Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang

pdf 6 trang Gia Huy 1790
Bạn đang xem tài liệu "Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftin_dung_doi_voi_doanh_nghiep_nho_va_vua_tai_ngan_hang_nong.pdf

Nội dung text: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang

  1. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG  LÂM THÚY DIỄM (*) TÓM TẮT Nghiên cứu này chỉ ra thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và tài trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang (AgribaNk Tiền Giang) nói riêng bằng phương pháp phân tích, so sánh Đồng thời đưa ra những nhận định về các mặt hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp cho việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ khóa: Tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng SUMMARY This study shows the real credit operations in general and credit financing for small and medium-sized enterprises in Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – the Branch of Tien Giang province in particular by means of analysis, comparing at the same time makes some comments on the limitations, shortcomings and proposes concrete solutions which are suitable for the expansion of credit to small and medium-sized enterprises in the province of Tien Giang. Key words: Credit, small and medium-sized enterprises, the Bank 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cung cấp đa dạng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Vì vậy, phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ trương lớn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhất là từ năm 2014 đến nay, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với không ít thách thức: kinh tế vĩ mô biến động, lạm phát, sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào bế tắc về thị trường, hàng tồn kho, chi phí đầu vào cũng như thiếu vốn để tiếp tục đầu tư, sản xuất Trong khi đó, tín dụng ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn rất quan trọng của nền kinh tế nói chung và của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Trong giai đoạn 2014 – 2016, tín dụng cho loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Tiền Giang và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc tăng trưởng tín dụng có chất lượng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và Agribank Tiền Giang nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Tiền Giang 2.1. Hoạt động cho vay của Agribank tỉnh Tiền Giang Trong những năm qua, Agribank Tiền Giang là ngân hàng dẫn đầu về thị phần dư nợ trên địa bàn tỉnh. Dư nợ cho vay của Chi nhánh luôn chiếm áp đảo và tăng trưởng liên tục trong những năm qua. (*) Học viên Cao ọh c Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 90
  2. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Biểu 1: Thị phần dư nợ của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn năm 2016. Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2016 của NHNN Chi nhánh tỉnh Tiền Giang. [6] Biểu 02: Tăng trưởng dư nợ của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang năm 2014 – 2016 Tăng trưởng dư nợ năm 2014 - 2016 15,000 9,734 10,000 7,431 8,468 5,000 - Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng dư nợ (tỷ đồng) (tỷ nợ dư Tổng Tăng trưởng dư nợ Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2014-2016. [5] Từ Biểu 01 và Biểu 02 cho thấy tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đến ngày 31/12/2016 là 9.734 tỷ đồng, tăng 1.266 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 14,95% so với cuối năm 2015, chiếm 27,76% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn. 2.2. Quy mô và chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta rơi vào khó khăn do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cũng gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, với đặc điểm năng động, nhạy bén trước những thay đổi của thị trường, các DNNVV Tiền Giang đã từng bước khắc phục khó khăn, duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ năm 2014 đến 2016, dư nợ cho vay DNNVV tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang vẫn tăng (về số tuyệt đối) qua các năm. Bảng 1: Dư nợ cho vay DNNVV tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng dư nợ 7.431 8.468 9.734 Dư nợ cho vay DNNVV 1.135 1.279 1.437 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 15,72% 15,10% 14,76% Mức tăng giảm so với năm trước 44 144 158 Tốc độ tăng giảm so với năm trước (%) 4,03% 12,69% 12,35% Trong đó: TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 91
