Khóa luận Đánh giá nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam – chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6, TP HCM giai đoạn 2012 - 2014

pdf 88 trang Gia Huy 24/05/2022 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam – chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6, TP HCM giai đoạn 2012 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_nghiep_vu_thanh_toan_khong_dung_tien_mat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam – chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6, TP HCM giai đoạn 2012 - 2014

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH GÒ VẤP – PGD. QUẬN 6, TP.HCM GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Đình Tâm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Hương Giang MSSV: 1154020242 Lớp: 11DTNH16 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH GÒ VẤP – PGD. QUẬN 6, TP.HCM GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Đình Tâm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Hương Giang MSSV: 1154020242 Lớp: 11DTNH16 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Ngô Đình Tâm, khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM và không sao chép dưới bất kì hình thức nào. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được thu thập và tính toán từ tài liệu gốc của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD. Quận 6. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Lê Hương Giang ii
  4. LỜI CẢM ƠN Thực tế mọi sự thành công đều luôn có sự giúp đỡ dù là trực tiếp hay gián tiếp, để hoàn thành được bài khóa luận này, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths. Ngô Đình Tâm là người trực tiếp , dưới sự dẫn dắt tận tình của thầy trong suốt những tháng qua đã giúp tôi thuận lợi hoàn thành tốt bài khóa luận này. tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã hỗ trợ và cung cấp các kiến thức chuyên môn để thực hiện tốt đồ án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị Phòng Dịch Vụ Khách Hàng ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình tiến hành làm khóa luận cũng như đóng góp ý kiến và hỗ trợ nhóm trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 201 ( Sinh viên ký và ghi rõ họ tên ) Nguyễn Lê Hương Giang iii
  5. T NG ĐẠ H C C NG NGH T . HCM HOA Ế TOÁN – T I CH NH – NG N H NG NHẬN T C A GIÁO I N HƯ NG N NHẬN T Ề Á TR NH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN C A INH I N MSSV: Thời gian thực hiện khóa luận Từ đến Tại đơn vị Trong quá trình viết khóa luận sinh viên đã thể hiện 1. Thực hiện viết khóa luận th o quy định  Tốt  há  Trung bình  hông đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đ i chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn  Thường xuyên  t liên hệ  Không 3. Đề tài đạt chất lượng th o yêu cầu  Tốt  há  Trung bình  hông đạt T . HCM, ngày tháng .năm 2015 G ng n h ng n ý tên, ghi r họ tên v
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt TTDTM Thanh toán dùng tiền mặt NHTM Ngân hàng thương mại CBCNV Cán bộ công nhân viên KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân NH Ngân hàng TMCP Thương mại c phần KHKD Kế hoạch kinh doanh PGD Phòng giao dịch TCTD T chức tín dụng KH Khách hàng ĐVT Đơn vị tính vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Số lượng chi nhánh tại ngân hàng V B năm 2001 – 2014 27 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp - Phòng Giao dịch Quận 6 giai đoạn 2012-2014 31 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 32 Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của ngân hàng VIB chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 giai đoạn 2012-2014 33 Bảng 2.4: Tình hình thanh toán tại chi nhánh VIB Gò Vấp – PGD. Quận 6 giai đoạn 2012-2014 36 Bảng 2.5: Tình hình thanh toán bằng Séc tại Chi nhánh VIB Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 giai đoạn 2012-2014 38 Bảng 2.6: Tình hình thanh toán ủy nhiệm chi tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 40 Bảng 2.7: Tình hình thanh toán ủy nhiệm thu tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 42 Bảng 2.8: Tình hình thanh toán thẻ tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 44 Bảng 2.9: Tình hình thanh toán thư tín dụng tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 46 Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng số lượng các phương thức TTKDTM tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 47 Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng các phương thức TTKDTM tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 48 Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng doanh số TTKDTM tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 49 vii
  8. DANH SÁCH Ơ ĐỒ, BIỂ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán Séc chuyển khoản cùng 1 ngân hàng 11 Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán Séc bảo chi cùng 1 ngân hàng 12 Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện Ủy nhiệm chi tại cùng một ngân hàng 14 Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện ủy nhiệm thu cùng một ngân hàng 15 Sơ đồ 5: Quy trình thực hiện thanh toán thẻ tín dụng 18 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu t chức của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 25 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu t chức của VIB Quận 6 28 Biểu đồ 2.2: Tình hình thanh toán tại chi nhánh VIB Gò Vấp – Phòng Giao Dịch Quận 6 giai đoạn 2012-2014 36 Biểu đồ 2.3: Tình hình thanh toán bằng Séc tại Chi nhánh VIB Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 giai đoạn 2012-2014 38 Biểu đồ 2.4: Tình hình thanh toán ủy nhiệm chi tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 41 Biểu đồ 2.5: Tình hình thanh toán ủy nhiệm thu tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 42 Biểu đồ 2.6: Tình hình thanh toán thẻ tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014 44 viii
  9. MỤC LỤC L I MỞ ĐẦU 1 CH ƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHI P VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 3 1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt 3 1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 3 1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt 4 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán dùng tiền mặt 6 1.4. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 7 1.4.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt 7 1.4.2. Vai trò của thanh tóan không dùng tiền mặt 8 1.5. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 9 1.5.1. Thanh toán bằng Séc 9 1.5.1.1. Khái niệm 9 1.5.1.2. Đặc điểm 9 1.5.1.3. Phân loại 10 1.5.2. Thanh toán Ủy nhiệm chi 13 1.5.2.1. Khái niệm 13 1.5.2.2. Đặc điểm 13 1.5.2.3. Quy trình thực hiện 13 1.5.3. Thanh toán Ủy nhiệm thu 14 1.5.3.1. Khái niệm 14 1.5.3.2. Đặc điểm 14 1.5.3.3. Phân loại 14 1.5.3.4. Quy trình thực hiện 15 1.5.4. Thanh toán bằng thẻ 16 1.5.4.1. Khái niệm 16 1.5.4.2. Đặc điểm 16 1.5.4.3. Phân loại 16 1.5.5. Thanh toán bằng thư tín dụng 19 1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả việc thanh toán không dùng tiền mặt 20 ix
  10. 1.6.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 20 1.6.2. Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 20 1.6.3. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt 21 KẾT LUẬN CH ƠNG 1 22 CH ƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VI T NAM – CHI NHÁNH GÒ VẤP - PGD QUẬN 6 23 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 23 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam 23 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 27 2.1.3. Cơ cấu t chức bộ máy quản lý 27 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng 30 2.1.5. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng 30 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2012-2014 31 2.1.7. Định hướng phát triển ngân hàng 34 2.2. Thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 giai đoạn 2012-2014 35 2.2.1. Tình hình chung về thanh toán tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 giai đoạn 2012-2014 35 2.2.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 giai đoạn 2012-2014 37 2.2.2.1. hương thức thanh toán bằng Séc 37 2.2.2.2. hương thức thanh toán Ủy nhiệm chi 40 2.2.2.3. hương thức thanh toán Ủy nhiệm thu. 42 2.2.2.4. hương thức thanh toán Thẻ 43 2.2.2.5. hương thức thanh toán bằng thư tín dụng 45 2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 giai đoạn 2012-2014 47 x
  11. 2.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 47 2.2.3.2. Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 48 2.2.3.3 Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt 49 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 49 KẾT LUẬN CH ƠNG 2 52 CH ƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 53 3.1. Nhận xét 53 3.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 54 3.2.1. Giải pháp chung 54 3.2.2. Giải pháp riêng đối với từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 58 3.3. Kiến nghị 61 3.3.1. Kiến nghị đến Chính phủ và các ban ngành liên quan 61 3.3.2. Kiến nghị đến ngân hàng Nhà nước 63 3.3.3. Kiến nghị đến Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 63 KẾT LUẬN CH ƠNG 3 65 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO 67 xi
  12. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương tiện thanh toán không thể thiếu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi. Chính vì vậy, tiền mặt có vai trò và ảnh hưởng rất to lớn trong việc thanh toán của nền kinh tế. Về bản chất, một khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện ph biến bằng tiền mặt thì có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như chi phí xã hội để t chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm ) là rất tốn kém, dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn những nguy hiểm tham nhũng, rửa tiền ) và tạo môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả, đ dọa trực tiếp đến lợi ích của t chức, cá nhân và an ninh của một quốc gia. Nhận thức r được những rủi ro của việc thanh toán bằng tiền mặt nên từ đó hình thành rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời (séc, thẻ, ủy nhiệm chi/thu và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt TT DTM . Đối với tình hình nước ta hiện nay, việc tìm hiểu và nắm bắt để thực hiện hiệu quả các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành nhu cầu bức thiết, song hành chặt chẽ với sự phát triển của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng, sự đa dạng, phức tạp của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nên cần nghiên cứu để đảm bảo cho hoạt động này thực hiện thông suốt, nhanh chóng tiện lợi và an toàn. Vì vậy, việc chọn đề tài “Đánh g á nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 g a đoạn 2012-2014” là rất cần thiết để thực hiện cũng như có nhận thức r hơn về tầm quan trọng của việc thanh toán không dùng tiền mặt. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, kết hợp với số liệu được thu thập tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 sẽ giúp hiểu r hơn về tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng. 1
  13. 3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 giai đoạn 2012-2014 và đưa ra những kiến nghị để nâng cao hoạt động không dùng tiền mặt tại ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 giai đoạn 2012-2014 4. Ph ơng pháp ngh n cứu Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối kế toán, từ báo cáo của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 giai đoạn 2012 – 2014, đồng thời kết hợp với các phương pháp hương pháp so sánh hương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối. hương pháp phân tích đánh giá số liệu thực tế tại chi nhánh. hương pháp thống kê t ng hợp số liệu giữa các năm. Ngoài ra còn dùng các biểu đồ để minh họa nhằm giúp cho việc phân tích rõ ràng hơn. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận nghiệp vụ thanh tóan không dùng tiền mặt. Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 giai đoạn 2012 – 2014. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị. 2
