Đề tài Phân tích tài chính Công ty Chevron

pdf 38 trang hoanguyen 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích tài chính Công ty Chevron", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_tai_chinh_cong_ty_chevron.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân tích tài chính Công ty Chevron

  1. Phân tích tài chính Công ty Chevron PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CHEVRON Tháng 4/ 2012 Trang 1
  2. Phân tích tài chính Công ty Chevron MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHEVRON: 3 1. Tổng quan về công ty: 3 2. Tổng quan về ngành công nghiệp dầu: 4 3. Phân tích vĩ mô: 5 4. Tình hình của Chevron trong 10 năm: 7 5. Chiến lược công ty: 8 II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CHEVRON: 8 A. Dữ liệu phân tích: 8 1. Mục tiêu phân tích: 8 2. Đánh giá về chất lượng báo cáo tài chính và giới thiệu 9 dữ liệu phân tích: 3. Cách tiếp cận phân tích: 9 B. Phân tích tài chính công ty Chevron: 10 1. Phân tích doanh thu – chi phí: 10 2. Phân tích hiệu suất hoạt động: 13 a. Phân tích các thông số lợi nhuận: 13 b. Phân tích khả năng sinh lợi: 16 3. Phân tích khả năng thanh toán: 18 4. Phân tích cấu trúc tài sản – nguồn vốn: 21 5. Phân tích rủi ro: 23 6. Phân tích đòn bẩy: 24 7. Phân tích dòng ngân quỹ: 25 8. Đánh giá giá trị doanh nghiệp qua các thông số thị trường: 27 9. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số WACC: 30 III. KẾT LUẬN TỔNG THỂ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 31 IV. PHỤ LỤC: 32 Trang 2
  3. Phân tích tài chính Công ty Chevron I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY: 1. Tổng quan về công ty: Tổng công ty Chevron là một trong các công ty dầu khí lớn nhất thế giới. Nó có trụ sở tại San Ramon, California và có lịch sử phát triển hơn 125 năm (chevron.com). Chevron là một nhà dẫn đạo cả hai phía thượng lưu (đầu vào) và các khía cạnh hạ nguồn (đầu ra) của ngành công nghiệp dầu, do đó có thể kiểm soát mỗi bước trên đường đi. Chevron được biết đến với sự phân bố rộng rãi của các trạm xăng và các chi nhánh trên khắp thế giới, ngoài ra chervon còn sản xuất các sản phẩm liên quan đến các sản phẩm tinh chế, dầu bôi trơn, và sản phẩm phụ dầu. (chevron.com) Chevron có các đối thủ cạnh tranh chính bao gồm ExxonMobil, ConocoPhillips, BP . Các công ty này là một số công ty lớn và mạnh nhất trên thế giới trong ngành công nghiệp dầu. Thế giới có một sự phụ thuộc vào dầu mỏ và xăng dầu, do đó, Chevron phải làm cho sản phẩm được sự ưa chuộng của nhiều người tiêu dùng và ở mức giá thấp nhất. Trong một ngành công nghiệp mà sản phẩm là tương đối, các công ty phải tập trung lãnh đạo chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Đây là một phần của lý do tại sao Chevron là một công ty đầy đủ tích hợp các vấn đề liên quan đến từng khía cạnh của quá trình này. Chevron sở hữu các giàn khoan khoan dầu, nhà máy lọc dầu để xử lý dầu, các tàu chở dầu, và các trạm phân phối. Chervon đã sử dụng một số khía cạnh của sự khác biệt sản phẩm để tăng doanh số bán hàng. Chúng bao gồm việc sử dụng các chất phụ gia nhiên liệu như Techron, phân phối sản phẩm hợp lí, và cung cấp các ưu đãi chẳng hạn như thẻ tín dụng với giảm giá. Hình ảnh thương hiệu cũng đóng vai trò nhỏ, nhưng hầu hết người tiêu dùng nhận ra là không có chi phí chuyển đổi để mua nhiên liệu của người khác, do đó hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng khá thấp. Bằng cách giảm chi phí, Chevron có thể sử dụng lợi nhuận thu được để tăng các tài sản lên cao hơn. Đây là công thức của các trò chơi trong ngành công nghiệp dầu khí. Bất cứ ai có thể có được quy mô, lượng tài sản lớn nhất sẽ có được doanh số bán hàng lớn nhất. Chevron vẫn còn có chỗ để phát triển so với một vài công ty trong ngành công nghiệp, và có vẻ như chervon đang đi đúng hướng. 2. Tổng quan và ngành công nghiệp dầu: Công nghiệp Dầu Sự cạnh tranh trong số các công ty hiện tại Thấp Mối đe dọa của người tham dự mới Rất thấp Mối đe dọa của sản phẩm thay thế Thấp Năng lực thương lượng của người mua Thấp Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp Trung bình Trang 3
  4. Phân tích tài chính Công ty Chevron Ngành công nghiệp dầu là một ngành công nghiệp đứng đầu thế giới và có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành công nghiệp khác. Các hoạt động trong ngành bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là chính sách của chính phủ (đặc biệt là ảnh hưởng của các vấn đề về thuế), năng lượng và môi trường. Những yếu tố này tác động trực tiếp tới cấu truc công ty, các hoạt động của công ty, qua đó tác động tới lợi nhuận mà công ty có được. Nhu cầu đối với dầu là vô cùng lớn, do đó lợi nhuận mà ngành này mang lại cho các công ty kinh doanh nó là không nhỏ. Hiện tại trên thị trường ngành công nghiệp dầu có 5 công ty đứng đầu đó là Exxon Mobil, Royal Dutch / Shell, BP, Chevron, và ConocoPhillips. Các công ty này chiếm hơn 2/3 doanh thu mỗi năm của ngành công nghiệp, trong đó, exxon là công ty lớn nhất, chiếm hơn 1/3. Tuy ngành công nghiệp này có lợi nhuân rất lớn, nhưng lại có khá ít công ty có ý định thâm nhập thị trường này là do ngành công nghiệp có mức độ tập trung cao độ, chi phí lớn nên rào cản nhập ngành rất lớn. Các công ty khi muốn gia nhập vào ngành đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế mạnh, quy mô lớn và công nghệ hiện đại. Nhờ những yếu tố này, những công ty trong ngành tránh được sự cạnh tranh từ các công ty muốn gia nhập ngành, giữ vững vị thế và lợi nhuận kỉ lục mà ngành mang lại. Các mối đe dọa của sản phẩm thay thế đã trở thành một vấn đề lớn đối với ngành công nghiệp dầu trong những năm gần đây. Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề rất lớn, việc sử dụng các dạng khí đốt, nhiên liệu hóa thạch đang được cân nhắc. Các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân, nhiên liệu sinh học, hydrogen, và điện có thể được xem như là sản phẩm thay thế cho dầu và khí đốt. Việc sử dụng các nhien liệu thay thế đang bắt đầu có hiệu lực với sự phổ biến của loại xe mới có sử dụng nhiên liệu sinh học. Hơn 90% các nguồn năng lượng được sử dụng ngày hôm nay là từ nhiên liệu hóa thạch và khi các nguồn năng lượng này đang ngày càng cạn kiệt, việc sử dụng các sản phẩm thay thế sẽ là cần thiết trong nhiều năm tới. Các mối đe dọa của các sản phẩm thay thế cho ngành công nghiệp dầu thấp nhưng có thể tăng nhẹ trong tương lai gần. Bên cạnh đó, tình hình bất ổn của thế giới đã tác động không nhỏ tới ngành công nghiệp dầu, việc khai thác dầu ngày càng khó khăn, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho giá dầu trên thế giới tăng chóng mặt trong những năm gần đây. Tóm lại, có thể thấy ngành công nghiệp dầu đã có một vài sự sự giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn là ngành công nghiệp mạnh mẽ và có lợi nhuận nhất. Các mối đe dọa của sản phẩm thay thế là tối thiểu thời điểm này, nhưng một trong những phát minh lớn có thể thay đổi bối cảnh đó trong tương lai. Cho đến lúc đó, mối đe dọa của các nguồn Trang 4
