Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index

pdf 61 trang Gia Huy 23/05/2022 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_anh_huong_den_chi_so_gia_chung_khoan_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX Ngành: TÀI CHÍNH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GVHD: TS. Lê Đức Thắng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Đạt MSSV: 1211190243 Lớp : 12DTDN06 TP. Hồ Chí Minh, 2016 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX Ngành: TÀI CHÍNH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GVHD: TS. Lê Đức Thắng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Đạt MSSV: 1211190243 Lớp : 12DTDN06 TP. Hồ Chí Minh, 2016 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán FPT (FPTS), không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Ký tên Nguyễn Lê Thành Đạt ii
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Đức Thắng đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành bài nghiên cứu cũng như quý thầy cô và nhà trường đã truyền thu kiến thức cho tôi. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán FPT (FPTS) đã tạo mọi cơ hội và điều kiện tốt nhất cũng như cung cấp số liệu cần thiết cho tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu này. Tuy đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên có thể nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của qúy thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Ký tên Nguyễn Lê Thành Đạt iii
  5. MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đính nghiên cứu 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 1.6 Bố cục đề tài 4 Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán. 5 2.1 Thị trường chứng khoán: 5 2.1.1 Khái niệm 5 2.1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán: 5 2.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán 6 2.1.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán 8 2.1.5 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán 10 2.2 Chỉ số giá chứng khoán 13 2.2.1 Khái nhiệm 13 2.2.2 Phương pháp tính 14 2.3 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN-INDEX 15 2.3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam 15 2.3.2 Chỉ số VN-INDEX 17 2.4 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán 17 2.4.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số giá chứng khoán 18 2.4.2 Mức cung tiền M2 ảnh hưởng thế nào tới thị trường chứng khoán 19 2.4.3 Lãi suất cơ bản ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán 21 2.4.4 Ảnh hưởng của tỷ giá đô đến chỉ số giá chứng khoán 22 2.4.5 Ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường chứng khoán 23 2.4 Một số nghiên cứu trước đây 24 Chương 3: Mô hình nghiên cứu 26 3.1 Phương pháp nghiên cứu 26 3.2 Dữ liệu nghiên cứu và mô tả 27 Chương 4: Kết quả nghiên cứu 32 4.1 Thực hiện mô hình hồi quy 32 4.1.1 Kiểm định tính dừng 32 4.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến 33 4.1.3 Kiểm định tự tương quan 35 4.1.4 Kết quả mô hình 36 4.2 Phân tích kết quả hồi quy 39 Chương 5 Kết luận và giải pháp 45 5.1 Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới chỏ số giá chứng khoán VN-INDEX 45 5.2 Một só gốp ý và để xuất về các chính sách nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và ổn định 45 5.3 Giới hạn của nghiên cứu 49 iv
  6. Danh sách các bảng sử dụng Bảng 2.1 : Tóm tắt tăng trưởng của thi trường chứng khoán 2000-2005 Bảng 3.1 : Tóm tắt dữ liệu nghiên cứu Bảng 3.2 : Tóm tắt kỳ vọng tương quan của các nhân tố tới VN-INDEX Bảng 4.1 : Kiểm định ADF Bảng 4.2: Kết quả VIF Bảng 4.3: Kết quả VIF sau khi loại bỏ biến M2 Bảng 4.4: Công thức kiểm định tự tương quan Bảng 4.5: Kết quả chạy mô hình hồi quy Bảng 4.6: Tóm mức ý nghĩa của mô hình Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng CPI giai đoạn 2010-2015 v
  7. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả và sự phát triển của thị trường được đánh giá qua chỉ số giá chứng khoán . Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đều là các công ty lớn, đầu ngành với giá trị vốn hóa cao chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế vì thế có thể coi thị trường chứng khoán là thước đo tiêu biểu của nền kinh tế . Chỉ số giá chứng khoán phản ánh một phần sức khỏe của các công ty, niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế. Không chỉ là kênh huy động vốn hàng đầu mà trong bối cảnh hiện nay(giá vàng thất thường, thị trường bất động sản đi ngang, lãi tiền gởi tiết kiệm thấp, ) thì thị trường chứng khoán đang là một kênh đầu tư hấp dẫn và được quan tâm . Vậy chỉ số giá chứng khoán thay đổi như thế nào? Nhân tố nào là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại thị trường Việt Nam? Đây là vấn đề quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách: những yếu tố nào tác động trực tiếp đến thị trường và nó tác động như thế nào để có thể đưa ra các chính sách phù hợp phát triển bền vững thị trường chứng khoán làm đòn bẩy để phát triển nền kinh tế. Các nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay đa phần là đầu tư dựa vào tin đồn, theo đội lái, các tin ngắn hạn mà không có một cơ sở chắc chắn nào để dự đoán thị trường . Đây là cách đầu tư không hiệu quả rất dễ dẫn đến thị trường như những năm 2007- 2008 lên xuống không theo một quy luật nào. Thực tế, đây là đề tài đã được nghiên cứu không chỉ một mà là rất nhiều lần trên thế giới. Tuy nhiên tại những thị trường khác nhau lại đưa ra những kết quả khác nhau vì mỗi quốc gia với đặc điểm kinh tế khác nhau sẽ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau và mức tác động của các nhân tố đến thị trường cũng khác nhau. Như những quốc gia xuất khẩu dầu và nhập khẩu dầu chịu ảnh hưởng khác nhau bởi giá dầu. Không những thế trong cùng một thị trường tại những thời điểm khác nhau lại cho ra những kết quả khác nhau. Việc sử dụng những mô hình trước đây để phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời điểm hiện tại sẽ cho ra những kết quả không thật sự chính xác. Do đó cần phải cấp thiết sử dụng những số liệu mới để đánh giá, nghiên cứu lại các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại. 1
  8. Đối với các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu này sẽ giúp họ đưa ra các chính sách can thiệp vào thị trường theo đúng mục đích, đối với nhà đầu tư nghiên cứu này sẽ giúp họ có thể dự đoán được thị trường trong trung và dài hạn, làm cơ sở để lập danh mục đầu tư hiệu quả và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý phát triển bền vững với thị trường. Chính vì thế tôi quyết định nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam” 1.2 Mục đính nghiên cứu Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam. Trong ngắn hạn chỉ số chịu ảnh hưởng bởi các thông tư, thông tin ban ra . Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng lên thị trường về trung và dài hạn. Mục đích của đề tài là: -Hệ thống lại lý thuyết và phân tích xem yếu tố nào thật sự tác động trực tiếp lên chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam. -Thực nghiệm thống kê, phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam. -Đo lường và đánh giá được sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam. -Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp xây dựng TTCK Việt Nam thành kênh huy động vốn hiệu quả và phản ánh đúng giá trị thật của các công ty cũng như sức khỏe của cả nền kinh tế. -Cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ tham khảo để dự toán tình hình thị trường trong trung và dài hạn. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu thành công các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam cần làm rõ các vấn đề sau: Vấn đề 1: Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Vấn đề 2: Yếu tố tác động theo chiều hướng nào và mức độ tác động như thế nào lên chỉ số giá chứng khoán Việt Nam. 2
  9. Vấn đề 3: Nên dùng những chính sách nào để ổn định TTCK Việt Nam, phát triển bền vững. 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu : Chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam VN-INDEX và các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng: CPI, lãi suất cơ bản, mức cung tiền M2, giá dầu thế giới và tỷ giá hối đoái.  Phạm vi nghiên cứu: Do giai đoạn 2000-2008 là giai đoạn sơ khai của chứng khoán Việt Nam, thị trường nhỏ, bong bóng nên sẽ nghiên cứu thị trường trong giai đoạn 2009-2015. Các số liệu được thu thập từ các nguốn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổng cục thống kê (GSO), Ngân hàng nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước,  Nghiên cứu sử dụng giá cổ phiếu phổ thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)  Lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI của tháng này so với tháng liền kề trước đó.  Tỷ giá USD/VND được niêm yết bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam hằng tháng.  Giá dầu từ thị trường dầu thô thế giới.  Lãi suất cơ bản là lãi suất được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố hằng tháng.  Các nhân tố khác như tâm lý nhà đầu tư, tỷ lệ chi trả cổ tức, chỉ số giá chứng khoán nơi khác, quy mô thị trường, Không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài . 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.  Phương pháp định tính: tổng hợp các nghiên cứu cũ lọc ra những yếu tố có khả năng, tổng hợp thu thập các số liệu thông tin liên quan để quan sát sự biến động của chỉ số giá chứng khoán thông qua tác động của các nhân tố đó. 3
  10. Phân tích và đưa ra nhận xét tổng quan về mối tương quan của các yếu tố với chỉ số giá chứng khoán.  Phương pháp định lượng: Thu thập số liệu của các biến cho chạy trên trương trình Eviews theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với các kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết và tính tương quan, Ngoài ra còn áp dụng phương pháp thống kê miu tả để phân tích các biểu đồ thu thập được. 1.6 Bố cục đề tài Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến giá chỉ số giá chứng khoán Chương 3: Mô hình nghiên cứu Chương4: Kiểm định và đánh giá kết quả Chương5: Kết luận và khuyến nghị Tóm tắt chương 1 Xác định đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến vĩ mô đến giá cổ phiếu là rất quan trọng và được nhiều công trình trên thế giới thực hiện. Ở Việt Nam tuy có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện nhưng đa số là các giai đoan 2000- 2009. Ở chương một đã nêu ra được tính cấp thiết của vấn đề cần được nghiên cứu lại nhằm cho ra được kết quả chính xác hơn với mỗi thời kỳ. Ở chương một đã nêu lên những vấn đề, câu hỏi cần được giải quyết và tóm tắt, gói gọn phạm vi nghiên cứu của đề tài tránh nghiên cứu lang mang sai mục đích . Từ đó làm tiền đề và định hướng trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu. 4
  11. Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán. 2.1 Thị trường chứng khoán: 2.1.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành. Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị trường sơ cấp. Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ của các quỹ đầu tư, một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm. Vị trí của Thị trường chứng khoán. Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn là: Thị trường tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ): Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, Thị trường tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm thị trường tín dụng dài hạn (gồm thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính) và thị trường chứng khoán. 2.1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán: -Là hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính. 5
