Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

pdf 6 trang Gia Huy 1720
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_chi_bao_hiem_xa_hoi_tai_bao_hiem_xa_hoi_huyen_thu_th.pdf

Nội dung text: Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN Managing social insurance ependitures at Social Insurance Thu Thua district, Long An province Hồ Ngọc Hoài1 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam hohoaingoc1970@gmail.com Tóm tắt — Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, trong đó chi Bảo hiểm xã hội là một công tác cốt yếu và là trọng tâm của ngành Bảo hiểm xã hội, góp phần thực thi chính sách Bảo hiểm xã hội của Nhà nước đối với người lao động. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2018 – 2020 và đề xuất những giải pháp về tăng cường quản lý đối tượng hưởng, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Abstract — Vietnam Social Insurance is organized and managed according to a vertical, centralized and unified system from the central to local levels, in which social insurance expenditures spending is a key task and the focus of the Social Insurance industry. contribute to the implementation of the State's social insurance policy for employees. This study was conducted to analyze and evaluate the current stage of expenditure management at Social Insurance Thu Thua district, Long An province in the period of 2018 - 2020 and propose solutions to strengthen management for beneficiaries, strengthen inspection and supervision activities and propagate and disseminate policies and laws on Social Insurance. Từ khóa —Bảo hiểm xã hội, quản lý chi, Social insurance, expenditure management. 1. Sự cần thiết của đề tài Bản chất của Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện. Theo phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ BHXH mới được quyền lợi. Mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như đoàn kết tương trợ, chia sẻ rủi ro, nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội. Từ thực tiễn quản lý chi trả các chế độ BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và quản lý người hưởng các chế độ BHXH, BHTN tại BHXH huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An vẫn còn một số hạn chế phát sinh từ thực tiễn bao gồm: (i) Cơ sở dữ liệu người hưởng BHXH, BHTN và phần mềm quản lý chi trả các chế độ BHXH hàng tháng đã được BHXH Việt Nam quan tâm từ rất sớm, BHXH Việt Nam đã xây dựng hoàn thiện phần mềm quản lý chi trả các chế độ BHXH hàng tháng để triển khai áp dụng trong cả nước. Hiện nay phần mềm này đã được BHXH Việt Nam nhiều lần nâng cấp để đáp ứng yêu cầu quản lý; (ii) Một số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng nhận lương hưu qua thẻ ATM nhưng không có đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết hoặc chưa cung cấp thông tin cá nhân cho cơ quan chi trả BHXH. Cơ quan chi trả BHXH gặp khó khăn trong công tác nắm bắt tình hình người hưởng, đặc biệt người hưởng ở nước ngoài hay là người ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH trong khi thời hạn ủy quyền không có thời hạn; (iii) Tình trạng người có quyết định hưởng lương hưu nhưng không nhận lương hưu vẫn còn xảy ra. Do một số hạn chế và bất cập trong quá trình thực hiện chính sách BHXH nên tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả BHXH. 141
