Vấn đề đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- van_de_don_bay_tai_chinh_trong_he_thong_ngan_hang_thuong_mai.pdf
Nội dung text: Vấn đề đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị
- 178 VẤN ĐỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ Đỗ Cẩm Nhung, K15 – NHTMK Đàm Thị Quỳnh Anh, K15 – NHTMK Lê Thị Thúy Hà, K15 – NHTMK 1. Khái quát về đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại 1.1. Đặc điểm của đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị việc sử dụng nợ phải trả trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty. Nó thể hiện mối quan hệ giữa tổng số nợ và tổng số vốn hiện có.Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, nên đòn bẩy tài chính trong ngân hàng cũng được xác định tương tự theo công thức: Tuy nhiên, ngân hàng là một trung gian tài chính có loại hình kinh doanh đặc biệt cung cấp vốn cho cả nền kinh tế. Chính vì vậy bất cứ 1 biến động nào trong ngành ngân hàng cũng có thể gây ra hiệu ứng dây chyền, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Điều này khiến cho đòn bẩy tài chính trong ngân hàng có những đặc điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có. Thứ nhất, đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thường rất cao. Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt với hoạt động chính là huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội rồi cho vay nhằm kiếm lợi nhuận chính vì thế cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vay nợ từ bên ngoài. Do đó tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong ngân hàng cao hơn rất nhiều và thường ở mức 80-90% tổng nguồn vốn kinh doanh, còn vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.Nguyên nhân là do: Thứ nhất, loại hình kinh doanh chính
- 179 của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ cấp tín dụng và dịch vụ tài chính cho cá nhân và các tổ chức kinh tế; Thứ hai, việc hưởng lợi từ bảo hiểm tiền gửi và nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao giúp các ngân hàng có thể chuyển đổi rủi ro nhanh chóng và dễ ràng; Thứ ba, việc hệ thống ngân hàng Việt Nam còn trực thuộc ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng có thể vay từ NHTW khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản tạm thời. Thứ hai, mức độ đòn bẩy chịu sự quản lí chặt chẽ bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.Ngân hàng là một trung gian tài chính nó có ảnh hường lẫn nhau và tới toàn bộ nền kinh tế, nên chỉ cần có một biến động nhỏ của tình hình thị trường cũng có thể dẫn đến sự bất ổn của toàn hệ thống tài chính và nền kinh tế. Chính vì thế các cơ quan chức năng đã đưa ra các quy định yêu cầu rõ về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu mà các NHTM phải đáp ứng, để duy trì sự an toàn trong hoạt động, hạn chế những rủi ro. Thứ ba, đòn bẩy tài chính của ngân hàng nhạy cảm cao với môi trường kinh doanh. Dễ nhận thấy, yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động kinh doanh ngân hàng đều là tiền. Dòng tiền này chỉ phát sinh khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng và khi khách hàng muốn vay vốn. Tuy nhiên, hoạt động này lại rất nhạy cảm với các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hay các yếu tố như chính trị, luật pháp. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Xuất phát từ lý thuyết tài chính doanh nghiệp về đòn bẩy tài chính, khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, tỷ suất sinh lời của chủ sở hữu cũng sẽ được khuếch đại (ROE = ROA*FL). Do vậy, để có thể đánh giá một cách toàn diện đòn bẩy tài chính trong ngân hàng, ta xác định qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: A, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return on Asset) chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tài sản doanh nghiệp.