  14. CHƯƠNG 1 CƠ Ở LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1.1.Khái niệm, đặc đ ểm của thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.1.Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các t chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 1.1.2.Đặc đ ểm của thanh toán không dùng tiền mặt Sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật tư hàng hóa cả về không gian lẫn thời gian. Việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời gian này nhưng việc thanh toán có thể thực hiện ở nơi khác, vào khoảng thời gian khác. Đây là đặc điểm n i bật nhất trong TT DTM, đặc biệt thể hiện rõ nhất trong các hoạt động thanh toán quốc tế. TT DTM nghĩa là không có sự hiện diện của tiền mặt trong thanh toán, tiền mặt chỉ hiện diện trên s sách, chứng từ kế toán. Để làm được như vậy bắt buộc bên tham gia thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng để tham gia giao dịch. Như vậy, vai trò ngân hàng trong TTKDTM rất quan trọng, ngân hàng là một khâu trung gian để thực hiện giao dịch thanh toán thông qua lệnh chuyển tiền của các bên tham gia. Nếu ngân hàng thực hiện tốt vai trò của mình thì TTKDTM ngày càng phát triển mạnh mẽ và phát huy được vai trò to lớn trong nền kinh tế hiện nay. Chính vì thế TTKDTM có khá nhiều ưu điểm như Tiết kiệm được lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí phát hành, bảo quản, thay thế tiền mới, tiền dễ bị mất cắp, tiền giả Tiết kiệm được chi phí giao dịch do không phải mang th o lượng tiền lớn khi thanh toán và khá an toàn cho người cầm tiền. Ngân hàng sẽ chuyển tiền khi khách hàng có yêu cầu, tiền phí giao dịch này rất thấp. Khi các bên tham gia thanh toán bắt buộc các bên phải mở tài khoản và gửi tiền trong tài khoản, chính vì thế lượng tiền lưu trữ trong dân cư sẽ giảm đi làm tăng khả năng thanh khoản trong ngân hàng. Mặt khác, khi giao dịch qua ngân hàng thì Nhà nước có thể kiểm soát được nguồn tiền, làm tăng tính minh bạch của các giao dịch và hạn chế tình trạng rửa tiền. 3
  15. 1.2.Nhân tố nh h ởng đến thanh toán không dùng tiền mặt  Môi trường kinh tế vĩ mô Ngân hàng đang là một ngành phát triển trong nền kinh tế hiện nay nên rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đ của nhiều ngân hàng và những ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. hi môi trường kinh tế vĩ mô không n định, một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt. Một nền kinh tế phát triển n định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.  Môi trường pháp lý Ngân hàng là một t chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ quan trọng và rất nhạy cảm trong nền kinh tế nên rất được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối bởi pháp luật, chỉ cần một sự thay đ i nhỏ của pháp luật cũng là cơ hội hoặc thách thức đối với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thanh toán không dùng tiền mặt là một nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, hầu hết các giao dịch thanh toán đều qua ngân hàng nên khi có một sự thay đ i về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và đặc biệt chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiểu quả.  Khoa học công nghệ 4
  16. Công nghệ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của các ngân hàng hiện nay. Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán sẽ đáp ứng được nhu cầu chính xác, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí trong thanh toán. Các hoạt động chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn lại vừa nhanh chóng, tiện lợi. Các ngân hàng có thể mở rộng các dịch vụ của mình qua các mạng máy vi tính, đây là cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến người dân với chi phí thấp nhất. Để mở rộng TTKDTM các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động, tham gia hệ thống điện tử liên ngân hàng Chính vì vậy, công nghệ ngân hàng đang được xem là một vũ khí cực kì mạnh trong cạnh tranh.  Yếu tố con người Công nghệ có hiện đại nhất cũng không thay thế con người trong tất cả các hoạt động, công nghệ cao giúp công tác thanh toán chính xác, nhanh chóng và tiết kiệm, tuy nhiên nếu không có yếu tố con người thì các hoạt động thanh toán có máy móc công nghệ cao thì cũng không thực hiện được. Chính vì vậy, yếu tố con người đóng vai trò cực kì quan trọng trong quy trình thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng.  Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng NHTM có ba chức năng: trung gian tài chính, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền, những chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ và tương trợ lẫn nhau. Khi NHTM là trung gian tài chính thì NHTM sẽ huy động vốn bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể huy động từ các t chức, huy động vốn từ dân cư qua hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu hay qua phát hành trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau. Qua đó ngân hàng sẽ tập trung một lượng vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau và khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ sử dụng chúng để cho vay đối với những người có nhu cầu vay vốn. Khi các bên có nhu cầu thanh toán, chi trả ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán. Như vậy, giữa các chức năng của NHTM có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng sẽ tin tưởng ngân hàng và gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều nhờ thanh toán hộ, như thế 5
  17. vốn ngân hàng huy động được tăng lên, ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng ngày càng được phát huy. Với chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân hệ thống các NHTM đã tăng khối lượng tiền tệ lên gấp bội thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản. Điều này làm cho các chức năng NHTM ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của mỗi chức năng sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo. Do đó, hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn tới thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng.  Yếu tố tâm lý Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới TTKDTM. Tâm lý lại chịu tác động rất lớn từ môi trường con người và công việc: Trong nền sản xuất nhỏ, lạc hậu con người có xu hướng thích tiền mặt, do đó TT DTM là không ph biến, từ đó hạn chế tới TTKDTM của các ngân hàng. Ngược lại, trong một nền sản xuất lớn, hiện đại, nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc TTKDTM, do đó TT DTM ở trong trường hợp này rất phát triển. Một nền kinh tế ngầm sôi động sẽ khuyến khích con người sử dụng tiền mặt nhiều hơn trong thanh toán vì lý do bí mật và an toàn cá nhân. Thuế đánh giá cao sẽ dẫn tới con người có hành vi trốn thuế, từ đó sinh ra tâm lý thích tiền. Trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý “ngại” khi sử dụng các phương tiện hiện đại có độ phức tạp cao, do đó thanh toán không dùng tiền mặt không phát triển. 1.3.Nhân tố nh h ởng đến thanh toán dùng tiền mặt Thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng tiền mặt. Tiền là phương tiện trao đ i hàng hóa, dồng thời cũng là phương tiện kết thúc quá trình trao đ i. Nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán dùng tiền mặt  Xu hướng toàn cầu hóa nên nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và n định qua nhiền năm, chính vì vậy tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Vì xu hướng toàn cầu 6
  18. hóa thúc đẩy, mở rộng giao dịch trên toàn thế giới nên cần phương thức thanh toán đơn giản, nhanh gọn và tiện ích.  Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là mạng Internet và mạng di động nên ngày càng chuyển dần từ hình thức thanh toán thủ công sang phương thức xử lý thanh toán bán tự động, thanh toán điện tử. Chính vì vậy đã tác động rất mạnh đến hình thức thanh toán bằng tiền mặt.  Chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước và công dân.  Các hoạt động “ngầm” đang đ dọa đến an ninh quốc gia là mối bận tâm của các nhà quản lý và sự lo ngại của công chúng trong lĩnh vực chống tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và các hoạt động phi pháp khác.  Nghị định 161 về thanh toán tiền mặt được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 28/12/2006, trong đó quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số lượng lớn. 1.4.Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 1.4.1.Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt Trong lịch sử, quá trình phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ. Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đ i thanh toán hàng hóa diễn ra với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Chính vì vậy, khi nền kinh tế ngày một phát triển với tốc độ cao cả về chất lượng lẫn số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt bộc lộ một số hạn chế nhất định như độ an toàn không cao cho cả người chi trả lẫn người thụ hưởng, ngân hàng Nhà nước phải bỏ ra chi phí rất lớn để in ấn, kiểm đếm, vận chuyển và bảo quản tiền mặt, đặc biệt việc thanh toán bằng tiền mặt làm giảm khả năng tạo tiền của NHTM. Từ thực tế khách quan trên đòi hỏi phải có sự ra đời của một phương thức thanh toán khác tiên tiến hơn, hiện đại hơn có thể khắc phục được những khuyết điểm của hình thức thanh toán cũ đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Nó khắc phục được những nhược điểm của của quá trình thanh toán bằng tiền mặt và phát huy những ưu điển hơn hẳn của nó trong nền kinh tế thị trường. 7
  19. 1.4.2.Vai trò của thanh tóan không dùng tiền mặt Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò hết sức quan trọng đối với từng cá nhân, từng đơn vị kinh tế và đối với toàn bộ nền kinh tế. Nó đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, làm cho ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Cụ thể :  Đối với cá nhân Thanh toán không dùng tiền mặt đ m đến sự tiện lợi, an toàn, tiết kiệm chi phí và thuận lợi cho việc trao đ i giữa người chi trả và người thụ hưởng. Nhờ đó mà bất cứ lúc nào khách hàng cũng có thể rút tiền hoặc thực hiện việc thanh toán mua hàng hóa thông qua Ngân hàng.  Đối với doanh nghiệp Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn rút ngắn thời gian sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Việc thanh toán đảm bảo sự an toàn về vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thanh toán.  Đối với ngân hàng Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng huy động được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tiến hành đầu tư, mở rộng hoạt động tín dụng phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế phục vụ sự phát triển của nền kinh tế và thu lợi nhuận. Ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán thông qua các phương thức TTKDTM nên ngân hàng sẽ thu về một khoản khoản lợi nhuận không hề nhỏ thông qua phí dịch vụ thanh toán. Tạo điều kiện cho Ngân hàng ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, từ đó bắt kịp với trình độ phát triển toàn cầu trong hệ thống ngành. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng tạo dựng mối quan hệ với các Ngân hàng khác, giúp nâng cao vị thế, khẳng định uy tín với khách hàng cũng như với đối tác. 8