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 2. Quản lý chi Bảo hiểm xã hội 2.1. Khái niệm về quản lý chi Bảo hiểm xã hội Quản lý chi BHXH được hiểu là sự tác động của các chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý trong các hoạt động lập, xét duyệt dự toán, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả các chế độ BHXH nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra theo những nguyên tắc và phương pháp quản lý nhất định. Trong các mối quan hệ trên thì người lao động và chủ sử dụng lao động là đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý chính là Nhà nước và cơ quan BHXH các cấp. Theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam thì cơ quan quản lý BHXH ở Trung ương là BHXH Việt Nam và ở địa phương có BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. 2.2. Nguyên tắc quản lý chi Bảo hiểm xã hội Nguyên tắc có đóng - có hưởng: Theo nguyên tắc này, những người muốn được hưởng thụ từ quỹ BHXH thì đều phải tham gia đóng góp tài chính vào quỹ BHXH trong một thời gian nhất định. Người được hưởng thụ các quyền lợi do cơ quan BHXH đảm bảo hoặc họ trực tiếp đóng góp vào quỹ hoặc được cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm đóng góp vào quỹ theo quy định. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong hoạt động BHXH nói chung và hoạt động quản lý chi BHXH nói riêng nhằm đảm bảo duy trì và tồn tại nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động chi trả chế độ cho người tham gia BHXH. Chi đúng, đủ và kịp thời: Chi đúng đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo nguyên tắc tham gia BHXH có đóng - có hưởng. Thực hiện chi đúng cho đối tượng là đảm bảo sự công bằng trong hưởng thụ các chế độ BHXH, loại bỏ các trường hợp gian lận, giả mạo hồ sơ để hưởng các chế độ BHXH. Nội dung chính của nguyên tắc này là đối tượng tham gia BHXH khi được hưởng trợ cấp bảo hiểm thì cơ quan BHXH phải chi trả đầy đủ các khoản trợ cấp. Trên cơ sở quy định đó, BHXH tổ chức các hình thức chi trả kịp thời, thuận lợi, không gây phiền hà cho đối tượng. Để thực hiện được nguyên tắc chi đúng, đủ, kịp thời đòi hỏi trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào về kinh tế, xã hội thì quỹ BHXH cũng phải đảm bảo đầy đủ nguồn lực tài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ BHXH cho những người được thụ hưởng. Nguyên tắc tập trung, thống nhất, công bằng, công khai: Quỹ BHXH phải được quản lý tập trung không phân tán để điều hòa trong toàn quốc đảm bảo nhu cầu chi tiêu kịp thời cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Chính sách, chế độ chi BHXH được ban hành thực hiện thống nhất trong cả nước. Chế độ đóng góp và thụ hưởng phải được thực hiện công bằng đối với mọi đối tượng, không có sự phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, địa giới hành chính, thành phần kinh tế, Việc thực hiện chế độ công khai trong hoạt động chi BHXH, có sự thanh tra, kiểm toán, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội. Nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu quả: Nguồn tài chính dùng để chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng được hưởng bảo hiểm phải được quản lý chặt chẽ, chi tiêu đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định, tiết kiệm và đạt được hiệu quả cao. Quản lý chi BHXH tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản trên không những để quỹ BHXH tránh được thất thoát, đảm bảo nguồn lực chi trả, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia mà còn là động lực thúc đẩy niềm tin cho mọi người lao động tích cực tham gia BHXH ngày càng nhiều. 3. Thực trạng quản lý chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2018 - 2020 3.1. Thực trạng lập dự toán chi Bảo hiểm xã hội Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan BHXH huyện Thủ Thừa tổng hợp kế hoạch chi của các đơn vị sử dụng lao động và dự kiến điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH thường xuyên trên địa bàn thị xã, lập dự toán chi BHXH gửi 142
