Vị thế đồng USD và những nỗ lực tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu
Bạn đang xem tài liệu "Vị thế đồng USD và những nỗ lực tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- vi_the_dong_usd_va_nhung_no_luc_tai_dinh_hinh_he_thong_tai_c.pdf
Nội dung text: Vị thế đồng USD và những nỗ lực tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4. 1Nguyễn Ngọc Định* Nguyễn Thị Diễm Kiều* Tóm tắt Cuộc tranh luận về vị thế thống trị của đồng USD với vai trò là “tiền tệ quốc tế” trong hệ thống tài chính toàn cầu đã được dấy lên mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nay tiếp tục được nung nóng trước sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ trong đại dịch COVID-19 và hàng loạt biến động của môi trường tài chính quốc tế. Nghiên cứu này đánh giá chi tiết các số liệu thống kê hiện tại liên quan đến vị thế “tiền tệ quốc tế” của đồng USD, đồng thời xem xét những nỗ lực mạnh mẽ từ cả các quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Nga, và cả các đồng minh của Mỹ như Châu Âu nhằm đa dạng hóa tiền tệ sử dụng trong giao dịch và dự trữ quốc tế, làm cơ sở hướng tới tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu. Từ khóa: Vị thế đồng đô la Mỹ, hệ thống tiền tệ quốc tế, đa dạng hóa tiền tệ quốc tế. 1. Giới thiệu Đồng USD đã đóng vai trò tiền tệ quốc tế thống trị trong suốt thời kỳ sau Thế chiến hai. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, đặc biệt từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008–2009 và hiện nay là đại dịch Covid-19, sự không chắc chắn về tương lai của đồng USD ngày càng gia tăng. Một cuộc tranh luận cả về lý thuyết và thực nghiệm về tương lai của đồng USD và hệ thống tiền tệ thế giới đã được mở ra trên diện rộng. Tập trung vào các điều kiện để một đồng tiền định danh được chấp nhận trong các giao dịch và dự trữ quốc tế, nhiều nghiên cứu cho rằng đồng USD sẽ tiếp tục duy trì vị thế tiền tệ quốc tế trong tương lai do các yêu cầu về niềm tin và chất lượng thể chế bảo vệ người nắm giữ (Gopinath và Stein, 2021; Seghezza và Morelli, 2018). Trong chế độ * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: kieutc@ueh.edu.vn 57
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tiền định danh – tiền tệ có giá trị danh nghĩa cao hơn rất nhiều so với giá trị nội tại – để được chấp nhận với vai trò “tiền tệ quốc tế”, đồng tiền cần có được sự tin tưởng trên bình diện quốc tế với một hệ thống pháp quyền và thể chế vững mạnh từ quốc gia phát hành, nhằm bảo vệ những người nắm giữ (Giannini, 2011). Khi xem xét khía cạnh này, cả đồng Euro và Nhân dân tệ đều có những vấn đề riêng. Đồng Euro chưa có một nhà nước hay cơ quan quyền lực thống nhất và ổn định có thể đảm bảo tuân thủ các quy định và thể chế của hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên tiền định danh. Với Nhân dân tệ, mức độ thấp của pháp quyền và chất lượng thể chế tại Trung Quốc cùng các quy định về kiểm soát vốn là lực cản lớn cho việc trở thành đồng tiền quốc tế trong tương lai gần của đồng tiền này. Vị trí thống trị của đồng USD trong vai trò tiền tệ quốc tế trong tương lai cũng được ủng hộ khi xem xét Hiệu ứng quán tính (inertia effect). Theo hiệu ứng quán tính, khi một đồng tiền được thiết lập như một phương tiện trao đổi quốc tế, nó sẽ tiếp tục giữ vai trò này, ngay cả khi quốc gia phát hành đã suy giảm mạnh vị thế trong cấu trúc được sử dụng để xây dựng vị thế ban đầu (Krugman, 1984; Rey, 2001). Điển hình, đồng bảng Anh vẫn giữ vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế rất lâu sau khi Vương quốc Anh không còn giữ vị thế kinh tế và chính trị hàng đầu. Trái ngược với quan điểm trên, nhiều nhà kinh tế coi nguồn gốc của tiền là một quá trình được dẫn dắt bởi thị trường. “Quan