Tích hợp dữ liệu: Hướng tiếp cận phát triển các giải pháp quản lý - điều hành tại học viện ngân hàng
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp dữ liệu: Hướng tiếp cận phát triển các giải pháp quản lý - điều hành tại học viện ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tich_hop_du_lieu_huong_tiep_can_phat_trien_cac_giai_phap_qua.pdf
Nội dung text: Tích hợp dữ liệu: Hướng tiếp cận phát triển các giải pháp quản lý - điều hành tại học viện ngân hàng
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD TÍCH HỢP DỮ LIỆU: HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ - ĐIỀU HÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG DATA INTERGRATION: THE APPROACH TO DEVELOP ADMINISTRATION - OPERATION SOLUTIONS AT BANKING ACADEMY OF VIETNAM Nguyễn Thị Kim Anh, Ngô Việt Hoàng, Vũ Đức Hưng, Đinh Thanh Lương GVHD: ThS. Chu Văn Huy Khoa Hệ thống thông tin quản lý - Học viện Ngân hàng nguyenkimanh1607.hvnh@gmail.com TÓM TẮT Thách thức đặt ra đối với mỗi tổ chức/doanh nghiệp là cần phát triển và tái cấu trúc một cách có hiệu quả các hệ thống thông tin (HTTT) nhằm hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ và quản lý điều hành. Trên thực tế, việc triển khai các HTTT theo các phương pháp truyền thống dẫn đến việc thiếu sự kết nối giữa các HTTT với nhau. Bên cạnh đó, việc hoạch định, xây dựng, cải tạo và nâng cấp các HTTT để đáp ứng các yêu cầu thay đổi thường xuyên là công việc tốn kém thời gian, chi phí và công sức. Hoạch định chiến lược, quy trình nghiệp vụ và năng lực công nghệ dựa trên kiến trúc tổng thể (EA) và tích hợp dữ liệu dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) đang được coi là giải pháp tiên tiến cho việc triển khai các HTTT. Vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức/doanh nghiệp là làm thế nào để phát triển các HTTT dựa trên EA và SOA. Bài viết phân tích các vấn đề của việc hoạch định, tích hợp và đề xuất quy trình triển khai hiệu quả các HTTT dựa trên sự kết hợp của EA và SOA Từ khóa: Hệ thống thông tin quản lý (MIS), Quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM), Tích hợp dữ liệu (DI), Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) , Kiến trúc tổng thể (EA). ABSTRACT The challenge for enterprises is to implement an effective information systems (IS) for operations and executive management. In fact, the deployment of IS, according to traditional methods result in the lack of connection between the ISs with each other. Besides, the upgrading of the IS to meet the requirements change often is time-consuming work, cost and effort. Developing enterprise architecture (EA) and service oriented architecture (SOA) are treated as advanced solutions for the deployment of enterprise ISs. The problem for enterprises is how to deploy ISs based on EA and SOA. The article analyzes the problems of planning, integration and proposed processes to efficiently deploy ISs based EA and SOA platform. Keywords: Management information systems (MIS), Business process management (BPM), Data integration (DI), Service oriented architecture (SOA), Enterprise architecture (EA). 1. Hiện trạng công tác phát phát triển các HTTT hỗ trợ quản lý - điều hành tại HVNH 1.1. Quan điểm trong đầu tư phát triển các HTTT tại HVNH Được thành lập từ năm 1961, HVNH là trường Đại học công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ giáo dục đào tạo, có trụ sở chính tại Hà Nội, phân viện Bắc Ninh và phân viện Phú Yên. HVNH là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiêp̣ - ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Viêṭ Nam. Hiện nay, HVNH đã mở rộng đào tạo 6 ngành học, với đội ngũ gần 600 giảng viên có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên ngành, thu hút 20.000 người học hàng năm ở tất cả các bậc học từ cao đẳng, đại học và sau đại học. Để có thể trở thành trường đại học theo hướng hiện đại, hỗ trợ cao nhất tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện các hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên, 211