  5. Phân tích tài chính Công ty Chevron năng lượng thay thế vẫn còn nhỏ. Năm lực lượng mô hình cho một hình ảnh chi tiết vào những gì thúc đẩy một công ty trong ngành công nghiệp và những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nó. Sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp tổng thể được coi là thấp. Trong bối cảnh tập trung cao độ, ngành công nghiệp siêu cường này sẽ không xảy ra cuộc chiến giá cả, hay cuộc đấu tranh cho thị phần nào. Các trạng thái cân bằng dài ngắt quãng được xem như là một hiệp nước ngầm định giữa các công ty với cùng một mục tiêu là sự ổn định. Ngành công nghiệp dầu vẫn tiếp tục hoạt động trong cùng một cách mà nó có cho một thế kỷ qua và cho thấy không có dấu hiệu của sự suy giảm. 3. Phân tích vĩ mô: Tình hình kinh tế thế giới trong 10 năm Năm 2000: Giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh, có lúc vọt lên mức kỷ lục gần 40 USD/thùng, tác động mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, sau năm 2000, kinh tế thế giới xuất hiện hiện tượng bong bóng, với những thiệt hại nặng nề nhất từ các ngành nghề, đặc biệt là từ sau sự kiện 11/9, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn. Năm 2001 giá dầu thậm chí còn giảm ở mức 20 USD/thùng, giảm 35%, và cũng ghi nhận một lần điều chỉnh mạnh mẽ nữa của thị trường chứng khoán. Năm 2001: Kinh tế Mỹ, Nhật Bản suy thoái tác động tới nhiều nước; kinh tế toàn cầu giảm sút. Năm 2002: Một loạt công ty lớn của Mỹ, điển hình là Enron, WorldCom, United Airlines, bị phát hiện có bê bối tài chính và phải tuyên bố phá sản, gây tác động xấu đối với kinh tế toàn cầu. Năm 2003: Kinh tế thế giới phục hồi, một số khu vực đạt tỷ lệ tăng trưởng khá, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro cao. Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu đã bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ. Nhưng cùng với mức tiêu thụ ngày càng cao của Trung Quốc, nhu cầu dầu mỏ tăng vọt. Và theo các chuyên gia kinh tế, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tăng giá dầu liên tiếp các năm sau đó. Năm 2004: Giá dầu mỏ biến động, có thời điểm tăng đến mức kỷ lục trên 55 USD/thùng, trong khi đồng USD sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001, tác động mạnh đến các nền kinh tế. Năm 2005:Giá dầu mỏ gần 60 USD/thùng cùng giá vàng trên thị trường thế giới liên tục tăng lên những mức kỷ lục mới, tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu. Trang 5
  6. Phân tích tài chính Công ty Chevron Năm 2006: Mặc dù giá dầu liên tục biến động ở mức cao, nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng cao, trong đó các nền kinh tế châu Á ngày càng khẳng định được địa vị là trung tâm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế châu Á với hơn 4 tỷ người khẳng định vị trí trung tâm tăng trưởng. Năm 2007: Giá dầu và giá vàng tăng kỷ lục (gần 100 USD/thùng dầu và gần 850 USD/ounce vàng). Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ ngoại tệ lớn bằng USD và các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc OPEC phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng các ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu. Giá dầu cao và nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệu đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với các vùng đất và đáy biển ở Bắc cực và Nam cực. Năm 2008: Giá dầu có thời điểm lên đến mức kỷ lục 147 USD/thùng vào tháng 7. Khủng hoảng tài chính lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái. Khủng hoảng tín dụng, khởi đầu từ thị trường bất động sản ở Mỹ, nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước, nhiều khu vực, cùng với khủng hoảng giá lương thực, biến động giá dầu đã đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933. Các chuyên gia kinh tế ước tính cuộc khủng hoảng này đã gây thiệt hại cho các nền kinh tế toàn cầu tới 30.000 tỷ USD. Năm 2009: Kinh tế thế giới gần về cuối năm có dấu hiệu dần phục hồi, trong khi giá vàng nhiều biến động, liên tiếp lập kỷ lục và tiến tới ngưỡng 1.200 USD/ounce vào cuối tháng 11. Nhưng Dubai hôm 25/11 nhắc nhở mọi người rằng tình trạng sức khỏe của tài chính toàn cầu chưa trở lại bình thường. Việc Dubai hôm 25/11 xin hoãn trả nợ gần 60 tỷ USD khiến thế giới rùng mình nghĩ đến khả năng kịch bản Lehman Brothers sẽ tái diễn. Tuy nhiên, đa số các nhà phân tích không tin điều đó vì: Thứ nhất, sẽ không xảy ra hiệu ứng domino ở vùng Vịnh bởi lẽ các nước khác như Ả rập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Qatar không bị những vấn đề về tín dụng như Dubai. Thứ nữa, UAE sẽ không bỏ rơi người láng giềng của mình, mà sẽ tung tiền ra để cứu vớt Dubai. Về mức thiệt hại đối với các ngân hàng lớn của quốc tế hiện được chưa biết là bao nhiêu, nhưng chắc là chỉ vào khoảng vài chục tỷ USD - chẳng thấm vào đầu so với con số hàng ngàn tỷ USD mà các ngân hàng châu Âu và Mỹ phải gánh chịu năm 2008 Trang 6
  7. Phân tích tài chính Công ty Chevron 4. Tình hình của Chevron trong 10 năm: Trong 10 năm qua, cùng với tác động của tình hình kinh tế thế giới, công ty Chevron đã có nhiều biến động mạnh mẽ, đem tới nhiều cơ hội và thách thức cho công ty. Dưới đây là một số sự kiện tiêu biểu đại diện cho những biến động của công ty: Năm 2001: Sáp nhập với Công ty Texaco và đổi tên thành Tập đoàn ChevronTexaco, trở thành công ty lớn thứ 2 tại Mỹ trong ngành công nghiệp năng lượng. Việc sáp nhập này đã giúp công ty mở rộng thì trường, có thêm nhiều hạng mục sản phẩm hơn. Năm 2002-2007: Tiếp tục mở rộng thị trường, đầu tư vào các giếng khoan dầu mới, mang lại nhiều nguồn cung cấp năng lượng mới. Trung bình tỉ lệ thành công trên các giếng thăm dò là 42% và các chương trình thăm dò làm tăng trung bình 1 tỉ thùng vào tổng nguồn năng lượng của nó. Năm 2005: Mua lại Unocal, một công ty dầu thô độc lập, chuyên thăm dò và sản xuất khí gas. Các thế mạnh về tài sản “thượng nguồn” của Unocal đã giúp Chevron khẳng định vị trí mạnh mẽ của mình trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Vịnh Mexico – Hoa Kỳ và vùng Caspian. Cùng năm đó, công ty đã đổi tên thành Tập đoàn Chevron để truyền tải một cách rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn và thống nhất hơn về sự hiện diện của công ty trong thị trường toàn cầu. Năm 2009: Khẳng định thế mạnh công nghệ của mình trong việc thăm dò nước sâu ở vịnh Mexico của Hoa Kỳ, Chevron đã thu được mẻ dầu đầu tiên trong lĩnh vực Tahiti, một lĩnh vực mới và quan trọng trong khai thác dầu. Nhờ đó, công ty đã có được một nguồn cung cấp năng lượng mới, nâng cao vị thế công ty trong thị trường. Năm 2011: Mua lại công ty Atlas Energy, một công ty độc lập của Mỹ, chuyên về phát triển và sản xuất nguồn tài nguyên khí gas từ đá phiến sét. Các tài sản từ công ty mua lại này đã đưa ra một mục tiêu mới cho công ty, đó là chiếm được một vị trí cốt lỗi trong Marcellus Shale. 5. Chiến lược công ty: Viễn cảnh: Là công ty năng lượng toàn cầu được ưa chuộng nhất của mọi người, mọi đối tác và thành công trên mọi phương diện. Sứ mệnh: - Cam kết cung cấp các sản phẩm năng lượng quan trọng, giúp phát triển kinh tế bền vững và phát triển con người trên toàn thế giới. - Là một tổ chức với khả năng vượt trội và sự cam kết đáng tin cây. - Là một đối tác đáng tin cậy. Trang 7
