Khóa luận Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – chi nhánh Hoa Việt - PGD Ngô Quyền

pdf 91 trang Gia Huy 24/05/2022 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – chi nhánh Hoa Việt - PGD Ngô Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_huy_dong_von_tai_ngan_hang_tmc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – chi nhánh Hoa Việt - PGD Ngô Quyền

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT - PGD NGÔ QUYỀN Ngành: Tài chính ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S PHẠM HẢI NAM Sinh viên thực hiện : TRẦN MỸ HỒNG MSSV: 1154021412 Lớp: 11DTNH1 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT - PGD NGÔ QUYỀN Ngành: Tài chính ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S PHẠM HẢI NAM Sinh viên thực hiện : TRẦN MỸ HỒNG MSSV: 1154021412 Lớp: 11DTNH1 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Hồng ii
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã giảng dạy cho em trong suốt thời gian qua. Các thầy cô đã truyền đạt và giúp em củng cố những kiến thức cơ bản về chuyên ngành mà nhóm đã được học, đồng thời cũng giúp đỡ cho nhóm nâng cao trình độ kiến thức của mình trong các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Em cũng chân thành cảm ơn Th.S Phạm Hải Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, giúp cho em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận. Đồng thời em cũng rất cảm ơn Ban giám đốc, trưởng phòng và toàn thể anh chị trong các phòng ban của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền đã tạo điều kiện, cung cấp cho em những tư liệu cần thiết, và hướng dẫn em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này. TPHCM , ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Trần Mỹ Hồng iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN : Họ và tên sinh viên : MSSV : Lớp : Thời gian thực tập: Từ đến Tại đơn vị: . Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện : 1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định: Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn : Thường xuyên Ít liên hệ Không 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, ngày . tháng .năm 201 Giảng viên hƣớng dẫn v
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PGD Phòng giao dịch NHNN Ngân hàng nhà nước TMCP Thương mại cổ phần TK TGTT Tài khoản tiền gửi thanh toán SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại HĐV Huy động vốn TGNH Tiền gửi ngắn hạn TGTH Tiền gửi trung hạn TGDH Tiền gửi dài hạn CPVHĐ Chi phí vốn huy động TNV Tổng nguồn vốn SGTT Sài Gòn Thương Tín SPDV Sản phẩm dịch vụ vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Doanh số của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt từ năm 2012 – năm 2014 Bảng 2.2: Huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014 Bảng 2.3 : Huy động vốn theo nghiệp vụ huy động từ năm 2012 – năm 2014 Bảng 2.3 : Tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn từ năm 2012 – năm 2014 Bảng 2.4 : Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng từ năm 2012 – năm 2014 Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014 Bảng 2.6: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn Bảng 2.7: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn Bảng 2.9: Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn vii
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mạng lưới hoạt động của Sacombank Biểu đồ 2.2: Tình hình nhân sự của ngân hàng Sacombank- chi nhánh Hoa Việt Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014 Biểu đồ 2.4 : Tình hình huy động vốn từ tiền gửi từ năm 2012 – năm 2014 Biểu đồ 2.5 : Tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 – năm 2014 Biểu đồ 2.6 : Tình hình huy động vốn từ tiền gừi và tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 – năm 2014 Biểu đồ 2.7: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng từ năm 2012 – năm 2014 Biểu đồ 2.8: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn Biểu đồ 2.10: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn Biểu đồ 2.11: Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn viii
  9. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM 3 1.1 NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 3 1.1.1 Khái niệm NHTM 3 1.1.2 Các loại hình NHTM 3 1.1.3 Chức năng của NHTM 4 1.1.4 Các nghiệp vụ của NHTM 5 1.1.5 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 6 1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM 6 1.2.1 Khái niệm về vốn của NHTM 6 1.2.1.1 Nguồn vốn tự có 7 1.2.1.2 Nguồn vốn huy động 7 1.2.1.3 Vốn vay 7 1.2.1.4 Nguồn vốn khác 8 1.2.2 Khái niệm về huy động vốn 8 1.2.3 Các hình thức huy động vốn 8 1.2.3.1 Phân loại theo thời gian 8 1.2.3.2 Phân loại theo đối tượng 9 1.2.3.3 Phân loại theo nghiệp vụ huy động 10 1.2.3.4 Phân loại theo loại tiền 12 1.2.4 Vai trò của huy động vốn 12 1.2.4.1 Đối với nền kinh tế 12 ix
  10. 1.2.4.2 Đối với ngân hàng 13 1.2.4.3 Đối với khách hàng 13 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn 13 1.2.5.1 Các nhân tố bên ngoài 13 1.2.5.2 Các nhân tố bên trong 15 1.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 16 1.2.6.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 16 1.2.6.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 17 1.2.6.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn 17 1.2.6.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT – PGD NGÔ QUYỀN 19 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 19 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 19 2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển 20 2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và cốt lõi 25 2.1.4 Bằng khen và giải thưởng 25 2.1.5 Cơ cấu tổ chức 26 2.1.6 Phương thức kinh doanh trong và ngoài nước 28 2.16.1 Chovay 28 2.1.6.2 Huy động vốn 29 2.1.6.3 Hoạt động dịch vụ 30 2.1.6.4 Hoạt động thanh toán quốc tế 30 x
  11. 2.1.6.5 Hoạt động thẻ 31 2.1.6.6 Hoạt động ngân hàng điện tử 31 2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt 31 2.2.1 Lịch sử hình thành 31 2.2.2. Cơ cấu tổ chức 32 2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 33 2.2.4 Tình hình nhân sự 35 2.2.5 Doanh số của Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt từ năm 2012 – năm 2014 35 2.3 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền năm 2012 – năm 2014 37 2.3.1 Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014 37 2.3.2 Tình hình huy động vốn theo nghiệp vụ huy động từ năm 2012 – năm 2014 40 2.3.3 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng từ năm 2012 – năm 2014 44 2.3.4 Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014 46 2.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 48 2.3.5.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 48 2.3.5.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 50 2.3.5.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn 51 2.3.5.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn 52 xi
  12. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT – PGD NGÔ QUYỀN 55 3.1 Nhận xét 55 3.1.1 Ưu điểm 55 3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 56 3.2 Giải pháp 58 3.3 Kiến nghị 64 3.3.1 Đối với Nhà nước 64 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 65 3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP SGTT 65 3.3.4 Đối với Ngân hàng TMCP SGTT – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền 66 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC xii
  13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, các thành phần kinh tế đang ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình để đóng góp thêm cho sự phát triển của đất nước. Các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất đang được xây dựng ngày càng nhiều để phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng cũng đang ngày càng mạnh mẽ, các ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ để cạnh tranh với nhau. Trong đó hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ yếu nhất của các ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một ngân hàng định hướng phát triển theo hướng là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, nên ngân hàng chủ yếu tập trung vào hoạt động huy động vốn. Vốn không những giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng sẽ lấy nguồn vốn ở đâu để thực hiện kinh doanh của mình, làm sao để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với nhiều kỳ hạn và nhiều mức lãi suất khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động tại các ngân hàng, vì thế mà em chọn đề tài “ Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Do thời gian thực tập có giới hạn cụng như hạn hẹp về mặt lí luận và khả năng phân tích nên bài làm không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đón góp của quý thầy cô cùng các anh chị trong ngân hàng để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm hiểu thực tế hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền trong ba năm 2012 – 2014 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng. 3. Phạm vi nghiên cứu 1
  14. Đề tài phân tích tập trung vào tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền trong ba năm 2012, 2013 và 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu sơ cấp: tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn thực tập. Thu thập dữ liệu thứ cấp: tham khảo các số liệu từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh tại ngân hàng, kết hợp với các thông tin trên website ngân hàng, internet, sách tham khảo về hoạt động huy động vốn. So sánh các số liệu qua từng năm để đánh giá hiệu quả huy động vốn. 5. Kết cấu đề tài Khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận NHTM và hoạt động huy động vốn tại NHTM  Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền  Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền 2
  15. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM 1.1 NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm NHTM Theo khoản 2, điều 4, chương 1 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 có định nghĩa về Ngân hàng: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. Trong các loại hình ngân hàng, NHTM là loại hình kinh doanh điển hình. Hệ thống các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển vốn với các chủ thể có nhu cầu vốn. Theo khoản 3, điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 định nghĩa về NHTM: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh tiền tệ, với nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.1.2 Các loại hình NHTM  Căn cứ vào hình thức hoạt động, NHTM được phân chia thành: NHTM nhà nước: là NHTM do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn. NH liên doanh: là NH được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. 3
