Sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- su_dung_cong_cu_quan_ly_rui_ro_danh_muc_cho_vay_tai_cac_ngan.pdf
Nội dung text: Sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 SỬ DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM USING RISK MANAGEMENT TOOLS FOR LOAN PORTFOLIOS IN COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM ThS. Nguyễn Bích Ngân – Học viện Ngân hàng ngannb@hvnh.edu.vn Tóm tắt Trong hàng thập kỉ, để quản lý rủi ro danh mục cho vay , các nhà quản trị ngân hàng đã tập trung phần lớn nỗ lực của mình vào việc đưa ra các quyết định cho vay cẩn trọng và giám sát sau cho vay kĩ lưỡng. Mặc dù các hành động kiểm soát này vẫn tiếp tục được duy trì ở hiện tại, nhưng phân tích về các vấn đề tín dụng đã xảy ra đối với các ngân hàng thương mại ( NHTM ) trong quá khứ như rủi ro liên quan tới các danh mục cho vay ngành dầu khí, nông nghiệp và bất động sản những năm 1980 tại các NHTM trên thế giới cho thấy, các công cụ của quản lý rủi ro danh mục cho vay cần phải được bổ sung thêm. Trước đây , các công cụ quản lý rủi ro đối với danh mục cho vay tập trung nhiều vào các chỉ báo về chất lượng khoản vay như tình hình nợ quá hạn, nợ dưới chuẩn hay xu hướng biến đổi trong xếp hạng tín dụng. Tuy vậy, các NHTM nhận thấy rằng các chỉ báo như trên là không đủ giúp họ có các hành động kịp thời để đối phó với rủi ro tín dụng, đặc biệt khi đồng thời nền kinh tế đang gia tăng các rủi ro hệ thống. Như vậy, quản lý rủi ro danh mục cho vay hiệu quả vẫn cần bắt đầu với việc kiểm soát chất lượng của từng khoản vay trong danh mục . Nhưng bên cạnh đó , việc phát triển các công cụ quản lý rủi ro mới trên nền tảng công nghệ và hệ thống thông tin đa chiều đã và đang là xu thế tại các NHTM trên thế giới . Tuy vậy, thực tế cho tới ngày nay, không nhiều các NHT M đã áp dụng được các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay hiện đại như trên . Vì thế, nghiên cứu này đưa ra thực trạng về sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM. Từ khoá: Quản lý rủi ro tín dụng, Danh mục cho vay, Công cụ quản lý rủi ro tín dụng Abstract For a decade, in purpose of credit risk management in loan portfolio, bank managers have focused in credit decision and credit monitoring. Although these methods are still applied at the present, problems with credit portfolio in the past such as oil, agriculture and real-estate portfolio during 1980s revealed the requirements of more tools for credit risk management. Before, tools for credit risk management of loan porfolio are often indicators of loans’ quality like non- performing loan ratio, over-due loan ratio or changes in credit rating. However, banks have realized that these kinds of indicators are not sufficient for in-time actions toward credit risk, 1327
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 especially when systematical risks in the economy increase. In that order, soundness tools for credit risk management of loan portfolio are still concentrated for each loan item in the portfolio, in combination with modern tools in the context of new technology era. In fact, small number of banks in Viet Nam have applied these modern tools. By this reason, the research aims at pointing out facts and giving solutions of using tools and techniques for credit risk management of loan portfolio in Vietnamese commercial banks. Key words: Credit Risk management, Loan portfolio, Tools for credit risk management 1. Giới thiệu nghiên cứu Trong hàng thập kỉ, để quản lý rủi ro danh mục cho vay , các nhà quản trị ngân hàng đã tập trung phần lớn nỗ lực của mình vào việc đưa ra các quyết định cho vay cẩn trọng và giám sát sau cho vay kĩ lưỡng. Mặc dù các hành động kiểm soát này vẫn tiếp tục được duy trì ở hiện tại, nhưng phân tích về các vấn đề tín dụng đã xảy ra đối với các NHTM trong quá khứ như rủi ro liên quan tới các danh mục cho vay ngành dầu khí, nông nghiệp và bất động sản những năm 1980 tại các NHTM trên thế giới cho thấy, các công cụ của quản lý rủi ro danh mục cho vay cần phải được bổ sung thêm. Trước đây , các công cụ quản lý rủi ro đối với danh mục cho vay tập trung nhiều vào các chỉ báo về chất lượng khoản vay như tình hình nợ quá hạn, nợ dưới chuẩn hay xu hướng biến đổi trong xếp hạng tín dụng. Tuy vậy, các NHTM nhận thấy rằng các chỉ báo như trên là không đủ giúp họ có các hành động kịp thời để đối phó với rủi ro tín dụng, đặc biệt khi đồng thời nền kinh tế đang gia tăng các rủi ro hệ thống. Như vậy, quản lý rủi ro danh mục cho vay hiệu quả vẫn cần bắt đầu với việc kiểm soát chất lượng của từng khoản vay trong danh mục . Nhưng bên cạnh đó , việc phát triển các công cụ quản lý rủi ro mới trên nền tảng công nghệ và hệ thống thông tin đa chiều đã và đang là một xu thế tại các NHTM trên thế giới . Tuy vậy, thực tế cho tới ngày nay, không nhiều các NHT M đã áp dụng được các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay hiện đại như trên . Tại Việt Nam, trước xu thế hội nhập cùng với thay đổi trong các quy định pháp lý hướng tới một hệ thống NHTM an toàn, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế hiện đại về quản lý ngân hàng, các NHTM đã đạt được một số thành công nhất định trong việc áp dụng các công cụ mới vào quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng. Tuy nhiên, bởi nhiều lí do mà việc quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể, công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM hiện nay phần lớn vẫn tập trung vào công cụ quản lý rủi ro với từng khoản vay riêng biệt mà thiếu đi những phương pháp, công cụ quản lý rủi ro hiện đại trên phạm vi toàn danh mục. Vì vậy, danh mục cho vay tại các NHTM vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà hệ luỵ là danh mục cho vay được cơ cấu kém, rủi ro tín dụng không được nhận diện kịp thời, mức nợ xấu cao tại NHTM trong suốt giai đoạn từ cuối năm 2011 trở về sau. Vì thế, mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đưa ra bức tranh khái quát về sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu tổng 1328
