Tài liệu tóm tắt học phần Văn hóa kinh doanh

pdf 26 trang haiha333 08/01/2022 9420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tóm tắt học phần Văn hóa kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tom_tat_hoc_phan_van_hoa_kinh_doanh.pdf

Nội dung text: Tài liệu tóm tắt học phần Văn hóa kinh doanh

  1. TÓM TẮT VHKD CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VHKD VĂN HÓA: 1. Khái quát - Theo nghĩa hẹp: văn hoá được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo không gian, thời gian hoặc chủ thể - Theo nghĩa rộng: một tổng thể phức tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội → góc độ các giá trị tinh thần - Bao gồm: giá trị vật chất + tinh thần - văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được biểu hiện, được kết tinh trong các của cải vật chất do con người tạo ra; đồng thời văn hóa còn bao gồm cả các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong lịch sử. 2. Các yếu tố cấu thành - Ngôn ngữ : sự thể hiện rõ nét nhất của VH - Tôn giáo tín ngưỡng - Giá trị thái độ - Phong tục tập quán - Thói quen và cách cư xử - Thẩm mỹ - Giáo dục - Khía cạnh vật chất 3. Chức năng - Giáo dục : bao trùm + quan trọng - Nhận thức : cơ bản + tồn tại trong mọi hoạt động vh - Thẩm mỹ - Giải trí: ➔ Bản chất của văn hóa là tính nhân văn 4. Vai trò - Mục tiêu của sự phát triển xã hội - Động lực phát triển xh - Linh hồn và hệ điều tiết của phát triển VĂN HÓA KINH DOANH 1. Khái niệm Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực 2. Các đặc trưng - Tính tập quán - Tính cộng đồng - Tính dân tộc
  2. - Tính chủ quan - Tính khách quan - Tính kế thừa - Tính học hỏi - Tính tiến hóa 3. Nhân tố tác động - Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc - Thể chế xã hội - Quá trình toàn cầu hóa - Sự khác biệt và sự giao lưu văn hóa - Khách hàng - Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp 4. Vai trò - Văn hoá kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững: Kinh doanh phi văn hóa: - Nguồn lực phát triển kinh doanh: Tổ chức và quản lí kd Trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh Thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể - Điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế ➔ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. ➔ Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực. CHƯƠNG 2. TRIẾT LÝ KINH DOANH 1. Khái niệm: - Theo vai trò : là những tư tưởng chỉ đạo định hướng dẫn dắt hđ của doanh nghiệp - Theo yếu tố cấu thành: là phương châm hành động, hệ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hđ kinh doanh - Theo cách thức hình thành: những tư tưởng phản ánh thực tiễn qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn hđkd ➔ Là những quan niệm giá trị mà doanh nghiệp doanh nhân và chủ thể kinh doanh theo đuổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp 2. Vai trò của triết lí kinh doanh: - Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp - Công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và quản lí chiến lược của doanh nghiệp - Giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu khác - Là phương tiện để giáo dục phát triển nguồn nhân lực và tạo phong cách làm việc đặc thù - Là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hđ 3. Sứ mệnh doanh nghiệp
  3. - Là bản tuyên bố nhiệm vụ - Lý do tồn tại, tôn chỉ nguyên tắc mục đích - Doanh nghiệp là ai, làm gì làm vì ai 4. Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh - Lịch sử - Năng lực đặc biệt - Môi trường 5. Đặc điểm của bản tuyên bố sứ mệnh: + Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể + Khả thi + Cụ thể 6. Mục tiêu - Là kết quả mong muốn đạt được sau 1 qtr hđ - Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt được sau 1 qtr hđ hay thực hiện kế hoạch - Phân loại: Các mục tiêu của doanh nghiệp Sự phân cấp mục tiêu Kết hợp ngắn hạn và dài hạn 7. Nguyên tắc thiết lập mục tiêu: SMART S: specific: cụ thể M: measuarable: đo đếm được A: achievable: khả thi R: realistic: thực tế T: timebound: có kì hạn 8. Công cụ thực hiện mục tiêu: - Chiến lược: là chương trình hành động tổng quát giúp đạt được mục tiêu - Nội dung: mục tiêu- phân tích mtr-các nguồn lực cần sd-chính sách thu hút-hđ triển khai 9. Chiến lược cạnh tranh - Chiến lược chi phí thấp:nâng cao hiệu suất - Chiến lược khác biệt hóa - Chiến lược tập trung 10. Hệ thống các mục tiêu cơ bản: + Có thể biến thành những biện pháp cụ thể + Định hướng + Thiết lập thứ tự ưu tiên lâu dài trong doanh nghiệp + Tạo thuận lợi cho việc quản trị, bởi những mục tiêu cơ bản chính là những tiêu chuẩn để đánh giá thành tích chung của toàn tổ chức 11. Hệ thống các giá trị: • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức. • Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức. - Có 2 cách xây dựng hệ thống giá trị:
  4. • Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp • Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới • Có nhiều văn bản triết lý doanh nghiệp được in ra trong các cuốn sách nhỏ phát cho nhân viên • một văn bản nêu rõ thành từng mục •dạng một vài câu khẩu hiệu 12. Vai trò - Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp - Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp - Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp 13. Cách thức xây dựng Điều kiện cơ bản: + Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo. + Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp +Điều kiện về sự chấp nhận tự giác của đội ngũ cán bộ, công nhân viên + Cơ chế luật pháp Cách thức xây dựng: Cách 1: người chủ doanh nghiệp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm rồi khái quát hóa thành những quan điểm mang tính triết lý để chỉ đạo hoạt động kinh doanh. Cách 2: người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận chuyên trách sẽ soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó lấy ý kiến đóng góp của tập thể thành viên của doanh nghiệp để hoàn thiện Cách 3: mời chuyên gia tư vấn 14. Triết lý kinh doanh hiện nay Mô hình 3P : Profit-Product-People People-profit-product Product-people-profit CHƯƠNG 3. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1. Khái niệm: Đạo đức: Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Đạo đức khác pháp luật: • Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy. • Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ Nhà nước còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực
  5. của thế giới tinh thần. Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật 2. Đạo đức kinh doanh: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. 3. Các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kin doanh: Tính trung thực Tôn trọng con người Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặ biệt 4. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh: - tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh - Khách hàng 5. Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: tất cả 6. Trách nhiệm xã hội: - Là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững - Các khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức, lòng bác ái + Kinh tế: Đối với người lđ: tạo công ăn việc làm, môi trường, bảo hộ, thăng tiến, quyền lợi Đối với người tiêu dùng: cung cấp hàng hóa, thông tin, phân phoisp, bán hàng, cạnh tranh Đối với chủ sở hữu: bảo tồn phát triển các giá trị tài sản được ủy thác Đối với các bên liên đới khác: mang lại lợi ích và công bằng + Pháp lý: Điều tiết cạnh tranh Bảo vệ người tiêu dùng Bảo vệ môi trường An toàn và bình đẳng Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hàn vi sai trái + Đạo đức Thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược cảu công ty + Nhân văn ( lòng bác ái) Hành vi mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội 7. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp - Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh: Chất lượng doanh nghiệp Sự cam kết tận tâm của nhân viên Hài lòng khách hàng - Tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: Sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia 8. Chức năng của doanh nghiệp Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực:
  6. Tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng người lđ Đánh giá người lđ Bảo vệ người lđ 9. Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức trong các trường hợp dưới đây: • Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động, cố tình duy trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc. • Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụ việc có thể dự đoán được và có thể phòng ngừa được. • Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà không cho phép họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lực của họ. • Không phổ biến kỹ lưỡng các quy trình, quy phạm sản xuất và an toàn lao động cho người lao động. • Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra các biện pháp khắc phục. • Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm. • Không tuân thủ các quy định của ngành, quốc gia, quốc tế và các tiêu chuẩn an toàn. 10. Dưới đây là các bước mà nhà quản lý cần tiến hành tuần tự để khống chế và loại trừ tệ nạn quấy rối tình dục: • Xây dựng một văn bản chính sách mô tả rõ ràng những gì cấu thành tội quấy rối tình dục và nói rõ rằng nó bị nghiêm cấm; • Xây dựng những chương trình huấn luyện cho tất cả các công nhân viên chức; • Xây dựng một quy trình rõ ràng cho việc lập hồ sơ và điều tra các đơn kiện về tệ nạn quấy rối tình dục; • Điều tra thật tỷ mỷ, ngay tức thì đơn kiện về quấy rối tình dục; • Thi hành biện pháp chấn chỉnh; • Theo dõi biện pháp chẩn chỉnh để xác định xem nó có tác dụng không và đảm bảo chắc chắn rằng không có hiện tượng trả đũa. 11. Đạo đức trong marketing Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng 12. Tám quyền của người tiêu dùng được cộng đồng quốc tế công nhận - Thỏa mãn những nhu cầu cơ bản - Được an toàn - Được thông tin - Được lựa chọn - Được lắng nghe - Được bồi thường - Được giáo dục về tiêu dùng - Có môi trường lành mạnh và bền vững 13. Các biện pháp marketing phi đạo đức - Quảng cáo phi đạo đức: - Lôi kéo, nài ép dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm - Quảng cáo tạo ra hay khai thác lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm - Phóng đại thổng phồng sản phẩm - Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che dấu sự thật trong một thông điệp
  7. - Quảng cáo hình thức khó coi, phi thị hiếu - Nhắm vào đối tượng nhạy cảm 14. Bán hàng phi đạo đức - Bán hàng lừa gạt - Bao gói và dán nhãn lừa gạt - Nhử và chuyển kênh - Lôi kéo - Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường 15. Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh - Cố định giá cả - Phân chia thị trường - Bán phá giá - Sử dụng những biện pháp thiếu văn hóa 16. Đạo đức trong hđ kế toán tài chính - Những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá dịch vụ - Hành vi cho mượn danh kiểm toán viên hành nghề 17. Đối với những đối tượng hữu quan - Chủ sở hữu: + Chủ sở hữu có thể tự mình quản lí doanh nghiệp hoặc thuê những nhà quản lí chuyên nghiệp để điều hành công ty. Chủ sở hữu là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp một phần hay toàn bộ nguồn lực vật chất, tài chính cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp, có quyền kiểm soát nhất định đối với tài sản, hoạt động 80 của tổ chức thông qua giá trị đóng góp + Các vấn đề đạo đức liên quan đến chủ sở hữu bao gồm các mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lí đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ, và sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển doanh nghiệp. Lợi ích của chủ sở hữu về cơ bản là được bảo toàn và phát triển giá trị tài sản. - Người lao động: + vấn đề cáo giác: Cáo giác là một việc một thành viên của tổ chức công bố những thông tin làm chứng cứ về những hành động bất hợp pháp hay vô đạo đức của tổ chức. + bí mật thương mại: Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể tạo cơ hội cho người sở hữu nó có một lợi thế so với những đối thủ cạnh tranh không biết hoặc không sử dụng những thông tin đó. + điều kiện môi trường làm việc: + lạm dụng của công, phá hoại ngầm - Khách hàng: + Doanh nghiệp phải thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ cẩn thận nghĩa là doanh nghiệp phải phòng ngừa mọi khả năng sản phẩm đưa ra thị trường có khiếm khuyết +Doanh nghiệp không được cố tìm cách ràng buộc người tiêu dùng bởi bất kỳ cam kết đảm bảo chính thức hay ngầm định nào về trách nhiệm họ phải gánh chịu. +Từ ngữ trong lời giới thiệu, trong quảng cáo, trong tuyên bố của công ty phải có tính trung thực. - Đối thủ cạnh tranh : + cạnh tranh lành mạnh
  8. + cạnh tranh không lành mạnh: Ăn cắp bí mật thương mại: • Nhặt nhạnh thông tin hữu ích qua các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp người làm công của công ty cạnh tranh; • Núp dưới chiêu bài tiến hành các công trình nghiên cứu, phân tích về ngành để moi thông tin; • Giả danh là một khách hàng hay người cung ứng tiềm tàng; • Che dấu danh phận để đi tham quan cơ sở của đối thủ cạnh tranh nhằm moi thông tin; • Dùng mỹ nhân kế, nam nhân kế, khổ nhục kế để moi thông tin; • Dùng gián điệp với những phương tiện hiện đại để ăn cắp thông tin. 18. Vấn đề đạo đức - Khái niệm: Vấn đề đạo đức là một tình huống, một vấn đề hoặc một cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải chọn trong số những hành động được đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay vô đạo đức. - Chia ra 4 loại: • Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích; • Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực; • Các vấn đề về giao tiếp; • Các vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức - Các bước nhận diện vấn đề đạo đức • Thứ nhất: Xác định những người hữu quan bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào tình huống đạo đức. Các đối tượng này có mức độ tham gia, ảnh hưởng khác nhau trong đó, nên chỉ xem xét các đối tượng có ảnh hưởng quan trọng. Tiếp đó, khảo sát quan điểm, triết lý của các đối tượng hữu quan này, qua đó có thể biết được đánh giá của họ về một hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứa đựng những nhân tố phi đạo đức • Thứ hai: Xác định mối quan tâm, mong muốn của những người hữu quan. Mỗi đối tượng có thể có những mối quan tâm, mong muốn hay kỳ vọng nhất định ở các bên liên đới khác. Khi mối quan tâm và mong muốn của các đối tượng đối với nhau là không mâu thuẫn, cơ hội nảy sinh vấn đề đạo đức hầu như không có. Nếu mong muốn này không thể hài hoà, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh. • Thứ ba: Xác định bản chất vấn đề đạo đức vấn đề đạo đức bằng cách trả lời cho câu hỏi vấn đề đạo đức bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu nào? Do sự khác nhau như thế nào về quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích của từng đối tượng hữu quan. 19. Phân tích quá trình ra đạo đức bằng Algorithm - Khái niệm: Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo. - Vận dụng vào phân tích: • Có rất nhiều đáp án cho một vấn đề đạo đức kinh doanh. Các vấn đề đạo đức hiếm khi đưa đến một đáp án duy nhất không gây tranh cãi. Vì thế các khía cạnh đạo đức của việc quản trị được đánh giá thông qua biện pháp quản trị nhiều hơn là căn cứ vào thành quả quản trị. • Tác phong cư xử của mỗi người đều có động cơ thúc đẩy. • Mọi hành động đều gây ra hậu quả. • Giá trị đạo đức tuỳ thuộc quan điểm của đối tượng quan tâm - 4 khía cạnh: Mục tiêu
  9. Biện pháp Động cơ Hậu quả CHƯƠNG 4. VĂN HÓA DOANH NHÂN 1. Khái niệm : - Doanh nhân là người làm kinh doanh, là những người tham gia quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Vai trò của doanh nhân - Doanh nhân là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất và giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, góp phần tích cực vào quá trình chuyển biến nền kinh tế. - Doanh nhân là người kết hợp và sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất. - Doanh nhân là người sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển - Doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hoá xã hội. - Doanh nhân là những người giáo dục đào tạo cho những người dưới quyền, góp phần phát triển nguồn nhân lực. ➔ Văn hóa doanh nhân là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp 3. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân tới văn hóa doanh nghiệp - văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp. - Văn hóa doanh nghiệp phản ảnh văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp. - Doanh nhân là người tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy tính sáng tạo, là người góp phần mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm cúng trong doanh nghiệp. - các doanh nhân có khả năng thay đổi về tư duy tạo khả năng thay đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp và tạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của doanh nghiệp. 4. Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân 3.1 Văn hóa - Văn hoá của môi trường sống chính là cái nôi nuôi dưỡng văn hoá cá nhân, nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức và hành động của doanh nhân trên thương trường - là điều kiện để văn hoá doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh doanh. - văn hoá có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân - Sự kết hợp của văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức và tính cách cá nhân sẽ tạo nên một đặc trưng riêng cho mỗi doanh nhân 3.2 Kinh tế - Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh - hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh tế quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân. - Một nền kinh tế năng động là một nền kinh tế mở, thông thoáng từ bên trong và hội nhập với bên ngoài → là động lực cho doanh nhân thăng tiến