điểm thị trường” cho rằng Mỹ hoàn toàn có thể sẽ sớm mất đi ưu thế kinh tế và chính trị của mình. Theo đó, đồng USD cũng sẽ phải chia sẻ vị thế tiền tệ quốc tế của mình với các đồng tiền khác hoặc bị thay thế Trong các năm tiếp theo, Trung Quốc được dự báo hoàn toàn có khả năng vượt qua Mỹ cả về tỷ trọng thương mại thế giới lẫn quy mô GDP (năm 2020, GDP của Mỹ đạt 20,9 nghìn tỷ USD trong khi Trung quốc đạt 15,41 nghìn tỷ USD) . Do đó, đồng USD có khả năng bị thay thế bởi đồng Nhân dân tệ của trong vai trò tiền tệ quốc tế (Dorrucci và McKay, 2011; Eichengreen, 2011b; Ignazio và cộng sự, 2011). Một quan điểm khác về khả năng suy giảm vị thế của đồng USD là “quan điểm cưỡng chế”, được đưa ra bởi các học giả tin rằng sự thành công của đồng USD với vai trò tiền tệ quốc tế là nhờ sức mạnh chính trị của Nhà nước Mỹ (Calleo, 2011). Theo quan điểm này, sự suy giảm của đồng USD là do sự suy giảm của Mỹ từ góc nhìn địa chính trị. Tuy nhiên, sự suy giảm này chậm hơn so với sự suy giảm kinh tế, do đó, tốc độ suy giảm vai trò của đồng USD cũng sẽ chậm tương ứng (Cohen, 2015a; Cohen, 2015b). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá các số liệu thống kê mới nhất về vị thế và những biến động nếu có của đồng USD trong vai trò tiền tệ quốc tế, đồng thời xem xét những nỗ lực của các nền kinh tế trong việc đa dạng hóa các loại tiền tệ được sử dụng 58
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM trong thanh toán và dự trữ quốc tế, làm cơ sở cho các nỗ lực tái định hình hệ thống tài chính đã và đang xảy ra ở mức độ khu vực và trên toàn thế giới. 2. Đánh giá vị thế của đồng USD trong vai trò tiền tệ quốc tế Mặc dù nắm giữ vị thế thống trị trong vai trò tiền tệ quốc tế suốt giai đoạn kể từ sau Thế chiến hai, nhưng sự cạnh tranh đồng USD đang phải đối mặt là hoàn toàn rõ ràng với sự phổ biến của đồng Euro, sự tăng trưởng của Trung Quốc như một siêu cường kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng của tiền điện tử cùng những thay đổi địa chính trị thế giới trong các thập kỷ gần đây. Phần này xem xét các số liệu thống kê hiện tại về vị thế của đồng USD trong vai trò tiền tệ quốc tế dựa trên 3 chức năng cơ bản của tiền tệ: Thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ. 2.1. Vai trò thước đo giá trị và phương tiện thanh toán Vai trò thước đo giá trị và phương tiện thanh toán quốc tế của một đồng tiền được thể hiện thông qua tỷ trọng thương mại quốc tế được thực hiện trên cơ sở đồng tiền này. Tuy nhiên, dữ liệu chi tiết về tiền tệ trong thương mại hàng hóa và dịch vụ thế giới là khá hạn chế. Cơ sở dữ liệu rộng nhất hiện nay được IMF và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cùng tổng hợp. Cơ sở dữ liệu này chỉ bao gồm 102 nền kinh tế, đồng thời thiếu hụt dữ liệu từ một số quốc gia có tỷ trọng cao (thậm chí chiếm ưu thế) trong thương mại toàn cầu như Trung Quốc và Mexico (Emine và cộng sự, 2020). Do đó, bộ dữ liệu khó có thể cung cấp cái nhìn chính xác nhất về tiền tệ trong thanh toán quốc tế. Theo cơ sở dữ liệu này, từ 2005-2019, đồng USD và Euro duy trì tỷ trọng lần lượt quanh ngưỡng 50% và 40% của tổng giá trị các loại tiền tệ được sử dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế trong mẫu được thu thập, với sự biến động không đáng kể. (Hình 2.1) Xem xét trực tiếp tỷ trọng các đồng tiền được thực hiện trong thanh toán quốc tế thông qua mạng lưới thanh toán SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) – nơi xử lý các giao dịch thanh toán xuyên biên giới cho hơn 11.000 tổ chức tài chính ở hơn 200 nền kinh tế trên toàn thế giới – có thể là một chỉ số đánh giá tốt hơn cho vai trò phương tiện thanh toán của tiền tệ thế giới. Với dữ liệu được công bố từ SWIFT, tỷ trọng đồng USD trong thanh toán quốc tế đã giảm khoảng 6,7% từ khi đạt đỉnh vào tháng 4-2015 ở mức 45,14% xuống chỉ còn 38,43% vào tháng 2-2021, đặc biệt giảm mạnh từ giữa 2020 với những tác động suy thoái từ đại dịch Covid-19 cùng những bất ổn về thương mại và chính trị. Mức suy giảm này phần lớn được dịch chuyển qua phía đồng Euro với sự gia tăng khoảng 9,77% - từ mức 27,36% vào tháng 4-2015 lên 37,13% vào tháng 2-2021. Đỉnh điểm vào tháng 10- 59
