Phân tích lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán – nhìn từ chỉ số Roe và Roa

pdf 8 trang Gia Huy 2330
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán – nhìn từ chỉ số Roe và Roa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_loi_nhuan_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_nie.pdf

Nội dung text: Phân tích lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán – nhìn từ chỉ số Roe và Roa

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN – NHÌN TỪ CHỈ SỐ ROE VÀ ROA PGS.TS. Hoàng Thị Thu Khoa Ngân hàng Tài chính – Trường ĐH Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Một trong những tiêu chí để xác định vị thế của một NHTM là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, trong đó lợi nhuận của ngân hàng là một trong những kết quả đầu ra quan trọng nhất. Lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của ngân hàng trên thương trường. Nó cần thiết cho việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của ngân hàng và tạo uy tín của ngân hàng đó đối với khách hàng. Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu, các ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP) đang niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam tiếp tục ghi dấu với xã hội bằng việc tăng giá trị của tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và hệ số chỉ tiêu lợi nhuận ROE và ROA. Thông qua việc phân tích lợi nhuận của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán, các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này trong thời gian tới. TỪ KHÓA: Ngân hàng thương mại cổ phần, niêm yết trên sàn chứng khoán, lợi nhuận và phân tích lợi nhuận 1. Đặt vấn đề Ngân hàng thương mại thường được coi là hệ thống tuần hoàn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, ngân hàng thương mại cung cấp những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu cho các tổ chức, cá nhân như cung ứng tiền tệ, tín dụng và thanh toán cho nền kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy sự phát và triển tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2013, trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng còn nhiều khó khăn, các ngân hàng TMCP nói chung và các NH TMCP đang lên sàn nói riêng đã bám sát chỉ đạo của các cơ quan quản lý, linh hoạt ứng phó với diễn biến của thị trường, sáng tạo, vận dụng nguồn lực tổng hợp trong đó phát huy giá trị nội lực được đưa lên hàng đầu để đạt được những kết quả tích cực, khẳng định vị trí, vai trò của một loại hình định chế tài chính hàng đầu. Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn tìm hiểu về hiện trạng và đánh giá về tình hình lợi nhuận của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán trong những năm gần đây. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học tình hình lợi nhuận của các ngân hàng này giúp cho lãnh đạo ngân hàng tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có những chiến lược, kế hoạch kinh doanh thích hợp. Ngoài việc giới thiệu một số cơ sở lý luận về lợi nhuận của ngân hàng thương mại và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài, nghiên cứu này tập trung vào phân tích lợi nhuận thông qua hai chỉ số tài chính ROE và ROA của các NH TMCP đã niêm yết trên sàn chứng khoán và đề xuất một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của các ngân hàng này trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng 2.1. Cơ sở lý luận về lợi nhuận và chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của NHTM 2.1.1. Khái niệm Lợi nhuận của NHTM Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận. Lợi nhuận là kết qủa cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói 397