  3. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Phân theo kỳ hạn cho vay 1.135 1.279 1.437 Ngắn hạn 597 653 722 Tỷ trọng (%) 52,60% 51,06% 50,24% Trung, dài hạn. 538 626 715 Tỷ trọng (%) 47,40% 48,94% 49,76% Phân theo ngành kinh tế 1.135 1.279 1.437 Nông nghiệp 354 427 506 Tỷ trọng (%) 31,19% 33,39% 35,21% Công nghiệp 108 137 169 Tỷ trọng (%) 9,52% 10,71% 11,76% Thương mại, dịch vụ 495 556 654 Tỷ trọng (%) 43,61% 43,47% 45,51% Ngành khác 178 159 108 Tỷ trọng (%) 15,68% 12,43% 7,52% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2014-2016. [5] 2.3. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang 2.3.1. Hạn chế về công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực Hệ thống mạng lưới của Agribank rất lớn với gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trong nước và Chi nhánh nước ngoài tại Campuchia, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác được chú trọng đầu tư đến tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định như: đường truyền, thiết bị chưa đồng bộ, vẫn còn xảy ra tình trạng nghẽn mạng, quá tải đường truyền gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian giao dịch cho cả ngân hàng và khách hàng. Nguồn nhân lực hiện tại của Chi nhánh chưa thực sự được trẻ hóa so với các TCTD trên địa bàn, trình độ của cán bộ chưa đồng đều, tính chuyên nghiệp chưa cao. 2.3.2. Về hồ sơ, thủ tục vay vốn và việc chấp hành quy trình tín dụng - Hồ sơ, thủ tục vẫn còn rườm rà, người vay vẫn còn phải đi lại nhiều lần trong giao dịch vay vốn tại ngân hàng, thời gian thẩm định dài đối với những món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh, giải ngân chậm. - Quy trình cho vay vẫn còn nhiều bất cập, chưa gọn nhẹ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, trôi chảy giữa các bộ phận. Mặt khác, một số quy định, thủ tục vay vốn làm cho khách hàng vay khó cung cấp như: quy định về hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, giải ngân chuyển khoản, - Cơ chế bảo lãnh của Agribank còn khắt khe: các khoản bảo lãnh đều phải có tài sản bảo đảm, một số NHTM khác trên địa bàn cho khách hàng chỉ cần ký quỹ 10% trên giá trị bảo lãnh (sau khi đã sử dụng hết tài sản đã thế chấp cho khoản cấp tín dụng). 2.3.3. Về vấn đề định giá tài sản bảo đảm Ngân hàng định giá theo quy định của Nhà nước (đất nông nghiệp định theo giá quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh). Giá trị tài sản bảo đảm được định giá không chuẩn dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng còn ngân hàng thì đối mặt với nguy cơ không mở rộng được dư nợ hoặc khoản vay bị thiếu bảo đảm về tài sản. 2.3.4. Về công tác kiểm tra, giám sát Mức độ độc lập của cán bộ kiểm tra chưa thực sự cao, nhân viên kiểm tra đôi lúc còn ngại va chạm với bộ phận tác nghiệp, chưa phát huy hết tính chất của việc kiểm tra, kiểm soát và hậu kiểm; chưa thực hiện thường xuyên một cách nghiêm túc quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; chưa thường xuyên kiểm tra công tác kế toán, tín dụng, nhất là kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, nghiệp vụ tín dụng tại trụ sở và các chi nhánh trực thuộc. 2.3.5. Hạn chế từ phía người đi vay TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 92
  4. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Hiện nay, tình trạng thiếu vốn đang là khó khăn rất lớn đối với các DNNVV ở địa phương, tuy nhiên khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng còn thấp, xuất phát từ những hạn chế của bản thân các DNNVV như: - Các DN có quy mô sản xuất nhỏ, hiệu quả sản xuất chưa cao, vốn ít, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án thấp, trình độ lập phương án, dự án và quản lý còn non yếu. Các báo cáo tài chính của các DNNVV thường không đủ độ tin cậy, phần lớn chưa qua kiểm toán độc lập, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thẩm định phương án vay vốn cũng như độ minh bạch về tài chính để quyết định cho vay. - Tiềm lực tài chính của đa số các DNNVV ở Tiền Giang có hạn nên nguồn vốn đầu tư vào tài sản cũng còn nhiều hạn chế. Vì thế, đa số các doanh nghiệp này điều thiếu tài sản để dùng làm bảo đảm tiền vay. Theo số liệu khảo sát từ “Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp” do Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang chỉ đạo thực hiện, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ tài sản bảo đảm là 52 doanh nghiệp trong tổng số 116 doanh nghiệp được khảo sát. Các DN là DNTN, công ty TNHH có tài sản là tài sản cá nhân, tài sản hộ gia đình không rạch ròi với tài sản của DN nên rất khó khăn cho ngân hàng thẩm định được năng lực thực sự của DN để đưa ra quyết định đầu tư thích đáng. Bên cạnh đó, rất ít các DNNVV đáp ứng được các điều kiện để được ngân hàng cho vay tín chấp. - Các DNNVV thiếu thông tin về thị trường, hoạt động kinh doanh còn mang tính tự phát, chủ quan. Phần lớn các DNNVV chưa chủ động, tự giác tham gia vào các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp để từ đó nắm bắt thêm nguồn thông tin cần thiết cho chiến lược kinh doanh lâu dài của mình. - Hoạt động kinh doanh của nhiều DN thiếu ổn định, chưa tuân thủ đúng quy định pháp luật về lao động, còn trốn thuế, không đảm bảo về vệ sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường 3. Các giải pháp để phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, tác giả đề ra một số giải pháp đề xuất nhằm mở rộng hoạt động này qua các nhóm giải pháp sau: 3.