- 180 Một ngân hàng hoạt động hiệu quả khi có ROA cao, nó chứng tỏ ngân hàng biết tận dụng tối đa các nguồn lực để đem lại một tỉ lệ sinh lời cao. Nếu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu là như nhau giữa các ngân hàng thì ngân hàng nào càng sử dụng nhiều nợ thì càng hoạt động kém hiệu quả (ROA thấp hơn). Tuy nhiên, việc phân tích đòn bẩy tài chính qua ROA cũng chỉ mang tính chất tương đối. B, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity) là chỉ tiêu mà chủ sở hữu rất quan tâm nó phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư đã bỏ ra với lợi nhuận đem lại sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu mà cổ đông đầu tư vào mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận và được xác định bằng công thức: LNST ROE = VCSH() bq ROE càng cao, ngân hàng càng khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên VCSH (do tỷ lệ VCSH bình quân nhỏ). Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngân hàng sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính ROE sẽ cao và tăng nhanh qua các năm và ngược lại. C, Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS – Earning per Share) là một yếu tố quan trọng, nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. LNST− PD EPS = NS() bq Trong đó: PD: Cổ tức cố phiếu ưu đãi NS: Số lượng cổ phần thường Ngày nay, xu hướng cổ phần hóa đang trở nên ngày càng phổ biến hơn. Các ngân hàng tư nhân, các ngân hàng nhà nước (trừ Agribank và MHB) thì đa số đều được thành lập dưới dạng này, khiến cho EPS ngày càng phổ biến. EPS càng cao thì chứng tỏ các
- 181 ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả. EPS là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. ROE và EPS là hai chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu được sử dụng một cách hiệu quả, ROE và EPS sẽ đạt giá trị lớn nhất có thể. 1.3. Vai trò của đòn bẩy tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại Các ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông và chính bản thân ngân hàng. Việc sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy hợp lý,sẽ giúp các ngân hàng tận dụng được nguồn vốn đi vay nợ mà vẫn đảm bảo mức độ an toàn. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét nhất khi phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu – ROE (một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế). Khi thu nhập từ lợi nhuận của một đồng tài sản (nguồn vốn) không đổi, hệ số nợ càng cao, thì thu nhập từ lợi nhuận ròng của một đồng vốn chủ sở hữu càng lớn. Vì vậy, ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) để khuếch đại thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu.Từ đó, có thể thấy được vai trò của đòn bẩy tài chính trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Thứ nhất, đòn bẩy tài chính là cơ sở để ngân hàng hoạt động và là nguồn tạo ra doanh thu chủ yếu cho ngân hàng. Các khoản nợ này tạo nên một tỷ lệ đòn bẩy tài chính lớn cho ngân hàng. Thứ hai, đòn bẩy tài chính giúp khuếch đại lợi nhuận cho chủ sở hữu. Một ngân hàng khi sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp thay vì sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu.
- 182 Thứ ba, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đòn bẩy tài chính là một công cụ giúp xác định được mức độ góp vốn của chủ sở hữu với số nợ vay chính. Thứ tư, đòn bẩy tài chính là công cụ giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các quyết định tài chính. Việc nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng làm sáng tỏ nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong các quyết định của mình, từ đó xác định một cơ cấu vốn tối ưu. 1.4. Các rủi ro liên quan đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Ngành ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến cấu trúc vốn, các ngân hàng luôn đòi hỏi phải tìm ra một tỷ lệ vốn chủ và nợ để có thể vừa hạn chế được rủi ro ở mức hợp lý mà vẫn có thể đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Đòn bẩy tài chính làm cho nền kinh tế trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi của thị trường. Chính vì vậy cần đi sâu tìm hiểu về các lại rủi ro mà ngân hàng thường phải đối mặt khi lựa chọn tỷ lệ đòn bầy tài chính. Một là, rủi ro thị trường hay rủi ro hệ thống. Rủi ro thị trường là những rủi ro phát sinh do những yếu tố đến từ thị trường, như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, môi trường kinh tế, công nghệ. Nó ảnh hưởng đến tất cả các ngân hàng, bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của ngân hàng ra sao. Điều này, chỉ ra cơ cấu nợ và tỷ lệ đòn bẩy trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động có tác động rất lớn đến sự an toàn và hiệu quả. Đòn bẩy khiến hệ thống tài chính nhạy cảm hơn với các cú sốc trên thị trường. Hai là, rủi ro thanh khoản. Tại một thời điểm,khi mà các ngân hàng hoặc phải huy động vốn với chi phí cao để đáp ứng các nhu cầu về vốn khả dụng. Khả năng này xảy ra khi chi phí giao dịch tăng, hoặc thời gian giao dịch bị kéo dài làm giảm thu nhập ròng có thể làm mất khả năng thanh toán hoàn toàn và dẫn đến phá sản, kéo theo những hệ lụy cho toàn hệ thống ngân hàng và toàn hệ thống tài chính.
