Qui mô chuyển đổi số trong ngành công nghiệp ngân hàng tại Việt Nam, thách thức và gợi ý chính sách

pdf 11 trang Gia Huy 23/05/2022 1920
Bạn đang xem tài liệu "Qui mô chuyển đổi số trong ngành công nghiệp ngân hàng tại Việt Nam, thách thức và gợi ý chính sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfqui_mo_chuyen_doi_so_trong_nganh_cong_nghiep_ngan_hang_tai_v.pdf

Nội dung text: Qui mô chuyển đổi số trong ngành công nghiệp ngân hàng tại Việt Nam, thách thức và gợi ý chính sách

  1. QUI MÔ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM, THÁCH THỨC VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh* TÓM TẮT Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, khu vực ngân hàng tại Việt Nam đã phát triển các dịch vụ tài chính kĩ thuật số nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính. Mục đích của bài viết là phân tích tình hình phát triển dịch vụ tài chính kĩ thuật số khu vực ngân hàng tại Việt Nam trong tương quan với khả năng tiếp cận của người tiêu dùng, trình độ hiểu biết về tài chính và sự bảo mật của nền tảng công nghệ. Từ đó, bài viết gợi ý một số chính sách trong khuôn khổ pháp lí nhằm đẩy mạnh sự phát triển của dịch vụ tài chính ngân hàng kĩ thuật số, hướng đến một nền tài chính toàn diện và ổn định hệ thống tài chính tại Việt Nam. Từ khóa: Dịch vụ tài chính kĩ thuật số, tài chính toàn diện, ổn định tài chính. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP NGÂN HÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ Kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đã gây nên những tác động sâu rộng trong ngành dịch vụ tài chính. Các trung gian tài chính đang đối mặt với việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh, sự cạnh tranh trong hệ thống và kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng, do đó nhu cầu áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số của ngân hàng ngày càng trở nên cấp thiết, để không bị bị bỏ lại phía sau trong một thị trường không ngừng biến động. Theo Liu, Chen và Chou (2011), chuyển đổi số là sự tích hợp của công nghệ kỹ thuật số bao gồm điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và chuỗi khối vào quy trình kinh doanh. Điều này góp phần thúc đẩy việc tái cấu trúc hệ sinh thái kinh doanh trong hệ thống ngân hàng. Thực vậy, trong điều kiện giãn cách xã hội, khách hàng có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ có thể được tích hợp trong cuộc sống hàng ngày. Chuyển đổi kỹ thuật số cho phép ngân hàng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tăng cường sự tương tác với khách hàng mà không nhất thiết có sự tiếp xúc trực tiếp. Trải nghiệm kỹ thuật số không tiếp xúc được dự báo là tương lai của ngành tài chính. Khi đó, ngân hàng có thể cung cấp đa dạng các dịch * Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. - 221
  2. vụ tài chính bảo hiểm, cho vay và các sản phẩm tài chính khác cho khách hàng được cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp công nghệ tài chính tham gia thị trường, tận dụng lợi thế của dữ liệu lớn để cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn so với dịch vụ ngân hàng truyền thống. Hơn nữa, doanh nghiệp tài chính không cần phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về vốn, thanh khoản để thực hiện hoạt động kinh doanh. Do đó, có thể làm suy yếu sức mạnh của ngân hàng. Chính sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ tài chính này buộc các ngân hàng thương mại phải thay đổi phương thức hoạt động vốn dựa trên mạng lưới giao dịch, buộc ngân hàng phải sử dụng công nghệ số để cải thiện sự đa dạng các dịch vụ trung gian tài chính