Giải pháp phát triển bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

pdf 15 trang Gia Huy 23/05/2022 1360
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_bao_hiem_nhan_tho_viet_nam_trong_qua_tr.pdf

Nội dung text: Giải pháp phát triển bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

  1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ThS.NCS. Nguyễn Thị Hữu Ái1 Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt Bảo hiểm nhân thọ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định góp phần ổn định kinh tế, hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội, đầu tư ph t triển kinh tế, nhưng cũng còn nhiều tồn tại như mức thâm nhập thị trường thấp chưa xứng với tiềm năng, vấn đề quản trị rủi ro, năng lực điều hành, hệ thống luật ph p chưa thực sự hoàn thiện. Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và nay tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đ nh dấu Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng như thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đứng trước cơ hội phát triển mới nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Bài viết tập trung đ nh gi thực trạng phát triển của thị trường đăc biệt chú trọng giai đoạn 2011-2015 (giai đoạn đầu thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2011-2020), phân tích sâu cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Từ khóa: Bảo hiểm nhân thọ, thị trường bảo hiểm nhân thọ, hội nhập quốc tế. 1. Khái quát về thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Năm 1995, nền kinh tế xã hội Việt Nam đánh dấu những thành công của công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập, lạm phát được đẩy lùi về mức dưới 3%/năm, kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng, thu nhập người dân được cải thiện, đời sống người dân được nâng cao dẫn đến nhu cầu chăm sóc y tế, giáo dục, nhu cầu được bảo vệ an toàn, tiết kiệm và đầu tư được tăng nhanh. Sự phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề triển khai bảo hiểm nhân thọ và thúc đẩy 1 Email của tác giả: huuai_nguyen@yahoo.com 399
  2. các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước tìm hiểu thị trường và tiến hành đầu tư. Năm 1996, Bộ Tài chính đã cho phép Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam triển khai thí điểm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Giai đoạn thí điểm 1996- 1999, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hướng về nhu cầu chăm lo cho giáo dục, chăm lo sức khỏe, y tế và bảo hiểm sinh mạng với thời hạn từ 5-10 năm, số tiền bảo hiểm từ 5-10 triệu đồng phù hợp với khả năng tiết kiệm của người dân giai đoạn này. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á, doanh thu khai thác mới bình quân mỗi năm chỉ gần 1 tỷ đồng và số hợp đồng khai thác khoảng 150.000. Năm 2000, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển cao thúc đẩy bảo hiểm nhân thọ phát triển. Bộ Tài chính đã chính thức cấp phép cho các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam như Chifon – Manulife, Prudential, AIA, Bảo Minh – CMG dã bước đầu tạo nên một thị trường bảo hiểm nhân thọ cạnh tranh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dân. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam từ năm 2003 – 2010 đã được thực hiện vượt mục tiêu đề ra với tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm nhân thọ cao với mức tăng trưởng bình quân 11% năm; năm 2010 thị trường có sự góp mặt của 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với doanh thu phí đạt 13.589 tỷ đồng; thị trường tăng trưởng an toàn và ổn định; hệ thống pháp luật được dần hoàn thiện, Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đề ra mục tiêu nhằm phát triển thị trường tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia trong khu vực, tăng cường tính an toàn, bền vững và phát triển của thị trường và khả năng đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm góp phần ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả thực hiện chiến lược giai đoạn 1 (2011-2015) bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra với mức tăng trưởng doanh thu bình quân 22,9%, bảo hiểm Việt Nam tuân thủ hoàn toàn 13/26 các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm theo thông lệ quốc tế, doanh thu phí năm 2016 ước đạt 50366 tỷ đồng. Những thành tựu đạt được của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã góp phần không nhỏ giúp ổn định và nâng cao đời sống người 400
