The fraud of social security of enterprises in dong thap province – applying amo model

pdf 13 trang Gia Huy 23/05/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "The fraud of social security of enterprises in dong thap province – applying amo model", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthe_fraud_of_social_security_of_enterprises_in_dong_thap_pro.pdf

Nội dung text: The fraud of social security of enterprises in dong thap province – applying amo model

  1. Journal of Finance – Marketing, Vol. 62, April 2021 ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING Số 62 - Tháng 04 Năm 2021 Journal of Finance – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING THE FRAUD OF SOCIAL SECURITY OF ENTERPRISES IN DONG THAP PROVINCE – APPLYING AMO MODEL Do Thi Phuong, Le Anh Tuan1, Phan Thi Thuy Phuong2, Tran Thanh Phong3 1College of Foreign Economy and Relations, Ho Chi Minh City, Vietnam 2Nguyen Tat Thanh University, Ho Chi Minh City, Vietnam 3Long An University of Economics and Industry Received date: February 6, 2021 Accepted: March 26, 2021 Post date: April 5, 2021 Abstract: In this study, the author applied the AMO model to evaluate employers’ frauds of social insurance responsibility in Dong Thap province. The author applied the AMO model to test the model with 3 components affecting fraudulent behavior. They are: (1) Anility, (2) Opportunity, (3) Motivation. Data was collected by convenient sampling with a size of 350 sheets distributed (after explaining clearly to the interviewees about the purpose of the research and pledging oneself to secrecy). The results obtained 248 valid sheets (68.9%). The author uses a combination of qualitative and quantitative methods with tools such as focus group, Cronbach’s Alpha reliability analysis, EFA, CFA, SEM. Research results show that both opportunities and motivation have a direct effect on behavior, while the variable of ability has no direct effect but has a indirect effect through the intermediate variable of opportunity Keywords: AMO, Dong Thap, Social security. 18
  2. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING Số 62 - Tháng 04 Năm 2021 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING HÀNH VI GIAN LẬN NGHĨA VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP – ÁP DỤNG MÔ HÌNH AMO Đỗ Thị Phượng, Lê Anh Tuấn1, Phan Thị Thúy Phượng2, Trần Thanh Phong3 1Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại 2Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 3Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An Ngày nhận bài: 06/02/2021 Ngày chấp nhận đăng: 26/3/2021 Ngày đăng: 05/4/2021 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng mô hình AMO để đánh giá hành vi gian lận trách nhiệm bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động tại tỉnh Đồng Tháp. Tác giả áp dụng mô hình AMO để kiểm định mối quan hệ của 3 thành phần (khả năng, cơ hội, động cơ) với hành vi gian lận. