Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Tân Bình

pdf 82 trang Gia Huy 24/05/2022 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_thanh_toan_q.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Tân Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phùng Hữu Hạnh Sinh viên thực hiện: Thái Thị Thanh Tâm MSSV: 1154020858 Lớp: 11DTNH16 TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phùng Hữu Hạnh Sinh viên thực hiện: Thái Thị Thanh Tâm MSSV: 1154020858 Lớp: 11DTNH16 TP. Hồ Chí Minh, năm 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Ths. Phùng Hữu Hạnh, khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng, trƣờng Đại học Công Nghệ Tp.HCM và không sao chép dƣới bất kì hình thức nào. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét đƣợc thu thập và tính toán từ tài liệu gốc của Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình, TP. HCM. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Thái Thị Thanh Tâm ii
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc Khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ về mặt tinh thần và chuyên môn của rất nhiều ngƣời. Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM đã tạo cho sinh viên một môi trƣờng học tập năng động và sáng tạo. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Khoa Kế toán – Tài chính ngân hàng đã truyền đạt hết mình những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho sinh viên. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Phùng Hữu Hạnh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp và giúp em có cái nhìn và tiếp cận với thực tế một cách khoa học hơn. Em xin cảm ơn ban lãnh đạo của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đƣợc trải nghiệm thực tế tại ngân hàng. Em xin cảm ơn anh Phạm Huy Luận Phó giám đốc ngân hàng đã luôn dành thời gian quý báu của mình để dạy cho em những bài học rất quý giá và có đƣợc những trải nghiệm thực tế để em có thể trƣờng thành hơn. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng Vận hành. Đặc biệt em xin cảm ơn anh Huy và chị Tú đã giúp đỡ em, rèn luyện cho em không những về mặt nghiệp vụ mà còn về tính cách cẩn thận cần có của một nhân viên làm trong lĩnh vực ngân hàng. Một lần nữa em xin cảm ơn tất cả các anh chị trong ngôi nhà Đông Á – Tân Bình đã mang đến cho em những ngày tháng rất đáng nhớ trong quá trình thực tập của mình. TP.HCM, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Thái Thị Thanh Tâm iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên sinh viên: THÁI THỊ THANH TÂM MSSV: 1154020858 Lớp: 11DTNH16 Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ đến . Tại bộ phận thực tập: Phòng Vận hành Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện: 1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định: ☐ Tốt ☐ Khá ☐ Trung Bình ☐ Không đạt 2. Thƣờng xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với giảng viên hƣớng dẫn: ☐ Tốt ☐ Khá ☐ Trung Bình ☐ Không đạt 3. Đề tài đạt chất lƣợng theo yêu cầu: ☐ Tốt ☐ Khá ☐ Trung Bình ☐ Không đạt Tp.HCM, ngày tháng năm 2015 Giảng viên hƣớng dẫn Phùng Hữu Hạnh v
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT TMCP Thƣơng mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại CN Chi nhánh KH Khách hàng TCTD Tổ chức tín dụng L/C Tín dụng chứng từ ĐVT Đơn vị tính TTQT Thanh toán quốc tế XNK Xuất nhập khẩu T/T Chuyển tiền bằng điện M/T Chuyển tiền bằng thƣ UCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ NHTB Ngân hàng thông báo XK Xuất khẩu NHPH Ngân hàng phát hành TPHTVH Trƣởng phòng hỗ trợ vận hành QĐ Quyết định HĐQT Hội đồng quản trị CBCNV Cán bộ công nhân viên CVQHKHDN Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp BM Biểu mẫu vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 25 Bảng 1.2: Tình hình dƣ nợ tín dụng tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 27 Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 29 Bảng 1.4: Tốc độ tăng trƣởng kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 30 Bảng 1.5: Doanh số thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 32 Bảng 1.6: Tình hình hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 38 Bảng 1.7: Tình hình hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 41 Bảng 1.8: Bảng phân tích SWOT về tình hình thanh toán quốc tế bằng L/C tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình 43 Bảng 1.9: So sánh biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ của Ngân hàng Đông Á và Standard Chartered Bank 45 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức chuyển tiền 7 Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ có giá trị tại ngân hàng phát hành 14 Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng đƣợc chỉ định 16 vii
  8. Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình 23 Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại Ngân hàng Đông Á 35 Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn từ các nguồn của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 25 Biểu đồ 1.2: Tình hình dƣ nợ của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 27 Biểu đồ 1.3: Tình hình doanh số Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 33 Biểu đồ 1.4: Số lƣợng các doanh nghiệp đang giao dịch thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014 44 viii
  9. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3 1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 3 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 3 1.1.2 Đặc điểm thanh toán quốc tế 3 1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế 3 1.1.3.1 Đối với nền kinh tế 3 1.1.3.2 Đối với ngân hàng thƣơng mại 4 1.1.4 Các bên liên quan trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại 4 1.1.5 Các phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu 6 1.1.5.1 Phƣơng thức chuyển tiền 6 1.1.5.2 Phƣơng thức nhờ thu 8 1.1.5.3 Phƣơng thức tín dụng chứng từ 9 1.2 Tổng quan về phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ 9 1.2.1 Khái niệm 9 1.2.2 Đặc điểm của giao dịch L/C 9 1.2.3 Các loại tín dụng chứng từ chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế 10 1.2.3.1 Thƣ tín dụng cơ bản 10 1.2.3.2 Các loại thƣ tín dụng đặc biệt 11 1.2.4 Quy trình nghiệp vụ giao dịch thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ 12 1.2.4.1 Các bên tham gia 12 1.2.4.2 Quy trình nghiệp vụ của phƣơng thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ 13 1.2.5 Lợi ích và rủi ro cho các bên tham gia phƣơng thức tín dụng chứng từ 17 ix
  10. 1.2.5.1 Đối với ngƣời nhập khẩu 17 1.2.5.2 Đối với ngƣời xuất khẩu, ngƣời bán 18 1.2.5.3 Với ngân hàng mở thƣ tín dụng 19 1.2.5.4 Đối với ngân hàng khác 19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 21 2.1 Tổng quan về ngân hàng 21 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đông Á 21 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình 22 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình 23 2.2 Thực trạng hoạt động của ngân hàng Đông Á chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 25 2.2.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng 25 2.2.2 Hoạt động tín dụng 26 2.3 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014. 29 2.4 Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 .32 2.5 Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014. 35 2.5.1 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C 35 2.5.1.1 Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình 35 2.5.1.2 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C 38 2.5.2 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C 39 2.5.2.1 Quy trình thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C tại ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình. 39 2.5.2.2 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C 41 x
  11. 2.6 Phân tích SWOT về thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ 43 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH 52 3.1 Định hƣớng pháp triển của ngân hàng trong thời gian sắp tới 52 3.2 Giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng. 53 3.2.1 Giải pháp trực tiếp 53 3.2.1.1 Đối với Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình 53 3.2.1.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế 53 3.2.1.1.2 Duy trì và phát triển quan hệ khách hàng 53 3.2.1.2 Đối với Ngân hàng Đông Á 54 3.2.1.2.1 Cải tiến quy trình nghiệp vụ 54 3.2.1.2.2 Điều chỉnh mức phí dịch vụ thanh toán quốc tế 55 3.2.1.2.3 Mở rộng và thiết lập quan hệ với các ngân hàng đại lý nƣớc ngoài . 55 3.2.1.2.4 Tăng cƣờng mối quan hệ với khách hàng 56 3.2.2 Giải pháp gián tiếp 57 3.2.2.1 Đối với Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình 57 3.2.2.1.1 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và cơ cấu lại nhân sự 57 3.2.2.1.2 Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng 58 3.2.2.1.3 Cải tiến công nghệ nâng cao chất lƣợng dịch vụ 59 3.2.2.1.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 59 3.2.2.2 Giải pháp đối với Ngân hàng Đông Á 60 3.2.2.2.2 Có chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt gắn liền với hoạt động thanh toán quốc tế và tín dụng. 60 3.2.3 Kiến nghị đối với nhà nƣớc 60 3.2.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý, văn bản pháp luật 60 3.2.3.2 Có chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại tệ phù hợp và linh hoạt 61 xi
  12. 3.2.3.3 Có các chính sách về khuyến khích xuất nhập khẩu dành cho các doanh nghiệp 62 3.2.3.4 Điều chỉnh và cải cách thể chế kinh tế mang tính thế giới 62 KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 xii
  13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, thƣơng mại quốc tế đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia. Mở rộng hoạt động thƣơng mại quốc tế không những giúp phát huy lợi thế so sánh, tìm kiếm lợi nhuận mà còn là cách tốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triển đó, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thƣơng mại quốc tế nhƣng thƣơng mại quốc tế có tồn tại và phát triển đƣợc hay không là dựa vào hoạt động của thanh toán quốc tế có hiệu quả hay không. Có thể nói trong nhiều năm qua các ngân hàng thƣơng mại đã không ngừng nâng cao hiệu quả thanh tóan quốc tế, đa dạng hóa các phƣơng thức thanh toán để phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong đó, phƣơng thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ cơ bản phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Việc thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ cũng mang lại nguồn lợi lớn cho các ngân hàng thƣơng mại. Nếu tiếp tục phát huy đƣợc thế mạnh của hoạt động này và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra thì sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn cho ngân hàng. Xuất phát từ những hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, em muốn đi sâu vào đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình” với mong muốn từ thực tiễn và những bài học có đƣợc trong quá trình học tập ở trƣờng đại học và trong quá trình làm việc tại ngân hàng. Em muốn đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng. 2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng những kiến thức đã học ở môn Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại và Thanh toán quốc tế vào thực tế thông qua số liệu đƣợc thu thập tại Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình để hiểu rõ hơn về hoạt động Thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng. Từ đó, đề ra những giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng. 1