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 2020, tỷ trọng đồng Euro đã vượt qua đồng USD trong thanh toán quốc tế dù với mức chênh lệch rất nhỏ và sau đó duy trì tỷ trọng tương đối cân bằng cho đến nay. (Hình 2.2) Hình 2.1. Tỷ trọng tiền tệ được sử dụng trong các hợp đồng thương mại toàn cầu 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 USD EUR Other Nguồn: Dữ liệu từ IMF và ECB Các vị trí tiếp theo thuộc về đồng bảng Anh với tỷ trọng khoảng 7%, và đồng yên Nhật với khoảng 3%. Đồng Nhân dân tệ được SWIFT đặc biệt theo dõi từ năm 2011, nhưng hiện vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong thanh toán quốc tế với mức cao nhất đạt 2,8% vào tháng 8-2015, giảm nhẹ trong các năm tiếp theo và hiện nay duy trì quanh ngưỡng 2%. Báo cáo thống kê các giao dịch trên thị trường ngoại hối toàn cầu được Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) công bố mỗi 3 năm. Tính đến cuối năm 2019, đồng USD duy trì quanh mức 44% tổng giao dịch ngoại hối toàn cầu và biến động không đáng kể. Tỷ trọng đồng Euro giảm từ mức 18,7% vào năm 2004 xuống 16,14% vào năm 2019, trong khi Nhân dân tệ tăng mức giao dịch từ 0,05% lên 2,16% trong khoảng thời gian tương ứng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Chỉ riêng giao dịch của cặp tiền tệ USD-EUR chiếm khoảng 24% tổng giá trị giao dịch ngoại hối toàn cầu. Để tránh nhầm lẫn, do mỗi giao dịch ngoại hối được thực hiện với 2 đồng tiền, tổng tỷ lệ phần trăm riêng lẻ của các đồng tiền trong báo cáo của BIS là 200% thay vì 100%. Do vậy, để thống nhất trong toàn bộ nghiên cứu, các số liệu về tỷ trọng tiền tệ sử dụng trong giao dịch ngoại hối quốc tế từ BIS đã được nhóm tác giả điều chỉnh theo cơ sở 100%. (Hình 2.3) 60
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 2.2. Tỷ trọng tiền tệ trong thanh toán quốc tế 50% 45% 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% Jul-16 Jul-15 Jul-17 Jul-18 Jul-19 Jul-20 Jan-15 Jan-16 Jan-17 Jan-18 Jan-19 Jan-20 Jan-21 Oct-15 Oct-16 Oct-17 Oct-18 Oct-19 Oct-20 Apr-15 Apr-16 Apr-17 Apr-18 Apr-19 Apr-20 US dollar Euro Pound Yen Renminbi Other Nguồn: Dữ liệu từ SWIFT Hình 2.3. Tỷ trọng tiền tệ trong giao dịch ngoại hối quốc tế 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2004 2007 2010 2013 2016 2019 US Dollar Euro Yen Pound Renminbi Other Nguồn: Dữ liệu từ BIS 2.2. Vai trò phương tiện cất trữ Tỷ trọng các loại tiền tệ trong dự trữ ngoại hối toàn cầu, theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), được xem là chỉ báo chính về vai trò tiền tệ dự trữ quốc tế của một loại 61
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tiền tệ. Cho đến nay, IMF đã có số liệu thống kê về thành phần các loại tiền tệ trong dự trữ ngoại hối của khoảng 94% tổng dự trữ toàn cầu. Với công bố mới nhất từ IMF ngày 31-3-2021, tỷ trọng dự trữ ngoại hối bằng USD trong tổng dự trữ toàn cầu đã giảm xuống 59,02% trong Quý IV-2020, mức thấp nhất trong 25 năm qua, kể từ năm 1995. Tính từ 2015, tỷ trọng của đồng USD đã giảm 7%, từ 66% vào đầu năm 2015 xuống 59% vào cuối năm 2020 (giảm hơn 1% mỗi năm). Với tốc độ này, tỷ trọng đồng USD được dự báo có thể sẽ giảm xuống dưới 50% trong thập kỷ tới. Hình 2.4. Tỷ trọng tiền tệ trong dự trữ ngoại hối chính thức toàn cầu 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2015Q4 2016Q4 2017Q4 