Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng SacomBank – chi nhánh Ninh Thuận

pdf 66 trang Gia Huy 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng SacomBank – chi nhánh Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tin_dung_trung_dai_han_tai_nga.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng SacomBank – chi nhánh Ninh Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CHI NHÁNH NINH THUẬN Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : PGS TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Sinh viên thực hiện : ĐÀO TẤN NHUẦN MSSV : 1154020706 Lớp : 11DTNH10 TP. Hồ Chí Minh,
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện
  3. ii LỜI CẢM ƠN Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường trường Đại học Công nghệ TP.HCM, kết hợp với thời gian thực tập tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận, tôi đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho bản thân. Để hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các anh chị trong Ngân hàng. Mặc dù vậy những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên khoá luận vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong ý kiến đóng góp của quý thầy cô và Ban lãnh đạo ngân hàng. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo của Ngân hàng đã tạo cơ hội cho tôi được tiếp xúc với môi trường làm việc tại Ngân hàng. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh chị Phòng Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu thực tiễn về hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tôi vô cùng biết ơn quý thầy cô của Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho tôi trong 4 năm vừa qua, đặc biệt là Thầy Phan Đình Nguyên đã giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp cuối khóa này. Kính chúc quý thầy cô trong trường và các anh chị trong Sacombank luôn dồi dào sức khỏe và hoàn thành tốt công tác. Tôi xin chân thành cám ơn! TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện
  4. iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
  5. iv MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng: 4 1.1.1. Khái niệm: 4 1.1.2. Phân loại tín dụng: 4 1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: 4 1.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng sử dụng: 4 1.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: 5 1.1.2.4. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: 5 1.1.3. Chức năng của tín dụng: 6 1.2. Tổng quan tín dụng trung – dài hạn: 6 1.2.1. Khái niệm: 6 1.2.2. Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn: 7 1.2.3. Sự cần thiết của tín dụng trung – dài hạn: 7 1.2.4. Các hình thức tín dụng trung – dài hạn: 9 1.2.5. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn: 10 1.2.6. Chất lượng tín dụng trung – dài hạn: 13 1.2.6.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung – dài hạn: 13 1.2.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn: 14 1.2.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung - dài hạn: 15 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CHI NHÁNH NINH THUẬN 20 2.1. Lịch sử hình thành: 20 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): 20 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận (Sacombank Ninh Thuận): 23
  6. v 2.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Sacombank Ninh Thuận: 25 2.2.1. Ngành nghề kinh doanh: 25 2.2.2. Các sản phầm và dịch vụ của Sacombank Ninh Thuận: 26 2.2.2.1. Sản phẩm tiền gửi: 26 2.2.2.2. Sản phẩm cho vay: 26 2.2.2.3. Thẻ Sacombank: 27 2.2.2.4. Dịch vụ chuyển tiền: 28 2.2.2.5. Thanh toán quốc tế: 28 2.2.2.6. Các sản phẩm dịch vụ khác: 28 2.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012-2014): 29 2.4. Định hướng phát triển của Sacombank Ninh Thuận trong những năm tới: 32 2.5. Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012 – 2014): 33 2.5.1. Tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012 – 2014): 33 2.5.2. Quy trình cho vay trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận: 37 2.5.3. Tình hình tín dụng trung – dài hạn Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012 – 2014): 38 2.5.3.1. Doanh số cho vay trung – dài hạn: 39 2.5.3.2. Tình hình thu nợ trung – dài hạn: 40 2.5.3.3. Tình hình dư nợ trung – dài hạn: 42 2.5.3.4. Tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn: 44 2.5.3.5. Phân tích hiệu quả cho vay vốn trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận qua các chỉ số: 46 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 48 3.1. Nhận xét và đánh giá chung tình hình tín dụng trung – dài hân tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận: 48