  8. Phân tích tài chính Công ty Chevron - Được sự ưa chuộng của tất cả các bên liên quan: các nhà đầu tư, khách hàng, chính phủ sở tại, cộng đồng đia phương và nhân viên. - Có được một hiệu suất làm việc đẳng cấp thế giới. Mục tiêu chính của Chevron là tạo ra giá trị cho các cổ đông và đạt được lợi nhuận tài chính bền vững từ các hoạt động của nó và đem đến một kết quả tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của nó. Trong chiến lược đầu vào, chiến lược của công ty là tăng trưởng lợi nhuận trong lĩnh vực cốt lõi, xây dựng các vị trí trọng yếu mới và thương mại hóa vốn chủ sở hữu của công ty khí đốt tự nhiên trong bối cảnh đang có nhiều sự tác động mạnh của thế giới tới việc kinh doanh khí đốt tự nhiên. Ở vùng hạ lưu, công ty sử dụng các chiến lược để cải thiện lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập trên toàn chuỗi giá trị. Công ty cũng tiếp tục sử dụng công nghệ trên tất cả các doanh nghiệp của mình để gia tăng hiệu suất, đầu tư vào các năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng hiệu quả. Từ những phân tích trên, có thể nhận định công ty đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng, mở rông quy mô kinh doanh, đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới. Qua việc mua lại 2 công ty năng lượng lớn là Unocal và Atlas Energy có thể thấy công ty đang muốn phát triển thị trường của mình, nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng việc phát triển các sản phẩm mới. Trong bối cảnh nhu câu năng lượng trên thế giới là vô hạn nhưng các nguồn tài nguyên từ năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên đang dần cạn kiệt thì việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học của Chevron là một bước đi đúng đắn và có ý nghĩa trong lâu dài. II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CHEVRON: A. Dữ liệu phân tích: 1. Mục tiêu phân tích: Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty Chevron trong 10 năm qua, chúng tôi mong muốn mang tới cho các bên hữu quan một cái nhìn dài hạn về tình hình công ty, từ đó đưa ra các quyết định các quyết định thích hợp: - cung cấp thông tin tổng quát và cụ thể về thực trạng tài chính của công ty, đánh giá được tình hình hoạt động, khả năng thanh toán, sinh lợi cũng như rủi ro, sau đó đưa ra kết luận và kiến nghị cho nhà quản trị để ra các quyết định quản trị hiệu quả. - cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng làm ra lợi nhuận và các hoạt động làm tăng giá trị cho doanh nghiệp, cho các cổ đông như: lợi nhuận, xu hƣớng phát triển trong tương lai và chính sách chi trả cổ tức để họ có thể ra quyết định đầu tư hiệu quả. Trang 8
  9. Phân tích tài chính Công ty Chevron - khả năng sản sinh ra ngân quỹ để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ thông qua phân tích khả năng tồn tại của công ty, phân tích xu hướng, tiềm năng phát triển cũng như rủi ro trong dòng ngân quỹ dài hạn công ty để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn. 2. Đánh giá về chất lượng báo cáo tài chính và giới thiệu dữ liệu phân tích: Báo cáo tài chính của Chevron được lập tuân theo chuẩn mực kế toán được chấp nhận chung GAAP của Hoa Kì và được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers – một trong 4 công ty kiểm toán lớn và uy tín hàng đầu thế giới và được công bố trên trang web chính thức của Chevron là www.chevron.com. Vì thế dữ liệu có độ tin cậy rất cao đảm bảo được tính chính xác của bản phân tích. Báo cáo tài chính của công ty bao gồm Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, Báo cáo thu nhập hợp nhất, Báo cáo hợp nhất của vốn chủ sỡ hữu và Thuyết minh báo cáo tài chính. Với số liệu và thông tin hết sức phong phú trên, đặc biệt là từ báo cáo thường niên chúng tôi có thể thu thập được thông tin về thực trạng tài chính của Chevron trong vòng 10 năm qua cũng như xu hướng trong tương lai cụ thể như sau: - Doanh thu theo khu vực, lĩnh vực và sản phẩm - Chi phí chi tiết theo khoản mục như giá vốn, khấu hao, chi phí R&D, chi phí lãi vay - Các loại tài sản và nguồn vốn - Các hoạt động sáp nhập, mua lại và tái cấu trúc - V.v 3. Cách tiếp cận phân tích: Qua 10 năm, tình hình tài chính công ty có những biến đổi rất đa dạng và phong phú, với cơ sở dữ liệu lớn trong vòng 10 năm thì người đọc khó có thể có cái nhìn toàn diện ngay về tình hình tài chính công ty. Do đó, chúng tôi đã lập ra một kế hoạch phân tích khá logic để từng bước phân tích tình hình tài chính của Chevron. Đầu tiên chúng tôi sẽ phân tích doanh thu-chi phí để có được một cái nhìn bao quát về hoạt động của công ty trong 10 năm, qua đó chúng tôi nhận định và khoanh vùng các vấn đề đặt biệt và đi vào phân tích cụ thể để giải thích cho sự đánh giá của thị trƣờng về công ty thông qua áp dụng các kiến thức phân tích tài chính đã được trang bị như phân tích khối, chỉ số, thông số và đòn bẩy. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra nhận xét đƣa ra kết luận và kiến nghị để nâng cao hiệu suất tài chính của công ty. Trang 9
  10. Phân tích tài chính Công ty Chevron B. Phân tích tài chính công ty Chevron: 1. Phân tích doanh thu – chi phí: Để xem xét tình hình tài chính của công ty, ta lần lượt xem xét các BCTC của công ty, đầu tiên là bảng Báo cáo thu nhập: 300.0% 40 30 250.0% 20 200.0% 10 0 150.0% -10 100.0% -20 -30 50.0% -40 0.0% -50 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng doanh thu 100.0%122.9%156.8%200.1%212.1%216.1%275.6%173.3%206.9%256.1% (%) Mức tăng trưởng (%) -6.9 22.93 27.54 27.62 6.01 1.89 27.52-37.13 19.4 23.8 Bảng 1: Mức tăng trưởng doanh thu qua các năm 200 2003 2004 2005 2006 200 2008 2009 2010 2011 2 7 Mức tăng trưởng - 6.9 22,93 27,54 27,6 6,01 1,89 27,52 -37,13 19,40 23,80 % 2 Mức tăng trưởng bình quân trong 10 năm là: 9.9% Dựa vào biểu đồ 1 ta có thê thấy doanh thu trong 10 năm của công ty có sự biến động nhưng nhìn chung vấn có xu hướng tăng. Tuy nhiên mức tăng này là chậm. mức tăng trưởng trung bình qua 10 năm là 9.9%.Mức tăng trưởng mỗi năm đều dương, riêng năm 2009 mức độ tăng trưởng giảm xuống dưới 0, điều này là do sự tác động của khủng hoảng năng lượng trên thế giới tới công ty. Trang 10
