Khóa luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam

pdf 82 trang Gia Huy 24/05/2022 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_tai_vib_huynh_thuc_kha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB HUỲNH THÚC KHÁNG NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Hằng Nga Sinh viên thực hiện: Võ Trí Khang MSSV: 1154020406 Lớp: 11DTNH15 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, được thu thập và tìm hiểu từ quá trình thực tập tại VIB Huỳnh Thúc Kháng - Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, những số liệu khác trong bài được tác giả cho phép sử dụng và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 TÁC GIẢ Võ Trí Khang ii
  3. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian gần làm việc tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tuy thời gian làm việc không nhiều nhưng nhờ sự quan tâm chỉ dẫn tận tình của các anh chị là thành viên Đội dự án Future VIBer 2015, các lãnh đạo và các anh chị tại các đơn vị, phòng ban trực thuộc Hội sở cùng lãnh đạo và các anh chị tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu thực tế và bổ sung những kiến thức bổ ích trong quá trình làm việc tại ngân hàng. Những kiến thức thực tiễn đó sẽ là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em theo học tại trường, đặc biệt TS. Phan Thị Hằng Nga đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo một cách tận tình trong quá trình thực tập và làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, các anh chị là thành viên Đội dự án Future VIBer 2015, các lãnh đạo và các anh chị tại các đơn vị trực thuộc Hội sở cùng lãnh đạo và các anh chị tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian làm việc tại ngân hàng. Cuối cùng, Em xin kính gửi đến quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM, các anh chị Đội dự án Future VIBer 2015, các lãnh đạo và các anh chị tại các đơn vị phòng ban trực thuộc Hội sở cùng lãnh đạo và các anh chị tại VIB Huỳnh Thúc Kháng – Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam lời chúc sức khỏe, công tác tốt và lòng biết ơn sâu sắc! TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Võ Trí Khang iii
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Giảng viên hướng dẫn TS. Phan Thị Hằng Nga v
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 3 1.1. Khái niệm về NHTM 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Lịch sử hình thành 3 1.1.3. Chức năng của NHTM 3 1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng 3 1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay 3 1.2.2. Phân loại 4 1.2.2.1. Phân loại theo hình thức 4 1.2.2.2. Phân loại theo thời gian 4 1.2.2.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo 4 1.2.3. Các quy định pháp luật về hoạt động cho vay 4 1.2.3.1. Các tổ chức được phép hoạt động cho vay 4 1.2.3.2. Các quy định về không được phép và hạn chế cho vay 5 1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng 7 1.3.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 7 1.3.2. Đối tượng cho vay tiêu dùng 7 1.3.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 7 1.3.3.1. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn 7 1.3.3.2. Phân loại theo đối tượng 8 vi
  6. 1.3.3.3. Phân loại theo chất lượng nợ 8 1.3.3.4. Phân loại theo thời hạn 8 1.3.4. Các hình thức cho vay tiêu dùng 8 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay 9 1.4.1. Yếu tố khách quan 9 1.4.1.1. Môi trường chính trị, xã hội 9 1.4.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô 9 1.4.1.3. Môi trường pháp lý 10 1.4.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng 10 1.4.1.5. Mức độ cạnh tranh giữa các TCTD 10 1.4.2. Yếu tố chủ quan 11 1.4.2.1. Năng lực và uy tín của các TCTD 11 1.4.2.2. Chiến lược và chính sách tín dụng của TCTD 12 1.4.2.3. Chất lượng cho vay 13 CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB HUỲNH THÚC KHÁNG 15 2.1. Giới thiệu chung về VIB Huỳnh Thúc Kháng 15 2.1.1. Lịch sử hình thành 15 2.1.1.1. Tổng quát về ngân hàng TMPC Quốc Tế Việt Nam 15 2.1.1.2. Giới thiệu tổng quát về VIB Huỳnh Thúc Kháng 19 2.1.2. Cơ cấu tổ chức VIB Huỳnh Thúc Kháng 19 2.1.3. Tình hình nhân sự tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 21 2.1.4. Doanh số cho vay của VIB Huỳnh Thúc Kháng 22 2.1.4.1. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn 22 2.1.4.2. Doanh số cho vay theo đối tượng 24 2.1.4.3. Doanh số cho vay theo chất lượng nợ 26 vii
  7. 2.1.4.4. Doanh số cho vay theo thời hạn 27 2.1.5. Địa bàn kinh doanh 28 2.1.6. Phương thức kinh doanh trong và ngoài nước 28 2.1.7. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước 28 2.1.8. Tình hình tài chính của VIB Huỳnh Thúc Kháng 28 2.1.9. Định hướng phát triển của VIB 29 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 30 2.2.1. Doanh số cho vay 32 2.2.1.1. Doanh số tín dụng tiêu dùng theo đối tượng 32 2.2.1.2. Doanh số tín dụng tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn 33 2.2.1.3. Doanh số tín dụng tiêu dùng theo chất lượng 35 2.2.1.4. Doanh số tín dụng tiêu dùng theo thời gian 36 2.2.2. Nguồn khách hàng 37 2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động 39 2.2.3.1. Chỉ tiêu định tính 39 2.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng 39 2.2.3.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu 40 2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 40 2.3.1. Yếu tố khách quan 42 2.3.1.1. Môi trường chính trị, xã hội 42 2.3.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô 43 2.3.1.3. Môi trường pháp lý 43 2.3.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng 43 2.3.1.5. Mức độ cạnh tranh giữa các TCTD 44 2.3.2. Yếu tố chủ quan 44 viii
  8. 2.3.2.1. Năng lực và uy tín của các TCTD 44 2.3.2.2. Chiến lược và chính sách tín dụng của TCTD 46 2.3.2.3. Chất lượng cho vay 47 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 49 3.1. Nhận xét chung về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 49 3.2. Những giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 49 3.2.1. Các giải pháp liên quan đến các yếu tố khách quan 49 3.2.1.1. Môi trường chính trị, xã hội 49 3.2.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô 50 3.2.1.3. Môi trường pháp lý 50 3.2.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng 51 3.2.1.5. Mức độ cạnh tranh giữa các TCTD 51 3.2.2. Yếu tố chủ quan 51 3.2.2.1. Năng lực và uy tín của các TCTD 51 3.2.2.2. Chiến lược và chính sách tín dụng của TCTD 53 3.2.2.3. Chất lượng cho vay 54 KẾT LUẬN 55 PHỤ LỤC A 56 PHỤ LỤC B 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 ix
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Các giải thưởng được trao tặng của VIB trong giai đoạn 2011 - 2015 17 Bảng 2.2 Nhân sự VIB Huỳnh Thúc Kháng 21 Bảng 2.3 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn 22 Bảng 2.4 Tỷ trọng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn 23 Bảng 2.5 Doanh số cho vay theo đối tượng 24 Bảng 2.6 Tỷ trọng doanh số cho vay theo đối tượng 24 Bảng 2.7 Doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng 25 Bảng 2.8 Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng 25 Bảng 2.9 Doanh số cho vay kinh doanh theo đối tượng 26 Bảng 2.10 Tỷ trọng doanh số cho vay kinh doanh theo đối tượng 26 Bảng 2.11 Doanh số cho vay theo chất lượng nợ 27 Bảng 2.12 Tỷ trọng doanh số cho vay theo chất lượng nợ 27 Bảng 2.13 Doanh số cho vay theo thời gian 27 Bảng 2.14 Tình hình tài chính của VIB Huỳnh Thúc Kháng 28 Bảng 2.15 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn 30 Bảng 2.16 Tình hình cho vay và thu nợ cho vay tiêu dùng qua các năm tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 31 Bảng 2.17 Doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng 32 Bảng 2.18 Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng 33 Bảng 2.19 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn 33 Bảng 2.20 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn 34 Bảng 2.21 Doanh số cho vay tiêu dùng theo chất lượng 36 Bảng 2.22 Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo chất lượng 36 Bảng 2.23 Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian 37 Bảng 2.24 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian 37 Bảng 2.25 Kết quả khảo sát các các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 41 Bảng 2.26 Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 41 x
  10. Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 31 Biểu đồ 2.2 Tình hình cho vay và thu nợ cho vay tiêu dùng qua các năm tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 32 Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn 35 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ thu nợ vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 39 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 40 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức VIB Huỳnh Thúc Kháng 19 xi
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản DVKH Dịch vụ khách hàng GĐ Giám đốc GDV Giao dịch viên NHBL Ngân hàng bán lẻ QLKH Quản lý khách hàng RB Ngân hàng bán lẻ TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần xii
  12. LỜI MỞ ĐẦU Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm qua đã có nhiều bước biến chuyển không ngừng, đem đến những thành tựu vượt bậc. Nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển đã chứng minh được sự góp phần vô cùng quan trọng của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – với vị thế là một trong những ngân hàng lớn hàng đầu, đã và đang không ngừng vươn mình phát triển khẳng định thương hiệu của tổ chức. Với quy trình thẩm định tín dụng hoàn hảo, công tác quản trị rủi ro được chú trọng nâng cao thường xuyên, nên trong những năm qua Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam đã đạt được những thành công lớn trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là trong mảng thị trường tín dụng tiêu dùng. Nhận thấy được tình hình kinh tế hiện nay, thêm nữa được sự giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, qua quá trình thực tập thực tế tại VIB Huỳnh Thúc Kháng, em đã lựa chọn và phát triển đề tài “HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB HUỲNH THÚC KHÁNG - NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM” nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tìm hiểu sự thành công cũng như những bài học trong công tác cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Những kinh nghiệm trong quá trình thực tập và bài học sau báo cáo này sẽ là tài sản quý báu nhất đồng hành cùng em trong suốt quá trình nâng cao nghề nghiệp sau này. Báo cáo ngoài phần mở đầu và phụ lục được kết cấu thành 3 chương: CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB HUỲNH THÚC KHÁNG CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Do thời gian thực tập không nhiều nên không thể tránh có nhiều thiếu sót trong quá trình tìm hiểu và đánh giá hoạt động của đơn vị. Em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý chân tình từ phía các anh chị là thành viên Đội dự án Future VIBer 2015, các lãnh đạo và các anh chị tại các đơn vị phòng ban trực thuộc Hội sở, lãnh đạo và các anh chị tại VIB Huỳnh Thúc Kháng cùng quý thầy cô trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Những nhận xét góp ý từ các anh chị, thầy cô là những kinh nghiệm và là bài học quý 1
  13. báu nhất của em, đồng hành cùng em trong suốt quá trình phát triển nghề nghiệp tương lai. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và gửi lời biết ơn sâu sắc đến các anh chị là thành viên Đội dự án Future VIBer 2015; các lãnh đạo và các anh chị tại các đơn vị phòng ban trực thuộc Hội sở; các lãnh đạo và các anh chị tại VIB Huỳnh Thúc Kháng – Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam cùng các thầy cô trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã quan tâm, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! 2