nhằm tìm kiếm không gian phát triển và nâng cao vị thế của mình hơn nữa. Đứng trước yêu cầu thực hiện chuyển đổi số, khu vực ngân hàng chịu sự tác động của các yếu tố khác nhau. Theo Giebe và Schulz (2021), sự chuyển đổi số này bị ảnh hưởng bởi tiến bộ công nghệ, quy định, giám sát, giai đoạn nền kinh tế có lãi suất thấp và thay đổi nhân khẩu học. Tại Việt Nam, sự cạnh tranh vốn đã tồn tại từ lâu trong khu vực ngân hàng thương mại, gần đây lại có thêm sự gia nhập của các doanh nghiệp công nghệ trong bối cảnh mới, cùng với quy định giám sát chặt chẽ từ Ngân hàng nhà nước đã gây tác động khá lớn đến chuyển đổi số trong hệ thống. Ngoài ra, ở những giai đoạn lãi suất trong nền kinh tế giảm, làm cho thu nhập lãi ròng của ngân hàng bị ảnh hưởng, gây nên áp lực cho công cuộc thực hiện chuyển đổi số khu vực ngân hàng. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH SỐ TẠI VIỆT NAM Những tiến bộ công nghệ trong truyền tải và xử lý dữ liệu là một yếu tố cấu trúc quan trọng ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng, tạo ra tác động phản hồi tích cực, góp phần cải thiện vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Các doanh nghiệp càng thích ứng với thời đại kỹ thuật số và thực hiện đổi mới công nghệ càng nhanh thì doanh nghiệp đó càng nhanh chóng tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp, dịch vụ được các nhà lập chính sách các quốc gia đặt mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 đòi hỏi chính quyền phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả của việc số hóa dịch vụ tài chính ngân hàng liên quan đến khả năng tiếp cận internet của người tiêu dùng. Tại Việt Nam, số lượng người sử dụng internet ngày càng gia tăng như minh họa tại Biểu đồ 1. Tính đến năm 2020, số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam có hơn 68 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số. Việc sử dụng internet được phổ quát là điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận đến dịch vụ tài chính số của ngân hàng. 222 -
  3. 80,000,000 70,000,000 60,000,000 68,170,000 61,970,000 50,000,000 53,860,000 55,190,000 49,063,762 40,000,000 47,499,416 30,000,000 20,000,000 10,000,000 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Biểu đồ 1. Thống kê người sử dụng Internet tại Việt Nam giai đoạn năm 2015 – 2020 Nguồn: Vnnetwork Bên cạnh số lượng người sử dụng internet, việc sử dụng thiết bị có khả năng kết nối mạng viễn thông cũng cho thấy khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính kĩ thuật số, bởi chúng có thể phục vụ nhu cầu tiện ích hàng ngày của người sử dụng internet, đặc biệt tỷ lệ các thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh. Không chỉ là công cụ liên lạc, điện thoại thông minh với khả năng cá nhân hoá, khả năng kết nối internet không dây sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại mỗi quốc gia. Phổ cập thiết bị kết nối viễn thông tới từng người dân cũng là một chủ trương nhất quán của Việt Nam từ rất nhiều năm trước. Minh họa tại Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ người dùng internet từ 16-64 tuổi có sử dụng ít nhất một trong số các thiết bị có khả năng kết nối với mạng viễn thông trong năm 2020. 120% 100% 97% 80% 60% 66% 40% 20% 32% 10% 19% 0% Điện thoại di động Điện thoại thông Điện thoại thông Máy tính/Laptop Máy tính bảng minh thường Biểu đồ 2. Tỷ lệ người dùng internet (từ 16 – 64 tuổi) sử dụng thiết bị kết nối với mạng viễn thông năm 2020 Nguồn: Vnnetwork - 223