- 183 Ba là, rủi ro pháp lý. Rủi ro pháp lý liên quan đến tác động tài chính của việc thay đổi các quy định quản lý của Nhà nước và luật pháp. Xảy ra khi ngân hàng thường áp dụng sai, hoặc không tuân thủ, hoặc không kịp thích nghi với quy định mới dẫn đến những rủi ro trong hoạt động, là nguyên nhân dẫn đến các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động,rủi ro tín dụng. Bốn là, rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng phát sinh do những khoản lỗ trong trường hợp ngân hàng không thể thu hồi, hoặc chậm thu hồi nợ, bao gồm cả gốc và lãi của khoản vay. 2. Thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam Vào cuối những năm 1980, các cơ quan quản lý trên thế giới đã bắt đầu áp đặt các yêu cầu vốn tối thiểu chính thức, và đến năm 1988 các ngân hàng đa quốc gia lớn nhất phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Basel I. Về cơ bản, Basel I đã giúp cải thiện công tác quản trị rủi ro của ngân hàng, tuy nhiên các yêu cầu của Basel I có một số hạn chế nhất định đó là không đặt yêu cầu vốn tối thiểu đối với các rủi ro ngoại bảng, đồng thời yêu cầu vốn tối thiểu cũng chưa dựa trên đánh giá rủi ro của từng doanh nghiệp (Michael, 2003). Chính vì vậy, các yêu cầu về an toàn vốn của Hiệp ước Basel 1 dần được thay thế bởi Hiệp ước Basel II vào đầu những năm 2000. Để khắc phục những nhược điểm của Basel I, Basel II cố gắng hạn chế đòn bẩy kinh tế hơn là đòn bẩy kế toán của ngân hàng. Theo đó các ngân hàng phải tự đánh giá được mức độ rủi ro và duy trì lượng vốn tương ứng với rủi ro. Về mặt lý thuyết, điều này là hợp lý, tuy nhiên trong thực tế, việc ước tính rủi ro các khoản vay của ngân hàng có thể không khách quan và trung thực. Sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2007 – 2009 đã khiến nhiều người đề xuất việc áp đặt trở lại giới hạn về đòn bẩy kế toán trong hệ thống ngân hàng song song với việc giới hạn đòn bẩy kinh tế như quy định của Basel II (Tarullo, 2008) 2.1. Thực trang tỉ lệ đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam
- 184 Rút kinh nghiệm từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Ủy ban Basel cho rằng khu vực ngân hàng cần nhiều vốn hơn nữa. Do đó, những tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu về vốn của các ngân hàng sẽ tăng mạnh trong những năm tới.Đặc biệt, Basel 3 yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel có thể theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy. Trong bài nghiên cứu, nhóm sử dụng công thức tính đòn bẩy tài chính là một trừ đi tỷ lệ VCSH trên Tổng tài sản do đó có thể trực tiếp liên quan đến quan điểm pháp lý của vốn pháp định của các ngân hàng. Cách tính này được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009), Monica Octavia và Rayna Brown (2008). Về kích thước mẫu nghiên cứu của mô hình: Mẫu chọn được 25 ngân hàng trong tổng số 38 NHTM ở Việt Nam (chiếm 67,56%), và tổng số vốn điều lệ của mẫu chiếm 76,86% tổng số vốn điều lệ của NHTM Việt Nam. Vì vậy, mẫu đủ chỉ tiêu mang tính đại diện thống kê. Bảng 1: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM từ 2009 đến 2013 Đòn bẩy tài chính Năm Trung Số lượng Giá trị lớn Giá trị nhỏ Độ lệch Phương sai bình NH nhất nhất chuẩn 0. 0.996 0.779 0.059 0.003 2009 25 8990 0 6 085953 49115 0. 0.950 0.744 0.044 0.002 2010 25 9059 6 6 900867 016088
