Hiện trạng về tiền điện tử pháp định trên thế giới và đề xuất chính sách cho Việt Nam

pdf 19 trang Gia Huy 24/05/2022 2110
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng về tiền điện tử pháp định trên thế giới và đề xuất chính sách cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhien_trang_ve_tien_dien_tu_phap_dinh_tren_the_gioi_va_de_xua.pdf

Nội dung text: Hiện trạng về tiền điện tử pháp định trên thế giới và đề xuất chính sách cho Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM . 5 8 1Nguyễn Đức Việt* Tóm tắt Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự xuất hiện của tiền điện tử pháp định đã dẫn đến sự đổi mới hoàn toàn trong phương thức thanh toán, đem lại nhiều lợi thế trong quản lý tiền tệ của nhà nước. Những lợi thế độc đáo đang được thể hiện trong chức năng phát hành và thanh toán đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện hệ thống thanh toán hiện có và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời tiền điện tử pháp định là một đối trọng xứng tầm với những đồng tiền điện tử tự phát và hầu như chưa được các quốc gia chấp nhận. Do đó, việc xây dựng chính sách về tiền điện tử pháp định ở Việt Nam là cần thiết để từ đó làm nền tảng cho việc quản lý tiền điện tử pháp định của các quốc gia khác và xây dựng, phát triển tiền điện tử pháp định của Việt Nam. Vì thế, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tác giả nghiên cứu về hiện trạng tiền điện tử pháp định trên thế giới, là cơ sở để xây dựng đề xuất chính sách về tiền điện tử pháp định ở Việt Nam. Từ khóa: Tiền điện tử pháp định, hiện trạng trên thế giới, đề xuất chính sách. 1. Giới thiệu chung Sử liệu cũ có viết rằng: “Năm 970 sau Công nguyên, nhà vua Đinh Bộ Lĩnh ở Việt Nam đúc tiền xu hình tròn, có lỗ hình vuông bằng hợp kim có nhiều đồng, đường kính trung bình khoảng 22mm, trên mặt có 4 chữ Thái Bình Hưng bảo.” Và hiện nay, chúng ta tìm thấy rất nhiều hiện vật về đồng tiền xu Thái Bình Hưng bảo được trưng bày trong các bảo tàng và trong các bộ sưu tầm cá nhân. Như vậy, trải qua hàng ngàn năm, theo quá trình tiến hóa, tiền xu bằng đồng và sau đó là tiền xu bằng vàng, tiền xu bằng bạc đã thay thế tiền bằng vỏ sò, vỏ ốc từ thời nguyên thủy. Sau đó là sự phát triển của tiền giấy, tiền polymer phát triển và tồn tại song song với tiền xu kim loại nhưng đẩy tiền xu kim loại xuống hàng thứ yếu, chỉ sử dụng là tiền lẻ. * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: viet@ueh.edu.vn 870
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Đến những năm đầu của thập niên 30 của thế kỷ XXI, chúng ta đã có những tiện ích lì xì (mừng tuổi) qua các ví điện tử, quẹt thẻ ATM/tín dụng hay QR code để thanh toán, rút tiền mặt từ máy ATM không cần thẻ ATM và nhận lương không cần ký bảng lương Điều này đã nhắc nhở chúng ta sắp đến giai đoạn tiền giấy/tiền polymer sắp biến mất khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thay vào đó sẽ là tiền điện tử - hoàn toàn vô hình. Chúng ta nên chuẩn bị và theo dõi sự thay đổi này như một sự thay đổi của quy luật tự nhiên. Song song đó, chúng ta cũng suy nghĩ và góp phần vào sự thay đổi từ tiền giấy/tiền polymer sang tiền điện tử pháp định để hoàn thiện chính sách về tiền điện tử. Trong phạm vi bài tiết này, tác giả sẽ nghiên cứu, so sánh và đánh giá một vài đồng tiền điện tử pháp định trên thế giới, trên cơ sở đó để xây dựng, đề xuất chính sách về tiền điện tử pháp định ở Việt Nam. 2. Phân loại Hiện nay, trên thế giới cũng chưa thống nhất cách gọi và cũng chưa có quy định cụ thể nào về tiền điện tử trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Ngân hàng Trung ương Châu Âu được nhiều quốc gia và tổ chức chấp thuận2, các loại tiền điện tử có thể được phân loại một cách tương đối như sau: Electronic money - Tiền điện tử (pháp định) Dùng để chỉ các loại tiền tệ được các quốc gia, tổ chức phát hành tiền thông thường phát hành nhưng chỉ tồn tại dưới hình thức điện tử/kỹ thuật số mà không tồn tại dưới dạng vật lý. Hiện nay, ngân hàng Trung ương Châu Âu đang tiến hành lấy ý kiến người dân trong khu vực về việc phát hành tiền điện tử có tên là e-EURO, sẽ công bố kết quả vào cuối tháng 4.2021 và dự kiến phát hành e-EURO trong năm 20213, Trung Quốc đang thử nghiệm e-CNY từ tháng 8.2020 ở 6 thành phố lớn và một số sự kiện, địa điểm khác. Tiền điện tử có thể chứa/đựng trong một ví tiền điện tử trên một thiết bị kỹ thuật, có giá trị như tiền tệ và được sử dụng rộng rãi để thanh toán cho các đối tác không phải là tổ chức phát hành tiền điện tử. Các thiết bị tiến hành thanh toán với nhau không nhất thiết phải thông qua tài khoản ngân hàng và không cần có kết nối internet trong các giao dịch. Các ví tiền điện tử được phân loại tùy thuộc vào công nghệ được sử dụng: Ví cứng: Trong trường hợp sử dụng thiết bị là phần cứng, tiền điện tử chứa/lưu trữ trong các ví vật lý như thẻ chip với các tính năng bảo mật dựa trên phần cứng. Tiền điện tử được chi trả từ ví cứng tới các thiết bị nhận có thể không cần kết nối mạng ngay khi thanh toán. Ví cứng có thể nạp thêm tiền điện tử thông qua các thiết bị không cần kết 2 Truy cập 3 Truy cập 871
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nối mạng ngay khi nạp hoặc nạp từ các thiết bị cá nhân thông thường như máy điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng thông qua các kết nối gần không cần internet (Bluetouth, NFC ). Ví mềm: Các thanh toán phải dựa trên phần mềm, phải sử dụng phần mềm chuyên dụng có chức năng thanh toán trên các thiết bị cá nhân thông thường như máy điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng Khi chuyển tiền, thiết bị cá nhân thường cần phải kết nối trực tuyến với máy chủ để kiểm soát số dư trong ví. Virtual currency - Tiền ảo Được tạo ra với mục đích chủ yếu để chỉ thanh toán mua bán dịch vụ và hàng hóa trong thế giới ảo cụ thể của một tổ chức cụ thể (Trong một games nào đó .). Ở Việt Nam, có quy định cụ thể cấm chuyển đổi tiền ảo và kể cả tài sản ảo sang tiền tệ tiêu dùng. Cryptographic currency - Tiền mã hóa Dùng để chỉ các loại tiền điện tử được tạo ra trên nền tảng mã hóa (cryptographic) nhằm bảo đảm tính xác thực của giao dịch với các đồng tiền này. Ví dụ: Bitcoin, ETH Những đồng tiền này ngoài tính năng thanh toán còn mang tính đầu tư và hiện nay không chịu sự kiểm soát của bất kỳ ngân hàng trung ương của quốc gia