Quản lý tiền ảo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý tiền ảo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_ly_tien_ao_kinh_nghiem_quoc_te_va_ham_y_cho_viet_nam.pdf
Nội dung text: Quản lý tiền ảo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
- QUẢN LÝ TIỀN ẢO: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Cao Thị Thuỳ Trang26, ThS Nguyễn Khánh Tín27, Lưu Khánh Linh28 - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Bài viết tập trung phân tích và bình luận về bản chất của tiền mã hóa và vị trí pháp lý của loại tiền này tại Việt Nam thông qua so sánh với các quốc gia như Hoa Kỳ và Thái Lan, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Tại Hoa Kỳ, chính phủ đã nỗ lực trong việc kiểm soát tiền mã hoá bằng cách sao kê thông tin các giao dịch trên hệ thống Blockchain sang hệ thống quản lý của Chính phủ; Cung cấp thông tin, huấn luyện và cảnh báo rủi ro khi đầu tư; và đánh thuế tiền mã hoá. Còn tại Thái Lan, tiền mã hóa đã được xem như một loại chứng khoán và có thể giao dịch trên sàn chứng khoán. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số quan điểm về chính sách ứng xử với tiền mã hoá, dựa trên dữ liệu tổng hợp và phân tích từ nhiều khía cạnh tác động tích cực cũng như tiêu cực của Bitcoin một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Từ khóa : Tiền ảo, tiền mã hóa, Bitcoin, hệ thống Blockchain, khung pháp lý tiền ảo, kinh nghiệm quản lý tiền ảo, bảo vệ người tiêu dùng Bitcoin Abstract This article concentrates on analyzing and commenting on the features of cryptocurrencies and its legal status in Vietnam in comparison with other countries such as the United States and Thailand, and then offering suggestions for Vietnamese legacy on cryptocurrency management. In the United States, the government attemps to regulate cryptocurrency by transfering information about transactions from Blockchain system to the government management system; providing information, training, and alerting risks when investing; introducing a cryptocurrency tax. In Thailand, cryptocurrency is treated as a type of stock and can be traded on the Stock Exchange. We also give some opinions about cryptocurrency policies, based on analyzing data collected from both positive and negative aspects of Bitcoin worldwide and in Vietnam. Keywords: Cryptocurrency, digital currency, Bitcoin, Blockchain, cryptocurrency policies, Consumer Financial Protection, ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2008, lập trình viên Satoshi Nakamoto đã giới thiệu bản thiết kế của loại tiền kỹ thuật số có tên là Bitcoin, được đưa vào hoạt động vào ngày 03 tháng 1 năm 2009, như một thử nghiệm mơ hồ của những người đam mê mã hoá giao dịch, chúng được cho là vô giá trị cho đến khi Bitcoin được đem ra trao đổi với giá $0,000764. Vào ngày 22 tháng 5 năm 2010, giao dịch thực tế đầu tiên đã ghi lại Bitcoin có chức năng như một phương tiện trao đổi, với giá $0,0025 26 Email: thuytrang2000vx@gmail.com 27 Email: tinnk@vnu.edu.vn 28 Email: luukhanhlinh27@gmail.com 237
- (Coindesk, 2014). Kể từ đó, hơn 140 triệu giao dịch đã diễn ra với Bitcoin, và giá trị đã tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, tiền ảo đã thoát khỏi đời sống khép kín ảo đang trở thành những tài sản, phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư, phương thức huy động vốn trong đời sống thực tế với sức lan tỏa của tiền ảo ngày càng mạnh mẽ. Do đó, việc xây dựng khung pháp lý về tiền ảo là cần thiết. Tuy nhiên, quan điểm và cách tiếp cận của các quốc gia về xây dựng khung pháp lý về tiền ảo hiện nay không giống nhau. Trên thế giới có ba xu hướng tiếp cận tiền mã hóa: Thả nổi, chưa quản lý nhưng có một số khuyến cáo rủi ro; Không thừa nhận, cấm sử dụng và giao dịch; Cho phép sử dụng, giao dịch nhưng quản lý chặt chẽ trong không gian kinh doanh như các sàn giao dịch. Trước thực tế trên cùng với xu hướng ngày càng có nhiều quốc gia xem tiền ảo như một đối tượng cần phải có sự quản lý bằng pháp luật, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo. Yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia và cũng là giải pháp mà Việt Nam chủ động hội nhập cũng như ứng phó với tác động của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Hơn nữa, khung pháp lý liên quan đến tiền ảo được xây dựng cộng với sự quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong quá trình kinh doanh, hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân theo đó cũng được hạn chế, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, ổn định kinh tế - xã hội. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TIỀN ẢO TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA Đối với mỗi loại tiền ảo, mỗi quốc gia lại có ứng xử khác nhau. Đi vào hoạt động từ năm 2009, đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh về tính pháp lý của việc tiêu thụ tiền ảo. Tính đến nay, trên thế giới đã có gần 99 quốc gia chính thức chấp nhận cho phép giao dịch bằng tiền ảo. Một số quốc gia còn lại vẫn đang theo dõi tình hình phát triển và biến động liên tục của một đồng tiền ảo, chính phủ vẫn chưa có quyết định chính thức cũng như khung pháp lý chặt chẽ và đồng nhất về việc quản lý tiêu dùng trong giao dịch tiền ảo. Hình 1: Bản đồ pháp lý của Bitcoin tại 246 quốc gia (Nguồn: Harvey Gavin, 2018) Xanh lá (Hợp pháp) và Cam (Trung lập hoặc ít hạn chế): 99 quốc gia (40%) Hồng nhạt (Hạn chế):10 quốc gia (4%) 238