  7. vi 3.1.1. Những thành tựu đạt được: 48 3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân: 49 3.2. Kiến nghị: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận. 50 3.2.1. Nâng cao hiệu quả huy động vốn trung – dài hạn 50 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 51 3.2.3. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ: 52 3.2.4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng cáo: 52 3.2.5. Thực hiện chiến lược khách hàng: 53 3.2.6. Biện pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn: 53 3.2.7. Mở rộng chính sách tín dụng: 53 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
  8. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮC Ký hiệu Nghĩa TMCP Thương mại Cổ phần CBNV Cán bộ nhân viên BCTN Báo cáo thường niên HĐQT Hội đồng quản trị NHNN Ngân hàng nhà nước UBND Uỷ ban nhân dân GDCK Giao dịch chứng khoán DRRR Dự phòng rủi ro CMND Chứng minh nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh GPKD Giấy phép kinh doanh TD Tín dụng SP, DV Sản phẩm, dịch vụ TSBD Tài sản bảo đảm NHTM Ngân hàng thương mại
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 30 Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 33 Bảng 2.3: Mức biến động huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 34 Bảng 2.4: Mức biến động doanh số cho vay trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 39 Bảng 2.5: Mức biến động tình hình thu nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 41 Bảng 2.6: Cơ cấu tình hình dư nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 42 Bảng 2.7: Mức biến động tình hình dư nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 42 Bảng 2.8: Cơ cấu tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 44 Bảng 2.9: Mức biến động tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 44
  10. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1: Thu – chi hoạt động của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 31 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 32 Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 34 Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận phân theo khách hàng (2012 – 2014): 36 Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận phân theo kỳ hạn (2012 – 2014): 37 Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 40 Biểu đồ 2.7: Tình hình thu nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 41 Biểu đồ 2.8: Tình hình dư nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 43 Biểu đồ 2.9: Tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): 45
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, lạm phát được kiểm soát, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những biến động về kinh tế, các cuộc khủng hoảng luôn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng, không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động tín dụng trung - dài hạn trong việc phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Hoạt động tín dụng trung - dài hạn có hiệu quả hay không không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi ngân hàng mà còn là vấn đề quan tâm của cả nền kinh tế. Hoạt động tín dụng trung – dài hạn như thế nào để đạt hiệu quả cao trong khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ cho các nhà đầu tư. Do đó vấn đề đặt ra cho khối tín dụng ngân hàng là phải lựa chọn, thẩm định khách hàng một cách chính xác nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích mà ảnh hưởng đến khả năng chi trả trong tình hình lãi suất tăng cao như hiện nay. Việc khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ gián tiếp làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì thu hồi nợ sẽ khó khăn hơn và chậm trễ, kéo theo là tình hình nợ quá hạn tăng dần trên tổng dư nợ khi đó rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ tăng lên làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, cần phải thực hiện đánh giá hoạt động tín dụng trung – dài hạn thông qua phân tích những chỉ số rủi ro và những chỉ số đánh giá nghiệp vụ cho vay. Từ việc phân tích những chỉ số đó giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình cho vay, thu hồi vốn, tình hình nợ quá hạn, vòng quay tín dụng Để đưa ra những quyết định cho phù hợp. Chính những lý do trên và cũng đã trải qua thời gian thực tập để tìm hiểu hoạt động cho vay trung – dài hạn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận. Vì vậy, tôi quyết định chọn “Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận” để làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận, để thấy được thực trạng tín dụng trung – dài hạn của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014, đồng thời rút ra những mặt mạnh và tồn tại trong hoạt động tín dụng trung – dài hạn. Qua đó đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn của Chi nhánh.
