Tiền tệ & ngân hàng

pdf 65 trang Gia Huy 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiền tệ & ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftien_te_ngan_hang.pdf

Nội dung text: Tiền tệ & ngân hàng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG - - 2007- -
  2. LỜI MỞ ĐẦU Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Chúng ta sẽ tiếp tục chương trình học với môn Tiền tệ và ngân hàng. Trước hết, chúng ta cùng nhau giải đáp câu hỏi: Môn học này để làm gì ? Môn học tiền tệ và ngân hàng sẽ cung cấp cho chúng ta kiến thức về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Những giao dịch của chúng ta chắc chắn có liên hệ với ngân hàng. Ví dụ: Bạn có thể đi gửi tiền tiết kiệm ? Hay đi vay ? hay chuyển tiền cho một người thân ? Vậy bạn hiểu ngân hàng sẽ thực hiện những việc đó như thế nào ? ngoài ra môn học này sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức rất thông dụng như lạm phát, ngân hàng trung ương các loại tiền tệ trong nền kinh tế Những kiến thức này sẽ giúp bạn có cơ sở vận dụng trong thực tế về những công việc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Mục đích học viên khi học Môn học này nhằm giúp học viên có được những kiến thức cơ bản nhất về tiền tệ, ngân hàng và một số khái niệm khác liên quan để có thể vận dụng vào những nghiên cứu trong các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như tham gia vào các môn học khác trong hệ thống môn học về tài chính - tiền tệ - tín dụng. Từ kiến thức có được của môn học này và một số môn học bổ trợ khác của ngành, học viên có thể làm việc trong các ngành về tài chính, ngân hàng cũng như tiếp tục đi sâu vào lĩnh vực tài chính.
  3. Học viên phải nắm vững được mỗi khái niệm, thuật ngữ đưa ra và sau đó liên hệ với thực tế để có thể vận dụng đượcnhững kiến thức đã học. Về nội dung Nội dung tài liệu được môn học này trình bày trong 9 bài với một bố cục tương đối chặc chẽ: Bài 1: Trình bày đại cương về tiền tệ Bài 2: Nghiên cứu về lạm phát Bài 3: Tìm hiểu về ngân hàng trung ương. Bài 4: Tiếp tục phân tích về các chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Bài 5: Sẽ đi sâu vào tiếp cận ngân hàng thương mại. Bài 6: Các định chế tài chính phi ngân hàng Bài7: Mô tải hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bài 8: Tìm hiểu về tín dụng. Bài 9: Trình bày về Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Về thời gian phương pháp học: Để có thể tiếp thu một cách tốt nhất toàn bộ nội dung của môn học, một phương pháp chung cho tất cả các học viên là yêu cầu phải đọc tài liệu trước ở nhà(các tài liệu tham khảo đã được hướng dẫn trong
  4. phần này và hướng dẫn cụ thể trong từng bài học ), chú ý kiểm tra kiến thức của mình bằng cách trả lời các câu hỏi. Môn học này được hướng dẫn trong thời gian 45 tiết, mỗi bài học sẽ được phân bố thời gian là 5 tiết. Về tài liệu tham khảo: 1. Frederic S. Mishkin- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1994. 2. TS. Nguyễn Văn Ngôn- Tiền tệ và ngân hàng, 1998. 3. Lawrence S. Rirter, các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. 4. Nguyễn Ninh Kiều, MBA, tiền tệ- Ngân hàng, nhà xuất bản thống kê 1998. 5. PGS. TS Lê Văn Tề- Tiền tệ và ngân hàng, nhà xuất bản TP. HCM- 2001. 6. PGS. TS. trần Hoàng Ngân, PGS. TS Lê Văn Tề, Võ Thị Tuyết Anh, Trương Thị Hồng- Tiền tệ & Ngân hàng và thanh toán quốc tế, nhà xuất bản thống kê 1996. 7. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn- Tiền tệ- Ngân hàng, nhà xuất bản thống kê- 2003. 8. PGS. TS Lê Văn Tư- Nân hàng thương mại, nhà xuất bản thống kê 2003. 9. Báo, tạp chí trong và ngoài nước liên hoan đến lĩnh vực tiền tệ- Ngân hàng.
  5. 10. Trang web sbv. gov. vn 11. Các tài liệu khác về tiền tệ- ngân hàng. Địa chỉ liên hệ TS. Trương Thị Hồng ĐT: 08.8 501 266 E- mail: tshongkdtt@yahoo.com
  6. Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ Đây là bài đầu tiên trong chương trình học, sẽ giới thiệu những vấn đề chung nhất liên quan đến tiền tệ bao gồm nguồn gốc, khái niệm công dụng của tiền tệ, các hình thái tiền tệ và các chế độ bản vị tệ Mục tiêu học viên cần đạt được khi học xong bài 1: Sau khi học xong bài này, yêu cầu học viên phải hiểu được nguồn gốc của tiền tệ cũng như công dụng của tiền tệ, nắm vững sự phát triển các hình thái tiền tệ qua từng giây đoạn, có liên hệ với thực tế, phân biệt được các chế độ bản vị tệ. Tài liệu tham khảo cho bài 1: Để học tốt bài học, yêu cầu học viên phải đọc tài liệu trước ở nhà, chú ý lắng nghe phần trình bày của giáo viên và trả lời các câu hỏi. Các tài liệu có thể tham khảo cho bài 1 bao gồm: - PGS. TS Lê Văn Tề- Tiền tệ và ngân hàng, chương 1 - Frederic S. Mishkin- TIền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, chương 2, 4, 14, 15, 19 - PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn- Tiền tệ- ngân hàng, chương 1 - TS. Nguyễn Văn Ngôn- Tiền tệ & Ngân hàng, đoạn 1 trang 7
  7. I. NGUỒN GỐC: Cùng vời sự phát triển xã hội loài người, tiền tệ được hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử. Buổi đầu khi tiền tệ chưa xuất hiện, con ngưới tự cung cấp trực tiếp những gì mình cần thông qua việc săn bắt, trồng trọt. Khi con người thoát khỏi hình thức thô sơ này bằng sự chuyên môn hoá thì từ đó quá trình trao đổi hàng hóa xuất hiện. Hình thái trao đổi là hàng hóa lấy hàng hóa. 1kg gạo=2kg muối Tổng quát: Y hàng hóa A=X hàng hóa B Hình thái này rất đơn giản nhưng thực tế thì phức tạp vì người có hàng hóa A muốn lấy hàng hóa B phải tìm người sở hữu và người này phải có nhu cầu , lúc này thì quá trình trao đổi mới được thực hiện. Trong khi đó nếu có tiền tệ thì quá trình trao đổi nhanh hơn, ta chỉ việc bán hàng hóa A, lấy tiền, rồi dùng tiền mua hàng hóa B. Khi sự phân công lao động xã hội ngày càng rõ nét, nhu cầu trao đổi ngày càng nhiều thì hình thái trao đổi hàng hóa không còn thích hợp nữa, mà thế giới hàng hóa được tách ra làm hai bộ phận: - Một bên là tất cả các hàng hóa. - Một bên là chỉ có 1hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Tuy nhiên vật ngang giá chung trong giai đoạn đầu chưa cố định ở hàng hóa nào mà phụ thuộc vào phong tục, tập quán từng lĩnh vực, từng địa phương. Khi nhu cầu trao đổi ngày cáng nhiều thì đồi hỏi các
  8. vùng , các nước phải thống nhất với nhau về vật ngang giá chung. Trãi qua nhiều quá trình phát triển người ta chọn vàng bạc làm ngang giá chung. Từ đó hình thành các chế độ tiền tệ như: đơn bản vị vàng, chế độ lưỡng kim bản vị. II CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 1. Hoá tệ Đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ được sử dụng trong một thời gian ở một số quốc gia. Hoá tệ có nghĩa là con người dùng một hàng hóa nào đó làm phương tiện tiền tệ. Có hai loại hoá tệ: Hóa tệ không kim loại:Dùng những hàng hóa không phải là kim loại làm tiền tệ. Như Châu Phi dùng võ ốc, võ sò. Mehico dùng hạt ca cao, Bắc Mỹ dùng da thú, PhiLipPin dùng gạo. Tuy nhiên hình thái này có nhiều bất tiện, nó chỉ được công nhận trong từng nước, từng địa phương, dễ hư hỏng, không phân chia được, khó vận chuyển. Hóa tệ kim loại:Dùng kim loại là phương tiện tiền tệ. Ví dụ ở Trung Quốc lấy chì làm tiền, Anh dùng thiếc, Đông Dương dùng bạc, tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế như: bị cắt xén, hao mòn trong quá trình sử dụng. 2. Tín tệ Là thứ tiền tệ mà tự nó không có gía trị nhưng nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó sử dụng rộng. Có hai loại tiền - Tiền tệ kim loại:Trong hình thài hóa tệ kim loại thì giá trị của chất kim loại đúc thành tiền chính là giá trị ghi trên mặt đồng tiền
  9. tức là bằng mệnh giá của tiền tệ. Còn hình thái tín tệ kim loại mệnh giá của tiền tệ là do con người quyết định chứ không dựa vào giá trị nội tại của nó. Ví dụ:Tiền lẻ, tiền xu các nước tư bản điều là kim loại. - Tiền giấy có hai loại: Tiền giấy khả hoán:Là tiền giấy được lưu hành trên cơ sở thay thế cho tiền vàng hoặc tiền bạc. Nó có khả năng đổi lấy tiền váng hay bạc. Tiền giấy bất khả hoán:Là tiền giấy ngày nay nhiều quốc gia sử dụng. Loại tiền giấy này không có khả năng chuyển đổi ra vàng. 3. Bút tệ Là hình thái tiền tệ rất được ưa chuộng trong thanh toán ngày nay ở các nước tiên tiến. Bút tệ cũng có thể hiểu qua ngôn ngữ thông thường là thanh toán bằng chuyển khoản hay là không dùng tiền mặt. Bút tệ là một loại tiền vô hình tồn tại trên sổ sách kế toán của ngân hàng và nó được tạo ra thông qua các bát toán. người ta còn gọi bút tệ là tiến thông qua ngân hàng hay còn gọi là tiền qua trương mục họăc tiền ghi sổ. III. CÁC CHẾ ĐỘ BẢN VỊ TỆ Bản vị tiền tệ là tiêu chuẩn chung mà mỗi nước chọn làm căn bản cho đơn vị tiền tệ của mình. Trong lịch sử tiền tệ, các tiêu chuẩn chung đó có thể là háng hóa, vàng bạc hay ngoại tệ.