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 quát này, nghiên cứu hướng tới ba mục tiêu cụ thể là: thứ nhất , khái quát hoá các nghiên cứu trong và ngoài nước hiện có về sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM; thứ hai , phân tích thực trạng sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam; thứ ba , đưa ra một số khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam về sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay . 2. Tổng quan nghiên cứu về công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay 2.1. Nghiên cứu về nhóm các công cụ hiện đại Về nhóm công cụ hiện đại trong quản lý rủi ro danh mục cho vay, theo như nghiên cứu của hầu hết các nhà kinh tế thì các sản phẩm phái sinh tín dụng đang nổi lên như một biện pháp giảm thiểu, phòng tránh tác động của rủi ro danh mục tín dụng hiện đại và khá hiệu quả. Số lượng các nghiên cứu trong và ngoài nước về các sản phẩm phái sinh tín dụng này là khá đồ sộ , một vài các nghiên cứu tiêu biểu trong số đó như sau : aHuỳnh Thị Hương Thảo (2014 ) đã đưa ra góc nhìn khái quát về sự phát triển và thực trạng của thị trường phái sinh tín dụng trên thế giới và Việt Nam. Từ những đánh giá này, tác giả chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển thị trường này tại Việt Nam, điều này khiến cho các công cụ này chưa được các NHTM biết tới nhiều và chưa được sử dụng trên thực tế quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Từ đó, tác giả đề xuất các kiến nghị và điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của thị trường phái sinh tín dụng tại Việt Nam. aNguyễn Thị Châu Long và Trần Thụy Ái Phương (2014 ) nghiên cứu về đặc điểm của các công cụ phái sinh tín dụng cũng như thực trạng việc sử dụng các công cụ này trong quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Các phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng được nghiên cứu tại công trình này cho thấy, việc áp dụng nhóm công cụ này chưa phổ biến tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại NHTM được nghiên cứu cũng chưa sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng được lý thuyết chỉ ra như: trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng và hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập. Tại công trình này, các tác giả cũng đưa ra một số đề xuất về phía Nhà nước và bản thân NHTM cần thực hiện để đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ này trong giảm thiểu rủi ro tín dụng trên thực tiễn. aNguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hương (2013 ) giới thiệu về việc sử dụng các công cụ ngoại bảng, bao gồm các công cụ tài chính phái sinh, để gia tăng lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của NHTM. Đồng thời, vì giao dịch ngoại bảng cũng sẽ tạo ra rủi ro cho ngân hàng, do đó nhóm tác giả còn đưa ra khuyến nghị cho các ngân hàng về việc quản lý rủi ro cho các hoạt động ngoại bảng này, từ đó giúp các NHTM có cách nhìn nhận toàn diện hơn về các công cụ trên. Theo nhận định trong nghiên cứu của nhóm tác giả, tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều yếu tố tiềm năng để phát triển hoạt động ngoại bảng, riêng thị trường phái sinh tín dụng có thể sẽ sớm hình thành tại Việt Nam. Thêm vào đó, dự báo về sự phát triển trong tương lai của nhóm công cụ phái sinh tín dụng trong quản lý rủi ro danh mục tín dụng được cho là do nhu cầu sử dụng để phòng ngừa rủi ro là rất lớn xuất phát từ nhiều nguyên nhân tại 1329
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 danh mục tín dụng như: nợ xấu và nợ quá hạn vẫn ở mức cao, mức độ tập trung tín dụng cao tại các NHTM. Hơn nữa, với phương thức quản lý rủi ro này, các NHTM không cần điều chỉnh danh mục tín dụng hiện tại của mình, điều này là phù hợp trong xu hướng chuyên môn hoá trong các lĩnh vực cho vay của các NHTM Việt Nam hiện nay. aBluhm, Overbeck và Wegner (20 10 ) đã nghiên cứu về cách thức phân loại, cấu trúc, nguyên tắc trao đổi các dòng tiền, cũng như vai trò của sản phẩm nghĩa vụ nợ thế chấp (Collateral Debt Obligation - CDO) như một công cụ phái sinh hiện đại giúp NHTM có thể quản lý rủi ro trên phạm vi toàn bộ danh mục tín dụng của mình, trong đó có danh mục cho vay. Tuy vậy thực tế , việc sử dụng các sản phẩm phái sinh tín dụng tại các NHTM chưa được phổ biến do nguyên nhân từ rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Trên nền tảng lý luận này, luận án sẽ đưa ra một số kiến nghị góp phần đưa phái sinh tín dụng trở thành một công cụ hiệu quả hơn trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thị trường Việt Nam. aLê Hồ An Châu (2006) tập trung phân tích về các hạn chế và từ đó đưa ra các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường phái sinh tín dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu này đưa ra các khuyến nghị và đề xuất khá chi tiết về các yếu tố thúc đẩy thị trường như: hành lang pháp lý, phát triển thị trường các công cụ nợ, các trang bị hiểu biết và công cụ quản lý cho các giao dịch phái sinh tín dụng tại NHTM, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước Tuy vậy trong nghiên cứu này, thực trạng về sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng này tại NHTM chưa được chỉ ra. aNghiên cứu được thực hiện bởi Minton, Stulz và Williamson (2005) đã cho thấy tại các NHTM Hoa Kì, công cụ này tỏ ra có tác dụng tốt khi giúp giảm thiểu rủi ro cho cả danh mục tín dụng bởi ưu điểm của công cụ này là không quan trọng loại khoản vay được bảo hiểm bởi công cụ đó là gì. 2.2. Nghiên cứu về nhóm các công cụ truyền thống Thứ nhất , về đa dạng hoá danh mục cho vay. Trong nhóm các công cụ truyền thống để quản lý rủi ro danh mục cho vay, đa dạng hoá danh mục được sử dụng như công cụ khá phổ biến tại các NHTM và có nhiều nghiên cứu thực tiễn được đưa ra về tính hiệu quả của công cụ này trên các NHTM tại các thị trường khác nhau , ví dụ như: aCác nghiên cứu của Nguyễn Thị Quế Thu (2016) , Bùi Diệu Anh (201 0) đều chỉ ra lợi ích của việc đa dạng hoá danh mục cho vay là không chỉ giúp NHTM gia tăng lợi nhuận mà còn giúp giảm thiểu rủi ro tập trung danh mục. Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Hiếu (2011) còn đưa ra cụ thể hoá các giải pháp đa dạng hoá danh mục cho vay đối với một NHTM được nghiên cứu theo từng khía cạnh về ngành kinh tế, loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, kì hạn cho vay, hình thức bảo đảm .và cách kết hợp các tiểu danh mục theo từng tiêu thức khác nhau thành một danh mục cho vay có hiệu quả. Như vậy, các nghiên cứu trong nước đã chỉ rõ lợi ích của đa dạng hoá danh mục cho vay như một công cụ được sử dụng phổ biến và có hiệu quả trong quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam. aRossi, Schwaiger và Winkler (2009) nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro, tính hiệu quả và khả năng vốn hóa của các ngân hàng Úc . Với 1330
