested from researchers and practitioners in recent years because it has influence on the health of the business and the the whole economy in general. The paper approaches the corporate governance mechanism model to study the relationship between corporate governance and risk management, especially financial risks in Vietnam Joint Stock Bank.The study result indicates that the effect of corporate governance really affect the financial risk management. This study result provides an empirical evidence for managers and policy makers to build corporate governance mechanism in Vietnam banking systems to reduce financial risks in Vietnam joint-stock banks. Keywords: Corporate governance; risk management; financial risk; board of directors; joint stock bank; Vietnam 1. Giới thiệu Quản trị công ty (QTCT) ngày càng thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng vì tầm quan trọng rõ rệt của chủ đề này đối với sức khỏe của doanh nghiệp và sự lành mạnh của xã hội nói chung. Theo Shleifer và Vishny (1997), "Quản trị công ty giải quyết vấn đề cách thức các nhà cung cấp tài chính cho doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của mình để có thể thu về lợi tức từ các khoản đầu tƣ của mình". Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2004) đã định nghĩa quản trị công ty là hoạt động liên quan đến ―một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đó các mục tiêu của công ty đƣợc xây dựng, phƣơng tiện để đạt đƣợc các mục tiêu đó đƣợc xác định và hiệu quả thực hiện mục tiêu đƣợc giám sát‖. QTCT xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong công ty. QTCT lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty. Đối với ngành ngân hàng, quản trị công ty liên quan đến sự phân định quyền hạn và trách nhiệm, có nghĩa là phƣơng thức Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc quản lý hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác của ngân hàng. Theo ấn phẩm Các nguyên tắc tăng cƣờng quản trị công ty đối với các 350
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) tổ chức ngân hàng (Principles for ehancing corporate governance) xuất bản năm 2010 của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision), Quản trị công ty hiệu quả rất cần thiết để xây dựng và duy trì sự tín nhiệm và lòng tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Đây chính là những yếu tố cốt yếu cho sự vận hành lành mạnh của ngành ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò vô cùng đặc biệt trong hệ thống nền kinh tế. Vì vậy hoạt động quản trị công ty trong các lĩnh vực ngân hàng là rất quan trọng. Đồng thời quản trị rủi ro luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính – ngân hàng. Do đó việc nghiên cứu về quản trị công ty, quản trị rủi ro, đặc biệt là nghiên cứu mối quan hệ này đã ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, tiêu biểu nhất là nghiên cứu của các nhóm tác giả nhƣ: Joan Selorm Tsorhe, Anthony Q.Q.Aboagye và Anthony Kyereboah-Coleman (2009), Terry McNulty, Chris Florackis, Phillip Ormrod (2012), Eduardus Tandelilin và các cộng sự (2007), Bassem Salhi, Younes Boujelbene (2012). Mỗi tác giả có một cách tiếp cận khác nhau, họ khai thác một hay nhiều khía cạnh của QTCT và QTRR. Điểm chung của các nghiên cứu này là các tác giả đều dùng