  14. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm về NHTM 1.1.1. Khái niệm Theo điều 20 khoản 2 và 7 Luật NHTM (12/12/1997): “NHTM là một TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dụng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán”. 1.1.2. Lịch sử hình thành Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là một tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế, đó một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại nguồn vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính, tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân. Là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, cho nên lịch sử hình thành và phát triển của NHTM gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Tiền thân của các nghiệp vụ hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Đến thế kỷ 17, loại hình ngân hàng hiện đại bắt đầu xuất hiện với việc thành lập một số ngân hàng Amxtécđam năm 1609 ở Hà Lan, Ngân hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, Ngân hàng Anh quốc năm 1694. Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng chính thức phát triển dựa trên sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam ngày 06/05/1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1.1.3. Chức năng của NHTM NHTM với hoạt động của mình đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó có 3 trò chủ yếu: - Trung gian tín dụng - Trung gian thanh toán - Cung cấp các dịch vụ tài chính 1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng 1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay 3
  15. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay. 1.2.2. Phân loại 1.2.2.1. Phân loại theo hình thức Căn cứ vào hình thức cho vay của TCTD, có 2 loại chính: - Cho vay theo món hay còn gọi là vay từng lần là hình thức cấp tín dụng của TCTD theo đó người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định - Cho vay hạn mức là hình thức cấp tín dụng của TCTD theo đó người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều khoản vay, TCTD cấp cho khách hàng 1 hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. 1.2.2.2. Phân loại theo thời gian Căn cứ vào thời hạn vay, hoạt động cho vay của các TCTD được phân thành 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng. 1.2.2.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo - Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác. 1.2.3. Các quy định pháp luật về hoạt động cho vay 1.2.3.1. Các tổ chức được phép hoạt động cho vay Căn cứ vào Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, các tổ chức được phép hoạt động cho vay bao gồm: - Ngân hàng bao gồm: NHTM Ngân hàng chính sách 4
  16. Ngân hàng hợp tác xã Ngân hàng liên doanh Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Chi nhánh ngân hàng nước ngoài - TCTD phi ngân hàng bao gồm: Công ty tài chính Công ty cho thuê tài chính Công ty tài chính liên doanh Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài Công ty cho thuê tài chính liên doanh Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. Các TCTD phi ngân hàng khác - Tổ chức tài chính vi mô - Quỹ tín dụng nhân dân 1.2.3.2. Các quy định về không được phép và hạn chế cho vay - Quy định không được cho vay Điều 126 Luật Các TCTD năm 2010 quy định những trường hợp không cho vay như sau: NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây: Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng GĐ (GĐ), Phó Tổng GĐ (Phó GĐ) và các chức danh tương đương của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của NHTM là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của NHTM là công ty trách nhiệm hữu hạn; Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng GĐ (GĐ), Phó Tổng GĐ (Phó GĐ) và các chức danh tương đương. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 5
  17. NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để NHTM khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. NHTM không được cấp tín dụng cho DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà NHTM nắm quyền kiểm soát. NHTM không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính NHTM hoặc công ty con của NHTM. NHTM không được cho vay để góp vốn vào một NHTM khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính NHTM nhận vốn góp. - Quy định hạn chế cho vay Trong hoạt động tín dụng, NHTM bị giới hạn cho vay theo quy định của Luật Các TCTD nhằm đảm bảo an toàn. Các giới hạn cho vay bao gồm: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và các nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các ngân hàng có thể cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay theo quy định nếu khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể. Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số hạn chế như ngân hàng không được cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau: Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại NHTM cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại NHTM cho vay; Kế toán trưởng của NHTM cho vay. Các cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của NHTM. 6
  18. DN có một trong những đối tượng được quy đinh tại Khoản 1 Điều 126 của Luật Các TCTD sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó. Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng tại NHTM cho vay. Công ty con, công ty liên kết với NHTM hoặc DN mà NHTM nắm quyền kiểm soát. 1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng 1.3.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dùng nhằm hỗ trợ những khoản chi cho các nhu cầu cần thiết trong đời sống, từ chi trả học phí, cưới hỏi, du lịch, mua laptop, mua xe, mua nhà đến trang trải các chi phí phát sinh đột xuất khi ốm đau, điều trị bệnh 1.3.2. Đối tượng cho vay tiêu dùng Đối tượng cho vay tiêu dùng là cá nhân người Việt Nam, đang sinh sống tại Việt Nam thõa mãn các điều kiện sau: - Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Có mức thu nhập ổn định bảo đảm hoàn trả nợ vay - Có tài sản thế chấp, cầm cố của người vay, người nhân bảo lãnh hoặc khách hàng có uy tín tốt, năng lực tài chính lành mạnh, trung thực. 1.3.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 1.3.3.1. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, cho vay tiêu dùng được phân thành các nhóm sau: - Chuyển nhượng BĐS - Xây sửa nhà - Cho vay mua nhà dự án - Mua Ô Tô tiêu dùng - Tín chấp tiêu dùng - Tiêu dùng có TSBĐ - Cho vay du học - Cho vay thấu chi tài khoản 7
  19. - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 1.3.3.2. Phân loại theo đối tượng Với đặc thù là cho vay tiêu dùng phục vụ những khoản chi cho các nhu cầu cần thiết trong đời sống nên đối tường cho vay tiêu dùng là cá nhân tuân thủ quy định của TCTD và quy định pháp luật. 1.3.3.3. Phân loại theo chất lượng nợ Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chất lượng nợ cho vay được phân thành 5 loại, bao gồm: - Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) là những khoản nợ trong hạn hoặc nợ quá hạn dưới 10 ngày hoặc theo quy định khách của pháp luật. - Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) là những khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày hoặc nợ đã điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu hoặc theo quy định khác của pháp luật. - Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là những khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày hoặc nợ gia hạn nợ lần đầu hoặc nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định khác của pháp luật. - Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày hoặc nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu nợ lần đầu hoặc nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai hoặc theo quy định khác của pháp luật. - Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày ngày hoặc nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn cơ cấu nợ lần đầu hoặc nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn cơ cấu nợ lần thứ hai hoặc nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba hoặc theo quy định khác của pháp luật. 1.3.3.4. Phân loại theo thời hạn Theo thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng được phân thành 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng. 1.3.4. Các hình thức cho vay tiêu dùng 8
  20. Cho vay tiêu dùng là một hoạt động cho vay của TCTD nên về hình thức cho vay tiêu dùng tuân thủ quy định chung của hoạt động cho vay, bao gồm 2 loại chính: - Cho vay theo món hay còn gọi là vay từng lần là hình thức cấp tín dụng của TCTD theo đó người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định - Cho vay hạn mức là hình thức cấp tín dụng của TCTD theo đó người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều khoản vay, TCTD cấp cho khách hàng 1 hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay 1.4.1. Yếu tố khách quan 1.4.1.1. Môi trường chính trị, xã hội Môi trường chính trị, xã hội là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của TCTD. Chính trị, xã hội ổn định sẽ thu hút nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp; do vậy mà nhu cầu vốn cho nguồn đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất sẽ gia tăng, làm tăng nhu cầu vốn trong xã hội. Ổn định chính trị là tiền đề trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh từ đó tạo điều kiện mở rộng hoạt động cho vay. Ngoài ra, với xu thế hiện nay là toàn cầu hóa thì tình hình chính trị xã hội quốc tế cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển hoạt động cho vay. Những biến động trên thị trường thế giới liên tục tác động đến nền kinh tế trong nước, thông qua đó tác động trực tiếp đến giá cả và tình hình sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Nền chính trị xã hội thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy hoạt động cho vay của các TCTD. 1.4.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô cũng có tác động không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay. Suy cho cùng nếu muốn mở rộng hoạt động cho vay an toàn và hiệu quả thì phải phát triển kinh tế, nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy mở rộng cho vay và ngược lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực không nhỏ đến việc mở rộng cho vay. Thêm nữa khi nền kinh tế phát triển ổn định, niềm tin tiêu dùng của công chúng tăng cao, là nhân tố quan trọng mở rộng cho vay tiêu dùng. 9
  21. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển là điều kiện tốt cho các nhà kinh doanh thực hiện đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư sẽ tăng cao, tạo tiền đề để các TCTD mở rộng cho vay. 1.4.1.3. Môi trường pháp lý Hệ thống pháp luật, nhất là những văn bản luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của TCTD, ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của các TCTD. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các TCTD mở rộng hoạt động cho vay. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh sẽ gây tác động tiêu cực tới mở rộng cho vay của các TCTD. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có đủ cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ cho vay, đem đến những hệ lụy xấu trong xã hội, các TCTD cũng hạn chế cho vay để đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất. 1.4.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng Ở các địa phương khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau. Có nơi mọi nhà mọi người đều có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, ngược lại có nơi người dân có vốn không đem ra đầu tư kinh doanh mà chỉ để cất trữ. Thực tiễn cho thấy ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, ở các làng nghề nhu cầu kinh doanh rất lớn vì vậy mà tạo điều kiện mở rộng cho vay đối với các TCTD. Ngược lại ở vùng sâu, vùng xa người dân không có tập quán vay vốn hay không có đủ điều kiện để kinh doanh thì ở đó không thể mở rộng hoạt động cho vay. Nếu như nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế, thì nhu cầu vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất, mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như niềm tin của người dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng Thậm chí có nhiều nhu cầu tiêu dùng không phụ thuộc vào nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, thì nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ gia tăng giúp cho các TCTD mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. 1.4.1.5. Mức độ cạnh tranh giữa các TCTD Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các TCTD trong cùng khu vực có tác động lớn đến hoạt động cho vay. Mức độ canh tranh càng lớn thì hoạt động cho vay của TCTD càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh ít thì cơ hội mở rộng hoạt động cho vay càng dễ. 10
