Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế

pdf 35 trang Hùng Dũng 04/01/2024 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_dia_danh_va_di_tich_lien_quan_den_song_an_cuu_o_khu_vu.pdf

Nội dung text: Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế

  1. 24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 NHỮNG ĐỊA DANH VÀ DI TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG AN CỰU Ở KHU VỰC HUẾ Lê Nguyễn Lưu* Nguyễn Công Trí I. Danh xưng con sông và những địa danh liên quan Đoạn Sông Hương chảy qua Kinh Thành Huế có những chi lưu và phụ lưu. Bên hữu ngạn gần ga Huế mở một chi lưu: sông An Cựu, từ thế kỷ XVIII trở về trước còn gọi là sông Phủ Cam, nhà Nguyễn bắt đầu gọi là sông Lợi Nông. 1. Tên sông An Cựu Tên cổ nhất là sông An Cựu, đơn giản vì nó chảy qua làng An Cựu, một làng vào hạng cổ nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng An Cựu đều có tên trong các tác phẩm địa phương chí cổ (Ô Châu cận lục thế kỷ XVI, Phủ biên tạp lục thế kỷ XVIII, Đồng Khánh địa dư chí thế kỷ XIX), thuộc đơn vị xã. Xã An Cựu nằm về phía đông nam đối với trung tâm thành phố Huế, địa bàn vốn rất rộng, trước thế kỷ XVI thuộc huyện Kim Trà; từ năm 1570, thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà. Sách Ô Châu cận lục (bản sao của Tàng Cổ Viện) ở mục Phong tục tổng luận, Dương Văn An viết: 安舊芳筵細細茶烹於玉蕊 An Cựu phương diên, tế tế trà phanh ư ngọc nhụy (An Cựu mừng xuân, trà ngọc nhụy thơm tho có tiếng),(1) ở mục liệt kê danh sách lại chép nhầm ra An Bạc (chữ Hán 泊 Bạc gần giống với chữ 旧 Cựu viết rẻ). Đến đầu thế kỷ XIX, theo địa bạ, xã An Cựu vẫn thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà, đông giáp đất các xã Vân Thê, Vân Dương, Thanh Tuyền, Thần Phù, Lang Xá, Phú Xuân, Dương Phẩm; tây giáp đất các xã Vĩ Dã Thượng, Dương Xuân, Cư Chánh, Châu Chử, Thần Phù; nam và bắc giáp thôn Xuân Hòa (huyện Phú Vang), toàn diện tích gần 1650 mẫu 3 sào 5 thước 4 tấc 2 phân; từ năm 1835, xã An Cựu thuộc tổng An Cựu, huyện Hương Thủy. Về sau được chia làm hai bộ phận, gọi là An Cựu Đông và An Cựu Tây. An Cựu Đông kéo từ vùng giáp Chợ Cống đến đường Thiên lý (quốc lộ 1A), gồm năm thôn (Nhất Đông Ngũ Đông); An Cựu Tây tiếp theo lên đến tận vùng chùa Thiền Tông (Thuyền Tôn), cũng gồm năm thôn (Nhất Tây Ngũ Tây). Từ Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, thuộc xã An Thủy, huyện Hương Thủy; từ năm 1958, trở thành xã Thủy An, quận Hương Thủy; từ năm 1975, vẫn là xã Thủy An, * Thành phố Huế. Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 25 huyện Hương Thủy (từ năm 1977 là huyện Hương Phú); năm 1981, xã Thủy An thuộc thành phố Huế; năm 1983, cắt bớt phần đất lập các phường An Cựu, Phước Vĩnh, Phú Hội. Ngày nay, làng An Cựu cổ không còn nữa, đất đai bị chia vào các phường xã khác như Phú Hội, Phú Nhuận, xã Thủy An; nay xã Thủy An tách thành hai phường An Đông, An Tây (hai phường này cũng là An Cựu Đông, An Cựu Tây cũ, chiếm phần lớn diện tích xã An Cựu cổ), nhưng vẫn còn đó ngôi đình An Cựu, chợ An Cựu, cầu An Cựu và sông An Cựu “nắng đục mưa trong”. An Cựu cũng là một trong những làng văn hiến của châu Hóa xưa. Dương Văn An đã ghi nhận một ông họ Hồ (không rõ tên) xuất thân giám sinh, làm đến chức Hiến sát phó sứ đạo Quảng Nam, có tiếng giỏi chính sự, thường gọi tắt là Hồ Hiến Phó. Đến thế kỷ XVII - XVIII, một chi họ Nguyễn Khoa nhập tịch, người đầu tiên là Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm, tác giả sách Nam triều công nghiệp diễn chí. Theo truyền ngôn, vì ông có công giúp dân làng thu hồi phần đất bị lân hương lấn chiếm, và tổ chức khai hoang thêm vùng Phát Lác, nên các cụ chức sắc mời ông đến ở; về sau nữa, họ này lại phân cư, nhánh trưởng dời sang xã Vĩ Dã lập cơ nghiệp. Ông được làng thờ như một tiên hiền cùng Hồ Hiến Phó và Khoa Bảng hầu Trần Lộc Giai đoạn cận đại, An Cựu là quê hương của nữ danh cầm Đẩu Nương (chưa rõ tên thật), được Tùng Thiện Vương mến tài và triều đình nhà Nguyễn sắc phong thần, cũng được thờ tại đình. Đến hiện đại thì có nhà bác học Đặng Văn Ngữ, người đóng góp rất lớn cho nền y học Việt Nam. Chứng tích còn lại của làng An Cựu là ngôi đình làng đồ sộ, hiện tọa lạc phía đông cách quốc lộ 1A khoảng bốn trăm mét, bên con đường nhỏ rẽ vào chỗ dưới “Ngoẹo Dàng Xay” thuộc phường An Cựu. Không ai rõ đình được xây dựng bắt đầu từ niên điểm nào của thế kỷ XVI, nhưng tôn tạo thời Tự Đức (1848-1883) và trùng tu những năm 1906, 1957, 1970. Vì làng quá rộng, trải qua nhiều đợt phân chia đất đai, nên giấy tờ cổ bị thất tán, ngôi đình cũng rơi vào số phận hoang phế, mãi đến gần đây mới được các bô lão gốc xã An Cựu lưu ý chăm sóc, nhưng “lực bất tòng tâm”, có đình mà không có làng, không có dân, tình trạng vẫn chưa cải tạo được mấy. Ngôi đình nằm trong khuôn viên rộng chừng 500m2, thế đất hơi thấp, dễ bị ngập nước khi mưa to, vốn nằm giữa cánh đồng với vài cụm cư dân, mặt hướng về phía tây, nhìn ra quốc lộ 1A, không có la thành. Sau bốn trụ biểu cao nề câu đối hai mặt trong ngoài là khu sân hình chữ nhật khá rộng, nhưng mang vẻ tiêu điều. Ngôi đình dài và thấp. Tiền đường kiểu nhà vỏ cua, mái đúc giả ngói âm dương, dài 14m, rộng 3m (diện tích nền 42m2). Bức hoành phi khắc bốn đại tự 孝義可嘉 Hiếu nghĩa khả gia, lạc khoản đề sắc tứ năm Khải Định thứ tư (1919). Chính điện ba gian hai chái, dài 14m, rộng 6m (diện tích nền 84m2), kiểu nhà rường, kết cấu gỗ, có cửa bàn khoa “thượng song hạ bản” thông mặt trước. Các dãy cột lớn bị mối mọt, hư hỏng nghiêm trọng; các án thờ cũng không còn nguyên vẹn, chỉ các thần
  3. 26 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 Đình làng An Cựu hiện nay. Dù đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh từ năm 2008, nhưng do thiếu nguồn lực tu bổ nên ngôi đình bị xuống cấp thảm hại. Ảnh: Đinh Văn, tháng 1/2019. vị vẫn khá đầy đủ. Bức hoành phi treo trên gian giữa khắc bốn đại tự 永安舊址 Vĩnh an cựu chỉ. Liễn đối đã mất hết (chúng tôi được biết có người đã sao chép lại đầy đủ, nhưng chưa tìm ra địa chỉ của người ấy). Các sắc phong thần hiện còn, gửi ở Thất Tộc từ đường (nhà thờ bảy họ, tức miếu Khai Canh ở đường Hùng Vương, gần chợ An Cựu), tập chúc văn và địa bạ thời Bảo Đại thì do tư nhân giữ gìn bảo quản. Xem danh hiệu thần kỳ trong bài văn tế và trên bài vị, ta thấy nhiều nhân thần, người có công trạng, chức tước ở địa phương, gốc tích rõ ràng hay mù mịt, như Hiến sát phó sứ Hồ đại lang tướng quân, Trần quý công, Địch Nghị Mai quý phủ, Thục phu nhân (Đẩu Nương), Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm, Phi Vận tướng quân, Cao Các Quảng Độ, Đại càn Quốc gia Tứ vị Thánh nương (2) Triều Nguyễn rất quan tâm đến sông An Cựu, bởi vì xã An Cựu và các xã phụ cận là nơi có những cánh đồng lúa tốt vào bậc nhất vùng kinh kỳ, đặc biệt nhất là loại “gạo de” đã đi vào ca dao: “Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi / Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già”. Trong ẩm thực cung đình Huế, ngoài cỗ bàn cúng tế, thì quan trọng hàng đầu là ngự thiện, tức món ăn dành riêng cho vua, được gọi kèm từ “ngự”, như “đậu ngự”, “chuối ngự”, trong đó có “gạo ngự”. Chúng tôi chưa thấy sách nào, mục nào chép kỹ các thức ăn của vua ngoài tục truyền “gạo ngự” lấy từ giống lúa đặc biệt trồng ở cánh đồng An Cựu xưa, gọi là “gạo de An Cựu”. Ta không biết đích xác gạo de được lấy giống từ đâu và triều đình thu nạp từ bao giờ, nhưng ngay cuối thế kỷ XVIII, đã được Lê Quý Đôn kể đến trong Phủ biên tạp lục: “Có thứ là lúa nhé, hợp với ruộng cao, hột nhỏ mà dài, rất thơm, nửa tháng 10 cấy, nửa tháng ba gặt”,(3) và mãi đến đầu thế kỷ XX vẫn còn. Sử chép tháng 8 năm Mậu Ngọ, Khải Định 3 (1918), “Lại trích gạo thơm thu được ở mười mẫu ruộng xã An Cựu hàng
  4. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 27 Đàn Tiên Nông làng An Cựu ở thôn Nhất Đông, nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, trong khuôn viên khu đô thị Phú Mỹ An. Ảnh: Đinh Văn, chụp tháng 1/2019. Hai mốc đá ruộng hương canh được gia đình bà Phan Thị Hoạt tìm thấy trên cánh đồng An Cựu và đưa về để tại nhà riêng, sau đó gia đình bà Hoạt đã hiến tặng cho Bảo tàng Văn hóa Huế. Ảnh: Trần Đình Hằng. Hai mốc đá “Hương canh điền thập mẫu” hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Văn hóa Huế. Ảnh: Bảo tàng Văn hóa Huế. năm để tiến cung; (ruộng xã An Cựu Thừa Thiên sản xuất gạo có mùi thơm, trong niên hiệu Tự Đức chuẩn trích 10 mẫu, lại chước trừ sưu sai cho 50 người cày cấy, hàng năm đệ nạp gạo thơm cho Thương trường chuyển tiến nạp vào đại nội. Đến năm Đồng Khánh thứ ba vẫn giữ lệ cũ, năm Thành Thái thứ 10 đình bãi, đến lúc ấy lại khôi phục lệ cũ trích thu)”.(4) Tất nhiên sản phẩm nông nghiệp này đã biến mất cùng với sự tiêu trầm của nhà Nguyễn và tiến trình đô thị hóa của địa phương,