- Hồng đậm (Dị nghị): 7 quốc gia (3%) Xám (Chưa rõ): 130 nước (53%) Hiện tại, 99 (40%) trong số 246 quốc gia ủng hộ và không có hạn chế đáng kể về pháp luật với Bitcoin. Gần 17 quốc gia, hoặc 7% của thế giới đưa ra nhiều hạn chế hoặc nghiêm cấm Bitcoin. Điều thú vị là 53% thế giới chưa có thông tin về tính hợp pháp về việc sử dụng loại tiền này ở các quốc gia của họ. Đây là một tiềm năng hoặc có thể là rủi ro đối với Bitcoin, vì một số nước chưa quyết định này cuối cùng có thể hoặc củng cố hoặc đặt ra giới hạn về tiền điện tử. Bảng 1: Vị trí pháp lý của tiền ảo ở các quốc gia STT Quốc Gia Trạng thái 1 Hàn Quốc Công nhận hoàn toàn 2 Canada Công nhận hoàn toàn 3 Australia Công nhận hoàn toàn 4 Phần Lan Công nhận hoàn toàn 5 Tây Ba Nha Công nhận hoàn toàn 6 Đức Công nhận hoàn toàn 7 Singapore Công nhận hoàn toàn 8 Philiphin Công nhận hoàn toàn Công nhận một phần và đưa ra các cảnh 9 Pháp báo về rủi ro Công nhận một phần và đưa ra các cảnh 10 Anh báo về rủi ro Công nhận một phần và đưa ra các cảnh 11 New Zealand báo về rủi ro Công nhận một phần và đưa ra các cảnh 12 Đan Mạch báo về rủi ro Công nhận một phần và đưa ra các cảnh 13 Liên minh Châu Âu báo về rủi ro Công nhận một phần và đưa ra các cảnh 14 Thuỵ Điển báo về rủi ro 239
- Công nhận một phần và đưa ra các cảnh 15 Hoa Kỳ báo về rủi ro Công nhận một phần và đưa ra các cảnh 16 Nga báo về rủi ro 17 Trung Quốc Cấm sử dụng 18 Ấn Độ Cấm sử dụng Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Chính sách ct phần và đưa ra các cảnh Liên minh châu Âu đã áp dụng cách tiếp cận gia tang sự kiểm soát tiền ảo. Mặc dù, Quy định đầu tiền của Châu Âu về Tiền ảo đã được đưa ra vào năm 2012 giải quyết vấn đề ở cấp độ lý thuyết. Tháng 6/2016, Liên minh Châu Âu (EU) đã sửa đổi Chỉ thị giao dịch thanh toán, bao gồm: Thứ nhất, mở rộng phạm vi các giao dịch được điều chỉnh: Phạm vi giao dịch được điều chỉnh bởi Chỉ thị sửa đổi được mở rộng đến giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào và bao gồm các giao dịch mà người nhận hoặc người gửi tiền ở ngoài khu vực EU. Thứ hai, xác thực danh tính khách hàng chặt chẽ hơn: Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (Payment Service Provider - PSP) có nghĩa vụ đảm bảo xác thực danh tính khách hàng (KYC) chặt chẽ hơn mỗi khi người trả tiền truy cập trực tuyến vào tài khoản thanh toán của mình, thực hiện giao dịch thanh toán điện tử từ xa hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác thông qua các kênh từ xa (remote channels). Thứ ba, giải quyết tranh chấp nội bộ: Thực hiện và áp dụng các quy trình giải quyết khiếu nại đầy đủ và hiệu quả; quy định thời gian xử lý tối đa cho việc giải quyết khiếu nại của khách hàng. Thứ tư, dịch vụ khởi tạo thanh toán: PSD2 quy định đến các nhà cung cấp dịch vụ khởi tạo thanh toán (PISPs) và việc khởi tạo lệnh thanh toán; theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán được đăng ký tại EU có nghĩa vụ cung cấp các phương tiện truyền thông an toàn, thông báo cho PIPS về việc khởi tạo thanh toán và đối xử bình đẳng với tất cả các lệnh thanh toán được khởi tạo. Thứ năm, dịch vụ thông tin tài khoản: Quyền truy cập vào tài khoản người sử dụng dịch vụ thanh toán phải được cấp cho nhà cung cấp bên thứ 3 thực hiện các dịch vụ tổng hợp thông tin tài khoản. PSD2 quy định trách nhiệm/nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài khoản, cũng như trách nhiệm của chính các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Mặc dù, tiền điện tử được coi là hợp pháp trên toàn khối, nhưng các quy định trao đổi tiền điện tử phụ thuộc vào từng quốc gia thành viên. Thuế tiền điện tử cũng khác nhau, nhưng nhiều quốc gia thành viên thực hiện tính thuế đối với lợi nhuận có nguồn gốc từ tiền điện tử với tỷ lệ 0 240
- - 50%. Năm 2015, Tòa án Tư pháp Liên minh Châu Âu phán quyết rằng việc trao đổi tiền tệ truyền thống để lấy tiền điện tử nên được miễn thuế VAT. Vào tháng 1 năm 2020, Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ năm của EU (5AMLD) đã có hiệu lực và việc trao đổi tiền điện tử sẽ chịu sự quản lý của luật chống rửa tiền. Bên cạnh đó, EU đang tích cực tìm hiểu các quy định về tiền điện tử hơn nữa. Một tài liệu dự thảo của EU bày tỏ lo ngại về những rủi ro liên quan đến tiền tệ kỹ thuật số tư nhân. Đồng thời, nó xác nhận rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu đang xem xét khả năng phát hành loại tiền kỹ thuật số của riêng mình. Ngoài ra, Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ sáu của EU (6AMLD) sẽ có hiệu lực vào tháng 12 năm 2020 và do đó, các quốc gia thành viên sẽ cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa để giảm rủi ro về tài sản tiền điện tử. Ưu điểm trong quản lý tiền ảo của EU: EU đã nỗ lực tạo ra một thị trường hiệu quả cho tiền mã hoá bằng cách nghiên cứu sự biến động của giá, tác động của thị trường đến giá tiền Ngoài ra, EU thắt chặt quy trình xác minh danh tính (KYC) nhằm hạn chế rủi ro. Đặc biệt, EU đề cao việc tuân thủ nguyên tắc chống rửa tiền bằng cách đưa ra những hướng dẫn, cảnh báo đến người dùng buộc phải tuân thủ. Dùng công nghệ để quản lý công nghệ là một trong những chính sách nổi bật của EU. Từ việc xác minh danh tính người dùng thông qua các kênh từ xa (remote channels) đến dịch vụ thông tin tài khoản qua sự quản lý của cơ quan thứ 3, đã giảm bớt gánh nặng cũng như sai sót cho con người. Ngoài ra, EU tích cực nghiên cứu công nghệ Blockchain với hy vọng tạo ra đồng tiền kỹ thuật mới giải quyết được những rủi ro mà các đồng tiền hiện tại mang lại; sử dụng chính công nghệ Blockchain trong quản lý các giao dịch trền chính nền tảng này. Bên canh đó EU cũng hợp pháp hoá các công ty, sàn giao dịch bằng cách cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, đồng thời đưa ra luật cụ thể cho việc đầu tư này để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư như: về số lượng giao dịch một cá nhân có thể thực hiện, điều tiết sự bất ổn của giá cả. Những hạn chế trong chính sách quản lý của EU: Đối với nhiều người, tiền ảo không đáp ứng yêu cầu là một loại tài sản, cũng không phải là tiền. Trong khi EU, với tư cách là một cơ quan khu vực đã không thiết lập một phản ứng hài hoà đối với các loại tiền ảo, cho đến khi Uỷ ban đề xuất sửa đổi Chỉ thị AML lần thứ tư và hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của người dung và chính quyền các quốc gia thành viên. Sự khác biệt trong cách tiếp cận của các nước nêu lên