Fintech và những cơ hội, thách thức đối với ngành tài chính - Ngân hàng

pdf 15 trang Gia Huy 24/05/2022 1920
Bạn đang xem tài liệu "Fintech và những cơ hội, thách thức đối với ngành tài chính - Ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdffintech_va_nhung_co_hoi_thach_thuc_doi_voi_nganh_tai_chinh_n.pdf

Nội dung text: Fintech và những cơ hội, thách thức đối với ngành tài chính - Ngân hàng

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Fintech VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THáCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG H oàng Khánh Lam1 Học viện Chính trị Khu vực I Tóm tắt: Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang bùng nổ trên toàn thế giới được dự đoán sẽ làm thay đổi căn bản nền sản xuất, cấu trúc kinh tế, xã hội. Nhờ vào những công nghệ cốt lõi (điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, công nghệ blockchain, sinh học tổng hợp, hệ thống thực - ảo, ), cuộc cách mạng này sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, các hoạt động của đời sống, tạo ra những thay đổi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử (Klaus, 2016). Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang tạo ra nhiều thay đổi đối với ngành Tài chính - Ngân hàng. Fintech đang tái định hình ngành này thông qua việc cung ứng các giải pháp tài chính sáng tạo, có tính cạnh tranh cao, đe dọa đến thị phần và doanh thu của các định chế tài chính truyền thống (PwC, 2017). Bài viết này sẽ chỉ ra những cơ hội và thách thức mà Fintech tạo ra đối với ngành Tài chính - Ngân hàng, từ đó đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam. Từ khóa: công nghệ tài chính, Fintech, Fintech 3.0, tài chính ngân hàng. 1. Khái quáT chung về Fintech 1.1. Khái niệm Thuật ngữ “Fintech” được ghép bởi hai từ “financial” àv “technology”, có nghĩa là công nghệ tài chính. Có nhiều khái niệm về Fintech đã được đưa ra, trong đó, theo Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB), Fintech là “các sáng tạo tài chính dựa trên nền tảng công nghệ để tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình, sản phẩm, dịch vụ mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính” (BCBS, 2018). Lịch sử hình thành và phát triển Fintech Theo Douglas và cộng sự (2015), Fintech đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển rất dài, có thể chia thành ba giai đoạn phát triển (xem bảng 1.1). 1 Email: lam.hoang1015@gmail.com 210
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" B ảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của Fintech Fintech 1.0 Fintech 2.0 Fintech 3.0 (1866 - 1967) (1967 - 2000) (2008 - Nay) • 1866: Cáp xuyên Đại tây • 1967: máy ATM đầu tiên, máy • 2007: Iphone ra đời dương tính tài chính cầm tay • 2008: Wealthfront thành lập • 1918: Fedwire • 1973: mã SWIFT và cung cấp dịch vụ đầu tư trực Thành tựu công • 1958: thẻ tín dụng ra đời • 1983: điện thoại di động tuyến nghệ có ảnh • 1966: mạng lưới điện tín • 1983: ngân hàng trực tuyến • 2009: triển khai Bitcoin, Square hưởng đến ngành toàn cầu • 1990s: quản trị rủi ro định lượng/ ra đời cung cấp dịch vụ thanh tài chính • 1967: bộ công cụ giải mã VaR toán qua điện thoại code • 1999: Internet, bong bóng dot. • 2011: dịch vụ chuyển tiền ngang com cấp Transferwise ra đời Thúc đẩy toàn cầu hóa các dịch Thúc đẩy số hóa các dịch vụ Sự nổi lên của những công ty công Kết quả vụ tài chính tài chính nghệ sáng tạo Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Douglas và cộng sự (2015) Như vậy, mặc dù thuật ngữ “Fintech” có thể còn mới nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động tài chính đã diễn ra từ rất lâu và sự kết hợp đó là một điều tất yếu bởi theo Hiroshi (2016), ngành tài chính giống như ngành công nghiệp về thông tin, nhiều dịch vụ tài chính như thanh toán, đầu tư hay quản trị rủi ro đều dựa trên việc xử lý lượng thông tin quy mô lớn. Sự kết hợp này giúp sáng tạo ra nhiều giải pháp, dịch vụ mới, như những làn sóng mới làm thay đổi toàn bộ cách thức cung ứng, vận hành, sử dụng cũng như kỳ vọng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ trong ngành tài chính. Đặc biệt, trong thời đại Fintech 3.0 (nhiều tài liệu còn sử dụng thuật ngữ Fintech 3.5), sự thay đổi không chỉ ở sản phẩm, dịch vụ mà còn thay đổi trong đối tượng cung cấp và việc ứng dụng nhanh chóng những công nghệ mới vào cả hai mảng khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Những động lực phát triển của Fintech 3.0 Động lực phát triển của Fintech khác nhau giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Ở các quốc gia phát triển, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được cho là động lực ban đầu thúc đẩy cho sự ra đời và hình thành Fintech hiện đại (Douglas, 2016 và Lindhout, 2016). Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến cho thị trường mất niềm tin vào các định chế tài chính cũng như các dịch vụ tài chính truyền thống. Hậu khủng hoảng, nhiều ngân hàng phải đối mặt với khó khăn trong việc đáp ứng các quy định bắt buộc để đảm bảo an toàn hệ thống khiến hệ thống hoạt động cứng nhắc, khó khăn trong đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khi chi phí vận hành có xu hướng tăng. Đây là cơ 211
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" hội để các giải pháp công nghệ phát triển. Các công ty khởi nghiệp (startups) trong lĩnh vực công nghệ xuất hiện và mang đến những giải pháp tài chính đơn giản, nhanh chóng, và đặc biệt là độc lập với hệ thống ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó là do sự thay đổi trong thói quen sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ tài chính. Nhờ vào sự phổ biến của điện thoại thông minh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm công nghệ như Facebook, Amazon, Google, người dùng đang dần quen và yêu thích những trải nghiệm công nghệ tiện ích, nhanh chóng. Điều này làm ảnh hưởng đến kỳ vọng của khách hàng với những sản phẩm, dịch vụ khác, trong đó có dịch vụ tài chính (Lưu Ánh Nguyệt, 2017). Người dùng sẽ mong muốn những sản phẩm nhiều tiện ích với mức chi phí thấp. Ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Fintech nổi lên như một hệ quả tất yếu xuất phát từ nhu cầu phải phát triển và khắc phục những hạn chế đang tồn tại của hệ thống tài chính hiện có. Thị trường tài chính thiếu cạnh tranh, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính bởi ngân hàng Trung ương. Thị trường không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng truyền thống đồng nghĩa với việc dễ chấp nhận những giải pháp thay thế được cung cấp bởi các tổ chức phi ngân hàng. Về mặt kết cấu hạ tầng, hệ thống các chi nhánh ngân hàng ở khu vực châu Á không được rộng khắp như ở châu Âu. Ở châu Âu, cứ 100 nghìn người có 62,5 chi nhánh thì con số này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ dừng lại ở 12,5 chi nhánh (Janos, 2014). Đây là lý do mà các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp thông qua ứng dụng điện thoại di động trở nên thu hút hơn. Dù là ở đâu, động lực quan trọng nhất quyết định tương lai của Fintech là sự xuất hiện và nổi lên của những công nghệ mới, hiện đại. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra đã cho ra đời và phát triển nhiều công nghệ tiên tiến cho phép ứng dụng vào nhiều ngành, lĩnh vực. Các công nghệ đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành tài chính ngân hàng phải kể đến là: - Công nghệ blockchain (chuỗi khối) và DLT (sổ cái phân tán): Bitcoin và các loại tiền điện tử cho phép chuyển giao phi tập trung tài sản mà không cần phải thông qua tổ chức thanh toán bù trừ trung gian. Sự xuất hiện của tiền điện tử, chuỗi khối, giao dịch tiền điện tử, cho phép sử dụng tiền điện tử thay thế tiền thật trong các hoạt động thương mại điện tử thông qua các phương pháp mã hóa, bảo mật. Công nghệ chuỗi khối hay sổ cái điện tử cho phép người dùng có thể truy cập được thông tin lịch sử của mọi giao dịch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn việc bảo mật thông tin, cũng như ngăn chặn gian lận trong các giao dịch tài chính. Do đó, độ an toàn, bảo mật và minh bạch cao hơn so với sổ cái truyền thống của các định chế tài chính. Việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại các 212
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ngân hàng sẽ cho phép đơn giản hóa các giao dịch xuyên quốc gia, giảm thời gian giao dịch và chi phí, tăng tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. - Phân tích dữ liệu và Dữ liệu lớn (Big Data): Cũng giống như các ngành khác, thu thập, xử lý dữ liệu giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp Fintech. Sức mạnh tính toán của máy tính tăng lên giúp con người xử lý được một khối lượng khổng lồ dữ liệu. Việc thu thập dữ liệu, thông tin về hành vi của khách hàng cho phép phân tích hành vi của khách hàng, làm cơ sở cho việc ra các quyết định cải thiện, đổi mới các quy trình cũng như sản phẩm, dịch vụ, hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn. - Điện thoại di động: Sự phổ biến của mạng Internet và