  12. -Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu -Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn. -Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho TTCK duy trì tính minh bạch trong các giao dịch tài chính. Vì tính minh bạch nên tất cả những người tham gia đều nắm được thông tin về giá cả của các cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường và những người tham gia còn có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp cho họ có thể giao dịch tự do và hiệu quả. -TTCK cung cấp cho các nhà đầu tư một mức độ an toàn thông qua sự giám sát của các tổ chức chuyên nghiệp giúp tạo một nền tảng giao dịch an toàn. -TTCK được coi là kim chỉ nam của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. -Là thị trường cực kỳ nhạy cảm với thông tin. Bất kỳ thông tin nào đưa ra đều rác động tới thị trường. Thị trường không chỉ thay đổi theo tháng, ngày mà là từng giây. Chính vì thế các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận đầu tư một cách rủi ro vào TTCK nếu họ muốn có được một lợi nhuận lớn. -Vì tính rủi ro cũng như ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nên thị trường chứng khoán tại Việt Nam chịu sự quản lý từ nhà nước thông qua Ủy Ban Chứng khoán với nhiệm vụ giám sát, thanh tra. Vì thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ nên chưa có đầy đủ các sản phẩm phái sinh như bán khống, quyền chọn mua, quyền chọn bán, cũng như chưa được cấp phép hoạt động. 2.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán a.Xét về phương diện pháp lý: thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. 6
  13. - Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt được biệt lệ. Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tức là đã hội đủ các tiêu chuẩn quy định. Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứng khoán này được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. - Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch. Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán. Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường là những chứng khoán không được đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán. b.Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán: thì thị trường chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. -Thị trường sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. -Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp. c.Xét về loại hàng hóa: thì thị trường chứng khoán được chia thành thị trường chứng khoán vốn và thị trường chứng khoán nợ. -Thị trường chứng khoán vốn: là thị trường giao dịch mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường và các loại cổ phiếu ưu đãi. 7
  14. -Thị trường chứng khoán nợ: là thị trường giao dịch mua bán các loại trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, -Ngoài ra còn có các công cụ chứng khoán phái sinh: như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai. d.Xét về hình thức giao dịch: thì thị trường chứng khoán được chia làm thị trường giao ngay và thị trường giao sau. -Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thỏa thuận. -Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai. Trong bài nghiên cứu ta tập trung vào thị trường chứng khoán tập trung vì đây là thị trường có tính chất đại chúng dễ tiếp cận là thức đo của nền kinh tế. Chỉ số chứng khoán thuộc về thi trường thứ cấp(tại thị trường sơ cấp lúc mới phát hành chỉ số là 100). Chỉ số chứng khoán ở đây là chỉ số chứng khoán của thị trường chứng khoán vốn (thị trường chứng khoán vốn có tính đại chúng hơn thị trường chứng khoán nợ và nó định giá trị của các công ty). Hiện nay thị trường chúng khoán Việt Nam là thị trường chứng khoán giao ngay với hình thức giao dịch là T+2. 2.1.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán a.Chức năng: Chức năng thu hút vốn nhàn rỗi vào đầu tư phát triển: muốn mở rộng đầu tư phát triển nhanh thì cần phải huy động vốn. Vốn huy động chủ yếu qua kênh tín dụng của các tổ chức và việc phát hành chứng khoán. Chứng khoán có đặc điểm là có tính đại chúng, người dân dễ tiếp cận hơn và ít bị áp lực lãi suất hơn. Do đặc điểm chu kỳ kinh doanh của một số ngành nên đôi khi vốn tạm thời nhàn rỗi trong các DN là rất lớn, bên cạnh, còn có một lượng vốn lớn nằm rải rác trong dân chưa được huy động. Tất cả những tiềm năng này sẽ được phát huy hiệu quả nếu có thị trường chứng khoán .Vì thị trường chứng khoán với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý hữu hiệu, với 8
  15. sự phổ biến và hướng dẫn rộng rãi, người dân sẽ dễ dàng sử dụng nguồn tiết kiệm của họ hơn. Đây là tác nhân kích thích ý thức tiết kiệm và tạo thói quen đầu tư trong công chúng. Ngoài ra, trong xã hội còn có các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi như: quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi tập thể một phần vốn của quỹ này được gửi vào ngân hàng để thực hiện vệc thanh toán, phần còn lại, những người quản lý quỹ luôn tự hỏi làm thế nào cho vốn của họ có khả năng sinh lãi nhiều nhất và vừa an toàn vừa có tính tạm thời và thị trường chứng khoán có khả năng đáp ứng yêu cầu này. Tóm lại, thị trường chứng khoán có chức năng thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Chức năng điều tiết các nguồn vốn: luôn có những nơi thừa vốn và những nơi thiếu vốn và thị trường chứng khoán là nơi điều tiết chuyển nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường để phát triển thúc đẩy nền kinh tế. Chức năng hòa nhập với kinh tế thế giới: một doanh nghiệp có thể thu hút vốn bất cứ nơi nào và bằng bất cứ con đường nào mà họ có thể thu hút một cách dễ dàng thông qua thị trường chứng khoán. Nhờ vào hệ thống máy tính mà thị trường chứng khoán cho phép bất cứ ai, ở nơi nào trên thế giới mua một loại cổ phiếu của bất kỳ một công ty nào mà họ thích. Từ đó hình thành mối liên hệ tiền tệ quốc tế, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển nguồn vốn giữa các nước, thực hiện quan hệ vay mượn lâu dài trên thế giới tạo điều kiện cho việc hoà nhập nền kinh tế thế giới. Chức năng điều tiết vĩ mô: thị trường chứng khoán là công cụ của nhà nước thông qua Uỷ ban chứng khoán nhà nước, và Ngân hàng trung ương. Nghiệp vụ chủ yếu là thắt chặt hay nới lỏng sự đầu tư trên thị trường. Khi sản xuất sa sút, thiếu vốn, Nhà nước tung tiền ra mở rộng cho vay để khuyến khích sản xuất thông qua việc mua vào những lô chứng khoán có giá trị lớn. Khi hiện tượng đầu tư quá mức, đầu cơ thịnh hành, thì bán chứng khoán nhằm thắt chặt tín dụng giảm bớt đầu tư kinh tế.Vậy thị trường chứng khoán là công cụ hữu hiệu để nhà nước kịp thời điều tiết nguồn vốn trên thị trường. 9
  16. b. Vai trò của thị trường chứng khoán Tạo vốn cho nền kinh tế: do có thị trường chứng khoán nên việc đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dễ dàng hơn. Từ việc nguồn vốn bị ứ đọng từ nhiều nơi, không có khả năng sinh lời, cho đến khi có thị trường chứng khoán việc đầu tư, tích luỹ vốn sôi động và dồi dào hẳn lên. Thông qua đó nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, công ăn việc làm được giải quyết, thất nghiệp giảm. Bên cạnh, thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn từ dân chúng, như một nam châm cực mạnh hút các nguồn vốn từ nước ngoài. Ngoài ra còn giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, có thêm vốn xây dựng hạ tầng cơ sở. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt hiệu quả hơn: khi doanh nghiệp cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất họ có thể phát hành chứng khoán vào thị trường để huy động vốn. Đây là phương thức tài trợ vốn qua phát hành và lúc đó nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên. Lúc này rủi ro đối với doanh nghiệp là rất nhỏ vì những cổ đông của họ đã gánh đỡ thay. Một điều thuận lợi nữa, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể dự trữ chứng khoán như là một tài sản kinh doanh và các chứng khoán đó sẽ được chuyển nhượng thành tiền khi cần thiết thông qua thị trường chứng khoán. Ngoài ra, khi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, có nghĩa là đã có chữ tín đối với công chúng đầu tư. Như vậy các công ty chứng khoán sẽ là tác nhân kích thích giúp doanh nghiệp tạo vốn nhanh chóng hơn. Là thước đo, đánh giá doanh nghiệp và dự đoán xu hướng trong tương lai: thị trường công bằng, mức giá cổ phiếu phản ánh sức khỏe của công ty và những gì công ty đã làm được. Không những thế ta có thể quan sát được dòng vốn dịch chuyển về đâu thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư và xu hướng phát triển của nền kinh tế. 2.1.5 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán Bất kỳ thị trường nào cũng thế đều phải có người mua và người bán. Người bán là nhà phát hành chủ yếu nhằm mục đích huy động vốn. Còn người mua bao gồm nhà 10
  17. đầu tư và các công ty tài chính đầu tư với nhiều mục đích khác nhau như: kiếm lời, thâu tóm đối thủ, tăng giá trị chuỗi công ty, Ngoài ra đây là một thị trường đặc thù nên còn có thêm có cơ quan trung gian và cơ quan quản lý như trung tâm môi giới chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khóa, a.Nhà Phát Hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty. Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện nhưng công trình quốc gia lớn. Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương. Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất thường phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu. b.Nhà đầu tư Nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình. Nhà đầu tư có tổ chức: các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình. c.Các tổ chức kinh doanh chứng khoán 11
  18. Các công ty chứng khoán: Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Các ngân hàng : Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn rất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán. d.Các cơ qua tổ chức liên quan tới chứng khoán Cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. cơ quan này có những tên gọi khác nhau tuỳ từng nước. Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission) hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC - Exchange Surveillance Comission) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA - Financial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996. Sở giao dịch chứng khoán: tại Việt Nam có 2 sở giao dịch chứng khoán lớn là sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Hiện tại đang có dự án gộp 2 sở giao dịch chứng khoán lại thành sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Tuy các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đa số dưới hình thức công ty cổ phần nhưng ở Việt Nam sở giao dịch chứng khoán hoạt động dưới dạng hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà Nước . Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số các chức năng chính sau: Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán. Điều tra và giải quyết tranh chấp 12
