Tự do hóa tài chính với sự phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam

pdf 18 trang Gia Huy 2010
Bạn đang xem tài liệu "Tự do hóa tài chính với sự phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftu_do_hoa_tai_chinh_voi_su_phat_trien_ben_vung_nganh_ngan_ha.pdf

Nội dung text: Tự do hóa tài chính với sự phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam

  1. TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Diệu Chi1 Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Qu trình đó được thực hiện trên tất cả c c lĩnh vực kinh tế và xã hội, là sự gắn kết chặt chẽ của quá trình tự do thương mại, mở rộng giao thương với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ và trên hết là quá trình tự do hóa tài chính. Trong quá trình mở cửa này, tự do hóa tài chính là một vấn đề thực sự cần được quan tâm. Bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng tiến trình tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng Việt Nam, nêu một số bất cập trong tiến trình đó, đặc biệt trong giai đoạn ngành ngân hàng Việt Nam đang tiến dần tới các chuẩn mực tài chính quốc tế. Tr n cơ sở đ nh gi thực trạng, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Từ khóa: Ngành ngân hàng, hội nhập, tự do hóa tài chính 1. Đặt vấn đề Khi một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, yếu tố tài chính và sự phát triển của hệ thống tài chính đóng vai trò then chốt của quá trình này. Một trong những vấn đề hệ thống tài chính nói chung và ngành tài chính nói riêng quan tâm đó là quá trình tự do hóa tài chính cần được thực hiện ra sao để đảm bảo tối đa hóa lợi ích quốc gia, đồng thời hạn chế những bất lợi của quá trình này mang lại. Tự do hóa tài chính góp phần kiến tạo một kế thống tài chính lành mạnh, hoạt động linh hoạt hơn và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, đi kèm với nó là tiềm ẩn sự đổ vỡ, nguy cơ khủng hoảng tài chính (Giannone D. và cộng sự, 2011). Quá trình tự do hóa tài chính đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, tuy nhiên, phải sau thế chiến thứ II, quá trình này mới thực sự phát triển mạnh mẽ, 1 Email: ndchi226@gmail.com 155
  2. khởi đầu từ khu vực Bắc Mỹ, rồi tới châu Âu và dần lan sang khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cùng với đó là sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng tài chính như khủng hoảng tại khu vực Mỹ Latinh những năm 80, khủng hoảng Đông Á 1997, và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ khủng hoảng, nhưng tự do hóa tài chính là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Điều quan trọng là các quốc gia cần xác định mức độ tự do hóa tài chính của quốc gia mình thế nào, để vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa hạn chế tối đa những bất lợi của quá trình hợp tác này. Việt Nam những năm qua luôn chủ động và tích cực ký kết nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương, đây cũng chính là các điều kiện cần thiết để Việt Nam ngày càng tiến dần vào quá trình tự do hóa tài chính, đặc biệt là quá trình tự do hóa tài chính của hệ thống tài chính quốc gia. Ngành ngân hàng là một bộ phận của hệ thống tài chính, do vậy, sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng chính là một bộ phận cấu thành sự phát triển bền vững của cả hệ thống tài chính và quá trình tự do hóa tài chính cần xuất phát từ quá trình tự do hóa, hội nhập, đáp ứng các chuẩn quốc tế của ngành ngân hàng (De Haan, J. và J. E. Sturm, 2000). 2. Khái quát về tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng Cùng với xu thế hội nhập, ngành ngân hàng và nhiều ngành nghề khác trong nền kinh tế đang tiến dần tới mở cửa hoàn toàn với thị trường quốc tế. Do vậy, tự do hóa tài chính là tất yếu khách quan. Tự do hóa tài chính của ngành ngân hàng là quá trình thực hiện việc chuyển đổi từ hệ thống tài chính ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ bằng các mệnh lệnh hành chính của Nhà nước và Chính phủ, sang một hệ thống tài chính mới được điều tiết và kiểm soát thông qua các công cụ điều tiết kinh tế linh hoạt và sự vận động của các yếu tố thị trường (De Haan, J. và J. E. Sturm, 2000). Hay cụ thể, tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng là quá trình dỡ bỏ các hạn chế và giới hạn trong việc phân bổ nguồn lực tín dụng. Việc quản lý phân bổ này được thực hiện theo cơ chế giá, tại đó tổ chức tài chính được phép quyết định tỷ lệ giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay, không có sự can thiệp của Chính phủ theo cơ chế lãi suất trần. (Georgios E. Chortareas và cộng sự, 2012). Nhờ đó, tự do 156