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang 3.1.1. Giải pháp về huy động vốn Nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động của các NHTM. Xác định, quán triệt tăng trưởng huy động vốn là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, là điều kiện tiền đề để phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để nâng cao khả năng huy động vốn, Chi nhánh cần phải chú ý một số giải pháp sau: - Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi - Đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm tiền gởi, triển khai chương trình khuyến mãi huy động vốn phù hợp với từng thời kỳ thông qua phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. - Mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng thanh toán thẻ. - Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực nông thôn. - Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. - Điều hành lãi suất một cách linh hoạt theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước. 3.1.2. Giải pháp về mở rộng cho vay Mở rộng dư nợ nhưng phải đảm an toàn, hiệu quả là mục tiêu hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cần quan tâm, giải quyết những mặt hạn chế qua những hướng giải pháp: - Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp. - Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay. - Từng bước tiêu chuẩn hóa quy trình tín dụng, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn. - Giải pháp về lãi suất: Các gói hỗ trợ lãi suất cần được đưa ra đúng thời điểm, đúng đối tượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. - Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, đẩy mạnh cho vay các DNNVV. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 93
  5. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ 3.1.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Phát triển dư nợ hữu hiệu là mục tiêu hoạt động cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang. Do đó việc mở rộng cho vay phải đảm bảo kiểm soát được chất lượng, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để mở rộng hoạt động cho vay đồng thời đảm bảo chất lượng hoạt động này, Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cần quan tâm, thực hiện tốt những vấn đề: - Tuân thủ quy trình tín dụng - Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay nói chung và cho vay DNNVV nói riêng - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay 3.1.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Định kỳ tổ chức kiểm tra chuyên môn lồng ghép với các buổi họp cơ quan, họp chuyên đề nhằm cập nhật kiến thức cho toàn thể nhân viên; triển khai văn bản quy định của ngành, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp và kiến thức pháp luật, - Song song với việc nâng cao trình độ, kỹ năng cần đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng, kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng. - Công tác bố trí, sắp xếp cán bộ phải hợp lý, đúng người, đúng việc để cán bộ công nhân viên có thể phát huy được sở trường, hạn chế được sở đoản nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. - Giao chỉ tiêu thi đua và có cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý đối với nhân viên nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng sẽ tạo không khí làm việc hăng say và hiệu quả, giảm bớt tiêu cực. - Công tác tuyển dụng phải được thực hiện tốt để đảm bảo tuyển được những cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt, am hiểu kiến thức xã hội, khả năng giao tiếp tốt. - Việc lựa chọn, bổ nhiệm những cán bộ lãnh đạo phải có trình độ chuyên môn, có tầm nhìn xa, nhạy bén với thay đổi của môi trường kinh doanh để đề ra những chính sách tín dụng hợp lý, định hướng cho hoạt động của đội ngũ nhân viên, đảm bảo duy trì, mở rộng và phát huy hoạt động tín dụng đối với DNNVV theo đúng định hướng và quy trình tín dụng. 3.1.