  22. Trên địa bàn có nhiều có TCTD thì thị trường sẽ bị phân khúc theo năng lực cạnh tranh của từng TCTD. Thông thường các TCTD luôn tìm kiếm và tạo lập cho mình chính sách và nguồn khách hàng tiềm năng, để từ đó xây dựng dòng sản phẩm mang tính cạnh tranh đặc trưng để mở rộng phát triển cho vay. 1.4.2. Yếu tố chủ quan 1.4.2.1. Năng lực và uy tín của các TCTD - Nguồn vốn: Nguồn vốn của TCTD quyết định hoạt động cho vay, chỉ khi có nguồn vốn mới có thể mở rộng được cho vay. Vốn tự có của TCTD thể hiện sức mạnh về tài chính của TCTD đó, vốn tự có càng cao chứng tỏ TCTD đó càng mạnh. Vốn tự có lớn sẽ là điều kiện để huy động vốn với quy mô lớn. Mặt khác để quản trị rủi ro thì ngân hàng nhà nước đưa ra các giới hạn như giới hạn cho vay đối với một khách hàng ( không quá 15% vốn tự có), tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dùng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định. Những nhân tố đó trực tiếp hoặc gián tiếp đều tác động đến mở rộng cho vay của các TCTD. - Nhân lực Quy mô và chất lượng CBCNV của TCTD có tác động lớn đến mở rộng cho vay. Muốn mở rộng cho vay phải có nguồn nhân lực tương ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lượng mà còn phải tốt về chất lượng thì mới đáp ứng. Nếu chất lượng cán bộ tín dụng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng từ đó mà tác động đến mở rộng cho vay. Không chỉ nguồn nhân lực trực tiếp mà số lượng cũng như chất lượng hệ thống kiểm soát tín dụng cũng cần phải được bố trí tương ứng để đảm bảo kiểm soát được chất lượng của các hoạt động tín dụng. - Mạng lưới hoạt động Mạng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay. Mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện tốt mở rộng nguồn huy động vốn, từ đó mà tác động đến cho vay. Mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn từ đó mà mở rộng cho vay. Mặt khác mạng lưới hoạt động rộng còn giúp các ngân hàng mở rộng các hoạt động dịch vụ từ đó mà gián tiếp thúc đẩy mở rộng cho vay. Các ngân NHTM Việt Nam hiện ngay và nhất là các NHTMCP đang theo đuổi chiến lược NHBL vì vậy mạng lưới hoạt động là nhân tố quan trọng để mở rộng cho vay. Thông thường các NHTM khi thành lập sẽ luôn có trụ sở đóng ở các đô thị lớn sau đó mở 11
  23. các chi nhánh về địa phương nơi có kinh tế phát triển để mở rộng hoạt động và mở rộng cho vay. - Công nghệ Các NHTM rất quan tâm đến công nghệ, họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Khi mở rộng cho vay số lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao dịch tăng lên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ để quản lý hiệu quả và tiết kiệm thời gian cũng như công sức tốt nhất. Ngược lại khi công nghệ quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm lại từ đó có tác động trở lại với mở rộng cho vay. - Uy tín Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay. Ngân hàng có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay và ngược lại ngân hàng không có uy tín sẽ hạn chế mở rộng cho vay. Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để mở rộng cho vay và ngược lại, nếu không có uy tín sẽ không thể mở rộng được huy động vốn để mở rộng cho vay. 1.4.2.2. Chiến lược và chính sách tín dụng của TCTD - Chiến lược kinh doanh: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Chiến lược kinh doanh sẽ liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường của TCTD. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập kĩ càng, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, xác lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự - Chính sách, quy định của TCTD Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có được chu đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân trong nước hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu 12
  24. Chính sách tín dụng thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và điều đó có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay. Quan điểm Cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng mở rộng cho vay thuận lợi. Ngược lại quan điểm bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn chế mở rộng cho vay của các ngân hàng cũng như các TCTD. Quan điểm cho vay của các ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng vốn của các ngân hàng, phụ thuộc vào tình trạng của thị trường và phụ thuộc vào tình trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Thông thường khi vốn khả dụng cao, chất lượng tín dụng đang đảm bảo, nhu cầu của người vay lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay. Ngược lại nếu vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng tín dụng xấu, thị trường ảm đạm thì các ngân hàng hạn chế cho vay. Mở rộng cho vay còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro Ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động chính được ưu tiên phát triển. Những ngân hàng này không tập trung quá nhiều tài sản vào cho vay mà đa dạng hoá đầu tư để phòng tránh rủi ro. Thay vì dùng hết vốn để cho vay họ thực hiện đa dạng hoá kinh doanh như cho vay, đầu tư, thành lập các công ty kinh doanh Khi đa dạng hoá đầu tư dẫn đến hạn chế mở rộng cho vay. Không chỉ chính sách tín dụng là nhân tố trực tiếp tác động đến mở rộng cho vay, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng gián tiếp tác động đến mở rộng cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm 1.4.2.3. Chất lượng cho vay Mở rộng cho vay và chất lượng cho vay có quan hệ hữu cơ với nhau. Mục đích cuối cùng của việc mở rộng cho vay là gia tăng lợi nhuận. Để lợi nhuận gia tăng thì mức gia tăng về thu nhập từ hoạt động cho vay phải tăng nhanh hơn mức chi phí cho hoạt động cho vay. Để có được điều đó thì phải có chất lượng tín dụng tốt cũng như phải quản trị, cải thiện liên tục. Nếu không quản trị rủi ro tín dụng tốt thì khi mở rộng cho vay không những không tăng tương ứng về doanh thu mà còn gia tăng quá mức về chi phí. Không quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ phát sinh quá nhiều nợ xấu, tác động tiêu cực đến thu nhập từ hoạt động cho vay. Khi nợ xấu gia tăng, các ngân hàng không những không thu được những khoản tiền lãi từ dư nợ xấu mà còn phải bỏ ra các chi phí như chi phí xử lý nợ xấu, chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro cụ thể. 13
  25. Thực tiễn cho thấy khi chất lượng tín dụng có vấn đề thì ngân hàng phải tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu vì vậy mà hạn chế các nguồn lực dành cho hoạt động mở rộng cho vay. Không chỉ dừng ở đó nợ xấu sẽ xói mòn niềm tin, làm giảm uy tín của công chúng đối với ngân hàng từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động huy động vốn - nhân tố quyết định cho mở rộng cho vay. Ở những NHTM truyền thống như những NHTM Việt Nam , oạt động cho vay là cơ bản thì việc quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại của một ngân hàng. Ngược lại khi mở rộng cho vay đồng thời với quản trị rủi ro tín dụng tốt, chất lượng cho vay tốt làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng gia tăng làm gia tăng uy tín của ngân hàng trong việc gia tăng thu hút nguồn đó là tiền đề để mở rộng cho vay. Như vậy mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng cho vay có mối quan hệ hữu cơ với nhau. 14
  26. CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB HUỲNH THÚC KHÁNG 2.1. Giới thiệu chung về VIB Huỳnh Thúc Kháng 2.1.1. Lịch sử hình thành 2.1.1.1. Tổng quát về ngân hàng TMPC Quốc Tế Việt Nam Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Tên đầy đủ của ngân hàng: NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - Tên tiếng Anh: VIETNAM INTERNATIONAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - Tên viết tắt: VIB - Biểu tượng: Là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồng. VIB hiện đang có hơn 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng với hơn 170 chi nhánh, phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – NHBL số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về 15
  27. vốn, công nghệ, quản trị rủi ro để triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB và đặc biệt là nâng cao chất lượng DVKH hướng theo chuẩn mực quốc tế. Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, VIB luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “Trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”. Một trong những sứ mệnh được ban lãnh đạo VIB xác định ngay từ ngày đầu thành lập là “Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng”. Do vậy, hiện VIB đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới NHBL và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. - Tầm nhìn: VIB luôn định hướng trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam. - Sứ mệnh Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa làm việc hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc cởi mở. Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng. - Giá trị cốt lõi Hướng tới khách hàng Nỗ lực vượt trội Trung thực Tinh thần đồng đội Tuân thủ kỷ luật - Các giải thưởng đạt được: 16
  28. Bảng 2.1 Các giải thưởng được trao tặng của VIB trong giai đoạn 2011 - 2015 Năm Giải thưởng Đơn vị trao giải Thời báo Kinh tế Việt Nam và Danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt 2015 Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Nam 2014 Công Thương) Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Tổ chức tài chính thế giới Châu Á – Thái Bình Dương (IFC) Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG, Lãnh đạo Công nghệ thông tin tiêu biểu các tổ chức CNTT, các Bộ, khu vực Đông Nam Á Ngành trong nước và khu vực Đông Nam Á Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG, Ngân hàng có chi nhánh tiêu biểu Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng nhà nước 2014 Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Công ty CP Báo cáo Đánh giá Nam Việt Nam (Vietnam Report) Thời báo Kinh tế Việt Nam và Danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Nam Công Thương Top 135 trong bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế doanh nghiệp Tổng Cục Thuế, báo lớn nhất Việt Nam năm 2014 - Doanh Vietnamnet, Vietnam Report nghiệp có thành tựu xuất sắc Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Công ty CP Báo cáo đánh giá 17
  29. 2013 Nam Việt Nam (Vietnam Report) Giải thưởng “Ngân hàng thực hiện Ngân hàng HSBC toàn cầu nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc” Giải chương trình “Doanh nghiệp thực Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hiện tốt trách nhiệm An sinh xã hội và hợp cùng tạp chí Kinh tế & Dự Phát triển cộng đồng” báo Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Báo Vietnamnet Nam 2012 Giải thưởng “Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đông Á và Thái Bình IFC, thành viên của Nhóm 2012 Dương trong Chương trình Tài trợ Ngân hàng Thế giới Thương mại Toàn cầu (GTFP)” Thời báo Kinh tế Việt Nam và Danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Nam Công Thương Giải thưởng Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất năm 2011 đối với dịch vụ tiết Báo Sài gòn Tiếp thị kiệm và ATM do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn Giải thưởng “Ngân hàng thực hiện 2011 Ngân hàng HSBC toàn cầu nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc” Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nhà nước Giải thưởng “Ngân hàng thực hiện Citigroup xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” 18
  30. Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 2.1.1.2. Giới thiệu tổng quát về VIB Huỳnh Thúc Kháng VIB Huỳnh Thúc Kháng, tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh Gò Vấp – Phòng Giao Dịch Huỳnh Thúc Kháng được thành lập trên cở sở chuyển đổi từ Trung Tâm Thẻ TP.HCM đầu năm 2011, VIB Huỳnh Thúc Kháng có trụ sở đặt tại số 35 – 37 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM và là một trong những đơn vị NHBL của hệ thống VIB. Với những khó khăn và thách thức ban đầu khi chuyển đổi từ Trung tâm thẻ TP.HCM, đến nay VIB Huỳnh Thúc Kháng đã có nhiều triển biến đáng kể và là một trong những đơn vị hàng đầu trong hệ thống VIB về chất lượng hoạt động và đội ngũ nhân viên. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức VIB Huỳnh Thúc Kháng Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức VIB Huỳnh Thúc Kháng Về mặt quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VIB Huỳnh Thúc Kháng là một Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Gò Vấp, TP.HCM. Tuy nhiên, trên phương diện quản lý của VIB, VIB Huỳnh Thúc Kháng là một đơn vị kinh doanh độc lập, có đầy đủ thẩm quyền và cơ cấu như một Chi nhánh NHBL của VIB. Về cơ bản cơ cấu của VIB 19