  4. Trong một nền kinh tế mà công nghệ số được áp dụng trong hầu khắp các lĩnh vực, người sử dụng internet tại Việt Nam đã cài đặt các ứng dụng nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của mình. Biểu đồ 3 cho thấy tỷ lệ phần trăm các loại ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh tại Việt Nam vào năm 2020. Tỷ lệ này phản ánh mức độ quan tâm của người sử dụng internet trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó tỷ lệ ứng dụng dịch vụ tài chính ngân hàng chiếm 40% được cài đặt điện thoại thông minh của người sử dụng, thấp hơn cả dịch vụ mua sắm cho thấy mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với các dịch vụ tài chính kĩ thuật số chưa cao. 100% 95% 95% 90% 83% 80% 72% 66% 69% 70% 60% 53% 50% 40% 40% 30% 24% 20% 11% 10% 0% Nhắn tin Mạng xã Video và Nghe nhạc Trò chơi Tài chính Mua sắm Bản đồ Sức khỏe Hẹn hò hội giải trí ngân hàng Biểu đồ 3. Tỷ lệ các loại ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh tại Việt Nam vào năm 2020 Nguồn: Vnnetwork Ngày nay, khi công nghệ kỹ thuật số phát triển vượt bậc, sự hiện diện của nó trong cuộc sống của công chúng là điều khá phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính đòi hỏi trình độ hiểu biết tài chính nhất định. Bostan (2020) cho rằng đào tạo kiến thức tài chính điều kiện cho mọi người tiếp cận các dịch vụ tài chính với chi phí thấp hơn và tần suất cao hơn. Theo Van Esterik-Plasmeijer và Van Raaij (2017), khách hàng có kiến ​​thức tài chính trên mức trung bình và tình hình tài chính lành mạnh có mức độ hài lòng hơn trong mối quan hệ với ngân hàng và có nhiều khả năng tin tưởng vào một số ngân hàng uy tín. Morgan và Long (2020) cho rằng trình độ hiểu biết về tài chính cao có tác động tích cực và mạnh mẽ đến nhận thức và việc sử dụng các sản phẩm ngân hàng số của cá nhân. Hiểu biết tài chính trong những năm gần đây đã trở thành một phần của chiến lược phát triển kinh tế và xã hội tại các quốc gia. Đây là một trong những thách thức mà các quốc gia đặt ra nhằm tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính tổng thể, hạn chế tình trạng loại trừ tài chính và xây dựng chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng người tiêu dùng tài chính. Để tiêu đo lường mức độ nhận thức hiểu biết tài chính, điểm số hiểu biếu tài chính đã được sử dụng trong một số nghiên cứu của IMF và các công trình khác, do nó là một chỉ số khá trực quan cho biết khả năng nhận thức của người tiêu dùng về dịch vụ tài chính. Nghiên cứu của Morgan và Long (2020) đã điều tra mức độ hiểu biết tài chính 224 -
  5. tại Việt Nam vào năm 2020. Trong đó, điểm số hiểu biết tài chính được tính từ bảy câu hỏi khảo sát phản ánh nhận thức của đối tượng về kiến ​​thức tài chính cơ bản, bao gồm tính lãi, lãi kép, đánh giá rủi ro và lợi nhuận, lạm phát và đa dạng hóa rủi ro. Kết quả điểm hiểu biết tài chính dao động trong khoảng từ 0 đến 7. Theo đó sự hiểu biết tài chính trung bình tại Việt Nam là 4,4 điểm. Tuy nhiên có sự chênh lệch hiểu biết giữa giới tính, giữa các độ tuổi và giữa các nhóm có thu nhập khác nhau theo Biểu đồ 4. 6.00 4.83 5.00 4.40 4.37 4.49 4.38 4.52 4.61 4.24 4.02 4.00 3.00 2.00 1.00 0.00 Trung bình Nam giới Nữ giới Ít hơn 30 Từ 30-60 Hơn 60 tuổi Thu nhập ít Thu nhập ít Thu nhập tuổi tuổi hơn 85 triệu hơn 85-190 nhiều hơn đồng triệu đồng 190 triệu đồng Biểu đồ 4. Điểm số hiểu biết tài chính giữa các nhóm người tại Việt Nam năm 2020 Nguồn: Morgan và Long (2020) Biểu đồ 5 cho thấy mức độ nhận thức về năm loại dịch vụ công nghệ tài chính fintech chủ yếu trong nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ những người hiểu biết hình thức vay kỹ thuật số cao hơn nhiều so với tỷ lệ người biết đến các sản phẩm kĩ thuật số khác. Có 46% người có nhận thức về vay kỹ thuật số