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 mục đích tương tự, Kamp, Pfingsten và Prath (2005) tập trung nghiên cứu về mức độ đa dạng hóa danh mục các khoản vay tại các ngân hàng của Đức và ảnh hưởng của nó đến danh mục cho vay của ngân hàng. Thứ hai , về mua bán nợ. Mua bán nợ là công cụ để quản lý rủi ro trên phạm vi danh mục cho vay đã được các NHTM sử dụng từ nhiều năm trước , như được đề cập tới trong nghiên cứu của Smithson (2003). Tác giả này đưa ra khá chi tiết về các nội dung: khái niệm, các chủ thể tham gia, sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng trên thế giới từ những năm 1970. Với các nghiên cứu tại Việt Nam về công cụ mua bán nợ, các nghiên cứu hướng tới những mục tiêu nghiên cứu khá đa dạng xoay quanh nội dung này như pháp luật về giao dịch mua bán nợ, thực trạng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam và khuyến nghị chính sách để phát triển thị trường, hoạt động của công ty mua bán nợ của tổ chức tín dụng Tuy vậy không có nhiều các nghiên cứu trong nước đưa ra được góc nhìn tổng quan về thực trạng việc sử dụng công cụ này trong quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM. Một số các công trình tiêu biểu có thể kể tới như: aHuỳnh Thị Hương Thảo (2019 ) sử dụng mô hình định lượng để đánh giá tác động của rủi ro tín dụng tới hiệu quả hoạt động của NHTM, từ đó nhấn mạnh việc quản lý rủi ro nhằm hạn chế tác động của rủi ro tín dụng là cần thiết để cải thiện hoạt động ngân hàng. Một trong số các đề xuất nhằm quản lý rủi ro tín dụng mà tác giả đưa ra là phát triển thị trường mua bán nợ, đây được xem là giải pháp quan trọng giúp NHTM xử lý các khoản nợ xấu triệt để. aHoàng Thị Duyên (2016 ) đưa ra đánh giá tổng quan về thực trạng nợ xấu toàn hệ thống NHTM Việt Nam dựa theo kết quả nghiên cứu của Vietnam Report thực hiện cùng năm, từ đó đưa ra những kiến nghị để kiểm soát nợ xấu và hạn chế các tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Theo đó việc xử lý nợ xấu của hệ thống sẽ có vai trò rất quan trọng của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) với tư cách là đối tác mua bán nợ xấu với tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Theo tác giả, việc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường mua bán nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC là hai nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện liên quan tới giải pháp mua bán nợ để xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay. aĐào Duy Huân (2013 ) thông qua đánh giá thực trạng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam, tác giả cho rằng tại Việt Nam, nợ xấu phát sinh cao nhưng thị trường mua bán nợ lại chưa phát triển, do đó việc xây dựng một thị trường mua bán nợ quốc gia được xem là giải pháp để giải cứu nút thắt nợ xấu trong hệ thống tài chính nói chung và hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng. Cơ sở cho nhận định này là bởi theo khảo sát ý kiến các chuyên gia tại nghiên cứu này, nợ xấu có thể được xử lý nhanh thông qua thị trường mua bán nợ, hơn nữa còn giúp tránh những hệ lụy tiêu cực mà nợ xấu để lại cho nền kinh tế. Từ đó, tác giả đưa ra ba điều kiện cần thiết thực hiện để hình thành thị trường mua bán nợ cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, đồng thời đề xuất tám nhóm giải pháp để hỗ trợ thị trường mua bán nợ này hoạt động hiệu quả. 1331
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 1: Tóm tắt các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay được đưa ra tại các nghiên cứu STT Công cụ được nghiên cứu Tác giả (Năm thực hiện nghiên cứu) - Huỳnh Thị Hương Thảo (2014) - Nguyễn Thị Châu Long và Trần Thụy Ái Phương (2014) 1 Công cụ phái sinh tín dụng - Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hương (2013 ) - Bluhm, C., Overbeck, L. và Wegner, C. (20 10 ) - Lê Hồ An Châu (2006) - Minton, B., Stulz, R. và Williamson, R. (2005) - Smithson, C. (2003) - Nguyễn Thị Quế Thu (2016) - Nguyễn Minh Hiếu (2011) 2 Đa dạng hoá danh mục cho vay - Bùi Diệu Anh (201 0) - Rossi, S., Schwaiger, M. và Winkler, G. (2009) - Kamp, A., Pfingsten, A. và Prath, D. (2005) Sản phẩm của chứng khoán - Bluhm, C., Overbeck, L. và Wegner, C. (20 10 ) 3 hoá các khoản vay (CDO) - Smithson, C. (2003) - Huỳnh Thị Hương Thảo (2019 ) 4 Mua bán nợ - Hoàng Thị Duyên (2016) - Đào Duy Huân (2013 ) - Smithson, C. (2003) Nguồn: Tác giả tổng hợp 3. Thực trạng sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam 3.1. Phương pháp nghiên cứu Để đưa ra các đánh giá về thực trạng sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, tác giả dựa trên phương pháp khảo sát trên mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM cụ thể như sau: Nguồn: Tác giả Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu 1332
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Trong đó: iNhóm 1: bao gồm nhóm 09 ngân hàng được lựa chọn triển khai Basel II theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), NHTMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcom - bank), NHTMCP Kĩ thương (Techcombank), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), NHTMCP Quân Đội (MB), NHTMCP Hàng Hải (Maritime Bank) và NHTMCP Quốc Tế (VIB). iNhóm 2: bao gồm 07 NHTM Việt Nam không nằm trong nhóm 09 ngân hàng trên là NHTMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank), NHTMCP An bình (AB Bank), NHTMCP Bảo Việt (Bao Viet bank), NHTMCP Đại Chúng (P VcomBank), NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PG bank), NHTMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) và NHTMCP Quốc dân (NCB). Trong nhóm này có một số ngân hàng đã thực hiện triển khai Basel II dù chưa nằm trong diện triển khai thí điểm của NHNN, còn một số các ngân hàng hoàn toàn chưa bắt đầu quá trình triển khai Basel II hoặc chưa có định hướng rõ ràng về việc này. Khảo sát gồm 2 2 vấn đề được đưa ra, hướng tới đối tượng trả lời là các cán bộ làm việc tại các bộ phận liên quan tới nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM, trong khoảng thời gian từ 1/1/2019 đến 31/12/2019. Các đối tượng được khảo sát tham gia trả lời các câu hỏi liên quan tới các mảng nội dung về thực hiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM của mình , cùng với các đánh giá chủ quan về các vấn đề được đưa ra dựa trên thang điểm gồm bốn mức từ 1 đến 4 1 như sau: - Mức điểm 1: Chưa áp dụng hoặc mới áp dụng từ 10% trở xuống - Mức điểm 2: Áp dụng trên 10% đến 50% - Mức điểm 3: Áp dụng trên 50% đến dưới 100% - Mức điểm 4: Thực hiện áp dụng đầy đủ 100% Dưới đây là khái quát về kết quả thực hiện khảo sát được thực hiện tại luận án: Bảng 2: Tổng hợp kết quả thực hiện khảo sát tại luận án Nội dung Kết quả thực hiện Số lượng phiếu khảo sát phát ra 50 (phiếu) Số lượng phiếu khảo sát nhận về 38 (phiếu) Thời gian nhận phản hồi (số ngày trung bình từ lúc 37,1 (ngày) phát phiếu đến lúc nhận phiếu) Tỷ lệ số câu hỏi được trả lời trong mỗi phiếu khảo 87,4% sát nhận về (số trung bình) 1. Thang điểm này được thực hiện theo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về yêu cầu các NHTM báo cáo tình hình thực hiện triển khai Basel II theo công văn số 212/NHNN-TTGSNH 1333