2018Q4 2019Q4 2020Q4 U.S. dollar Yen Renminbi Euro Other Ghi chú: Tỷ trọng không bao gồm phần dự trữ ngoại hối chưa phân bổ Nguồn: Dữ liệu từ IMF Vị thế đồng tiền dự trữ thống trị toàn cầu của đồng USD là cơ sở quan trọng cho phép chính phủ Mỹ tiếp tục gia tăng nợ công với chi phí thấp khi các ngân hàng trung ương khác sẵn lòng nắm giữ một lượng lớn các khoản nợ bằng đồng USD (Eichengreen, 2011a). Tuy nhiên, sự sụt giảm tỷ trọng đồng USD trong tự trữ ngoại hối toàn cầu cho thấy, có vẻ như các ngân hàng trung ương đang dần tỏ ra lo lắng và muốn đa dạng hóa tiền tệ trong dự trữ ngoại hối của mình dù với tốc độ khá chậm. Điển hình trong năm 2018, Ngân hàng trung ương Nga đã bán khoảng 100 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ và chuyển các khoản dự trữ ngoại hối này sang Nhân dân tệ hoặc đồng Euro. Hành động này đã khiến tỷ trọng đồng USD trong tổng dự trữ ngoại hối của Nga 62
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM giảm một nửa, từ 46% xuống 23% trong năm 2018 và tăng tỷ trọng đồng Euro từ 10% lên 32%, tỷ trọng đồng Nhân dân tệ cũng tăng từ 3% lên 14% (Prasad, 2019). Điều thú vị là đồng Euro và đồng Nhân dân tệ - 2 đồng tiền được xem là đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhất với USD – lại có tỷ lệ gia tăng thấp, trước sự sụt giảm tỷ trọng đáng kể của đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu. Đồng Euro chỉ tăng tỷ trọng từ 19,25% trong năm 2015 lên 21,24% vào cuối năm 2020. Trong khi đồng Nhân dân tệ, bất chấp tầm ảnh hưởng toàn cầu của nền kinh tế Trung Quốc và được IMF đưa vào rổ tiền tệ để tính toán Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) năm 2016, vẫn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn: từ 1,08% vào năm 2016 đến 2,25% vào cuối năm 2020. Mức độ gia tăng tỷ trọng lớn nhất thuộc về đồng yên Nhật với 3,5% vào năm 2014 lên mức 6,03% vào cuối 2020. Các đánh giá trên cho thấy, dù vẫn đang giữ vị thế cao trong hệ thống tiền tệ thế giới, nhưng những biến động và sự sụt giảm tỷ trọng đồng USD trong thanh toán và dự trữ quốc tế đã bắt đầu và ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt với vai trò đồng tiền dự trữ trong tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu. Vị thế tiền tệ quốc tế của đồng USD thực tế đã mang đến cho Mỹ nhiều lợi ích như khả năng đi vay nhiều hơn, chi phí giao dịch thấp hơn, ít nhạy cảm hơn với những biến động kinh tế toàn cầu, đồng thời là một đòn bẩy mạnh mẽ cho các lợi ích địa chính trị Mỹ. Từ những năm 1960, cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp, Valery Giscard d'Estaing, đã đề cập đến những lợi ích này như một “đặc quyền phi lý” (exorbitant privilege) mà Mỹ có được (Eichengreen, 2011a). Những lợi thế này luôn đứng trước sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và thúc đẩy những nỗ lực nhằm đa dạng hóa hệ thống tiền tệ quốc tế, và nhằm giảm thiểu sức ảnh hưởng của Mỹ có được từ việc nắm giữ đồng tiền được xem là “tiền tệ quốc tế”. 3. Những nỗ lực đa dạng hóa hệ thống tiền tệ trong thanh toán và dự trữ quốc tế Bất chấp sự thống trị trong thời gian dài của đồng USD, sự suy giảm vị thế của đồng tiền này đã có những dấu hiệu cụ thể với mức độ cạnh tranh đang gia tăng rõ rệt từ các yếu tố kinh tế, chính trị và công nghệ. Các đối thủ cạnh tranh quốc tế như Nga và Trung Quốc thường xuyên kêu gọi một trật tự tài chính thế giới mới và hoạt động tích cực để thay thế vị thế thống trị của USD trong hệ thống thanh toán và dự trữ quốc tế hiện tại. Phần này phân tích các nỗ lực mạnh mẽ từ cả các đồng minh lâu đời như châu Âu, các đối thủ cạnh tranh như Nga, Trung Quốc và các quốc gia gánh chịu (hoặc nằm trong mục tiêu) các lệnh trừng phạt từ Mỹ như Iran, Nga, Venezuela nhằm giảm thiểu vị thế của đồng USD và ảnh hưởng của Mỹ trên hệ thống tài chính toàn cầu. 63