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên, v.v ; trong những năm gần đây, HVNH đã coi việc ứng dụng CNTT là giải pháp then chốt. Với quan điểm và nhận thức rõ ràng về tính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT, HVNH đã triển khai nhiều dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp và phát triển tài nguyên CNTT nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn. 1.2. Quy trình thực hiện xây dựng, nâng cấp và cải tạo tài nguyên CNTT tại HVNH Để đáp ứng tốt nhu cầu ứng dụng CNTT vào các hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của các đơn vị tại HVNH, Ban giám đốc (BGĐ) đã phê duyệt quy trình xây dựng, nâng cấp và cải tạo tài nguyên CNTT tại HVNH[1]. Các đối tượng tham gia vào quy trình bao gồm: đơn vị đề xuất (là đơn vị có nhu cầu phát triển các HTTT, sau này sẽ trở thành đơn vị thụ hưởng), đơn vị thực hiện (các tổ chức/công ty có khả năng phát triển các HTTT đáp ứng yêu cầu của đơn vị đề xuất), trung tâm CNTT (là đơn vị tham mưu/thẩm định về mặt chuyên môn cho BGĐ, phòng tài vụ (là đơn vị thanh toán, thanh lý hợp đồng thực hiện các HTTT), BGĐ (là lãnh đạo HVNH, người có tầm nhìn, chuyên môn trong xem xét, thẩm định, phê duyệt các dự án CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị, phù hợp với chiến lược phát triển của HVNH). Hình 1. Quy trình xây dựng, nâng cấp và cải tạo tài nguyên CNTT tại HVNH Thông qua việc xem xét văn bản đề xuất của đơn vị đề xuất, 3 mẫu báo cáo theo quy định của các đơn vị thực hiện, kết hợp với báo cáo thẩm định của trung tâm CNTT; BGĐ sẽ đưa ra được quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án CNTT hay không? Nếu được phê duyệt sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và thực hiện dự án với đơn vị thực hiện. Sau đó là quá trình nghiệm thu, chuyển giao và thanh lý hợp đồng. Nếu dự án không được phê duyệt hoặc không được nghiệm thu thì sẽ có văn bản trả lời, góp ý tới đơn vị đề xuất hoặc đơn vị thực hiện nhằm hiệu chỉnh, khắc các phục thiếu sót. 1.3. Ưu điểm Với quy trình thực hiện có sự tham gia phản biện độc lập từ các bộ phận có chuyên môn, nghiệp vụ sẽ giúp chủ trương đầu tư, phát triển các HTTT đúng hướng. Đồng thời, có thể loại bỏ những dự án không hiệu quả. Nhờ đó tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm các dự án cấp thiết phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường. 1.4. Nhược điểm Bảng 1 thể hiện quá trình đầu tư, triển khai một số HTTT tại HVNH. Qua Bảng 1 ta có thể nhận thấy quá trình đầu tư, xây dựng và nâng cấp các HTTT của HVNH diễn ra không cùng một thời điểm, 212