điện thoại thông minh là tiền đề quan trọng cho việc gia tăng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính dưới dạng các phần mềm ứng dụng điện tử sử dụng trên điện thoại di động. Đây là giải pháp cho vấn đề hệ thống chi nhánh của các định chế tài chính không thể phủ rộng khắp các vùng, miền. Sự phát triển của các cộng đồng mạng xã hội khiến cho sản phẩm, dịch vụ có thể tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng hơn nhờ vào sự chia sẻ của cộng đồng số hóa. Đây cũng là nơi để các công ty Fintech thu thập thông tin của các đối tượng khách hàng với chi phí thấp. Ngoài ra, Fintech có thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay là do rào cản gia nhập thị trường đối với các công ty Fintech tương đối thấp. Chi phí đầu tư của các công ty Fintech giảm do tận dụng lợi thế của công nghệ mới và các dịch vụ sẵn có trên điện toán đám mây, giao diện lập trình ứng dụng (API). Chi phí của việc khởi tạo một doanh nghiệp công nghệ đang ngày một giảm (CB Insight, 2016). Trong khi đó, việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thuận tiện hơn. Lượng vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vào các công ty Fintech tăng trong những năm qua và trong giai đoạn 2012 - 2016, có hơn 50 tỷ USD được rót vào các công ty Fintech. Các công ty Fintech cũng chưa gặp phải những rào cản pháp lý, các điều luật, quy định chặt chẽ về vốn, hoạt động như các định chế tài chính truyền thống, do đó các Fintech có chi phí hoạt động thấp hơn và nhiều thuận lợi hơn khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và mặc dù cung cấp dịch vụ tài chính nhưng những công ty Fintech không cần phải nắm trong tay một lượng vốn lớn, không cần hệ thống các chi nhánh rộng khắp hay bất kì máy rút tiền tự động (ATM) nào. 1.2. Các sản phẩm và lĩnh vực hoạt động của Fintech Sản phẩm của Fintech được chia thành hai nhóm, phân theo đối tượng sử dụng. Nhóm thứ nhất là những sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân (ví dụ như những công nghệ hỗ trợ cá nhân trong việc vay mượn, quản lý tiền bạc, tài sản, ). Nhóm thứ 213
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" hai là những sản phẩm công nghệ hậu cần (back-office),ỗ h trợ cho hoạt động của các tổ chức, các định chế tài chính. Các công ty Fintech trên toàn thế giới đã và đang tham gia ngày càng sâu rộng vào 5 mảng hoạt động chính (Douglas và cộng sự, 2015) là: (1) Hỗ trợ tài chính và đầu tư: Fintech đã phát triển thêm những cơ chế hỗ trợ tài chính như đầu tư mạo hiểm (venture capital), quỹ cổ phần riêng (private equity), phát hành đại chúng (public offerings), thu ếx p bán riêng (private placement), niêm yết (listings), Ở lĩnh vực quản lý đầu tư, những tên tuổi lớn như Vanguard và BlackRock có dịch vụ “robot tư vấn” (robo adviser) sử dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Một số quỹ đầu cơ đang thử nghiệm sử dụng trí thông minh nhân tạo để robot có thể tự học các thuật toán (Lưu Ánh Nguyệt, 2017). Trong hoạt động này, có thể kể đến mô hình của AMP Credit Technologies cung cấp nền tảng công nghệ giúp các định chế tài chính quản lý các khoản cho vay. (2) Quản trị hoạt động và quản trị rủi ro: ứng dụng các lý thuyết tài chính, công nghệ định lượng tài chính và chuyển hóa thành những nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động để giúp hạn chế rủi ro xảy ra và tối đa hóa lợi nhuận. (3) Thanh toán và kết cấu hạ tầng: Fintech tập trung vào các giải pháp thanh toán thông qua Internet và điện thoại di động, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Cung cấp nền tảng cho giao dịch và thanh toán chứng khoán cũng như giao dịch phái sinh OTC vẫn là những mảng có nhiều dư địa phát triển đối với Fintech. Dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển dưới nhiều hình thức, ví điện tử di động cho phép thanh toán qua điểm bán hàng (POS), thanh toán chuyển khoản. Các sản phẩm Fintech nổi bật trong lĩnh vực này có thể kể đến như ví điện tử (Paypal, Google Wallet, Alipay, Samsung pay), tiền điện tử (bitcoin, ethreum), chuyển tiền ngang cấp (Transferwise), (4) Dữ liệu: được coi trọng từ thời kỳ Fintech 2.0, tuy nhiên mảng thu thập, phân tích và mua bán, trao đổi dữ liệu luôn hấp dẫn đối với các công ty Fintech. Sự phát triển của công nghệ Big Data (Dữ liệu lớn) hỗ trợ đắc lực cho việc tăng cường hiệu quả của những dịch vụ sẵn có và cho ra đời các dịch vụ mới hướng tới làm hài lòng nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng. (5) Giao diện khách hàng: đặc biệt là những dịch vụ trực tuyến và dịch vụ cung ứng qua điện thoại di động. Đây là lĩnh vực mà các công ty Fintech cạnh tranh trực tiếp với các định chế tài chính truyền thống. 214