  14. 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề liên quan đến hoạt động Thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình và đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Tại ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối kế toán, từ các báo cáo của Ngân hàng Đông Á, đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp: Phƣơng pháp so sánh Phƣơng pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tƣơng đối. Phƣơng pháp phân tích đánh giá số liệu thực tế tại chi nhánh. Phƣơng pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm Ngoài ra còn dùng các biểu đồ để minh hoạ nhằm giúp cho việc phân tích rõ ràng hơn. 5. Bố cục của báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đồ án đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ Sở Lý Luận Về Thanh Toán Quốc Tế Bằng Tín Dụng Chứng Từ. Chƣơng 2: Thực Trạng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Tân Bình Giai Đoạn 2012 – 2014. Chƣơng 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng Đông Á Chi Nhánh Tân Bình. 2
  15. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Theo Nguyễn Văn Tiến (2008) định nghĩa: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hƣởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nƣớc này với tổ chức cá nhân nƣớc khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nƣớc liên quan. 1.1.2 Đặc điểm thanh toán quốc tế Chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT ở các quốc gia khác nhau, mỗi giao dịch TTQT liên quan tới tối thiểu hai quốc gia. Hoạt động TTQT liên quan đến hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau có thể đối nghịch nhau. Do tính phức tạp các bên tham gia thƣờng lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất theo thông lệ quốc tế. Đồng tiền dùng trong TTQT thông thƣờng tồn tại dƣới hình thức các phƣơng tiện thanh toán (Hối phiếu, Séc, Thẻ, Chuyển khoản ), có thể là đồng tiền của nƣớc ngƣời mua hoặc ngƣời bán, hoặc là đồng tiền của nƣớc thứ ba, nhƣng thƣờng là ngoại tệ đƣợc tự do chuyển đổi. Ngôn ngữ sử dụng trong TTQT chủ yếu là tiếng Anh. 1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.3.1 Đối với nền kinh tế Trƣớc xu thế kinh tế thế giới ngày càng đƣợc quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Thanh toán quốc tế nổi lên nhƣ cầu nối giữa kinh tế trong nƣớc với phần kinh tế thế giới bên ngoài với các vai trò chính sau: Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế nhƣ một tổng thể. Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp và gián tiếp. Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ nhƣ du lịch, hợp tác quốc tế. Tăng cƣờng thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. Thúc đẩy thị trƣờng tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. 3
  16. 1.3.1.2 Đối với ngân hàng thƣơng mại  Ngân hàng thƣơng mại với TTQT Trong dây chuyền hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn nhƣ: thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thƣơng. Thanh toán giữa các nƣớc sẽ đƣợc thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của TTQT chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.  Thanh toán quốc tế là hoạt động sinh lời của ngân hàng thƣơng mại Ngày nay, hoạt động TTQT là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lƣợng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. TTQT còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng nhƣ kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. Tùy theo phƣơng thức thanh toán, môi trƣờng cạnh tranh và độ tín nhiệm của khách hàng mà biểu phí và mức phí dịch vụ áp dụng có thể là khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế cấu thành nên doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại. 1.1.4 Các bên liên quan trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại  Ngƣời mua, ngƣời bán và các đại lý Ngƣời mua – The Buyer (Nhà nhập khẩu) là ngƣời có nhu cầu hàng hóa, liên hệ với ngƣời bán để đặt đơn mua những hàng hóa theo yêu cầu và chuyển hàng hóa vào trong nƣớc (nhập khẩu). 4
  17. Ngƣời bán – The seller (Nhà xuất khẩu) là ngƣời có hàng hóa, liên hệ với ngƣời mua để thỏa thuận các điều khoản về hợp đồng mua bán và chuyển hàng hóa ra nƣớc ngoài. Ngƣời sản xuất hàng hóa – Manufacturer là ngƣời trực tiếp sản xuất hay làm ra hàng hóa nhƣng không phải là ngƣời xuất khẩu. Các đại lý – Agents: Nhìn chung, ngƣời mua thƣờng có đại lý của mình đặt ở nƣớc xuất khẩu và ngƣợc lại ngƣời bán có đại lý của mình đặt tại nƣớc ngƣời nhập khẩu.  Các ngân hàng Các ngân hàng của nhà nhập khẩu có thể trợ giúp: Tƣ vấn về những nhà cung cấp hàng hóa nƣớc ngoài. Thấu hiểu những nhu cầu của nhà nhập khẩu và sẵn sàng tƣ vấn để nhà nhập khẩu bảo vệ lợi ích tốt nhất của mình. Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng nhập. Nhận tiền từ nhà nhập khẩu thanh toán cho bộ chứng từ. Thực hiện chuyển tiền cho ngƣời xuất khẩu. Tài trợ cho nhà nhập khẩu thực hiện thƣơng mại quốc tế. Ngân hàng của nhà xuất khẩu có thể trợ giúp: Tƣ vấn về những nhà nhập khẩu nƣớc ngoài. Thấu hiểu những nhu cầu của nhà xuất khẩu và sẵn sàng tƣ vấn để nhà xuất khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình. Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng xuất và thanh toán. Nhận tiền thanh toán trên danh nghĩa ngƣời xuất khẩu. Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thƣơng mại quốc tế.  Ngƣời chuyên chở Hàng hóa có thể đƣợc chuyên chở giữa các quốc gia bằng các phƣơng thức vận tải khác nhau. Sử dụng phƣơng thức vận tải nào phụ thuộc chủ yếu vào vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của tuyến đƣờng và thỏa thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Trong thƣơng mại quốc tế ngƣời chuyên chở có thể là: Công ty vận tải biển. Hãng vận tải hàng không. Công ty vận tải đƣờng bộ. 5
  18. Hãng vận tải đƣờng sắt. Công ty vận tải đƣờng sông. Bƣu điện. Chuyển phát.  Công ty bảo hiểm Công ty bảo hiểm bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nƣớc này sang nƣớc khác. Theo thỏa thuận, ngƣời mua bảo hiểm có thể là nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu. Các loại rủi ro đƣợc bảo hiểm là theo thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và ngƣời mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm phát hành các chứng từ bảo hiểm hàng hóa nhƣ: Bảo hiểm đơn, Giấy chứng nhận bảo hiểm, Tờ khai bảo hiểm bao.  Chính phủ và các tổ chức thƣơng mại Nƣớc ngƣời nhập khẩu có thể áp dụng những hạn chế nhập khẩu một số loại hàng hóa nhất định, do đó, ngƣời nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa này. Những nƣớc hạn chế về nguồn ngoại hối có thể ƣu tiên thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu bằng loại ngoại tệ có sẵn, hoặc phải đƣợc phép của cơ quan quản lý ngoại hối mới đƣợc mua và chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài. Hiện nay, với những lý do khác nhau hầu hết các nƣớc đều yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định, do đó nhà kinh doanh muốn nhập khẩu những loại hàng hóa này nhất thiết phải xin đƣợc giấy phép nhập khẩu trƣớc, nếu không hàng hóa sẽ bị tịch thu. Nƣớc ngƣời xuất khẩu có thể áp dụng cơ chế cấp phép đối với một số hàng hóa xuất khẩu nhất định nhằm bảo đảm rằng hàng hóa đƣợc định giá đúng. Hệ thống cấp phép xuất khẩu còn cho phép theo dõi và kiểm soát nguồn thu từ xuất khẩu của quốc gia. 1.1.5 Các phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu 1.1.5.1 Phƣơng thức chuyển tiền Theo Nguyễn Văn Tiến (2008) định nghĩa: Chuyển tiền là phƣơng thức thanh toán trong đó khách hàng (ngƣời chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời hƣởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai hình thức chuyển tiền chủ yếu: 6
  19. Chuyển tiền bằng thƣ (M/T) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền đƣợc chuyển bằng thƣ cho ngân hàng trả tiền. Chuyển tiền bằng điện (T/T) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền đƣợc thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng Swift. Các bên tham gia chủ yếu trong hình thức chuyển tiền: Ngƣời chuyển tiền hay ngƣời trả tiền (Remeitter) thƣờng là ngƣời nhập khẩu, ngƣời mua, ngƣời mắc nợ, nhà đầu tƣ Ngƣời trả tiền là ngƣời yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nƣớc ngoài. Ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary) là ngƣời xuất khẩu, chủ nợ, ngƣời nhận vốn đầu tƣ, ngƣời nhận kiều hối do ngƣời chuyển tiền chỉ định. Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) là ngân hàng phục vụ ngƣời chuyển tiền Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) là ngân hàng trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng, là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền. Các bƣớc tiến hành Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức chuyển tiền Ngân hàng trả tiền (4) Ngân hàng chuyển tiền (Paying Bank) (Remitting Bank) (5) (3) (2) (1) Ngƣời chuyển tiền Ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary) (Remitter) Bước 1: Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ nhƣ: hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn cho nhà nhập khẩu. Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (M/T hoặc T/T) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình. 7
  20. Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà nhập khẩu. Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của ngƣời chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho ngƣời thụ hƣởng. Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi Có vào tài khoản của ngƣời thụ hƣởng, đồng thời gửi giấy báo Có cho ngƣời hƣởng lợi. 1.1.5.2 Phƣơng thức nhờ thu Theo Nguyễn Văn Tiến (2008) định nghĩa: Nhờ thu là phƣơng thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để đƣợc thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Các loại nhờ thu chủ yếu: Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) là phƣơng thức nhờ thu mà ngƣời xuất khẩu gửi hàng và bộ chứng từ thƣơng mại trực tiếp cho ngƣời nhập khẩu, sau đó sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở ngƣời mua, căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phƣơng thức thanh toán mà ngƣời xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu), nhờ ngân hàng thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu đó, với điều kiện ngƣời nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao chứng từ để ngƣời nhập khẩu nhận hàng. Các bên tham gia: Ngƣời xuất khẩu (Drawer): ngƣời ký phát hối phiếu. Ngƣời nhập khẩu (Drawee): ngƣời thanh toán hối phiếu. Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank) ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu và nhận sự ủy thác của ngƣời bán, làm thủ tục chuyển chứng từ tới ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu. 8
  21. Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng chuyển chứng từ, ở nƣớc ngƣời nhập khẩu làm nhiệm vụ thu hộ tiền. 1.1.5.3 Phƣơng thức tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán quốc tế đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thƣ tín dụng có những tên gọi khác nhau: Letter of credit: LOC, LC, L/C; Documentary credit: DC, D/C; Documentary letter of credit; Credit (đƣợc định nghĩa trong UCP 600). Thƣ tín dụng là một văn bản pháp lý đƣợc phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thƣờng là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một ngƣời thụ hƣởng trên cơ sở ngƣời thụ hƣởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thƣ. Điều này có nghĩa là: Khi một ngƣời thụ hƣởng hoặc một ngân hàng xuất trình (đại diện của ngƣời thụ hƣởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu có). Trong phƣơng thức tín dụng chứng từ, ngân hàng đóng vai trò là ngƣời đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, đồng thời đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận đƣợc số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa của nhà xuất khẩu bán cho chứ không phải chỉ là trung gian thu hộ và chi hộ cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. 1.2 Tổng quan về phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1 Khái niệm Theo Nguyễn Văn Tiến (2008) định nghĩa: Phƣơng thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thƣ tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của ngƣời thụ hƣởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thƣ tín dụng. 1.2.2 Đặc điểm của giao dịch L/C L/C là hợp đồng kinh tế hai bên: L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là NHPH và nhà xuất khẩu. Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện. Do đó tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không đƣợc thể hiện trong L/C. L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: Về bản chất L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thƣơng hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C. L/C đƣợc hình thành trên cơ sở của hợp 9