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD không cùng đơn vị thực hiện, có sự khác biệt về phương pháp luận trong cách thức triển khai, nền tảng xây dựng hệ thống khác nhau, tính kết nối giữa các hệ thống chưa chặt chẽ, Bảng 1. Quá trình đầu tư, xây dựng, nâng cấp và cải tạo một số HTTT tại HVNH Năm thực Tên phần mềm Đơn vị thực hiện Đơn vị thụ hưởng hiện Cổng thông tin Học viện Ngân 2012 Công ty Cổ Phần Truyền Học viện Ngân hàng hàng Thông Văn Hóa Việt Hệ thống quản lý nhân sự 2013 Khoa HTTT Quản lý Phòng TCCB HRM Cổng thông tin đào tạo Học 2012 Công ty cổ phần CMC Phòng Đào tạo viện Ngân hàng Hệ thống hỗ trợ giảng dạy trực 2013 Khoa HTTT Quản lý Học viện Ngân hàng tuyến Cổng thông tin tri thức trực 2014 Khoa HTTT Quản lý Học viện Ngân hàng tuyến Wiki Banking “Sự phân mảnh” đó dẫn đến thiếu nhất quán, tồn tại khả năng trùng lặp về dữ liệu, khó có thể tích hợp và tái sử dụng. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc phát triển các HTTT tại các tổ chức/doanh nghiệp hiện nay, bởi chúng thiếu tính đồng bộ về mặt hệ thống (silo hệ thống) và dữ liệu (silo dữ liệu). Bên cạnh đó, việc đề xuất xây dựng, cải tạo hoặc nâng cấp các HTTT còn tự phát, chưa có chiến lược, lộ trình rõ ràng. Đó là căn nguyên gây ra tính manh mún, thiếu nhất quán và hạn chế khả năng liên kết. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu Nhiều khảo sát tại các tổ chức/doanh nghiệp tại các nước trên thế giới cho thấy họ áp dụng các Hệ thống thông tin (HTTT) rất hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành và hỗ trợ ra quyết định kinh doanh. Các HTTT của họ thường được đầu tư một cách bài bản, xây dựng tuân theo chuẩn mực quốc tế. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện tích hợp dữ liệu giữa các HTTT khác nhau trong tổ chức của họ được bắt đầu từ rất sớm để phục vụ nhu cầu quản lý, hỗ trợ ra quyết định hoặc áp dụng để tạo lập mô hình kinh doanh thông minh. Tại Việt Nam trong những năm gần đây việc tin học hóa các hoạt động của các tổ chức/doanh nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, các HTTT đã dần dần được hình thành để đáp ứng nhu cầu quản lý và điều hành của mỗi tổ chức/doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển các hệ thống mới gặp nhiều khó khăn khi muốn liên kết dữ liệu tới những hệ thống khác đã được xây dựng trước đó. Nguyên nhân được chỉ ra là có sự phân mảnh về mặt hệ thống, về mặt dữ liệu và các chuẩn mực khi xây dựng hệ thống. Với thực tế đó, để quản lý, điều hành, ra quyết định nhanh chóng một cách chính xác - thông minh dựa trên dữ liệu là rất khó khăn. Còn nếu áp dụng nguyên mô hình phát triển, tích hợp các HTTT của nước ngoài sẽ không phù hợp bởi điều kiện, kinh phí và nhận thức chung của các tổ chức/doanh nghiệp ở Việt Nam. Mặt khác, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu liên quan tới đánh giá, áp dụng các giải pháp tích hợp trong việc phát triển, cải tạo các HTTT tại các tổ chức/doanh nghiệp. Vị trí/chức danh “Kiến trúc sư trưởng CNTT” trong mỗi tổ chức/doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn rất “lạ lẫm”. Điều đó dẫn tới các hoạch định, thiết kế các HTTT thiếu chiến lược dài hạn, phát triển tự 213
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phát không theo lộ trình, trùng lặp về chứa năng/dữ liệu và thiếu tính kế thừa. Do đó, vấn đề hoạch định và tích hợp dữ liệu đã thực sự trở thành nhu cầu cấp thiết của các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam. Tại HVNH và một số tổ chức/doanh nghiệp, thông qua kết quả của việc khảo sát hiện trạng các HTTT, từ quan điểm đến quy trình thực hiện, đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp triển khai; nhóm nghiên cứu đã xác định được vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu liên quan tới 3 nội dung cốt lõi là mô hình phát triển HTTT, tích hợp dữ liệu giữa các HTTT như thế nào để giúp các hệ thống có khả năng giao tiếp, tương tác, tái sử dụng và phương