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" B ảng 1.2: một số công ty Fintech nổi bật trong các hoạt động Hỗ trợ tài chính và Quản trị hoạt Thanh toán và kết Giao diện Dữ liệu đầu tư động và rủi ro cấu hạ tầng người dùng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hai loại dịch vụ tài chính mang lại những thành công lớn cho công ty Fintech là cho vay ngang cấp (peer-to-peer lendings) và gọi vốn cộng đồng (crowdfunding). Cho vay ngang hàng trực tuyến là mô hình kinh doanh kết nối trực tiếp những cá nhân, tổ chức có tiền nhàn rỗi với những cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay, mà không cần phải thông qua một tổ chức trung gian nào. Bên cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng trực tuyến sẽ ghi nhận nhu cầu của người đi vay, phân tích rủi ro đơn vay và khả năng chi trả, đồng thời phân loại đơn vay theo từng thang điểm với các mức lãi suất tương ứng và hiển thị trực tuyến đối với các nhà đầu tư. Bên cung cấp dịch vụ này sẽ thu phí đối với cả hai bên cho vay và đi vay. Mô hình này đang hoạt động rất hiệu quả, giúp giảm thời gian xác nhận các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống còn vài giờ, đáp ứng được nhu cầu đi vay của nhiều đối tượng không thể đi vay từ các định chế tài chính. Thành công nhất của loại hình này phải kể đến Lending Club được thành lập năm 2007, trụ sở chính ở San Francisco, Mỹ. Tính đến nay đã có khoảng 2.4 triệu khách hàng với số vốn cho vay lên đến 35 tỷ USD được cho vay thông qua diễn đàn này (số liệu do công ty công bố). Gọi vốn cộng đồng là việc kêu gọi và gom vốn cho các dự án thông qua website, chủ yếu là các dự án khởi nghiệp, các dự án sáng tạo mới của các cá nhân hay của doanh nghiệp quy mô nhỏ. Mô hình này giúp giải quyết vấn đề vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp quy mô nhỏ khi những đối tượng này thường khó tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng do phải có tài sản đảm bảo thế chấp hay cũng không thể gọi vốn từ thị trường bằng cách chào bán chứng khoán do quy mô nhỏ và các điều kiện về pháp lý. Điển hình 215
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" có mô hình gọi vốn Kickstarter. Đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, Kickstarter đã cấp vốn thành công cho hơn 144 nghìn dự án, số tiền đầu tư lên tới 3,7 tỉ USD được góp bởi 15 triệu người, với khoảng 4 nghìn dự án duy trì hoạt động thành công (Kickstarter. com). Nếu một dự án hay một doanh nghiệp khởi nghiệp kêu gọi vốn từ một nhà đầu tư nào đó thì sẽ vấp phải nhiều khó khăn do e ngại của nhà đầu tư về khả năng thành công của dự án, nhưng gọi vốn thông qua Kickstarter, khó khăn này được giải quyết bởi số vốn đầu tư đến từ rất nhiều người quyên góp, nghĩa là mỗi người chỉ cần góp số ít vốn nên sẽ không còn e ngại về việc thất bại. 2. Cơ hội và tháCh thứC Fintech tạo ra đối với ngành Tài chính - Ngân hàng 2.1. Cơ hội Fintech đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cách thức vận hành, cung ứng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính Fintech đã và đang tác động tới vai trò của các định chế tài chính truyền thống thông qua việc tạo ra hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, tính cạnh tranh cao. Những đổi mới từ Fintech tạo ra áp lực đổi mới các mô hình kinh doanh tài chính hiện nay, gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các chính sách, quy định hiện hành. Sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính truyền thống với các công ty Fintech sẽ là cơ hội để cho ra đời các giải pháp tài chính nhiều tiện ích như nhanh chóng, dễ sử dụng, với mức chi phí thấp, có thể giao dịch theo thời gian thực. Các sản phẩm và dịch vụ tài chính đang phát triển theo xu hướng cá nhân hóa, ảo hóa. Phương thức giao dịch chuyển dần từ giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh sang giao dịch trực tuyến, hoàn toàn thông qua ứng dụng, thiết bị di động và mạng Internet. Ngân hàng ảo sẽ là mô hình trong tương lai. Toàn cầu hóa các dịch vụ tài chính Bằng việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến thông qua Internet và điện thoại di động, Fintech có khả năng toàn cầu hóa các dịch vụ tài chính cơ bản không chỉ tại các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển, những nơi mà dịch vụ tài chính chưa phổ biến nhưng có tốc độ phát triển mạng Internet và điện thoại thông minh nhanh (Hiroshi, 2016). Đây là cơ sở để thực hiện mục tiêu tài chính bao quát toàn diện, mục tiêu mà các nhà chính sách đều hướng tới. Tài chính bao quát toàn diện là điều kiện cần thiết để đạt được 7/17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến 2030. 216