  10. Ví dụ tiền tệ lấy vàng làm vật ngang giá chung gọi là chế độ song bản vị. Lịch sử tiền tệ trải qua nhiều chế độ tiền tệ khác nhau đặc biệt là các chế độ tiền tệ sau đây được nhiều quốc gia áp dụng. 1. Chế độ lưỡng kim bản vị(chế độ song bản vị): Là chế độ tiền tệ trong đó pháp luật hoặc Nhà nước hai lim loại vàng và bạc dùng làm đơn vị tiền tệ. Hai loại tiền tệ này được lưu hành song song nhau. Ví dụ: - Truớc năm 1914 đồng Franc Pháp định nghĩa vừa theo vàng vừa theo bạc. 1 Franc vàng=322, 5mg vàng chuẩn độ 0, 900 1 Franc bạc=5g bạc chuẩn độ 0, 900 - Ngày 2. 4 1972 đồng dollar Mỹ được định nghĩa vừa theo vàng vừa theo bạc như sau: 1 Dollar vàng=322, 5 mg vàng chuẩn độ 0, 900 1 Dollar bạc=24, 06g bạc ròng Theo định nghĩa trên một Franc nặng gấp 15, 5 lần 1 Franc vàng và 1 Dollar bạc nặng gấp 15 lần Dollar vàng. Hay là giá chính thức của một gam vàng bằng giá chính thức của 15, 5g bạc và 15 g bạc Mỹ. Trong chế độ song bản vị nếu chính phủ có quy định mối quan hệ tỷ lệ nhất định giữa hai kim loại đóng vai Trò tiền tệ(Như ví dụ trên)thì người ta gọi đó là chế độ bản vị kép.
  11. Nếu chính phủ không quy định mối tương quan giá trị giữa hai kim loại đóng vai trò tiền tệ mà nó được lưu hành tự do theo giá trị thực của chúng thì được gọi là chế độ bản vị song hành. Ví dụ: ở anh quốc năm 1633 áp dụng chế độ tiền tệ bản vị song hành với hai loại tiền: Đồng tiền vàng có tên là đồng Guinea. Đồng tiền bạc có tên là đồng shilling. Nhà nước Anh không quy định 1 guinea bằng bao nhiêu Shilling. Chế độ lưỡng kim bản vị trong thực tế đã bộc lộ một số nhược điểm của nó. Cùng một lúc áp dụng hai thước đo giá trị. Mặc khác năng suất khai thác vàng và bạc luôn biến động theo thời gian, theo từng địa phương. Vì vậy thật khó khăn khi phải áp đặt một tỉ lệ tương quan giữa hai kim loại trong chế độ bản vị kép. Một khi tể lệ này chính phủ quy định không sát với thực tế sẽ dẫn đến hiện tượng đồng tiền nào chính phủ quy định cao hơn thực tế thì nó ít được dùng hay biến mất khỏi lưu thông. Sự kiện này đã được một nhà kinh tế học người Anh ở thế kỉ 16phát hiện và hệ ythống thành quy luật mang tên ông:Quy luật Gresham (Thomas Gresham) như sau: “Trong một quốc gia khi nào hai thứ tiền được luật pháp theo một gía đổi chính thức , đồng tiền sấu sẽ dần dần trục xuất đồng tiền tốt ra khỏi thị trường”. Trong tiến trình lịch sử, bạc dần dần mất giá, gây khó khăn cho nhiều nước áp dụng chế độ lưỡng kim bản vị.
  12. Vì vậy, các nước dần dần lọai bạc ra khỏi công dụng làm tiền tệ, chấm dứt chế độ lưỡng km bản vị bắt đầu chế độ đơn bản vị vàng 2. Chế độ đơn bản vị(chế độ bản vị vàng) Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ trong đó pháp luật của mỗi nước chọn vàng làm kim loại đóng vai trò làm tiền tệ. Tiền vàng được tự do lưu hành và có hiệu lực tri trả vô hạn. Trong chế độ bản vị vàng có đặc điểm hết sức quan trọng đó là việc tự do chuyển đổi tiền vàng lấy giấy bạc ngân hàng và ngược lại theo tiêu chuẩn của mỗi chính phủ mỗi nước quy định. Ví dụ: - Ở Pháp 1803 Nhà nướ Pháp quy định: 1FRF=0, 32268g vàng(FRF:Franc Pháp) - Ở Anh 1821:Chính phủ Anh quy định: 1GBP=7, 32g vàng(GBP:Bảng Anh) - Ở Mỹ năm 1865 chính phủ Mỹ quy định: 1 USD=1, 504 vàng(USD:Dollar Mỹ) Như vậy trong chế độ bản vị vàng dân chúng có quyền sử dụng tiền giấy hoặc đổi lấy đồng tiền vàng theo trọng lượng quy định. Đầu thế kỷ 20 chế độ bản vị vàng bị lung lay do một số nước phải tập trung vàng vào tay nhà nước để mua vũ khí chuẩn bị chiến tranh thế giới lần thứ 1 phân chia lại thế giới tư bản. Do đó lượng tiền vàng lưu thông giảm,
  13. Thay thế vào đó là giấy bạc ngân hàng, dự trữ nhà nước cũng giảm dần, từ đó mà khả năn chuyển đổi ra vàng của các giấy bav5 bị suy yếu. Sau chiến tranh thế giới lâb2 thứ I, tiền đúc bằng vàng bị đình chỉ lưu thông, một số I nuớc bị đình chỉ việc chuyển đổi giấy bạc ra vàng như Đức, Hung, Áo. Sau một thời gian tiền tệ ở các nước tư bản ổn định và khôi phục lại tuy nhiên dưới hình thức không nguyên vẹn, cắt xén, đó là chế độ bn3 vị vàng thoi. 3. Chế độ bản vị vàng thoi: Chế độ bản vị vàng thoi là chế độ tiền tệ mà tiền đúc bằng vàng không được đưa vào lưu thông. Giấy bạc ngân hàng chỉ được chuyển đổi ra vàng thoi trong điều kiện rất hạn chế do chính phủ quy định. Ví dụ: . Ở Anh năm 1925 chính phủ Anh quy định cần co 1. 700 bảng Anh(GBP)đổi lấy một thoi vàng trọng lượng là 12, 444kg vàng. Hay ở Pháp cần có 215. 000Franc Pháp(FGF) mới đổi lấy một thoi vàng có trọng lượng 12, 7 kg vàng. Chế độ bản vị vàng thoi được duy trì trong một thời gian ở Anh, Pháp và một số nước tư bản khác nhưng dưới áp lực săn lùng vàng ở nhiều nước để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới. Vì vậy chế độ bản vị vàng thoi cũng bị sụp đổ. 4. Chế độ bản vị hối đoái vàng: Là chế độ tiền tệ mà trong đó một quốc gia định nghĩa tiền tệ của mình theo một ngosị tệ nhất định, ngoại tệ đó được đổi ra vàng.
  14. Sau hai cuộc chiến tranh thế giác nước tư bản tham gia chiến đấu đều bị tổn thất nặng nề. Dự trữ vàng bị cạn và khó có khả năng duy trì sự chuyển đổi giấy bạc ngân hàng để đổi lấy vàng. Tuy nhiên trong thê giới tư bản, Mỹ là một nước không hề bị thiệt hại gì sau hai cuộc chiến tranh , ngược lại còn giàu thêm do bán vũ khí 3cho các nước tham chiến. Năm 1949 dự trữ vàng củ Mỹ bằng dự trữ vàng của thế giới. Chế độ bản vị vàng dù bị sụp đổ ở hàng loạt nước tư bản nhưng vẫn tồn tại ở Mỹ. Đến hơn mười năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai(1955)khi các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Nhật. Đã phục hồi nền kinh tế hàng hóa của Mỹ không còn chiếm địa vị độc quyền nữa. Mặt khác trong thời gian này Mỹ tham gia vào cuộhi tiêc chiến tranh ở Đông Dương, đồng Dollar Mỹ phát hành để chi tiêu cho chiến tranh quá nhiều vượt xa khã năng dự trữ vàng. Nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy yều, vì thế người ta có su hướng đổi đổi Dollar Mỹ để lấy vàng. Dưới áp lực đổi dollar Mỹ sang vàng ngày càng ray gắt của những người đang giữ Dollar, sau nhiều lần phá giá đồng Dollar(hạ hàm lượng vàng khi chuyển đổi). Đến ngày 15. 08. 1971 tổng thống mỹ Nixơn tuyên bố đình chỉ chuyển đổi Dollar để lấy vàng. Từ đó chấm dứt chế độ bản vị vàng. Thế giới bước sang thời kì mới sử dụng tiền giấy bất khả hoán làm phương tiện tiền tệ. IV. CÔNG DỤNG TIỀN TỆ 1. Công dụng đo lường giá trị: Để thực hiện công việc mua bán, trao đổi hàng hóa trước hết người ta cần xác định được giá trị háng hoá. Lúc đầu giá trị của một hàng hóa được xác định thông qua một hàng hóa khác. Dần dần tiền tệ ra
  15. đời và trở thành công cụ đo lường chung, dùng để xác định giá trị tất cả cả các hàng hoá khác, tiêu chuẩn giá cả bao gồm hai yếu tố: - . Tên gọi đơn vị tiền tệ. - Hàm lượng kim loại quy định trong đơn vị tiền tệ. Ví dụ: Đơn vị tiền tệ của Mỹ là Dollar viết tắt là USD, hàm lượng vàng chính phủ Mỹ quy định cho một USD vào 1930 là 1, 504g vàng Đơn vị tiền tệ của Pháp là Franc, viết tắt là FRF, hàm lượng vàng chính phủ Pháp quy định 1930 là 1FRF=0, 065g vàng. Như vây khi thực hiện công cụ đo lường giá trị tiền tệ có đặt điểm như sau: - TIền tệ phải có đầy đủ giá trị nội tại của nó, nếu không nhà nước có bắt buộc dân chúng cũng không chấp nhận. - Làm công dụng đo luờng giá trị không nhất thiết phải xuất hiện tiền mặt mà chỉ cần tiền có trong ý niệm, trong tưởng tượng. Chính đặc điểm này đã giải thích tại sao tiền giấy ngày nay dù bản thân không có giá trị nhưng vẫn nhưng vẫn đo lường được giá trị hàng hóa khác (có thể tham khảo Nguyễn Ninh Kiều, MBA, Ttiền tệ - Ngân hàng, nhà xuất bản thống kế 1998, trang 13). 2. Công dụng làm trung gian trao đổi: Tiền tệ đo lường giá trị của hàng hóa xuất phát hiện từ mục đích xác định cơ sở đễ trao đổi. Do vậy khi đã chấp nhận tiền tệ làm thước đo giá trị thì người ta chấp nhận làm trung gian trao đổi. TIền tệ làm trung gian trao đổi thực hiện theo công thức T- H- T tức là dúng tiền
