Ứng dụng kỹ thuật KLW vào dạy học phần bảo hiểm xã hội

pdf 7 trang Gia Huy 22/05/2022 2150
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng kỹ thuật KLW vào dạy học phần bảo hiểm xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfung_dung_ky_thuat_klw_vao_day_hoc_phan_bao_hiem_xa_hoi.pdf

Nội dung text: Ứng dụng kỹ thuật KLW vào dạy học phần bảo hiểm xã hội

  1. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KLW VÀO DẠY HỌC PHẦN BẢO HIỂM XÃ HỘI Họ và tên: ThS. Lê Thị Dung Đơn vị: Bộ môn Ngân hàng – Bảo hiểm; Khoa Tài chính – Ngân hàng. Tóm tắt: Bài viết trình bày một số vấn đề cơ bản về lý luận kỹ thuật dạy học KWL gồm khái niệm, mục tiêu, cách thức tổ chức thực hiện, các yêu cầu khi áp dụng và ưu, nhược điểm của kỹ thuật KLW. Đồng thời, ứng dụng của kỹ thuật này vào học phần Bảo hiểm Xã hội, và minh họa thông qua nội dung cụ thể là “Bảo hiểm Thai sản”. Từ khóa: Kỹ thuật KWL, Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Thai sản LỜI MỞ ĐẦU Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giảng viên và sinh viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong hoạt động dạy học là một hướng đang nhận được sự quan tâm của lãnh đạo và các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, tích cực nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong các kĩ thuật dạy học đã được tôi vận dụng trong bài dạy của mình đó là kĩ thuật KWL. Kĩ thuật này sẽ giúp giảng viên đánh giá được sinh viên đã có kiến thức nền tảng gì để lựa chọn nội dung và định hướng cho sinh viên mở rộng thêm nội dung bài học. Đồng thời các em cũng có thể tự đánh giá bản thân và học hỏi từ bạn bè. Từ đó phát huy sự tham gia tích cực của sinh viên vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của sinh viên. 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT DẠY HỌC KWL. 1.1. Thế nào là kĩ thuật KWL? KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Sinh viên bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó sinh viên nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. Phát triển kỹ thuật KWL thành KWLH: Cột H được thêm vào biểu đồ KWL là để khuyến khích sinh viên tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu. Sau khi sinh viên đã hoàn tất nội 11
  2. dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một thông tin. Các em sẽ nêu biện pháp để tìm thông tin mở rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi nhận ở cột H. (H: cách thức để sinh viên tìm tòi, nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học) 1.2. Mục đích sử dụng biểu đồ KWL Biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau: - Tìm hiểu kiến thức có sẵn của sinh viên về chủ đề được đưa ra. - Đặt ra mục tiêu cho hoạt động tìm hiểu nội dung bài học. - Giúp sinh viên tự theo dõi và đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức. - Tạo cơ hội cho sinh viên diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài học. 1.3. Sử dụng biểu đồ KWL như thế nào? - Chọn chủ đề (nội dung bài học) để sinh viên tìm hiểu. - Tạo bảng KWL. Giảng viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi sinh viên cũng có một mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau. K(Know) W (Want) L (Learn) – Điều tôi biết – Điều tôi muốn biết – Điều tôi học được Sau khi đã biết về nội dung chủ đề, đề nghị sinh viên động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giảng viên và sinh viên cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi sinh viên đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho sinh viên thảo luận về những gì các em đã ghi nhận. + Một số lưu ý tại cột K (Điều em biết) Chuẩn bị những câu hỏi để giúp sinh viên động não. Đôi khi để khởi động, sinh viên cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em: "Hãy nói những gì các em đã biết về " Khuyến khích sinh viên giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường. Hỏi sinh viên xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giảng viên và sinh viên ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi sinh viên đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Nếu sinh viên trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W. 12