  22. đồng ngoại thƣơng nhƣng sau khi đƣợc thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thƣơng. L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ: Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng của ngƣời bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã đƣợc giao. Khi chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù thực tế hàng hóa có thể không đƣợc giao hoặc giao hoàn toàn không giống nhƣ trên chứng từ. L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc chơ bản của giao dịch L/C. L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo?: Xét về giác độ là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà NK và XK thì L/C có ƣu điểm vƣợt trội so với các phƣơng thức thanh toán khác. Tuy nhiên trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế L/C có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận và lừa đảo. 1.2.3 Các loại tín dụng chứng từ chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế 1.2.3.1 Thƣ tín dụng cơ bản: Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã đƣợc phát hành thì ngân hàng phát hành L/C không đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của nó. L/C không thể huy ngang là một sự cam kết trả tiền chắc chắn của ngân hàng phát hành đối với ngƣời hƣởng lợi L/C, vì vậy L/C này đƣợc áp dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế. Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C): là loại thƣ tín dụng không thể hủy ngang đƣợc một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C. L/C loại này đã đƣợc hai ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi, do đó độ an toàn của nó rất cao. Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevacable without recourse): là loại L/C mà sau khi ngƣời hƣởng lợi đã đƣợc trả tiền thì ngân hàng phát hành L/C không còn 10
  23. quyền đòi lại tiền ngƣời hƣởng lợi L/C trong bất cứ trƣờng hợp nào. Khi dùng loại L/C này ngƣời hƣởng lợi phải ghi trên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại ngƣời kí phát” (without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi nhƣ vậy. L/C miễn truy đòi cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong Thanh toán quốc tế. Thư tín dụng có thể huy ngang (Revocable L/C): là loại L/C mà sau khi đƣợc phát hành thì Ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần có sự đồng ý của Ngƣời hƣởng lợi. Loại L/C này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho ngƣời hƣởng lợi. Do đó ít đƣợc sử dụng. 1.2.3.2 Các loại thƣ tín dụng đặc biệt Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại L/C trong đó quy định quyền của Ngƣời hƣởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng đƣợc chỉ định chuyển nhƣợng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều ngƣời khác. L/C chuyển nhƣợng chỉ đƣợc chuyển nhƣợng một lần. Chi phí chuyển nhƣợng do ngƣời hƣởng lợi chịu. Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C): là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị nhƣ cũ và cứ nhƣ vậy nó cứ tuần hoàn cho đến khi nào tổng trị giá hợp đồng đƣợc thực hiện. L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho phép số dƣ của L/C trƣớc cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi nó là L/C tuần hoàn không tích lũy nếu cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn tích lũy. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C mà ngƣời hƣởng lợi một L/C dùng L/C này nhƣ một tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành một L/C khác cho Ngƣời hƣởng lợi khác hƣởng. Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal L/C): là loại thƣ tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thƣ tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Trong L/C ban đầu thƣờng phải ghi:”L/C này chỉ có giá trị khi ngƣời hƣởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng với nó để cho ngƣời mở L/C này hƣởng” và trong L/C đối ứng phải có câu:”L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua ngân hàng ” Thư tín dụng thanh toán trả chậm (Deferred payment L/C): là loại thƣ tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng phát hành L/C hay ngân hàng xác nhận 11
  24. L/C cam kết với ngƣời hƣởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại L/C ứng trƣớc một phần tiền cho ngƣời hƣởng lợi L/C trƣớc khi giao hàng. Ngân hàng phát hành L/C điều khoản đỏ quy định, Ngƣời hƣởng lợi L/C trƣớc ngày giao hàng x ngày đƣợc quyền ký phát hối phiếu trơn đòi thu tiền Ngân hàng phát hành kèm theo với một L/C của ngân hàng cam kết hoàn trả tiền ứng trƣớc nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ, hoặc một L/C dự phòng hoặc một kì phiếu có ký bảo lãnh ngân hàng. Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): là L/C do NH phục vụ ngƣời xuất khẩu phát hành trong đó cam kết với ngƣời nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, ứng trƣớc và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu trong trƣờng hợp ngƣời xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nhƣ đã quy định trong L/C. 1.2.4 Quy trình nghiệp vụ giao dịch thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ 1.2.4.1 Các bên tham gia Người yêu cầu mở L/C (Applicant): thông thƣờng là ngƣời mua hay là đơn vị nhập khẩu. Theo điều 2 UCP 600, ngƣời yêu cầu mở L/C là bên mà theo yêu cầu của bên đó, thƣ tín dụng đƣợc phát hành. Người thụ hưởng (Beneficiary): là ngƣời bán hay là đơn vị xuất khẩu hàng hóa. Theo điều 2 UCP, ngƣời thụ hƣởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một thƣ tín dụng đƣợc phát hành. Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng(Issuing bank): là ngân hàng phục vụ đơn vị nhập khẩu, ở bên nƣớc nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho đơn vị nhập khẩu và là ngân hàng thƣờng đƣợc hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và đƣợc quy định trong hợp đồng thƣơng mại. Nếu chƣa có sự quy định trƣớc, đơn vị nhập khẩu có quyền lựa chọn. Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng phát hành là ngân hàng theo yêu cầu của ngƣời yêu cầu mở L/C hoặc nhân danh chính mình, phát hành một tín dụng thƣ. Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): là ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu, thông báo cho đơn vị xuất khẩu biết thƣ tín dụng đã mở. Ngân hàng này thƣờng ở nƣớc xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thƣ tín dụng. 12
  25. Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thƣ tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho đơn vị xuất khẩu trong trƣờng hợp ngân hàng mở thƣ tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thƣ tín dụng hay là một ngân hàng khác do đơn vị xuất khẩu yêu cầu. Theo điều 2 UCP 600 ngân hàng xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu của ngƣời thụ hƣởng hoặc theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhận cam kết thanh toán của mình đối với một tín dụng thƣ. Ngân hàng chỉ định (Nominating bank): là ngân hàng do ngân hàng mở L/C chỉ định thực hiện các công việc cụ thể quy định trong L/C. Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà với ngân hàng đó tín dụng thƣ có giá trị thanh toán hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trƣờng hợp tín dụng thƣ có giá trị thanh toán tại một ngân hàng bất kì. Ngân hàng thanh toán (Paying bank): có thể là ngân hàng mở thƣ tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác đƣợc ngân hàng mở thƣ tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho đơn vị xuất khẩu. Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank): là ngân hàng đƣợc ngân hàng mở cho phép chiết khấu bộ chứng từ theo L/C và thƣờng cũng là ngân hàng thông báo L/C. Ngân hàng chấp nhận (Accepting bank): là ngân hàng thực hiện chấp nhận hối phiếu kỳ hạn. Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing bank): là ngân hàng có nhiệm vụ bồi hoàn tiền cho ngân hàng thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank): là ngân hàng thực hiện chuyển nhƣợng giá trị tín dụng thƣ đƣợc đề cập trong L/C chuyển nhƣợng. 1.2.4.2 Quy trình nghiệp vụ của phƣơng thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.  L/C có giá trị tại Ngân hàng phát hành 13
  26. Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ có giá trị tại ngân hàng phát hành Nhà xuất khẩu Exporter (4) Thông báo L/C (6*) Bộ chứng từ (6) Xuất trình Ngân hàng thông báo Ngân hàng chuyển Advising Bank chứng từ (Remitting Bank) (7) Trả (3) Phát hành tiền (6*) Bộ chứng từ L/C (1) Hợp đồng Ngân hàng phát hành L/C (5) Giao hàng Issuing Bank ngoại thƣơng Shipment of goods Sales contract (2) Đơn mở (8) Đòi tiền L/C Retirement Nhà nhập khẩu Importer Các bước tiến hành: Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thƣơng với điều khoản thanh toán theo phƣơng thức L/C. Bước 2: Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thƣơng nhà nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hƣởng. Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nƣớc nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. Bước 4: Khi nhận đƣợc L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK. 14
  27. Bước 5: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thƣơng. Bước 6 và 6 *: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua NHTB hoặc một ngân hàng khác) cho NHPH để đƣợc thanh toán. Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Bước 8: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận đƣợc tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ghi chú: Việc thể hiện hai ngân hàng là NHTB và ngân hàng chuyển chứng từ trong sơ đồ trên không có nghĩa là hai ngân hàng này phải hoàn toàn khác nhau mà nhằm mục đích làm rõ: Nghiệp vụ thông báo L/C và việc chuyển chứng từ thanh toán là hai nghiệp vụ độc lập với nhau. Nghĩa là ngân hàng thông báo L/C không nhất thiết đồng thời phải là ngân hàng chuyển chứng từ. Trong thực tế, ngân hàng thông báo L/C thƣờng là đồng thời là ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán. 15
  28.  L/C có giá trị tại ngân hàng đƣợc chỉ định Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ có giá trị tại ngân hàng đƣợc chỉ định Nhà xuất khẩu Exporter (4) Thông báo (6) Xuất trình L/C (6*) Nhận tiền Presenting Advise L/C NHTB NHđCĐ Advising Bank (Nominated Bank) (7*) Hoàn trả (3) Phát hành (7) Xuất trình Reimbursement L/C Presenting (1) Hợp đồng NHPH L/C (5) Giao hàng Issuing Bank ngoại thƣơng Shipment of goods Sales contract (8) Đòi tiền (2) Đơn mở Retirement L/C Nhà nhập khẩu Importer Các bước tiến hành: Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thƣơng với điều khoản thanh toán theo phƣơng thức L/C. Bước 2: Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thƣơng nhà nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hƣởng. Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nƣớc nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. Bước 4: Khi nhận đƣợc L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK. 16