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 cơ quan BHXH tỉnh Long An theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Cuối quý và cuối năm, BHXH huyện Thủ Thừa đều phải lập dự toán gửi lên cho BHXH tỉnh. Bảng 1. Dự toán chi Bảo hiểm xã hội ĐVT: Triệu đồng So sánh thực tế Dự toán Thực hiện thực hiện (%) STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2018 2019 2020 2018 2019 2020 2018 2019 2020 I Hàng tháng 176.63 198.03 225.33 177.53 224.14 260.9 100,51 113,18 115,78 1 Hưu trí 175.071 196.269 223.242 175.813 222.058 258.448 100,42 113,14 115,77 2 Tử tuất 1.043 1.2 1.42 1.154 1.365 1.629 110,64 113,75 114,72 Tai nạn lao 3 động, bệnh 520 564 672 567 712 818 109,04 126,24 121,73 nghề nghiệp II Một lần 3.903 4.619 5.578 4.117 5.667 5.879 105,48 122,69 105,40 1 Hưu trí 2.349 2.544 3.243 2.542 3.266 3.409 108,22 128,38 105,12 2 Tử tuất 1.544 2.05 2.303 1.567 2.389 2.38 101,49 116,54 103,34 Tai nạn lao 3 động, bệnh 10 25 32 8 12 90 80,00 48,00 281,25 nghề nghiệp III Ngắn hạn 4.435 4,932 6.122 4.726 6.336 8.7 106,56 128,47 142,11 1 Ốm đau 1.45 1.75 1.59 1.561 1.647 1.948 107,66 94,11 122,52 2 Thai sản 2.67 2.782 4.012 2.796 4.133 6.049 104,72 148,56 150,77 Dưỡng sức 3 phục hồi sức 315 400 520 369 556 703 117,14 139,00 135,19 khỏe IV Tổng cộng 184.97 207.58 237.03 186.38 236.14 275.47 100,76 113,76 116,22 Nguồn: BHXH huyện Thủ Thừa Qua bảng 1, ta thấy số chi thực tế ở các năm thường cao hơn số dự toán, cụ thể là: Năm 2018 tổng số chi thực tế so với dự toán đạt 100,76% vượt tương ứng 1.405 triệu đồng, đến năm 2019 tổng số chi thực tế so với dự toán đạt 113,76% vượt tương ứng 28.554 triệu đồng và năm 2020 tổng số chi thực tế so với dự toán đạt 116,22% vượt tương ứng 38.440 triệu đồng. 3.2. Quy trình tổ chức thực hiện chi Bảo hiểm xã hội Bảng 2. Kết quả thực hiện chi trả ĐVT: Triệu đồng Cơ cấu (%) Phương thức chi trả Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm Năm Năm 2018 2019 2020 Chi trả gián tiếp 182.18 230.15 268.85 97,75 97,46 97,59 Chi trả trực tiếp 4.117 5.667 5.879 2,21 2,40 2,13 Chi qua tài khoản ATM 79 321 750 0,04 0,14 0,27 Tổng cộng 186.38 236.14 275.47 100 100 100 Nguồn: BHXH huyện Thủ Thừa Qua bảng 2, ta thấy số chi từ phương thức chi trả gián tiếp là nhiều nhất chiếm tỷ lệ hơn 97% qua các năm, do số chi BHXH thông qua phương thức chi trả gián tiếp là lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và chi chế độ ngắn hạn (ốm đau – thai sản) mà số chi hàng tháng đó lại chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng cố chi BHXH. Phương thức chi trả trực tiếp chiếm khoảng hơn 2%, đây là số chi trợ cấp BHXH một lần được thực hiện chi trả trực tiếp tại trụ sở cơ quan BHXH huyện Thủ Thừa. Phương thức chi trả ATM chiếm tỷ lệ thấp nhất khoảng 0.04 đến 0.27%, phương thức chi trả này vẫn còn khá mới mẻ với đối tượng hưởng và không được thông dụng như 2 phương thức trên. 143
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 Bảng 3. Số vi phạm trong công tác chi trả ĐVT: Đồng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chỉ tiêu Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền Chế độ ốm đau 1 560.000 0 0 9 4.526.700 Chế độ thai sản 1 13.560.000 4 32.493.300 5 38.044.000 Chế độ dưỡng sức 3 4.312.500 5 6.562.500 0 0 Chế độ tuất 1 575.000 0 0 1 7.820.000 Tổng cộng 6 19.007.500 9 39.055.800 15 50.390.700 Nguồn: BHXH huyện Thủ Thừa Bảng 3 là những sai phạm trong công tác chi trả tại BHXH huyện Thủ Thừa đã phát hiện được. Trong năm 2020 số người vi phạm chế độ ốm đau là 9 người số tiền 4.526.700 đồng, năm 2018 là 1 người số tiền 560.000 đồng đều thuộc Công ty cổ phần thương mại xuất khẩu Việt Phát. Những trường hợp này xin khống giấy nghỉ ốm tại Phòng khám Đa khoa Vạn An, giấy tờ bệnh án tẩy chữa để nghỉ hưởng chế độ ốm đau. BHXH huyện Thủ Thừa sau khi phát hiện ra đã lập biên bản và thu hồi số tiền 4.526.700 đồng nộp về Quỹ ốm đau – thai sản theo quy định. Đối với chế độ thai sản thì có 10 người với số tiền là 84.097.300 đồng, các trường hợp thai sản này đều do đơn vị sau khi nhận tiền từ BHXH huyện Thủ Thừa chuyển về qua tài khoản của đơn vị nhưng không thanh toán kịp thời cho các đối tượng hưởng. 