  20. Ngân hàng dễ kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tác nhân kinh tế với mục đích củng cố kỷ luật thanh toán, đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Đối với xã hội Thanh toán không dùng tiền mặt giảm được khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí in ấn, bảo quản vận chuyển kiểm đếm, giảm được chi phí lao động xã hội, góp phần kiềm chế, đẩy lùi lạm phát và càng nâng cao giá trị đồng tiền Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng và lưu thông sản phẩm trong nền kinh tế xã hội, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách bình thường liên tục. Tạo điều kiện cho NHTW dự đoán và kiểm soát nền kinh tế, bên cạnh đó sử dụng và phát huy các đòn bẩy tài chính (lãi suất, tỉ trọng tín dụng trung dài hạn, tỉ giá ) mà không cần dùng đến các mệnh lệnh tài chính để phục vụ chính sách tiền tệ của quốc gia. Nhờ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mà các tệ nạn xã hội như buôn lậu, rửa tiền, hối lộ, tham nhũng, trốn thuế trở nên khó thực hiện, vì mọi giao dịch kinh tế đều được lưu lại và có kiểm tra, truy cứu dễ dàng qua hệ thống Ngân hàng. 1.5.Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 1.5.1.Thanh toán bằng Séc 1.5.1.1.Khái niệm Séc là một tờ mệnh lệnh chi tiền vô điều kiện của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng để đề nghị ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc hay người cầm tờ séc đó. Ở Việt Nam, những quy định về séc được ban hành trong các văn bản như Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực ngày 11/07/2006 cùng quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN của NHNN và Quy chế cung ứng và sử dụng séc. 1.5.1.2.Đặc đ ểm Đặc điểm của Séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết. Theo Quyết định số 30/2006 của 9
  21. NHNN, tờ Séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan) hoặc Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán, nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát có đủ khả năng để thanh toán. Séc có thể áp dụng cho nội tệ và tiền ngoại tệ. Séc ghi bằng ngoại tệ được thanh toán số tiền ghi trên Séc bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. (Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội). Séc có thể dùng để: Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và nộp tiền cho ngân sách Rút tiền mặt tại các ngân hàng. Trong hình thức thanh toán bằng Séc, việc thanh toán do người người trả tiền bắt đầu và kết thúc bằng việc ghi có vào tài khoản cảu người nhận thanh toán theo số tiền ghi trên Séc. Các bên liên quan bao gồm: Bên kí phát Bên thanh toán Bên thụ hưởng 1.5.1.3.Phân loại  Séc chuyển khoản Séc chuyển khoản (Transfer check) là loại séc mà người ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh tiền mặt được. Séc chuyển khoản được lập như một tờ séc thông thường có hai đường gạch chéo song song ở góc bên trái hoặc có chữ “chuyển khoản” thể hiện là chỉ được trả vào tài khoản không được lĩnh tiền mặt). Quy trình thanh toán của séc chuyển khoản phụ thuộc vào phạm vi thanh toán của chúng. Cụ thể gồm: 10
  22. Thanh toán cùng ngân hàng người chi trả và người thụ hưởng cùng mở tài khoản ở một ngân hàng) Thanh toán khác ngân hàng Trong trường hợp này, điều kiện thực hiện là hai Ngân hàng phải có tham gia thanh toán bù trừ hoặc thanh toán bù trừ điện tử.  Thanh toán bù trừ Thanh toán bù trừ là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống trên cùng một địa bàn do NHNN chủ trì. Thông qua nghiệp vụ này, các Ngân hàng thực hiện thu hộ chi hộ cho Ngân hàng khác và sẽ thanh toán quyết toán ngay trong ngày khi quyết toán bù trừ. Thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định 181/NH-QĐ ngày 10/10/1991 về “Quy tắc t chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng” và công văn 637/ inh tế ngày 28/10/1991 về hướng dẫn thực hiện quyết định trên.  Thanh toán bù trừ điện tử Thanh toán bù trừ điện tử là việc thực hiện chuyển khoản và thanh tóan qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Thanh toán bù trừ điện được thực hiện theo Quyết định số 1557/2001/QĐ- NHNN ngày 14/12/2001 về ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng và Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/05/2003 về ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. ơ đồ 1 uy trình thanh toán éc chuyển kho n cùng 1 ngân hàng (1) Bên thụ hưởng Bên chi trả séc (ký phát séc) (2) (3) (4) Ngân hàng nơi hai bên cùng mở tài khoản Nguồn: PGS. TS Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng th ơng mại. Nhà xuất bản thống kê. 11
  23. (1) Bên thụ hưởng giao hàng hóa, dịch vụ cho bên chi trả. (2) Bên chi trả ký Séc và giao hàng cho bên thụ hưởng. (3) Bên thụ hưởng nộp Séc và 3 liên bản kê nộp Séc vào ngân hàng. (4) NH phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “có” vào tài khoản bên thụ hưởng và báo “có” cho họ. Trường hợp 2 cũng tương tự như trên nhưng khác là ở bước 4, Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ thực hiện lập và gửi “Lệnh thanh toán” cùng các văn bản có liên quan đến Ngân hàng chủ trì. Sau khi đối chiếu, Ngân hàng chủ trì hạch toán kết quả thanh toán bù trừ rồi gửi đi ngân hàng thành viên nhận lệnh.  Séc bảo chi Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được ngân hàng bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản tiền ký gửi đảm bảo thanh toán séc được ngân hàng là thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi séc trước khi giao séc cho khách hàng. Ngân hàng có trách nhiệm chứng thực người ký phát có đủ tiền ở tài khoản Séc và trách nhiệm phong tỏa số tiền đó cho người thụ hưởng trong thời gian luật định theo mỗi quốc gia. Quy trình thanh toán của Séc bảo chi : Cũng tương tự như séc chuyển khoản, quy trình thanh toán của séc bảo chi cũng gắn liền với phạm vi thanh toán. Khách hàng cùng mở tài khoản tại một ngân hàng ơ đồ 2 uy trình thanh toán éc b o ch cùng 1 ngân hàng (1) Bên thụ hưởng séc Bên chi trả (2) (ký phát séc) (3) (4) Ngân hàng Nguồn: PGS. TS Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng th ơng mại. Nhà xuất bản thống kê. 12
  24. (1) Bên thụ hưởng giao hàng hóa, dịch vụ cho bên chi trả. (2) Bên chi trả ký Séc và giao cho bên thụ hưởng. (3) Bên thụ hưởng nộp Séc bảo chi cùng 3 liên bản kê nộp séc vào ngân hàng. (4) Ngân hàng hạch toán “có” trên tài khoản bên thụ hưởng đồng thời báo “có” cho họ. Các khách hàng mở tài khoản ở 2 ngân hàng khác nhau Tương tự như thanh toán cùng ngân hàng nhưng ở bước cuối, Ngân hàng còn phải lập bản kê thanh toán bù trừ gửi cho NHNN, để từ đó gửi lệnh đến ngân hàng nhận lệnh. 1.5.2.Thanh toán Ủy nhiệm chi 1.5.2.1.Khái niệm Ủy nhiệm chi là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản được hưởng, để thanh toán tiền mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế thanh toán nợ. Ủy nhiệm chi được áp dụng để thanh toán cho người được thu hưởng có tài khoản ở cùng ngân hàng, khác hệ thống ngân hàng khác tỉnh. 1.5.2.2.Đặc đ ểm Trong vòng 1 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên mua phải hoàn tất lệnh chi đó, hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng phải ghi “có” ngay vào tài khoản và báo cho đơn vị biết khi đã nhận được chứng từ hợp lệ. Hiện nay ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, Ủy nhiệm chi chỉ sử dụng trong điều kiện người bán tín nhiệm người mua. 1.5.2.3.Quy trình thực hiện  Các khách hàng có tài khoản tại cùng một ngân hàng 13
  25. ơ đồ 3: Quy trình thực hiện y nhiệm chi tại cùng một ngân hàng. (1) Bên bán Bên mua (2) (3) Ngân hàng nơi (4) hai bên cùng mở tài khoản Nguồn: PGS. TS Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng th ơng mại. Nhà xuất bản thống kê. (1) Bên bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mua (2) Bên mua nộp 4 liên Ủy nhiệm chi vào ngân hàng (3) Ngân hàng hạch toán “nợ” trên tài khoản bên mua báo “nợ” cho họ (4) Ngân hàng hạch toán “có” trên tài khoản bên bán và báo “có” cho họ Các khách hàng có tài khoản tại hai ngân hàng Các bước giống trên nhưng phải thực hiện thêm việc thanh toán bù trừ thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. 1.5.3.Thanh toán Ủy nhiệm thu 1.5.3.1.Khái niệm Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi ngân hàng để uy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng cho người mua. 1.5.3.2. Đặc đ ểm Trong uy nhiệm thu, các bên tham gia tuân theo quy tắc thống nhất về ủy nhiệm thu (URC-Uniform Rule for Collection), mà hiện nay là U C 522. Căn cứ vào những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng và đã được bên mua ký xác nhận trên phương thức thanh toán như hóa đơn, vận đơn bên bán lập ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng, kèm hóa đơn, vận đơn gửi ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thu hộ tiền. 1.5.3.3. Phân loại  Ủy nhiệm thu trơn 14
  26. Ủy nhiệm thu trơn hay còn gọi là nhờ thu hối phiếu trơn người thu ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền dựa trên hối phiếu đã lập, còn bộ chứng từ thì gửi thẳng cho người mua, không gửi cho ngân hàng. Hiện nay, loại ủy nhiệm thu này ít được sử dụng do quy trình của nó tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh toán.  Ủy nhiệm thu kèm chứng từ Ủy nhiệm thu kèm chứng từ thì người thu tiền ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ mình, kèm theo bộ chứng từ với điều kiện nếu người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng hóa. Khi nhận được giấy Ủy nhiệm thu, trong vòng 1 ngày làm việc, ngân hàng bên mua trích tài khoản của bên mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên mua không có tiền chi trả thì bên mua bị phạt chậm trả, số tiền bị phạt chậm trả bằng số tiền phải trả nhân lãi suất nợ quá hạn của loại cho vay ngắn hạn, nhân với số ngày trả chậm. 1.5.3.4. Quy trình thực hiện Các khách hàng có tài khoản tại cùng một ngân hàng ơ đồ 4 uy trình thực h ện ủy nh ệm thu cùng một ngân hàng (1) Bên bán Bên mua (2) (4) Ngân hàng nơi (3) hai bên cùng mở tài khoản Nguồn: PGS. TS Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng th ơng mại. Nhà xuất bản thống kê. (1) Bên giao hàng hóa, dịch vụ cho bên mua (2) Bên bán lập 4 liên Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn bán hàng nộp vào Ngân hàng. (3) Ngân hàng hạch toán “nợ” trên tài khoản của bên mua và báo “nợ” (4) Ngân hàng hạch toán “có” trên tài khoản của bên bán và báo “có” cho họ. Các khách hàng có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau 15
  27. Tương tự như các khách hàng có tài khoản cùng một ngân hàng, nhưng ở đây Ngân hàng phục vụ bên bán lại lập thêm bản kê thanh toán bù trừ. Quá trình thanh toán sẽ thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. 1.5.4.Thanh toán bằng thẻ 1.5.4.1.Khái niệm Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp bởi ngân hàng hoặc các công ty lớn. Thẻ được dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không dùng tiền mặt. Thẻ cũng được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. Số tiền thanh toán hay rút ra phải nằm trong phạm vi số dư trong tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng ngân hàng cho phép. 1.5.4.2. Đặc đ ểm  Tính tiện ích: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được đặc biệt đối với lĩnh vực thanh toán quốc tế.  Tính an toàn và nhanh chóng: Chủ thẻ có thể tiếp cận trực tiếp với tài khoản ngân hàng của mình từ hệ thống chuyển tiền điện tử. Người sử dụng thẻ thanh toán rất yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp vì ngay cả trong trường hợp thẻ bị mất cắp thì ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ kí trên thẻ nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn trộm.  Tính linh hoạt: thẻ thanh toán có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn mức tín dụng của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp cho tới những khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt, cho tới nhu cầu du lịch, giải trí. 1.5.4.3. Phân loại  Phân loại theo công nghệ Thẻ khắc chữ n i Thẻ khắc chữ n i là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ n i. Đó cũng loại thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ tiên tiến này. Trên bề mặt thẻ có những thông tin cần thiết được khắc n i. Hiện nay người ta không thẻ này nữa vì kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, dễ bị làm giả. Thẻ băng từ 16