  29. Bước 5: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thƣơng. Bước 6 và 6’: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng đƣợc chỉ định để đƣợc thanh toán. Bước 7 và 7’: Ngân hàng đƣợc chỉ định xuất trình chứng từ cho NHPH và đòi hoàn trả. Bước 8: NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã đƣợc nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ghi chú: Việc thể hiện hai nhân hàng là NHTB và NH đƣợc chỉ định trong sơ đồ trên không có nghĩa là hai ngân hàng này phải hoàn toàn khác nhau, mà nhằm mục đích làm rõ: Việc thông báo L/C và việc đƣợc ủy quyền thanh toán hay chiết khấu L/C là hai nghiệp vụ độc lập nhau. Nghĩa là NHTB không nhất thiết đồng thời phải là ngân hàng đƣợc chỉ định. Trong thực tế, NHTB thƣờng đồng thời là NH đƣợc chỉ định. Nhƣ vậy, một ngân hàng chỉ đơn thuần thực hiện thông báo L/C thì không trở thành ngân hàng đƣợc chỉ định; một ngân hàng thông báo L/C lại đƣợc chỉ định thanh toán hay chiết khấu L/C thì nó đồng thời là NHTB và NH đƣợc chỉ định. 1.2.5 Lợi ích và rủi ro cho các bên tham gia thực hiện phƣơng thức tín dụng chứng từ 1.2.5.1 Đối với ngƣời nhập khẩu Nếu hợp đồng thƣơng mại đòi hỏi việc áp dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc mở thƣ tín dụng của ngƣời mua là điều kiện không thể thiếu để ngƣời bán thực hiện hợp đồng. Để mở một L/C thì ngƣời mua phải làm đơn, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đồng thời phải kí quỹ một số tiền (tỉ lệ này tùy theo quan hệ của ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng với ngân hàng mở, có khi phải ký quỹ tới 100%). Phải trả một khoản phí ( tùy thuộc số tiền và thời hạn của L/C). Vì thế mà ngƣời mua có quyền đề nghị ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ L/C ( theo đúng những quy định trong UCP 500 hoặc UCP 600). Ngƣời mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho ngân hàng nếu xét thấy bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với những điều kiện mà họ đã nêu ra trong thƣ tín dụng. Phƣơng thức 17
  30. thanh toán L/C giúp ngƣời mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều đƣợc Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Ngƣời mua đƣợc đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Nhà nhập khẩu còn gặp một số rủi ro trong phƣơng thức tín dụng chứng từ khi bên xuất khẩu không cung cấp hàng hóa; rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ; Các rủi ro khác nhƣ: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hƣ hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định 1.2.5.2 Đối với ngƣời xuất khẩu, ngƣời bán Khi nhận đƣợc thƣ tín dụng do ngân hàng thông báo chuyển đến phải tiến hành kiểm tra kỹ lƣỡng xem có phù hợp nội dung của hợp đồng thƣơng mại không. Nếu phát hiện ra những nội dung không phù hợp, không rõ ràng và gây bất lợi cho mình có thể đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ngƣời bán chuyển giao hàng hóa cho ngƣời mua sau khi đã có đƣợc thƣ tín dụng đáp ứng yêu cầu. Ngƣời bán hoàn toàn đƣợc đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Ngƣời bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ đƣợc thanh toán bất kể trƣờng hợp ngƣời mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lƣu kho, bán đấu giá cho đến khi vấn đề đƣợc giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nƣớc. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí nhƣ lƣu tàu quá hạn, phí lƣu kho, mua bảo hiểm hàng hoá trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không đƣợc thanh toán. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trƣớc khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không đƣợc trả tiền. Trừ khi L/C đƣợc xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nƣớc, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH 18
  31. phát hành cũng nhƣ rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nƣớc thay đổi. 1.2.5.3 Với ngân hàng mở thƣ tín dụng Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu đƣợc các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút đƣợc một khoản tiền khá lớn (Khi có kí quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện đƣợc một số nghiệp vụ khác nhƣ cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trƣờng tài chính quốc tế đƣợc củng cố và mở rộng. Ngoài ra theo qui định trong UCP 500, NH chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của các chứng từ chứ không chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực, tính pháp lý của chứng từ. Mọi sự tranh chấp “bên trong” của chứng từ sẽ do hai bên mua – bán tự giải quyết. NH đƣợc miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp rơi vào rủi ro bất khả kháng nhƣ chiến tranh, đình công, nổi loạn, động đất, lụt lội Tuy nhiên tham gia vào phƣơng thức thanh toán này ngân hàng cũng gặp phải một số rủi ro khi thực hiện thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng theo quy định của L/C trong trƣờng hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trƣớc khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống nhƣ việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng. 1.2.5.4 Đối với các ngân hàng khác Lợi ích của các ngân hàng khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán, đều thu đƣợc các khoản phí thủ tục. Ngoài ra thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trƣờng tài chính quốc tế đƣợc củng cố và mở rộng. Đối với ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đƣờng đi đến ngân hàng phát hành L/C. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan. Đối với ngân hàng trả tiền rủi ro xảy ra khi các NH này thƣờng ứng trƣớc tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thƣờng phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu. 19
  32. Đối với ngân hàng xác nhận đƣợc hƣởng phí xác nhận khá cao và nó thƣờng yêu cầu ngân hàng mở L/C phải đặt tiền kí quỹ có khi tới 100% trị giá của L/C. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững đƣợc năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. 20
  33. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 2.1 Tổng quan về ngân hàng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đông Á Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên đƣợc thành lập vào đầu những năm 1990 theo giấy phép số 135/QĐUB ngày 06 tháng 04 năm 1992 do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp trong bối cảnh nền kinh tế Viêt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc. Thời gian hoạt động là 99 năm theo quyết định số 192/QĐ – NH5 ngày 26 tháng 06 năm 1997 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nƣớc. Trụ sở chính 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phƣờng 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại hội sở chính tọa lạc tại 130 Phan Đăng Lƣu, Phƣờng 03, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 21 tháng 07 năm 1992, Ngân hàng TMCP Đông Á chính thức đi vào hoạt động với mức vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua các năm hoạt động, vốn điều lệ của Ngân hàng không ngừng tăng lên với con số khá ấn tƣợng 5.000 tỷ đồng, đồng thời tổng tài sản đạt 74.920 tỷ đồng đến cuối năm 2013. Trải qua chặng đƣờng hơn 23 năm hoạt động, DongA Bank đã lập đƣợc những “chiến tích” trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã khẳng định đƣợc vị thế của mình trong hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Từ 03 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 41 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 3 công ty thành viên và 240 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Tổng số lƣợng cán bộ, nhân viên đến thời điểm hiện tại đã tăng lên 5.827 ngƣời. Không những thế DongA Bank còn duy trì mối quan hệ trong việc nhận các nguồn ủy thác từ các tổ chức tài chính thế giới (JBIC, SIDA, RDF và WB) để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Trong tƣơng lai DongA Bank còn có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động trong khu vực Đông Nam Á, tăng thêm doanh số, Ngân hàng đại lý, cải tiến dịch vụ E- banking của mình để giảm thiểu chi phí trong giao dịch, đem lại sự tiện ích cho khách 21
  34. hàng của mình nhiều hơn nữa cũng nhƣ tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác và góp phần vào sự phát triển của nền Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới đúng với phƣơng châm: “Ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng của những trái tim”. 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình Căn cứ theo quyết định số 34/20/QĐ – HĐQT và công văn 571/2002/NHNN – CNH, ngày 31/05/2002. Ngân hàng Đông Á quyết định nâng cấp phòng giao dịch Tân Bình thành chi nhánh cấp I. Ngày 07 tháng 01 năm 2002 chi nhánh Tân Bình chính thức khai trƣơng và đi vào hoạt động tại số 503 Trƣờng Chinh, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại Chi nhánh hoạt động tại số 235 – 241 Cộng Hòa, Phƣờng 13, Quận Tân Bình, TP.HCM với các hoạt động chính: - Mở tài khoản tiền gởi thanh toán, nhận tiền gửi tiết kiệm cho các tổ chức kinh tế và dân cƣ. - Thực hiện các loại hình tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế. - Thực hiện các hình thức thanh toán quốc tế. - Tài trợ cho các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc qua Ngân hàng. - Nhận tiền chuyển tiền nhanh. - Thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ và kinh doanh vàng bạc theo đúng quy định về quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc. - Chi trả kiều hối. - Thu – chi hộ, chi lƣơng hộ. 22
  35. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Tân Bình Giám đốc Phó giám đốc P.Kế toán P.Ngân quỹ P.Vận hành P.Hành chính & thẻ PGD ÂU PGD BÀ PGD PGD LÝ PGD THƢỜNG TRƢỜNG CƠ QUẸO CMT8 KIỆT CHINH Chức năng chính của các phòng ban:  Phòng kế toán Số lƣợng nhân sự: 2 kế toán doanh nghiệp, 1 kế toán cá nhân và 2 kế toán nội bộ. Nhiệm vụ chính: Ghi chép phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ phát sinh và tình hình tài chính của ngân hàng. Hỗ trợ công việc kiểm soát, kiểm toán hoạt động của ngân hàng. Huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu. Cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh về quản trị tài chính ngân hàng.  Phòng ngân quỹ Số lƣợng nhân sự: 4 ngƣời. 23
  36. Nhiệm vụ chính: Quản lý toàn bộ tiền mặt bằng VND, ngân phiếu thanh toán, ngại tệ, vàng, kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá tại chi nhánh. Thực hiện các dịch vụ thu – chi hộ và quản lý hộ tài sản. Tham mƣu cho Giám Đốc CN về vấn đề liên quan đến hoạt động ngân quỹ.  Phòng vận hành Số lƣợng nhân sự: 15 ngƣời Nhiệm vụ chính: Tìm kiếm khách hàng mới và giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng. Duy trì mối quan hệ với khách hàng sẵn có. Cung cấp vốn cho khách hàng thông qua nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh trong nƣớc. Thực hiện kinh doanh kho, chủ yếu đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa cầm cố thế chấp của tín dụng. Tham mƣu cho Giám đốc CN về vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế và tham mƣu cho Giám đốc về vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế.  Phòng hành chính và thẻ Số lƣợng nhân sự: 4 ngƣời Nhiệm vụ chính: Phụ trách vấn đề hành chính của toàn chi nhánh. Tìm kiếm các đối tƣợng sử dụng thẻ mới, giới thiệu các sản phẩm thẻ của ngân hàng.  Phòng giao dịch Số lƣợng nhân sự: 12 ngƣời Nhiệm vụ chính: Thực hiện việc nhận và rút tiền gởi cho các khách hàng. Thực hiện làm thẻ đa năng khi khách hàng có yêu cầu. Thu mua và bán các loại ngoại tệ cho khách hàng 24
  37. 2.2 Thực trạng hoạt động của ngân hàng Đông Á chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 2.2.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Bảng 1.1 : Nguồn vốn huy động của ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: Tỷ đồng 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Huy động 1.204 1.401 1.642 197 16,36 241 17,20 vốn Huy động từ 969,22 1.155,83 1.395,70 186,61 19,25 239,88 20,75 dân cƣ Huy động từ 138,46 130,57 143,68 -7,89 -5,70 13,10 10,03 TCTD Huy động 96,32 114,60 102,63 18,28 18,98 -11,98 -10,45 khác Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn từ các nguồn của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 1,395.70 1,400.00 1,155.83 1,200.00 969.22 1,000.00 800.00 Huy động từ dân cƣ Huy động từ TCTD 600.00 Huy động khác 400.00 138.46 130.57 143.68 200.00 96.32 114.60 102.63 0.00 2012 2013 2014 Trong công tác huy động vốn, DongA Bank nói chung và DongA Bank Tân Bình nói riêng tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch huy động vốn linh hoạt, trong đó đặc biệt chú trọng khai thác nguồn vốn từ dân cƣ. Để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng đã tích cực xây dựng các chƣơng trình huy động phong phú, đa dạng đƣợc thiết kế dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc khách hàng nhƣ phát hành kỳ phiếu, đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền kết hợp các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn. Cùng với việc thực hiện chính sách huy động vốn linh hoạt, DongA Bank luôn chú trọng 25