trong khi các tỷ lệ cho vay kỹ thuật số và tiền kỹ thuật số (ví điện tử) lần lượt là 36% và 40%. Chỉ có 19% và 16% người có nhận thức về bảo hiểm kỹ thuật số và tư vấn tài chính kỹ thuật số. Đối với từng loại tài chính kỹ thuật số, nam giới có khả năng hiểu biết hơn cao nữ giới. 60% 49% 50% 46% 44% 45% 39% 40% 36% 40% 34% 36% 30% 21% 23% 19% 20% 17% 16% 11% 10% 0% Vay kĩ thuật số Cho vay kĩ thuật số Tiền tệ kĩ thuật số Bảo hiểm kĩ thuật số Tư vấn tài chính số Tổng Nữ giới Nam giới Biểu đồ 5: Mức độ nhận thức về năm loại dịch vụ công nghệ tài chính Nguồn: Morgan và Long (2020) - 225
  6. Vào năm 2015, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã thông qua một chương trình nghị sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu đến 2030 nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân. Arner, Barberis và Buckley(2019) cho rằng Fintech hiện nay chính là động lực chủ yếu để phát triển tài chính toàn diện thông qua 4 trụ cột chủ yếu: (i) Số hóa hệ thống nhận diện, đơn giản hóa việc mở tài khoản và phát triển hệ thống e-KYC; (ii) Dựa vào trụ cột một để liên thông hóa các hoạt động thanh toán điện tử; (iii) Dựa vào trụ cột một và hai để phát triển các hoạt động thanh toán và dịch vụ công của chính phủ, và (iv) Số hóa các hệ thống và thị trường tài chính, tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn các hoạt động tài chính và đầu tư. Tại Việt Nam Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 chiến lược phát triển tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhấn mạnh các quan điểm: (i) Thực hiện tài chính toàn diện có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tài chính toàn diện theo định hướng thị trường, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. (ii) Thúc đẩy tài chính toàn diện đi đôi với sự an toàn, hiệu quả và bền vững của cả hệ thống tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính. (iii) Ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo là thành tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện. (iv) Công tác an toàn bảo mật được chú trọng; các rủi ro liên quan đến quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm tài chính số được quản lý, giám sát đầy đủ. (v) Áp dụng kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp đột phá thúc đẩy tài chính toàn diện để đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện ở Việt Nam. Trong các năm qua, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng và cơ hội phát triển dịch vụ trên nền tảng công nghệ, tăng cường cải thiện và đa dạng hóa các dịch vụ thông qua khuyến khích tài chính điện tử, giao dịch ngân hàng trên mạng internet, nhằm đưa các dịch vụ và sản phẩm tài chính đến với người dân ở phạm vi rộng lớn hơn, chi phí thấp hơn một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Tại Việt Nam hiện nay có 42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 28% ngân hàng đã và đang thực hiện triển khai Chiến lược chuyển đổi số tích hợp với chiến lược kinh doanh; 11% ngân hàng đã phê duyệt và đang triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng, 47- 77% ngân hàng đã triển khai thanh toán hóa đơn, thanh toán thương mại điện tử, chuyển tiền, tiết kiệm trực tuyến, 41,2% ngân hàng kỳ vọng triển khai đăng ký và xét duyệt khoản vay trên kênh số. Ngoài ra các ngân hàng còn tập trung số hóa các hoạt động nghiệp vụ, vận hành nội bộ. Cụ thể có 73% ngân hàng quy trình hoạt động liên tục, 47,6% hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, 42,8% chữ ký điện tử, chữ ký số nội bộ. Mặc dù, mức độ bao phủ của hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam đã được mở rộng, nhưng tỷ lệ khách 226 -