- 185 0. 0.957 0.758 0.048 0.002 2011 25 9020 4 8 1334 316824 0. 0.945 0.795 0.039 0.001 2012 25 9010 3 3 11557 530028 0. 0.944 0.837 0.024 0.000 2013 25 9092 3 4 426713 596664 0. 0.948 0.854 0.023 0.000 2014 15 9169 8 3 543459 554294 Nguồn: Nhóm nghiên cứu thống kê từ 25 NHTM Theo số liệu thống kê từ 25 ngân hàng cho thấy, tỷ lệ đòn bẩy trung bình của các ngân hàng trong mẫu tăng từ 89.9% năm 2009 đến 90.5% vào năm 2010 và 2011. Giá trị đòn bẩy lớn nhất năm 2009 là 99.6%, trong khi giá trị đòn bẩy lớn nhất năm 2011 chỉ còn 95.74% và độ lệch chuẩn giảm từ 6% (năm 2009) xuống 4.5% (năm 2011). Điều này cho thấy trong giai đoạn 2009-2011, sự chênh lệch trong việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy của các ngân hàng thương mại đã giảm rõ rệt. Đến cuối năm 2013 tỷ lệ đòn bẩy trung bình tăng nhẹ đạt xấp xỉ 91%, đến cuối năm 2014 tỉ lệ đòn bẩy trung bình tiếp tục tăng đến 91.6%, tỷ lệ đòn bẩy lớn nhất là 94.8%, nhỏ nhất là 85.43%. Năm 2014 độ lệch chuẩn tỷ lệ đòn bẩy cũng thấp kỉ lục còn 2.3%, cho thấy các NHTM đang trong lộ trình điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy theo quy định của NHTW một cách đồng bộ và hiệu quả.
- 186 Nguồn: Nhóm nghiên cứu thống kê từ 25 NHTM Có thế thấy qua phân tích mẫu 25 NHTM Việt Nam, số lượng các ngân hàng sử dụng mức độ đòn bẩy cao đang gia tăng từ năm 2009 đến 2013. Năm 2009 có 16/25 ngân hàng có mức đòn bẩy tài chính trên 90%, năm 2013 số lượng các ngân hàng có mức đòn bẩy này là 18/25 ngân hàng. Số liệu trong suốt thời kì từ 2009 đến 2013 không có ngân hàng nào có mức đòn bẩy dưới 75%. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam a./ Xây dựng mô hình thực nghiệm Theo lý thuyết thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính được xác định bằng tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản. Theo lý thuyết và một số nghiên cứu thực nghiệm thì các nhân tố tác
- 187 động lên Đòn bẩy tài chính gồm: Lợi nhuận, Tài sản thế chấp, Quy mô Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng và Tổng sản phẩm quốc nội. Cụ thể như sau: Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh, do đó, đây là phần lợi ích được phân phối cho các chủ nợ và chủ sở hữu của Ngân hàng. Vì vậy, việc lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy tài chính bao nhiêu luôn được cân nhắc đến phần lợi ích mà các bên nhận được. Theo các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp phi tài chính thì lợi nhuận tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính. Có nghĩa là khi doanh nghiệp có lợi nhuận càng nhiều thì càng ít đi vay nợ. Theo lý thuyết về trật tự phân hạng thì khi Tài sản thế chấp tăng sẽ giúp cho người gửi tiền tin tưởng vào Ngân hàng hơn, do đó tài sản thế chấp có tương quan thuận với Đòn bẩy tài chính. Đồng thời, các lý thuyết về cấu trúc vốn cũng cho rằng việc có nhiều tài sản thế chấp sẽ tăng tính minh bạch thông tin, giảm tính bất cân xứng thông tin giữa chủ nợ và chủ sở hữu. Do đó, doanh nhiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với vốn vay hơn. Cũng như từ nhiều nghiên cứu về Cấu trúc vốn của doanh nghiệp phi tài chính và các nghiên cứu của Octavia và Rayna Brown (2008) tại các nước đang phát triển; Gropp và Heidder (2009) tại các nước phát triển khẳng định rằng Quy mô có tác động đồng biến lên Đòn bẩy tài chính. Trên thực tế, tổng tài sản của ngân hàng càng lớn càng thể hiện sức mạnh của ngân hàng, tạo uy tín đối với các chủ nợ. Đồng thời, quy mô ngân hàng càng lớn càng thể hiện rủi ro phá sản càng thấp. Do đó, có thể khẳng định rằng quy mô có tác động đồng biến lên Đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết về chi phí đại diện thì đối với các doanh nghiệp có tăng trưởng nhanh thì thường các cổ đông sẽ không dễ dàng chia sẻ cơ hội thuận lợi này cho các chủ nợ, do đó, tốc độ tăng trưởng sẽ tương quan nghịch với Đòn bẩy tài chính. Theo các nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Gropp và Heider (2009) cho rằng GDP có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính. Trong thời kỳ GDP tăng trưởng thì nguồn vốn trong nền kinh tế thường dồi dào, nên là điều kiện thuận lợi cho các NHTM huy động vốn.