  12. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012 – 2014, để thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn để thấy được hiệu quả hoạt động thông qua phân tích các chỉ tiêu sau: doanh số cho vay, tình hình thu nợ, tình hình dư nợ, tình hình nợ quá hạn và các chỉ số: nợ quá hạn/tổng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ. - Rút ra được những tồn tại và nguyên nhân cũng như đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận. 3. Phạm vi nghiên cứu: 3.1. Không gian: Đề tại nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận. 3.2. Thời gian: - Luận văn được tiến hàng nghiên cứu từ ngày 10/06/2015 đến ngày 24/08/2015. - Số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập tại Chi nhánh qua 3 năm 2012, 2013 và 2014. 3.3. Đối tượng nghiên cứu: Do tính bảo mật về số liệu của Chi nhánh cùng những hạn chế về thời gian thực tập và kiến thức của bản thân nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu vào tín dụng trung – dài hạn thông qua số liệu bảng cân đối tài khoản chi tiết hàng năm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp ở phòng kinh doanh của Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận qua các báo cáo tài chính của ngân hàng như: Bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, - Tổng hợp các thông tin từ bản tin ngân hàng và những tư liệu tín dụng tại Chi nhánh.
  13. 3 4.2. Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Phương pháp số tuyệt đối là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số năm sau so với năm trước. Phương pháp này dùng để đánh giá sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu từ đó tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. ∆y = y1 – y0 Trong đó:  ∆y: Chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu.  y0: Chỉ tiêu của năm trước.  y1: Chỉ tiêu của năm sau. Phương pháp so sánh số tương đối: Phương pháp này là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép chia giữa trị số năm sau so với năm trước. Phương pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu trong một thời gian nào đó, so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. y - y ∆y = 1 0 x 100% y0 Trong đó:  ∆y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.  y0: Chỉ tiêu của năm trước.  y1: Chỉ tiêu của năm sau. 4.3. Phương pháp tỉ trọng: Xác định phần trăm (%) của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét, phân tích. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sơ lý luận. Chương 2: Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.
  14. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng: 1.1.1. Khái niệm: Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn. 1.1.2. Phân loại tín dụng: 1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các ngân hàng thương mại. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 1.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng sử dụng: Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ hàng hóa đối với các doanh nghiệp thương nghiệp; cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại sau: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu. Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định. Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn.
  15. 5 1.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh. Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 1.1.2.4. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Nguyên nhân của sự xuất hiện tín dụng thương mại là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua hoặc bán sản phẩm, vì vậy có hiện tượng một số nhà doanh nghiệp muốn bán sản phẩm trong lúc đó có một số nhà doanh nghiệp muốn mua nhưng không có tiền. Trong trường hợp này nhà doanh nghiệp với tư cách là người muốn bán thực hiện được sản phẩm họ có thể bán chịu hàng hóa cho người mua. Mua bán chịu hàng hóa là hình thức tín dụng vì: - Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định. - Đến thời hạn đã được thỏa thuận người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và lợi tức. Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vay trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại với tư cách là người cho ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đối tượng của tín dụng ngân hàng: Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vât tư hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn
  16. 6 cho đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng các xí nghiệp mới, các cơ sở kinh tế hạ tầng, cải tiến và đổi mới kỹ thuật. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn tín dụng tiêu dùng của cá nhân. 1.1.3. Chức năng của tín dụng: Chức năng phân phối lại tài nguyên: Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ: - Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. - Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên phân phối lại. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất: Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thể hiện một cách bình thường và liên tục. 1.2. Tổng quan tín dụng trung – dài hạn: 1.2.1. Khái niệm: Là hoạt động tài chính tín dụng cho khách hàng vay vốn trung - dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống. Tuỳ theo từng quốc gia, từng thời kỳ mà có những quy định cụ thể của hoạt động tín dụng trung - dài hạn. Ở Việt Nam, về thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng. Hiện nay thời hạn của tín dụng trung - dài hạn được xác định như sau: - Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 5 năm. - Thời hạn cho vay dài hạn từ 5 năm trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với các dự án phục vụ đời sống. Như vậy nhìn chung các khoản tín dụng trung - dài hạn có các đặc trưng cơ bản sau: - Chúng có thời hạn trên một năm.