  3. dân, tăng nguồn vốn đầu tư góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập, các doanh nghiệp bảo hiểm đứng trước cơ hội mới nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Bảng 1: Tình hình thị trƣờng Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam (2011-2016) Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 2016 doanh 1. Số doanh nghiệp 14 16 16 17 17 18 nghiệp 2. Doanh thu phí tỷ đồng 15.998 18.397 23.254 28.353 38.110 50.366 3. Tốc độ tăng (liên hoàn) % - 15,0 26,4 22,0 34,4 32,2 doanh thu 4. Phí BH % 0,63 0,69 0,58 0,72 0,91 1,0 NT/GDP 5. Vốn chủ sở hữu tỷ đồng 15.245 15.592 17.225 23.163 23.334 28.449 6. Tổng tài sản tỷ đồng 71.455 78.756 80.389 114.384 160.466 178.863 7. Tổng dự phòng tỷ đồng 50.108 57.394 64.300 81.287 119.540 - nghiệp vụ 8. Tổng vốn đầu tƣ tỷ đồng 60.134 64.879 81.000 103.276 126.833 155000 trở lại nền kinh tế Nguồn: Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã có 18 doanh nghiệp bảo hiểm (trong đó chỉ có 1 công ty Việt Nam, còn lại 17 công ty là liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài với 352 sản phẩm bảo hiểm được cấp phép, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu bảo hiểm của người dân Việt Nam và tiệm cận với hệ thống sản phẩm của thị trường thế giới. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được thiết kế đa dạng, từ các sản phẩm bảo vệ đến các sản phẩm có đủ yếu tố đầu tư, tiết kiệm và bảo vệ mà các điều khoản đã theo chuẩn quốc tế. 401
  4. Qua Bảng 1 cho thấy, giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn thị trường bảo hiểm nhân thọ có mức tăng trưởng cao về doanh thu với tốc độ tăng bình quân khoảng 22,9%/năm; năm 2016 là năm thứ 4 liên tiếp thị trường bảo hiểm nhân thọ có tốc độ tăng trưởng cao trên 20%, đặc biệt năm 2015 tốc độ tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng 34,4%. Như vậy, sau 3 năm (2013-2016), thị trưởng bảo hiểm nhân thọ có quy mô tăng hơn gấp hai lần về quy mô doanh thu (2,166 lần). Kết quả này đã khẳng định nỗ lực rất lớn của toàn thị trường cũng như niềm tin của người dân vào chất lượng dịch vụ bảo hiểm. Nếu thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn giữ được đà tăng trưởng như vậy trong 5 năm liên tiếp thì quy mô sẽ lại gấp đôi hiện tại. Tuy nhiên, tổng doanh thu toàn thị trường chỉ ở mức 1% GDP và tỷ lệ dân số được bảo vệ bởi bảo hiểm nhân thọ chỉ ở mức 6-7% còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tổng dự phòng nghiệp vụ tính đến cuối năm 2015 nhằm sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ chi trả, bồi thường của khách hàng đạt 119.540 tỷ đồng, tăng 2,16 lần so với 2010, hoàn thành chỉ tiêu tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định 193/QĐ-TTg. Tổng chỉ tiêu đầu tư trở lại nền kinh tế của bảo hiểm nhân thọ năm 2016 đạt 155.000 tỷ đồng, tính đến hết năm 2015, tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế 126.833 tỷ đồng vượt chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2015 - 2020. Theo số liệu của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cho biết, giai đoạn 2011-2015, thị trường bảo hiểm đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 3.215 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ năm 2015 đã góp phần cùng bảo hiểm phi nhân thọ nâng mức đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng 1,85 lần so với năm 2010. Trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2015 - 2020 cũng đề ra chỉ tiêu cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm phấn đấu đến năm 2015 tuân thủ hoàn toàn 50% các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội các nhà quản lý quốc tế ban hành. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cũng cho biết, Việt Nam đã tuân thủ 12/26 các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm theo thông lệ quốc tế (đạt 50%). Hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng ngày càng hoàn thiện theo hướng nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. 402
  5. Về cơ sở pháp lý, ngoài Luật Kinh doanh bảo hiểm, các Nghị định và Thông tư đã được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động an toàn, hiệu quả, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích người tham gia bảo hiểm như quy định tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, thành viên của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng; người đứng đầu bộ phận khai thác, bồi thường, tái bảo hiểm, đầu tư, chuyên gia tính phí; quy định về nội dung sản phẩm và phê chuẩn sản phẩm; quy định về cấp phép hoạt động, điều kiện kinh doanh bảo hiểm; quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ đại lý và hành vi nghiêm cấm đại lý bảo hiểm, quy định về trích lập dự phòng phí; quy định về đầu tư tài chính và quản lý quỹ; quy định về đầu tư, quy định về trích lập dự phòng và biên khả năng thanh toán; quy định về báo cáo kiểm toán và công khai tài chính, quy định về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm liên kết chung bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Các chính sách thuế được hoàn thiện để thúc đẩy phát triển bảo hiểm nhân thọ như thuế thu nhập cá nhân đối với hoa hồng đại lý, và phí bảo hiểm do người sử dụng lao động mua bảo hiểm cho người lao động, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, thuế giá trị gia tăng đối với hoa hồng đại lý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp hàng năm hàng trăm tỷ đồng cho các quỹ khuyến học, tặng nhà tình nghĩa, và rất nhiều hoạt động công ích khác 2. Cơ hội và thách thức cho bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển và hội nhập 2.1. Cơ hội a) Hội nhập tạo môi trường, cơ hội giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, “nâng tầm” vượt lên chính mình Hội nhập cũng tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, hội nhập vừa là thách thức nhưng cũng tạo môi trường thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ để tồn tại và phát triển phải “nâng tầm” vượt lên chính mình nâng cao khả năng cạnh tranh, đầu tư công nghệ, học hỏi kỹ năng quản trị, quản lý rủi ro, hoàn thiện hệ thống sản phẩm và hệ thống kênh phân phối. 403
  6. b) Kinh tế tăng trưởng ổn định, đời sống người dân được nâng cao, nhận thức và thói quen tham gia bảo hiểm nhân thọ được cải thiện Việt Nam thực sự là một thị trường tiềm năng của bảo hiểm nhân thọ với mức tăng trưởng GDP ở mức 6%/năm, mức bảo vệ của người dân bởi bảo hiểm nhân thọ 6% - 7% dân số còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các hiệp định tự do thương mại cùng với việc coi trọng kinh tế tư nhân, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh cổ phần hóa tạo điều kiện cho kinh tế cá thể tiểu thương tiểu chủ, chủ trang trại, người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thành lập và phát triển giúp cho kinh tế phát triển, đời sống người dân cải thiện, góp phần tạo cơ hội cho bảo hiểm nhân thọ đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người dân cũng như người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh, gia đình hiện nay thường có hai con, khi bố mẹ đến tuổi già sẽ tạo gánh nặng lớn hơn cho con. Nhận thức về vấn đề này cũng làm tăng nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, số lượng người dân tham gia bảo hiểm và hưởng quyền lợi ngày càng nhiều cũng giúp thói quen mua bảo hiểm nhân thọ dần được hình thành tạo cơ hội cho bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp cùng với Hiệp hội bảo hiểm thực hiện tuyên truyền sâu rộng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội góp phần tạo lập niềm tin, xây dựng hình ảnh và uy tín cũng như góp phần nâng cao nhận thức người dân về lợi ích của bảo hiểm nhân thọ. 2.2. Thách thức Hội nhập sâu bên cạnh mang lại yếu tố tích cực nhưng cũng đặt các doanh nghiệp trước những thách thức không nhỏ. Thách thức đặt ra không chỉ riêng các doanh nghiệp bảo hiểm mà cũng đặt hoạt động quản lý nhà nước trước yêu cầu cần hoàn thiện. 404
  7. a) Cạnh tranh ngày càng khốc liệt đặt các doanh nghiệp năng lực cạnh tranh yếu trước nguy cơ ph sản hoặc sáp nhập Hội nhập sâu dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ năng lực cạnh tranh yếu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các tập đoàn quốc tế lớn, có thể dẫn tới giải thể hoặc sáp nhập. Do vậy, hội nhập cũng tạo môi trường giúp các doanh nghiệp vươn lên nhưng cũng sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém. b) Năng lực điều hành, năng lực bảo hiểm, năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế Vấn đề quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhưng chưa thực sự được doanh nghiệp chú trọng, công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện thường xuyên, quy trình và chiến lược quản lý và kiểm soát còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện. Một số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn chưa chú trọng nâng cao năng lực tài chính cũng như được sự đánh giá, công nhận khách quan của các tổ chức chuyên đánh giá năng lực tài chính, xếp hạng doanh nghiệp như Standard & Poors, A.M Best; Moody‟s nhằm để khẳng định uy tín, minh bạch thông tin, tạo lập niềm tin và xây dựng hình ảnh. Mặt khác, các doanh nghiệp bảo hiểm còn đứng trước thách thức khi thiếu một đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao như chuyên gia định phí, chuyên gia đánh giá rủi ro, Đây là thách thức lớn mà thị trường phải đối mặt, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhỏ. c) Hệ thống sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đ p ứng được nhu cầu cơ bản người dân nhưng chưa thực sự phong phú, đa dạng; hệ thống kênh phân phối cần được hoàn thiện; hiện tượng trục lợi và gian lận còn nhiều Hiện nay, hệ thống sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cơ bản người dân về bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, đối với các thị trường phát triển, hệ thống sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được thiết kế đa dạng hơn, phù hợp hơn với từng giai đoạn sống đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dân. Đây cũng là thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần hoàn thiện hệ thống sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho người dân cũng như đứng vững trong cạnh tranh. 405