yếu tố về HĐQT và cơ cấu sở hữu để đại diện cho việc đánh giá về QTCT. Riêng về yếu tố QTRR, nhiều tác giả nghiên cứu về rủi ro hoạt động, rủi ro kinh doanh và phổ biến nhất là đo lƣờng các yếu tố về rủi ro tài chính. Từ việc kế thừa và chọn lọc những nhân tố đặc trƣng, phổ biến của các nghiên cứu đi trƣớc, bài viết đã xây dựng mô hình nghiên cứu riêng để xem xét mối tƣơng quan giữa hai cấu trúc trên. Cấu trúc nghiên cứu dựa vào cách tiếp cận chính là theo cơ chế QTCT bên trong và cơ chế QTCT bên ngoài của Macey và O'Hara (2001). Ciancanelli and Gonzales (2000) chỉ ra rằng trong ngành ngân hàng, những quy định và quy tắc điều chỉnh cơ chế là đại diện do cơ chế QTCT bên ngoài. Trong khi đó Llewellyn và Sinha (2000) cho rằng QTCT nội bộ là cơ chế về trách nhiệm, giám sát, kiểm soát và quản lý của một công ty liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực và chấp nhận rủi ro. 2. Mô hình nghiên cứu: Bài viết dựa trên cách tiếp cận cơ chế quản trị công ty của Macey và O'Hara (2001) đã xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa hai cấu trúc QTCT và QTRR tài chính nhƣ sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ gi a QTCT và QTRR Tài chính Mô hình: Quản trị rủi ro tài chính = f (yếu tố quản trị công ty) (1) 351
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Do đó, ba phƣơng trình đƣợc ngụ ý trong phƣơng trình (1), phƣơng trình về Quản trị rủi ro vốn, phƣơng trình về Quản trị rủi ro tín dụng và phƣơng trình về Quản trị rủi ro thanh khoản. Các biến giải thích đƣợc lặp đi lặp lại cho mỗi rủi ro. Nhƣ vậy, ba bộ hệ số sẽ đƣợc ƣớc tính tƣơng ứng với mỗi biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng là phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến bằng công cụ Eview 7.0 với mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Hai mô hình này có thể xem sự khác biệt giữa các đối tƣợng (ngân hàng) trong phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố QTCT đến QTRR ngân hàng. Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hƣởng cố định đƣợc thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể. Trong mô hình cố đinh, có sự biến động giữa các thực thể có tƣơng quan đến biến độc lập – biến giải thích; trong mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể đƣợc giả sử là ngẫu nhiên và không tƣơng quan đến các biến giải thích. Kiểm định Hausman là một trong những phƣơng pháp để lựa chọn giữa FEM và REM. Vì thế trong phần hồi quy của nghiên cứu này sẽ lần lƣợt đi qua cả 2 mô hình FEM và REM để chọn mô hình thích hợp nhất. Đồng thời bài viết còn thực hiện kiểm định Augmented Dickey - Fuller (ADF) để kiểm định tính dừng của các biến chuỗi thời gian. Các biến sử dụng trong mô hình ở dạng chuỗi thời gian do đó việc kiểm tra tín dừng là rất quan trọng. Việc hồi quy các biến chuỗi thời gian không dừng sẽ gây ra các kết quả ƣớc lƣợng sai, có thể phóng đại hoặc không phản ánh đúng mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Hoạt động ngân hàng luôn đối mặt với nhiều rủi ro, tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ tập trung vào cơ chế quản lý ngân hàng liên quan mật thiết tới rủi ro tài chính thuần túy gắn với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Hầu hết các nhà quản lý ngành ngân hàng các nƣớc luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu và đƣợc khuyến khích theo tiêu chuẩn của Basel II. Vốn đóng vai trò quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông khi đầu tƣ vào doanh nghiệp. Vì vậy bài luận này tập trung vào nghiên cứu rủi ro vốn và sử dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR để đƣa vào mô hình. Hầu hết các nghiên cứu nƣớc ngoài trƣớc đây cũng xem tỷ lệ này là một tiêu chí đánh giá chung nhƣ một tiêu chuẩn quốc tế. Trong danh mục tài sản của các ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là hoạt động tín dụng, tuy nhiên chất lƣợng tín dụng lại chƣa cao, tỷ lệ nợ xấu lớn, tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Đây là loại rủi ro thƣờng xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều cho ngân hàng thƣơng mại. Để đánh giá rủi ro tín dụng, ta sử dụng tỷ lệ nợ xấu (Non-performing loan ratio, NPL). Trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt thanh khoản với mức độ lớn tại một số ngân hàng và trở thành một trong những nguyên nhân đƣa đến phá sản đã khẳng định rằng không thể bỏ qua vấn đề thanh khoản. Bài viết sử dụng chỉ số tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác trên tiền gửi khách hàng để đo lƣờng rủi ro thanh khoản. Các yếu tố quản trị công ty trong mô hình nghiên cứu gồm các biến số đƣợc mô tả trong Bảng 1: Bảng 1. Bảng mã hóa biến quan sát Biến Mã hóa Đo lƣờng Biến Rủi ro tài chính RRTC phụ 1. Hệ số an toàn vốn tối thiểu ( đại CAR thuộc diện rủi ro vốn) 352
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 2. Tỷ lệ nợ xấu (đại diện rủi ro tín NPL dụng) 3. Chỉ số tiền mặt và tiền gửi (đại CST diện rủi ro thanh khoản) QTCT - Cơ chế bên trong 1. Quy mô HĐQT QMO Số lƣợng thành viên HĐQT 2. Thành phần HĐQT TPH Tỉ lệ số thành viên bên ngoài/ tổng số thành viên HĐQT 3. Số thành viên UBKT BKT Số thành viên UBKT Biến 4. Tỷ lệ vốn do cổ đông nƣớc CĐNN Vốn cổ đông nƣớc ngoài nắm giữ / Tổng độc lập ngoài nắm giữ vốn cổ phần QTCT – Cơ chế bên ngoài 1. Sự công khai BCQT BCQT 1 - có, 0 - không 2. Ảnh hƣởng của cổ đông AHCĐ Tổng VCSH / Tổng vốn vay của ngân hàng 3. Ảnh hƣởng của ngƣời gửi tiền AHNG Tỷ lệ cho vay/ Tổng tiền gửi Quy mô hội đồng quản trị ảnh hƣởng đến năng lực giám sát quản lý và tƣ vấn cho các nhà quản lý. Lipton và Lorsch (1992) cho thấy HĐQT quy mô nhỏ hoạt động hiệu quả hơn bởi quy mô lớn gặp khó khăn trong việc phối hợp các nỗ lực của họ và khuyến khích các nhà quản lý, giám sát để theo đuổi lợi ích riêng của họ. Tuy nhiên Pearce và Zahra (năm 1992) cho thấy một hội đồng quy mô lớn tăng cƣờng năng lực để giám sát và cải thiện nguồn thông tin. Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều điều hành đóng góp cái nhìn khác quan hơn trong quá trình tham vấn, đƣa ra quyết định của HĐQT. Một tỷ lệ quá mức của thành viên HĐQT bên ngoài có thể làm hỏng vai trò cố vấn của HĐQT vì nó có thể ngăn chặn các thành viên trong ban điều hành ngân hàng tham gia hội đồng quản trị, khó khăn trong việc chuyển giao thông tin giữa hội đồng quản trị và giám đốc điều hành (Adams and Ferreira, (2007); Coles & Jarrell. (1997)). Ủy ban kiểm toán có thể có một tác động đáng kể trên mức độ rủi ro của các công ty. Điều này là vì một trong những trách nhiệm chính của ủy ban kiểm toán là giám sát tính toàn vẹn của các báo