  31. Huỳnh Thúc Kháng bao gồm 2 phòng dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của GĐ NHBL. Cụ thể như sau: - GĐ NHBL: GĐ NHBL là người trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm chính về tất cả hoạt động của VIB Huỳnh Thúc Kháng. Theo ủy quyền của VIB, GĐ NHBL tại các đơn vị có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng trong hạn mức được ủy quyền. Hiện tại VIB có 10 hạn mức phê duyệt tín dụng đối với sản phẩm vay mua ôtô tiêu dùng và 10 hạn mức phê duyệt tín dụng đối với các sản phẩm vay khác. - Phòng DVKH Phòng DVKH đặt tại tầng trệt số 35 – 37 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Đứng đầu phòng DVKH là chức danh trưởng phòng DVKH và kiểm soát viên. Theo quy định của VIB, phòng DVKH tại đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm chính về các giao dịch tiền gửi, giao dịch thẻ, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác. Ngoài ra, các GDV, GDV chính còn có nhiệm vụ hỗ trợ Phòng RB trong công tác tín dụng tại đơn vị. - Phòng RB Phòng RB đặt tại tầng 1 số 35 – 37 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Đây là phòng chịu trách nhiệm chính trong công tác tín dụng tại đơn vị kinh doanh. Phòng RB là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, VIB Huỳnh Thúc Kháng nói riêng. Hiện tại Phòng RB tại VIB Huỳnh Thúc Kháng bao gồm 3 chức danh: GĐ QLKH (GĐ Khách hàng cá nhân) QLKH cao cấp. QLKH. Ngoài ra, VIB Huỳnh Thúc Kháng còn có Phòng thẻ với 1 chuyên viên thẻ. Hiện tại, Phòng thẻ chưa thuộc biên chế chính thức của hệ thống ngân hàng háng bán lẻ VIB. Tuy nhiên do VIB Huỳnh Thúc Kháng là đơn vị chuyển đổi từ Trung Tâm Thẻ TP.HCM nên phải quản lý lượng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khá nhiều.  Nhận xét: Xét về tổng thể, VIB Huỳnh Thúc Kháng được xây dựng dựa trên mô hình 3 cấp, trong đó có 2 cấp quản lý. Đây là mô hình ngân hàng hiện đại, được áp dụng theo tiêu 20
  32. chuẩn Australia nhằm đảm bảo tốt mọi hoạt động của đơn vị kinh doanh cũng như kiểm soát tốt rủi ro. Mặt khác, VIB Huỳnh Thúc Kháng là Phòng Giao Dịch trực thuộc chi nhánh Gò Vấp theo mặt quản lý hành chính. Tuy nhiên tại VIB, VIB Huỳnh Thúc Kháng là một đơn vị kinh doanh độc lập, đây là điểm mạnh nhất của hệ thống VIB. Với sự độc lập như vậy cho phép VIB Huỳnh Thúc Kháng chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của mình và rút gọn cơ cấu tổ chức của VIB. 2.1.3. Tình hình nhân sự tại VIB Huỳnh Thúc Kháng Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Khang đang có 11 nhân viên biên chế trong 3 phòng ban dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp của GĐ NHBL Bảng 2.2 Nhân sự VIB Huỳnh Thúc Kháng STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ PHÒNG BAN 1 Thân Trọng Trung Việt GĐ NHBL 2 Trần Khắc Thạch Vân Thảo Trưởng phòng 3 Vũ Thị Thủy Kiểm soát viên 4 Đỗ Vân Anh GDV Chính Phòng DVKH 5 Quách Hướng Nam GDV Chính 6 Hứa Thị Hường GDV 7 Ngô Công Hoan GĐ QLKH 8 Trần Hoàng Vân Trung QLKH Cao cấp 9 Nguyễn Ngọc Thạch QLKH Cao cấp Phòng RB 10 Võ Trí Khang QLKH 11 Nguyễn Văn Hâụ QLKH 12 Trần Định Chuyên viên thẻ Phòng thẻ Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 12 nhân sự, trong đó có 1 GĐ NHBL, 1 trưởng phòng DVKH, 1 GĐ QLKH. Nhìn chung, với cơ cấu hiện tại, VIB Huỳnh Thúc Kháng gần như đã đầy đủ theo mô hình đơn vị kinh doanh của VIB. Với cơ cấu nhân sự 3 cấp, mọi hoạt động VIB Huỳnh Thúc Kháng đều nằm trong tầm kiểm soát và hạn chế tối đa rủi ro. Đây là điểm thuận lợi nhất của VIB Huỳnh Thúc Kháng. 21
  33. VIB Huỳnh Thúc Kháng được thành lập từ năm 2011 nên mọi hoạt động kinh doanh đã đi vào quỹ đạo và có lượng khách hàng tương đối ổn định. Được sự phát triển như ngay hôm nay, tất cả là nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nhân viên tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Với tuổi đời còn khá trẻ và trình độ chuyên môn cao, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên luôn năng nổ, nhiệt tình và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với tình hình hoạt động hiện tại có thể nói cơ cấu nhân sự của VIB Huỳnh Thúc Kháng có thể đáp ứng tốt yêu cầu phát triển hiện tại. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh không ngừng của hệ thống, VIB Huỳnh Thúc Kháng có thể cần bổ sung nhân sự trong tương lai để hoàn thành tốt nhất các hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. 2.1.4. Doanh số cho vay của VIB Huỳnh Thúc Kháng 2.1.4.1. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Bảng 2.3 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Kinh doanh 267.745 218.102 173.686 103.680 - Cá nhân kinh doanh 77.646 87.241 50.369 35.251 - DNSN 190.099 130.861 123.317 68.429 Tiêu dùng 455.890 371.363 322.559 184.320 - Chuyển nhượng BĐS 206.062 167.113 140.313 53.453 - Xây sửa nhà 68.384 37.136 43.545 22.118 - Cho vay mua nhà dự án 6.063 3.714 - 3.133 - Mua Ô Tô tiêu dùng 113.973 92.841 96.768 31.334 - Tín chấp tiêu dùng - - - - - Tiêu dùng có TSBĐ 35.423 66.845 35.482 64.512 - Cho vay du học - - - - - Cho vay thấu chi tài khoản - - - 2.396 - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 25.986 3.714 6.451 7.373 Tổng Cộng 723.635 589.465 496.245 288.000 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 22
  34. Hiện tại mục đích sử dụng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng được phân làm 2 lĩnh vực: Vay kinh doanh và vay tiêu dùng. Nhìn chung, xét trên tổng thể VIB Huỳnh Thúc Kháng tập trung chủ yếu vào mục đích vay tiêu dùng với 10 sản phầm và 2 sản phầm kinh doanh. Doanh số cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng từ 63% - 65% tổng doanh số cho vay. Việc phân khúc như trên là do hiện tại cá QLKH đang có mối quan hệ tốt với các khách hàng cá nhân và các đối tác cung cấp sản phẩm cho khách hàng cá nhân. Tận dụng những ưu điểm của mình cho phát triển kinh doanh tại đơn vị là một chiến thuật rất hợp lý. Bảng 2.4 Tỷ trọng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Kinh doanh 37,00% 37,00% 35,00% 36,00% - Cá nhân kinh doanh 10,73% 14,80% 10,15% 12,24% - DNSN 26,27% 22,20% 24,85% 23,76% Tiêu dùng 63,00% 63,00% 65,00% 64,00% - Chuyển nhượng BĐS 28,48% 28,35% 28,28% 18,56% - Xây sửa nhà 9,45% 6,30% 8,78% 7,68% - Cho vay mua nhà dự án 0,84% 0,63% 0,00% 1,09% - Mua Ô Tô tiêu dùng 15,75% 15,75% 19,50% 10,88% - Tín chấp tiêu dùng 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% - Tiêu dùng có TSBĐ 4,90% 11,34% 7,15% 22,40% - Cho vay du học 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% - Cho vay thấu chi tài khoản 0,00% 0,00% 0,00% 0,83% - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 3,59% 0,63% 1,30% 2,56% Tổng Cộng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Theo bảng 2.4 cho thấy hầu hết doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn chưa đồng đều, chỉ tập trung vào một số mục đích sử dụng vốn nhất định như cho vay kinh doanh doanh nghiệp siêu nhỏ, cho vay tiêu dùng chuyển nhượng BĐS, cho vay mua Ô tô tiêu dùng Một số sản phẩm hầu như không phát triển tại VIB Huỳnh Thúc Kháng như cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay du học và cho vay thấu chi tài khoản. Việc chọn lọc 23
  35. mục đích sử dụng vốn như hiện nay có ưu điểm là tập trung hết tốc lực khai thác những tiềm năng thị trường tuy nhiên cũng có nhược điểm là dễ dẫn đến rủi ro do tập trung quá nhiều vào một số mục đích sử dụng vốn, khi mục đích sử dụng vốn bị ảnh hưởng như thị trường BĐS đóng băng hoặc hàng loạt doanh nghiệp siêu nhỏ phá sản thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh số và chất lượng nợ vay tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Ngoài ra, việc bỏ qua phân khúc tín chấp tiêu dùng, cho vay du học và cho vay thấu chi tài khoản làm mất đi một lượng lớn lãi thu về cho VIB Huỳnh Thúc Kháng. Theo quan sát của sinh viên thực hiện báo cáo, việc bỏ qua 3 mục đích sử dụng vốn này là do sản phẩm khó phát triển và mức độ rủi ro tương đối cao. 2.1.4.2. Doanh số cho vay theo đối tượng VIB Huỳnh Thúc Kháng là đơn vị kinh doanh NHBL chỉ được phép cho vay khách hàng hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ. Bảng 2.5 Doanh số cho vay theo đối tượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cá nhân 533.536 458.604 372.928 219.571 Doanh nghiệp siêu nhỏ 190.099 130.861 123.317 68.429 Tổng Cộng 723.635 589.465 496.245 288.000 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Bảng 2.6 Tỷ trọng doanh số cho vay theo đối tượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cá nhân 73,73% 77,80% 75,15% 76,24% Doanh nghiệp siêu nhỏ 26,27% 22,20% 24,85% 23,76% Tổng Cộng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Theo bảng 2.5 và 2.6, doanh số cho vay của VIB Huỳnh Thúc Kháng hầu hết tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân với tỷ lệ trên 70% qua các năm. Việc có sự chênh lệch như trên là do sản phẩm của VIB hầu hết tập trung vào khách hàng cá nhân với 14 mục đích vay và chỉ 02 mục đích vay cho khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ. Ngoài ra, chệnh lệch lơn như trên một phần do khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ trong những năm qua kinh doanh không thuận lợi nên rất ít nhu cầu vay vốn. Việc tập trung 24
  36. chủ yếu vào đối tượng khách hàng cá nhân là một xu hướng tốt khi lượng nhu cầu về tiêu dùng và BĐS tại TP. HCM tăng lên trong thời gian qua. Trong xu hướng tương lai, nhu cầu về vay vốn của khách hàng cá nhân sẽ tiếp tục tăng cao nên VIB Huỳnh Thúc Kháng sẽ có cơ hội phát triển vượt bậc trong những năm tới do hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đã có một lượng khách hàng cá nhân khá lớn và chất lượng. Việc phát triển thêm lượng khách hàng là rất dễ dàng do hầu hết các QLKH tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đều có kinh nghiệm lâu năm trong công tác, mối quan hệ với khách hàng khá tốt và có lượng khách hàng trung thành, sẵn sàng giới thiệu khách hàng cho QLKH. - Doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng Hiện tại với sản phẩm vay tiêu dùng tại VIB chỉ hộ trợ khách hàng cá nhân nên 100% doanh số cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đều thuộc đối tượng khách hàng cá nhân. Bảng 2.7 Doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cá nhân 455.890 371.363 322.559 184.320 Tổng Cộng 455.890 371.363 322.559 184.320 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Bảng 2.8 Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cá nhân 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Tổng Cộng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng - Doanh số cho vay kinh doanh theo đối tượng Đối với sản phẩm vay kinh doanh, VIB Huỳnh Thúc Kháng hướng đến cả 2 đối tượng là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển doanh số cho vay kinh doanh doanh nghiệp siêu nhỏ do đây là đối tượng dễ quản lý, có thu nhập tương đối ổn định và có báo cáo rõ ràng. Riêng về đối tượng cá nhân kinh doanh do đặc thù không có báo cáo tài chính và thường nộp thuế khoán nên việc xác định 25
  37. doanh thu và lợi nhuận rất khó khăn dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình thẩm định cho vay. Bảng 2.9 Doanh số cho vay kinh doanh theo đối tượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cá nhân 77.646 87.241 50.369 35.251 Doanh nghiệp siêu nhỏ 190.099 130.861 123.317 68.429 Tổng Cộng 267.745 218.102 173.686 103.680 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Bảng 2.10 Tỷ trọng doanh số cho vay kinh doanh theo đối tượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cá nhân 29,00% 40,00% 29,00% 34,00% Doanh nghiệp siêu nhỏ 71,00% 60,00% 71,00% 66,00% Tổng Cộng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Theo bảng số liệu 2.9 và 2.10, doanh số cho vay kinh doanh đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ trong những năm gần đây tăng khá mạnh. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do VIB Huỳnh Thúc Kháng định hướng mở rộng đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm tăng doanh số cho vay kinh doanh và hạn chế thấp nhất rủi ro liên quan. 2.1.4.3. Doanh số cho vay theo chất lượng nợ Là một trong Top 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, VIB có một hệ thống quy trình tín dụng rõ ràng với mô hình tái thẩm định tập trung nên chất lượng nợ tại VIB rất ấn tượng. Chỉ tính riêng VIB Huỳnh Thúc Kháng, chất lượng nợ nhóm 1 năm 2014 đạt 99,696% với Doanh số 721.435 triệu đồng, tỷ lệ nợ cần chú ý nhóm 2 chỉ chiếm 0,270% và nợ xấu chiếm 0,097%. Nhìn chung qua các năm tỷ lệ nợ xấu, nợ cần chú ý rất thấp cho thấy công tác thẩm định khách hàng và quản trị rủi ro tại VIB Huỳnh Thúc Kháng rất tốt. Kết quả kiểm soát nợ như trên là sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ nhân VIB Huỳnh Thúc Kháng đã tích cực đôn đốc cũng như hỗ trợ các khách hàng trả nợ đúng hạn, đặc biệt là quá trình thẩm định và chọn lọc khách hàng được các QLKH rất thận trọng và sự kiểm soát quản lý tốt của GĐ NHBL Thân Trọng Trung Việt. 26