  19. giữa các thành viên. Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán. Tổ chức ký gởi và thanh toán chứng khoán: Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ. Ở Việt Nam là trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm: Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm. Các công ty này được xem như thước đo để tham khảo tình hình công ty . Như các công ty: Moody’s Investors Service, Fitch Group, Standard&Poor’’s 2.2 Chỉ số giá chứng khoán 2.2.1 Khái nhiệm Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số được dùng để phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại so với thời điểm lần đầu niêm yết. Chỉ số giá chứng khoán cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và các nhà hoạch định để đưa ra những quyết định chính xác. Chỉ số giá chứng khoán là số tương đối biểu hiện (bằng điểm), bằng sự quan hệ so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu (hiện tại) với giá bình quân kỳ gốc đã chọn (thường coi là 100 hoặc 1000). Chỉ số chứng khoán được cấu thành bởi 2 yếu tố là loại chứng khoán (trọng số) và giá của từng chứng khoán cấu thành. Thí dụ, ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu chỉ số VN-INDEX là chỉ số duy nhất đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên Thị trường giao dịch chứng khoán. Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá thị trường trên cơ sở các cổ phiếu được giao dịch sau đó được mở rộng cho các trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội (HA STC). Ý nghĩa và mục đích của chỉ số giá chứng khoán: Chỉ số giá chứng khoán cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư đánh giá và phân tích thị trường chứng khoán một cách tổng quát, chỉ số giá chứng khoán chỉ r tình hình biến động giá chứng khoán, là cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Đây là thông tin rất quan trọng đối với các công ty niêm yết, đối với nhà đầu tư và đánh giá thị trường, là 13
  20. phong vũ biểu của nền kinh tế. Mục đích cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian. 2.2.2 Phương pháp tính Có ba công thức tính chỉ số giá chứng khoán thường được sử dụng là : phương pháp Passcher, phương pháp Laspeyres, Phương pháp Fisher. Hiện tại chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam được tính theo phương pháp Passcher : Chỉ số hiện tại = (Tổng giá trị thị trường của các cô phiếu niêm yết tại thời điểm hiện tại * 100) / ( Tổng gía trị thị trường của các cổ phiếu tại thời điểm niêm yết). Hay VNIndex (điểm) = [(P1i * Q1i ) * 100]/[(P0i * Q1i )] Trong đó: P1i : Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo P0i: Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm gốc, Q1i:Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo, Q0i: Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm gốc, N :Số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số. Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi như cơ cấu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với chỉ số ngày trước đó. Do đó, cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công thức trên. Trường hợp có các cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, hay tổ chức niêm yết tiến hành nâng vốn, hệ số chia mới được tính như sau: Hệ số chia mới (d) = Hệ số chia cũ x Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ + Giá trị thị trường của các CP niêm yết mới Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ Trường hợp một số loại cổ phiếu niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới như sau: Hệ số chia mới (d) = Hệ số chia cũ x Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ - Giá trị thị trường của các CP huỷ bỏ Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ 14
  21. VNIndex (điểm) = 100 x Tổng giá trị thị trường các CP sau khi thay đổi Hệ số chia mới. 2.3 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN-INDEX 2.3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi ngày 11/07/1998 Chính phủ đã ký quyết định số 48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán . Chính thức khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng ngày chính phủ cũng ký nghị định thành lập Trung Tâm giao dịch chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội . Việc chuẩn bị cho thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đã cho Ủy ban chứng khoán Việt Nam ra đời bằng nghị định 75/CP ngày 28/11/1996. Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 117/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Khi mới đi vào hoạt động, tại Trung tâm giao dich chứng khoán TP.HCM chỉ có hai loại cổ phiếu là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom) với tổng số vốn là 270 tỷ đồng cùng một số ít trái phiếu chính phủ khác được niêm yết giao dịch. REE và SAM không chỉ là hai công ty trên sàn HOSE mà còn là hai công ty đầu tiên niêm yết và có ý nghĩa lịch sử với thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau 5 năm thành lập thì trường chứnng khoán Việt Nam thu được kết quả rất khả quan. 15
  22. Bảng 2.1 : Tóm tắt tăng trưởng của thi trường chứng khoán 2000-2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số Cty 5 5 20 22 26 32 NY/ĐKGD Vốn hóa/GDP(%) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 Số CTCK 3 8 9 11 13 14 Sô TK 2908 8774 13520 15735 21616 31316 Nguồn: (Ủy ban chứng khoán Việt Nam) Tính đến hết năm 2005 tổng mức vốn hóa cổ phiếu đã đạt hơn 4500 tỷ đồng Đến năm 2006 là giai đoạn bùng nổ với mức tăng trưởng trên 60%. Đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Zimbabwe. 01/01/2007 Luật chứng khoán có hiệu lực, góp phần giúp thị trường tăng trưởng và hòa nhập với quốc tế. Vốn ngoại đổ vào thị trường ào ạt và đạt đỉnh. 2008 cùng xu hướng với nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đã là một phần của nền kinh tế thế giới. Có mối liên quan mật thiết. 2009 đến nay: Cuối năm 2009 thị trường thoát khỏi tâm lý khủng hoảng và phát triển bền vững cho tới nay. Tuy có những lúc biên độ dao động cao nhưng không có dấu hiệu của bong bóng và khủng hoản. Đến nay thị trường chứng khoán Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng kể: Quy mô đạt 54% GDP (1,121,000 tỷ đồng) trong đó vốn hóa cổ phiếu chiếm 31% GDP Có 675 công ty được niêm yết 81 công ty chứng khoán hoạt động ổn định 27 quỹ đầu tư, 41 công ty quản lý quỹ 16
  23. Gần 1.5 triệu tài khoản đầu tư (Số liệu tham khảo từ Ủy ban chứng khoán đến cuối năm 2015) 2.3.2 Chỉ số VN-INDEX Chỉ số VN-INDEX thể hiện biến động giá cổ phiếu được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng với toàn bộ các cổ phiếu được niên yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hằng ngày. Chỉ số giá VN-INDEX so sánh giá thị trường hiện hành với giá thị trường cơ sở vào năm gốc ngày 28/07/2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động . Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết như chia tách cổ phiếu, phát thưởng bằng cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, Có thể xem chỉ só VN-INDEX có ba giai đoạn chính: trước 2006, 2006-2008, 2009 đến nay. Trước 2006 : số lượng công ty niêm yết ít. Đến cuối năm 2006 trên sàn đạt 32 công ty niêm yết. Thị trường cũng không có nhiều chuyển biến tích cực. 2006-2008: Thị trường phát triển nhanh chóng tạo thành bong bóng khi Việt Nam gia nhập WTO và đổ vỡ cùng với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2006 đạt mốc 809.86 điểm . Ngày 12/03/2007 đạt đỉnh 1170.6 điểm, cũng trong năm thị trường lao dóc không phanh. 2008 thị trường hồi phục trong ngắn hạn và tiếp tục đi xuống. 2009 đến nay: Sau khi tạo đáy vào tháng 03/2009 thị trường bắt đầu phục hồi và phát triển ổn định, phản ánh được nền kinh tế Việt Nam. 2.4 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay với mức độ liên kết chặt chẽ và nhanh chóng. Bất kỳ một thông tin, số liệu ở bất kỳ đâu đều có ảnh hưởng đến nền kinh tế dù là ở đâu trên thế giới dù ít hay nhiều. Tổng hợp lại những gì đã học và tìm hiểu thì có những nhân tố chính sau tác động nhiều nhất đến nền kinh tế qua đó được phản ánh 17
  24. thông qua chỉ số giá chứng khoán : lạm phát, lãi suất, tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2, tỷ giá đô, giá dầu. 2.4.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số giá chứng khoán Về căn bản, TTCK sẽ hoạt động mạnh dưới hai điều kiện: tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. Nhưng nếu nền kinh tế phát triển mà lạm phát tăng cao thì chưa chắc đã là tốt. Khi mối nguy lạm phát tăng cao, các nhà phân tích đầu tư sẽ nghi ngờ về sự thịnh vượng của nền kinh tế hay các báo cáo tăng trưởng việc làm. Lý do là họ lo sợ rằng dường như đang có một sự bùng nổ lạm phát, một sự phát triển giả tạo đã được tạo nên bởi việc dễ dãi trong tín dụng của chính quyền, do chính phủ chấp nhận một mức thâm hụt ngân sách cao hơn và mở rộng cung tiền. Mối quan hệ thực sự của lạm phát và giá cổ phiếu luôn là một câu hỏi thực nghiệm hóc búa và mối quan hệ này sẽ thay đổi theo thời gian. Kinh nghiệm từ TTCK các nước phát triển cho thấy lạm phát và giá cổ phiếu có tương quan nghịch, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất tăng trưởng. Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững, trong khi TTCK như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản chết. Thiếu vốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại. Lạm phát tăng cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp: dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỉ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao. Điều này khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi. Các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó có biến quan trọng là lạm phát đều tác động tới dòng tiền trong tương lai và lợi suất yêu cầu vì thế sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán. Những thông tin về lạm phát và một số nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán được rất nhiều các đối tượng quan tâm và thực sự hữu ích cho những nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán. Chính vì lẽ đó đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia dự báo mối quan hệ giữa lạm phát, các biến kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán bằng việc sử dụng những 18
  25. mô hình nghiên cứu khác nhau. Có thể thấy lạm phát và thị trường chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ nhau. Về ngắn hạn sẽ đồng biến thị trường tăng kéo theo lạm phát, về dài hạn lạm phát sẽ kéo thị trường đi xuống vì nhà đầu tư sẽ chuyển qua các tài sản khác an toàn hơn. Tuy nhiên dù với bất cứ nghiên cứu nào đều cho kết quả lạm phát và thị trường chứng khoán có mối liên quan mật thiết với nhau. 2.4.2 Mức cung tiền M2 ảnh hưởng thế nào tới thị trường chứng khoán Một tài sản đầu tư tốt nhưng nếu không có dòng tiền chảy vào thì giá vẫn sẽ nằm im bất động. Việc dòng tiền được bơm vào và rút ra khiến cho giá của tài sản đầu tư tăng hoặc giảm tương ứng. Và một yếu tố quan trọng bậc nhất tác động tới dòng tiền chảy vào các loại tài sản đầu tư đó chính là Mức cung tiền M2. M2 gia tăng thể hiện sự mở rộng về chính sách tiền tệ nên nguồn cung tiền trên thị trường cũng gia tăng. Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn để mở rộng kinh doanh nên khả năng tăng thu nhập cũng tăng lên. Nhà đầu tư có thêm nguồn vốn để kinh doanh đầu tư nên cầu về chứng khoán sẽ tăng. Mặt khác khi M2 tăng hàm ý lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm và theo nguyên tắc bình thông nhau giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn lượng tiền nhàn rỗi sẽ dịch chuyển từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán để hưởng mức sinh lời cao hơn. Ta có thể hình dung r hơn qua bản sau 19