  10. 3.3 chính trị pháp luật - các thể chế này cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không, khuyến khích hay hạn chế ở lĩnh vực nào. 5. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân - Năng lực doanh nhân: chuyên môn, năng lực lãnh đạo, trình độ quản lí - Đạo đức doanh nhân: xác định giá trị đạo đức làm nền tảng chung, nỗ lực vì sự nghiệp chung, kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xh - Phong cách doanh nhân: Văn hóa các nhân,Tâm lý cá nhân,Kinh nghiệm cá nahan, Nguồn gốc đào tạo xu hướng , Môi trường xh - Tố chất: tầm nhìn chiến lược, khả năng thích nghi, linh hoạt sáng tạo, độc lập quyết đoán, quan hệ xã hội, nhu cầu về sự thành đạt, say mê yêu thích 6. Các nguyên tắc hình thành: • Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo; • Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóng; • Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc; • Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người; • Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết; • Không tự thoả mãn. 7. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân - sức khỏe • Một là thể chất không bệnh tật; • Hai là tinh thần không bệnh hoạn; • Ba là trí tuệ không tăm tối; • Bốn là tình cảm không cực đoan; • Năm là lối sống không sa đọa. - đạo đức 8. chuẩn mực đạo đức kinh doanh của 1 doanh nhân : trung thực, nguyên tắc, khiêm tốn, dũng cảm • Một là sự cầu thị; • Hai là tuân thủ pháp luật; • Ba là biết tới toàn thể đại cục; • Bốn là đề cao văn hoá tổ chức. - TRình độ và năng lực Chức năng hoạch định Lập kế hoạch Tổ chức Quyết định Điều hành Kiểm tra - Phong cách - Thực hiện trách nhiệm xã hội CHƯƠNG 5. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
  11. 1. Khái niệm: Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp. 2. Các cấp độ - Cấp độ thứ nhất (biểu trưng trực quan – hữu hình): Các quá trình và cấu trúc hữu hình • Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm • Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanh nghiệp • Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp • Lễ nghi và lễ hội hàng năm • Các biểu tượng, logo, slogan, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp • Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc. • Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp • Hình thức mẫu mã sản phẩm • Thái độ cung cách ứng xử của các thành viên - Cấp độ thứ hai (biểu trưng phi trực quan – vô hình): slide trang 13 - Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp) slide trang 14 3. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp: 10 bước Tìm hiểu môi trường- xác định giá trị cốt lỗi – xây dựng tầm nhìn- đánh giá văn hóa hiện tại – thu hẹp khoảng cách giá trị hiện có – xác định vai trò lãnh đạo -soạn thảo kế hoạch hành động – phổ biến nhu cầu thay đổi kế hoạch – nhận biết trở ngại nguyên nhân- thể chế hóa mô hình hóa 4. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp 4.1 Tác động tích cực - Văn hoá doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác - Văn hoá doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo 4.2 Tác động tiêu cực 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp 5.1 nhân tố bên trong - người đứng đầu - lịch sử doanh nghiệp - ngành nghề kinh doanh - hình thức sở hữu - mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp - những giá trị văn hóa học hỏi được - từ kinh nghiệp tập thể - từ doanh nghiệp khác - giao lưu với văn hóa khác - do thành viên mới mang lại - xu hướng trào lưu xh 5.2 nhân tố bên ngoài - văn hóa xh dân tộc cùng miền - thể chế xã hôi
  12. - quá trình toàn cầu hóa - sự khác biệt và sự giao lưu học hỏi - khách hàng 6. các giai đoạn hình thành - Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn còn non trẻ - Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giữa - Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái 7. Cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp - Vấn đề thứ nhất: Sự xuất hiện động lực thay đổi - Vấn đề thứ hai: Thực hiện tái cơ cấu một cách thận trọng - Vấn đề thứ ba: củng cố những thay đổi 8. Một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp - Thay đổi nhỏ ở mức độ tổng thể và chi tiết - Thay đổi tự giác - Thay đổi nhờ nhân rộng điển hình - Thay đổi nhờ phát huy một cách có trật tự những nền tiểu văn hoá tiêu biểu - Thay đổi thông qua phát triển doanh nghiệp – xây dựng hệ thống thử nghiệm song song - Thay đổi nhờ áp dụng công nghệ mớ - Thay đổi nhờ thay thế các vị trí trong doanh nghiệp - Thay đổi do các vụ scandal và việc phá vỡ các huyền thoại, biểu tượng 9. Các dạng văn hóa doanh nghiệp 9.1 theo cấp quyền lực - VH nguyên tắc - VH quyền hạn - VH đồng đội - VH sáng tạo 9.2 theo cơ cấu định hướng con người và nhiệm vụ Vh gia đình VH tháp eiffel VH tên lửa VH lò ấp trứng 9.3 Theo mối quan tâm đến nhân tố con người và thành tích Lãnh đạm Chăm sóc Đòi hỏi nhiều Hợp nhất 9.4 Theo vai trò của nahf lãnh đạo Quyền lực Gương mẫu Nhiệm vụ Chấp nhận rủi ro Đề cao vai trò cá nhân Vai trò tập thể CHƯƠNG 6. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