  16. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của NH nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được NH nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là NH được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ).  Căn cứ vào chiến lược kinh doanh, NHTM gồm 3 loại hình: NH bán buôn: là NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng chủ yếu là công ty. NH bán lẻ: là NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân. NH vừa bán buôn vừa bán lẻ: là NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng là công ty và cá nhân. Hầu hết các NHTM hiện nay đều thực hiện loại hình vừa bán buôn vừa bán lẻ.  Căn cứ vào tính chất kinh doanh, NHTM gồm 2 loại hình: NH chuyên doanh: là ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh, chỉ cung cấp một số dịch vụ nhất định. NH tổng hợp: là ngân hàng cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng.  Căn cứ vào quan hệ tổ chức, NHTM được phân thành: NH hội sở: là nơi tập trung quyền lực cao nhất và cung cấp đầy đủ hơn các hoạt động dịch vụ ngân hàng. NH chi nhánh (cấp 1, cấp 2): cung cấp các hoạt động dịch vụ ngân hàng ít hơn so với Hội sở, thường tập trung vào các hoạt động huy động vốn, thanh toán, cho vay. Phòng giao dịch: thực hiện các hoạt động dịch vụ của ngân hàng như huy động vốn, thanh toán, cho vay. 1.1.3 Chức năng của NHTM NHTM đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội là do 3 chức năng của NHTM. NHTM là một trung gian tín dụng: đây được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM. NHTM là cầu nối giữa những người dư thừa vốn và những người có nhu cầu về vốn. NHTM huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân dưới hình thức 4
  17. gửi tiết kiệm sau đó cho những người có nhu cầu vay lại. Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể tạo lợi ích cho cả người gửi tiền và người đi vay. NHTM là một trung gian thanh toán: ở chức năng này, NHTM được xem như là thủ quỹ cho doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. NHTM cung cấp cho khách hàng các phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, các loại thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. Khách hàng có thể lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán phù hợp. Qua đó, khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, lại đảm bảo việc thanh toán được an toàn và nhanh chóng. NHTM có chức năng tạo bút tệ, góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển của nền kinh tế. Tạo bút tệ là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Hiện nay, NHTM tạo bút tệ thông qua hai cơ chế, một là thông qua các sản phẩm hiện đại của ngân hàng như là thẻ tín dụng, thấu chi, hai là thông qua cơ chế phát hành tiền gửi. 1.1.4 Các nghiệp vụ của NHTM NHTM là loại hình ngân hàng đa dạng nhất, nhưng dù ở bất cứ loại hình nào thì NHTM cũng có ba nghiệp vụ. Nghiệp vụ Tài sản Nợ: đây là nghiệp vụ tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, bao gồm nguồn vốn tự có, huy động vốn, vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác, tiếp nhận vốn và các nguồn vốn khác. Nghiệp vụ Tài sản Có: đây là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng, bao gồm mua tài sản cố định, thiết lập dự trữ bắt buộc, cấp tín dụng, đầu tư khác. Nghiệp vụ trung gian: NHTM là đơn vị trung gian cung ứng cho khách hàng các dịch vụ lien quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn tài chính. 5
  18. 1.1.5 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế Ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế: trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân muốn thực hiện sản xuất kinh doanh nhưng lại không có đủ nguồn vốn để mua các nguyên vật liệu, bất động sản, máy móc thiết bị, vậy họ phải làm sao để có được nguồn vốn? Trong khi đó, một bộ phận dân cư gồm các tổ chức và cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi, lại không có ý định kinh doanh. Ngân hàng đã huy động các nguồn vốn nhàn rỗi đó dưới các hình thức như gửi tiết kiệm có lãi vốn đó để thực hiện cho vay đối với những người đang có nhu cầu vốn. Chính nhờ vào hoạt động tín dụng của ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp có thể phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động cho nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường: kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hợp tác phát triển với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, doanh nghiệp phải có một nguồn vốn mạnh để đầu tư. Ngân hàng là nơi có nguồn vốn mạnh, có thể giúp cho doanh nghiệp vay vốn để phát triển việc kinh doanh của mình. Có thể thấy được ngân hàng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển của các doanh nghiệp ở thị trường kinh tế Việt Nam. Ngân hàng thương mại là công cụ để Ngân hàng nhà nước điều tiết nền kinh tế: hiện nay, NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế trên cả nước, cho nên NHNN có thể thông qua hoạt động của NHTM để điều tiết nền kinh tế. Thông qua hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông. Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường. Việc điều tiết nền kinh tế thông qua NHTM đạt hiệu quả nên được NHNN thường xuyên sử dụng. 1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM 1.2.1 Khái niệm về vốn của NHTM Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Thực chất 6
  19. vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng gửi vào Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Vốn của NHTM bao gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn vay và nguồn vốn khác. 1.2.1.1 Nguồn vốn tự có Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia và một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN. Vốn tự có được hình thành từ nguồn vốn của chủ sở hữu khi ngân hàng mới thành lập và nguồn vốn bổ sung hằng năm từ lợi nhuận kinh doanh, từ vốn góp thêm của chủ sở hữu. Tuy vốn tự có có tỷ trọng nhỏ, nhưng có tính ổn định cao và không ngừng gia tăng nên nó giữ vai trò rất quan trọng. NHTM thường dùng vốn tự có để đầu tư vào tài sản cố định, cấp tín dụng trung dài hạn và đầu tư vào các lĩnh vực khác. 1.2.1.2 Nguồn vốn huy động Vốn huy động là vốn của các chủ thể trong nền kinh tế được ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng kinh doanh trong một thời gian nhất định sau đó sẽ hoàn trả gốc và lãi cho chủ sở hữu. Ngân hàng huy động vốn thông qua nhận tiền gửi, nhận tiết kiệm của khách hàng, phát hành chứng từ có giá. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng mà không ổn định. Vốn huy động được dùng để thiết lập dự trữ và cấp tín dụng cho nền kinh tế. 1.2.1.3 Vốn vay Vốn vay là vốn tài trợ từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác cho NHTM để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản. Nguồn hình thành vốn vay gồm có:  Vay trong nước: vay từ các NHTM khác, vay trên thị trường liên ngân hàng, vay từ ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NHTM có thể đi vay các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Đây là nuồn vốn có tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, NHTM chỉ sử dụng nguồn 7
  20. vốn này khi thực sự cần thiết, vì nó có chi phí cao hơn các nguồn vốn huy động khác. NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn, vay thanh toán, vay ngắn hạn bổ sung. Tuy nhiên NHNN có cho NHTM vay hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách tiền tệ, hạn mức tín dụng  Vay nước ngoài: vay từ các NHTM nước ngoài, vay từ các tổ chức Tài chính tiền tệ quốc tế như WB, IMF. 1.2.1.4 Nguồn vốn khác Ngoài các nguồn vốn trên, NHTM còn có các nguồn vốn khác như vốn trong thanh toán, nguồn vốn ủy thác đầu tư .Ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn này để kinh doanh trong khoảng thời gian và điều kiện nhất định. NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân bà thu hộ, các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán như séc, tiền ký quỹ. Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả cũng góp phần làm tăng nguồn huy động trong công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. 1.2.2 Khái niệm về huy động vốn Huy động vốn là việc ngân hàng thương mại nhận các khoản tiền từ khách hàng trên nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi để hình thành nên nguồn vốn huy động đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng, chiếm trên 90% tổng vốn của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. 1.2.3 Các hình thức huy động vốn 1.2.3.1 Phân loại theo thời gian Phân loại vốn huy động theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng. 8
  21.  Huy động ngắn hạn Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng thương mại thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán với thời hạn dưới 1 năm. Phần lớn số vốn vày được dùng để cho vay ngắn hạn hoặc được chuyển hoán kì hạn để thực hiện cho vay trung hạn. Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp và tính ổn định không cao.  Huy động trung hạn Đây là nguồn huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn và các nghiệp vụ nhận tiền gửi trung hạn với thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Nguồn vốn này được NHTM sử dụng cho các doanh nghiệp vay trung hạn với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Lãi suất huy động trung hạn cao hơn lãi suất của huy động ngắn hạn.  Huy động dài hạn Đây là hình thức ngân hàng huy động vốn với thời hạn trên 5 năm, thời gian dài nên ngân hàng có được nguồn vốn ổn định để phục vụ cho kinh doanh khác, nên lãi suất mà ngân hàng phải trả cho khách hàng cao hơn ngắn hạn và trung hạn. 1.2.3.2 Phân loại theo đối tƣợng  Huy động vốn từ cá nhân Ngân hàng thường huy động vốn từ các tầng lớp dân cư, cá nhân. Do người dân sở hữu một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn, ngân hàng đã huy động tập hợp lại các nguồn vốn nhàn rỗi đó thông qua các hình thức tiền gửi và gửi tiết kiệm, trả lãi suất cho người dân, để dùng số vốn đó cho các khách hàng có nhu cầu vốn vay lại. Nguồn vốn này khá ổn định.  Huy động vốn từ doanh nghiệp Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các đơn vị này thường phải gửi một số tiền tại ngân hàng để thuận tiện trong việc thanh toán. NHTM sẽ là một trung gian tài chính, thực hiện việc mở tài khoản, nhận tiền gửi và đáp ứng các yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Do chu kỳ gửi tiền rút tiền của các doanh nghiệp khác nhau, dù cho doanh nghiệp này cần rút tiền thanh toán thì cũng sẽ 9
  22. có doanh nghiệp khác gửi tiền vào, nên sẽ giúp cho ngân hàng có được một lượng vốn khá lớn với chi phí thấp. 1.2.3.3 Phân loại theo nghiệp vụ huy động  Huy động từ tiền gửi  Huy động từ tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi huy động các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng, mà khi gửi vào, khách hàng chỉ được rút ra sau một khoảng thời gian nhất định. Do có thời hạn nên ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng được nguồn vốn này, nhưng ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Chính vì vậy khách hàng khi gửi tiền ngoài mục đích vì an toàn còn vì mục tiêu sinh lợi, thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Hiện nay các ngân hàng đưa ra nhiều kỳ hạn khác nhau để thuận tiện cho khách hàng muốn gửi ngắn hạn hay trung dài hạn, với các kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Với mỗi kỳ hạn khác nhau thì ngân hàng sẽ đưa ra các mức lãi suất khác nhau, thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.  Huy động từ tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng gửi tiền có thể sử dụng khoản tiền gửi đó vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần phải thông báo cho ngân hàng. Mục đích của các khoản tiền gửi này là để thuận tiện thanh toán chứ không vì mục đích lãi suất nên ngân hàng áp dụng mức lãi suất rất thấp. Do không được hưởng lãi cao nên khách hàng thường duy trì số dư tài khoản không nhiều, chỉ đủ để đáp ứng các hoạt động thanh toán của họ. Ngoài hình thức gửi tiền và rút tiền bằng tiền mặt, khách hàng có thể sử dụng phương thức chuyển khoản thông qua séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của từng khách hàng không lớn, nhưng số lượng khách hàng rất lớn, ngân hàng huy động được vốn khá cao nếu ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm, mở rộng hệ thống mạng lưới nhiều hơn nữa.  Huy động từ tiền gửi tiết kiệm  Huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm, mà khách hàng chỉ gửi vào tài khoản tiết kiệm trong một khoảng thời gian xác định và chỉ được rút ra sau 10