  38. quảng bá thƣơng hiệu, gia tăng tiện ích dịch vụ, không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ, cải tiến công nghệ, phát triển mạng lƣới giao dịch rộng rãi và triển khai nhiều kênh giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Nhờ những nổ lực trên mà trong giai đoạn 2012 – 2014 nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn tăng trƣởng ổn định mặc dù đây là giai đoạn khó khăn của toàn ngành. Trong nguồn vốn huy động của ngân hàng thì huy động từ dân cƣ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và có sự tăng trƣởng qua 3 năm. Đây là mảng thị trƣờng tập trung vào đối tƣợng cá nhân và các tổ chức kinh tế. Vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn từ thị trƣờng này thì ngân hàng ngoài những sản phẩm truyền thống thì đã phát triển và không ngừng đƣa ra các sản phẩm đa năng, tiện ích khác để đáp ứng đƣợc tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong năm 2013 lƣợng vốn huy động đƣợc từ đối tƣợng này đã tăng khoảng 186 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với mức khoảng 19%. Đến năm 2014 lƣợng tiền huy động đƣợc từ đối tƣợng dân cƣ đã đạt khoảng 1.396 tỷ đồng, tăng khoảng 21% so với năm 2013. Ngoài đối tƣợng là dân cƣ thì ngân hàng còn một nguồn huy động khác là từ các TCTD. Tuy nhiên, tỷ trọng từ nguồn huy động này ở mức độ không cao. Năm 2013 huy động từ TCTD đã đạt khoảng 130 tỷ đồng, giảm khoảng 8 tỷ đồng so với năm 2012 và đến năm 2014 lƣợng vốn huy động từ đối tƣợng này đã tăng 10% so với năm 2013. Ngoài huy động vốn từ dân cƣ và các tổ chức tín dụng thì ngân hàng vẫn còn huy động qua các kênh khác nhƣ phát hành giấy tờ có giá, vay của NHNN. Tuy nhiên, nguồn huy động từ các kênh này vẫn còn hạn chế và chiếm tỷ trọng không cao chỉ duy trì ở mức dƣới 10%. Có thể thấy DongA Bank Tân Bình đã đạt đƣợc những kết quả đáng mong đợi trong giai đoạn 2012 – 2014. Mục tiêu của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo là đƣa ra thêm nhiều sản phẩm huy động đa dạng và thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. 2.2.2 Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của Đông Á nói chung và của Đông Á Tân Bình nói riêng. Do đó ngân hàng luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ và quy trình thủ tục nhằm rút ngắn thời gian đi vay của khách hàng. Bên cạnh đó việc đa dạng các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng 26
  39. doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngân hàng luôn quan tâm hàng đầu. Điểm nổi bật chính trong hoạt động tín dụng là từ những ngày đầu, ngân hàng tập trung chú trọng chủ yếu vào đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng không những cho vay khi khách hàng thiếu vốn hoặc phát triển kinh doanh mà điều quan trọng là ngân hàng sẽ cùng với khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh cho vay các tổ chức kinh tế, ngân hàng còn chú trọng và quan tâm đến mảng tín dụng bán lẻ thông qua việc cấp tín dụng cho các tiểu thƣơng chợ, các CBCNV, vay mua hàng trả góp Bảng 1.2: Tình hình dƣ nợ tín dụng tại ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: Tỷ đồng 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổng dƣ nợ 1.152 1.244 1.149 92,00 7,99 -95,00 -7,64 Dƣ nợ cho 650,88 727,74 751,45 76,86 11,81 23,71 3,26 vay ngắn hạn Dƣ nợ cho 291,46 342,10 287,25 50,64 17,38 -54,85 -16,03 vay trung hạn Dƣ nợ cho 209,66 174,16 110,30 -35,50 -16,93 -63,86 -36,67 vay dài hạn Nguồn: Phòng Kế toán Biểu đồ 1.2: Tình hình dƣ nợ của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 751.446 800 727.74 650.88 Dƣ nợ cho vay 600 ngắn hạn 342.1 400 291.456 287.25 Dƣ nợ cho vay 209.664 trung hạn 200 174.16 110.304 Dƣ nợ cho vay 0 dài hạn 2012 2013 2014 27
  40. Nhờ vào những chính sách hợp lý của ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2014 mà hoạt động huy động vốn đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong giai đoạn mà tình hình kinh tế chƣa khả quan và còn có những thay đổi làm ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng. Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng dƣ nợ cho vay của ngân hàng có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2013 doanh số cho vay của ngân hàng tăng trƣởng so với năm 2012 khoảng 8% thì đến năm 2014 doanh số cho vay lại giảm khá nhiều và khá đột ngột. Năm 2013 doanh số cho vay của ngân hàng đạt khoảng 1.244 tỷ đồng thì đến năm 2014 chỉ còn ở mức 1.149 tỷ đồng. Có thể nói việc giảm nguồn cho vay gây ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngân hàng và cũng là lý do chính khiến cho lợi nhuận của ngân hàng vào năm 2014 giảm đi so với năm 2013. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này ngân hàng cân nhắc kỹ đối tƣợng cho vay để hạn chế rủi ro, tập trung xử lý nợ xấu tồn đọng và đảm bảo an toàn tín dụng khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế và các hộ kinh doanh gặp khá nhiều khó khăn, thị trƣờng bất động sản kém thanh khoản. Nhìn chung, trong dƣ nợ của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng trên 50%, cho vay trung và dài hạn ổn định ở mức 25 – 30% và cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng dƣới 20% trong tổng số dƣ nợ cho vay khách hàng của ngân hàng. 28
  41. 2.3 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014. Bảng 1.3: ết quả kinh doanh của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng thu 156,46 100 173,67 100 169,59 100 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 125,17 80 136,33 78,5 140,76 83 Thu từ hoạt động dịch vụ 14,08 9 16,50 9,5 12,72 7,5 Thu từ kinh doanh ngoại hối 9,39 6 13,89 8 14,42 8,5 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 7,82 5 6,95 4 1,70 1 khác Tổng chi 106,39 100 121,57 100 127,19 100 Chi phí từ hoạt động tín dụng 90,43 85 100,90 83 106,84 84 Chi hoạt động dịch vụ 8,51 8 10,33 8,5 8,90 7 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại 5,32 5 7,29 6 8,27 6,5 hối Chi phí hoạt động khác 2,13 2 3,04 2,5 3,18 2,5 Lợi nhuận 50,07 52,10 42,40 Nguồn: Phòng Kế toán 29
  42. Bảng 1.4: Tốc độ tăng trƣởng kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: Tỷ đồng 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu 17,21 11 -4,08 -2,35 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 11,16 8,92 4,43 3,25 Thu từ hoạt động dịch vụ 2,42 17,17 -3,78 -22,91 Thu từ kinh doanh ngoại hối 4,51 48 0,52 3,75 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác -0,88 -11,2 -5,25 -75,59 Tổng chi 15,18 14,27 5,62 4,62 Chi phí từ hoạt động tín dụng 10,47 11,58 5,94 5,88 Chi hoạt động dịch vụ 1,82 21,41 -1,43 -13,84 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 1,97 37,12 0,97 13,34 Chi phí hoạt động khác 0,91 42,84 0,14 4,62 Lợi nhuận 2,03 4,05 -9,70 -18,62 Nguồn: Phòng Kế toán Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014 có thể thấy rằng tình hình kinh doanh biến động không ổn định. Năm 2012 tổng thu của ngân hàng đạt khoảng 156 tỷ đồng và đã tăng lên khoảng 174 tỷ đồng vào năm 2013, tăng khoảng 11% so với năm 2012. Tuy nhiên cùng với sự tăng trƣởng của doanh thu thì chi phí của ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2013 cũng có sự tăng trƣởng khá mạnh. Năm 2013 chi phí đã tăng tới 14,3% so với năm 2012, tƣơng đƣơng khoảng 15 tỷ đồng. Điều đó đã làm cho lợi nhuận tăng không đáng kể chỉ ở mức khoảng 4% (từ mức 50 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 52 tỷ đồng năm 2013). Có thể nói giai đoạn 2012 – 2013 bối cảnh chung của toàn ngành ngân hàng rất khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên hạn chế khả năng hấp thụ vốn vay của ngân hàng, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và hộ dân cƣ cũng giảm thấp do thị trƣờng suy giảm sức mua, đồng thời phần lớn tài sản thế chấp của khách hàng là bất động sản trong khi thị trƣờng này kém thanh khoản. Do đó 30
  43. việc kinh doanh mang lại hiệu quả và có sự tăng trƣởng của lợi nhuận là điều đáng mừng đối với chi nhánh. Đến giai đoạn 2013 – 2014 giai đoạn khó khăn của ngân hàng trong quá trình khôi phục. Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy đƣợc sự giảm xuống của lợi nhuận ở mức tƣơng đối nhiều, giảm khoảng 9,7 tỷ đồng. Đây là hệ quả tất nhiên khi mà vào giai đoạn này doanh thu của ngân hàng có sự sụt giảm đáng kể trong khi đó chi phí lại tăng lên. Cụ thể doanh thu năm 2014 đã giảm khoảng 4 tỷ đồng, tƣơng ứng với mức khoảng 2,4%. Doanh thu giảm không quá nhanh và đột ngột, tuy nhiên do mức tăng của chi phí khá cao tăng khoảng 4,6% so với năm 2013. Điều đó tất yếu sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống.  Doanh thu Hoạt động tín dụng đƣợc xem là một trong những nguồn thu nhập chính của ngân hàng và luôn chiếm ở mức trên 80% tổng thu nhập của ngân hàng. Giai đoạn 2012 – 2014 tình hình kinh tế chƣa khả quan và chính sách tiền tệ - ngân hàng có nhiều thay đổi đã ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó việc thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn này không ổn định chủ yếu là do nguồn thu từ hoạt động tín dụng không ổn định. Năm 2012 thu nhập từ hoạt động tín dụng đem lại 80% trong tổng thu nhập của ngân hàng, đến năm 2013 đã giảm khoảng 2% so với năm 2012. Đến năm 2014, hoạt động của ngành ngân hàng đã có sự khởi sắc, thêm vào đó DongA Bank cũng đã tiến hành những điều chỉnh phù hợp đã làm cho thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng khoảng 5% so với năm 2013 và chiếm khoảng 83% trong tổng thu nhập của ngân hàng vào giai đoạn này. Ngoài nguồn thu nhập đến từ hoạt động tín dụng thì nguồn thu đến từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.  Chi phí Chi phí đến từ hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cấu trúc chi phí của ngân hàng. Nhìn chung trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014, mức chi cho hoạt động tín dụng dao động ở mức khoảng trên 80% và có sự thay đổi không đáng kể trong 3 năm. Hoạt động của ngành ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014 gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc phát sinh nợ xấu, sức mua của ngƣời tiêu dùng giảm, hàng tồn kho lớn, chính sách kiểm soát của NHNN đã làm cho ngân hàng trong giai đoạn này muốn tồn tại thì phải tăng cƣờng các chi phí đặc biệt là chi phí cho hoạt động tín dụng. Cụ thể năm 2012 chi phí của hoạt động tín dụng khoảng 90 tỷ đồng, chiếm 31
  44. khoảng 85% tổng chi phí của ngân hàng, đến năm 2013 và 2014 chi phí của hoạt động tín dụng tiếp tục tănng và chiếm lần lƣợt là 103, 106 tỷ đồng. Ngoài ra các chi phí đến từ hoạt động dịch vụ và hoạt động ngoại hối không đáng kể. 2.4 Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014. Bảng 1.5: Doanh số thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: Triệu USD 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Chênh % Chênh % lệch lệch CHUYỂN 57,88 72,54 85,1 14,66 25,33 12,56 17,31 TIỀN TT NHẬP 17,36 26,62 31,44 9,26 53,34 4,82 18,11 TT XUẤT 36,17 42,52 50,64 6,35 17,56 8,12 19,10 CÁ NHÂN ĐI 1 0,73 1,56 -0,27 -27,00 0,83 113,70 CÁ NHÂN 3,35 2,67 1,46 -0,68 -20,30 -1,21 -45,32 ĐẾN NHỜ THU 5,27 4,69 3,47 -0,58 -11,01 -1,22 -26,01 -NHẬP 5,27 4,69 3,47 -0,58 -11,01 -1,22 -26,01 HẨU TRẢ NGAY 4,51 4,37 3,32 -0,14 -3,10 -1,05 -24,03 TRẢ CHẬM 0,76 0,32 0,15 -0,44 -57,89 -0,17 -53,13 -XUẤT 0 0 0 0 0 HẨU L/C 68,43 48,26 65,46 -20,17 -29,48 17,2 35,64 -NHẬP 66,16 47,17 64,12 -18,99 -28,70 16,95 35,93 HẨU TRẢ NGAY 56,31 30,89 52,41 -25,42 -45,14 21,52 69,67 TRẢ CHẬM 9,85 16,28 11,71 6,43 65,28 -4,57 -28,07 -XUẤT 2,27 1,09 1,34 -1,18 -51,98 0,25 22,94 HẨU TRẢ NGAY 2,27 1,09 1,34 -1,18 -51,98 0,25 22,94 TRẢ CHẬM 0 0 0 0 0 Nguồn: Phòng vận hành 32