cáo tài chính, đánh giá của kiểm soát tài chính nội bộ và kiểm soát nội bộ của công ty và hệ thống quản lý rủi ro. Cấu trúc sở h u cũng đóng một vai trò quan trọng nhƣ một yếu tố quyết định quan trọng của quản trị công ty. Gần một phần ba các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài hoặc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì vậy, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nƣớc ngoài đƣợc lựa chọn nhƣ là đại diện cho đặc điểm sở hữu của cổ đông. 353
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Về cơ chế quản trị công ty bên ngoài, kiểm soát thị trƣờng và quy định hệ thống trở thành vai trò trung tâm trong các giai đoạn. Trong đó quy định trình bày công khai thông tin là một trong những thách thức trong QTCT. Với vai trò là cầu nối giữa ngân hàng và các cơ quan chức năng liên quan, đồng thời cùng với Giám đốc và Ban kiểm soát, HĐQT có trách nhiệm công bố các thông tin một cách công khai và minh bạch với cổ đông, các cơ quan quản lý và các đối tƣợng hữu quan khác. Điều này là bắt buộc, đặc biệt là đối với các công ty lớn, các công ty niêm yết và đặc biệt cần tuân thủ trong ngành ngân hàng. Ngoài ra kỷ luật thị trƣờng cũng là yếu tố dự kiến sẽ bổ sung vào các quy định và giám sát của chính phủ. Ủy ban Basel về Thanh toán Quốc tế (2004) chỉ định kỷ luật thị trƣờng là một trong ba trụ cột, là cơ sở cho quy định tài chính trong tƣơng lai. Kỷ luật thị trƣờng đề cập đến hành động của ngƣời gửi tiền và cổ đông trừng phạt ngân hàng để hành động trƣớc những rủi ro không thể chấp nhận. Cụ thể, ngƣời gửi tiền hoặc có thể rút tiền hoặc yêu cầu một lãi suất cao hơn để đáp ứng với sự gia tăng rủi ro. Cổ đông có quyền bán tháo cổ phiếu của họ và đẩy giá cổ phiếu xuống thấp. Nếu các ngân hàng nhận ra rằng rút tiền gửi hoặc chi phí huy động cao gây nguy hiểm cho sự tồn tại của họ, họ sẽ tránh quá mức chấp nhận rủi ro và tham gia vào quản lý bảo đảm an toàn (Hosono, 2007). Flannery (1998) đã cho rằng giám sát ngân hàng có thể sử dụng giá để xác định các vấn đề tổ chức và rút ngắn khoảng thời gian để có hành động khắc phục. 3. Phân tích và kết quả Nguồn dữ liệu đƣợc lấy dựa vào các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, báo cáo quản trị và thông tin đƣợc đăng tải trên các trang web chính thức của 26 ngân hàng ngẫu nhiên trong số 32 NHTM cổ phần tính đến 31/12/2013 do ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố trong các năm từ 2009 đến 2013. Nhƣ vậy ta có 26 quan sát theo không gian, trong khoảng thời gian 5 năm, tức là có 130 quan sát trên bảng. Tiến hành kiểm định lần lƣợt tính dừng của các biến trong mô hình, kết quả cho thấy biến BKT không dừng, nhƣng sai phân bậc 1 của chuỗi này lại có tính dừng hợp lý ở mức ý nghĩa 5%. Từ đây, nghiên cứu sẽ sử dụng các biến CAR, NPL, CST, QMO, TPH, D(BKT), CDN, BCQT, AHCD, AHNG. Các biến hầu nhƣ không có tƣơng quan đáng kể, đƣợc thể hiện thông qua hệ số tƣơng quan r khá bé, r cao nhất đạt giá trị là 0.771639, đa số các giá trị r còn lại đều dƣới 0.5. Nhƣ vậy, có thể kết luận, không tồn tại đa cộng tuyến giữa các biến phụ thuộc trong mô hình. Nghiên cứu thực hiện hồi quy theo cả 2 phƣơng pháp FEM, REM cho cả 3 mô hình. Mô hình 1 – nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR vốn Mô hình 2 – nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR tín dụng Mô hình 3 – nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR thanh khoản Kiểm định Hausman đƣợc thực hiện, kết quả cho thấy cả ba mô hình hồi quy đều đƣợc ƣớc lƣợng theo mô hình FEMCác mô hình hồi quy về rủi ro vốn, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản có độ phù hợp lần lƣợt là 89,6% ; 67,23% và 81,78%. Đồng thời các mô hình đều không bị hiện tƣợng tự tƣơng quan, hệ số Durbin-Watson lần lƣợc bằng 2,02 ; 2,43 và 2,37 vẫn nằm trong khoảng từ 1 đến 3. Kết quả cụ thể của các mô hình nhƣ sau: Mô hình 1 : CAR = 3.71+ 0.09*TPH + 2.53*BCQT + 0.19*AHCD Mô hình 2: NPL = 6.8 – 0.49*CDN +0.02*AHCD 354
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Mô hình 3: CST = 74.87 -1.1*AHCD - 0.35*AHNG Bảng 3.5. Kết quả hồi quy các mô hình (mức ý nghĩa 5%) Biến phụ thuộc MH Rủi ro tín MH Rủi ro thanh MH Rủi ro vốn Biến độc lập dụng khoản QMO 0.089505 TPH (2.399586) BKT -0.047568 CDN (-2.435800) 2.534228 BCQT (2.087908) 0.190505 0.004307 -1.105074 AHCD (4.985377) (0.457781) (-5.328911) -0.346988 AHNG (6.158496) Nguồn: Tổng hợp từ eview Nghiên cứu về QTCT và QTRR vốn cho thấy giữa quy mô HĐQT và QTRR vốn có quan hệ ngƣợc chiều, giữa số lƣợng thành viên UBKT, sự đóng góp cổ phần của cổ đông nƣớc ngoài, ảnh hƣởng ngƣời gửi tiền và QTRR vốn có mối quan hệ cùng chiều. Tuy nhiên các biến này lại không có ý nghĩa thống kê riêng lẻ. Các biến khác đƣợc điều tra hoàn toàn có ý nghĩa thống kê riêng lẻ, các giá trị p-value đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Biến TPH thể hiện cho tỉ lệ thành viên HĐQT không điều hành đƣợc kì vọng có quan hệ cùng chiều với QTRR vốn (β1=0.09), tức tỉ lệ thành viên bên ngoài tăng lên ngƣời, thì an toàn vốn tối thiểu CAR trung bình sẽ tăng lên 0.09%. Nhƣ vậy các ngân hàng có tỷ lệ thành viên không điều hành càng lớn càng có mức an toàn vốn cao, đồng nghĩa với việc công tác QTRR về vốn càng đƣợc cải thiện. Biến thể hiện sự công khai các báo cáo quản trị là BCQT – hệ số ƣớc lƣợng mang giá trị (β2= 2.53) tức có mối quan hệ cùng chiều giữa với QTRR vốn. CAR giữa công ty có công bố các báo cáo quản trị sẽ cao hơn công ty không công bố là 2.53% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Nhƣ vậy đối với các ngân hàng càng công bố công khai BCQT càng có tỷ lệ an toàn vốn cao nghĩa là QTRR tốt hơn. Nghiên cứu mô hình 2 cho thấy chỉ có các biến về tỷ lệ góp vốn của cổ đông nƣớc ngoài và ảnh hƣởng của các cổ đông mới tác động đến rủi ro tín dụng, có ý nghĩa thống kê riêng lẻ. Các biến còn lại nhƣ thành phần HĐQT, số lƣợng UBKT, cổ đông nƣớc ngoài, ảnh hƣởng ngƣời gửi tác động cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng, biến thành phần HĐQT tác động ngƣợc chiều với quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên các biến này lại không có ý nghĩa thống kê riêng lẻ. Rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ lệ góp vốn của cổ đông nƣớc ngoài (β1= - 0.49). Nghĩa là đối với các ngân hàng càng có sự tham gia góp vốn của các cổ đông nƣớc ngoài càng có mức rủi ro tín dụng thấp, công tác quản trị rủi ro tín dụng càng đƣợc nâng cao. Nhƣ vậy cổ đông nƣớc ngoài có mối quan hệ cùng chiều với QTRR tín dụng. 355