- 188 Từ những phân tích trên có thể thiết lập mô hình đánh giá các nhân tố tác động lên tỷ lệ Đòn bẩy tài chính của ngân hàng như sau: Lev=++ββ PROF β Ln() SIZE +β COLL ++ β GROW β GDP 0 1it ,1− 2 it,1 −− 3it ,1 4it , 5 t Trong đó: VCSH Biến đòn bẩy tài chính (Lev )1= − TTS LNST Biến lợi nhuận ()PROF = TTS Tài sản thế chấp (COLL) = (Tiền mặt, vàng bạc, đá quý + Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước + Chứng khoán kinh doanh + Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác + Chứng khoán đầu tư + Góp vốn, đầu tư dài hạn + Tài sản cố định hữu hình)/Tổng tài sản. Biến Quy mô (SIZE) = Ln(Tổng tài sản) TTS− TTS Biến tăng trưởng (GROW) = ()tt− 1 TTSt−1 Biến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Để đánh giá tác động của các nhân tố lên tỷ lệ Đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam, nhóm nghiên cứu sử dụngdữ liệu được thu thập dựa trên nguồn dữ liệu là các NHTM Nhà nước, các NHTM Cổ phần, Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài. Theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2010, yêu cầu vốn điều lệ của các NHTM tối thiểu là 3,000 tỷ đồng. Vì vậy, trong nghiên cứu mẫu lựa chọn các ngân hàng với điều kiện là: + Loại hình ngân hàng: NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài.
- 189 + Vốn điều lệ: Tính đến hết tháng 12/2014 các NHTM lựa chọn có vốn điều lệ tối thiểu là 3000 tỷ đồng. + Thời gian hoạt động: NHTM có thời gian hoạt động trên 10 năm (kể cả thời gian đổi tên ngân hàng). Từ những điều kiện trên, nhóm nghiên cứu tổng hợp dữ liệu của 25 NHTM trong nước thỏa mãn các điều kiện của mẫu từ năm 2009 – 2014. Đối với các dữ liệu về ngân hàng: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua Bankscope, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của các NHM được công bố hàng năm trên các website của ngân hàng. Bằng các phương pháp tìm kiếm, trích lọc và sắp xếp dữ liệu Đối với các dữ liệu về biến vĩ mô: Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu về các biến kinh tế vĩ mô thông qua tổng cục thống kê Việt Nam. Về kích thước mẫu nghiên cứu của mô hình: Với quy mô mẫu được chọn 25 ngân hàng trong số 37 NHTM ở Việt Nam (chiếm 67,56%), và tổng số vốn điều lệ của mẫu chiếm 76,86% tổng số vốn điều lệ của NHTM Việt Nam. Vì vậy, mẫu đủ chỉ tiêu mang tính đại diện thống kê. b./ Kết quả mô hình và nhận định Sử dụng mô hình hồi quy với hiệu ứng cố định (Fixed effect) với kết quả thu được như sau: Variable Coefficient Std.Error t-Statistic Prob. C 0.0000 0.182459 0.00 0.145 622 5 PROF - 0.744825 -2.19 0.039 1.630542 1 COLL - 0.012849 -0.17 0.486 0.090863 7 SIZE 0.0533 0.010397 5.13 0.000
- 190 861 7 GROW - 0.001763 -0.30 0.770 0.0005204 2 GDP -1.88e- 6.71e-09 -2.80 0.010 08 R-squared: 0.5974 F(5, 24) = 31.01 P-value = 0.0000 Các giá trị kiểm định của hàm hồi quy R-Squared = 0.5974 và F(5, 24) = 31.01 với mức ý nghĩa 1% cho thấy rằng hàm số xây dựng có ý nghĩa thống kê và phù hợp với thực tế. Kết quả của mô hình phản ánh tỷ lệ Đòn bẩy tài chính của Ngân hàng chịu tác động của 3 nhân tố cơ bản là: Lợi nhuận, Quy mô Ngân hàng và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội vì đây là ba biến số có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ Lợi nhuận/Tổng tài sản (PROF) mang dấu âm như dự kiến( ) và có ý nghĩa thống kê ở