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bộ phận làm việc của cán bộ trả lời khảo sát - Khối quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - Khối tác nghiệp: Phòng quản lý tín dụng, Phòng tín dụng Chức vụ cao nhất của cán bộ trả lời khảo sát Phó giám đốc khối quản lý rủi ro Kinh nghiệm làm việc tại bộ phận hiện tại của cán bộ trả lời khảo sát (số trung bình năm làm việc) 4,3 (năm) Nguồn : Tác giả 3.2. Các kết quả nghiên cứu chính 3.2.1. Về nhóm các công cụ truyền thống 3.2.1.1.Về các công cụ quản lý rủi ro tín dụng với từng khoản vay trong danh mục Các NHTM Việt Nam hiện đã thực hiện được các phương pháp sau để quản lý rủi ro tín dụng trên từng khoản vay: hPhân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Hiện nay các NHTM đều thực hiện phân loại nợ theo chuẩn mực được quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Ngoài việc phân loại nợ thành 05 nhóm theo quy định, mỗi NHTM còn thực hiện chi tiết hơn bằng việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ theo hệ thống nội bộ này. Cũng theo khảo sát, 100% các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu đều đã xây dựng được hệ thống này nhưng khác nhau về phương pháp xây dựng và kết quả vận hành trên thực tế. hNâng cao chất lượng tín dụng bằng việc thực hiện tốt các bước trong quy trình cấp tín dụng, đặc biệt khâu giám sát sau cho vay: Dù hiện nay tất cả các NHTM đều có quy định về quy trình tín dụng rất chi tiết trong sổ tay tín dụng, nhưng những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng vẫn xuất hiện, có thể do những nguyên nhân bao gồm việc mở rộng tín dụng quá mức, đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát việc sử dụng khoản vay yếu, việc tuân thủ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Bên cạnh đó, sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tín dụng. hTriển khai bảo hiểm tín dụng cho từng khoản vay: Bảo hiểm tín dụng là một hình thức bảo hiểm tự thoả thuận giữa NHTM với khách hàng, giúp người vay trả nợ ngân hàng khi họ không may gặp rủi ro không lường trước. Khi khách hàng mua bảo hiểm khoản vay, số tiền khách hàng chi trả cho bảo hiểm sẽ dựa trên gói vay của mình tại ngân hàng. Sau khi khách hàng mua bảo hiểm, trong trường hợp khách hàng không may gặp phải những rủi ro không lường trước được hoặc tài sản mà khách hàng dùng trong vay thế chấp xảy ra các sự cố, công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng. 1334
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguồn: Khảo sát của tác giả Biểu đồ 2: Tỷ lệ NHTM tham gia bảo hiểm tín dụng Về mặt lý thuyết, hình thức bảo hiểm tín dụng sẽ giúp NHTM giảm thiểu được rất nhiều rủi ro do người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, đồng thời NHTM cũng dễ chấp thuận cho vay hơn với những khoản vay được mua bảo hiểm này. Về tính pháp lý, việc thực hiện hình thức bảo hiểm rủi ro này được NHTM tuân thủ theo các nguyên tắc tín dụng quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Trên thực tế, rất nhiều các NHTM đã triển khai sản phẩm này, tuy vậy mới áp dụng phần lớn trên sản phẩm vay tín chấp và thẻ tín dụng, chứ chưa mở rộng ra các sản phẩm khác. Cụ thể hơn, k ết quả khảo sát trên mẫu nghiên cứu tại biểu đồ trên cho thấy, chưa tới một nửa các NHTM nhóm 2 đã sử dụng sản phẩm bảo hiểm tín dụng này. Điều này cho thấy nhóm các NHTM nhóm này chưa chú trọng vào việc bảo hiểm rủi ro cho khoản vay có thể do nguyên nhân về mục tiêu mở rộng quy mô danh mục cho vay và đảm bảo tỷ lệ sinh lời mục tiêu, điều này trái ngược với các NHTM nhóm 1 với 100% các NHTM đều đã áp dụng sản phẩm này trên các khoản cho vay của mình. 3.2.1.2. Về đa dạng hoá danh mục cho vay Trên thực tế, theo kết quả nghiên cứu báo cáo tài chính của NHTM , hiện nay danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam được cơ cấu theo các tiêu chí sau đây: Bảng 2: Cơ cấu danh mục cho vay của các NHTM Khoản mục Tiểu mục chi tiết 1. Danh mục cho vay theo thời hạn 1.1. Cho vay ngắn hạn 1.2. Cho vay trung hạn 1.3. Cho vay dài hạn 2. Danh mục cho vay theo ngành kinh tế 2.1. Cho vay ngành công nghiệp 2.1. Cho vay ngành nông nghiệp 2.1. Cho vay ngành xây dựng 2.1. Cho vay ngành giao thông vận tải 2.1. cho vay tiêu dùng 1335
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3. Danh mục cho vay theo khu vực địa lý 3.1. Khu vực miền Bắc 3.1. Khu vực miền Trung 3.1. Khu vực miền Nam 4. Danh mục cho vay theo đối tượng khách 4.1. Doanh nghiệp sở hữu Nhà nước hàng 4.2. Công ty TNHH & Cổ phần 4.3. Công ty 100% vốn nước ngoài 4.4. Công ty liên doanh 4.5. Hợp tác xã 4.6. Cá nhân 5. Danh mục cho vay theo loại tiền tệ 5.1. Cho vay nội tệ 5.2. Cho vay ngoại tệ 6. Danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư 6.1. Cho vay sản xuất 6.2. Cho vay phi sản xuất 7. Danh mục cho vay theo tính chất đảm bảo 7.1. Cho vay có đảm bảo 7.2. Cho vay không có đảm bảo 8. Danh mục cho vay theo hình thức 8.1. Cho vay ứng trước 8.2. Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá 8.3. Cho thuê tài chính Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo Báo cáo tài chính của các NHTM Về cơ cấu danh mục theo ngành nghề kinh tế , nằm trong lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011 về giảm tốc độ và tỷ trọng vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ về mức tối đa là 16%. Kể từ năm 2012, các tổ chức tín dụng đã kiểm soát tỷ trọng dư nợ lĩnh vực phi sản xuất ở mức dưới 16% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh của hệ thống các NHTM đều trên 80%. Tuy vậy trong khoảng 2018 trở lại đây, cơ cấu tín dụng có xu hướng thay đổi theo hướng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, tiêu dùng và chứng khoán) tăng dần. Mặc dù tín dụng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, song tỷ trọng trong tổng dư nợ đã thấp hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và đa dạng hóa danh mục tín dụng của hệ thống ngân hàng, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng tập trung nguồn vốn cho các lĩnh vực kinh tế quan trọng. Các lĩnh vực này bao gồm: phát triển nông nghiệp, nông thôn (quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn); phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV), 1336
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ); doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (quy định tại Luật Công nghệ cao và các quy định của pháp luật có liên quan). Các biện pháp được đưa ra để khuyến khích NHTM cho vay các lĩnh vực trên bao gồm: NHNN đã áp dụng trần lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với các lĩnh vực ưu tiên, thấp hơn từ 2-3% mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường; NHNN yêu cầu các ngân hàng, đặc biệt là nhóm các NHTM có sở hữu Nhà nước, thực hiện triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên kể trên (Tô Ngọc Hưng, 2017). Về cơ cấu danh mục theo thời hạn , tại tất cả các NHTM được khảo sát đều duy trì tỷ trọng tín dụng cao hơn vào các kì hạn trung và dài hạn. Tuy vậy kể từ khi Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực, tỷ trọng cho vay các kì hạn trung và dài hạn đã được giảm bớt nhằm tránh rủi ro do dòng vốn tín dụng đổ vào các lĩnh vực nhạy cảm, tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đặc biệt là vốn dành cho vay tín dụng