cũng như không có sự đảm bảo phát hành. 3. Hiện trạng tiền điện tử pháp định trên thế giới Đồng tiền e-Euro sắp phát hành4: Định nghĩa: Đồng tiền e-Euro sẽ là đồng tiền điện tử được phát hành bởi Eurosystem (ECB và các ngân hàng trung ương quốc gia), mọi công dân, tổ chức ở các quốc gia đều sử dụng được. Khi sử dụng đồng tiền e-Euro, Eurosystem sẽ đảm bảo rằng công dân các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (khu vực sử dụng đồng Euro) sẽ được miễn phí giao dịch. Ngoài tác dụng là tiền tệ điện tử, đây là một phương tiện thanh toán đơn giản, được chấp nhận rộng rãi, an toàn và đáng tin cậy. Bản chất: Đồng tiền e-Euro sẽ giống như đồng tiền Euro in trên giấy/đồng xu Euro, hoàn toàn giống như tiền giấy/tiền vật lý nhưng tồn tại dưới dạng điện tử (Phi vật lý). Đồng tiền e-Euro sẽ không thay thế tiền mặt, mà tồn tại song song với hệ thống tiền mặt. Liên minh châu Âu đảm bảo tiền mặt vẫn được sử dụng bình thường ở tất cả các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (khu vực sử dụng đồng Euro). Đồng tiền e-Euro sẽ cung cấp cho bạn sự lựa chọn bổ sung về cách thanh toán và giúp thanh toán dễ dàng hơn, góp phần vào việc giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt. Đồng tiền e-Euro không phải là tài 4 Truy cập 872
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM sản tiền điện tử bởi vì giá trị của tài sản điện tử so với đồng tiền Euro sẽ có những biến động tăng hay giảm tùy theo thời điểm và có thể không có tổ chức đáng tin cậy nào hỗ trợ. Những người sử dụng đồng tiền e-Euro sẽ được đảm bảo giống như như khi sử dụng tiền mặt, vì cả hai đều được hỗ trợ bởi ngân hàng trung ương. Công nghệ: Các công nghệ sử dụng cho đồng tiền e-Euro đang được hoàn thiện và chưa được quyết định sẽ sử dụng công nghệ nào. Có thể sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) như Blockchain hoặc sử dụng công nghệ khác. Chuyển đổi: Đồng tiền e-Euro sẽ được chuyển đổi 1-1 với các hình thức khác của đồng Euro, chẳng hạn như tiền giấy, tiền xu, tiền dự trữ ngân hàng trung ương hoặc tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại. Đồng tiền e-Euro sẽ là một phương tiện thanh toán điện tử an toàn, dễ dàng như tiền mặt và giao dịch thông thường sẽ miễn phí. Tất cả mọi người đều sử dụng được kể cả những người không có tài khoản ngân hàng. Nội dung chính của báo cáo về đồng tiền e-Euro của ngân hàng Trung ương Châu Âu tháng 10.20205: Thứ nhất, về nhu cầu của người dân: Nhận thức của công chúng về tiền mặt so với thanh toán điện tử đã thay đổi. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu trong toàn bộ khu vực đồng euro, nhưng việc sử dụng tiền mặt đang giảm dần ở một số quốc gia, thói quen sử dụng tiền mặt cũng thay đổi nhanh chóng và bất ngờ do cuộc khủng hoảng COVID-19. Sự thay đổi trong thói quen thanh toán là hướng tới thanh toán không tiếp xúc và thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử. Theo khảo sát của ECB, những người trẻ tuổi ở Châu Âu sử dụng thanh toán điện tử ngày càng nhiều, tuy nhiên họ vẫn lo ngại về vấn đề bảo mật, bao gồm cả đảm bảo sự riêng tư cho người sử dụng và tốc độ kết nối, sự ổn định của kết nối. Thứ hai, về nhu cầu của nền kinh tế: Phát hành đồng tiền e-Euro để thúc đẩy quá trình số hóa nền kinh tế, do đó đồng tiền e-Euro phải theo kịp tốc độ với công nghệ hiện đại mọi lúc để giải quyết tốt nhất các nhu cầu của liên quan đến thị trường. Song song với nó là khả năng sử dụng thuận tiện, tốc độ, chi phí hiệu quả. Việc thiết kế phải đảm bảo để mọi người dùng đều sử dụng được trong toàn bộ khu vực sử dụng đồng Euro và phải tương thích với các giải pháp thanh toán khác như đồng tiền Euro hiện tại. Phát hành đồng tiền e-Euro để góp phần giảm bớt giao dịch tiền mặt. Như vậy, đồng tiền e-Euro phải có các tính năng giống như tiền mặt. Để phù hợp với các tính chất hiện có của tiền mặt, đồng tiền e-Euro phải thực hiện được các giao dịch thanh toán mà không có kết nối mạng. Ngoài ra, nó phải dễ sử dụng cho cộng đồng thiểu số người già, người khuyết tật, 5 Truy cập 873
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM phải hoàn toàn miễn phí cho các giao dịch cơ bản trong cuộc sống của người dân và phải bảo vệ quyền riêng tư. Nó phải trở thành đồng tiền có uy tín như đồng Euro hiện tại. Thứ ba, về tính cạnh tranh: Đồng tiền e-Euro phải từng bước trở thành đồng tiền thay thế cho đồng tiền Euro vật lý hiện tại trên nhiều lĩnh vực: là phương tiện trao đổi và là phương tiện để tích trữ (để dành, tiết kiệm ). Điều này đặt ra vấn đề phải có sự thống nhất và đồng nhất giữa đồng tiền e-Euro do ECB phát hành và đồng tiền e-Euro do các Ngân hàng Trung ương của Quốc gia thành viên của liên minh Châu Âu phát hành. (Như tiền giấy và tiền xu Euro hiện tại). Ngoài ra, cần xây dựng hành lang pháp lý cho các đồng tiền điện tử khác do các tổ chức tư nhân phát hành (Ví dụ như: Bitcoin ) vì khi thừa nhận vấn đề này có khả năng làm suy yếu đồng tiền e-Euro vì đồng tiền e-Euro đang thua kém các đồng tiền điện tử khác như Bitcoin ở lĩnh vực tích trữ và đầu tư. Tiếp nữa là vấn đề kết nối với hệ thống thanh toán toàn cầu và có kiểm soát. Cần phải đảm bảo việc cung cấp thanh toán điện tử cho các ngân hàng trung ương nước ngoài hoặc các cá nhân, tổ chức nằm ngoài khu vực đồng tiền Euro truyền thống có nhu cầu sử dụng. Song song đó là công dân châu Âu phải có thể sử dụng đồng tiền e-Euro ở bất kỳ đâu trên mạng thanh toán điện tử toàn cầu. Điều này làm nên uy tín trên toàn cầu của đồng tiền e-Euro. Như vậy, để đồng tiền e-Euro có tính cạnh tranh cao, đồng tiền e-Euro phải sẵn sàng cho việc sử dụng trực tuyến, trở thành giải pháp thanh toán ngoại tệ cho các quốc gia ngoài Liên minh Châu Âu từ đó loại bỏ các phương thức thanh toán không được kiểm soát (như Bitcoin .). Thứ tư, về chính sách quản lý: Các quốc gia trong Liên minh châu Âu cần có nghiên cứu và kết luận về ảnh hưởng của việc phát hành đồng tiền e-Euro cho quốc gia. Nếu nghiên cứu cho kết quả: Việc phát hành đồng tiền e-Euro là cần thiết hoặc có ảnh hưởng tốt cho chính sách tiền tệ thì cần có những chính sách cụ thể hỗ trợ cho sự phát triển của đồng tiền e-Euro. Ví dụ như tăng lãi suất tiền gửi của đồng tiền e-Euro cao hơn so với đồng tiền Euro truyền thống. Thứ năm, e-Euro là công cụ thanh toán thay thế đồng tiền Euro truyền thống: Khi có sự cố về mạng internet, thiên tai, đại dịch hoặc các sự cố về đường truyền, các sự cố khác có thể làm gián đoạn các dịch vụ thanh toán thông thường như ngừng thanh toán bằng thẻ tín dụng cá nhân, gián đoạn giao dịch qua ngân hàng trực tuyến hoặc không thể rút tiền mặt từ máy rút tiền tự động (ATM) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ thống bán lẻ, dịch vụ. Khi đại dịch xảy ra, sự giãn cách xã hội có thể làm thay đổi thói quen thanh toán của người dân. Lúc này, tiền mặt cũng có thể được xem là vật trung gian truyền bệnh. Khi đó, người dân sẽ hạn chế sử dụng tiền mặt và có xu hướng sử dụng các hình thức thanh toán không tiếp xúc, thanh toán trực tuyến và các hình thức thanh toán tương tự khác. Khi đó, đồng tiền e-Euro cần sẵn sàng để áp dụng trong việc thanh toán, đồng tiền 874
