Đào tạo nhân lực ngành bảo hiểm đáp ứng yêu cầu hội nhập và cách mạng 4.0
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nhân lực ngành bảo hiểm đáp ứng yêu cầu hội nhập và cách mạng 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- dao_tao_nhan_luc_nganh_bao_hiem_dap_ung_yeu_cau_hoi_nhap_va.pdf
Nội dung text: Đào tạo nhân lực ngành bảo hiểm đáp ứng yêu cầu hội nhập và cách mạng 4.0
- ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH BẢO HIỂM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP VÀ CÁCH MẠNG 4.0 TS. Hoàng Bích Hồng1 Tóm tắt: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và có tác động trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường khả năng thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý , đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới. Ngành bảo hiểm cũng không nằm ngoài xu thế đó, tính đến nay đã có 64 doanh nghiệp bảo hiểm với nhiều hình thức sở hữu đang hoạt động, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô và từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành bảo hiểm cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp về thị phần và nhân lực, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn và chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học (có đào tạo ngành bảo hiểm) phải có các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Từ khóa: đào tạo, nhân lực, ngành bảo hiểm, hội nhập, cách mạng 4.0. Abstract: The 4th Industrial Revolution and international economic integration are happening strongly in the world and having a direct impact on Vietnam. This is an opportunity to promote the development of the economy through promoting the industrialization and modernization of the country, enhancing the ability to attract capital, technology, management experience from abroad as well as bring opportunities for businesses to reach the foreign market. Insurance industry is not out of that trend; up to now, there are 64 insurance enterprises with many kinds of ownership, which are expanding their scale and reaching out to the international market. However, the insurance industry faces many challenges such as fierce competition among enterprises on market share and human resources, lack of professional and high qualified human resources. This problem requires training institutions, especially universities (with insurance industry training) to take timely measures to improve the quality of training, to meet the needs of the labor market. Keywords: training; human resources; insurance industry; integration; revolution 4.0. 1. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Bảo hiểm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về bảo hiểm càng gia tăng, bởi không có một cá nhân hay tổ chức nào có thể biết trước và phòng tránh hoàn toàn rủi ro, và bảo hiểm là phương thức hiệu quả giúp họ có nguồn tài chính đủ lớn khắc phục hậu quả của những rủi ro đó. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự 1 Email: hoangbichhong.ulsa@gmail.com, Khoa Bảo hiểm,Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 433 lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và ngành bảo hiểm còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, có thể thấy điều đó qua việc gia tăng của số lượng, quy mô và doanh thu phí của các doanh nghiệp bảo hiểm. Bảng 1. Một số chỉ tiêu về thị trường bảo hiểm 2015 2016 2017 Tổng số doanh nghiệp bảo hiểm 61 63 64 Tổng tài sản (tỷ đồng) 202.378 248.247 316.300 Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) 70.162 87.364 107.821 Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng) 160.258 198.150 247.815 Đóng góp vào GDP (%) 2,02 2,29 2,64 Số việc làm được tạo ra (người) 584.719 603.089 786.795 (Nguồn: Cục Quản lí và Giám sát Bảo hiểm, Bộ Tài chính) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của thị trường bảo hiểm đều cho thấy xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, nó cũng phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia phát triển trên thế giới, tuy nhiên, tốc độ phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm đều tăng trên 20% mỗi năm, nhưng so sánh năm 2017 với 2016 thì tốc độ tăng doanh thu phí thấp hơn tốc độ tăng số người làm việc trong ngành bảo hiểm, nói cách khác, năng suất lao động theo doanh thu phí giảm. Điều đó cho thấy, yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành bảo hiểm là tất yếu, để tạo nên sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm, trước bối