tiêu dùng đã được tăng lên. 3.2.2. Về nhóm các công cụ hiện đại 3.2.2.1. Về nghiệp vụ mua bán nợ Hiện nay, thị trường mua bán nợ dành cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các thành viên tham gia như sau: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC) , Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) , các công ty mua bán nợ và tài sản thuộc các NHTM , các tổ chức tài chính , các doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP của Chính Phủ. Việc mua bán nợ của NHTM được thực hiện theo thông tư số 09/2015/TT- NHNN quy định về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Để thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục cho vay , về mặt lý thuyết, NHTM sẽ cần bán các khoản nợ cần phân tán rủi ro trong danh mục của mình cho các bên đối tác. Thực tế phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam cho thấy, doanh số bán nợ và song song với đó là mua nợ còn rất khiêm tốn mà n guyên nhân được cho là do thị trường chưa phát triển đúng bản chất và các khoản nợ bán được thường là được mua theo chỉ định hoặc bên mua nợ nhằm mục đích cơ cấu lại tài sản của mình. Tuy nhiên, kể từ khi công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ( VAMC ) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của NHNN, hoạt động mua bán nợ trong hệ thống các NHTM Việt Nam đã được cải thiện . Từ ngày 1/10/2013, VAMC đã chính thức mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt hàng năm. Sau khi mua nợ xấu, VAMC thực hiện tổng hợp, phân loại, đánh giá và xây dựng danh mục khoản nợ xấu để áp dụng các biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả như đôn đốc thu hồi, khởi kiện, cơ cấu nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm hoặc ủy quyền cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ. Đối với các NHTM, hoạt động của VAMC nhằm góp phần đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro từ 5 đến 10 năm, 1337
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 giảm áp lực về tài chính cho NHTM Tính tới 31/12/2019 đã có 40 NHTM tham gia bán nợ cho VAMC và khoảng 340000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại bằng trái phiếu đặc biệt. Cùng với sự hỗ trợ pháp lý từ Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng , việc xử lý nợ xấu và thu hồi nợ phối hợp giữa VAMC và tổ chức tín dụng đã đạt được các kết quả tích cực với 151.860 tỷ đồng nợ thu hồi được vào 31/12/2019. Việc VAMC ra đời cùng nghiệp vụ mua bán các hoản nợ xấu của tổ chức tín dụng đã cải thiện rõ rệt tỷ lệ nợ xấu trên danh mục tín dụng nói chung của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ mức 4,08% tổng dư nợ vào thời điểm cuối năm 2012 về mức 3,21% đầu năm 2017, đến cuối năm 2017 đã đạt mức cao nhất trong toàn hệ thống chỉ là 3% theo đúng mục tiêu đã đề ra. Kết quả khảo sát về khối lượng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua lại nợ xấu của các NHTM được nắm giữ tại các ngân hàng thuộc hai nhóm nghiên cứu như sau: Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM năm 2019 Biểu đồ 3: Lượng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành được nắm giữ tại các NHTM tại 31/12/2019 (Đơn vị: tỷ đồng) Như đã đề cập ở trên, sự hỗ trợ của Nghị quyết 42/2017/QH14 cùng với nỗ lực của VAMC và bản thân các NHTM trong việc xử lý nợ xấu, khối lượng trái phiếu đặc biệt do VAMC được tất toán tại các NHTM gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt với các NHTM trong nhóm 1, có 6 trong tổng số 9 ngân hàng đã tất toán xong toàn bộ lượng trái phiếu với VAMC. Chi tiết tại biểu đồ trên cho thấy, dù số lượng các NHTM ít hơn và quy mô dư nợ nhỏ hơn nhưng lượng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành mà các NHTM nhóm 2 đang nắm giữ cao hơn khá nhiều so với các NHTM nhóm 1, điều này thể hiện khối lượng nợ xấu các NHTM nhóm 2 đang bán cho VAMC là lớn hơn và chất lượng danh mục cho vay vẫn còn ở mức rủi ro cao hơn. 3.2.2.2. Về sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng Về mặt lý thuyết, sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng có ý nghĩa như công cụ bảo hiểm rủi ro cho NHTM trong tình huống danh mục cho vay gặp rủi ro tín dụng. Trên thực tế, các giao dịch phái sinh được quản lý ở các NHTM Việt Nam bởi bộ phận “Ngoại hối và các sản phẩm phái sinh”, tuy vậy tại bộ phận này các giao dịch phái sinh chủ yếu vẫn là để kinh doanh kiếm lời (trading), phòng vệ trên các giao dịch thị trường (hedging) và kiểm soát thanh khoản với các đồng ngoại tệ. Như vậy gần như rất ít các giao dịch phái sinh với mục đích phòng ngừa rủi ro tín dụng được diễn ra. 1338
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Xét về loại công cụ phái sinh được sử dụng, danh mục Hoán đ ổi (Swap) hiện là danh mục phái sinh được thực hiện nhiều nhất và quy mô thị trường có xu hướng ngày càng tăng tại tất cả các NHTM được khảo sát. Nhưng đa số các giao dịch Swap đang thực hiện tại các NHTM này với mục đích chính là để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất, cân đối dòng thanh khoản, giảm thiểu chi phí vốn mà chưa phải là để hoán đổi rủi ro vỡ nợ hay hoán đổi tổng thu nhập cho NHTM trong tình huống khách hàng bị vỡ nợ. Trên quy mô toàn hệ thống các NHTM, g iao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2006 khi Công văn số 3324/NHNN-CSTT ngày 27/4/2006 của NHNN Việt Nam cho phép HSBC (chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện thí điểm, sau đó là Citibank (chi nhánh Hà Nội) và Standard Chartered (chi nhánh Hà Nội) cung cấp dịch vụ này. Thực tế cho thấy, sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp Việt Nam phát hành ra thị trường quốc tế, các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam tại các TCTD hoạt động ở Việt Nam với các đặc điểm như sau: bKhách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng (người mua bảo hiểm) là các TCTD tại Việt Nam hoặc các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu các khoản nợ hoặc trái phiếu do Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam phát hành bNgười bán bảo hiểm là các chi nhánh HSBC ở nước ngoài bThời hạn của các giao dịch không quá 05 năm bTrong trường hợp trái phiếu mất giá hoặc các khoản vay bị vỡ nợ, HSBC sẽ phải thanh toán cho người mua bảo hiểm Như vậy, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng do HSBC cung cấp giúp cho các tổ chức tín dụng đang cho doanh nghiệp Việt Nam vay dài hạn hoặc các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu các trái phiếu do Chính phủ/doanh nghiệp Việt Nam phát hành giảm thiểu được rủi ro trên danh mục của họ. Ngoại trừ các hợp đồng nói trên, tại Việt Nam chưa xuất hiện các giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng mà cả người bán, người mua bảo hiểm cũng như tài sản/đối tượng được bảo hiểm đều đang hoạt động ở Việt Nam. Như vậy có thể đánh giá rằng, các NHTM trong mẫu khảo sát nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung hầu như chưa thực hiện được công cụ phái sinh tín dụng như một biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với danh mục các khoản vay của mình. 4. Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Thứ nhất , v ề quản lý rủi ro từng khoản vay trong danh mục . Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên thực tế trong quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM vẫn còn những mặt hạn chế như sau: Một là, về dữ liệu đầu vào cho hệ thống xếp hạng tín dụng. Hệ thống này sử dụng hai nhóm tiêu chí: tài chính và phi tài chính. (i) Đối với nhóm tiêu chí tài chính: số liệu hiện nay được lấy từ báo cáo tài chính của khách hàng, tuy vậy các số liệu được sử dụng mới chỉ tập trung xoay quanh Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, các tiêu chí sử dụng số liệu từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn ít dù đây là báo cáo tài chính quan trọng trong việc đánh giá khả năng 1339
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 trả nợ của khách hàng. (ii) Đối với nhóm tiêu chí phi tài chính, dữ liệu sẽ được thu thập từ việc phỏng vấn, điều tra khách hàng, trong đó việc đưa bảng hỏi cho khách hàng tự trả lời là phần lớn mà rất ít sự kiểm tra lại. Như vậy tính chính xác của các nguồn số liệu này không cao. Hai là, về các tiêu chí đánh giá. Xét khái quát thì các tiêu chí hiện nay các NHTM sử dụng còn chưa khách quan giữa các nhóm khách hàng (đặc biệt trong nhóm khách hàng doanh nghiệp), vẫn còn nhiều tiêu chí mang đánh giá chủ quan của cán bộ xếp hạng, cách xây dựng mức thang điểm chuẩn để phân hạng chưa đồng đều, các tiêu chí đưa ra chưa đầy đủ và bao quát toàn bộ năng lực trả nợ của khách hàng, tỷ trọng điểm của nhóm tiêu chí tài chính và phi tài chính còn có sự chênh lệch lớn (hiện nay toàn bộ các NHT M đang duy trì tỷ trọng chỉ tiêu phi tài chính cao hơn). Ba là, về nhận thức và kinh nghiệm của cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng. Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng hiện không còn mới mẻ, tuy vậy vẫn có những cán bộ chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hệ thống này và ý nghĩa của nó trong quản lý rủi ro với khoản vay, do vậy khi tiến hành xếp hạng theo hướng qua loa, chưa trung thực. Bên cạnh đó kinh nghiệm của cán bộ trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng và thực hiện đánh giá rủi ro theo kết quả xếp hạng vẫn còn hạn chế. Tất cả những hạn chế trên đã dẫn tới thực trạng về kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM còn chưa chính xác, do vậy với cùng một khách hàng được xếp hạng thì mỗi NHTM lại đưa ra một kết quả đánh giá về hạng mức tín dụng khác nhau. Điều này dẫn tới khó khăn cho trước hết là NHTM trong việc đánh giá mức độ rủi ro và đưa ra công cụ quản lý rủi ro chính xác trên khách hàng vay, sau đó là NHNN với tư cách là cơ quan quản lý vĩ mô về thông tin tín dụng của khách hàng vay trên hệ thống các NHTM. Thứ hai, về nghiệp vụ mua bán nợ . Thực trạng cho thấy phần lớn các khoản nợ NHTM bán được hiện nay là giao dịch mua bán nợ xấu với VAMC mà khối lượng các khoản vay được mua bán với các chủ thể khác trên thị trường ngoài VAMC là rất thấp. Hơn nữa, dù bán nợ cho VAMC nhưng đây không phải là hình thức mua đứt, bán đoạn, mà trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn thuộc về phía ngân hàng. Tuy bán nợ cho VAMC, nhưng mỗi năm, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu đặc biệt VAMC phát hàn h và lợi nhuận của ngân hàng vẫn sẽ bị sụt giảm, thậm chí ăn mòn cả vốn điều lệ với những NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao. Thứ ba , v ề sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng . Tại Việt Nam, do những hạn chế về trình độ công nghệ và chuyên môn trong khi thị trường tài chính còn kém phát triển nên các công cụ phái sinh tín dụng hầu như chưa được nhiều chủ thể biết đến và chưa được sử dụng nhiều trong thực tế kinh doanh của các ngân hàng. Trình độ của thị trường tài chính nói chung và tín dụng nói riêng của Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp và chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến các lựa chọn với các công cụ hiện đại trong xử lý nợ (như chứng khoán hóa, mua bán nợ, mua bán và sáp nhập, phái sinh tín dụng ). Để thực hiện được các công cụ trên, nền tảng cơ sở hạ tầng, thể chế, đặc biệt là các quy định về hệ thống kế toán và tính tự chủ của NHTM đóng vai trò rất quan trọng, tuy vậy các yếu tố này ở Việt Nam vẫn chưa được chú trọng. 1340
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 5. Khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam về sử dụng công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay 5.1. Về sử dụng nhóm các công cụ truyền thống 5.1.1. Về quản lý rủi ro với từng khoản vay trong danh mục Thứ nhất , v ề hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cần nâng cao chất lượng thông tin đầu vào bằng việc đa dạng hoá nguồn thông tin hơn nữa và kiểm tra lại đảm bảo tính xác thực của các thông tin được sử dụng. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá theo hướng thay thế các tiêu chí hiện không còn phù hợp, giảm bớt các tiêu chí phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ đánh giá, tăng thêm các tiêu chí được tính toán tự động để đảm bảo kết quả cập nhật, cân đối lại trọng số điểm nhóm các tiêu chí tài chính và phi tài chính, khoảng cách điểm giữa các hạng tín dụng cần được cân đối cho đồng đều hơn. Ngoài ra, điểm quan trọng là ban lãnh đạo ngân hàng và cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng cần có tư duy đề cao vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ này trong việc giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng của mình. Tuy vậy, việc sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ này chỉ nên là công cụ tự động để hỗ trợ trong việc quản lý tín dụng chứ không nên được xem là công cụ quan trọng nhất hoặc duy nhất mà cần kết hợp thêm với các công cụ khác. Ngoài ra, hệ thống này tỏ ra hiệu quả khi là căn cứ quan trọng để ra quyết định cho vay với những món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ, nhưng lại tỏ ra chưa phù hợp do chưa đủ toàn diện để đánh giá chất lượng tín dụng đối với những món vay cho khách hàng doanh nghiệp. Thứ hai , về quản lý rủi ro tín dụng với từng khoản vay, cần tăng cường quản lý và giám sát trước và sau giải ngân và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng Điều này sẽ giúp cho các bước của quy trình quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện hiệu quả, chặt chẽ hơn. Đồng thời, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, trong đó bên cạnh các phương pháp truyền thống, nên áp dụng phân tích và thẩm định tín dụng sử dụng mô phỏng dòng tiền. Đây là phương