Tác động của gia nhập TPP đối với cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 3700
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của gia nhập TPP đối với cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_gia_nhap_tpp_doi_voi_can_can_thanh_toan_quoc_te.pdf

Nội dung text: Tác động của gia nhập TPP đối với cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP TPP ĐỐI VỚI CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thanh Dương1 Nguyễn Thị Hồng Ngọc2 Tóm tắt Mục tiêu của bài viết là đưa ra những phân tích về ảnh hưởng của TPP đối với cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (BOP), quốc gia được nhận định là đạt được lợi ích lớn nhất từ Hiệp định, khi Hiệp định này chính thức được thông qua. Cụ thể, bài viết tập trung vào phân tích thực trạng BOP hiện nay của Việt Nam với các quốc gia tham gia TPP và các nhân tố do TPP tạo ra ảnh hưởng đến BOP bao gồm hàng rào thuế quan, Từ khoá: Cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại, cán cân vốn, hàng rào thuế quan, xuất nhập khẩu 1. Đặt vấn đề Ngày 5 tháng 10 năm 2015, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia tham gia đã chính thức kết thúc đàm phán. Đây được coi là một bước ngoặt lớn đối với hội nhập kinh tế khu vực bởi lẽ Hiệp định này được nhận định là có tác động chiến lược sâu rộng đến không chỉ kinh tế khu vực mà còn cả kinh tế toàn cầu. Là 1 quốc gia nhỏ bé với mức thu nhập trung bình, Việt Nam được hầu hết các mô hình dự đoán đồng tình rằng sẽ hưởng lợi ích về kinh tế nhiều nhất so với các thành viên khác tham gia đàm phán, cụ thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP, xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo Bloomberg, khi TPP chính thức có hiệu lực, trong vòng 1 thập kỷ, GDP của Việt Nam sẽ tăng khoảng 11%, tương ứng 36 tỷ USD; xuất khẩu tăng vọt 28%. Báo cáo của World Bank tính toán, TPP có thể sẽ bổ sung thêm 8% GDP, 17% giá trị xuất khẩu thực tế, và 12% lượng tích lũy tài sản cho Việt Nam trong vòng 20 năm tới. Cần nhấn mạnh rằng, gia nhập TPP sẽ mở ra thị trường rộng lớn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam khi một loạt các loại thuế xuất - nhập khẩu và hàng rào thuế quan đánh trên hàng hoá được cắt giảm và xoá bỏ. Điều này sẽ có ảnh hưởng to lớn đến cán cân 1, 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: thanhduong208@gmail.com 423
  2. thương mại của Việt Nam không chỉ về giá trị và số lượng của hàng hoá xuất nhập khẩu mà còn thay đổi cơ cấu các đối tác xuất - nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. Thêm vào đó, việc gia nhập vào 1 hiệp định được đánh giá có quy mô lớn hơn cả WTO, giúp Việt Nam tăng cường thu hút vốn FDI từ bên ngoài, giúp cải thiện cán cân vốn. Bài viết sẽ tập trung phân tích những tác động của TPP tới cán cân thương mại và cán cân vốn của Việt Nam - 2 bộ phận quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế BOP của Việt Nam. Từ đó giúp người đọc thấy được ảnh hưởng của TPP lên cán cân tổng thể. Bài viết được chia làm hai phần chính. Phần thứ nhất cung cấp cái nhìn tổng quan về Hiệp định TPP. Phần thứ hai, phân tích các tác động của TPP lên cán cân thương mại và cán cân vốn, từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của TPP đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. 2. Tổng quan về Hiệp định TPP Hiệp định TPP là gì? TPP được viết tắt từ Trans - Pacific Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Mục đích của TPP TPP ra đời với 3 mục đích chính đó là: Thứ nhất, nhằm xoá bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Thứ hai, với vị thế dẫn đầu TPP, Mỹ muốn TPP là điểm chốt mới của họ tại châu Á sau nhiều năm Mỹ lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Thứ ba, Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển nhanh của Trung Quốc. Các bên tham gia đàm phán Tính đến nay, TPP có sự tham gia của 12 quốc gia: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam. Theo chuyên gia của World Bank, diện tích địa lý của các quốc gia thành viên TPP chiếm 24,9% diện tích thế giới. Quy mô kinh tế của TPP tương đương 28 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 37,7% tổng GDP toàn cầu, bên cạnh đó về các giao dịch thương 424