  5. 28 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 nhưng dấu tích vẫn còn trên các cột mốc có khắc chữ Hán: “香粳田十畝 Hương canh điền thập mẫu” (mười mẫu ruộng hương canh) dựng trên cánh đồng làng An Cựu. Sách Đại Nam nhất thống chí giải thích “canh là loại gạo ít nhựa không dính”, và “lúa thơm (hương đạo) tục gọi lúa da vàng, thân lúa cứng, bông lúa dày, hạt thóc hơi dài, gạo rất trắng, nấu cơm rất thơm mềm; lại có một loại tục gọi de trắng, hạt thóc hơi vàng, gạo trắng và thơm, tháng 10 cấy, tháng 3 chín, ưa ruộng thấp, các tỉnh đều có, nhưng chỉ có lúa sản ở xã An Cựu, huyện Hương Thủy là hơn cả, cũng gọi là lúa hương An Cựu, hàng năm phải cống”.(5) 2. Tên sông Phủ Cam Tên sông Phủ Cam thấy ghi trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, trong đoạn ông miêu tả toàn cảnh đô thành Phú Xuân năm 1776: “Từ năm Đinh Mão, Chính Hòa thứ 8 (1687) đến nay (1776) chỉ 90 năm, mà ở trên thì các phủ thờ ở Kim Long, giữa thì cung phủ hành lang, dưới thì nhà cửa ở phủ Ao Ở thượng lưu về bờ nam có phủ Dương Xuân và phủ Cam”. Và “Ở thượng lưu và hạ lưu Chính dinh đều là nhà quân bày hàng như bàn cờ. Những nhà của thủy quân lại ở đối ngạn. Xưởng thuyền và kho thóc thì ở các xã Hà Khê, Thọ Khang trên thượng lưu. Còn nhà vườn của các công hầu quyền quý thì chia bày ở hai bờ phía thượng lưu sông Phú Xuân, cùng hai bờ sông con bên hữu phủ Cam. Ở thượng lưu hạ lưu phía trước Chính dinh thì chợ phố liền nhau, đều là mái ngói. Cây to bóng mát, tả hữu thành hàng. Thuyền buôn bán, đò dọc ngang, đi lại như mắc cửi”.(6) Như vậy, thời chúa Nguyễn đã có một cái phủ tên Cam, tọa lạc ở gần bờ sông, nên người ta mới gọi tên con sông chảy qua đó là sông Phủ Cam. Phủ này thấy ghi ở bờ bắc sông An Cựu trong Giáp Ngọ niên bình Nam đồ của Bùi Thế Đạt. Không rõ xuất xứ cái tên này và cũng chưa biết phủ ấy của ai? Tất nhiên trong số các ông hoàng bà chúa chứ không phải người thường. Có thể là phủ ở của mẹ chúa Nguyễn Phúc Chu,(7) nhà sư Thích Đại Sán gọi là phủ Quốc mẫu và mô tả: “Cách vương phủ chừng một dặm, tức là phủ Quốc mẫu. Lâu đài đối diện, chỉ cách một con sông. Cửa lầu cao lớn rộng rãi, suối nước bao quanh, lùm cây râm mát, thông ngang cầu ván, rào kín giậu tre. Trong vườn mít sai trái chín, dừa kết chùm xanh, giậu thuốc thấp cao, giàn hoa rực rỡ. Khổng tước lượn bay phía dưới, hươu nai ăn ngủ bên trong. Chính giữa là Phật điện, sạch sẽ thanh u, siêu trần thoát tục, có ý vị một cõi Đào Nguyên. Tuy đương mùa hạ nắng oi, ở đây vẫn chiếu giường mát lạnh”.(8) Phủ này, sư Thạch Liêm ở vương phủ nhìn qua “chỉ cách một con sông”, thì có lẽ nay là vùng ấp Phước Quả, nơi tọa lạc của nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam. 3. Tên sông Lợi Nông Năm Giáp Tuất (1814), tháng Ba, vua Gia Long cho nạo vét lại sông An Cựu sâu rộng hơn và đào thêm dưới hạ lưu để thông với phá Hà Trung, lại xây một cái
  6. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 29 cống có cửa đóng để ngăn mặn ở Thần Phù, từ đó nước sông lưu thông, dân đều thuận lợi.(9) Tháng Hai năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng xem bản đồ kinh thành, bảo với bề tôi theo hầu rằng: Tiên đế khai sông này lợi muôn đời cho nông dân vậy. Bèn đặt tên sông là Lợi Nông, sai dựng kệ đá ở trên dưới cửa sông để ghi lại.(10) Từ đó, vua thường xuyên tuần du theo đường sông để xem xét dân phong, mùa màng và tự hào với nền chính trị “trọng nông” của mình. Vì tính chất quan trọng của con sông này, nên năm Ất Mùi (1835), khi đúc chín cái đỉnh lớn biểu tượng cho sự bền vững của chế độ, vua Minh Mạng cho khắc hình và đề tên Lợi Nông Hà vào chiếc đỉnh thứ ba là Chương đỉnh, chạm hình: năm sao, Biển Tây, núi Thương Sơn, sông Linh Giang, sông Lợi Nông, con gà, con tê, con rùa, con cá sấu, hoa lài (nhài), quả xoài, cây đậu xanh, cây đậu khấu, cây ngỗ thuận, cây kiệu, thuyền đồng, súng điểu thương. Triều đình dùng tên Lợi Nông, nhưng nhân dân vẫn dùng quen tên An Cựu, cái tên đã đi vào ca dao: Núi Ngự Bình trước tròn sau méo, Sông An Cựu nắng đục mưa Bia Lợi Nông Hà, nguyên dựng ở Cửa Khâu trong Tại sao có hiện tượng “nắng đục đầu sông An Cựu, trong khuôn viên Trường Pellerin cũ, hiện đã đưa về bảo quản tại Bảo mưa trong”? Cụ Ưng Luận viết: “Sông có tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế. đặc tính là hễ trời nắng thì đục, trời mưa Ảnh: Trần Văn Quyến. lại trong. Theo khoa học thì hiện tượng này được giải thích như sau: Sông An Cựu cạn, khi trời nắng, các tia nắng mặt trời xuyên qua lớp nước trong, đến tận đáy thì bị chặn lại, làm cho lớp nước dưới đáy nóng lên. Nước nóng nhẹ hơn nước lạnh nên nổi lên trên, đem theo những hạt bụi nhỏ từ dưới đáy, làm cho nước vẩn đục. Còn về mùa mưa thì nước lạnh đều, các hạt bụi lắng xuống nên nước trong. Theo nguyên tắc trên thì bất cứ con sông nào cạn cũng có hiện tượng như thế, nhưng dân vùng An Cựu lấy làm lạ nên đặt thành câu hát đấy thôi”.(11) Chắc đó chỉ là lý giải riêng của tác giả, bởi vì về mùa mưa lạnh, lớp nước trên mới lạnh hơn lớp nước dưới, ngược lại, về mùa nắng nóng, lớp nước trên lại nóng hơn lớp nước dưới. Sông Lợi Nông - An Cựu - Phủ Cam nguyên nhằm mục đích tưới tiêu cho đồng ruộng hai bên bờ đến “ngàn vạn mẫu”; đến lúc trên địa bàn thành phố Huế
  7. 30 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 diễn ra quá trình đô thị hóa, đồng ruộng ấy không còn nữa, thay vào đó là nhà cửa san sát, đã có một thời gian dài không ít hộ xây dựng bất hợp pháp, lập “công trường” đúc bờ lô ở hai bên bờ sông, nên nó chỉ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của cư dân, như tắm giặt, và góp phần chia nước cho Sông Hương vào mùa lũ. Nhưng do phù sa bồi lắng, hai bờ bị xói lở, kè đá ngót 4.000m ngày xưa bị hư hỏng gần hết, và đặc biệt rác thải làm ô nhiễm môi trường, dòng nước không còn “nắng đục mưa trong” nữa, đến nỗi không ai dám tắm giặt. Những năm gần đây, bờ đá được phục hồi và việc làm lại hai con đường Phan Châu Trinh, Phan Đình Phùng, xây mới một số cầu, nên dòng sông trông khả quan hơn, có thể trở lại “nắng đục mưa trong” như xưa 4. Cửa kênh Ông Hoàng và làng Thụy Lôi Sông Lợi Nông vốn là một chi lưu của Sông Hương, đoạn đầu, sông chảy giữa hai bờ thuộc đất làng Phú Xuân, một trong ít làng cổ đã có mặt trên đất Thuận Hóa từ trước thế kỷ XVI, thời điểm ra đời cụ thể từ khi nào thì cho đến nay chúng ta chưa xác định được vì thiếu tài liệu, chỉ biết rằng “tên khai sinh” của nó là Thụy Lôi, nhờ sự mách bảo quý báu của Lê Quý Đôn trong sách Phủ biên tạp lục: “Đất Phú Xuân huyện Hương Trà xưa là xã Thụy Lôi, Nguyễn Phúc Trăn xưng là Hoằng quốc công bắt đầu đặt dinh trấn ở đấy”.(12) Trước đó hai thế kỷ, năm 1553, Dương Văn An chỉnh lý sách Ô Châu cận lục, ghi xã Thụy Lôi thuộc huyện Kim Trà, phủ Triệu Phong.(13) Cũng theo Dương Văn An, làng này có nghề “dùng trâu kéo mật mía”, và “lưới làng Thụy Lôi rất tốt”.(14) Trước đó nữa thì chúng ta không thấy một tư liệu, giấy tờ gì chính thức nhắc đến làng Thụy Lôi Theo một tập truyền địa phương, Thành hoàng làng là Hoàng Hối Khanh (1362-1407). Ông người xã Bái Trại, huyện An Định (hoặc viết Yên Định, nay là thôn Bái Trại, thuộc xã Định Tây, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa), đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) khoa Giáp Tý, Xương Phù 8 (1384). Làm quan thời Trần đến chức An phủ sứ lộ Tam Đái (tháng Tám năm Giáp Tuất - 1394), rồi làm Phát vận ty (tháng Chạp năm Ất Hợi - 1/1396). Qua thời Hồ (1400), ông được bổ chức Đồng tri Khu mật viện sứ, tức Hành khiển. Đầu năm Bính Tuất (1406), ông được lấy hàm Hành khiển Tả Thị lang kiêm lĩnh Thái thú Thăng Hoa (Quảng Nam). Ông vào đây, dùng Đại tri châu Đặng Tất và Phạm Thế Căng làm tâm phúc. Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Hồ Hán Thương gửi thư cho ông lấy một phần ba di dân trước giao cho tướng Nguyễn Lỗ làm quân cần vương, lại sắc phong cho Huyện Thượng hầu Chế Ma Nô Đà Nam làm Thăng Hoa quận vương để vỗ yên dân Champa. Nhưng ông giấu đi hết. Khi nhà Hồ thất bại, Champa nhân đó chiếm lại Thăng Hoa. Ông đem di dân lui về Hóa Châu, bị trấn phủ Thuận Hóa Nguyễn Phong ngăn trở; ông đánh giết Phong mà vào thành. Bấy giờ, Đặng Tất đã đầu hàng quân Minh, tiếp tục làm Đại tri châu Hóa Châu, bắt ông đem ra đến cửa Đại Nhai (Cửa Hội, ở Nghệ
  8. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 31 An), gặp sóng gió vỡ thuyền, ông bị thổ binh bắt nạp cho giặc Minh. Ông tự sát, Trương Phụ chém bêu đầu ở Đông Đô. Theo tập truyền của nhân dân địa phương Hóa Châu, thì hồi cuối Trần, làng Thụy Lôi là đất phong ấp của Hoàng Hối Khanh. Không những thế, ở phủ Tân Bình (nay tỉnh Quảng Bình), ông cũng có điền trang rất rộng, nay còn dấu tích. Tập truyền ấy chắc là có thật, vì trong địa bạ thời Gia Long của xã Phú Xuân, ta thấy ghi các xứ đất như xứ Ông Hoàng, xứ Cửa Kênh Ông Hoàng Xứ Cửa Kênh Ông Hoàng là vùng đất ở hai bên chỗ sông An Cựu chia nước Sông Hương, tiếp đến là các ấp Trường Giang, Trường Cởi đều thuộc xã Phú Xuân, thành lập khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Như vậy, làng (xã) Thụy Lôi được thành lập không lâu sau năm 1307 và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XV khi nhà Hồ (1400-1407) đắp đường Thiên lý, mở rộng lãnh thổ về phương nam và tích cực khai thác hai châu Thuận, Hóa. Một bằng chứng hiện thực là địa bạ đến thời Gia Long vẫn còn ghi các xứ tên Ông Hoàng, Cửa Kênh Ông Hoàng, có thể do Hoàng Hối Khanh quản lý hay khai thác Cuối thế kỷ XVII, Thụy Lôi bắt đầu thời kỳ “đô thị hóa”, đánh dấu bởi sự kiện chúa Nguyễn Phúc Thái (1650-1691) chọn làm phủ chính năm Đinh Mão (1687). Từ đó, làng thay bằng tên mới Phú Xuân, mùa xuân dồi dào, giàu có.(15) 5. Núi Ngự Bình Núi Ngự Bình, tên dân gian xưa là Hòn Mô, tuy không cao (104m) nhưng có dáng đẹp, như bức bình phong, trên đỉnh bằng phẳng, hai bên dang ra như con chim đại bàng cất cánh, nên người ta cũng gọi là Bằng Sơn. Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả núi “ở phía tây bắc huyện Hương Thủy nổi vọt lên ở vùng đất bằng như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước kinh thành, tục gọi núi Bằng. Đời Gia Long cho tới hiện nay, đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng cây thông”. (16) Từ khi xây dựng phủ Phú Xuân, các chúa Nguyễn lấy núi làm tiền án, mới đặt lại tên Ngự Bình (bức chắn gió của nhà vua), sai trồng chỉ một loại thông. Vua Gia Long xây dựng Kinh Thành, cũng dùng núi làm tiền án, nhưng theo Phan Thuận An, trục chính của Kinh Thành lại chệch về phía đông “khi đứng trên Kỳ Đài để nhắm theo trục ấy từ điện Thái Hòa ra Ngọ Môn, qua Kỳ Đài và Nghênh Lương Đình”.(17) Sau thời gian chiến tranh, thông bị tàn phá hết, vua Gia Long lệnh cho các quan trong triều trồng lại, ai trồng cây nào, chịu trách nhiệm về cây ấy, có thẻ bằng kim loại đề chức tước họ tên treo vào, nếu cây chết thì trồng lại, cho nên núi Ngự Bình có một rừng thông rất đẹp. Năm 1822, vua Minh Mạng lên chơi, ban cho hai ngọn núi hai bên tên Tả Phụ Sơn và Hữu Bật Sơn (tức núi Thiên Thai và núi Bân). Dù vậy, trong nhiều năm, núi vẫn trong tình trạng hoang vu, vắng vẻ. Năm Mậu Tuất (1838), vua Minh Mạng bắt đầu quan tâm tới nó, vào tháng Ba, ông lên tận nơi xem xét, rồi “cho núi ấy là nơi thắng cảnh ở kinh kỳ, từ trước tới nay chưa từng sửa sang, cây cỏ um tùm, đường sá rậm rạp, bèn phái ra 500 biền binh, cứ