cảnh công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược thị trường bảo hiểm Việt Nam 2015-2020 đã chỉ rõ, công tác phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm Việt Nam là một yêu cầu quan trọng. Thị trường bảo hiểm cần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vơi cơ cấu, trình độ hợp lý, năng động, có năng lực nhằm đảo bảo năng lực cạnh tranh của thị trường Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với thị trường quốc tế. Nguồn nhân lực của thị trường bảo hiểm có thể được phân chia thành 2 nhóm là cán bộ và đại lý bảo hiểm, trong đó, số cán bộ chiếm khoảng 4% tổng số. Theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cưu va Đao tao bao hiêm, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm năm 2015, đối với nhóm cán bộ bảo hiểm, về trình độ: đại học chiếm 79%, trên đại học chiếm 5%, còn lại là cao đẳng, trung cấp 16%; Về độ tuổi: trung bình là 30; Về thâm niên công tác tại doanh nghiệp bảo hiểm: 50% can bô có thâm dưới 3 năm, 5% thâm niên từ 3-5 năm, 35% thâm niên từ 5 năm trở lên. Đối với nhóm đại lý, về trình độ bao gồm phổ thông trung học, trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên, trong đó số lượng đại lý có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm nhiều nhất, thứ hai là nhóm đại lý tốt nghiệp từ đại học trở lên, mức độ duy trì đại lý thâp, đăc biêt la trong khôi cac DNBH nhân tho, theo số liệu thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm thì sô lương đai ly gia nhâp va rơi khoi thi trương bao hiêm trong môt năm la tương đương nhau, số đại lý bảo hiểm nhân thọ duy trì thời gian từ 3 năm trở lên chỉ chiếm 12%. Nhìn một cách tổng quát, nguồn nhân lực hiện có của ngành bảo hiểm đã đáp ứng nhu cầu cơ bản cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm và của thị trường bảo
- 434 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 hiểm Việt Nam, góp phần phát triển thị trường với tốc độ tăng trưởng bình quân luôn ở mức 2 con số. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế: - Số cán bộ được đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm còn thấp, kể cả ở cấp độ quản lý và cán bộ chuyên môn, nhiều cán bộ nghiệp vụ tốt nghiệp từ các ngành khác, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ đại lý phần lớn là tốt nghiệp phổ thông trung học, kể cả đại lý có trình độ trung cấp và cao đẳng thì cũng không được đào tạo chuyên môn về bảo hiểm (vì hiện tại không có trường đào tạo chuyên ngành bảo hiểm ở trình độ này), họ chỉ được đào tạo ngắn ngày về sản phẩm để chào bán ra thị trường, hơn nữa để có doanh thu cao nên họ tìm mọi cách để bán được sản phẩm, chưa tư vấn đầy đủ cho người lao động dẫn đến tình trạng hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn hoặc khiếu nại ở khách hàng, gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. - Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tăng nhanh trong khi đó số lượng các cơ sở đào tạo về bảo hiểm không nhiều và chưa chuyên sâu đã gây thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường bảo hiểm, dẫn đến hiện tượng chuyển dịch nhân sự cấp cao giữa các doanh nghiệp, gây xáo trộn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Do thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm khan hiếm, các doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút nhân sự (về chế độ đãi ngộ, lương, môi trường làm việc), ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. - Các doanh nghiệp bảo hiểm chưa triển khai xây dựng vị trí việc làm, chưa xác định nhu cầu về nhân sự nên không có cơ sở để xác định nhu cầu về số và chất lượng nhân lực của toàn thị trường bảo hiểm. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, nhất là các doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa có được hệ thống tổ chức chuẩn mực, nên chưa xây dựng hệ thống mô tả công việc, tiêu chuẩn và yêu cầu công việc cụ thể đối với từng vị trí công việc, do đó thiếu cơ sở cho việc xác định nhu cầu nhân sự trong hiện tại và cả tương lai. Khi chưa xác định được cầu lao động thì cũng khó để có được nguồn cung phù hợp. - Đại lý bảo hiểm chưa được thực sự coi là một nghề, đa phần là đại lý bán thời gian, không có ý định gắn bó lâu dài nên chưa làm hết chức trách của đại lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống đại lý bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp. 