3.3. Báo cáo quyết toán chi Bảo hiểm xã hội Bảng 4. Tổng hợp số liệu quyết toán chi ĐVT: Triệu đồng Quyết toán Bao gồm Ngân sách Nhà nước STT Chỉ tiêu Quỹ Bảo hiểm xã hội 2018 2019 2020 đảm bảo 2018 2019 2020 2018 2019 2020 I Hàng tháng 177.534 224.135 260.895 102.919 123.784 136.831 74.615 100.351 124.064 1 Hưu trí 175.813 222.058 258.448 102.035 122.711 135.639 73.778 99.347 122.809 2 Tử tuất 1.154 1.365 1.629 765 928 1.107 389 437 522 Tai nạn lao 3 động, bệnh 567 712 818 119 145 85 448 567 733 nghề nghiệp II Một lần 4.117 5.667 5.879 889 1.306 1.136 3.228 4.361 4.743 1 Hưu trí 2.542 3.266 3.409 151 54 35 2.391 3.212 3.374 2 Tử tuất 1.567 2.389 2.38 738 1.252 1.101 829 1.137 1.279 Tai nạn lao 3 động, bệnh 8 12 90 0 0 0 8 12 90 nghề nghiệp III Ngắn hạn 4.726 6.336 8.7 0 0 0 4.726 6.336 8.7 1 Ốm đau 1.561 1.647 1.948 0 0 0 1.561 1.647 1.948 2 Thai sản 2.796 4.133 6.049 0 0 0 2.796 4.133 6.049 Dưỡng sức, 3 phục hồi sức 369 556 703 0 0 0 369 556 703 khỏe Tổng cộng 186.377 236.138 275.474 103.808 125.09 137.967 82.569 111.048 137.507 Nguồn: BHXH huyện Thủ Thừa Qua bảng 4 ta thấy ở cả 2 nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) và quỹ BHXH, tại tất cả các chế độ BHXH thì số tiền năm sau bao giờ cũng cao hơn so với năm trước. Cụ thể nguồn NSNN năm 2019 quyết toán chi tăng 21.282 triệu đồng so với năm 2018; năm 2020 quyết toán chi tăng 12.877 triệu đồng so với năm 2019. Nguồn quỹ BHXH năm 2019 là 111.048 triệu đồng tăng 28.479 triệu đồng so với năm 2018, năm 2020 là 137.507 triệu đồng tăng 26.459 triệu đồng so với năm 2019. Lý do chính do sự tăng lên đáng kể số lượng người tham gia BHXH, điều đó kéo theo số lượng người được hưởng các chế độ BHXH nhiều hơn. 144
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 3.4. Kiểm tra giám sát chi Bảo hiểm xã hội Bảng 5. Kiểm tra giám sát chi ĐVT: Đồng Số lần Tổng số đơn Số đơn vị phát Số trường hợp phát Số tiền Năm kiểm vị kiểm tra hiện vi phạm hiện vi phạm vi phạm tra 2018 6 16 5 6 19.007.500 2019 4 13 4 9 39.055.800 2020 5 15 4 15 50.390.700 Tổng cộng 15 49 13 30 108.454.000 Nguồn: BHXH huyện Thủ Thừa Qua bảng 5, ta thấy số lần tổ chức kiểm tra, giám sát và số đơn vị thực hiện kiểm tra, giám sát qua các năm không có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên số trường hợp và số tiền vi phạm phát hiện được thì có sự biến động tăng, cụ thể là: Năm 2018 số trường hợp phát hiện vi phạm là 6, số tiền 19.007.500 đồng, năm 2019 số trường hợp phát hiện vi phạm nhiều hơn 3 trường hợp, tăng 19.998.300 đồng so với năm 2018, năm 2020 số trường hợp phát hiện vi phạm nhiều hơn 6 trường hợp, tăng 11.334.900 đồng so với năm 2019. 4. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 4.1. Kết quả đạt được Trải qua chặng đường gần 20 năm xây dựng và phát triển trong điều kiện có nhiều khó khăn và thử thách nhưng BHXH huyện Thủ Thừa đã thực hiện quản lý chi BHXH hiệu quả. Công tác chi trả các chế độ BHXH ngày càng được cải thiện, việc chi trả diễn ra nhanh chóng kịp thời, an toàn và chính xác. Chính vì vậy đã được đông đảo những người hưởng chế độ hoan nghênh, tạo niềm tin đối với ngành BHXH. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi trả BHXH mang lại hiệu quả rất lớn. BHXH huyện Thủ Thừa ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ như phần mềm BHXH NET (quản lý đối tượng hưởng BHXH), phần mềm VSA (kế toán BHXH) giúp công tác quản lý đối tượng hưởng có hệ thống và quản lý số chi an toàn. 4.2. Nguyên nhân hạn chế tồn tại Công tác quản lý đối tượng chưa chặt chẽ: Trong chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng vẫn tồn tại việc phải thu hồi số chi sai BHXH. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý đối tượng chưa thực sự chặt chẽ. Chi trả chế độ ngắn hạn còn bất cập: Trong chi trả chế độ ốm đau, thai sản vẫn còn để tồn tại tình trạng làm hồ sơ giả ốm đau, thai sản, khai khống thời gian nghỉ ốm để hưởng các chế độ BHXH. Hiện tượng trên xảy ra nhiều ở các đơn vị làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm cho người lao động. Công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế: Công việc kiểm tra chưa được thực hiện một cách thường xuyên, mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện những sai phạm và uốn nắn, nhắc nhở và thu hồi tiền chi sai chứ chưa có chế tài xử phạt nghiêm minh mang tính chất răn đe. 5. Một số giải pháp 5.1. Tăng cường quản lý đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội Cần phối hợp chặt chẽ giữa BHXH các huyện trong tỉnh, giữa BHXH các tỉnh trong việc quản lý sự biến động do di chuyển, hết thời gian của từng đối tượng hưởng BHXH. Thường xuyên tổ chức điểm danh, nhận diện, gắn nơi nhận lương hưu và trợ cấp hàng tháng với nơi cư trú hợp pháp của đối tượng, kiểm tra giám sát thực hiện chi trả, kiểm tra thực hiện cắt giảm các chế độ theo quy định. 145
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 Đối với phương thức chi trả lương hưu qua thẻ ATM, thông tin về đối tượng với cơ quan BHXH không thật sự được thường xuyên, chỉ được thực hiện thông qua ban chi trả và những đợt tổ chức ký xác nhận lại chữ ký. 5.2. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát Thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác chi trả BHXH qua đại lý chi trả nhằm quản lý đối tượng hưởng trợ cấp, nắm chắc diễn biến đối tượng như di chuyển, tạm vắng, tạm trú. Từ đó cắt giảm kịp thời những đối tượng đã mất, hết hạn hưởng, phát hiện những trường hợp hưởng sai trợ cấp. Đối chiếu các chứng từ gốc đơn vị lập với hồ sơ lưu ở phòng, khoa khám bệnh để phát hiện chứng từ giả mạo. Phối hợp với cơ quan y tế cùng cấp kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh trong việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. 5.3. Phổ biến chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội Phối hợp với Đài truyền thanh huyện Thủ Thừa xây dựng chuyên mục hỏi - đáp chế độ chính sách BHXH trên truyền hình. BHXH huyện Thủ Thừa cần phối hợp với Phòng Công nghệ thông tin chủ động kết hợp với các phòng nghiệp vụ khác của BHXH tỉnh Long An xây dựng trang website về BHXH huyện Thủ Thừa để cung cấp các thông tin về chế độ có liên quan cho người lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007). Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc. [2] Bảo hiểm xã hội huyện Thủ Thừa (2020). Báo cáo tổng kết năm 2018, 2019, 2020. [3] Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015). Quyết định 1414/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương. [4] Chính phủ (1995). Nghị định số 19/1995/NĐ-CP quy định việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [5] Chính phủ (2015). Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội. [6] Nguyễn Văn Định (2012). Giáo trình Bảo hiểm. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngày nhận: 15/11/2021 Ngày duyệt đăng: 18/12/2021 146