  16. để mua hàng và bán hàng để lấy tiền. Muốn được chấp nhận làm trung gian trao đổi lâu dài đòi hỏi tiền tệ phải có tính chất: - Sức mua phải ổn định. - Số lượng tiền tệ phải có đủ đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa cũng như mọi hoạtđộng của nền kinh tế. - Cơ cấu tiền tệ phải thích hợp sẽ đáp ứng nhu cầu trao đổi của dân cư. 3. Công dụng bảo tồn và tích lũy giá trị: Bảo tồn và tích lũy giá trị là nhu cầu thiết thực khi lợi tưc thu hoạch được nhưng không tiêu thụ hết và không có nhu cầu chi tiêu. Nếu không có tiền tệ thì giá trị được tích uỹ dưới hình thái hiện vật hay các tài sản và giá trị khác như vàng, bạc đất đai hay nhà cửa, tác phẩm nghệ thuật tuy nhiên việc tích lũy tài sản và hiện vật rất bất tiện vì phải tốn chi phi bảo quản, dễ hư hỏng hay hao mòn, khò lưu động không sinh lợi. Ngược lại ta có thể để tiền lâu dài và khi cần ta có thể thõa mãn nhu cầu của mình Dù để dành tiền có nhìêu thuận lợi nhưng cũng có nhược điểm là có thể bị mất già theo thời gian. Do đó , điều kiện căn bản để tiền tệ dúng làm phương tiện bảo tồn và tích luỹ giá trị là sức mu của nó phải tương đối ổn định. Trong trường hợp sức mua của tiền bị giảm sút người ta có xu hướng tích luỹ vàng, tuy nhiên vàng cũng có khi bị mất giá trị, giá vàng trên thị trường thế giới từ 460 USD/ ounce năm 1988 giảm còn 350/ounce năm 1990 và 2001:270 ounce đã chứng minh điều đó(1 ounce=31, 105 gam vàng). 4. Công dụng làm phương tiện thanh toán;
  17. Trong xã hội cũng như trong hoạt động kinh tế nhu cầu và khả năng thu nhập để thoã mãn nhu cầu của mỗi con nên tất yếu phát sinh việc vai mượn lẫn nhau. Nếu không có tiền khó có thể thực hiện được việc vai mượn và thanh toán các khoản vai mượn. Muốn được chấp nhận là phương tiện thanh toán tiền tệ phải có sức mua ổn định tương đối bền vững theo thời gian. Điều đó đảm bảo cho người chủ nợ hoặc người được thanh toán tiền nhận được khoản tiền không bị suy giảm về mặt giá trị. TÓM TẮC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ Tiền tệ có một lịch sử phát triển lâu đời cùng với sự phát triển của xã hội loài người và đã được hình thành qua các gian đoạn lịch sử. Từ sự phát triển lâu đời đó, tiền tệ đã trãi qua nhiều hình thái tồn tại, từ hình thái đầu tiên là hoá tệ bao gồm hoá tệ kim loại và hoá tệ không kim loại, sa đó phát triển đến hình thái tính tệ(gồm các tiền kim loại và tiền giấy)và bút tệ(là loại tiền vô hình chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán của ngân hàng và đuợc tạo ra từ các bút toán). Với sự đa dạng từ các loại tiền qua từng giai đoạn phát triểncủa lịch sử , mỗi quốc gia đã chọn một bản vị tệ làm tiêu chuẩn chung cho đơn vị tiền tệ của nước mình. Các chế độ bản vị đã từng được chọn bao gồm:Chế độ bản vị kim bản vị(hay còn gọi là chế độ song bản vị)- Là chế độ tiền tệ trong đó pháp lụật hoặc nhà nước quy định hai kim loại vàng và bạc dùng làm đơn vị tiền tệ. hai loại tiền tệ này được lưu hành song song nhau;Chế độ đơn vị bản(bản vị vàng)- trng đó pháp luật của mỗi nước chọn vàng làm kim loại s9óng vai trò tiền tệ. Tiển vàng tự do lưu hành vành và có hiệu lực tự do tri trả vô hạn. Trong đó chế độ bản vị vàng có đặt điểm hết sức quan trọng đó là việc tự do chuyển đổi tiền vàng lấy giấy bạc ngân hàng và ngược lại the tiêu
  18. chuẩn của chính phủ mỗi nước quy định Chế độ bản vị vàng thoi là hình thức giới hạn của chế độ bản vị vàng và chế độ bản vị hối đoán vàng. - Là chế độ tiền tệ mà trong đó một quốc gia định nghĩa đơn vị tiền tệ của mình theo một ngoại tệ nhất định, ngoại tệ đó được đổi ra vàng. - Cuối cùng, nhắc đền tiền tệ thì không thể không nhắc đến các công cụ của nó như công cụ đo lường giá trị, công dụng làm trung gian trao đổi, công dụng bảo tồn và tích luỹ giá trị và công dụng làm phương tiện thanh toán. Câu hỏi gợi ý 1. Ttiền tệ đã từng tồn tại dưới những hình thài nào? Trình bày các hình thài của tiền tệ? 2. Phân biệt các chế độ của bản vị tệ đã tồn tại từ trước đến nay và tóm tắc hoàn cảnh xuất hiện cũng như sử dụng các chế độ bản vị tệ đó? 3. Phân biệt các công dụng của tiền tệ?
  19. Bài 2 LẠM PHÁT TIỀN TỆ ( Inflation ) Vấn đề lạm phát à một trong những vần đề quan trọng hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của mỗi qốc gia, và lạm phst1 là một hiện tượng kinh tế chỉ gắn với một số chế độ bản vị tiền tệ nhất định và hình thái tiền tệ nhất định mà thôi. Vì vậy, khi nghiên cứu tiền tệ, cần phải nghiên cứu đến tượng lạm phát để thấy được một trong những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tiền tệ đến nền kinh tế. Mục tiêu học viên cần đạt được khi học xong bài 2: Trong bài học này, yêu cầu học viên sau khi học xong hiểu được vấn đề thuộc về khái niệm và bản chất của lạm phát, các nguyên nhân gây ra lạm phát là gì, tác động của lạm phát ra sau để từ đócó những chính sách phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát. Vận dụng được những kiến thức lý thuyềt đã học để phân tích vào tình hình thực tế của các quốc gia, nhất là của Việt Nm trong thời gian qua. Bài học được bố cục làm 6 phần:Phần I là khái niệm về lạm phát, phần II đưa ra các loại lạm phát, phần III nêu các nguyên nhân của lạm phát, phần IV là một số hậu quả do lạm phát gây ra ở mức độ ngiêm trọng , phần V đề cập đến các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả và phần VI là liên hệ đến thực tế về lạm phát ở Việt Nam. Một số khái niệmcơ bản trong bài gồm có khài niệm về “lạm phất”, ”chỉ số giá trị tiêu dùng( CPI)”, ”lạm phát nhẹ”, siêu lạm phát”.
  20. Tài liệu tham khảo cho bài 2: Để học tốt bài học này, yêu cầu học viên nghiên cứu tài liệu trước, lắng nghe phần trình bày của giáo viên, tham gia trả lời các câu hỏi. Các tài liệu tham khảo cho bài 2 gồm: - TS. Nguyễn Văn Ngôn- Tiền tệ và ngân háng trang 204 - Tài liệu báo, tạp chí trong nước và ngoài nước viết về lạm phát. - PGS. TS Lê Văn Tề- Tiền tệ và ngân hàng, chương 8 - Frederic S. Mishkin- Tiền tệ, ngân hàng và thị trướng tài chính, trang 208. I. KHÁI NIỆM Lạm phát gần như phạm trù vốn có trong nền sản xuất hàng hoá. Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa cho đúng thuật ngữ này nhưng nói chung chưa có sự đồng ý hoàn toàn. Biểu hiện của s75 lạm phát đó là tăng giá của các loại hàng hoá(cả tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất , cả hàng hoá sức lao động). Lạm phát sảy ra khi mức chung của giá cả và các loại chi phí sản xuất tăng lên. Thường để đo mức độ lạm phát người ta dùng đến chỉ s61 giá cả. Nhưc vậy thế nào là chỉ số giá cả?
  21. - Chỉ số giá cả tiêu dúng(CPI:consumer price index):Là mức tăng giảm bình quân về giá cả các loại sản phẩm hàng hoá trong lỉnh vực tiêu dùng trong một thời kì nhất định(một tháng, một quý, một năm. ). - Ngoài ra còn có các chỉ số khác chỉ số khác như chỉ số giá cả sản cả sản xuất, chỉ số giá bán buôn. Để đo lường lạm phát thường người ta lấy chỉ số giá cả tổng quát của các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và tính sự biến động bình quân của nó trong một thời gian nhất định. Ví dụ: Lạm phát ở Việt Nam năm 2004 là 9, 5% có nghĩa là giá cả hàng hoá tiêu dùng thiết yếu ở Việt Nam năm 2004 tăng 9, 5% so với 2003. II. CÁC LOẠI LẠM PHÁT Để đánh giá mức độ lạm phát và xem xét ảnh hưởng của nó, người ta phân chia thành các loại lạm phát như sau: 1. Lạm phát nhẹ(ngầm, vừa phải): - Là loại lạm phát sảy ra khi giá cả tăng chậm ở mức môt chữ số(nhỏ hơn 10%) trong một năm. - Tác hại của lạm phát nhẹ không đáng kể, nó phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự biến đổi giá cả nhỏ hơn cho nên có thể được xem là sự ổn định. 2. Lạm phát siêu tốc(siêu lạm phát) Là loại lạm phát sảy ra khi giá cả tăng nhanh ở mức độ trên 3 chữ trong một năm.
  22. Ví dụ: Siêu lạm phát ở: . Đức : 1923 lạm phat 1.000. 000 % . Aghentina : 1990 lạm phát 10. 000 % . Polivia 1985 lạm phát 11. 000 % Tỉ lệ mất giá của đồng ĐứcMác(DEM) so với USD như sau: Ngày 2. 1. 1923 1USD=7260DEM Ngày 15. 11. 1923 1USD=4200 tỉ DEM III. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Nhiều nhà kinh tế đã phân chia nguyên nhân lạm phát thành nhiều nhóm khác nhau Nếu nhìn một cách tổng quát ta có thể phân chia như sau: - Nguyên nhân cầu hàng hóa vượt quá khả năng cung cấp: Cấu hàng hoá > cung hàng hoá. Cung hàng hoá không đáp ứng cầu háng hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau: ƒ Sức sản xuất hàng hoá giảm(máy móc thiết bị lỗi thời, do không kuyến khích được cung nhân sản xuất bằng chính sách tiền lương, khen thưởng do thị trường cung cấp nguyên vật liệu không ổn định, do thiên tai, do chiến tranh. ) ƒ Sức sản xuất vẫn không thay đổi nhưng do nhu cầu vượt quá mức cũ (tănglên).