  11. Phân tích tài chính Công ty Chevron Bảng 2: Tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm: Năm 2007 2008 2009 2010 2011 tổng doanh thu 100% 100% 100% 100% 100% Xăng 21.99% 19.51% 21.75% 20.76% 18.93% nhiên liệu máy bay 7.63% 8.45% 6.94% 7.00% 7.50% dầu khí & dầu hỏa 15.03% 15.00% 13.58% 12.62% 11.63% nhiên liệu dầu còn lại 3.43% 3.64% 3.29% 3.15% 3.75% các sản phẩm tinh chế khác 2.75% 2.35% 3.05% 3.04% 3.18% dầu thô 28.75% 28.79% 31.16% 33.19% 37.42% khí đốt tự nhiên 11.41% 11.65% 8.74% 8.44% 6.82% khí đốt chất lỏng tự nhiên 2.09% 2.02% 1.82% 1.89% 1.82% khai thác dầu mỏ 1.15% 1.14% 1.24% 1.30% 1.12% hóa chất 0.70% 0.62% 0.88% 0.88% 0.81% các sản phẩm khai thác khác 5.07% 6.84% 7.54% 7.73% 7.03% 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 100% 90% các sản phẩm khai thác khác 80% hóa chất 70% khai thác dầu mỏ khí đốt chất lỏng tự nhiên 60% khí đốt tự nhiên dầu thô 50% các sản phẩm tinh chế khác 40% nhiên liệu dầu còn lại dầu khí & dầu hỏa 30% nhiên liệu máy bay xăng 20% 10% 2007 2008 2009 2010 2011 Chevron là công ty có mức độ tập trung cao, các sản phẩm của công ty đều chuyên về năng lượng nhưng cũng không kém phần đa dạng. Trong đó, nguồn đem lại thu nhập Trang 11
  12. Phân tích tài chính Công ty Chevron chính cho Chevron chính là từ khai thác dầu thô trung bình chiếm khoản 20,59% trong tổng doanh thu và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty. Tiếp đến là các sản phẩm như: tinh chế dầu khí & dầu hỏa, xăng, nhiên liệu máy bay Có thể thấy cơ cấu doanh thu theo sản phẩm tương đối ổn định qua các năm. Để duy trì sự tăng trưởng trong doanh thu công ty đã phải bỏ ra chi phí như thế nào? Cấu trúc chi phí 100% 90% 80% 70% Chi phí lãi vay 60% Khấu hao 50% Chi phí R&D 40% 30% Chi phí bán hàng 20% Chi phí giá vốn 10% 0% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Có thể thấy, chi phí cho việc sản xuất sản phẩm (giá vốn) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cấu trúc chi phí. Điều này là phù hợp với các công ty trong ngành công nghiệp dầu, một ngành đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế mạnh và mức độ tập trung cao độ. Tiếp đến là chi phí cho việc tiêu thụ hàng hóa (chi phí ban hàng), chi phí này đang có xu hướng giảm dần qua các năm và giảm đáng kể so với năm 2002. Chi phí khấu hao có tỷ trọng cao thứ 3 trong cấu trúc này và có xu hướng tăng đều qua các năm, đây là kết quả của việc công ty đang mở rộng thêm hoạt động, mua sắm nhiều trang thiết bị, gia tăng quy mô sản xuất của mình. Trang 12
  13. Phân tích tài chính Công ty Chevron Tốc độ tăng của DT - giá vốn 400.00% 350.00% 300.00% 250.00% Doanh thu 200.00% Giá vốn hàng bán 150.00% Lợi nhuận gộp 100.00% 50.00% 0.00% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Việc gia tăng doanh thu kéo theo sự gia tăng trong chi phí sản xuất. Tuy nhiên doanh thu vẫn cao hơn chi phí sản xuất nên lợi nhuận gộp của công ty luôn dương cho dù tốc độ tăng của chi phí cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, sự chênh lệch này không đáng kể làm cho lợi nhuận gộp của công ty tăng tương đối nhanh trong 10 năm qua. 2. Phân tích hiệu suất hoạt động: a. Phân tích các thông số lợi nhuận: LN gộp biên 0.5 0.45 0.4 0.35 0.3 0.25 0.2 0.15 0.1 0.05 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 chevron 0.422 0.4121 0.392 0.35430.39010.37730.29420.31690.34290.3475 exxon 0.46360.47340.4549 0.428 0.43840.40720.23830.20610.22130.2182 BP 0.12260.12390.12560.23010.20850.21550.17530.2251 0.074 0.177 Conoco 0.25190.28990.2875 0.272 0.31410.28450.26140.25440.2573 0.213 Đối với ngành công nghiệp dầu, giá vốn hàng bán là không hè nhỏ, điều này là do trên thực tế việc lọc dầu tốn rất nhiều chi phí, đó là chưa kể tới các chi phí vận chuyển, đóng gói và phân phối. Trang 13
  14. Phân tích tài chính Công ty Chevron Trong 4 công ty lớn của ngành công nghiệp dầu thì Chevron và Exxon có tỉ lệ này cao nhất, tuy cả 2 đều đang có xu hướng giảm nhưng Exxon giảm mạnh hơn và trong những năm gần đây thì tỉ lệ này của Chevron cao nhất trong ngành. Một tỉ lệ LN gộp biên cao được các nhà đầu tư ưa chuộng vì nó cho thấy công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn sau khi trừ đi một khoản chi phí rất lớn là giá vốn. LN hoạt động biên 0.4 0.35 0.3 0.25 chevron 0.2 exxon 0.15 BP 0.1 Conoco 0.05 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 -0.05 Một tỉ lệ lợi nhuận hoạt động biên cao là một tín hiệu tốt cho thấy lợi nhuận công ty thu được sau khi cắt giảm các chi phí là khá lớn. Tỉ lệ này càng cao thì công ty đó càng tốt, và nó được thể hiện thông qua việc công ty có thể hoạt động với chi phí thấp và thu nhập cao. Chevron là công ty có tỉ lệ này cao thứ 2 trong ngành, và tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, đây là một tín hiệu tốt chứng tỏ Chevron đang tăng doanh thu nhưng vẫn kiểm soát chi phí hoạt động một cách hiệu quả nhất. LN ròng biên 0.12 0.1 0.08 0.06 chevron 0.04 exxon 0.02 BP 0 Conoco -0.02 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 -0.04 -0.06 -0.08 Trang 14
  15. Phân tích tài chính Công ty Chevron Đây là một tỉ lệ khá quan trọng khi so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh. Nó cho thấy công ty đang thực sự nắm giữ các khoản thu nhập từ doanh thu bán hàng. Con số càng cao càng cho thấy công ty hoạt động càng tốt. Có thể thấy cả 4 công ty đều có tỉ lệ này khá cao. Chevron có tỉ lệ cao thứ 2 trong ngành và có xu hướng ngày càng tăng, có thể thấy được công ty đang hoạt động khá hiệu quả. Cả 4 công ty đều có sự sụt giảm tỉ lệ này trong giai đoạn 2008-2009, đây là giai đoạn thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng, tác động mạnh tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các công ty, làm doanh thu giảm và chi phí tăng mạnh. Vòng quay TS 2.5 2 chevron 1.5 exxon 1 BP Conoco 0.5 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Đây là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Qua 10 năm, có thể thấy vòng quay tài sản của 4 công ty ít có biến động lớn, và đều lớn hơn một. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty là khá lớn. Tuy nhiên, đối với Chevron, tỉ lệ này những năm gần đây đang có xu hướng giảm, điều này là do Chevron đang đầu tư nhiều vào tài sản hơn (mở các dàn khoan dầu mới, phát triển các chi nhánh, chi phí lọc dầu tăng ) làm cho tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản. Kết luận: Các thống số về lợi nhuận của công ty có sự biến động, không ổn định trong 10 năm qua, tuy nhiên trong giai đoạn gần đây thì có xu hướng tăng đặc biệt là lợi nhuận ròng biên và lợi nhuận hoạt động biên. Như phân tích trên ta thấy, lợi nhuận gộp của công ty tăng tương đối nhanh nhưng mức tăng này còn thấp hơn so với mức tăng của doanh thu điều này đã dẫn đến việc lợi nhuân gộp biên đang có xu hướng giảm nhẹ, công ty cần kiểm soát tốt các chi phí sản xuất của mình. Dựa vào biểu đồ ta thấy chênh lệch giữa lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động biên có xu hướng ngày càng thu hẹp lại, điều này cho Trang 15