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 3.1. Trung Quốc trong nỗ lực xây dựng trật tự tài chính mới ở mức độ khu vực, hướng đến tái định hình kiến trúc tài chính toàn cầu Trung Quốc từ lâu đã lo ngại các sức mạnh mà Mỹ có được từ việc nắm giữ quyền lực thống trị trong hệ thống tài chính quốc tế. Tuy nhiên, chỉ đến khi nền kinh tế Mỹ suy yếu trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, các nỗ lực đa dạng hóa hệ thống tiền tệ quốc tế và giảm thiểu sức mạnh tài chính toàn cầu của Mỹ mới có cơ hội được thực hiện quyết liệt (Kirshner, 2014). Dù những nỗ lực kêu gọi đa dạng hóa tiền tệ sử dụng trong hệ thống tài chính thế giới và việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở mức độ khu vực, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thúc đẩy sử dụng đồng Nhân dân tệ, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm hướng tới một hệ thống tài chính khu vực với đồng Nhân dân tệ là trọng tâm. 3.1.1. Thúc đẩy sử dụng đồng Nhân dân tệ ở mức độ khu vực Những nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ đã bị gián đoạn vào năm 2015 khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ và chính phủ áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn mới. Việc kiểm soát vốn chặt chẽ đã làm giảm đáng kể niềm tin của cộng đồng quốc tế vào đồng Nhân dân tệ, cũng như triển vọng tự do hóa. Tuy nhiên, ở mức độ khu vực, Trung Quốc đã đạt được những thành công nhất định trong việc thúc đẩy sử dụng đồng Nhân dân tệ, đặc biệt thông qua việc ký kết hàng chục thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với các quốc gia khác, thiết lập các trung tâm thanh toán bù trừ, thỏa thuận với các ngân hàng trung ương nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng Nhân dân tệ ở nước ngoài. Từ tháng 1-2009 đến tháng 3-2020, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với tổng cộng 33 chính phủ các nước, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới (CPT, 2020). Tính đến năm 2015, tổng giá trị giao dịch thương mại được ký kết và thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ đã đạt 1,1 nghìn tỷ USD – chiếm gần 30% tổng giao dịch thương mại của Trung Quốc và tăng lên từ mức gần như bằng 0 vào năm 2000. Tuy nhiên, sau đó tỷ lệ này suy giảm trước những biến động lớn của thị trường chứng khoán Trung Quốc và việc tái áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ của nước này. Từ năm 2018 đến nay, tỷ trọng này đã có dấu hiệu gia tăng trở lại, dù với mức độ chậm và hiện ở mức 20% tổng giao dịch thương mại của Trung Quốc. 64
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 3.1. Tỷ trọng thương mại của Trung Quốc thực hiện thanh toán bằng Nhân dân tệ 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Dữ liệu từ People's Bank of China Bên cạnh đó, tỷ trọng đồng Nhân dân tệ được sử dụng trực tiếp trong các giao dịch thanh toán xuyên biên giới tại Trung Quốc đã có mức gia tăng ấn tượng trong suốt giai đoạn 2010 đến nay. Bắt đầu từ tỷ lệ gần như bằng 0 vào năm 2010, tỷ trọng đồng Nhân dân tệ sử dụng trong thanh toán xuyên biên giới tại Trung Quốc đã tăng đến mức 46,65% vào tháng 1-2021, đưa Nhân dân tệ vượt qua đồng USD và Euro, trở thành đồng tiền chính trong giao dịch thương mại và thanh toán trong khu vực với Trung Quốc. Nếu tỷ trọng này tiếp tục tăng, cùng với vị trí trung tâm của Trung Quốc trong nền kinh tế và chuỗi cung ứng châu Á, Trung Quốc hoàn toàn có thể tái định hình và xây dựng một hệ thống tài chính khu vực với đồng Nhân dân tệ làm trung tâm (Kirshner, 2014). Tuy nhiên, nếu thành công trong việc đưa đồng Nhân dân tệ trở thành trung tâm của hệ thống tài chính khu vực trong tương lai, Trung Quốc sẽ đồng thời có được các đặc quyền từ sức mạnh tài chính, bao gồm cả khả năng trừng phạt tài chính tương tự như Mỹ, nhưng ở mức độ khu vực. Đây là điều mà các quốc gia trong khu vực cần đặc biệt lưu ý nhằm có những giải pháp giảm thiểu mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế trước những ảnh hưởng có thể sẽ xảy ra bởi Trung Quốc với hệ thống tài chính khu vực mới. 65