  23. Nhu cầu tăng lên do nhiều nguyên nhân( tiền lương tăng làm người ta có nhu cầu mua sấm nhiều hơn, dân số tăng, thiên tai chiến tranh;Chính phủ bị thâm hụt trong Ngân sách và vai ngân hàng trung ương để chi tiêu ). Nguyên nhân sức đẩy chi phí sản xuất tăng lên: Khi chi phí sản xuất tăng lên chắc chắn sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên làm giá bán sản phẩm tăng và chỉ số giá tăng. Chi phí tăng lên do nhiều nguyên nhân: ƒ Tiền lương tăng ƒ Bộ máy quản lí cồng kềnh, không hiệu quả. ƒ Giá nguyên vật liệu tăng(do thu nhập không bảo đảm, khan hiếm do chiến tranh, thiên tai. ). ƒ Nguyên nhân lạm phát vượt biên(bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát ở nước khác). IV. HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT Ở MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG Chức năng của tiền tệ hay công dụng của tiền tệ không phát huy được tác dụng. Chức năng thước đo giá trị bị bóp méo vì để đo lường tất cả các hàng hoá người ta sẽ dùng vàng hoặc ngoại tệ hoặc hàng hoá đổi trực tiếp để lấy vàng dẫn đến chức năng phương tiện trao đổi cũng klhông thực hiện được.
  24. - Công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước là thuế bị vô hiệ hoá bởi vì sức mua của tiền tệ giảm, thu ngân sách không đủ chi. - Trật tự kinh tế bị rối loạn, kích thích đầu cơ, tích luỹ hàng hoá, tăng nhu cầu giả tạo, người ta có khuynh hướng tập trung vào những ngành kinh doanh dịch vụ, khu vực sản xuất bị thu hẹp. - Các ngân hàng trung gian, chính phủ gặp khó khăn về tài chính. - Đời sống người dân gnày càng khó khăn, tệ nạn xã hội ngày càng phát triển do sản xuất bị thu hẹp nên tỷ lệ thất ngjhiệp ngày càng tăng. - Địa vị kinh tế quốc tế của quốc gia suy yểu. V. KIỂM SOÁT LẠM PHÁT - Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, sử dụng lải suất dương(lãi suất ngân hàng lớn hơn tỷ lệ lạm phát), từ đó hạn chế tiền lượng trong lưu thông. Khi giảm khối lượng tiền trong lưu thông dẫn đến hạn chế cho vay do đó danh nghiệp không đủ vốn sản xuất, sản lượng hàng hoá giảm, quy mô sản xuất hẹp và tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng, vì vậy chính sách này nếu sử dụng không khéo léo sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. Ví dụ: Philippin khi giảm lạm phát 1% đến thất nghiệp tăng 2%. - Thắt chặt bội chi ngân sách Nhà nước bằng cách giảm việc phát hành tiền để chi tiêu cho ngân sách. Tăng cường phát hành chứng khoán(trái phiếu kho bạc, tính phiếu kho bạc.) nhằm thu hút tiền để
  25. chi tiêu cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp này cũng gặp khó khăn là khi chứng khoán đáo hạn thì ngân sách Nhà nước phải chuẩn bị tiền để chi trả. - Đổi mới công nghệ, áp dụng kỉ thuật tiên tiến , tăng năng suất cao, tổ chức lao động họp lí nhằm giảm chi phí chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm lạm phát của mỗi quốc gia mà ta có thể đề ra các biện pháp thích hợp khác để khắc phục lạm phát. VI. LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam: Lạm phát ở Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng trong thời kì bao cấp. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chúng ta đã kiểm soát được lạm phát. Tình hình cụ thể như sau: Năm 1991 đến năm 2004 tình hình lạm phát như sau: Năm Lạm phát Năm Lạm phát 1991 72% 1999 0, 1% 1992 17, 5% 2000 - 0, 6% 1993 5, 2% 2001 0, 8% 1994 14, 3% 2002 4% 1995 12% 2003 2, 8%
  26. 1997 3, 6% 2004 9, 5% 1998 9, 2% 2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam (lạm phát nghiêm trọng chủ yếu trong thời kì bao cấp) - Do hậu quả nặng nề của chiến tranh(nền kinh tế chưa bình phục, sức sản xuất giảm:Ngân sách phải bội chi liên tục cho xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, cho các chính sách xã hội). - Luôn bị thiên tai, lũ lụt giông bảo tàn phá, chi ngân sách tăng liên tục trong khi sản xuất hàng hoá giảm. - Tốc độ tăng dân số nhanh cho nên nhu cầu hàng hoá tăng, chi xã hội tăng (70- 80:GDP tăng 0, 8%; dân số 2, 4%) - Duy trì lâu dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, kém hiệu quả, chi phí sản xuất tăng dần đến giá thành sản phẩm tăng. - Sai lầm tring một số chính sách kinh tế(chính sách hợp tác hoá, cải tạo công thương nghiệp, công ngjiệp hoá, chính sách giá, tiền lương. ) - Từ năm 1991 về trước bội chi ngân sách được bù đầp bằng việc phát hành tiền do đó khối lượng cung tiền tệ tăng nhanh. - Hệ thống ngân hàng hoạt động không điều hoà:Cơ chế tín dụng bao cấp, tiền ra lưu thông không quay về ngân hàng. - Niềm tin sự ổn định tiền tệ trong nhân dân bị giảm sút làm nhu cầu hàng hoá tăng giả tạo. 3. Hậu quả lạm phát:
  27. Lạm phát ở nước ta sảy ra và hậu quả cũng tương tự như hậu quả lạm phát đã đề cập ở phần trước. 4. Biện pháp hạn chế lạm phát: - Xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường 1có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. - Xoá bỏ chế độ hợp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng, tăng nhanh sản lượng và tỉ lệ xuất khẩu. Từ 1991 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu gạo. - Trao quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng hàng hoá. - Giải thể các xí nghiệp quốc doanh yếu kém và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không đóng vai trò chủ đạo, làm giảm việc bù lỗ cho các công ty này để giảm chi ngân sách, mặt khác khuyến khích sản xuất hàng hoá. - Áp dụng lãi suất dương(lãi suất ngân hàng>tỷ lệ lạm phát). - Thắt chặt ngân sách, hạn chế cấp tín dụng cho các công trình xây dựng cơ bản không mang lại hiệu quả thiết thực. - Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ đó vừa tăng sản lượng hàng hoá vừa thu hút ngoại tệ. - Công nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế, có chính sách khuến khích các thành phần này tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội.
  28. Tất cả những biện pháp trên nhằm hạn chế lạm phát mà vẫn giữ được cho tổng sản phẩm xã hội tăng. Đó là thành phần lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua. TÓM TẮC NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ - Lạm phát là một phạm trù vốn có trong nền sản xuất hàng hoá, biểu hiện của sự lạm phát là sự tăng giá của các loại háng hoá và lạm phát sảy ra khi mức giá cả chung của các chi phí sản xuất tăng lên. Lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI- là mức tăng, giảm bình quân về giá cả của các loại sản phẩm hàng hoá trong lĩnh vực tiêu dùng trong một thời kì nhất định(một tháng, một quý, một năm. ). - Lạm phát khi được phân chia theo mức độ bao gồm lạm phát nhẹ(vừa phải), và siêu lạm phát. - Nguyên nhân gây ra lạm phát có thể được chia thành các nhóm như là:nhóm nguyên nhân do cầu hàng hoá vượt quá khả năng cung cấp, nhóm nguyên nhân do sức đẩy chi phí sản xuất tăng lên và nguyên nhân lạm phát vượt biên. - Các hậu quả của lạm phát ở mức độ nghiêm trọng có thể là chức năng của tiền tệ hay công dụng của tiền tệ không phát huy được tác dụng, chức năng thước đo giá trị bị bóp méo, công cụ thuế bị vô hiệu hoá, trật tự kinh tế bị rối loạn, kích thích đầu cơ, tích trữ hàng hoá, tăng nhu cầu giả tạo, các ngân hàng trung gian, chính phủ gặp khó khăn về tài chính, đời sống người dân ngày càng khó khăn, tệ nạn
  29. xã hội ngày càng phát triển, địa vị kinh tế quốc tế của quốc gia bị suy yếu. - Để kiểm soát tốt lạm phát, một số biện phát được đưa ra như là :thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, sử dụng lãi suất dương từ đó hạn chế tiền trong lưu thông thắt chặt bội chi ngân sách nhà nước bằng cách giảm việc phát hành tiền để chi tiêu cho ngân sách tăng cường chứng khoán;Dổi mới công nghệ;Áp dụng kỉ thuệt tiên tiến, tăng năng suất cao tổ chứcv lao động hợp lí nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. - Liên hệ tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua. Câu hỏi gợi ý 1. Lạm phát là gì? phân tích các nhóm nguyên nhân gây ra lạm phát? 2. Trình bày các loại lạm phát. Hậu quả của lạm phát ở mức độ nghiêm trọng. 3. Phân tích một số biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát? 4. Trong lịch sử Việt Nam đã tưng2 sảy ra lạm phát ỡ những giai đoạn nào?Đó là những loại lạm phát gì? Hậu quả của những cuộc lạm phát này ra sao?Các biện pháp nào được sử dụng để kiểm soát lạm phát trong từng giai đoạn?
  30. Bài 3: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Ngân hàng trung ương của một quốc gia được coi là cơ quan quản lí về chính sách tiền tệ và hệ thống tiền tệ của mội quốc gia cũng như có chức năng phát hành tiền cho nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng này là một bộ phận quan trong trong hệ thống tài chính- tiền tệ, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Mục tiêu học viên cần đạt được khi học xong bài 3; Yêu cầu đối với bài học này là học viên nắm vững về sự hình thành ngân hàng trung ương ở các quốc gia cũng như các ngjiệp vụa của ngân hàng trung ương và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế, trong những trường hợp nào thì ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các nghiệp vụ này. Tài liệu tham khảo cho bài 4 Học viên có thể tham khảo tài liệu được hướng dẫn trong môn học này và các tài liệu khác có liên quana: - TS. Nguyễn Văn Ngôn- Tiền tệ và ngân hàng - Tài liệu báo tạp chí trong nước và nước ngoài về chính sách tiền tệ.