  23. thời điểm đáo hạn. Loại tiền gửi này dành cho các khách hàng chủ yếu là cá nhân vì mục đích an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai, cho nên lãi suất cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng gửi tiền. Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng như lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, mức lãi suất được thay đổi theo kỳ hạn gửi, gửi thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Tính chất của loại tiền gửi này là chỉ được rút khi đến thời điểm đáo hạn, tuy nhiên để khuyến khích và thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn cho phép khách hàng được rút tiền trước thời hạn nhưng không được tính lãi suất có kỳ hạn mà chỉ được tính theo lãi suất không kỳ hạn.  Huy động từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền mặt vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần thông báo trước cho ngân hàng. Tính chất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giống như tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra vào bất cứ lúc nào cho nên lãi suất áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng thấp, khách hàng chủ yếu là cá nhân gửi tiền với mục đích là an toàn.  Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiết kiệm, các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá. Phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động vốn không thường xuyên của ngân hàng thông qua việc phát hành chứng khoán nợ, trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác của tổ chức phát hành đối với người mua. Phân loại giấy tờ có giá:  Căn cứ vào thời hạn: Giấy tờ có giá ngắn hạn: là GTCG có thời hạn dưới 1 năm như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Giấy tờ có giá dài hạn: là GTCG có thời hạn từ 1 năm trở lên như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.  Căn cứ vào quyền sở hữu: 11
  24. Giấy tờ có giá ghi danh: là GTCG có xác định cụ thể tên người sở hữu, phát hành theo hình thức chứng chỉ có ghi tên người sở hữu hoặc ghi sổ. Giấy tờ có giá vô danh: là GTCG không xác định cụ thể tên người sở hữu, phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. GTCG vô danh thuộc quyền sở hữu của người đang nắm giữ GTCG đó.  Căn cứ vào công cụ trên thị trường vốn: GTCG thuộc công cụ Nợ: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. GTCG thuộc công cụ Vốn: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường. Huy động vốn qua phát hành GTCG có hiệu quả khá cao ở các NHTM. Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm thích hợp, ngân hàng cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh. Ngân hàng xác định rõ quy mô huy động vốn, loại tiền huy động và đưa ra mức hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng. 1.2.3.4 Phân loại theo loại tiền  Huy động vốn bằng nội tệ Đây là hình thức huy động chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động huy động của ngân hàng. Nguồn vốn nội tệ VNĐ là nguồn vốn chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sử dụng vốn đầu tư trong nước, cho vay các doanh nghiệp và cá nhân.  Huy động vốn bằng ngoại tệ Bên cạnh việc huy động vốn bằng nội tệ, hiện nay tất cả các ngân hàng đều có huy động vốn bằng ngoại tệ như USD, CAD, EUR tuy nhiên tỷ trọng vốn ngoại tệ huy động được không nhiều so với vốn nội tệ. Ngân hàng có thể huy động vốn bằng ngoại tệ thông qua việc gửi tiết kiệm ngoại tệ, nhận kiều hối, thu đổi ngoại tệ, và dùng nguồn vốn ngoại tệ để thực hiện việc thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. 1.2.4 Vai trò của huy động vốn 1.2.4.1 Đối với nền kinh tế 12
  25. Vốn huy động có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. NHTM đã thông qua hoạt động huy động vốn đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. NHTM cần phải nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn nhiều hơn nữa. 1.2.4.2 Đối với ngân hàng Trong các hoạt động của NHTM, ta có thể thấy hoạt động tín dụng và huy động vốn chiếm tỷ trọng cao. Vậy để thực hiện được hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải có vốn, mà các NHTM đa phần đều sử dụng vốn huy động. Huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có bước khởi động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng, góp phần giải quyết được “đầu vào” của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc ngân hàng huy động được nhiều vốn với chi phí thấp, chứng tỏ ngân hàng có chiến lược thu hút nguồn vốn hợp lý và đo lường được uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, vì ngân hàng có uy tín thì khách hàng mới tin tưởng gửi tiền. 1.2.4.3 Đối với khách hàng Trước đây, khi hoạt động ngân hàng chưa phát triển mạnh, người dân thường có thói quen giữ tiền tiết kiệm trong nhà, vừa không an toàn vừa không sinh lời được. Với sự phát triển của ngân hàng, hiện nay người dân đã bắt đầu có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Qua đó thấy được ngân hàng cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Khi để tiền ở nhà, người dân sẽ không được an toàn, cho nên ngân hàng chính là một nơi rất an toàn để khách hàng cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngân hàng cũng sẽ giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng. 1.2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn 1.2.5.1 Các nhân tố bên ngoài 13
  26.  Chu kỳ phát triển kinh tế Hoạt động huy động vốn luôn chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, lạm phát, tình trạng thất nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển, người dân sẽ có điều kiện tích lũy nhiều hơn, như vậy sẽ tạo thuận lợi cho ngân hàng thu hút vốn nhiều hơn. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng lên, việc kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, việc thu hút vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng không tốt.  Môi trường pháp lý Ở bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào đều có phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, vì nó ảnh hưởng đến hoạt động tiền tệ trong cả nước. Mội trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nước ta có các luật liên quan đến ngân hàng như Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật dân sự. Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của NHTM so với vốn tự có, quy định mức cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, quy định về việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.  Môi trường cạnh tranh Hiện nay sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước ngày càng mạnh mẽ, do các ngân hàng ngày càng được thành lập nhiều, tính chất hoạt động lại giống nhau nên việc làm thế nào để thu hút khách hàng là rất quan trọng. Các NHTM không chỉ cạnh tranh với ngân hàng trong nước mà còn chịu sức ép từ các ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính, bảo hiểm. Sự cạnh tranh gay gắt làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn hơn, đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường và đưa ra những sản phẩm đa dạng hơn để thu hút vốn của khách hàng.  Môi trường văn hóa – xã hội Hoạt động của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Việt Nam, bởi các phong tục tập quán, thói quen hàng ngày, trong đó hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng nhất. Ở nền văn hóa phương Tây, việc sử dụng thẻ trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, thanh toán hàng ngày rất phổ biến, nên việc huy động vốn của ngân hàng ở nước ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở nước ta, việc sử dụng thẻ còn hạn 14
  27. chế, người dân có thói quen dùng tiền mặt để trang trải cho việc sinh hoạt, mua bán, nên ngân hàng gặp không ít khó khăn để huy động vốn, đặc biệt là ở các vùng quê sâu xa, việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng là xa lạ đối với người dân nơi đó. 1.2.5.2 Các nhân tố bên trong  Chính sách lãi suất Lãi suất chính là một yếu tố có tác động mạnh đến huy động vốn của ngân hàng thương mại, nhất là đối với các sản phẩm dịch vụ mà khách hàng mong muốn có lợi nhuận cao. Các ngân hàng luôn cạnh tranh về lãi suất, hy vọng có thể thu hút nhiều vốn hơn từ khách hàng, khách hàng luôn so sánh lãi suất giữa các ngân hàng và có thể rút vốn từ ngân hàng có lãi suất thấp gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn, điều này làm cho vốn của ngân hàng không ổn định. Ngân hàng cần phải tính toán, đưa ra mức lãi suất vừa có tính cạnh tranh vừa có chi phí thấp nhất mà ngân hàng còn có lãi, vừa phải phù hợp với mức lãi suất mà ngân hàng nhà nước ấn định.  Các hình thức huy động vốn và chất lượng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thực hiện việc huy động vốn từ các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. Với nhiều sản phẩm đa dạng, khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với mình. Bên cạnh đó, ngân hàng nên đưa ra các sản phẩm phù hợp cho các lứa tuổi, các sản phẩm đặc thù phù hợp cho khu vực hoạt động. Với những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn, giao dịch thời gian dài với ngân hàng, ngân hàng nên có mức lãi suất ưu đãi hơn và tặng những món quà nhỏ. Để việc hoạt động huy động vốn được thực hiện tốt hơn, thì việc nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ là yếu tố rất quan trọng. Ngân hàng phải đưa ra các dịch vụ tiện lợi, thuận tiện cho khách hàng, đơn giản trong các thao tác thực hiện. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng cần phải đưa ra được các chiến lược quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.  Cơ sở vật chất và công nghệ, hệ thống các mạng lưới Ngoài việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ, ngân hàng cần phải nâng cao cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại. Khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng, có đầy đủ cơ sở vật chất, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Việc đầu tư công nghệ cũng cần phải được nâng cao thường xuyên, ngân hàng cần hiện đại hóa công nghệ, giảm 15
  28. bớt quy trình phức tạp, thực hiện giao dịch nhanh và chính xác, khách hàng yên tâm hơn về giao dịch của mình. Hệ thống mạng lưới của ngân hàng càng rộng càng nhiều thì càng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhất là ở các khu vực trung tâm thành phố, các khu đông dân cư sinh sống, tạo thuận lợi hơn cho việc huy động vốn. Ngân hàng cần phải mở rộng thêm mạng lưới ở các khu vực miền núi, vùng quê, để các khách hàng có nhu cầu giao dịch ở những khu vực đó được thuận tiện.  Đội ngũ nhân viên Để việc kinh doanh của ngân hàng được ngày càng phát triển, ngoài việc có các sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại, thì ngân hàng cần phải có một đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ chuyên môn cao, giúp cho ngân hàng có thể giải quyết các công việc nhanh chóng, chính xác. Ngoài trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố chính để giữ khách hàng. Khách hàng muốn được phục vụ với thái độ vui vẻ, tôn trọng khách, giải đáp được các vấn đề thắc mắc của khách, cho nên ngân hàng cần đào tạo cán bộ nhân viên về trình độ lẫn thái độ phục vụ. 1.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 1.2.6.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động Tốc độ tăng trưởng VHĐ = Ngoài việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động, ngân hàng cũng cần đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng như thế nào. Các NHTM thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn để đánh giá quy mô huy động vốn. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch HĐV= 16