  13. 1. Khái niệm: 9. Khởi nghiệp kinh doanh được hiểu là những nỗ lực thực hiện các quyết định mạo hiểm về kinh doanh hoặc thành lập một doanh nghiệp mới, có thể dưới hình thức tự thuê, tự doanh, làm việc một mình, thành lập một doanh nghiệp mới, hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại bởi một cá nhân, nhóm cá nhân hoặc bởi một doanh nghiệp đã thành lập 2. Yếu tố cốt lõi (i) Có hoài bão và khát vọng kinh doanh; (ii) (ii) Có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh; (iii) iii) Độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm; (iv) Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp giải quyết vấn đề; (v) Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; (vi) Có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. 3. Hành trình khởi nghiệp : 7 bước 1, ý tưởng 2, kế hoạch kd 3, phát triển sp 4, thương mại hóa ban đầu 5, thương mại hóa toàn phần 6, mở rộng sp 7, phát hành cổ phiếu IPO CÂU HỎI TN ÔN TẬP VHKD 1. Văn hóa kinh doanh có thể được ví như Văn hóa của nghề kinh doanh Văn hóa của cộng đồng kinh doanh Văn hóa của giới doanh nhân 2. Theo quan điểm của Edgar Schein các chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh cũng như các quy định nguyên tắc hoạt động thuộc về cấp độ trong văn hóa doanh nghiệp Những giá trị chấp nhận được 3. Tinh thần khởi nghiệp là sự theo đuổi các . Trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn Cơ hội 4. Văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần cũng như các phương thức tạo ra chúng . Sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của loài người và sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác Kỹ năng 5. trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. nó chỉ những hành vi hoạt động mà các thành viên trong tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp Nghĩa vụ đạo đức 6. Việc thương mại hóa bạn đầu trong hành trình khởi nghiệp cần phải đề cập đến các yếu tố Ai là khách hàng và thị trường mục tiêu Thời điểm đưa sp ra thị trường
  14. Chiến lược đưa sp ra thị trường 7. Triết lý kd là những . Mà doanh nghiệp doanh nhân và các chut thể kd theo đuổi trong quá trình hđ của doanh nghiệp Quan niệm/ giá trị 8. Bước cuối cùng trong hành trình khởi nghiệp là Phát hành cổ phiếu IPO 9. Ba yếu tố trong mô hình 3P Sản phẩm, lợi nhuận, con người 10. Quỹ Bill & mekinda Gates của tỷ phú Bill Gates chi 50 triệu đô giúp chữa bệnh ebola bùng phát ở châu phi năm 2014 thể hiện . Của doanh nhân tỷ ohus Đạo đức 11. là kết quả mong muốn đạt được của 1 cá nhân hay tổ chức nào đó sau khi thực hiện các kế hoạch trong tương lai Mục tiêu 12. Đạo đức kinh doanh trong quản trị nguồn nhân lực không liên quan đến những vấn đề nào Lạm dụng quảng cáo có thể xếp từ nói phóng đại về sp và che dấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn 13. Các thông điệp quảng cáo hạt nêm của 1 số hãng như ngon từ thịt ngọt từ xương hoặc 100% làm từ thịt thăn và xương ống khiến nội trợ yên tâm. Tuy nhiên trong thành phần hạt nêm có 2% là tinh bột sắn, bột bắp, muối đường, chất điều chỉnh. Quảng cáo này vi phạm đạo đức về Quảng cáo phóng đại thổi phồng sản phẩm 14. Câu nào không phải là vai trò của đạo đức kinh doanh Làm hài lòng khách hàng 15. Một số sản phẩm trên bao bì ghi mới hoặc cải tiến nhưng thực tế thì không. Điều này vi phạm đạo đức marketing về Bao bì và dán nhãn lừa gạt 16. Nội dung của triết lí kinh doanh bao gồm Sứ mệnh, mục tiêu, hệ thống các giá trị 17. Trong chiến lược chi phí thấp, yếu tố nào được ưu tiên nhiều nhất Nâng cao hiệu suất 18. Trách nhiệm XH là nghĩa vụ mà một DN phải thực hiện đối với XH. Có trách nhiệm với XH là tăng đến mức tối đa các và giảm tới mức tối thiểu các đối với XH. Tác động tích cực, hậu quả tiêu cực 19. Văn hoá là tổng hoà những cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của loài người và sự truyền thụ các giá trị đó tù thế hệ này sang thế hệ khác Giá trị vật chất và tinh thần 20. Đây là đặc trưng nào của văn hóa:“Cùng một sự việc nhưng có thể được hiểu và đánh giá khác nhau bởi những người có nền văn hóa khác nhau” VH mang tính chủ quan
  15. 21. Theo lý thuyết về phong cách quản trị của Rensis Likert, người quản lý theo phong cách nào có ít niềm tin vào cấp dưới nhất và thực hiện chuyên quyền cao độ Quyết đoán áp chế 22. Sự chuyển đổi chiến lược kinh doanh từ ngành nghề cốt lõi là bất độngsản sangcông nghệ cho thấy thay đổi trong cấp độ ___ trong văn hóa doanhnghiệp của Vingroup Những giá trị được chấp nhận 23. Doanh nhân là ___ Người làm kinh doanh Người tham gia quản lý doanh nghiệp Người tham gia tổ chức, điều hành hoạt động của doanh nghiệp 24. __ là một hệ thống các giá trị, quan điểm,niềm tin, nguyêntắc, chuẩn mực, v.v. chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp,tạo nên bản sắc riêng. VH doanh nghiệp 25. Người khởi nghiệp có vai trò quyết định trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội, và mang lại những giá trị/ sáng tạo mới Tìm kiếm nguồn đầu tư 26. Đối tượng điều chỉnhcủa đạo đức kinh doanh là Các chủ thể hoạt động kinh doanh. 27. Triết lý kinh doanh 3P: Profit - Product - People có ý nghĩa là Bán sản phẩm mà doanh nghiệp có thể thu hồi lợi nhuận 28. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân gồm Năng lực, tố chất, đạo đức, phong cách của doanh nhân 29. Văn hóa doanh nghiệp theo định nghĩa của E.N. Schein Tổng thế những thủ pháp và quy tắc giải quyết các vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên 30. Tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurship) là sự theo đuổi các cơ hội trong điều kiện nguồn lực Bị giới hạn 31. .Nếuvăn hóa doanh nghiệp đề cao sự hỗ trợ vàhợp tác trong quá trình làm việc,doanh nghiệp đó có mô hình văn hóa _ Mô hình văn hóa đồng đội 32. Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân bao gồm Kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật 33. Khái niệm “cái gì còn lại khi tất cả những thứ đã mất đi , cái đó là văn hóa” là của ai: Eheriot 34. Hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