  45. Biểu đồ 1.3: Tình hình doanh số Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 90 85.1 80 72.54 68.43 65.46 70 57.88 60 48.26 Chuyển tiền 50 40 Nhờ thu L/C 30 20 5.27 10 4.69 3.47 0 2012 2013 2014 Trong những năm vừa qua có thể nói thanh toán quốc tế là hoạt động kinh doanh mà ngân hàng đã đạt đƣợc những thành quả đáng khích lệ. Ngân hàng là một trong những chi nhánh đƣợc hội sở cho thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Vì đặc điểm địa lý của ngân hàng nằm ngay trung tâm quận Tân Bình, cùng với đó Tân Bình là quận có rất nhiều nhà máy chế xuất với các hoạt động kinh doanh quốc tế rất sôi nổi. Đặc biệt, có thể kể đến các nhà máy chế xuất vải sợi và bột mì, là hai trong những ngày nghề có hoạt động xuất nhập khẩu chủ lực mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Nhìn vào bảng doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình có thể thấy rằng hoạt động thanh toán quốc tế có sự tăng trƣởng trong giai đoạn 2012 – 2014. Cụ thể:  Đối với hoạt động chuyển tiền: Hiện nay chuyển tiền là một trong những phƣơng thức đƣợc các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng khá phổ biến vì tính an toàn, tiện dụng và nhanh chóng của nó. Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy hoạt động chuyển tiền tại chi nhánh chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hƣớng tăng khá nhanh trong giai đoạn 2012 – 2013. Năm 2013 doanh số của hoạt động này tăng khoảng 14,66 triệu USD tăng đến 25,33% so với năm 2012. Đến năm 2014, doanh số chuyển tiền tăng khoảng 17,31%, khoảng 12,56 triệu USD so với năm 2013. Trong hoạt động chuyển tiền thì việc chuyển tiền bằng điện chiếm tỷ trọng trên 33
  46. 90% trong hoạt động chuyển tiền của ngân hàng và có sự tăng trƣởng đều qua cả 3 năm. Trong đó sự gia tăng về doanh số của cả TT nhập khẩu và TT xuất khẩu cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng đang có sự ổn định và tăng trƣởng khá tốt. Ngoài chuyển tiền bằng điện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì việc chuyển tiền cho cá nhân nhƣ chuyển tiền du học sinh, nhận tiền từ nƣớc ngoài chuyển về cũng mang lại nguồn thu cho ngân hàng.  Đối với hoạt động nhờ thu: Nhờ thu là một trong những hoạt động thanh toán quốc tế mà ngân hàng gần nhƣ không có rủi ro vì ngân hàng trong nghiệp vụ này chỉ giữ vai trò trung gian và thu hộ cho khách hàng. Rủi ro lại nằm ở chỗ ngƣời xuất khẩu và nhập khẩu vì vậy việc khách hàng sử dụng dịch vụ này nhiều hay ít là do sự tin tƣởng của khách hàng dành cho nhau. Do đó, doanh số của hoạt động này chiếm tỷ trọng khá ít trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trong những năm vừa qua hoạt động thanh toán bằng phƣơng thức nhờ thu của ngân hàng có sự suy giảm rõ rệt. Cụ thể, năm 2013 doanh số của hoạt động nhờ thu khoảng 4,69 triệu USD, giảm khoảng 11% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số của hoạt động nhờ thu lại giảm chỉ còn khoảng 3,47 triệu USD, giảm đến 26% so với năm 2013. Bởi vì tính chất rủi ro của hoạt động nhờ thu mà ở ngân hàng gần nhƣ không phát sinh nghiệp vụ nhờ thu dành cho hàng xuất khẩu. Còn trong nhờ thu nhập khẩu thì nhờ thu trả chậm cũng chiếm tỷ trọng khá thấp. Nguồn thu phí của ngân hàng dành cho hoạt động nhờ thu chủ yếu là nhờ thu nhập khẩu trả ngay.  Đối với hoạt động tín dụng chứng từ: Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ chiếm ƣu thế và có doanh số cao so với hoạt động nhờ thu và chênh lệch không quá nhiều so với hoạt động chuyển tiền. Thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ đƣợc xem là hoạt động chính trong thanh toán quốc tế của ngân hàng. Dù gặp khá nhiều khó khăn nhƣng trong những năm vừa qua chi nhánh đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ. Trong giai đoạn 2012 – 2014 hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng có những biến động không ổn định. Cụ thể, năm 2013 doanh số thanh toán bằng tín dụng chứng từ có giảm khá mạnh so với năm 2012 giảm gần 30%, tƣơng ứng với khoảng 20 triệu USD. Đến năm 2014 hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ của ngân 34
  47. hàng đã có sự khởi sắc khi tăng trƣởng khá mạnh so với năm 2013 tăng khoảng 36% so với năm 2013, tƣơng đƣơng khoảng 17 triệu USD. 2.5 Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014. 2.5.1 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C 2.5.1.1 Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại NH Đông Á Tiếp nhận hồ sơ m ở LC (1) Từ chối Kiểm tra hồ sơ (2) Từ chối Thẩm định hồ sơ (3) Từ chối Duyệt hồ sơ (4) Phát hành LC (5) Tu chỉnh LC (6.1) Theo dõi LC (6) Không đồng ý Nhận và kiểm tra chứng từ (7) Hủy LC (6.2) Bất hợp lệ Đồng Thông báo kết quả ý kiểm tra chứng từ LC trả chậm LC Ý kiến trả Thông báo chấp về bất Chấp ngay nhận thanh toán (9) Không chấp nhận nhận Ký quỹ thanh toán và thu phí (10) Hoàn trả chứng từ Thanh toán hồ sơ (11) Lƣu hồ sơ (12) 35
  48. Các bƣớc thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Chi nhánh tiếp nhận hồ sơ đề nghị mở L/C của DN, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Chi nhánh tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo Quy định về thƣ tín dụng nhập khẩu (QD-TT-005), Hƣớng dẫn nghiệp vụ thƣ tín dụng nhập khẩu trả ngay ban hành lần 04 (HD-TT-007) và Hƣớng dẫn nghiệp vụ thƣ tín dụng nhập khẩu trả chậm ban hành lần 04 (HD-TT-008). Bước 3: Thẩm định hồ sơ Chi nhánh thẩm định tính khả thi của hồ sơ theo Quy định về thƣ tín dụng nhập khẩu (QD-TT-005), Hƣớng dẫn nghiệp vụ thƣ tín dụng nhập khẩu trả ngay ban hành lần 04 (HD-TT-007) và Hƣớng dẫn nghiệp vụ thƣ tín dụng nhập khẩu trả chậm ban hành lần 04 (HD-TT-008). Bước 4: Duyệt hồ sơ Trên cơ sở hồ sơ đã đƣợc kiểm tra và thẩm định, lãnh đạo Chi nhánh quyết định chấp nhận hay từ chối đề nghị của DN. Bước 5: Phát hành L/C Chi nhánh gửi yêu cầu mở L/C về phòng thanh toán quốc tế (P.TTQT). P.TTQT thực hiện mở L/C và gửi cho ngân hàng thông báo nƣớc ngoài để chuyển cho ngƣời thụ hƣởng. Bước 6: Theo dõi L/C 6.1: Tu chỉnh L/C: Khi phát sinh yêu cầu tu chỉnh của DN, chi nhánh xem xét chấp thuận hay từ chối đề nghị của DN. Nếu chấp thuận gửi đề nghị về P.TTQT. P.TTQT thực hiện tu chỉnh L/C và gửi ngân hàng thông báo nƣớc ngoài để chuyển cho ngƣời thụ hƣởng. 6.2: Hủy L/C Trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu DN có yêu cầu hủy L/C, chi nhánh xem xét chấp thuận hay từ chối đề nghị của DN. Nếu chấp thuận, gửi đề nghị về P.TTQT. Nếu từ chối thực hiện bƣớc 7. 36
  49. P.TTQT làm điện yêu cầu xin hủy L/C và gửi ngân hàng thông báo để xin ý kiến ngƣời thụ hƣởng. Nếu ngƣời thụ hƣởng đồng ý, P.TTQT xuất ngoại bảng, trả ký quỹ. Chi nhánh đóng và lƣu hồ sơ. Nếu ngƣời thụ hƣởng không đồng ý hủy, thực hiện bƣớc 7. Bước 7: Nhận và kiểm tra chứng từ Chi nhánh nhận bộ chứng từ do ngân hàng nƣớc ngoài gửi. Scan bộ chứng từ và gửi về P.TTQT yêu cầu kiểm tra. P. TTQT tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và phản hồi cho chi nhánh. Nếu chứng từ bất hợp lệ, P.TTQT thông báo từ chối chứng từ cho ngân hàng thƣơng lƣợng (ngân hàng nƣớc ngoài gửi chứng từ đến DAB). Bước 8: Thông báo kết quả kiểm tra chứng từ Chi nhánh thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho DN. Nếu chứng từ hợp lệ hoặc chứng từ bất hợp lệ nhƣng DN chấp nhận bất hợp lệ: - Đối với L/C trả chậm, chi nhánh thực hiện tiếp bƣớc 9. - Đối với L/C trả ngay, chi nhánh thực hiện bƣớc 10, bỏ qua bƣớc 9. Nếu chứng từ bất hợp lệ nhƣng DN chấp nhận bất hợp lệ, chi nhánh thực hiện thủ tục hoàn trả chứng từ và thu các phí phát sinh (nếu có). Bước 9: Thông báo chấp thuận thanh toán (trƣờng hợp L/C trả chậm) Nếu chứng từ đƣợc chấp thuận, chi nhánh gửi đề nghị P.TTQT lập điện thông báo chấp thuận thanh toán. P.TTQT soạn điện thông báo chấp thuận và gửi cho ngân hàng thƣơng lƣợng. Bước 10: Ký quỹ thanh toán và thu phí Khi đến hạn thanh toán, chi nhánh lập thủ tục bán ngoại tệ, gửi đề nghị thu ký quỹ và thu phí về P.TTQT P.TTQT thực hiện thu ký quỹ, thu phí theo đề nghị chi nhánh. Bước 11: Thanh toán hồ sơ Chi nhánh gửi đề nghị thanh toán hồ sơ về P.TTQT thực hiện. Phòng thanh toán quốc tế thực hiện thủ tục thanh toán theo yêu cầu chi nhánh. Bước 12: Lƣu hồ sơ Chi nhánh kiểm tra, yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ hồ sơ và sắp xếp hồ sơ lƣu theo đúng hƣớng dẫn lƣu trữ hồ sơ liên quan. 37
  50. 2.5.1.2 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C Bảng 1.6: Tình hình hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: Triệu USD 2012 2013 2014 2012/2013 2014/2013 Chênh % Chênh % lệch lệch Số hồ sơ 550 532 470 -18 -3.27 -62 -11.65 Trị giá phát 66.16 47.17 64.12 -18.99 -28.70 16.95 35.93 sinh Trị giá thanh 67.04 48.29 65.23 -18.75 -27.97 16.94 35.08 toán Phí thu 0.328 0.299 0.417 -0.029 -8.84 0.118 39.46 Nguồn: Phòng Vận hành Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014 chúng ta có thể thấy rằng số hồ sơ phát sinh của ngân hàng có xu hƣớng giảm xuống và trị giá của nó biến động không ổn định. Cụ thể, vào năm 2013 số hồ sơ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ giảm đi 18 hồ sơ so với năm 2012 chỉ còn khoảng 532 hồ sơ. Trị giá thanh toán và trị giá phát sinh của ngân hàng trong năm 2013 cũng giảm khá mạnh so với năm 2012, lần lƣợt giảm ớ mức khoảng 28% tƣơng đƣơng khoảng 19 triệu USD đối với trị giá phát sinh và khoảng 27% tƣơng đƣơng khoảng 19 triệu USD đối với trị giá thanh toán. Năm 2014 trong khi đó số lƣợng hồ sơ lại tiếp tục giảm chỉ còn ở mức 470 hồ sơ so với năm 2013 là 532 hồ sơ thì cả trị giá phát sinh và trị giá thanh toán của ngân hàng đều có xu hƣớng tăng trở lại và tăng khoảng 17 triệu USD. Điều đó có thể thấy rằng số lƣợng hồ sơ thanh toán không hề liên quan tới số lƣợng giá trị của các hợp đồng L/C. Hơn nữa, thông qua đó chúng ta có thể thấy rằng các khách hàng doanh nghiệp của Đông Á có quy mô ngày càng lớn. Giá trị hợp đồng cho mỗi giao dịch L/C đã tăng lên dù số hợp đồng có giảm đi. Thu phí đối với hoạt động thanh toán quốc tế cũng mang lại một nguồn lợi lớn cho hoạt động của ngân hàng. Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng phí thu đƣợc từ hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C có xu hƣớng biến động không ổn định. Cụ thể vào năm 2012 phí thu đƣợc từ hoạt động này vào khoảng 0,33 triệu USD thì đến năm 2013 phí thu đƣợc từ hoạt động này đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 0.29 38
  51. triệu USD. Năm 2014 khi mà giá trị thanh toán của ngân hàng có dấu hiệu tăng trở lại thì mức phi thu đƣợc cũng có xu hƣớng tăng, tăng khoảng 39.5% so với năm 2013. Qua bảng số liệu cũng nhƣ biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ của ngân hàng đang diễn ra một cách tốt đẹp. Dù hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Đông Á vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến sự tin tƣởng và ủng hộ của các doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.5.1 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C 2.5.2.1 Quy trình thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C tại ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình Bước 1: CVQHKHDN/NVHTTD tiến hành tƣ vấn, hƣớng dẫn các hồ sơ cần thiết để xuất trình chứng từ hàng xuất theo phƣơng thức L/C (chứng từ LC xuất). Bước 2: CVQHKHDN/NVHTTD tiến hành kiểm tra: - L/C và tu chỉnh L/C phải là bản chính. - Chứng từ xuất trình, số lƣợng có đầy đủ nhƣ L/C yêu cầu - L/C có chỉ định DAB là ngân hàng thƣơng lƣợng không - L/C có đƣợc tài trợ tài ngân hàng khác hay không. Nếu có tài trợ thì trả lại DN, KH xuất trình đúng NH đƣợc tài trợ. - Chữ ký và dấu của DN trên BM-TTQT-03 có phù hợp quy định - Xác định bản chính, bản phụ có phù hợp với yêu cầu L/C - Tên loại chứng từ xuất trình có phù hợp yêu cầu L/C CVQHKHDN tiếp nhận kiểm tra và chuyển hồ sơ cho TPHTVH phân công NVHTTD thực hiện. Bước 3: NVHTTD scan toàn bộ hồ sơ xuất trình gồm Thƣ xuất trình, LC và tu chỉnh (nếu có), bộ chứng từ. Soạn yêu cầu kiểm chứng từ trong ITFS gửi về P.TTQT. Lƣu ý: + Đối với chứng từ có nhiều bản, chỉ scan 1 bản và ghi rõ số lƣợng bản chính, bản copy trong ITFS. + Nếu chứng từ có sai sót ngay ban đầu không thể điều chỉnh, NVHTTD cần ghi rõ trong ITFS. 39
