Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 2: Triết lý kinh doanh

pdf 5 trang haiha333 08/01/2022 5840
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 2: Triết lý kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_van_hoa_kinh_doanh_chuong_2_triet_ly_kinh.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 2: Triết lý kinh doanh

  1. Câu 1: Khái niệm Triết lý kinh doanh? Vai trò của Triết lý kinh doanh trong sự phát triển của Doanh nghiệp? Khái niệm Triết lý kinh doanh: • Theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng, chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh. • Theo yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. • Theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Tóm lại, triết lý kinh doanh là những quan niệm, giá trị mà doanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh theo đuổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò của Triết lý kinh doanh trong sự phát triển của Doanh nghiệp: • Là yếu tố cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững cho doanh nghiệp • Là công cụ định hướng, là cơ sở để xây dựng và quản lý chiến lược của doanh nghiệp • Góp phần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu khác của DN • Là phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực để tạo ra phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp • Là cơ sở để tạo ra sự thống nhất trong hành động của các cá nhân, các bộ phận và doanh nghiệp Cậu 2: Vì sao nói triết lý kinh doanh là cốt lõi của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nêu VD Để đạt được hiệu quả cao trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có triết lý kinh doanh lâu dài làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp. Là hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp, cốt lõi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa mạnh trước hết phải có triết lý kinh doanh mạnh, có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Ví dụ: “Chuẩn mực đạo đức – Triết lý kinh doanh” của Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân được xây dựng dựa trên “Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí – Tín”. “Nhân” là triết lý cho mọi hành động: • EVNTPC VINH TAN xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư, xã hội bằng niềm tin, thiện chí và tính nhân văn. • EVNTPC VINH TAN quản lý trên nền tảng niềm tin và năng lực đối với tất cả mọi người làm việc trong EVNTPC VINH TAN, con người là tài sản quý giá nhất giúp EVNTPC VINH TAN đi đến thành công, con người là yếu tố quyết định. “Nghĩa” là phương châm hành động 1
  2. • EVNTPC VINH TAN luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc, tân tụy với khách hàng. Mọi thành viên trong EVNTPC VINH TAN cam kết trung thành với lợi ích của EVNTPC VINH TAN, EVNGENCO3, vì lợi ích Quốc gia. • EVNTPC VINH TAN cố gắng xây dựng hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm cao, về sự tận tâm bằng những kết quả cụ thể và phúc lợi xã hội; lòng trung thành “có trước có sau” và sự tận tụy trong công việc thực hiện những nghĩa vụ. “Lễ” là phương pháp hành động • EVNTPC VINH TAN cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành, các quy định, các quy chế của Tổng Công ty Phát điện 3. Hành động khách quan, công tâm, minh bạch và bình đẳng trong xử lý công việc đối với mối quan hệ bên ngoài và bên trong EVNTPC VINH TAN. • EVNTPC VINH TAN luôn luôn tôn trọng các quy tắc, nghi thức trong giao tiếp; lịch thiệp, trung thực trong quan hệ đối với TCT, khách hàng, đối tác. “Trí” là sức mạnh hành động • Sự thành công của EVNTPC VINH TAN được xây dựng dựa trên nền tảng trí tuệ. Sự hợp tác, tinh thần đoàn kết và lao động sáng tạo là nguồn sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu đề ra. • Mội thành viên trong EVNTPC VINH TAN thực hiện công việc theo phương châm “Sáng tạo, tận tâm”. Mọi sáng kiến đều được tôn trọng và đóng góp vào sự thành công chung của EVNTPC VINH TAN. “Tín” là mục đích hành động • Lãnh đạo, cán bộ EVNTPC VINH TAN luôn coi trọng chữ “Tín” dám chịu trách nhiệm, không lạm dụng quyền hạn được giao để tư lợi cá nhân. Câu 3: Trình bày nội dung của triết lý kinh doanh? Giải thích mô hình 3P Nội dung của triết lý kinh doanh: a. Mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp: Khẳng định họ là ai? Tương lai muốn đạt đến là gì? Gần giống với nhiệm vụ định tính trong mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp b. Đặc trưng nổi bật trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trên thị trường Đặc điểm về SP, phạm vi và lĩnh vực kinh doanh, về kỹ thuật của SP, về thái độ của nhân viên đối với công việc “ Sony tìm kiếm điều mới lạ chưa từng thấy để phục vụ toàn thế giới” c. Triết lý về đạo đức kinh doanh: Là những nguyên tắc, chuẩn mực về hành vi của Doanh nhân và doanh nghiệp trong mối quan hệ với nhân viên và các lực lượng của môi trường kinh doanh: về lợi nhuận, cách tạo ra lợi nhuận, trách nhiệm với quyền lợi của NTD, nghĩa vụ bảo vệ MT thiên nhiên ” Đạt lợi nhuận thông qua thỏa mãn mọi nhu cầu của KH “ là tư tưởng chỉ đạo có tính nguyên tắc của nhiều doanh nghiệp”.Ví dụ: Vedan, Miwon và 1 số doanh nghiệp khác d. Phương pháp và nguyên tắc hành động: 2