  26. Đồ thị 2.1: Tương quan giữa tốc độ cung tiền M2 và VN-INDEX Nguồn: (trang web vietstock) Từ đồ thị này ta có thể thấy được sự tương quan r nét giữa cung tiền M2 và chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX như sau: Trong giai đoạn 2002-2007, cung tiền tăng liên tục với tốc độ ngày một nhanh hơn, tại cực điểm trong năm 2007 cung tiền M2 đã đạt mức tăng trưởng tới 47%/năm. Tăng trưởng cung tiền M2 đã khiến một lượng lớn tiền được đổ vào thị trường cổ phiếu và tạo nên bong bóng trên thị trường này. Khi đó VN-Index đã tăng hơn 5 lần từ khoảng 200 điểm tới hơn 1,000 điểm, tương ứng với thời điểm tăng trưởng cung tiền M2 đạt cực đại. 20
  27. Và ngay sau đó, trong giai đoạn 2008, khi tốc độ tăng trưởng cung tiền giảm mạnh đã kích hoạt một cuộc tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu khiến cho điểm số của VN- INDEX bốc hơi nhanh chóng. Năm 2009 và năm 2011 lại là hai năm cung tiền tăng mạnh. Tuy nhiên, trong hai năm này đối tượng chính yếu mà dòng tiền được đổ vào là thị trường bất động sản và một lần nữa tạo nên bong bóng trên thị trường này. Tuy nhiên tỉ lệ dữ trự bắt buộc thường ít thay đổi nên việc thay đổi của M2 chủ yếu là do thị trường tín dụng. Ta cần nghiên cứu xem do thị trường tác động đến M2 hay do M2 tác động đến thị trường. 2.4.3 Lãi suất cơ bản ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán Bất kỳ mặt nào trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng của lãi suất. Lãi suất không chỉ là dich vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà nó còn là một công cụ điều tiết nền kinh tế của chính phủ. Nó có thể đẩy mạnh hay bóp hẹp dòng tiền cũng như điều khiển hướng đi của nền kinh tế. Có rất nhiều loại lãi suất và tác động của từng loại lãi suất lên thị trường là khác nhau: lãi suất cho vay, lãi suất huy động, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản. Trong bài nghiên cứu ta sẽ sử dụng lãi suất tái cơ bản. Vì lãi suất cơ bản là công cụ điều tiết của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thông qua lãi suất cơ bản. Trong trường hợp muốn kích thích tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư thì sẽ hạ lãi suất cơ bản. Trong trường hợp muốn kiềm chế lạm phát và hạn chế dòng tiền sẽ tăng lãi suất cơ bản. Lãi suất này được ấn định bởi Ngân hàng nhà nước. Khi ngân hàng nhà nước tăng lãi suất thì điều này không tác động ngay lập tức vào thị trường chứng khoán mà chủ yếu là tác động lên tâm lý nhà đầu tư làm thị trường cổ phiếu biến động trong ngắn hạn. Tác động trực tiếp từ việc nâng lãi suất cơ bản là các ngân hàng sẽ phải nâng lãi suất huy động vốn cũng như lãi suất cho vay theo. Sau đó các cá nhân trong nền kinh tế với các khoản vay sẽ bị tác động kế tiếp, đặc biệt với những cá nhân vay với lãi suất thả nổi. Điều này có thể khiển mọi người hạn chế chi tiêu vì chi phí cao hơn, và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi doanh thu thấp đi. Do đó các công ty, doanh nghiệp bị tác động gián tiếp bởi việc tăng lãi suất như là kết quả của 21
  28. hành vi tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế. Nhưng không chỉ có vậy, các doanh nghiệp cũng đi vay tiền từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khi các khoản này trở nên đắt đỏ hơn nó tác động trực tiếp đến dòng tiền của doanh nghiệp ảnh hưởng và cuối cùng thì doanh thu bị giảm sút. Không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các nhà đầu tư làm chi phí vây vốn đầu tư cao hơn tuy nhiên hiện nay Việt Nam đã cấm ngân hàng cho vay để đầu tư chứng khoán. Tuy lợi tuất kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư là khác nhau nhưng khi lãi suất thị trường bị đẩy lên thì lợi tuất kỳ vọng sẽ tăng lên để bù đắp chi phí rủi ro mà thị trường mang lại dẫn đến giá mua kỳ vọng sẽ đi xuống điều này ảnh hưởng nghịch biến đối với chỉ số giá chứng khoán. Gởi tiết kiệm cũng là một kênh đầu tư nếu lãi suất tăng sẽ cạnh tranh và làm các kênh đầu tư khác kém háp dẫn hơn. Tóm lại lãi suất và chỉ số giá chứng khoán chắc chắn có mối liên quan mật thiết với nhau. Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ đó là mối quan hệ nghịch biến. Tuy nhiên, chúng ta lưu ý rằng tất cả những nhân tố tác động và kết quả trên là có tương quan với nhau trên diện rộng, và có thể xảy ra nhiều diễn biến khác nhau. Lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định giá cổ phiếu mà còn nhiều yếu tố khác cùng với xu thế chung của thị trường, lãi suất chỉ là một trong những yếu tố tác động. Do đó sẽ không thể nói chắc chắn rằng ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản sẽ mang tới một tác động tiêu cực cho giá cổ phiếu . 2.4.4 Ảnh hưởng của tỷ giá đô đến chỉ số giá chứng khoán Tuy tỷ giá được điều hành bởi nhà nước nhưng nó luôn là vấn đề nóng bỏng và có ảnh hưởng lớn trong vốn tài chính và đầu tư. Tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến ba mặt sau: dòng vốn, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Sau khi hòa nhập với nền kinh tế thế giới thì dòng vốn đổ về thị trường chứng khoán Việt Nam là khá lớn. Hiện nay dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá cao, nhiều công ty đã đủ room. Dòng vốn ngoại được xem là dòng vốn thông minh dẫn đầu thị trường vì thế có tác động rất lớn đến xu hướng nhà đầu tư trong nước. Mục đích đầu tư là kiếm lời vì thế nếu tỷ giá tăng sẽ làm khoản lợi nhuận chuyển từ giá VND sang USD giảm, mất sức hấp dẫn . Vì thế dòng vốn sẽ rời thị trường kéo theo đó là tâm lý nhà đầu tư trong nước chạy theo làm giá chứng khoán lao dốc. 22
  29. Về doanh thu, việc tăng tỷ giá hối đoái có lợi với các công ty xuất khẩu . Doanh thu bằng USD trong khi chi phí tính theo VND sẽ giúp có thêm một phần lợi nhuận chênh lệch giá và làm cho giá bán cạnh tranh hơn do chi phí bằng VND đổi qua USD sẽ rẻ hơn. Và ở chiều ngược lại các công ty nhập khẩu sẽ phải gánh chi phí cao hơn mà doanh thu không đổi. Hiện nay rất nhiều công ty vay vốn từ nước ngoài việc tăng tỉ giá sẽ làm công ty chịu áp lực tài chính rất lớn từ nợ vay . Tóm lại, Thông thường, việc tăng tỷ giá sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn với các khoản nợ bằng USD, giá hàng nhập khẩu tăng, chỉ số CPI tăng, do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Ngoài ra, việc tăng tỷ giá cũng khiến cho khối ngoại tăng cường hoạt động bán ròng vì tỷ suất sinh lợi của họ sẽ “”tự nhiên" bị sụt giảm. 2.4.5 Ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường chứng khoán Giá dầu có ảnh hưởng khác nhau giữa hai khu vực là xuất khẩu dầu mỏ và nhập khẩu dầu mỏ. Theo lý thuyết giá dầu tăng sẽ tăng doanh thu cho các công ty xuất khẩu dầu mỏ và làm tình hình chứng khoán tại các nước xuất khẩu dầu đi lên. Trong khi đó các nước công nghiệp nhập khẩu dầu lại bị tăng chi phí làm ảnh hưởng tới dòng tiền, kết quả hoạt động kinh doanh nên thị trường chứng khoán sẽ đi xuống. Tuy nhiên hiện nay tình hình chứng khoán toàn thế giới biến động phập phồng cùng chiều với gia dầu thế giới : Giá dầu giảm thường báo hiệu nhu cầu đang suy yếu, qua đó báo trước về một cuộc suy thoái kinh tế. Nhiều công ty dầu mỏ vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất. Việc nhiều công ty dầu phá sản sẽ dẫn đến nguy cơ kéo theo các ngân hàng sụp đổ như khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ. Tạo nên hoeẹu ứng domino kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Việc giá dầu giảm ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới dẫn đến các quốc gia đó ít nhập khẩu làm các mặt hàng khác dư cung. Tình hình chính trị bất ổn do giá dầu giảm 23
  30. Giá dầu giảm rất có thể Mỹ sẽ tăng lãi suất . Cần phải nghiên cứu xem giá dầu ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào . Ngành khai thác dầu cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc lao dốc của 1 công ty đầu ngành Blue chip sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường. 2.4 Một số nghiên cứu trước đây Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang đã kiểm định tác động của các biến như lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái (EX) lãi suất ngắn hạn (SR), lãi suất dài hạn (LR), tăng trưởng kinh tế (GDP), Cung tiền (M2) đến chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán NewZealand (NZSE40). Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô như lãi suất ngắn hạn, cung tiền và tăng trưởng kinh tế với chỉ số giá chứng khoán NZSE40 giai đoạn 1990-2003. Md. Mohiuddin, Md. Didarul Alam and Abdullah Ibneyy Shahid (2008) kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất, cung tiền và chỉ số sản lượng công nghiệp với chỉ số giá chứng khoán Bangladesh. Kết quả nghiên cứu không tìm mấy mối tương quan nào giữa chỉ số giá chứng khoán Bangladesh với các yếu tố vĩ mô trong mức ý nghĩa thống kê. Suliaman D. Mohammad, Adnan Hussain, Adnan Ali (2009) nghiên cứu tác động các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Karachi. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu hằng quý để quan sát các yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, cung tiền M2 và chỉ số giá bán buôn tác động đến chỉ số giá chứng khoán Karachi (Karachi Stock Exchange-KSE) giai đoạn năm 1986-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp, dự trữ ngoại hối, chỉ số giá bán buôn có tác động cùng chiều lên chỉ số giá chứng khoán trong khi tỷ giá hối đoái, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, lãi suất và cung tiền M2 có tác động nghịch chiều. Tất cả các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê ngoại trừ biến chi tiêu tổng tài sản cố định. Chen, Roll và Ross với nghiên cứu nổi tiếng về mô hình đa nhân tố để đánh giá ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô lên thị trường Mỹ. Các biến vĩ mô mà nghiên cứu đã xem xét bao gồm: chỉ số sản suất công nghiệp (Industrial Production), lạm phát 24
  31. (Inflation), phần bù rủi ro (Risk premia), cấu trúc kỳ hạn (the term structure), chỉ số thị trường (Market Indices), mức chi tiêu thực tế (Consumption) và giá dầu(Oil prices) . Kết quả cho thấy chỉ số sản suất công nghiệp và lạm phát tác động mạnh đến chỉ số giá chứng khoán. Tóm tắt chương 2 Trong chương 2, tôi đã trình bày cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số giá chứng khoán cũng như sự tương quan của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán cũng như chỉ số VN-INDEX . Đồng thời, tôi đã tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới nhắm thấy được sự tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô là giống và khác nhau như thế nào với đặc điểm kinh tế mỗi quốc gia vào các thời kỳ kinh tế khác nhau. Dựa vào những kiến thức đã học và tìm hiểu được từ các nguồn khác nhau. Thông qua phương pháp định tính tôi đã đưa ra được cơ sở về 5 nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX đó là: lãi suất cơ bản (BR), tỷ giá hối đoái (EX), tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2 (M2), giá dầu (OL), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Sau khi sử dụng phương pháp định tính để tìm ra được 5 yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX, tôi tiếp tục sử dụng phương pháp định lượng . Chạy hồi quy để ra phương trình thể hiện mức độ của các yếu tố lên chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX cũng như kiểm định lại các lập luận định tính của mình. Vì đây là chuỗi thời gian không dừng, sau khi nghiên cứu các tài liệu trước đây tôi quyết định sử dụng phương pháp hồi quy theo mô hình VECM để tăng tính ổn định và chính xác cho mô hình. Trong phần tiếp theo tôi sẽ từng bước thực hiện việc xây dựng mô hình VECM và phân tích kết quả nhận được, đồng thời đưa ra một số kiến nghị về chính sách vĩ mô nhằm phát triển bền vững cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 25
