Thực trạng hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng và một số khuyến nghị

pdf 4 trang Gia Huy 24/05/2022 2880
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng và một số khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_to_chuc_tin_dung_phi_ngan_hang_va_mot_s.pdf

Nội dung text: Thực trạng hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng và một số khuyến nghị

  1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ThS. Hy Thị Hải Yến Học viện Tài chính Tóm tắt: Hiện nay dịch vụ tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam còn khá mới mẻ với nhiều tiềm năng phát triển. Trong những năm qua, khối tổ chức tín dụng phi ngân hàng (TCTD PNH) hoạt động còn khá khiêm tốn cả về quy mô, độ bao phủ, chất lượng hoạt động. Thời gian gần đây, khu vực này đã có nhiều thay đổi với hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập, tăng cường năng lực hoạt động. Tiềm năng phát triển của khu vực tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam còn rất lớn trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng cao, dân số trẻ với xu hướng tăng cường tài chính tiêu dùng cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để hiện thực hóa tiềm năng, các TCTD PNH cần triển khai một loạt giải pháp để cải thiện nguồn vốn hoạt động, vốn chủ sở hữu, độ bao phủ của mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, hạ tầng cơ sở tài chính về thông tin khách hàng và hành lang pháp lý cũng cần kiện toàn hơn để tạo điều kiện để các TCTD PNH phát triển hơn. Từ khóa: tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty tài chính Thực trạng hoạt động của các TCTD PNH tại Việt Nam Trên thế giới các TCTD PNH đã ra đời từ lâu và trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính. Các tổ chức này tạo nên một kênh dẫn vốn quan trọng trong thị trường tài chính, bổ sung cho lĩnh vực ngân hàng trong việc tiếp cận tín dụng với mọi thành phần kinh tế của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Những hiểu biết đặc thù và chuyên môn chuyên sâu về hồ sơ khách hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng chính là thế mạnh của các TCTD PNH trong việc điều chỉnh sản phẩm và liên tục đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy hoạt động của các TCTD PNH là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, TCTD PNH hoạt động theo các ràng buộc pháp lý khiến các tổ chức này có nhiều điểm bất lợi với hoạt động ngân hàng truyền thống. Trong khi cùng tuân thủ các quy định pháp lý về hoạt động cấp tín dụng các TCTD PNH bị giới hạn hơn ở hoạt động huy động vốn và không được cung cấp dịch vụ thanh toán. Tại Việt Nam các công ty tài chính (CTTC) ban đầu chủ yếu là các công ty trực thuộc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và đóng vai trò là một đơn vị đầu tư trong công ty mẹ như thu xếp các khoản cho vay, quản lý nguồn tiền mặt và tình hình tiền mặt, quản lý đầu tư các khoản tiền chưa sử dụng đến các công ty con trong nội bộ. Nghị định 79/2002/NĐ-CP về “Tổ chức hoạt động của các công ty tài chính” và Nghị định 39/2014/NĐ-CP về “Hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính” được ban hành là một bước ngoặt để các TCTD PNH phát triển. Từ năm 2012 đến nay, hệ thống TCTD PNH có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc và hàng loạt thương vụ hợp nhất, sáp nhập, đổi chủ. Theo đó, CTTC thuộc DNNN giảm từ 12 xuống còn 5 công ty. CTTC dầu khí (PVFC), đơn vị có vốn điều lệ lớn nhất trong các CTTC đã hợp nhất với Western Bank để trở thành PVCombank từ năm 2013. Cuối năm 2015, CTTC Cao su đã sáp nhập vào công ty mẹ tập đoàn cao su Việt Nam, chính thức xóa tên khỏi danh sách các CTTC đồng thời để lại gánh lỗ, gánh nợ chuyển giao lại cho tập đoàn. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra 317