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÀNH BẢO HIỂM Mặc dù ngành bảo hiểm là ngành cung cấp dịch vụ nhưng việc tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm lại có đặc thù, khác hẳn với các sản phẩm dịch vụ khác, khách hàng phải đóng phí bảo hiểm vào đầu kì, ngay khi kí kết hợp đồng bảo hiểm, nhưng việc hưởng dịch vụ (nhận tiền bồi thường/chi trả) phải sau này mới được nhận, hoặc thậm chí không được nhận nếu rủi ro không xảy ra, vì vậy, để khách hàng tin tưởng, tự nguyện mua bảo hiểm thì việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, thường xuyên có sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Cuộc cách mạng 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại cơ hội nhưng cũng đem đến thách thức lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, ảnh hưởng đến mọi mặt của ngành Bảo hiểm, như vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào các công đoạn của một chu trình sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, hay vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài - có nguồn vốn lớn và kinh nghiệm lâu năm
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 435 Kỹ thuật số và robot thế hệ mới sẽ tác động lớn tới chu trình của sản phẩm bảo hiểm. Ở giai đoạn tìm hiểu thị trường, thiết kế sản phẩm, việc sử dụng dữ liệu lớn (Big Data), và ứng dụng vạn vật kết nối mang lại những phân tích tin cậy, chính xác và nhanh hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống trước đây. Từ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm thiết kế và phát triển được những sản phẩm bảo hiểm mang tính cá thể hoá cao, phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường. Đến giai đoạn giới thiệu, chào bán sản phẩm, ngoài các kênh truyền thống như quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đại lý , doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đẩy mạnh kênh phân phối qua giao dịch điện tử, như sử dụng kênh mạng xã hội để hỗ trợ việc tiếp cận và tương tác với khách hàng thì sẽ nhanh và độ bao phủ rộng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn sẽ giúp tối ưu hóa sản phẩm cho mỗi khách hàng, lập bảng minh họa phí bảo hiểm và quyền lợi hưởng, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên. Ngay khi khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm, nhờ có cơ sở dữ liệu lớn, doanh nghiệp bảo hiểm có thể tra xuất dữ liệu về khách hàng nhanh chóng, hệ thống còn cung cấp cơ sở dữ liệu giúp đánh giá rủi ro, trên cơ sở đó tính phí bảo hiểm cho khách hàng một cách hợp lý nhất. Sở hữu nguồn dữ liệu lớn cũng giúp các doanh nghiệp bảo hiểm phòng tránh, ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm hoặc hành vi lựa chọn bất lợi, như phát hiện bảo hiểm trùng, lịch sử tham gia bảo hiểm Đến giai đoạn phục vụ sau bán hàng, các công cụ trực tuyến giúp quản trị hợp đồng bảo hiểm mọi nơi, mọi lúc, rất thuận tiện cho khách hàng. Sử dụng robot nhận và xử lý tự động những yêu cầu, trả lời những thắc mắc của khách hàng; công nghệ định vị, địa phương hóa, cá thể hoá chăm sóc khách hàng Mặc dù cách mạng 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho ngành bảo hiểm nhiều lợi ích nhờ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như gia tăng kênh bán hàng, phương tiện tương tác, cơ hội có được cơ sở dữ liệu lớn, toàn diện, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, hay doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể vươn ra thị trường quốc tế , nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho thị trường bảo hiểm. Thứ nhất, tự động hóa sẽ làm cho ngành bảo hiểm cần sử dụng ít lao động đi, một bộ phận người lao động không có trình độ chuyên môn hoặc không thích ứng được với những thay đổi nhanh chóng của thị trường sẽ bị đào thải. Thứ hai, sự phát triển của khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực như Vật lý, Y học, Sinh học sẽ làm giảm rủi ro cho con người, hơn nữa, ứng dụng công nghệ hiện đại giúp các cá nhân, doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt hơn, khi đó nhu cầu về bảo hiểm sẽ giảm, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt với nguy cơ khách hàng rút khỏi thị trường bảo hiểm truyền thống. Thứ ba, vấn đề về an ninh mạng, cơ sở dữ liệu cá nhân, khi vấn đề bảo mật không được làm tốt hoặc khi có những sự cố đối với cơ sở dữ liệu, các thông tin của doanh nghiệp hoặc khách hàng có thể bị đánh cắp, ảnh hưởng tới việc kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Thứ tư, doanh nghiệp bảo hiểm trong nước (có quy mô vốn nhỏ và ít kinh nghiệm) phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (có quy mô nguồn vốn lớn và kinh nghiệm hoạt động), không chỉ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần mà còn cạnh tranh để giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường bảo hiểm trong thời gian tới, đòi hỏi nhân lực ngành bảo hiểm phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để thích ứng với những thay đổi. Trước hết, cán bộ bảo hiểm cần am hiểu chuyên môn, công nghệ thông tin và ngoại ngữ, ở mỗi bộ phận thậm chí là mỗi vị trí khác nhau, cán bộ bảo hiểm cần có am hiểu sâu về chuyên môn của công việc do mình