  7. hàng cá nhân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện còn khiêm tốn so với nhu cầu và tiềm năng phát triển. Mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bảng 1 thể các chỉ tiêu số lượng máy ATM/100.000 người trưởng thành, số lượng chi nhánh ngân hàng/100.000 người trưởng thành, tín dụng nội địa cung ứng cho khu vực tư bởi ngân hàng (% GDP) và số dư tiền gửi tại ngân hàng (%GDP) tính trung bình trong giai đoạn năm 2015 – 2019 cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á Bảng 1. Một số chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ tài chính, bình quân giai đoạn năm 2015 – 2019 Số lượng máy Tín dụng nội địa Số lượng chi nhánh Số dư tiền gửi ATM/100.000 cung ứng cho khu Quốc gia ngân hàng/100.000 tại ngân hàng người vực tư bởi ngân người trưởng thành (% GDP) trưởng thành hàng (% GDP) Campuchia 17.456 7.404 91.1121 77.47 Indonesia 54.046 16.686 32.7712 38.408 Malaysia 52.414 10.336 120.648 97.65 Philippines 27.62 8.962 44.782 48.092 Thái Lan 117.074 11.936 113.016 74.128 Việt Nam 24.758 3.786 127.502 139.63 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ cơ sở dữ liệu của IMF và WB Theo Bảng 1, tỷ tín dụng nội địa cung ứng cho khu vực tư bởi ngân hàng (% GDP) và số dư tiền gửi tại ngân hàng (% GDP) cao nhất so với các quốc gia còn lại. Tuy nhiên, số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành bình quân của Việt Nam đều thấp hơn các quốc gia còn lại. Một quan điểm đáng chú ý trong nghiên cứu của Bostan (2020), tại các quốc gia mà người dân có có trình độ tài chính cao, họ không cần cơ sở hạ tầng ngân hàng và một số lượng lớn máy ATM và chi nhánh. Hai yếu tố này không nhất thiết phải liên quan đến mức độ tài chính toàn diện do hình thức thanh toán trực tuyến phát triển. Tại Việt Nam, cùng với sự đẩy mạnh cơ sở hạ tầng của các ngân hàng nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, trang bị thêm máy móc và thực hiện chuyển đổi số. Bảng 2 cho thấy mức độ tiếp cận tài chính Việt Nam có sự tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2019 – 2020. - 227
  8. Bảng 2. Một số chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam qua các năm Tín dụng nội địa Số lượng máy Số lượng chi nhánh Số dư tiền gửi cung ứng cho khu vực Năm ATM/100.000 người ngân hàng/100.000 tại ngân hàng tư bởi ngân hàng trưởng thành người trưởng thành (%GDP) (% GDP) 2015 23.74 3.75 100.30 123.95 2016 24.24 3.83 111.92 136.6 2017 24.59 3.45 123.81 141.26 2018 25.32 3.92 130.72 143.93 2019 25.9 3.98 133.13 152.41 2020 26.26 4.01 145.50 167.91 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ IMF và WB Kể từ khi đại dịch Covid-19 phát sinh từ cuối năm 2019, tình hình thanh toán trực tuyến năm 2020 có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2019. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động vào năm 2020 đạt gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng, tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019. 1,000 918.8 900 800 700 600 500 374.0 400 300 200 100 9.6 22.4 0 Thanh toán qua điện thoại di động Thanh toán qua Internet Số lượng giao dịch (triệu giao dịch) Giá trị giao dịch (triệu tỷ đồng) Biểu đồ 6. Tình hình thanh toán trực tuyến năm 2020 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 228 -