  16. 35. Giai đoạn văn hóa doanh nghiệp có đặc điểm người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc chuyển giao quyền lực cho ít nhất 2 thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới. Giai đoạn giữa 36. Mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang đặc điểm nhấn mạnh nhiệm vụ và thứ bậc. Mô hình tháp Eiffel 37. Theo quan điểm của Trompenaars, nếu một doanhnghiệp đề cao thứ bậc với nhiều quyềnhạn của người lãnh đạo và yếu tố cá nhân,doanh nghiệp đó có văn hóa theo mô hình ___. Gia đình 38. Bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc của Vinamilkcó xuất thân là kỹ sư ngành chế biến sữa và đã từng làm phó giám đốc kỹ thuậtNhà máy sữa Thống Nhất, tiền thân của Vinamilk hiện nay. Điều này cho thấy bàcó ___ của một doanh nhân Năng lực 39. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh không bao gồm Lợi nhuận của DN 40. là việc một thành viên của tổ chức công bố những thông tin làm chứng cứ về những hành động bất hợp pháp hay vô đạo đức của tổ chức. Cáo giác 41. Ý tưởng kinh doanh thường đến từ: Đáp ứng nhu cầu của cá nhân người khỏi nghiệp hoặc người khác 42. làm cho mỗi con người trong xã hội có sự giống nhau và làm cho các xã hội khác biệt nhau Văn hóa 43. Sứ mệnh“Vì một tương lai tốt đẹp hơn cho ngườiViệt” của tập đoàn Vingroup thể hiện cấpđộ ___ trong văn hóa doanh nghiệp này. Hữu hình 44. Tính sáng tạo của một dự án khởi nghiệp thường gắn với đặc điểm: Mới, hữu ích, phù hợp 45. Cốt lõi của văn hóa FPT là niềm vui và tình cảm. Nhận định này cho thấycấp độ ___trong văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn này Những quan niệm chung 46. “Trung Nguyên: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang đến cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.” là biểu hiện cho cấp độ nào trong các cấp độ biểu hiện văn hóa doanh nghiệp? Cấp độ 2
  17. 47. Vănhóa doanh nghiệp có tác động ___ đến hoạt động của tổ chức Tích cực và tiêu cực 48. Hành vi hai hay nhiều công ty hoạt động trong cùng một thị trường thoả thuận về việc bán hàng hoá ở cùng một mức giá đã định được gọi là: Cố định giá 49. Startup có thể hiểu là: Một hình thức khởi nghiệp gắn với công nghệ, đổi mới, sáng tạo 50. Theo quan điểm của Trompenaars, nếu một doanhnghiệp đề cao sự sáng tạo và hoàn thiệncá nhân, doanh nghiệp đó có văn hóa theomô hình ___. Lò ấp trứng 51. Đâu không phải là đặc trưng của văn hóa Tính cổ truyền 52. Tim Cook, CEO của Tập đoàn Apple, nổi tiếng là người đòi ỏh i nhân viên khắt khe, tái định hình cách nhân viên Apple làm việc và suy nghĩ. Nhận định này cho biết khía cạnh nào trong văn hóa doanh nhân của ông? Tố chất 53. là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh 54. Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh là Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể Cụ thể Khả thi 55. Nội dung nào sau đây không phải là nội dungcủahệ thống các giá trị trong Doanh nghiêp Những năng lực đặc biệt 56. Doanhnhân Kao Siêu Lực, chủ thương hiệu ABC Bakery, đã nghĩ ra và chiasẻ công khai công thức bánh mì thanh long giúp giải cứu nông dân đang phải bánđổ bán tháo thanh long vì không xuất khẩu được. Điều này thể hiệnvaitrò ___ của doanh nhân Sáng tạo sản phẩm, phương thức sản xuất mới 57. “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh”. Đây là khái niệm triết lý kinh doanh theo: Vai trò 58. Theo quan điểm của Trompenaars, nếu một doanhnghiệp đề cao yếu tố bình đẳng với cácnhóm làm việc nhằm đạt được mục tiêu,doanh nghiệp đó có văn hóa theo mô hình ___. Tên lửa định hướng
  18. 59. “Động lực chính cho phát triển bền vững là đổi mới sáng tạo dựa trên tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại, kế thừa những thành quả đã đạt được và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp” là nội dung của cặp giá trị cốt lõi nào của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội? Kế thừa sáng tạo 60. Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh: Cơ chế luật pháp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, năng lực lãnh đạo của doanh nhân, sự tự giác của nhân viên 61. Triết lý kinh doanh 3P: People - Profit - Product có ý nghĩa là: Bán sản phẩm mà khách hàng cần 62. Game Axie Infinity- game NFT rất thành công mới đây có thể coi là một mô hình thành công về: Startup 63. Năng lực của doanh nhân là Khả năng làm việc trí óc và thể lực Trình độ chuyên môn Khả năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý 64. Nhận định “giản dị, khiêm tốn” đề cập đến ___ của doanh nhân. Phong cách 65. Phát biểu nào dưới đây không chính xác văn hóa không quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người 66. Nhân tố bên trong ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp. Ngành nghề hoạt động 67. Văn hóa có các chức năng căn bản là: Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí 68. Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội gồm điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái 69. Các cơ hội khởi nghiệp có thể đến từ Nhu cầu thị trường Sự phát triển công nghệ 70. làm cho mỗi con người trong xã hội có sự giống nhau và làm cho các xã hội khác biệt nhau Văn hóa 71. Hành trình khởi nghiêp có thể hiểu là con đường từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn thiện 72. Để bảo vệ người tiêu dùng, Liên hợp quốc đã có bản hướng dẫn gửi Chính phủ các nước thành viên. Hãy cho biết người tiêu dùng có bao nhiêu quyền?
