Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 (Phần 1)

pdf 5 trang haiha333 08/01/2022 5481
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_on_tap_mon_van_hoa_kinh_doanh_chuong_3_phan_1.pdf

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Văn hóa kinh doanh và tinh thân khởi nghiệp - Chương 3 (Phần 1)

  1. 1. Đạo đức kinh doanh là gì? Trình bày các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Lấy ví dụ. - Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. - Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: + Tính trung thực + Tôn trọng con người + Gắn lợi ích của DN với lợi ích của KH và xã hội + Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt - Ví dụ: Ngoài việc phát triển xã hội, Vinamilk luôn đẩy mạnh các hoạt động trong việc bảo vệ môi trường thông qua chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và Vinamilk đã bền bỉ trồng hàng trăm ngàn cây xanh tại nhiều địa phương trên cả nước. Những tấm lá chắn xanh được hình thành và đang góp phần khắc phục, hạn chế các tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, để bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân. 2. Trình bày vai trò của đạo đức kinh doanh? Tại sao việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng đối với các nhà quản trị. - Vai trò: + Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh + Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp + Góp phần vào làm tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công việc + Làm tăng sự hài lòng của khách hàng + Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp + Góp phần làm tăng uy tín của thương hiệu của doanh nghiệp, ngành và quốc gia - Việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng với các nhà quản trị vì đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
  2. 3. Nghĩa vụ kinh tế là gì? Nghĩa vụ kinh tế đối với người tiêu dùng và người lao động được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thể hiện một trong những nội dung trên? - Nghĩa vụ kinh tế là sản xuất hàng hóa, dịch vụ xã hội cần; thỏa mãn nhà đầu tư; phát triển sản phẩm, công nghệ; phát triển tài nguyên mới. - Nghĩa vụ đối với người lao động: + Tạo công ăn việc làm cho người lao động + Môi trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân + Trang bị bảo hộ lao động, trang thiết bị, máy móc + Trả lương đầy đủ và hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật + Có cơ hội thăng tiến - Nghĩa vụ đối với người tiêu dùng: + Cung cấp hàng hóa, dịch vụ an toàn, chất lượng + Thông tin sản phẩm, định giá rõ ràng + Hệ thống phân phối + Bán hàng + Cạnh tranh - Ví dụ: Kinh tế sản xuất các mặt hàng nên cần có nhân công để sản xuất chúng, do đó đã cung cấp việc làm cho người lao động. 4. Nghĩa vụ pháp lý là gì? Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng? Anh/chị hãy phân tích những quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. - Nghĩa vụ pháp lý là: • Thực hiện đầy đủ quy định về pháp luật • Tuân thủ Luật cạnh tranh • Bảo vệ khách hàng • Bảo vệ môi trường • Khuyến khích phát hiện những hành vi sai trái - Cần bảo vệ người tiêu dùng vì: Nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ, hàng hóa ngày càng cao. Điều này buộc các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, nhà cung cấp dịch vụ phải biết tôn trọng khách hàng và thỏa mãn
  3. nhu cầu đó. Những sản phẩm mập mờ về nhãn mác, chất lượng và hạn sử dụng sẽ dễ dàng bị tẩy chay, không thể tồn tại. Các doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng thì cần chú trọng nhiều đến sản phẩm và chất lượng dịch vụ thay vì cứ ra sức nói quá lên về công dụng của sản phẩm hay những bài quảng cáo với “lời hay, ý đẹp”. - Quyền cơ bản của người tiêu dùng hiện nay: + Quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa. + Quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan + Quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. + Quyền được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ + Quyền được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. + Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. + Quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật. + Quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. 5. Phân biệt Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Lấy ví dụ - Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.
  4. - Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. - Ví dụ: Công ty Vinamilk luôn gắn sự phát triển của doanh nghiệp với việc bảo vệ môi trường. 6. Trình bày về các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong quản lý nguồn nhân lực? Lấy ví dụ minh hoạ Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự: + Thường xuất hiện một vấn đề đạo đức, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là việc không cho phép của một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiếnvề phân biệt. Biểu hiện ở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hoá, tuổi tác + Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân Trong đánh giá nhân lực: + Không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến. + Đánh giá người lao động trên cơ sở họ thuộc một nhóm người nào đó hơn là đặc điểm của cá nhân đó Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức trong các trường hợp dưới đây: + Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động, cố tình duy trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc. + Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụ việc có thể dự đoán được và có thể phòng ngừa được. + Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà không cho phép họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lực của họ. + Không phổ biến kỹ lưỡng các quy trình, quy phạm sản xuất và an toàn lao động + Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra biện pháp + Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm. + Không tuân thủ các quy định của ngành, quốc gia, quốc tế và các tiêu chuẩn an toàn Ví dụ: Thực hiện các chế độ đãi ngộ nhân viên theo đúngquy định của nhân viên.
  5. 7. Trình bày về các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực Marketing. Lấy ví dụ minh hoạ. ● Marketing và quyền lợi của người tiêu dùng ● Quảng cáo phi đạo đức ● Bán hàng phi đạo đức ● Quan hệ với đối thủ cạnh tranh Ví dụ: Cạnh tranh công bằng với các đối thủ, không sử dụng những thủ đoạn vô đạo đức để cạnh tranh nhau trên thị trường.