sự khác biệt trong khung pháp lý về tiền ảo. Trong khi một số quốc gia chỉ đưa ra cảnh báo về tiền điện tử trong tham chiếu gửi EBA như Anh, Malta, Slovenia, một số quốc gia khác đã đưa ra ý kiến tư vấn và các yêu cầu cụ thể trong báo cáo gửi EBA, ECB về tiền ảo như Pháp, Đức, Thuỵ Điển Vì sự bất đồng quan điểm giữa các thành viên nên EU đã rất thận trọng và xem xét các cách tiếp cận khác nhau đối với tiền điện tử. Tuy nhiên, EU không cung cấp hướng dẫn rõ ràng về quy trình phát hành tiền điện tử, mà chỉ đề cập đến một số quy tắc chung, chẳng hạn như cấm một số tổ chức phát hành tiền điện tử, hay yêu cầu các nhà phát hành phát hành số tiền cao hơn số tiền nhận được. Vì không có quy tắc rõ ràng ở cấp độ Liên Minh, nội dung cụ thể có thể điều chỉnh ở mỗi quốc gia thành viên. Đến nay, các quốc gia EU hầu hết mở cửa cho hoạt động của giao dịch tiền ảo tuy nhiên chưa có một hệ thống pháp lý nào được hoàn thiện cho việc quản lý và tiêu dùng các loại tiền ảo. Các quy định hiện tại của EU đều chưa đủ chặt chẽ để quản lý tiền mã hoá về mặt pháp lý. Một 241
- vài quốc gia EU đã phản ứng với tiền ảo bằng việc bắt đầu nỗ lực xác định tư cách pháp lý cho tiền ảo. Ví dụ như Chính phủ Pháp xem xét vấn đề này sau khi các ngân hàng địa phương đóng cửa cơ sở trao đổi tiền tệ cho các tài khoản tiêu dùng tiền ảo, với lý do đồng tiền này phải tuân thủ đúng quy định pháp lý về tiền điện tử; hay việc đề ra một khung pháp lý hoàn chỉnh về quản lý tiền ảo đã được nêu ra trong Ủy ban thanh toán Châu Âu. Vương Quốc Anh Ngân hàng Trung ương Anh đã áp dụng cách tiếp cận phát hành tiền kỹ thuật số nhằm mục đích các mục tiêu sau: (i) Mở rộng phạm vi của các lựa chọn chính sách tiền tệ, cho phép chính sách tiền tệ mới các công cụ được sử dụng. (ii) Làm cho hệ thống tài chính an toàn hơn bằng cách cho phép các cá nhân, công ty tư nhân và các tổ chức phi ngân hàng để thanh toán trực tiếp thông qua Ngân hàng Trung ương, do đó giảm đáng kể sự rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong hệ thống thanh toán. Ngoài ra, việc chuyển đổi từ tiền gửi ngân hàng sang tiền kỹ thuật số có thể giảm thiểu các yêu cầu về bảo lãnh của chính phủ đối với tiền gửi và thoát khỏi các mối lo ngại về rủi ro đạo đức từ hệ thống tài chính. (iii) Khuyến khích cạnh tranh và đổi mới trong hệ thống thanh toán: Một điểm mới khung pháp lý sẽ cho phép những người mới tham gia vào lĩnh vực thanh toán cạnh tranh với hệ thống ngân hàng hiện tại. Đồng thời, nó cũng giảm thiểu sự phụ thuộc của các ngân hàng nhỏ hơn và các tổ chức phi ngân hàng vào ngân hàng lớn hơn để thanh toán. (iv) Giảm thiểu chi phí in ấn, vận chuyển và lưu trữ cho các loại tiền tệ vật chất. (v) Thúc đẩy tiếp cận tài chính: Các công ty cung cấp dịch vụ tài khoản tiền kỹ thuật số có thể là người đầu tiên và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán quan trọng nhất trong khi các ngân hàng sẽ là người cho vay chính. Vì thế, các tổ chức cung cấp tài khoản tiền kỹ thuật số đang hoạt động theo cách tương tự như cung cấp tài khoản cho khách hàng, nhưng không bao gồm trong các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Không giống như hướng dẫn của một số ngân hàng trung ương (Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Nhật Bản và Đức) liên quan đến việc xem xét sử dụng công nghệ Blockchains cho hệ thống tiền kỹ thuật số, Ngân hàng Trung ương Anh đang xem xét các lựa chọn thay thế cho tiền kỹ thuật số mà không chấp nhận Mô hình "sổ cái phân tán". Theo đó, Ngân hàng Trung ương Anh sử dụng mô hình ngân hàng tương tự gửi tiền làm cơ sở để phát hành tiền kỹ thuật số bằng cách sử dụng 02 mô hình: (1) Phương thức trực tiếp thông qua tài khoản tại ngân hàng trung ương và (2) Phương pháp gián tiếp thông qua các nhà cung cấp tài khoản tiền kỹ thuật số. Trong khi trước đây, với mô hình tài khoản tiền gửi, chỉ các ngân hàng thương mại mới có thể mở tài khoản của họ tại ngân hàng trung ương. Giờ đây, ngân hàng trung ương chỉ đơn giản là cung cấp tiền kỹ thuật số cho người tiêu dùng bằng cách cho phép họ nắm giữ các tài khoản tiền kỹ thuật số gửi tại Ngân hàng Trung ương Anh. Như vậy, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ có xu hướng sử dụng "mô hình kế toán tập trung" thay thế sử dụng mô hình "sổ cái phân tán" được chấp nhận bởi Bitcoin. Cụ thể: Mô hình 1: Phương pháp trực tiếp thông qua các tài khoản tại Ngân hàng Trung ương 242
- Theo phương thức này, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ mở cho mỗi khách hàng một tài khoản tại trung tâm ngân hàng. Đồng thời, nó sẽ cung cấp cho khách hàng chìa khóa, số tài khoản và thẻ thanh toán để xử lý giao dịch thanh toán. Ngân hàng trung ương cũng cung cấp các dịch vụ khác (như Ngân hàng Internet, ngân hàng di động, v.v.) để khách hàng kiểm tra, hỏi về sao kê tài khoản và thực hiện giao dịch. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Anh cũng đã ban hành quy định về quản lý rủi ro, chống rửa tiền và chiến đấu chống lại tài trợ khủng bố cho tất cả các tài khoản khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là ngân hàng trung ương, một tổ chức nhà nước, là gánh nặng với rất nhiều quản trị và cung cấp dịch vụ, và sẽ trở thành một chính đối thủ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, miền Trung Ngân hàng Anh không có động cơ thương mại để đổi mới cơ chế thanh toán, nhưng nó chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản được khách hàng chấp nhận. Mô hình 2: Phương pháp gián tiếp thông qua tài khoản tiền kỹ thuật số (DCAs) Theo mô hình này, Ngân hàng Trung ương Anh vẫn đóng vai trò tạo và duy trì tài khoản tiền kỹ thuật số, nhưng điểm khác biệt của nó là tất cả các dịch vụ thanh toán và dịch vụ khách hàng sẽ được cung cấp hoặc quản lý bởi các công ty trong khu vực tư nhân. Kết quả là, ngân hàng và công nghệ các công ty (nhà phát triển ứng dụng điện thoại thông minh) sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm để cung cấp