pháp luận trong việc hoạch định, thiết kế, triển khai, bảo trì các HTTT. 2.2. Vấn đề hoạch định các HTTT tại các tổ chức/doanh nghiệp dựa trên Kiến trúc tổng thể (EA) Trên thực tế, việc triển khai phát triển các HTTT tại các tổ chức/doanh nghiệp thường được thực hiện bởi các nhóm phát triển khác nhau. Các nhóm này thường có xu hướng tạo ra những sản phẩm có kiến trúc chỉ đáp ứng yêu cầu của riêng đơn vị đó chứ không thể áp dụng ở nơi khác, còn nếu muốn áp dụng thì phải hiệu chỉnh rất nhiều. Kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecture - EA) chính là kim chỉ nam cho việc tổ chức, thực thi và đánh giá hiệu quả vận hành các mục tiêu chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp nhờ áp dụng các HTTT (Jeanne W. Ross, Peter Weill và David C. Robertson, 2006)[6]. Hiểu một các tổng quát nhất thì kiến trúc tổng thể là bản thiết kế, quy hoạch tổng thể thống nhất từ đầu cho toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển hệ thống thông tin của tổ chức/doanh nghiệp (Chu Văn Huy, 2015)[4]. Kiến trúc tổng thể sẽ phác họa bức tranh kiến trúc đa chiều về tổ chức kết nối giữa nghiệp vụ và CNTT, giúp phân tích các mối quan hệ đan chéo giữa tất cả các chiều nhằm tìm ra các nhân tố tạo nên sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức. Hình 2. Ứng dụng Kiến trúc tổng thể trong hoạch định phát triển các HTTT tại doanh nghiệp Để đảm bảo việc phát triển các HTTT theo định hướng, tầm nhìn dài hạn, đáp ứng hài hòa mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng công nghệ và yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ thì việc thiết kế hệ thống dưới góc nhìn kiến trúc tổng thể là giải pháp phù hợp. Trong kiến trúc đó, có sự mô tả rõ ràng về nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng, cũng như hạ tầng công nghệ. Việc thiết lập kiến trúc tổng thể sẽ giúp lãnh đạo, các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận CNTT cùng hiểu và nhìn về một hướng. Tăng cường sự hỗ trợ và phối hợp giữa các bộ phận. Nâng cao khả năng quản lý chiến lược, nghiệp vụ và công nghệ. 214
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2.3. Vấn đề tích hợp dữ liệu dựa trên Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) Thực tế chỉ ra rằng, quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do các HTTT cung cấp. Qua khảo sát thực tế, chúng ta nhận thấy các HTTT đã triển khai tại HVNH và các tổ chức/doanh nghiệp thường có chung đặc điểm là thông tin, dữ liệu và hệ thống bị “phân mảnh”. Sự thiếu gắn kết đó dẫn đến nguy cơ không có dữ liệu, thông tin đầu vào cung cấp cho các hệ thống khác có nhu cầu sử dụng. Để giải quyết bài toán trên, tích hợp dữ liệu và đặc biết là tích hợp dữ liệu từ những hệ thống đã tồn tại được coi là bài toán cần giải. Có nhiều cách hiểu, định nghĩa về tích hợp dữ liệu khác nhau. Theo R.Flowerdew (1991) thì “tích hợp dữ liệu là quá trình kết hợp những dữ liệu có thể kết hợp được với nhau, vì thế chúng cần có một mối quan hệ cần thiết để có thể phân tích”[9]. Theo ARF(2003) định nghĩa “tích hợp dữ liệu là một quá trình kết nối thông tin từ hai hoặc nhiều nguồn dữ liệu khác nhau và sử dụng các thông tin từ các nguồn dữ liệu đó tạo ra các thông tin mới phù hợp với yêu cầu của người sử dụng”[10]. Mục đích của việc tích hợp dữ liệu là kết nối các dữ liệu từ các nguồn thông tin liên quan với nhau và lấy thông tin theo mục đích của người sử dụng. Để giải quyết vấn đề silo về mặt hệ thống và dữ liệu thì trong triển khai thực hiện cần chỉ rõ những chuẩn mực liên