  19. 8 73. Theo Edward Tylor “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, , tập quán, và các khả năng và các thói quen khác mà con người tuân thủ với tư cách là một thành viên của xã hội”. Pháp luật đạo đức 74. Theo Edgar H. Schein, văn hóa doanh nghiệp có thể chia thành bao nhiêu cấp độ? 3 75. Các trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp bao gồm Nghĩa vụ Kinh tế, Pháp lý, Đạo đức, Nhân văn 76. Khả năng gây ảnh hưởng, định hướng và điều khiển người khác thực hiệntheo mục đíchcủa mình thuộc về ___ của doanh nhân Năng lực lãnh đạo 77. “Ít quan tâm đến năng suất, hiệu quả mà ưu tiên cho bầu không khí của tổ chức” là nhược điểm của mô hình văn hóa doanh nghiệp nào? Gia đình 78. Theo lý thuyết về phong cách lãnh đạo của Goleman, khi người quản lý đòi hỏi cấp dưới tuân thủ tức thì các mệnh lệnh và rất coi trọng thành tích, sáng kiến, người quản lý áp dụng phong cách lãnh đạo nào dưới đây: Gia trưởng 79. của trường Đại học Bách Khoa HN là: “Trở thành một đại họcnghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹthuật và công nghệ, tác động quantrọng vào phát triển nền kinh tế tri thức vàgóp phần gìn giữ an ninh, hòa bìnhđất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dụcđại học Việt Nam”. Tầm nhìn 80. Văn hóa kinh doanh do tạo ra trong quá trình kinh doanh Chủ thể kinh doanh 81. “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh”. Khái niệm triết lý kinh doanh này phân loại theo: Cách thức hình thành 82. Triết lý kinh doanh 3P: Product - Profit - People có ý nghĩa là: Sản phẩm là trung tâm 83. của daonh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội nghũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị
  20. 84. là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của Doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh Triết lý kinh doanh 85. "Chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành, xem khách hành là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng" là triết lý kinh doanh của: Vinamilk 86. Để đánh giá văn hóa doanh nhân của một doanh nhân nào đó, người tathường dựa vào___ tiêu chuẩn để phân tích 6 điều 87. Hoạt động tài chính kế toán đạo đức được biểu hiệnnhư thế nào? Liêm chính, khách quan, độc lập và cẩn thận 88. ___xác định mục đích của tổ chức và trả lời câu hỏi: “lý dotồn tại, hoạt động củatổ chức là gì?” Sứ mệnh 89. Nếuvăn hóa doanh nghiệp đề cao sự sáng tạo vớicơ chế hoạt động tự do, doanh nghiệpđó có mô hình văn hóa ___ Mô hình văn hóa sáng tạo 90. Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HDQT Công ty cổ phần Thế giới di động đặt toàn bộ niềm tin vào các nhân viên. Ông đồng ý ký khống các hợp đồng thuê mặt bằng bán lẻ để nhân viên có thể ký hợp đồng với chủ nhà nhanh chóng và thuận lợi. Người đứng đầu các bộ phận tự phân công và chịu trách nhiệm về công việc của nhóm. Theo lý thuyết về phong cách lãnh đạo của Rensis Likert, ông Nguyễn Đức Tài có phong cách lãnh đạo Làm việc theo nhóm 91. Theo quan điểm của Edgar Schein, những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức, mặc nhiên được công nhận thuộc về cấp độ ___ trong văn hóa doanh nghiệp Những quan niệm chung 92. Tại Tập đoàn Google, toàn bộ công việc được giải quyết theo nhóm, thông tin được trao đổi nhanh chóng và chính xác để các nhóm có thể giải quyết các vấn đề hiệu quả nhất. Theo lý thuyết về phong cách lãnh đạo của Goleman, người quản lý của tập đoàn áp dụng phong cách lãnh đạo nào dưới đây Dân chủ 93. Nếu văn hóa doanh nghiệp bị chi phối bởi vănhóa của ngườilãnh đạo, doanh nghiệp đó có mô hình văn hóa ___ Văn hóa quyền hạn 94. Nguồn lực cần thiết cho hoạt động khởi nghiệp là: Nhân lực, tài chính, các nguồn lực vật chất và cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
  21. 95. Hệ thống các giá trị xác định của doanhnghiệp với những người sởhữu, nhà quản trị, người lao động, khách hàng và các đối tượng hữu quan khác Thái độ 96. Các vấn đề đạo đức liên quan đến người lao động bao gồm: Cáo giác, bí mật kinh doanh, lạm dụng tài sản công, phá hoại ngầm 97. Theo quan điểm của Edgar Schein, cách bài trí,biểu tượng, khẩuhiệu, lễ hội thuộc về cấp độ ___ trong văn hóa doanh nghiệp Hữu hình 98. Phương án nào dưới đây là tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân Sức khỏe, đạo đức, trình độ năng lực 99. Sản phẩm của doanh nghiệp bị lỗi thời so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là bị tác động của yếu tố môi trường Công nghê 100. Đâu không phải là các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh Hệ thống các giá trị VĂN HÓA KINH DOANH Câu 1: đưa ra khái niệm văn hóa doanh nghiệp với nội dung: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen về truyền thống, nhưng thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với 1 tổ chức đã biết” A. Georges de Saite Marie B. Herio C. Edgar Schein ( VH là tỏng hợp quan niệm chung mà các thành viên trong công ty ) D. Tổ chức lao động quốc tế - ILO Câu 2: Hành trình khởi nghiệp có thể hiểu là A. Quá trình gọi vốn đầu tư B. Con đường đi từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn thiện C. Quá tình xây sựng phương án kinh doanh D. Cọn đường từ phòng thí nghiệm ra thị trường Câu 3: “YOUR WAY” - theo cách của bạn( trước đây: Tell it your way”) là slogan của doanh nghiệp nào sau đây? A. Vietel B. VNPT