dịch vụ kế toán, thanh toán thẻ, kiểm tra tài khoản, ngân hàng Internet hoặc điện thoại di động ngân hàng. Chủ tài khoản cũng có thể thực hiện giao dịch thanh toán thông qua thanh toán thông thường các mạng như Visa, MasterCard giống như cách họ thực hiện thanh toán qua ngân hàng tài khoản tiền gửi. Tất cả các giao dịch thanh toán với DCA là các giao dịch điện tử, được liên kết trực tiếp với tài khoản mở tại Ngân hàng Trung ương Anh. Do đó, DCAs cung cấp thanh khoản để đáp ứng khả năng thanh toán cho tất cả các giao dịch của khách hàng mọi lúc. Về mặt pháp lý, đáng lưu ý rằng kỹ thuật số tiền tệ trong DCA thuộc về chủ tài khoản, nhưng không thuộc về nhà cung cấp DCA. Tiền kỹ thuật số có thể được giữ riêng trong tài khoản khách hàng tại Ngân hàng Trung ương Anh mà không bị ghi vào bảng cân đối của các nhà cung cấp DCA. Các nhà cung cấp DCA chỉ là người quản lý, không phải là chủ sở hữu của các quỹ này. Do đó, họ không được phép phát hành các khoản vay, trả lãi hoặc cấp thấu chi cho khách hàng và không gây ra bất kỳ rủi ro nào cả. Đối với Ngân hàng Trung ương Anh, vì số tiền trong một tài khoản tiền kỹ thuật số có thể trở thành một tài sản nợ trên bảng cân đối kế toán, chính phủ sẽ phát hành trái phiếu không có bảo đảm làm tài sản thế chấp cho các quỹ này. Những ưu điểm trong chính sách của Anh: Chính phủ Anh khá thận trọng trong việc quản lý tiền mã hoá, Ngân hàng Trung ương đóng vai trò chủ đạo trong điều tiết, xử lý, cân bằng các giao dịch và thị trường tiền ảo. Động thái ủng hộ Bitcoin được thể hiện bằng cách bãi bỏ một số khoản thuế liên quan đến Bitcoin kể từ sau khi Mt.Gox tuyên bố đóng cửa. Tuy nhiên, các loại thuế khác, như thu nhập doanh nghiệp, vẫn được áp dụng. Xác định rõ ràng vòng đời tiền ảo, và đưa ra hướng dẫn quản lý cụ thể cho từng vòng đời nhất định. Những hạn chế trong chính sách của Anh Mặc dù ngành công nghiệp tiền điện tử đã có thể có được chỗ đứng ban đầu ở Anh trong môi trường lập pháp hiện tại, cần phải đưa ra quy định tập trung vào tiền điện tử cụ thể, để cung 243
- cấp sự rõ ràng và hỗ trợ hơn cho bất kỳ ai điều hành một sàn giao dịch ở Anh hoặc tổ chức cung cấp ban đầu (ICO). Mặc dù FCA đã đưa ra cảnh báo người tiêu dùng liên quan đến rủi ro tiền ảo, nhưng vẫn chưa công bố công khai bất kỳ hành động thực thi nào liên quan đến tiền ảo hoặc ICO (không giống như các cơ quan quản lý tại các khu vực pháp lý khác, đặc biệt là SEC và CFTC ở Hoa Kỳ). Trong khi ngành công nghiệp tiền điện tử của Anh vẫn đang gặp khó khăn do không có luật pháp cụ thể và các quy định hỗ trợ, hay một thỏa thuận chung, thực tế vượt ra ngoài các hướng dẫn mới nhất của FCA, mọi thứ dường như đang dần cải thiện. Các Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên sẽ thực thi thứ năm luật Chống Rửa tiền thứ năm vào 1/2020. Trong khi đó có khả năng Anh sẽ không còn là một thành viên của Liên minh châu Âu vào thời điểm này, tuy nhiên Anh vẫn sẽ tuân thủ các chỉ thị, với trao đổi và các công ty xử lý tiền điện tử khác được yêu cầu đăng ký với FCA và gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ. Hoa Kỳ Tại Mỹ - Nơi có thị trường vốn sôi động nhất thế giới, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã có nhiều động thái về chính sách đối với các giao dịch tiền mã hóa. Tiền mã hóa gồm 2 loại là coins và tokens. Coin thường được phát hành dưới dạng mã nguồn mở, được quản lý và phát triển dưới dạng phi tập trung với mục đích làm phương tiện thanh toán hoặc tài sản tích trữ. Tokens thường được phát hành và quản lý bởi cá nhân hoặc công ty nhằm trao đổi quyền được sử dụng một tiện ích hoặc ứng dụng cụ thể. Ngày 18 tháng 3 năm 2013, FinCEN đã ban hành Hướng dẫn về tiền ảo, công nhận tiền ảo là đồng tiền ngoại tệ hợp pháp. Theo quy định của FinCEN, những người tham gia vào giao dịch Bitcoin gồm có: - “Người dùng” tiền ảo không được coi là MSB (Kinh doanh phục vụ tiền) theo quy định của FinCEN. Điều này có nghĩa là nếu bạn có được Bitcoin để thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ, bạn không phải tuân theo các quy định đăng ký, báo cáo và lưu giữ hồ sơ MSB. - Ngược lại, “người trao đổi” và “quản trị viên” (administrators and exchangers) được coi là người chuyển tiền và do đó bắt buộc phải tuân thủ các quy định của FinCEN. Hướng dẫn định nghĩa “người trao đổi” là những người tham gia như một doanh nghiệp trao đổi các loại tiền kỹ thuật số trong khi “quản trị viên” tham gia như một doanh nghiệp trong việc đưa tiền ảo vào lưu thông. Quản trị viên phải tuân thủ theo quy định của BSA với FinCEN, cũng như thực hiện các quy định của FinCEN về báo cáo và lưu trữ hồ sơ, cụ thể là: (i) Đăng ký: Một công ty được xác định là một MSB phải đăng ký hoạt động. (ii) Lưu trữ danh sách đại lý: Những MSB được yêu cầu đăng ký phải soạn thảo và lưu giữ danh sách các đại lý, nếu có, vào ngày 1 tháng 1 cho khoảng thời gian 12 tháng trước đó. Khi có yêu cầu, MSB phải cung cấp ngay danh sách các đại lý của họ cho FinCEN và bất kỳ cơ quan thi hành pháp luật hoặc cơ quan giám sát liên quan khác (bao gồm IRS với tư cách là cơ quan kiểm tra thực hiện BSA). 244