quan đến tích hợp mà các HTTT phải đáp ứng (Trung tâm CNTT - HVNH, 2016). Mặt khác, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích một số giải pháp như: Giải pháp tích hợp dữ liệu sử dụng Trigger/Procedure, Giải pháp tích hợp dữ liệu sử dụng Web services, Giải pháp đồng bộ dữ liệu “giai đoạn đầu” dự án, Giải pháp xây dựng CSDL dùng chung (tiền ERP), CƠ SỞ DỮ LIỆU CƠ SỞ DỮ LIỆU CƠ SỞ DỮ LIỆU HRM KHCN SRM TRỤC TÍCH HỢP DỮ LIỆU ESB (ENTERPRISE SERVICE BUS) HỆ THỐNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH HRM KHCN Hình 3. Giải pháp tích hợp dữ liệu sử dụng web services dựa trên Kiến trúc hướng dịch vụ Qua thực nghiệm phát triển các HTTT tại HVNH, nhóm nghiên cứu nhận thấy để xử lý vấn đề thiếu liên kết giữa các hệ thống một cách tối ưu, trong quá trình xác định các yêu cầu (requirements) gửi đơn vị thực hiện, các đơn vị đề xuất nên yêu cầu xây dựng hệ thống dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ SOA (service oriented architecture). Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) là một kiến trúc trong xây dựng phần mềm. Kiến trúc này bao gồm một tập hợp các dịch vụ (service) có khả năng truy cập qua môi trường mạng. Mỗi dịch vụ thực hiện xử lý một chức năng chuyên biệt nào đó (tạo kết nối, truy xuất dữ liệu, hiển thị dữ liệu, xác thực, ) giống như các chức năng được lập trình ở HTTT thông thường. Khi người dùng cần thực hiện chức năng nào đó, thay vì viết mã lệnh thì chỉ cần gọi dịch vụ dữ liệu thực hiện chức năng đó. Dịch vụ dữ liệu đảm bảo việc tích hợp hệ thống đạt hiệu quả cao, tăng tính tương tác giữa các thành phần và dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng. 215
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3. Ứng dụng EA và SOA trong phát triển các giải pháp quản lý - điều hành 3.1. Hoạch định phát triển các HTTT Như đã trình bày tại mục 2.2, việc áp dụng Kiến trúc tổng thể sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn. Một trong số đó là giúp lãnh đạo/quản lý của mỗi tổ chức/doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về mối quan hệ của yếu tố “nghiệp vụ” và “công nghệ”. Kết quả thực nghiệm xây dựng Kiến trúc tổng thể của “Hệ thống Hỗ trợ quản lý điều hành hoạt động KHCN tại HVNH” được mô tả trong Hình 4. Kiến trúc này là một bản vẽ, thể hiện một cách khái quát các đối tượng người dùng, thiết bị, hệ thống thông tin và hạ tầng công nghệ vận hành. Hình 4. Sơ đồ Kiến trúc tổng thể Hệ thống hỗ Hình 5. Khung kiến trúc tổng thế Hệ thống hỗ trợ trợ quản lý - điều hành hoạt động KHCN quản lý - điều hành hoạt động KHCN tại Học viện Ngân hàng tại Viện NCKH Ngân hàng Đi sâu vào từng thành phần ta sẽ có các tài liệu là các bản vẽ, biểu đồ thu được trong quá trình khảo sát, phân tích, thiết kế, xây dựng hệ thống. Các tài liệu giúp các bên liên quan có góc nhìn chi tiết về các tài liệu đặc tả liên quan tới nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng và hạ tầng công nghệ của các HTTT. Hình 5 thể hiện kết quả của việc phân hoạch các tài liệu của việc phát triển hệ thống vào từng “ngăn” một cách khoa học và mạch lạc. Kết quả thu được sẽ giúp ích rất nhiều cho các lãnh đạo có thể có hoạch định chính xác, đảm bảo việc phát triển có lộ trình, việc phát triển thống nhất theo chuẩn mực đã đề ra; các đơn vị xây dựng HTTT có thể nhanh chóng thấu hiểu hệ thống cần phát triển. 3.2. Tái cấu trúc các HTTT đã xây dựng theo hướng nâng cao khả năng tích hợp hệ thống Căn cứ bản vẽ tổng thể về các HTTT ở thời điểm hiện tại, mỗi tổ chức/doanh nghiệp có thể tiến hành tái cấu trúc các HTTT đã xây dựng trước khi triển khai nâng cấp. Việc tái cấu trúc sẽ giúp xác định lại giá trị HTTT đó đem lại, các dữ liệu HTTT đó có thể cung cấp ra bên ngoài thông qua các dịch vụ dữ liệu (data services) chờ sẵn. Quá trình bổ sung thêm mới các dịch vụ khả dụng đối với các ngôn ngữ lập trình bậc cao (C#, Java, PHP, ) hiện có thể được thực hiện dễ dàng. 216