  9. 32 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 theo đường từ bờ sông Lợi Nông chạy dài đến chân núi, tùy thế sửa sang, chỗ rậm rạp thì cắt bỏ đi, chỗ gập ghềnh thì san bằng phẳng, rồi ở bến sông thì xây bậc đá, khe nhỏ thì bắc cầu ván gỗ, hai bên đường từ chân núi lên đến đỉnh núi thì trồng hoa cỏ để tỏ làm nơi danh thắng”.(18) Vua cũng sai làm bậc đá lên núi để tiện “đăng cao”, và làm bài thơ: 御屏山 Ngự Bình Sơn 當闕巍巍列翠屏 Đương khuyết nguy nguy liệt thúy bình 藏風納水衛京城 Tàng phong nạp thủy vệ kinh thành 山花似易丹青染 Sơn hoa tự dị đan thanh nhiễm 松樹應難筆墨成 Tùng thụ ưng nan bút mặc thành 內抱重河佳氣聚 Nội bão trùng hà giai khí tụ 外週疊嶂瑞光呈 Ngoại chu điệp chướng thụy quang trình 蒼蒼黛色年年在 Thương thương đại sắc niên niên tại 吃立南天舉頂擎 Ngật lập Nam thiên cử đính kình Tạm dịch: Núi Ngự Bình Ngoài khuyết bình phong chót vót xanh Nạp thu gió nước giữ kinh thành Rừng thông khó tả nên bài vịnh Hoa núi dường tô đẹp bức tranh Trong họp bao sông vầy khí tốt Ngoài vây muôn núi rợp hơi lành Năm năm còn mãi màu tươi thắm Cột chống trời Nam vững đế thành Đến ngày mồng 9 tháng Chín năm ấy, ông bảo thị thần: “Triều nhà Thanh, tiết Trùng Cửu, vua tôi cùng lên chỗ cao, thưởng thú uống rượu làm vui; ở phía trước Kinh Thành, cách sông, có núi Ngự Bình hơi cao, nên khai thác một chỗ, trồng khắp hoa cỏ, hàng năm đến ngày Trùng Cửu, đặt bày bức màn vàng, để trẫm cùng các ngươi lên đấy, cùng thưởng tiết tốt cũng nên”. Rồi vua lên chơi núi, bảo các quan: “Trùng dương giai tiết, từ xưa đã có. Nước ta tục dân thuần phác, phàm các tiết Thất Tịch, Trùng Dương, phần nhiều không thưởng ngoạn, nay trong nước được yên, chính là gặp thời vui chơi, nên lấy năm nay làm bắt đầu, mồng 9 tháng 9 trẫm đi chơi núi Ngự Bình, cho các quan theo hầu dự yến, nhân dân được du thưởng để tỏ cùng vui. Đến nay, quan có trách nhiệm chăng màn vàng ở trên núi,
  10. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 33 kiệu vua lên đến nơi, trăm quan đều mặc áo đẹp lạy dàn ở bên tả núi”. Lúc đứng trên đỉnh núi, ông lại nói: “Lên cao trông xuống, lầu nhà đều thấp, cho nên nói ‘lên núi Thái Sơn mà thấy thiên hạ nhỏ”. Bấy giờ, “trăm quan làm lễ khánh thọ; lễ xong, vào hầu yến. Vua thân rót rượu cúc của vua dùng ban cho hoàng tử, thân công, đại thần văn võ, mỗi người một chén, và nói: rượu này rất tốt, trẫm uống một chén hai lần mới hết. Phan Huy Thực cũng chính là người biết uống rượu, đã phải cau mày chưa? Lại ban cho bánh khảo và bùa đào để trừ tà, mà bảo rằng: trẫm cầu cho bọn khanh tiêu hết tai nạn để được sống lâu. Các quan đến lạy tạ, bèn sai Nội Các dâng bút giấy, vua làm bài thơ (ngũ ngôn 10 vần) để ghi nhớ việc ấy, rồi về cung thưởng chung cho các người theo hầu văn từ lang trung, võ từ quản vệ trở xuống đến lại dịch binh đinh và thợ làm việc 2000 quan tiền”.(19) Bài thơ vua làm này được in trong Ngự chế thi ngũ tập, quyển 9, tờ 18b-20a như sau: 重陽節登御屏山宴從臣即席成咏集韻 重陽原舊例 總屬甄收內 重陽原舊例 都歸指顧間 四海逢清晏 棗糕令遍賜 萬幾適稍閒 菊酒復親頒 命排金步輦 子弟皆同被 直上御屏山 臣僚亦一般 路闊從心陟 聊酬今夕好 樹多任意攀 不負乍登間 田園羅左右 大小情歡洽 城市列周圓 移時返駕還 Trùng Dương tiết đăng Ngự Bình Sơn yến tòng thần, tức tịch thành vịnh thập vận Trùng Duơng nguyên cựu lệ Tổng thuộc chân thu nội Giai tiết khởi tân san Đô quy chỉ cố gian Tứ hải phùng thanh án Táo cao linh biến tứ Vạn cơ thích sảo nhàn Cúc tửu phục thân ban Mệnh bài kim bộ liễn Tử đệ giai đồng bị Trực thướng Ngự Bình San Thần liêu diệc nhất bàn Lộ khoát tòng tâm trắc Liêu thù kim tịch hảo Thụ đa nhậm ý phan Bất phụ sạ đăng gian Điền viên la tả hữu Đại tiểu tình hoan hiệp Thành thị liệt chu viên Di thì phản giá hoàn
  11. 34 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 Tạm dịch: Tiết Trùng Dương, lên núi Ngự Bình, đãi tiệc các quan đi theo, làm ngay tại chỗ bài thơ mười vần Trùng Dương không phải mới Bình vẽ trông như hệt Tục ấy đã lâu đời Cảnh quan thấy rõ mười Đất nước đang yên ổn Bánh táo chia khắp hưởng Triều đình cũng thảnh thơi Rượu cúc tự tay mời Kiệu vàng sai sắp đặt Tử đệ ban đầy đủ Núi Ngự thẳng lên chơi Thần liêu chẳng khác vời Đường rộng thênh thang bước Đêm nay chiêu đãi tốt Cây nhiều vin níu dời Chẳng bõ sức đua hơi Ruộng vườn dăng trái phải Lớn nhỏ vui hòa hiệp Chợ phố xếp quanh nơi Quay xe về nghỉ ngơi Vua uống rượu, làm thơ rồi về. Từ đó thành lệ. Trong cuộc đăng cao này, có mặt hoàng trưởng tử Miên Tông, sau lên ngôi là vua Thiệu Trị. Nhớ chuyện cũ, nhân ngày Trùng Cửu, lên Hiếu Lăng bái yết điện Hiếu Tư, vua làm một bài thơ, rồi nói với hai đại thần Trương Đăng Quế và Võ Xuân Cẩn rằng: “Tiết Trùng Cửu lên núi cao bắt đầu từ năm Mậu Tuất (1838) triều Minh Mệnh. Đương khi nước nhà nhàn rỗi, trong ngoài yên tĩnh, Hoàng khảo Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế ta có đặc chỉ sai sửa dọn núi Ngự Bình, sắp bày xa giá, lên chơi núi ấy, ta đi theo kiệu, hầu quanh bên cạnh, dâng giấy bút để Hoàng khảo làm thơ, rồi sai ta họa vần, được Hoàng khảo gia ơn, thân rót rượu ban cho. Lại thưởng cho tất cả hoàng thân và đình thần nào kim tiền, nào bánh khô, táo, bùa bằng gỗ đào và túi đựng quả thù du. Khi Hoàng khảo ở núi xuống, các thần dân thay lời của núi chúc mừng. Từ đấy cứ làm như thế, cho là một tiết để thưởng ngoạn thắng cảnh. Nếu có khi gặp mưa hay nước to, cũng truyền cho các quan lên núi ấy chơi, ban yến và thưởng cho rất hậu. Nghĩ lại ngày xưa phong vận vẫn hưng thế, mà tháng ngày thấm thoắt đã thành ra giấc mộng, dù có muốn theo kiệu hầu vui, dâng chén chức thọ, cũng không thể được nữa. Ngày hôm nay ta thân đến cáo yết bàn thờ Tiên đế, xiết bao cảm thương, tình trong lòng phát ra câu thơ để gọi là ngụ ý của mình mà thôi, chứ thơ thì có làm gì”.(20) Bài thơ này sau được in trong Ngự chế thi, (ngũ tập, quyển 9, tờ 17b-18a) như sau: 九月九日擬于御屏山登高酬節凌晨登舟度河忽遇細雨將至津次立見開晴 度河細雨下紛紛 方纔佈霧江天暗 凉爽融怡正可人 復見開晴景色新 豈是無情令濕路 已望御屏山在即 似如有意為清塵 須臾船首早臨津
  12. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 35 Cửu nguyệt cửu nhật nghĩ vu Ngự Bình Sơn đăng cao thù tiết, lăng thần đăng chu độ hà, hốt ngộ tế vũ, tương chí tân thứ lập kiến khai tình Độ hà tế vũ hạ phân phân Lương sảng dung di chính khả nhân Khởi thị vô tình linh thấp lộ Tự như hưu ý vị thanh trần Phương tài bố vụ giang thiên ám Phục kiến khai tình cảnh sắc tân Dĩ vọng Ngự Bình sơn tại tức Tu du thuyền thủ tảo lâm tân Tạm dịch: Ngày Trùng Cửu dự tính đăng cao tại núi Ngự Bình, thưởng thức tiết đẹp, sáng sớm lên thuyền sang sông, chợt gặp mưa phùn, khi sắp đến bờ thì thấy tạnh ngay Sang sông mưa bụi đổ bời bời Mát mẻ tươi vui thấy khỏe người Há phải vô tình đường ẩm ướt Giống như có ý bụi thanh thơi Mới vừa mù tỏa trời u tối Lại đã mưa ngừng cảnh thắm tươi Thấy núi Ngự Bình ngay trước mắt Mũi thuyền phút chốc chạm bờ rồi Núi Ngự Bình đã đi vào ca dao và thơ văn, cùng với Sông Hương kết thành “địa linh”, làm biểu tượng của đất Thần kinh, vua Minh Mạng cho khắc hình vào Cửu đỉnh. Trong một dịp lên chơi núi vào tiết Trùng Cửu, vua Thiệu Trị làm bài thơ Bình lãnh đăng cao, đưa vào bộ Thần kinh nhị thập cảnh, khắc lên bia đá, dựng trong bi đình tại chân núi. Ngày nay, bia vẫn còn, nhưng nằm trong vườn nhà dân. Bài thơ và lời tựa như sau: 屏嶺登高 御屏山崚嶒奇石蔥鬱喬松出平地之郊高起群峰朝拱壯垂天之勢端臨當闕 藩屏方於重九良晨佩萸宴賞信是登高勝會插菊閒遊望煙霞而充槨襟懷攬風物而 真得趣是為神京之第十二英勝也 巍蛾堡障帝城南 佳節題糕憶勝談
  13. 36 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 掖輦光臨斯創始 舞觴先率效呼三 承恩宇宙千年在 縱覽乾坤萬景涵 百二山河增壯固 雲開瑞氣靄晴嵐 Tấm bia khắc bài thơ Bình lĩnh đăng cao dựng ở chân núi Ngự Bình, hiện nằm phía sau vườn nhà ông Tôn Thất Đính, số 8/36 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phố Huế. Bia 1 mặt, chữ khắc còn khá rõ ràng, vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm lại nhà bia. Ảnh: Võ Vinh Quang. Bình lĩnh đăng cao Ngự Bình Sơn: Lăng tằng kỳ thạch; thông uất kiều tùng. Xuất bình địa chi giao, cao khởi quần phong triều củng; tráng thùy thiên chi thế, đoan lâm đương khuyết phiên bình. Phương ư trùng cửu lương thần, bội du yến hưởng; tín thị đăng cao thắng hội, tháp cúc nhàn du. Vọng yên hà nhi sung quách khâm hoài; lãm phong vật nhi thiên chân đắc thú. Thị vi Thần kinh chi đệ thập nhị danh thắng dã. Nguy nga bảo chướng đế thành nam Giai tiết đề cao ức thắng đàm Dịch liễn quang lâm tư sáng thủy Vũ thương tiên suất hiệu hô tam Thừa ân vũ trụ thiên niên tại
  14. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 37 Túng lãm càn khôn vạn cảnh hàm Bách nhị sơn hà tăng tráng cố Vân khai thụy khí ái tình lam Tạm dịch: Lên cao ở núi Ngự Bình Núi Ngự Bình: Cao tầng đá lạ; rợp bóng thông già. Đất phẳng vút nhô lên, cao vượt núi non chầu chực; trời xanh khoe thế mạnh, đứng yên kinh khuyết chở che. Gặp ngày Trùng Cửu tốt lành, đeo túi du dự tiệc; được hội Đăng Cao vui đẹp, cài hoa cúc dong chơi. Ngắm ráng mây mà rộng mở tấm lòng; trông cây cảnh mà thực tràn thú vị. Ấy là danh thắng thứ mười hai của đất Thần kinh vậy. Nguy nga che chở trước kinh thành Chuyện cũ đề thơ(21) lúc tiết lành Mở hội đầu tiên xe ngự đến Tung hô(22) vang rộn rượu đào tranh Nhờ ơn vũ trụ nghìn năm đứng Trông khắp càn khôn vạn cảnh quanh Sông núi hiểm nguy(23) càng vững chãi Mây tan hơi tốt rợp non xanh Năm 1945, nạn đói hoành hành, rừng thông núi Ngự bị chặt trơ trụi nên có câu thơ lưu truyền: “Núi Ngự không cây chim ngủ đất / Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời”. Từ đó về sau, nhà Nguyễn cáo chung rồi tình hình nhiễu nhương liên miên, nên “núi vua” cũng điêu tàn, đến sau năm 1975, hòa bình lập lại, cơ quan hữu trách dần dần khôi phục rừng thông cho chim có nơi về ngủ Gần đây, có một năm vào tiết Nguyên Tiêu, nhiều người rủ nhau lên chơi núi thưởng trăng, ăn nhậu rồi xả rác bừa bãi. Họ không biết rằng tục xưa, tết Nguyên Tiêu thì thưởng trăng trên sông nước, chỉ ngày Trùng Cửu mới “Đăng Cao”. Theo sách Tục Tề hài ký, Hoàn Cảnh người đất Nhữ Nam, theo Phí Trường Phòng du học nhiều năm. Một hôm, Phòng bảo: “Ngày 9 tháng Chín, nhà ông sẽ có tai họa. Ông nên đi ngay, sai gia nhân mang túi đựng cây thù du, buộc vào cánh tay, rồi lên cao uống rượu cúc, thì có thể giải trừ được”. Cảnh theo lời, đem cả nhà lên núi, tối về thì thấy gà, chó, trâu, dê đều chết cả. Từ đó thành tục “lên cao” ngày mồng 9 tháng Chín (âm lịch), gọi là ngày Trùng Cửu hay Trùng Dương, vì số 9 thuộc dương. Vì vậy, vào dịp Tết Nguyên Tiêu mà cũng “lên cao” núi Ngự Bình để “chơi thơ”, là không đúng “sách vở” Nguyên Tiêu thì nên dong thuyền chơi trăng trên Sông Hương.