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM e-Euro được giao dịch qua kênh thanh toán linh hoạt tách biệt với các kênh của các dịch vụ thanh toán khác và đảm bảo quá trình thanh toán thông suốt. Thứ sáu, vai trò quốc tế của đồng tiền e-Euro: Đồng tiền e-Euro là nhân tố quan trọng trong việc khẳng định thế mạnh của nền kinh tế trên toàn châu Âu. Khi đó, Liên minh Châu Âu sẽ phát hành đồng tiền e-Euro với vai trò là một phương tiện thanh toán quốc tế. Khi đó, việc thanh toán quốc tế giữa người dân các quốc gia trong Liên minh Châu Âu và các quốc gia còn lại sẽ diễn ra thuận tiện và dễ dàng. Thứ bảy, giảm thiểu chi phí phát hành và thân thiện với môi trường: Đồng tiền e-Euro được thiết kế và hình thành trên một nền tảng kỹ thuật tốt sẽ giảm thiểu chi phí phát hành so với đồng tiền Euro truyền thống. Tiếp nữa, đồng tiền e-Euro còn có lợi thế so sánh về hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng so với các đồng tiền điện tử khác như Bitcoin. Để đảm bảo cho việc phát hành Bitcoin đúng theo dự kiến, các bài toán cần giải mã càng ngày càng khó hơn dẫn đến năng lượng vô công trong việc tìm kết quả thỏa mãn (mining) càng ngày càng lớn. Như vậy, kỹ thuật thiết kế của đồng tiền e-Euro phải đạt được tối ưu về chi phí vận hành và thân thiện với môi trường. Thứ tám, tác động đến lĩnh vực ngân hàng, chính sách tiền tệ và ổn định tài chính quốc gia. Đồng tiền e-Euro có thể có những tác động tiêu cực đến lĩnh vực ngân hàng, chính sách tiền tệ và ổn định tài chính quốc gia như làm suy giảm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần, ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất tiền gửi. Nếu quản trị sai lầm, đồng tiền e-Euro có thể giống như Bitcoin, trở thành phương tiện đầu tư tiền tệ. Ví dụ như khi thực thi chính sách đề xuất hỗ trợ (trong mục 4.5.4) cho sự phát triển của đồng tiền e-Euro là tăng lãi suất tiền gửi của đồng tiền e-Euro cao hơn so với đồng tiền Euro truyền thống một cách thái quá, người dân sẽ chỉ gửi tiết kiệm bằng đồng tiền e-Euro. Bấy giờ sẽ có một tỷ lệ lớn đồng tiền e-Euro ở dạng tiết kiệm/đầu tư thay vì là phương tiện thanh toán. Liên minh Châu Âu phải kiểm soát số lượng đồng tiền e-Euro phát hành để kiểm soát lạm phát. Như vậy, đồng tiền e-Euro phải được coi là phương tiện thanh toán tiện lợi, nhưng phải tránh việc sử dụng nó như một hình thức đầu tư và đồng thời không xảy ra việc chuyển đổi hoàn toàn từ tiền tiết kiệm truyền thống (ví dụ: tiền gửi ngân hàng) sang đồng tiền e-Euro. Như vậy, việc dự kiến hình thành e-Euro là một bước tiến quan trọng của Liên minh Châu Âu trong việc hình thành môi trường thanh toán không dùng tiền mặt và không phụ thuộc vào mạng internet. Đảm bảo mọi người dân kể cả nhóm người dân đặc thù, thiểu số vẫn có thể sử dụng được. Euro có tham vọng rất lớn về việc phổ biến e-Euro ra toàn cầu. 875
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Thử nghiệm tiền điện tử của Trung Quốc (e-CNY): Thứ nhất, thông tin cơ bản về thử nghiệm tiền điện tử của Trung Quốc (e-CNY): Theo thông tin từ cổng thông tin Tencent QQ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đợt thử nghiệm thứ hai của đồng tiền Nhân dân tệ điện tử (e-CNY) sẽ tiếp tục diễn ra ở 6 thành phố Trường Sa, Hải Nam, Thượng Hải, Thanh Đảo, Đại Liên và Tây An. Đợt 1 đã diễn ra ở 4 thành phố là Tây An, Tô Châu, Thành Đô, Thâm Quyến và tại 2 địa điểm cụ thể là Bệnh viện Đồng Nhân Thượng Hải và Thế vận hội Mùa Đông với hơn 144.000 người tham gia thử nghiệm.6 Đợt 2 diễn ra trước tết Nguyên đán ở Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 5/2/2021 và vẫn đang tiếp tục. Chính quyền các thành phố tham gia thử nghiệm phát e- CNY cho nhân dân dưới nhiều hình thức. Ở Tô Châu, chính quyền phân phát tại “Lễ hội Mùa xuân chào mừng e-CNY”, mỗi người nhận được 200 e-CNY, tổng cộng có 30 triệu e-CNY được phát ra cho 150.000 người7. Ở Thành Đô, ngày 24/2/2021, chính quyền tổ chức bốc thăm may mắn với hơn 20.000 người may mắn nhận các giải thưởng khác nhau. Ngoài ra, còn có 138.805 người nhận được quà là 178 e-CNY và 64.255 người nhận 238 e-CNY. Tuy nhiên, điều khác biệt trong đợt thử nghiệm lần này là e-CNY sẽ chỉ tiêu dùng lần đầu trong thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn (19/3/2021) mà e-CNY chưa được sử dụng lần đầu, e-CNY sẽ được tự động thu hồi và trả về quỹ của địa phương.8 Thứ hai, đặc điểm pháp lý của e-CNY ở Trung Quốc9 là: “Đồng tiền Nhân dân tệ điện tử là đồng tiền điện tử hợp pháp do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành” (Zhang Ling, 2020, trang 2), tuy nhiên, theo “Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc” và “Quy định quản lý Nhân dân tệ”, đồng tiền hợp pháp của Trung Quốc hiện nay là đồng nhân dân tệ, bao gồm 2 loại là tiền giấy và tiền xu, không có quy định là đồng tiền vô hình, đồng tiền điện tử. Do đó, đồng nhân dân tệ điện tử hiện nay chỉ là thử nghiệm hợp pháp10. Một e-CNY luôn được định giá cố định bằng một CNY. Thứ ba, tính lưu thông: “Theo quy định, đồng nhân dân tệ điện tử có giả trị như đồng nhân dân tệ thông thường, các đơn vị, cá nhân không được từ chối nhận nếu đáp ứng đủ điều kiện nhận” (Fan Yifei, 2020, trang 3). Điều này có nghĩa là các tổ chức, cá nhân ở 6 Truy cập ngày 27/11/2020 và ngày 29/01/2021. 7 Truy cập ngày 07/02/2021. 8 Truy cập ngày 02/3/2021 và ngày 03/3/2021. 9 Truy cập ngày 17/9/2020 - Bài “Phân tích ý nghĩa chính sách của việc định vị đồng nhân dân tệ điện tử” của Fan Yifei, Phó thống đốc ngân hàng trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 10 Truy cập ngày 29/11/2020 - Bài “Giải thích các vấn đề pháp lý liên quan đến đồng nhân dân tệ điện tử” của Zhang Ling, công ty luật Han. 876