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣợc lại ảnh hƣởng của cổ đông lại tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng (β2= 0.02). Nghĩa là ngân hàng có vốn chủ sỡ hữu càng lớn càng có rủi ro tín dụng càng cao, công tác QTRR tín dụng càng giảm, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng này khá bé chỉ có 0.02%. Mô hình 3 nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR thanh khoản có R2 là 81.78%, mô hình hoàn toàn phù hợp và không có hiện tƣợng tự tƣơng qua, giá trị Durbin-Watson vào khoảng 2.37 vẫn nằm trong khoảng giá trị 1 tới 3. Sự biến động của rủi ro thanh khoản đƣợc giải thích bởi 81.78% của các yếu tố về QTCT theo cơ chế bên ngoài đại diện là mức độ ảnh hƣởng của cổ đông và ảnh hƣởng của ngƣời gửi. Các yếu tố khác về QTCT nội bộ không có ý nghĩa thống kê riêng lẻ. Mức độ ảnh hƣởng của cổ đông tác động ngƣợc chiều đến Chỉ số tiền (β1= -1.1). Nghĩa là ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao càng duy trì một chỉ số tiền thấp, rủi ro thanh khoản càng tăng. Nhƣ vậy việc QTRR thanh khoản càng giảm khi mức độ ảnh hƣởng của cổ đông càng lớn. Đồng thời ảnh hƣởng của ngƣời gửi tiền cũng tác động ngƣợc chiều với Chỉ số tiền (β2= - 0.35). Ngân hàng càng cho vay nhiều trên số tiền gửi của khách hàng thì mức độ thanh khoản càng giảm, rủi ro về thanh khoản tăng lên. Nhƣ vậy QTRR thanh khoản có mối quan hệ ngƣợc chiều đối với sự ảnh hƣởng của ngƣời gửi tiền (đại diện cho yếu tố QTCT theo cơ chế bên ngoài). Kết quả chung: Đầu tiên, quy mô hội đồng quản trị có mối quan hệ ngƣợc chiều với quản trị rủi ro mặc dù mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu của Joan Selorm Tsorhe và các cộng sự (2009) cũng không phát hiện ra biến này có ý nghĩa. Tuy nhiên dấu của hệ số hồi quy cho ta nhận định về mối tƣơng quan ngƣợc chiều, nghĩa là quy mô HĐQT càng tăng thì công tác QTRR càng giảm. Thứ hai, tỷ lệ thành viên không điều hành được phát hiện có mối quan hệ cùng chiều với quản lý rủi ro. Biến này có ý nghĩa thống kê riêng lẻ trong mô hình QTRR vốn. Sự độc lập của các thành viên bên ngoài đóng vai trò nhƣ một ngƣời ngoài cuộc đóng góp cái nhìn khác quan hơn trong quá trình tham vấn, đƣa ra quyết định của HĐQT. Điều này là do họ có các kiến thức, động cơ và khả năng cần thiết để giám sát, kỷ luật, và tƣ vấn cho các nhà quản lý, do đó cho phép các thành viên HĐQT giảm bớt xung đột lợi ích giữa ngƣời trong cuộc và các cổ đông. Thứ ba là quy mô ủy ban kiểm toán lại không có ý nghĩa thông kê riêng lẻ trong mô hình. Nghiên cứu này cũng khá phù hợp với nghiên cứu của Joan Selorm Tsorhe và các cộng sự (2009). Nghiên cứu của các tác giả này cũng tìm thấy mối quan hệ giữa QTRR tài chính với các yếu tố thuộc HĐQT nhƣ quy mô HĐQT, UBKT, ). Tuy nhiên dấu của mô hình hồi quy lại cho thấy quy mô UBKT có ảnh hƣởng tích cực đối với QTRR. Rõ ràng UBKT càng có nhiều thành viên càng có sự giám sát và quản lý rủi ro tốt hơn. Thứ tƣ là không tìm thấy ý nghĩa thống kê đối với tỉ lệ cổ phần mà cổ đông nƣớc ngoài nắm giữ đối với hai mô hình QTRR vốn và QTRR thanh khoản. Zhong và cộng sự (2007) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa quyền sở hữu của cổ đông nƣớc ngoài và hoạt động quản lý kinh doanh cho các công ty giao dịch tại New York. Kết quả của họ chỉ ra quyền sở hữu của cổ đông nƣớc ngoài mà có liên quan tích cực đến giảm thiểu rủi ro. Berger