Tầm quan trọng của marketing trong ngân hàng
Bạn đang xem tài liệu "Tầm quan trọng của marketing trong ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tam_quan_trong_cua_marketing_trong_ngan_hang.pdf
Nội dung text: Tầm quan trọng của marketing trong ngân hàng
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA MARKETING TRONG NGÂN HÀNG Hồ Nguyễn Thiên Phúc, Đặng Lam Giang, Nguyễn Thị Hồng Ngọc Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Hoạt động ngân hàng Việt Nam nhờ kinh tế tăng trưởng cao và môi trường cải thiện, nên nhìn chung có bước chuyển biến tích cực, phục vụ tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống; an toàn và hiệu quả cao hơn năm trước. Để đạt được những hiệu quả trên thì nhìn chunug tất cả các ngân hàng phải có một chiến lược Marketing tốt và hiệu quả. Sau đây là một số kiến thức cần thiết về vai trò của Marketing. Từ khóa: Marketing, ngân hàng. 1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING NGÂN HÀNG 1.1 Giới thiệu về MARKETING Marketing ra đời trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu. Xuất phát từ nước Mỹ, sau đó được truyền bá dần dần sang các nước khác. Việt Nam đã tiếp nhận và đưa vào giảng dạy môn học Marketing tại các trường học vào cuối những năm 80 đầu 90 khi nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường. Hiện nay, Marketing là một môn học bắt buộc trong các chương trình ngành Quản trị kinh doanh. Marketing là quá trình tổng kết thực tiễn sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh và dần dần được khái quát hoá và nâng lên thành lý luận khoa học. Do quá trình sản xuất hàng hoá phát triển, từ chỗ lao động thủ công đến lao động cơ giới hoá, sản xuất hàng loạt lớn, lượng hàng hoá cung cấp ngày càng nhiều dẫn tới vượt nhu cầu của thị trường. Mặt khác, mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng xa do xuất hiện các trung gian phân phối khi quy mô sản xuất ngày càng lớn. Do vậy, người sản xuất ngày càng ít có cơ hội hiểu rõ được mong muốn của khách hàng. Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn tới hàng hoá sản xuất ra không bán được vì không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoàn cảnh này buộc các nhà sản xuất phải tìm tòi các phương pháp khác nhau để tiêu thụ hàng hoá. Mỗi khi phương pháp cũ không giải quyết được vấn đề đặt ra thì lại xuất hiện phương pháp mới thay thế. Do vậy, nội dung, phương pháp và tư duy kinh doanh cũng biến đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh mới. Marketing đầu tiên được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng, rồi sau đó chuyển sang các doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp. Và trong thập kỷ gần đây, Marketing đã xâm nhập vào các ngành dịch vụ và phi thương mại. Từ chỗ chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn đầu, sau đó Marketing còn xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực khác như chính trị, đào tạo, văn hoá- xã hội, thể thao Ngày nay, chúng ta có thể thấy nhiều trường đại học quốc tế thực hiện hàng loạt các chương trình truyền thông tại Việt Nam để thu hút sinh viên Việt Nam theo học. Thậm chí, các chương trình "Sinh đẻ có kế hoạch" cũng cần đến sự hỗ trợ của Marketing nếu muốn thuyết phục được công chúng thực hiện. Người ta phải tìm hiểu rõ các nhóm công chúng khác nhau để nắm được nhu cầu mong muốn của họ. 1.2 Lịch sử ra đời của MARKETING ngân hàng Trước đây trong mắt mọi người ngân hàng chỉ là nơi để giữ tiền. Khi muốn giao dịch với ngân hàng khách hàng phải không ít thời gian hay nhiều vấn đề phát sinh do chưa nắm bắt được qui trình làm việc của ngân hàng. Khi xã hội bắt đầu thay đổi thì môi trường kinh doanh cũng thay đổi theo dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt và hiệu quả làm việc của ngân hàng ngày càng tuộc dốc, lúc này các nhà quản trị, các 457
- cấp lãnh đạo mới bắt đầu quan tâm đến Marketing. Đến đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 Marketing bắt đầu thâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng. Tại Mỹ, thập niên 60 là giai đoạn phát triển của Marketing trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Ở châu Âu đến thập kỷ 70 Marketing mới trở thành đề tài được thảo luận và nhiều người biết đến trong các ngân hàng Anh Quốc. Tuy nhiên không phải lúc bắt đầu mà các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về Marketing ngân hàng và việc nghiên cứu về Marketing ngân hàng cầ phải trải qua rất nhiều giai đoạn mới có thể hoàn thiện như ngày hôm nay. Từ đó các các nhà quản trị ngân hàng đã thấy rõ được tầm quan trọng của Marketing và quan điểm về Marketing ngày càng được hoàn thiện hơn và nó cũng trở thành yếu tố để đưa các ngân hàng đến với thành công. 1.3 Khái niệm về MARKETING trong ngân hàng Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và Marketing đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp và nhiều tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều quan niệm về Marketing ngân hàng nên việc nhận định về Marketing ngân hàng là rất khó. Marketing ngân hàng là một hệ thống các chiến lược, biện pháp, chương trình hoạt động tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức và cung ứng dịch vụ ngân hàng nhằm sử dụng các nguồn lực của ngân hàng một cách tốt nhất trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Hay Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để nhằm đạt được mục tiêu đặt ra của ngân hàng là thỏa mãn tốt nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng đối với khách hàng với mục tiêu cuối cùng là đạt được lợi nhuận một cách tối đa. Tóm lại Marketing ngân hàng là hành động của ngân hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu của khánh hàng một cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là lợi nhuận. 