  29. 1.2.6.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn Vốn huy động / tổng nguồn vốn = Chỉ tiêu này cho thấy được khả năng huy động vốn của ngân hàng, tỷ số càng cao thì cho thấy vốn huy động càng ổn định, đáp ứng được nhu cầu cho vay đối với khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng có thể dùng vốn huy động để đầu tư hoặc kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. 1.2.6.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn Chi phí HĐV / Tổng nguồn vốn = Chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi. Chi phí trả lãi mà ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên lãi suất mà ngân hàng công bố cho khách hàng, nó phụ thuộc vào các yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi. Chi phí phi lãi là chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí mua máy móc thiết bị. Chi phí trả lãi chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng chi phí huy động vốn. Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn cho thấy cứ một đồng vốn mà ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả, chi phí ngân hàng phải chi ra thấp, đảm bảo cho hoat động của ngân hàng có lợi nhuận. 1.2.6.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn TG ngắn hạn / tổng tiền gửi = TG trung dài hạn / tổng tiền gửi = Hai chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng huy động vốn chủ yếu ở kỳ hạn nào. Tiền gửi ngắn hạn hoặc là tiền gửi trung dài hạn sẽ chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng tiền gửi mà ngân hàng huy động được. Cơ cấu nguồn vốn huy động trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn, vì nguồn vốn trung dài hạn sẽ ổn định hơn, ngân hàng có thể dùng nguồn vốn đó để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nếu nguồn vốn 17
  30. ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng, khách hàng có thể sẽ rút vốn trong một thời gian ngắn gửi tại ngân hàng, ngân hàng khó có thể dùng nguồn vốn đó để lập các kế hoạch kinh doanh. 18
  31. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT – PGD NGÔ QUYỀN 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Tên giao dịch: Sacombank Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Điện thoại: (+84) 83 9320 420 Fax: (+84) 83 9320 424 Email: info@sacombank.com Website: www.sacombank.com.vn Logo: Ngày thành lập: 21/12/1991 Vốn điều lệ: 12.425.115.900.000 đồng (tại thời điểm 06/01/2015) Thời điểm niêm yết: 02/06/2006 SWIFT code: SGTTVNVX Mã số thuế: 0301103908 Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 0301103908 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp (đăng kí lần đầu ngày 13/01/1992, đăng kí thay đổi lần thứ 34 ngày 22/06/2012) Ngành nghề sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận ĐKKD: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi 19
  32. Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác Hoạt động bao thanh toán 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 1991: 21/12/1991, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia, với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước. 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. 1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân 20
  33. hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài. 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói. 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ). 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại. 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank- SBS. 2007: Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ. Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên. 2008 21
  34. Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng. Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ. Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào. 2009: Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước. 2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020. 2011: Ngày 03/03/2011, khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý tài sản Sacombank Imperial nhằm cung cấp những giải pháp tài chính trọn gói phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và tài sản lớn nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách có hiệu quả nhất. Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và 22
  35. nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương. Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ- CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011. 2012: Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố. Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do và tính thanh khoản cao. Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường. Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank. Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng. 2013: Là “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2013” do Tạp chí The Asset và Tạp chí International Finance Magazine (IFM) bình chọn. Các giải thưởng này đã khẳng định uy tín, sức cạnh tranh nổi bật của Sacombank và chiến lược hoạt động hiệu quả của Sacombank qua các thời kỳ. Tháng 12/2013, Sacombank đưa vào sử dụng hệ thống Internet Banking phiên bản mới với nhiều tính năng hiện đại và vượt trội. 23
  36. 2014: Tháng 01/2014, ông Chea Chanto - Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia cùng Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Quốc gia Campuchia và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Sacombank. Ngày 25/03/2014, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014, Sacombank đã thông qua kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tăng vốn điều lệ và sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2014; thông qua việc từ nhiệm thành viên HĐQT và chủ trương cho Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào Sacombank cũng như các nội dung liên quan đến công tác điều hành và quản trị. Tháng 03/2014, Sacombank hợp tác với tổ chức thẻ quốc tế MasterCard triển khai dịch vụ Chấp nhận thẻ qua điện thoại thông minh smartphone (Sacombank mPOS). Tiếp tục tích cực trong các hoạt động chia sẻ cùng cộng đồng, tính đến tháng 04/2014, Sacombank đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 14 nhà vệ sinh công cộng miễn phí tại TP.HCM, TP.Đà Lạt, TP.Vũng Tàu, TP.Vĩnh Long, TP.Cao Lãnh và huyện Phú Quốc, góp phần nâng cao ý thức văn minh đô thị của người dân. Nhằm tiếp sức cho các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. các thuyền viên, ngư dân, hộ ngư dân nghèo, tháng 05/2014, Sacombank đã quyên góp từ toàn thể hơn 11.000 CBNV ủng hộ vì Biển đảo Tổ quốc 1,7 tỷ đồng. Tháng 08/2014, Đảng bộ Sacombank được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Ngân hàng TP.HCM trao quyết định công nhận đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh năm 2013”. Được sự thống nhất của Đảng ủy Sacombank và Ban Thường vụ Đoàn khối Ngân hàng TP.HCM, Sacombank chính thức công bố thành lập Đoàn cơ sở Sacombank. Nhằm cung cấp thêm cho khách hàng phương tiện thanh toán hiện đại, tiện ích và an toàn, tháng 10/2014, Sacombank chính thức ra mắt thẻ thanh toán nội địa Sacombank Lào, thẻ thanh toán quốc tế Visa Sacombank Lào và thẻ tín dụng quốc tế Visa Sacombank Lào. 24
  37. Năm 2014 đánh dấu nhiều lễ ký kết, hợp tác giữa Sacombank và các tổ chức lớn như Hiệp hội Kế Toán Công Chứng Australia (CPA Australia), Tập đoàn Rabobank (Hà Lan), Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) 2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và cốt lõi Tầm nhìn Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Khu vực. Sứ mệnh Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích cho khách hàng; Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và cổ đông; Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho CBNV; Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. Giá trị cốt lõi Tiên phong mở đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thách thức để tiếp nối những thành công; Đổi mới và năng động để phát triển vững bền; Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục vụ khách hàng và quan hệ đối tác; Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; Tạo dựng sự khác biệt bằng tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và quản trị điều hành. 2.1.4 Bằng khen và giải thƣởng Qua các năm hoạt động, Sacombank đã dành được rất nhiều giải thưởng như: Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012 Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2013 25
  38. Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013 Top 10 Báo cáo thường niên Việt Nam xuất sắc nhất 2012 Xếp hạng thứ 13 trong Top 50 Báo cáo thường niên xuất sắc nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2012 Top 1000 Ngân hàng Thế giới Ngân hàng tốt nhất trong các thị trường mới nổi 2014 Giải vàng cho Báo cáo thường niên xuất sắc trong ngành 2013 2.1.5 Mạng lƣới hoạt động Ngân hàng TMCP có hệ thống phân phối lớn của Khu vực Đông Dương với 428 điểm giao dịch (tính đến ngày 08/11/2014) Tại 48/63 tỉnh thành trong cả nước:  Chi nhánh: 72 (3 chi nhánh đặc thù: chi nhánh 8/3 Hà Nội, chi nhánh 8/3 TP.HCM, chi nhánh Hoa – Việt)  Phòng giao dịch: 344  Quỹ tiết kiệm: 1 Tại Campuchia: 1 Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Campuchia và 7 chi nhánh. Tại Lào: 1 chi nhánh và 2 quầy giao dịch. Quan hệ với 14.331 đại lý, 805 ngân hàng và 82 quốc gia trên thế giới (tính đến ngày 30/09/2013) 26
  39. Biểu đồ 2.1: Mạng lƣới hoạt động của Sacombank Điểm giao dịch 450 424 428 408 416 400 366 350 310 300 247 250 207 200 159 150 103 90 100 75 55 50 35 0 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Qua biểu đồ, ta có thể thấy được địa bàn hoạt động của Sacombank qua mỗi năm đều tăng lên. Từ năm 2010 đến 2011, điểm giao dịch tăng mạnh từ 366 lên đến 408 điểm, và đến năm 2014, số lượng điểm giao dịch đã đạt đến 428 điểm. Do ngân hàng có xu hướng phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, muốn đưa tất cả các sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng Việt Nam nên việc gia tăng địa bàn hoạt động rất quan trọng, cho nên bên cạnh việc phát triển trong nước, Sacombank đã phát triển hoạt động sang Lào và Campuchia. Tháng 6/2009, Sacombank là Ngân hàng Việt Nam tiên phong mở rộng hoạt động đến Campuchia. Sau hơn 2 năm hoạt động được sự chấp thuận của Ngân hàng Quốc gia Campuchia và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,Sacombank đã chuyển đổi Chi nhánh tại Campuchia thành Ngân hàng con - Sacombank Cambodia Plc 100% vốn Sacombank nhằm đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của mình tại Campuchia nói riêng và tại khu vực Đông Dương nói chung. Qua đó, Sacombank có thêm điều kiện để cung ứng những sản phẩm dịch vụ tài chính tiện ích dành cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam – 27