  28. Thẻ băng từ là thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ loại này được sử dụng ph biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng đã bộc lộ một số điểm yếu như dễ bị lợi dụng do thông tin trong thẻ không tự mã hóa được, có thể đọc thẻ dễ dàng nhờ thiết bị đọc gắn với máy tính; thẻ chỉ mang thông tin cố định; khu vực chứa tin hẹp, không áp dụng các kỹ thuật đảm bảo an toàn. Thẻ thông minh Thẻ thông minh là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán. Thẻ thông minh được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, nhờ gắn vào thẻ một chip điện tử mà thẻ có cấu tạo giống như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ khác nhau. Hiện nay, thẻ thông minh được sử dụng rất ph biến trên thế giới vì có ưu điểm về mặt kỹ thuật độ an toàn cao, khó làm giả được, ngoài ra còn làm cho quá trình thanh toán thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn.  Phân loại theo chủ thể phát hành Thẻ do ngân hàng phát hành Đây là loại thẻ do ngân hàng cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình hoặc sử dụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Thẻ này được phát triển rộng không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Thẻ do các t phi ngân hàng phát hành Đây là thẻ du lịch, giải trí cho các tập đoàn kinh doanh lớn như Din rs Clubs, Am x. Thẻ cũng được sử dụng trên phạm vi toàn cầu với quy trình thanh toán không khác nhiều so với thẻ do ngân hàng phát hành.  Phân loại theo tính chất của thẻ Thẻ tín dụng Thẻ tín dụng là loại thẻ được sử dụng ph biến nhất, th o đó chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không cần trả lãi để chi trả hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, sân bay chấp nhận thẻ này. Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu hay chậm trả. 17
  29. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng giữa các bên tham gia được thể hiện qua sơ đồ sau: ơ đồ 5: Quy trình thực hiện thanh toán thẻ tín dụng Ngân hàng phát hành (3) Ngân hàng thanh toán (2) Cơ sở kinh doanh (1) Chủ thẻ Nguồn: PGS. TS Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng th ơng mại. Nhà xuất bản thống kê. (1) Chủ thẻ đến mua hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh. Nhân viên bán hàng sau khi kiểm tra thẻ tín dụng và chữ ký trên hóa đơn nếu phù hợp với chữ ký trên thẻ thì mới yêu cầu thanh toán chủ thẻ. Sau đó tập hợp hóa đơn xuất trình ngân hàng thanh toán. (2) Ngân hàng thanh toán tiến hành thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho cơ sở kinh doanh. Sau đó tiến hành đòi tiền ngân hàng phát hành. (3) Ngân hàng phát hành hoàn trả tiền cho ngân hàng thanh toán. (4) Hàng tháng ngân hàng phát hành lập bảng kê về tình hình thanh toán tiền hàng hóa đến cho chủ thẻ. Thẻ ghi nợ Thẻ ghi nợ là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản séc. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện tại trên tài khoản của chủ thẻ. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ gần như ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở kinh doanh, đồng thời chuyển ngân vào tài khoản của cơ sở kinh doanh đó. Thẻ rút tiền mặt tự động (ATM) 18
  30. ATM là thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà máy ATM cung ứng.  Phân loại theo phạm vi lãnh th Thẻ trong nước: Là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Thẻ quốc tế Đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng những loại ngoại tệ mạnh để thanh toán. 1.5.5.Thanh toán bằ g ư í dụng  hương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) là thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh tóan phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng. Có nhiều loại thư tín dụng, tuy nhiên ph biến nhất: Thư tín dụng xác nhận: Là loại thư tín dụng được một ngân hàng xác nhận đảm bảo thanh toán th o thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Thư tín dụng tuần hoàn: Là một loại L/C trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có hiệu lực như cũ và cứ như vậy cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng. Thư tín dụng giáp lưng: Là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng để thanh tóan tiền hàng cho một t chức xuất khẩu khác. L/C đầu gọi là L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng. Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại L/C trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người thụ hưởng đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần, chi phí phát sinh trong quá trình chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả. Thư tín dụng đối ứng: Là loại L/C trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra, có nghĩa là t chức xuất 19
  31. khẩu khi nhận được L/C do t chức nhập khẩu mở thì mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị. Thư tín dụng dự phòng: Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu, trong đó quy định rằng nếu nhà xuất khẩu không thực hiện được hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho nhà nhập khẩu. Thư tín dụng thanh toán dần: Là thư tín dụng được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định. Thư tín dụng điều khoản đỏ: Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ. Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép t chức xuất khẩu ứng trước một số tiền nhất định trước khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa. 1.6.Các chỉ t u đánh g á h ệu qu việc thanh toán không dùng tiền mặt 1.6.1.Tốc độ ă g rưởng số lượ g các ươ g ức thanh toán không dùng tiền mặt Chỉ tiêu này dùng để phân tích sự tăng trưởng của các sản phẩm phương thức) thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng có chú trọng phát triển các sản phẩm này hay không. Tốc độ tăng trưởng càng cao càng tốt. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng các phương thức thanh toán qua các năm. g = (số lượng sản phẩm năm nay – số lượng sản phẩm năm trước)*100%/ số lượng sản phẩm năm nay 1.6.2.Tốc độ ă g rưởng khách hàng sử dụ g các ươ g ức thanh toán không dùng tiền mặt Chỉ tiêu này dùng để phân tích sự tăng trưởng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, qua đó cho thấy ngân hàng có chú trọng phát triển thị trường, phát triển và thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt hay không. Tốc độ tăng trưởng càng cao càng tốt. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng khách hàng qua các năm. g = (số lượng khách hàng năm nay - số lượng khách hàng năm trước)*100%/(Số lượng khách hàng năm trước) 20
  32. 1.6.3.Tốc độ ă g rưởng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt Chỉ tiêu này dùng để phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh số TT DTM để đánh giá được hiệu quả của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chỉ tiêu này càng cao thể hiện khách hàng càng sử dụng dịch vụ thanh toán càng nhiều. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh số thanh toán qua các năm. g = doanh số TT DTM năm nay - doanh số TT DTM năm trước / doanh số TT DTM năm trước 21
  33. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1 trình bày những nội dung chính như khái niệm, đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động không dùng tiền mặt, sự cần thiết và vai trò của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, làm r các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu hiện nay như thanh toán bằng Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ và thanh toán bằng thư tín dụng. Dựa trên những lý thuyết về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì trong chương này còn đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm tốc độ tăng trưởng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng, tốc độ tăng trưởng doanh số phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. 22
  34. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH GÒ VẤP - PGD QUẬN 6 2.1.Gi i thiệu khái quát về Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 2.1.1.Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam  Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quốc Tế VIệt Nam Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – VIB (Vietnam International Commercial Joint Stock Bank), được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, nay tọa lạc tại số 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngân hàng hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ, 23 cán bộ công nhân viên và trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Biểu tượng Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam: Website: Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/1/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Ngân hàng V B đang phát triển thành một trong những t chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam. Những mốc lịch sử quan trọng chứng minh sự lớn mạnh và ngày càng phát triển của VIB. Năm 2006, V B triển khai thành công dự án Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng. Trở thành thành viên chính thức của T chức thẻ 23
  35. Quốc tế Visa và Mastercard, hệ thống ATM chính thức đi vào hoạt động và nhận được bằng khen của Thống đốc NHNN. Năm 2007 tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn lớn. Mạng lưới kinh doanh của V B đạt 82 đơn vị, được xếp hạng 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Năm 2008, ngân hàng triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu Thế giới trong lĩnh vực thương hiệu – nt rbrand. hai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội; phát hành thẻ tín dụng VIB Chip Mastercard. Thành lập khối công nghệ ngân hàng với quyết tâm đưa V B trở thành ngân hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường. Năm 2009, V B ký thỏa hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia CBA , tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Năm 2010, ngân hàng CBA – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành c đông chiến lược của VIB với tỉ lệ c phần sở hữu ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng, mạng lưới kinh doanh đạt trên 130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2012 V B đã tăng vốn điều lệ lên 4.250 tỷ đồng; kiên trì thực hiện tam giác chiến lược: Quản trị trị tăng trưởng – Quản trị Rủi Ro – Quản trị hiệu quả. Đoạt giải thưởng Thương hiệu mạnh năm 2012 do Thời báo Kinh Tế Việt Nam t chức. Năm 2014, đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ ngân hàng và quản trị rủi ro. T chức tín nhiệm Quốc Tế Moody’s xếp hạng VIB là 1 trong 2 ngân hàng có chỉ số sức mạnh tài chính cao nhất trong số 9 ngân hàng lớn của Việt Nam, mạng lưới kinh doanh có hơn 150 đơn vị tại 27 tỉnh thành trên cả nước.  T chức bộ máy quản lý của ngân hàng 24
  36. Sơ đồ cơ cấu t chức của V B được bố trí như sau ơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP uốc Tế ệt Nam Vận hành và công nghệ Pháp chế và quản trị doanh nghiệp Nhân sự Đại Hội Hội T ng Dịch vụ tài chính Đồng Đồng Giám C Quản Đốc Nâng cao năng suất Đông Trị lao động và hiệu quả làm việc Quản trị rủi ro Nguồn vốn và ngoại hối Ban Kiểm Soát Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng bán lẻ, mạng lưới phân phối Ngân hàng bán lẻ, sản phẩm, kênh bán hàng và marketing Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp – PGD. Quận 6  Tầm nhìn và sứ mệnh của ngân hàng Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam. Sứ mệnh: 25