pháp rất phù hợp với việc đánh giá thẩm định tín dụng đối với các giao dịch mà độ tín nhiệm của khách hàng dựa chủ yếu trên dòng tiền tương lai mà tài sản được tài trợ mang lại. 5.1.2. Về đa dạng hoá danh mục cho vay Một nội dung quan trọng khi thực hiện đa dạng hoá danh mục cho vay là cần xác định được một cơ cấu tín dụng mà ở đó mức độ rủi ro là tương xứng với khả năng quản trị rủi ro. Việc giảm tỷ trọng cho vay các lĩnh vực không khuyến khích và sau đó là tăng tỷ trọng các lĩnh vực được ưu tiên cần được thực hiện thận trọng nhằm bảo đảm lượng vốn phù hợp cung cấp cho các thị trường như thị trường bất động sản, chứng khoán , hạn chế gây ra tình trạng “đóng băng” tại các thị trường này, gắn điều chỉnh cơ cấu tín dụng với việc cơ cấu lại các thị trường này theo hướng phát triển bền vững. Đối với những rủi ro mang tính hệ thống và khó kiểm soát, cần có chính sách phát triển những công cụ bảo hiểm rủi ro phù hợp với các tổ chức có khả năng kiểm soát rủi ro tốt. Qua đó, trong trường hợp không có khả năng quản trị rủi ro, NHTM có thể phòng ngừa được rủi ro thông qua việc chuyển cho các tổ chức này. Ngược lại, đối với các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng lại cần tăng cường kiểm soát chất lượng khoản vay, tránh việc khách hàng lợi dụng các ưu đãi về chính sách cho vay để sử dụng vốn sai mục đích hoặc kinh doanh 1341
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 kém hiệu quả gây thất thoát vốn của ngân hàng. Ngoài ra, để thực hiện kiểm soát tốt về rủi ro tập trung danh mục, các NHTM cần tuân thủ nghiêm túc và chặt chẽ các hạn mức cho vay được đưa ra cho từng phân khúc khách hàng hoặc sản phẩm vay. 5.2. Về sử dụng nhóm các công cụ hiện đại 5.2.1. Về nghiệp vụ mua bán nợ Vai trò của mua bán nợ trong quản lý rủi ro danh mục cho vay đã được chứng minh và tỏ ra là một công cụ khá hiệu quả tại Việt Nam . Để thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay thì NHTM sẽ tập trung vào việc trao đổi các khoản nợ xấu phát sinh. Như vậy để phát triển công cụ mua bán nợ trong quản lý rủi ro danh mục cho vay thì việc phát triển thị trường mua bán các khoản nợ có rủi ro cao (thường được xem như các khoản nợ xấu) cần được chú trọng phát triển. Thị trường mua bán nợ xấu cũng như các loại thị trường khác luôn hướng tới những mục tiêu nhất định. Nhìn chung có ba mục tiêu lớn được đặt ra đối với thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam, đó là: hoạt động có hiệu quả; điều hành công bằng; thúc đẩy giải quyết nợ xấu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Theo Nguyễn Thu Hương và Trần Vinh Quang (2015), tại Việt Nam, phát triển thị trường mua bán nợ xấu cần được đưa ra với các mục tiêu sau: ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; bảo đảm tính công khai, minh bạch; chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế; đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư; nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ. Các kiến nghị của tác giả nhằm thúc đẩy hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam dành cho phía các NHTM với vai trò là bên bán nợ như sau: (i) Tiến hành thống kê, phân loại nợ xấu một cách chính xác và hợp lý theo các quy định hiện hành NHTM cần tiến hành thống kê và phân loại nợ xấu một cách chính xác và hợp lý theo các quy định hiện hành. Trên cơ sở đó, NHTM có thể phân thành hai nhóm là nhóm nợ xấu ngân hàng cần tự xử lý và nhóm nợ xấu ngân hàng không xử lý được (kể cả do nguyên nhân khách quan hay chủ quan). Dựa trên sự phân loại trên thì bản thân NHTM và các cơ quan nhà nước sẽ có thể đưa ra những biện pháp xử lý hoặc hỗ trợ phù hợp. (ii) Có các biện pháp hạn chế nợ xấu phát sinh Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả mua bán nợ, NHTM cần coi trọng đúng mức đến việc hạn chế nợ xấu phát sinh như: rà soát phân loại nợ tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện hệ thống tín nhiệm nội bộ theo tiêu chuẩn Basel II tiến tới theo Basel III, giám sát định kỳ việc triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao chất lượng thông tin đầu vào và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động có hiệu quả và tránh tình trạng sai sót vô tình hay cố ý gây ảnh hưởng đến việc xếp hạng tín nhiệm sai và ra quyết định cho vay không đạt chuẩn. 5.2.2. Về sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng Các công cụ phái sinh tín dụng có ưu điểm hơn các công cụ truyền thống trong quản lý rủi ro danh mục cho vay là NHTM không cần chuyển giao các khoản vay ra khỏi bảng cân đối kế 1342
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 toán của mình. Tuy vậy, hiện nay việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tín dụng tại các NHTM còn khá mới mẻ với khối lượng giao dịch rất thấp. Vì vậy, trong bối cảnh thị trường phái sinh tín dụng toàn cầu đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các khuyến nghị dành cho NHTM được đưa ra nhằm thúc đẩy thị trường phái sinh tín dụng phát triển ở Việt Nam như sau: Thứ nhất , cần đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại trong NHTM bởi để hình thành và phát triển nghiệp vụ phái sinh đòi hỏi các NHTM cần có đầu tư nhất định về hiện đại hóa công nghệ thông tin. Việc áp dụng công nghệ để cập nhật thông tin diễn biến của thị trường về các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường sẽ giúp cho NHTM cũng như những chủ thể khác tham gia giao dịch có quyết định đúng đắn trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh một cách có hiệu quả để phòng ngừa rủi ro. Thứ hai , đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thông tin hiểu biết về sản phẩm phái sinh. Giai đoạn đầu, các NHTM có thể thuê chuyên gia nước ngoài để đào tạo, thiết kế sản phẩm và xây dựng quy trình cho ngân hàng. Sau đó các NHTM cần đào tạo để có đủ số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp để triển khai nghiệp vụ phái sinh. Những nhân viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường cũng như những biến động của thị trường, về các loại công cụ tài chính phái sinh, quy cách giao dịch, kỹ thuật định giá, các loại rủi ro có liên quan và luật lệ của thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh Bluhm, C., Overbeck, L. and Wegner, C. (20 10 ). Introduction to Credit Risk Modeling . CRC Press, 2 nd edition. Kamp, A., Pfingsten, A. and Prath, D. (2005). Do banks diversify loan portfolios? A tenta - tive answer based on individual bank loan portfolios. Discussion Paper . Deutsche Bundesbank : Series “Banking and Financial Studies No 03/2005 ”. Minton, B., Stulz, R. and Williamson, R. (2005). How much do banks use credit derivatives to reduce risk?. Journal of Financial Services Research , 35(1) , p 1-31. Rossi, S., Schwaiger, M. and Winkler, G. (2009). How loan portfolio diversification affects risk, efficiency and capitalization: A managerial behavior model for Austrian banks. Journal of Banking & Finance , 33 , p 2218–2226. Smithson, C. (2003). Credit portfolio management . John Wiley & Sons . Tài liệu Tiếng Việt Bùi Diệu Anh (2010). Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại và những lưu ý cần thiết. Tạp chí công nghệng ân h àng , Số 11/2010. Đào Duy Huân (2013). Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách phát triển. Tạp chí Phát triển và Hội nhập , Số 8(18) , trang 21-26. 1343