  32. Chương 3: Mô hình nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu Để xác định sự tác động của các nhân tố lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, giá dầu, tỷ giá hối đoái, lãi suất cơ bản lên chỉ số VN-INDEX tôi thực hiện xây dựng mô hình xem xét đánh giá các nhân tố dựa trên mô hình Vec-tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Do phương pháp OLS tỏ ra nhiều hạn chế vì tính dừng của chuỗi dữ liệu, điều này là không đúng với nghiên cứu những biến xu thế . Vì thế tôi sử dụng mô hình Vec-tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) cho phép hồi quy các biến không dừng nhưng lại có quan hệ đồng liên kết, điều này phù hợp với các biến được lựa chọn trong mô hình. Để xây dựng mô hình VECM tôi tiến hành các bước theo quy trình như sau: Bước 1: Tôi thực hiện việc kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu theo thời gian được sử dụng làm biến trong mô hình. Theo Gujarati (2003) một chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Chuỗi dừng có xu hướng trở về giá trị trung bình và những dao động quanh giá trị trung bình sẽ là như nhau. Nói cách khác, một chuỗi thời gian không dừng sẽ có giá trị trung bình thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị phương sai thay đổi theo thời gian hoặc cả hai Có nhiều phương pháp kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian: kiểm định Dickey– Fuller (DF), kiểm định Phillip–Person (PP) và kiểm định Dickey and Fuller mở rộng (ADF), kiểm tra bằng giản đồ tự tương quan, Bước 2: Sau khi kiểm định tính dừng. Tôi sử kiểm định đồng liên kết nhằm xác định khả năng tồn tại mối liên hệ của các biến . Việc hồi quy các chuỗi thời gian không dừng thường dẫn đến kết quả hồi quy giả mạo giữa các biến Có nhiều phương pháp kiểm định đồng liên kết như kiểm định CRDW, kiểm định VAR của Johansen, Bước 3: Tôi sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ giữa các biến với nhau bằng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM 26
  33. Nếu các biến trong mô hình nghiên cứu không dừng ở dữ liệu gốc mà dừng ở ở phương sai bậc 1 và sự kết hợp tuyến tính giữa các biến này là một chuỗi dừng, nghĩa là tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến thì ta có thể áp dụng mô hình Vec-tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Bước 4: kiểm định sự phù hợp của mô hình Kiểm định quan hệ Granger Kiểm định tự tương quan Bước 5: Đưa ra mô hình hoàn chỉnh và diễn dãi. 3.2 Dữ liệu nghiên cứu và mô tả Dữ liệu của tôi sử dụng từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2015, thu thập dữ liệu từ các nguồn công khai đáng tin cậy như IMF (International Financial Statistics), Tổng cục thống kê (GSO) và Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN), Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), sàn giao dịch NASDAQ. Do dữ liệu là thấy theo tháng nên có số quan sát n=84 trong mô hình nghiên cứu. Tóm tắt bảng dữ liệu như sau : Bảng 3.1 : Tóm tắt dữ liệu nghiên cứu Biến Ký hiệu Nguồn thu thập dữ liệu Chỉ số VN- VNI HOSE INDEX Tăng trưởng CPI CPI GSO Giá dầu quốc tế OL NASDAQ Tỷ giá hối đoái EX NHNN Lãi suất cơ bản BR IMF Tăng trưởng cung M2 IMF tiền M2 27
  34. Biến VNI: Đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam và được tính bởi trung bình giá đóng cửa của các ngày giao dịch trong tháng . Đa số các công ty lớn và đầu ngành đều niêm yết tại sàn HOSE . Chỉ số VNI đại diện cho sàn HOSE vì thế có thể nói VNI đại diện cho chỉ số chứng khoán tại Việt Nam . Việc lấy trung bình theo số ngày giao dịch giúp giảm thiểu sự chênh lệch đầu tháng hay cuối tháng vì có nhiều tháng thị trường biến động thất thường do thông tin nhiễu. Biến CPI: đại diện cho tăng trưởng CPI cả nước theo tháng và cũng được xem như là chỉ số lạm phát của quốc gia theo tháng. Được lấy từ tổng cục thống kê. Do có sự thay đổi năm gốc trong cách tính CPI nên không lấy chỉ số CPI mà lấy tăng trưởng CPI để đồng bộ trong chuỗi dữ liệu trong mô hình về mặt tính toán và đơn vị tính là phần trăm (%). CPI sẽ có tác động ngược chiều đối với chỉ số giá chứng khoán theo như nghiên cứu của: Fama (1991), Mohamed và cộng sự (2009), Francis và Tewari (2000), Khil và Lee (2010). Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho rằng CPI tăng trưởng một mức vừa phải là dấu hiệu tốt và điều này có ảnh hưởng tích cực tới thị trường chứng khoán như nghiên cứu của Ibrahim (2003) tại thị trường chứng khoán Malaysia. Tại Việt Nam mức lạm phát được cho là vừa phải là từ 3% cho đến 9% sẽ có tác động tốt đối với nền kinh tế. Biến OL: đại diện cho giá dầu thế giới. Được lấy từ sàn giao dịch NASDAQ. Do giá dầu thế giới thay đổi liên tục nên sẽ lấy bình quân giá đóng cửa các ngày giao dịch trong tháng nhầm giảm sự chênh lệch và tăng tính ổn định, chính xác cho mô hình. Đơn vị tính là USD/thùng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra được sự tác dộng trái chiều của giá dầu lên thị trường. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây của: Gan, Lee, Yong và Zang (2006) lại cho kết quả đồng biến. Tất cả nghiên cứu trước đây đều cho thấy sự tác động mạnh trong ngắn hạn và yếu dần trong dài hạn lên chỉ số giá chứng khoán. Vậy tại thị trường chứng khoán Việt Nam với công ty dầu có vốn hóa lớn trên thị trường và đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước sẽ có bị ảnh hưởng như thế nào khi giá dầu thế giới có thay đổi. Biến EX: là đại diện cho tỷ giá hối đoái VND/USD do ngân hàng nhà nước niêm yết theo phương thức yết giá trực tiếp. Được xác định bởi ngày đầu trong tháng do biên độ dao động không cao bởi chịu sự quản lý của nhà nước. EX có chu kỳ biến động chủ 28
  35. yếu về các tháng cuối năm khi các đơn hàng nước ngoài được tất toán và ký mới. Với nghiên cứu của Bilson, Braisford và Hooper (2001) cho kết quả nghịch biến giữa tỷ giá hối đoái và chỉ số giá chứng khoán. Tuy nhiên Aggarwal (1981) lại khám phá ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ giá hối đối và chỉ số giá chứng khoán, mạnh trong ngắn hạn và yếu trong dài hạn. Biến BR: là đại diện cho lãi suất cơ bản được ngân hàng nhà nước Việt Nam niêm yết . Lấy từ web của quỹ tiền tệ quốc tế IMF . Biến này ít biến động trong tháng. Được xem là công cụ chính sách của nhà nước nên tác động của BR lên thị trường không những đến thị trường trong ngắn hạn mà còn tác động dài hạn lên thị trường. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều cho rằng lãi suất tác động nghịch biến với chỉ số giá chứng khoán như: Fama (1981), Menike (2006), Sohail và Hussain (2011). Gần đây mỗi khi Fed có động thái năng lãi suất không chỉ làm thị trường chứng khoán Mỹ mà thị trường chứng khoán toàn cầu đều đi xuống. Biến M2: đại diện cho tăng trưởng cung tiền M2 được tính bằng tổng lượng tiền mặt và tiền các ngân hàng thương mại gởi tại ngân hàng trung ương (M1) cùng với chuẩn tệ (tiền gởi tiết kiệm và có kỳ hạn). Do M2 quá lớn nên ta lấy tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 với đơn vị tính là phần trăm so với tháng trước đó. Theo lý thuyết thì M2 tăng đồng nghĩa với nền kinh tế đang và được kích thích phát triển. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của: Chen, Roll và Ross (1986), Wong (2005). Với các thời kỳ trước hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa phát triển, người dân sử dụng tiền mặt là chủ yếu. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay kỳ vọng rằng M2 sẽ tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam 29
  36. Bảng 3.2 : Tóm tắt kỳ vọng tương quan của các nhân tố tới VN-INDEX Biến Kỳ vọng/dấu Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm CPI Nghịch chiều (-) -Fama (1991) Nghịch chiều (-) -Mohamed và cộng sự (2009) Nghịch chiều (-) -Francis và Tewari (2000) Nghịch chiều (-) -Khil và Lee (2010) Đồng chiều (+) -Ibrahim (2003) BR Nghịch chiều (-) -Fama (1981) Nghịch chiều (-) -Menike (2006) Nghịch chiều (-) -Sohail và Hussain (2011) Nghịch chiều (-) -Solnik (1987) EX Nghịch chiều (-) -Bilson, Braisford và Hooper (2001) Nghịch chiều (-) -Mukherjee và Nake (1995) Đồng chiều (+) -Aggarwal (1981) OP Nghịch chiều (-) -Gan, Lee, Yong và Zang (2006) Đồng chiều (+) -Ibrahim (2003) M2 Đồng chiều (+) -Chen, Roll và Ross (1986) Đồng chiều (+) -Wong (2005) Nguồn: (tác giả) 30
  37. Tóm tắt chương 3 Trong chương ba tôi đã tóm tắt lại cơ sở nền tảng của các nghiên cứu trước đây để làm hổ trợ cho nghiên cứu của tôi. Trong các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra lãi suất (BR) luôn có tác động nghich biến với chỉ số giá chứng khóa, lượng cung tiền M2 (M2) luôn có tác động cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán, còn các nhân tố còn lại thuy vào thời gian cũng như đụa điểm phân tích. Trong chương ba tôi cũng đưa ra phương pháp nghiên cứu cũng như các bước chạy mô hình để co ngườiđọc dễ hình dung cũng như giúp tôi định hướng trong quá trình làm nghiên cứu. Ngoài ra người đọc có thể tham khảo thêm số liệu tại các nguồn mà tôi đã tóm tắt nếu cần. 31
  38. Chương 4: Kết quả nghiên cứu 4.1 Thực hiện mô hình hồi quy 4.1.1 Kiểm định tính dừng Để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian tôi dựa vào kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) . So sánh tri tuyệt đối t-Statistic và critical values mức ý nghĩa 5%. Nếu tri tuyệt đối t-Statistic > critical values thì có nghĩa là chuỗi đã dừng nếu không sẽ phải tiếp tục lấy sai phân và kiểm định lại. Chuỗi giá trị sẽ vô nghĩ nếu không dừng. Bảng 4.1 : Kiểm định ADF Các biến Kiểm định ADF Kết quả VNI 0.17 Dừng ở phương sai bậc 1 D(VNI) -6.98 CPI -1.85 Dừng ở dữ liệu sai bậc 1 D(CPI) -7.03 EX 1.942 Dừng ở phương sai bậc 1 D(EX) -8.63 OP -0.71 Dừng ở phương sai bậc 1 D(OP) -6.43 BR -0.52 Dừng ở phương sai bậc 1 D(BR) -5.02 M2 -1.44 Dừng ở phương sai bậc 1 D(M2) -8.23 Nguồn: (tác giả) 32
  39. Trong bảng trên với D (biến) là biến được đưa về phương sai bậc 1. Sau khi kiểm định kiểm định ADF từ bảng dữ liệu trên ta có thể thấy 6 biến nghiên cứu đều dừng tại phương sai bậc 1. Điều này cho thấy sự phù hợp khi sử dụng các biến này để phân tóch các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số VN-INDEX. Kết quả này cũng rất phù hợp với lý thuyết và nhận định đã đưa ra ở trên cũng như các nghiên cứu trong nước và nước ngoài. 4.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến Trong các mô hình kinh tế rất thường xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến chính vị thế ta phải kiểm định đa cộng tuyến để tăng tính ổn định và chính xác cho mô hình nghiên cứu. Việc hệ số của M2 cho ra tác động nghịch biến với chỉ số VN-INDEX sau khi hồi quy càng làm tôi khẳng định có sự đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình nghiên cứu của tôi. Tôi sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) để xem xét sự đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình. Nếu VIF > 10 ra có hiện tượng đa cộng tuyến Bảng 4.2: Kết quả VIF Các biến Hệ số VIF Kết luận CPI 1.399 Có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến EX 18.803 OP 3.07 BR 7.06 M2 32.498 Nguồn: (tác giả) 33