  37. Đối với khách hàng Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả. Đối với c đông Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho c đông. Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng  Định hướng và phát triển trong tương lai Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng: VIB là Ngân hàng tiên phong trong việc thuê nhà tư vấn chiến lược nước ngoài BCG để hoạch định chiến lược và thực hiện cải t giúp Ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra. V B đã tạo nên xu hướng cho một loạt các ngân hàng thương mại c phần khác trong việc thuê tư vấn nước ngoài. V B cũng đã triển khai một loạt các dự án quan trọng làm thay đ i đáng kể bộ mặt và hoạt động của ngân hàng như dự án định vị thương hiệu với Interbrand, dự án chuyển đ i hệ thống chi nhánh, Hiện nay, V B đang triển khai mô hình tối ưu hóa hoạt động của V B, trong đó gồm nhiều dự án tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản trong hoạt động của ngân hàng như quản trị nguồn lực, hệ thống công nghệ thông tin, tài chính và quản trị rủi ro, quy trình kinh doanh. Các dự án này đã và đang giúp V B đ i mới để hỗ trợ cán bộ công nhân viên trong việc cung cấp các dịch vụ tốt hơn đến khách hàng. Mạng lưới t chức: VIB vẫn đang mở rộng mạng lưới hoạt động ra khắp Việt Nam. Từ 5 chi nhánh trên toàn quốc vào năm 2001, đến nay V B đã có 151 chi nhánh tại khắp 27 tỉnh thành trên toàn quốc. Hiện nay VIB vẫn đang tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và các kênh giao dịch khác như ATM, OS, các kênh ngân hàng điện tử để đến gần hơn với khách hàng của mình. Ngoài địa bàn hoạt động hiện nay, V B cũng sẽ mở rộng hoạt động ra một số tỉnh thành trọng điểm khác như Bắc Ninh, Nam Định, Long An, Ninh Bình. 26
  38. B ng 2.1 Số l ợng chi nhánh tạ ngân hàng IB năm 2001 – 2014 Năm 2001 Năm 2007 Năm 2010 Năm 2014 Số lượng 5 đơn vị 82 đơn vị 130 đơn vị 151 đơn vị chi nhánh Nguồn: báo cáo nội bộ của VIB Quận 6 năm 2014 2.1.2.Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6  Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Giao Dịch Quận 6 Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) - chi nhánh Gò Vấp - PGD Quận 6 được thành lập ngày 29/06/2007, thuộc địa bàn quận 6, địa chỉ 161 inh Dương Vương, hường 12, Quận 6, TP.HCM. VIB Quận 6 có con dấu riêng, hoạt động trực thuộc chi nhánh Gò Vấp. Quận 6 là khu vực dân cư đông đúc và hầu hết là hoạt động hộ kinh doanh cá thể và tiểu thương, là nơi tập trung nhiều chợ đầu mối, bến x , đóng vai trò tập kết, trung chuyển và phân phối hàng hóa đi đến các tỉnh miền Tây, miền Đông và các khu vực khác trong cả nước. Vị trí địa lí thuận lợi giao thông trên một địa bàn rộng lớn với sự đa dạng các ngành nghề thương mại bán buôn, bán lẻ, vận tải, chế biến thực phẩm, dược liệu, nhựa , hóa chất, thủy hải sản, dệt may-giày da, hoạt động xuất nhập khẩu Từ những điều kiện thuận lợi trên đã quyết định tính dồi dào của khối lượng hàng hóa và lượng tiền mặt lưu thông tương ứng. Điều này cho phép VIB Quận 6 phát triển các sản phẩm nhắm vào thị trường bán lẻ: tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể. Mặt khác, khu vực Quận 6 là thị trường tiềm năng cho V B Quận 6. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các nhu cầu về dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền nhanh, thu chi thương mại, chuyển tiền trong đêm, hay nhu cầu về vốn trong thanh toán . 2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy qu n lý  Cơ cấu t chức và bộ máy nhân sự Cơ cấu t chức của VIB Quận 6 tuy đơn giản nhưng khá chặt chẽ, giúp cho hoạt động kinh doanh luôn diễn ra trôi chảy và thuận lợi. Trong đó các bộ phận không chỉ được phân quyền rõ ràng, tránh sự trùng lặp và chồng chéo trong quá trình thực hiện công việc mà còn có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thành tốt công việc, mang lại sự hài lòng cho khách hàng và nâng cao hình ảnh thương hiệu của VIB. 27
  39. ơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của IB uận 6 Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp – PGD. Quận 6 Phòng khách hàng cá nhân Tiếp nhận kế hoạch phát triển và triển khai các sản phẩm đã được phê duyệt. Tiếp nhận và xử lý thông tin từ khách hàng liên quan đến sản phẩm KHCN. Thực hiện việc thẩm định hồ sơ vay vốn của HCN nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Th o d i chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của HCN nhằm hạn chế rủi ro. Đóng góp ý kiến, trao đ i kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch phát triển cho từng sản phẩm. Phòng khách hàng doanh nghiệp Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với HDN. Tiếp nhận và xử lý thông tin từ khách hàng liên quan đến sản phẩm KHDN. Thực hiện việc thẩm định và tái thẩm định khách hàng. Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. T ng hợp và phân tích thị trường. 28
  40. Đề xuất và xây dựng các chiến lược nhằm thu hút H, để gia tăng khả năng cạnh tranh của NH với các NH khác. Quầy giao dịch Thực hiện các giao dịch của khách hàng như gửi tiết kiệm, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Ngân hàng. T ng hợp và phân loại khách hàng th o nhu cầu vay để phân phối cho phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Phòng ngân quỹ iểm tra thực thu, thực chi th o chứng từ kế toán. Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn. Thu đ i ngoại tệ. Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay. Đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục vụ khách hàng. Một số nghiệp vụ có liên quan khác. Phòng hành chính nhân sự Theo d i toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình vi tính, th o d i chấm công. Soạn thảo các thông báo quy định. Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch, và một số nghiệp vụ liên quan chức năng. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ iểm tra, đánh giá các hồ sơ cho vay của khách hàng từ các phòng kinh doanh. Thiết lập các chính sách, quy trình cho những mục tiêu kiểm soát phải đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật.  Các hoạt động chủ yếu của Phòng Giao dịch Quận 6 Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các t chức và cá nhân. 29
  41. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các t chức và cá nhân. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá. Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng th o th o ủy nhiệm của T ng Giám Đốc và được sự cho phép của Ngân Hàng Nhà Nước. 2.1.4.Chức năng à nh ệm vụ của ngân hàng Ngân hàng thương mại có ba chức năng chính chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền và chức năng sản xuất.  Trung gian tài chính: với chức năng này NHTM đóng vai trò trung gian thực hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động mua giới khác. Từ “trung gian” ở đây có nghĩa là trung gian giữa khách hàng với nhau, giữa Ngân hàng Trung ương với công chúng.  Tạo tiền: ngoài chức năng trung gian tài chính, NHTM còn có chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế.  Sản xuất: ngoài chức năng trung gian tài chính và tạo tiền là hai chức năng cơ bản của NHTM thì NHTM còn có chức năng sản xuất bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. 2.1.5.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng Hiện nay, các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hang rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, có thể phân thành các nghiệp vụ chủ yếu như sau  Huy động vốn đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của Ngân hàng, là tiền đề để thực hiện một số nghiệp vụ khác có liên quan. Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm việc nhận các loại tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu bằng nội tệ hay ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp và t chức. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Trung ương.  Tín dụng: Ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho khách hàng trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân hay sản xuất kinh doanh đi kèm với việc đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của phương án kinh doanh và định giá tài sản đảm bảo. 30
  42.  Chiết khấu chứng từ có giá Ngân hàng cũng thực hiện công tác chiết khấu những chứng từ có giá như thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu với mức lãi suất và hoa hồng phù hợp theo quy định của pháp luật.  Kinh doanh ngoại tệ: bao gồm việc mua và bán ngoại tệ với đối tác/khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch; Mua và bán ngoại tệ với đối tác để điều chỉnh trạng thái ngoại hối đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro; Mua bán ngoại tệ hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch để thỏa mãn nhu cầu muốn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.  Thanh toán: cung cấp các dịch vụ thanh toán phong phú trong và ngoài nước (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thẻ thanh toán . 2.1.6.Kết qu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong g a đoạn 2012-2014 B ng 2.2: Kết qu kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp - Phòng Giao dịch Quận 6 g a đoạn 2012-2014 Đ T Tr ệu đồng Chỉ T u Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng Thu 110.952 100 121.145 100 118.127 100 Thu nhập từ hoạt động tín 94.564 85,23 106.547 87,95 102.097 86,43 ụng Thu từ hoạt động ịch ụ 8.399 7,57 6.360 5,25 7.394 6,26 Thu từ k nh oanh ngoạ hố 5.725 5,16 5.498 4,54 5.020 4,25 Thu từ hoạt động k nh oanh 2.264 2,04 2.740 2,26 3.616 3,06 khác Tổng Ch 90.854 100 97.113 100 96.136 100 Ch phí từ hoạt động tín ụng 65.724 72,34 68.736 70,78 65.940 68,59 Ch hoạt động ịch ụ 4.143 4,56 2.321 2,39 3.086 3,21 Ch hoạt động k nh oanh 5.578 6,14 4.778 4,92 3.384 3,52 ngoạ hố Ch hoạt động khác 15.409 16,96 21.278 21,91 23.726 24,68 Lợ Nhuận 20.098 24.032 21.991 Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 31
  43. B ng 2.3: Tốc độ tăng tr ởng kết qu kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 Đ T Tr ệu đồng Chỉ t u 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổng Thu 10.193 9,19 -3.018 -2,49 Thu nhập từ hoạt động tín ụng 11.983 12,67 -4.450 -4,18 Thu từ hoạt động ịch ụ -2.039 -24,28 1.034 16,26 Thu từ k nh oanh ngoạ hố -227 -3,97 -478 -8,69 Thu từ hoạt động k nh oanh khác 476 21,02 876 31,97 Tổng Ch 6.259 6,89 -977 -1,01 Ch phí từ hoạt động tín ụng 3.012 4,58 -2.796 -4,07 Ch hoạt động ịch ụ -1.822 -43,98 765 32,96 Ch hoạt động k nh oanh ngoạ -800 -14,34 -1.394 -29,18 hố Ch hoạt động khác 5.869 38,09 2.448 11,50 Lợ Nhuận 3.934 19,57 -2.041 -8,49 Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2012-2014 có thể thấy rằng tình hình kinh doanh của ngân hàng có sự biến động không n định. Năm 2013 t ng thu của ngân hàng tăng 9,19% so với năm 2012 Doanh thu 2012 đạt 110.952 và doanh thu năm 2013 là 121.145 . Tuy nhiên năm 2014 doanh thu đạt 118.127 giảm so với năm 2013 là 2,49%, đây được xem là mức giảm tương đối. Tương tự như doanh thu, chi phí của ngân hàng cũng có sự thay đ i không đều nhưng có thể nhận thấy rằng tương đối tốt. Năm 2013 chi phí tăng 6,89% so với năm 2012 và năm 2014 chi phí giảm 1,01 % so với năm 2013. Sự thay đ i của doanh thu và chi phí đều dẫn đến sự thay đ i của lợi nhuận. Tuy nhiên so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống ngân hàng thì kết quả kinh doanh của Chi nhánh Gò Vấp- Phòng giao dịch Quận 6 vẫn đáng khích lệ. 32