và cộng sự (2005), Bonin và cộng sự (2005) và Gursoy và Aydogan (2002) cho rằng sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại hội sở của các ngân hàng của họ có liên quan với giảm rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên kết quả trong nghiên cứu này lại cho thấy không có ý nghĩa thống kê. Nhƣng dấu của hệ số hồi quy là dƣơng, tức ở một mức độ nào đó, mức độ sở hữu của cổ đông nƣớc ngoài giúp cải thiện QTRR. Điều này có nghĩa là nếu cổ đông nƣớc ngoài chỉ góp 356
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) vốn mà không cung cấp kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm và chuyên môn (nguồn nhân lực) quản lý cho các ngân hàng đầu tƣ thì không nhất thiết QTRR đƣợc cải thiện. Thứ năm là hoạt động công bố các báo cáo quản trị có mối quan hệ cùng chiều với QTRR (yếu tố này thực sự có ý nghĩa thống kê đối với mô hình 1). Kết quả nghiên cứu cung cấp một bằng chứng ủng hộ cho quan điểm của Kohli (2003) nhấn mạnh rằng công ty có hoạt động quản trị công ty tốt thƣờng công bố các thông tin ra bên ngoài nhiều hơn so với công ty có hoạt động quản trị công ty yếu kém. Cuối cùng là QTCT theo cơ chế bên ngoài thực sự tác động đến QTRR. Yếu tố về QTCT đặc biệt có ý nghĩa thống kê riêng lẻ trong mô hình QTRR tín dụng và QTRR thanh khoản. Nghiên cứu này cũng khá phù hợp với nghiên cứu của Joan Selorm Tsorhe và các cộng sự (2009). Nghiên cứu của nhóm tác giả này phát hiện chỉ hành vi gửi tiền dƣờng nhƣ ảnh hƣởng duy nhất đến quản lý thanh khoản, ảnh hƣởng của cổ đông tác động đến quản lý thanh khoản nhƣng không đáng kể. Đối với quản trị rủi ro tín dụng, nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hƣởng của cổ đông có mối quan hệ tích cực. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu 3 mô hình hồi quy từ số liệu của các NHTMCP Việt Nam cũng tìm thấy những mối quan hệ tƣơng đồng. 4. Kết luận Kết quả thực nghiệm với các mô hình cho thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa QTCT và QTRR tài chính tƣơng ứng với từng loại rủi ro cụ thể. Trong các yếu tố Quản trị công ty đƣợc nghiên cứu thì các yếu tố bên trong nhƣ thành phần HĐQT, tỷ lệ góp vốn của cổ đông nƣớc ngoài và các yếu tố bên ngoài nhƣ công khai BCQT, ảnh hƣởng cổ đông, ảnh hƣởng ngƣời gửi tiền đều có tác động đến QTRR. Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở để các NHTMCP đƣa ra quyết định phù hợp để cải thiện QTCT. Tuy nhiên bài viết nghiên cứu trong phạm vi 26 NHTMCP, số liệu báo cáo tài chính giới hạn trong giai đoạn năm 2009 – 2013, nên kết quả chỉ chính xác ở một mức độ nhất định. Số liệu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, tức là tính theo giá trị sổ sách, không xét đến giá trị tính theo giá trị thị trƣờng. Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế về dữ liệu điều tra. Ngoài ra các thông tin nội bộ công bố trên thị trƣờng rất hạn chế, tính minh bạch của thông tin không cao. Do đó các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu thêm các vấn đề của Quản trị, đặc biệt là vấn đề quyền sở hữu, đƣa thêm biến vào mô hình để tăng độ phù hợp của mô hình. Nghiên cứu trong thời gian dài hơn và dựa trên nghiên cứu này có thể phát triển nghiên cứu mối quan hệ giữa ba cấu trúc QTCT, QTRR và Hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đồng thời có thể mở rộng nghiên cứu cho lĩnh vực khác ngoài các NHTMCP. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cillanelli & Gonzaler, (2000), ―Corporate Governance in Banking: A Conceptual Framework‖, Social Science Research Network. [2] Christopher, Mo Fung Yung, (2009), ―The relationship between corporate governance and bank performance in hong kong‖, Auckland University of technology. [3] Bassem Salhi, Younes Boujelbene, (2012), ― Effect of the Internal Banking Mechanisms of Governance on the Risk- talking by the Tunisian Banks‖, Researcher, University of Sfax, Tunisian, Professor, University of Sfax, Tunisian. [4] Dao Thi Thanh Binh, Hoang Thi Truong Giang (2012). Corporate Governance and Performance 357
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG in Vietnamese Commercial Banks.Journal of Economics and Development, Vol. 14, No.2,72-95. [5] Davis, J. H., Schoorman, F.D., & Donaldson, L. (1997). Towards a stewardship theory of management. Academy of Management Review, 22, 20-47 [6] Donaldson, L & Davis, J. (1991), ―Stewardship Theory or Agency Theory: CEO Governance and Shareholder Return‖, Australian Journal of Management, Vol.16, No.1, pp.49-64. [7] Donaldson, T., & Preston, L. E. (1995). The stakeholders theory of the corporation: concept, evidence, and implication. Academy of Management Review, 20, 65-91. [8] Eduardus Tandelilin, Hermeindito Kaaro, Putu Anom Mahadwartha, Supriyatna, (2007), ―Corporate Governance, Risk Management, and Bank Performance: Does Type of Ownership Matter?‖, Final Report of an EADN Individual Research Grant Project. [9] Freeman, R.E.1994. The politics of stakeholder theory. Business Ethics Quart. [10] Jensen, M.C. and Meckling, W. (1976),‗Theory of the Firm: Managerial Behaviour, Agency Costs and Capital Structure‘, Journal of Financial Economics, Vol.3, pp. 305-360. [11] Joan Selorm Tsorhe, Anthony Q. Q. Aboagye1, and Anthony Kyereboah-Coleman, (2009), ―Corporate governance and bank risk management in Ghana‖, University of Ghana Business School. [12] King, R. G. and Levine, R. (1993a), ―Finance and growth: Schumpeter might be right‖, Quarterly Journal of Economics, Vol.108, pp:717-37. [13] King, R.G and R. Levine (1993b), ‗Finance, Entrepreneurship and Growth: Theory and Evidence‘, Journal of Monetary Economics, Vol.32, pp: 513-42. [14] Levine, R. (2004), The Corporate Governance of Banks: A Concise Discussion of Concepts and Issues, World Bank Policy Research Paper WPS340 [15] Lipton, M., & Lorsch, J. (1992).Modest proposal for improved corporate governance. Business Lawyer, 12(3), 48-59. [16] Macey, Jonathan R., and O‘Hara, Maureen, ―The Corporate Governance of Banks‖, Federal Reserve Bank of New York Economic Policy Review, Vol. 9 (1), 2003, 91-107. [17] OECD, (2004), OECD Priciples of Corporate Governance, Hà Nội [18] Shleifer, A. and Vishny, R. (1997), ‗A Survey of Corporate Governance‘, Journal of Finance, Vol.52, pp.737-783 . [19] Terry McNulty, Chris Florackis, Phillip Ormrod, (2012), ―Corporate Governance and Risk: A Study of Board Structure and Process‖, University of Liverpool Management School. [20] Yermack, D., 1996. Higher market valuation of companies with a small board of directors. Journal of Financial Economics 40, 185–211. 358