  31. _Trang wed:www, sbw. gov. vn - PGS. TS Lê Văn Tề- Tiền tệ, ngân hàng Frederit S. MishKin- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính chương 17, 18, 19, 20 XI. NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1. Giai đoạn ngân hàng phát hành: Trong lịch sử ngân hàng phát hành được hình thành từ ngân hàng thực hiện nhiều nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ phát hành tiền. Chính phủ của mỗi quốc gia thấy rằng cần phải giao việc phát hành tiền này cho mỗi ngân hàng chuyên đảm nhiệm để phân biệt với những ngân hàng khác, từ đó hình thành ngân hàng phát hành. 2. Giai đoạn ngân hàng trung ương: - Ngoài nhiệm vụ phát hành tiền, ngân hàng phát hành còn được thêm quyền hạn:điều hoà lưu thông tiền tệ, lưu giữ ngoại tệ, bản tệ cầp nghiệp vụ tính dụng, cho các ngân hàng khác, cho chính phủ vay tiền. - Đây là những nghiệp vụ quan trong không thể giao cho tư nhân, như vậy chính phủ đã quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành để phục vụ cho mục tiêu kinh tế cũa chính phủ, ngân hàng phát hành trở thành ngân hàng trung ương. 3. Vị trí của ngân hàng trung ương:
  32. Ngân hàng trung ương là ngân hàng quản lý Nhà nước về tiền tệ, được tổ chức theo định chế riêng của chính quyền. Tuy nhiên ta thấy có hai cách tổ chúc như sau: a) Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ: Theo định chế này, chính phủ không được can thiệp vào hoạt động ngân hàng trung ương, đặc biệt là việc thực hiện chính sách tiền tệ, nân hàng trung ương tự định đoạt lấy(ở Mỹ, Đức). b) Ngân hàng trung ương phụ thuộc chính phủ Theo định chế này, chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đồi của ngân hàng trung ương thông qua việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các cơ quan quản triị và điều hành, thậm chí chính phủ còn can thiệp vào việc thực thi chính sách tiền tệ, Ví dụ:Ở Pháp, cơ quan quản trị ngân hàng Pháp gồm hai hội đống: - Hội đồng quản trị chung:gồm Thống đốc, Phó thống đốc, 12 uỷ viên. Thống đốc, PHó thống đốc là do Tổng thống bổ nhiệm, 12 uỷ viên trong đó có 7 do bộ tài chính bổ nhiệm. Bộ trưởng bộ tài chính do Chính phủ bổ nhiệm. - Hội đồng tín dụng quốc gi:là cơ quan đặc biệt của chính phủ để điều hoà tín dụng, cơ quan này có 46 thành viên gồm, đại diện chính phủ, ngân hàng, các công đoàn. Chủ tịch hội đống tín dụng là bộ trưởng bộ tài chính, phó chủ tịch là Thống đốc. II.CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
  33. - Chức năng phát hành tiền vào lưu thông và điều tiết lưu thông tiền tệ. - Chức năng ngân hàng của các ngân hàng - Chức năng quản lí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng - Chức năng làm dịch vụ cho chính phủ - Chức năng người cho vay cuối cùng để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Để thực hiện các chức năng trên ngân hàng trung ương thường thực hiện những ngjiệp vụ cụ thể như sau: 1. Đối với chính phủ: Ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ sau đây: . Thực hiện nghiệp vụ gây quỹ cho chính phủ như:mở tài khoản gởi, thu tiền trả tiền, chuyển tiền. . Cố vấn cho chính phủ về các vần đề tiền tệ hay tài chính. . Ứng tiền cho chính phủ để bù đấp thiếu hụt tạm thời của gnân sách Nhà nước. Cho chính phủ vay. Trong các nghiệp vụ trên, nghiệp vụ cho chính phủ vay và ứng tiền cho chính phủ chiếm vị trí quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông 2. Đối với ngân hàng trung gian:
  34. - Quản lí và quy định dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trung gian, điều này nhằm mục đích: . Giới hạn mức tín dụng tối đa mà ngân hàng trung ương có thể cung cấp để bảo vệ quyền lợi cho người gởi tiền. . Điều kiện và quản lí ngân hàng trung gian. . Tạo nguồn vốn tín dụng để ngân hàng trung ương có thể vay và cứu các ngân hàng trung gian trong trường hợp khẩn cấp. - Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian dưới nhiều hình thức chiết khấu, cho vay thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, taí chiết khấu. Ngoài ra ngân hàng trung ương còn được giao : . thẩm quyền xét duyệt cho phép thành lập ngân hàng trung gian. . Kiểm soát và thanh toán giữa các ngân hàng trung gian. 3. Nghiệp vụ phát hành tiền: Ngân hàng trung ương xuất thân từ ngân hàng phát hành tiền nên nghiệp vụ phát hành là nghiệp vụ cố hữu và độc quyền của ngân hàng trung ương. 4. Nghiệp vụ ngoại hối: - Tập trung và tạo lập dữ trữ ngoại tệ. - Kiểm soát, can thiệp vào tỉ giá hối đoái thông qua việc tác động đến cùng, cầu ngoại tệ trên thị trường.
  35. TÓM TẮC NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ: - Ngân hàng trung ương đã đưỡc phát triển qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn ban đầu vưà là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng kinh doanh, đến giai đoạn ngân hàng phát hành, rồi giai đoạn ngân hàng trung ương như ngày nay với chức năng bổ sung thêm là quản lý và điều hoà lưu thông tiền tệ. - Mô hình ngân hàng trung ương ở mỗi quốc gia có thể có sự khác biệt liên hoan đến cách thức tổ chức vídụ như thuộc chính phủ hay không thuộc chính phủ. - Các chức năng và nghiệp vụ của ngân hàng trung ương bao gồm ngjiệp vụ đối với chính phủ:Gây quỷ cho CP, cố vấn, ứng tiền, cho vay;nghiệp vụ đối với NHTG: Quản lí dự trữ bắt buộc, giới hạn mức tín dụng tối đa, quản lí NHTG;Nghiệp vụ liên quan đến phát hành tiền và nghiệp vụ ngoại hối. Câu hỏi gợi ý 1 trình bày các giai đoạn hình thành của ngân hàng trung ương?vị trí của ngân hàng trung ương trong từng giai đoạn?
  36. 2 Ngân hàng trung ương ngày nay thực hiện những chức năng gì?Các chức năng đó được thực hiện thông qua những nghiệp vụ nào?
  37. Bài 4 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG(NHTW) Bài học này sẽ phân tích sâu về các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và sự vận dụng chính sách trong những trường hợp khác của nền kinh tế. Trước hết, phần I sẽ nghiên cứu về giấy bạc sẽ lưu hành, tiếp theo phần II sẽ đưa ra các bước cho quá trình phát hành tiền của ngân hàng trung ương gồm công việc chuẩn bị phát hành, những trường hợp phát hành tiền , phần thứ III đi vào những nội dung chính là chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương đó bao gồm mục tiêu của chình sách và các công cụ để thực thi chính sách. Các mục tiêu học viên cần đạt được khi học xong bài 4: Yêu cầu đối với học viên sau khi học xong bài 4 phải nắm vững vềnhững trường hợp phát hành tiền của ngân hàng trung ương , trong điều kiện nền kinh tế như thế nào thì sẽ chọn những cách phát hành nào, và nó có tác dụng ra sau đối với nền kinh tế, cũng như hiểu rõ các mục tiêu và các công cụ của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Các tài liệu có thể tham khảo bao gồm: - Lawrence S. Ritter, các nguyên lí tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, chương 19, 20, 21, 22, 26, 27
  38. - TS. Nguyễn Văn Ngôn- tiền tệ và ngân hàng - Tài liệu kinh tế vĩ mô, phần về chính sách tềin tệ - Tài liệu báo, tạp chí trong nước và ngoài nước viết về chính sách tiền tệ, trang wed sbv. gov. vn - PGS. TS Lê Văn Tề- tiền tệ và ngân hàng - Frederit S. Mishkin- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính 17, 18, 19, 20 I. GIẤY BẠC LƯU HÀNH Các ngân hàng trung ương được Nhà nước cho độc quyền in và lưu hành giấy bạc. Giấy bạc in ra khác với giấy bạc lưu hành. Giấy bạc in ra là giấy bạc để trong kho dự trữ giấy bạc quốc gia. Các ngân hàng trên thế giới điều có kho giấy bạc được thiết kế đặc biệt(phải có tường bằng pêtông dày, có 2 lần cửa sắt, muốn vào kho giấy bạc phải có 3 chìa khoá. ). Kho đặt nơi kính đáo, chắc chắn, có điện thoại liên lạc với cơ quan hữu trách 24/24 giờ, tồn trữ một lượng giấy bạc rất lớn, in sẵn. Khi giấy bạc được phép chuyển từ kho lên quỹ ngân hàng chưa gây tác dụng lạm phát, chỉ khi nào tiền đến tay các xì nghiệp hay người dân thì mới gọi giấy bạc lưu hành. Giấy bạc in và để sẵn trong kho, muốn trở thành giấy bạc phát hành và giấy bạc lưu hành phải có sự chấp nhận của cơ quan có thảm quyền. Sự khan hiếm tiền mặt bắt nguồn từ việc ấn định thẩm quyền của cơ quan có quyền ra lênh chuyển từ kho giấy bạc đã in lên quỹ ngân hàng.