  44. Biểu đồ 2.1. Kết qu kinh doanh của ngân hàng VIB chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 g a đoạn 2012-2014 Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ bảng 2.2  Doanh thu Hoạt động tín dụng được xem là một trong những nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Năm 2012 thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 85,23% trong t ng thu nhập của ngân hàng và có sự tăng trưởng tốt vào năm 2013 tăng 12,67% so với năm 2012 con số tăng này khá cao so với mặt bằng tăng trưởng tín dụng 8,91% của toàn bộ ngân hàng (theo thông báo của Ngân hàng Nhà Nước về Kết quả hoạt động năm 2013 . Năm 2014 tỷ trọng của tín dụng giảm còn 86,43% (giảm 4,18% so với năm 2013 trong t ng thu nhập. Ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng thì nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ và kinh doanh ngoại hối cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Bên cạnh các hoạt động chủ lực của ngân hàng như tín dụng, kinh doanh dịch vụ, ngoại hối thì ngân hàng cũng đang tìm cách phát huy thế mạnh của mình. Tuy nhiên ngân hàng vẫn sử dụng quá nhiều nguồn vốn của mình cho các hoạt động này nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.  Chi phí Chi phí hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy qua 3 năm từ 2012-2014 mức chi cho hoạt động tín dụng dao động ở mức khoảng 70% và có sự thay đ i không đáng kể qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 chi phí cho hoạt động tín dụng đạt 72,34% thì đến năm 2013 lại giảm xuống còn 70,78% và đến năm 2014 lại tiếp tục giảm chỉ còn 68,59%. Tuy chi phí giảm nhưng 33
  45. doanh thu tăng ở năm 2013, đó là một tín hiệu đáng mừng ở giai đoạn nền kinh tế đang rơi vào trạng thái phát triển chậm.  Lợi nhuận Trong giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng, để có thể đạt được những hiệu quả kinh doanh tốt trong thời gian này không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, có thể thấy ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – chi nhánh Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 đã cho thấy được hiệu quả kinh doanh của mình cũng như sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên để có thể mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất góp phần phát triển V B. Năm 2013 mức doanh thu tăng trưởng mạnh 9,19% so với 2012 trong khi đó chi phí chỉ tăng trưởng ở mức tương đối 6,89% do đó dẫn đến sự tăng trưởng 19,57% cho lợi nhuận. Đến năm 2014 chi phí và doanh thu đều có xu hướng giảm xuống. Cụ thể, doanh thu giảm 2,49% và chi phí giảm 1,01% so với năm 2013, vì vậy mà mức lợi nhuận giảm không đáng kể so với mức giảm của doanh thu. 2.1.7.Định h ng phát triển ngân hàng Là một ngân hàng lớn có vốn đầu tư từ nước ngoài, có bề dày lịch sử hình thành và phát triển nên định hướng phát triển của toàn bộ hệ thồng Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) nói chung và phòng giao dịch Quận 6 nói riêng trong thời gian sắp tới là tập trung vào các mặt như sau  Tiếp tục giữ vững vị trí tiên phong trong việc cải t hoạt động kinh doanh trong hệ thống Ngân hàng hiện nay.  VIB phải luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “Trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”  Mạnh dạn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại. Đặc biệt chú trọng vào việc mở rộng các hình thức thanh toán như thẻ, lặp đặt thêm nhiều trạm ATM  Mở rộng các phòng giao dịch đi đôi với tuyển chọn cán bộ.  Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành.  Phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. 34
  46.  Tăng cường tạo mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp lớn và có uy tín trên thị trường Việt Nam hiện nay.  Tranh thủ giao lưu, phối hợp với các đối tác và nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng thị trường ra nước ngoài. 2.2.Thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 g a đoạn 2012-2014 2.2.1.Tình hình chung về thanh toán tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 g a đoạn 2012-2014 Xuất phát từ đặc điểm ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ yếu là đi vay để cho vay, phục vụ nền kinh tế làm cho vốn tiền tệ sinh sôi. Một trong số các nguồn vốn có khả năng sinh lời nhiều nhất cho họat động của ngân hàng là nguồn vốn thanh toán. Vì vậy, VIB Quận 6 luôn xem việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng là một trong những chiến lược kinh doanh cần phải được thực hiện tốt. VIB Quận 6 không ngừng đ i mới công tác thanh toán, cải tiến nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh toán, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công việc này. Do đó, ngoài những khách hàng truyền thống đã có quan hệ lâu dài với VIB thì có rất nhiều khách hàng mới cũng tìm đến giao dịch với VIB Quận 6. Hiện nay, tại Phòng Giao dịch Quận 6 phương thức thanh toán giữa các ngân hàng được sử dụng ph biến là phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử. Chi nhánh đã thực hiện thanh toán với các ngân hàng cùng hệ thống bằng hệ thống phần mềm OSFA, nên đã giải quyết tình trạng thanh toán chậm trễ của phương thức thanh toán liên ngân hàng truyền thống. Với phương thức thanh toán mới này có thể chuyển mỗi món thanh toán trong ngày thay vì phải mất 5-6 ngày như với phương thức thanh toán liên ngân hàng truyền thống. Đặc biệt, VIB còn sử dụng công nghệ SSL 256 bit – công nghệ đang phục vụ 6 tỷ giao dịch điện tử mỗi ngày. Giúp cảnh báo những giao dịch khả nghi và bảo vệ tài chính của bạn. Quy trình này làm cho việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý diễn ra nhanh gọn hơn, ngân hàng dễ phát hiện ra những sai sốt, thất lạc khi chuyển tiền. Qua đó khả năng thanh toán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và rút gọn thời gian luân chuyển vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng và cả khách hàng. Doanh số thanh toán qua ngân hàng lớn hay nhỏ, một phần nói lên trình độ thanh toán của ngân hàng, uy tín của ngân hàng mặt khác cho thấy tình hình thực hiện công 35
  47. tác thanh toán nói chung và công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng nói riêng. Cụ thể như sau: B ng 2.4: Tình hình thanh toán tại chi nhánh VIB Gò Vấp – PGD. Quận 6 g a đoạn 2012-2014 Đ T Tr ệu đồng Chỉ t u Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thanh toán 3.441.004 27,86 2.938.116 18,51 1.892.684 11,04 dùng mặt Thanh toán 8.910.049 72,14 12.935.009 81,49 15.251.193 88,96 không ùng t ền mặt Thanh toán 12.351.053 100 15.873.125 100 17.143.877 100 chung Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 B ểu đồ 2.2 Tình hình thanh toán tạ ch nhánh IB Gò ấp – Phòng G ao ịch uận 6 g a đoạn 2012-2014 Nguồn: Tác giả xử lý từ bảng 2.4 Qua bảng trên ta thấy thanh tóan không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2012 chiếm 72,14%, năm 2013 đạt 81,49% và đặc biệt năm 2014 tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 88,96%. Điều này chứng tỏ tính hữu dụng của công cụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nghiệp vụ thanh toán của Phòng giao dịch VIB Quận 6. 36
  48. Có sự tăng trưởng trong doanh số không dùng tiền mặt qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc mở tài khoản cá nhân đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Người dân đã nhận thấy được tính hữu dụng trong việc sử dụng thẻ trong thanh toán. Bên cạnh đó cũng phải kể đến việc thanh toán giữa phòng giao dịch với các ngân hàng và các t chức cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là nhanh chóng, thuận tiện và chính xác dựa trên việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại. 2.2.2.Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 g a đoạn 2012-2014 2.2.2.1.Ph ơng thức thanh toán bằng Séc Séc ra đời rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dẫn trở thành hình thức thanh toán ph biến chủ yếu của nhiều nước. Tuy nhiên trên thực tế tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại là trên tài khoản của người mua không có tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch. Qua số liệu ta thấy doanh số thanh toán của séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức TTKDTM khác. Cụ thể năm 2012 t ng doanh số thanh toán bằng Séc đạt 500.745 triệu đồng, chiếm 5,62% trong t ng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Sang năm 2013 t ng doanh số đạt 585.956 triệu đồng chiếm 4,53% trong t ng doanh số và tăng 17,01% so với năm 2012. Qua hai năm ta thấy doanh số thanh toán bằng Séc tăng khá cao tuy nhiên đến năm 2014 doanh số thanh toán bằng Séc lại giảm chỉ còn 559.719 triệu đồng, chiếm 3,67 % trên t ng doanh số và giảm 4,48% so với năm 2013. Mặc dù thanh toán séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng có thể nhận tiền hoặc chuyển vào tài khoản. Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ thanh toán bằng séc trung bình ở Việt Nam chỉ chiếm 3% trong t ng thanh toán phi tiền mặt. Qua bảng ta thấy, tình hình thanh toán séc ở VIB Quận 6 chiếm tỷ lệ tương đối thấp so với t ng doanh số thanh toán phi tiền mặt. Tuy vậy, nhưng tỷ lệ thanh toán séc qua 3 năm 2012-2014 của VIB Quận 6 vẫn cao hơn tỷ lệ trung bình ngành. Do ngân hàng VIB Quận 6 nắm bắt được tâm lý của khách hàng và hiểu rõ chính sách của nhà nước ta nên VIB Quận 6 đã không ngừng đưa ra những chính sách khuyến khích và bắt buộc khách hàng dùng séc khi có thể. Để tìm hiểu r hơn về tình hình thanh toán không dùng tiền mặt bằng Séc thì 37
  49. ta đi sâu hơn về tình hình thanh toán Séc tại VIB Quận 6. Hiện nay có nhiều loại séc khác nhau nhưng tại VIB Quận 6 chỉ sử dụng hai loại séc chủ lực là chuyển khoản và bảo chi. B ng 2.5: Tình hình thanh toán bằng Séc tại Chi nhánh VIB Gò Vấp – Phòng giao dịch Quận 6 g a đoạn 2012-2014 Đ T Tr ệu đồng 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tăng Tăng trưởng trưởng Séc 386.248 73,54 399.095 68,11 396.505 70,84 3,33% -0,65% chuyển kho n Séc 114.497 26,46 186.681 31,89 163.214 29,16 63,04% -12,57% b o chi Tổng 500.745 100 585.956 100 559.719 100 17,01% -4,48% Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 B ểu đồ 2.3: Tình hình thanh toán bằng éc tạ Ch nhánh IB Gò ấp – Phòng g ao ịch uận 6 g a đoạn 2012-2014 Nguồn: Tác giả xử lý từ bảng 2.5 38
  50.  Séc chuyển kho n Séc chuyển khoản là lệnh của người phát hành séc đối với ngân hàng về việc trích lập nộp một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc. Séc chuyển khoản được lập như một tờ séc thông thường có hai đường gạch chéo song song ở góc bên trái hoặc có chữ “chuyển khoản” thể hiện là chỉ được trả vào tài khoản không được lĩnh tiền mặt). Qua bảng số liệu ta thấy VIB Quận 6 thanh toán séc chủ yếu sử dụng hai loại nhưng séc chuyển khoản được sử dụng nhiều hơn séc bảo chi. Qua bảng ta thấy séc chuyển khoản chiếm tỷ tương đối cao dao động từ 68% đến 73% trên t ng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Vì séc chuyển khoản đối tượng áp dụng rộng rãi, an toàn, thủ tục đơn giản, chủ yếu dùng để chi trả hàng hóa hay dịch vụ cung ứng. Ta thấy, năm 2013 tại VIB Quận 6 séc chuyển khoản đạt 399.248 triệu đồng tăng 3,33% so với năm 2012, tuy giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình trên thị trường rất khó khăn, nhiều công ty phải đóng cửa hoặc sáp nhập lại với nhau. Nhưng doanh số thanh toán séc chuyển khoản của VIB Quận 6 vẫn có bước tăng nhẹ, đó chính vì V B Quận 6 đã tạo được niềm tin cho khách hàng bằng cách phục vụ và những chính sách của V B. Bước sang năm 2014 tình hình kinh tế có khởi sắc tuy nhiên doanh số thanh toán séc chuyển khoản của VIB Quận 6 chỉ đạt 396.505 triệu đồng giảm so với năm 2013 0,65%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có khởi sắc nên khu vực Quận 6 thành lập nhiều hộ kinh doanh, khu tiểu thương chợ để bắt tay vào công cuộc kinh doanh. Vì sự thành lập nhiều hộ kinh doanh nên họ chưa có niềm tin với VIB, mặt khác họ chưa nắm rõ về cách sử dụng séc, lợi ích mà séc mang lại và thủ tục của séc phức tập nên họ hạn chế thanh toán bằng Séc, đa phần họ ưa chuộng thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu.  Séc b o chi Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được ngân hàng bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản tiền ký gửi đảm bảo thanh toán séc được ngân hàng là thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi séc trước khi giao séc cho khách hàng. Qua bảng số liệu Doanh số thanh toán bằng séc bảo chi của VIB Quận 6 đạt 186.681 triệu đồng tăng 17,01% so với năm 2012, một con số tăng tương đối cao. Rõ 39