  38. Bảng 2.11 Doanh số cho vay theo chất lượng nợ Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Nhóm 1 721.435 584.065 489.445 280.990 Nhóm 2 1.500 4.000 3.200 4.500 Nhóm 3 500 1.200 3.350 2.210 Nhóm 4 - - - - Nhóm 5 200 200 250 300 Tổng Cộng 723.635 589.465 496.245 288.000 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Bảng 2.12 Tỷ trọng doanh số cho vay theo chất lượng nợ Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Nhóm 1 99,696% 99,084% 98,630% 97,566% Nhóm 2 0,207% 0,679% 0,645% 1,563% Nhóm 3 0,069% 0,204% 0,675% 0,767% Nhóm 4 0,000% 0,000% 0,000% 0,000% Nhóm 5 0,028% 0,034% 0,050% 0,104% Tổng Cộng 100,000% 100,000% 100,000% 100,000% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 2.1.4.4. Doanh số cho vay theo thời hạn Bảng 2.13 Doanh số cho vay theo thời gian Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Ngắn hạn 232.417 169.471 140.363 86.792 Trung hạn 211.315 212.402 172.023 122.817 Dài hạn 279.903 207.592 183.859 78.391 Tổng cộng 723.635 589.465 496.245 288.000 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Như bảng 2.13, doanh số cho vay của VIB Huỳnh Thúc Kháng được phân bổ tương đối đồng đều giữa các thời hạn. Do vậy, chất lượng nợ luôn được đảm bảo với mức rủi ro thấp nhất và phù hợp với câu cấu tiền gửi tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Tuy nhiên, với 27
  39. thời hạn vay ngắn hạn chiếm khoảng 30% doanh số cho vay như vậy thì VIB Huỳnh Thúc cần phải tập trung phát triển ổn định Doanh số để đảm bảo doanh số được ổn định. 2.1.5. Địa bàn kinh doanh VIB Huỳnh Thúc Kháng có trụ sở đặt tại số 35 – 37 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Theo quy định VIB, khoảng cách địa lý đối với khách hàng hoặc phương án kinh doanh nằm trong phạm vi 70km. Như vậy, địa bàn kinh doanh của VIB Huỳnh Thúc Kháng hoạt động tại khu vực TP.HCM và tỉnh lân cận. 2.1.6. Phương thức kinh doanh trong và ngoài nước Với hình thức tự doanh trong nước, VIB Huỳnh Thúc Kháng đang kinh doanh với nhiều sản phẩm như: - Sản phẩm huy động - Sản phẩm cho vay - Sản phẩm thẻ - Dịch vụ tài khoản - Dịch chuyển chuyển tiền - Các dịch vụ sản phẩm khác 2.1.7. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước Với đặc thù là một đơn vị kinh doanh của VIB, VIB Huỳnh Thúc Kháng chỉ hoạt động kinh doanh trong nước theo quy định và sản phẩm của VIB. Với những gói lãi suất ưu đãi đang áp dụng, VIB là một trong những ngân hàng có lãi suất tốt nhất thị trường, tính đa dạng sản phẩm và chất lượng bảo mật của VIB cũng được đánh giá khá cao. Do đó, VIB hoàn toàn có thể đứng vững vị trị Top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và hơn thế nữa trong tương lai không xa. 2.1.8. Tình hình tài chính của VIB Huỳnh Thúc Kháng Bảng 2.14 Tình hình tài chính của VIB Huỳnh Thúc Kháng Năm Năm Năm Năm 2014 2013 2012 2011 Thu nhập lãi 87.922 76.236 66.993 40.824 Tốc độ tăng trưởng 15,33% 13,80% 64,10% Chi phí lãi 45.904 37.292 36.507 18.676 Tốc độ tăng trưởng 23,09% 2,15% 95,48% 28
  40. Thu nhập lãi thuần 42.018 38.943 30.486 22.148 Tốc độ tăng trưởng 7,89% 27,74% 37,65% Thu nhập lãi thuần/Thu nhập lãi 47,79% 51,08% 45,51% 54,25% Lợi nhuận sau thuế 11.762 10.314 8.316 3.708 Tốc độ tăng trưởng 14,05% 24,02% 124,27% Lợi nhuận sau thuế/Thu nhập lãi thuần 27,99% 26,48% 27,28% 16,74% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Nhìn một cách khái quát, tình hình tài chính tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đang rất tốt, các chỉ số tăng trưởng rất ấn tượng như tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi năm 2014 đạt 15,33%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt 14,05% Bên cạnh có, tỷ trọng thu nhập sau thuế/thu nhập lãi thuần đạt khoảng 26% - 27%. Đây là con số rất tốt cho thấy các hoạt động kiểm soát chi phí tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đang rất tốt. Thu nhập lãi thuần/thu nhập lãi luôn trên 45% đảm bảo khả năng sinh lời của lượng doanh số cho vay khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ khá cao sẽ dẫn đến 1 trong 2 vấn đề: - Nếu lãi suất cho vay hạ thấp, lãi suất huy động sẽ rất thấp nên rất khó thu hút khách hàng gửi tiền dẫn đến việc phải liên tục xin quỹ từ VIB. - Nếu lãi suất cho vay tăng cao sẽ rất kho cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Ngoài ra chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thấp hơn tốc độ tăng trưởng chi phí lãi 7,76% vào năm 2014 gây lo ngại tăng trưởng thu nhập lãi không bù nỗi chi phí lãi trong tương lai gây nên tình trạng dư vốn. VIB cần chú ý tăng cao tốc độ tăng trưởng cho vay trong những năm tiếp theo  Nhận xét: Tình hình tài chính của VIB Huỳnh Thúc Kháng đang rất tốt và có xu hướng duy trì trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý như tốc độ phát triển chi phí lãi quá cao sao với tốc độ phát triển thu nhập lãi gây nên tình trạng dư nguồn vốn trong tương lai. 2.1.9. Định hướng phát triển của VIB VIB Huỳnh Thúc Kháng là một trong những đơn vị hàng đầu hệ thống VIB với doanh số cho vay đạt 724 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng đạt 523 tỷ đồng. Hiện tại, VIB Huỳnh Thúc Kháng đang quản lý trên 300 khách hàng vay vốn, hơn 1.000 khách hàng sử dụng thẻ và 7 công ty trả lương với hơn 10.000 nhân viên. Với tiềm năng rất lớn như vậy, VIB Huỳnh Thúc Kháng tiếp tục định hướng phát triển là một trong những đơn vị kinh 29
  41. doanh hàng đầu hệ thống VIB và tiến đến chi nhánh tiêu biểu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để đạt được những thành công trên cần có sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ lãnh đạo, nhân viên VIB Huỳnh Thúc Kháng và sự hỗ trợ từ VIB, cùng các phòng ban nghiệp vụ liên quan. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực không người của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cùng tập thể nhân viên, VIB Huỳnh Thúc Kháng đã và đang khẳng định mình trong hệ thống các đơn vị kinh doanh của VIB. Trong đó phải nhắc đến thành công trong trong việc tăng trưởng Doanh số cho vay tại VIB Huỳnh Thúc Kháng, đặc biệt là Doanh số vay tiêu dùng. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn là trọng tâm hoạt động của đơn vị với chỉ tiêu luôn đặt ra ở mức cao, luôn chiếm từ 63 – 65% tổng doanh số cho vay và có xu tướng tăng trưởng khá tốt. Tổng doanh số cho vay tiêu dùng năm 2012 đạt 322.559 triệu đồng, tăng 138.239 triệu đồng tương đương 75% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 371.363 triệu đồng, tăng 15,13% so với năm 2012. Đến năm 2014, doanh số cho vay tiêu dùng tăng 84.527 triệu đồng, tăng 22,76% so với năm 2013. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng hằng năm không đều nhau nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Bảng 2.15 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Kinh doanh 267.745 218.102 173.686 103.680 Tiêu dùng 455.890 371.363 322.559 184.320 Tổng Cộng 723.635 589.465 496.245 288.000 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 30
  42. Tiêu dùng Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng 500.000 455.890 80,00% 75,00% 450.000 70,00% 400.000 371.363 60,00% 350.000 322.559 300.000 50,00% 250.000 40,00% 184.320 200.000 30,00% 150.000 22,76% 20,00% 100.000 15,13% 50.000 10,00% - 0,00% Năm Năm Năm Năm 2014 2013 2012 2011 Tiêu dùng 455.890 371.363 322.559 184.320 Tốc độ tăng trưởng cho 22,76% 15,13% 75,00% vay tiêu dùng Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng Trong những năm qua, doanh số giải ngân tại VIB hằng năm đều rất ổn định, khoảng trên 500 tỷ mỗi năm. Song song với đó là các khoản thu nợ vay trong năm do các khoản vay ngắn hạn, trung hạn đến hạn và một phần khách hàng tất toán khoản vay trước hạn. Do VIB Huỳnh Thúc Kháng chỉ mới thành lập từ đầu năm 2011 nên các khoản thu nợ còn rất hạn chế. Bảng 2.16 Tình hình cho vay và thu nợ cho vay tiêu dùng qua các năm tại VIB Huỳnh Thúc Kháng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cho vay trong năm 560.979 558.452 519.648 271.412 Thu nợ trong năm 105.089 187.089 197.089 87.092 Doanh số cho vay 455.890 371.363 322.559 184.320 Nợ xấu 700 1.400 3.600 2.510 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 31
  43. 600.000 560.979 558.452 519.648 500.000 455.890 400.000 371.363 322.559 300.000 271.412 197.089 200.000 187.089 184.320 105.089 100.000 87.092 700 1.400 3.600 2.510 0 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cho vay trong năm Thu nợ trong năm Doanh số cho vay Nợ xấu Biểu đồ 2.2 Tình hình cho vay và thu nợ cho vay tiêu dùng qua các năm tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 2.2.1. Doanh số cho vay 2.2.1.1. Doanh số tín dụng tiêu dùng theo đối tượng Như đã phân tích ở phần 2.4.1.2, Hiện tại với sản phẩm vay tiêu dùng tại VIB chỉ hộ trợ khách hàng cá nhân nên 100% doanh số cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đều thuộc đối tượng khách hàng cá nhân. Bảng 2.17 Doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cá nhân 455.890 371.363 322.559 184.320 Tổng Cộng 455.890 371.363 322.559 184.320 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 32
  44. Bảng 2.18 Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Cá nhân 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Tổng Cộng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 2.2.1.2. Doanh số tín dụng tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn Tại VIB Huỳnh Thúc Kháng tập trung chủ yếu vào Doanh số cho vay BĐS nên tỷ trọng cho vay chuyển nhượng BĐS, xây sửa nhà và mua nhà dự án luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Chỉ tính riêng mục đích chuyển nhượng BĐS đã chiếm đếm 45,2% tổng doanh số cho vay tiêu dùng năm 2014. Chiếm tỷ trong cao thứ 2 trong cơ cấu năm 2014 là mục đích vay mua xe Ô tô với doanh số 113.973 triệu đồng, chiếm 25% doanh số cho vay tiêu dùng. Bảng 2.19 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chuyển nhượng BĐS 206.062 167.113 140.313 53.453 Xây sửa nhà 68.384 37.136 43.545 22.118 Cho vay mua nhà dự án 6.063 3.714 - 3.133 Mua Ô Tô tiêu dùng 113.973 92.841 96.768 31.334 Tín chấp tiêu dùng - - - - Tiêu dùng có TSBĐ 35.423 66.845 35.482 64.512 Cho vay du học - - - - Cho vay thấu chi tài khoản - - - 2.396 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 25.986 3.714 6.451 7.373 Tổng Cộng 455.890 371.363 322.559 184.320 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 33
  45. Bảng 2.20 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chuyển nhượng BĐS 45,20% 45,00% 43,50% 29,00% Xây sửa nhà 15,00% 10,00% 13,50% 12,00% Cho vay mua nhà dự án 1,33% 1,00% 0,00% 1,70% Mua Ô Tô tiêu dùng 25,00% 25,00% 30,00% 17,00% Tín chấp tiêu dùng 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% Tiêu dùng có TSBĐ 7,77% 18,00% 11,00% 35,00% Cho vay du học 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% Cho vay thấy chi tài khoản 0,00% 0,00% 0,00% 1,30% Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 5,70% 1,00% 2,00% 4,00% Tổng Cộng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn phân bổ không đồng đều. Tại VIB Huỳnh Thúc Kháng có 3 mục đích hầu như không có doanh số là tín chấp tiêu dùng, cho vay du học và thấu chi tài khoản. Đây là 3 mục đích có độ rủi ro khá cao hoặc sản phẩm khó phát triên nên VIB Huỳnh Thúc Kháng không ưu tiên phát triển. 34