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM trong các khu vực thử nghiệm đã có ví điện tử trên điện thoại hoặc đã có thiết bị nhận (máy quét) sẽ không được từ chối nhận e-CNY. Nhận xét về điều này, Zhang Ling (2020, trang 2) cho rằng: “Những phát biểu này của Chủ tịch Fan là phù hợp với tình hình thực tế, bởi việc nắm giữ và sử dụng đồng nhân dân tệ điện tử cần dựa vào các thiết bị và phương tiện viễn thông đầu cuối như ví điện tử, ví điện tử cứng hay điện thoại di động chứ không phải ai cũng có điều kiện nhận được trong bất kỳ trường hợp nào.” Điều quan trọng hơn ở đây là trong quá trình sửa đổi “Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc” và “Quy định quản lý Nhân dân tệ” có bắt buộc toàn bộ người dân trong vùng thử nghiệm nói riêng và trên toàn quốc (Khi thử nghiệm hoàn tất) nói chung bắt buộc phải có thiết bị hoặc phương tiện viễn thông đầu cuối để bắt buộc phải nhận e-CNY hay để tự do lựa chọn. Ví dụ như cửa hàng có máy quẹt thẻ ATM/thẻ tín dụng sẽ có lợi thế so sánh trong việc bán hàng hơn những của hàng không có máy quẹt thẻ, chỉ nhận tiền mặt. Các giao dịch vủa e-CNY là ẩn danh với hai bên tham gia giao dịch, bên trả tiền không biết mình trả tiền cho ai, khi nhận hàng hóa và dịch vụ thì trả tiền đã thương lượng cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó thông qua thiết bị mà bên bán hàng, cung cấp dịch vụ đưa ra và ngược lại. Tuy nhiên, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ định danh được tất cả những giao dịch này và chỉ sử dụng trong các trường hợp cần điều tra về gian lận, tiền giả hay rửa tiền và các hoạt động điều tra theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Thứ tư, các giới hạn của e-CYN: Hiện tại, trong quá trình thử nghiệm, e-CNY chưa có giới hạn nào trong việc sử dụng. Tuy nhiên, trong tương lai, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã có những dự kiến về giới hạn sử dụng như giới hạn tổng số tiền chi tiêu trong mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày hoặc miễn phí cho những giao dịch nhỏ và không lặp lại, tính phí cho những giao dịch lớn hoặc lặp lại. Các giới hạn này có thể được bổ sung thêm khi hoạt động chính thức. Dự kiến sẽ có 04 mức/loại ví khác nhau, mỗi loại ví có giới hạn số tiền giao dịch hàng ngày, hàng năm và các giới hạn tương ứng. Thứ năm, vấn nạn tiền giả: Do các giao dịch tuy ẩn danh với đối tác nhưng là định danh với ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, do đó các vấn đề về giả mạo thông tin hay tiền giả sẽ dễ dàng truy suất khi có yêu cầu điều tra. Thứ sáu, vai trò của ngân hàng thương mại trong phát hành e-CNY: Cũng như đồng Nhân dân tệ truyền thống, ngân hàng thương mại cũng tham gia phát hành e-CNY và được ủy quyền để mở ví e-CNY cho khách hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến lưu thông đồng nhân dân tệ điện tử và chịu trách nhiệm với các dịch vụ đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn thử nghiệm này, các ngân hàng thương mại chưa tham gia việc phát hành e- CNY và lưu thông. Thứ bảy, các vấn đề pháp lý khác: Trong suốt 7 năm nghiên cứu cho đến khi thử nghiệm phát hành e-CNY, các vấn đề kỹ thuật liên quan có vẻ đã được giải quyết liên 877
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM quan đến chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, bảo vệ dữ liệu và với những đề xuất chỉnh sửa các luật liên quan, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã sẵn sàng cho việc phát hành chính thức và rộng rãi e-CNY trong thời gian gần. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý liên quan đến việc phát hành e-CNY toàn cầu chưa được đề xuất. Việc này có thể tiếp tục được thử nghiệm sau khi e-CNY phát hành chính thức. Thứ tám, đặc điểm kỹ thuật của e-CNY: Đồng e-CNY được phát hành trên công nghệ Blockchain, sử dụng lưu trữ dữ liệu phân tán ở các máy thành viên ngang hàng. Tuy nhiên nó sẽ khác với Blockchain truyền thống là tất cả các máy thành viên ngang hàng chứa số cái – dữ liệu lưu trữ quá trình giao dịch – đều thuộc quyền quản lý của chính phủ. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ có toàn quyền chỉnh sửa dữ liệu giao dịch trong hệ thống. Tuy nhiên, hiện nay, chính phủ đang là đơn vị cung cấp/phát hành e-CNY và đồng thời là trọng tài/người ghi chép giao dịch nên không cần thiết thực hiện chỉnh sửa giao dịch trong hệ thống. Điều này cũng giống như các ngân hàng thương mại hiện nay cũng có khả năng chỉnh sửa được các giao dịch trong hệ thống nội bộ của họ nhưng vì niềm tin với khách hàng, họ không dám làm như vậy. Hơn nữa, với đặc điểm về mã hóa bảo mật của Blockchain là quá trình mã hóa block mới có sử dụng dữ liệu của block cũ đảm bảo nếu muốn chỉnh sửa dữ liệu cần phải chỉnh sửa tất cả các block trước đó và sau đó. Điều này là không thể thực hiện khi chuỗi đã có quá nhiều block. Điều này giống như việc thực hiện ghi sổ cái lại từ đầu. Thứ chín, đặc điểm phát hành: Mỗi đồng e-CNY đều được gán số thứ tự (Serial Number) tương ứng tương tự như trên tiền giấy/polymer và có mệnh giá tương ứng. Như vậy, việc phát hành e-CNY tương tự như việc phát hành tiền giấy/polymer, chỉ khác là không trực tiếp in ra mà chỉ phát hành dạng điện tử (phi vật lý), không tồn tại dạng vật lý. Như vậy, trên mỗi ví sẽ có lưu trữ cụ thể số tờ giấy bạc, serial tờ giấy bạc từ đó suy ra tổng số tiền. Tiền lẻ phát hành và lưu trữ như tiền xu, chỉ có số lượng đồng xu theo mệnh giá và không có số serial. Nói cách khác, nếu ta có 10 e-CYN trong ví có thể tồn tại ở nhiều cách: (1) 1 đồng tiền điện tử mệnh giá 10 e-CYN; (2) 2 đồng tiền điện tử mệnh giá 5 e-CYN với 2 serial khác nhau; (3) 5 đồng tiền điện tử mệnh giá 2 e-CYN với 5 serial khác nhau; (4) 1 đồng tiền điện tử mệnh giá 5 e-CYN, 2 đồng tiền điện tử mệnh giá 2 e- CYN với 3 serial khác nhau và 10 đồng tiền điện tử mệnh giá 10 cent e-CYN không có serial. Như vậy đồng nghĩa với việc giao dịch bằng e-CNY hoàn toàn giống với thật, khi mà bên trả tiền và bên nhận tiền không có đủ tiền lẻ để trả hoặc thối lại thì sẽ có một bên chịu thiệt và một bên hưởng lợi. 878