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả thu thập dữ liệu bằng hình thức chọn mẫu thuận tiện với 350 phiếu được phát ra (sau khi giải thích rõ với người được mời tham gia khảo sát về mục đích nghiên cứu và cam kết bảo đảm sự bí mật về thông tin mà họ cung cấp). Kết quả thu về được 248 phiếu trả lời hợp lệ (68,9%). Tác giả sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng với các công cụ như kỹ thuật thảo luận nhóm, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả cơ hội và động cơ tác động trực tiếp có ý nghĩa thống kê tới hành vi, trong khi đó biến khả năng không có tác động trực tiếp nhưng có tác động gián tiếp thông qua biến trung gian cơ hội Từ khóa: AMO, Đồng Tháp, Bảo hiểm xã hội. 1. Giới thiệu Nam. Là một bộ phận lớn nhất trong hê Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị thống an sinh xã hội. Bảo hiêm xa hội hiện định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội nay đa trải qua một quá trình phát triên và Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, thay đổi cả về nội dung và hình thức thưc nhiệm vụ của Bộ Lao động – Thương binh hiên, từ chế độ bảo hiêm xa hội được ap và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt dụng, đối tượng tham gia. Mục tiêu và triết 19
  3. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 lý cua bao hiêm xã hội là ổn đinh và phát qua nhiều NLĐ ở Đồng Tháp không được triên xã hội, đảm bảo cac điều kiên cơ bản hưởng các chế độ như: Ốm đau, thai sản, trợ thiết yếu cua đời sống con người. cấp thất nghiệp, Nguyên nhân là do chủ Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà (2019) sử dụng lao động nợ đọng BHXH, BHYT về gian lận và kiểm soát gian lận trong các kéo dài (baohiemxahoi.gov.vn, 2018). doanh nghiệp Việt Nam cho thấy ít nhất 25% Trong nghiên cứu này để xác định những số người khảo sát đánh giá hành vi gian lận nhân tố nào có ảnh hưởng đến hành vi trong các doanh nghiệp là phổ biến hoặc rất gian lận nhằm có những giải pháp cần thiết phổ biến; trong đó thường gặp nhất là gian nhằm hạn chế những vi phạm của người sử lận biển thủ tài sản thông qua việc thông đồng dụng lao động với ngữ cảnh nghiên cứu tại với bên thứ ba và gian lận báo cáo tài chính tỉnh Đồng Tháp. (BCTC). Bên cạnh đó, thực trạng vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu hiểm y tế (BHYT) có chiều hướng gia tăng và 2.1. Khái niệm hành vi gian lận diễn biến ngày càng phức tạp (baohiemxahoi. gov.vn, 2017). Hoạt động quản lý thu BHXH Theo từ điển Tiếng Việt, hành vi gian lận bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đó là hành vi thiếu sự trung thực, dối trá, chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH mánh khóe nhằm lừa gạt người khác. Theo trong tương lai. Công tác thu nộp BHXH bắt nghĩa rộng, gian lận là việc thực hiện các buộc đã đặt ra yêu cầu thu đúng, đủ, kịp thời. hành vi không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối Nếu không thu được BHXH bắt buộc thì quỹ trá để thu được một lợi ích nào đó. Hành vi BHXH không có nguồn để chi trả cho các chế gian lận có thể mang lại lợi ích cho cá nhân độ BHXH cho người lao động (NLĐ), nguy hay cho tổ chức. Khi cá nhân thực hiện cơ mất cân đối quỹ BHXH là rất rõ ràng. Thật gian lận, lợi ích có thể là trực tiếp như nhận ra, nguy cơ vỡ quỹ BHXH đã được cảnh báo được bằng tiền, tài sản, hay gián tiếp thăng từ lâu bởi những bất cập trong tổ chức triển tiến, tăng quyền lực trong công việc và tiền khai, thực hiện và đặc biệt là cung cách quản thưởng. Khi tổ chức thực hiện hành vi gian lý (nhandan.com.vn, 2013). lận thì lợi ích thu được thường là trực tiếp Dựa vào tình hình thực tế việc thi hành dưới hình thức thu nhập của công ty tăng luật BHXH những năm qua, những đối lên nhanh. Có ba cách thông thường nhất tượng thực hiện