  3. hóa tài chính sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, chấm dứt phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Hay, đây là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là xóa bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do, hiệu quả và vận hành theo các quy luật của thị trường (Berger và cộng sự, 1997). Tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng được thể hiện qua bốn nội dung cơ bản: (1) Tự do hóa lãi suất; (2) Tự do hóa cơ chế tín dụng; (3) Tự do hóa tỷ giá hối đoái; (4) Tự do hóa quản lý ngoại hối và các luồng vốn lưu chuyển quốc tế (Georgios E. Chortareas và cộng sự, 2012). Tự do hóa lãi suất là cơ chế tại đó lãi suất được hoàn toàn vận hành theo cung cầu vốn của thị trường. Sự can thiệp của NHNN, NHTW chỉ thông qua các công cụ gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu hay lãi suất tái cấp vốn để tác động nhằm xác lập mức lãi suất cân bằng. Tự do hóa lãi suất chính là việc dỡ bỏ hoàn toàn các ràng buộc về lãi suất và cho phép lãi suất của nền kinh tế đạt tới điểm cân bằng của nó. Lãi suất sẽ tự điều chỉnh linh hoạt, nhạy cảm, phản ánh đúng và đầy đủ các yêu cầu của thị trường (Ronald I. McKinnon, 1989). Tự do hóa cơ chế tín dụng là việc xóa bỏ các rào cản trong quá trình cung cấp và phân phối các nguồn lực kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng (Gwartney, D. J., 2009). Tự do hóa tín dụng không có nghĩa là Nhà nước và Chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào phân bổ các nguổn lực tài chính, mà tại đó, Chính phủ sẽ vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, còn các dòng vốn được lưu chuyển tự do đến nơi cần, theo nguyên tắc chịu trách nhiệm đối với phần vốn nhận được, đồng thời bảo đảm khả năng thu hồi và có lãi. Tự do hóa tỷ giá hối đoái là quá trình tại đó tỷ giá hối đoái được tự do biến động theo các quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, giảm tối đa sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ (Gerald A.Epstein, 2005). Tự do hóa tỷ giá hối đoái buộc các quốc gia nới lỏng việc kiểm soát tỷ giá và nâng cao khả năng chuyển đổi đồng bản tệ. Tự do hóa quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là quá trình tại đó các dòng vốn quốc tế được tự do lưu chuyển ra vào một nền kinh tế. Việc mở 157
  4. cửa thị trường sẽ tạo sức hút các nguồn vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế, tăng cường hoạt động thương mại, đầu tư, đặc biệt tạo môi trường phát triển và cạnh tranh trong ngành ngân hàng (Gerald A.Epstein, 2005). Ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm qua cũng từng bước hướng tới tự do hóa tài chính theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết về mở cửa thị trường tài chính ngân hàng. Bảng 1: Lộ trình mở cửa thị trƣờng ngân hàng Việt Nam theo chuẩn quốc tế Năm Chính sách hƣớng tới tự do hóa tài chính ngành ngân hàng 1991 Giảm dự trữ bắt buộc xuống dưới 10% 1997 Áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước thay vì tỷ giá cố định 2002 Thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội 2002 Áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận giữa các TCTD 2004 Cho phép thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài 2011 Xóa bỏ hạn chế hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam 2015 Sửa đổi Luật Dân sự quy định lãi suất thỏa thuận không vượt quá 20% 2015 Thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới trên cơ sở tỷ giá trung tâm, theo đó,cơ chế điều hành tỷ giá được chuyển từ neo tỷ giá với biến độ điều chính sang thả nổi có quản lý 2016 Áp dụng thí điểm Basel II tại 10 NHTMCP Nguồn: Tổng hợp của tác giả Do vậy, bản chất của quá trình tự do hóa tài chính ngành ngân hàng không chỉ ở Việt Nam, mà ở các quốc gia là quá trình gắn kết ngành ngân hàng của một quốc gia với toàn bộ hệ thống kinh tế tài chính thế giới trong xu thế phát triển chung của hội nhập. Quá trình này được thực hiện trên cơ sở hợp tác kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường và thực hiện điều chỉnh các quy tắc vận hành, quy tắc hoạt động theo chuẩn quốc tế của các định chế tài chính ngân hàng quốc gia. 158
