Tác động của nợ công đến đầu tư của công ty tại các nước ASEAN
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của nợ công đến đầu tư của công ty tại các nước ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tac_dong_cua_no_cong_den_dau_tu_cua_cong_ty_tai_cac_nuoc_ase.pdf
Nội dung text: Tác động của nợ công đến đầu tư của công ty tại các nước ASEAN
- Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TẠI CÁC NƯỚC ASEAN GVHD: TS. Nguyễn Thành Đạt SVTH: Võ Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Myhanhvo06@gmail.com TÓM TẮT Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa nợ công và hoạt động đầu tư của công ty các nước Asean trong giai đoạn 2000-2015 thông qua kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi nợ công và các biến, đặc biệt là sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích kết quả. Qua đó, các biến đều có tính dừng, nợ công tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư của công ty các nước Asean ở mức độ công ty. Bên cạnh đó thì hoạt động đầu tư của công ty cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tốc độ tăng trưởng doanh thu, dòng tiền hoạt động, đầu tư trong quá khứ, Tobin’s Q và GDP bình quân đầu người. Ngoài ra tác giả cũng có những kiểm định bổ sung như thay đổi biến đầu tư của công ty và sử dụng nợ công trong quá khứ để tạo nên độ tin cậy cao cho kết quả nghiên cứu và cả hai trường hợp đều chỉ ra kết quả tương tự. Từ khóa: Nợ công, Đầu tư của công ty, Các nước Asean. 1. Giới thiệu Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo sự gia tăng lớn trong lĩnh vực vay nợ của chính phủ các nước. Tổng nợ công đã tăng gấp đôi từ 35 nghìn tỷ đô la trong năm 2007 lên 66 nghìn tỷ đô la trong năm 2017. Trong cùng một thời kỳ, nợ công tăng từ 71% lên 105% GDP đối với các nước phát triển, từ 36% đến 48% GDP đới với các nước đang phát triển và mới nổi (Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF 2017). Nó không còn là vấn đề của riêng nước Mỹ, mà còn là vấn đề của nhiều cường quốc lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác. Theo Báo cáo Thực trạng Thế giới thường niên của Cục Tình báo Mỹ (CIA) năm 2017, nước có mức nợ công cao nhất hiện nay là Nhật bản (234,7%), sau đó là Hy Lạp (181,6%), Singapore (110,5%) Thật vậy, nợ công cũng đang là một vấn đề cấp bách của Việt Nam. Theo thống kê của Hoàng Ngọc Âu (2018), mức nợ công trong giai đoạn 2010 - 2017 tăng 5% từ 56,3% GDP (889 nghìn tỷ VNĐ) lên 61,3% GDP (3,1 triệu tỷ VNĐ). Nhìn chung, nợ công Việt Nam hiện nay đang gia tăng nhanh chóng và có tác động đến tăng trưởng kinh tế theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thế Khang (2016), trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân. Hay một số bài nghiên cứu khác của Garikai M. và Prof - Nicholas M. O. (2016), Mohsin and Carmen (1990), Zou (2006), Ghura (1997) cho rằng đầu tư tư nhân thường được coi là quan trọng và có tác động mạnh mẽ đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy thông qua tăng trưởng kinh tế, liệu đầu tư tư nhân và nợ công có quan hệ như thế nào? Bài nghiên cứu với đề tài “Tác động của nợ công đến đầu tư của công ty các nước Asean” được thực hiện nhằm làm rõ mối quan hệ của nợ công tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân. 2. Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm nợ công 51