  3. mại chiếm 19,3% về xuất khẩu và 21,1% về nhập khẩu. Quy mô thị trường khoảng 800 triệu dân, chiếm khoảng 11,1% dân số thế giới. Quy trình đàm phán Quy trình đàm phán của 12 nước thành viên khởi động từ tháng 3 năm 2012, trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. Ngày 30/9/2015, Bộ trưởng phụ trách thương mại của các nước tham gia đàm phán tại Atlanta, Hoa Kỳ, ngày 5/10/2015, Bộ trưởng của các nước tham gia Hiệp định đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Hiện tại, TPP đang chờ đợi Quốc hội của quốc gia mỗi nước thành viên phê chuẩn, thông qua để chính thức ký kết và có hiệu lực. Vị trí của Việt Nam trong khối TPP Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có trình độ phát triển thấp nhất trong 12 nước tham gia Hiệp định nhưng sẽ là nước được hưởng nhiều lợi nhất từ TPP. Về GDP danh nghĩa: năm 2014, Việt Nam đạt 186 tỷ USD đứng thứ 11/12, chỉ trên Brunei (17 tỷ USD). Hình 1. GDP danh nghĩa của Việt Nam so với các nước (2014) Thu nhập trung bình: năm 2014, thu nhập trung bình của người Việt Nam đạt 2.025 USD. Việt Nam là nước có thu nhập GDP/người thấp nhất và bị các quốc gia như Úc, Mỹ, Nhật Bản bỏ xa. 425
  4. Hình 2. GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước (2014) Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào TPP: Việt Nam có 38,8% tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu vào các nước TPP, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu nhiều nhất với 20,6%. Thị trường Nhật Bản đứng thứ hai. Tuy nhiên, Việt Nam còn ít và chưa tiếp cận được với các thị trường còn lại. Trong đó, với Brunei, Việt Nam hiện chưa có sản phẩm nào được xuất khẩu sang. Xuất khẩu của Việt Nam vào TPP chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước thành viên. Hình 3. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào TPP 426
  5. Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ TPP: Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ các nước trong TPP đạt 22,2%, trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản với 8,7% và nhập khẩu từ 4,8% từ thị trường Mỹ. Tỷ lệ này sẽ thay đổi lớn nếu TPP có hiệu lực với sự cắt giảm lớn và loại bỏ thuế từ nhiều mặt hàng. Hình 4. Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ TPP Tỷ trọng FDI cam kết với Việt Nam: Nhật Bản và Singapore có tỷ lệ đầu tư FDI cam kết vào Việt Nam cao nhất, lần lượt với 14,3% và 12,6% Hình 5. Tỷ trọng FDI cam kết với Việt Nam 3. Tác động của TPP đến BOP của Việt Nam Gia nhập TPP giúp mở rộng mối quan hệ thương mại của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới, cụ thể trước mắt là 11 nước còn lại trong khối TPP, trong đó có 2 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản. Điều này sẽ tác động 427
  6. đáng kể đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam - một công cụ để theo dõi và phân tích nghĩa vụ chi trả giữa các quốc gia với nhau. Về cơ bản, tất cả các bộ phận của BOP đều chịu tác động. Tuy nhiên, trong đó, cán cân thương mại và cán cân vốn được tính toán sẽ chịu nhiều tác động nhất khi TPP chính thức được áp dụng. 3.1. Tác động của TPP đến cán cân thương mại Theo nghiên cứu của WB, về cơ bản TPP mang lại những tác động tích cực đến cán cân thương mại của Việt Nam, hứa hẹn sẽ tạo ra được cú hích về xuất khẩu. Lợi ích mà TPP mang lại cho Việt Nam chủ yếu đến từ mức giảm thuế quan đánh vào hàng xuất khẩu các nước trong khối. Khoảng 18000 loại thuế xuất nhập khẩu ước tính sẽ được loại bỏ giữa 12 quốc gia thành viên của TPP. Trang Blomberg tính toán rằng, việc cắt giảm thuế nhập khẩu ở Mỹ và Nhật Bản sẽ đem lại lợi ích cho các nước có thế mạnh về may mặc và giày da như Việt Nam. Hiện tại, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ chịu thuế suất khoảng 17 - 30%, còn thuế nhập khẩu của giày da từ 3,5% đến hơn 54,7%, nhưng khi TPP được ký kết các loại thuế suất này sẽ giảm dần xuống 0%. Với những ưu đãi về thuế như vậy, ước tính rằng trong vòng 10 năm, xuất khẩu về may mặc và giày da của Việt Nam sẽ tăng khoảng 50% so với trường hợp không có TPP, theo Eurasia Group. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng cường mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ và Nhật Bản. Cũng theo trang Blomberg, Việt Nam cũng sẽ được lợi từ việc xoá bỏ thuế nhập khẩu đánh trên sản phẩm nông nghiệp như tôm, mực, cá ngừ. Thuế suất của các sản phẩm này hiện tại đang là 6,4 - 7,2%. Xuất khẩu tăng mạnh, làm tăng khoản thu ngoại tệ, kết quả là cán cân thương mại được cải thiện, kiểm soát nhập siêu. Theo Nigel Cory, Trưởng bộ phận Nghiên cứu về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Hiệp định TPP sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu giày dép và may mặc của Việt Nam đạt 165 tỷ USD tới trước năm 2025; nếu không có TPP, con số này chỉ dừng ở mức 113 tỷ USD. Tuy nhiên để có được những lợi ích như vậy, Việt Nam cũng phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu sản phẩm. Điều này có thể là rào cản đối với những lợi ích mà Việt Nam có thể nhận được đặc biệt là với ngành may mặc, bởi lẽ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu thô từ bên ngoài. Ngoài ra, gia nhập TPP sẽ đẩy nhanh tốc độ thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Giảm xuất khẩu nguyên vật liệu thô, tăng sản phẩm chế tạo có giá trị cao hơn. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đưa ra ước tính tỷ trọng hàng chế tạo sẽ tăng từ 58% lên 88% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2035. 428
  7. Với nhập khẩu, TPP được nhận định cũng sẽ làm cho Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn, thể hiện mức độ hội nhập ngày càng cao vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm hàng chế tạo trung gian (chiếm 2/3 nhập khẩu theo kịch bản cơ sở năm 2015) sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với nông sản (10% nhập khẩu năm 2015) và dịch vụ. Nhập khẩu hàng dệt may, phụ kiện và da giày cũng được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng từ các nước trong khối, do quy tắc xuất xứ trong TPP. Việc gia nhập TPP sẽ thay đổi cơ cấu đối tác thương mại của Việt Nam. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hiện nay Trung Quốc là quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam lớn nhất. Mỹ và Nhật Bản - 2 quốc gia trong khối TPP lần lượt đứng thứ 2 và thứ 4. Tuy nhiên, tham gia vào Hiệp định TPP sẽ giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, quốc gia láng giềng và có mối quan hệ phức tạp về chính trị với Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế nhận định, Hoa Kỳ sẽ vừa là thị trường quan trọng vừa là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang nước này nhờ những cam kết mở cửa thị trường mạnh hơn, cao hơn so với những cam kết hiện có trong khu vực. Nó không chỉ có lợi cho Hoa Kỳ và Việt Nam trên phương diện hợp tác kinh tế song phương, mà còn đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực cân bằng chiến lược mềm của Washington đối với Trung Quốc. Hiệp định TPP cũng được xem như một cách để tạo ra đối trọng với sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực châu Á. Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cả hai giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Thông qua đó, hai bên có thể ngăn cản Bắc Kinh sử dụng kinh tế như những đòn bẩy để đạt được những lợi ích chính trị trong tương lai. Từ đó có thể dự đoán, cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm mặc dù nước này vẫn có thể là khách hàng lớn nhất của Việt Nam. Các quốc gia trong khối 429