  8. Ở Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ chủ yếu đến từ kênh đại lý. Nhưng hiện nay, nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng, đối với các thị trường phát triển, kênh Bancassurance và kênh trực tuyến đang dần trở thành kênh phân phối thế mạnh và hiệu quả đặc biệt đối với khách hàng đã có thói quen mua bảo hiểm và hợp đồng mệnh giá vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề nan giải của thị trường đó là vấn đề gian lận, trục lợi có nguyên nhân từ môi giới và đại lý bảo hiểm vừa gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm vừa gây thiệt hại cho chính người mua bảo hiểm chân chính. d) Hệ thống pháp luật tuy dần được hoàn thiện nhưng cần theo kịp sự phát triển của thị trường Vấn đề quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề quản trị rủi ro doanh nghiệp. Sự kết nối đồng bộ giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chưa được thiết lập đồng bộ gây khó khăn cho việc kịp thời nắm bắt thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ ngày nay có mối liên hệ ngày càng mật thiết với các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán nhưng hệ thống quy định pháp lý còn rất thiếu các quy định pháp lý liên kết với các lĩnh vực mới như Bancassurance, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm liên kết đầu tư, e) Thiếu thông tin trung thực, minh bạch của các tổ chức có liên quan Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sử dụng các thông tin giám định về sức khỏe, tai nạn của các cơ quan công an, tổ chức y tế, các tổ chức giám định, để đánh giá rủi ro nhằm quyết định cấp đơn bảo hiểm hoặc để giám định nhằm quyết định chi trả tiền bảo hiểm. Vì vậy, chất lượng thông tin từ các cơ quan y tế, cơ quan công an, các tổ chức giám định, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thông tin cần được minh bạch và trung thực từ các tổ chức có liên quan. 406
  9. f) Cạnh tranh từ c c định chế tài chính khác Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng đứng trước thách thức phải cạnh tranh với các định chế tài chính khác như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán nhằm thu hút tiền nhàn rỗi của người dân khi lựa chọn nhà đầu tư. 3. Giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong điều kiện hội nhập Qua phân tích thực trạng thị trường, cơ hội phát triển cũng như một số thách thức, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong điều kiện hội nhập: a) Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý và giám sát thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, ổn định và từng bước hội nhập quốc tế. + Cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành các quy định về quản trị rủi ro doanh nghiệp, đặc biệt là các yêu cầu đối với hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo hệ thống của mỗi doanh nghiệp phải được kết nối với hệ thống của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nhằm giúp Cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội kịp thời nắm bắt thông tin, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát. + Nhằm tăng tính chủ động cho doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn cho phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động từng doanh nghiệp, Cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội bảo hiểm cần nghiên cứu và giúp doanh nghiệp triển khai mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro. + Thông tư 195/2014/TT-BTC đã quy định hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm tăng cường giám sát, yêu cầu các doanh nghiệp tự đánh giá, xếp loại theo hướng 407
  10. dẫn trong Thông tư 195/2014/TT-BTC nhằm kịp thời đánh giá, điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống các quy định pháp lý, đảm bảo sự kết nối giữa quản lý Nhà nước về kinh doanh BHNT và các lĩnh vực tài chính khác như bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến các lĩnh vực mới như Bancassurance, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm liên kết đầu tư, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm nhân thọ đặt trong trong mối liên kết với các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, Thứ hai, hoàn thiện hoạt động tổ chức và thực hiện quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam - Thực hiện quản lý, giám sát theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế Để phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế, hoạt động quản lý bảo hiểm trong thời