  16. Phân tích tài chính Công ty Chevron thấy công ty đang có một sự gia tăng đáng kể trong chi phí hoạt động. Trong khi đó độ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động biên và lợi nhuận ròng biên không có sự biến động nhiều, điêu này có thể do việc sử dụng chi phí lãi vay của công ty vẫn ổn định trong thời gian qua. b. Phân tích khả năng sinh lợi: ROA 0.25 0.2 0.15 chevron 0.1 exxon 0.05 BP 0 Conoco 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 -0.05 -0.1 -0.15 Tỉ số ROA phản ánh cho lợi nhuận sinh ra trên tổng tài sản. Đây là một tỉ số quan trọng, nhất là với ngành công nghiệp dầu do trong ngành này, tỉ lệ tài sản dài hạn đầu tư là vô cùng lớn. ROA của Chevron khá cao so với các đối thủ cạnh tranh, đứng thứ 2 trong ngành và có xu hướng tiếp tục tăng. Để làm rõ hơn về sự tăng trưởng của ROA, ta tiến hành phân tích Dupont. Trang 16
  17. Phân tích tài chính Công ty Chevron Phân tích Dupont ROA 0.16 1.8 0.14 1.6 0.12 1.4 0.1 1.2 1 0.08 0.8 0.06 0.6 0.04 0.4 0.02 0.2 0 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 LN ròng biên 0.01140.05940.08580.07110.08160.08730.08770.06110.09280.106 ROA 0.01460.08870.143 0.1120.12920.12560.14850.06370.1030.1284 Vòng quay TS1.28041.49461.66621.57511.58431.43891.69391.04261.10911.2112 Có thể thấy sự gia tăng của ROA do sự gia tăng của cả 2 thông số, LN ròng biên và Vòng quay tài sản, tuy nhiên sự gia tăng của LN ròng biên vẫn tác động mạnh mẽ hơn. ROE 0.500 0.400 0.300 chevron 0.200 exxon 0.100 BP 0.000 Conoco 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 -0.100 -0.200 -0.300 ROE đo lường lợi nhuận của các cổ đông. Tỉ số này càng cao thì chứng tỏ giá trị cho các cổ đông đang được gia tăng. Tương tự như ROA, ROE của Chevron cũng đang có xu hướng tăng và trong những năm gần đây còn đứng đầu ngành. Sự tăng trưởng này là một tín hiệu tốt cho các cổ đông cũng như các giới hữu quan muốn đầu tư vào công ty. Để làm rõ sự tăng trưởng này, chúng ta phân tích Dupont cho ROE: Trang 17
  18. Phân tích tài chính Công ty Chevron Phân tích Dupont ROE 3 0.35 2.5 0.3 2 0.25 0.2 1.5 0.15 1 0.1 0.5 0.05 0 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số nhân vốn chủ 2.44782.24472.06082.00771.9241.9301 1.86 1.77851.74621.7145 Vòng quay TS 1.28041.49461.66621.57511.58431.43891.69391.04261.10911.2112 LN ròng biên 0.01140.05940.08580.07110.08160.08730.08770.06110.09280.106 ROE 0.025 0.160 0.278 0.223 0.269 0.261 0.321 0.145 0.241 0.308 Có thể thấy sự tăng trưởng của ROE chủ yếu là do LN ròng biên. Trong khi số nhân vốn chủ và vòng quay tài sản đang có xu hướng giảm, LN ròng biên lại tăng và do tốc độ tăng của LN ròng biên lớn hơn tốc độ giảm của số nhân vốn chủ và vòng quay TS nên kéo theo ROE tăng. Sự suy giảm của số nhân vốn chủ sẽ được giải thích ở phần phân tích cấu trúc vốn của công ty. 3. Phân tích khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện thời 1.8 1.6 1.4 1.2 chevron 1 exxon 0.8 BP 0.6 Conoco 0.4 0.2 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Có thể thấy qua 10 năm, khả năng thanh toán hiện thời của Chevron có xu hướng tăng, trong khi các công ty khác có xu hướng giảm hoặc ít thay đổi. Cả Chevron và Exxon đều có tỉ lệ này lớn hơn 1, có nghĩa rằng tài sản hiện tại của họ lớn hơn nợ ngắn hạn mà họ Trang 18
  19. Phân tích tài chính Công ty Chevron phải trả. Tuy nhiên, đối với một nhà đầu tư thận trọng, cần phải xem xét các tài sản ngắn hạn này tới từ đâu. Khả năng thanh toán nhanh 1.6 1.4 1.2 1 chevron 0.8 exxon 0.6 BP 0.4 Conoco 0.2 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉ số khả năng thanh toán nhanh cho chúng ta biết được tính thanh khoản của tài sản hiện tại trừ đi hàng tồn kho. Trung bình mỗi công ty giảm 0,2 so với tỉ số khả năng thanh toán hiện thời, điều đó có nghĩa là hàng tồn kho của các công ty dầu đóng góp 1 phần nhỏ và khá ổn định vào tổng tài sản ngắn hạn. Mặt khác, qua việc xem xét tỉ số này, có thể thấy các tài sản ngắn hạn chủ yếu là các khoản phải thu. DT/khoản PT 35 30 25 20 15 10 5 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 chevron 10.55412.52412.49511.534 11.92 9.538 17.2189.69539.871811.642 exxon 9.6634 10.15 0 13.39613.02510.74218.53710.51511.33912.045 BP 5.39139.90219.12985.86266.87247.567112.3858.27638.29528.8312 Conoco 19.70529.145 15.58 16.419 14.01 12.76220.52411.56612.56415.202 Bằng cách duy trì khoản phải thu, các doanh nghiệp gián tiếp mở rộng các khoản vay không lãi suất cho các khách hàng của họ. Trong 4 công ty, Conoco có tỉ lệ này DT/ Khoản phải thu cao nhất, Chevron cũng ở mức cao và khá ổn định, điều này ngụ ý rằng Trang 19
  20. Phân tích tài chính Công ty Chevron các công ty này đang hoạt động trên cơ sở tiền mặt, hay nói cách khác, công ty có các chính sách mở rộng tín dụng và thu các khoản phải thu hiệu quả. Vòng quay hàng tồn kho 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 chevron 20.72 27.03331.65231.05327.52425.10528.11521.20524.51429.867 exxon 13.59714.50617.12322.74819.79420.866 31.22 21.34422.99825.311 BP 15.40117.53915.878 9.343 11.1278.536617.9958.437310.91112.394 Conoco 11.13418.861 26.61 35.84525.09531.75835.68623.068 28.39 42.691 Tỉ lệ này được giải thích một cách đơn giản là số vòng mà công ty bán hàng tồn kho của họ và bổ sung nó. Có thể thấy Chevron có tỉ lệ này rất cao và khá ổn định, so với đối thủ cạnh tranh nặng kí nhất là Exxon thì Chevron có tỉ lệ cao hơn nhiều, điều đó có nghĩa là Chevron đang bán hàng tồn kho của họ với một tốc độ nhanh hơn và vẫn giữ vững số lượng hàng tồn kho cần thiết. Kết luận: Việc phân tích khả năng thanh toán cho thấy Chevron là một công ty linh hoạt với một lượng tài sản ngắn hạn ổn định và khá lớn, có thể phục vụ tốt cho việc trang trải nợ ngắn hạn. Có thể thấy khả năng thanh toán của Chevron là khá ngang bằng với các công ty đối thủ, thậm chí còn tốt hơn một số công ty, điều này đưa tới một đánh giá tốt của nhà đầu tư đối với công ty. Trang 20