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Đó là khi mọi cá nhân và doanh nghiệp đều có thể tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích, với giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, có trách nhiệm và bền vững (World Bank). Theo thống kê, năm 2017 có đến hơn 30% người trưởng thành trên toàn thế giới không tiếp cận được các dịch vụ tài chính cơ bản như không có tài khoản ngân hàng, không có hoạt động vay hay gửi tiền (World Bank, 2018). Nếu như trước đây, việc thực hiện mục tiêu bao quát toàn diện gặp khó khăn do việc phủ sóng các chi nhánh tại khắp các vùng miền cần nhiều chi phí thì ranh giới quốc gia và khó khăn về địa lý không thể trở thành rào cản đối với Fintech. Fintech tạo ra cơ hội để các định chế tài chính truyền thống nâng cao doanh thu và hiệu quả kinh doanh Hợp tác với các công ty Fintech đem lại những cơ hội cho các định chế tài chính truyền thống nâng cao hiệu quả kinh doanh, đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ, từ đó tăng doanh thu và làm hài lòng khách hàng tốt hơn. Theo PwC (2016), 74% các tổ chức tài chính cung cấp vốn và thanh toán cho rằng Fintech giúp tăngợ l i nhuận bằng nhiều cách thức. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác giữa Fintech và các định chế tài chính truyền thống còn gặp nhiều khó khăn. Từ góc độ của các công ty Fintech, khác biệt về quản trị và văn hóa, quy trình hoạt động và quy định không rõ ràng là ba thách thức lớn khi làm việc với các tổ chức tài chính truyền thống. Hình thức hợp tác phổ biến nhất của các doanh nghiệp truyền thống với các công ty Fintech là liên doanh (chiếm 32%). 2.2. Thách thức Các định chế tài chính truyền thống bị đe dọa về thị phần và doanh thu Bằng những sản phẩm, dịch vụ, cách thức cung ứng mới, Fintech đang tái định hình lại ngành tài chính ngân hàng. Theo cuộc khảo sát của PwC năm 2017 về Fintech toàn cầu1, khoảng 80% số chuyên gia tin rằng hoạt động kinh doanh của họ bị đe dọa bởi các công ty Fintech. Cũng theo các chuyên gia này, thị trường đang mở rộng hơn trong việc tiếp nhận các sản phẩm, dịch vụ của Fintech (xem hình 2.1 dưới đây). 77% số chuyên gia tham gia khảo sát cho biết họ sẽ phải tiến hành đổi mới tổ chức (các định chế tài chính) từ bên trong trong vòng 3 - 5 năm tới để bắt kịp với sự đổi mới. Cách duy nhất để tăng được doanh thu là đầu tư để học hỏi, sáng tạo đổi mới. 217
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Tài chính Vay nợ Tài khoản Thanh toán Chuyển tiền Bảo hiểm cá nhân cá nhân tiết kiệm Nguồn: PwC, 2017 H ình 2.1: Lượng khách hàng đã tin tưởng sử dụng các dịch vụ của Fintech Các doanh nghiệp dịch vụ tài chính hiện tại cho rằng 23% hoạtộ đ ng kinh doanh của oh có nguy co roi vào tay các công ty Fintech trong tưng lai. Trong khi đó, bản thân các công ty Fintech cho rằng oh có thể giành đuợc 33% hoạtộ đ ng kinh doanh của các doanh nghiệp truyền thống. Khảo sát cho thấy ngành dịch vụ ngânà h ng và thanh toán sẽ chịu nhiều áp lực nhất tư các công ty Fintech. Nhưng đại diện tham gia khảo sát đến tư lĩnh vực chuyển tiền và thanh toán dự đoán rằng trong 5 an m tới, oh có thể để mất 28% thị phần của mìnhà v o tay các Fintech, còn các ngân hàng cho rằng oh sẽ mất 24% thị phần. Trong khi đó, tỷ ệl này là 22% trong lĩnh vực quảný l tài sản àv 21% trong lĩnh vực bảo hiểm. 2/3 hay 67% các doanh nghiệp dịch vụ tài chính cho biết nguy oc hàng đầu đến tư Fintech là áp lực lên iênb lợi nhuận, tiếp đến là nguy co mất thị phần (59%) (PwC, 2016). Một trong nhưng cách then chốt àm Fintech gây áp lực lên iênb lợi nhuận là thông qua đổi mớiu h ớng àv o giảm chi phí vận hành. Ngành ngân hàng Anh đã đóng cửa khoảng 500 chi nhánh trong năm 2014 và ít nhất 654 chi nhánh trong năm 2015. Ngân hàng Lloyds (Anh) đã sa thải 1.000 nhân viên trong năm 2015, trong nỗ lực giảm chi nhánh và chuyển sang tự động hóa, áp dụng công nghệ trong cung cấp dịch vụ ngân hàng (Accenture, 2016). Thách thức về rủi ro hoạt động và an ninh an toàn, bảo mật của hệ thống Sự phát triển của Fintech tạo nên mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về công nghệ thông tin (IT) giữa các tổ chức (ngân hàng, công ty Fintech, ) với các công ty cung cấp kết cấu hạ tầng. Chính vì vậy, chỉ cần một rủi ro về IT xảy ra có thể lan ra tạo thành khủng hoảng trong hệ thống, đặc biệt là đối với những dịch vụ tài chính được cung ứng 218
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" bởio một h ặc một vài tổ chức. Sự gia nhập của các công ty Fintech vào thị trường tài chính khiến hệ sinh thái ngành này trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm hay dịch vụ tài chính sáng tạo tạo nên một hệ thống các dịch vụ phức tạp, khó quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động. Thách thức về thể chế Fintech là một lĩnh vực mới, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự phát triển của Fintech tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, những mô hình kinh doanh mới nên những ràng buộc pháp lý áp dụng Fintech còn hạn chế. Không những vậy, trong khi hoạt động của các công ty Fintech vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì các quy định pháp lý lại bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh quy mô và tầm ảnh hưởng của Fintech đang ngày càng gia tăng, tác động của những rủi ro trên có thể gây ra những bất ổn tài chính nhất định. Chính phủ một số quốc gia (Trung Quốc, Anh) đã phải ban hành các quy định nhằm giảm thiểu rủi ro từ sự phát triển bùng nổ của cho vay ngang hàng trực tuyến. Hồng Kông, Nhật Bản cũng đã thành lập các đơn vị quản lý, tư vấn của chính phủ, liên quan tới dịch vụ tài chính Fintech và dự kiến tiến hành sửa đổi các điều luật liên quan tới dịch vụ thanh toán và hoạt động ngân hàng (Lưu Ánh Nguyệt, 2017). 3. mộT số kiến nghị, đề xuất cho Việt Nam 3.1. Tình hình phát triển Fintech ở Việt Nam So với tiềm năng phát triển, Việt Nam chưa thực sự nắm bắt được những cơ hội mà Fintech đem đến. Fintech mới phát triển ở Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây và vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai. Mặc dù sự phát triển mạnh mẽ của Fintech trên thế giới và tại một số quốc gia châu Á (Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông) cũng đã tạo ra một số thay đổi tích cực trong hệ thống đến tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các sản phẩm Fintech sáng tạo hay đầu tư vào các công ty Fintech vẫn chưa được chú trọng. Các công nghệ tài chính được phát triển ở thị trường Việt Nam vẫn chưa có sự đa dạng, hiện nay mới chỉ tập trung vào mảng thanh toán và nhắm vào đối tượng khách hàng cá nhân. Trên thị trường có khoảng 70 công ty Fintech đang họat động thì gần hai phần ba trong số đó là các ứng dụng thanh toán cung cấp cho người tiêu dùng các phương thức thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số như ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến, thanh toán di động, (như MoMo, 123Pay, VinaPay, ). Các mảng khác như gây quỹ cộng đồng (FundStart, Comicola, Betado, Firststep), cho vay trực tuyến (BankGo), quản lý quỹ tài chính cá nhân (MoneyLover, Mobivi) cũng có xuất hiện nhưng đều ở quy mô nhỏ và chưa có sự phát triển vượt trội. 219
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" C ác loại hình như cho vay ngang hàng, quản lý đầu tư tự động, gần như chưa xuất hiện (Lưu Ánh Nguyệt, 2017). Sự phát triển của Fintech tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trình độ, năng lực về công nghệ thông tin còn hạn chế nên các sản phẩm, dịch vụ còn sơ khai, chưa đủ đột phá, sáng tạo để cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Hành lang pháp lý không bắt kịp với sự phát triển của các mô hình mới là rủi ro hiện hữu đối với các công ty Fintech. Bên cạnh thách thức về thể chế mà nhiều quốc gia khác cũng gặp phải, tại thị trường Việt Nam, Fintech còn phải giải quyết thách thức về văn hóa, thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng khi mà người dân vẫn giữ tâm lý nghi ngờ, e ngại đối với những dịch vụ cho vay qua môi trường mạng điện tử. Hệ thống cơ sở dữ liệu về hồ sơ công dân, cá nhân không đầy đủ trong khi đây là dữ liệu quan trọng đối với việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ Fintech. Hệ sinh thái Fintech còn thiếu liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia (cơ quan quản lý, các định chế tài chính, các công ty Fintech). Vì vậy nhìn chung ở Việt Nam, các định chế tài chính vẫn chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh và chưa bị ảnh hưởng nhiều về thị phần hay doanh thu bởi ngành công nghiệp Fintech. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không thể nằm ngoài xu hướng phát triển của thế giới khi làn sóng Fintech đang nhanh chóng lan rộng và tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong ngành tài chính - ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Về phía chính phủ, đã có nhiều động thái thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ đối với Fintech. Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần đầu tiên triển khai cuộc thi Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính được tài trợ của chính phủ Úc và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các dịch vụ tài chính, phổ cập tài chính mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam. NHNN cũng thể hiện quan điểm ủng hộ và mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa các công ty Fintech với các ngân hàng ở Việt Nam để tạo ra sức mạnh cộng hưởng cho sự phát triển năng động của thị trường. Trước đó, NHNN cũng đã triển khai thí điểm, cho phép các tổ chức phi ngân hàng (non-banks) cung ứng dịch vụ thanh toán và tính đến tháng 6/2016, NHNN đã cấp phép hoạt động chính thức cho 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Ngành công nghiệp Fintech ở Việt Nam dự báo sẽ phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới. Năm 2017, có hơn 53% dân số Việt Nam đã sử dụng Internet, đây là mức cao trên thế giới. Gần 50% dân số kết nối với mạng xã hội. Số lượng thuê bao di động đạt 124,7 triệu thuê bao với hơn 41 triệu thuê bao hoạt động thường xuyên (We are social, 2018). Theo ộm t công bố mới đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã có 59% dân số sở hữu tài khoản ngân hàng. Năm 2017, ở các thành phố lớn, 95% dân số sở hữu điện thoại di động thì có đến 84% trong số đó sử dụng điện thoại thông minh. Con số này ở 220
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" khu vực nông thôn cũng rất cao, trong khi 89% dân số sử dụng điện thoại di động thì đã có 68% trong số đó sở hữu điện thoại thông minh (Nielsen, 2017). Không chỉ vậy, theo thống kê, có đến 98% số doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Các công ty Fintech cũng có thể hướng tới nhóm khách hàng này vì đây cũng là nhóm gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn tài chính từ các ngân hàng. 3.2. một số kiến nghị, đề xuất cho Việt Nam Ø Đối với Chính phủ Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ chế quản lý tạo thuận lợi cho sự ra đời, phát triển của các công ty Fintech cũng như cho việc hợp tác giữa các công ty Fintech với các định chế tài chính. Hành lang pháp lý không đầy đủ là một rủi ro đối với các nhà đầu tư. Đây có thể là lý do khiến các nhà đầu tư có tâm lý e ngại, dè chừng khi đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới mà pháp luật chưa theo kịp. Vì vậy, để Fintech phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở Việt Nam, trước hết NHNN cùng với các Bộ, ban ngành cần rà soát các quy định pháp luật, các chính sách về công nghệ để khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tạo dựng một sân chơi bình đẳng, minh bạch, các quy định phù hợp và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết, giải quyết các vấn đề về quyền bảo mật, an ninh, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng. Với những ngành, lĩnh vực mới như Fintech, tư duy xây dựng luật cũng phải mới. Chẳng hạn như cho phép ngân hàng được kết nối trực tiếp với các trung tâm dữ liệu về căn cước công dân của chính phủ và các trung tâm thông tin tín dụng để có thể nhận biết khách hàng và phân tích lịch sử tín dụng của khách hàng trực tuyến. Hay cho phép sử dụng và công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa các loại giấy tờ giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Thứ hai, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số về công dân Việt Nam. Đây là một việc làm cần thiết mà chỉ có Chính phủ mới có thể tiến hành được, không chỉ phục vụ cho nhu cầu quản lý dân cư, mà đây còn là cơ sở cho sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực hiện đại trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong trường hợp của Fintech, cơ sở dữ liệu số là điều kiện cần để các công ty Fintech có thể phát triển các giải pháp tài chính số hóa tiếp cận tới tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt là những đối tượng sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, thường rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính. 221