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 1: Đồng tiền điện tử pháp định mệnh giá 1 e-CNY (có số serial) trong ví mềm Nguồn: www.new.qq.com Về ví điện tử: Cũng như các ví điện tử khác, ví điện tử e-CNY là một app được cài đặt vào điện thoại di động của người dùng, có bảo mật cao bằng mật khẩu, chỉ sử dụng khi có internet, thực hiện các thao tác quét QR Code của người nhận tiền và nhập số tiền cần trả như các ví điện tử khác. Ví điện tử có định danh người sử dụng. Về ví cứng: Ví cứng được thử nghiệm ở Thượng Hải, sử dụng công nghệ NFC (Near- Field Communications), tạm dịch là công nghệ kết nối trường gần, là một giao thức kết nối giữa hai thiết bị điện tử ở khoảng cách gần. Thanh toán bằng cách quẹt thẻ trên thiết bị quẹt thẻ tín dụng của người nhận tiền/người bán/người cung cấp dịch vụ, việc thanh toán không yêu cầu các thao tác phức tạp và không cần mang theo điện thoại thông minh, không cần internet, mật khẩu để thanh toán. Việc chuyển tiền từ ví điện tử vào ví cứng hoặc từ ví cứng vào ví điện tử sẽ thao tác trên điện thoại thông minh thông qua kết nối bluetooth hoặc NFC. Và như vậy, khi mất ví cứng nghĩa là mất tiền, ai cũng có thể sử dụng được, ví cứng không có định danh với người dùng. 879
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 2: Quá trình thanh toán bằng ví cứng và thiết bị thanh toán tích hợp bằng công nghệ NFC, quá trình thanh toán không cần kết nối internet. Nguồn: www.new.qq.com Kết luận về thử nghiệm: Trung Quốc đã thử nghiệm e-CNY ở nhiều địa phương khác nhau để xác định tính ổn định và độ tin cậy của đường truyền và hệ thống. Đồng thời qua đó cũng thử nghiệm nhiều loại ví khác nhau ở trong những khu vực nhỏ khác nhau. Trong thời gian ngắn sắp tới, Trung Quốc đã tiếp tục thử nghiệm e-CNY ở các cơ sở chưa bệnh nguy cơ cao và thử nghiệm rộng rãi hơn. Trong thời gian dài, với tham vọng lớn, Trung Quốc sẽ tiếp tục thử nghiệm e-CNY liên kết với các quốc gia khác, hiện đã có Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UEA) đã tham gia kế hoạch tiền điện tử toàn cầu của Trung Quốc11. 4. Đặc điểm chính của tiền điện tử so sánh với các đặc điểm của tiền mã hóa Về tính đảm bảo: Đây là đặc điểm chính yếu cơ bản của tiền điện tử khác với tiền mã hóa, tiền điện tử là do chính phủ phát hành và đảm bảo quyền sở hữu, đảm bảo giá trị, đảm bảo lưu hành bằng những chế định pháp luật cụ thể. Đây là đặc điểm mà tiền mã hóa chưa có đến thời điểm này. Về bảo mật: Đặc điểm này thì tiền điện tử tương tự như tiền mã hóa là sử dụng lưu trữ dữ liệu phi tập trung trên nền tảng của Blockchain, mã hóa theo chuỗi và khi mã hóa có sự kế thừa. Do đó tiến trình ghi nhận giao dịch là liên tục và không thể sửa chữa. 11 Truy cập cua-trung-quoc-1346845.html 880
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Về bảo vệ môi trường và tiêu hao năng lượng: Với đặc điểm này thì tiền điện tử vượt trội hoàn toàn đối với tiền mã hóa. Do được chính phủ tài trợ nên hệ thống máy tính vận hành sẽ hoạt động với công suất vừa đủ với công suất dự phòng. Còn đối với tiền mã hóa, do phải trả thu nhập/trả thưởng cho các máy tính tham gia hệ thống (Quá trình đào - mining) với phần thưởng cố định theo thời gian. Do đó, khi các máy tính (Máy đào) tham gia hệ thống càng nhiều và càng tăng tốc độ xử lý thì xác xuất nhận thu nhập/phần thưởng ngày càng giảm. Điều này đồng nghĩa vớ việc công suất vô công của cả hệ thống ngày càng lớn. Điều này gây lãng phí năng lượng ngày càng lớn do máy tính chạy vô công ngày càng nhiều. Về tính ẩn danh: Đặc điểm này tiền điện tử kế thừa một phần của tiền mã hóa, đó là tính ẩn danh của hai bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, chính phủ một quốc gia sẽ nắm quyền quản lý thông qua ngân hàng trung ương nghĩa là chính phủ có quyền truy cập, nắm rõ thông tin chính danh của những giao dịch này và điều chỉnh những hành vi phạm pháp như mua bán hàng cấm, rửa tiền, sử dụng tiền giả . Về thanh toán: Đồng tiền điện tử hay đồng tiền mã hóa đều có thể thanh toán không bị giới hạn bởi thời gian và không gian, có thể thực hiện việc chuyển tiền trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, thuận tiện và chi phí thấp, toàn bộ quá trình thanh toán thuận tiện và hiệu quả hơn. Việc chuyển tiền truyền thống ra nước ngoài cần trải qua các thủ tục phức tạp hơn thông qua các tổ chức ngân hàng, chẳng hạn như mã nhận dạng doanh nghiệp của Hiệp hội Viễn thông Tài chính, số tài khoản ngân hàng quốc tế của một nơi nhận cụ thể và đồng thời, hoàn thành toàn bộ quá trình chuyển tiền. Quá trình này mất nhiều thời gian, thường từ 1 đến 8 ngày làm việc và yêu cầu phí xử lý tương đối cao; trong khi tiền điện tử có thể thực hiện các dịch vụ chi phí thấp và thuận tiện cho việc chuyển tiền ra nước ngoài, chẳng hạn như như khi xử lý chuyển khoản ở nước ngoài thông qua Paypal, Số tiền chuyển có thể được ghi có vào tài khoản Paypal của người nhận thanh toán ngay sau khi chấp nhận lệnh thanh toán, giúp thực hiện các giao dịch kinh doanh tức thì. Vấn đề quản lý của chính phủ cũng sẽ là một đặc điểm khác của tiền điện tử so với tiền mã hóa, chính phủ sẽ quy định những đối tượng nào sẽ được chuyển tiền ra nước ngoài và quy định hạn mức cụ thể cho từng đối tượng cụ thể. 5. Hiệu quả về mặt chính sách và phát hành của tiền điện tử Về mặt thanh toán: Tiền điện tử của ngân hàng trung ương phát hành đã tạo ra một mô hình thanh toán và thanh toán liên ngân hàng hoàn toán mới, có thể tối ưu hóa chức năng thanh toán; nếu nó được tích hợp hiệu quả với các công cụ tài chính khác như thị trường chứng khóa, thị trường hàng hóa, thị trường vốn , tiền tệ điện tử của ngân hàng trung 881
