Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 4: Tài chính doanh nghiệp

pdf 25 trang Gia Huy 5681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 4: Tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_tai_chinh_tien_te_chuong_4_tai_chinh_doan.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ - Chương 4: Tài chính doanh nghiệp

  1. CHƯƠNG 4 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
  2. Nội dung chính 4.1. Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp (TCDN) 4.2. Các nội dung cơ bản của TCDN
  3. 4.1 Những vấn đề chung về TCDN 4.1.1. Khái niệm: TCDN là hệ thống các quan hệ KT dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ TT của DN nhằm phục vụ cho các hoạt động của DN và góp phần đạt được các mục tiêu của DN.
  4. 4.1 Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp (tiếp) 4.1.2. Đặc điểm - Gắn liền và phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN - Chịu sự chi phối bởi hình thức pháp lý của DN - Gắn liền với tính tự chủ và mục tiêu kinh doanh của DN. - Là khâu cơ sở của hệ thống TC trong nền KT
  5. 4.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp - Công cụ khai thác thu hút các nguồn TC nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của DN . - Công cụ giúp DN có thể sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. - Công cụ kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh của DN. - Công cụ kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của DN
  6. 4.2. Các nội dung cơ bản của tài chính doanh nghiệp 4.2.1. Huy động và sử dụng vốn kinh doanh 4.2.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh (VKD) và các đặc trưng cơ bản * Khái niệm: - VKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hiện có và đang phục vụ cho kinh doanh của DN. - VKD là toàn bộ lượng giá trị cần thiết nhất định để bắt đầu và duy trì sự hoạt động kinh doanh liên tục của các chủ thể kinh doanh.
  7. 4.2.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh và các đặc trưng cơ bản (tiếp) * Đặc trưng cơ bản - Được thể hiện bằng một lượng tài sản cụ thể có thực - Lượng giá trị của số tài sản này phải đủ lớn để có thể sử dụng cho một hình thức kinh doanh cụ thể - Lượng giá trị của số tài sản này phải được vận động, quay vòng dưới một hình thức cụ thể để sinh lời.
  8. 4.2.1.2 Phân loại VKD * Theo hình thái biểu hiện, gồm: - Vốn tiền tệ - Vốn phi tiền tệ * Theo thời hạn và đặc điểm luân chuyển, gồm: - Vốn cố định - Vốn lưu động
  9. 4.2.1.3 Đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh * Đầu tư sử dụng vốn - Khái niệm: Đầu tư sử dụng vốn là việc bỏ vốn hay sử dụng vốn dưới những hình thức cụ thể nhằm thưc hiện những mục tiêu nhất định, trong đó mục tiêu bao trùm và xuyên suốt của quá trình đầu tư sử dụng vốn là thu lợi nhuận.
  10. 4.2.1.3 Đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh (tiếp) - Các hình thức đầu tư sử dụng vốn của doanh nghiệp: + Căn cứ vào phạm vi đầu tư + Căn cứ vào mục tiêu đầu tư sử dụng vốn. + Căn cứ vào thời hạn đầu tư sử dụng vốn.
  11. 4.2.1.3 Đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh (tiếp) * Tài sản dài hạn - Vốn cố định - Là những TS có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trên 1 năm hoặc qua nhiều chu kỳ kinh doanh của DN. - Cấu thành: TSCĐ; đầu tư TC dài hạn; chi phí XDCBDD; các khoản phải thu dài hạn; bất động sản đầu tư va TSDH khác.
  12. 4.2.1.3 Đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh (tiếp) * Tài sản ngắn hạn - Vốn lưu động - Là những TS có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong vòng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh của DN. - Cấu thành: Vốn bằng tiền; đầu tư TC ngắn hạn; phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho; TSNH khác.
  13. 4.2.1.3 Đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh (tiếp) - Tổ chức chu chuyển vốn kinh doanh (VKD) + Chu chuyển VKD là quá trình vận động và chuyển hóa của vốn mang tính tuần hoàn từ hình thái TT sang hình thái hiện vật và lại quay trở lại hình thái TT ban đầu. + Tổ chức chu chuyển vốn là quá trình theo dõi, kiểm soát và thực hiện các biện pháp tác động vào quá trình vận động, quay vòng của VKD nhằm hướng sự vận động của VKD theo mục tiêu đặt ra.