  17. 7 - Chúng được trả bằng những khoản trả vay theo thời gian (có thể theo quý, tháng, năm hoặc nửa năm) trong kỳ hạn của khoản vay. - Chúng thường được đảm bảo bằng những tài sản lưu động đem ra thế chấp hoặc văn tự cầm cố tài sản cố định. Mục đích của hoạt động tín dụng trung - dài hạn là để đầu tư dự án, xây dựng mới, mua sắm tài sảm cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cải tiến thiết bị công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm mục tiêu lợi nhuận phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội và pháp luật quy định. 1.2.2. Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn: Có thể nói rằng nguồn vốn cho hoạt động tín dụng trung - dài hạn ở Việt Nam hiện nay là rất nhỏ bé được hình thành từ các nguồn sau: Nguồn vốn tự có: nguồn vốn này rất hạn chế vì nó chỉ chiếm từ 5 đến 10% tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ hình thức phát hành trái phiếu trung - dài hạn hoặc huy động tiền gửi trung - dài hạn. Nguồn huy động ngắn hạn định kỳ: Nguồn này có thể được xem xét, tính trích ra một tỷ lệ phần trăm nào đó tuỳ thuộc vào sự biến động của tiền gửi. Nguồn vốn vay từ ngân hàng nhà nước: Nguồn này bị hạn chế vào chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước. Các Ngân hàng thương mại rất khó thuyết phục Ngân hàng nhà nước cho vay trung - dài hạn vì nó rất dễ gây ra lạm phát, nhất là trong thời kỳ xây dựng cơ bản chưa có hàng hoá đối ứng. Nguồn nhận vốn uỷ thác và vốn tài trợ cho vay theo chương trình hoặc dự án đầu tư của nhà nước, của tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng trong và ngoài nước. 1.2.3. Sự cần thiết của tín dụng trung – dài hạn: Trong một nền kinh tế nhu cầu tín dụng trung - dài hạn thường xuyên phát sinh do các doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu về vốn xây dựng cơ bản là rất lớn, trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích luỹ được nhiều, chưa có thời gian để tích luỹ vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vào các doanh nghiệp còn hạn chế. Do vậy, các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn tự có của mình và bộ phận chủ yếu còn lại phải dựa vào sự tài trợ của hệ thống ngân hàng. Trong hoạt động kinh
  18. 8 doanh của mình, các doanh nghiệp ngày càng thích huy động vốn để tiến hành đầu tư thông qua hình thức đi vay trung - dài hạn tại các ngân hàng hơn là việc phát hành cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu dài hạn vì: - Việc đi vay vốn trung - dài hạn ở ngân hàng sẽ làm cho doanh nghiệp có thể tự chủ và khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà không bị pha loãng quyền kiểm soát doanh nghiệp với các cổ đông mới trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu mới. - Trong trường hợp phát hành trái phiếu, không phải doanh nghiệp nào khi cần huy động vốn trung - dài hạn chỉ cần bán trái phiếu là có người mua ngay mà còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Các nhà đầu tư chỉ tiến hành mua trái phiếu của doanh nghiệp khi họ thật sự tin tưởng vào doanh nghiệp mà yếu tố này không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có được. - Khi doanh nghiệp vay vốn trung - dài hạn ngân hàng, ngân hàng sẽ có thể điều chỉnh được kỳ hạn nợ, nghĩa là họ có thể trả nợ sớm hơn thời gian đến hạn trả nợ khi họ không cần phải sử dụng đến vốn vay trung - dài hạn. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ tại một thời điểm nhất định thì cũng có thể xin ngân hàng gia hạn nợ. Còn việc huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu thì doanh nghiệp luôn phải đối mặt với việc trả lãi trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi khi công việc kinh doanh gặp khó khăn. - Việc trả nợ vốn vay trung - dài hạn cũng được ấn định theo một sự phân chia hợp lý và ổn định vì vậy các doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm các khoản trả nợ một cách dễ dàng hơn. Tín dụng trung - dài hạn ngày càng được các doanh nghiệp ưa thích hơn vì phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp nhỏ. Các công ty cổ phần lớn cũng thích vay vốn trung - dài hạn để tránh những sự phân chia quyền lợi, kiểm soát công ty do việc phát hành cổ phiếu đem lại. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay nhu cầu vốn tín dụng trung - dài hạn cho đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ là rất lớn. Nhu cầu vốn này được thoả mãn một phần nhờ vốn do ngân sách nhà nước cấp phát, vay nước ngoài và một phần huy động từ dân cư. Nhưng cho dù là nguồn vốn xuất phát từ đâu, việc cung cấp vốn thông qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tín dụng trung - dài hạn là rất quan trọng. Hệ thống ngân hàng thương mại là một hệ thống kinh doanh tiền tệ, có kinh nghiệm thẩm định các dự án, các chương trình đầu tư do vậy việc các ngân hàng thương mại cung
  19. 9 cấp vốn trung – dài hạn cho các doanh nghiệp sẽ đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Khi ngân hàng cho vay thì có thể soạn thảo hộ những doanh nghiệp các dự án đầu tư, có thể tư vấn cho các doanh nghiệp về đầu tư và giúp đỡ các doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán với khách hàng, thông tin cho khách hàng những thông tin cần thiết. 1.2.4. Các hình thức tín dụng trung – dài hạn: Hoạt động tín dụng theo dự án đầu tư: đây là hình thức tín dụng trung - dài hạn chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Dự án đầu tư là tái hợp những đề xuất dựa trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn để cải tạo đổi mới kỹ thuật và công nghệ những đối tượng là tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Dự án do doanh nghiệp đưa ra và sau khi được các cấp có thẩm quyền xét duyệt về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, xã hội sẽ được gửi tới ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn tài trợ của dự án. Dựa vào lĩnh vực tài trợ mà ta chia làm hai hình thức phổ biến: - Hình thức tín dụng trung - dài hạn nhằm cải tạo, khôi phục, mở rộng, thay thế tài sản cố định. Trong hình thức này, nguồn vốn của Ngân hàng tham gia vào dự án tương đối lớn, thời gian tín dụng của dự án không dài, các dự án này thường có quy mô vừa và nhỏ. Các dự án loại này đã và đang được ngân hàng tài trợ có hiệu quả. - Hình thức tín dụng trung - dài hạn nhằm để đầu tư xây dựng theo dự án mới, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào hình thức này nguồn vốn của ngân hàng tham gia thường nhỏ hơn nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, thời gian của dự án thường dài. Cho thuê tài chính: là hoạt động tín dụng trung - dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi hết thời hạn thuê, khách hàng có thể thuê tiếp hoặc mua lại theo các thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn thuê các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. Thấu chi: tức là ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được quyền chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi với những điều kiện nhất định. Chi phí cơ bản đối với người vay là lãi suất đánh vào số dư thấu chi ngày. Người vay nói chung chỉ phải trả lãi số tiền đã sử dụng vì không có yêu cầu số dư bồi thường và cho trong giai đoạn số tiền bị lấy đi. Vì lý do đó, chi phí hữu hiệu của một khoản nợ thấu chi là lãi suất được định ra trên số dư thấu chi.