  3. Là tư tưởng chỉ đạo về phương thức và nguyên tắc tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với chuẩn mực đạo đức để bảo đảm thành công: coi trọng con người, vốn, thiết bị máy móc và các tài sản vô hình khác để kinh doanh thành công. Giải thích mô hình 3P: Profit – Product – People: • Đặt lợi nhuận lên đầu, kế tiếp là sản phẩm, sau cùng mới là con người • Quan niệm này là tư duy của thời mà nghành kinh tế chính trị học còn ở buổi tích lũy sơ khai, lúc mà kinh tế thị trường còn hoang dại, khi mà luật pháp nhà nước còn thiếu đầu hở đuôi • Tư duy này dựa theo trên lập luận hễ có nhu cầu là có thị trường, mà quên mất nhu cầu có thể là nhu cầu thiết yếu hoặc nhu cầu mà doanh nghiệp tự tạo ra. • Không theo một cơ sở nào khác ngoài lợi nhuận, bất kì sự thay đổi nhu cẩu nào dẫn đến lợi nhuận là doanh nghiệp sẽ thay đổi theo hướng đó. • Biến mọi thứ thành mặt hàng kinh doanh, miễn sao thu được lợi nhuận càng cao càng tốt, bất kể đạo đức kinh doanh và nhân phẩm của mình Product – Profit – People: • Đặt sản phẩm lên hang đầu,lợi nhuận đứng sau và cuối cùng vẫn là con người • Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp về nguồn cầu, doanh nghiệp không thể buôn bán bất cứ mặt hang gì có lợi nhuận như trước mà bắt đầu phải chọn lọc và chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhằm chuyên môn hóa và tang tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. People – Product – Profit: • Yếu tố con người quan trọng nhất, sau đó là sản phẩm và cuối cùng mới là lợi nhuận. • Doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đối với khách hang, đối tác cũng như công nhân viên của mình. Điều đó đem lại số khách hang trung thành ngày càng tang lên, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm được nâng cao. Câu 4: Phân biệt sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp? Cho VD Tầm nhìn của doanh nghiệp là lý tưởng cho tương lai, là một hình tượng hoăc tiêu chuẩn mà doanh nghiệp muốn trở thành hoặc đạt được. Sứ mệnh của doanh nghiệp là nhiệm vụ mà doanh nghiệp đặt ra và nhất định phải hoàn thành. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp bao gồm: • Giá trị cốt lõi của DN: là yếu tố quy định chuẩn mực chung và niềm tin lâu dài của tổ chức • Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức 3
  4. Tầm nhìn Sứ mệnh Hệ thống các giá trị Vai trò Xác định được doanh Giúp ta hiểu được cách Là kim chỉ nam điều nghiệp muốn đi xa đến đưa doanh nghiệp đến nơi hướng mọi hoạt động, đâu. Nó khẳng định giá trị ta muốn. Giúp tìm ra mục hành vi và quyết định của cũng như mục đích tồn tại tiêu kinh doanh và khẳng doanh nghiệp của doanh nghiệp định giá trị doanh nghiệp Trả lời cho Chúng ta sẽ đi đến đâu? Chúng ta phải làm gì để câu hỏi Mục tiêu của chúng ta là thành công? phải đi đến nơi nào? Giá trị về Hướng tới tương lai Tập trung vào hiện tại Cả hiện tại và tương lai mặt thời gian Tầm nhìn cho bạn thấy bạn Sứ mệnh giúp doanh sẽ ở đâu trong những năm nghiệp xác định được tới. Nó thúc đẩy bạn nỗ lực những mục tiêu cho mình. Chức năng làm việc để đạt được mục Nhờ vào đó, bạn sẽ biêt tiêu. Nó cũng khiến bạn mình phải làm gì để đi đến hiểu rõ lý do bạn cần làm thành công. việc hết mình. Với mong muốn doanh Không hoặc ít thay đổi nghiệp phát triển hơn nữa, Người đứng đầu doanh bạn có thể suy nghĩ đến nghiệp có thể thay đổi sứ việc thay đổi tầm nhìn. Thế mệnh cho doanh nghiệp nhưng hãy nhớ rằng tầm của mình. Tuy nhiên họ Sự thay đổi nhìn là động cơ để lý giải phải nhớ rằng sứ mệnh về nền tảng của doanh phải bám sát tầm nhìn và nghiệp. Vì vậy, đừng cố giá trị cốt lõi của doanh gắng thay đổi tầm nhìn nếu nghiệp cũng như nhu cầu điều đó không thực sự cần của khách hàng. thiết. Ví dụ: Tập đoàn VinGroup Tầm nhìn: VinGroup định hướng phát triển thành tập đoàn công nghệ - công nghiệp – thương mại dịch vụ hang đầu khu vực Sứ mệnh: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người Giá trị cốt lõi: Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân Câu 5: Trình bày các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh và đặc điểm cơ bản của một tuyên bố sứ mệnh. Cho VD Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh: • Lịch sử: Khi thành lập DN đều có những tuyên bố, lý do vì sao DN được thành lập. Là yếu tố dẫn đến việc đưa ra sứ mệnh cho DN. 4
  5. • Những năng lực đặc biệt: Chủ yếu nhấn mạnh năng lực nguồn nhân lực, năng lực người đứng đầu. Với người đứng đầu có tầm nhìn tốt, có khả năng huy động nguồn nhân lực và đưa doanh nghiệp ra trường quốc tế thì việc xác định sứ mệnh doanh nghiệp sẽ có những bổ sung cụ thể. • Môi trường của doanh nghiệp (tổ chức): Khi môi trường được mở rộng (VD hội nhập quốc tế ) thì chúng ta có thể xác định sứ mệnh là vươn ra thị trường toàn cầu. Xác định được các hợp tác quốc tế, hiệp định thương mại song phương, Đặc điểm cơ bản của một tuyên bố sứ mệnh: • Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể • Khả thi • Cụ thể Ví dụ: Tập đoàn Viettel gia nhập viễn thông với sứ mệnh cung cấp cho người tiêu dùng việt nam dịch vụ viễn thông giá rẻ. Tuy nhiên qua quá trình phát triển, Viettel hiện nay đã phát triển những lĩnh vực khác và trở thành 1 tập đoàn lớp với lĩnh vực hoạt động đa dạng. 5