- 436 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 đảm nhận, sử dụng và khai thác nguồn dữ liệu của đơn vị và thành thạo ngoại ngữ để học hỏi kinh nghiệm, làm việc với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, cán bộ bảo hiểm cần có tính năng động, sáng tạo, chủ động, dễ dàng thích nghi với những công nghệ mới, nhạy bén với sự thay đổi của thị trường và có thái độ tích cực với công việc. 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH BẢO HIỂM Đối với hoạt động đào tạo nhân lực cho ngành bảo hiểm, có thể chia thành hai nhóm, đào tạo chính quy dài hạn trong các trường đại học và đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm, Bộ Tài chính và các trung tâm thuộc các công ty bảo hiểm. - Đối với đào tạo chính quy tại các trường đại học Hoạt động bảo hiểm tồn tại ở Việt Nam từ rất lâu, song suốt cả một thời kỳ dài chỉ có hai đơn vị tham gia thực hiện, đó là Bảo Việt - thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại và hệ thống bảo hiểm xã hội (thuộc Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) thực hiện loại hình BHXH. Sau khi nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, trong đó có bảo hiểm, chuyển sang hoạt động theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, theo đó ngành bảo hiểm có những bước phát triển đáng kể. Sau năm 1995, thị trường bảo hiểm có sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, bên cạnh đó là sự ra đời của hệ thống cơ quan BHXH, với nhiệm vụ là tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH , theo đó nhu cầu về nhân lực cho ngành bảo hiểm ngày càng gia tăng. Hiện tại, ở phía Bắc, chỉ có một số trường đại học có đào tạo ngành bảo hiểm như: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Lao động - Xã hội, ở phía Nam có Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, quy mô tuyển sinh hệ đại học khoảng 600 sinh viên/năm, cao học và nghiên cứu sinh là 25 người/năm. Đối với hệ đại học, đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, thời gian đào tạo là 4 năm, chương trình đào tạo gồm 120 tín chỉ. Chương trình đào tạo do các trường đại học xây dựng dựa trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm hai khối kiến thức là kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, trong đó khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm: (i) Kiến thức cơ sở ngành và khối ngành, (ii) Kiến thức ngành/chuyên ngành, (iii) Kiến thức bổ trợ (có thể có), (iii) Thực tập và khóa luận/thi/học thay thế thi tốt nghiệp và khối kiến thức này tối thiểu là 64%. Do chương trình được phân bổ thành các khối kiến thức nên việc đưa các học phần vào chương trình đào tạo còn bị cứng nhắc, các học phần ở các khối kiến thức cơ sở ngành, kiến thức bổ trợ ở các trường còn phụ thuộc vào thế mạnh của các trường nên số lượng các học phần chuyên ngành về bảo hiểm còn thấp, chủ yếu là kiến thức lý thuyết, các chương trình đào tạo vẫn chưa cung cấp đủ những kiến thức và kỹ năng nâng cao để sinh viên ra trường có thể nhanh chóng tiếp cận với công việc và có khả năng thích ứng với những thay đổi. Theo đánh giá của nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm, tại các trường đại học chương trình đào tạo vẫn chưa bám sát nhu cầu của ngành bảo hiểm, có thể nhận thấy khoảng cách tương đối lớn giữa kiến thức sinh viên được học ở trường đại học và công việc thực tế khi đi làm. Nội dung đào tạo chủ yếu là lý thuyết, chưa thực sự chú trọng giới thiệu các khía cạnh liên quan