mức năm phần trăm, do đó 1% tăng trong tỷ lệ lợi nhuận sẽ có tác động làm giảm 1.63% Đòn bẩy tài chính của các Ngân hàng. Đối với Quy mô Ngân hàng, kết quả hồi quy mang dấu dương như dự kiến ( ), cho thấy việc quy mô của các ngân hàng tăng sẽ làm tăng tỷ lệ Đòn bẩy tài chính, cụ thể: Tổng tài sản tăng 1% sẽ làm tăng 0.05% trong tỷ lệ Đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, Đòn bẩy tài chính của các NHTM cũng bị tác động bởi yếu tố vĩmô (GDP) với kết quả hồi quy mang dấu dương ( ) khác với dự kiến và trái ngược với các nghiên cứu của Rient Gropp và Heider (2009), Trần Đình Khôi Nguyên (2006). Nguyên nhân của kết quả này là do, sau khủng hoảng kinh tế 2008-2009 có rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản và không ít các doanh nghiệp phải sát nhập với nhau để tồn tại. Các cơ hội đầu tư trong nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn trước. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các chủ thể khác trong xã hội còn phải trích bù đắp những tổn thất do khủng khoảng kinh tế mang lại, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu tăng vọt, các cơ hội đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Vậy nên, các ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính giảm đi.
- 191 3. Đề xuất giải pháp về việc quản lý và sử dụng đòn bẩy tài chính đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến Đòn bẩy tài chính của Ngân hàng, đồng thời các phân tích về tình hình chung của các NHTM Việt Nam đề tài đưa ra một số gợi ý trong việc ứng dụng từ kết quả phân tích các nhân tố tác động đến Đòn bẩy tài chính đối với NHTM Việt Nam: Thứ nhất, từ kết quả của mô hình biến Lợi nhuận tác động nghịch biến lên Đòn bẩy tài chính cho thấy khi Lợi nhuận tăng thì Đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm. Điều này cho thấy rằng khi doanh nghiệp tăng trưởng, lợi nhuận cao cần tận dụng cơ hội này để tăng VCSH. Việc tăng VCSH sẽ tăng được sức mạnh và tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển mạnh mẽ về sau này. Thứ hai, biến Quy mô tác động đồng biến và biến Tài sản thế chấp tác động nghịch lên Đòn bẩy tài chính, đây là một gợi ý cho các Ngân hàng có quy mô nhỏ, tỷ lệ tài sản thế chấp cao và sử dụng Đòn bẩy tài chính thấp có thể tận dụng để tăng trưởng Ngân hàng. Tức là, dựa trên nền tảng Tài sản thế chấp cao với các tài sản chủ yếu là tài chính có rủi ro cao. Các Ngân hàng thực hiện giảm các tài sản thế chấp có rủi ro cao này. Qua đó sẽ làm cho tài sản thế chấp có hệ số rủi ro thấp hơn, điều này sẽ được đánh giá cao của các chủ nợ, các khách hàng gửi tiền. Đồng thời, NHTM có đòn bẩy tài chính thấp nên hoàn toàn có thể đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ bên ngoài, dựa trên sự đánh giá cao của các khách hàng gửi tiền nhờ vào việc tái cấu trúc lại Tài sản thế chấp, mà vẫn đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho Ngân hàng. Việc huy động vốn tăng sẽ làm tăng đòn bẩy tài chính làm tăng quy mô cho NHTM Việt Nam. Thứ ba, Tăng trưởng tác động nghịch biến lên Đòn bẩy tài chính, điều này đồng nghĩa với việc khi NHTM tăng trưởng sẽ giảm sử dụng đòn bẩy tài chính. Thứ tư, Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính của các Ngân hàng Việt Nam hiện khá thấp, trung bình khoản 90.27% trong nguồn vốn của Ngân hàng. Trong khi đó, Đòn bẩy tài chính của các NHTM ở các nước đang phát triển là 91.7% và các nước