  46. 500.000 450.000 400.000 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chuyển nhượng BĐS Xây sửa nhà Cho vay mua nhà dự án Mua Ô Tô tiêu dùng Tín chấp tiêu dùng Tiêu dùng có TSBĐ Cho vay du học Cho vay thấu chi tài khoản Cho vay cầm cố giấy tờ có giá Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn Về cơ bản, tất cả các doanh số theo mục đích sử dụng vốn đều tăng trưởng khá tốt theo tình hình doanh số chung. VIB Huỳnh Thúc Kháng cần lưu ý phát triển doanh số các sản phẩm có tiềm năng nhưng còn phát triển hạn chế như sản phẩm vay mua Ô tô, chuyển nhượng BĐS. 2.2.1.3. Doanh số tín dụng tiêu dùng theo chất lượng Cũng giống như chất lượng khoản vay, chất lượng khoản vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn đạt mức rất tốt, năm 2014 dư nợ nhóm 1 đạt 453.690 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 99,517% tổng dư nợ. Đây là con số khá lớn, đánh giá tình hình quản trị dư nợ 35
  47. tốt tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Tuy nhiên, hầu hết các nhóm nợ từ 2 trở lên tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đều thuộc phân khúc cho vay tiêu dùng nên VIB Huỳnh Thúc Kháng cũng nên thận trong thẩm định khách hàng ở phân khúc này hơn. Bảng 2.21 Doanh số cho vay tiêu dùng theo chất lượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Nhóm 1 453.690 365.963 315.759 177.310 Nhóm 2 1.500 4.000 3.200 4.500 Nhóm 3 500 1.200 3.350 2.210 Nhóm 4 - - - - Nhóm 5 200 200 250 300 Tổng Cộng 455.890 371.363 322.559 184.320 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Bảng 2.22 Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo chất lượng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Nhóm 1 99,517% 98,546% 97,892% 96,197% Nhóm 2 0,329% 1,077% 0,992% 2,441% Nhóm 3 0,110% 0,323% 1,039% 1,199% Nhóm 4 0,000% 0,000% 0,000% 0,000% Nhóm 5 0,044% 0,054% 0,078% 0,163% Tổng Cộng 100,000% 100,000% 100,000% 100,000% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng 2.2.1.4. Doanh số tín dụng tiêu dùng theo thời gian Nếu như tổng quan doanh số cho vay tại VIB Huỳnh Thúc Kháng phân bổ đểu doanh số theo thời gian thì ở mục đích tiêu dùng tỷ trọng dài hạn luôn chiếm phần lớn, khoảng 61,40% năm 2014, 55,90% năm 2013. Sở dĩ có tỷ trong tương đối cao như vậy là do mục đích tiêu dùng tập trung chủ yếu vào sản phẩm BĐS với thời hạn vay lên đến 25 năm. 36
  48. Bảng 2.23 Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Ngắn hạn 8,03% 6,40% 5,30% 15,80% Trung hạn 30,57% 37,70% 37,70% 41,67% Dài hạn 61,40% 55,90% 57,00% 42,53% Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Bảng 2.24 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Ngắn hạn 36.613 23.767 19.682 58.675 Trung hạn 139.375 140.004 140.004 154.747 Dài hạn 279.903 207.592 211.677 157.941 Tổng cộng 455.890 371.363 371.363 371.363 Nguồn: VIB Huỳnh Thúc Kháng Với tỷ trọng phân bổ như trên, VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn có nguồn doanh số và thu nhập lãi ổn định trong dài hạn. Tuy nhiên, với thời gian dài hạn có rất nhiều rủi ro khó lương trước được nên VIB Huỳnh Thúc Kháng nên có biện pháp QLKH thường xuyên, dự phòng trưởng hợp xảy ra nợ xấu. 2.2.2. Nguồn khách hàng Nguồn khách hàng là yếu tố quan trọng và quyết định kết quả của hoạt động cho vay tiêu dùng. Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đang quản lý hơn 300 khách hàng, trong đó khách hàng vay tiêu dùng có 257 khách hàng. Thông thường, VIB Huỳnh Thúc Kháng tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng khác nhua, nhưng tập trung chủ yếu vào một số nguồn sau: - Nguồn khách hàng hiện tại của VIB Huỳnh Thúc Kháng: Với định hướng phát triển ngân hàng sáng tạo với thương hiệu “The heart of banking”, VIB nói chung VIB Huỳnh Thúc Kháng nói riêng trong thời gian gần đây đã bắt đầu tập trung triển khai chăm sóc các khách hàng hiện tại của ngân hàng. Với việc tận dụng tối đa nguồn khách hàng hiện có, VIB Huỳnh Thúc Kháng đã có những triển biến khá tốt trong hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm vừa qua. Thêm nữa, chi phí chăm sóc khách hàng cũ thấp hơn nhiều lần chi phí phát triển khách hàng mới nên VIB Huỳnh Thúc Kháng đã tận dụng tối đa để giảm chi phí hoạt động tại đơn vị. 37
  49. - Nguồn khách hàng từ các đối tác xe, BĐS: Trong mối quan hệ thị trường các doanh nghiệp kinh doanh xe, BĐS là những đối tác hàng đầu của hệ thống ngân hàng. VIB nói chung và VIB Huỳnh Thúc Kháng nói riêng không nằm ngoài xu thế đó. Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đã thiết lập hầu hết quan hệ đối tác với tất cả các hãng xe Ô tô và các doanh nghiệp BĐS. Tuy nhiên, trong nền kinh tế cạnh tranh cao giữa các ngân hàng nên VIB Huỳnh Thúc Kháng đã xác định mục tiêu tập trung vào một số đối tác nhất định, trong đó đối tác là các doanh nghiệp kinh doanh xe chiếm phần chủ yêu như Honda Ô Tô Cộng Hòa, Mazda Cộng Hòa, Toyota An Thành, Toyota Tân Cảng Lượng khách hàng từ các đối tác mang lại cho VIB Huỳnh Thúc Kháng đang ở mức khá tốt, hơn 20 khách hàng với doanh số cho vay hơn 8 tỷ đồng trong một tháng. - Nguồn khách hàng khai thác từ mối quan hệ cá nhân và khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới: Hiện tại các GĐ VIB Huỳnh Thúc Kháng anh Thân Trọng Trung Việt cùng các QLKH tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đều là những người có kinh nghiệm lâu năm. Các QLKH hiện tại đang quản lý lượng khách hàng tương đối lơn với dư nợ cao nên có thuận lợi trong việc phát triển khách hàng từ mối quan hệ này. Trong những năm vừa qua, VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn có lượng khách hàng ổn định từ nguồn này. Tuy nhiên, việc phát triển từ nguồn này thực sự chưa được hiệu quả như mong đợi, nguồn khách hàng còn hạn chế. - Nguồn khách hàng vãng lai: Với vị thế nằm ngay trung tâm quận 1 nên VIB Huỳnh Thúc Kháng có lượng khách hàng giao dịch vãng lai tương đối nhiều. Tuy nhiên, nguồn khách hàng này chưa hiệu quả trong việc phát triển hoạt động cho vay, nhất là hoạt động cho vay tiêu dùng. Hiện tại trong 257 khách hàng vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng chỉ có chưa tới 10 khách hàng tiếp cận từ nguồn này. - Nguồn khách hàng QLKH phát triển từ các nghiệp vụ telesales, telemarketing, tiếp thị : Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện tại các QLKH có thể tìm kiếm khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó hiện đang được sử dụng có thể kể đến các hoạt động telesales, telemarketing, tiếp thị trực tiếp Đây là những hoạt động đem lại nguồn khách hàng tương tối nhiều cho các ngân hàng. Với lợi thế chi phí thấp, tiếp cận được nhiều khách hàng nên các hoạt động này luôn được các QLKH ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, tại VIB Huỳnh Thúc Kháng do 38
  50. QLKH có nhiều nguồn khách hàng ổn định nên tiếp cận nhiều đến nguồn khách hàng này. Hiện tại khách hàng từ nguồn này vẫn đang được các QLKH mới, ít kinh nghiệp tiếp cận. Tuy nhiên hiệu quả cũng chưa thực sự cao. 2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động 2.2.3.1. Chỉ tiêu định tính - Đối với khách hàng: Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đang quản lý hơn 300 khách hàng vay và đang có xu hướng tăng qua các năm. Quản lý được lượng khách hàng tương đối lớn như vậy là sự cố gắng của VIB Huỳnh Thúc Kháng khi đơn vị chỉ mới thành lập từ năm 2011. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với VIB Huỳnh Thúc Kháng đang dần tăng cao. - Đối với chính chi nhánh: Nền kinh tế trong những năm qua đã có những dấu hiệu hồi phục nên đây là điều kiện thuận lợi cho VIB Huỳnh Thúc Kháng phát triển trong thời gian tới. 2.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng - Chỉ tiêu tỷ lệ thu nợ Doanh số thu nợ Tỷ lệ thu nợ (%) = Doanh số cho vay 40,00% 37,93% 35,00% 33,50% 32,09% 30,00% 25,00% 20,00%18,73% 15,00% 10,00% 5,00% 0,00% Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Tỷ lệ thu nợ 18,73% 33,50% 37,93% 32,09% Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ thu nợ vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 39
  51. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đạt khoảng 18,73% vào năm 2014, đạt 33,50% vào năm 2015. Tỷ số này tương đối thấp do VIB mới thành lập từ năm 2011 và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại VIB dài hạn chiếm tỷ trọng rất cao. Nhìn chung, hệ số tuy thấp nhưng phù hợp tình hình hiện tại của VIB Huỳnh Thúc Kháng. 2.2.3.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) = × 100 Tổng dư nợ 1,60% 1,40% 1,36% 1,20% 1,12% 1,00% 0,80% 0,60% 0,40% 0,38% 0,20% 0,15% 0,00% Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Tỷ lệ nợ xấu 0,15% 0,38% 1,12% 1,36% Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng Tỷ lệ nợ xấu của VIB luôn đạt mức thấp, cao nhất 1,36% vào năm 2011. Tỷ lệ nợ phản ánh chất lượng tín dụng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng hiện đang rất tốt. Công tác kiểm soát rủi ro đạt yêu cầu. 2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng 40
  52. Hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều ở dạng ngân hàng truyền thống nên hoạt động cho vay luôn là hoạt động chủ đạo của các ngân hàng. Chính vì vậy, việc mở rộng hoạt động cho vay luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu. Trong đó cho vay tiêu dùng với đặc trưng quy mô nhỏ nhưng dẫn đầu về số lượng và lợi nhuận nên luôn được các ngân hàng quan tâm, trong đó có VIB Huỳnh Thúc Kháng. Việc phát triển cho vay tiêu dùng luôn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường trong và ngoài ngân hàng. Kết quả cuộc khảo sát nhỏ của sinh viên thực hiện khóa luận với 4/5 QLKH tại VIB Huỳnh Thúc Kháng như sau: Bảng 2.25 Kết quả khảo sát các các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT SỐ Ý TỶ TRỌNG ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB KIẾN HUỲNH THÚC KHÁNG ĐỒNG Ý CÁC YẾU TỔ KHÁCH QUAN Môi trường chính trị, xã hội 4 100.00% Môi trường kinh tế vĩ mô 4 100.00% Môi trường pháp lý 1 25.00% Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin khách 4 100.00% hàng Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng 1 25.00% CÁC YẾU TỔ CHỦ QUAN Năng lực và uy tín của ngân hàng Nguồn vốn ngân hàng 1 25.00% Nguồn nhân lực 3 75.00% Mạng lưới hoạt động 0 0.00% Công nghệ 1 25.00% Uy tín 3 75.00% Chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng Chiến lược kinh doanh 2 50.00% Chính sách, quy định của ngân hàng 3 75.00% Chất lượng tín dụng 4 100.00% Bảng 2.26 Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LỚN NHẤT ĐẾN SỐ Ý TỶ TRỌNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI KIẾN VIB HUỲNH THÚC KHÁNG ĐỒNG Ý 41
  53. CÁC YẾU TỔ KHÁCH QUAN 0 0.00% Môi trường chính trị, xã hội 0 0.00% Môi trường kinh tế vĩ mô 0 0.00% Môi trường pháp lý 1 25.00% Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin khách 0 0.00% hàng Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng CÁC YẾU TỔ CHỦ QUAN Năng lực và uy tín của ngân hàng 0 0.00% Nguồn vốn ngân hàng 0 0.00% Nguồn nhân lực 0 0.00% Mạng lưới hoạt động 0 0.00% Công nghệ 0 0.00% Uy tín Chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng 0 0.00% Chiến lược kinh doanh 3 75.00% Chính sách, quy định của ngân hàng 0 0.00% Chất lượng tín dụng 0 0.00% 2.3.1. Yếu tố khách quan 2.3.1.1. Môi trường chính trị, xã hội Theo kết quả khảo sát có đến 4/4 ý kiến của QLKH tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đồng ý yếu tố môi trường, xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Môi trường chính trị xã hội ổn định là nhân tố thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và ngược lại môi trường chính trị xã hội bất ổn kìm chế nhu cầu của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Mặc dù còn một số điều bất cập trong xã hội hiện nay nhưng nhìn một cách tổng thể tại Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng môi trường chính trị xã hội tương đối ổn định nên khu vực này được được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Nhu cầu tiêu dùng tại TP.HCM cũng tương đối cao hơn so với những khu vực khác trong nước nên đây là môi trường lý tưởng của các ngân hàng tại Việt Nam. 42