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 437 đến công việc thực tế của cán bộ DNBH, sinh viên chưa nắm bắt được những vướng mắc thực tế đã và đang xảy ra trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các vụ việc điển hình trên thực tế cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ để đưa vào giảng dạy. Quá trình đào tạo các nghiệp vụ bảo hiểm chưa có sự định hướng nghề nghiệp tốt nên chưa có cơ sở để phân công bố trí cán bộ mới cho phù hợp với từng nghiệp vụ/vị trí việc làm. Chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ bảo hiểm còn hạn chế, sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa thể làm việc được ngay, do đó, các cơ quan, doanh nghiệp sau khi tuyển dụng thường phải tiến hành đào tạo lại. - Đối với đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn tại các trung tâm Các trung tâm tham gia vào hoạt động đào tạo ngắn hạn hiện nay có thể được chia thành hai hệ thống, một là Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm, thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính và các trung tâm đào tạo của các công ty bảo hiểm. Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Tổ chức thi cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm; Tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trung tâm đào tạo của các công ty bảo hiểm chủ yếu là đào tạo đại lý cho chính công ty, nội dung và thời gian đào tạo dựa trên quy định khung của Bộ Tài chính. Các đại lý sau khi được đào tạo, để có thể hành nghề thì phải hoàn thành kỳ thi do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm tổ chức và được cấp chứng chỉ. Sau khi hành nghề, các đại lý vẫn phải thường xuyên cập nhật kiến thức tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác đào tạo đại lý hiện nay là số lượng đại lý được cập nhật kiến thức tại doanh nghiệp sau khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề chi chiêm môt nưa; mức độ duy trì đại lý bảo hiểm rất thấp, hàng năm số lượng đại lý thi cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm để được gia nhập đội ngũ đại lý còn lớn hơn số lượng đại lý đang hoạt động hiện hữu. Doanh nghiệp bảo hiểm phai bo ra chi phi kha lơn đê đao tao va phat triên đôi ngu đai ly, song ho không găn bo vơi nghê gây lang phi xa hôi. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH BẢO HIỂM Để có nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho thị trường bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ sở đào tạo bảo hiểm cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Thứ nhất, xây dựng tiêu chuẩn đối với các vị trí trong doanh nghiệp bảo hiểm Để có thể xác định chính xác cầu về lao động của thị trường bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cần xác định và xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn bao hiêm đối với các vị trí then chốt trong doanh nghiệp, như: Hội đồng quản trị; Ban điêu hanh doanh nghiệp (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc ); Lanh đao các ban nghiệp vụ; Chuyên gia tính phí Mặt khác, các doanh nghiệp bảo hiểm cần xây dựng hệ thống tổ chức chuẩn mực, từ đó xây dựng hệ thống mô tả công việc; tiêu chuẩn và yêu cầu công việc cụ thể đối với từng vị trí nhân sự. Việc xây dựng các tiêu chuẩn này phải được thực hiện bắt buộc ở các doanh nghiệp bảo hiểm, được pháp luật quy định, điều đó vừa giúp các doanh nghiệp lựa chọn được ứng cử viên có chất lượng, vừa giúp các cơ sở đào tạo xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, giảm chi phí đào tạo lại cho các doanh nghiệp.
- 438 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thứ hai, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo - Đối với đào tạo bậc đại học Trong điều kiện thời lượng chương trình đào tạo đã được quy định cứng, để cung cấp đủ những kiến thức và kỹ năng nâng cao để sinh viên ra trường có thể nhanh chóng tiếp cận với công việc và có khả năng thích ứng với những thay đổi, có thể nghiên cứu giảm bớt các nội dung mang tính lý luận, bổ sung những kiến thức thực tiễn cần thiết như: + Luật pháp, thông lệ, tập quán quốc tế về kinh doanh bảo hiểm; các tổ chức, thị trường bảo hiểm có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nội dung này tuy có được đề cập tới trong nội dung của một số môn học nhưng chưa có tính chuyên sâu. + Đánh giá rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đánh giá rủi ro là công việc rất cần thiết, quyết định chủ yếu đến kết quả kinh doanh, trong khi đối tượng bảo hiểm lại rất đa dạng và phức tạp, nhưng gần như các chương trình đào tạo bảo hiểm không có học phần giảng dạy riêng biệt cho nội dung này, có chăng chỉ được lồng ghép trong nội dung của một số nghiệp vụ bảo hiểm. + Thực hành kĩ năng nghề nghiệp. Các chương trình đào tạo gần như không có học phần thực hành riêng biệt. Mặc dù việc xây dựng và áp dụng vào giảng dạy học phần thực hành không phải đơn giản, các trường không có điều kiện để có các trung tâm thực hành riêng nên ở học phần này, yêu cầu sinh viên phải giải quyết các trường