  21. Phân tích tài chính Công ty Chevron 4. Phân tích cấu trúc tài sản – nguồn vốn: Cấu trúc tài sản 100% 90% 80% 70% 60% 50% Tổng TSDH 40% Tổng TSNH 30% 20% 10% 0% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nhìn vào cấu trúc tài sản có thể thấy rằng công ty duy trì TSDH ở mức rất cao và luôn chiếm hơn 70% trong cấu trúc tài sản . Xu hướng này ổn định trong 10 năm qua chứng tỏ công ty vẫn ưu tiên đầu tư vào sản xuất với việc tăng cường đầu tư vào tài sản cố định. Điều này phù hợp với đặc thù ngành khai thác và chế biến dầu mỏ của công ty, cần nhiều thiết bị cho việc khai thác thăm dò và chế biến các sản phẩm từ dầu mỏ. Trang 21
  22. Phân tích tài chính Công ty Chevron Tốc độ tăng của tài sản 350.000% 300.000% 250.000% 200.000% Tổng TSNH 150.000% Tổng TSDH Tổng TÁI SẢN 100.000% 50.000% 0.000% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Đối với ngành công nghiệp dầu, TSDH luôn chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng TS. Nếu như sự tăng trưởng của TSNH phản ánh sự tăng của doanh thu thì sự tăng trưởng của TSDH cho thấy công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất, tăng quy mô kinh doanh. Sự tăng trưởng về cả TSNH và TSDH của Chevron trong 10 năm cho thấy Chevron đang có sự gia tăng mạnh mẽ của doanh thu và ngày càng mở rộng quy mô theo hướng tập trung hóa cao. Để tài trợ cho tài sản trên, công ty đã sử dụng các nguồn tài trợ như thế nào? Cấu trúc nguồn vốn 100% 90% 80% 70% 60% Tổng vốn chủ 50% Tổng nợ DH 40% 30% Tổng nợ ngắn hạn 20% 10% 0% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Qua biểu đồ ta thấy, công ty duy trì một mức tài trợ tương đối cân bằng giữa nợ vay và vốn chủ, tuy nhiên ta cũng thấy rõ rằng công ty đang xu hướng sử dụng ngày càng nhiều vốn chủ hơn và tài trợ từ nguồn vốn vay đang có chiều hướng giảm. Biểu đồ: Mức tăng trưởng của nguồn vốn Trang 22
  23. Phân tích tài chính Công ty Chevron Tốc độ tăng của vốn 450.000% 400.000% 350.000% 300.000% 250.000% Tổng nợ 200.000% Tổng vốn chủ 150.000% 100.000% 50.000% 0.000% 2002200320042005200620072008200920102011 5. Phân tích rủi ro: Những tỉ lệ này cung cấp một cái nhìn quan trọng cho các nhà đầu tư của công ty. Chúng cung cấp thông tin về rủi ro tín dụng của công ty. Tỉ lệ nợ/vốn chủ 2 1.8 1.6 1.4 chevron 1.2 1 exxon 0.8 BP 0.6 Conoco 0.4 0.2 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Đây là một tỉ lệ qua trọng khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh để xem xét tới rủi ro của công ty và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Cho tới thời gian gần đây thì Chevron là công ty có tỉ lệ này thấp nhất và đang có xu hướng tiếp tục giảm trong khi các công ty khác như BP hay Conoco lại có xu hướng tăng. Từ đó có thể thấy được công ty đang có xu hướng gia tăng vốn chủ, đồng nghĩa với việc rủi ro công ty ít hơn. Trang 23
  24. Phân tích tài chính Công ty Chevron Số lần đảm bảo lãi vay 350 300 250 chevron 200 exxon 150 BP 100 Conoco 50 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉ số này cung cấp cho người đọc thông tin về khả năng đảm bảo lãi vay của công ty, có nghĩa là mỗi đô la chi phí lãi vay thì được đảm bảo bởi bao nhiêu đô la thu nhập trước thuế và lãi. Đối với các đối thủ cạnh tranh thì Chevron trong những năm có tỉ số này cao nhất và đang có xu hướng tăng. Exxon cũng có tỉ số này khá cao nhưng khá là biến động so với các công ty. Kết hợp với thông tin trong BCTC của Chevron thì có thể thấy Chevron dường như đang đẩy mạnh việc sử dụng vốn chủ để duy trì kinh doanh và giảm các khoản nợ thuê ngoài. Đây là một tín hiệu tốt đối với nhà đầu tư, hứa hẹn cho việc công ty có thể giảm nợ và tăng giá trị cho cổ đông. 6. Phân tích đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định để tài trợ cho công ty và bao gồm cả những chi phí tăng thêm trước thuế và lãi vay. Trang 24
  25. Phân tích tài chính Công ty Chevron Phân tích đòn bẩy 1.100 1.6 1.080 1.4 1.060 1.2 1.040 1 1.020 0.8 1.000 0.6 0.980 0.4 0.960 0.2 0.940 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hiệu ứng đòn bẩy TC 1.084 1.037 1.020 1.019 1.014 1.007 1.000 1.005 1.003 1.000 Tỉ lệ nợ/vốn chủ 1.447761.244661.060761.007670.923960.93008 0.86 0.778510.746220.71446 Qua 10 năm, cùng với sự suy giảm của tỉ lệ nợ/vốn chủ, hiệu ứng đòn bẩy TC cũng có xu hướng giảm. Có thể thấy công ty đang có xu hướng sử dụng nhiều vốn chủ để đầu tư kinh doanh hơn, tác động của đòn bẩy tới lợi nhuận hoạt động của công ty ngày càng giảm. Đây cũng là tín hiệu cho thấy rủi ro công ty đang giảm, khả năng trả được nợ vay lớn. 7. Phân tích các dòng ngân quỹ: Dòng tiền từ HĐKD 60000 50000 40000 Dòng thu từ HĐKD 30000 Dòng chi từ HĐKD 20000 10000 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 0 -10000 -20000 Dòng thu từ hoạt động kinh doanh chủ yếu đến từ dòng thu nhập ròng, khấu hao, thuế thu nhập hoãn lại và các khoản phải trả. Dòng thu từ khấu hao tăng mạnh, điều đó chứng tỏ công ty đang đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định trong những năm gần đây. Dòng chi ra chủ yếu là cho các hoạt động lợi ích và các khoản phải thu. Trang 25
  26. Phân tích tài chính Công ty Chevron Dòng tiền từ HĐ Đầu tư 10000 5000 0 Dòng thu từ đầu tư -5000 -10000 Dòng chi từ đầu tư -15000 -20000 Dòng tiền từ Hoạt động Đầu tư -25000 -30000 -35000 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm chủ yếu là do công ty ngày càng đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn. Tuy nhiên có thể thấy dòng tiền vào từ việc bán thanh lý các tài sản cố định cũng cao và đang tăng mạnh, chứng tỏ công ty không ngừng đầu tư vào các thiết bị khai thác và sản xuất mới, thay thế các thiết bị cũ đã lạc hậu. Dòng tiền từ HĐTC 10000 5000 Dòng tiền thu từ hoạt 0 động tài chính Dòng tiền chi từ hoạt -5000 động tài chính -10000 Dòng tiền từ Hoạt động Tài chính -15000 -20000 Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm chủ yếu là do công ty chi trả nợ dài hạn và thanh toán cổ tức chủ yếu bằng tiền mặt trong đó thanh toán cổ tức bằng tiền mặt tăng lên với tốc độ nhanh. Dòng chi trả nợ dài hạn nhiều tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần do công ty đang giảm tỷ trọng sử dụng nợ dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn. Trang 26