  40. Campuchia, giới kiều bào và các tầng lớp dân cư Campuchia. Việc đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cấp các chi nhánh ở nước ngoài sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường và nâng cao uy tín, thương hiệu của Sacombank trong khu vực. 2.1.6 Phƣơng thức kinh doanh trong và ngoài nƣớc Với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu khu vực, các mảng kinh doanh của ngân hàng luôn nghiên cứu thị hiếu khách hàng, xu hướng nhu cầu để không những cải thiện những sản phẩm, dịch vụ hiện tại mà còn liên tục cho ra đời hàng loạt sản phẩm, dịch vụ mới thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với phương châm “mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng”, Sacombank không ngừng bổ sung, phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng phong phú hơn bao giờ hết. 2.1.6.1 Cho vay Khách hàng cá nhân:  Vay kinh doanh  Vay tiêu dùng  Vay mua nhà  Vay bảo đảm bằng thẻ tiền gửi  Vay tiểu thương chợ  Vay du học  Vay chứng minh năng lực tài chính  Vay mua xe ô tô  Vay phát triển kinh tế gia đình  Vay phát triển nông thôn  Cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp – chi nhánh 8/3 Khách hàng doanh nghiệp:  Cho vay bổ sung vốn lưu động SXKD, cho vay đầu tư, cho vay dự án  Cho vay kinh doanh trả góp DN vừa và nhỏ  Cho vay SXKD đáp ứng vốn kịp thời  Cho vay đại lý phân phối xe ô tô 28
  41.  Tài trợ mua xe ô tô doanh nghiệp  Cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp – chi nhánh 8/3  Cho vay SXKD nước mắm tại Huyện Phú Quốc  Thấu chi TK TGTT DN  Tài trợ SXKD xuất khẩu cà phê, thủy sản, gạo, điều, cao su  Tại trợ thương mại trong nước  Tại trợ L/C xuất khẩu  Chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất khẩu  Chiếu khấu bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu  Bảo lãnh  Bao thanh toán 2.1.6.2 Huy động vốn Khách hàng cá nhân:  Tiết kiệm không kỳ hạn  Tài khoản TGTT  Gói tài khoản IMAX  Tài khoản Âu Cơ  Tài khoản Hoa Lợi  Tiết kiệm nhà ở  Tiết kiệm có kỳ hạn  Tiết kiệm Phù Đổng  Tiết kiệm Trung hạn đắc lợi  Tiết kiệm có kỳ hạn ngày  Tiền gửi có kỳ hạn  Tiền gửi tương lai  Tiền gửi đa năng  Tiền gửi góp ngày 29
  42. Khách hàng doanh nghiệp  Tiền gửi thanh toán  Tiền gửi thanh toán Hoa Việt  Tiền gửi góp vốn cổ phần dành cho nhà đầu tư nước ngoài  Tiền gửi có kỳ hạn truyền thống  Tiền gửi đa năng  Gói sản phẩm dịch vụ Maxi  Gói sản phẩm dịch vụ Lotus  Gói sản phẩm dịch vụ dành cho tổ chức giáo dục  Gói The tour  Gói sản phẩm dịch vụ dành cho tổ chức y tế, dược phẩm 2.1.6.3 Hoạt động dịch vụ Dịch vụ chuyển tiền  Dịch vụ chi trả kiều hối IME  Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Xpress Money  Dịch vụ chi trả kiều hối May Bank  Chuyển tiền trong nước  Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài  Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam  Chuyển vàng nhanh trong nước  Chuyển tiền Bankdraft Chi trả hộ lương cán bộ - công nhân viên Thu chi hộ tiền bán hàng Dịch vụ trung gian thanh toán mua bán BĐS Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt Dịch vụ giữ hộ vàng 2.1.6.4 Hoạt động thanh toán quốc tế 30
  43. Chuyển tiền bằng điện (T/T) Chuyển tiền 01 giờ Nhờ thu Tín dụng chứng từ 2.1.6.5 Hoạt động thẻ Thẻ thanh toán Thẻ tín dụng Thẻ trả trước 2.1.6.6 Hoạt động ngân hàng điện tử Internet Banking Mobile Banking Phone Banking Dịch vụ SMA Các dịch vụ ứng dụng công nghệ Ngân hàng điện tử 2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – chi nhánh Hoa Việt 2.2.1 Lịch sử hình thành Hiện nay, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới và nước láng giềng Trung Quốc cũng như các quốc gia sử dụng tiếng Hoa đang ngày càng gia tăng mối quan hệ giao thương với Việt Nam. Tuy nhiên, khá nhiều các nhà đầu tư gặp khó khăn về ngôn ngữ trong giao dịch bởi tiếng Hoa chưa phải là ngôn ngữ phổ biến trong giao tế trên thế giới, ngay ở Việt Nam cũng chỉ tập trung xung quanh khu vực Chợ Lớn, TP. HCM. Bên cạnh đó, ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đội ngũ nhân viên phục vụ có khả năng sử dụng tiếng Hoa còn rất khiêm tốn, đa phần chỉ biết tiếng Quảng Đông và tiếng phổ thông. Nắm bắt những vấn đề đó, Sacombank đã nhanh chóng định hình về một mô hình chi nhánh chuyên phục vụ cho các đối tượng khách hàng chỉ sử dụng tiếng Hoa: từ tiếng phổ thông, Quan Thoại, Quảng Đông, cho đến tiếng Triều Châu, Phúc 31
  44. Kiến. Sacombank- Chi nhánh Hoa Việt với đội ngũ nhân viên không những lưu loát trong việc sử dụng Hoa ngữ, mà còn tích cực trau dồi kiến thức về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa để có thể hiểu và phục vụ khách hàng tận tâm nhất. Thêm vào đó, toàn bộ hình ảnh, đồng phục, cách trang trí của Chi nhánh đều mang dáng dấp văn hóa Trung Hoa. Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2007 tại địa chỉ 382A-B Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, dành riêng phục vụ cho các đối tượng kiều bào người Hoa hơn 500.000 người đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM, trong đó có đến 30% là doanh nghiệp do người Hoa làm chủ. Sự ra đời của Chi nhánh một lần nữa đã đánh dấu bước tiến nổi bật của Sacombank trong chiến lược hướng đến các mô hình ngân hàng chuyên biệt. Sacombank – Chi nhánh Hoa Việt không những đáp ứng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như các chi nhánh khác trên toàn hệ thống Sacombank, mà còn có những sản phẩm đặc trưng chỉ có tại Chi nhánh Hoa Việt như tiền gửi thanh toán Hoa Việt, dịch vụ vay Tốc Phát, tài khoản Hoa Lợi. Hiện nay, chi nhánh Hoa Việt có 2 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Ngô Quyền: 271 Ngô Quyền, P.6, Q.10 TP.HCM Phòng giao dịch Hàn Hải Nguyên: 278 – 280 Hàn Hải Nguyên, P.9, Q.11 TP.HCM 2.2.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh PGD Ngô Quyền Phòng kế toán và quỹ PGD Hàn Hải Nguyên Phòng xử lý giao dịch Phòng hành chánh 32
  45. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền Trưởng phòng Phó phòng Bộ phận xử lý Phòng kinh giao dịch doanh 2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Chức năng từng bộ phận: Giám đốc: có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị. Giám đốc chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho cán bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra, giám sát các nội dung đã được phân quyền. Phó giám đốc: có chức năng giúp Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc. Một phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý nội bộ, bao gồm các phòng ban hành chánh, kế toán và quỹ, kinh doanh, kiểm soát rủi ro, xử lý giao dịch. Một phó giám đốc chịu trách nhiệm về đối ngoại là quản lý hai phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh Hoa Việt. Phòng kinh doanh: thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng. Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đề xuất cho giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường sự cạnh tranh và phát triển thị phần. Phòng kế toán và quỹ: có chức năng hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác. Thu chi, xuất nhập 33
  46. tiền mặt, tài sản quý, chứng từ có giá; kiểm đếm phân loại, đóng bó tiền theo quy định, bảo quản, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. Phòng hành chánh: có chức năng quản lý công tác hành chánh như tiếp nhận, phân phối phát hành và lưu trữ văn thư, đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh, thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra còn có chức năng quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế, quy định liên quan đến nhân sự trong chi nhánh. Bên cạnh đó, phòng hành chánh còn giám sát hệ thống, bảo dưỡng trang thiết bị, hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc. Phòng giao dịch: thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy động tiền gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng, tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ, thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp cho yêu cầu địa bàn hoạt động. Bộ phận xử lý giao dịch gồm giao dịch viên và thủ quỹ. Giao dịch viên thực hiện thu chi tiền mặt, tiếp nhận và xử lý giao dịch cho khách hàng, thực hiện thanh toán quốc tế, mở sổ tiết kiệm, phối hợp với CVKH để thực hiện giải ngân cho vay. Thủ quỹ thực hiện thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo phân công, ủy quyền của cấp có thẩm quyền, kiểm đếm, đóng bó, giao nhận và vận chuyển tiền mặt đúng quy định. Phòng kinh doanh ở PGD Ngô Quyền gồm chuyên viên khách hàng và chuyên viên tư vấn. Chuyên viên khách hàng thực hiện lập các kế hoạch kinh doanh, giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng các loại sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thành các bộ hồ sơ chứng từ theo quy định, thực hiện chỉ tiêu bán hàng. Chuyên viên tư vấn thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng, bán hàng tại chỗ, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng, thực hiện công tác báo cáo chỉ tiêu theo chức năng đảm trách. 34
  47. 2.2.4 Tình hình nhân sự Biểu đồ 2.2: Tình hình nhân sự của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt Người 120 104 100 80 80 67 60 49 40 20 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Sacombank chi nhánh Hoa Việt hiện nay có 104 cán bộ công nhân viên, trình độ chuyên môn của nhân viên bao gồm cao đẳng, đại học và thạc sĩ. Nhân sự ở chi nhánh này đều ở độ tuổi trung bình từ 23 đến 28 tuổi, các nhân viên đều năng động, sáng tạo. Ngân hàng yêu cầu nhân viên phải có bằng cấp từ cao đẳng trở lên, học lực thuộc loại khá giỏi và có ngoại hình tốt, nên đa phần nhân sự ở chi nhánh đều có trình độ chuyên môn khá tốt. Điều này giúp cho chi nhánh ngày càng phát triển hơn nữa. Tình hình nhân sự ở chi nhánh Hoa Việt ngày càng tăng lên, mỗi năm chi nhánh đều tiếp nhận các thực tập viên tiềm năng, sau đó tuyển dụng lên nhân viên chính thức. Chi nhánh Hoa Việt thành lập từ năm 2007, đến năm 2014 đã phát triển lên đến 104 nhân sự, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá tốt, các nhân viên có nhiều kinh nghiệm, năng động. 2.2.5 Doanh số của Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt từ năm 2012 – năm 2014 35
  48. Bảng 2.1: Doanh số của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chênh lệch 2013/ 2012 2014/2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tuyệt % Tuyệt % đối đối I. Tổng thu 1.805.320 1.910.271 2.196.402 104.951 5.81 286.131 14.98 nhập 1. Thu nhập từ 1.214.728 1.304.379 1.472.351 89.651 7.38 167.972 12.88 lãi 2. Thu nhập 590.592 605.892 724.051 15.300 2.59 118.159 0.19 ngoài lãi II. Tổng chi 1.504.471 1.711.204 1.880.496 206.733 13.74 169.292 9.89 phí 1. Chi trả lãi 920.379 1.020.236 1.078.378 99.857 10.85 58.142 5.69 2. Chi phí 584.092 690.968 802.118 106.876 18.30 111.150 16.09 ngoài lãi Lợi nhuận 300.849 199.067 315.906 (101.782) (33.83) 116.839 58.69 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt tăng giảm qua 3 năm. Năm 2013 đạt 1.910.271 triệu đồng, tăng 104.951 triệu đồng tương đương 5.81% so với năm 2012, năm 2014, thu nhập tiếp tục tăng 286.131 triệu đồng so với năm 2013. Thu nhập của chi nhánh qua 3 năm đều khá ổn định, chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ổn định và ngày càng phát triển, tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng, thực hiện các kế hoạch kinh doanh khá tốt. Trong phần thu 36