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ương phát hành sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả không chỉ đối với nhà nước mà còn đối với các đơn vị trung gian thanh toán như ngân hàng, các tổ chức tín dụng Về chính sách tiền tệ: Một phần đồng tiền điện tử khi phát hành không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Một phần nào đó của đồng tiền điện tử khi phát hành có thể không ảnh hưởng (trung lập) đến chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô. Ví dụ trong thị trường liên ngân hàng, khi ngân hàng trung ương phát hành đồng tiền điện tử căn cứ vào lượng dự trữ tiền tệ bắt buộc của các ngân hàng thương mại ở ngân hàng trung ương đồng thời lượng tiền điện tử này chỉ được thanh toán giới hạn trong thị trường liên ngân hàng thì nguồn cung của lượng tiền điện tử này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô. Bản chất của vần đề này chỉ là chuyển dự trữ bắt buộc từ ngân hàng thương mại này sang ngân hàng thương mại khác và vẫn đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại. Lãi suất tiền tệ điện tử của ngân hàng trung ương có thể trở thành một công cụ chính sách tiền tệ mới. Nếu đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương phát hành không chỉ là một công cụ thanh toán mà còn là một tài sản chịu lãi, thì nó sẽ tạo ra một công cụ chính sách tiền tệ mới dựa trên giá cả. Thứ nhất là ở thị trường liên ngân hàng, khi lãi suất tiền tệ điện tử của ngân hàng trung ương cao hơn lãi suất dự trữ, nó sẽ thay thế lãi suất dự trữ và trở thành giới hạn dưới của lãi suất thị trường tiền tệ. Thứ hai là ở thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại, nếu lãi suất tiền điện tử của ngân hàng trung ương thấp hơn của lãi suất tiền gửi ngân hàng. Điều này có hai ý nghĩa chính sách tích cực. Một là, giúp tăng chuyển lãi suất của ngân hàng trung ương sang lãi suất tín dụng trung và dài hạn. Hai là, ngân hàng trung ương có thể thông qua việc điều chỉnh lãi suất tiền tệ điện tử của ngân hàng trung ương để điều chỉnh lãi suất tiền gửi ngân hàng. Loại bỏ các trường hợp lãi suất nhỏ hơn 0: Khi lãi suất quá thấp, nếu các tổ chức gửi tiền vào ngân hàng đôi khi còn chịu lãi suất âm hay nói cách khác, họ phải trả chi phí dịch vụ cho việc quản lý và giữ giùm tiền mặt của ngân hàng thương mại khi mà dòng tiền dư thừa trong en nền kinh tế. Đối với tiền điện tử, chi phí dịch vụ cho việc quản lý và giữ giùm tiền điện tử của ngân hàng thương mại là không đáng kể, điều này giúp lãi xuất tiền gửi chỉ có thể về 0 mà không thể thấp hơn 0. Về phát hành tiền: Khi phát hành tiền điện tử, chi phí phát hành sẽ nhỏ hơn nhiều lần chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển và phát hành tiền mặt. Ngoài ra các ngân hàng thương mại nói riêng và ngân hàng trung ương nói chung cũng giảm thiểu rất nhiều nhân viên kiểm đếm, gói buộc cũng như các công việc hậu kỳ của tiền mặt như kiểm tra, lập biên bản thu hồi những tờ tiền hư hỏng, không đủ tiêu chuẩn lưu thông cũng như quy trình 882
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hủy nó.12 Việc phát hành hay thu hồi cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết, kho lệnh phát hành ban bố, gần như tức thời các ngân hàng thương mại có ngay tiền để chi dùng. Điều này đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp tạm mất thanh khoản vì điều kiện khách quan. Ví dụ như vụ việc xảy ra vào năm 2003 ở ngân hàng ACB, khi có tin đồn ngân hàng khó khăn trong thanh khoản, thanh toán, tâm lý lo ngại dấy lên và đỉnh điểm là ngày 14/10/2003, từng đoàn người ùn ùn kéo đến rút tiền tại hội sở và các chi nhánh. Nhiều người kiên quyết bám trụ với hy vọng phải cầm được tiền của mình mới chịu ra về. Đối lập với tình trạng này là từng đoàn xe chuyên dụng chở tiền nối đuôi nhau từ ngân hàng nhà nước và các ngân hàng khác chở tiền đến hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng ACB tránh đổ vỡ dây chuyền. Đối với tiền điện tử, tất cả chỉ thông qua vài cái bấm chuột Ngân hàng Trung ương giữ vai trò phát hành và đưa ra lưu thông, chuyển cho các ngân hàng thương mại, từ đó đồng tiền điện tử mới tới người dùng. Đồng thời, ngân hàng Trung ương duy trì sự tồn tại và tính trung lập của toàn hệ thống. 6. Đề xuất chính sách cho tiền điện tử pháp định Đề xuất khái niệm Như đã nêu ở trên, hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về tiền điện tử và những định nghĩa này cũng còn nhiều tranh cãi. Việc dịch/chuyển ngữ những định nghĩa này sang tiếng Việt cũng tạo nên nhiều tranh luận. Tuy nhiên, tồn tại ba cách hiểu về tiền điện tử như sau: (1) Tiền điện tử tương đương với tiền ảo, tiền mã hóa, (2) Tiền điện tử là một công cụ thanh toán điện tử. (3) Tiền điện tử là một loại tiền tệ. Những cách hiểu khác nhau này xuất phát từ hai lý do chính: Thứ nhất, tiền điện tử là một khái niệm hoàn toàn mới và nó được hình thành dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ hai, khái niệm ban đầu về tiền điện tử chỉ là một cách suy nghĩ mới, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự đảm bảo của các quốc gia, khu vực sẽ xây dựng nên giá trị lâu dài của tiền điện tử. Trên thực tế, với sự tồn tại hơn 10 năm của Bitcoin, và những giá trị mà Bitcoin đang nắm giữ, lần đầu tiên tiền điện tử được tồn tại với định danh là “Crypto Currency” hay “Cryptocurrency”, dịch/chuyển ngữ sang tiếng Việt là tiền ảo, tiền điện tử nhưng từ chính xác nhất để dịch theo tôi là tiền mã hóa. Và cũng với thực tế tồn tại, các đồng tiền (coin) này và ngay cả Bitcoin cũng không thể định nghĩa là tiền điện tử do nó hoàn toàn 12 Năm 2019, chi phí sản xuất Nhân dân tệ tiền mặt ở Trung Quốc là khoảng 116,2 tỷ nhân dân tệ. Chi phí lưu trữ, vận chuyển, lưu thông tiền mặt và chi phí tiêu hủy khoảng 276,7 tỷ nhân dân tệ/năm. Trong khi chi phí hệ thống vận hành của đồng nhân dân tệ điện tử về mặt lý thuyết là khoản đầu tư một lần, sau đó chi phí cận biên sẽ giảm xuống. Thậm chí gần bằng không. Các ngân hàng thương mại không cần phải đầu tư liên tục vào vận chuyển và bảo quản an toàn mà chỉ cần chuyển khoản trực tuyến với người dùng. Trong lưu thông thực tế, chi phí tổn thất và chi phí bảo trì của đồng Nhân dân tệ điện tử cũng gần như bằng không. 883
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM không có sự kiểm soát và đảm bảo của nhà nước. Ngoài ra, theo thời gian, tốc độ các giao dịch bitcoin chậm dần và chi phí giao dịch ngày càng cao, các giao dịch nhỏ đều mất thời gian rất lâu mới có thể thực hiện được do hệ thống ưu tiên thực hiện những giao dịch lớn vì có chi phí giao dịch lớn. Bitcoi mất dần tính năng thanh toán và dần chỉ còn tính năng đầu tư. Do đó, với bitcoin ta sử dụng khái niệm là tiền mã hóa là đúng nhất. Đối với định nghĩa tiền điện tử pháp định là tiền tệ, đây là một khái niệm mới nhất, để thỏa mãn khái niệm này, ngoài một số đặc điểm là ưu điểm của tiền mã hóa về bảo mật, về chi phí, về thanh toán thì luôn phải tồn tại một đặc điểm tiên quyết là phải chịu sự quản lý của chính phủ. Hiện nay cũng chỉ có các thử nghiệm của một số khu vực/quốc gia và các đề xuất chỉnh sửa Luật cho phù hợp ở một số quốc gia. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm lại rất khả quan, các kết quả giao dịch và quản lý giao dịch, các vấn đề liên quan khác đã được giải quyết hợp lý để tiền điện tử pháp định có thể được coi là một loại tiền tệ. Tiền điện tử pháp định là một công cụ thanh toán điện tử. Đây cũng là một khái niệm mới và tiền điện tử pháp định hoàn toàn đáp ứng được và đáp ứng tốt hơn khi mà các giao dịch có thể diễn ra không cần internet và không cần có tài khoản ngân hàng. Các công cụ thanh toán điện tử đang sử dụng như chuyển khoản online, quét thẻ ATM/thẻ tín dụng hay các ví điện tử như nganluong, MoMo, Viettel Pay . cũng đều phải xoay quanh đồng tiền gốc được công nhận là tiền, đó là Đồng Việt Nam thông qua tài khoản ngân hàng. Căn cứ vào những phân tích ở trên, tác giả đề xuất khái niệm Tiền điện tử pháp định là một loại tiền tệ và là công cụ thanh toán điện tử. Đề xuất các định nghĩa làm cơ sở cho xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau: Electronic money - Tiền điện tử pháp định - dùng để chỉ các loại tiền tệ được các quốc gia, tổ chức phát hành tiền thông thường phát hành nhưng chỉ tồn tại dưới hình thức điện tử mà không tồn tại dưới dạng vật lý. Như vậy, với định nghĩa này, tiền Điện tử VNĐ sẽ là tiền nội tệ, các loại tiền điện tử pháp định khác sẽ là ngoại tệ. Virtual currency - Tiền ảo - Được tạo ra với mục đích chủ yếu để chỉ thanh toán mua bán dịch vụ và hàng hóa trong thế giới ảo cụ thể của một tổ chức cụ thể (Trong một games nào đó .). Các quy phạm pháp luật về tiền ảo trong games sẽ giữ nguyên giá trị điều chỉnh. Cryptographic currency - Tiền mã hóa - dùng để chỉ các loại tiền không do các quốc gia, tổ chức phát hành tiền thông thường phát hành, được tạo ra trên nền tảng mã hóa (cryptographic) nhằm bảo đảm tính xác thực của giao dịch với các đồng tiền này. Ví dụ: Bitcoin 884
  16. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Đề xuất về pháp luật Căn cứ trên các đề xuất về các định nghĩa theo những quan điểm mới nhất của thế giới, các văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành cũng cần bám sát và có những điều chỉnh cụ thể theo những định nghĩa để có thể dễ dàng thực hiện. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam đang gộp chung tất cả là tiền ảo. Các đề xuất cụ thể như sau: Đề xuất đối với tiền mã hóa (Cryptographic currency): Đối với tiền mã hóa như Bitcoin, Pi và hàng triệu các đồng tiền mã hóa khác, quan điểm của phần lớn các quốc gia trên thế giới trong đó có nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc và ngay cả Liên minh châu Âu cũng không thừa nhận nó là một phương tiện thanh toán hay nói cách khác không thừa nhận nó là một loại tiền tệ hay tài sản. Cụ thể hơn, Cục Phòng chống tội phạm tài chính Mỹ (Fin CEN) cho rằng nó là một khoản tín dụng, không có giá trị nội tại, ECB thì cho rằng nó là một loại hình đầu tư có độ rủi ro cao và chính phủ không can thiệp hay hỗ trợ khi có sự cố. Còn ở Nhật Bản thì coi nó là tiền ảo loại II có thể trao đổi khác với tiền ảo loại I là loại tiền ảo được nhà nước thừa nhận.13 Đối chiếu với các quy định về Pháp luật Dân sự (không phải tài sản), pháp luật về Giao dịch điện tử, Tài chính – Ngân hàng (không là tiền, không là ngoại hối, không là phương tiện thanh toán, giao dịch), quy định pháp luật về hành chính, hình sự và chế tài (khi sử dụng trái các quy định trên). Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay không cấm sở hữu, cho tặng hay tìm kiếm (đào - mining - để sở hữu). Như vậy, các quy định này là tương đối đầy đủ tạm thời có thể tiếp tục sử dụng. Điều bất cập là định nghĩa trong hệ thống pháp luật đang gộp chung tất cả các loại hình đều là tiền ảo, về vấn đề này hy vọng sẽ được hoàn thiện và giải quyết khi có các kết quả nghiên cứu của các bộ, ngành theo Quyết định số 1255/QĐTTg ngày 21/8/2017 về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Tuy nhiên đã quá thời hạn hơn một năm nhưng vẫn chưa công bố các kết quả nghiên cứu này cũng như hầu như chưa có các vản bản quy phạm pháp luật được trình từ các kết quả nghiên cứu này. Do đó, tác giả đề xuất các quy phạm pháp luật cụ thể đề xuất bổ sung đối với tiền mã hóa như sau: Thứ nhất, bổ sung quy phạm pháp luật trong Luật Thương mại, Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng cấm sử dụng tiền mã hóa trong các giao dịch hàng hóa, dịch vụ 13 Truy cập ao-trong-thoi-dai-cong-nghiep-4-0 (Hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong thời đại công nghiệp 4.0, Đoàn Thị Ngọc Hải) 885
  17. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Thứ hai, bổ sung quy phạm pháp luật trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc các văn bản hướng dẫn khi trong các quy phạm pháp luật của hai luật này chưa có quy phạm về đầu tư hay kinh doanh tiền mã hóa. Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã cụ thể hóa vấn đề này. Tuy nhiên theo các phân tích, tiền mã hóa tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như nhiều hành vi không thể kiểm soát nên không nên hợp pháp hóa nó ở Việt Nam. Cụ thể hơn, đó là xây dựng các quy phạm pháp luật cấm đầu tư, góp vốn, kinh doanh tiền mã hóa. Thứ ba, bổ sung quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Giao dịch điện tử, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiến hành điều tra khi có dấu hiệu chuyển tiền lớn nhưng không rõ mục đích, lý do. Có thể đó là hành vi chuyển tiền tệ thành tiền mã hóa. Thứ tư, bổ sung quy định chế tài của pháp luật khi phát hành, cung ứng, sử dụng tiền mã hóa ở Việt Nam. Đề xuất đối với tiền ảo, tài sản ảo (Virtual currency) Căn cứ phân tích ở mục 3.4, các quy phạm pháp luật về vấn đề này tương đối rõ ràng và đầy đủ, chỉ khác về tên gọi, định nghĩa và đề xuất sẽ hoàn thiện sau khi các nghiên cứu cụ thể theo quyết định số 1255/QĐTTg ngày 21/8/2017 về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo hoàn thành. Đề xuất đối với tiền điện tử pháp định (Electronic money): Căn cứ những so sánh và phân tích, tiền điện tử pháp định do ngân hàng trung ương của quốc gia hay khu vực phát hành, có đầy đủ các đặc điểm và tính chất của tiền giấy/tiền polymer/tiền xu thông thường và có nhiều tiện ích vượt trội, do đó, đây là hình thức tiền tệ cần phát triển trong tương lai. Căn cứ vào những thử nghiệm gần đây cũng như những văn bản lấy ý kiến người dân về chỉnh sửa các luật liên quan của Trung Quốc, việc thừa nhận đồng tiền điện tử pháp định (e-CNY) chỉ là vấn đề thời gian. Căn cứ vào pháp luật về ngoại hối, nếu đồng tiền điện tử pháp định của một quốc gia hay khu vực được nhà nước, chính quyền công nhận và sử dụng rộng rãi sẽ trở thành ngoại tệ của Việt Nam. Trong trường hợp đó, các giao dịch liên quan đến tiền điện tử pháp định đó trên lãnh thổ Việt Nam với tư cách là tiền pháp định của một quốc gia/khu vực khác sẽ phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Như vậy, trong tương lai gần, hệ thống luật pháp Việt Nam cần sớm nghiên cứu và ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi này, các đề xuất cụ thể như sau: 886