trách nhiệm BHXH đối để thực hiện hành vi gian lận, đó là: chiếm với NLĐ trong các doanh nghiệp, nơi mà đoạt, lừa đảo và biển thủ (Lê Trung Đạo và qua thực tế công tác cho họ có thêm một ít cộng sự, 2020). kiến thức và kinh nghiệm. Với tính ý thức 2.2. Một số hình thức gian lận BHXH về pháp luật chưa cao, do vậy khi được thúc 2.2.1. Cán bộ quản lý BHXH gian lận đẩy bởi những lợi ích vật chất khi có được cơ hội thì việc “lách luật” sẽ tạo cho họ Hành vi gian lận từ cán bộ cơ quan những hành vi sai trái. Trong vài năm vừa BHXH là việc giả mạo hồ sơ của người tham 20
  4. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 gia, bằng việc lạm dụng các phôi bìa sổ tuyển dụng. Do vậy NLĐ khai gian lận về họ BHXH trắng, lạm dụng quyền hạn sử dụng tên, năm sinh để đi làm và tham gia BHXH các chương trình nghiệp vụ do bản thân cán (Lê Trung Đạo, 2020). Trong đó phần lớn bộ nghiệp vụ quản lý. Một hành vi tiếp theo là các đối tượng đi làm công nhân trong các cũng có thể được gọi là gian lận trong lĩnh khu công nghiệp. vực BHXH đó là cán bộ cơ quan BHXH lợi 2.3. Lý thuyết AMO dụng sự hiểu biết của bản thân trong thực thi nhiệm vụ được giao để tư vấn, hướng Mô hình AMO (Ability-Motivation- dẫn cho đơn vị sử dụng lao động thực hiện Opportunity) cho rằng, sự tương tác của 3 các hành vi gian lận hoặc lợi dụng các kẽ hở thành phần (1) khả năng, (2) động cơ, (3) cơ của luật nhằm mang lại lợi ích cho đơn vị hội sẽ tác động đến hiệu quả công việc nói tham gia, sau đó cán bộ đó sẽ hưởng các lợi chung (job performance) (Blumberg, 1982; ích từ việc làm tiếp tay cho gian lận đó. Waldman & Spangler, 1989). Hiện nay việc thực hiện thu, quản lý quá ▪ Động cơ (Motivation): Đó chính là sự sẵn trình tham gia BHXH được thực hiện trên các lòng (willingness) thực hiện công việc. phần mềm quản lý, được thống nhất quản ▪ Cơ hội (Opportunity): Đó chính là điều lý, sử dụng và liên thông giữa các tỉnh trong kiện, nguồn lực (resources required) cần cả nước. Hành vi gian lận phổ biến trong thiết để thực hiện công việc. trường hợp này là việc điều chỉnh tăng lương cho người tham gia hoặc là bổ sung thêm các ▪ Trong đó Khả năng (Ability): Chính là kiến khoảng thời gian mà đơn vị sử dụng lao động thức và kỹ năng để thực hiện công việc. không đăng ký đóng cho NLĐ. 2.4. Vận dụng mô hình vào nghiên cứu 2.2.2. Đơn vị sử dụng lao động gian lận 2.4.1. Hành vi gian lận BHXH Trong trường hợp này gian lận về lĩnh Hành vi gian lận là hành vi thiếu trung vực BHXH phổ biến nhất hiện nay là ký thực, dối trá, mánh khóe nhằm lừa gạt người liên tục các hợp đồng thử việc hay là tình khác, đó chính là hành vi không hợp pháp trạng đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận nhằm trục lợi cho bản thân và gây thiệt hại với NLĐ về việc không đóng BHXH khi ký kết hợp đồng lao động. cho đối tác hay bên thứ ba. Trong trường hợp đối với người sử dụng lao động theo quy 2.2.3. Người tham gia BHXH gian lận định của luật pháp tức là sau thời gian thử Theo luật lao động hiện tại, điều kiện việc, NLĐ phải được ký hợp đồng chính thức cơ bản để NLĐ có thể xin việc được chấp và được hưởng các chế độ khác như được nhận là từ 18 tuổi trở lên và phải có bằng chủ sử dụng lao động mua BHXH, BHYT, tốt nghiệp phổ thông trung học. Do vậy BHTN. Hành vi lảng tránh trách nhiệm có những trường hợp có nhu cầu lao động BHXH của người sử dụng lao động ở đây là nhưng NLĐ không đáp ứng các điều kiện về không nộp, nộp không đầy đủ hoặc trích nộp 21