  3. + Một số lưu ý tại cột W (Điều em muốn biết – Điều em hỏi) Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Ví dụ: "Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em học chủ đề này?" Chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi: "Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?" Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể giảng viên mong muốn sinh viên tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của sinh viên lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của chủ đề. Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của GV. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của sinh viên. Yêu cầu SV đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình học, sinh viên cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W. Sinh viên có thể điền vào cột L trong khi học hoặc sau khi đã học xong chủ đề đó. + Một số lưu ý tại cột L (Điều em học) Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích sinh viên ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của các em. Ví dụ các em có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao. Đề nghị sinh viên tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài học không cung cấp câu trả lời. (Không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều được bài học trả lời hoàn chỉnh). Có thể tiến hành thảo luận để cùng đưa ra những thông tin ghi nhận ở cột L. Khuyến khích sinh viên nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời. Các em có thể về tìm hiểu thêm thông qua các nguồn khác để tìm câu trả lời cho mình. 2. ỨNG DỤNG KĨ THUẬT KWL VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN BẢO HIỂM XÃ HỘI 2.1. Sự phù hợp của việc ứng dụng kỹ thuật KLW vào giảng dạy học phần Bảo hiểm Xã hội Học phần Bảo hiểm Xã hội đang giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An có 6 chương với nội dung tương đối nhiều, tính thực tiễn cao. Việc ứng dụng các phương 13
  4. pháp giảng dạy chủ động như: thảo luận nhóm, tình huống, phỏng vấn, giải quyết vấn đề, và các kỹ thuật dạy học tích cực như: mảnh ghép, công não, XYZ, tranh luận ủng hộ phản đối, tia chớp, KWLH, sơ đồ tư duy, là cần thiết. Trong đó, kỹ thuật dạy học KWL có tính phù hợp cao. Một số nội dung của học phần Bảo hiểm Xã hội phù hợp ứng dụng kỹ thuật KWL là: Chế độ Hưu trí, Chế độ Thai sản, Chế độ BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế Kỹ thuật KWL phát huy tác dụng nhất trong học phần Bảo hiểm xã hội khi bên cạnh lựa chọn các nội dung mang tính liên kết và phức hợp, đồng thời giảng viên cần đưa ra các tình huống thực tiễn trong nền kinh tế để sinh viên vận dụng giải quyết vấn đề. 2.2. Minh họa ứng dụng kỹ thuật KLW vào nội dung “Chế độ bảo hiểm thai sản” trong học phần Bảo hiểm xã hội 2.2.1. Tại sao có thể vận dụng kĩ thuật KWL trong giảng dạy chủ đề Chế độ Bảo hiểm thai sản? Khi đặt câu hỏi: Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ thai sản? thì sinh viên đều liệt kê được một số trường hợp điển hình người lao động được hường chế độ thai sản ví dụ như lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con. Điều này có thể lý giải bởi trong cuộc sống sinh viên đã tiếp xúc, quan sát và có cái nhìn nhận về phụ nữ mang thai, sinh con và nghỉ sau sinh; Ngoài ra trong tiết học trước Giảng viên đã yêu cầu sinh viên tìm hiểu về chế độ Bảo hiểm thai sản trong Luật BHXH. Nội dung trong chủ đề không chỉ tác động vào nhận thức mà còn tác động vào kỹ năng, thái độ của sinh viên. Chính vì vậy để sinh viên có thể tự biết được chế độ bảo hiểm xẫ hội mà mình có thể được hưởng khi mình trở thành người lao động và có đóng BHXH. 2.2.2. Tiến trình thực hiện Bước 1: Yêu cầu lấy ra 1 tờ giấy và chia làm 4 cột. K W L H – Điều đã biết – Điều cần biết – Điều học được – Hướng nghiên cứu Chủ đề 2: Chế độ Bảo hiểm thai sản Tên sinh viên: 14