  49. nhập, ta thấy thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Các khoản mục chi phí của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt gồm chi phí từ lãi và ngoài lãi. Chi phí qua 3 năm từ năm 2012 đến 2014 tăng từ 1.504.471 triệu đồng lên 1.880.496 triệu đồng. Thu nhập của ngân hàng tăng nên chi phí cũng tăng theo. Thu nhập và chi phí của ngân hàng ở 3 năm từ 2012 đến 2014 tăng, lợi nhuận của ngân hàng tăng theo. Năm 2013, lợi nhuận của chi nhánh Hoa Việt là 199.067 triệu đồng, giảm 101.782 triệu đồng tương đương với 33.83% so với năm 2012, năm 2014 đạt được 315.906 triệu đồng tương đương 58.69% so với 2013. Lợi nhuận năm 2013 giảm là do tổng chi phí bỏ ra khá cao, trong khi thu nhập tăng không đáng kể. Nhìn chung tình hình kinh doanh ở Sacombank – chi nhánh Hoa Việt khá tốt, có sự phát triển ổn định. Để có được kết quả này, Sacombank – chi nhánh Hoa Việt đã nỗ lực rất nhiều từ Ban lãnh đạo cho đến các cán bộ nhân viên của chi nhánh cũng như các phòng giao dịch trực thuộc. Mặt khác, Sacombank đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, sản phẩm tiền gửi với nhiều kỳ hạn, sản phẩm tiết kiệm, cho vay các tiểu thương ở chợ, đẩy mạnh cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Những sản phẩm này đã góp phần thu hút và giữ chân khách hàng, giúp cho thu nhập từ lãi của chi nhánh ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cũng đem đến phần thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. 2.3 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền năm 2012 – năm 2014 Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền, ta tìm hiểu các nguồn vốn huy động sau. 2.3.1 Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014 37
  50. Bảng 2.2: Huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Vốn huy động ngắn hạn 186.894 43.52% 201.089 46.49% 248.964 49.66% Vốn huy động trung hạn 72.145 16.80% 74.886 15.75% 68.109 13.59% Vốn huy động dài hạn 170.432 39.68% 199.521 41.96% 184.237 36.75% Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.310 100% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) 248964 250000 201089 199521 200000 186894 184237 170432 Vốn huy động ngắn hạn 150000 Vốn huy động 100000 trung hạn 72145 74886 68109 Vốn huy động 50000 dài hạn 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) 38
  51. Về vốn huy động ngắn hạn: năm 2012 ngân hàng huy động được 186.894 triệu đồng, tương đương 43.52% tổng vốn huy động. Đến năm 2013 vốn ngắn hạn tăng lên 201.089 triệu động, chiếm 46.49% tổng vốn huy động và năm 2014 đạt 248.964 triệu đồng, tương đương 49.66% tổng vốn huy động. Vậy là từ năm 2012 đến năm 2014, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn. Về vốn huy động trung hạn: ngân hàng huy động được 72.145 triệu đồng vào năm 2012, chiếm 16.8% tổng vốn huy động. Năm 2013 đạt được 74.886 triệu đồng, chiếm 15.75%. Năm 2014 giảm còn 68.109 triệu đồng, tương đương 13.59% tổng vốn huy động. Về vốn huy động dài hạn: Năm 2012 ngân hàng đạt được 170.432 triệu đồng, chiếm 39.68% tổng vốn huy động, đến năm 2013 tăng lên 199.521 triệu đồng, chiếm 41.96% tổng vốn huy động, năm 2014 ngân hàng huy động được 184.237 triệu đồng, chiếm 36.75% tổng vốn huy động, giảm nhẹ so với năm 2013. Ở bảng số liệu này ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014, ngân hàng chú trọng tập trung huy động vốn ngắn hạn. Ngân hàng phát huy tốt các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn, chi phí ngân hàng phải trả cho khách hàng thấp hơn so với vốn trung hạn và dài hạn, nhưng mà do tính chất của vốn ngắn hạn thường không ổn định, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nên ngân hàng khó có thể dùng nguồn vốn ngắn hạn để thực hiện cho vay trung dài hạn, chỉ có thể thực hiện cho vay các khoản ngắn hạn. Về tỷ trọng vốn trung hạn và dài hạn thì thấp so với ngắn hạn, ngân hàng cần phải quan tâm và đưa ra nhiều sản phẩm hơn để thu hút được nguồn vốn trung hạn và dài hạn. Năm 2014, tình hình huy động vốn dài hạn thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng năm 2012 là 39.68%, đến năm 2014 chỉ còn 36.75%. Việc giảm tỷ trọng vốn dài hạn như vậy sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện cho vay trung dài hạn. Vì vốn dài hạn sẽ ổn định hơn so với ngắn hạn, nên ngân hàng yên tâm dùng số vốn này để khách hàng vay và đưa ra thêm nhiều kế hoạch kinh doanh khác hơn nữa. Nhìn tổng quát thì ngân hàng thực hiện việc huy động vốn theo thời gian khá tốt, các sản phẩm của ngân hàng thường tập trung ở kì hạn ngắn như ngân hàng vẫn thu hút được thêm nhiều khách hàng gửi vốn ngắn hạn bằng các chương trình như “Sinh nhật vui 39
  52. – Xuân hạnh phúc”, chương trình lì xì đầu năm 2015 “Lộc xuân may mắn”, “Hè rộn ràng – Ngàn niềm vui”, đặc biệt ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền nằm trong khu vực người Hoa sinh sống nhiều nên ngân hàng cũng đưa ra sản phẩm đặc thù cho người dân sinh sống nơi đây như tài khoản Hoa Lợi, tiền gửi thanh toán Hoa Việt, qua đó ngân hàng thu hút được thêm một bộ phận khách hàng, tăng thêm nguồn vốn huy động ngắn hạn cho ngân hàng. Ngân hàng có các sản phẩm trung dài hạn như Tiết kiệm Trung hạn đắc lợi, Tiết kiệm Phù đổng, Tiền gửi tương lai, nhưng do ngân hàng chưa phổ biến rộng rãi các sản phẩm cho khách hàng nên nhiều khách hàng chưa biết đến sản phẩm, do đó việc huy động vốn trung dài hạn chưa đạt hiệu quả cao. 2.3.2 Tình hình huy động vốn theo nghiệp vụ huy động từ năm 2012 – năm 2014 Bảng 2.3: Huy động vốn theo nghiệp vụ huy động từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng HĐV từ tiền 149.033 34.70% 186.465 39.21% 194.292 38.76% gửi HĐV từ TG 80.381 18.72% 101.419 21.33% 108.924 21.73% có kỳ hạn HĐV từ TG 68.652 15.99% 85.046 17.89% 85.368 17.03% không kỳ hạn 280.438 65.30% 289.031 60.79% 307.018 61.24% HĐV từ TGTK HĐV từ 171.328 39.89% 191.339 40.24% 220.401 43.97% TGTK có kỳ hạn HĐV từ 109.110 25.41% 97.692 20.55% 86.617 17.28% TGTK không kỳ hạn Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.310 100% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) 40
  53. Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn từ tiền gửi từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) 120000 108924 101419 100000 85368 80381 85046 80000 68652 Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn 60000 Huy động vốn từ tiền 40000 gửi không kỳ hạn 20000 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Từ năm 2012 đến năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn ở Sacombank – PGD Ngô Quyền cũng tăng trưởng cùng với tiền gửi không kỳ hạn.Năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn chỉ ở mức 80.381 triệu đồng, đến năm 2014, tăng lên 108.924 triệu đồng, chiếm 21.73% tổng vốn huy động. Do Sacombank có nhiều loại hình tiền gửi có kỳ hạn như tiền gửi góp ngày, tiền gửi tương lai, tiền gửi có kì hạn ngày, việc đa dạng sản phẩm tiền gửi giúp thu hút được nhiều khách hàng, bên cạnh đó, khi tham gia sản phẩm, ngân hàng còn miễn phí một số dịch vụ cho khách hàng như dịch vụ Alert và các dịch vụ khác tùy theo loại sản phẩm. Bên cạnh đó cho thấy được hiệu quả của chính sách lãi suất tiền gửi có kỳ hạn nhằm thu hút vốn huy động này. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, cho nên lãi suất loại tiền gửi này không cao, mức lãi suất mà Sacombank áp dụng cho loại tiền gửi này chỉ ở mức 0.3%. Mục đích của khách hàng là nhằm hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không vì lãi suất. Qua bảng số liệu trên, ta thấy tiền gửi không kì hạn ở PGD Ngô Quyền từ năm 2012 đến 2014 đều tăng. Năm 2012, mức tiền gửi chỉ ở mức 68.652 triệu đồng, đến năm 2013 đã tăng lên đến 85.046 triệu đồng, tương đương với 17.89% tổng vốn huy 41
  54. động. Sang đến năm 2014, mức tiền gửi chỉ tăng nhẹ, đến 85.368 triệu đồng, chiếm 17.03% tổng vốn huy động. Việc thu hút được khách hàng gửi tiền không kỳ hạn là do ngân hàng tiến hành áp dụng cải tiến các dịch vụ của ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối như mạng ATM, dịch vụ Mobile Banking SMS, dịch vụ Internet Banking, phát huy được nhiều tính ưu việt cũng như tạo cho khách hàng sự thoải mái, nhanh chóng khi giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng thực hiện lắp đặt nhiều trụ ATM nên khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào cũng được, không nhất thiết phải vào ngân hàng. Đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có một dịch vụ là Cardless – chuyển tiền qua thẻ, nhận bằng di động, dịch vụ này giúp cho người nhận tiền dù không có tài khoản tại Sacombank nhưng vẫn có thể ra ATM rút tiền được. Chính vì có những dịch vụ tiện lợi này nên thu hút được nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở Sacombank. Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) 250000 220401 191339 200000 171328 150000 109110 97692 86617 HĐV từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 100000 HĐV từ tiền gửi tiết 50000 kiệm không kỳ hạn 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) 42
  55. Trong các loại sản phẩm huy động vốn thì sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại PGD Ngô Quyền là thu hút được nhiều khách hàng nhất, huy động vốn nhiều nhất. Mục tiêu mà khách hàng lựa chọn hình thức tiền gửi này là có được lợi tức theo định kì gửi nên lãi suất đóng vai trò rất quan trọng. Năm 2012, ngân hàng huy động được 171.328 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 191.339 triệu đồng và đến năm 2014 đã tăng lên đến mức 220.401 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43.97%. Sự tăng trưởng này là do ngân hàng đã biết cách xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng như là gửi tiết kiệm để tham dự cào trúng thưởng, quay số. Bên cạnh đó, ngân hàng đưa ra nhiều kỳ hạn để khách hàng có thể lựa chọn. Khách hàng gửi tiền từ 500 triệu đồng trở lên được ngân hàng cộng thêm một biên độ lãi suất. Quy trình thực hiện mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn tại Sacombank nhanh gọn, không phức tạp nên cũng tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, Ngân hàng đưa các kỳ hạn gửi tiết kiệm ngắn hạn như một tuần, hai tuần, để khách hàng vừa được hưởng lãi suất có kỳ hạn vừa có thể rút tiền ra khi cần thiết. Chính vì sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại Sacombank có nhiều tính chất ưu đãi và đa dạng nên doanh số chiếm tỷ trọng khá cao. Nhìn bảng số liệu, ta có thể thấy tiền gửi tiết kiệm không kì hạn so với tiền gửi thì thấp hơn, do người dân gửi tiền chủ yếu là muốn an toàn và tiện lợi chứ không vì lãi suất. Chính vì lãi suất của ngân hàng ở sản phẩm này không cao nên việc huy động từ sản phẩm từ năm 2012 đến năm 2014 giảm. Năm 2013, ngân hàng huy động được 97.692 triệu đồng, giảm 11.418 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2014, lượng tiền huy động được là 86.617 triệu đồng, giảm 11.075 triệu đồng so với năm 2013. Điều này cho thấy ngân hàng chưa có những biện pháp tích cực để phổ biến loại sản phẩm này đến người dân. Cũng như loại tiền gửi không kì hạn, lãi suất của tiết kiệm không kì hạn không cao, nhưng do nhiều tiện ích và có thể rút ra bất cứ lúc nào nên cũng thu hút được một phần khách hàng. 43