  5. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 nhưng sau đó không nộp khi NLĐ thôi việc 2.4.4. Khả năng gian lận thì người sử sụng lao động trả lại chính số tiền Cũng theo Donald (1987), khả năng thực của NLĐ bị trích nộp BHXH gây thiệt hại ở hiện hành vi hay nói cách khác sự hiểu biết đây là hoàn toàn thuộc về NLĐ. về khả năng thực hiện của chính đối tượng 2.4.2. Động cơ gian lận đó sẽ là quyết định cuối cùng cho đối tượng thực hiện hành vi. Khả năng ở đây có thể Hành vi gian lận của con người bắt nguồn được hiểu theo nghĩa rộng đó là khả năng từ động cơ. Một khi con người có động cơ che giấu hành vi, khả năng tự mình thực thực hiện họ luôn sẵn sàng thực hiện hành hiện, có thể tổ chức cho người khác thực động khi cơ hội đến. Tuy nhiên hành vi gian hiện hay dùng tiền để mua chuộc yêu cầu lận đó phụ thuộc vào cá tính con người. Với người khác thực hiện. người không trung thực, có lẽ là dễ dàng hợp 2.4.5. Mô hình nghiên cứu lý hóa hành vi gian lận hơn những người có tiêu chuẩn đạo đức cao. Động cơ thực hiện Theo lý thuyết AMO cho thấy khi một hành vi gian lận bị tác động bởi những yếu đối tượng nào đó có động cơ (sức ép về tố bên trong như thể hiện khả năng của bản tài chính và phi tài chính) thực hiện hành thân (Nguyen & Nguyen, 2015) và lẫn bên vi, khả năng (kiến thức, kỹ năng, kinh ngoài như áp lực về lợi ích (Cressey, 1950; nghiệm) và có cơ hội thực hiện (điều kiện môi trường, pháp luật, quyền lực) thì hành Võ Văn Nhị và cộng sự, 2020). vi thực hiện sẽ xảy ra (Blumberg, 1982; 2.4.3. Cơ hội gian lận Waldman & Spangler, 1989). Ngoài ra Theo Cressey (1950), hành vi gian lận chính khả năng (ability) nó sẽ củng cố cho còn chịu tác động của yếu tố cơ hội. Một khi cơ hội, nó chính là điều kiện cần giúp cho cơ hội xuất hiện rõ hơn (Rasha & Andrew, đã có động cơ, thì đối tượng sẵn sàng hành 2012; Hồ Thủy Tiên và cộng sự, 2020). động khi cơ hội đến. Nếu hành vi gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn Từ các lý do trên tác giả đề xuất giả thuyết chặn, cơ hội bày ra trước mắt họ thì khả năng nghiên cứu như sau: dẫn đến hành vi gian lận là tất nhiên. Hành H1: Khả năng có tác động dương đến động của đối tượng chịu sự ảnh hưởng từ sự hành vi. nhận thức của mình về tình huống đó. Khi H2: Động cơ có tác động dương đến họ nhận thức được vấn đề thông qua việc hành vi. nắm bắt thông tin như: kẽ hở của pháp luật, H3: Cơ hội có tác động dương đến các văn bản hướng dẫn không rõ ràng, chế hành vi. tài cho hành vi gian lận quá nhẹ không đủ răn đe thì tất nhiên sẽ thúc đẩy hành vi đó H4: Khả năng có tác động dương đến được thực hiện. cơ hội. 22
  6. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 ABI (khả năng) H1+ H4+ H2+ MOT (động cơ) BEH (hành vi) H3+ OPP (cơ hội) Hình 2. Mô hình nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu – Phân tích EFA: Trong nghiên cứu này, tác giả dùng phương pháp trích Principal 3.1. Quy trình nghiên cứu Axis Factoring với phép xoay Promax. Theo Để đảm bảo tính khoa học, nghiên cứu Gerbing và Anderson (1998), phương pháp được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính trích Principal Axis Factoring với phép là nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu xoay Promax sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính thức định