  13. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Ø Đối với các định chế tài chính truyền thống và các công ty Fintech Các định chế tài chính và Fintech cần xác định tư duy đúng đắn trong cạnh tranh. Fintech và các định chế tài chính nên hợp tác với nhau hơn là cạnh tranh trực tiếp. Đây là mối quan hệ hợp tác cả hai bên cùng có lợi, tạo ra sức mạnh tổng thể cho thị trường tài chính. Mỗi bên đều nắm giữ những lợi thế riêng. Nếu như các công ty Fintech có lợi thế vượt trội về công nghệ so với bộ phận IT tại các ngân hàng thì các ngân hàng lại sở hữu lượng khách hàng lớn, tin tưởng vào uy tín của ngân hàng và cùng với đó là cơ sở Dữ liệu lớn về khách hàng. Mặc dù có lợi thế về công nghệ, tính đột phá nhưng các công ty Fintech ít kinh nghiệm trong ngành tài chính - ngân hàng nên khó có thể kiểm soát hết các rủi ro trong quá trình hoạt động. Việc hợp tác giúp các công ty Fintech có thể tiếp cận với một lượng lớn những khách hàng của các ngân hàng truyền thống, trong khi đó các ngân hàng có thể tận dụng những giải pháp công nghệ sáng tạo để phục vụ khách hàng tốt hơn, với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của cả hai bên, cần phải xây dựng cơ chế hợp tác phù hợp. 4. KếT luận Có thể khẳng định, Fintech là tương lai của ngành tài chính - ngân hàng. Việc nhận diện những cơ hội và thách thức của Fintech đối với hệ thống tài chính - ngân hàng là một tiền đề quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách, các định chế tài chính truyền thống cũng như các công ty công nghệ khởi nghiệp trong lĩnh vực này kiến tạo nên một thị trường tài chính hiện đại, phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả trong tương lai. Ở khu vực châu Á, Fintech đang phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông. Chính phủ các quốc gia này đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ hỗ trợ cho sự phát triển của Fintech. Những bài học quốc tế trong thúc đẩy phát triển Fintech, đặc biệt ở những quốc gia có đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa tương đồng với Việt Nam (chẳng hạn như Trung Quốc) là một hướng nghiên cứu cần thiết, có thể giúp cho chúng ta tìm ra giải pháp để tạo ra cú hích cho sự phát triển của Fintech tại thị trường Việt Nam. Một hướng nghiên cứu khác có thể là các cơ chế hợp tác đảm bảo lợi ích cả hai bên, giữa Fintech với các định chế tài chính truyền thống. 222
  14. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" GHI CHÚ 1 Khảo sát “Nhưng ranh giơi bị xóa nhòa: Các Fintech đang định hình ngành dịch vu tài chính nhu thế nào” đuợc thực hiện tại 46 quốc gia với 544 CEO,ã l nh đạo bộ phận đổi mới sáng tạo, giám đốc công nghệ thông tin (CIO) và các quản ýl cấp cao óc tham gia vào quá trình chuyển đổiy k thuật số và công nghệ trong ngành dịch vụ tài chính. Tài liệu THAM Khảo 1. Lưu Ánh Nguyệt (2017), “Xu hướng phát triển của công nghệ tài chính và một số tác động tới thị trường tài chính”, Cổng TTĐT Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, truy cập tại ; 2. Accenture (2016), Fintech and the Volving Landscape: Landing Points for the Industry; 3. BCBS (2018), Implications of Fintech Developments for Banks and Bank Supervisors, ISBN 978-92-9259-128-1; 4. Douglas và cộng sự (2015), The Evolution of Fintech: A New Post - crisis paradigm, Research Paper No. 2015/047; 5. Golden Sachs Global (3/2015), The Future of Finance Part 3: The Socialization of Finance; 6. Hiroshi Nakaso (2016), Fintech - Its Impacts on Finance, Economies and Central Banking, Bank of Japan; 7. Janos Barberis, The Rise of Fintech: Getting Hong Kong to lead the digital financial transition in APAC, Fintech HK 13 (Nov., 2014); 8. Klaus Schwab, (2016), The Fourth Industrial Revolution; 9. KPMG (2015), The perfect storm of technology and capital markets: The modern history of Fintech; 10. Lindhout (2016), Fintech: A disruptive force to be reckoned with Regulating the future of banking, Tilburg University; 11. Nielsen 2017, Vietnam Smartphone Insight Report; 12. OICU-IOSCO (2017), IOSCO Research Report on Financial Technologies (Fintech), ; 223
  15. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 13. PwC (2016), Blurred Lines: How Fintech is Shaping Financial Services - Global Fintech Report; 14. PwC (2017), Redrawing the lines: Fintech’s growing influence on Financial Services - Global Fintech Report; 15. World Bank, (2018), The Global Financial Findex Database 2017; 16. We are Social (2017), Digital in 2017: A study of Internet, Social Media, and Mobile use throughout the region of Southeast Asia; 17. 59-nguoi-dan-co-tai-khoan-ngan-hang-3681227.html; 18. 19. Ngày gửi bài: 19/5/2018 Ngày gửi lại bài: 29/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 224