  15. 38 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 6. Bến Ngự Đặc danh Bến Ngự Danh xưng bến Ngự ra đời sau khi đàn Nam Giao được xây dựng đầu thế kỷ XIX.(24) Có lẽ trước đó, đây đã có một bến đò đưa khách sang sông An Cựu từ làng Phú Xuân qua các ấp Trường Giang, Trường Cởi, lên làng Dương Xuân. Rồi đến đầu thế kỷ XIX, mỗi lần vua nhà Nguyễn đi dự lễ tế Giao, ngự đạo từ Ngọ Môn ra cửa Thể Nhân, qua Sông Hương ở bến bên hữu Nghênh Lương Đình, theo con đường thẳng đến bờ bắc sông An Cựu, qua sông; vì nơi này dành cho vua đi, nên dân gian gọi là bến Ngự, thành tên riêng Bến Ngự chỉ cả vùng này; sau khi lên bờ nam, ngự đạo tiếp tục theo đường đồi tiến thẳng lên đàn Nam Giao; còn khi về thì theo đường khác, ngả Dương Xuân, qua trước chùa Viên Giác, đến bến Trường Súng (gần chân cầu xe lửa hiện nay), qua Sông Hương mà về Kinh Thành. Ngự đạo sang sông không bằng đò, mà Bộ Công phải làm cầu nổi, xong lễ thì triệt bỏ; có lẽ cầu nổi bấy giờ cũng dùng thuyền lớn ghép cứ hai chiếc làm một nhịp, rồi kê đòn lát ván lên trên. Cuối thế kỷ XIX, Pháp làm thêm một con đường khác song song về phía tây gọi là Nam Giao tân lộ, nay là đường Điện Biên Phủ, nên con đường cũ gọi là Nam Giao cựu lộ, nay là đường Phan Bội Châu. Năm 1836, vua Minh Mạng quyết định dùng toàn đường thủy, đi thuyền từ ngoài bến cửa Thể Nhân quanh vào cửa kênh Ông Hoàng, rồi lên bộ đi theo đường Phan Bội Châu bây giờ. Vua bèn “phái Thống chế Hồ Văn Khuê mang biền binh đi, cứ theo viên Giám thành chỉ bảo khởi công, xét chỗ đất cát bồi nông ở cửa sông Lợi Nông lượng khơi nạo đi, cần được sâu rộng một loạt. Lại ở bờ bên nam bến Dương Xuân, xây thềm bậc lên để tiện xe vua đến lên đường bộ. Lần này sửa làm, đá núi, vôi, mật, cần dùng, cho phép lĩnh vật hạng công, trong đó có chỗ nào nên dựng cột liếp, chuẩn cho do biền binh ấy tự sắm để dùng, nhà nước sẽ cấp trả tiền. Về đường bộ ở bờ đằng trước những chỗ nên san sửa đi, chuẩn cho do phủ Thừa Thiên liệu bắt dân sở tại và dân gần quanh sửa sang tất cả, cần được bằng phẳng. Còn như việc nên bắc cầu Dương Xuân, chuẩn cho đợi đến sau khi tế Giao theo lần lượt tiếp tục làm”.(25) Như vậy, đặc danh Bến Ngự chính thức ra đời sớm nhất và muộn nhất trong khoảng 1806-1836, còn cầu Dương Xuân về sau không thấy sách nói đến. Chợ Bến Ngự Ngôi chợ ở Bến Ngự chắc đã xuất hiện từ trước, đến lúc này cũng được gọi là chợ Bến Ngự, ở bờ bắc sông An Cựu (đoạn chảy qua đây cũng gọi là sông Bến Ngự); ban đầu chỉ là một ngôi chợ nhỏ mang tính khu vực, cũng như chợ An Cựu, giải quyết việc trao đổi mua bán của cư dân trong vùng, nhưng nhờ có một “hậu phương” rộng lớn, nên ngày càng phát triển, được coi như một “vệ tinh” của chợ
  16. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 39 Đông Ba, đưa hàng hóa về vùng quê phía nam sông An Cựu, và tiếp nhận nguồn hàng hóa thuộc dạng nông sản, lâm sản chuyển về cho chợ Đông Ba. Chợ không lớn lắm, quy mô cũng như chợ An Cựu, nhưng sinh hoạt khá phồn vinh, chỉ tiếc mặt bằng hạn chế nên mắc phải nhược điểm là làm tắc nghẽn giao thông (ngã tư giao điểm hai đường Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu) Dù sao thì cái tên Bến Ngự đã trở nên thân quen với người dân xứ Huế, chỉ chung cả ngôi chợ, con sông lẫn địa bàn vùng này, ở cả hai bên bờ nam, bắc Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu thời gian bị giam lỏng tại đây (trên gò bờ nam sông, gần chùa Linh Quang) được gọi là Ông Già Bến Ngự. Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước từng sáng tác bài hát Đêm tàn Bến Ngự rất nổi tiếng: “Ai về Bến Ngự cho ta nhắn cùng. Nhớ chăng non nước Hương Bình ” 7. Chợ An Cựu Chợ An Cựu tọa lạc ở bờ bắc sông An Cựu, ngay trên trục lộ giao thông Bắc - Nam, tức đường Hùng Vương, sát phía đông. Chợ không biết lập từ đời nào, nhưng rất cổ, chỉ với lều quán tranh tre, bởi vì ngay giữa thế kỷ XVI, một đặc sản ở đây rất nổi tiếng, là trà “tước thiệt” (Lưỡi chim sẻ). Phải có chợ, khách buôn bốn phương tụ hội, mới truyền đi xa loại danh phẩm này chứ! Trong phần Phong tục tổng luận sách Ô Châu cận lục, Dương Văn An viết (nguyên văn trích bản sao của Tàng Cổ Viện): “安舊芳筵細細茶烹於玉蕊 An Cựu phương diên, tế tế trà phanh ư ngọc nhụy”, Bùi Lương dịch: “An Cựu mừng xuân, trà ngọc nhụy thơm tho có tiếng” (Dương Văn An, Ô Châu cận lục, sđd, tr 58). Về sau, năm 1776, Lê Quý Đôn cũng nhắc đến loại danh trà này: “Nguồn Kim Trà ở ngã ba sông huyện Kim Trà, sản xuất mít nài, chiếu mây, chè tước thiệt, sa nhân” (Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, sđd, tr 96). Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, chợ đã được trùng tu nâng cấp khá khang trang. Chợ không chỉ dân trong làng buôn bán với nhau, mà còn trao đổi hàng hóa, sản vật với các nơi khác, xa xôi như Mỹ Lợi (Vinh Mỹ), Tư Vinh (Vinh Hiền), nhờ tuyến sông An Cựu lưu thông với Sông Hương, sông Như Ý, phá Hà Trung , trên bến dưới thuyền khá tấp nập. Cá bán ở chợ là cá sông, cá đồng, cá đầm, ít có cá biển, vì ngày xưa, giao thông với biển rất cách trở; loài cá được ưa chuộng nhất là cá bống thệ, có thể xem là một đặc sản các bà nội trợ chế biến bằng “phương pháp kho khô”, con cá vàng mọng, cứng chắc, ăn rất ngon. Nhưng đặc sản bậc nhất của chợ An Cựu là “gạo de” từ giống lúa riêng gieo cấy trên những cánh đồng làng An Cựu như đã trình bày ở trên. II. Di tích hai bên bờ sông Dọc hai bên bờ sông An Cựu, đoạn chảy qua thành phố Huế có nhiều di tích văn hóa - lịch sử như Ký Thưởng Viên của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, An Định Cung của vua Khải Định, Lạc Tịnh Viên của Hồng Khẳng, nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, chùa Phổ Thành của Tuệ Tĩnh Thánh
  17. 40 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 Mẫu Nguyên Sư (công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu), đền thờ Đức Thánh Trần Do khuôn khổ có hạn, dưới đây chỉ trình bày một số phủ đệ tiêu biểu. 1. Phủ thờ Tùng Thiện Vương Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm là hoàng tử thứ mười của vua Minh Mạng, sinh năm 1819, mất năm 1870, là nhà thơ hoàng tộc nổi tiếng xứ Huế. Nguyên lúc đầu, năm 1839, vương được phong Tùng quốc công, mở phủ ở phường Kiêm Năng trong Kinh Thành (khoảng phía bắc Tam Tòa hiện nay, bấy giờ là chùa Giác Hoàng). Năm 1842, sau khi hộ giá vua Thiệu Trị ra Bắc về, vương xin vua dời phủ qua làng Dương Phẩm (thuộc tổng Cư Chánh, huyện Hương Thủy), bên bờ bắc sông An Cựu, tiếp giáp với Tĩnh Phố của Miên Trinh, cũng được phong Tuy quốc công, hai anh em đều nổi tiếng (sau, Miên Trinh dời về Vĩ Dạ). Năm 1849, vương mở Ký Thưởng Viên để xướng họa thơ văn, lập Mặc Vân Sào để in sách. Ký Thưởng Viên ngoài nhà ở chính xây dựng ngay bên trong cổng vòm, còn có nhiều công trình mang những danh hiệu khác nhau tùy theo chức năng, như nhà Mô Trường là chỗ ngâm vịnh của thi ông; nhà Bạch Bí là chỗ các bà phủ thiếp ở và ươm tơ, dệt vải; nhà Tùng Vân là nhà để thi văn; đình Cổ Cầm là chỗ ngồi đàn; Xuy Tiêu ỷ là chỗ ngồi thổi tiêu; đình Sở Tụng là chỗ trồng cam; hiên Hàn Lục là chỗ trồng cúc Những nhà ấy không nguy nga, hùng vĩ như lâu đài của các vị vương công đời xưa nhưng tao nhân mặc khách lại thích, không phải thích cái nhà mà thích tên cái nhà Những tên này cũng đã đi vào thơ vương như Ký Thưởng Viên trong bài thơ sau: 寄賞園夜集示諸弟 Ký Thưởng Viên dạ tập thị chư đệ 良辰屆今夕 Lương thời giới kim tịch 冠蓋相追攀 Quan cái tương truy phan 肆筵此列坐 Tứ diên thử liệt tọa 府景有餘懽 Phủ cảnh hữu dư hoan 嘉樹蔭清流 Gia thụ ấm thanh lưu 微風扇幽蘭 Vi phong phiến u lan 纖月揚西隅 Tiêm nguyệt dương tây ngung 耀釆東林端 Diệu thái đông lâm đoan 飛鳥過我前 Phi điểu quá ngã tiền 比翼鳴雲閒 Tỵ dực minh vân nhàn 高言愜所懷 Cao ngôn thiếp sở hoài 聊用開憂顏 Liên dụng khai ưu nhan 願子且安坐 Nguyện tử thả an tọa 白駒歌未蘭 Bạch câu ca vị lan. (Thương Sơn thi tập, quyển 24)
  18. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 41 Tạm dịch theo nguyên thể (cổ phong): Đêm họp ở Ký Thưởng Viên, bảo các em Đêm nay thời tiết tốt Rừng đông sáng dọi vào Mũ lọng đến cùng nhau Chim bay qua trước mặt Tiệc bày ngồi khắp cả Nối cánh kêu mây cao Cảnh phủ thật vui sao Nỗi lòng xin nói hết Cây che dòng nước chảy Để trút mọi ưu lao Gió phất đám lan xao Các em ngồi nán chút Phương tây trăng ló dạng Hát xong khúc Bạch câu. Hay như Hàn Lục Hiên: 寒綠軒夜起 Hàn Lục Hiên dạ khởi 山窗夜敲千峰霧 Sơn song dạ xưởng thiên phong vụ, 屋上春鳩鳴欲曙 Ốc thượng xuân cưu minh dục thự. 五更野寺湧潮音 Ngũ canh dã tự dũng triều âm, 斜月沈沈下江去 Tà nguyệt trầm trầm hạ giang khứ. (Thương Sơn thi tập, quyển 22) Tạm dịch: Ngoài song sương phủ nghìn non vắng, Cưu(26) gáy trên nhà trời sắp sáng. Chùa nội canh năm kinh kệ đưa,(27) Bên sông trăng xế chìm mất dạng. Hoặc như Mặc Vân Sào: 墨雲巢春夜獨坐 Mặc Vân Sào xuân dạ độc tọa 依歲人同樂 Y tuế nhân đồng lạc 幽居夜不譁 U cư dạ bất hoa 窗風約蘭氣 Song phong ước lan khí 湖月濕梅花 Hồ nguyệt thấp mai hoa 多病疏杯酌 Đa bệnh sơ bôi chước 微吟答物華 Vi ngâm đáp vật hoa 西鄰歌管地 Tây lân ca quản địa 輸爾買春奢 Thâu nhĩ mãi xuân ca
  19. 42 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 Tạm dịch: Thủa bé cùng ai chơi Lắm bệnh xa bầu rượu Ẩn cư đêm vắng ngơi Ngâm thơ đáp cảnh trời Lan thơm làn gió thổi Đàn xa bên xóm rộn Mai đẫm nước hồ tươi Xuân phí, chịu thua người Cũng trong năm 1849, vương làm thêm nhà Tiêu Viên phía sau để rước mẹ là bà Thục tần Nguyễn Thị Bửu về phụng dưỡng vì mẹ tuổi đã già, và một số nhà khác cho ba em gái. Năm 1851, bà Thục tần qua đời, vương cải tạo phủ chính làm nhà thờ mẹ, lên Dương Xuân dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ để cư tang ba năm. Ba cô em gái lần lượt lấy chồng và rời phủ. Mãn tang, ông trở về, sửa sang Tiêu Viên để ở và dạy học, gọi là Thục Đường, cho nên có bài thơ: 椒園雨坐 Tiêu Viên vũ tọa 濁酒一樽日暮 Trọc tửu nhất tôn nhật mộ 落花萬點春闌 Lạc hoa vạn điểm xuân lan 天邊歸舟霧隱 Thiên biên quy chu vụ ẩn 江畔罷釣波寒 Giang bạn bãi điếu ba hàn Tạm dịch: Trời mưa, ngồi ở Tiêu Viên Rượu đục một chung chiều xuống Hoa rơi muôn cánh xuân tàn Chân trời thuyền về sương tạnh Bên bến ngừng câu lạnh tràn Tiêu Viên cũng được vương mệnh danh là Thương Hà Bạch Lộ Đường (Nhà Lau Xanh Móc Trắng), với bức hoành đề năm chữ ấy treo trên gian giữa (do sứ thần nhà Thanh gửi tặng), và bài thơ như sau: 蒼葭白露堂 Thương Hà Bạch Lộ Đường 蒹葭將白露 Kiêm hà tương bạch lộ 中有幽人堂 Trung hữu u nhân đường 自許漁翁識 Tự hứa ngư ông thức 相尋水一方 Tương tầm thủy nhất phương (Thương Sơn thi tập, quyển 36)