  2. khi nhiệm vụ thoái vốn ngoài ngành của khối DNNN vẫn liên tục được đốc thúc và nhu cầu sở hữu CTTC để phát triển mảng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng đang gia tăng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 9/2018, có 15 CTTC và 11 công ty cho thuê tài chính (CTCTTC) đang hoạt động. So với toàn hệ thống, thị phần tổng tài sản của các TCTD PNH rất khiêm tốn và tăng trưởng chậm hơn so với khối ngân hàng. Việt Nam là thị trường tiềm năng cho dịch vụ tài chính phi ngân hàng. Thứ nhất, kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục đà tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng GDP trên 6,5% trong giai đoạn 2017-2020, tạo nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ đầu tư phát triển. Thứ hai, Nghị quyết 35 của Chính phủ định hướng đạt 1 triệu doanh nghiệp đến hết năm 2020. Thứ ba, định hướng của nhà nước phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ tư, khung pháp lý cho thị trường công ty tài chính ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của WTO từ 11/01/2007, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức tài chính có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình. Hạn chế của TCTD PNH Việt Nam Lệ thuộc về sở hữu của ngân hàng mẹ Phần lớn TCTD PNH được các ngân hàng thành lập hoặc góp vốn chủ yếu. Tuy nhiên, do quy mô rất nhỏ bé so với hoạt động của ngân hàng mẹ nên hoạt động một số CTTC, CTCTTC chưa được sự quan tâm thích đáng, hoạt động giống như một chi nhánh của các ngân hàng mẹ trong hoạt động cho vay trung và dài hạn. Việc thiếu động lực cũng như áp lực kinh doanh cũng phần nào giải thích cho sự phát triển còn khá khiêm tốn của các công ty này. Nguồn vốn kinh doanh hạn chế Căn cứ theo luật định hiện hành, các TCTD PNH chỉ được huy động vốn từ tổ chức và không thực hiện dịch vụ thanh toán. Việc tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn khá khó khăn trong bối cảnh áp lực lạm phát và cạnh tranh từ khối ngân hàng. Đặc biệt, với tiềm lực và uy tín còn hạn chế, các TCTD PNH khó phát hành trái phiếu cho công chúng, các quỹ bảo hiểm để mở rộng nguồn vốn hoạt động. Trong bối cảnh đó, các TCTD PNH chỉ có thể tiếp cận nguồn vốn từ các TCTD với chi phí cao. Thông tin khách hàng hạn chế Đối với các CTCTTC, cách thẩm định khách hàng vẫn còn có những điểm khó khăn cho các doanh nghiệp, các CTCTTC không cần tài sản thế chấp nhưng yêu cầu doanh nghiệp báo cáo kết quả hiệu quả hoạt động 3 năm. Những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó đáp ứng điều kiện thuê. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích bởi thuê tài sản là không tốn một lượng vốn đầu tư ban đầu nhưng chi phí trả cho thuê tàì sản, bao gồm tiền thuê định kỳ, tiền ký quỹ thường cao hơn so với việc chi tiền ra mua tài sản. Đối với các CTTC, việc mở rộng cho vay tín chấp phụ thuộc rất lớn vào lịch sử tín dụng của khách hàng. Theo CIC, tính đến tháng 10/2018, tổng số khách hàng cá nhân được thư thập và lưu trữ tại kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia vào khoảng trên 33,5 triệu, theo đó độ sâu thông tin tín dụng là 7/8 điểm, độ phủ thông tin là hơn 51% trên số người trưởng thành, số khách hàng còn lại chưa được ghi nhận thông tin và sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính. Ở các thị trường phát triển, các trung tâm thông tin tín dụng hoạt động rất bài bản. Tất cả nhưng thông tin về việc đóng thuế, điện nước, điện thoại cũng được ghi vào hồ sơ tín dụng của khách hàng. Vì 318
  3. thế khi cho vay, các tổ chức tín dụng sẽ biết khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào, từ đó quy định mức lãi suất có ưu đãi hay không. Nếu khách hàng có lịch sử tốt sẽ được vay ưu đãi và vay nhiều hạn mức yêu cầu. Hiện nay CIC tại Việt Nam mới chỉ cập nhật dữ liệu từ các tổ chức tín dụng khi phát sinh các khoản vay mà chưa có các thông tin từ những nguồn khác. Hệ thống sản phẩm dịch vụ Tại Việt Nam, các giao dịch cho thuê tài chính chỉ được áp dụng với tài sản là máy móc, thiết bị mà chưa được phép tiếp cận bất động sản như nhiều nước. Hầu hết các giao dịch cho thuê tài chính hiện nay chỉ diễn ra dưới hình thức là cho thuê hoàn trả toàn bộ, ít sử dụng cho thuê hoàn trả từng phần. Bên cạnh