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Hình 6. Áp dụng kiến trúc hướng dịch vụ trong phát triển các HTTT Với kho dịch vụ được xây dựng, việc phát triển, hiệu chỉnh, tái cấu trúc, các HTTT trở nên dễ dàng, linh hoạt hơn rất nhiều so với các phương pháp thông thường. Hình 6 thể hiện kịch bản cho việc xây dựng các HTTT trong tổ chức/doanh nghiệp dựa trên Kiến trúc hướng dịch vụ. Việc tái cấu trúc sẽ giúp các HTTT có thể gia tăng đáng kể tính sẵn sàng trong chia sẻ, tái sử dụng về mặt dữ liệu. Các HTTT không còn là một “ốc đảo” mà đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các dịch vụ dữ liệu chờ sẵn. 3.3. Đề xuất quy trình phát triển các HTTT hỗ trợ quản lý - điều hành Sau khi xác định rõ kiến trúc tổng thể (EA), chuẩn bị sẵn sàng các nguồn tài nguyên ở dạng các dịch vụ dữ liệu (data services) chờ sẵn. Để phát triển một HTTT mới hoặc nâng cấp, nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình thực hiện phát triển các HTTT tại các tổ chức/doanh nghiệp có sự kết hợp của EA và SOA gồm 7 bước như sau: Hình 7. Đề xuất quy trình phát triển HTTT hỗ trợ quản lý điều hành tại HVNH (1) Khảo sát, xác định yêu cầu người dùng theo phương pháp phỏng vấn chuyên sâu nhằm xem xét toàn diện các khía cạnh về quản lý, công nghệ của tổ chức; đi vào các vấn đề cụ thể là hoạt động tin học và quy trình hoạt động nghiệp vụ. (2) Xây dựng Kiến trúc tổng thể của các HTTT trong tổ chức. (3) Phân tích, thiết kế các HTTT đáp ứng yêu cầu của người dùng; các tài liệu thiết kế được quản lý khoa học trên Khung kiến trúc tổng thể. (4) Tái cấu trúc, bổ sung mới một số dịch vụ dữ liệu từ các HTTT khác (nếu cầu) nhằm phục vụ tích hợp dữ liệu. (5) Lập trình xây dựng hệ thống có tích hợp các nguồn dữ liệu từ các hệ thống đã tồn tại (nếu cần) thông qua việc sử dụng các dịch vụ dữ liệu. Để triển khai nhanh các HTTT, nhóm nghiên cứu sử dụng nền tảng lập trình iSEAS Framework1. 1 iSEAS Framework là nền tảng phát triển ứng dụng Web được tập thể Giảng viên khoa HTTT Quản lý xây dựng. Nền tảng được chuyển giao cho nhóm sinh viên thực hiện đề tài này từ Giảng viên hướng dẫn. 217
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (6) Chuyển giao hệ thống cho đơn vị đặt hàng, hỗ trợ sử dụng tới từng nhóm đối tượng. (7) Bảo trì hệ thống, khắc phục những vấn đề tồn tại được phát hiện trong quá trình vận hành. Với các bước rõ ràng như vậy, thời gian thực hiện “Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý - điều hành hoạt động KHCN tại Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng” được hoàn thành nhanh chóng. Và suy rộng ra, nếu các HTTT tại các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng quy trình này, ngoài phát triển mới hoặc nâng cấp các HTTT hiệu quả, thì còn có thể nâng cao khả năng “đọc/hiểu” các HTTT cũ, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định dựa vào “dữ liệu” kết nối và tiết kiệm tối đa trong việc loại bỏ HTTT cũ và thay thế bằng HTTT mới phù hợp. Một số kết quả chính thu được bao gồm: Thứ nhất: Tìm hiểu hiện trạng các HTTT triển khai tại HVNH. Từ đó xác định được bức tranh tổng thể, khả năng tích hợp dữ liệu. Thứ hai: Đề xuất quy trình thực hiện phát triển các HTTT tại HVNH dựa trên việc hoạch định các HTTT theo Kiến trúc tổng thể và tích hợp dữ liệu dựa trên Kiến trúc hướng dịch vụ nhằm khắc phục những bất cập trong phát triển phần mềm trước đây, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả hệ thống mới. Thứ ba: Đã thực nghiệm xây dựng thành công hệ thống hỗ trợ công tác quản lý - điều hành hoạt động KHCN tại Viện NCKH Ngân hàng thông qua việc hoạch định hệ thống trên một kiến trúc tổng thể và ứng dụng tích hợp dữ liệu từ Hệ thống quản lý nhân sự (HRM) và Hệ thống quản lý Khoa học Công nghệ (SRM). Hoàn thành mục tiêu đặt ra của nhóm nghiên cứu là tạo ra một hệ thống “thật” và có khả năng “sử dụng” ngay tại Học viện Ngân hàng. Hệ thống được xây dựng gồm 3 phân hệ chính. Để truy cập vào hệ thống, người dùng có thể sử dụng trình duyệt và gõ địa chỉ: Đây là một cổng thông tin, từ đó cho phép truy cập đến các phân hệ khác nhau của hệ thống. Hình 8. Cổng thông tin Viện NCKH Ngân hàng - HVNH Phân hệ 1: Trang tin điện tử Viện NCKH Ngân hàng Với phân hệ này, người dùng có thể nắm bắt các tin tức liên quan đến hoạt động KHCN của cán bộ, giảng viên, sinh viên, v.v tại HVNH; các nghiên cứu chuyên đề; các bài báo đăng tạp chí quốc tế; các văn bản/biểu mẫu; các tiện ích như tra cứu, xem tiểu sử liên quan đến các nhà khoa học tiêu biểu tại HVNH, liên kết, thống kê, 218
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Hình 9. Giao diện Trang tin điện tử của Viện NCKH Ngân hàng Trang tin điện tử được xây dựng dựa trên giải pháp tích hợp dữ liệu nên các mục như Đề tài NCKH giảng viên, Đề tài NCKH sinh viên, Tài liệu học tập, Hội thảo tọa đàm, sẽ lấy dữ liệu từ Hệ thống quản lý - điều hành hoạt động KHCN một cách tự động. Người quản trị hệ thống sẽ không phải nhập lại một cách thủ công. Phân hệ 2: Hệ thống quản lý - điều hành hoạt động KHCN tại HVNH Phân hệ thực hiện quản lý hoạt động KHCN của cán bộ, giảng viên, sinh viên. Đồng thời cung cấp các báo cáo/thống kê phục vụ công tác quản lý - điều hành cho lãnh đạo Học viện, lãnh đạo Viện nghiên cứu, các đơn vị trực thuộc, v.v Hình 10. Phân hệ Quản lý - Điều hành hoạt động KHCN tại HVNH Các dữ liệu liên quan đến cán bộ, giảng viên được tích hợp tự động từ Hệ thống quản lý nhân sự (HRM). Do đó, luôn đảm bảo tính thống nhất trước những biến động về nhân sự tại HVNH. Phân hệ 3: Hệ thống tra cứu thông tin Khoa học - Công nghệ Nhằm giúp việc cung cấp, phổ cập các dữ liệu liên quan đến KHCN tới người dùng rộng khắp. Tại phân hệ này, bất kỳ người dùng nào cũng có thể tra cứu thông tin về các đơn vị trực thuộc HVNH, các cán bộ/giảng viên/sinh viên/nhà khoa học tham gia các hoạt động nghiên cứu, các đề tài/nhiệm vụ KHCN được thực hiện, bài viết khoa học, sự kiện khoa học, v.v Hình 11. Trang tra cứu thông tin liên quan các hoạt động KHCN 219
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.4. Đánh giá kết quả thực hiện Đề tài đã đưa ra phương pháp phát triển các HTTT dựa trên việc hoạch định, tích hợp dữ liệu từ những hệ thống có sẵn tại HVNH. Nhờ áp dụng giải pháp, mô hình và nền tảng trên, việc nâng cấp hoặc phát triển mới một HTTT có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật, khả năng kế thừa và phát huy được giá trị dữ liệu từ các hệ thống sẵn có. Nghiên cứu còn chỉ rõ phương pháp luận trong việc phát triển phần mềm dựa trên hoạch định các HTTT thông qua Kiến trúc tổng thể (EA), tích hợp dữ liệu sẵn có thông qua Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA). Đây