  22. C. Vinaphone D. FPT Câu 4: Đâu là biểu hiện của Nguyên tắc chuẩn mực về tính trung thực trong đạo đức kinh doanh A. Dùng các thủ đoạn dối trá để kiếm lời B. Giữ chữ tín trong kinh doanh C. Làm hang giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật D. Hối lộ, tham ô, thụt két Câu 5: Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là: A. Văn hóa trong hoạt động kinh doanh B. Hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, hành vi do các thành viên ngoài doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy C. Hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy trong quá trinhd tương tác với bên ngoài và hội nhập với bên trong tổ chức D. Cả 3 đáp án trên Câu 6: .là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể tạo cơ hội cho người sở thích nó một lợi thế so với nhưng đối thủ cạnh tranh không biết hoặc không sử dụng những thông tin đó A. Bí mật kinh doanh B. Lạm dụng của công C. Cáo giác D. Phá hoại ngầm Câu 7: Đề cao “thứ bậc trong xã hội” được thể hiện rõ nét trong văn hóa kinh doanh của A. Người Mỹ B. Người úc C. Người Việt Nam (người châu Á) D. Người Đan mạch Câu 8: Sự sáng tạo trong các dự án khởi nghiệp hướng tới mục tiêu A. Thu hút sự chú ý của khách hang B. Tối ưu hóa hoạt động C. Tối ưu hóa hoạt động và gia tang giá trị cho sản phẩm D. Thỏa mãn đam mê sáng tạo của người khởi nghiệp Câu 9: Ưu điểm của mô hình văn hóa Tên lửa dẫn đường
  23. A. Phân chia lao động hướng vai trò và chức năng. Mỗi vai trò được phân bố trong một bộ phận, nhiệm vụ sẽ được hoàn thành theo kế hoạch B. Sân chơi lành mạnh để phát huy những ý tưởng và đáp lại một cách thông minh và những sáng kiến mới C. Người lãnh đạo giữ vai trò như người cha biết việc gì cần làm và biết điều gì tốt cho con cái. Đây là loại quyền lực hết sức than thiện, dung hòa không hề có tính đe dọa áp lực D. Có sức lôi cuốn các chuyên gia và tinh thần kỷ luật chéo Câu 10: “Vấn đề trả lượng cho người lao động, các công ty Mỹ và hầu hết các công ty Châu Âu trả lương theo năng lực người lao động theo năng lực lao dộng , do vậy người trẻ có năng lực thực sự hoàn toàn có thể mức lương cao hơn người lớn tuổi và cố thâm niên.” Nội dung này đề cập đến cấp dộ văn hóa nào trong doanh nghiệp của các công ty Mỹ và các công ty châu Âu? A. Biểu trưng trực quan – hữu hình B. Biểu trưng phi trực quan – vô hình C. Những quan điểm chung D. Cả 3 đáp án trên Câu 11: Công ty A muốn tang daonh thu năm 2021 lên 30% so với năm 2020 và giảm tỷ lệ nợ khó đòi xuống mức 10%. Đây là A. Mục tiêu ngắn hạn B. Mục tiêu dài hạn C. Sứ mệnh D. Chương trình Câu 12: Ông Nguyễn Đức Tài, chủ tích công ty cổ phần thế giới di dộng đặt toàn bộ niềm tin vào các nhân viên. Ông dồng ý ký khống các mặt bằng thuê mặt bằng bán lẻ để nhân viên ký hợp dồng với chủ nhà nhanh và thuận lợi. Người đứng đầu cacsbooj phận tự phân công và chịu trách nhiệm các công việc của nhóm. Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Đức tài: A. Quyết đoán áp chế B. Quyết đoán nhân từ C. Tham vấn D. Tham gia theo nhóm Câu 13: trong trách nhiệm XH của doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn, tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm, phân phối các nguồn sản xuất hang hóa, trong hệ thống xá hội
  24. A. Nghĩa vụ pháp lý B. Nghĩa vụ đạo đức C. Nghĩa vụ nhân văn D. Nghĩa vụ kinh tế Câu 14: Nhận định nào dưới đây thể hiện khái niệm văn hóa doanh nhân A. Hệ thống các giá trị, chuẩn mực quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp B. Hệ thống các giá trị, chuẩn mực quan niệm và hành vi của doanh nghiệp C. Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh D. Tổng hòa những giá trị và thái độ cũng như phương thức tạo ra chúng, kĩ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của các loại ngoài và sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 15: Các hoạt động: thay đổi sản phẩm cho phù hợp với từng thị trường, gia tăng giá trị cục bộ cho sản phẩm, maketing, xây dựng thương hiệu để cạnh trạnh nằm trong giai đoạn nào của hành trình khởi nghiệp. A. Xây dựng phương án kinh doanh B. Kêu gọi vốn đầu tư C. Thương mại hóa toàn phần và mở rộng sản phẩm D. Thương mại hóa ban đầu Câu 16: “Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hang đầu coi sự hài long của khách hàng là thước đó thành công” là nội dung của giá trị: A. Tín B. Tâm C. Tốc D. Tình Câu 17: Theo E. Heriot thì văn hóa là: A. Cái được lưu truyền qua các thế hệ B. Các giá trị truyền thống C. Các quan nieemh và quy tắc D. Các còn lại sau khi những cái khác mất đi Câu 18: Những yếu tố nào sau đây làm nên phong cách doanh nhân A. Văn hóa và tâm lí cá nhận B. Kinh nghiệm và nguồn gốc đào tạo
  25. C. Môi trường xã hội D. Tất cả phương án trên Câu 19: Đạo đức của hoạt động tài chính kế toán được biểu hiện như thế nào A. Cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề B. Liên chính, khách quan, đọc lập và cẩn thận C. Giảm giá dịch vụ khi công ty kiểm toán nhận 1 hợp đồng cung cấp dịch vụ mới với mức phí thấp hơn nhiều so với công ty kiểm toán trước đó D. Điều chỉnh số liệu trong bnagr cân dối kế toán Câu 20: Đặc điểm của giai đoạn thứ 3 trong các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp A. Giai đoạn này người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho ít nhất 2 thế hệ B. Giai đoạn này doanh nghiệp phải tập trung tạo ra các giá trị văn hóa khác biệt so với dối thủ cạnh tranh, củng cố giai đonạ văn hóa và truyền đạt cho những người mới C. Giai đoạn này doanh nghiệp tiếp tục không tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hòa hoặc do sản phầm trở nên lỗi thời D. Tất cả đáp án đều sai Câu 21: xác định mục đích của tổ chức và trả lời câu hỏi: “lý do tồn tại, hoạt dộng của tổ chức là gì?’ A. Mục tiêu B. Đánh giá C. Sứ mệnh D. Chiến lước Câu 22: Phương án nào sau đây không nẳm trong các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Julie A. Xác định giá trị cốt lõi B. Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp sẽ vươn tới C. Tạo động lực cho sự thay đổi D. Tham khảo y kiến chuyên gia Câu 23: Văn hóa doanh nghiệp theo định nghĩa của E.N.Scherin A. Toàn bộ các nét đẹp kinh doanh được doanh nghiệp tạo ra, chọn lọc và lưu truyền qua cá thế hệ, được sử dụng và biểu diễn trong hoạt động kinh doanh và trở thành bản sắc kinh doanh của DN B. Các quan điểm, nghi thức tạo nền móng sâu xa của doanh nghiệp
  26. C. Tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong nhân viên D. Cả A và B đều đúng