gian tới cần được thực hiện theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam đảm bảo thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hoạt động an toàn, phát triển bền vững đồng thời đảm bảo cho các chủ thể tham gia thị trường phát triển tối đa khả năng của mình. - Đổi mới phương thức quản lý Phương thức quản lý của Cơ quan quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm cần giảm nhẹ quản lý hành chính, tăng cường giám sát bất ngờ và giám sát tại chỗ, nâng cao khả năng cảnh báo sớm + Xây dựng quy trình thanh tra đảm bảo minh bạch thông tin và công bố công khai cho đơn vị thanh tra biết và cùng hợp tác; + Quan hệ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên tinh thần hợp tác, xây dựng; + Việc kiểm tra, giám sát thực hiện theo các chỉ tiêu giám sát quản lý mang tính chất khách quan và minh bạch thông tin; + Thực hiện thanh tra định kỳ, đột xuất trên hồ sơ và thanh tra tại hiện trường của doanh nghiệp bảo hiểm, phân tích đánh giá hệ thống quản lý và giám sát của doanh nghiệp để từ đó có thể ngăn ngừa các hành vi vi phạm; + Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm; 408
  11. + Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong các khâu cấp giấy phép, thẩm định hồ sơ phê chuẩn, đăng ký sản phẩm, các thủ tục khác như thay đổi vốn, mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động; - Hoàn thiện nội dung quản lý, giám sát + Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế của doanh nghiệp một cách thường xuyên, xây dựng và theo dõi các chỉ tiêu cảnh báo sớm, đánh giá kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; + Giám sát các hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn định thị trường. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định về công khai hoá thông tin, cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nhanh chóng đầy đủ; + Thực hiện thanh tra định kỳ, đột xuất và thanh tra tại hiện trường của doanh nghiệp bảo hiểm, phân tích đánh giá hệ thống quản lý và giám sát của doanh nghiệp để từ đó có thể ngăn ngừa các hành vi vi phạm; + Phát triển mối quan hệ mật thiết và học hỏi các cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài để nghiên cứu các chuẩn mực quản lý quốc tế để từng bước áp dụng phù hợp với trình độ phát triển của thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường bảo hiểm quốc tế, đặc biệt là về các thông tin có liên quan đến các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. b) Giải ph p đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững các doanh nghiệp bảo hiểm cần: Thứ nhất, nâng cao năng lực điều hành, năng lực bảo hiểm, năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, khẳng định thương hiệu và hình ảnh - Chú trọng vấn đề quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ Nhằm đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát triển an toàn thì cần giảm thiểu nguy cơ, phòng tránh các rủi ro. Muốn vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thiết lập và phát triển bộ phận quản lý rủi ro và kiểm 409
  12. soát nội bộ; xây dựng và thực hiện nghiêm túc chiến lược quản lý rủi ro và vấn đề kiểm soát nội bộ; thiết lập quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ nhằm chủ động, kịp thời nhận diện, đo lường rủi ro và xử lý rủi ro; - Nâng cao năng lực bảo hiểm, năng lực tài chính, khẳng định uy tín và xây dựng hình ảnh Năng lực bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam còn yếu do năng lực tài chính còn yếu do vốn chủ sở hữu nhỏ, công cụ đầu tư nghèo nàn nên vấn đề chia lãi cho khách hàng còn hạn chế. Nâng cao năng lực bảo hiểm cần đặc biệt chú trọng vấn đề nâng cao năng lực tài chính đảm bảo kinh doanh an toàn và hiệu quả. Kinh doanh trọng chữ tín, minh bạch thông tin, đem lại quyền lợi tối đa cho khách hàng là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cần đạt tới để tồn tại và phát triển được trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng. Để đánh giá khách quan và được sự công nhân trên phạm vi quốc tế các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam nên sử dụng dịch vụ đánh giá tài chính của các tổ chức chuyên đánh giá năng lực tài chính, xếp hạng doanh nghiệp như Standard & Poors, A.M Best; Moody‟s. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống sản phẩm Hiện nay, các sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu người dân và đang tập trung vào các dòng sản phẩm tích lũy hoặc bảo vệ. Trong thời gian tới, khi người dân có thói quen mua bảo hiểm nhân thọ và nhận thức về bảo hiểm nhân thọ được nâng cao, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cần được thiết kế đa dạng hơn, phù hợp hơn với từng giai đoạn sống đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dân. Thứ ba, phát triển kênh phân phối Bên cạnh kênh đại lý, Việt Nam cần học hỏi các thị trường phát triển triển khai kênh Bancassurance và kênh trực tuyến. Bancassurance và trực tuyến đang dần trở thành kênh phân phối thế mạnh và hiệu quả, khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ với mệnh giá vừa và nhỏ chỉ đơn giản bằng vài lần nhấp chuột, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và khách hàng. Nhằm giảm thiểu những hiện tượng gian lận, trục lợi có nguyên nhân từ môi giới và đại lý bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần quản lý 410