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nợ công bao gồm: nợ Chính phủ, nợ của các chủ thể được Chính phủ bảo lãnh (các DNNN, ngân hàng Phát triển, ngân hàng Chính sách xã hội, ) và nợ của chính quyền địa phương. 2.1.2. Khái quát về đầu tư Hành động đầu tư là một hành động sử dụng nguồn lực, dưới bất kì hình thức nào, cho những mục đích về phát triển năng lực sản xuất trong tương lai, và do đó, nó khiến người đầu tư phải hy sinh một phần nguồn lực vốn có để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện thời. 2.2. Tổng quan nghiên cứu Hiện nay, có rất nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Người ta thường bàn đến ba khía cạnh của nợ công và tăng trưởng kinh tế đó là: nợ công ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nợ công tác động tiêu cực hay kìm hãm tăng trưởng kinh tế, nợ công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến tính. Nhưng mới chỉ có một bài nói viết về tác động của nợ công đến đầu tư của công ty là nghiên cứu của Huang và cộng sự (2018) sử dụng dữ liệu cho gần 550000 công ty ở 69 quốc gia trong giai đoạn 1998-2014. Bài nghiên cứu sử dụng các mô hình tiêu chuẩn tập trung vào kênh lãi suất: sự gia tăng chi tiêu của chính phủ gây áp lực lên lãi suất dẫn đến giảm đầu tư tư nhân (Elmendorf và Mankiw, 1999). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối tương quan nghịch giữa nợ công và đầu tư của công ty. Cùng với quan điểm trên, Friedman (1988) cũng cho rằng sự gia tăng nợ công do thâm hụt ngân sách sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất, lãi suất tăng đương nhiên sẽ làm giảm đầu tư tư nhân, việc tăng nợ công giống như việc chi tiêu công chèn ép đầu tư tư nhân. 3. Thiết kế nghiên cứu 3.1. Giả thuyết nghiên cứu Khi nợ công tăng cao xuất hiện “hiệu ứng lấn át” gây áp lực lên lãi suất dẫn đến làm gia tăng chi phí vay đối với các công ty sử dụng nhiều nguồn vốn bên ngoài do đó làm giảm đầu tư công ty (Elmendorf và Mankiw, 1999). Khi không chịu các ràng buộc hành chính thì lãi suất sẽ được quyết định bởi cung cầu trên thị trường vốn vay, tức là nơi gặp gỡ giữa tiết kiệm của các hộ gia đình và đầu tư của các doanh nghiệp. Tổng của tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm tư nhân, hay còn gọi là tiết kiệm quốc gia, sẽ phản ánh cung còn đầu tư đại diện cho phía cầu của thị trường vốn vay. Thâm hụt tài khóa sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ, giảm tiết kiệm quốc gia, do vậy làm giảm cung và làm tăng lãi suất vốn vay trên thị trường. Sự gia tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân của chi tiêu công. Từ các lí do được trình bày ở trên, nghiên cứu đưa ra các giả thuyết chính là: Giả thuyết 1: Có mối tương quan giữa nợ công và hoạt động đầu tư của các công ty. 3.2. Mô hình nghiên cứu và định nghĩa biến Từ các nghiên cứu thực nghiệm, dựa theo kết quả đã trình bày cũng như mục tiêu nghiên cứu và nhận định của cá nhân, mô hình được tham khảo từ nghiên cứu của Huang và cộng sự (2018). Sử dụng phương trình hồi quy để khám phá tác động các khoản vay nợ của chính phủ. Cụ thể, mô hình được thể hiện như sau: INV1i,t =β0 + SALESi,t + DEBTi,t + CFi,t + β4GDPi,t + β5INV1i,t-1 + β6TQi,t + + + (1) a, Biến phụ thuộc: INV1i,t: tỷ lệ đầu tư của công ty là chi phí vốn (capital expenditure) chia cho tổng tài sản. b, Biến độc lập (biến nợ công) DEBTi,t: tỷ lệ nợ/GDP của chính phủ là tổng số nợ của chính phủ trong tổng số GDP của quốc gia. c, Biến kiểm soát INV 1i,t-1: là biến trễ của đầu tư, được đo lường bằng tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp i trong năm t-1. 52
- Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 CFi,t (Cash flow): là dòng tiền hoạt động được đo lường bằng tỷ số của tổng lợi nhuận sau thuế cộng với khấu hao trên tổng tài sản của công ty i trong năm tài chính. SALESi,t : là tốc độ tăng trưởng doanh số. Biến này được tính từ báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. GDPi,t : là tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia TQi,t: là Tobin’s Q, một yếu tố quyết định phổ biến cho đầu tư của công ty, được đo bằng tỷ lệ giá trị thị trường của tài sản so với giá trị sổ sách của tài sản. Đặc biệt, bài nghiên cứu sử dụng là biến ảnh hưởng cố định của công ty và là biến ảnh hưởng cố định năm nhằm kiểm soát tác động chi phối của mỗi quốc gia và năm lên hoạt động đầu tư. 4. Kết quả nghiên cứu Bảng 4.1 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến INV11 Robust INV1 Coef. t P>t [95% Conf. Interval] Std. Err. INV1t-1 .1723552 .0153775 11.21 0.000 .1422002 .2025101 TQ .0968814 .0232236 4.17 0.000 .0513404 .1424225 DEBT -.0251049 .0103197 -2.43 0.015 -.0453417 -.0048682 SALES .0145201 .0021027 6.91 0.000 .0103967 .0186434 CF .0188365 .0107581 1.75 0.080 -.00226 .0399329 GDP .0828945 .0389496 2.13 0.033 .0065151 .1592739 _CONS 5.663008 .6949656 8.15 0.000 4.300195 7.025821 (Nguồn: Stata 14) Từ mô hình hồi quy ta thấy đầu tư của công ty chịu ảnh hưởng của các nhân tố là nợ công, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ đầu tư trong quá khứ, dòng tiền hoạt động, tobin’s Q và GDP bình quân đầu người. Biến nợ công tương quan âm với tỷ lệ đầu tư của công ty thể hiện ở hệ số hồi quy là -0.025 với mức ý nghĩa 5%. Có thể thấy nợ công gia tăng là một trong những nguyên nhân đe dọa tính bền vững của hoạt động đầu tư. Các biến còn lại đều có mối tương quan dương với tỷ lệ đầu tư của công ty. Kết quả hồi quy cho thấy biến INVt-1(đầu tư năm trước) mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.Bên cạnh đó thì tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng có tác động tích cực đến đầu tư của công ty bởi biến Sales mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này phản ánh công ty có doanh thu càng cao sẽ đầu tư thêm càng nhiều. Biến Tobin’s Q cũng tác động cùng chiều với tỷ lệ đầu tư của công ty với mức ý nghĩa 1%, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tiếp đến là dòng tiền hoạt động có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và tác động tích cực đến tỷ lệ đầu tư của công ty. Nói cách khác, điều này chỉ ra rằng dòng tiền là một yếu tố quan trọng của công ty trong quyết định đầu tư và có thể giúp kích thích đầu tư. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan tích cực giữa GDP với tỷ lệ đầu tư hiện tại của các công ty với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với thực tế. INV3i,t =β0 + SALESi,t + DEBTi,t + CFi,t + β4GDPi,t + β5INV3i,t-1 + β6TQi,t + + + (2) Bảng 4.2 Kết quả hồi quy của mô hình sử dụng biến INV32 1 INV1: Tỷ lệ đầu tư của công ty là chi phí vốn chia cho tổng tài sản. 2INV3: Tốc độ độ tăng trưởng tổng tài sản qua các năm. 53
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Robust INV3 Coef. t P>t [95% Conf. Interval] Std. Err. DEBT -.0995979 .0508003 -1.96 0.050 -.199216 .0000202 INV3t-1 -.0722285 .0163748 -4.41 0.000 -.104339 -.040118 TQ .451514 .1295893 3.48 0.001 .1973926 .7056355 SALES .2789336 .0218459 12.77 0.000 .2360943 .3217728 CF .1399841 .0595229 2.35 0.019 .0232611 .2567071 GDP .648413 .2079873 3.12 0.002 .2405549 1.056271 _CONS 3.861458 3.451034 1.12 0.263 -2.905938 10.62885 (Nguồn: Stata 14) Kết quả cho thấy kết luận từ mô hình chính vẫn được giữ vững. Khi thay thế biến đại diện INV1 bởi tốc độ tăng trưởng tổng tài sản qua các năm, nợ công vẫn tương quan âm với tỷ lệ đầu tư của công ty ở mức ý nghĩa 5%. INV1i,t =β0 + SALESi,t + DEBTi,t-1 + CFi,t + β4GDPi,t + β5INV1i,t-1 + β6TQi,t + + + (3) Bảng 4.3 Kết quả hồi quy của mô hình sử dụng biến DEBTi,t-1 đối với biến INV1 Robust INV1 Coef. t P>t [95% Conf. Interval] Std. Err. DEBTt-1 -.0311337 .0086146 -3.61 0.000 -.0480268 -.0142407 INV1t-1 .1721828 .0153636 11.21 0.000 .142055 .2023105 TQ .0954723 .0231491 4.12 0.000 .0500774 .1408671 SALES .0144974 .0021027 6.89 0.000 .010374 .0186208 CF .0170946 .0107485 1.59 0.112 -.0039829 .0381722 GDP .1004338 .0398803 2.52 0.012 .0222293 .1786383 _CONS 6.10135 .6071753 10.05 0.000 4.910692 7.292008 (Nguồn: Stata 14) INV3i,t =β0 + SALESi,t + DEBTi,t-1 + CFi,t + β4GDPi,t + β5INV3i,t-1 + β6TQi,t + + + (4) Bảng 4.4 Kết quả hồi quy của mô hình sử dụng biến DEBTt-1 đối với biến INV3 Robust INV3 Coef. t P>t [95% Conf. Interval] Std. Err. DEBTt-1 -.0785476 .0418483 -1.88 0.061 -.160611 .0035159 INV3t-1 -.0721576 .0163794 -4.41 0.000 -.1042771 -.0400381 54
- Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 TQ .4507901 .129746 3.47 0.001 .1963613 .7052188 SALES .2788579 .0218437 12.77 0.000 .236023 .3216928 CF .1419509 .0593946 2.39 0.017 .0254795 .2584222 GDP .7009794 .2100919 3.34 0.001 .2889942 1.112964 _CONS 2.590456 2.931208 0.88 0.377 -3.157572 8.338484 (Nguồn: Stata 14) Kết quả cho thấy kết luận từ mô hình chính vẫn được giữ vững. Khi sử dụng nợ công trong quá khứ thì tỷ lệ đầu tư của các công ty vẫn tương quan âm với nợ công với hệ số hồi quy là -0.031 ở mức ý nghĩa 1% và để tăng thêm tính vững cho mô hình thì tác giả cũng sử dụng với INV3 cũng ra được kết quả tương tự đó là nợ công tác động âm đến hoạt động đầu tư của công ty với hệ số hồi quy là -0.078 với mức ý nghĩa 10%. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa nợ công và hoạt động đầu tư của công ty các nước Asean trong giai đoạn 2000-2015 thông qua kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi nợ công và các biến, đặc biệt là sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích kết quả. Qua đó, các biến đều có tính dừng, nợ công tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư của công ty các nước Asean ở mức độ công ty. Thật vậy, tác giả sử dụng dữ liệu cấp công ty và chỉ ra rằng, mức nợ công cao hơn sẽ giảm đầu tư cho các công ty thông qua kênh lãi suất. Bên cạnh đó thì hoạt động đầu tư của công ty cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tốc độ tăng trưởng doanh thu, đầu tư trong quá khứ, dòng tiền hoạt động, tobin’s Q và GDP bình quân đầu người. Ngoài ra tác giả cũng có những kiểm định bổ sung như thay đổi biến đầu tư của công ty và sử dụng nợ công trong quá khứ để tạo nên độ tin cậy cao cho kết quả nghiên cứu. Và cả hai trường hợp đều chỉ ra kết quả tương tự. Các phát hiện của nghiên cứu sẽ rất hữu ích cho các nhà quản trị công ty vì từ các bằng chứng mà nghiên cứu đưa ra giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn rõ hơn về tác động của nợ công từ đó thực hiện được chiến lược đầu tư hợp lý. Trong khi các nhà kinh tế không đồng ý về tác động của chính sách tài khóa đối với hoạt động kinh tế tổng hợp (Perotti, 2008) thì hầu hết các mô hình kinh tế vĩ mô đều đồng ý dự đoán rằng thâm hụt tài khóa và sự gia tăng nợ công sẽ làm giảm đầu tư tư nhân. Do vậy, muốn ổn định kinh tế vĩ mô điều quan trọng là phải giảm thâm hụt ngân sách và duy trì mức nợ công hợp lý. Dù ngưỡng an toàn nợ là bao nhiêu đi chăng nữa thì với thâm hụt ngân sách kéo dài như hiện nay, các nước sẽ nhanh chóng chạm đến các ngưỡng đó. Vì vậy, điều quan trọng bây giờ là chính phủ cần kiểm soát nợ công một cách chặt chẽ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Elmendorf, Douglas W., and N. Gregory Mankiw (1999), Government Debt. In (J.B. Taylor & M. Woodford (ed.)) Handbook of Macroeconomics 1, part 3: 1615-1669. [2] Garikai Makuyana và Prof Nicholas M. Odhiambo (2016), public and private investment and economic growth. Journal of Accounting and Management 2016, vol. 06, No. 02, page 25 – 42. [3] Ghura M.D. (1997), Private investment and endogenous growth: Evidence from Cameroon. International Monetary Fund. [4] Hoàng Ngọc Âu (2018), Quản Lý Nợ Công Ở Việt Nam trong Hội Nhập Quốc Tế, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. [5] Huang Y., Ugo Panizza, Richard Varghese (2018), Does Public Debt Crowd Out Corporate Investment? International Evidence. [6] Mohsin S. Khan and Carmen M. Reinhart (1990), Private Investment and Economic Growth in 55
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Developing Countries. World Development, Vol. 18, No. 1, pp. 19-27, 1990. [7] Nguyễn Thế Khang (2016), tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. [8] Zou Y. (2006), Empirical studies on the relationship between public and private investment and GDP growth. Appl Econ, 38(11), 1259–1270. 56