  9. 3. THÁCH THỨC LĨNH VỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Số hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Nếu không có sự chuyển đổi số của ngân hàng hiện tại, các thách thức của khu vực ngân hàng trong tương lai không thể được giải quyết một cách bền vững. Tuy nhiên quá trình thực hiện chuyển đổi số tại Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức. Từ việc phân tích thực trạng như trên, có thể nhận thấy một số trở ngại khu vực ngân hàng Việt Nam gặp phải như sau: Một là, khả năng tiếp cận dịch vụ Internet mặc dù chiếm 70% dân số, tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ 30% dân số chưa sử dụng Internet, nhóm dân số này chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, nên mục tiêu tài chính toàn diện chưa bao phủ đến khu vực này. Hai là, việc sử các dịch vụ tài chính của người tiêu dùng phụ thuộc khá nhiều vào sự hiểu biết tài chính, và mức độ tài chính toàn diện chưa phải là cao so với các quốc gia trong khu vực. Ba là, sự tin tưởng của người tiêu dùng vào sự bảo mật và an toàn cho tài khoản của người sử dụng chưa được đảm bảo, khi mà vấn đề rò rỉ thông tin khách hàng tại một số các ngân hàng Quân đội, ngân hàng Hàng Hải. Theo Bostan (2020) niềm tin của người sử dụng dịch vụ ngân hàng số có thể suy giảm do vi phạm an ninh tài khoản, công khai thông tin khách hàng, không tuân thủ các quy định chống rửa tiền và do khủng hoảng tài chính. Mức độ tin cậy của người tiêu dùng cũng bị xói mòn do hành vi yêu cầu mua sản phẩm bắt buộc mà không tính đến nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm đó hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm phức tạp hơn và khách hàng không hiểu rõ. Theo đó, ngân hàng cần tăng cường ngân hàng kỹ thuật số bằng cách đầu tư vào giải pháp phần mềm công nghệ thông tin, minh bạch hóa hoạt động và áp dụng các dịch vụ ngân hàng tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. 4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Công nghệ mới nổi lên và cạnh tranh lại cách thức làm kinh doanh truyền thống đã đặt ra các thách thức to lớn đối với các cơ quan quản lý, một mặt phải tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh để lợi ích của đổi mới có thể thẩm thấu vào hệ thống tài chính; mặt khác phải bảo vệ sự ổn định tài chính. Từ việc phân tích thực trạng và thách thức, một số gợi ý chính sách về khuôn khổ pháp lý được đề xuất như sau: Một là, tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận internet, hướng tới phổ cập internet toàn dân. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, Việt Nam cần mở rộng hơn nữa khả năng tiếp cận - 229
  10. internet theo tinh thần internet cho tất cả mọi người, hướng tới phổ cập internet toàn dân. Bên cạnh đó là việc chú trọng phát triển hạ tầng số quốc gia đáp ứng các yêu cầu mới về bùng nổ thiết bị thông minh kết nối internet vạn vật và giao tiếp máy – máy; phát triển hệ sinh thái các nền tảng số đáp ứng nhu cầu của người dân, mở rộng không gian mạng quốc gia thông qua mở rộng phạm vi hoạt động của các nền tảng số. Khi đó khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính số sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng internet. Hai là, hiểu biết về tài chính của người dân có có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ năng quản lý tài chính hàng ngày và các sản phẩm fintech. Những người có sự hiểu biết tài chính có nhiều khả năng tham gia vào thị trường tài chính và đầu tư vào tài sản tài chính hơn. Bên cạnh đó, mức độ hiểu biết tài chính thấp tại các quốc gia có liên quan đến tình trạng kém phát triển của cơ sở hạ tầng. Do đó các nhà lập chính sách có thể phát triển chương trình đào tạo, bên cạnh việc nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao mức độ nhận thức của người dân về dịch vụ công nghệ tài chính. Ba là, các cơ quan quản lý phải phối hợp quy định thận trọng và chính sách cạnh tranh để việc tuân thủ không trở thành