  39. Về phương diện kế toán, giấy bạc đã in rồi và để trong kho được ghi ngoài bản tổng kết tài sản của ngân hàng trung ương tiếp theo kho bạc hay các ngân hàng thương mại đến rút tiền của họ vay lúc mấy giờ quỹ ngân hàng trung ương mới xuất tiền giao cho kho bạc hay ngân hàng thương mại. II. SỰ PHÁT HÀNH TIỀN CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Trước chiến tranh thế giới lần thứ I tiền giấy được phát hành vào lưu thông và tiền giấy khả hoán tức là có khả năng chuyển đổi ra tiền vàng hoặc bạc theo đứng giá trị danh nghĩa của nó. Vì vậy khi ngân hàng muốn phát hành tiền giấy phải có vàng dự trữ trong kho ngân hàng. Điều này giúp cho việc chuyển đổi tiền giấy lấy tiền vàng và ngược lại luôn được thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên trong thực tiển chúng ta thấy không cần thiết phải luôn luôn có sự bảo đảm 100% cho số lượng tiền trong lưu thông vì không phải cùng một tất cả ai có tiền giấy đều muốn đổi ra tiền vàng. Điều này dẫn đến ngân hàng chủ đông phát hành tiền giấy mà không có vàng tương ứng trong kho. Nhưng việc phát hành quá mức sẽ làm cho đồng tiền dư thừa, mất giá và dẫn đến lạm phát. Trong giai đoạn này có nhiều quan điểm về việc phát hành tiền. Trong đó nổi bậc là hai trường phái và hai quan điểm: - Trường phái thứ nhất:tiêu biểu là nhà kinh tế học Ricatdo quan niệm việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền giấy tuỳ thuộc vào lượng quý kim nhập hoặc xuất khẩu của ngân hàng. Tuy nhiên ông vẫn luôn thấy cómột sự vượt mức của lượng tiền giấy so với lượng quý kim dự
  40. trữ(người tacòn gọi việc phát hành tiền theo nguyên tắc sẽ là nguyên tắc thông hoá). - Trường phái thứ hai: tiêu biểu là hai nhà kinh tế học TooKe và Fullarton quan niệm việc phát hành tiền không nhất thiết phải có dự trữ quý kim, mà chủ yếu tiền phát hành ra là để cho vay và sau một thời gian nhất định nó sẽ quay về với ngân hàng. Tức là ngân hàng phát hành tiền có liên quan đến sản xuất và lưu trữ thông hàng hoá, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế(người ta còn gọi phát hành tiền theo nguyênt ắc tín dụng). Tuy nhiên gian đoạn thế kỉ 18- 19 việc phát hành tiền theo nguyên tắc thông hoá đã chiếm ưu thế còn theo nguyên tắc tín dụng thì chưa được thuyết phục. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, các nước lần lượt huỷ bỏ tiền khả hoán. Ngân hàng trung ương đảm nhận vai trò phát hành tiền dựa vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế. Nghĩa là việc phát hành tiền tệ phải dựa vào nhu cầu làm xuất hiện một khối lượng hàng hoá, dịch vụ đủ giữ vững sức mua của tiền tệ. 1. Công việc chuẩn bị phát hành: Một trong những mục tiêu của ngân hàng trung ương là cung ứng một khối lượng tiền tệ cho nhu cầu của nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu này ngân hàng luôn luôn in và đúc sẵn một khối lượng tiền lớn dự trữ trong kho. Có hai loại dự trữ. - Dự trữ bằng những thứ tiền có hình dáng, khuôn khổ, màu sắc chữ inhoặc đúc hoàn giống những thứ tiền đang lưu hành chỉ khác nhau về
  41. số thứ tự hoặc một vài chi tiết nhỏ khác. Loại dự trữ này là để thay thế tiền đang lưu hành khi bị dơ bẫn hoặc rách. Thông thường khoản 3 năm, ngân hàng trung ương lần lượt thay thế tiền dơ bẩn hoặc rách để đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. - Dự trữ những thứ tiền có hình dáng, khuôn khổ, màu sắc khác những thứ tiền đang lưu hành. Loại này nhằm thay thế khi loại tiền đang lưu hành bị làm giả, thường là giấy bạc có mệnh giá lớn. Tuy nhiên ngân hàng trung ương không nên thay thế tiền có hình dáng khác một cách thường xuyên sẽ gây tâm lý tiền bị mất giá cho người sử dụng. Ngân hàng trung ương cần phải đảm bảo việc phát hành tiền không những phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế về số lượng mà phải chú ý đến chủng loại, vừa phải có tiền mệnh giá lớn vừa phải có tiền mệnh giá nhỏ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân chúng. 2. Những trường hợp phát hành tiền của ngân hàng trung ương: - Phát hành tiền qua ngõ chính phủ: Bất kỳ quốc gia nào kho bạc Nhà nước(ngân khố quốc gia) cũng là bộ phận của chính phủ đảm nhiệm việc thu, chi, thể hiện trong ngân sách nhà nước. Trong trường hợp ngân sách thiếu hụt có thể thực hiện bằng nhiều cách: Vay nợ dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, công trái hoặc vay nợ nước ngoài hoặc vay ngân hàng trung ương. Trường hợp ngân hàng trung ương cho ngân sách vay tức là đã phát hành tiền vào lưu thông. Việc phát hành tiền bằng cách này dễ
  42. dẫn đến lạm phát vì vậy số tiền ngân hàng trung uơng cho ngân sách vay thuờng phải được quốc hội giới hạn về số lượng. - Phát hành tiền qua ngân hàng trung gian: Thông thường hoạt động của các ngân hàng trung gian là huy động vốn để cho vay, nếu khả năng về sử dụng vốn của các ngân hàng trung gian lớn jhưng khả năng về nguồn vốn huy động triong khách hàng bị giới hạn thì có thể vayNgân hàng trung ương. Bằng cách cho vay đối với các ngân hàng trung gian hoặc ngặn chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá trị Ngân hàng trung ương đã đưa khối lượng tiền tệ nhầt định vào lưu thông. Đây là trường hợp phát hành tiền cơ bản nhất của Ngân hàng trung ương. - Phát hành tiền qua kênh thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là nơi mua bán các giấy nhận nợ ngắn hạn(dưới 1 năm)như các tín phiếu kho bạc kỳ phiếu ngân hàng chứng chỉ tiền gửi. Khi Ngân hàng trung ương là người mua các giấy nợ ngắn hạn tức là Ngân hàng trung ương đang phát hành tiền tệ hay làm tăng khối lượng tiền đang lưu hành. - Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ: Trước đây cũng như hiện nay khi Ngân hàng trung ương thu nhận một số lượng vàng thì có số lượng tiền giấy tương ứng đã được lưu hành trong lưu thông, trong trường họp vàng được sản xuất từ trong nước.
  43. Khi Ngân hàng trung ương đưa tiền giấy ra lưu thông để mua vàng thì dự trữ vàng của ngân hàng trung ương tăng lên. Nếu vàng được nhập từ nước ngoài thì phải dùng ngoại tệ để chi trả. Khi Ngân hàng trung ương tăng khối lượng ngoại tệ dự trữ thì lượng lượng tiền giấy phát hành trong lưu thông tăng lên tương ứng. Nghĩa là khi Ngân hàng trung ươngđóng vai trò người mua ngoại tệ trên thị trường hối đoái trong nước. III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1. khái niệm về chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ do Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm khởi thảo và thực thi nhằm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ không chỉ điều chỉnh khối lượng tiền tệ(cả tiền mặt và bút tệ) cung ứng thêm trong một thời kỳ nhất định cho nền kinh tế, mua ngoại tệ tạm ứng cho ngân sách, mà còn điều chỉnh khối lượng tiền tệ có sẳn trong lưu thông cho phủ hợp với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân, phù hợp giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng hoá chung, không gây thừa , thiếu tiền so với nhu cầu lưu thông. 2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ: - Ổn định tiền tệ, bảo vệ giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát được giá cả, cân bằng được cán cân thanh toán quốc tế , ổn định tỹ giá hối đoái.
  44. - Ổn định và tăng trưởng kinh tế hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế trong ổn định. - Tạo công ăn việc làm, làm sao đạt đến mức toàn dụng nhân lực mà không gây lạm phát nghiêm trọng. 3. Công cụ của chính sách tiền tệ: Thay đổi dự trữ bắt buộc. Khi muốn thắt chặt khối lượng tiền tệ trong lưu thông ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ đó sẽ làm hạn chế khả năng cho vay của các ngân hàng trung gian hoặc ngược lại. Thay đổi điều kiện chiết khấu, tái chiết khấu và lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu: Khi muốn hạn chế khối lượng tiền tệ trong lưu thông, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng Lãi suất chiết khấu cao và điều kiện chiết khấu chặt chẽ. Từ đó hạn chế khối khối lượng chiết khấu nghĩa là ngân hàng trung ương không muốn đưa thêm tiền vào lưu thông và ngược lại để tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Chính sách tín dụng: Để đạt đưỡc các mục tiêu kinh tế, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề, ngân hàng trung gian phải thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc hay mở rộng theo chỉ đạo của ngân hàng trung ương. Nên ưu tiên hoặc hạn chế đối với ngành kinh tế nào theo cơ cấu kinh tế cân đối chung của mỗi quốc gia thì ngân hàng trung ương sẽ có quy định cụ thể cho hoạt động của các ngân hàng trung gian.
  45. Thay đổi lãi suất tiền vay, tiền gởi của các ngân hàng trung gian. Thị trường mở là một trong những cửa ngõ để ngân hàng trung ương phát hành tiền và lưu thông hoặct rút bớt tiền từ lưu thông bằng cách mua hay bán các loại giấy tờ có giá thông qua các nghiệp vụ của thị trường mở. Qua nghiệp vụ mua bán này ngân hàng trung ương tác động đến khả năng tính dụng cũa các ngân hàng trung gian và từ đó là tăng hay giảm khối tiền tệ: - Bằng cách bán các loại chứng khoán có giá trị ngắn hạn. Ngân hàng trung ương có thể thu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát. - Ngược lại khi cần ngân hàng trung ương sẽ mua và các loại chứng khoán nhằm khuyến khích tăng khối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Thị trường vàng ngoại tệ: Ngân hàng trung có thểmua vàng, ngoại tệ để tác động tăng đồng nội tệ trên thị truờng hay hành động ngược lại để giảm khối lượng tiền trong lưu thông. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia trong các kì khác nhau ngân hàng trung ương sẽ vận dụng các công cụ trên một cách thích hợp để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu đã vạch ra. TÓM TẮC NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ: - Trước chiến tranh thế giới lần thứ I tiền giấy được phát hành và lưu thông là tiền giấy khả hoán tức là có khả năng chuyển đổi ra vàng
  46. hoặc bạc theo đúng giá trị danh nghĩa của nó, đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và do ảnh hưởng của cuỗc khủng hoảng của nền kinh tê1929- 1933, các nước lần lược huỷ bỏ tiền khả hoán. Ngân hàng trung ương đảm nhận vai trò phát hành tiền dựa vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, việc phát hành tiền tệ phải dựa vào nhu cầu làm xuất hiện một khối lượng hàng hoá, dịch vụ đủ giữ vững sức mua của tiền tệ. - Có 4 trường hợp phát hành tiền của ngân hàng trung ương, bao gồm:phát hành tiền qua ngõ chính phủ, phát hành tiền qua ngân hàng trung gian m, phát hành tiền qua kinh thị trường mở và ohát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ. - Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước về tiền tệ o ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm khởi thảo và thực thi. Mục tiêu của chính sách tiền tệ chính là ổn định tiền tệ, ổn định và tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, làm sau đạt đến mức toàn dụng nhân lực mà không gây lạm phát nghiêm trọng. Các công cụ để thực thi chính sách tềin tệ bao gồm thay đổi dự trữ bắt buộc, thay đổi điều kiện, chiết khấu, tái chiết khấu, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, thay đổi điều kiện liên quan đến chính sách tín dụng, lãi suất tiền vay, tiền gởi của các ngân hàng trung gian, hoạt động thị trườgn mở, hoạt động thị trường vàng và ngoại tệ. Câu hỏi gợi ý 1. Chính sách tiền tệ là gì?Phân tích cách mục tiêu của chính sách tiền tệ?trình bày các công cụ của chính sách tiền tệ?
  47. 2. Các trường hợp phát hành tiền của Ngân hàng trung ương?trong những điều kiện nào thì Ngân hàng trung ương chọn ngõ nào cho việc phát hành tiền của mình?