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 3.2. Tỷ trọng thanh toán nước ngoài của Trung Quốc thực hiện bằng Nhân dân tệ 50% 45% 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 01/2013 07/2020 07/2010 01/2011 07/2011 01/2012 07/2012 07/2013 01/2014 07/2014 01/2015 07/2015 01/2016 07/2016 01/2017 07/2017 01/2018 07/2018 01/2019 07/2019 01/2020 01/2021 01/2010 Nguồn: Dữ liệu từ People's Bank of China 3.1.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng - phát triển mạng lưới thanh toán quốc tế thay thế SWIFT Được thành lập vào năm 1973, cho đến nay Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) đã trải dài trên 200 quốc gia và là cơ sở hạ tầng thiết yếu giúp thực hiện thanh toán quốc tế. Mặc dù SWIFT không tham gia thanh toán bù trừ mà chỉ hỗ trợ xử lý thông tin thanh toán trao đổi giữa các ngân hàng, nhưng nếu một ngân hàng bị loại khỏi mạng lưới, về cơ bản ngân hàng đó sẽ bị loại khỏi hệ thống tài chính lớn nhất toàn cầu. Bằng cách này, việc kiểm soát SWIFT sẽ mang lại sức mạnh hệ thống đáng kể. Điển hình là việc Mỹ và Liên minh Châu Âu đã sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc SWIFT ngắt kết nối với toàn bộ các ngân hàng Iran trong các giao dịch sử dụng đồng USD - đồng tiền thống trị thương mại thế giới - vào năm 2012 và các ngân hàng Triều Tiên năm 2017, gây tàn phá kinh tế đất nước nặng nề (Doshi, 2019). Trước nguy cơ gánh chịu các lệnh trừng phạt tương tự, các đối thủ của Mỹ - bao gồm cả Nga và Trung Quốc - đều nỗ lực phát triển các giải pháp thay thế SWIFT. Hệ thống Thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (Cross-border Interbank Payment System – CIPS) được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát triển chỉ 1 năm sau lệnh trừng phạt đối với Iran và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2015. Hệ thống này không chỉ làm nền tảng giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc đối với SWIFT, chống lại tác động của các lệnh trừng phạt tài chính (nếu xảy ra), mà còn gia tăng chủ quyền đối với tất cả thông tin đi qua mạng lưới của mình. Không những thế, tham vọng đối với CIPS còn vượt quá tham vọng đối với SWIFT khi hệ thống này không chỉ xử lý thông tin trao đổi mà còn cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ - tức tích hợp đầy đủ quy 66
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM trình thanh toán. Tính đến tháng 3-2021 đã có 1.162 tổ chức tài chính tại 99 nền kinh tế tham gia vào CIPS. Trong đó, 870 tổ chức (75%) thuộc khu vực châu Á, 147 tổ chức (12,65%) thuộc khu vực châu Âu, 39 tổ chức thuộc châu Phi, phần còn lại trải đều trên 3 khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương (CIPS, 2021). Hình 3.3. Số lượng các tổ chức tài chính tham gia CIPS theo khu vực – Tháng 3-2021 Nguồn: CIPS (2021) Mặc dù quy mô còn rất nhỏ so với SWIFT, đồng thời nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa hai hệ thống, nhưng như lập luận bởi Prasad (2016): “Trung Quốc đủ sắc sảo để không thách thức SWIFT cho đến khi CIPS trưởng thành, nhưng chắc chắn một ngày nào đó thách thức sẽ đến”. 3.2. Những nỗ lực đa dạng hóa hệ thống tiền tệ thế giới từ các quốc gia khác Trung Quốc không đơn độc với mong muốn làm giảm bớt vai trò của đồng USD và ảnh hưởng của Mỹ đến hệ thống tài chính thế giới. Đặc biệt khi chính phủ Mỹ “vũ khí hóa” đồng USD nhằm tận dụng vị thế thống trị hiện tại của đồng tiền này để theo đuổi các mục tiêu chính trị. Điển hình có thể kể đến các lệnh trừng phạt và đơn phương trừng phạt đối với Iran vào năm 2012, 2018. Sau các lệnh trừng phạt này, ngoài hệ thống CIPS được thành lập bởi Trung Quốc, Nga cũng đã cho ra đời hệ thống SPFS (System for Transfer of Financial Messages) nhằm tăng tính độc lập và sẵn sàng đối phó với các lệnh trừng phạt nếu có của Mỹ thông qua SWIFT. Đồng thời, đồng minh lâu đời của Mỹ là Liên minh châu Âu cũng thành lập 67