  20. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 43 Tạm dịch: Lau xanh cùng móc trắng Trong có kẻ ở không Tự ví ông chài cá Tìm nhau chốn bến sông. Phủ Tùng Thiện Vương hiện nay ở số 91 đường Phan Đình Phùng, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, gần Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, quay hướng nam, nhìn ra sông An Cựu. Khuôn viên ngày xưa rất rộng, trồng nhiều cây cối râm mát, trong xây nhiều tòa ngang dãy dọc, tuy không to lớn, tráng lệ nguy nga, nhưng rất nên thơ, ngày nay chỉ còn diện tích khoảng hơn 2.000m2. La thành bao quanh. Cổng cổ lâu mở một cửa vòm, rất đơn giản, trông ra đường Phan Đình Phùng, có biển ngạch đề “從善王祠門 Tùng Thiện Vương từ môn”, hai bên nề câu đối chữ Hán: 啟宇巍巍新魯宅 Khải vũ nguy nguy tân Lỗ Trạch, 徽音赫赫舊河間 Huy âm hách hách cựu Hà Gian. Tạm dịch: Phủ dựng nguy nga trường học mới(28) Tiếng vang sang sảng bậc thầy xưa.(29) Vào trong, có hai tòa nhà theo thứ tự trước - sau. Tòa trước nguyên là nhà ở của vương, nay là nhà thờ bà Thục tần, một gian hai chái, bộ tuồng gỗ kiểu nhà rường, vách xây gạch, cửa bàn khoa, mái lợp ngói liệt; nội thất bài trí ba án thờ, đặc biệt một tủ đựng các mộc bản văn thơ Tùng Thiện Vương (chưa được kiểm tra). Bức hoành đề “淑嬪端烈祠堂 Thục tần Đoan Liệt từ đường” với lạc khoản “嗣德 壬午 Tự Đức Nhâm Ngọ” (1882), bài vị trên bàn thờ ghi “前朝婕妤嗣德四年八月 十一日薨贈淑嬪阮克氏諡端烈神主 Tiền triều Tiệp dư Tự Đức tứ niên bát nguyệt thập nhất nhật hoăng, tặng Thục tần Nguyễn Khắc thị thụy Đoan Liệt thần chủ”, lại phối thờ bài vị thân phụ và thân mẫu của bà Thục tần. Các cột treo hai đôi liễn đều đề ngày 24 tháng Mười năm Bảo Đại 5 (13/12/1930), có lẽ là câu đối viếng cổ được đem khắc liễn mới, hoặc do vua Tự Đức tặng vương, hoặc rút trong biểu tạ ơn của vương. Liễn thứ nhất do cháu là Ưng Trình (con của Hồng Khẳng), Phủ doãn phủ Thừa Thiên, và Ưng Hanh, Thị độc học sĩ “cung lục” như sau: 敢稀齊國老人願廣此以遺之天下 竊比周家分氣長守之以蔭其子孫 Cảm hy Tề quốc lão nhân, nguyện quảng thử dĩ di chi thiên hạ; Thiết tỷ Chu gia phân khí, trường thủ chi dĩ ấm kỳ tử tôn.
  21. 44 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 Tạm dịch: Học theo phụ lão nước Tề xưa,(30) truyền ơn đức cho nhân dân đất nước; Sánh với nếp nền nhà Chu trước,(31) tạo hiền tài cho dòng dõi cháu con. Liễn thứ hai do chắt là Bửu Cân, Thị độc học sĩ, và chút là Vĩnh Lặc “cung lục” như sau: 文運興昌驅一世若咸濟仁壽 和風祥急法九疇而先嗣彝倫 Văn vận hưng xương, khu nhất thế nhược hàm tê nhân thọ; Hòa phong tường cấp, pháp cửu trù nhi tiên tự di luân. Tạm dịch: Thời vận tốt lành, suốt một kiếp hãy lên miền nhân thọ; Gió hòa phơi phới, học chín trù(32) trước nối mối di luân. Cách một khoảng sân đến nhà thờ Tùng Thiện Vương, cùng một trục thần đạo Bắc - Nam và một kiểu kiến trúc với nhà thờ bà Thục tần, vốn là Tiêu Viên cũ. Nội thất cũng bài trí ba án thờ, án chính có hai chân dung Miên Thẩm, một mặc quan phục, một mặc thường phục. Bên trên gian giữa treo bức hoành bốn chữ “從善王祠 Tùng Thiện vương từ”, lạc khoản “維新乙卯冬 Duy Tân Ất Mão đông” (mùa đông năm Ất Mão niên hiệu Duy Tân, 1915), liên ba bên dưới chép bài 絕筆辭 Tuyệt bút từ bằng mực tàu đã hơi nhạt màu, lúc lâm chung, không viết được nữa, vương thều thào đọc vừa đưa tay làm hiệu cho con chép lại. Bài thơ như sau: 半生學道太糊塗 Bán sinh học đạo thái hồ đồ 脫屣如今乃識途 Thoát tỷ như kim nãi thức đồ 薦爽亭波天姥月 Tiến Sảng đình ba Thiên Mụ nguyệt 水香林影有人無 Thủy hương lâm ảnh hữu nhân vô Tạm dịch: Học đạo nửa đời quá lẫn sai Cởi giày nay mới hiểu đường dài Sóng đình Tiến Sảng,(33) trăng Thiên Mụ Hương nước màu non ấy có ai? Các hàng cột treo hai đôi liễn khắc câu đối. Câu thứ nhất do vua Tự Đức ban nhân lễ sinh nhật lần thứ bốn mươi của vương: 學禮學詩早遵庭訓 Học lễ học thi tảo tuân đình huấn 止忠止孝永作蕃屏 Chỉ trung chỉ hiếu vĩnh tác phiên bình
  22. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 45 Tạm dịch: Học lễ học thơ, phép nhà sớm nối Giữ trung giữ hiếu, việc nước luôn chăm Câu thứ hai trích trong bài thơ Hoài Tùng Thiện công cũng của vua Tự Đức: 數尺新墳毘母墓 Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ 幾篇舊詠播人環 Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn Tạm dịch: Mấy thước gò nay bên mộ mẹ Dăm dòng thơ cũ rải khắp nơi Trên hai cái tủ đặt sát vách phía tây chứa nhiều mộc bản cũ. Ngoài ra, còn có một nhà tả vu hai gian tường gạch lợp ngói. Các công trình được bảo quản tốt, nhưng vườn cây chưa được chăm sóc chu đáo nên thiếu vẻ mỹ quan, thiếu “chất thơ”. Nhà Bảo tàng Huế và Bảo tàng tỉnh đã có lần đề xuất lập hồ sơ xin công nhận di tích quốc gia, nhưng hậu duệ của Tùng Thiện Vương phân tán và không thống nhất ý kiến nên phải xếp lại. 2. Lạc Tịnh Viên Lạc Tịnh Viên tọa lạc tại địa chỉ số 65 đường Phan Đình Phùng, dọc theo sông An Cựu, thuộc phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, là nơi ở của Nguyễn Phúc Hồng Khẳng (1861-1931), do chính ông xây dựng năm Kỷ Sửu (1889). Nguyễn Phúc Hồng Khẳng là con của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và bà Trương Thị Thú (1820-1890), ái nữ của Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế (1794-1865), sinh ngày 16 tháng Bảy năm Tân Dậu, Tự Đức thứ 14 (21/8/1861), thủa bé học với Nguyễn Trọng Hợp, năm 1882 vào Quốc Tử Giám, đỗ cử nhân khoa Đinh Hợi (1887), được bổ Tư vụ Ty Điển Nghi trông coi sơn lăng, hai năm sau lên làm Chủ sự ty này. Năm 1892, ông trực tiếp xuất sĩ, được bổ Hành tẩu Cơ Mật Viện, rồi lần lượt thăng Tá lý Bộ Lễ và Bộ Lại (1894), Hồng Lô tự khanh (1897), Án sát kiêm Bố chánh Thanh Hóa (1899), Tuần phủ Hà Tĩnh (1907). Năm 1908, phong trào chống thuế nổi lên lan tràn hầu khắp miền Trung, Hồng Khẳng vì không chịu đàn áp theo lệnh chính phủ Bảo hộ (Pháp), nên bị triệt hồi và bãi chức, mãi đến năm 1914 mới được khai phục Thị lang, rồi Tham tri Bộ Hộ. Năm 1916, Khải Định lên ngôi, cử ông vào làm Tổng đốc Bình Định, ông xin thôi vì tuổi già sức yếu, được thăng Thượng thư, về hưu năm 1919 với hàm Hiệp tá Đại học sĩ, rồi mất ngày 22 tháng Một năm Tân Mùi (30/12/1931), có tác phẩm Lạc Tịnh Viên thi thảo. Vợ ông là Trương Thị Bích (1862-1947), con của Lãnh binh Trương Đăng Thụy, người Quảng Ngãi, thuộc dòng họ Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế, cũng là một
  23. 46 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 phụ nữ tài hoa, để lại bài thơ Phụ đạo ca (Bài hát về đạo làm mẹ) và Thực phổ bách thiên (Một trăm bài thơ về món ăn) đều bằng tiếng Việt. Sau khi ông Hồng Khẳng mất, người thừa kế là con trai trưởng Nguyễn Phúc Ưng Trình (1881-1974). Ưng Trình sinh ngày 9 tháng Hai năm Tự Đức thứ 34 (8/3/1881) tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế), vào Trường Quốc Học năm 1897, tốt nghiệp năm 1902, được bổ làm trợ giáo trường ấy. Ông vừa dạy học, vừa viết sách về văn hóa và văn học nước nhà. Năm 1917, ông được thăng Tế tửu (hiệu trưởng Quốc Tử Giám), mở cửa hàng buôn bán tại phố Bao Vinh; đến năm 1938 đổi ra làm Bố chánh Hà Tĩnh, chuyển Án sát Quảng Trị, Bố chánh Quảng Nam, rồi về Phủ doãn phủ Thừa Thiên (1930), lại ra Bố chánh Thanh Hóa (1932), về Tham tri Bộ Hình (1934); năm sau vào Tuần phủ Khánh Hòa. Tại đây, ông mộ dân lập làng Lạc An, khai canh tổng Lạc Thọ, xây tòa án, mở bảo tàng, chấn hưng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Năm 1936, ông về Huế làm đại thần Phủ Tôn Nhơn, đến năm 1940 về hưu. Mất ngày mồng 10 tháng Mười năm Giáp Dần (23/11/1974). Ông có nhiều bài viết in trong BAVH và các sách Luận ngữ thanh hoa, Thường sản thường tâm thuyết, Nhơn sự ngụ ngôn, Quốc ngữ dị tri, Quốc âm dị tri, Tùng Thiện Vương, Việt Nam ngoại giao sử cận đại, Lạc Tịnh Viên niên phổ Nguyên đây là lô đất bỏ hoang, Hồng Khẳng mua lại, lập vườn, đặt tên Lạc Tịnh Viên (vườn yên vui), dựng tạm một túp lều tranh đơn sơ để thân mẫu (bà Trương Thị Thú) ở. Năm Tân Mão (1891), ông làm ngay giữa vườn một ngôi nhà tranh ba gian thay túp lều cũ, rồi năm Đinh Dậu (1897) lại tân tạo thành ngôi nhà xây gạch lợp ngói, ngày khánh thành, chú là Tuy Lý Vương Miên Trinh tặng bức hoành ba chữ “稀陳齋 Hy Trần Trai” (Bắt chước ông Quân Trần) làm tên nhà, lạc khoản đề (dịch): “Ba ngày trước tiết Cốc Vũ (mưa lành) tháng trọng xuân (tháng Hai) năm Bính Thân, Thành Thái thứ 8” và lời chú (dịch): “Kinh Thư, chuyện Quân Trần, nhà vua bảo Quân Trần: này, nhà ngươi có đức lớn là hiếu kính với cha mẹ, thương yêu với anh em”. (Quân Trần là con của Chu Công Cơ Đán). Tiếp đó là Nhân Hậu Đường (lòng nhân dày dặn), bốn bề thông thoáng, không vách, để tiếp khách và thưởng hoa. Năm 1901, ông xây thêm Di Tâm Thích Thể Đường (vui lòng hợp với đời) ở trước Hy Trần Trai, dành cho con cháu ăn ở và học hành; năm 1910, ông lại làm nhà Vấn Trai đối diện với nhà Di Tâm dành riêng cho mình để ở, nghỉ ngơi và sáng tác. Trước khi mất năm 1931, ông viết bản “知命 示兒詞 Tri mệnh thị nhi từ” phân chia các nhà cho con cái (Ưng Trình, Ưng Long, Ưng Du, Ưng Thị, Ưng Tỷ, Ưng Đột, Ưng Ý, Ưng Thuận, Ưng Hồ, Ưng Hội), “ai cũng có chỗ ở, tùy phương tiện từng người, anh em không nên so đo kẻ ít người nhiều, nhà ta thanh bần, không có ruộng đất” Về sau, các em lần lượt nhượng lại