  27. Phân tích tài chính Công ty Chevron Phân tích ngân quỹ 50,000 40,000 Dòng tiền từ hoạt 30,000 động kinh doanh 20,000 Dòng tiền từ Hoạt 10,000 động Đầu tư 0 Dòng tiền từ Hoạt động Tài chính -10,000 FCF - Dòng tiền tự do -20,000 -30,000 -40,000 Ta thấy dòng tiền của công ty chủ yếu được tạo ra từ dòng ngân quỹ ròng từ hoạt động kinh doanh. Qua 10 năm, công ty không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất biểu hiện là việc đầu tư ngày càng nhiều vào tài sản cố định, cấu trúc nguồn vốn cho thấy công ty đang dần chuyển hướng huy động nguồn vốn từ việc đi vay sang nguồn vốn chủ hơn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư của mình. 8. Đánh giá giá trị doanh nghiệp qua các thông số thị trường: EPS n ăm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 CVX 0.53 3.38 6.29 6.28 7.86 8.85 11.78 5.23 9.45 13.51 XOM 1.7 3.25 3.93 5.81 6.77 7.43 8.89 4.07 6.04 8.57 COP -0.22 3.48 5.89 9.5 9.45 7.43 -11.4 3.27 7.73 9.37 BP 1.84 2.78 4.38 6.38 6.46 6.05 6.05 5.31 -1.19 8.13 Trang 27
  28. Phân tích tài chính Công ty Chevron EPS 15 10 5 CVX XOM 0 xis Titlexis 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 COP A -5 BP -10 -15 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty đều cao hơn so với 3 đối thủ cạnh tranh chứng tỏ công ty tạo ra lợi nhuận trên mỗi đồng vốn góp của cổ đông cao hơn so với các công ty khác. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta thấy dòng tiền dùng để phát hành vốn cổ phần đang giảm dần còn dòng tiền dùng để mua lại vốn cổ phần đang tăng dần từ những năm 2004 – 2008 (hiện nay công ty không chi tiền để mua lại vốn cổ phần) chứng tỏ công ty đang giữ nhiều cổ phiếu quỹ và giảm cổ phiếu đang lưu hành. Hơn nữa lợi nhuận thuần của công ty cũng tăng với tốc độ nhanh khiến EPS của công ty tăng mạnh hơn so với các công ty đối thủ. P/E năm 2007 2008 2009 2010 2011 CVX 11.68 8.83 14.8 17.14 8.78 XOM 13.61 10.2 9.82 13.3 10.95 COP 11.78 7.28 15.6 20.39 7.84 BP 12.79 7.7 10.96 8.28 5.24 Trang 28
  29. Phân tích tài chính Công ty Chevron P/E 25 20 CVX 15 XOM Axis Title Axis 10 COP BP 5 0 2007 2008 2009 2010 2011 Chỉ số giá trên thu nhập của công ty đang có xu hướng giảm, cùng chung với xu hướng của các đối thủ. Tuy nhiên chỉ số này của công ty vẫn cao hơn XOM và BP, chỉ đứng dưới COP chứng tỏ nhà đầu tư vẫn đánh giá cao cổ phiếu của Chevron hơn so với nhiều công ty cùng ngành. Điều đó là do hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng tăng lên nhiều hơn so với công ty khác khiến nhà đầu tư đánh giá công ty cao hơn. Tuy nhiên tại sao lợi nhuận của công ty lớn và có xu hướng tăng mà P/E lại giảm như vậy? chúng ta cùng nhìn vào mối liên hệ giữa P/E và EPS. EPS & P/E 18 16 14 12 10 P/E 8 Axis Title Axis EPS 6 4 2 0 2007 2008 2009 2010 2011 Chỉ số P/E giảm là do EPS tăng nhanh từ năm 2009. Có thể thấy EPS của công ty biến động mạnh khiến nhà đầu tư có cảm giác rủi ro cao hơn khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty, cùng với đó là các cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới làm cho các công ty trong ngành năng lượng kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trang 29
  30. Phân tích tài chính Công ty Chevron 9. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số: Công thức WACC : WACC=Wd*Rd(1-T)+Ws*Rs Trong đó Wd , Ws là tỷ trọng vốn vay và vốn chủ được tính theo giá trị thị trường. Rd , RS là phí tổn sử dụng của nợ và vốn chủ. T là tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường được đánh bậc thang. Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số được ước tính cần có trọng số của vốn vay, vốn chủ và các phí tổn của nó nên ta đi vào tính toán từng chỉ tiêu. a. Ước tính giá trị thị trường và phí tổn của nợ: Việc ước tính giá trị thị trường của một công ty cần rất nhiều phương pháp và thông tin liên quan. Do bị giới hạn về thông tin nên chúng tôi đã sử dụng các thông tin về giá trị thị trường và phí tổn nợ của Chevron được công bố trên một số trang wed về đầu tư có uy tín và chính xác. Số liệu được lấy từ trang: Chi phí của nợ: Rd = 6.7% Giá trị thị trường của nợ: 12 206 triệu USD b. Ước tính giá trị thị trường và phí tổn của vốn chủ: Giá trị thị trường của vốn chủ: 213 528 triệu USD + Xác định phí tổn vốn chủ sở hữu: Chúng tôi áp dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM để xác định phí tổn vốn chủ sở hữu. Công thức: Rs= Rf + β(RM - Rf) Với Rs : Phí tổn vốn chủ sở hữu Rf : Lãi suất phi rủi ro RM : Tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường β: Hệ số bê ta của cổ phiếu Các thông tin trên được lấy từ các trang wed: Chỉ tiêu Giá trị Nguồn dữ liệu: Rf 4.2% RM 8.54% β 0.92 Áp dụng công thức, ta có phí tổn vốn chủ: Rs= 4.2% + 0.92(8.54% - 4.2%) = 8.2% Trang 30
  31. Phân tích tài chính Công ty Chevron c. Tính WACC: Ta có: Chỉ tiêu Giá trị Giá trị thị trường của nợ: 12 206 triệu USD Giá trị thị trường của vốn chủ: 213 528 triệu USD Phí tổn nợ trước thuế (Rd): 6.7% Phí tổn vốn chủ (RS): 8.2% Tỉ suất thuế (T) : 43.2% Tỉ trọng nợ (Wd): 5.4% Tỉ trọng vốn chủ (WS): 94.6% Từ những số liệu trên, ta tính được WACC : WACC = Wd*Rd*(1-T) + WS*RS = 5.4%*6.7%*(1- 43.2%) + 94.6%*8.2% = 8% Chevron có WACC thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh chính là Exxon Mobil (10%), ConocoPhillips (9%) và BP (10%). III. KẾT LUẬN TỔNG THỂ VỀ TÀI CHÍNH CÔNG TY CHEVRON: Sau khi phân tích về tình hình tài chính của Chevron trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2002 đến năm 2011, chúng tôi có một số nhận định sau: - Doanh thu của Chevron tăng trưởng khá cao nhưng ít ổn định, mức độ tăng trưởng có sự biến động lớn trong 10 năm, chịu tác động lớn của tình hình thế giới. - Do nhiều yếu tố điều kiện môi trường bên ngoài như chi phí đầu vào tăng, lạm phát gia tăng, các cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng tài chính làm gia tăng chi phí giá vốn của công ty cũng như chi phí hoạt động. Vì vậy, hiệu suất hoạt động của công ty đang có dấu hiệu giảm nhẹ, ở mức không đáng kể. - Khả năng sinh lợi của công ty khá cao, ROA và ROE của công ty khá cao so với các đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy Chevron đang hoạt động khá hiệu quả. - Do đặc thù của ngành công nghiệp dầu, Chevron đang đầu tư nhiều vào tài sản, đặc biệt là tài sản ngắn hạn. Sự đầu tư này chủ yếu nhằm mở rông quy mô kinh doanh, phát triển công ty, ngoài ra còn đầu tư vào các sản phẩm thay thế cho nhiên liệu hóa thạch với mục tiêu trong dài hạn. - Chevron có một cơ cấu vốn khá cân bằng giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Trong những năm gần đây, công ty có xu hướng sử dụng nhiều vốn chủ hơn, tốc độ tăng của Trang 31