  13. chặt chẽ đại lý từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến vấn đề sử dụng và phát triển đại lý cũng như lựa chọn môi giới bảo hiểm có uy tín để hợp tác. Các doanh nghiệp bảo hiểm cần phối hợp chặt chẽ với nhau cũng như phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm nhằm trao đổi thông tin và có biện pháp xử lý đủ mạnh để loại bỏ những trường hợp đại lý gian lận và các trường hợp môi giới không trung thực. c) Nâng cao nhận thức và xây dựng th i độ tích cực của người dân với thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của bảo hiểm nhân thọ cũng như xây dựng thái độ tích cực của người dân, không có giải pháp nào tốt hơn đó là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng tính công khai, minh bạch của thị trường; tuyên truyền sâu rộng tới công chúng và đặc biệt là nêu cao chữ tín từ phía doanh nghiệp bảo hiểm, chữ tâm từ phía trung gian bảo hiểm. d) Nâng cao vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cần nâng cao vai trò tự quản, hỗ trợ, cầu nối và đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm trước cơ quan quản lý nhà nước và người dân. Hiệp hội bảo hiểm là ngôi nhà chung của các doanh nghiệp bảo hiểm cần lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp, cùng chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp trong đóp góp ý kiến xây dựng văn bản pháp luật, phổ biến tuyên truyền về bảo hiểm nhằm nâng cao nhận thức người dân. Hội cũng đóng vai trò lớn giúp các doanh nghiệp cùng hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giúp thị trường phát triển bền vững. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm, Hội cần hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường hợp tác quốc tế, tổ chức các hội thảo chuyên ngành, tổ chức đào tạo nhằm giúp bảo hiểm Việt Nam tiến kịp các thị trường phát triển trong tiến trình hội nhập. e) Nâng cao trách nhiệm, tính trung thực, minh bạch trong hoạt động của các tổ chức có liên quan Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu tác động lớn bởi các thông tin từ các cơ quan y tế, cơ quan công an. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sử dụng các thông tin giám định về sức khỏe, 411
  14. tai nạn của các cơ quan này để đánh giá rủi ro nhằm quyết định cấp đơn bảo hiểm hay để giám định nhằm quyết định bồi thường. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm, tính trung thực, minh bạch trong hoạt động của các tổ chức có liên quan cần sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, y tế, công an và sự lựa chọn của các doanh nghiệp bảo hiểm khi sử dụng thông tin của các tổ chức này. Qua kết quả phân tích, đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phân tích các quy định pháp lý, bài viết đã đánh giá những cơ hội cũng như những thách thức đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Từ đó, bài viết cũng đưa ra những giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như toàn thị trường phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Tài liệu tham khảo 1. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2009), Hội nhập tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra cho hệ thống giám sát Tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê. 2. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 về việc ban hành Hệ thống các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm. 4. Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. 5. Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 6. Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 45/2007/NĐ-CP. 7. Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số. 8. Thông tư 9/2011/TT-BTC 21/01/2011 05/03/2011 Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 412
  15. 9. Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 th ng 3 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 th ng 12 năm 2011 của Chính phủ. 10. Thông tư 125/2012/TT-BTC 30/07/2012 Hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. 11. Thông tư 195/2014/TTBHNT-BTC 17/12/2014 Hướng dẫn đ nh gi , xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm. 12. Thị trường bảo hiểm Việt Nam - Tài liệu công bố hàng năm của Bộ Tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính. 13. www.avi.org.vn 14. www.mof.gov.vn 413