  5. 3. Thực trạng hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam Giai đoạn 2011 đến 2015 là một thời kỳ vô cùng khó khăn và cũng đạt được nhiều thành tựu của ngành Ngân hàng Việt Nam. Đây là giai đoạn thể hiện sự quyết tâm của toàn hệ thống trong công cuộc tái cơ cấu ngành và đồng thời tiếp tục mở cửa thị trường tài chính theo các thỏa thuận mở cửa thị trường của Việt Nam. Một là, hoàn thành nhiệm vụ tái cấu trúc ngành theo Quyết định 254 của Thủ tướng; NHNN đã huy động tổng lực sức mạnh toàn Ngành thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu, trong đó các NHTM nhà nước đóng vai trò nòng cốt tham gia tái cơ cấu các NHTM yếu kém. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia 2016, cuối năm 2015, hệ thống các TCTDVN có 118 TCTD thành viên, gồm 4 nhóm: (1) NHTMNN, NHTMCP; (2) NH liên doanh và NH nước ngoài; (3) Công ty tài chính; (4) Ngân hàng hợp tác xã (quỹ tín dụng nhân dân). Bảng 2: Số lƣợng các Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTMNN 5 5 5 5 7 7 NHTMCP 37 34 33 33 28 28 Nguồn: B o c o của Ủy ban Gi m s t Tài chính Quốc gia Nhóm các NHTMCP có 28 tổ chức, nhóm các NHTMNN là 7 tổ chức, trong đó, nhóm các NHTMCP biến động mạnh nhất, giảm từ 37 (2011) còn 34 tổ chức (2012), 33 tổ chức (2013, 2014), và đến cuối 2016 chỉ còn 28 tổ chức. Tuy nhiên, nhóm NHTMNN là nhóm duy nhất tăng lên về số lượng, từ 5 tổ chức lên 7 tổ chức trong năm 2016, nguyên nhân xuất phát từ hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các TCTD diễn ra trong năm 2015. 159
  6. Bảng 3: Quá trình thực hiện tái cấu trúc các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 Năm Hình thức thực Trƣớc tái cấu trúc Sau tái cấu trúc thực hiện hiện NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Sài Gòn, 2011 NHTMCP Sài Gòn Hợp nhất NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa NHTMCP Nhà Hà Nội, NHTMCP Sài Gòn NHTMCP 2012 Sáp nhập – Hà Nội Sài Gòn – Hà Nội NHTMCP Đại Á, NHTMCP Phát triển TP. NHTMCP 2013 Sáp nhập HCM Phát triển TP. HCM NHTMCP Phương Tây, Tổng Công ty NHTMCP Đại chúng 2013 Hợp nhất Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam Việt Nam NHTMCP Nhà đồng bằng sông Cửu Long, NHTMCP Đầu tư và 2015 Sáp nhập NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Phát triển Việt Nam NHTMCP Công thương NHTMCP Công thương 2015 Sáp nhập Việt Nam, NHTMCP Xăng dầu Petrolimex Việt Nam NHTMCP Phương Nam, NHTMCP NHTMCP Sài Gòn 2015 Sáp nhập Sài Gòn Thương Tín Thương Tín NHTMCP Phát triển Mê Kông, NHTMCP 2015 NHTMCP Hàng Hải Sáp nhập Hàng Hải Ngân hàng Xây dựng Trở thành các Ngân hàng TNHH Một thành viên Mua lại 2015 Ngân hàng Đại dương thuộc sở hữu 100% vốn 0 đồng Ngân hàng Dầu Khí Toàn cầu Nhà nước Nguồn: Tổng hợp của t c giả Từ 2011 đến 2015, hệ thống NHVN đã chứng kiến 8 trường hợp mua bán, sáp nhập giữa các ngân hàng, và 3 trường hợp NHNN mua lại NH với giá 0 đồng để trở thành Ngân hàng TNHH Nhà nước Một thành viên. Nhóm NHTMCP, thì NHTMCP Mekong sáp nhập vào NHTMCP Hàng hải, NHTMCP Phương Nam sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. 160
  7. Hai là, giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng bền vững hơn; ngành ngân hàng đã đưa ra và triển khai nhiều chính sách mới mang tính đột phá như: (i) cho phép các TCTD thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ (áp dụng Quyết định 780 có thời hạn), (ii) xử lý nợ xấu một cách tích cực trong điều kiện NSNN hạn hẹp và (iii) hàng loạt các chính sách thúc đẩy tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn sau khủng hoảng. Hình 1: Tỷ lệ nợ xấu và tăng tƣởng tín dụng ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Ba là, ngành ngân hàng đã tích cực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế; hệ thống pháp lý ngành Ngân hàng Việt Nam đang được hoàn thiện nhằm đảm bảo an toàn, minh bạch theo chuẩn quốc tế. Cụ thể với Thông tư số 09/2014/TT–NHNN, thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 02/2013/TT–NHNN nhằm siết chặt việc xác định nợ xấu, bắt buộc phải ghi nhận nợ xấu ở các mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, những khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Hay việc Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các tiêu chuẩn về an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng tạo tiền đề cho ngành ngân hàng tiến gần hơn theo chuẩn quốc tế. Và theo kế hoạch, để nâng cao năng lực quản trị hệ thống, NHNN đã xây dựng kế hoạch áp dụng Basel II cho toàn hệ thống và trước hết lựa chọn 10 NHTM thí điểm từ cuối năm 2015 trước khi triển khai phổ biến từ năm 2018. 161