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Instex (Instrument in Support of Trade Exchanges) – một lỗ lực nhằm tạo thuận lợi cho thương mại nhân đạo không dựa trên USD với Iran và để tránh các yếu tố trừng phạt của Mỹ. Dù độ bền của các nền tảng đối thủ này và các thỏa thuận tài chính quốc tế đều chưa chắc chắn, nhưng các động cơ phát triển của chúng dường như rất rõ ràng. Song song đó, Nga cũng đã bắt đầu một chiến dịch “phi USD hóa” nền kinh tế với nỗ lực chuyển đổi phần lớn các giao dịch thương mại của mình từ USD sang đồng Euro và rúp Nga. Cho đến Quý III-2020, chỉ còn khoảng 36,9% giá trị xuất khẩu của Nga đến nhóm các nước BRICS (Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) được sử dụng bằng đồng USD, giảm mạnh từ mức 95,8% vào đầu năm 2013. Mức sụt giảm này của USD chủ yếu được chuyển sang cho đồng Euro và đồng rúp Nga. Tỷ trọng đồng Euro trong xuất khẩu của Nga đến các nước BRICS đã tăng đáng kể từ 1,4% trong năm 2013 lên 45% trong Quý I-2020. Tỷ trọng đồng rúp được sử dụng cũng tăng tương ứng từ gần như bằng 0 vào năm 2013 lên đến 21,5% vào Quý III-2020. Hình 3.4. Tỷ trọng tiền tệ trong xuất khẩu của Nga đến nhóm các nước BRICS 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 2013201320142014201520152016201620172017201820182019201920202020 US Dollar Euro Russian Ruble Other Nguồn: Dữ liệu từ Central Bank of Russia Những nỗ lực tương tự được Nga thực hiện trong việc thay đổi tiền tệ trong các giao dịch xuất khẩu đến châu Âu. Tỷ lệ đồng USD sử dụng trong các giao dịch này từ 76% trong năm 2013 xuống mức chỉ còn 45% trong năm 2020. Tỷ trọng đồng Euro sử dụng trong xuất khẩu của Nga đến Eurozone đã tăng tương ứng từ chỉ 16,4% vào đầu năm 2013 lên mức dao động quanh 45%, ngang bằng tỷ trọng đồng USD trong suốt năm 2020. Những nỗ lực này đã giảm tỷ trọng đồng USD sử dụng trong tổng giá trị xuất khẩu của Nga từ mức 81,2% đầu năm 2013 xuống chỉ còn 56,6% vào Quý III-2020. Điều này dù chưa tác động nhiều đến tỷ lệ giao dịch bằng đồng USD trên toàn thế giới nhưng cho thấy 68
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM những động cơ và nỗ lực rõ ràng từ các nền kinh tế lớn trong việc giảm thiểu vị thế của USD và tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu. Hình 3.5. Tỷ trọng tiền tệ trong xuất khẩu của Nga đến Liên minh châu Âu (%) 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Q1 2014 Q1 2018 Q2 Q1 2013 Q1 2013 Q2 2013 Q3 2013 Q4 2014 Q2 2014 Q3 2014 Q4 2015 Q1 2015 Q2 2015 Q3 2015 Q4 2016 Q1 2016 Q2 2016 Q3 2016 Q4 2017 Q1 2017 Q2 2017 Q3 2017 Q4 2018 Q1 2018 Q3 2018 Q4 2019 Q1 2019 Q2 2019 Q3 2019 Q4 2020 Q1 2020 Q2 2020 Q3 US Dollar Euro Russian Ruble Other Nguồn: Dữ liệu từ Central Bank of Russia 4. Kết luận Trong vài thập kỷ gần đây, trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và hiện nay là dại dịch Covid-19, cùng sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, các tranh luận về vị thế của đồng USD và tương lai của hệ thống tài chính thế giới ngày càng trở nên nóng bỏng. Xem xét các số liệu thống kê cập nhật nhất về vị thế của USD trong 3 vai trò cơ bản của tiền tệ là thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ, kết quả cho thấy dù vẫn giữ vị thế cao trong vai trò “tiền tệ quốc tế”, nhưng những biến động với xu hướng giảm của tỷ trọng đồng bạc xanh trong thanh toán và dự trữ quốc tế đã xuất hiện và ngày càng trở nên rõ ràng. Vị thế thống trị của đồng USD trong hệ thống tài chính thế giới đã mang đến cho Mỹ những lợi ích đặc biệt không chỉ về mặt tài chính là còn liên quan đến các quyền lực địa chính trị. Điều này đã thúc đẩy nhiều quốc gia nỗ lực đa dạng hóa hệ thống tiền tệ thế giới mà điển hình là Trung Quốc, Nga và cả các đồng minh của Mỹ như Liên minh châu Âu. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các đồng tiền điện tử, kể cả tiền điện tử do chính các ngân hàng trung ương phát hành, chắc chắn sẽ trở thành một thách thức lớn đối với vị thế của USD và là động lực mạnh mẽ cho sự tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu. 69
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tài liệu tham khảo Calleo DP. (2011) Twenty-First Century Geopolitics and the Erosion of the USD Order. In: Eric H & Jonathan K (eds) The Future of the USD. Cornell University Press, 164-190. CIPS. (2021) CIPS Participants Announcement. 63. (accessed 05-04-2021). Cohen BJ. (2015a) Currency Power: Understanding Monetary Rivalry: Princeton University Press. Cohen BJ. (2015b) The Demise of the USD? Revue de la Régulation - Capitalisme, institutions, pouvoirs 18. CPT. (2020) Will China’s Push to Internationalize the Renminbi Succeed? (accessed 05-04-2020). Dorrucci E & McKay J. (2011) The international monetary system after the financial crisis. European Central Bank. Doshi R. (2019) China’s Role in Reshaping the International Financial Architecture: Blunting U.S. Power and Building Regional Order. In: Tellis AS, Alison & Wills M (eds) Strategic Asia 2019: China’s Expanding Strategic Ambitions. The National Bureau of Asian Research, 279 - 310. Eichengreen B. (2011a) Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the USD and the Future of the International Monetary System, New York: Oxford University Press. Eichengreen B. (2011b) The renminbi as an international currency. Journal of Policy Modeling 33: 723-730. Emine B, Camila C, Georgios G, và cộng sự (2020) Patterns in invoicing currency in global trade. European Central Bank. Giannini C. (2011) The Age of Central Banks: Edward Elgar Publishing. Gopinath G & Stein JC. (2021) Banking, Trade, and the Making of a Dominant Currency. The Quarterly Journal of Economics 136: 783-830. Ignazio A, Agnès B-Q, Benjamin C, và cộng sự (2011) Global currencies for tomorrow: A European perspective. Directorate General Economic and Financial Affairs (DG ECFIN), European Commission. Kirshner J. (2014) Regional Hegemony And An Emerging RMB Zone. In: Helleiner E & Kirshner J (eds) The Great Wall of Money. Cornell University Press, 213-240. Krugman P. (1984) The International Role of the USD: Theory and Prospect. In: Bilson JF & Marston RC (eds) Exchange Rate Theory and Practice. University of Chicago Press, 261-278. Matsuyama K, Kiyotaki N & Matsui A. (1993) Toward a Theory of International Currency. Review of Economic Studies 60: 283-307. Prasad E. (2016) Gaining Currency: The Rise of the Renminbi: xford University Press. Prasad E. (2019) Has the USD Lost Ground as the Dominant International Currency? : Brookings Institution Report. Rey H. (2001) International Trade and Currency Exchange. The Review of Economic Studies 68: 443-464. 70
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Seghezza E & Morelli P. (2018) Rule of law and balance of power sustain US USD preeminence. Journal of Policy Modeling 40: 16-36. Subramanian A. (2011) Eclipse: Living in the Shadow of China's Economic Dominance: Peterson Institute for International Economics. 71