  51. ràng thanh toán bằng séc chưa được các t chức kinh tế, doanh nghiệp và dân cư và sử dụng nó nhưng giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp có nguy cơ gặp nhiều rủi ro nên chủ các doanh nghiệp muốn tìm đến cách thanh toán mang tính an toàn. Chính vì vậy dẫn đến doanh số séc bảo chi tăng như vậy. Tuy nhiên đến năm 2014 doanh số chỉ còn 163.214 triệu đồng giảm 4,48% so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do mức thu nhập của đại bộ phận những người dân sinh sống ở khu vực Quận 6 còn thấp, phạm vi thanh toán séc bảo chi còn hẹp nên tính khuyến khích sử dụng séc bảo chi bị hạn chế, thời gian hiệu lực thanh toán séc bảo chi dài nên gây khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế sự thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn. 2.2.2.2.Ph ơng thức thanh toán y nhiệm chi Ủy nhiệm chi là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản được hưởng, để thanh toán tiền mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế thanh toán nợ. Ủy nhiệm chi được áp dụng để thanh toán cho người được thu hưởng có tài khoản ở cùng ngân hàng, khác hệ thống ngân hàng khác tỉnh. B ng 2.6: Tình hình thanh toán ủy nhiệm chi tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp g a đoạn 2012-2014 Đ T Tr ệu đồng 2012 2013 2014 2013/ 2014/ 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tăng Tăng trưởng trưởng y 6.712.831 75,34 9.991.001 77,24 11.324.011 74,25 48,83% 13,34% nh ệm chi TTKD 8.910.049 100 12.935.009 100 15.251.193 100 45,17% 17,91% TM Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 40
  52. B ểu đồ 2.4 Tình hình thanh toán ủy nh ệm ch tạ PG IB uận 6 – chi nhánh VIB Gò ấp g a đoạn 2012-2014 Nguồn: Tác giả xử lý từ bảng 2.6 Qua bảng số liệu trên tại Phòng giao dịch VIB Quận 6, Ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng nhất vì tính thuận tiện, an toàn của nó, thủ tục phát hành đơn giản và phạm vi thanh toán trên toàn quốc. Năm 2013 tỷ trọng thanh toán ủy nhiệm chi tăng mạnh với mức 48,83% so với 2012, đạt 9.991.001 triệu đồng chiếm 77,24% trong t ng doanh số hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do khi khách hàng sử dụng lệnh chi để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ thì số tiền của lệnh chi được chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng, trường hợp dùng trực tiếp lệnh chi để chuyển tiền đứng tên người thụ hưởng thì chuyển trả vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng. Việc này vừa tiết kiệm thời gian và tiền bạc đồng thời cũng nhanh chóng và gọn nhẹ cho việc thanh toán. Hơn thế nữa, năm 2013 nền kinh tế Việt Nam bước sang một bước ngoặc mới, đang giai đoạn tạo đà và phát triển lại, nên Chính phủ đã phê duyệt đề án TT DTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 th o quyết định số 291/2006/QĐ- TTg ngày 29/12/2006 để khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt để tiết kiệm chi phí in ấn, kiểm đếm, vận chuyển tiền bằng tiền mặt. Sang năm 2014 tỷ trọng này lại tiếp tục tăng lên 13,34% so với năm 2013 và đạt 11.324.011 triệu đồng. Tuy năm 2014 tỷ lệ ủy nhiệm chi tăng không mạnh như năm 2013 nhưng doanh số ủy nhiệm chi vẫn tăng một cách đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do những lợi ích của ủy nhiệm chi mang lại, bên cạnh đó do năm 2014 Việt Nam đang trên đà phát triển nên người dân có cách nghĩ tích cực hơn và hiểu biết kỹ hơn về việc thanh toán ủy nhiệm chi. Bên cạnh đó, V B Quận 6 luôn có những chính sách khuyến khích, bắt buộc khách hàng 41
  53. thanh toán ủy nhiệm chi, và luôn đồng hành là một đội ngũ nhân viên đầy trẻ trung, năng động và nhiệt tình truyền tải rõ ràng nội dung và lợi ích của ủy nhiệm chi mang lại. 2.2.2.3.Ph ơng thức thanh toán y nhiệm thu. Ủy nhiệm thu là giấy tờ thanh toán do người bán lập để ủy thác cho t chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ một số tiền ở người mua tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng. B ng 2.7: Tình hình thanh toán ủy nhiệm thu tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp g a đoạn 2012-2014 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tăng Tăng trưởng trưởng y 286.013 3,21 278.103 2,15 419.408 2,75 -2,77% 50,81% nh ệm thu TTK 8.910.049 100 12.935.009 100 15.251.193 100 45,17% 17,91% DTM Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 B ểu đồ 2.5 Tình hình thanh toán ủy nh ệm thu tạ PG IB uận 6 – chi nhánh IB Gò ấp g a đoạn 2012-2014 Nguồn: Tác giả xử lý từ bảng 2.7 42
  54. Qua bảng số liệu ta thấy Ủy nhiệm thu của VIB Quận 6 không n định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 t ng doanh số ủy nhiệm thu đạt 286.013 triệu đồng chiếm 3,21% trên t ng doanh số thanh toán phi tiền mặt. Tỷ trọng năm 2012 chiếm tỷ trọng thấp trong t ng doanh số bởi vì Ủy nhiệm thu là phương thức thanh toán bị động đối với người bán nên không được ưa chuộng như các hình thức khác. Do vậy, tại VIB Quận 6 khách hàng sử dụng hình thức này chủ yếu là để thu tiền điện, nước, điện thoại, internet và với doanh số nhỏ. Bước sang năm 2013 do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên năm 2013 t ng doanh số ủy nhiệm thu của VIB Quận 6 chỉ đạt 278.103 triệu đồng giảm so với năm 2012, tuy giảm không đáng kể (2,77% so với năm 2012 . Song song với tình hình kinh tế khó khăn là sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, có thể xảy ra tình trạng chậm trả khi ủy nhiệm thu về đến ngân hàng phục vụ người trả tiền nhưng tài khoản của người trả tiền không có hoặc không đủ số dư để thanh toán. Đến năm 2014 t ng doanh số thanh toán ủy nhiệm thu tăng mạnh đạt 419.408 triệu đồng chiếm 50,81% trên t ng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Một con số tăng đáng kể chứng tỏ tình hình thanh toán ủy nhiệm thu năm 2014 của VIB Quận 6 có nhiều khởi sắc sau nhiều năm tăng giảm và chiếm tỷ trọng thấp. Do năm 2014 tình hình kinh tế dần dần có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp bắt đầu mạnh dạng kinh doanh hơn năm 2012-2013, ở khu vực Quận 6 thành lập nhiều hộ kinh doanh và các tiểu thương chợ, đây là điều kiện thuận lợi để cho VIB phát triển và mở rộng khách hàng. Bên cạnh ngân hàng VIB Quận 6 luôn đưa ra những chính sách để khuyến khích khách hàng thì hiện nay đại bộ phận dân cư đều hiểu khá rõ về các hình thức thanh toán ủy nhiệm thu và có sự tin tưởng hơn với hệ thống ngân hàng VIB. Do hình thức ủy nhiệm thu có những hạn chế nên hình thức này ít được sử dụng trong thanh toán, nó chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong t ng số thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, do chính phủ Việt Nam cũng đang đưa ra những nghị định sửa đ i để khuyến khích người dân thanh toán ủy nhiệm chi nên hình thức này sẽ phát triển mạnh trong những năm sắp đến. 2.2.2.4.Ph ơng thức thanh toán Thẻ Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán được áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng, đặc biệt là các cá nhân có tài khoản tại ngân hàng. Thẻ được dùng để lĩnh tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) và thanh toán tiền hàng hóa. 43
  55. Dịch vụ thẻ ATM tại PGD VIB Quận 6 năm 2012-2014 phát triển tương đối mạnh so với các năm trước đó. Hiện tại VIB Quận 6 đã và đang trả lương cho 26 đơn vị kinh doanh. B ng 2.8: Tình hình thanh toán thẻ tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp g a đoạn 2012-2014 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tăng Tăng trưởng trưởng Thẻ 1.099.500 12,34 1.751.400 13,54 2.368.510 15,53 59,29% 35,24% TTK 8.910.049 100 12.935.009 100 15.251.193 100 45,17% 17,91% DTM Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 B ểu đồ 2.6 Tình hình thanh toán thẻ tạ PG IB uận 6 – chi nhánh VIB Gò ấp g a đoạn 2012-2014 Nguồn: Tác giả xử lý từ bảng 2.8 Qua bảng số liệu có thể thấy rằng tình hình thanh toán thẻ tại VIB Quận 6 trong giai đoạn 2012-2014 chiếm tỷ trọng 12%-16% và có sự gia tăng qua từng năm. Đây có thể xem là tín hiệu tốt cho việc triển khai kế hoạch thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng VIB Quận 6. Cụ thể, năm 2012 t ng doanh số thanh toán thẻ đạt 1.099.500 triệu đồng chiếm 12,34% trong t ng doanh số thanh toán phi tiền mặt, tỷ trọng này tương đối cao so với các hình thức thanh toán phi tiền mặt khác ở VIB Quận 6. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với các nước trên thế giới vì người Việt Nam vẫn còn tư tưởng “đồng tiền đi liền khúc ruột” và x m thẻ ngân hàng như trò chơi tiền giả. Đến năm 2013 thì t ng doanh số thanh toán thẻ đạt 2.368.510 triệu đồng chiếm 13,54% trong t ng số thanh toán 44
  56. phi tiền mặt (59,29% so với năm 2012 . Con số này tăng đáng kể so với năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu con người càng gia tăng, người ta chú trọng đến tiện ích nhanh gọn, đạt hiệu quả cao trong công viêc. Hơn thế nữa, dịch vụ thẻ của VIB luôn khắt khe với khách hàng, tạo niềm tin, uy tín với khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng, thúc đẩy thương mại cũng như nền kinh tế của đất nước, và phù hợp với xu thế toàn cầu trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Sang đến năm 2014 doanh số thanh toán thẻ tiếp tục tăng đạt 2.368.510 triệu đồng, tăng 35,24% so với năm 2013 tuy tăng thấp hơn năm 2013 nhưng qua sự tăng trưởng ta cũng thấy được rằng quan niệm và sự hiểu biết của người dân về thẻ đã có nhiều niềm tin và sự hiệu biết về thẻ và những lợi ích của việc thanh toán thẻ. Song, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng sử dụng thẻ VIB Quận 6 đã lắp đặt các cây ATM và máy POS tại các siêu thị, trung tâm thương mại rộng khắp trong khu vực Quận 6. Hiện nay bên cạnh dùng thẻ rút tiền tại các máy giao dịch tự động (ATM) chủ thẻ dần quen với việc dùng thẻ để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ tại những nơi có lắp đặt POS. Chính những lợi ích mà sử dụng thẻ mà ngân hàng VIB và Chính phủ Việt Nam đang đưa ra những đề án quy định nội dung đăng kí, số tiền cần rút, định mức tồn quỹ, hệ thống bảo mật và mở rộng hệ thống giao dịch để tạo mọi điều kiện để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng để hạn chế lượng tiền trong lưu thông. 2.2.2.5.Ph ơng thức thanh toán bằng th tín ụng So với các phương thức khác, thư tín dụng có một số đặc điểm riêng, đáng chú ý như các quy trình phức tạp bắt buộc, tính ràng buộc pháp lý Do đó, nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế nhưng không ph biến trong hoạt động trong nước. 45
  57. B ng 2.9 Tình hình thanh toán th tín ụng tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp g a đoạn 2012-2014 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tăng Tăng trưởng trưởng Th tín 310.960 3,49 328.549 2,54 579.545 3,80 5,66% 76,40% ụng +L/C 98.015 31,52 126.491 38,5 245.263 42,32 29,05% 93,9% Nhập hẩu +L/C 212.945 68,48 202.058 61,5 334.282 57,68 -5,11% 65,44% uất hẩu TTKD 8.910.049 100 12.935.009 100 15.251.193 100 45,17% 17,91% TM Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số thanh toán bằng thư tín dụng tăng đều trong giai đoạn 2012-2014. Cụ thể, năm 2013 đạt 328.549 triệu đồng tăng 5,66% so với năm 2012 đạt 310.960 triệu đồng), và tiếp tục tăng lên 76,4% tại năm 2014 đạt 579.545 triệu đồng. Tuy tỷ trọng thanh toán bằng thư tín dụng chiếm tỷ lệ rất thấp trong t ng doanh số TT DTM, nhưng qua sự tăng trưởng liên tục qua 3 năm giai đoạn 2012-2014 ta thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài và lấy hình thức thanh toán bằng thư tín dụng làm hình thức thanh toán chủ yếu, bên cạnh đó chứng tỏ người Việt Nam ngày càng hiểu r và hướng tới sử dụng hình thức thanh toán này.  L/C Nhập Khẩu Qua bảng trên ta thấy hình thức L/C nhập khẩu có doanh số tăng liên tục qua 3 năm, năm 2013 đạt 126.491 triệu đồng tăng 29,05% so với năm 2012 đạt 98.015 triệu đồng , và tăng mạnh lên 76,40% tại năm 2014 đạt 245.263 triệu đồng). Nguyên nhân chính của việc tăng liên tục doanh số sử dụng L/C nhập khẩu là do sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thì giai đoạn 2012-2014 nền kinh tế có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp tăng cường việc nhập hàng hóa để cố gắng hồi phục và 46