lượng. chính xác hơn là phương pháp Principal Components với phép xoay Varimax. (1) Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện bằng nghiên cứu định tính, mục Với giả thuyết đặt ra là trong phân tích đích là để điều chỉnh và phát triển thang EFA, các biến quan sát trong tổng thể có mối đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu tương quan với nhau phải thỏa điều kiện trị và thảo luận nhóm được sử dụng. số KMO (Kaiser-Meryer-Olkin) >= 0,5 đây là trị số dùng để chỉ sự thích hợp của phân (2) Giai đoạn nghiên cứu chính thức: Được tích nhân tố, nếu trị số này = 0,3 (Nunnally & < 0,05 thì phân tích EFA là thích hợp (Hoàng Bernstein, 1994). Trọng & Chung Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). 23
  7. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 Giá trị hội tụ, trọng số nhân tố >= 0,4 sẽ được 3.2. Mẫu nghiên cứu và thang đo chấp nhận (Hair và cộng sự, 2014). Giá trị Nghiên cứu chính thức được thực hiện phân biệt, chênh lệch trọng số > 0,3 (Nguyễn bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn trực Đình Thọ, 2013); tổng phương sai trích tiếp. Một mẫu thuận tiện được thu thập từ (TVE) khi đánh giá EFA >= 50% (Nguyễn 248 người đã từng hoặc đang là nhân viên Đình Thọ, 2013), tổng này thể hiện các nhân của phòng tổ chức của các doanh nghiệp. số trích được bao nhiêu phần trăm của các Trong nghiên cứu này có 4 khái niệm nghiên biến đo lường. cứu là khả năng (ABI), cơ hội (OPP), động – Phân tích nhân tố khẳng định CFA: cơ (MOT) và hành vi (BEH), tất cả là khái Mục đích phân tích nhân tố khẳng định niệm bậc 1. Trong đó ABI gồm 4 quan sát, CFA (Confirmatory Factor Analysis) là OPP gồm 4 quan sát, MOT gồm 5 quan sát kiểm định sự phù hợp với thang đo. Phương và BEH gồm 4 quan sát trong đó có 1 quan pháp CFA trong phân tích mô hình cấu trúc sát được phát triển từ thảo luận nhóm. tuyến tính có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống như phân tích 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận tương quan, phân tích EFA, lý do là CFA cho Nghiên cứu định tính phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như quan hệ giữa Nghiên cứu định tính được thực hiện một khái niệm với các khái niệm khác đồng bằng kỹ thuật thảo luận nhóm với 6 chuyên thời mà không bị sai lệch do sai số đo lường gia là các cán bộ quản lý, nhân viên đã hoặc Steenkamp và Van Trijp (1991) (được dẫn đang làm việc ở phòng tổ chức của các trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu định Trang, 2008). Để đo lường mức độ phù hợp tính điều chỉnh nhỏ về câu từ cho dễ hiểu của mô hình với dữ liệu thị trường, người ta và phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. Kết thường sử dụng những chỉ số sau để đánh quả bổ sung thêm 1 quan sát trong thang đo giá: Chi-square (CMIN); Chi-square hiệu BEH “Những lợi ích về gian lận BHXH luôn chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số tích được người sử dụng lao động chú ý”. hợp so sánh (CFI – Comparative Fit Index); Phân tích định lượng chỉ số Tucker & Lewis (TLI – Tucker & Lewis Index); chỉ số phù hợp mô hình (GFI Phân tích Cronbach Alpha – Goodness of Fit Index); chỉ số căn bậc hai Kết quả phân tích Cronbach Alpha có kết của bình phương sai số RMSEA (Root Mean quả như sau. Trong phân tích Cronbach’s Square Error Approximation). Alpha của các biến, biến có hệ số Cronbach’s – Kiểm định mô hình SEM: Phân tích mô Alpha nhỏ nhất là OPP (0.797), hệ số tương hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng quan biến tổng của tất cả cá quan sát điều để kiểm định mô hình lý thuyết đề nghị với đạt yêu cầu >= 0.3 (quan sát có hệ số tương phần mềm Amos 24. quan biến tổng nhỏ nhất là 0,461). Như vậy 24