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Hoàng Thị Duyên (2016). Bàn về hiệu quả xử lý nợ xấu ngân hàng. Tạp chí tài chính , Số 638 (tháng 8 ), trang 95-97. Huỳnh Thị Hương Thảo (2019). Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng , Số 202 (tháng 3), trang 36-44. Lê Hồ An Châu (2006). Bàn về một số điều kiện cần thiết để phát triển thị trường công cụ tín dụng phái sinh tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng , Số 13 , trang 17-20. Nguyễn Minh Hiếu (2011). Hoàn thiện danh mục cho vay tại ngân hàng VCB Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh , Đại học Đà Nẵng. Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hương (2013). Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập , Số 9(19) , trang 40-47 . Nguyễn Thị Châu Long và Trần Thụy Ái Phương (2014). Sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Bài nghiên cứu . Đại học Sư phạm kĩ thuật TPHCM. Xem tại: 125.pdf Nguyễn Thu Hương và Trần Vinh Quang (2015). Xử lý nợ xấu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng: những vấn đề đặt ra. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương , Số tháng 3. Nguyễn Thị Quế Thu (2016). Tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tô Ngọc Hưng (2017). Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. Tạp chí Ngân h àng , Số tháng 2/2017. Phụ lục : PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA Về việc triển khai quản lý rủi ro danh mục cho vay của các Ngân hàng thương mại I/ Phần giới thiệu Tôi là Nguyễn Bích Ngân , hiện là giảng viên đang công tác tại Học viện Ngân hàng. Để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nhằm phục vụ cho việc đưa ra các giải pháp để xây dựng, hoàn thiện hoạt động quản lý danh mục cho vay và quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới, kính mong Anh/Chị phối hợp cung cấp thông tin thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây. Câu trả lời của Anh/Chị sẽ được lưu giữ bảo mật, phục vụ duy nhất cho mục tiêu nghiên cứu và sẽ không được chia sẻ cho bên thứ ba. Rất mong sự hợp tác của Anh/Chị./. 1344
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Hướng dẫn trả lời: Người trả lời lựa chọn đáp án bằng cách highlight đáp án được chọn, hoặc viết Ngày thực hiện: phần trả lời vào phần để trống. II/ Phần câu hỏi Câu 1: Bộ phận anh/chị đang làm việc tại ngân hàng hiện nay là gì? a, Quản lý cấp cao ( Hội đồng quản trị/Ban điều hành/Ban kiểm soát) b. Uỷ ban /Khối quản lý rủi ro c. Bộ phận tín dụng d, Bộ phận kế toán e. Bộ phận kiểm soát/kiểm toán nội bộ f. Khác (Cụ thể: ) Câu 2: Thời gian anh/chị đã công tác tại vị trí hiện tại? Câu 3 : Ngân hàng anh/chị đã áp dụng chuẩn mực Basel (hoặc các chuẩn mực quốc tế khác) trong quản lý rủi ro danh mục cho vay chưa? a. Đã áp dụng (Cụ thể tên chuẩn mực: ) b. Chưa áp dụng chuẩn mực quốc tế nào Câu 4 : Mức độ áp dụng các chuẩn mực Basel (hoặc các chuẩn mực quốc tế khác) trong quản lý rủi ro danh mục cho vay như thế nào? ( Lựa chọn theo đánh giá chủ quan của anh/chị ) a. Rất cao b. Cao c. Bình thường d. Chưa cao e. Rất thấp Câu 5: Hiện ngân hàng anh/chị đang quản lý danh mục cho vay theo phương thức nào? a. Quản lý danh mục theo phương thức ngẫu nhiên b. Quản lý danh mục theo phương thức có kế hoạch c. Khác (Cụ thể: ) Câu 6: Các loại rủi ro nào liên quan đến danh mục cho vay ngân hàng anh/chị đang/có thể phải đối mặt ? (Có thể lựa chọn nhiều hơn 01 phương án) a. Rủi ro tín dụng b. Rủi ro thanh khoản 1345
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 c. Rủi ro hoạt động d. Rủi ro tập trung e. Rủi ro tỷ giá f. Khác (Cụ thể: ) Câu 7: Mô hình tổ chức hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng anh/chị hiện nay? a. Mô hình quản lý rủi ro tập trung b. Mô hình quản lý rủi ro phân tán c. Khác (Cụ thể: ) Câu 8: Quy trình quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng anh/chị hiện nay được thực hiện theo các bước như thế nào? - Bước 1: - Bước 2: - Bước 3: Câu 9: Hiện ngân hàng anh/chị đang theo phương pháp nào để nhận biết rủi ro danh mục cho vay? ( Anh/chị có thể làm rõ về phương pháp này ) Câu 10 : Đánh giá của anh/chị về tính hiệu quả của các phương pháp được sử dụng để nhận biết rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng của anh/chị? Câu 11: Những hạn chế trong sử dụng các phương pháp nhận biết rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng của anh/chị là gì? Câu 1 2: Hiện ngân hàng anh/chị đang theo phương pháp nào để đo lường rủi ro danh mục cho vay? ( Anh/chị có thể làm rõ về phương pháp này ) Câu 1 3: Kết quả của việc đo lường rủi ro đối với danh mục cho vay được ngân hàng anh/chị 1346
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 sử dụng vào những mục đích gì? Câu 1 4: Ngân hàng anh/chị đã sử dụng các công cụ phái sinh trong quản lý rủi ro danh mục cho vay chưa? a. Chưa sử dụng công cụ nào b. Đã sử dụng ít nhất 01 công cụ (Cụ thể: ) Câu 1 5: Các công cụ, biện pháp ngân hàng anh/chị đang thực hiện để quản lý rủi ro danh mục cho vay là gì ? Câu 1 6: Các công cụ, biện pháp (đã trình bày ở câu 1 5) này đã đạt kết quả trên thực tế trong việc hạn chế rủi ro của danh mục cho vay tại ngân hàng anh/chị như thế nào? Câu 1 7: Vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng anh/chị trong quản lý rủi ro danh mục cho vay được ngân hàng quy định (về mặt văn bản) như thế nào? Câu 1 8: Vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng anh/chị trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thực tế đã phát huy hiệu quả như thế nào? ( Lựa chọn theo đánh giá chủ quan của anh/chị ) a. Rất tích cực b. Tích cực c. Bình thường d. Chưa tích cực e. Yếu kém Câu 19 : Quy trình báo cáo trong quản lý rủi ro danh mục cho vay giữa các bộ phận, các cấp quản lý tại ngân hàng anh/chị như thế nào? 1347
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Câu 20 : Việc quản lý rủi ro danh mục cho vay hiện nay ở ngân hàng anh/chị hiện đang gặp những khó khăn gì? Câu 21: Điểm mới trong quản lý rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng anh/chị tại thời điểm hiện tại so với giai đoạn 05 năm trước là gì? Câu 2 2: Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) của anh/chị với Ngân hàng Nhà nước liên quan tới hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho vay là gì? Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị./. 1348