  32. Phân tích tài chính Công ty Chevron vốn chủ lớn hơn nhiều sơ với tốc độ tăng của nợ. Sự thay đổi này làm khả năng thanh toán của công ty tăng lên, rủi ro công ty giảm. - Doanh thu của Chevron chủ yếu từ hoạt động kinh doanh. Nguồn ngân quỹ này không chỉ trang trải cho các hoạt động kinh doanh mà còn tài trợ cho việc đầu tư mới, mua sắm trang thiết bị, mở rộng kinh doanh. - Các đánh giá của thị trường đối với Chevron khá tốt, EPS và P/E đều ở mức cao so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là một tín hiệu tốt cho những nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty. ð Qua 10 năm, Chevron không ngừng phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 5 công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp dầu. Các phân tích tài chính công ty cho thấy Chevron đang hoạt động khá hiệu quả, được đáng giá cao trên thị trường và được dự đoán có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. IV. Phụ lục: Phụ lục bao gồm: - Báo cáo thu nhập Chevron trong 10 năm (2002-1011) - Bảng cân đối kế toán của Chevron trong 10 năm (2002-1011) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Chevron trong 10 năm (2002-1011) - Các trang wed có các thông số tài chính của công ty. Trang 32
  33. Phân tích tài chính Công ty Chevron BÁO CÁO THU NHẬP Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh thu 99,049 121,761 155,300 198,200 210,118 214,091 273,005 171,636 204,928 253,706 Giá vốn hàng bán 57,249 71,583 94,419 127,968 128,151 133,309 192,700 117,244 134,658 165,551 Lợi nhuận gộp 41,800 50,178 60,881 70,232 81,967 80,782 80,305 54,392 70,270 88,155 Chi phí bán hàng 29,283 30,899 34,207 38,544 40,600 45,124 26,451 22,384 23,955 26,394 Chi phí nghiên cứu và phát triển 571 697 1,364 1,323 1,169 1,342 1,147 1,216 EBITDA( lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chưa trừ khấu hao) 12,517 18,708 25,977 31,688 40,003 34,335 52,685 30,638 45,118 60,545 Khấu hao 5,231 5,384 4,935 5,913 7,506 8,708 9,528 12,110 13,063 12,911 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 7,286 13,324 21,042 25,775 32,497 25,627 43,157 18,528 32,055 47,634 Chi phí lãi vay 565 474 406 482 451 166 0 90 106 0 Thu nhập trước thuế 4,156 12,770 20,551 25,197 31,976 32,167 42,957 18,528 32,055 47,634 Thu nhập ròng 1,132 7,230 13,328 14,099 17,138 18,688 23,931 10,483 19,024 26,895 Trang 33
  34. Phân tích tài chính Công ty Chevron CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tiền và các khoản tương đương tiền 2,957 4,266 9,291 10,043 10,493 7,362 9,347 8,716 16,915 19,822 Đầu tư ngắn hạn. 824 1,001 1,451 1,101 953 732 213 106 155 249 Khoản phải thu. 9,385 9,722 12,429 17,184 17,628 22,446 15,856 17,703 20,759 21,793 Hàng tồn kho 2,763 2,648 2,983 4,121 4,656 5,310 6,854 5,529 5,493 5,543 TSNH khác 1,847 1,789 2,349 1,887 2,574 3,527 4,200 5,162 5,519 5,827 Tổng TSNH 17,776 19,426 28,503 34,336 36,304 39,377 36,470 37,216 48,841 53,234 TSCĐ 44,155 44,538 44,458 63,690 68,858 78,610 91,780 96,468 104,504 122,608 Lợi thế thương mại 0 0 0 4,636 4,623 4,637 4,619 4,618 4,617 4,642 TSDH khác 15,428 17,506 20,247 23,171 22,843 26,162 28,296 26,319 26,807 28,990 Tổng TSDH 59,583 62,044 64,705 91,497 96,324 109,409 124,695 127,405 135,928 156,240 Tổng TÁI SẢN 77,359 81,470 93,208 125,833 132,628 148,786 161,165 164,621 184,769 209,474 Tài khoản phải trả 8,455 8,675 10,747 16,074 16,675 21,756 16,580 16,437 19,259 22,147 Nợ dài hạn đến hạn trả 2,818 384 187 340 Nợ ngắn hạn khác 11,421 7,436 8,048 8,937 11,734 12,042 12,625 9,390 9,566 11,113 Tổng nợ ngắn hạn 19,876 16,111 18,795 25,011 28,409 33,798 32,023 26,211 29,012 33,600 Nợ dài hạn 10,666 10,651 10,217 11,807 7,405 5,664 5,742 9,829 11,003 9,684 Nợ dài hạn khác 15,155 18,388 19,033 26,463 27,944 32,438 36,624 36,321 39,229 44,137 Tổng nợ DH 25,821 29,039 29,250 38,270 35,349 38,102 42,366 46,150 50,232 53,821 Tổng nợ 45,755 45,175 47,978 63,157 63,693 71,698 74,517 72,060 78,958 87,293 Trang 34
  35. Phân tích tài chính Công ty Chevron LNST chưa phân phối 30,942 35,315 45,414 55,738 68,464 82,329 101,102 106,289 119,641 140,399 Cổ phiếu quỹ chung 662 980 -184 6,938 471 -5,241 -14,454 -13,728 -13,830 -18,218 Tổng vốn chủ 31,604 36,295 45,230 62,676 68,935 77,088 86,648 92,561 105,811 122,181 TỔNG NGUỒN VỐN 77,359 81,470 93,208 125,833 132,628 148,786 161,165 164,621 184,769 209,474 Trang 35
  36. Phân tích tài chính Công ty Chevron BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Thu Nhập Ròng / Lỗ 1,132 7,230 13,328 14,099 17,138 18,688 23,931 10,563 19,136 27,008 Khấu Hao 5,231 5,384 4,935 5,913 7,506 8,708 9,528 12,110 13,063 12,911 Trích Khấu Hao Tài Sản Vô Hình 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Thu Nhập trước Thuế Hoãn Lại -81 164 -224 1,393 614 261 598 467 559 1,589 Lợi thế kinh doanh 2,534 -625 -3,779 -1,108 -1,570 -825 -1,149 -2,079 -2,208 -3,258 (Tăng) Giảm Các Khoản Phải Thu -1,135 -265 -2,515 -191 17 -3,867 6,030 -1,476 -12 -2,306 (Tăng) Giảm Hàng Tồn Kho 185 115 -298 0 -536 -749 -1,545 1,213 0 -404 (Tăng) Giảm Chi Phí Trả Trước 92 261 -76 0 -31 -370 -621 -264 0 -853 (Tăng) Giảm Tài Sản Hiện Hành 0 0 0 668 0 0 0 0 0 0 Giảm (Tăng) Các Khoản Phải Trả 1,845 242 2,175 0 1,246 4,930 -4,628 -1,121 0 3,839 Giảm (Tăng) Trong Các Trách Nhiệm Khác Hiện Nay 138 -191 1,144 0 348 741 -909 -653 0 1,892 Giảm (Tăng) Vốn Làm Việc Khác 0 0 0 0 -668 -612 -245 0 124 341 Các hoạt động KD khác 0 0 0 -669 259 -1,928 -1,358 613 697 339 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 9,941 12,315 14,690 20,105 24,323 24,977 29,632 19,373 31,359 41,098 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Bán Tài Sản Của Nhà Máy, Thiết Bị 2,341 1,107 3,671 2,681 989 3,338 1,491 2,564 1,995 3,517 Bán Các Khoản Đầu Tư Dài Hạn 0 0 0 0 0 0 0 244 338 339 Bán Các Khoản Đầu Tư Ngắn Hạn 209 378 0 336 142 185 915 127 0 0 Mua Tài Sản Của Nhà Máy, Thiết - Bị -7,597 -5,625 -6,310 -8,701 -13,813 -16,678 -19,666 -19,843 -19,612 26,500 Mua Lại 0 0 0 -5,934 0 0 0 0 0 -3,009 Mua Đầu Tư Dài Hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Mua Đầu Tư Ngắn Hạn 0 0 -450 0 0 -799 0 0 -2,855 0 Đầu Tư Thay Đổi 0 68 -410 57 463 21 179 336 -781 -1,836 - Dòng tiền từ Hoạt động Đầu tư -5,047 -4,072 -3,499 -11,561 -12,219 -13,933 -17,081 -16,572 -20,915 27,489 Trang 36
  37. Phân tích tài chính Công ty Chevron HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Phát Hành Nợ 2,045 1,034 114 20 0 650 2,647 5,347 1,250 377 Phát Hành Vốn Cổ Phần 43 57 0 0 0 0 0 168 0 0 Trả Nợ Dài Hạn -3,166 -4,975 -1,398 -1,075 -2,901 -3,688 -965 -3,688 -368 -2,746 Mua Lại Vốn Cổ Phần 0 -75 -1,663 -2,737 -4,491 -6,389 -6,821 0 0 0 Thanh Toán Cổ Tức Bằng Tiền Mặt -2,991 -3,070 -3,277 -3,876 -4,396 -4,791 -5,162 -5,302 -5,746 -6,210 Các Chi Phí Tài Chính Kháct 0 0 0 0 -60 -77 -99 -71 -306 -3,193 - Dòng tiền từ Hoạt động Tài chính -4,069 -7,029 -6,224 -7,668 -11,848 -14,295 -10,400 -3,546 -5,170 11,772 Trang 37
  38. Phân tích tài chính Công ty Chevron CÁC TRANG WED CHỨA CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH CÔNG TY: - - - - - - V V vv . Trang 38