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chung và của NHTM nói riêng. Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là phần tiền còn lại của tổng doanh thu sau khi đã trừ đi tổng chi phí trong hoạt động của Ngân hàng. Doanh thu của NHTM là tổng số tiền thu được do các hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan mang lại trong một thời gian nhất định (năm, quý, tháng) một cách hợp pháp, hợp lệ. Chi phí trong NHTM là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan trực tiép và gián tiếp đến mọi hoạt động của NHTM đã được xác định là hợp lệ và hợp pháp. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và là thước đo hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh. Nhà quản lý luôn tìm mọi cách không ngừng gia tăng lợi nhuận để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và gia tăng thu nhập cho các cổ đông nhờ mức chi trả cổ tức cao. Điều này càng làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường càng tăng, thương hiệu và uy tín của ngân hàng ngày càng được phổ biến. Gia tăng lợi nhuận còn là điều kiện để nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, làm cho người lao động gắn bó với nơi làm việc, giúp ổn định nhân sự và tổ chức. 2.1.2. ROA và ROE – Hai chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá lợi nhuận a) ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA (hay suất sinh lời trên tài sản) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thuần so với tổng tài sản có trung bình của một ngân hàng. ROA = Lợi nhuận ròng/Tài sản Có bình quân *100% Hệ số này cho biết trong kỳ một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tỉêu ROA cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản có trong NHTM. Tài sản có trong ngân hàng gồm nhiều khoản trong đó các khoản Cho vay (tín dụng) và các khoản đầu tư là lớn nhất. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Các NHTM có cùng quy mô tài sản có, ngân hàng nào có tỷ suất ROA cao, chứng tỏ NHTM đó có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả. ROA là chỉ tiêu đánh giá suất sinh lời kinh tế để so sánh hiệu quả hoạt động kinh tế của ngành ngân hàng với các ngành khác. Trong thống kê kinh nghiệm về ROA của các NHTM trên thế giới, các chuyên gia tài chính ngân hàng phân chia ROA thành các cấp độ sau: + ROA nhỏ hơn 0,5%: tạo lợi nhuận kém, các ngân hàng vay nợ nhiều trong phần nợ trên bản cân đối, hoặc trích lập dự phòng nhiều khi cho vay. + ROA đạt từ 0.5%-1%: tạo lợi nhuận trung bình. Hầu hết các thị trường ngân hàng đều nằm ở nhóm này. + ROA đạt từ 1%-2%: lợi nhuận khỏe mạnh (tốt). + ROA đạt từ 2%-2,5%: lợi nhuận rất tốt, nhưng cần lưu ý đến những mô hình bất thường trong hoạt động (do độc quyền ngân hàng), hoặc ngân hàng tham gia vào các nghiệp vụ cho lợi nhuận cao, đi kèm với rủi ro cao. + ROA lớn hơn 2,5%: bất thường, cần thận trọng và xem xét kĩ bởi các hoạt động rủi ro của ngân hàng. b) ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (hay suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với vốn tự có bình quân của một ngân hàng. ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu bình quân *100% 398
  3. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Chỉ số này cho biết trong chu kỳ kinh doanh của một NHTM, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong NHTM. Chỉ tiêu ROE cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng càng lớn, chứng tỏ hiệu suất và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong ngân hàng đó càng cao. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn, vì vậy nó được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. ROE được sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Trong các ngân hàng thương mại, tổng tài sản có so với vốn tự có thường gấp 15 đến 20 lần, từ đó có thể phân cấp ROE như sau: + ROE nhỏ hơn 10%: khả năng tạo lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đó kém. + ROE đạt từ 10%-20%: ngân hàng hoạt động cho lợi nhuận bình thường. + ROE đạt từ 20%-30%: ngân hàng hoạt động cho lợi nhuận cao. + ROE lớn hơn 30%: ngân hàng tạo ra lợi nhuận rất cao. 2.2. Phương pháp nghiên cứu áp dụng Để tiến hành phân tích lợi nhuận của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán, tác giả sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo thường niên của các NH TMCP đã niêm yết trên sàn chứng khoán, các cáo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2011 đến 2013, các báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng qua các năm và số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước về hoạt động Ngân hàng của các NHTM. - Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ Kết quả thu thập được từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê tồn tại dưới hai dạng: Thông tin định tính và thông tin định lượng. Thông tin định tính đượ xử lý logic nghĩa là đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét. Đối với thông tin định lượng, áp dụng các phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được. - Phương pháp phân tích thông tin: Tác giả áp dụng các công thức toán học để tính ra các chỉ tiêu đánh gia lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả thể thấy được sự biến động lợi nhuận của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán về vặt giá trị và tỷ lệ, từ đó thấy rõ xu hướng thay đổi của lợi nhuận trong quá trình phát triển của ngân hàng các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán. 3. Phân tích thực trạng lợi nhuận của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán 3.1. Điều kiện để một NH TMCP được niêm yết trên thị trường chứng khoán Ngày 13 tháng 9 năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 26/2012/TT-NHNN hướng dẫn thủ tục chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phần. Theo thông tư này, điều kiện để tổ chức tín dụng cổ phần được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán được quy định như sau: 1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 (hai) năm tính đến thời điểm đề nghị. 2. Giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định hiện hành. 399
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3. Hoạt động kinh doanh có lãi trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán và báo cáo tài chính riêng lẻ có kiểm toán trong 02 (hai) năm liền kề trước năm đề nghị. 4. Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại Điều 129 và Khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong trong thời gian 06 (sáu) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị. 5. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý trong thời gian 02 (hai) quý liền kề trước quý đề nghị. 6. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối quý liền kề trước quý đề nghị. 7. Trong thời gian 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị, tổ chức tín dụng cổ phần không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng dưới hình thức phạt tiền với tổng mức phạt từ 30 (ba mươi) triệu đồng trở lên. 8. Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng cổ phần có số lượng và cơ cấu đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành. 9. Tại thời điểm đề nghị, tổ chức tín dụng cổ phần có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành. Theo thông tư này, tính đến 31/12/2013 trên cả hai sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, có 9 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán gồm Vietcombank, Vietinbank, Quân đội, Sacombank, Eximbank, Á Châu, Sài gòn – Hà Nội (SHB), Nam Việt (Navibank) và BIDV, chiếm khoảng ¼ số ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam với giá trị giao dịch từ 7.000 đồng đến 20.000 đồng/cổ phiếu. Bảng 1. Các ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán TT Tên gọi của ngân hàng Ngày niêm Vốn điều lệ (đ) Số lƣợng CP Sàn giao dịch yết niêm yết (CP) 1 NH TMCP Sài gòn - 12/07/2006 12.425.115.900.000 1.242.511.590 SGDCK TP. Thương tín (STB) HCM (HOSE) 2 Ngân hàng TMCP Á Châu 21/11/2006 9.376.965.060.000 936.492.964 SGDCK Hà (ACB) Nội (HNX) 3 NH TMCP Sài gòn – Hà Nội 20/04/2009 8.865.795.470.000 886.579.547 HNX (SHB) 4 NH TMCP Ngoại Thương 30/06/2009 23.174.170.760.000 2.317.417.076 HOSE Việt Nam (VCB) 5 NH TMCP Công Thương 16/7/2009 37.234.045.560.000 1.323.199.600 HOSE Việt Nam (CTG) 6 NH TMCP Xuất Nhập khẩu 27/10/2009 12.355.229.040.000 1.235.522.904 HOSE Việt Nam (EIB) 7 NH TMCP Nam Việt (NVB) 13/9/2010 3.010.215.520.000 301.021.552 HNX 8 NH TMCP Quân đội (MBB) 1/11/2011 11.256.250.000.000 1.125.625.000 HOSE 9 NH TMCP Đầu tư và Phát 24/1/2014 28.112.026.440.000 2.811.202.644 HOSE triển Việt Nam (BID) (Nguồn: tác giả thu thập được từ website Vietstock.vn 400