  52. Bước 4: P.TTQT hội sở tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ. Khi kiểm tra xong, vào ITFS phản hồi kết quả cho chi nhánh. Bước 5: - Nếu chứng từ cần điều chỉnh, NVQHKHDN/NVHTTD in phiếu kiểm chứng từ trình TPHTVH ký rồi fax báo DN để điều chỉnh. Khi DN điều chỉnh thì thực hiện 3,4. - Nếu chứng từ phù hợp, hoặc bất hợp lệ đƣợc cấp nhận, NVQHKHDN vào ITFS báo P.TTQT đăng ký hồ sơ. Bước 6: P.TTQT đăng ký hồ sơ trên FCC, thu phí ; tạo phiếu gởi chứng từ (BM- TTQT-15); thƣ đòi tiền (BM-TTQT-16). Vào ITFS gửi thông báo về chi nhánh. Bước 7: NVHTTD in phiếu chuyểnkhoản, phiếu gởi chứng từ, thƣ đòi tiền, điện Swift, trình ký. Bước 8: TPHTVH kiểm tra hồ sơ trƣớc khi trình PGĐ CN PT HTVH ký. Bước 9: PGĐ CN PT HTVH ký duyệt: phiếu chuyển khoản, BM-TTQT-15, BM- TTQT-16; BM-TTQT-05. Bước 10: NVHTTD giao phiếu chuyển khoản cho khách hàng. Gởi chứng từ qua TNT/DHL , vào sổ theo dõi, đóng dấu xuất trình trên L/C. Bước 11: Nếu quá 15 ngày không nhận đƣợc phản hồi của ngân hàng nhận chứng từ, NVHTTD vào ITFS gởi về P.TTQT yêu cầu tra soát. Bước 12: P.TTQT vào Swift soạn, gởi yêu cầu ngân hàng phát hành trả lời kết quả. Vào ITFS phản hồi cho chi nhánh. Bước 13: NVHTTD in điện Swift tra soát và lƣu hồ sơ. Bước 14: Nếu nhận đƣợc thông báo từ chối chứng từ, NVHTTD thông báo ngay cho DN về việc chứng từ sẽ bị hoàn trả. Bước 15: Sau khi nhận BCT, NVHTTD vào ITFS gởi về P.TTQT yêu cầu đóng hồ sơ, xuất ngoại bảng, thu phí trong FCC. Bước 16: P.TTQT thực hiện đóng hồ sơ, thu phí, xuất ngoại bảng trong FCC. Vào ITFS phản hồi về chi nhánh. Bước 17: NVHTTD vào FCC in phiếu chuyển khoản, trình GĐ NH ký. Trả lại chứng từ cho KH. Bước 18: NVHTTD khi nhận đƣợc điện Swift báo chấp thuận thanh toán hồ sơ trả chậm theo LC vào ngày đến hạn, thực hiện báo tin cho DN. 40
  53. Bước 19: Khi nhận báo có, P.TTQT hoạch toán trong FCC, chuyển báo có cho chi nhánh. Bước 20: NVHTTD in phiếu chuyển khoản. Bước 21: TPHTVH/PGĐ CN TP HTVH ký phiếu chuyển khoản, điện báo có tùy theo ủy quyền. Bước 22: NVHTTD giao phiếu chuyển khoản, điện báo có cho DN. Lƣu hồ sơ. 2.5.2.2 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C Bảng 1.7: Tình hình hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: Triệu USD 2012 2013 2014 2012/2013 2013/2014 Chênh % Chênh lệch % lệch Số hồ sơ 55 63 75 8 14,55 12 19,05 Trị giá phát 2,27 1,09 1,34 -1,18 -51,98 0,25 22,94 sinh Trị giá thanh 2,35 1,78 1,92 -0,5659 -24,08 0,1327 7,44 toán Phí thu 0,0057 0,0041 0,0046 -0,0016 -28,83 0,0006 14,46 Nguồn: Phòng Vận hành Qua bảng số liệu về tình hình thanh toán hàng xuất khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ. Có thể thấy rằng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng không ổn định. Cụ thể số lƣợng hồ sơ phát sinh tại ngân hàng tỷ lệ nghịch so với giá trị phát sinh cũng nhƣ giá trị thanh toán. Cụ thể, năm 2013 lƣợng hồ sơ thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng vào khoảng 63 hồ sơ tăng so với năm 2012 8 hồ sơ. Tuy nhiên giá trị phát sinh lại giảm đáng kể, giảm đến 51,98% chỉ còn ở mức 1,09 triệu USD và giá trị thanh toán cũng có xu hƣớng giảm chỉ còn khoảng 1,78 triệu USD giảm đến 24% so với năm 2012. Đến năm 2014 tình hình lại có xu hƣớng khả quan hơn khi mà giá trị phát sinh và giá trị thanh toán tại ngân hàng đều có xu hƣớng tăng lên trong khi lƣợng hồ sơ phát sinh lại giảm xuống. Giá trị phát sinh của hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng vào năm 2014 đạt khoảng 1,34 triệu USD và giá trị thanh toán vào khoảng 1,92 triệu USD. Mặc dù có tăng so với năm 2013 tuy nhiên vẫn chƣa đạt đƣợc dấu hiệu khả quan so với năm 2012. 41
  54. Có thể nói tuy hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với thanh toán hàng nhập khẩu. Nhƣng không thể phủ nhận rằng nguồn phí thu từ hoạt động này cũng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nhìn vào biểu đồ về lƣợng phí thu đƣợc từ hoạt động này giai đoạn 2012 – 2014 chúng ta có thể thấy rằng nguồn phí thu đƣợc từ hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tuy không ổn định nhƣng lại không có sự biến động quá lớn. Cụ thể vào năm 2012 số tiền phí thu đƣợc vào khoảng 0,0057 triệu USD, đến năm 2013 con số này chỉ còn 0,0041 triệu USD. Năm 2014 có tăng lên nhƣng không quá nhiều chỉ tăng ở mức nhẹ và đạt 0,0046 triệu USD. 42
  55. 2.6 Phân tích SWOT về thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ Bảng 1.8: Bảng phân tích SWOT về tình hình thanh toán quốc tế bằng L/C tại Ngân hàng Đông Á – CN Tân Bình Điểm mạnh Điểm yếu Địa điểm gần các khu chế xuất, các Tiềm lực tài chính vẫn còn hạn chế doanh nghiệp có hoạt động xuất Đối thủ cạnh tranh gay gắt nhập khẩu mạnh. Mức phí của ngân hàng còn khá Có hệ thống các ngân hàng đại lý ở cao, tỷ lệ kí quỹ còn khó cạnh nƣớc ngoài khá nhiều. tranh. Biểu phí có tính cạnh tranh với các Lƣợng khách hàng chủ yếu là ngân hàng khác. khách hàng cũ, lƣợng khách hàng Thiết bị công nghệ hiện đại mới vẫn còn hạn chế. Nhân viên có nghiệp vụ thanh toán Số lƣợng nhân viên dành cho quốc tế vững. nghiệp vụ thanh toán quốc tế vẫn Sản phẩm của ngân hàng đáp ứng còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đƣợc nhu cầu thanh toán của các của khách hàng. doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Sản phẩm chƣa đa dạng Cơ hội Nguy cơ Quá trình hội nhập làm gia tăng Hội nhập làm gia tăng các ngân hoạt động xuất nhập khẩu. hàng nƣớc ngoài có tiềm lực mạnh Đang có xu hƣớng tái cơ cấu và bổ về tài chính, trình độ quản lý mang sung thêm nguồn vốn dành cho tính quốc tế. hoạt động này Thanh toán quốc tế mang tính chất Đội ngũ cán bộ nhân viên trng quốc tế nên chịu ảnh hƣởng bởi tỷ nghiệp vụ thanh toán quốc tế đƣợc giá và những biến động của thị đầu tƣ tham gia vào các khóa học trƣờng quốc tế. chất lƣợng cao. Những chính sách của nhà nƣớc có thể làm ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT Tiềm lực tài chính còn ở mức trung bình ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu có rủi ro xảy ra Điểm mạnh (S – Strengths) Vị trí thuận lợi: Có thể nói ngân hàng có vị trí khá thuận lợi khi đƣợc đặt ở vị trí trung tâm quận. Hơn nữa, Tân Bình có các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tập trung tƣơng đối nhiều. Trong giai đoạn 2012 – 2014 số lƣợng các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán với ngân hàng ngày càng gia tăng. Trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất vải sợi, bột mì và một số ít các doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm, que hàn xe Các doanh nghiệp đang giao dịch với ngân hàng hiện nay chủ yếu là 43
  56. các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, và là các khách hàng truyền thống đã giao dịch với ngân hàng từ rất lâu. Các doanh nghiệp này hầu hết có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán cho ngân hàng. Biểu đồ 1.4: Số lƣợng các doanh nghiệp đang giao dịch thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014 100 61 43 47 50 Doanh nghiệp 0 2012 2013 2014 Hệ thống các ngân hàng đại lý rộng khắp: Có thể nói trong giai đoạn những ngày đầu mới thành lập ngân hàng dù gặp rất nhiều khó khăn nhƣng vẫn tập trung mọi nguồn lực để phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trong đó, việc xây dựng đƣợc mạng lƣới các ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài đƣợc xem là nhiệm vụ trọng tâm và đƣợc đặt lên hàng đầu. Mạng lƣới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nƣớc ngoài đƣợc thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Hơn nữa, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT. Nhờ việc thiết lập các quan hệ mới, các giao dịch thanh toán sẽ về thẳng ngân hàng mà không phải qua trung gian giúp khách hàng đƣợc thanh toán ngay, tiết giảm phí, không bị lỡ những thƣơng vụ làm ăn quan trọng, nhờ đó đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Nhờ đó mà nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Hiện nay, hệ thống các ngân hàng đại lý của ngân hàng ở nƣớc ngoài đang ngày một gia tăng. (Phụ lục 1) Biểu phí cạnh tranh: Có thể nói phí thanh toán là một trong những lý do mà khách hàng sẽ quyết định có giao dịch với một ngân hàng. Tuy ngân hàng chỉ là ngân hàng thuộc khối tƣ nhân nhƣng không vì thế mà khả năng cạnh tranh của ngân hàng không có. Những năm vừa qua ngân hàng đã xây dựng đƣợc cho mình một biểu phí thanh toán đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. (Phụ lục 2) 44
  57. Bảng 1.9: So sánh biểu phí dịch vụ thanh toán L/C của DongA Bank và Standard Chartered Bank STT Dịch vụ Mức phí Dong A Bank Standard Chartered Bank Thƣ tín dụng 1 L/C nhập khẩu Phát hành L/C Ký quỹ 100% Báo giá từng giao 0,05% giá trị L/C dịch. Tối thiểu 50 USD Ký quỹ dƣới 100% Đối với L/C có nội 0,15% giá trị L/C dung dài: Giá nhƣ trên + 537.500 VND Hủy L/C theo yêu 10 USD + phí NHNN Phí hủy: MIễn phí cầu nếu có Điện phí: 537.500 VND Thanh toán L/C 0.2% (TT USD20) 0,2%. Tối thiểu 537.500 VND 2 L/C xuất khẩu Thông báo L/C Thông báo trực tiếp: 15 Thông báo sơ bộ: 15 USD USD Chuyến tiếp qua NH Điện phí (nếu có): khác: 20 USD 537.500 VND DAB là NH thông báo Bƣu phí (Nếu có): thứ hai: 10 USD 107.500 VND Thông báo tu chỉnh Thông báo trực tiếp: 5 30 USD L/C USD Chuyển tiếp qua NH khác: 15 USD DAB là NH thông báo thứ hai: 5 USD Xác nhận L/C Theo thỏa thuận Báo giá từng giao dịch. Tối thiếu 300 USD Qua bảng biểu phí của DongA Bank và Standard Chartered Bank ta thấy rằng mức phí của ngân hàng cũng ớ mức gần bằng và thậm chí có những hoạt động còn thấp hơn mức phí của Standard Chartered Bank. Đây có thể đƣợc xem là lợi thế của ngân hàng. Thiết bị công nghệ hiện đại: Hiện nay, Đông Á là một trong những ngân hàng đi đầu trong công nghệ ngân hàng. Trong giai đoạn 2013 – 2014 ngân hàng đã không ngần ngại chi một lƣợng tiền khá lớn để nâng cấp hệ thống phần mềm máy tính nhằm đảm bảo tính bảo mật cũng nhƣ nâng cao khả năng xử lý cho hệ thống máy 45
  58. tính. Điều đó mang lại lợi ích cho khách hàng khi tốc độ xử lý các bức điện cũng nhƣ đảm bảo đƣợc tính an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng. Việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tồn tại rất nhiều rủi ro, là một trong những nhiệm vụ mà ngân hàng luôn đặt lên hàng đầu. Trình độ năng lực của cán bộ nhân viên của ngân hàng: Hiện nay đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế của ngân hàng hầu hết là những ngƣời có kinh nghiệm, có những ngƣời đã làm việc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đa phần hầu hết là những nhân viên đã tốt nghiệp đại học. Hơn nữa, hằng năm ngân hàng vẫn thƣờng tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ để nâng cao trình độ và năng lực của các nhân viên. Sản phẩm đa dạng đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng: Với lƣợng khách hàng truyền thống có sẵn, cùng với vị trí địa lý thuận lợi là một trong những điều kiện rất thuận lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, không vì vậy mà ngân hàng không đầu tƣ nghiên cứu để phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong năm 2014, trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C ngân hàng đã phát triển thêm một sản phẩm khá mới mẻ và đƣợc các doanh nghiệp đang giao dịch với ngân hàng rất ủng hộ. Đó là thƣ tín dụng nhập khẩu UPAS (thƣ tín dụng trả chậm thanh toán ngay). Lợi ích mà khách hàng nhận đƣợc khi sử dụng sản phẩm này là: ngân hàng đối tác sẽ ứng trƣớc tiền để trả cho ngƣời thụ hƣởng khi chứng từ đƣợc xuất trình hợp lệ. Doanh nghiệp trong nƣớc sẽ thanh toán tiền trả chậm sau một thời gian đƣợc quy định trong L/C. Việc có thêm sản phẩm mới không chỉ giúp cho ngân hàng thu hút thêm đƣợc một lƣợng khách hàng mới, thu thêm đƣợc phí dịch vụ từ sản phẩm mang lại mà nó còn thể hiện rằng hiện nay ngân hàng đang quan tâm đến hoạt động thanh toán quốc tế với mục tiêu đáp ứng tốt nhất đƣợc nhƣ cầu của khách hàng. Điểm yếu Tiềm lực tài chính vẫn còn hạn chế: Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình đặc biệt là trong hoạt động thanh toán quốc tế thì tiềm lực về tài chính đƣợc xem là một trong những yếu tố then chốt. Tuy nhiên, hiện tại ngân hàng vẫn còn hạn chế về nguồn vốn. Với mức vốn thấp sẽ làm giảm khả năng triển khai các sản phẩm về thanh toán quốc tế cũng nhƣ làm giảm khả năng tiếp cận với các doanh 46