  8. TPP sẽ trở thành những đối tác tiềm năng cho Việt Nam. 3.2. Tác động đến cán cân vốn TPP không chỉ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam mà còn ảnh hưởng tích cực đến cán cân vốn. Đặc biệt là tăng nguồn vốn dài hạn đầu tư vào Việt Nam. Với sự xoá bỏ của một số loại thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài được khuyến khích tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Xét ngành dệt may tại Việt Nam, theo hiệp hội dệt may (Vista), trong hơn 3.000 doanh nghiệp dệt may chỉ có 25% là các doanh nghiệp FDI nhưng lại chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việc gia nhập TPP chắc chắn sẽ làm tăng tỷ lệ các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam để mở rộng sản xuất và hưởng mức ưu đãi về thuế quan. Blomberg đưa ra một số doanh nghiệp nước ngoài như Texhong Textile Group Ltd., Shenzhou International Group Holdings Ltd. and Pacific Textiles Holdings Ltd đang tiến hành đặt nhà máy tại Việt Nam để tận dụng lợi thế so sánh của Việt Nam trong TPP, nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công thấp so với Thái Lan và Trung Quốc. Lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 năm qua tăng lên đáng kể, nhập khẩu của Mỹ từ hàng hoá Việt Nam tăng đều trong 5 năm qua. Trang Wall Street Journal còn đưa ra dẫn chứng tại Long An, điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo trang này, tính đến tháng 5/2015, nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết dành 3,67 tỷ USD vốn FDI cho Long An, trong đó hơn 40% vốn được rót vào lĩnh vực dệt may. Khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực. Với mức thuế áp dụng giữa các nước thành viên sẽ giảm mạnh, những nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu như Việt Nam sẽ đặc biệt có lợi. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài của Nhật Bản như nhãn hàng quần áo Uniql và đồ thể thao của North Face tháng 7/2015 cũng đang đưa các nhà máy chính thức vào hoạt động. Các chuyên gia nhận định, trong tương lai năng lực của lao động Việt Nam sẽ tăng, Việt Nam cũng đủ khả năng để tiếp nhận nhiều dây chuyền sản xuất phức tạp hơn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất vào Việt Nam. Như vậy, TPP dù chưa chính thức được ký kết nhưng đã mang lại những lợi ích tiềm năng ban đầu cho Việt Nam, lượng vốn FDI cam kết tăng, tác động tích cực đến cán cân vốn của Việt Nam. Thêm vào đó, TPP còn kích thích đầu tư tại Việt Nam. Sau khi kết thúc đàm phán tháng 10/2015, chỉ số chứng khoán của Việt Nam tăng 4,9%, với các nhà đầu tư nước ngoài thuộc các ngành nghề vận tải, khu công nghiệp, thuỷ sản và các sản phẩm may mặc. Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam tăng mạnh, trong vòng 1 tuần ước tính có đến hơn 41,8 triệu USD được mang vào thị trường. 4. Kết luận 430
  9. Từ các phân tích và nhận định ở trên, có thể thấy, Hiệp định TPP mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cán cân thanh toán quốc tế nói riêng, đặc biệt là về hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư. Nhưng đổi lại, để đạt được những lợi ích đó, Việt Nam phải tuyệt đối tuân thủ những cam kết trong Hiệp định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu hay bằng sáng chế. Các ngành sản xuất trong nước cũng sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài, nếu không thay đổi để phù hợp với thời cuộc thì sẽ không thể tồn tại được. Nhìn tổng thể, Ngân hàng Thế giới cho rằng việc Việt Nam thực hiện các cam kết trong TPP cũng đồng nghĩa với việc thực hiện một chương trình cải cách quyết liệt trong nước. Tài liệu tham khảo 1. Bloomberg. (2015, 9 Oct). The biggest winner from TPP trade deal may be Vietnam; nguồn: shoes-and-shrimp-less-china-reliance-for-vietnam-in- tpp#sthash.1QycfIv6.dpuf 2. Voice of America (2015, 13 Oct). World bank sees Vietnam as “winner” from TPP; nguồn: vietnam-as-winner-from-tpp/3004217.html. 3. World Bank (2015, 2 Dec). Taking stock an update on Vietnam’s recent economic development; nguồn: on-vietnams-recent-economic-developments-key-findings-december-2015. 4. Việt Nam ở đâu trong khối TPP (2016, 18 Tháng 3); nguồn: 20160317043643298p145c152.news. 5. Vn economy (2015, 2 Tháng 12). WB nói về lợi thế không nước nào có của Việt Nam trong TPP; nguồn: khong-nuoc-nao-co-cua-viet-nam-trong-tpp-20151202054630836.htm. 6. Vietnamnet (2015, 7 tháng 10). TPP giúp Việt Nam cân đối sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc); nguồn: phu- thuoc-kinh-te-vao-tq.html. 7. World Journal Street (2015, 18 Oct). Why you may soon see more good labels made in Vietbnam; nguồn: soon-see-more-goods-labeled-made-in-vietnam-1445211849. 431