là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các đơn vị phát triển phần mềm giải pháp cho HVNH sau này. Sản phẩm thu được trong quá trình thực hiện hỗ trợ rất tốt Viện NCKH Ngân hàng - HVNH trong phổ biến thông tin KHCN tới toàn thể nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, cũng giúp HVNH giảm thiểu đầu tư xây dựng hệ thống mới. 4. Kết luận và khuyến nghị Đề tài đã chỉ rõ kết quả của (1) việc áp dụng Kiến trúc tổng thể (EA) giúp lãnh đạo các tổ chức/doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan trong hoạch định, quản lý các HTTT đã, đang và sẽ đầu tư trong tương lai, (2) ứng dụng tích hợp dữ liệu thông qua Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) sẽ đem lại dữ liệu đầu vào chất lượng, nhanh chóng xây dựng các HTTT, (3) đề xuất mô hình phù hợp có sự kết hợp EA và SOA trong quy trình phát triển phần mềm, (4) thực nghiệm phát triển Hệ thống hỗ trợ quản lý - điều hành hoạt động KHCN từ kiến thức thu được trong quá trình nghiên cứu, v.v Tuy nhiên, để triển khai thành công thì cần phải nâng cao kiến thức của lãnh đạo mỗi tổ chức/doanh nghiệp về CNTT nói chung và kiến trúc tổng thể HTTT doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp về tích hợp dữ liệu nhằm tìm ra những phương pháp tối ưu, hoàn chỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trung tâm CNTT - HVNH (2016), “Quy định về quản lý, xây dựng và khai thác tài nguyên CNTT của HVNH”, Học viện Ngân hàng. [2] Nguyễn Trọng (2013), “CNTT hỗ trợ điều hành Doanh nghiệp”, Tại chí Bưu chính viễn thông. [3] Phan Thanh Đức và Cao Thị Nhâm (2013), “BPMS - Công cụ phát triển và quản trị ứng dụng doanh nghiệp”, Tạp chí Tin học Ngân hàng. [4] Chu Văn Huy (2015), “Bài giảng Kiến trúc doanh nghiệp”, Học viện Ngân hàng. [5] Clark A. Campbell và Mick-Campbell (2012), “The New One-Page Project Manager: Communicate and Manage Any Project With A Single Sheet of Paper”. [6] Jeanne W. Ross, Peter Weill và David C. Robertson (2006), “Enterprise Architecture As Strategy”, NXB Harvard Business Review Press. [7] P. Harmon (2003), "Developing an Enterprise Architecture”, Business Process Trends. [8] H. Matsuyama (2006), "Approach to EA at Fujitsu and Relationships between EA, SDAS, and SOA" Fujitsu Scientific & Technical Journal, số 42, trang 286-294. [9] Robin Flowerdew (1991), “Data integration: statistical methods for transferring data between zonal systems”. [10] Advertising Research Foundation (2003), “ARF guidelines for data integration”. [11] Christopher Kistasamy, Alta Van Der Merwe, Andre De La Harpe (2010) “The Relationship between Service Oriented Architecture and Enterprise Architecture”, IEEE International Enterprise Distributed Object Computing Conference Workshops. 220
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [12] D. Linthicum (2007), "Directions Teleconference & Webinar: When EA & SOA Worlds Collide!", EA Directions. [13] V. Seppanen (2008), "Interconnections and Differences between EA and SOA in Government ICT development", Đại học Jyvaskyla. [14] Khaled Bashir Shaban (2011), “Ontology based Application Integration”. [15] Buccella, Alejandra Cechich và Nieves R.Brisaboa (2003), “An ontology approach to data integration”. [16] Burbeck và Steve (1992), “Applications Programming in Smalltalk-80: How to use Model- View-Controller”. [17] Trygve Reenskaug và James Coplien (2009), “The DCI Architecture: A New Vision of Object- Oriented Programming”. [18] Martin Fowler (2006), “The evolution of MVC and other UI architectures”. 221