đó, các công ty chủ yếu sử dụng hình thức cho thuê có sự tham gia của ba bên còn hình thức khác như cho thuê hợp tác, mua rồi cho thuê lại, cho thuê giáp lưng (back to back), cho thuê trả góp chưa thật sự phổ biến. Ngoài ra, tài sản cho thuê trong những năm qua chủ yếu là các máy móc thiết bị lẻ đơn chiếc, có hàm lượng công nghệ ở mức trung bình khá còn các dây chuyền công nghệ cao hay các thiết bị hiện đại chiếm tỷ trọng thấp và chưa được bên thuê khai thác nhiều. Chính vì vậy mà giá trị tài trợ cho khách hàng còn thấp, có thể ký được nhiều hợp đồng nhưng giá trị các hợp đồng nhỏ, ít có hợp đồng có giá trị cao do bị khống chế về hạn mức tài trợ trên vốn tự có của CTCTTC. Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy hoạt động của TCTD PNH tại Việt Nam Đa dạng hóa và mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu Các TCTD PNH có thể tiến hành cổ phần hóa, phát hành thêm cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tổ chức hoặc mở rộng liên doanh liên kết để mở rộng nguồn vốn kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân hàng mẹ. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu vào Để mở rộng nguồn vốn, các TCTD PNH có thể tăng cừng tiếp cận các kênh tài chính như phát hành trái phiếu hoặc tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc huy động qua phát hành trái phiếu dài hạn thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tín nhiệm của TCTD PNH, vào sự hấp dẫn ở các đặc điểm gắn với trái phiếu như lãi suất, tính thanh khoản và một số điều khoản đính kèm khác. Thông qua các tổ chức kinh tế, tài chính ngoài nước, các TCTD PNH có thể khai thác nguồn vốn nước ngoài mang tính chất hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tìm kiếm khách hàng - mở rộng thị trường kinh doanh Về hệ thống khách hàng: So với các nước khác, phạm vi khách hàng sử dụng sản phẩm cho thuê tài chính và loại tài sản trong giao dịch cho thuê tại Việt Nam còn khá hạn hẹp. Bởi thế, các CTCTTC nên cân nhắc mở rộng thêm hoạt động cung ứng cho các nhóm khách hàng thuộc các ngành mới, các lĩnh vực mới với các tài sản nằm trong danh mục được đa đạng hoá. Các CTCTTC có thể phối hợp với các chi nhánh của ngân hàng mẹ để tìm kiếm khách hàng có nhu cầu. Đây là một trong những lợi thế sẵn có của các CTCTTC thuộc ngân hàng bởi tất cả các ngân hàng mẹ này đều có chi nhánh rộng khắp cả nước. Về thông tin lịch sử tín dụng khách hàng: CIC cần tiếp tục mở rộng việc thu thập, lưu trữ thông tin tín dụng khách hàng để tạo điều kiện cho CTTC, CTCTTC thẩm định khách hàng. Để tránh được các rủi ro thì việc quản lý thông tin hệ thống dữ liệu công dân nói chung và dữ liệu tài chính cá nhân nói riêng cần phải phát triển và ổn định, hỗ trợ cho các hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng như đảm bảo an toàn cho các CTTC. Tình trạng thiếu hụt thông tin của người vay hiện 319
  4. tại là một trở ngại lớn về quản trị rủi ro cũng như thiết kế sản phẩm đối với các CTTC. Để tăng nguồn dữ liệu khách hàng, CIC cần mở rộng thu thập thông tin ngoài ngành như cơ quan công an, các đơn vị dịch vụ công (điện, viễn thông, ). Điều này sẽ giúp những khách hàng chưa tiếp cận tín dụng vẫn có hồ sơ trên CIC để các tổ chức tín dụng tham khảo. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ CTTC Triển khai đa dạng các hình thức tài trợ trong cho thuê tài chính: Việc có nhiều hình thức tài trợ sẽ giúp CTCTTC đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh cho thuê 3 bên truyền thống, các CTCTTC có thể áp dụng hình thức mua và cho thuê lại, cho thuê giáp lưng (back to back) để mở rộng thị trường hơn. Phát triển sản phẩm cho thuê vận hành: Hình thức cho thuê này đã được quy định khá chi tiết trong quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế về hoạt động cho thuê vận hành của các CTCTTC. Song trên thực tế giao dịch sản phẩm này tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước (2019), Kỷ yếu hội thảo “Phát triển an toàn, bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam” 320