rào cản gia nhập, đồng thời việc gia nhập không làm cho hệ thống tài chính trở nên mất ổn định. Nới lỏng quy định đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ tài chính mới tham gia vào ngành có thể thúc đẩy cạnh tranh, nhưng với cái giá có thể đánh đổi tiềm tàng là gây bất ổn cho những ngân hàng truyền thống khi làm giảm lợi nhuận của khu vực ngân hàng, làm gia tăng động cơ chấp nhận rủi ro và dịch chuyển việc tạo ra rủi ro hệ thống cho các tổ chức phi ngân hàng. Tại Việt Nam, sự phát triển của các hình thức thanh toán trực tuyến qua các ví điện tử, hoặc ứng dụng cho vay trực tuyến đã trở thành một kênh cạnh tranh nổi lên với dịch vụ tài chính số của khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tác động rủi ro dây chuyền tiềm tàng cho hệ thống nếu như kênh tài chính mới bị đổ vỡ. Do đó, việc giám sát tuân thủ cần phải được thực hiện nghiêm ngặt. Đồng thời, cơ quan quản lí nên cho khả năng tương tác dữ liệu giữa các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính thông suốt, duy trì một thị trường tài chính bình đẳng. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nên cảnh giác với các dạng rủi ro hệ thống mới. Khi ngân hàng chuyển sang một hệ thống dựa trên nền tảng công nghệ số, thì nguy cơ xảy ra các vấn đề hệ thống bắt nguồn từ các cuộc tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu lớn sẽ rất nghiêm trọng. Hơn nữa, khả năng “ô nhiễm” các hoạt động ngân hàng và phi ngân hàng trong việc tạo ra rủi ro hệ thống sẽ tăng lên. Dưới góc độ người tiêu dùng tài chính, các nhà quản lý cũng phải đặt mối quan tâm bảo vệ người tiêu dùng lên hàng đầu. Do đó, các cơ quan quản lý phải xác định chủ thể kiểm soát dữ liệu và đảm bảo an ninh khi giao dịch trên các nền tảng. Sự hợp tác của các cơ quan quản lý cạnh tranh và an ninh (chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng và quản lý dữ liệu) cần được ràng buộc trách nhiệm pháp lí đảm bảo rằng lợi ích của công nghệ và nền tảng số được hiện thực hóa, bằng cách mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp mà không gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính và nền tài chính toàn diện mà Việt Nam hướng tới. 230 -
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arner, D. W., Barberis, J., & Buckley, R. P. (2015). The evolution of Fintech: A new post-crisis paradigm. Geo. J. Int’l L., 47, 1271. journals/geojintl47&div=41&id=&page= ngày 06/08/2021 Bostan, N. G. (2020). Dimensions Of Digital Transformation For The Banking Industry. Evidence From Eu Countries. EURINT, 7(1), 248-267. detail?id=918016 ngày 06/08/2021 Giebe, C., & Schulz, K. (2021). Economic Effects of the Digital Transformation on the Banking Market Using the Example of Savings Banks and Cooperative Banks in Germany. International Journal of Economics and Finance, 13(6), 1-34. Truy cập ngày 20/8/2021, Liu, D. Y., Chen, S. W., & Chou, T. C. (2011). Resource fit in digital transformation: Lessons learned from the CBC Bank global e‐banking project. Management Decision. Truy cập ngày 20/8/2021, Morgan, P. J., & Long, T. Q. (2020). Financial literacy, financial inclusion, and savings behavior in Laos. Journal of Asian Economics, 68, 101197. Truy cập ngày 06/08/2021, mdpi.com/1911-8074/12/1/19 Ngân hàng Nhà nước (2021). Báo cáo thường niên. Truy cập ngày 06/08/2021, gov.vn/webcenter/portal/vi Van Esterik-Plasmeijer, P. W., & Van Raaij, W. F. (2017). Banking system trust, bank trust, and bank loyalty. International Journal of Bank Marketing. Truy cập ngày 06/08/2021, https:// www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/IJBM-12-2015-0195/full/html - 231