  40. Sau khi xem xét VIF bằng Eviews 8 ta có bảng trên. Theo kết quả cho thấy mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến . Đặc biệt là hai biến EX và M2 với hệ số phóng đại phương sai lớn hơn 10. Để giảm bớt hiện tượng đa cộng tuyến trong các biến độc lập ta có thể bỏ bớt biến độc lập ra khỏi mô hình, đặc biệt là hai biến độc lập EX và M2. Vì chúng có VIF cao > 10. Sau khi loại bỏ thử từng biến trong hai biến EX và M2 ra khỏi mô hình. Kết quả thu được cho thấy loại bỏ biến M2 ra khỏi mô hình là tối ưu nhất trong các biến. Sau khi loải bỏ biến độc lập M2 ra khỏi mô hình ta thu được kết quả sau Bảng 4.3 : Kết quả VIF sau khi bỏ biến M2 Các biến Hệ số VIF Kết luận CPI 1.230 Không có hiện tượng đa cộng tuyến EX 1.320 OP 1.645 BR 1.827 Nguồn: (tác giả) Ngoài việc mô hình hồi quy không còn hiện tượng đa cộng tuyến thì kết quả hồi quy cũng cũng lý hơn khi M2 không tác động trái chiều thị trường chứng khoán. Tuy theo các nghiên cứu nước ngoài thì M2 có quan hệ đồng biến với thị trường chứng khoán tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu trước tại Việt Nam cho rằng M2 không có ý nghĩa trong việc ảnh hưởng tới giá chứng khoán . Tôi đưa M2 và để xem trong những năm gần đây có sự thay đổi tác động nào không giữa M2 và thị trường chứng khoán. Kết quả trên cho thấy trong giai doạn này M2 vẫn chưa tác động r rệt tới thị trường do người dân vẫn còn xài tiền mặt chủ yếu . Với sự phát triển của thị trường tín dụng hiện nay khoản 5-10 năm nữa cần xem xét lại sự tác động của M2. 34
  41. Chính vì thế để xây dựng mô hình phù hợp với tình trạng hiện nay của thi trường tôi quyết định loại bỏ biến M2 và chỉ sử dụng bốn biến độc lập còn lại là: CPI, EX, OP, BR. 4.1.3 Kiểm định tự tương quan Tiếp theo tôi quyết định kiểm đỉnh tự tương quan cho mô hình để xem các phần dư có xảy ra hiện tượng tự tương quan với nhau hay không. Có ba cách thông dụng và chính xác thường dùng để kiểm định sự tự tương quan như: phương pháp Cochrane- Orcutt, phương pháp Durbin-Watson(DW), phương pháp Breusch-Godfrey (BG). Trong nghiên cứu này tôi sẽ sử dụng phương pháp Durbin-Watson để kiểm định và khắc phục sự tự tương quan nếu có trong mô hình . Sau khi loại bỏ biến M2 thì ta còn 4 biến giải thích nên ta có k’=4, và có số mẫu là n=72. Tra bảng Durbin-Watson với k’=4 , n=72 với mức ý nghĩa 5% ta được dL=1.494, dU=1.735. Từ kết quả thống kê trên Eviews ta có d= 0.422 Bảng 4.4 : Công thức kiểm định tự tương quan Bác bỏ Ho Không kết luận Chấp nhận H0 Không kết luận Bác bỏ Ho Mô hình có tự Không có hiện Mô hình có tự tương quan tượng tự tương tương quan âm dương quan bậcn 1 0 dL dU 2 4-dU 4-dL 4 Nguồn: (kinh tế lượng) Theo kết quả nhận được ta có 0 < d=0.422 < dL=1.735 Vậy mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan dương. 35
  42. Để khắc phục hiện tượng tự tương quan trong mô hình tôi sử dụng phương pháp của Durbin-Watson . Trong bảng kết quả hồi quy ở òng Durbin-Waston ta có d=0.422 => p xấp xỉ 1-(d/2) = 1-(0.422/2) = 0.789 Phương trình sai phân tổng quát: VNId = VNDt – 0.789 * VND(t-1) CPId = CPIt – 0.789 * CPI(t-1) EXd = EXt – 0.789 * EX(t-1) OPd = OPt – 0.789 * OP(t-1) BRd = BRt – 0.789 * BR(t-1) Sau khi chuyển số liệu ta chạy mô hình kết quả thu được : d = 1.805 Theo kết quả nhận được ta có dU=1.735 Không có hiện tượng tự tương quan bậc 1 4.1.4 Kết quả mô hình Sau khi chạy mô hình hồi quy tôi thu được kết quả sau R-squared : 0.54 Adjusted R-squared : 0.51 Đây là một kết quả rất thấp với Adjusted R-squared : 0.51 => các biến độc lập chỉ giải thích được 51% sự thây đổi của chỉ số VN-INDEX . Mức ý nghĩa này không chấp nhận được. Thông thường các biến phân tích chỉ phù hợp để giải thích trong một thời kỳ. Tôi quyết định xem xét lại các thời kỳ của thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm hiểu thêm nguyên do. Tôi xem xét biểu đồ lịch sử của thì trường chứng khoán Việt Nam từ lúc mới thành lập cho đến nay và rút ra được 3 giai đoạn chính như sau: 36
  43. Trước năm 2006: Sơ khai rất ít công ty niêm yết (ít bị ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô) 2006-2009: gia đoạn bùng mổ tạo thị trường bong bóng và hậu bong bóng (giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO dòng vốn đổ về ào ạt tạo bong bóng và bóng bóng vở cùng với cuộc khủng hoảng toàn cầu, thị trường bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý) 2010 đến nay: giai đoạn phát triển bền vững (cùng với mục tiêu phát triển bền vững của nhà nước nên các yếu tố vĩ mô cũng như các công cụ của nhà nước ảnh hưởng tới thị trường nhiều hơn). Biểu đồ 4.1: Biểu đồ VN-INDEX 2007-2013 Nguồn: ( cafef.vn) Theo như biểu đồ trên ta có thể thấy rỏ 3 giai đoạn mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua cho lúc thành lập cho đến bây giờ. 37
  44. Việc Thêm các mẫu quan sát của năm 2009 vào có thể sẽ làm độ chính xác của mô hình. Các biến độc lập giải thích được mức ý nghĩa ít hơn. Do năm 2009 là giai đoạn vỡ bong bóng chứng khoán thị trường Việt Nam, bong bóng bất động sản và cuộc khủng hoàn tài chính toàn cầu nên tác động tâm lý là không hề nhỏ. Trong các cuộc khủng hoảng thị trường không bao giờ tuân theo bất kỳ quy luật nào. Chính vì thế để tăng tính chính xác của mô hình, tìm được chính xác sự tác động của yếu tố vĩ mô tôi quyết định bỏ các mẫu của năm 2009 và chỉ giữ lại các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Sau khi bỏ năm 2009 và chạy mô hình hồi quy ta thu được kết quả sau Bảng 4.5: Kết quả chạy mô hình hồi quy Dependent Variable: VNI Method: Least Squares Date: 06/25/16 Time: 02:07 Sample: 1 72 Included observations: 72 Coefficie Variable nt Std. Error t-Statistic Prob. C 374.7581 103.7789 3.611121 0.0006 CPI 2.924493 7.156476 0.408650 0.6841 OP -0.778477 0.245604 -3.169647 0.0023 EX 0.15835 0.004929 3.212807 0.0020 BR -14.98348 2.065323 -7.254785 0.0000 R-squared 0.706073 Mean dependent var 497.3865 Adjusted R- squared 0.688525 S.D. dependent var 69.88499 Akaike info S.E. of regression 39.00277 criterion 10.23206 Sum squared resid 101921.5 Schwarz criterion 10.39016 Hannan-Quinn Log likelihood -363.3541 criter. 10.29500 Nguồn: (tác giả) 38
  45. Kết quả mô hình : VNI= 374.58 - 0.15EX + 2.92CPI – 14.98BR - 0.77OP Bảng 4.6: Tóm mức ý nghĩa của mô hình Hệ số Giá trị R-squared 0.706 Adjusted R-squared 0.688 Nguồn: (tác giả) Từ kết quả trên ta có R-squared là 0.706 và Adjusted R-squared là 0.688 . Điều này có nghĩ là mô hình đã được giải thích 68.8% sự thay đổi của chỉ số VN-INDEX bởi bốn biến độc lập là CPI, EX, OP, BR. Tuy có khác về với các nghiên cứu trước nhưng mỗi nơi mỗi thời điểm khác nhau sẽ các những tác dộng khác nhau từ các biến vĩ mô. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước có thể thấy kết quả khá tương động giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán Malaysia. 4.2 Phân tích kết quả hồi quy Sau khi thực hiện các kiểm định cũng như chạy hồi quy ta thu được mô hình phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài : VNI= 374.58 - 0.15EX + 2.92CPI – 14.98BR - 0.77OP Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam(VN-INDEX) trong giai đoạn tháng 1 năm 2010 đến thánng 12 năm 2015 với các biến EX, CPI, BR, OP giải thích đều có ý nghĩa và chạy tương đối ổn định. Từ mô mình ta có thể thấy chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất cơ bản là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX. +2.92CPI điều này có nghĩa là khi lạm phát tăng lên 1% thì chỉ số VN-INDEX sẽ tăng lên 2.92% . -14.9BR có nghĩa là khi ngân hàng nhà nước tăng 1% lãi suất cơ bản thì chỉ số giá chứng khoán 39
  46. VN-INDEX sẽ giảm 14.89%. Hai biến tỷ giá hối đoái và giá dầu thế giới tuy có ảnh hưởng nhưng không mạnh . Việc lãi suất cơ bản ảnh hưởng trái chiều chới chỉ số giá VN-INDEX là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các lý thuyết cũng như nhiên cứu trước đây. Tuy chỉ số giá tiêu dùng tăng đồng biến với chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX có mâu thuẫn với một số lý thuyết, tuy nhiên cũng có không ít nghiên cứu chỉ ra được sự đồng biến của chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá chứng khoán. Điều này theo tôi thấy là phù hợp với giai đoạn kinh tế năm năm vừa qua của Việt Nam. Tôi sẽ giải thích ở phần tiếp theo. a/ Ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX: Theo các nghiên cứu trước đây khi lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá nhanh và đẩy rủi ro thị trường lên. Điều này làm dòng vốn chạy vào các tài sản có tính an toàn hơn là vàng vàng USD. Chính vì việc muốn thoát thị trường để tìm nơi trú ẩn cho tài sản của mình làm cung vượt cầu và giá chứng khoán đi xuống. Khi lạm phát cao nhà đầu tư sẽ quay lưng với thị trường chứng khoán do lợi nhuận không đủ bù đắp sự trượt giá của đồng tiên. Lạm phát cao là báo hiệu cho một nền kinh tế bất ổn lạm phát tăng mạnh đồng nghĩ với lãi suất sẽ tăng theo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó là đối với thị trường lạm phát cao không thể kiểm soát được. Không thể nói lạm phát thấplà tốt. Tại Nhật thời kỳ lạm phát âm hay còn gọi là giảm phát. Nền kinh tế đi xuống r rệt. Thử hỏi nếu bạn mua 1 món đồ mà tháng sau giá giảm thì bạn có mua không? Lạm phát thấp làm đinh trệ việc tiêu thụ hàng hóa, điều này còn gây tác động nặng nề hơn cả lạm phát cao lên nền kinh tế.Tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát và đặt mục tiêu phát triển bền vững lên hàng đâu. Tại Việt Nam mức lạm phát được cho là vừa phải có lợi cho nền kinh tế giao động từ 3%-7%. Trong những năm gần đây lạm phát Việt Nam khá ổn định, chỉ có năm 2011 là cao đột biến không kiểm soát. 40
  47. Bảng 4.7 : Tốc độ tăng trưởng CPI giai đoạn 2010-2015 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CPI 7.19 18.58 9.21 6.6 4.09 0.63 Nguồn: (tổng cục thống kê) Có thể thấy trong 5 năm gần nhất lạm phát khá tốt duy chỉ có năm 2011 là trên 10%. Ta lấy từ năm 2010 đến năm 2015 chỉ có 1 năm là lạm phát tác động tiêu cực tới thị trường điều này giải thích cho việc lạm phát đồng biến với chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX. Do trong giai đoạn lạm phát kiểm soát được cho thấy nền kinh tế phát triển khá tốt. b/ Ảnh hưởng của lãi suất cơ bản tới chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX Qua diễn biến và kết quả phân tích ta có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản và chỉ số giá chứng khoán trong giai đoạn 2010-2015 là ngược chiều. Hệ số ảnh hưởng cua BR là -14.98, có thể thấy thị trường chứng khoán cực kỳ nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp, gánh nặng lãi vây làm sụt giảm lợi nhuận. không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty mà còn làm tăng chi phí sử dụng vốn của nhà đầu tư làm giá cổ phếu giảm hay chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX giảm. Lãi suất trong nghiên cứu dùng là lãi suất cơ bản, một trong những công cụ của nhà nước vì thế nó có sức ảnh hưởng rất lớn lên toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Vì thị trường Việt Nam đã trãi qua nhiều lần lãi suất tăng cao, đi đôi với nó là bong bóng và lạm phát không thể kiểm soát vì thế thị trường đặc biệt nhạy cảm với sự biến động của lãi suất. c/ Ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường chứng khoán Qua kết quả của bài nghiên cứu ta có thể thấy được sự biến động của giá dầu tới thị trường chứng khoán là có nhưng không mạnh bằng hai yếu tố là chỉ số giá tiêu dùng(CPI) và lãi suất cơ bản(LR). Hê số ảnh hưởng của giá dầu(OP) là -0.77 nghĩa là khi giá dầu tăng 1% thì chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX sẽ giảm 0.77%. Điều này là hoàn toàn hợp lý đối vớic ác lý thuyết đưa ra trước đây. Khi giá dầu giảm đồng nghĩa 41