  48. Bài 5 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong bài học tiếp theo này, chúng ta sẽ nghiên cứu một chủ thể quan trọng trong hệ thống tài chính- Tiền tệ của một quốc gia, đó chính là các ngân hàng thương mại. Ngân háng thương mại được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và ngày càng hoàn thiện hoạt động để cung cấp một sự đa dạng về sàn phẩm dịch vụ tài chính- ngân hàng cho nền kinh tế, đóng vai trò gnày càng quan trọng trong nền kinh tế của mội quốc gia. Nội dung bài học được chia làm 4 phần:phần I nói về lịch sử hình thành hệ thống ngân hàng, phần II là những khái niệm trung về gnân hàng, phần III sẽ phân tích các chức năng của ngân hàng thương mại và cuối cùng là các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại bao gồm nghiệp vụ nợ, nghiệp có và các nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ. Mục tiêu học viên cần đạt được khi học xong bài 5: Yêu cầu đối với học viên sau khi học xong bài này là biềt càc khài niệm liên quan đến Ngân hàng thương mại bao gồm“trung gian tài chính”, “tổ chức kinh doanh tiền tệ”, “dịch vụ ngân hàng”, “ngân hàng truyền thống”, “ngân hàng hiện đại”. Ngoài ra học viên hiểu và giải thích được các chức năng của ngân hàng thương mại. Tài liệu tham khảo cho bài học:
  49. - Lawrence S. Ritte, các nguyên lí tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. - TS. Nguyễn Văn Ngôn- Tiền tệ và ngân hàng - Tài liệu báo, tập chí trong nước và nước ngoài viết về ngân hàng thương mại, trang wed sbv gov. vn - PGS. TS Lê Văn Tề- Tiền tệ và ngân hàng - Frederic S. Mishkin- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính PGS. TS Lê VănTư- Ngân hàng thương mại PGS. TS Lê Văn Tề- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại PGS. TS Trần Hoàng Ngân chủ biên- Tiền tệ và ngân hàng và thanh toán quốc tế I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1. Thời tiền sử và thượng cổ: - Trước công nguyên 3500 năm đã có bằng chứng cho thấy đền thờ là nơi có những hoạt động giống như hoạt động của một ngân hàng ký thác. - Đến thời kỳ văn minh Hy Lạp vào thế kỷ 6 trước công nguyên hoạt động ngân hàng đã tiến thêm một bước là nhận ký thác, cho vay , hoái đoái. Ngân hàng phát triển cả 3 khu vực:Đền thờ tư ngân và công.
  50. - Dưới thời đế quốc La Mã từ thế kỷ thứ 5 sau công nguyên họat động ngân hàng đã phát triển mạnh. ngoài những hoạt động trên ngân hàng còncó thêm nghiệp vụ thanh toán bù trừ đon giản, ghi chép sổ sách vào tài khoản, chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác, bảo lảnh các thương phiếu. 2. Từ thời kỳ trung cổ(thế kỷ thứ V đến thế kỷ XIV) - Từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 10 là thời kỳ thoái bộ trong hoạt động ngân hàng. - Đến thế kỷ thứ 10 đời sống dô thị đã khởi sắc, thương mại được phục hồi, do đó hoạt động ngân hàng được phục hồi. - Từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 14 hoạt động ngân hàng phát tiển trở lại, đặc biệt ở Y. 3Thời kỳ phục hưng(Thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI) Thời kỳ hoạt động kinh tế phát triển, chấm dứt việc cấm đoán cho vay lấy lời, khám phá ra những thế giới mới, ngành hàng hải phát triển, từ đó thương mại quốc tế cũng phát triển. Ngân hàng không ngừng phát triển theo, cụ thể như đã sử dụng theo một số nghiệp vụ thanh toán không dùng tyiền mặt, dịch vụ cầm đồ. 4. thời kỳ cận đại(Thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII): Đây là thời kỳ đặc nền tản cho hệ thống ngân hàng hiện đại với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới. - Ngân hàng Amsterdam(Hà Lan 1609). Sự xuất hiện ngân hàng này được xem là một khởi điểm của một kỷ nguyên ngân hàng hiện
  51. đại. Nghiệp vụ của ngân hàng này gần giống như ngjiệp vụ của ngân hàng ngày nay. . nhận quý kim của công chúng. . thực hiện chuyển trả trong định mức ký gửi. . Phát hành tiền giấy khả hoán. - Ngân hàng Hamburg(Đức, 1619). Ngân hàng này nổi tiếng nhờ quản lí chặt chẽ nó đã hát hành đồng tiền MarkBanco, đây là đống tiền dùng làm phương tiện thanh toán ở miền Bắc nước Đức. - Ngân hàng Anh quốc(1964). Đây là ngân hàng được các nước khác xem là kiểu mẫu, hiện đại hơn các ngân hàng trước nó, ngân hàng Anh quốc là ngân hàng được thành lập dưới dạng côngty cổ phần. Vốn cổ phần 1, 2 triệu GBP(đơn vị tiền tệ của nước Anh). Ngoài những nghiệp vụ như các ngân hàng khác, ngân hàng anh quốc còn cho người gởi tiền sử dụng chi phiếu(cheque), có nghiệp vụ chiềt khẩu kỳ phiếu từ đó hổ trợ cho thương mại. 5. Thời kỳ đương đại(Thề kỷ XIX đến chiến tranh thế giới thứ II) Trong thời kỳ này, một số ngân hàng lớn của các quốc gia được thành lập: a) Ngân hàng Pháp quốc(1800) - Đây là ngân hàng cổ phần, trong đó đa số vốn là của tư nhân. - Các nghiệp vụ của ngân hàng này gồm có: . Chiết khấu kỳ phiếu.
  52. . Cho vay vốn. . Mở tài khoản tiền gửi thanh toán. . Phát hành giấy bạc. . Kinh danh vàng. Trong thời gian này ngoài ngân hàng Pháp quốc cón có 6 ngân hàng khác cũng có quyền phát hành giấy bạc ở Pháp. b) Ngân hàng ở Hoa kỳ: - Ngân hàng liên bang Hoa Kỳ đầu tiên được thành lập 1791 với số vốn 10 triệu Mỹ kim(USD), trong đó nhà nước góp hai triệu USD. - Thời gian hoạt động 20 năm. - Ngân hàng này được phát hành USD(nhỏ hơn 10 triệu USD), USD có thể đem đến ngân hàng để đổi lấy vàng, bạc. - NĂm 1811 ngân hàng này bị chính phủ cấm hoạt động do có sự chống đối chính trị trong quốc hội. Đến năm 1816, ngân hàng liên bang thứ 2 mới được quốc hội cho phép hoạt động với thời hạn 20 năm, với vốn 35 triệu USD trong đó 1% do chính phủ đóng góp. - Năm 1864 đạo luật về ngân hàng được quốc gia ban hành. Ngân hàng liên ban Hoa Kỳ hoạt động đến năm 1913 đổi thành ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ, tồn tại đến ngày nay.
  53. II. THẾ NÀO LÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - Ngân hàng thương mại là nơi nhận tiền của công chúng , cho công chúng vay tiền, đổi tiền, thực hiện chuyển ngân trong thời gian ký gửi. - Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, là cầu nối giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi và người có nhu cầu vốn bổ sung ngay, nơi cung cấp các dịch vụ tài chính , tiền tệ cho khách hàng. - Ngân hàng thương mại là một tổ chức klinh doanh tiền tệ với hoạt động thường xuyên của nó là nhận tiền ký gửi của khách hàng, sử dụng tiền này để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. . ngân hàng thương mại truyền thống:tập trung chủ yếu vào chức năng trung gian vế tài chính(hoạt động vốn và cho vay). . Ngân hàng thương mại hiện đại:Ngoài huy động vốn và cho vay còn cung cấp dịch vụ Ngân hàng(chiếm 40- 50% trên tổng thu nhập). III. CHÚC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Chức năng trung gian tài chính: Đây là chức năng xuất hiện sớm và lâu đời nhất, chức năng này thể hiện như ngân hàng thương mại: - Làm trung gian giữa người thừa tiền và thiếu tiền. - Làm trung gian giữa khách hàng và ngân hàng trung ương.
  54. 2. Chức năng trung gian thanh toán(thủ quỷ). - Ngân hàng là nơi giữ tiền chi khách hàng thông quq hoạt động khách hàng đến mở tài khoản tại ngân hàng. - Khi có nhu cấu thanh toán, ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thực hiện việc chi trả bằng cách trích ra tài khoản của khách hàng. Ngân hàng thương mại có thể làm trung gian trong thanh toàn giữa người mua và người bán hàng hoá, giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. 3. Tạo bút tệ của ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại có thể tạo ra bút tệ gấp bội số ban đầu theo công thức: Sn = U1 d Trong đó: Sn:tổng bút tệ được sáng tạo ra. U1:số tiền kí thác ban đầu. d: tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong thực tế khả năng sáng tạo ra bút tệ của ngân hàng còn phụ thuộc vào: - Khả năng thanh toán qua ngân hàng của khách hàng. - Khả năng khai thác tín dụng của ngân hàng thuơng mại có đạt đến mức tối đa hay
  55. Không. 3. Chức năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng: Các hoạt động dịch vụ là các hoạt động ngân hàng thực hiện theo yêu cầu(uỷ thác) của khách hàng để được hưởng hao hồng như chuyển ngân, thu- chi hộ, quản lí tài sản hộ cho khách hàng. IV. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Các nghiệp vụ nợ:là các nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng: Để có nguồn vốn hoạt động các ngân hàng thương mại có thể tạo lập bằng các trường hợp sau đây: - Vốn ban đầu( thường được gọi là vốn điều lệ):là vốn riêng có của ngân hàng thương mại được ghi vào điều lệ hoạt động của mỗi ngân hàng , vốn điều lệ luôn luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định, vốn điều thể có thể được hình thành do: . Cổ đông đóng góp nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. . Chính phủ , ngân sách của nhà nước cấp. . Liên doanh. . Cá nhân có vốn tự thành lập ngân hàng. . vốn dự trữ được hình thành từ kết quả kinh doanh có lãi của ngân hàng, lợi nhuận này được phân phối theo nhiều cách trong đó
  56. luôn luôn có phần trích lập để hình thành các loại dự trữ trong hoạt động ngân hàng. . Vốn huy động, được hình thành từ các nguồn khác nhau: . Nhận tiền ký thác hoặc kỳ(tiền gởi thanh toàn không kỳ hạn- deposits accounts) . Mục đích gởi tiền của khách hàng là để thanh toán. Khách hàng có thể rút tiền ra bất kỳ ra lúc nào. . Khách hàng có thể phát hành séc đẻ sử dụng số dư tiền ký thác hoặc kỳ. . Lãi suất thấp hoặc 0%. . Nếu tăng tiền ký thác hoạt kỳ thì tỷ lệ thuận với tăng lợi nhuận. - Nhận ký thác định kỳ9tiền ký gửi thanh toán có thời hạn: time- deposits). . Mục đích gửi tiền cũng để thanh toán. . Khách hàng chỉ được rút tiền ra sau một định kỳ nhất định. . Khách hàng chỉ được sử dụng séc khi hết định kỳ. . Ngân hàng sẽ trả lãi cho khách hàng với mức lãi suất cao hơn mức ký thác hoạt kỳ. - Ký thác tiết kiệm:(savings accounts). . Mục đích gửi tiền là tiềt kiệm để dành chi tiêu cho tương lai. . Khách hàng luôn quan tâm đến lãi suất.