- (iii) Báo cáo hành vi đáng ngờ (SAR): các MSB phải giữ một bản sao tất cả các SAR cũng như bản gốc và hồ sơ kinh doanh chứng minh. Khi có yêu cầu, MSB phải cung cấp các tư liệu này cho FinCEN hay các cơ quan có liên quan. (iv) Tuân thủ pháp luật về chống rửa tiền (AML): tất cả các MSB, bao gồm các công ty phát hành, bán ra hoặc mua lại thẻ mang giá trị, đều phải xây dựng và triển khai một chương trình tuân thủ pháp luật về AML. (v) Báo cáo giao dịch tiền tệ (CTR): MSB phải nộp CTR về những giao dịch tiền tệ có giá trị trên 10.000 USD tiền mặt gửi vào hoặc rút ra do cùng một người hoặc đại diện của cùng một người tiến hành trong cùng một ngày thông qua MSB hoặc gửi đến MSB. (vi) Hồ sơ về công cụ tiền tệ: MSB phải lưu giữ một số thông tin nhất định về việc bán ra các công cụ tiền tệ, chẳng hạn như thư chuyển tiền và chi phiếu du lịch, có tổng giá trị từ 3.000 USD đến 10.000 USD. (vii) Các quy tắc về chuyển tiền: MSB phải lưu giữ một số thông tin nhất định về các giao dịch chuyển tiền, chẳng hạn như việc gửi và nhận một lệnh thanh toán cho một giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 3.000 USD trở lên, bất kể phương thức thanh toán nào. (viii) Hồ sơ về đổi tiền: MSB phải lưu giữ một số hồ sơ nhất định cho mỗi giao dịch đổi tiền có giá trị trên 1.000 USD. (ix) Lưu trữ hồ sơ: Tất cả các hồ sơ BSA phải được lưu trữ trong thời gian năm năm và phải được cất giữ theo cách thức đảm bảo khả năng tiếp cận hồ sơ trong một khoảng thời gian hợp lý Ưu điểm trong quản lý tiền ảo của Hoa Kỳ: Có thể thấy nỗ lực của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc quản lý, hợp pháp hóa tiền điện tử. Những nỗ lực này đã mở rộng định nghĩa về các quy định chống rửa tiền hiện có của Mỹ kết hợp với các loại tiền ảo. Các chính sách đưa ra rất rõ ràng, cụ thể, được quản lý bởi cơ quan pháp lý riêng. Chính phủ Hoa Kỳ cũng tích cực sửa đổi, bổ sung các tài liệu pháp lý phù hợp hơn với thị trường tiền ảo. Ở cấp độ tiểu bang, các chính sách cũng được nghiên cứu và áp dụng. Chính phủ Hoa Kỳ đã nỗ lực khắc phục những hạn chế của tiền ảo như: - Sao kê thông tin các giao dịch trên hệ thống Blockchain sang hệ thống quản lý của Chính phủ: Tiền ảo hoạt động trên Blockchain có tính bảo mật cao, gây khó khăn cho việc kiểm soát, cũng như tạo điều kiện cho tội phạm thực hiện. Vì thế, ngay từ đầu cơ quan chức năng Mỹ đã kiểm soát mọi thông tin giao dịch. - Cung cấp thông tin, huấn luyện và cảnh báo rủi ro khi đầu tư tiền mã hoá: Có thể thấy, Hoa Kỳ nỗ lực đưa ra cảnh báo, cung cấp thông tin thường xuyên, công khai, minh bạc ngay từ khi đồng tiền ảo đầu tiên Bitcoin xuất hiện trên thị trường. - Đánh thuế Bitcoin: Chính phủ Mỹ cho rằng việc đánh thuế tiền ảo là cần thiết và hợp lý vì thế IRS đã đưa ra hướng dẫn áp dụng thuế tiền ảo, buộc người dùng phải tuân thủ nếu muốn sử dụng tại đất nước này. Những hạn chế trong chính sách quản lý của Hoa Kỳ: 245
- Tuy nhiên, còn có những xung đột với nhau ác cơ quan liên bang khác nhau sẽ có các định nghĩa khác nhau về tiền điện tử, và điều này gây ra sự phức tạp cùng nhầm lẫn. Trong vai trò điều tiết nó, ví dụ, SEC coi việc phát hành tài sản kỹ thuật số mới là chứng khoán. Mặt khác, CFTC xem tất cả các loại tiền điện tử là hàng hóa trong khi IRS coi tiền điện tử là tài sản. Ngược lại, FinCEN quy định các sàn giao dịch tiền điện tử như các sàn giao dịch “tiền tệ”, điều này dẫn đến kết luận rằng Bộ Tài chính Hoa Kỳ coi tiền điện tử là tiền tệ. Chắc chắn, các định nghĩa khác nhau của các cơ quan khác nhau dẫn đến việc có quá nhiều quy định vì mỗi thực thể có các yêu cầu riêng phải được đáp ứng. Cố gắng tuân thủ nhiều nghĩa vụ pháp lý sẽ khiến mọi thứ trở nên tốn kém và mất thời gian cho người chơi trong khu vực. Ngoài ra, vấn đề đặt ra khi tiền điện tử trở nên phổ biến và được sử dụng hằng ngày. Hiện nay, người sử dụng tiền mặt có thể xác định danh tính, phải mang theo khi thanh toán và có tính thanh khoản trực tiếp. Trong khi đó, tiền điện tử lại linh hoạt và được ứng dụng dễ dàng hơn, đồng thời cho phép các khoản thanh toán gửi hoặc nhận ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Nếu tiền điện tử trở thành một nguồn giao dịch cá nhân hàng ngày, phạm vi của “nền kinh tế ngầm” gia tăng và mở rộng theo cấp số nhân. IRS cho biết phần lớn người dùng có xu hướng trốn thuế khi giao dịch Bitcoin. Theo một khảo sát trên sàn Coinbase, chỉ 0.2% người dùng đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ về thuế. Trung Quốc Bối cảnh và nguyên tắc ban hành: Với tham vọng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức phát hành và lưu hành tiền kỹ thuật số để tăng ảnh hưởng và thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn mới để Trung Quốc quản lý loại tiền này trong tương lai, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều để điều tra khuôn khổ chính sách tiền tệ hiện tại, cung tiền và Cơ chế kiếm tiền khi thiết kế tiền kỹ thuật số. Việc nghiên cứu và chuẩn bị kỹ thuật số tiền là một bước phù hợp với xu hướng hiện tại. Không giống như Bitcoin, tiền kỹ thuật số do Trung ương phát hành bởi Ngân hàng Trung Quốc là sự kết hợp của các giải pháp công nghệ, được thiết kế và quản lý bởi luật pháp và quy định để đảm bảo an toàn và bảo mật của hệ điều hành. Về khía cạnh lý thuyết và công nghệ ứng dụng: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang nghiên cứu tiềm năng và ứng dụng của công nghệ Blockchains, đang được sử dụng bởi hệ thống Bitcoin và được nghiên cứu bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Đức và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Nga. Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, công nghệ này đòi hỏi rất nhiều máy tính để lưu trữ và có thể không thể xử lý khối lượng giao dịch ngày hôm nay. Tuy nhiên, dựa trên một sổ cái phân tán Mô hình tài khoản, Blockchains là lựa chọn phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân của tiền kỹ thuật số người nắm giữ. Về mặt tiện ích và bảo mật: mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc ban hành tiền kỹ thuật số, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhận thức rõ những lợi thế vượt trội mà kỹ thuật số tiền tệ sẽ mang lại, bao gồm: (i) thuận tiện; (ii) cân bằng giữa quyền riêng tư của người dùng, duy trì trật tự xã hội và xử lý các hoạt động tội phạm; (iii) góp phần thúc đẩy ban hành chính sách tiền tệ; và (iv) tiền kỹ thuật số sẽ không có tác động đến tiền tệ chủ quyền do khả năng chuyển đổi thành tiền và thực tế là khả năng chuyển đổi của nó có thể là kiểm soát. Với tham vọng là quốc gia đầu tiên phát hành tiền mã hoá, Trung Quốc tập trung nghiên cứu về đồng tiền này thay vì chấp nhận và đưa ra khuôn khổ pháp lý phù hợp. Chính phủ Trung Quốc kiểm soát tiền mã hóa nghiêm ngặt, và ra lệnh dừng trao đổi tiền mã hóa. Tuy nhiên, thị 246