2.Vai trò của Marketing trong Ngân hàng 2.1 Là cầu nối các hoạt động kinh doanh của ngân hàng với thị trƣờng Thị trường vừa là đối tượng phục vụ, vừa là môi trường hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng và thị trường có mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Vì thế, hiểu được nhu cầu thị trường để gắn chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với thị trường sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả cao. Điều này sẽ được thực hiện tốt thông qua cầu nối Marketing. Bởi Marketing giúp ban giám đốc ngân hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm dịch vụ và sự biến động của chúng. Nhờ có Marketing mà ban giám đốc ngân hàng có thể phối hợp, định hướng được hoạt động của tất cả các bộ phận và toàn thể nhân viên ngân hàng vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. – Hiểu được nhu cầu của khách hàng và thị trường Bộ phận Marketing sẽ giúp ngân hàng giải quyết tốt vấn đề này thông qua các hoạt động như thu thập thông tin thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng, Kết quả của Marketing đem lại sẽ giúp ngân hàng quyết định phương thức, khả năng cạnh tranh cùng vị thế của mỗi ngân hàng trên thị trường. – Khai thác khả năng huy động vốn, hướng lưu thông của tiền tệ và phân chia chúng hợp lý theo nhu cầu của thị trường. – Tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ. Quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng với sự tham gia đồng thời của ba yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, đội ngũ nhân viên trực tiếp và khách hàng. Bộ phận Marketing ngân hàng sẽ có nhiều biện pháp để kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này với nhau, góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo uy tín hình ảnh của ngân hàng. – Giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và ban giám đốc ngân hàng. Bộ phận Marketing giúp ban giám đốc ngân hàng giải quyết tốt các mối quan hệ trên thông qua việc xây dựng và điều hành các chính sách lãi, phí, phù hợp đối với từng loại khách hàng, khuyến khích 458
- nhân viên phát minh sáng kiến, cải tiến các hoạt động, thủ tục nghiệp vụ nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích trong sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 2.2 Tham gia giả quyết những vấn đề cơ bản của kinh doanh – Xác định sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thị trường – Tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ – Hoàn thiện mối quan hệ, công tác chăm sóc khách hàng. 2.3 Tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng Tạo sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm. Tính độc đáo phải mang lại lợi thế của sự khác biệt trong thực tế hoặc trong nhận thức của khách hàng. Làm rõ tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách hàng. Nếu chỉ tạo ra sự khác biệt sản phẩm không thôi thì vẫn chưa đủ để tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Điều quan trọng là sự khác biệt đó phải có tầm quan trọng đối với khách hàng, có giá trị thực tế đối với họ và được họ coi trọng thực sự. Nhận dạng được sự khác biệt độc đáo đối với khách hàng. Tạo khả năng duy trì lợi thế về sự khác biệt của ngân hàng. Sự khác biệt phải được ngân hàng tiếp tục duy trì, đồng thời phải có hệ thống biện pháp để chống lại sự sao chép của đối thủ cạnh tranh.Thông qua việc chỉ rõ và duy trì lợi thế của sự khác biệt, Marketing giúp ngân hàng phát triển và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. 2.4 Vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, vừa là một nghề Nó có đối tượng nghiên cứu khá cụ thể, đó là nhu cầu và cách thức đáp ứng nhu cầu về Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên thị trường tài chính. Nó được thực hiện thông qua đôin ngũ nhân viên ngân hàng, mức độ thành công phụ thuộc vào trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ quản lý và nhân vien ngân hàng. Nó đòi hỏi người làm công tác Marketing phải được đào tạo kỹ năng ngành nghề một cách bài bản. Ngày nay các định chế ngân hàng hoạt động dưới sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh và cuộc chiến giành giật thị trường ngày càng diễn ra khốc liệt cả ở trong và ngoài nước. Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải luôn năng động nắm bắt cơ hội kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh mới mong tồn tại và phát triển được, trong đó phải chú trọng đến hoạt động marketing như là hoạt động không thể thiếu. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mang lại nhiều thời cơ và cũng nhiều thách thức đối với các Ngân hàng Việt Nam. Việc tích cực ứng dụng ngày càng nhiều Marketing hiện đại vào hoạt động kinh doanh Ngân hàng sẽ làm cho bộ mặt các Ngân hàng Việt Nam dần thay đổi, lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát huy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình môn Marketing ngân hàng [2] 57d27236a1cc/6.+Tong+quan+hoat+dong+ngan+hang+Viet+Nam.pdf?MOD=AJPERES [3] [4] 459