  18. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Một là, đối với đồng tiền điện tử pháp định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành với những đặc tính tương đương các đồng tiền điện tử pháp định khác đang thử nghiệm (e-EURO, e-CNY ), rất cần nghiên cứu và sớm đề ra khung pháp lý cho vấn đề này. Khi được thừa nhận là tiền tệ, nó sẽ đương nhiên trở thành tài sản trong pháp luật dân sự và phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam như đã nghiên cứu ở trên. Hai là, việc thừa nhận đồng tiền điện tử pháp định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là tiền và rất cần nghiên cứu và sớm đề ra khung pháp lý cho vấn đề này vì các lý do cấp bách sau đây: Thứ nhất, là cơ sở cho việc nghiên cứu và phát hành đồng tiền điện tử do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Thứ hai, là cơ sở cho việc quy định tổ chức và người dân Việt Nam trong việc sở hữu ngoại tệ dưới dạng đồng tiền điện tử. Tổ chức nào, người dân nào được phép tạo ví để chứa ngoại tệ dưới dạng đồng tiền điện tử, các quy định về giao dịch Thứ ba, quy định của pháp luật Việt Nam với ngân hàng trung ương phát hành đồng tiền điện tử trong việc truy vết giao dịch, thanh toán. Đề xuất về sự cần thiết phát hành e-VND: Việc chính phủ Trung Quốc ban hành các quy phạm pháp luật thừa nhận đồng tiền điện tử pháp định (e-CNY) hay Liên minh Châu Âu thừa nhận đồng tiền điện tử pháp định (e-EURO) chỉ là vấn đề thời gian gần. Các vấn đề về kỹ thuật, pháp lý, tính chất và lợi ích trong việc nghiên cứu để phát hành đồng tiền điện tử pháp định (e-VND) cũng đang trong giai đoạn chín muồi. Cụ thể: Về kỹ thuật, kỹ thuật Blockchain xây dựng trên nền mã nguồn mở, đã được chứng thực qua quãng thời gian dài và qua một số lượng khổng lồ (hơn một triệu) đồng tiền mã hóa đã phát hành đã chứng minh tính ổn định và đảm bảo của kỹ thuật Blockchain. Do đó, đồng tiền điện tử pháp định hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ Blockchain để phát triển. Về pháp lý và tính chất của đồng tiền điện tử pháp định do các quốc gia, khu vực đã nghiên cứu và thử nghiệm bước đầu đã có những thanh công, ta có nhiều cơ hội để kế thừa. Về lợi ích, rất nhiều lợi ích đã được nêu trong nghiên cứu. Các vấn đề về mong muốn toàn cầu hóa các đồng tiền điện tử pháp định trong quá trình thử nghiệm vẫn luôn được đặt ra (Wang Xin, 2021), vì sự tiện lợi trong thanh toán của nó. Nếu chúng ta không khẩn trương có đối trọng với các đồng tiền điện tử pháp định trong khu vực thì chúng ta có thể bị lấn lướt trong thanh toán ở khu vực biên giới. Như vậy, thông qua nghiên cứu này, tôi đề xuất khẩn trương nghiên cứu và phát hành đồng tiền điện tử pháp định do ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành e-VND. Trên cơ sở đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển đồng tiền điện tử pháp định chung cho khu vực ASEAN. 887
  19. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tài liệu tham khảo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), “Pháp lệnh Ngoại hối”, Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2013), “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối”, Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13. Thủ tướng Chính phủ (2017), “Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo”, Quyết định số 1255/QĐTTg. Thủ tướng Chính phủ (2017), “Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo”, Quyết định số 1255/QĐTTg. Thủ tướng Chính phủ (2017), “Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, để xuất xử lý vấn đề về thuế sau khi có các quy định cụ thể của pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo”, Quyết định số 1255/QĐ - TTg. Thủ tướng Chính phủ (2018), “Tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác”, Chỉ thị số 10/CT - TTg. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), “Các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo”, Chỉ thị số 02/CT - NHNN. Chính phủ (2013), “Nghị định về thương mại điện tử”, Nghị định số 52/2013/NĐ - CP. Chính phủ (2015), “Bộ luật Dân sự”, Bộ luật số 91/2015/QH13. Chính phủ (2018), “Nghị định sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước”, Nghị định số 08/2018/NĐ - CP. Nguyễn Minh Oanh, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2018), “Các khía cạnh pháp lý của tiền ảo: thực tiễn các nước và một số kinh nghiệm cho Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong thời đại công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tòa án. Eurosystem (Feb,2020), “Electronic money”, www.ecb.europa.eu Eurosystem (May,2020), “A digital euro”, www.ecb.europa.eu Eurosystem (Oct,2020), “Report on a digital euro”, www.ecb.europa.eu Eurosystem (Oct,2020), “FAQs on the digital euro”, www.ecb.europa.eu Zhang Ling, công ty luật Han (29/11/2020), “Giải thích các vấn đề pháp lý liên quan đến đồng nhân dân tệ điện tử”, www.jinse.com. Zhang Chunxin, Phó Hiệu trưởng phụ trách Đào tạo, trường Tài chính Quốc tế Fanhai thuộc đại học Phúc Đán (11/07/2020), “Đồng tiền Nhân dân tệ điện tử của ngân hàng Trung ương thay đổi nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?”, www.fudan.edu.cn. Fan Yifei, Phó thống đốc ngân hàng trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (17/9/2020), “Phân tích ý nghĩa chính sách của việc định vị đồng nhân dân tệ điện tử”, www.xueqiu.com. Wang Xin, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu của ngân hàng trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (01/4/2021), “Các thử nghiệm của Nhân dân tệ điện tử đã triển khai rộng rãi và các việc thanh toán xuyên biên giới dự kiến sẽ phát triển”, www.finance.ifeng.com. Thông tin từ các trang web tin tức: www.thanhnien.vn; www.new.qq.com. 888