- trường mã hóa của Trung Quốc vẫn tồn tại được sau của quy định thẳng tay đầu tiên này. Nguyên nhân là do nhiều thương nhân chuyển sang các thị trường ngang hàng và phi tập trung, hoặc chuyển sang các sàn giao dịch nước ngoài. Theo Reuters báo cáo, với nền tảng giao dịch ngang hàng phổ biến Localbitcoins, do các thương nhân hợp lại đã sản xuất ra khối lượng kỷ lục. Khối lượng này trong tháng 9/2017 (tháng lệnh cấm được ban hành) đạt tới 115 triệu NDT (khoảng 17,8 triệu USD) mỗi tuần. Nếu Trung Quốc tiếp tục cấm các đồng tiền mã hoá thì đòi hỏi phải có khuôn khổ pháp lý cụ thể, và đặt ra thách thức cho Chính phủ Trung Quốc trong việc quản lý tiền mã hoá khi đồng tiền riêng của đất nước này chính thức ra mắt. Việc chuyển sang các sàn giao dịch nước ngoài tiềm ẩn nguy cơ về rửa tiền, tội phạm tài chính mà cơ quan chính quyền không thể quản lý cũng như xử phạt hợp lý. Thái Lan Tháng 5/2018, Chính phủ Thái Lan ban hành: (1) Nghị định khẩn cấp liên quan đến hoạt động kinh doanh tài sản kỹ thuật số, trong đó có tiền mã hóa (DAB), và (2) Nghị định sửa đổi về luật thuế, trong đó có chính sách thuế liên quan đến giao dịch tài sản kỹ thuật số (DAT). Theo DAB, tài sản kỹ thuật số được chia làm hai loại: tiền mã hóa (digital asset giống với utility token dùng để trao đổi các hàng hóa với nhau) và xu kỹ thuật số (digital token giống với security của các nước Châu Âu và Mỹ). Các giao dịch phải được sự chấp thuận của SEC và việc cung cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua nhà cung cấp hệ thống Mã thông báo kỹ thuật số (được SEC phê duyệt) được gọi là Cổng thông tin ICO. Hình thức này cũng giống như sàn giao dịch chứng khoán. Với cách này, hoạt động mua bán, trao đổi tiền mã hóa của Thái Lan sẽ được kiểm soát và Nhà nước Thái Lan có thể thu thuế cho các hoạt động này, nhằm đóng góp cho ngân sách nhà nước. Có rất nhiều loại tiền ảo trên thế giới, nhưng Thái Lan chỉ cho phép 7 loại được giao dịch, trong đó có đồng Bitcoin. Và đối với cá nhân, giao dịch tiền mã hóa thông qua cổng ICO chỉ được giới hạn ở mức 1000 USD cho một lần giao dịch. Trong số các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa cho các doanh nghiệp liên quan đến tiền điện tử, thông qua luật về tiền điện tử để điều chỉnh việc cung cấp tài sản ảo. Có thể thấy, Thái Lan đang rất nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo sau khi chính thức hợp pháp hóa đồng tiền này. Ngoài ra, Thái Lan là một quốc gia thành viên của FATF, vì vậy việc tuân thủ các quy định KYC do FATF đưa ra đã phần nào giảm bớt gánh nặng trong việc ban hành các quy định. Đặc biệt, việc từ chối cấp phép cho 2 sàn giao dịch Cash2Coins và Sàn giao dịch kỹ thuật số Đông Nam Á do không thực hiện đầy đủ quy trình KYC, cho thấy sự cứng rắn trong quản lý tiền ảo của chính quyền Thái. Nhìn chung, các quy định về tiền mã hoá của Thái Lan khá chặt chẽ, đặc biệt trong việc xử phạt các giao dịch bất hợp pháp. THỰC TRẠNG PHÁP LÝ VỀ TIỀN MÃ HÓA TẠI VIỆT NAM Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới chưa chấp nhận tiền ảo là tiền tệ. Việc sử dụng tiền ảo - Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự như Bitcoin làm phương tiện thanh toán không đươc pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Pháp luật cấm các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự như Bitcoin như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Đặc biệt, theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP 247
- ngày 22/11//2012 của chính phủ về thanh toán không sử dụng tiền mặt, quy định tiền ảo là phương tiện thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam và việc phát hành, sử dụng tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2014 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Thực tế tại Việt Nam, mặc dù khung pháp lý còn sơ khai nhưng tài sản ảo, tiền điện tử đang được giao dịch phổ biến, nhiều người tham gia nhưng chủ yếu mang tính chất đầu cơ, xuất hiện nhiều tổ chức cá nhân lập các máy đào tiền điện tử, cũng đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử gây mất trật tự, an toàn trong xã hội. Theo Chỉ thị 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 13/04/2018. Tại Chỉ thị này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu siết chặt các giao dịch tiền ảo: (1) Không cung ứng các dịch vụ liên quan đến giao dịch tiền ảo (2) Báo cáo kịp thời về các giao dịch đáng ngờ liên quan đến tiền ảo: (3) Đề xuất, xây dựng khung pháp lý về quản lý tiền ảo (4) Tăng cường phát hiện các giao dịch tiền ảo có dấu hiệu vi phạm BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ Đối với cơ quan quản lý nhà nước Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng VBQPPL về các loại tiền mã hóa khác qua từng giai đoạn. Giai đoạn 2018 – 2020: - NHNN tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; - NHNN nghiên cứu trình Chính phủ ban hành NĐ sửa đổi, bổ sung NĐ về thanh toán không dùng tiền mặt. Giai đoạn 2021 – 2025: - NHNN chủ động nghiên cứu, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các bộ, ngành khác liên quan nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành Dự án Luật Các hệ thống thanh toán. Thứ hai, quy định về bộ phận và cán bộ chuyên trách hỗ trợ, cũng như quyền hạn và trách nhiệm để xử lý các vấn đề liên quan tới quản lý tiền mã hóa trong đó bao gồm quản lý hồ sơ, báo cáo các giao dịch đáng ngờ, giám sát các giao dịch. Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới VBQPPL về thuế đối với các loại tiền mã hóa. tiền mã hoá cần phải được định giá tại "giá trị thị trường hợp lý" ở thời điểm mua. Ban hành hướng dẫn xử lý thuế đối với các loại tiền điện tử. Các giao dịch tiền ảo để mua hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích cá nhân sẽ được coi là một tài sản cá nhân và phải chịu thuế thu nhập. Các tổ chức phải nộp thuế dựa trên báo cáo giao dịch và việc “đào” tiền ảo. Ngay từ đầu giai đoạn chính phủ Việt Nam cần xác định phân loại tiền mã hoá là tiền tệ, hay tài sản một cách thống nhất, tránh xảy ra mâu thuẫn trong việc quản lý cũng như thu thuế như Hoa Kỳ. 248