  56. Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động vốn từ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) 350000 307018 280438 289031 300000 250000 194292 186465 Huy động vốn từ 200000 tiền gửi 149033 150000 Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm 100000 50000 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Nhìn vào biểu đồ ta thấy ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm nhiều hơn so với tiền gửi thanh toán. Do tiền gửi thanh toán có lãi suất thấp hơn, nhưng ở vị trí của khách hàng thì khách hàng gửi tiền hy vọng được hưởng lãi cao, nên các sản phẩm tiền gửi thanh toán của ngân hàng chưa đủ thu hút khách hàng. Tuy nhiên lượng vốn huy động được từ tiền gửi thanh toán cũng khá ổn định, do khách hàng có nhu cầu thực hiện các khoản thanh toán mua sắm, chuyển tiền. Về tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng có các sản phẩm đa dạng dành cho các lứa tuổi, chẳng hạn như Tiết kiệm Phù đổng dành cho các bé thiếu nhi, Tiết kiệm Trung niên Phúc Lộc dành cho các khách hàng lớn tuổi, điều đó giúp thu hút thêm nhiều bộ phận khách hàng gửi tiết kiệm, làm cho lượng huy động vốn từ khoản này tăng đều mỗi năm. 2.3.3 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng từ năm 2012–năm 2014 44
  57. Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Huy động vốn từ cá 233.742 54.43% 297.548 62.58% 313.293 62.49% nhân Huy động vốn từ 195.729 45.57% 177.948 37.42% 188.017 37.51% doanh nghiệp Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.31 100% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Biểu đồ 2.7: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) 350000 313293 297548 300000 233742 250000 195729 188017 177948 Huy động vốn từ 200000 cá nhân 150000 Huy động vốn từ 100000 doanh nghiệp 50000 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) 45
  58. Về phần huy động theo đối tượng khách hàng, tỷ trọng huy động từ doanh nghiệp thấp hơn so với khách hàng cá nhân. Năm 2012, khách hàng cá nhân thì huy động được 233.742 triệu đồng chiếm 54.43% tổng vốn huy động, năm 2013 huy động được 297.548 triệu đồng chiếm 62.58% tổng vốn. Từ 233.742 triệu năm 2012 mà đến 2014, huy động vốn từ cá nhân đã đạt được 313.293 triệu đồng chiếm 62.49% trên tổng vốn huy động, có thể thấy đây là nguồn vốn quan trọng của PGD Ngô Quyền, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và ngày càng phát triển thêm nữa. Do các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay đa phần tập trung vào khách hàng cá nhân, một khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng, nên việc huy động vốn từ cá nhân dễ dàng hơn. Về huy động theo đối tượng là doanh nghiệp, tỷ trọng huy động vốn của doanh nghiệp qua các năm có sự biến đổi tăng giảm. Năm 2012, ngân hàng huy động được từ doanh nghiệp là 195.729 triệu đồng, chiếm 45.57% trên tổng vốn, năm 2013 là 177.948 triệu đồng chiếm 37.42% trên tổng vốn và năm 2014 huy động vốn tăng nhẹ lên 188.017 triệu đồng chiếm 37.51% trên tổng vốn. Tuy nguồn vốn này thấp hơn nguồn vốn huy động từ cá nhân, nhưng phần vốn huy động này chiếm vị trí cũng quan trọng không kém, vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2014, kinh tế Việt Nam có tiến triển tốt, nhiều doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, nên cũng giúp cho ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn từ doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu chỉ sử dụng dịch vụ chi lương của ngân hàng để thực hiện thanh toán lương hàng tháng cho công nhân viên và thực hiện thanh toán quốc tế cho các công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ về các sản phẩm dịch vụ dành cho mình nên ngân hàng cần quảng cáo, giới thiệu cho khách hàng để có thể thu hút thêm nguồn vốn từ doanh nghiệp. 2.3.4 Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014 46
  59. Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Nội tệ 282.349 65.74% 304.340 64.00% 352.184 70.25% Ngoại tệ (quy đổi ra 147.122 34.26% 171.156 36.00% 149.126 29.75% VNĐ) Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.310 100% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Biểu đồ 2.8: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) 400000 352184 282349 304340 300000 Nội tệ 171156 200000 147122 149126 Ngoại tệ (quy đổi 100000 ra VNĐ) 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Qua bảng 2.5 ta thấy nguồn nội tệ tăng dần qua các năm: năm 2012 là 282.349 triệu đồng chiếm 65.74% tổng vốn, năm 2013 là 304.340 triệu đồng chiếm 64.00% tổng vốn, năm 2014 là 352.184 triệu đồng chiếm 70.25% tổng vốn. Do khách hàng chủ yếu là người Việt Nam, họ chỉ có thói quen dùng tiền VNĐ, nên lượng vốn nội tệ 47
  60. vào ngân hàng ngày càng tăng lên. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tập trung nhiều vào nội tệ, thanh toán bằng nội tệ nên nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động ngoại tệ có tăng giảm qua ba năm, nhưng chiếm tỷ trọng ít hơn so với nguồn vốn nội tệ. Vốn ngoại tệ huy động được qua ba năm lần lượt là 147.122 triệu đồng, 171.156 triệu đồng, 149.126 triệu đồng. Năm 2014, nguồn vốn ngoại tệ có phần giảm, chỉ chiếm 29.75% trên tổng vốn, do nguồn vốn nội tệ trong năm này chiếm tỷ trọng cao trên 70%. Các giao dịch ngoại tệ chủ yếu phát sinh từ các khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ của khách hàng, các giao dịch mua bán ngoại hối, chuyển tiền kiều hối, thanh toán quốc tế. Ngân hàng đang ngày càng quan tâm hơn đến việc huy động vốn ngoại tệ như USD, EUR, CAD, trong đó huy động bằng USD nhiều hơn. 2.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn Việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn là hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Từ những chỉ tiêu đó, ngân hàng có thể biết được thực tế tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình huy động vốn nói riêng. Từ đó ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn đồng thời nâng cao vốn huy động của mình, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng. 2.3.5.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động Để phân tích hiệu quả hoạt động vốn tại NHTMCP SGTT chi nhánh Hoa Việt PGD Ngô Quyền, ta căn cứ vào quy mô vốn huy động, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn. 48
  61. Bảng 2.6: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn (Đơn vị tính: triệu đồng) Ch ỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch 480.000 500.000 600.000 Thực hiện 429.471 475.496 501.310 Tỷ lệ 89.47% 95.10% 83.55% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn (Đơn vị tính: triệu đồng) 600.000 600.000 500.000 501.310 480.000 475.496 500.000 429.471 400.000 Kế hoạch 300.000 Thực hiện 200.000 100.000 0.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đạt được 100% tức là ngân hàng đã hoàn thành công tác huy động theo kế hoạch. Từ số liệu ở trên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở PGD Ngô Quyền vẫn chưa hoàn thành theo kế hoạch. Năm 2012, ngân hàng hoàn thành được 89.47% so với kế hoạch đề ra, năm 2013 ngân hàng đạt được đến 95.10%, cho thấy ở năm này kế hoạch huy động vốn diễn ra khá tốt, năm 2014 PGD chỉ đạt được 83.55% so với kế hoạch. 49
  62. Tuy ngân hàng đã không ngừng cố gắng thực hiện công tác huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm, thu hút khách hàng bằng các hình thức, nhưng do biến động của thị trường cộng với sự cạnh tranh với các NHTM khác nên kết quả lượng vốn huy động luôn nhỏ hơn kế hoạch đề ra. Với vai trò là một trung gian tài chính, cung cấp vốn cho nền kinh tế dưới hình thức cho vay và đầu tư, các ngân hàng hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm nguồn vốn cho mình. PGD Ngô Quyền đã rất coi trọng việc huy động vốn và coi vốn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động được có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. 2.3.5.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng, ngân hàng sẽ thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này. Trong một đồng vốn của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Hiện nay cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các NHTM đang diễn ra mạnh mẽ, nên tình hình cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt. Bảng 2.7: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vốn huy động 429.471 475.496 501.310 Tổng nguồn vốn 601.240 630.502 646.852 VHĐ/TNV 71.43% 75.42% 77.50% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) 50
  63. Biểu đồ 2.10: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 77.50% 78.00% 77.00% 75.42% 76.00% 75.00% 74.00% VHĐ/TNV 73.00% 71.43% 72.00% 71.00% 70.00% 69.00% 68.00% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn từ năm 2012 đến năm 2014 có tăng nhưng tăng không nhiều. Nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm trên 70% so với tổng nguồn vốn cho thấy ngân hàng huy động được một lượng vốn khá lớn. Năm 2012, vốn huy động chiếm 71.43% trên tổng nguồn vốn, năm 2013 chiếm 75.42% trên tổng nguồn vốn và đến năm 2014 tăng lên 77.5%. Với mức vốn huy động như vậy, ngân hàng hoàn toàn có thể đáp ứng được cho vay ra bên ngoài, chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Chỉ tiêu này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao qua các năm, có thể thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị thế của ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển, ngân hàng đang phát triển theo đúng hướng và chiếm được lòng tin của khách hàng. Để tiếp tục duy trì và phát triển, ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để có thể đương đầu với những khó khăn, nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM. 2.3.5.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn 51
  64. Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chi phí HĐV 98.193 124.379 169.385 Tổng nguồn vốn 601.240 630.502 646.852 CPHĐV/TNV 16.33% 19.73% 26.19% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn ngân hàng huy động được thì phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Năm 2012, chi phí ngân hàng bỏ ra so với tổng nguồn vốn là 16.33%, năm 2013 tỷ lệ này là 19.73% và đến năm 2014 là 26.19%. Ta thấy chi phí huy động vốn của PGD Ngô Quyền không quá cao. Do thời gian gần đây, các NHTM cạnh tranh nhau trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng cũng có những điều chỉnh lãi suất theo từng thời điểm, so với các NHTM khác, lãi suất huy động của Sacombank thấp hơn, chính vì thế mà khả năng cạnh tranh của ngân hàng gặp đôi chút khó khăn. Ngoài việc phải chi trả lãi cho khách hàng, ngân hàng còn phải tốn chi phí cho các khoản khác như việc đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất, quảng cáo nên việc chi phí tăng nhẹ qua mỗi năm là không tránh khỏi. Do lãi suất thấp hơn, nên ngân hàng phải đưa ra các biện pháp quảng cáo khuyến mãi để thu hút khách hàng, việc này làm cho ngân hàng cũng phải tốn một phần chi phí. 2.3.5.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn 52
  65. Bảng 2.9: Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TG ngắn hạn 186.894 201.089 248.964 TG trung hạn 72.145 74.886 68.109 TG dài hạn 170.432 199.521 184.237 Tổng TG 429.471 475.496 501.310 TGNH/Tổng TG 43.52% 42.29% 49.66% TGTH/Tổng TG 16.80% 15.75% 13.59% TGDH/Tổng TG 39.68% 41.96% 36.75% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) Biểu đồ 2.11: Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn 100.00% 90.00% 80.00% 39.68% 41.96% 36.75% 70.00% 60.00% 13.59% TGDH/Tổng TG 16.80% 50.00% 15.75% TGTH/Tổng TG 40.00% TGNH/Tổng TG 30.00% 49.66% 43.52% 42.29% 20.00% 10.00% 0.00% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) 53