  8. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 tất cả các quan sát đều đạt yêu cầu tiếp tục χ2[113] = 194.067 (p = 0.005), Cmin/df = phân tích EFA. 1.717, GFI = 0.910, CFI = 0.960, TFI= 0.952, and RMSEA = 0.054. Trọng số tải nhân tố Phân tích EFA của tất cả các quan sát đều >= 0.5 và có ý Kết quả phân tích với tất cả các biến nghĩa thống kê (p AVE), với phương sai trích TVE = 66.154%. hệ số tin cậy tổng hợp của tất cả các biến Mô hình tới hạn – CFA thỏa mãn (CR > 0.5), nhưng tổng phương sai trích của ABI = 0.453 < 0.5. Theo đề xuất Mô hình đo lường tới hạn (CFA1) cho của phần mềm tác giả loại ABI4 để cải thiện thấy có sự thích hợp với dữ liệu thị trường: AVE (xem Bảng 2). Bảng 1. Standardized Regression Weights Estimate p OPP1 < OPP .736 OPP2 < OPP .768 OPP3 < OPP .683 OPP4 < OPP .724 BEH4 < BEH .833 BEH3 < BEH .770 BEH2 < BEH .808 BEH1 < BEH .703 ABI1 < ABI .717 ABI2 < ABI .668 ABI3 < ABI .713 ABI4 < ABI .586 MOT1 < MOT .978 MOT2 < MOT .577 MPT3 < MOT .531 MOT4 < MOT .564 MOT5 < MOT .972 Nguồn: Trích từ kết quả của Amos 24 25
  9. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 Bảng 2. Model Validity Measures (1) CR AVE MSV MaxR(H) OPP BEH ABI MOT OPP 0.819 0.530 0.211 0.821 0.728 BEH 0.861 0.609 0.147 0.868 0.384 0.780 ABI 0.767 0.453 0.211 0.774 0.459 0.271 0.673 MOT 0.858 0.567 0.126 0.976 0.290 0.355 0.234 0.753 Validity Concerns: 1 Convergent Validity: the AVE for ABI is less than 0.50. Try removing ABI4 to improve AVE. Nguồn: Trích từ kết quả của Amos 24 Sau khi loại ABI4 chạy lại dữ liệu tất cả TFI = 0.946, and RMSEA = 0.059. Trọng số các chỉ số đều thỏa mãn (chỉ có tổng phương tải nhân tố của tất cả các quan sát đều >= 0.5 sai trích ABI= 0.494 gần bằng 0.5). Cụ thể và có ý nghĩa thống kê (p AVE), thị trường: χ2 [113] = 183.394 (p = 0.005), hệ số tin cậy tổng hợp của tất cả các biến Cmin/df = 1.871, GFI = 0.909, CFI = 0.956, thỏa mãn (CR > 0.5) (xem Bảng 3). Hình 2. CFA tới hạn Nguồn: Trích từ kết quả của Amos 24 26
  10. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 Bảng 3. Model Validity Measures (2) CR AVE MSV MaxR(H) OPP BEH ABI MOT OPP 0.819 0.530 0.191 0.821 0.728 BEH 0.861 0.609 0.147 0.868 0.384 0.780 ABI 0.745 0.494 0.191 0.746 0.437 0.274 0.703 MOT 0.858 0.567 0.126 0.976 0.290 0.355 0.234 0.753 Nguồn: Trích từ kết quả của Amos 24 Phân tích SEM dữ liệu của thị trường. Kết quả ước lượng chuẩn hóa các tham số chính được trình bày Kết quả SEM cho thấy mô hình đạt yêu trong Bảng 4. Kết quả này cho thấy các mối cầu: χ2[182] = 191.559 (p = 0.005), Cmin/df quan hệ (giả thuyết) có ý nghĩa thống kê ở = 1.935 0.9 và RMSEA = 0.062 0.05). Bảng 4. Kết quả SEM Unstandardized Standardized S.E C.R P Estimate Estimate OPP < ABI .493 .455 .096 5.138 BEH < ABI .112 .098 .102 1.097 .273 BEH < MOT .214 .265 .055 3.918 BEH < OPP .282 .267 .089 3.152 .002 Nguồn: Trích từ kết quả của Amos 24 5. Kết luận và hàm ý động trực tiếp bởi động cơ và cơ hội và bị tác động gián tiếp bởi khả năng. 5.1. Kết luận Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng lý 5.2. Hàm ý chính sách thuyết AMO để kiểm định mô hình hành ▪ Cơ hội thực hiện hành vi vi gian lận tại Đồng Tháp. Tác giả dùng kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh và phát Trong quá trình thực hiện quy trình triển thang đo để làm phù hợp với ngữ cảnh giải quyết chế độ trong lĩnh vực BHXH sẽ nghiên cứu là trong lĩnh vực BHXH. Qua luôn có những cơ hội để cho người thực phân tích mô hình cấu trúc ở mức ý nghĩa hiện quy trình đó có thể lợi dụng để gian 5%. Kết quả chỉ ra hành vi gian lận bị tác lận. Thực tế đã hứngc minh là luật, các văn 27
  11. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 bản của cơ quan quản lý Nhà nước luôn đi tác BHXH của đơn vị sử dụng lao động hay sau, không theo kịp quá trình vận động, mang lại lợi ích cho đơn vị sử dụng lao động phát triển của toàn xã hội, đặc biệt là lĩnh là hành vi khó đánh giá và xử lý nhất vì đây vực BHXH. Do đó để hạn chế phần nào cơ chỉ là hành vi lợi dụng các kẽ hở của pháp hội gian lận, đối với cán bộ thực thi công luật để trục lợi cho bản thân, chưa đến mức vụ của cơ quan BHXH có thể gian lận hoặc độ sai phạm pháp luật; hành vi gian lận này cấu kết gian lận trong lĩnh vực BHXH, tác cũng rất khó phát hiện trong thực tế vì hành giả cho rằng cần phải thường xuyên rà soát vi này không sai khi đối chiếu với các quy các quy trình thực hiện lĩnh vực BHXH, kịp định của pháp luật, do đó cơ quan quản lý thời phát hiện, chỉnh sửa những kẽ hở còn Nhà nước cũng như cơ quan BHXH nên tồn tại, không tạo cơ hội cho những cá nhân rà soát đánh giá lại tính chặt chẽ của quy người thực hiện công vụ có thể tìm kiếm, trình, xem xét và xác định mức độ sai phạm khai thác. Đối với đơn vị sử dụng lao động để tìm ra sai sót hạn chế. Tác giả cho rằng thì bên cạnh việc hoàn thiện quy định, quy bên cạnh các quy định của pháp luật về quy trình trong công việc liên quan đến BHXH trình nghiệp vụ cần rà soát lại, các chế tài thì cần phải tăng cường công tác thanh tra, cần đủ mạnh để răn đe, hình thức xử lý khi kiểm tra từ phía cơ quan BHXH cũng như phát hiện sai phạm cần thực hiện nghiêm các cơ quan có thẩm quyền. Thực tế đã chỉ túc đi vào thực chất hơn. ra rằng, nếu thường xuyên thanh tra, kiểm ▪ Khả năng thực hiện hành vi tra, trao đổi với đơn vị sử dụng lao động thì các hành vi gian lận của đơn vị có dấu hiệu Khả năng của một người theo kết quả giảm rõ rệt. nghiên cứu là không tác động trực tiếp đến hành vi, nhưng nó có tác động gián tiếp ▪ Động cơ thực hiện hành vi thông qua cơ hội. Do vậy cơ hội vẫn là nhân Đối với hành vi lợi dụng sự hiểu biết của tố quan trọng giúp cho đối tượng thực hiện bản thân về quy định, quy trình, về thủ tục hành vi gian lận. Không tạo ra cơ hội cho hồ sơ để tư vấn, hướng dẫn nhằm mang lại gian lận vẫn là một trong những biện pháp lợi ích cho bản thân người thực hiện công tốt nhất. 28
  12. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 Phụ lục 1. Bảng khảo sát NHÂN STT Mã hóa BIẾN QUAN SÁT TỐ Những khóa học chuyên ngành BHXH giúp cho bạn tự tin ABI1 đảm nhận những công việc trước đây chưa từng đảm trách về BHXH Những khóa học chuyên ngành BHXH giúp cho bạn tự phát ABI2 1 KHẢ triển về khả năng vạch ra kế hoạch cho chính bạn NĂNG Những khóa học chuyên ngành BHXH giúp cho bạn tự phát ABI3 triển về kỹ năng giải quyết công việc Bạn đã từng thành công trong việc lảng tránh trách nhiệm ABI4 BHXH Bạn từng không kê