  5. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Trong số các điều kiện để được lên sàn, các NH TMCP vừa hợp nhất, sáp nhập, hoặc đang trong lộ trình tái cơ cấu khó đáp ứng để niêm yết do có một số điểm đáng lưu ý như: giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định hiện hành; hoạt động kinh doanh có lãi trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán và báo cáo tài chính riêng lẻ có kiểm toán trong 02 năm liền kề trước năm đề nghị. Và tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý trong thời gian 02 quý liền kề trước quí đề nghị Ngoài ra, một trong những trở ngại khiến các ngân hàng ngại lên sàn là thị trường chứng khoán chưa thực sự thuận lợi cho việc thu hút vốn, trong khi yêu cầu công bố thông tin lại nghiêm ngặt. 3.2. Một số thông tin tài chính của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán Trong năm 2013, BIDV đã kiên định mục tiêu đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh gắn với tuân thủ các chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong công tác triển khai các chính sách tiền tệ. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, BIDV cũng ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo điều hành phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cùng hàng loạt chương trình công tác, nắm bắt tình hình và chỉ đạo định hướng trực tiếp tại cơ sở của Ban Lãnh đạo. Với sự đồng thuận, thống nhất chỉ đạo quyết liệt, sát sao từ Ban Lãnh đạo cũng như sự giám sát chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ, BIDV đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm 2013. Tổng tài sản năm 2013 của NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán đạt 2.444.641 tỷ đồng, tăng 10,36% tương đương với 229.522 tỷ đồng so với năm 2012, chủ yếu là do tài sản của 3 ngân hàng thương mại nhà nước chuyển đổi (BIDV, Vietcombank và Vietinbank) chiếm 65,19% tổng số tài sản của cả 9 ngân hàng lên sàn. Căn cứ trên số liệu thành phần của các tổng tài sản, cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, sau đó đến chứng khoán đầu tư và tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Nhận định trên cho thấy, cho vay khách hàng vẫn là nghiệp vụ chính của các NHTM. Vốn chủ sở hữu (bao gồm cả vốn điều lệ) là cơ sở và cũng là điều kiện để một NHTM xác định quy mô hoạt động của mình. Tính đến cuối năm 2013, vốn chủ sở hữu của cả 9 NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán có là 201.457 tỷ đồng, tăng 19,08% so với kết quả năm 2012. So sánh với tổng 33 ngân hàng TMCP đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất hoặc riêng lẻ, 09 ngân hàng TMCP lên sàn có tổng số Vốn chủ sở hữu chiếm hơn 58% của tổng vốn chủ sở hữu. Nhìn chung, vốn điều lệ vẫn là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thành phần cấu thành nên Tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại. Trong năm 2013, Vietinbank là ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu mạnh nhất thông qua phát hành tăng vốn điều lệ từ thêm hơn 11.000 tỷ đồng và thu thêm được gần 10.000 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Thông qua hai đợt phát hành tăng vốn cho cổ đông chiến lược và cổ đông hiện hữu, Vietinbank đã soán ngôi đầu của Vietcombank về quy mô Vốn CSH. Ngoài ra, BIDV cũng tăng vốn điều lệ trong năm 2013 lên 28.112 tỷ đồng (tăng 22,16% so với năm 2012) thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cho các cổ đông hiện hữu. Tổng nợ phải trả của 09 ngân hàng niêm yết năm 2013 là 2.242.007 tỷ đồng, tăng 9,66% so với năm 2012. Chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả của các ngân hàng là tiền gửi của khách hàng, Các NHTM có quy mô vốn CSH càng lớn thì ngân hàng đó càng có điều kiện để huy động thêm vốn vay, nợ nhằm phục vụ hoạt động SXKD. Do đó, những ngân hàng có tổng nợp phải trả lớn nhất là Vietinbank, BIDV và Vietcombank. 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán Mặc dù tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 của 9 ngân hàng gần như giữ nguyên so với năm 2012, rất nhiều các ngân hàng đã có tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế giảm mạnh so với năm 2012. Nguyên ngân chính của hiện tượng này là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao. Ngoài ra, tổng chi phí hoạt động tăng mạnh hơn tổng thu nhập hoạt động. Hầu hết các ngân hàng đều gặp phải tình trạng: Thu nhập lãi thuần giảm mạnh do chênh lệch lãi suất huy động và cho vay giảm. 401