  59. nghiệp có quy mô lớn với trị giá của L/C cao. Vì vậy, các khách hàng của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy trị giá của các L/C vẫn còn ở mức thấp, điều này cũng ảnh hƣởng doanh thu của ngân hàng hằng năm vì mức phí thu của ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào giá trị của L/C. Hiện nay, doanh nghiệp đang có trị giá L/C lớn nhất tại ngân hàng là Công ty TNHH Kỹ Nghệ Bột Mì với mặt hàng chính là bột mì. Trị giá L/C lớn nhất của doanh nghiệp tới thời điểm này là khoảng 300 tỷ đồng. Nếu nhƣ ngân hàng có đƣợc tiềm lực vốn đủ mạnh thì sẽ có cơ sở tiếp cận đƣợc với các doanh nghiệp lớn hơn và ngân hàng cũng sẽ có điều kiện mạnh dạn mở rộng thị phần của mình và nhƣ vậy sẽ mang lại một nguồn thu lớn hơn cho ngân hàng. Đối thủ cạnh tranh gay gắt: Nói về đối thủ cạnh tranh, DongA Bank không những phải chịu sức ép từ những NHTMCP lớn có tổng tài sản và vốn điều lệ cực mạnh của nhà nƣớc nhƣ Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV mà hiện nay các NHTMCP có cùng quy mô với DongA Bank đang ngày càng tạo nhiều áp lực, đƣa ra nhiều phƣơng thức cạnh tranh trên nhiều phƣơng diện để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trƣờng. Đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cạnh tranh rất gay gắt hiện nay. Khách hàng đến với ngân hàng chủ yếu sẽ chọn những ngân hàng uy tín, có mức vốn lớn vì họ lo ngại rủi ro. Do đó, rất khó để ngân hàng có thể cạnh tranh đƣợc với những ngân hàng có sẵn tiềm lực về tài chính và cả bề dày lịch sử. Vì bản chất của thanh toán quốc tế là rủi ro, do đó khách hàng thƣờng có xu hƣớng quan tâm nhiều hơn đến các ngân hàng nƣớc ngoài, các ngân hàng TMCP của nhà nƣớc. Mức phí của ngân hàng còn khá cao, tỷ lệ kí quỹ còn khó cạnh tranh: Đƣợc xem là một trong những yếu tố quyết định để khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, nhƣng hiện nay với tiềm lực tài chính còn hạn chế nên ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc quy định mức phí cũng nhƣ tỷ lệ kí quỹ. Hiện nay, biểu phí của ngân hàng và tỷ lệ kí quỹ dành cho khách hàng tại ngân hàng đƣợc xem là khá cao. Đặc biệt đối với các khách hàng mới tỷ lệ ký quỹ thƣờng giao động ở mức 30% - 50% giá trị mở L/C. Tỷ lệ này đã làm ảnh hƣởng và hạn chế số lƣợng khách hàng đến giao dịch lần đầu tiên. Bởi vì số tiền ký quỹ là số tiền mà khách hàng nộp vào ngân hàng và số tiền này sẽ không đƣợc sử dụng trong suốt thời gian mở 47
  60. cho đến khi thanh toán tiền hàng. Đặc biệt, nếu là L/C trả chậm thì việc ứ đọng nguồn vốn cũng nhƣ việc số tiền ký quỹ không đƣợc hƣởng lãi sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp và nó phần nào có quyết định đến việc có nên mở L/C hay không tại chi nhánh. Lƣợng khách hàng chủ yếu là khách hàng cũ, lƣợng khách hàng mới vẫn còn hạn chế: Hiện nay, các khách hàng giao dịch tại chi nhánh chủ yếu là các khách hàng cũ, giao dịch lâu năm với ngân hàng. Số lƣợng khách hàng mới vẫn chƣa nhiều. Điều này cho thấy đƣợc sự chuyên nghiệp hóa của bộ phận Marketing vẫn còn hạn chế, chƣa tăng tính chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới và nâng cao sự cạnh tranh trong mạng lƣới của ngân hàng. Hơn nữa, các ƣu đãi đối với khách hàng đến mở L/C vẫn còn chƣa hấp dẫn. Thủ tục và thời gian chờ mở L/C còn rƣờm rà và tốn thời gian, đứng trên cƣơng vị của ngân hàng thì điều này sẽ giảm đƣợc một số rủi ro nhất định nhƣng đối với khách hàng thì khi so sánh với các ngân hàng khác khách hàng vẫn sẽ không lựa chọn giao dịch tại chi nhánh. Năng lực quản lý điều hành trong lĩnh vực nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn hạn chế và chất lƣợng nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế còn chƣa cao: Vì đặc thù là ngân hàng đƣợc thành lập từ các công ty góp vốn cổ phần do đó nghiệp vụ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng còn chƣa cao. Đây là một trong những lý do mà ngân hàng thƣờng chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống của ngân hàng, còn các sản phẩm mang tính chất quốc tế thì vẫn còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ hầu hết vẫn còn là những ngƣời trẻ, vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT, XNK. Họ vẫn chƣa thực sự cung cấp đƣợc cho doanh nghiệp những tƣ vấn cần thiết cho các hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Hơn nữa, chế độ lƣơng cũng ảnh hƣởng đến một phần năng lực của nhân viên trong nghiệp vụ TTQT, khi mà hầu hết những nhân viên có thâm niên và trình độ sau một thời gian làm việc đều có xu hƣớng chuyển qua ngân hàng bạn, với một mức lƣơng cao hơn và họ cảm thấy xứng đáng với bản thân mình hơn. Sản phẩm chƣa đa dạng: Có thể nói TTQT có rất nhiều sản phẩm nhƣng hiện nay do hạn chế về nguồn vốn, năng lực cạnh tranh và cả về công nghệ. Nên hiện tại các sản phẩm tại ngân hàng vẫn còn hạn chế, vẫn chƣa đáp ứng hết đƣợc nhu cầu của khách hàng. Điều đó cũng là nguyên nhân khiến cho một vài năm trở lại 48
  61. đây một lƣợng khách hàng đã chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác và rút tài sản khỏi ngân hàng. Việc mất đi lƣợng khách hàng không chỉ ảnh hƣởng đến doanh thu hoạt động TTQT mà còn ảnh hƣởng đến các nghiệp vụ khác trong ngân hàng. Hơn nữa, vì có sẵn một lƣợng khách hàng truyền thống đã giao dịch từ lâu với các sản phẩm quen thuộc đã làm cho ngân hàng thụ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu đƣa ra các sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Cơ hội Quá trình hội nhập làm gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu: Ngày nay trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc có cơ hội tiếp cận và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp ở nƣớc ngoài. Nhờ đó mà hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng đƣợc gia tăng. Điều đó đã góp phần làm gia tăng các hoạt động TTQT ở các ngân hàng. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế không những giúp các doanh nghiệp gia tăng hoạt động XNK mà còn giúp cho NH có cơ hội mở rộng và tăng cƣờng mối quan hệ với các NH nƣớc ngoài, tạo uy tín, xây dựng thƣơng hiệu, mở rộng thị trƣờng. Điều đó sẽ đƣợc thể hiện qua việc gia tăng NH đại lý của NH ở nƣớc ngoài hàng năm. Hơn nữa, khi tạo dựng đƣợc mối quan hệ này, NH sẽ có cơ sở tăng thêm đƣợc niềm tin của khách hàng dành cho NH và hơn nữa sẽ tạo điều kiện cho NH có cơ hội mở rộng thêm thị trƣờng hoạt động của mình. Đang có xu hƣớng tái cơ cấu và bổ sung thêm nguồn vốn dành cho hoạt động TTQT bằng L/C: Trong điều kiện hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt không những của các ngân hàng trong nƣớc mà còn có cả những ngân hàng nƣớc ngoài đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết dành cho ngân hàng. Nếu muốn tồn tại và phát triển nghiệp vụ TTQT nói chung và L/C nói riêng thì NH cần phải có những thay đổi nhất định. Có thể nói cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nƣớc với các ngân hàng nƣớc ngoài mang đến một đòn bẩy, giúp các ngân hàng torng nƣớc trong đó có DongA Bank phải không ngừng nỗ lực tìm cách nâng cao năng lực tài chính, đầu tƣ trang thiết bị. Bên cạnh đó, ngoài việc tập trung vào các sản phẩm truyền thống thì theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc, trong giai đoạn 2015 – 2020 ngân hàng sẽ tập trung xây dựng hoạt động TTQT theo hƣớng chuyên nghiệp hóa với các sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. 49
  62. Nguy cơ Hội nhập làm gia tăng các ngân hàng nƣớc ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính, trình độ quản lý mang tính quốc tế: Để có thể tồn tại thì cạnh tranh là điều tất yếu giữa các ngân hàng hiện nay. Bên cạnh việc cạnh tranh với các ngân hàng trong nƣớc thì do quá trình hội nhập, các ngân hàng nƣớc ngoài đã có cơ hội mở rộng thị trƣờng hoạt động tại Việt Nam. Điều này đã gây nên một áp lực rất lớn đối với hệ thống ngân hàng trong nƣớc nói chung và DongA Bank nói riêng. Các ngân hàng nƣớc ngoài hiện nay hoạt động tại Việt Nam hầu hết là những ngân hàng có tiềm lực vốn mạnh, có thƣơng hiệu nổi tiếng trên thị trƣờng tài chính thế giới nhƣ HSBC, Citi bank, ANZ. Nắm bắt đƣợc lợi thế mạnh về vốn, trình độ quản lý và công nghệ nên các ngân hàng nƣớc ngoài ngày càng mở rộng các chi nhánh của mình để chiếm lĩnh thị phần. Đặc biệt, trong hoạt động TTQT mang tính chất quốc tế lại trở thành một trong những sản phẩm mục tiêu của họ Thanh toán quốc tế mang tính chất quốc tế nên chịu ảnh hƣởng bởi tỷ giá và những biến động của thị trƣờng quốc tế: Vì tính chất quốc tế của hoạt động TTQT vì vậy mà rủi ro tỷ giá là điều không thể tránh khỏi. Tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc luôn có những diễn biến bất thƣờng nên tỷ giá sẽ liên tục thay đổi. Hiện nay, việc chênh lệch tỷ giá giữa các ngân hàng cũng là một trong những lý do mà khách hàng sẽ lựa chọn sẽ giao dịch hay không giao dịch với ngân hàng bên cạnh độ rủi ro của nó. Hơn nữa, ngoài các kênh mua bán ngoại tệ chính thống thì thị trƣờng chợ đen cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ giá ở trong nƣớc diễn biến khá phức tạp. Những chính sách của nhà nƣớc có thể làm ảnh hƣớng đến hoạt động TTQT: Có thể nói hoạt động TTQT là một trong những hoạt động mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng vì tính chất toàn cầu của nó. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lƣu thƣơng mại quốc tế. Mỗi một sự thay đổi về chính sách của chính phủ cũng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động thanh toán quốc tế. Cụ thể, nếu nhà nƣớc có chính sách thay đổi về thuế quan hay chính sách về thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì ngay lập tức các doanh nghiệp sẽ phản ứng lại bằng cách tăng hoặc giảm lƣợng 50
  63. hàng xuất nhập khẩu của mình. Do đó hoạt động TTQT của ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hƣởng và nó ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn thu nhập hàng năm của ngân hàng. Tiềm lực tài chính còn ở mức trung bình ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu có rủi ro xảy ra: Rủi ro trong hoạt động TTQT là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên để có thể đối phó với rủi ro thì đòi hỏi ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để có thể xử lý khi có rủi ro xảy ra. Hiện tại có thể nói nguồn vốn của ngân hàng vẫn chƣa đủ mạnh để có thể bảo lãnh và đảm bảo cho các L/C có giá trị lớn. 51
  64. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH 3.1 Định hƣớng phát triển của ngân hàng trong thời gian sắp tới Những năm sắp tới đƣợc dự báo sẽ là những năm đầy thử thách đối với ngân hàng. Một số nhiệm vụ trọng yếu của Ngân hàng TMCP Đông Á nói chung và Chi nhánh Tân Bình nói riêng đƣợc xác định nhƣ sau: Sử dụng mọi nguồn lực để tái cơ cấu, duy trì và ổn định hoạt động của ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh tiến trình xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC. Từ Ban lãnh đạo cho đến nhân viên của Đông Á phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng là nhân tố quyết định mang lại sự thành công cho ngân hàng. Liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng để hƣớng tới trở thành một hệ thống lớn mạnh. Chiến lƣợc điều hành chi phí hiệu quả, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đặc biệt về vận hành để thâm nhập vào các phân đoạn thị trƣờng khác nhau trên diện rộng. Chiến lƣợc dựa trên sự khác biệt đem lại từ khả năng cung cấp các gói sản phẩm đa dạng thiết kế từ DongA Bank và giữa DongA Bank với các thành viên trong cùng hệ thống cũng nhƣ từ chất lƣợng và tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ đem lại đúng với giá trị cốt lõi mà ngân hàng hƣớng đến là: “ Niềm tin – Trách nhiệm – Đoàn kết – Nhân văn – Tuân Thủ - Nghiêm Chính – Đồng hành – Sáng tạo.” Ban giám sát định hƣớng chung của Chính Phủ, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á định hƣớng trong xây dựng và điều hành kế hoạch năm tiếp theo của Ngân hàng là tiếp tục kiên trì mục tiêu Đổi Mới và Phát Triển. Riêng đối với chi nhánh Tân Bình đã và đang xây dựng một chiến lƣợc phát triển toàn diện với tầm nhìn là trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Đông Á trong các mảng thị trƣờng đã lựa chọn tại các khu vực trọng điểm, tập trung vào: Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống. 52