- Thứ tư, hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Đề xuất nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống rửa tiền. Tất cả các tổ chức tài chính xây dựng thiết lập chương trình tuân thủ pháp luật về chống rửa tiền. Mỗi chương trình tối thiểu phải bao gồm: các chính sách, thủ tục và biện pháp kiểm soát; chỉ định người quản lý phụ trách việc tuân thủ pháp luật; cung cấp đào tạo; và kiểm toán độc lập. Tăng cường giám sát hợp lý các tài khoản đại lý và tài khoản ngân hàng cá nhân của những người không phải công dân Việt Nam. Thứ năm, quản lý hoạt động của các công ty Fintech, công ty công nghệ là trung gian cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa. Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các quy định pháp lý có thể cho phép thành lập sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung. Thứ sáu, giải pháp quản lý hoạt động chào bán tiền mã hóa lần đầu ra công chúng (ICO). Đề xuất việc ICO phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cấp phép cho các dự án ICO hoàn thành đầy đủ quy trình đăng ký và cấm các dự án không đủ điều kiện về hồ sơ cũng như kinh tế. Với các hành vi phạm pháp như bán mã token trái phép, thiết lập hội thảo để thu hút đầu tư trái phép sẽ phải đối diện với mức phạt và thậm chí là nhận án tù. Các nhà phát hành tiền mã hóa trong và ngoài nước phải thông qua cổng Initial Coin Offering (ICO) để được cấp phép phát hành, để sau đó các nhà đầu tư, thông qua cổng ICO, sẽ mua được tiền mã hóa một cách hợp pháp. Hình thức này cũng giống như sàn giao dịch chứng khoán. Thứ bảy, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về giao dịch tiền mã hóa. Đưa ra báo cáo phân tích sự ổn định trung và dài hạn và hiệu quả của hệ thống tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp và người sử dụng. Thường xuyên đưa cảnh báo, nâng cao nhận thức về các rủi ro giao dịch tiền ảo, chú ý đến tính bất ổn của thị trường, dễ bị tấn công, xu hướng sử dụng cho các hoạt động tôi phạm Thứ tám, NHNN nghiên cứu về xu hướng và khả năng phát hành tiền kỹ thuật số của NHTW. Một số quốc gia trên thế giới đã phát hành đồng tiền mã hoá riêng như đồng Petro của Venezuela, Campuchia với dự án đồng Entapay Tuy nhiên việc ra mắt đồng tiền mã hoá riêng không phải vấn đề đơn giản. Thứ chín, tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và các tổ chức tài chính quốc tế để xây dựng quy định pháp lý hiệu quả điều chỉnh các loại tiền ảo. Khi Việt Nam còn non trẻ trong quản lý dòng tiền ảo thì việc học hỏi các nước khác là vô cùng cần thiết. Thái Lan là một nước có nền kinh tế có nhiều điểm chung với Việt Nam, và là quốc gia đi đầu trong việc chấp nhận tiền ảo tại Đông Nam Á với cách tiện cận được đánh giá cao và những dấu hiệu tốt của sự quản lý của nước bạn là kinh nghiệm mà Việt Nam cần ghi nhận. Đối với các công ty và tổ chức tài chính Đăng kí xác nhận quyền sở hữu tài khoản tiền ảo: Trách nhiệm đăng ký thuộc về chủ sở hữu hoặc người kiểm soát và người này phải ký và nộp đơn đăng ký hoàn chỉnh. Trong trường hợp tài khoản bị đánh cắp, thông tin có thể được đưa lên toàn hệ thống để chặn mọi giao dịch với tài khoản này. Lưu trữ các thông tin về lịch sử giao dịch: Do tiền mã hoá có tính ẩn danh, nên việc lưu trữ các thông tin về lịch sử giao dịch là vô cùng cần thiết. Cung cấp mẫu đơn lưu trữ các thông tin về giao dịch trong đó đảm bảo đầy đủ các 249
- thông tư cơ bản, cần thiết và các dấu hiệu đáng ngờ; đảm bảo lưu trữ trong thời hạn nhất định theo cách thức bảo mật và đảm bảo khả năng tiếp cận hồ sơ trong khoảng thời gian hợp lý. Đây là cơ sở để đảm bảo tính hợp pháp của mỗi giao dịch, cũng như phòng ngừa rủi ro tội phạm tài chính. Tuân thủ các nguyên tắc về kế toán, kiểm toán đối với tài sản vô hình trong các doanh nghiệp có sử dụng tiền ảo: Theo chuẩn mực 04 về Tài sản cố định vô hình (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): Khi một tổ chức, doanh nghiệp được định giá trong đó có bao gồm tiền mã hoá được xét là tài sản vô hình, ngoài các điều kiện trên, cần xét đến các yếu tố kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, gồm: (1) Các nhân tố kinh tế quyết định khoảng thời gian thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; (2) Các nhân tố pháp lý giới hạn khoảng thời gian doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế này. Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian ngắn hơn trong số các khoảng thời gian trên. Do vậy việc định giá của tiền mã hoá phụ thuộc vào giá thị trường vào từng thời điểm quy định. Chấp hành nghĩa vụ nộp thuế: Xác định rõ giá của tiền ảo dựa trên giá của thị trường tại thời điểm quy định. Mọi giao dịch phát sinh lợi nhuận từ mua bán tiền ảo đều phải chịu thuế thu nhập này như các loại hàng hóa bất động sản thông thường. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, trong đó giới hạn phạm vi, khối lượng và có xác thực cho mỗi giao dịch. Với mỗi quốc gia khác nhau có giới hạn phạm vi, khối lượng giao dịch khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, (Thái Lan giao dịch tiền mã hóa thông qua cổng ICO chỉ được giới hạn ở mức 1000 USD cho một lần giao dịch; giao dịch đổi tiền tối đa của Mỹ là 1000 USD và mua bán tiền mặt cho thư chuyển tiền hoặc chi phiếu du lịch trị giá dưới 3.000 đô-la). Cụ thể, theo Nghị định 116/2013/NĐ-CP của chính phủ về phòng, chống rửa tiền quy định ở Điều 9 Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 16 Luật phòng, chống rửa tiền là các giao dịch sau: (1) “Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo;” (2) “Giao dịch phức tạp là giao dịch được thực hiện thông qua phương thức không phù hợp với bản chất của giao dịch như: Giao dịch được thực hiện thông qua nhiều bên trung gian, nhiều tài khoản không cần thiết; giao dịch được thực hiện giữa nhiều tài khoản khác nhau của cùng một chủ tài khoản tại các khu vực địa lý khác nhau; bất kỳ giao dịch nào do đối tượng báo cáo nhận định không bình thường và cần có sự giám sát chặt chẽ.” Báo cáo giao dịch đáng ngờ: Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản bao gồm: a) Khách hàng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán; 250