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Trong khi hầu hết các NHTM đều bị thiệt hại do lợi nhuận sau thuế bị giảm mạnh thì một số ngân hàng như BIDV và NH TMCP Sài gòn - Thương tín (STB), NH TMCP Nam Việt (NVB vẫn làm ăn rất tốt và đạt được tăng trưởng ấn tượng. Năm 2013, NH TMCP Sài gòn - Thương tín tăng lợi nhuận sau thuế tăng 122.3% so với năm 2012. NH TMCP Nam Việt tăng 700% lợi nhuận sau thuế của nó đối với năm 2013. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng của BIDV không được cao bằng các tỷ lệ vừa liệt kê nhưng do Tổng thu từ các hoạt động gia tăng, cơ cấu thu nhập được cải thiện: Năm 2013, tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 19.209 tỷ đồng, tăng 15,2% tương đương với tăng 2.532 tỷ đồng so với năm trước. Thu nhập lãi thuần năm 2013 đạt 13.950 tỷ, tăng 5,6% so với năm 2012, chiếm 73% tổng thu nhập hoạt động. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động giảm nhẹ so với năm 2012 (79%) do trong năm 2013, BIDV đã 5 lần hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng theo chỉ đạo điều hành và chủ trương của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước. Thu dịch vụ ròng năm 2013 của BIDV đạt 2.461 tỷ, tăng 15% so với năm 2012 góp phần tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng có quy mô thu dịch vụ ròng dẫn đầu thị trường. Hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán có kết quả tốt, đạt 1.390 tỷ trong năm 2013, gấp hơn 5 lần năm 2012, đóng góp tích cực (7%) vào tổng thu nhập hoạt động của BIDV. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV năm 2013 đạt 5.290 tỷ đồng và tổng thu nhập từ từ hoạt động kinh doanh của BIDV 19.209 tỷ đồng. Bên cạnh đó lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh lên 2.461 tỷ đồng. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của BIDV tăng trưởng ổn định trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 hoàn thành 112% chỉ tiêu đề ra, đảm bảo thực hiện trích lập đủ dự phòng rủi ro, và các mục tiêu đa đề ra (thu nhập của người lao động, quyền lợi cho cổ đông, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước). Trong khi đó, BIDV luôn duy trì đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm toán và định hạng tín nhiệm quốc tế: Hệ số tỷ lệ an toàn vốn (CAR) luôn duy trì >9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định. 3.4. Đánh giá lợi nhuận của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán thông qua các chỉ số ROA và ROE Bảng 4. Chỉ tiêu ROA và ROE của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán (%) ROA ROE Mã chứng khoán 2012 2013 2012 2013 STB 0,66 1,38 7,31 13,06 ACB 0,44 0,50 6,21 6,61 SHB 1,45 0,59 17,75 8,21 VCB 1,07 0,93 10,64 10,33 CTG 1,23 1,01 18,35 10,74 EIB 1,26 0,39 13,53 4,49 NVB 0,01 0,06 0,06 0,56 MBB 1,32 1,27 18,29 15,09 BID 0,53 0,74 9,71 12,64 Tổng 9 NH 0,95 0,86 12,47 10,48 (Nguồn: Số liệu BCTC hợp nhất của các NHTMCP niêm yết trên TTCK năm 2012-2013 và tính toán của tác giả) 402
  7. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Hệ số ROA cho biết trong năm 2013, một đồng tài sản có tạo ra 0,74 đồng lợi nhuận ròng. Mặc dù chưa cao nhưng chỉ tiêu này của năm 2013 đã có sự tăng trưởng hơn so với năm 2012. Kết quả trên cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản có tại BIDV là chưa thật sự hiệu quả, múc độ tạo ra lợi nhuận từ tài sản của NHTM mới ở mức trung bình. Căn cứ vào kết quả tính toán, hệ số ROE và ROA trung bình chung của các TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán được xác định ở mức tạo ra lợi nhuận trung bình mặc dù có hiện tượng giảm dần khả năng tạo lợi nhuận trong hai năm 2012 và 2013. Năm 2012 - 2013, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra từ 10,48 đến 12,47 đồng lợi nhuận và một đồng đầu tư cho tài sản sẽ tạo ra được lợi nhuận trung bình là từ 0,86 đến 0,95 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, khi xét khả năng sinh lời cho từng ngân hàng cụ thể, căn cứ vào kết quả tính toán ta có thể kết luận như sau: T Khả năng