  24. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 47 cho Ưng Trình vì họ đều tậu được cơ ngơi riêng, nhưng trải qua dâu bể, nay chỉ còn lại một số kiến trúc như sau đây. Cổng chính nhìn ra đường Phan Đình Phùng và sông An Cựu, dạng vòm, rộng 9m, cao 3,75m, xây bằng gạch và vôi vữa, hai mái lợp ngói liệt, nóc trang trí hoa văn đơn giản. Mặt ngoài, trên biển ngạch đắp nổi ba chữ Hán 樂靜園 Lạc Tịnh Viên (khu vườn vui vẻ yên lặng), hai bên tả hữu hai trụ đối xứng hình khối vuông; mặt trong hai trụ nề câu đối: 竹裏清吟聞等第 Trúc lý thanh ngâm văn đẳng đệ; 花園散步見湖山 Hoa viên tản bộ kiến hồ sơn. Tạm dịch: Khóm trúc ngâm thơ vang gác tía; Vườn hoa dạo bước ngắm ao con. Câu đối nói lên rất đúng ý của chủ nhân: tận hưởng niềm vui thanh nhã, vui mà không ồn áo. Hai bên cổng là hai bờ thành dài 2,90m xây hình vòng cung hướng về phía trước, đắp nổi hoa văn, tiếp nối bởi hai hàng rào chè tàu xinh xắn được cắt xén gọn gàng, đều đặn, cao 0,5m, dài 18m. Trong cổng là bình phong và con đường dẫn vào sân và nhà. Con đường rộng 3,20m, dài 23,50m, tráng xi măng, rẽ làm hai lối qua khỏi bình phong. Bình phong cách cổng khoảng 23m, chiều cao ở giữa 2,78m, hai bên 1,70m, dày 0,50m, xây gạch và vôi vữa, có dạng cuốn thư cách điệu, cấu trúc tổ ong hình lục giác khá thanh thoát; mặt ngoài đắp nổi hoa văn hình nụ tròn, mặt trong có biển ngạch nề ba chữ Hán 樂靜園 Lạc Tịnh Viên. Qua khỏi bình phong là cụm kiến trúc. Khoảng giưa sân có một ngôi đình làm nơi ngồi uống trà và ngắm cây cảnh, được cho tên là Nhân Hậu, trước kia hư hỏng phải triệt hạ, nay xây dựng lại. Di Tâm Thích Thể Đường bên trái hiện không còn. Bên phải là nhà Vấn Trai, quay mặt vào phía đình, diện tích 86,58m2, xây bằng gạch, xi măng, mái lợp ngói liệt, tường dày 0,40m. Từ sân bước lên 3 tầng cấp là hiên nhà, có 6 trụ xây cao 3,30m, được nối liền với nhau bằng các mảng tường hình vòng cung, phía trên là hai dải đường diềm. Ba cửa ra vào sơn xanh; nội thất chia làm các phòng tiếp khách, làm việc và nghỉ ngơi. Hy Trần Trai ở vị trí trung tâm, hướng thẳng ra đình ngắm cảnh, kiểu nhà rường Huế, chia ba gian, hai chái, diện tích 142,90m2, nền lát gạch và đá thanh, mái lợp ngói liệt, vách xây gạch ba mặt dày 0,40m, bờ nóc trang trí “hồi long triều nguyệt”, hình rồng uốn lượn uyển chuyển. Bờ dải chạy thẳng, góc cạnh rõ ràng. Các đầu đao góc mái hơi vênh lên. Bộ dàn trò bằng gỗ lim, 56 cột, rất chắc chắn và thanh thoát, được bào nhẵn và đánh bóng. Mặt trước, hai đầu chái xây vách, còn chạy suốt ba gian là 12 lá cửa thượng song hạ bản, phía trên liên ba lắp kính. Tám cột hàng ngoài cùng đỡ mái
  25. 48 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 hiên và bảo vệ khung nhà. Bốn cột kèo nóc trong hàng cột cái nối với nhau bằng hai đoạn trếnh để gác rầm thượng (Huế cũng gọi là “tra”), đầu trếnh chạm khắc hoa lá hóa rồng tinh tế. Dưới rầm thượng là các dải liên ba chia thành ô hộc. Các cột đều treo liễn đối ca ngợi phong cách cao nhã của gia chủ, không ghi lạc khoản. Hai cột giữa hàng hiên khắc kiểu chữ lệ: 無瘕人品清如玉 Vô hà nhân phẩm thanh như ngọc; 不俗文章淡似流 Bất tục văn chương đạm tự lưu. Tạm dịch: Không nhơ, nhân phẩm trong như ngọc; Chẳng tục, văn chương nhạt tựa sông.(34) Hàng thứ ba, hai cột giữa khắc dạng chữ khải: 堂有詢宣民士望 Đường hữu tuân tuyên dân sĩ vọng; 蘭垓晨夕子臣心 Lan cai thần tịch tử thần tâm. Tạm dịch: Trong ngoài việc nước yên dân sĩ;(35) Hôm sớm nhà lan ấm tử thần.(36) Hai cột tả hữu khắc dạng chữ lệ: 重簾不捲留香久 Trùng liêm bất quyện lưu hương cửu; 古硯為凹聚墨多 Cổ nghiễn vi ao tụ mặc đa. Tạm dịch (bản dịch cũ): Rèm đôi không cuộn, mùi thơm mãi; Nghiên cũ hơi mòn, mực đọng nhiều. Hàng tư, chỉ hai cột tả hữu có liễn, khắc dạng chữ khải: 居安思危古訓莫違 Cư an tư nguy, cổ huấn mạc vi; 知白守黑常德不忒 Tri bạch thủ hắc, thường đức bất thắc. Tạm dịch: Ở vững lo nguy, lời xưa chớ trái; Biết khôn giữ dại,(37) lẽ ấy đừng rời. Gian giữa thiết bàn thờ, phía trên treo bức hoành ba chữ Hy Trần Trai đã nói trên đây. Dưới treo đôi liễn lạc khoản cho biết năm Duy Tân thứ 9 (1915), do Ưng Trình kính mừng thân phụ:
  26. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 49 帝以其親國以其賢善政善教 父拜乎前子拜弧後止孝止忠 Đế dĩ kỳ thân, quốc dĩ kỳ hiền, thiện chính thiện giáo; Phụ bái hồ tiền, tử hái hồ hậu, chỉ hiếu chỉ trung. Tạm dịch: Vua lấy người thân, nước lấy người tài, khéo làm khéo dạy; Cha lạy hàng trước, con lạy hàng kế, trọn hiếu trọn trung. Hàng cột sau bàn thờ treo một loạt liễn từ giữa ra hai bên, xin dẫn dịch lần lượt sau đây. Đôi liễn chính trung: 禮立詩言家最樂 周前魯後國同休 Lễ lập thi ngôn, gia tối lạc; Chu tiền Lỗ hậu, quốc đồng hưu. Tạm dịch (bản dịch cũ): Giữ lễ đọc thi, nhà có thú; Trước Chu sau Lỗ,(38) nước cùng vui. Câu tả nhất hữu nhất: 六合掃塵清大地 五雲棒日上中天 Lục hợp tảo trần thanh đại địa; Ngũ vân bổng nhật thướng trung thiên. Tạm dịch: Sáu hướng quét mù, quang đất rộng; Năm mây nâng nhật, tới trời cao. Câu tả nhị hữu nhị: 偶貧展卷拋升月 暫綴薰香為插花 Ngẫu bần triển quyển phao thăng nguyệt; Tạm xuyết huân hương vị sáp hoa. Tạm dịch: Đọc sách nhà nghèo nhờ ánh nguyệt; Xông hương tạm mượn giắt cành hoa.
  27. 50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 Câu tả tam hữu tam: 鯉庭詩禮傳經德 魯國衣冠拜厚恩 Lý đình thi lễ truyền kinh đức; Lỗ quốc y quan bái hậu ân. Tạm dịch (bản dịch cũ): Nếp nhà dạy bảo, sân thi lễ;(39) Ơn nước cao dày, bậc áo khăn. Khu vườn được chăm sóc chu đáo. Hai hàng cây bông cẩn chạy dọc theo hai bên con đường từ cổng vào được cắt xén tươm tất; các khóm hoa hường, hải đường, nguyệt quế, mai tứ quý (trên trăm tuổi) đối xứng nhau. Hai sân hai bên khá rộng, trồng nhiều cây lưu niên và ăn quả, tỏa bóng im mát như đào, nhãn, dừa, phượng, cau Dưới các gốc cây đều có xây bồn hoa bao quanh và những bộ bàn ghế phẳng phiu xinh xắn để ngồi thưởng trà ngắm cảnh. Một bồn hoa vuông sau bức bình phong trưng bày nhiều chậu kiểng với các loại cây, hoa phong phú. Khoảng vườn hai bên và phía sau khu nhà thì toàn cây lưu niên đứng thành hàng lối như mãng cầu, chuối tây, kim châu, mít, cam, chanh (40) Với những giá trị tiêu biểu như trên, Lạc Tịnh Viên đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2007. 3. An Định Cung Cung An Định hiện nay tọa lạc tại phường Phú Nhuận, thành phố Huế, mặt nhìn về hướng nam, giáp đường Phan Đình Phùng (số nhà 179B) và sông An Cựu, bắc là cổng hậu giáp đường Nguyễn Huệ, phía đông giáp xóm dân cư trong đó có phủ An Hóa Công, phía tây cũng giáp xóm dân cư cách một đường kiệt và từ đường Khải Thành Trung Hưng Hồng Cơ (phủ thờ Kiên Thái Vương Hồng Cai, con trai thứ 26 của vua Thiệu Trị và bà Tài nhân Trương Thị Vĩnh, thường gọi là Hưng Vinh từ đường, Đình Phương từ đường, Nội từ đường hay Tôn từ). Theo các cụ cao tuổi, nguyên đây là phủ ở của ông hoàng Bửu Đảo (con vua Đồng Khánh), vì mê cờ bạc, mắc nợ nhiều quá, nên ông cắt đất bán cho dân lập đền thờ Đức Thánh Trần; đến khi được đưa lên ngôi (tức vua Khải Định), ông mới chuộc lại để xây cung, còn đền thờ Đức Thánh Trần thì dời sang bên kia sông An Cựu, gần đầu nam cầu Kho Rèn, gọi là Tân Phẩm Linh Từ. Vì thế, từ nửa đầu thế kỷ XX, con đường Phan Đình Phùng tuy hẹp nhưng là con đường khá đẹp và yên tĩnh, xe cộ chỉ chạy một chiều (ngược với đường Phan Châu Trinh bên kia sông). Cung An Định là một trong ít di tích của nhà Nguyễn được xây dựng muộn nhất, đầu thế kỷ XX, khởi công năm 1917, hoàn tất năm 1918, do Bang Hưng
  28. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 51 làm thầu khoán, tập trung một kíp thợ giỏi ở Huế, như “Đệ nhất xảo thủ” thợ mộc Nguyễn Văn Khả, thợ vẽ Lương Quang Duyệt.(41) Lý do xây dựng được chủ nhân, vua Khải Định, trình bày rõ trong bài văn đắp chữ nổi trên ba mặt ban công của tòa lầu và bài Ngự chế An Định Cung dẫn (xem bên dưới). Ngày 28/4/1922, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được sách phong Đông cung; theo ý nguyện của vua Khải Định, triều đình Huế đã làm lễ rước Đông cung từ Đại Nội về cung An Định. Ngày 6/11/1925, vua Khải Định mất; ngày 8/1/1926, Vĩnh Thụy đăng quang, niên hiệu Bảo Đại. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, vua Bảo Đại làm lễ thoái vị ngày 30/8/1945 tại Ngọ Môn, trao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ trung ương là Trần Huy Liệu, rồi cùng với mẹ (bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc) và vợ (bà Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Thị Lan) cùng các con và kẻ hầu người hạ rời Hoàng Thành qua ở cung An Định. Năm 1955, Bảo Đại bị truất phế, chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An Định, bà Từ Cung đến ở một cái lầu khác cách đó chừng 300m về phía tây cho đến lúc mất vào năm 1980 (về sau, cơ quan văn hóa của tỉnh cũng quản lý nơi này làm Nhà lưu niệm Đoan Huy Hoàng Thái hậu, số 145 đường Phan Đình Phùng). Năm 1963, Diệm đổ, chính quyền trả lại cung An Định, bà Từ Cung cho họ hàng thân thuộc chia nhau ở. Sau năm 1975, bà đem hiến cho chính quyền cách mạng. Bấy giờ, cung An Định là Câu lạc bộ Lao Động, nhiều hư hỏng vì bom đạn xuân Mậu Thân (1968) và sự xuống cấp vì thời gian chưa sửa chữa được. Ngày 27/2/2002, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 561/QĐ-UB bàn giao toàn bộ cung An Định cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý và lựa chọn đây là một địa điểm tổ chức Festival Huế năm 2002. Do đó cần phải bước đầu tu bổ nhiều cấu kiện trong cung để kịp thời phục vụ lễ hội. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng của Bộ Xây dựng đã lập dự án thiết kế và thi công: tu bổ mặt ngoài Khải Tường Lâu, cổng chính, đình Trung Lập; tôn tạo sân vườn, tu bổ kè đá hai hồ nước, phục hồi hệ thống tường rào, đường lát đá chẻ dẫn vào Cửu Tư Đài, thiết lập hệ thống chiếu sáng ngoại thất, hệ thống cấp nước và phục hồi bến thuyền. Tổng mức đầu tư là 4.500.000.000 đồng. Công trình hoàn tất và khánh thành ngày 30/4/2002. Diện tích toàn bộ cung An Định khoảng 23.463,15m2. Các công trình nguyên thủy từ ngoài vào trong gồm cửa cung, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, Cửu Tư Đài (nhà hát), nhà ngang, chuồng thú, hồ nước, khu vườn, cổng hậu, nhưng đến nay, Cửu Tư Đài và chuồng thú không còn nữa. Cửa cung hai tầng xây bằng gạch và vôi vữa, trang trí bằng nghệ thuật khảm sành sứ. Tầng trên (môn lâu), đầu mái đắp bầu rượu lớn, bờ quyết đắp bốn con rồng uốn lượn nhìn về trước; ở giữa và cả hai mặt trước sau là những hình tròn tượng trưng mặt trời, hai mặt tả hữu là bốn cột thẳng khối viên trụ trang trí mảnh sành thành những đường thẳng chạy dọc như kiểu kiến trúc Roman, và bốn con lân