  54. Địa bàn hoạt động chủ yếu của VIB Huỳnh Thúc Kháng nằm tại TP.HCM nên nhìn chung nhân tố môi trường chính trị, xã hội có ảnh hưởng nhưng không nhiều đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng trong thời gian qua. 2.3.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô là một trong những những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo kết quả khảo sát có 4/4 ý kiến của QLKH đồng ý đây là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Trong giai đoạn 2011 – 2014 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thế giới nói cùng, nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Đây là yếu tố kìm hãm sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nền kinh tế vĩ mô tuy có ảnh hưởng nhưng không nhiều, trong những năm 2011 – 2014, doanh số cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn đạt mức khá cao với tốc độ tăng trưởng tốt. 2.3.1.3. Môi trường pháp lý Trong kết quả khảo sát có 1/4 (Chiếm tỷ lệ 25%) QLKH cho rằng môi trường phát lý ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng và đó cũng là ý kiến duy nhất cho rằng môi trường pháp lý là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Trên thực tế tại Việt Nam, dù hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện nhưng những quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống pháp luật Việt Nam có những quy định nghiêm minh tuy nhiên lại thiếu ổn định nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng. VIB Huỳnh Thúc Kháng là đơn vị kinh doanh của VIB nên hoạt động cho vay tại VIB Huỳnh Thúc Kháng chịu sự điều chỉnh của VIB và quy định của pháp luật. Vì vậy hoạt động cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng chịu ảnh hưởng từ môi trường pháp lý. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng đang là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng và mang lại những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế nên bản thân VIB cũng như Nhà nước luôn tạo điều kiện phát triển hoạt động động này. 2.3.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng Theo khảo sát trong quá trình thực hiện khóa luận có 4/4 QLKH nhận định tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. 43
  55. TP.HCM là thành phố năng động, phát triển mạnh về kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng của khách hàng luôn ở mức cao so với những tỉnh thành khác. Chính vì vậy, đây là điều kiện lý tưởng để VIB Huỳnh Thúc Kháng nói riêng và VIB nói chung tập trung phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Có thể kết luận địa bàn hoạt động của VIB Huỳnh Thúc Kháng thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại đơn vị. 2.3.1.5. Mức độ cạnh tranh giữa các TCTD Với vị trí nằm ngay trung tâm quận 1, TP.HCM nên xung quanh VIB Huỳnh Thúc Kháng có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng cũng như TCTD khác. Nên mức độ cạnh tranh giữa các TCTD mà VIB Huỳnh Thúc Kháng gặp phải ở mức khá cao. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến phân khúc thị trưởng của VIB Huỳnh Thúc Kháng. Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đang tập trung vào 2 phân khúc chính, đó là: - Khách hàng có nhu cầu mua ô tô - Khách hàng có nhu cầu mua nhà phố Với việc chủ động xác định phân khúc thị trường nên trong thời gian qua VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn chủ động trong việc phát triển khách hàng, đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Theo kết quả khảo sát có 1 QLKH cho rằng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng. 2.3.2. Yếu tố chủ quan 2.3.2.1. Năng lực và uy tín của các TCTD - Nguồn vốn: Nguồn tiền cho vay của VIB Huỳnh Thúc Kháng chủ yếu từ hai nguồn chính: Nguồn vốn huy động Nguồn vốn vay từ hội sở Theo khảo sát có 1 QLKH đồng ý rằng nguồn vốn là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Trên thực tế, nguồn vốn cũng là yếu tố ảnh hưởng tuy không nhiều đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại các đơn vị kinh doanh của ngân hàng. Hiện tại nguồn vốn huy động tại VIB Huỳnh Thúc Kháng rất thấp do hạn chế về lãi suất và những chính sách liên quan nên hầu hết nguồn vốn cho vay đều được vay từ hội 44
  56. sở với mức lãi suất mua vốn nội bộ với lãi suất cao hơn nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của đơn vị. - Nhân lực Quy mô và chất lượng QLKH tại VIB Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng. Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng có 5 QLKH, trong đó có 3 QLKH là những người có kinh nghiệm lâu năm, có mối quan hệ rộng. GĐ NHBL VIB Huỳnh Thúc Kháng - anh Thân Trọng Trung Việt là người có kinh nghiệm điều hành, kiểm soát tín dụng nên chất lượng các khoản vay luôn được đảm bảo. Nguồn nhân lực của VIB Huỳnh Thúc Kháng hiện đang đáp ứng tương đối nhu cầu phát triển cho vay của đơn vị. Chính vì vậy hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng là một trong những đơn vị phát triển doanh số đứng đầu toàn hàng. Theo kết quả khảo sát có 3 QLKH nhận định nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng. - Mạng lưới hoạt động VIB Huỳnh Thúc Kháng là đơn vị kinh doanh của VIB nên không có mạng lưới hoạt động riêng lẻ. Do vậy mạng lưới hoạt động không ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Tuy nhiên, hệ thống VIB có mạng lưới hoạt động phủ khắp là tiền để hỗ trợ VIB Huỳnh Thúc Kháng trong công tác QLKH và các DVKH. - Công nghệ Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đang sử dụng hệ thống Core Banking cùng với hệ thống VIB. Hệ thống Core Banking này là hệ thống tiên tiến được nhập khẩu từ Nga và được qua chỉnh sửa bởi các chuyên gia để phù hợp với tình hình hoạt động của VIB. Với hệ thống Core Banking này, VIB Huỳnh Thúc Kháng hoàn toàn chủ động trong việc mở rộng hệ thống khách hàng và tăng số lượng và giảm thời gian giao dịch để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng. Trong khảo sát có 1 kết quả đồng ý hệ thống công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng. Trên thực tế đúng là hệ thống công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như thời gian phê duyệt, thời gian giao dịch, thời gian chuyển khoản, giải ngân 45
  57. Đây là những vấn đề khách hàng vay vốn tiêu dùng thường quan tâm nên có thể nói công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB. - Uy tín Uy tín của ngân hàng là nhân tố tác động tích cực đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Uy tín ở đây không chỉ là uy tín của VIB mà còn là uy tín của VIB Huỳnh Thúc Kháng cũng như cán bộ QLKH. Thông thường khách hàng luôn chọn ngân hàng để vay dựa trên 3 yếu tố ưu tiên từ trên xuống dưới: Ngân hàng dựa trên mối quan hệ Ngân hàng dựa trên yêu thích Ngân hàng dựa trên số liệu Trong 3 yếu tố trên, 2 yếu tố đầu tiên chính là uy tín của ngân hàng, của QLKH trong lòng khách hàng. Chính vì vậy yếu tố uy tín của ngân hàng có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Năm 2011, VIB Huỳnh Thúc Kháng được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Trung Tâm Thẻ VIB TP.HCM. Trải qua 4 năm hoạt động, VIB Huỳnh Thúc Kháng đã xây dựng thành công hình ảnh của đơn vị trong lòng khách hàng. Trong kết quả khảo sát có 3/4 ý kiến đồng ý uy tín của ngân hàng ảnh hương đến hoạt động cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng. 2.3.2.2. Chiến lược và chính sách tín dụng của TCTD - Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh của VIB Huỳnh Thúc Kháng là đánh mạnh sản phẩm tín dụng cá nhân bao gồm cho vay mua nhà, mua xe, vay tiêu dùng Việc xác định chiến lược phù hợp là tiền đề để mở rộng hoạt động cho vay tại đơn vị. Nếu trong năm 2011 chiến lược của VIB Huỳnh Thúc Kháng là tập trung vào BĐS thì đến nay đã có nhiều thay đổi đáng kể. Hiện tại sản phẩm tiêu dùng liên quan đến BĐS vẫn được VIB Huỳnh Thúc Kháng mở rộng triển khai nhưng bên cạnh đó kết hợp sản phẩm xe và tiêu dùng để bổ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng. Với những thay đổi chiến lược kinh doanh, VIB Huỳnh Thúc Kháng đã có những đột biến mạnh trong doanh số cho vay tiêu dùng trong thời gian vừa qua. - Chính sách, quy định của TCTD 46
  58. VIB Huỳnh Thúc Kháng là đơn vị kinh doanh của VIB nên những chính sách, quy định của VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn tuân thủ quy định của VIB. Tuy nhiên, trong phạm vị được ủy quyền của GĐ NHBL là những yếu tố khá quan trọng trong việc cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh khác trong hệ thống hoặc các ngân hàng khác. Trong những năm gần đây, VIB luôn đưa ra những gói lãi suất khá tốt nhằm cạnh tranh trong phân khúc cho vay tiêu dùng. Gần đây nhất là gói lãi suất 5.99% cố định trong 6 tháng đầu tiên được công bố trong chương trình “Khuyến mãi mùa thu” của VIB. Với sự hỗ trợ của các gói lãi suất thấp, VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong việc vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, VIB Huỳnh Thúc Kháng có thẩm quyền cá nhân có thể hỗ trợ khách hàng trong một số trường hợp cụ thể nên luôn được khác hàng tin tưởng, ủng hộ. Theo khảo sát đây là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng với 75% ý kiến QLKH tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Không chỉ chính sách tín dụng là nhân tố trực tiếp tác động đến mở rộng cho vay, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng gián tiếp tác động đến mở rộng cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm 2.3.2.3. Chất lượng cho vay Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và chất lượng khoản vay tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông thường, ở những đơn vị phát triển đột biến hoạt động cho vay tiêu dùng thường dẫn đến nợ xấu làm ảnh hưởng ngược lại đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Tại VIB hiện đang áp dụng tiêu chuẩn đánh giá khách hàng theo tiêu chính 5C+2 bao gồm: - Cá tính (Character) - Năng lực (Capacity) - Điều kiện (Conditions) - Tài sản đảm bảo (Collateral) - Vốn (Capital): - Hiểu biết của QLKH về khách hàng - Những tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Việc áp dụng tiêu chí 5C + 2 vào quyết định cho vay làm giảm mức độ rủi ro tối thiểu cho VIB. 47
  59. Trên thực tế, VIB Huỳnh Thúc Kháng đã áp dụng thành công quản trị rủi ro vào hoạt động cho vay nên trong nhiều năm liền tỷ lệ nợ xấu tại VIB Huỳnh Thúc Kháng luôn ở mức thấp kiểm soát được. Với kinh nghiệm điều hành và kiểm soát tín dụng theo mô hình 3 cấp tại VIB Huỳnh Thúc Kháng là điều kiện tiên quyết để mở rộng phát triển cho vay trong tương lai. 48
  60. CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Nhận xét chung về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng VIB Huỳnh Thúc Kháng trong những năm gần đây là một trong những đơn vị hàng đầu trong hệ thống VIB với doanh số cho vay hơn 700 tỷ trong đó có hơn 450 tỷ vay tiêu dùng. Hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đang quản lý hơn 257 khách hàng vay tiêu dùng. Lượng khách hàng và doanh số cho vay này đang phát triển từng ngày nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ QLKH của VIB Huỳnh Thúc Kháng. Bên cạnh đó phải kể đến sự hỗ trợ từ những đối tác liên kết, những đơn vị, phòng ban trong cùng hệ thống và quan trọng là sự ủng hộ của khách hàng trong hoạt động cho vay. Có thể nói VIB Huỳnh Thúc Kháng là đơn vị hội đủ điều kiện để tăng trưởng mạnh mảng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Để đạt được điều toàn thể VIB Huỳnh Thúc Kháng còn phải cần nhiều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt là công tác khắc phục những vấn đề đang tồn tại hiện tại của đơn vị trong thời gian tới để đạt được hiệu quả hoạt động tốt nhất. 3.2. Những giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng Với sự hỗ trợ tích cực từ những điều kiện môi trường xung quanh, hiện tại VIB Huỳnh Thúc Kháng là một trong những đơn vị vững mạnh hàng đầu của hệ thống với doanh số cho vay và tốc độ phát triển tương đối cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng kể, VIB Huỳnh Thúc Kháng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất định trong thời gian tới. Việc tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn, thiếu sót hiện tại và phát huy tích cực những thế mạnh vốn có là một yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay của VIB Huỳnh Thúc Kháng. Trong giới hạn của khóa luận này, sinh viên thực hiện đã nghiên cứu tìm hiểu một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng trong thời gian tới, trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm giảm những ảnh hưởng tiêu cực và gia tăng ảnh hưởng tích cực của các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của VIB Huỳnh Thúc Kháng trong thời gian tới. 3.2.1. Các giải pháp liên quan đến các yếu tố khách quan 3.2.1.1. Môi trường chính trị, xã hội 49