  14. 4.2.1.3 Đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh (tiếp) + Quá trình chu chuyển vốn kinh doanh chịu tác động bởi các nhân tố cơ bản sau:  Đặc điểm của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh  Đặc điểm vận động về hình thái hiện vật và giá trị của từng loại vốn sử dụng trong kinh doanh
  15. 4.2.1.3 Đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh (tiếp) * Bảo toàn VKD: Các biện pháp bảo toàn VKD: - Các biện pháp để bảo toàn, làm tăng giá trị của vốn và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cố định - Các biện pháp để bảo toàn, phát triển và làm tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động
  16. 4.2.2 Nguồn vốn kinh doanh 4.2.2.1 Khái niệm và phân loại nguồn VKD * Khái niệm: Nguồn VKD của DN là toàn bộ các nguồn tài chính mà DN có thể khai thác, huy động được để tạo nên vốn kinh doanh của mình.
  17. 4.2.2.1 Khái niệm và phân loại nguồn VKD (tiếp) * Phân loại nguồn VKD: - Căn cứ vào thời hạn sử dụng: Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. - Căn cứ vào trách nhiệm pháp lý và tính chất sở hữu: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
  18. 4.2.2.1 Khái niệm và phân loại nguồn vốn kinh doanh (tiếp) * Nguồn vốn chủ sở hữu Khái niệm: Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của DN được sử dụng lâu dài không phải cam kết hoàn trả. Cấu thành: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ DN, vốn thặng dư (Trong công ty cổ phần - chênh lệch về giá cổ phiếu)
  19. 4.2.2.1 Khái niệm và phân loại nguồn vốn kinh doanh (tiếp) * Nợ phải trả Khái niệm: là nguồn vốn DN huy động thêm ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, DNchỉ được sử dụng có thời hạn và cam kết hoàn trả Cấu thành: Nguồn vốn vay, nguồn vốn trong thanh toán (nhận ứng trước của khách hàng, các khoản phải trả, phải nộp)
  20. 4.2.2.2 Huy động vốn Huy động vốn là hoạt động chủ quan có cân nhắc, tính toán của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm khai thác các nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động, các dự án của doanh nghiệp.
  21. 4.2.2.2 Huy động vốn - Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định về huy động vốn của DN: + Loại hình DN + Diễn biến thị trường TC + Hiện trạng TC và các mục tiêu của DN + Các yếu tố khác: quan hệ truyền thống giữa DN với nhà cung cấp, chính sách TC, tín dụng, tiền tệ của NN, tâm lý của nhà quản trị TC,
  22. 4.2.3 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của DN 4.2.3.1. Chi phí của DN Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về các yếu tố có liên quan và phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN trong một khoảng thời gian nhất định. Kết cấu: Chi phí của DN thường bao gồm các khoản mục: - Chi phí hoạt động kinh doanh - Chi phí khác
  23. 4.2.3 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của DN (tiếp) 4.2.3.2 Thu nhập Khái niệm: Là toàn bộ lượng giá trị được tạo ra từ các quá trình kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định để bù đắp các khoản chi phí, tái tạo vốn kinh doanh và góp phần tạo ra lợi nhuận DN Kết cấu: - Doanh thu - Thu nhập khác
  24. 4.2.3 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của DN (tiếp) 4.2.3.3 Lợi nhuận Khái niệm: Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, được biểu hiện là chênh lệch giữa thu nhập đạt được trong kỳ với chi phí đã bỏ ra để có được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Kết cấu: - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh - Lợi nhuận khác
  25. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1. Hãy phân tích các đặc điểm và vai trò của TCDN? Chức năng phân phối và chức năng giám đốc được thể hiện như thế nào trong hoạt động của TCDN? 2. Phân tích các đặc trưng cơ bản của vốn? Kết cấu và nguồn hình thành vốn kinh doanh? 3. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận và kết cấu?