  29. 52 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 nhỏ đứng chầu. Hai bên hông dưới môn lâu có hai bức hổ phù. Bốn góc môn lâu là bốn bầu rượu cổ cao. Tầng dưới (cung môn), bên trên cửa vòm cuốn mặt ngoài có bức hoành cuốn thư đề ba chữ Hán đắp sành sứ vàng “安定宮 An Định Cung”, mặt trong cũng có bức hoành đắp hai chữ “九如 Cửu như”, lấy điển trong Thi kinh có thiên Thiên bảo chúc vua dồi dào sức khỏe và sống lâu.(42) Trên hai bức hoành nổi bật hình “lưỡng long tranh châu”; sát hai bên là đôi chim phụng sải cánh nhìn xuống cổng. Hai bên cửa cung trang trí ô hộc với hoa văn kỷ hà cách điệu, hai con lân giáp hai bên bờ thành. Hai mặt đều nề câu đối ghép sành sứ Hai bên đắp câu đối. Mặt ngoài: 安所止為樂天廿年春香水風輕屏山雲淡 定徵祥於吉地四月夏堯書龜應晉殿龍飛 An sở chỉ vi lạc thiên, trấp niên xuân, Hương thủy phong kinh, Bình sơn vân đạm; Định trưng tường ư cát địa, tứ nguyệt hạ, Nghiêu thư quy ứng, Tấn điện long phi. Tạm dịch: An ở chỗ vui mệnh trời, hai chục năm xuân, gió nhẹ sông Hương, mây mờ đỉnh Ngự; Định cho điềm về cuộc đất, tháng tư mùa hạ, rồng bay điện Tấn, rùa hiến sách Nghiêu. Mặt trong: 豈敢以民力為臺為沼 尚其貽孫謀維垣維翰 Khởi cảm dĩ dân lực vi đài vi chiểu; Thượng kỳ di tôn mưu duy viên duy hàn. Tạm dịch: Đâu dám lấy sức dân làm ao làm gác; Chỉ trao cho đời cháu có đất có nhà. Vào trong, cách cửa cung 3,5m là đình Trung Lập, một ngôi nhà bát giác xây bằng gạch, vôi vữa, xi măng và gỗ, dáng thông thoáng và xinh xắn, gồm hai bậc nền, tầng cấp lên xuống ở hai hướng đông, tây. Đình có 8 cột, mỗi cột cao 1,8m, đầu cột có giá đỡ bằng gỗ tiếp nối với mái. Mái dưới đắp nổi 8 con rồng, mái trên đắp nổi 4 con rồng, đều khảm sành sứ, thân uốn khúc hướng về phía trước. Trên đầu mái là bầu rượu. Khoảng giữa hai mái có các ô hộc khảm sành sứ hoa văn và ba chữ Hán “中立亭 Trung Lập Đình”. Đình nay để trống, nhưng xưa kia từng đặt bức tượng Khải Định làm bằng đồng đúc liền khối (sau đem lên cất giữ ở Ứng Lăng, vì ở đây không ai bảo quản), rất giống người thật (43)
  30. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 53 Sau đình Trung Lập là lầu Khải Tường, kiến trúc quan trọng nhất của cung An Định. Lầu gồm ba tầng, diện tích 745m2, mô phỏng kiểu châu Âu thế kỷ XVIII - XIX, vật liệu chủ yếu là vôi vữa, xi măng, sắt thép. Mái lợp ngói liệt, nền lát gạch hoa. Vách dày 0,40m với kỹ thuật tường dầm chịu lực và cấu trúc bê tông. Vật liệu gỗ truyền thống rất hạn chế, chỉ dùng làm cửa, viền tranh ảnh và cầu thang, giá đỡ. Bên ngoài mặt trước tầng nhất, một ban công chống đỡ bởi 8 trụ tròn (trong đó 2 trụ ốp tường), mỗi trụ cao 2,40m, đầu khảm thủy tinh tỉ mỉ như phong cách nghệ thuật Roman; dải ban công bên trên đắp nổi ba chữ Hán “啟祥樓 Khải Tường Lâu” và bài văn trình bày lý do xây dựng bằng chữ Hán: 御制恭錄 - 啟祥樓 - 啟定戊午年造 朕以中興元前久淹別殿壬寅炤出府例基此丙辰夏晉光丁巳秋發尚祿帑因 基雇工改構戊午冬成念發祥基地命名啟祥樓敕賣器用陳設一切不動國帑示非公 作也其賜皇長子永瑞為私有用炤特寵也其凜遵是旨慮以克家他日默藉天眷德達 才成仰賴前休積祥膺命尤其承朕意其無違 - 啟定戊午年冬 . Tạm dịch: “Kính ghi văn vua làm - Lầu Khải Tường - Dựng năm Mậu Ngọ thời Khải Định “Trẫm trước khi lên ngôi thì ở tại điện riêng. Năm Nhâm Dần [1902], theo lệ ra phủ, chính nơi này. Mùa hè năm Bính Thìn [1916] làm lễ tấn quang. Mùa thu năm Đinh Tỵ [1917] lấy bổng lộc hoàng đế, nhân nền móng ấy thuê thợ dựng lại, mùa đông năm Mậu Ngọ [1918] thì xong. Nghĩ rằng đây là nơi phát điềm lành nên cho tên là lầu Khải Tường. Sai mua đồ dùng để trang hoàng bày biện, nhất thiết không đụng đến kho nhà nước, bởi vì đây không phải là việc chung. Ban nó cho hoàng trưởng tử Vĩnh Thụy làm của riêng để tỏ rõ lòng yêu thương đặc biệt vậy. Hãy tuân theo lời chỉ này, lo cho yên việc nhà ở. Ngày sau mong trời thương đến, đạt đức thành tài, ngửa nhờ ơn trước, chứa điềm lành, vâng mệnh lớn, càng phải noi theo ý trẫm. Chớ làm trái ngược! Mùa đông năm Mậu Ngọ niên hiệu Khải Định (1918)”. Tám bình hoa đắp nổi bố trí trên vách mặt ngoài, mỗi bình trang trí hai thiên thần có cánh; hình ảnh trong mỹ thuật Tây phương, hoa lá và chùm nho là hình ảnh chủ yếu. Nội thất tầng một gồm bảy phòng, phòng giữa làm sảnh đường, nơi dùng để tiếp khách, trang trí sáu bức bích họa viền khung gỗ thếp vàng chạm khắc lá sen, hoa mai cách điệu, khổ 1,80m x 1,10m và 1,60m x 1,40m. Nội dung là hình ảnh các lăng vua triều Nguyễn, do họa sĩ Lương Quang Duyệt thực hiện. Trên trần các phòng đều vẽ sơn dầu trang trí mô-típ hoa lá, chùm nho Hai tầng trên cũng như thế, duy không có ban công mà thôi. Đặc biệt mặt trước tầng ba có một bình phong, đắp nổi bài văn An Định Cung dẫn của nhà vua, nội dung như sau:
  31. 54 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 宫規總出御制 安定宮引 安定宮朕之潛邸也朕為蕃辰自號安定營第于此癸丑秋誕皇長子丙辰夏晉 光特念發祥地出祿帑改建樓戊午春成命改邸為宮因以故號名其宮而名其樓曰啟 祥凡樓中所有金銀珠及一切器皿物用均出朕祿帑購造其他各所皆然乃預為他日 伊皇長子長成賜為私有或伊無得位祿而轉與兄弟及其子孫之私有故不敢臺有費 及國家公財民力者良以此也夫既為天子則府庫財皆其財也又何必私營思積效商 之鹿臺唐之園林以為後人諷議為哉惟值今文明辰代國家財用自有銀冊君有俸仕 有祿各以私需非若曩辰億兆人之奉者比故歐州各國之君營建樓臺私其財用者百 倍于此則朕之私亦未常過况念朕春秋鼎盛皇子冲齡天道難窺人事必備聊為他日 皇長子之未能如朕者先其慮耳乃命鑴刻于匾置在安定宮併命謹信列編樓中一切 所有于冊以為留炤辰 啟定庚申年仲秋 Tạm dịch: Bài văn do vua làm: Khuôn khổ cung và tiền bỏ ra xây dựng Bài dẫn về cung An Định “Cung An Định vốn là tiềm để của trẫm. Trẫm khi còn là thân phiên, tự đặt hiệu An Định, xây dựng phủ đệ tại nơi này. Mùa thu năm Quý Sửu [1913], hoàng trưởng tử chào đời. Mùa hè năm Bính Thìn [1916] trẫm lên ngôi. Riêng nhớ chỗ phát điềm lành, bỏ tiền lương ra đổi dựng thành lầu, năm Mậu Ngọ [1918] làm xong, sai đổi để làm cung, nhân đó lấy hiệu cũ đặt tên cung và gọi tên lầu là Khải Tường [mở điềm lành]. Tất cả những vàng bạc châu báu, cùng toàn bộ đồ đạc bàn ghế trong lầu, đều xuất tiền lương của trẫm để mua sắm, và các sở khác cũng thế. Ấy là tính về sau, hoàng trưởng tử lớn lên, sẽ cho làm của riêng, hoặc nếu y không hưởng được lộc vị, thì chuyển giao của riêng này cho anh em hay con cháu. Bởi vậy mà không dám xài phí đến sức dân và tiền công của Nhà nước. Đấy cũng là điều hay vậy. Ôi! Đã làm vua, thì của kho nhà nước cũng đều là của mình, còn xây dựng riêng, dành dụm riêng làm gì? Bắt chước Lộc Đài của nhà Thương, Viên Lâm của nhà Đường(44) chỉ chuốc lấy lời mỉa mai châm biếm của người đời mà thôi! Nhưng gặp thời buổi văn minh ngày nay, tiền bạc chi tiêu của Nhà nước đã có ngân sách, vua có bổng, quan có lộc, mỗi người lấy đó dùng cho nhu cầu riêng, chứ không như ngày xưa bắt ức triệu người phải cung phụng. Vì vậy, vua chúa các nước ở châu Âu xây dựng lâu đài, lấy riêng tài sản còn gấp trăm lần, so ra thì của cải trẫm chẳng đáng bao lăm. Huống chi nghĩ lại, tuổi tác trẫm đã cao, mà hoàng tử còn thơ ấu, đạo trời khó thấy trước, việc người ắt phòng xa, biết đâu sau này hoàng trưởng tử không được như trẫm, thì lo trước là hơn. Bèn sai khắc chữ vào biển ngạch đặt tại cung An Định, và lệnh cho Ty Cẩn Tín kê chép tất cả những gì có ở trong lầu vào sổ sách để lại về sau.
  32. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 55 Tháng trọng thu năm Canh Thân niên hiệu Khải Định (1920)”. Sau lầu Khải Tường là Cưu Tư Đài, tức nhà hát. Kiến trúc này đã sụp đổ và triệt giải, nhưng nay khai quật vẫn còn nền móng. Hai bên đài là hai dãy nhà tả hữu, nơi ở của các nhân viên, nay vẫn còn. Tiếp đến là con đường rộng rãi dẫn tới cổng sau, chạy giữa hai cái hồ nước hình chữ nhật; xưa hai bên hồ nước có những chuồng nuôi dã thú Tuy ra đời muộn, nhưng cung An Định và lầu Khải Tường vẫn là một di tích cung đình khá đặc biệt, đánh dấu một thời đại trong lịch sử Việt Nam, thời đại phong kiến - thực dân. Giá trị của cung An Định chủ yếu là ở mặt nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật trang trí, tiêu biểu cho phong cách kiến trúc tân cổ điển (néo - classique) đầu thế kỷ XX. Mặc dù chịu ảnh hưởng phương Tây, song mỹ thuật Huế với tư cách là một trung tâm mỹ thuật thời Nguyễn nổi tiếng vẫn gìn giữ và tiếp tục phát huy những nội dung và tính chất mỹ thuật truyền thống của dân tộc. Vì thế, cung An Định và lầu Khải Tường đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích quốc gia, được trùng tu và đem vào sử dụng. L N L - N C T CHÚ THÍCH (1) Dương Văn An (1961), Ô Châu cận lục, Bản dịch: Bùi Lương, Nxb Văn hóa Á châu, Sài Gòn, tr. 58. (2) Về hệ thống thần linh của làng An Cựu, xem thêm “Trích tuyển văn tế làng xã Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (141), tr. 24-26. (3) Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Bản dịch Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân , Nxb Khoa học, Hà Nội, tr. 377. Có lẽ người dịch không biết, thấy chữ Nôm viết với chữ Hán “nhi”, nên đọc thành “nhé”. Trong nguyên văn (bản của Viện Văn hóa VHc 553), chúng tôi đọc được: “有名〇粒小而長頗香十月半種三月半穫 Hữu danh nhe, lạp tiểu nhi trường, phả hương, thập nguyệt bán chủng, tam nguyệt bán hoạch” (chữ chúng tôi vòng lại gồm bộ 米 mễ và chữ 而 nhi, đáng tiếc phần mềm chữ Nôm trên máy tính hiện nay lại không có chữ này!). “Nhe” đọc thành “de” chỉ là do phương âm đọc NH thành D, không chỉ ở Huế mà chung cho cả vùng Trung Trung Bộ (Bình - Trị - Thiên): cái nhà > cái dà; nhấp nhô > dấp dô (4) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục chính biên, đệ thất kỷ, Bản dịch: Cao Tự Thanh, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 214. (5) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập I, Bản dịch: Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 250 - 251. (6) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, sđd, tr. 114, 115. (7) Tức bà Tống Thị Lĩnh, người huyện Tống Sơn xứ Thanh Hóa, con ông Thiếu phó quận công Tống Phúc Vinh, mẹ họ Lê. Bà sinh năm Quý Tỵ (1653), quy y với sư Thạch Liêm Thích Đại Sán, pháp danh Hưng Tín. Bà mất ngày 22 tháng Ba năm Bính Tý (23/5/1696), được phong Quốc Thái phu nhân, táng tại làng Định Môn (nay là xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), lăng tên là Vĩnh Mậu, thờ tại Thái Miếu hữu nhị án. (8) Thích Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, tr. 113.