  8. Bốn là, NHNN đã chủ động trong việc đưa ra các công cụ chính sách tiền tệ với định hướng rõ ràng hơn. Cụ thể, với chính sách điều hành lãi suất mới đã kịp thời hỗ trợ tích cực cho công tác giảm mặt bằng lãi suất và ổn định thị trường tiền tệ. Ngoài ra, với chính sách tái cấp vốn, NHNN cũng đã góp phần ổn định thanh khoản của hệ thống. Hơn nữa, các công cụ tài chính tiền tệ như tỷ giá, hạn mức tín dụng, cũng được điều hành quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả. 4. Tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng Việt Nam Việt Nam đang từng bước mở dần thị trường tài chính, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, một trong những ngành nghề nhạy cảm của nền kinh tế. Tuy nhiên, các bước đi của Chính phủ Việt Nam khá thận trọng trong quá trình mở cửa nhằm đảm bảo vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia. Có thể thấy rõ qua tiến trình tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng Việt Nam thời gian qua khi NHNN Việt Nam đưa ra nhiều chính sách nhằm tiến gần hơn tới các chuẩn mực ngân hàng quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống các ngân hàng Việt Nam cũng được mở dần với vấn đề tự do hóa lãi suất và đặc biệt là vấn đề liên quan tới tự do hóa tỷ giá hối đoái với việc áp dụng tỷ giá trung tâm thay cho tỷ giá thị trường liên ngân hàng trước đây. * Về tự do hóa lãi suất Trong thời gian qua với cơ chế chuyển dịch dần sang thực hiện tự do hóa lãi suất đã tạo những bước đột phá quan trọng cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bộ luật Dân sự sửa đổi 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), với Điều 468, quy định mức trần lãi suất thỏa thuận không được phép vượt quá 20%/năm cho các khoản tiền vay, đồng thời, quy định trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Với quy định loại trừ này đã ngầm cho phép các TCTD được thực hiện cơ chế thỏa thuận lãi suất theo quy định tại luật các TCTD hay cho phép các TCTD được thỏa thuận lãi suất theo cơ chế thị trường, hướng tới mục tiêu tự do hóa lãi suất. 162
  9. Hình 2: Lãi suất cho vay và huy động hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015 Nguồn: International Financial Statistics và data files của International Monetary Fund Thêm vào đó, việc Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện áp trần lãi suất với các khoản huy động vốn ngắn hạn, trong khi, thả nổi đối với lãi suất huy động dài hạn và lãi suất cho vay, hoặc chỉ thực hiện ở một số lĩnh vực đặc thù như Nông nghiệp, Viễn thông, Đây cũng là một cơ chế đang cho phép các TCTD được tự thỏa thuận lãi suất. Do vậy, công tác điều hành lãi suất của NHNNVN trong thời gian qua về cơ bản cũng đã và đang hướng tới tự do hóa lãi suất. Theo báo cáo IMF, 2016, giai đoạn 2011-2015, mặt bằng lãi suất trung bình cho vay và huy động của toàn hệ thống NHVN có xu hướng giảm. Mặt bằng lãi suất cho vay và huy động năm 2011 tương ứng là 16,95% và 13,99%, cuối năm 2015 con số này là 7,12% và 4,75%. Qua đó cho thấy, với những nỗ lực của Chính phủ và NHNN, Việt Nam đã giảm dần lãi suất năm sau thấp hơn năm trước. Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2011, mức lãi suất cho vay và huy động trung bình trên thị trường đã giảm 57,99%. Đây có thể coi là một động lực hỗ trợ tích cực cho các hoạt động và dòng chảy vốn của nền kinh tế. Khi một nền kinh tế càng mang nhiều yếu tố thị trường, vấn đề lãi suất sẽ càng đóng vai trò quan trọng là cơ sở cho các quan hệ cung cầu vốn trên thị trường được tự do lưu chuyển. Chính sách lãi suất hiệu quả và cởi mở đang được thực hiện tại Việt Nam theo cơ chế tự do hóa sẽ góp phần đảm 163