  48. với nguyên liệu đầu vào và chi phí năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề giảm nên lợi nhuận tăng trưởng. Tuy nhiên ta phải xem xét lại một số vấn đề. Thứ nhất là các công ty xăng dầu trên sàn HOSE chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng gốp rất nhiều vào nền kinh tế. Việc giá dầu giảm có thể sẽ kéo cổ phiếu nhóm khai thác xăng, khí gas giảm theo. Vì chiếm tỷ trọng lớn nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Thứ hai ngành xăng dầu đóng góp một phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Việc giá xăng giảm có thể làm ngân sách nhà nước bị thâm hụt ảnh hưởng đến các công trìnnh đầu tư cũng như các dự án kích thích kinh tế của nhà nước ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tuy nhiên ta có thể thấy trong những năm gần đây mặc dù giá dầu thế giới giảm mạnh nhưng không ảnh hưởng đến nền kinh tế có thể cho ta thấy hai điều. Thứ nhất nền kinh tế đã hồi phục và đi lên. Chỉ số VN-INDEX không còn bị chi phối bởi các công ty ngành xăng dầu, do các ngành khác phát triển đi lên nâng đỡ cho chỉ số VN-INDEX. Thứ hai chính sách nhà nước không còn bị động phụ thuộc vào giá dầu, do các công ty trong nước phát triển nên nguồn thuế thu vào có thể bù đắp được khoản thâm hụt do giá dầu giảm, vì thế mà không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách cũng như các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kích thích kinh tế của chính phủ. d/ Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến chỉ số VN-INDEX Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số VN-INDEX thì tỷ giá hối đoái(EX) có mức độ ảnh hưởng ít nhất . Dựa vào mô hình nghiên cứu từ năm 2010-2015 có thể thấy hệ số ảnh hưởng của tỷ giá hoái đối lên chỉ số VN-INDEX là -0.15 có nghĩa là khi tỷ giá tăng 1% thì chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX giảm 0.15%. Điều này cho kết quả tương đương với các nghiên cứu trước đây. Khi tỉ giá hối đoái tăng lên sẽ ảnh hưởng đến các công ty nhập khẩu do chi phí sẽ bị đội lên làm giảm doanh thu. Không những thế đối với các công ty có nợ nước ngoài sẽ tăng chi phí lãi vây do phải trả các khoản nợ bằng ngoại tệ. Về mặt nhà đầu tư, khi tỷ giá tăng lên phần lợi nhuận từ đầu tư có thể sẽ không bù đấp được phần trượt tỷ giá và do đó dòng vốn ngoại sẽ bị rút ngược ra khỏi thị trường. Dòng vốn ngoại được xem là dòng vốn thông minh dẫn dắt thị trường nên có tác động 42
  49. tâm lý khá lớn lên các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên có thể thấy là sự tác động của tỷ giá lên thị trường là không đáng kể trong giai đoạn 2010-2015. Điều này có thể lý giải do việc muốn gia nhập vào các hiệp định thế giới như ACE, TPP, và thu hút vốn ngoại nhà nước phải cam kết giữ vững tỷ giá. Trong năm nay 2016 có thể thấy thị trường tiền tệ quốc tế có nhiều biến động. Tuy nhiên do hạn chế về số liệu cũng như việc tăng giảm tỷ giá chỉ ảnh hưởng chủ yếu về mặt tâm lý trong ngắn hạn của nhà đầu tư nên tôi không đưa vào nghiên cứu. Biểu đồ 4.2: Sự thay đổi tỷ giá 2010-2015 Nguồn: (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Qua đồ thị trên có thể thấy Ngân hàng nhà nước rất nổ lực và đạt kết quả khả quan trong việc giữ vững tỷ giá hối đoái. Điều này giảm áp lực tâm lý lên nhà đầu tư mỗi khi tỷ giá tăng. Việc điều chỉnh tăng tỷ giá luôn có kế hoạch trước vì thế các doanh nghiệp có thể phòng ngừa được rủi ro mỗi khi ty giá thay đổi và đưa ra những chiến lược ứng biến. Việc Ngân hàng nhà nước quản lý, niêm yết tỷ giá hối đối cũng giúp ổn định thị 43
  50. trường tiền tệ trong nước. Chính những lý do đó nên tỷ giá hối đối không anh hưởng nhiều đến sự thay đổi của chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015. Kết luận chương 4 Từ kết quả mô hình VECM thu được , nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn kinh tế Việt Nam năm 2010-2015 có biến chỉ số giá tiêu dùng(CPI), lãi suất cơ bản(BR), giá dầu(OP), tỷ giá hối đoái(EX) đều có ảnh hưởng lên chỉ số giá chứng khoán VN- INDEX(VNI). Trong đó chỉ số giá tiêu dùng tác động cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX, còn các biến lãi suất cơ bản, giá dầu thế giới, tỷ giá hối đoái có tác động trái chiều lên chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX. Kết quả này khá phù hợp với một số nghiên cứu trước đây mặc dù mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Trong kết quả nghiên cứu được thì hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất tới chỏ số giá chứng khoán VN-INDEX là chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất cơ bản. Thị trường chứng khoán Việt Nam không còn chịu sự chi phối mạnh của tỷ giá hối đoái và giá dầu thế giới như những năm trước. Điều này có thể coi là một tín hiệu tích cực trong chính sách quản lý kinh tế của nhà nước vì giá dầu thế giới ta không thể kiểm soát cũng như tỷ giá hối đối tuy được điều tiết nhưng không thể cách xa với quan hệ cung cầu. Năm 2010 các biến vĩ mô có một số tác động trái chiều tới nghiên cứu từ năm 2011 trở đi tâm lý nhà đầu tư có phần ổn định hơn, các biến vĩ mô phản ánh được đúng các mối quan hệ trong nền kinh tế hơn nên mô hình xây dựng chạy ổn định, chính xác hơn từ năm 2011 trở đi. Từ kết quả nghiên cứu thực tế nào, tôi sẽ nghiên cứu và đề xuất thêm các ý kiến nhằm xây dựng và hoàn thiện các chính sách vĩ mô để phát triển bền vững, ổn định cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 44
  51. Chương 5 Kết luận và giải pháp 5.1 Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới chỏ số giá chứng khoán VN-INDEX Sau khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam 2009-2015 tôi thu được kết quả như sau. Lượng cung tiền M2 vẫn chưa thật sự ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Mặc dù trong những năm qua thị trường tín dụng Việt nam có những chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ M2/M1 chỉ khoản 1.27 khá thấp so với các nước phát triển. Điều này cho thấy tỉ lệ nắm giữ tiền mặt trong dân vẫn rất cao, thói quen dùng tiền mặt để thanh toán vẫn còn. Ở những thị trường có tỷ lệ M2 cao như Mỹ, Nhật và các nước Châu Âu mỗi khi tỷ lệ M2 thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn lên toàn bộ thị trường. Điều này rút ra kết luận rằng ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có những nhân tố cũng như mức ảnh hưởng khác nhau. Sau khi nghiên cứu, chạy mô hình với dữ liệu từ 2009-2015 có thể thấy năm 2009 thị trường vẫn còn bị tác động tâm lý mạnh từ hai năm trước 2007,2008 . Các yếu tố vĩ mô trong năm 2010 không ảnh hưởng nhiều tới quyết định đầu tư. Trong năm 2010 yếu tố tâm lý lo ngại làm các nhà dầu tư e dè đầu tư, dòng vốn tút khỏi thị trường và tìm đến các kênh trú ẩn an toàn khác. Điều này rút ra được kết luận rằng vào vào từng nơi cới các giai đoạn khác nhau. Để mô hình phù hợp với thực tế ta phải chọn đúng giai đoạn của nền kinh tế để nghiên cứu tránh những yếu tố nhiễu như yếu tố tâm lý quá hưng phấn hay quá sợ hãi để đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của các biến vĩ mô đối với nền kinh tế. Kết quả thu được nghiên cứu này đã chứng minh và phân tích được các nhân tố: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất cơ bản (BR), tỷ giá hối đoái (EX), giá dầu thế giới (OP) có tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX . Kết quả chỉ ra rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lãi suất cơ bản (BR) là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX, giá đầu thế giới (OP) và tỷ giá hối đoái (EX) ít tác động hơn. Điều này là tín hiệu tích cực vì giá dầu thế giới và tỷ giá hối đoái là hai nhân tố rất khó để kiểm soát. 5.2 Một só gốp ý và để xuất về các chính sách nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và ổn định Trong những năm gần đây tình hình lạm phát được nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Chủ trương của Nhà Nước là phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững thì sự phát 45
  52. triển bền vững và ổn định được đặt lên hàng đầu và là kim chỉ nam trong việc phát triển nền kinh tế. Thị trường chứng khoán cũng được nhà nước quan tâm, trong thời gian gần đây liên tục ra những công văn nhằm giúp phát triển thị trường chứng khoán như nới room cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư, mỗi năm phải niêm yết ít nhất 5 công ty nhà nước nhằm tạo nguồn hàng cho thị trường chứng khoán, giảm ngày giao dịch xuống còn T+2 giúp thị trường sôi động hơn. Việc phát triển ổn định thị trường chứng khoán được định hướng cụ thể hóa trong chủ trương chung của Đảng và Nhà Nước về tái cấu trúc nền kinh tế nhằm phát huy hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn , thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung này được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2013 Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán tại các nơi trên thế giới, tại nhiều thời điểm khác nhau (bao gồm cả những thị trường đã phát triển và chưa phát triển). Điều này khẳng định việc tác động của các nhân tố đến thị trường chứng khoán là rất quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy bốn nhân tố lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đối, giá dầu tác động tới chứng khoán. Ta sẽ có thể đưa ra các biện pháp cụ thể nhắm vào 4 nhân tố trên, trong đó đặc biệt là nhân tố chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất vì hai nhân tố này tác động mạnh nhất. Như vậy để phát triển thị trường chứng khoán ổn định và bền vững ta phải kiểm soát được 4 nhân tố trên đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất. Tôi đưa ra các biện pháp như sau: a/ Ổn định lạm phát theo hướng có lợi cho nền kinh tế Trong nghiên cứu ta đã thấy chỉ số giá tiêu dùng đồng biến với chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX . Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra trong trường hợp lạm phát của nền kinh tế kiểm soát được thể hiện những tích cực của thị trường kinh tế. Tuy lạm phát đồng biến với chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX nhưng điều đó không có nghĩa CPI càng cao thì trường sẽ đi lên mà hoàn toàn ngược lại. Nếu lạm phát vượt mức 10% như những năm 2007-2008 thì thị trường chứng khoán sẽ phản hồi tiêu cực sụt giảm điểm mạnh. 46