khai người lao động làm việc hoặc các OPP1 khoản thu nhập để giảm số tiền phải nộp BHXH Bạn từng có lợi dụng kẽ hở pháp luật để nộp không đúng với OPP2 số tiền lẽ ra bạn phải nộp 2 CƠ Bạn biết cơ quan BHXH chưa quản lý tốt các khoản thu nhập HỘI OPP3 của người lao động Bạn biết cơ quan BHXH chưa thực hiện việc kiểm tra, đối OPP4 chiếu bảng lương thực lĩnh và bảng trích nộp BHXH của ĐVSDLĐ MOT1 Bạn nghĩ là bạn nộp BHXH quá nhiều MOT2 Số tiền gian lận từ BHXH được dùng vào những việc cần thiết ĐỘNG 3 MOT3 Bạn cho rằng nhiều người khác kê khai không trung thực CƠ MOT4 Tiền BHXH thu được, được sử dụng kém hiệu quả MOT5 Gian lận BHXH thì phổ biến BEH1 Bạn sẽ sẵn sàng thực hiện trốn đóng BHXH khi có cơ hội Bạn sẽ sẵn sàng thực hiện việc trốn đóng BHXH khi hợp lý BEH2 hóa được hành vi HÀNH 4 Bạn sẽ sẵn sàng thực hiện trốn đóng BHXH khi mang lại VI BEH3 lợi ích Những lợi ích về gian lận BHXH luôn được người sử dụng lao BEH4 động chú ý 29
  13. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 62 – Tháng 4 Năm 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO Blumberg, M. & Pringle, C.D. (1982). The missing opportunity in organizational research: Some implications for a theory of work performance. Academy of Management Review, 7(4), 560-569. Cressey, D.R. (1950). The criminal violation of fi nancial trust.American Sociological Review, 15(6), 738-743. Gerbing, D.W., & Anderson, J. C. (1998). An update pqradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessments. Journal of Marketing Research, 25(2), 186-92. Hair Jr, Joseph F., Black, William C., Babin, Barry J. & Anderson, Rolph E. (2014). Multivariate Data Analysi, Seventh Edition. UK: Pearson Education Limited. Hoàng Trọng & Chung Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. Hồ Thủy Tiên, Phạm Thanh Truyền & Hồ Thu Hoài (2020). Mối quan hệ giữa phát triển thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 55, 15-25. aspx?CateID=52&ItemID=8979 (18/08/2017) (13-09-2013) bhyt-03abb902.aspx (03/04/2018) Lê Trung Đạo & Nguyễn Quyết (2020). Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 59, 40-59. Lê Thị Thu Hà (2019). Gian lận và kiểm soát gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam.Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 54(205), 23-30. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008). Nghiên cứu khoa học Marketing – Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM. Nguyễn Đình Thọ (2013).Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TPHCM: Nhà xuất bản Tài chính. Nguyen, D.T & Nguyen, T.M.T. (2015). Can knowledge be transferred from usiness school to business organization throught in – service trainning students? SEM and fs QCA findings. Journal of Business Research, 68(6), 1332-1340. Nunnally, J.C. & Bernstein, I.H. (1994). Psychometric Theory , 3( rd ed.). New York: McGraw-Hill. Rasha, K. & Andrew, H. (2012). The New Fraud Triangle Model.Journal of Emerging Trends in Economics and Management Sciences (JETEMS), 3(3), 191-195. Võ Văn Nhị, Mai Thị Hoàng Minh & Lê Thị Cẩm Hồng (2020).Thiết lập mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình PBB tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 60, 1-9. Waldman, D.A. & Spangler, W.D. (1989). Putting together the pieces: A closer look at the determinants of job performance. Human Performance, 2(1), 29-59. 30