  10. bảo cho lãi suất phát huy được những yếu tố tích cực và tránh được sự lãng phí nguồn lực. * Về chính sách điều hành tỷ giá hối đoái Chính sách điều hành tỷ giá của NHNNVN trong thời gian qua cũng có những chuyển biến tích cực hướng tới cơ chế điều hành tỷ giá theo cung cầu ngoại hối trên thị trường. Bên cạnh đó, NHNN vẫn đảm bảo tính nhất quán và kiên định với mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, nâng cao vị thế của đồng bản tệ (VND), từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Hình 3: Diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 Nguồn: Thomson Reuters Theo Báo cáo Thomson Reuters, 2016, giai đoạn 2011 đến nay, tỷ giá hối đoái của Việt Nam biến động khá ổn định. Đặc biệt, chính sách tỷ giá trung tâm được áp dụng từ tháng 01/2016 đã hỗ trợ tích cực cho diễn biến tỷ giá giữa VND và USD, đảm bảo hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Theo đó, tỷ giá hối đoái do NHNN công bố được xác định trên cơ sở 3 thành tố: (1) Diễn biến của 8 đồng tiền của các quốc gia có mối quan hệ thương mại, đầu tư lớn với Việt Nam (USD, EUR, CNY, BATH, JPY, SGD, KRW, TWD); (2) Tỷ giá thị trường liên ngân hàng (tỷ giá bình quân gia quyền theo mức tỷ giá và trọng số giao dịch) ngày hôm trước; (3) Các cân đối vĩ mô, tiền tệ, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô. 164
  11. Việc NHNN thực hiện chính sách điều hành tỷ giá mới đã đảm bảo tính linh hoạt, đồng thời vẫn cho phép quản lý tỷ giá theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý theo các quy định hiện hành. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hội nhập thương mại và đầu tư quốc tế, hỗ trợ tốt cho quá trình lưu chuyển các dòng vốn ngoại tệ giữa nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Cùng với các chính sách điều hành tỷ giá hối đoái khác, giai đoạn 2011 đến 2016 cho tỷ giá hối đoái Việt Nam giao động trong tầm kiểm soát và phù hợp với mục tiêu tăng trưởng. Giai đoạn 2011 đến 2016, tỷ giá có sự dao động không lớn giữa các năm, và trong một năm thì tương đối ổn định. Đặc biệt năm 2016, diễn biến giá ngoại tệ (VND/USD) tương đối ổn định duy trì khoảng 22500 VND/USD (Thomson Reuters, 2016). Với chính sách điều hành tỷ giá mới, NHNN đã hài hòa được giữa tỷ giá vận động theo cơ chế thị trường, đồng thời vẫn đảm bảo tính ổn định của trường ngoại hối và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Mặc dù ngành ngân hàng Việt Nam đã rất nỗ lực trong quá trình mở cửa thị trường, tuy nhiên, với vấn đề tự do hóa tín dụng và tự do hóa quản lý ngoại hối, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn cần thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng, để có những bước đi thận trọng trước bối cảnh gia nhập vào thị trường quốc tế. 5. Một số bất cập của ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa tài chính Quy mô tài chính nhỏ Nhìn chung, quy mô của các ngân hàng Việt Nam khá khiêm tốn so với các ngân hàng trong khu vực. Tổng tài sản của toàn hệ thống Ngân hàng của Việt Nam đạt khoảng 300 tỷ USD, chỉ cao hơn Philipines (237 tỷ USD), còn lại thấp hơn tất cả các quốc gia trong khu vực. Trong đó, tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc dẫn đầu khu vực với mức là 30.896 tỷ USD (BMI Research, 2016). 165
  12. Hình 4: So sánh quy mô tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Vietnam Commercial Banking Report, BMI Research Vấn đề sở hữu chéo vẫn chưa được giải quyết triệt để Nhiều NHTM Việt Nam vấn đề sở hữu chéo đang ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề quản trị và điều hành ngân hàng, gây nên những xung đột lợi ích nhất định giữa các ngân hàng có sở hữu lẫn nhau. Với quy định của Thông tư 36, một NHTM chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá hai TCTD khác (trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó) đồng thời lượng cổ phần được nắm giữ tối đa này phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD đó (trừ trường hợp TCTD là công ty con của ngân hàng hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước - NHNN), nhưng thực trạng sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng hiện vẫn rất phức tạp. Điển hình nhất là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Đây là ngân hàng hiện đang nắm giữ vốn cổ phần tại nhiều TCTD nhất với 4 NHTM và 1 công ty tài chính. Cụ thể, Vietcombank đang có tỷ lệ vốn góp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là 8,19%, tại Saigonbank là 4,3%, tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) là 9,59%, tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là 5,07% và tại Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) 10,91%. Do vậy, theo như quy định của Thông tư 36, Vietcombank cần lựa chọn chỉ giữ lại 2 TCTD và phải thóai vốn 166