hợp giả định, trên cơ sở nghiên cứu các vị trí công việc mà sinh viên đảm nhận sau khi ra trường và công việc thực tế ở các cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, sinh viên có thể hình dung được công việc sẽ làm trong tương lai, kết nối được các kiến thức lý thuyết đã học với thực tiễn. + Kiến thức và kĩ năng bổ trợ nâng cao. Có nhiều kiến thức và kĩ năng chuyên sâu cần thiết cho sinh viên chuyên ngành như: đạo đức nghề nghiệp, marketing bảo hiểm, kỹ năng đàm phán, thuyết trình đặc biệt là kiến thức về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Những kiến thức này sinh viên có thể học ngoại khóa hoặc học thêm ngoài trường, Nhà trường chỉ cần quy định chuẩn đầu ra mà sinh viên cần đạt được để được tốt nghiệp. - Đối với đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn dXây ưng chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, tương ứng với từng nhóm vị trí chức danh, trên cơ sở yêu cầu về các chứng chỉ, trình độ chuyên môn họ cần đạt được, như nhóm lãnh đạo doanh nghiệp; nhóm cán bộ quản lý nghiệp vụ; nhóm cán bộ nghiệp vụ; nhóm đại lý. Nội dung đào tạo phải thường xuyên được cập nhật cho phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của ngành bảo hiểm. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, như đào tạo không tập trung, trực tuyến Thứ ba, tăng cường phối kết hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình tổ chức đào tạo Bảo hiểm là ngành được gọi là ngành “kinh doanh rủi ro”, mà trong cuộc sống cũng như trong lao động, sản xuất, kinh doanh, con người phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau, do đó nghiệp vụ bảo hiểm rất đa dạng và phức tạp, việc giải quyết các tình huống phát sinh phải nhanh chóng, chính xác, điều đó đòi hỏi người làm bảo hiểm phải có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, vì vậy, ngoài những kiến thức lí luận, sinh viên cần được trang bị kiến thức thực tế. Để tăng cường trang bị cho sinh viên kiến thức thực tế, có thể mời các chuyên gia, cán bộ bảo hiểm nhiều kinh nghiệm ở các tổ chức bảo hiểm giảng dạy một số nội dung của một số học phần về nghiệp vụ bảo hiểm, hoặc
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 439 giảng dạy các chuyên đề chuyên sâu, đây cũng là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm giữa chuyên gia, cán bộ bảo hiểm và giảng viên, cơ hội để doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình, tạo sự gắn kết giữa tổ chức bảo hiểm và nhà trường. Bên cạnh việc tham gia giảng dạy, các tổ chức bảo hiểm còn có thể hỗ trợ nhà trường trong việc cung cấp số liệu thống kê, hồ sơ của một số ca điển hình, làm tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên. Chương trình đào tạo đại học nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng đều có một học phần bắt buộc là thực tập nghề nghiệp, thời gian thực tập nghề nghiệp từ 14 tuần đến 16 tuần, mục đích là gửi sinh viên về các tổ chức bảo hiểm để được thực hành nghề nghiệp. Để sinh viên thực sự được hành nghề, cần sự hỗ trợ từ phía các tổ chức bảo hiểm trong việc bố trí công việc phù hợp cho sinh viên, cho phép sinh viên được tham gia vào các khâu thực hiện nghiệp vụ, ví dụ như được cùng các cán bộ bảo hiểm xuống hiện trường vụ tai nạn giao thông để thực hành qui trình giám định tổn thất, tính toán bồi thường thiệt hại Kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ cao, luôn phải đối mặt với những rủi ro, bất trắc, do đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường, sinh viên cần được trang bị những kiến thức, kĩ năng để làm việc trong một môi trường năng động và nhiệm vụ của các trường đại học đào tạo chuyên ngành bảo hiểm là luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, những người đã làm việc trong ngành bảo hiểm cũng cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ, góp phần phát triển ngành Bảo hiểm Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Tài chính, Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2011 - 2020. 2. Bộ Tài chính, Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2017. 3. Chương trình đào tạo bảo hiểm của các trường: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Học viện Tài chính; ĐH Lao động - Xã hội. 4. Chu Thị Bích Ngọc, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tài chính, tháng 8/2018. 5. Trịnh Thị Hoa Mai, Liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 24, 2008. 6. Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2015-2020, trang web: www.mof.gov.vn, ngày 29/3/2017