  33. 56 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 (9) Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển tứ thập bát, tờ 14a - 14b. (10) Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển thất, tờ 14a. (11) Ưng Luận (1995), Ca dao xứ Huế - Bình giải, Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, tập I, Huế, tr. 33. (12) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, sđd, tr. 114. (13) Dương Văn An, Ô Châu cận lục, sđd, tr. 36. (14) Dương Văn An, Ô Châu cận lục, sđd, tr. 44, 45. (15) Các chúa Nguyễn chọn đất đóng phủ, thường đặt tên mới theo ước nguyện của mình: chúa Sãi đặt phủ Phúc An (người Huế quen đọc là Phước Yên), ông bắt đầu lấy chữ Phúc làm họ kép Nguyễn Phúc, mong được yên ổn lâu dài, chúa Thượng đặt phủ Kim Long, chúa Ngãi đặt phủ Phú Xuân. (16) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Tập 1, sđd, tr. 107. (17) Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, Thuận Hóa, lời chú 57, tr. 163. (18) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, sđd, tập Năm, tr. 284. (19) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, sđd, tập Năm, tr. 380. (20) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, sđd, tập Sáu, tr. 223. (21) Đề thơ: nguyên văn “題糕 Đề cao”. Theo Kiến văn hậu lục, ngày Trùng Cửu, Lưu Mộng Đắc làm thơ, muốn dùng chữ “糕 cao” để gieo vần, ngặt vì ngũ kinh không có chữ này, nên thôi. Tống Tử Kinh cho là không hợp lý, nên ăn bánh cao, một thứ bánh bằng bột nếp, và làm thơ có câu: “劉郎不敢題糕字 / 虛負詩中一世家 Lưu lang bất cảm đề cao tự / Hư phụ thi trung nhất thế gia (Đề cao chẳng dám chàng Lưu ấy / Luống phụ trong thơ một thế gia). Về sau, người ta gọi “đề cao” là làm thơ. Đây cũng có thể vua Thiệu Trị nhắc lại việc ngày trước mình đươc theo vua cha lên chơi núi Ngự Bình, uống rượu làm thơ. (22) Tung hô: nguyên văn “hô tam”, tức “tam hô” hay “tam chúc”. Do tích Hán Vũ Đế vào núi Tung Cao chơi, nghe trong núi âm vang tiếng hô “vạn tuế” (muôn năm) ba lần (có lẽ do các quan hô to, tiếng vang dội lại từ trong núi, hay địa phương cho người nấp sẵn trong núi, đợi vua đến rồi hô lên ba lần để chúc). (23) Sông núi hiểm nguy: dịch thành ngữ “sơn hà bách nhị”, “bách nhị” là hai người chống lại được một trăm người, đó là nhờ cái thế hiểm yếu của núi sông, chỉ cần hai người cầm kích chống đỡ thì dù đối phương một trăm người cũng không vượt qua được. (24) Khu vực đàn Nam Giao của triều Nguyễn xây năm 1806 hiện còn, nằm trên mặt bằng gò đất phía nam Sông Hương và sông An Cựu, thuộc địa phận làng Dương Xuân, quy mô gồm bản thân nền đàn, Trai Cung (nhà để vua ở chay tịnh ba ngày trong mỗi lần tế) và Thần Khố (kho công, nơi cất chứa đồ dùng cho việc tế lễ, tức tự khí), chung quanh trồng thông, rào bằng tre xanh, về sau dựng thêm nhà Tả Túc, Hữu Túc (nơi các quan tạm trú để chầu hầu nhà vua), phòng trà (dành cho đội Thượng Trà, lo đồ uống cho vua), nhà bếp (dành cho đội Thượng Thiện, lo thức ăn cho vua) ở hai bên Trai Cung (1815), và Thần Trù (nơi hạ súc vật và làm đồ cúng, dựng năm 1827). (25) Nội Các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, sđd, tập 13, tr. 96. (26) Cưu: một loài chim, còn gọi là tu hú, chim gáy hay chim ngói, không biết làm tổ, đẻ nhờ vào tổ chim khác.
  34. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 57 (27) Kinh kệ đưa: nguyên văn “dũng triều âm”, tiếng nước triều vọt lên, còn nói “hải triều âm”, tiếng sóng biển, chỉ âm thanh nhà Phật (tụng kinh, chuông, mõ) có sức mạnh thức tỉnh con người thoát khỏi mê lầm. (28) Trường học mới: dịch thoát “tân Lỗ Trạch”. Lỗ Trạch là cái nhà ở nước Lỗ, chỉ nhà của Khổng Tử, cũng là nơi ông dạy học. Sử chép về sau, Lỗ Cung Vương phá nhà Khổng Tử để xây điện mới, phát hiện trong vách mấy quyển sách Thượng thư, Lễ ký, Luận ngữ, chữ viết như con nòng nọc, nên gọi là khoa đẩu văn (khoa đẩu: con nòng nọc), và các sách ấy gọi là Cổ văn Thượng thư, Lễ cổ kinh, Cổ văn Luận ngữ. Cái nhà mới nước Lỗ đây chỉ phủ của Tùng Thiện Vương, cũng là một vị thầy ở thế kỷ XIX. (29) Bậc thầy xưa: nguyên văn “cựu Hà Gian”. Hà Gian Vương là tước hiệu của tông thất nhà Hán, tên Lưu Đức, ông là con vua Hán Cảnh Đế (156-54 TCN), nhưng không màng công danh phú quý, ngồi dạy học, sống vui đạo quên nghèo (lạc đạo vong bần), chủ việc thiện, được nhân dân kính trọng, yêu mến. (30) Phụ lão nước Tề: chưa rõ điển tích. (31) Chu gia phân khí: con cháu của vua nhà Chu thời Tam đại. Trong hoàng tộc Chu, các anh em, con cháu của thiên tử ở kinh đô được chăm sóc đầy đủ, có tòa điện riêng để hàng tháng tụ họp, thết đãi rất ân cần, nồng hậu, tạo điều kiện để họ giúp thiên tử bình trị thiên hạ; ai có công lớn cũng được cắt đất phong ấp. (32) Chín trù: chín mưu kế, nguyên tắc để trị nước, xuất từ thiên Hồng phạm trong Kinh Thư. (33) Tiến Sảng: tên cái đình do vua Minh Mạng cho xây trên đỉnh núi Thúy Vân, sau tháp Điều Ngự chùa Thánh Duyên, để ngồi ngắm sóng biển ở cửa Tư Hiền. (34) Nhạt tựa sông: nguyên văn “đạm tự lưu”, cũng như “đạm nhược thủy”, nhạt như nước, không mùi không vị nhưng lâu dài, bền vững, trong sạch. Xưa có câu: “朋友之交淡若水 Bằng hữu chi giao đạm nhược thủy” (Giao tình của bạn bè nhạt như nước. Luận ngữ). (35) Trong ngoài: chỉ làm quan trong kinh đô và ngoài các tỉnh. Việc nước: nguyên văn “tuân tuyên”, chữ lấy trong Kinh Thi, phần Tiểu nhã, thiên Hoàng hoàng giả hoa, nói quan nhậm lệnh vua sai đi làm việc, đi sứ thăm hỏi các nước láng giềng, có câu: “載馳載驅周爰咨詢 Tái trì tái khu / Chu viên tư tuân (Chạy nhanh chạy gấp / Thăm hỏi khắp nơi). Tuyên là tuyên bố, nói cho mọi người biết chính lệnh của nhà vua, pháp luật của nhà nước để giáo hóa dân chúng biết tuân theo. Đây chỉ chức Tuần phủ thời Nguyễn. Dân sĩ: nhân dân và sĩ phu, người bình thường và người có học. (36) Tử thần: con cái (đối với cha mẹ) và bề tôi (đối với vua). Chúng tôi để nguyên văn vì phép đối (dân sĩ - tử thần). Nói xuôi thuận là: thần tử (tôi con). (37) Biết khôn giữ dại: nguyên văn “tri bạch thủ hắc”, biết trắng mà giữ lấy đen, tức hiểu biết nhiều, đầy đủ, nhưng cứ làm như chẳng biết gì, để được yên thân, chứ cứ khoe khoang ta đây biết nhiều, sẽ có lúc mang vạ. (38) Trước Chu sau Lỗ: Chu là nước thiên tử, Lỗ là nước chư hầu, mà Lỗ lại có Khổng Tử, vị “vạn thế sư biểu”; đây chỉ triều đình trên có vua nhà Nguyễn, mà dưới có những gia đình như gia đình Tuy Lý Vương lại là trong họ vua, nhận mệnh vua để giáo hóa nhân dân, thì là một hạnh phúc lớn. (39) Sân thi lễ: nguyên văn “Lý đình thi lễ”, chỉ cha dạy cho con học, truyền thống giáo dục gia đình. Theo Luận ngữ, Khổng Tử đang đứng một mình, con là Lý, tự Bá Ngư, đi ngang qua sân. Khổng Tử hỏi: “Con đã học Lễ chưa?” (Lễ tức Kinh Lễ). Cũng có lúc ông khuyên con
  35. 58 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 nên học Kinh Thi để biết nhiều thứ trên đời, hỏi: “Con đã học Thi chưa?”. Vì vậy, từ “đình huấn”, “lý đình” nói về giáo dục trong gia đình, cha mẹ dạy dỗ con cái. (40) Theo bài viết của Trần Huy Thanh trong hồ sơ di tích lưu trữ tại Nhà Bảo tàng Văn hóa thành phố Huế. (41) Đáng tiếc là chúng tôi chưa rõ danh tính nhà thiết kế công trình này, là người Việt Nam hay kỹ sư Pháp. (42) Bằng cách dùng từ “như” chín lần trong chương 3 và chương 6: “天保定爾以莫不興如山如 阜如岡如陵如川之方至以莫不增/如月之恒如日之升如南山之壽不騫不崩如松柏之茂無不爾或承 Thiên bảo đính nhĩ, dĩ mạc bất hưng, như sơn, như phụ, như cương, như lăng, như xuyên chi phương chí dĩ mạc bất tăng/ Như nguyệt chi hằng, như nhật chi thăng, như Nam Sơn chi thọ bất khiển bất băng, như tùng bách chi mậu vô bất nhĩ hoặc thừa” (Trời giữ gìn người chắc chắn để không gì là không thịnh vượng, như núi, như gò, như đồi, như sườn non, như sông chảy khắp miền không gì không tăng thêm/ Như mặt trăng mọc, như mặt trời lên, sống mãi như núi Nam không nghiêng không đổ, như tùng bách tốt tươi, cho người được đầy đủ trọn vẹn). (43) Theo Phan Thuận An, tượng do một lính thợ người Quảng Nam thực hiện tại Huế. “Đầu bịt khăn chữ nhất (kiểu khăn xếp), mặc áo Tây khoác ngoài có xẻ tà nhưng lại thêu rồng, mây và sóng. Ngực áo đeo đầy mề đay (bên phải đeo 3 cái, bên trái đeo 4 cái). Hai vai mang gù có tua. Tay phải để thỏng hơi đưa về phía trước, tay trái chống kiếm đeo bên hông, ngón tay có đeo nhẫn hoa, chân đi giày da” ( Dẫn theo Trần Huy Thanh, bài viết trong hồ sơ di tích lưu tại Nhà Bảo tàng Văn hóa thành phố Huế, sau có in trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 năm 1997). (44) Vua Trụ nhà Thương xây dựng Lộc Đài rất to lớn, làm nơi ăn chơi hưởng lạc, sau bị Chu Văn Vương khởi binh đánh diệt. Vua Huyền Tông nhà Đường lập cung thất Viên Lâm, lập đội nữ nhạc gọi là Lê Viên tử đệ, chuyên múa hát cho vua và Dương Quý Phi thưởng thức; sau Tiết độ sứ An Lộc Sơn nổi loạn, vua tôi phải chạy lánh vào đất Thục. TÓM TẮT Sông An Cựu, đoạn chảy qua thành phố Huế là địa bàn của nhiều ngôi làng cổ ra đời ngay từ thời người Việt mới vào khai phá vùng đất Thừa Thiên Huế. Trong quá trình đô thị hóa vùng Huế, làng xưa dần mất đi, nhường chỗ cho phố chợ, công sở, phủ đệ của các ông hoàng bà chúa, các cơ sở tôn giáo Bài viết này đề cập một số địa danh và di tích gắn bó mật thiết với dòng sông An Cựu ở khu vực Huế. Đây đều là những địa danh quen thuộc với người dân xứ Huế và cả những người yêu Huế nhưng không phải ai cũng am hiểu tường tận. ABSTRACT PLACE NAMES AND RELICS RELATED TO AN CỰU RIVER IN THE AREA OF HUẾ There are a lot of ancient villages along the bank of An Cựu River founded in the early time the Vietnamese people exploited the land in Thừa Thiên Huế. Due to the urbanization of Huế, these ancient villages have gradually disappeared and been replaced by markets, streets, government offices, residences of the princes and princesses, religious establishments, etc This article mentioned some places and relics closely associated with An Cựu River in the area of Huế, which are familiar places to Huế’s inhabitants and those who love Huế but no-one’s knowledgeable.