  13. về dưới 5%. Tuy nhiên, đến nay, VCB vẫn đang dừng ở mức “nghiên cứu” và trình phương án. Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV hiện đang sở hữu 65% vốn tại ngân hàng liên doanh Lào - Việt, sở hữu 50% tại Ngân hàng liên doanh Việt - Nga, và 50% tại VID/Public Bank. Bên cạnh đó, nhiều NHTM quy mô nhỏ hơn có cổ phần của các ngân hàng lớn nhưng cũng đang nắm giữ khá nhiều cổ phần tại các TCTD khác. Ví dụ như Eximbank có vốn cổ phần của Vietcombank nhưng lại đang nắm giữ 8,76% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Vấn đề sở hữu chéo hiện nay khá phức tạp, vấn đề này vẫn cần có lộ trình dài và bước đi vững chắc, bởi nếu quá nhanh sẽ có nguy cơ trở thành quá nguy hiểm. Bên cạnh các quy định về xử lý sở hữu chéo hiện chưa được các ngân hàng nghiêm túc thực hiện theo đúng lộ trình, NHNN cần có những hành động để giám sát, kiểm soát vấn đề sở hữu của các TCTD, để không xảy ra tình trạng cấp tín dụng cho các công ty “sân sau”, cho vay, đầu tư lẫn nhau gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng nợ xấu như thời gian qua. Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp Hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống không cao. Tính đến cuối năm 2016, Ngân hàng Công thương Việt Nam với mức vốn điều lệ cao nhất, cũng chỉ 37 nghìn tỷ đồng tương đương khoảng 1,6 tỷ USD (Vietinbank, 2016). Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của các hệ thống TCTD ở mức khá thấp so với mức độ rủi ro thực tế và so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảng 4: Khả năng sinh lời của các TCTD giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 (đơn vị %) NIM 3,97% 4,26% 2,80% 2,70% 2,74% ROE 14,39% 10,98% 6,40% 4,60% 6,40% ROA 1,83% 1,27% 0,6% 0,4% 0,5% Nguồn: Báo cáo Tài chính của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 đến 2015 167
  14. Hình 5. So sánh ROA của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực Nguồn: International Data from FRED Từ 2011 đến nay, ROA của hệ thống ngân hàng Việt Nam sụt giảm mạnh xuống 0,5% vào cuối năm 2015. Xem xét mối tương quan với các quốc gia trong khu vực, cho thấy ROA của Việt Nam khá khiêm tốn khi so sánh với Malaysia, Singapore và đặc biệt là Indonesia. Thậm chí năm 2015, ROA của Việt Nam còn thấp hơn Cambodia. Qua đây có thể thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam cũng là một vấn đề cần quan tâm. Năng lực cạnh tranh kém Vấn đề cạnh tranh của các NHTM Việt Nam cũng là một rào cản lớn khi hội nhập, bởi thiếu tính hợp tác, thiếu tôn trọng kỷ cương, kỷ luật, chính sách và pháp luật. Nhiều ngân hàng chỉ tập trung chạy theo lợi nhuận đã bỏ qua yêu cầu an toàn kinh doanh, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tiền tệ và tín dụng ngân hàng. Phương thức cạnh tranh chủ yếu là bằng giá/lãi suất, thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu coi trọng tới kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ. Cùng với năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh ngân hàng chưa cao, cạnh tranh thiếu lành mạnh là những rào cản lớn khi hệ thống NHTM Việt Nam mở cửa thị trường tự do hóa tài chính với các định chế tài chính quốc tế. 168