  66. Qua bảng trên ta thấy trong ba năm qua ngân hàng huy động nhiều nhất ở tiền gửi ngắn hạn. Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn ngân hàng huy động được so với tổng tiền gửi qua ba năm lần lượt là 43.52%, 42.29%, 49.66%. Tỷ lệ tiền gửi trung hạn ngân hàng huy động được so với tổng tiền gửi qua ba năm lần lượt là 16.80%, 15.75%, 13.59%. Tỷ lệ tiền gửi dài hạn ngân hàng huy động được so với tổng tiền gửi qua ba năm lần lượt là 39.68%, 41.96%, 36.75%. Từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ tiền gửi dài hạn so với tổng tiền gửi thấp hơn so với tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn, việc này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn để cho vay trung dài hạn. Tuy nguồn vốn ngắn hạn có chi phí thấp nhưng vì tiền gửi ngắn hạn của khách hàng thường gửi trong thời gian ngắn, hết kì hạn họ sẽ rút ra, ngân hàng không thể dùng số vốn đó để hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn có thể phải đối mặt với những rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn trung dài hạn, để ngân hàng tích lũy được một lượng vốn ổn định, vừa có thể thực hiện được cho vay ngắn hạn lẫn cho vay trung hạn, tuy nhiên cần phải tính toán cân đối nguồn vốn sao cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. 54
  67. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT – PGD NGÔ QUYỀN 3.1 Nhận xét 3.1.1 Ưu điểm Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền ngày càng phát triển và có kết quả đáng khích lệ. PGD đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng. Ngân hàng đã khai thác tốt mọi nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đáp ứng được nhu cầu vốn đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất. Mặc dù có sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn hoạt động nhưng thời gian qua công tác huy động vốn tại ngân hàng đạt được kết quả tốt. Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và các sản phẩm thẻ. Ngân hàng luôn đưa ra nhiều biện pháp thu hút vốn linh hoạt hấp dẫn, ngoài kỳ hạn gửi tiết kiệm theo năm, 1 tháng trở lên, còn có thêm các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, kèm theo việc đưa ra các sản phẩm với các chương trình khuyến mãi cùng nhiều quà tặng hấp dẫn để thu hút khách hàng. Ngân hàng đã thực hiện liên kết với các công ty Prudential, Holcim, Triump, công ty tài chính Home Credit, công ty điện thoại, công ty điện lực, công ty cấp nước, cho phép khách hàng có thể đóng tiền trực tiếp tại ngân hàng. Qua đó ngân hàng thu hút được một lượng vốn không nhỏ. Đồng thời ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ như thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua Internet Banking. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có các dịch vụ như được phép cầm cố hay chuyển nhượng sổ tiết kiệm. Khách hàng khi cần vốn gấp thì có thể cầm cố sổ tiết kiệm, ngân hàng vừa thu được lãi cho vay vừa mang lại lợi ích cho khách hàng vì khách hàng không cần phải rút sổ tiết kiệm trước hạn và hưởng lãi suất không kỳ hạn. Về cơ cấu tổ chức, PGD Ngô Quyền có cơ cấu hợp lý, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thực hành nghiệp vụ tốt, có thái độ thân thiện hòa nhã với 55
  68. khách hàng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, góp phần xây dựng uy tín và hình ảnh đẹp của PGD Ngô Quyền. Do ngân hàng nắm bắt được nhu cầu gửi tiền của người dân sinh sống tại địa bàn hoạt động nên đã thực hiện công tác huy động vốn khá tốt, PGD Ngô Quyền hoạt động tại khu vực đông dân cư người Hoa nên PGD Ngô Quyền đã bố trí các nhân viên biết tiếng Hoa để thực hiện giao dịch tại đó, điều này đã tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái trong giao tiếp, có thể truyền đạt các sản phẩm cho khách hàng. Việc ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ cho công tác thực hiện giao dịch tại ngân hàng tạo thuận lợi cho cả khách hàng và nhân viên giao dịch, khách hàng sẽ thấy được sự tiện ích của ngân hàng, qua đó khuyến khích người dân mở rộng giao dịch qua ngân hàng, làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Đối với mảng sản phẩm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đang dần trở thành thế mạnh của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn mở rộng thêm các điểm thanh toán thẻ để tận dụng nguồn vốn của khách hàng trong việc thanh toán. 3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân  Hạn chế: Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hoa Việt PGD Ngô Quyền đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện các nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng còn tồn tại những mặt hạn chế. Công tác Marketing tại ngân hàng chưa được quan tâm nhiều, ngân hàng vẫn chưa nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của dân cư, các thói quen về sử dụng tiền của người dân, thái độ phục vụ của nhân viên chưa khiến khách hàng hài lòng. Việc huy động vốn từ tiền gửi chưa hiệu quả, còn thấp so với huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Về huy động theo đối tượng khách hàng, ngân hàng chủ yếu tập trung nhiều ở đối tượng cá nhân, còn doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chưa cao. Đây là một trong những bất lợi đối với PGD Ngô Quyền vì nguồn tiền gửi của doanh nghiệp là nguồn vốn có chi phí thấp giúp ngân hàng giảm chi phí huy động vốn. Do đó ngân 56
  69. hàng nên đẩy mạnh công tác tiếp thị, công tác khách hàng để tăng khả năng huy động vốn từ doanh nghiệp. PGD Ngô Quyền nằm ở trung tâm quận 10, tập trung nhiều dân cư, nhưng ngân hàng phải chịu một áp lực cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khách như HD Bank, ACB, Vietin Bank, Techcombank, nên việc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mức lãi suất huy động của ngân hàng chưa hấp dẫn được người gửi tiền. Lãi suất giữa các kỳ hạn không chênh lệch nhiều tạo cho khách hàng cảm giác khó lựa chọn. Sacombank mặc dù đã mở rộng các điểm thanh toán thẻ cũng như đa dạng các loại thẻ song nghiệp vụ thanh toán thẻ chưa phát huy được vai trò của mình, số lượng thẻ phát hành chưa đạt so với kế hoạch, số lượng giao dịch qua thẻ không nhiều và chưa thường xuyên nên chưa tận dụng được tối đa nguồn vốn trong thanh toán. Hệ thống máy ATM thường gặp trục trặc, tạo khó khăn cho khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền, chưa có hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thẻ cho khách hàng.  Nguyên nhân Lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó có các hoạt động của NHTM. Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến tình hình huy động, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Lạm phát tăng cao đã phần nào làm suy giảm lòng tin của người dân vào ngân hàng, họ có xu hướng thích mua hàng hóa dự trữ, mua vàng, đầu tư bất động sản hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, điều này gây khó khăn cho công tác huy động vốn. Khủng hoảng kinh tế cùng với lạm phát dẫn đến sự thua lỗ của doanh nghiệp, nên việc huy động vốn từ doanh nghiệp chưa hiệu quả. Hơn nữa, do tâm lý của người dân muốn gửi tiết kiệm ngắn hạn để dễ chuyển đổi mục địch sử dụng vốn hoặc là dùng để thanh toán nên việc huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng gặp khó khăn. Lãi suất huy động vốn không ngừng biến động và có chiều hướng giảm, trong khi các ngân hàng nhỏ không ngừng tăng lãi suất, khiến nhiều khách hàng chuyển 57
  70. sang đầu tư tại ngân hàng khác, đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD và phi tín dụng khiến khối lượng vốn của ngân hàng bị chia sẻ do trên địa bàn hoạt động có nhiều TCTD cùng hoạt động với những ưu đãi hấp dẫn làm cho việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Trước đây các NHTM là kênh huy động vốn và cho vay chủ yếu cho dân cư, hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều các công ty tài chính, tổ chức phi ngân hàng, thu hút khách hàng với lãi suất cao, nên việc thu hút nguồn vốn cũng bị phân tán. Bên cạnh đó nhiều người dân bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản nhằm mục đích muốn có lợi nhuận cao hơn so với gửi tiết kiệm tại ngân hàng. 3.2 Giải pháp Hiện nay, mục tiêu phát triển của Nhà nước ta là sẽ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn thực hiện mục tiêu này đòi hỏi ngân sách nhà nước phải có đủ nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triển đó, ngoài việc phải có nguồn vốn trong nước còn phải tranh thủ từ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Chính vì thế mà nhiệm vụ của các NHTM là phải huy động đủ nguồn vốn để nhà nước thực hiện công nghiệp hóa. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn, bởi lẽ nước ta đang trong giai đoạn phát triển nên lượng vốn tích lũy được vẫn chưa nhiều, trong khi nhu cầu về vốn lại cao, một phần là do người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng. Điều này đòi hỏi các NHTM phải đưa ra các biện pháp và đẩy mạnh công tác huy động vốn, thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng. a) Marketing ngân hàng Marketing ngân hàng đóng một vai trò quan trọng, là cầu nối hoạt động kinh doanh ngân hàng với thị trường, giải quyết những vấn đề cơ bản của kinh doanh, tạo ra vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng cần phải chú trọng thực hiện công tác Marketing để đem lại hiệu quả huy động vốn cho mình. Các biện pháp cụ thể là: Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, tạo hình ảnh tốt cho ngân hàng, giúp cho khách hàng có hiểu biết nhiều hơn về ngân hàng mình. Trong thời gian qua, 58
  71. PGD Ngô Quyền vẫn chưa chú trọng lắm ở điểm này, ngân hàng cần tổ chức phát tờ rơi, in các tờ giới thiệu về các sản phẩm để tại các quầy giao dịch trong ngân hàng để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch, hoặc là thực hiện phát tờ rơi đến từng nhà dân để thu hút thêm sự quan tâm của họ. Đồng thời nên tổ chức quảng bá thêm hình ảnh, phóng sự về ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng như internet, tivi, báo đài. Tiến hành phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu của mình để tìm kiếm thêm khách hàng mới, từ đó ngân hàng có thể xây dựng các chiến lược tối ưu hơn đối thủ. Không phải mọi khách hàng đều có nhu cầu như nhau đối với các dịch vụ ngân hàng nên ngân hàng cần tiến hành phân nhóm khách hàng gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp để thực hiện các chính sách thích hợp.  Đối với nhóm khách hàng cá nhân từ 18 tuổi đến 40 tuổi, họ có nhu cầu gửi tiết kiệm ngắn hạn và trung hạn, dùng số tiền tiết kiệm để mua sắm, giải trí, đi du lịch. Ngân hàng nên liên kết với các trung tâm mua sắm, các khu du lịch, áp dụng chương trình khuyến mãi giảm giá, được hưởng các ưu đãi riêng để thu hút khách hàng.  Đối với nhóm khách hàng người cao tuổi, họ có xu thế gửi tiết kiệm dài hạn nhằm được hưởng mức lãi suất cao, mong muốn có mức thu nhập ổn định khi về hưu. Ngân hàng có sản phẩm Tiết kiệm Trung niên Phúc lộc kèm với dịch vụ tiện ích như được tặng bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe. Với dịch vụ tiện ích này sẽ giúp nhóm khách hàng an tâm hơn khi gửi tiền dài hạn tại ngân hàng.  Đặc biệt do PGD Ngô Quyền tọa lạc tại khu vực có nhiều người Hoa sinh sống, cần chú trọng phát triển các sản phẩm dành cho người Hoa, như Tài khoản Hoa Lợi được miễn phí thường niên, giảm phí dịch vụ Internet Banking, áp dụng các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng người Hoa.  Các khách hàng doanh nghiệp của PGD Ngô Quyền chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, có nhu cầu đa dạng từ tiền gửi thanh toán đến tiền gửi tiết kiệm, chi trả lương cho nhân viên, thực hiện ủy nhiệm chi Do đó ngân hàng nên tìm hiểu và tư vấn cho các doanh nghiệp để họ sử dụng tối đa các dịch vụ của ngân hàng. 59