  61. Môi trường chính trị, xã hội mang tính chất rộng lớn đã thoát khỏi phạm vị kiểm soát của VIB Huỳnh Thúc Kháng. Với môi trường chính trị xã hội hiện tại đang hỗ trợ tích cực trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Tuy không kiểm soát được yếu tố này, nhưng VIB Huỳnh Thúc Kháng có thể đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hoặc hạn chế những ảnh hưởng tốt hoặc xấu của môi trường chính trị xã hội đến hoạt động cho vay của VIB, nhất là hoạt động vay tiêu dùng đang nắm vay trò chủ đạo tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Một số kiến nghị như sau: - Kiến nghị đến Nhà nước: Môi trường chính trị xã hội không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng mà còn ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể nhằm ổn định tình hình chính trị xã hội trong nước và tránh những ảnh hướng tiêu cực từ tình hình thế giới đến Việt Nam. Có được như vậy Việt Nam mới thật sự là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước. - Kiến nghị với VIB Huỳnh Thúc Kháng: Môi trường chính trị xã hội là môi trường chung của mọi tổ chức, cá nhân. VIB Huỳnh Thúc Kháng tuy không thể kiểm soát hết môi trường này nhưng VIB Huỳnh Thúc Kháng có thể kiểm soát môi trường trong đơn vị của mình. Về cơ bản, môi trường làm việc bên trong VIB Huỳnh Thúc Kháng cũng chính là môi trường chính trị xã hội riêng của đơn vị. Sự ổn định môi trường nội bộ là cần và đủ để phát triển hoạt động cho vay tại đơn vị. 3.2.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đế hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng. Cùng với nền kinh tế thị trường, môi trường kinh tế vĩ môn chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. VIB Huỳnh Thúc Kháng không thể kiểm soát hết được môi trường kinh tế vĩ mô nhưng có thể làm giảm hoặc tăng những ảnh hưởng của nó đến hoạt động cho vay của VIB Huỳnh Thúc Kháng. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất đối với các ảnh hưởng của yếu tố này là yếu tố thẩm định khách hàng và nhận định thị trường của mỗi cá nhân QLKH. VIB Huỳnh Thúc Kháng phải tập trung nâng cao trình độ thẩm định và nhận định thị trường của mỗi cá nhân QLKH nhằm hạn chế cho vay ở phân khúc thị trường thiếu ổn định. 3.2.1.3. Môi trường pháp lý 50
  62. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng chịu nhiều rủi ro từ môi trường xung quanh. Việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý của Nhà nước có thể giúp VIB Huỳnh Thúc Kháng có thể chủ động hơn và giải được nhiều rủi ro liên quan. Về cơ bản khung pháp lý hiện tại liên quan đến hoạt động cho vay đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nhiều phát sinh, chính vì vậy VIB Huỳnh Thúc Kháng nên chủ động nhận dạng những rủi ro liên quan nhằm tránh ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của đơn vị. 3.2.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng Địa bàn hoạt động của VIB Huỳnh Thúc Kháng nằm tại TP.HCM nên VIB Huỳnh Thúc Kháng được hỗ trợ tích cực từ yếu tố tập quán vay vốn, tiêu dùng. TP.HCM là thành phố năng động, phát triển mạnh về kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng của khách hàng luôn ở mức cao so với những tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, niềm tin của khách hàng dành cho VIB Huỳnh Thúc Kháng cũng ảnh hưởng không kém đến hoạt động cho vay của đơn vị. Chính vì vậy, VIB Huỳnh Thúc Kháng có thể xây dựng và cải thiện hình ảnh của mình tốt hơn để tận dụng niềm tin của khách hàng vào hoạt động cho vay. 3.2.1.5. Mức độ cạnh tranh giữa các TCTD Với vị trí nằm ngay trung tâm quận 1, TP.HCM nên xung quanh VIB Huỳnh Thúc Kháng có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng cũng như TCTD khác. Nên mức độ cạnh tranh giữa các TCTD mà VIB Huỳnh Thúc Kháng gặp phải ở mức khá cao. Phân khúc khách hàng của VIB Huỳnh Thúc Kháng tập trung vào 2 nhóm đối tượng mua xe và mua nhà. Tuy việc phân khúc khách hàng như vậy là tương đối hợp lý nhưng VIB Huỳnh Thúc Kháng dễ gặp rủi ro khi có biến động về lượng khách hàng mua xe hoặc BĐS đóng băng. Vì vậy để hạn chế tối đa trong thời gian tới, VIB Huỳnh Thúc Kháng cần xây dựng phân khúc khách hàng phân bổ ở những sản phẩm theo tỷ lệ nhất định để phòng tránh các rủi ro liên quan. 3.2.2. Yếu tố chủ quan 3.2.2.1. Năng lực và uy tín của các TCTD - Nguồn vốn: Hiện tại nguồn vốn từ huy động tại VIB Huỳnh Thúc Kháng đang rất hạn chế do lãi suất huy động thấp nên nguồn vốn cho vay của VIB Huỳnh Thúc Kháng chủ yếu chỉ từ 51
  63. nguồn vốn vay từ hội sở là chủ yếu. Tuy nhiên, do mặt bằng lãi suất vay hội sở cao hơn nhiều mặt bằng lãi suất huy động tại đơn vị nên dẫn đến tình trạng giá vốn tăng cao, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị và ảnh hưởng ngược đến hoạt động cho vay. Để khắc phục tình trạng này, VIB Huỳnh Thúc Kháng nên đề nghị hội sở thực hiện 2 vấn đề sau: Tăng lãi suất huy động vốn Giảm lãi suất mua bán vốn nội bộ Tuy nhiên, do tình hình lãi suất VIB Huỳnh Thúc Kháng hiện đang áp dụng lãi suất tiết kiệm 12 tháng để điều chỉnh nên việc điều chỉnh lãi suất ở kỳ hạn này làm ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay. Do vậy, VIB Huỳnh Thúc Kháng chỉ nên kiến nghị tăng lãi suất huy động vốn kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng nhằm thu hút được lượng tiền huy động mà không làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của lãi suất. - Nhân lực Quy mô và chất lượng hiện tại của cán bộ tín dụng tại VIB Huỳnh Thúc Kháng có thể đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đơn vị trong thời gian tới. Tuy nhiên, song song với việc phát triển cho vay tiêu dùng, VIB Huỳnh Thúc Kháng cần thực hiện một số việc sau: Nâng cao năng lực thẩm định, năm bắt thông tin và chăm sóc khách của cán bộ QLKH tại đơn vị. Nâng cao trình độ nhận thức pháp luật của VIB Huỳnh Thúc Kháng nhằm hạn chế rủi ro liên quan đến pháp lý trong hoạt động cho vay. - Mạng lưới hoạt động Hệ thống VIB có mạng lưới hoạt động phủ khắp là tiền để hỗ trợ VIB Huỳnh Thúc Kháng trong công tác QLKH và các DVKH. Trước những yêu cầu phát triển của nền kinh tế, VIB Huỳnh Thúc Kháng cần kiến nghị mở rộng mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị, phòng ban trong hệ thống để công tác hỗ trợ hoạt động cho vay được tốt nhất. - Công nghệ Hệ thống công nghệ VIB Huỳnh Thúc Kháng đang sử dụng được áp dụng công nghệ tiến tiến với mức độ bảo mật cao. Tuy nhiên trên thực tế công việc hệ thống này thường xuyên bị lỗi hoặc xử lý chậm gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay 52
  64. tại đơn vị. VIB Huỳnh Thúc Kháng cần có kiến nghị nâng cấp bảo trì hệ thống thường xuyên để đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc. Bên cạnh đó việc QLKH tại VIB Huỳnh Thúc Kháng chưa có phần mềm hỗ trợ, chủ yếu chỉ dựa vào thủ công nên khi lượng khách hàng ngày càng lớn rất khó khăn để quản lý. VIB Huỳnh Thúc Kháng cần tìm giải pháp thích hợp trong việc QLKH vay vốn tại đơn vị. - Uy tín Uy tín của VIB Huỳnh Thúc Kháng được đo lường bằng mức độ hài lòng của khách hàng đối với đơn vị. Tuy hiện nay VIB Huỳnh Thúc Kháng có độ hài lòng khá tốt nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết kịp thời theo yêu cầu khách hàng hoặc có những sai sót của cán bộ nhân viên VIB Huỳnh Thúc Kháng. Chính vì vậy việc tập trung giải quyết khiếu nại khách hàng là nhiệm vụ đầu tiên và hàng đầu của công tác phát triển khách hàng nhằm mở rộng hoạt động cho vay. 3.2.2.2. Chiến lược và chính sách tín dụng của TCTD - Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh hiện tại của VIB Huỳnh Thúc Kháng khá phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của đơn vị. Việc tập trung vào phân khúc tiêu dùng với những sản phẩm xe Ô tô, nhà đất hiện đang là xu thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, VIB Huỳnh Thúc Kháng nên xây dựng nhiều hơn những quan hệ đối tác với các dự án nhà đất và các doanh nghiệp kinh doanh xe. Hiện tại đối tác BĐS dự án của VIB Huỳnh Thúc Kháng còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng trong khi thì trường BĐS thời gian gần đây hồi phục khá nhanh chóng và hiện đã chiếm phần lớn lượng nhà đất bán ra trong toàn TP.HCM. - Chính sách, quy định của TCTD Chính sách, quy định của VIB liên quan đến hoạt động cho vay hiện tại tương đối thoáng. Tuy nhiên còn một số điểm chưa thể cạnh tranh so với những đơn vị khác như: Giải ngân phong tỏa trong giao dịch mua bán nhà qua ngân hàng: Hiện tại nhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách giải ngân trực tiếp khi có hợp đồng mua bán nhà đất, trong khi đó tại VIB chỉ được giải ngân vào tài khoản phỏng tỏa của bên bán tại VIB. Điều này gây khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng vay vốn mua nhà. VIB Huỳnh Thúc Kháng nên có kiến nghị sửa đổi để phù hợp với tình hình hiện tại của đơn vị. 53
  65. Hoa hồng môi giới thấp hoặc không có đối với môi giới nhà đất tự do nên không hấp dẫn được các đơn vị, cá nhân liên kết với VIB. VIB Huỳnh Thúc Kháng nên kiến nghị hội sở cân đối nguồn để hỗ trợ hoa hồng môi giới nhằm thu hút đối tác liên kết với VIB. 3.2.2.3. Chất lượng cho vay Chất lượng khoản vay của VIB Huỳnh Thúc Kháng đang ở mức khá tốt khi tỷ lệ nợ xấu năm 2014 chỉ ở mức 0,15%. Kiểm soát được chất lượng khoản vay như trên là do VIB Huỳnh Thúc Kháng đang kiểm soát rủi ro ở mức tốt với mô hình kiểm soát ba cấp bao gồm: - Cấp 1: QLKH - Cấp 2: Cấp phê duyệt bao gồm: GĐ NHBL, GĐ vùng, Tái thẩm định. - Cấp 3: Kiểm soát tuân thủ. Để phát huy tốt hơn nữa kiểm soát chất lượng khoản vay, VIB Huỳnh Thúc Kháng cần tập trung nâng cao năng lực thẩm định của QLKH và kiểm soát từ GĐ NHBL. Bên cạnh đó, VIB Huỳnh Thúc Kháng cần có những biện pháp thu hồi nợ xấu hiệu quả để thu hồi những khoản nợ đã quá hạn. 54
  66. KẾT LUẬN Với những kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh, VIB Huỳnh Thúc Kháng hiện đang là một trong những đơn vị kinh doanh hàng đầu hệ thống VIB với mức doanh số cho vay đạt trên 700 tỷ, trong đó hơn 450 tỷ vay tiêu dùng. VIB Huỳnh Thúc Kháng còn thành công trong việc trong việc kiểm soát nợ xấu đạt 0,15% vào năm 2014. Tổng tài sản tại thời điểm 2014 đạt 725 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 11,7 tỷ năm 2014. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, VIB Huỳnh Thúc Kháng còn có những hạn chế nhất định trong hoạt động cho vay tiêu dùng: - Công tác thẩm định và quản khách hàng cá nhân còn khó khăn do chưa năm bắt kịp thời thông tin về khách hàng. - Doanh số cho vay phát triển ổn định trong thời gian qua, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa đồng đều, chưa có những đột phá trong hoạt động cho vay tiêu dùng. - Trình độ cán bộ thẩm định còn hạn chế, chưa nắm bắt được hết những thông tin thị trường. - Công tác quản lý nợ xấu đạt kết quả tốt, tuy nhiên việc xử lý nợ đang rất khó khăn, chưa tìm ra giải pháp thích hợp. - Một số quy định, chính sách của VIB chưa phù hợp với thực tế nên gây khó khăn trong công tác cho vay. 55
  67. PHỤ LỤC A BÁO CÁO TỔNG HỢP VIB HUỲNH THÚC KHÁNG 56
  68. PHỤ LỤC B KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB HUỲNH THÚC KHÁNG 61
  69. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc Hội, Luật các TCTD, 2010. [2] Ngân hàng Nhà Nước, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, 2001 [3] Ngân hàng Nhà Nước, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 2 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, 2005. [4] Ngân hàng Nhà Nước, Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 5 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 QD 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, 2005. [5] Ngân hàng Nhà Nước, Thông tư số 33/2011/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, 2011. [6] Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ NHTM, NXB Lao Động – Xã Hội. [7] PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình NHTM, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. [8] Công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam (2012), “Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Quảng Trị”, 03/12/2012. [9] Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (2015), [10] Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (2014), Báo Cáo Tài Chính Năm 2014 [11] VIB Huỳnh Thúc Kháng (2012), Báo cáo tổng hợp 2012, Lưu hành nội bộ. [12] VIB Huỳnh Thúc Kháng (2013), Báo cáo tổng hợp 2013, Lưu hành nội bộ. [13] VIB Huỳnh Thúc Kháng (2014), Báo cáo tổng hợp 2014, Lưu hành nội bộ. 70