  15. 6. Khuyến nghị chính sách nhằm phát triển bền vững ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa tài chính * Đối với Chính phủ và các cơ chức năng Một là, hoàn thiện hệ thống pháp lý theo chuẩn quốc tế; Một hành lang pháp lý ổn định, hiệu quả và minh bạch sẽ tạo sân chơi bình đẳng cho các NH trong nước với các NH có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng đối xử quốc gia. NHNN cần xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh, ổn định, đảm bảo minh bạch và đáng tin. Kết hợp với đó là việc thực thi chính sách tài khóa thận trọng như chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá, và nên xây dựng chính sách theo hướng linh hoạt phù hợp những biến động xảy ra trong nước và quốc tế. Ngoài ra, chúng ta cũng cần thúc đẩy hơn nữa, thể chế hóa việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng (CAMELs, BASEL) vào trong thực tiễn quản trị và hoạt động của tất cả các NH tại Việt Nam. Hai là, xây dựng lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ tài chính phù hợp với bối cảnh trong nước; thị trường tài chính của Việt Nam nên được mở cửa dần dần, sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Để làm được điều này, chúng ta cần có sự thống nhất về quan điểm, xác định rõ và cụ thể lộ trình mở cửa tài chính. Trong đó, tự do hóa tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện các cải cách cơ cấu và tự do hóa thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập phù hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh và hạn chế xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng tiềm ẩn. Ba là, công cuộc cải cách hệ thống dịch vụ tài chính cần được thực hiện toàn diện, gắn kết hài hòa giữa chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối; quá trình cải cách hệ thống dịch vụ tài chính cần được thực hiện một cách toàn diện cả về quan điểm và phương pháp điều hành vĩ mô. Trong quá trình đó rất cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các chính sách tài chính tiền tệ quốc tế, vì đây là những chính sách có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình mở cửa và tự do hóa tài chính. Việc duy trì chế độ tỷ giá chính thức quá xa so với tỷ giá thực, hay không chú trọng tới công tác quản lý ngoại hối, việc quá lạm dụng chính sách lãi suất, có thể đẩy một nền kinh tế vào chỗ 169
  16. vận động một cách thụ động theo các quyết sách của Chính phủ, và là nguy cơ tiềm ẩn các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. * Đối với các Ngân hàng thƣơng mại Một là, tập trung tăng vốn, đặc biệt là vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu, bởi đây là nguồn vốn nội sinh, đảm bảo mức độ an toàn cao đối với từng TCTD; đối với công tác tăng vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu, các ngân hàng cần xây dựng chính sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài chính thông qua chi trả cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung cho nguồn vốn hiện có. Bên cạnh đó, các ngân hàng nên chấp nhận pha loãng tỷ lệ nắm giữ cổ phần để đa dạng hóa và mở rộng cơ sở cổ đông, hướng tới việc bán cổ phần cho các cổ đông chiến lược nước ngoài có kinh nghiệm quản trị và điều hành quốc tế. Nhờ đó, hoạt động tăng vốn, cũng như quy mô ngân hàng sẽ đảm bảo tính ổn định và bền vững hơn khi có sự tham gia của nhiều cổ đông, đặc biệt là các cổ đông có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế. Hai là, cơ cấu lại mô hình tổ chức và nâng cao năng lực quản trị, điều hành; hiện nay, nhiều NHTM Việt Nam đang hoạt động với mô hình tổ chức quy mô nhỏ, mức độ tập trung quyền lực cao. Khi một NHTM phát triển lên quy mô lớn hơn, số lượng chi nhánh tăng lên, khối lượng và tính chất công việc ngày một phức tạp, thì mô hình tổ chức như vậy sẽ bộc lộ những hạn chế nhất định. Đáng chú ý nhất là trong công tác tổ chức và bố trí các phòng nghiệp vụ ở cả cấp Hội sở và chi nhánh. Do đó, trong quá trình mở cửa thị trường lĩnh vực dịch vụ tài chính, một vấn đề đặt ra là cần phải chuẩn hóa hoạt động tổ chức theo hướng tinh giản và hiệu quả. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực quản trị nội bộ cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Công tác quản trị ngân hàng cần được thực hiện theo một số nguyên tắc gồm: (1) Chấp nhận rủi ro; (2) Điều hành rủi ro trong mức cho phép; (3) Quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; (4) Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; (5) Hiệu quả kinh tế; (5) Hợp lý về thời gian; và (6) Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; con người là yếu tố then chốt quyết định tới mọi hoạt động của ngân hàng. Do vậy, việc tập trung vào nâng 170