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng mà cụ thể là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Về nguồn thông tin cho tín dụng ngân hàng có rất nhiều nguồn, tuy nhiên cần tập trung khai thác các nguồn sau: + Thông qua các thông tin có được từ báo cáo của người vay. Tuy nhiên, các thông tin này cần được kiểm chứng lại, không nên quá tin tưởng. + Thông tin từ nguồn điều tra tại chỗ như phỏng vấn trực tiếp, thông tin được cung cấp từ chính quyền đoàn thể địa phương, + Thông tin từ hồ sơ lưu trữ của ngân hàng, nhằm đánh giá lịch sử quan hệ của khách hàng với ngân hàng. + Thông qua các tổ chức trung gian: truy cập từ hệ thống thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. 3.2. Nhóm giải pháp đối với khách hàng 3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, xây dựng các phương án, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh Để nâng cao năng lực quản lý điều hành và giảm chi phí giao dịch, DNNVV nên tự lập dự án, phương án kinh doanh tránh để ngân hàng hỗ trợ xây dựng phương án, dự án. Việc xây dựng phương án, dự án có hiệu quả chứng tỏ doanh nhiệp đã am hiểu tận tường kế hoạch kinh doanh của mình, có thể lường trước được các tình huống có thể xảy ra và đưa biện pháp giải quyết kịp thời, từ đó dễ thuyết phục ngân hàng hơn trong việc cho vay. Đồng thời, DNNVV khi xây dựng các dự án, kế hoạch kinh doanh phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng quản lý, khả năng vốn đối ứng của doanh nghiệp, 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực điều hành của chủ doanh nghiệp Nếu DN có người đủ năng lực điều hành sẽ xây dựng được bộ máy tổ chức hợp lý, nâng cao năng lực kinh doanh, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn vay, nâng cao uy tín của mình đối với NH, vì thế rào cản về tiếp cận vốn vay sẽ phần nào được dỡ bỏ, nhất là rào cản về bảo đảm tiền vay. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 94
  6. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ 3.2.3. Giải pháp xây dựng, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng sẽ góp phần tinh gọn bộ máy quản lý, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp kịp thời, nhanh chóng, tiết giảm chi phí quản lý. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin có thể giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, giúp sản phẩm của doanh nghiệp đến gần người tiêu dùng hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin cân xứng giúp doanh nghiệp có thể tiếp nhận được với những dịch vụ hiện đại của ngân hàng cung cấp như ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, 3.2.4. Từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa trong tổ chức hoạt động bộ phận kế toán, tài chính để tạo tính minh bạch và trung thực trong các báo cáo tài chính Một trong những trở ngại của DNNVV khi tiếp cận vốn ngân hàng là sự không minh bạch về tình hình tài chính. Sổ sách, chứng từ kế toán không chính xác, không trung thực nên không phản ánh thực tế hoạt động của DN làm giảm sự tin tưởng của ngân hàng vào năng lực tài chính của DN, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Vì thế, DN nên chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức về kế toán và lập báo cáo tài chính một cách chuyên nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước như Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện đúng chế độ thống kê, kế toán, 4. Kết luận Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và xu hướng phát triển hiện nay của thế giới. Cùng xu thế đó, hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cho đến nay đã có nhiều tiến triển đáng khích lệ, dư nợ đối tượng khách hàng DNNVV không ngừng được nâng lên, tuy vậy vẫn còn nhiều tồn tại khiến việc mở rộng tín dụng khu vực này còn nhiều hạn chế. Một số nhóm giải pháp đối với ngân hàng, khách hàng nhằm góp phần cho hoạt động tín dụng đối với loại hình DNNVV tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Tài liệu tham khảo [1]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2017), Tài chính Tiền Tệ, NXB Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. [2]. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. [3]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị kinh doanh ngân hàng II, NXB Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. [4]. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. [5]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016. [6]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng các năm 2014, 2015, 2016. [7]. Tô Hoài Nam (2014), Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu hỗ trợ pháp lý, Tạp chí dân chủ và Pháp luật ngày 25 tháng 3, truy cập tại , [truy cập ngày 25/07/2017]. [8]. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2014, 2015, 2016. Ngày nhận: 31/12/2017 Ngày duyệt đăng: 10/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 95