- 192 phát triển là 92.6%. Đòn bẩy tài chính của NHTM Việt Nam thấp một phần cũng là do kết quả từ việc tăng vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhưng lại chính là cơ hội cho các NHTM phát triển về tăng trưởng và về quy mô ngân hàng. Thứ năm. Từ kết quả nghiên cứu, mức đòn bẩy tài chính trung bình của ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức 90.27%, đại diện cho các ngân hàng nhỏ, mức đòn bẩy tài chính bình quân ở các nước đang phát triển là 91.7%,đại diện cho các Ngân hàng tầm trung bình và mức đòn bẩy tài chính ngân hàng ở các nước phát triển đại diện cho các ngân hàng có quy mô lớnlà 92.6%. Vì vậy, các ngân hàng ở Việt Nam có thể sử dụng mô hình này để xác định mức đòn bẩy phù hợp cho các NHTM Việt Nam. Một số mô hình đề nghị như sau: - Mô hình Đòn bẩy tài chính từ nhỏ hơn 90%, mô hình này áp dụng cho những ngân hàng nhỏ, có mức cạnh tranh thấp và tổng tài sản dưới 20,000 tỷ đồng. Điều này phù hợp với mô hình ngân hàng nhỏ thì sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. - Mô hình với mức đòn bẩy tài chính từ 90% đến 92%, mô hình này áp dụng cho các ngân hàng bậc trung bình có mức cạnh tranh vừa phải, có tổng tài sản dưới 100,000 tỷ đồng. Điều này phù hợp với kết quả từ mô hình, khi ngân hàng tăng tổng tài sản thì tăng đòn bẩy tài chính. - Mô hình có mức đòn bẩy trên 92% là những ngân hàng lớn có mức cạnh tranh lớn trên thị trường cả về quy mô và lợi nhuận vượt trội so với các ngân hàng còn lại. Với các ngân hàng này, rủi ro phá sản và chi phí đại diện đều thấp nên có thể sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. KẾT LUẬN Từ kết quả của mô hình phân tích hồi quy định lượng ở trên, nhóm nghiên cứu đã đi đến các kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam. Qua đó chúng tôi kết luận: Lợi nhuận, Tài sản thế chấp, Tăng trưởng có tác động nghịch biến lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng và Quy mô, GDP tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính.
- 193 Từ các kết quả này nhóm nghiên cứu đã gợi ý các chính sách áp dụng cho Ngân hàng Việt Nam và các mô hình áp dụng đòn bẩy tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Tiếng Việt: 1. Tài liệu đọc chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright (Niên khóa 2010-2012), Xinh Xinh (biên dịch). Trọng Hoài (Hiệu đính, Môn học các phương pháp định lượng, chương 16: Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng. 2. Huỳnh Hữu Mạnh (2010), Bằng Chứng Thực nghiệm về những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 3. Báo cáo thường niên các Ngân hàng 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. • Tiếng anh: 1. Monica Octavia and Rayna Brown (2008), Determinants of Bank Capital Structure in Developing Countries: Regulatory Capital Requirement versus the Standard Determinants of Capital Structure, Department of Finance The University of Melboune, Victoria 3010, AUSTRALIA. 2. Tran Dinh Khoi Nguyen (2006) “Capital structure in small and medium-sized enterprises: the case of Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin, 23, 192-211. 3. Ebru Ḉağlayan (2010), The Determinants of Capital Structure: Evidence from the Turkish Banks, Marmara University Istanbul, Turkey.