  53. Chính phủ cần tiếp tục giữ vững lạm phát ổn định dưới 10% để lấy lại sự tin tưởng của nhà đầu tư cũng như thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường. Lạm phát vừa phải không những giúp thị trường chứng khoán mà còn giúp cả nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định . Để làm những điều này chính phủ nên: -Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng . -Cắt giảm chi tiêu, đầu tư công vô ích. Tập trung vào các dự án cơ bản có tính hiệu quả cao. -Đảm bảo cân đối về cung cầu hàng hóa trên thị trường, khắc phục tình trạng nhập siêu và đẩy mạnh xuất khẩu -Phát triển các quỹ bình ổn giá thị trường -Tăng cường giám sát thị trường, khắc phục tình trạng độc quyền tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường như : điện, xăng, b/Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường Với chính sách lãi suất cơ bản Ngân hàng nhà nước đã can thiệp vào thị trường và đạt được một số thành công nhất định . Tuy nhiên chính sách lãi suất hiện nay đang bộc lộ một số khuyết điểm. -Thứ nhất vì chính sách lãi suất cơ bản của nhà nước nên việc đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng mới của các Ngân hàng thương mại bị hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành kinh tế. -Thứ hai: cần phải kiểm soát chặt quá trình cấp tín dụng . Như giai đoạn 2010 khi gói 30000 tỷ được nhà nước đưa ra cho vay ưu đãi . Thật sự đa số các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư thực hiện không đúng mục đích của gói vay này. Nguốn vốn sau khi vay được chuyển vào thị trường chứng khoán thứ cấp hoặc gởi tiết kiệm ăn chênh lệch chứ không chảy vào đầu tư phát triển . Điều này làm lạm phát 2010 rất cao trên 18%. Nguốn vốn này vào thị trường chứng khoán làm giá trị các công ty bị ảo hóa không đánh giá đúng tiềm năng của công ty và sau đó thị trường sụt giảm mạnh khi dòng vốn này bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán. 47
  54. -Thứ ba : nên để lãi suất được quyết định bởi thị trường. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá đúng thị trường hơn. Hiện nay lãi suất cơ bản được coi là công cụ của chính phủ, vừa là động thái phát tín hiệu về chính sách điều hành tiền tệ là “thắt chặt” hay “nới lỏng” tiền tệ vì thế mỗi khi thay đổi đều tạo nên hiệu ứng tâm lý lên thị trường. c/ Tiếp tục giữ tỷ giá ổn định Qua nghiên cứu ta thấy được tác động của tỷ giá tác động của tỷ giá hối đối lên chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX là không đáng kể. Điều này là nhờ Ngân hàng nhà nước đã giữ ổn định tỷ giá tạo điều kiện phát triển cho các công ty cũng như thu hút vốn đầu tư. Cần phát triển quỹ dự trự ngoại hối để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong những tháng cuối năm . Vì nước ta vẫn là nước nhập siêu nên cần một quỹ dự trữ ngoại hối mạnh, tránh trường hợp cầu không đủ cung gây ảnh hưởng cho các công ty cũng như làm bất ổn thị trường. Hằng năm có hai kỳ tỷ giá ngoại hối biến động mjanh là các tháng cuối năm trước và đâu năm sau. Ngoài ra cần phải loại bỏ tâm lý bị ảnh hưởng bởi nhà đâu tư ngoại. Thị trường chứng khoán Việt Nam khá nhạy cảm với mỗi đợt cơ cấu doanh mục đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài, nhà đâu tư trong nước luôn mua bán theo nhịp của dòng vốn này. Điều này sẽ tao tiêu cực lên thị trường. Vì thế cần phải có các biện pháp nâng cao kiến thức cho nhà đầu tư. d/ Giảm sự phụ thuộc vào giá dầu thế giới Để thị trường chứng khoán Việt Nam ít bị phụ thuộc vào giá dầu thế giới đầu tiên phải giảm sự phụ thuộc vào các công ty dầu khí. Muốn làm được điều này cần đẩy mạnh, tạo điều kiện cho các công ty niêm yết trên thị trường, tạo nguốn hàng lớn. Khi giá các công ty dầu khí giảm thì các công ty sản suất kinh doanh tăng do giá nhiên liệu giảm. Như vậy sẽ phán ánh đúng hơn về tình hình phát triển của ngành kinh tế. Giảm sự phụ thuộc của ngân sách quốc gia vào giá dầu. Khi giá dầu giảm vẫn có kinh phí để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án còn dang dỡ, tránh rủi ro vỡ nợ, làm thị trường ổn định hơn. 48
  55. 5.3 Giới hạn của nghiên cứu Vì thời gian và kiến thức của bản thân còn khá hạn chế nên trong nghiên cứu còn khá nhiều thiếu sót và chỉ đưa ra được 4 nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Vn-INDEX. Trên thực tế còn có rất nhiều nhân tố tác động trực tiến, gián tiếp đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX và các biến này đều có sự tương quan với nhau. Việc giới hạn bốn biến ít nhiều cũng ảnh hưởng tính chính xác của kết quả cũng như sự ổn định của mô hình. Bên cạnh đó các biến kinh tế luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, trong nghiên cứu tôi không thể đưa ra được sự tương quan của các biến giải thích với nhau. Vì thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời chưa lâu so với các nước phát triển, các năm trước số công ty niêm yết ít, trải qua thời kỳ bông bóng nên rôi chỉ sử dụng số liệu từ năm 2010-2015 làm hạn chế cỡ mẫu . Với nghiên cứu 72 mẫu là tương đối thấp, ít nhiều cũng làm giảm tính chính xác nghiên cứu. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tâm lý. Không thể đưa ra mối qua hệ giữa yếu tố tâm lý trong phương pháp nghiên cứu định lượng. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến mức độ chính xác của sự ảnh hưởng các nhân tố tôi nghiên cứu lên chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX . Tóm tắt chương 5 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm và phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam và dựa vào định hướng mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán của chính phủ theo quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2013 trong giai đoạn phát triển tới năm 2020. Nghiên cứu đã đề xuất ra các giải pháp tương ứng với các nhân tố trong nghiên cứu để khắc phục các khó khăn tồn động trên thị trường nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và ổn định. Những kiến nghĩ này được trình bày tách bạch, riêng lẽ cho từng nhân tố ảnh hưởng. Khi thực hiện cần quyết liệt và đồng bộ từ đó giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định bảo đảm là kênh huy động vốn hàng đầu, chất lượng cho nền kinh tế. 49
  56. Bên cạnh đó trong chương 5 cũng đưa ra một số hạn chế trong mô hình nghiên cứu như chưa phân tích được sự tương quan của các biến giải thích với nhau. Chưa đánh giá được mức độ tác động của yếu tố tâm lý lên thị trường. Điều này tạo tiền đề phát triển cũng như khắc phục cho các nghiến cứu sau này khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hườn đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX. 50
  57. Phụ Lục Bảng số liệu mô hình Time VNI BR EX M2 OP CPI Tháng 8.00 1/2010 501.76 17,941 1,912,147.31 76.30 1.36 Tháng 8.00 2/2010 495.46 18,544 1,948,241.31 73.86 1.96 Tháng 8.00 3/2010 513.30 18,544 1,982,388.71 78.66 0.75 Tháng 8.00 4/2010 521.25 18,544 2,022,800.19 84.06 0.14 Tháng 8.00 5/2010 515.05 18,544 2,076,119.66 75.95 0.27 Tháng 8.00 6/2010 507.66 18,544 2,166,591.27 74.58 0.22 Tháng 8.00 7/2010 501.31 18,544 2,174,354.22 75.48 0.06 Tháng 8.00 8/2010 458.67 18,544 2,257,347.53 77.17 0.23 Tháng 8.00 9/2010 454.47 18,932 2,325,022.17 77.35 1.31 Tháng 8.00 10/2010 453.32 18,932 2,339,568.62 82.10 1.05 Tháng 9.00 11/2010 441.19 18,932 2,358,708.25 85.12 1.86 Tháng 9.00 12/2010 474.35 18,932 2,478,310.24 91.07 1.98 Tháng 9.00 1/2011 494.64 18,932 2,484,090.54 96.44 1.74 Tháng 11.00 2/2011 497.08 20,673 2,512,946.71 103.39 2.09 Tháng 12.00 3/2011 466.06 20,698 2,495,421.92 114.27 2.17 Tháng 13.00 4/2011 462.27 20,698 2,484,011.87 122.24 3.32 Tháng 14.00 5/2011 447.99 20,643 2,485,326.57 114.88 2.21 Tháng 14.00 6/2011 439.15 20,618 2,544,738.52 115.10 1.09 Tháng 14.00 7/2011 417.70 20,608 2,580,562.44 115.61 1.17 Tháng 14.00 8/2011 398.29 20,628 2,721,518.51 109.64 0.93 Tháng 14.00 9/2011 447.91 20,628 2,673,756.80 113.35 0.82 51
  58. Tháng 15.00 10/2011 414.13 20,803 2,635,058.39 109.61 0.36 Tháng 15.00 11/2011 393.62 20,803 2,652,391.11 110.47 0.39 Tháng 15.00 12/2011 368.50 20,828 2,774,281.10 108.17 0.53 Tháng 15.00 1/2012 356.82 20,828 2,777,057.84 110.77 1.00 Tháng 15.00 2/2012 408.51 20,828 2,774,123.84 117.89 1.37 Tháng 14.00 3/2012 441.15 20,828 2,827,345.90 125.30 0.16 Tháng 13.00 4/2012 461.04 20,828 2,867,599.31 120.08 0.05 Tháng 12.00 5/2012 455.77 20,828 2,921,575.06 111.62 0.18 Tháng 11.00 6/2012 426.98 20,828 2,987,086.69 96.68 -0.26 Tháng 10.00 7/2012 415.00 20,828 3,023,008.22 102.07 -0.29 Tháng 10.00 8/2012 414.54 20,828 3,083,581.12 112.78 0.63 Tháng 10.00 9/2012 393.93 20,828 3,149,680.75 112.93 2.20 Tháng 10.00 10/2012 392.32 20,828 3,170,355.96 112.04 0.85 Tháng 10.00 11/2012 382.21 20,828 3,259,070.72 109.17 0.47 Tháng 9.00 12/2012 394.00 20,828 3,455,221.40 109.45 0.27 Tháng 9.00 1/2013 454.49 20,828 3,551,304.88 112.45 1.25 Tháng 9.00 2/2013 482.61 20,828 3,595,908.81 116.42 1.32 Tháng 8.00 3/2013 480.09 20,828 3,670,337.70 109.16 -0.19 Tháng 8.00 4/2013 490.24 20,828 3,682,786.19 102.25 0.02 Tháng 7.00 5/2013 495.14 20,828 3,720,890.83 102.51 -0.06 Tháng 7.00 6/2013 503.98 21,036 3,798,454.80 102.92 0.05 Tháng 7.00 7/2013 491.57 21,036 3,814,599.92 107.81 0.27 Tháng 7.00 8/2013 494.78 21,036 3,866,305.64 110.87 0.83 Tháng 478.38 7.00 21,036 3,911,271.42 112.01 1.06 52
  59. 9/2013 Tháng 7.00 10/2013 498.09 21,036 3,956,535.29 109.22 0.49 Tháng 7.00 11/2013 502.59 21,036 4,031,950.05 107.98 0.34 Tháng 7.00 12/2013 506.94 21,036 4,194,620.47 110.86 0.51 Tháng 7.00 1/2014 531.22 21,036 4,285,871.85 95.44 0.69 Tháng 7.00 2/2014 574.92 21,036 4,282,574.32 96.43 0.55 Tháng 6.50 3/2014 591.05 21,036 4,347,138.06 104.92 -0.44 Tháng 6.50 4/2014 582.69 21,036 4,396,883.78 99.74 0.08 Tháng 6.50 5/2014 541.79 21,036 4,448,110.53 99.42 0.20 Tháng 6.50 6/2014 567.35 21,246 4,555,402.48 102.47 1.38 Tháng 6.50 7/2014 590.88 21,246 4,553,302.61 105.34 0.23 Tháng 6.50 8/2014 611.34 21,246 4,565,050 97.88 0.22 Tháng 6.50 9/2014 621.20 21,246 4,608,425 92.44 0.40 Tháng 6.50 10/2014 601.71 21,246 4,708,299 90.73 0.11 Tháng 6.50 11/2014 593.08 21,246 4,701,924 78.78 -0.27 Tháng 6.50 12/2014 548.11 21,246 4,776,680 69.00 -0.24 Tháng 6.50 1/2015 571.33 21,458 4,847,017 47.76 -0.20 Tháng 6.50 2/2015 579.39 21,458 4,887,877 50.58 -0.05 Tháng 6.50 3/2015 577.80 21,458 4,973,579 47.82 0.15 Tháng 6.50 4/2015 556.03 21,458 5,179,216 54.45 0.14 Tháng 6.50 5/2015 552.20 21,673 5,192,194 59.27 0.16 Tháng 6.50 6/2015 581.60 21,673 5,308,012 59.82 0.35 Tháng 6.50 7/2015 624.81 21,673 5,300,817 50.09 0.13 Tháng 6.50 8/2015 580.27 21,890 5,328,232 42.87 -0.07 53
  60. Tháng 6.50 9/2015 565.32 21,890 5,376,435 45.48 -0.21 Tháng 6.50 10/2015 589.44 21,890 5,492,731 46.42 0.11 Tháng 6.50 11/2015 602.33 21,890 5,505,640 42.44 0.07 Tháng 6.50 12/2015 569.67 21,890 5,591,611 37.19 0.02 54
  61. Tài liệu tham khảo 1 Chính phủ (2012), Phê duy t chiến lu ợc phát triển thị tru ờng chứng khoán Vi t Nam giai đoạn 2011 – 2020. 2 Ủy ban Kinh tế Quốc họ i Viẹ t Nam (2012), “Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền t ở Vi t Nam”, Dự án nghiên cứu. [3] “Một số lưu ý các nhân tố ảnh hưởng chỉ số giá chứng khoán” TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung [4] Khaled Hussainey and Le Khanh Ngoc, (2009). “The impact of macroeconomic indicators on Vietnamese stock prices”. The Journal of Risk Finance, Vol 10, 321 – 332. [5] Muhammad Hussain, Muhammad Aamir, Rasool, Fayyaz & Mumtaz, (2012). “The impact of Macroeconomic Variables on Stock Prices: An Empirical Analysis of Karachi Stock Exchange”, Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol 3, 295-312 [6] Adman Hussian, Irfan Lal, Muhammad Mubin, (2009). “Short run and Long run Dynamics of Macroeconomic Variables and Stock prices: Case study of KSE (Karachi Stock Exchange)”, Kashmir Economic Review, Vol XVIII, No 1&2, 43- 61 55