  5. K: Điều đã biết W: Điều cần biết L: Điều học được H: Hướng nghiên cứu Bước 2: Yêu cầu sinh viên liệt kê một số trường hợp điển hình người lao động được hưởng chế độ thai sản, thời gian nghỉ sinh hiện tại quy định là bao nhiêu tháng? Giảng viên có thể đặt câu hỏi: Luật Bảo hiểm Xã hội quy định về điều kiện được hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng chế độ thai sản khác nhau giữa các thời kì hay không? Nếu có, thì theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất quy định điều kiện được hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng chế độ thai sản? Bước 3: Sinh viên đặt câu hỏi: Hãy đặt ra những câu hỏi, vấn đề liên quan đến điều kiện được hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng chế độ thai sản mà SINH VIÊN quan tâm? Ví dụ: Người lao động nam có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản không? Gia đình chồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vợ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì vợ mang bầu và sinh con có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản không? Bước 4: Giảng viên giới thiệu những nội dung cơ bản trong bài học. Đưa ra các tình huống để sinh viên phân biệt các đối tượng được hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng chế độ thai sản và cách tính thời gian và số tiền người lao động được hưởng trong các ví dụ, liên hệ thực tiễn. Bước 5: Giảng viên thu giấy của một số sinh viên, trả lời một số câu hỏi trong ô W, hoặc hỏi các bạn khác để giúp sinh viên tự trả lời. Bước 6: Yêu cầu sinh viên ghi vào ô L những gì mà mình đã học được. Bước 7: Thu sản phẩm của sinh viên và đọc, phản hồi cho sinh viên những thông tin mà sinh viên cần đọc thêm để trả lời câu hỏi do em đặt ra. Bước 8: Yêu cầu sinh viên ghi thêm vào ô H những gì mà sinh viên muốn tìm hiểu sau khi học nội dung Chế độ Bảo hiểm thai sản. Giảng viên có thể để các em trao đổi với nhau về chính những điều mà các em muốn tìm hiểu thêm. 2.2.3. Kết quả thực hiện kĩ thuật KWL 15
  6. - Sinh viên hứng thú trong việc bàn luận những đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của luật BHXH mới nhất. - Sinh viên đưa ra và giải quýết những vấn đề liên quan đến thời gian hưởng, mức hưởng bảo hiểm thai sản. Khi sinh viên có khả năng liên hệ thực tế từ những kiến thức được học thì đồng thời sinh viên cũng hình thành kĩ năng tổ chức các hoạt động khi ra trường và làm việc tại các công ty. - Sinh viên thực hành được kĩ năng trình bày vấn đề, tư duy logic và định hướng kiến thức và phát triển bản thân sau khi kết thúc bài học. - Giảng viên nắm được mức độ quan tâm của sinh viên đối với vấn đề Chế độ Bảo hiểm thai sản để từ đó có thể tác động vào vùng phát triển gần nhất giúp sinh viên hiểu và vận dụng nội dung bài học. 2.2.4. Những lưu ý khi sử dụng kĩ thuật KWL - Tùy theo chủ đề, nội dung bài học mà Giảng viên nên sử dụng kĩ thuật nào hoặc linh động thay đổi hình thức vận dụng nào cho phù hợp với mục đích giảng dạy. Với những chủ đề mà sinh viên đã có lượng kiến thức nhất định, cần hệ thống và tác động vào thái độ thì kĩ thuật này phát huy được ưu điểm của nó. - Việc Giảng viên nắm được những gì mà sinh viên đang biết là điều cần thiết để Giảng viên gợi ý những câu hỏi để định hướng sinh viên trong việc tự tìm ra câu trả lời. - Giảng viên có thể sử dụng sản phẩm của sinh viên để chấm điểm và kiểm tra mức độ nhận thức thay đổi qua từng các ô để gợi ý sinh viên hướng đển việc trả lời câu hỏi. - Sinh viên có thể học qua bạn mình bằng cách thảo luận nhóm sau các ô. Sau khi thảo luận nhóm, cần có sản phẩm của nhóm được trình bày bằng các sản phẩm khác nhau để sinh viên được làm việc theo nhóm. KẾT LUẬN Cùng với các kĩ thuật dạy học tích cực, kĩ thuật KWL là một trong số những kĩ thuật hiện đại giúp Giảng viên gần gũi với sinh viên, định hướng cho sinh viên giải quyết vấn đề và xâu chuỗi những nội dung được học. Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm cá nhân khi vận dụng kĩ thuật này trong giảng dạy. Tôi tin rằng các anh chị, các bạn đồng nghiệp đã từng áp dụng kĩ thuật này sẽ có nhiều chia sẻ hay hơn. Rất 16
  7. mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để nội dung tham luận thêm hoàn chỉnh giúp cho giảng dạy đạt hiệu quả cao. Tài liệu tham khảo 1. John Biggs and Catherine Tang (2003), Teaching for Quality Learning at University, The Society for Research into Higher Education. 2. Prof.Bern Meier, TS. Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. TS. Nguyễn Trọng Hoàn (2017), Đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực sinh viên, Bộ Giáo dục & Đào tạo. 4. Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy (2010), Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm đạt các chuẩn đầu ra theo CIDO, Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh. 5. ThS. Nguyễn Văn Mỹ (2014), Đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc đại học, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn. 17