  57. . Khách hàng không được phát hành séc để sử dụng tiền ký thác tiết kiệm. . Có nhiều loại ký thác tiết kiệm;không định kỳ, có định kỳ(3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm) - Tiền gừi hệm rút: (Deposits at all) . Khách hàng trước khi rút tiền phải báo trước cho ngân hàng một khoản thời gian nhất định. Lãi suất được tính tuỳ thuộc vào số tiền của khách hàng ký thác ở ngân hàng trong một khoảng thời gian dài hay ngắn. - Vốn đi vay:ngân hàng thương mại có thể đi vay vốn ở . Ngân hàng trung ương. . Định chế tài chính phi ngân hàng(công ty bảo hiểm công ty đầu tư). . thị trường liên ngân hàng. . Các trường hợp khác:phát hành các giấy nợ(kỳ phiếu ngân ngân hàng có thời hạn 1 năm)các chứng chỉ tiền gửi(không in sẳn mệnh giá). 2. Các nghịêp vụ có: Nghiệp vụ có là các nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng bao gồm: a) Nghiệp vụ ngân quỹ:liên quan đến thu chi tiền mặt của ngân hàng.
  58. - Trước hết ngân hàng phải duy trì tiền mặt tại quỹ, nếu để tiền mặt quá nhiều sẽ động vốn không sinh lời, nều duy trì một lượng tiền quá ít không đáp ứng nhu cầu khách hàng thì sẽ mất khách hàng. - - Tiền gửi tại ngan hàng trung ương:Ngân hàng thương mại gửi theo sự bắt buộc của ngân hàng trung ương để ngân hàng trung ương duy trì tỉ lệ bắt buộc nhằm thực thi chính sách tiền tệ, mặt khác khi cần có thể rút tiền mặt tại Ngân hàng trung ương để bổ sung ngân quỹ. - - Tiền gửi tại ngân hàng khác nhằm bổ sung ngân quỹ , đáp ứng nhu câu thanh toán vốn với các ngan hàng khác. b) Nghiệp vụtín dụng(các nghiệp vụ cho vay của ngân hàng): - Chiết khấu thương phiếu:là nghiệp vụ mà theo đó khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng quyền thụ hưởng thương phiếu cho ngân hàng để nhận lại một số tiền ít hơn số tiền ghi trên thương phiếu, số ít hơn này phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu thời hạn chiết khấu, lệ phì hoa hồng khi chiết khấu. - Tìn dụng thấu chi:Ngân hàng cho vây để khách hàng có thể chi tiêu vượt quá số dư trên tài khoản của mình, mức độ thấu chi nhiều hay ít phụ thuộc vào uy tín của khách hàng cao hay thấp số dư biến dộng thường xuyên trên tài khoản séc của khách hàng. - Tín dụng chấp nhận:
  59. Đây là một nghiệp vụ tín dụng có sự kết hợp giữa chiết khấu thương phiếu và nghiệp vụ bảo lảnh được các ngân hàng vận dụng theo yêu cầu của khách hàng. Quy trình nghiệp vụ của tín dụng chấp nhận được thực hiện như sau: Ngân hàng ký thác ngân hàng chiêt khấu (3) Khách (4) hàng 1 khách hàng kí phát thương phiếu cho ngân hàng 2 Nếu đồng ý cho vay thì ngân hàng sẽ ký chấp nhận thương phiếu và trả thương phiếu lại cho khách hàng. 3 khách hàng mang thương phiếu đi chiết khấủơ ngân hàng chiết khấu. 4 Ngân hàng chiết khấu sẽ phát hành tiền cho khách hàng tiền sau khi đi lãi chiết khấu.
  60. 5 Sau một thời gin sử dụng vốn, khách hàng phải trả nợ cho ngân hàng cho vay 6 Ngân hàng cho vay thanh toán tiền cho ngân hàng chiết khấu. - tín dụng chứng từ vừa là một nghiệp vụ tìn dụng vừa là một phương thức thanh toán cho ngân hàng thương mại. Giấy đề nghị mở LC NK NHNK NHXK XK Hàng hoá Khi ngân hàng lập thư tìn dụng (LC)gửi cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng xuất khẩu, nghĩa là thay mặt cho nhà nhập khẩu cam kết thanh toán tiền co nhà xuất khẩu theo trị gí của thư tín dụng nếu họ giao hàng hoá và xuất trình theo đúng nội dung thư tín dụng, trong khi đó nhà nhập khẩu chỉ kí quỹ một số tiền thường nhỏ hơn trị giá thư tìn dụng cho nhà nhập khẩu. . Tín dụng liên kết(tín dụng hợp vốn) đây là một nghiệp vụ tín dụng mà nhiều ngân hàng cùng góp vốn lạiv để cho một khách hàng vay. Nguyên nhân xuất hiện nghiệp vụ này có thể do: - Nhu cầu tín dụng của khách hàng quá lớn vượt quá khả năng cung cấp của ngân hàng.
  61. - Luật pháp không cho phép - klhoản tín dụng với nhiều gủi ro. Tìn dụng được hoàn trả vốn vay nhiều lần (tín dụng trả góp) Để đáp ứng nhu cầu kho khách hàng , ngân hàng cho vay trả góp, có nhiều cách trả góp. . Vốn và lãi trả đều mỗi kì góp. . Vốn trả đều, lãi giảm dần. . vốn trả đếu, lãi tăng dần. - Nghiệp vụ bao thanh toán(mua nợ có chiết khấu)là một nghiệp vụ mà theo đó khách hàng sẽ bán các khoản nợ của mình cho ngân hàng để nhận lại số tiền ít hơn các khoản nợ, đến kỳ thu nợ ngân hàng sẽ trực tiếp thu nợ từ các con nợ, số tiền người bán nhận nhiều hây ít phụ thuộc vào rủi ro, thời hạn thanh toán của các khoản nợ. - Tín dụng thuê mua(thuê tài chính) là hình thức tín dụng trung và dài hạn theo đó ngân hàng mua tài sản về để cho khách hàng thuê theo hợp đồng tín dụng thuê mua, nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng thuê mua phải có:Giá trị hợp đồng , tiền thuê trả từng định kỳ, lãi suất, người đi thuê được quyền mua tài sản khi kết thúc hợp đồng với giá xác định trước trong hợp đống. c)các nghiệp vụ đầu tư: Ngoài nghiệp vụ ngân quỹ và tín dụng các ngân hàng còn có thể sử dụng vốn đấu tư như:
  62. - Mua bán chứng khoán: Ngân hàng thương mại mua bán chứng khoán đê3 kinh doanh nh:Cổ hiếu của các công ty cố phần , trái phiếu củacác xí nghiệp, công ty, hoặc của chính phủ, hay các giấy nợ ngắn hạn. - Hùn vốn, góp vốn với các tổ chức kinh tế để kinh doanh theo luật định. Liên doanh:Cùng góp vốn với một chế tài chính phi ngân hàng, tổ chức, kinh tề hoặc một ngân hàng khác theo quy định của pháp luật. 3. Các nghiệp vụ kinh doanh nghiệp vụ(dịch vụ ngân hàng) Là những nghiệp vụ ngan hàng làm theo sự uỷ thác của khách hàng để được hưởng hoa hồng, bao gồm nhiều dịch vụ như: - Dịch vụ chuyển ngân hàng(chuyển tiền): chuyển ngân theo yêu cầu của khách hàng từ địa phương này sang một địa phương khác trong phạm vi một quốc gia. Nếu ngân hàng thương mại chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác thì phải chấp hành theo luật lệ quản lý. Ngoại hối của quốc gia đó. - Dịch vụ thu hộ: Thu hộ tiền bán hàng hoá, tiền cung ứng dịch vụ của khách hàng để được hưởng hoa hồng, thu hộ nợ. - Chủ hộ:Chi hộ theo yêu cầu của khách hàng như chi trả tiền điện nước, mua hàng hoá nhận cung ứng dịch vụ, đặc biệt ngân hàng còn chi hộ lương cho các tổ chức các doanh nghiệp. - Mua bán hộ(làm môi giới trong việc mua bán): . Mua bán hộ chứng khoán cho khách hàng.
  63. . Làm môi giới về việc mua bán bất động sản. . Mua bán hộ vàng bạc đá quý. - Cho thuê két sắt:Thông thường khách hàng thuê két sắt để chứa giấy tờ có giá, những vật dùng có nghĩa về mặt tinh thần. - Tiềnhtuê két sắt phụ thuộc vào kích thước két sắt lớn hay nhỏ và thời gian thuê bao lâu, việc mât tài sản trong két sắt thì ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm với những trường hợp bất khả kháng như:ngân hàng bị cháy hoặc bị cướp, đa7t5 chất nổ. - Cho thuê két ngân buổi tối(qua đêm): Các cửa hàng kinh doanh nếu giờ đóng cửa của họ sản ra lúc ngân hàng không còn giao dịch với khách hàng thì có thể đến ngân hàng thuê két ngân buổi tối. Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng hộp đựng tiền theo tiêu chuẩn. Sau khi đóng cửa khách hàng sẽ đem nộp hộp này ở các quầy thu ngân tự động của ngân hàng được lấp đặt trước cửa ngân hàng hoặc nơi công cộng. Dịch vụ tư vấn:Tư vấn cho khách hàng nhiều vấn đề như:Tài chính, tiền tệ. - Các dịch vụ khác:Như quản lí tài sản hộ cho khách hàng, phân chia tài sản theo di chúc. TÓM TẮC NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ: Ngân hàng thương mại có một lịch sử phát triển lâu đời từ thời tiền sử và thượng cổ đến thời trung cổ, trải qua thời kì phục hưng, cận đại và bây giờ là đương đại. Ngày nay các quốc gia hầu hết đều có hệ
  64. thống ngân hàng phát triển rất mạnh và tương đối hoàng chỉnh với một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh kèm theo. Ngân hàng thương mại được định nghĩa như là một trung gian tài chính, là cầu nốigiữa người có vốn tạm thời nhàn rổivà người có nhu cầu vốn bổ sung ngay, nơi cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho khách hàng hoặc là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với hoạt động thường xuyên là nhận tiền kí gửi của công chúng, sử dụng tiền này để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. - Các chức năng của ngân hàng thương mại gồm có chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo bút tệ , chức năng trung gian thanh toán và chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho khách hàng. - Từ các chức năng kể trên, ngân hàng cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng ch khách hàng nghiệp vụ nợ(liên quan đến hoạt động tạo vốn bao gồm vốn điều lệ, vốn dự trữ, vốn huy động dưới dạng nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi tiết kiệm), các nghiệp vụ có liên quan đến nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng(gồm có nghiệp vụ ngân quỹ, nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ đầu tư), các nghiệp vụ về kinh doanh dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển Ngân, thu hộ, chi hộ, dịch vụ tư vấn và nhiều dịch vụ khác. Câu hỏi gợi ý 1. sự hình thành ngân hàng thương mại qua các giai đoạn lịch sử? 2. Khái niệm ngân hàng 4thương mại?phân tích các chức năng của NHTM? 3. Trình bày các nghiệp vụ tạo vốn của NHTM?
  65. 4. Trình bày các nghiệp vụ sử dụng vốn và kinh doanh dịch vụ của ngân hàng thương mại?