  58. đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp. L/C nhập khẩu tuy chiếm tỷ lệ rất thấp trong thanh toán không dùng tiền mặt nhưng với sự tăng trưởng mạnh qua các năm cho thấy tình hình kinh tế Việt Nam đang phát triển, hơn nữa với hình thức thanh toán này doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí và thúc đẩy nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển hơn trước.  L/C Xuất khẩu Qua bảng trên ta thấy doanh số L/C xuất khẩu trong giai đoạn 2012-2014 không n định. Cụ thể, năm 2012 đạt 212.945 triệu đồng nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 202.058 triệu đồng (giảm 5,11% so với 2012) nguyên nhân chính của việc giảm này là các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của hậu quả để lại của cuộc khủng hoảng kinh tế, làm cho các doanh nghiệp có tâm lý lo sợ trong việc xuất khẩu hàng hóa, bên cạnh đó cơn sốt tỷ giá hối đoái đã tạo nên một tác động không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2014 thì nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển làm cho các doanh nhiệp mạnh dạng xuất khẩu hơn nên làm cho doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tăng một cách nhanh chóng đạt 334.282 triệu đồng tăng 65,44% so với năm 2013 . 2.2.3.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6 giai đoạn 2012-2014 2.2.3.1.Tốc độ tăng tr ởng số l ợng các ph ơng thức thanh toán không dùng tiền mặt B ng 2.10: Tốc độ tăng tr ởng số l ợng các ph ơng thức TTKDTM tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp g a đoạn 2012-2014 Đ T n phẩm Tăng Tăng 2012 2013 2014 tr ởng tr ởng 2013/2012 2014/2013 Ph ơng thức 27 30 34 11,11% 13,33% thanh toán Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng các phương thức TTKDTM tại VIB Quận 6 tăng đều trong giai đoạn 2012-2014. Cụ thể, năm 2013 tăng 11,11 % so với năm 2012 47
  59. 27 phương thức thanh toán), và tiếp tục tăng lên 13,33% so với năm 2013 30 phương thức thanh toán). Qua sự tăng lên về số lượng phương thức qua các năm cho thấy VIB đang chủ động phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nền tảng công nghệ nhằm đưa hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đến rộng rãi các tầng lớp dân cư. Sự đa dạng về sản phẩm TTKDTM giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn và phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Hơn thế nữa, sự tăng lên về các sản phẩm góp phần cho doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên qua các năm trở lại đây. 2.2.3.2.Tốc độ tăng tr ởng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt B ng 2.11: Tốc độ tăng tr ởng khách hàng sử dụng các ph ơng thức TTKDTM tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp g a đoạn 2012-2014 Đ T Ng ời 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số l ợng 1183 1290 1415 9,04% 9,69% khách hàng Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 Qua bảng số liệu trên ta thấy cùng với sự gia tăng số lượng sản phẩm dịch vụ, lượng khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng các năm. Cụ thể, năm 2012 lượng khách tham gia sử dụng dịch vụ TTKDTM tại VIB Quận 6 đạt 1183 người, đến năm 2013 con số này có sự tăng nhẹ, có 1290 người tham gia sử dụng dịch vụ TT DTM tăng 9,04% so với năm 2012 . Con số này tiếp tục tăng lên với số lượng khách hàng là 1415 người tăng tương ứng 9,69%) so với năm 2013. Năm 2012 – 2014, nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển sau một thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp bắt đầu thúc đẩy việc phát triển kinh doanh hàng hóa dịch vụ, tăng cường xuất nhập khẩu mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy nhiên, khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM ở VIB Quận 6 vẫn chưa tăng đáng kể, nguyên nhân chính là do đối tượng sử dụng dịch vụ này vẫn đang là các doanh nghiệp và các khách hàng thân thiết. Qua đây cho ta thấy được rằng người dân đang có sự thay đ i trong thói qu n thanh toán nhưng vẫn chưa rộng rãi. 48
  60. 2.2.3.3 Tốc độ tăng tr ởng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt B ng 2.12: Tốc độ tăng tr ởng doanh số TTKDTM tại PGD VIB Quận 6 – chi nhánh VIB Gò Vấp g a đoạn 2012-2014 Đ T Tr ệu đồng Tăng Tăng 2012 2013 2014 tr ởng tr ởng 2013/2012 2014/2013 TTKDTM 8.910.049 12.935.009 15.251.193 45,17% 17,91% Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp- PGD Quận 6 Qua bảng trên ta thấy thanh tóan không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2012 chiếm 72,14%, năm 2013 đạt 81,49% và đặc biệt năm 2014 tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 88,96%. Điều này chứng tỏ tính hữu dụng của công cụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nghiệp vụ thanh toán của Phòng giao dịch VIB Quận 6. Có sự tăng trưởng trong doanh số không dùng tiền mặt qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc mở tài khoản cá nhân đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Người dân đã nhận thấy được tính hữu dụng trong việc sử dụng thẻ trong thanh toán. Bên cạnh đó cũng phải kể đến việc thanh toán giữa phòng giao dịch với các ngân hàng và các t chức cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là nhanh chóng, thuận tiện và chính xác dựa trên việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại. 2.2.4.Các nhân tố nh h ởng t i hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Gò Vấp – PGD Quận 6  Môi trường kinh tế Bao gồm các yếu tố: mức độ tiền tệ hóa, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển và n định của các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để phát huy các chức năng thanh toán của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong việc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Bởi khi đó sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, nhu cầu trao đ i mở rộng, quá trình mua 49
  61. bán diễn ra thường xuyên hơn, chi tiêu thực tế của dân cư tăng nhanh đòi hỏi công tác thanh toán không dùng tiền mặt phải phát triền kịp thời, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.  Môi trường văn hóa – xã hội Được hình thành từ những t chức và những nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trình độ văn hóa – xã hội cao sẽ giúp hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại. Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh toán. Một xã hội người dân có thói quen tiêu tiền mặt việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.  Cơ sở hạ tầng và công nghệ thanh toán Cơ sở hạ tầng và công nghệ thanh toán đang trong giai đoạn hình thành cùng với việc áp dụng các kỹ thuật, quy trình công nghệ thông tin, thanh toán hiện đại. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt trở thành một vấn đề phức tạp và cần có sự phối hợp đồng bộ trên nhiều phương diện: vốn, phương tiện thanh toán và kỹ thuật mới tiên tiến, lượng thời gian cần thiết, trình độ t chức vận hành, thực hiện Các khu công nghiệp, siêu thị tập trung chưa phát triển, đang trong giai đoạn qui hoạch và xây dựng nên chưa có điều kiện thu hút tiêu dùng của dân cư, chưa sử dụng được các công nghệ thanh toán hiện đại tương thích.  Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán là nền tảng bảo đảm cho các chủ thể thanh toán được pháp luật bảo vệ. Việc hoàn thiện b sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục thanh toán được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia. 50
  62. Hệ thống các văn bản về thanh toán không dùng tiền mặt quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán, giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán, các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng. Cơ chế, chính sách, môi trường và t chức quản lý thanh toán hiện đại trong điều kiện nền kinh tế ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập, đáng bàn cãi trước sự bùng n và phát triển của thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trên thế giới. 51
  63. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – CN Gò Vấp – PGD Quận 6 được phân tích cụ thể trong Chương 2 này. Để phân tích và thấy rõ thực trạng cần biết rõ về Ngân hàng: sự hình thành phát triền, cơ cấu t chức, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động chính, kết quả kinh doanh cũng như định hướng phát triển của Ngân hàng. Từ đó, sẽ có cơ sở để thấy được thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng. Bên cạnh đó, khái quát được tình hình chung về thanh toán tại ngân hàng, thấy được thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương thức thanh toán bằng Séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ, bằng thư tín dụng. Từ thực trạng hiện có ở ngân hàng sẽ phân tích được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt qua tốc độ tăng trưởng số lượng của các phương thức thanh toán, tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ và tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán không dừng tiền mặt. Ngoài phân tích thực trạng, chương 2 còn đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thanh toán không dùng tiền mặt tai ngân hàng để tìm ra giải pháp và kiến nghị sẽ được nêu ra ở Chương 3. 52
  64. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Nhận xét Song hành với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay hiện nay thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trở nên quan trọng và thực sự yêu cầu cấp bách cần đáp ứng. Hiện nay, tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Quận 6 chiếm tỷ trọng tương đối cao so với những năm trước đây. Tuy nhiên việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa được người dân ưa chuộng, làm cho mức tăng trưởng người sử dụng dịch vụ không tương xứng với sự đầu tư và phát triển dịch vụ của ngân hàng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới bởi vì có nhiều ưu thế như tiết kiệm chi phí in ấn và bảo quản tiền mặt đối với Chính phủ, tiết kiệm được chi phí nhân sự cho ngân hàng và chi phí giao dịch cũng như an toàn hơn cho người sử dụng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho việc quản lý và thu thuế của Chính phủ có nhiều hiệu quả hơn, việc chi tiêu của Chính phủ, doanh nghiệp được minh bạch và là xu hướng của ngành ngân hàng hiện đại. Không chỉ riêng VIB Quận 6 mà mối quan tâm của các ngân hàng trong ngành cũng đang cố gắng để người dân chịu sử dụng những tiện ích thanh toán khác nhau để chúng trở thành ph biến và thường xuyên hơn như mua hàng hóa và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán các khoản chi định kỳ, thanh toán các dịch vụ công cộng như phí cầu đường, mua xăng dầu, đi taxi Tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài, phức tạp và không thể tiến hành đồng loạt. Nghịch lý hiện nay mà toàn hệ thống ngân hàng đang phải đối mắt đó là công nghệ dịch vụ ngân hàng phát triển rất nhanh nhưng nhận thức và việc sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển còn chậm so với sự phát triển của thế giới. Người dân vẫn còn tập quán sử dụng tiền mặt, cần có thời gian dài thay đ i sức ỳ này để theo kịp sự tiến triển của công nghệ. Khoảng cách này đang được rút ngắn dần khi dịch vụ được ph rộng và nhận thức của người dân tăng lên. Nhưng ngược lại, việc người dân vẫn không từ bỏ thói quen dùng tiền mặt cũng cho thấy các ngân hàng dù cung cấp nhiều tiện ích nhưng phát triển thiếu đồng bộ, nên việc thanh toán không dùng tiền mặt không thể áp dụng rộng rãi. Nhiều sản phẩm thanh toán ra đời nhưng chỉ tập trung ở khu vực đô thị, vì thế vẫn còn mới mẻ đối với một số tầng lớp dân cư. Đây là rào cản lớn trong nỗ lực phát triển VIB Quận 6 nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Cần áp dụng những kinh nghiệm tốt của các nước đã triển khai nhằm thúc đẩy thanh toán không 53