  17. cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là vấn đề các NHTM cần quan tâm, đặc biệt trong quá trình mở cửa thị trường tài chính, tránh những nguy cơ do vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây nên. Trong công tác tuyển dụng nên có chính sách trọng dụng nhân tài, giao trọng trách cho những người có đủ đức, đủ tài. Ngoài ra, NHTM cũng cần luôn khuyến khích cán bộ, nhân viên trong ngân hàng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cử những người có năng lực quản trị giỏi đi đào tạo học tập phương thức làm việc, cách tổ chức và quản lý tại các nước phát triển. Tóm lại, tự do hóa tài chính trong ngành ngân hàng là quá trình trong đó lĩnh vực ngân hàng tài chính của một quốc gia tham gia tích cực và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Vấn đề đặt ra là cần phải chuẩn bị tâm thế và vị thế trước một sân chơi toàn cầu hóa, cùng với đó là việc tuân thủ theo các chuẩn mực tài chính quốc tế. Tự do hóa tài chính là một xu thế khách quan không chờ đợi một quốc gia, vùng lãnh thổ hay một ngành nghề nhất định, do vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam muốn phát triển bền vững và hội nhập tích cực, cần tiếp cận tự do hóa tài chính bằng một thái độ kiên quyết, cẩn trọng, đồng thời bám sát các điều kiện kinh tế - chính trị trong nước để làm cơ sở xác định lộ trình hội nhập hợp lý. Tài liệu tham khảo 1. Berger, A.N., and D.B. Humphrey, (1997), „Efficiency of Financial Institutions: International Survey and Directions for Further Research‟, European Journal of Operational Research, 98(2), 175-212. 2. BMI Research (2016), Vietnam Commercial Banking Report, truy cập lần cuối ngày 10/12/2016, từ . 3. De Haan, J., and J. E. Sturm, (2000), „On the relationship between Economic Freedom and Economic Growth‟, European Journal of Political Economy, 16(2), 215-241. 4. Fred (2015), International Data Report, truy cập lần cuối ngày 15/12/2016, từ . 5. Georgios E. Chortareas, Claudia Giradone and Alexia Ventouri (2012), „Financial freedom and bank efficiency: Evidence from the European Union‟, Economics and Finance Working Paper Series, truy cập lần cuối ngày 10/12/2016, từ . 6. Gerald A.Epstein (2005), Financialization and the world economy, Edward Elgar Publishing Limted, USA. 7. Giannone D., M. Lenza, and L. Reichlin, (2011), „Market Freedom and the Global Recession‟, IMF Economic Review, 59(1), 111-135. 171
  18. 8. Gwartney, D. J., (2009), „Institutions, Economic Freedom, and Cross- Country Differences in Performance‟, Southern Economic Journal, 75(4), 937-956. 9. IMF – International Monetary Fund (2016), Financial reports, truy cập lần cuối ngày 05/12/2016, từ . 10. Ngân hàng Nhà nước (2014a), Thông tư số 02/2013/TT–NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương ph p trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nh nh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21/01/2013. 11. Ngân hàng Nhà nước (2014b), Thông tư số 09/2014/TT–NHNN về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương ph p trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nh nh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 18/03/2014. 12. Ngân hàng Nhà nước (2014c), Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nh nh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 20/11/2014. 13. Ngân hàng Nhà nước (2015), Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND và USD, tỷ giá tính chéo của VND và các ngoại tệ khác, ban hành ngày 31/12/2015. 14. Nguyễn Xuân Thành (2003), Việt Nam tr n con đường tiến tới tự do hóa lãi suất, truy cập lần cuối ngày 12/12/2016, từ . 15. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, ban hành ngày 24/11/2015. 16. Ronald I. McKinnon (1989), „Financial Liberalization and economic development: A reassessment of interest rate policies in Asia and Latin America‟, Oxford Review of Economic Policy, 5(4), 29 – 54. 17. Thomsonreuters (2016), Thống kê tài chính, truy cập lần cuối ngày 02/12/2016, từ . 18. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 254/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, ban hành ngày 01/03/2012. 19. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam (2016), Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam 2015, truy cập lần cuối ngày 20/12/2016, từ . 20. Vietinbank (2016), B o c o tài chính giai đoạn 2011 đến 2016, truy cập lần cuối ngày 20/12/2016, từ . 172