sinh lợi Khả năng sinh lợi TT Tên gọi của ngân hàng nhuận của Tài sản nhuận của Vốn CSH 2012 2013 2012 2013 1 NH TMCP Sài gòn - Thương tín (STB) Trung bình Tốt Kém Trung bình 2 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Kém Trung bình Kém Kém 3 NH TMCP Sài gòn – Hà Nội (SHB) Tốt Trung bình TB-K Kém 4 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) Tốt Trung bình Trung bình Trung bình 5 NH TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) Tốt Tốt TB-K Trung bình 6 NH TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB) Tốt Kém Trung bình Kém 7 NH TMCP Nam Việt (NVB) Quá kém Quá kém Quá kém Quá kém 8 NH TMCP Quân đội (MBB) Tốt Tốt TB-K TB-K 9 NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) Trung bình Trung bình Kém Trung bình 4. Kết luận Năm 2013, các Ngân hàng TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán tiếp tục ghi dấu với xã hội bằng việc tăng giá trị của tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và hệ số chỉ tiêu lợi nhuận ROE và ROA. Việc phân tích lợi nhuận của Ngân hàng TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán thông qua hai hệ số ROA và ROE cho chứng ta đánh giá rõ hơn khả năng sinh lợi nhuận của tài sản và vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Để nâng cao lợi nhuận nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ có các phương án khác nhau để thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, trên nguyên lý chung, có thể thực hiện một số giải pháp như sau: Thứ nhất, các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán nên gia tăng các khoản thu dịch vụ phí. Các khoản thu dịch vụ phí có chi phí thấp nhất, do đó tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Mặt khác, ngân hàng nên mở rộng dịch vụ NHTM, vừa tăng thu nhập vừa hỗ trợ tích cực cho hoạt động tín dụng và nên tận dụng tối đa lợi thế vốn có của NHTM để giảm chi phí và tăng được lợi nhuận. Thứ hai, các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán có thể mở rộng đầu tư tài chính bằng cách tạo những tài sản có tính sinh lời nhiều hơn nhưng có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, các NH TMCP đang niêm yết trên sàn chứng khoán nên tiết kiệm các chi phí một cách hợp lý như chi phí vật liệu, giấy tờ các công cụ dụng cụ và các chi phí khác. Cuối cùng, cần có biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 403
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Gia tăng lợi nhuận trong luôn luôn là một vấn đề cần thiết và bức xúc trong các doanh nghiệp nói chung và đối với ngân hàng thương mại nói riêng. Ngân hàng thương mại sẽ tìm mọi biện pháp để có thể gia tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, gia tăng lợi nhuận phải đi đôi với phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Gia tăng lợi nhuận phải trên cơ sở phát triển hoạt động kinh doanh tổng hợp, có sự hài hòa giữa hoạt động tín dụng và đầu tư, phát triển da dạng hóa loại hình dịch vụ, vừa phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống vừa quan tâm đến phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng dần tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của mỗi ngân hàng. Tăng thu nhập bằng cách mở rộng tín dụng, đi đôi với tăng cường đầu tư tài chính và đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ ngân hàng, là phương hướng chủ yếu để gia tăng lợi nhuận trong ngân hàng thương mại. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng NH TMCP Sài gòn - Thương tín năm 2012 và 2013. [2] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2012 và 2013. [3] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội năm 2012 và 2013. [4] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam năm 2012 và 2013. [5] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2012 và 2013. [6] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam năm 2012 và 2013. [7] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Nam Việt năm 2012 và 2013. [8] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2012 và 2013. [9] Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2012 và 2013. [10] Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. NXB Phương Đông. 404