- b) Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính; d) Số điện thoại cá nhân hoặc cơ quan do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không có số này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch; đ) Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo uỷ quyền của tổ chức, cá nhân có trong danh sách cảnh báo; e) Các giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới tổ chức, cá nhân có trong danh sách cảnh báo; g) Các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với thu nhập, hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân này; h) Giao dịch của khách hàng thực hiện thông qua đối tượng báo cáo không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. KẾT LUẬN Tiền kỹ thuật số có thể coi là một phát minh vĩ đại của nhân loại, là xu thế và sẽ còn tiếp tục tồn tại. Hơn nữa, công nghệ blockchain sẽ được ứng dụng ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Với những ưu điểm vượt trội hơn so với các đồng tiền khác, tiền ảo đem đến những tác động tích cực cho nền kinh tế, đời sống, xã hội của các quốc gia. Bài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu một cách nghiêm túc hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về tiền ảo. Thông qua nghiên cứu này, tác giả muốn chỉ ra những tầm quan trọng của đồng tiền mã hoá và tổng quan các chính sách quản lý của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất chính sách phù hợp cho Việt Nam trong tương lai thay vì biện pháp ngăn cấm triệt để như hiện nay. Hoàn thiện đề tài này, tác giả mong muốn góp một phần kiến thức vào vấn đề quản lý và phát triển tiền ảo ở Việt Nam. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và xu hướng tiền kỹ thuật số liên quan đến phát triển khoa học và công nghệ, chúng ta có thể thấy lợi ích của tiền ảo. Tuy nhiên, cũng phải cân nhắc đến các rủi ro liên quan (chẳng hạn như tiền rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế ) và cơ sở hạ tầng thích hợp (thanh toán, giải quyết, quản lý rủi ro ). Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, sự ra đời của tiền điện tử đòi hỏi nghiên cứu cẩn thận với mục tiêu dài hạn để giảm thiểu rủi ro và tận dụng lợi ích tiền điện tử. Do đó, cần phải cải thiện khung pháp lý cho điện tử tiền ở Việt Nam một cách kịp thời để đáp ứng nhu cầu thiết thực cho sự phát triển và ứng dụng tiền điện tử tại Việt Nam. Từ đó, những mặt tích cực của nghiên cứu sẽ được nhìn rộng ra trong xã hội và cũng góp phần đẩy lùi những tiêu cực trong giao dịch tiền điện tử, và giảm lưu lượng tiền mặt trong lưu thông 251
- TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Badev & M. Chen. (2014). Bitcoin: Technical background and data analysis. Finance and Economics Discussions Series Divisions of Research & Statistics and Monetary Affairs Federal Reserve Board. A. Ostroukh. (2014). Russia softens stance on bitcoin. B. Nelson. (2018). Financial stability and monetary policy issues associated with digital currencies . Brasil Banco Central do. (2014). Policy statement on the risks related to the acquisition of the so-called “virtual currencies” or “encrypted currencies” and to the transactions carried out with these currencies. C. Isidore. (2013). Bitcoin bubble may have burst. CNNMoney. C. Sanati. (2012). Bitcoin Looks Primed for Money Laundering. CNNMoney. C. Schumer. (2011). Schumer Wants Underground Drug Website Shut Down. Chen, A. B. (2014). Bitcoin: Technical Background and Data Analysis. Dion. (2013). I’ll gladly trade you two bits on Tuesday for a byte today: Bitcoin, regulating fraud in the E-conomy of hacker-cash. Univ. Illinois J. Law Technol. D. Primack. (2013). Fortress is forming a bitcoin fund. Fortune. D. Rovell. (2014). Sacramento Kings to be accept bitcoin. Descôteaux. (2014). How Should Bitcoin Be Regulated? Montreal Economic Institute. European Banking Authority (EBA). (2014). Opinion on "virtual currencies". European Central Bank. (2012). Virtual Currency Schemes. FinCEN. (2014). Application of FinCEN‟s regulations to virtual currency software development and certain investment activity. Isidore, C. (2013, 4 12). Bitcoin bubble may have burst. CNNMoney. CNN Business. K. Hill. (2013). Living on bitcoin for a week: Bitcoin is the Internet applied to money (and I survived it). Forbes May. K. Sideri. (2003). The Regulation of Peer-to-Peer File Sharing Networks: Legal Convergence vs. Perception Divergence (Vol. 2). Kaplanov, N. (2012, July 22). Schumer Wants Underground Drug Website Shut Down. SSRN. Lam Pak Nian. (2014). A Light - Touch Approach to Regulation. Singapore: Faculty of Law, National University. 252
- N. Hajdarbegovic. (2014). UK financial regulator’s new initiative encourages bitcoin innovation . Nelson, B. (2018, 11). Financial stability and monetary policy issues associated with digital currencies. Journal of Economics and Business, 100, 76 -78. Ostroukh, B. A. (2014, 7 2). Russia softens stance on bitcoin. The wall street journal. P. Franco. (2015). Understanding Bitcoin: Cryptography, engineering and economics. UK. PRIMACK, D. (2014, January 1). Fortress is forming a bitcoin fund. Fortune. S. Nakamoto. (2008). Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System . Sanati, C. (2012, December 19). Bitcoin Looks Primed for Money Laundering. Fortune. Smith, Brian and Ramsey J. Wilson. (n.d.). How best to guide the evolution of electronic currency law. Tu, Kevin V. and Meredith, Michael. (n.d.). Rethinking Virtual Currency Regulation in The Bitcoin Age 253