  20. 10 Bảo lãnh trung - dài hạn mua thiết bị trả chậm: là cam kết của ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chủ đầu tư, đứng trả nhập thiết bị máy móc, thiết bị với thời hạn ít nhất là một năm trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ với nhà xuất khẩu. Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư không đủ khả năng trả nợ ngay một lần. Họ ký hợp đồng với bên xuất khẩu xin trả nợ dần theo giá trị của thiết bị hàng năm dưới sự bảo lãnh của ngân hàng. Hình thức này rất có lợi cho chủ đầu tư vì họ không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua máy móc thiết bị mà khoản tiền nay sẽ được trả dần theo một chuỗi niên kim khi các máy móc này sinh lời. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả nợ thay cho chủ đầu tư, lúc này ngân hàng trở thành chủ nợ chính của nhà đầu tư. 1.2.5. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn: Đối với ngân hàng: Ngân hàng là tổ chức chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nhận gửi và huy động các nguồn tài chính nhằm mục tiêu lợi nhuận. An toàn trong lợi nhuận là mục của ngân hàng, nói cách khác ngân hàng là một kinh doanh gặp nhiều rủi ro do phần lớn tài sản có của nó là bộ phận tài sản sinh lợi lại không do ngân hàng trực tiếp sử dụng do vậy mà trong quá trình hoạt động, ngân hàng đạt được mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Vì vậy ngân hàng luôn quan tâm đến những dự án mang hiệu quả cao. Hơn thế nữa, ngày nay sản phẩm ngân hàng cung ứng ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong những nghiệp vụ truyền thống như nhận gửi, cho vay hay trung gian thanh toán mà còn rất nhiều các nghiệp vụ đa dạng khác. Lợi nhuận do các nghiệp vụ này ngày một chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng. Một trong những khách hàng quan trọng nhất của những nghiệp vụ này không ai khác chính là các doanh nghiệp. Do vậy để tạo được mối quan hệ lâu dài trong tương lai, cũng là thị trường sinh lợi chính của mình, ngân hàng sử dụng tín dụng trung - dài hạn như là một công cụ cuốn hút các khách hàng, củng cố lòng trung thành của các khách hàng truyền thống, đồng thời tạo ra các mối quan hệ mới với các khách hàng mới. Ngân hàng thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi cung cấp tín dụng trung - dài hạn cho các khách hàng, không những thu được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đem lại mà còn thu thêm được lợi nhuận từ những dịch vụ khác cung cấp cho khách hàng. Hơn nữa năng lực cung cấp tín dụng trung - dài hạn cũng chứng tỏ ngân hàng có được niềm tin lớn từ khách hàng cũng như công chúng, trong giai đoạn hiện nay nó cũng chứng tỏ khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
  21. 11 Đối với doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt, đây là một thực tế tất yếu xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào. Do sức ép của cạnh tranh mà các doanh nghiệp luôn có những nhu cầu đầu tư để tái sản xuất mở rộng, tăng khả năng sản xuất, phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo tồn tại và phát triển. Nhưng muốn thực hiện các kế hoạch như vậy doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định. Ở Việt Nam hiện nay khi mà thị trường tài chính chưa hoàn thiện thì tín dụng ngân hàng là một giải pháp tối ưu nhất cho các doanh nghiệp. Đối với tất cả các dự án trên doanh nghiệp cần phải được tài trợ bằng một nguồn vốn trung - dài hạn, tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu này của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có những công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, giúp cho doanh nghiệp có thể chịu được những sức ép ban đầu của cạnh tranh và của môi trường kinh doanh mới, giúp cho doanh nghiệp yên tâm hơn trong đầu tư và rảnh tay tính toán với những dự án lớn, hiệu quả cao. An toàn về tài chính và khả năng thanh toán là mối quan tâm của nhiều phía đặc biệt là các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với nền kinh tế: - Đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu: Nhu cầu về tín dụng đặc biệt là tín dụng trung - dài hạn tồn tại trong tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc vào trình độ phát triển cũng như chế độ chính trị xã hội bởi vì tất cả các quốc gia đều có chung một nhu cầu đó là nhu cầu đầu tư để phát triển. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển mạnh và bền vững nếu trong nền kinh tế đó các hoạt động đầu tư được đẩy mạnh. Khác với các loại hình đầu tư khác, hoạt động tín dụng trung - dài hạn cho phép các tổ chức có được nguồn vốn với thời hạn hoàn vốn lâu dài đủ để đầu tư vào các dự án mang ý nghĩa chiến lược, phát huy được hiệu quả trong trung - dài hạn. Đối với các Chính phủ, đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như: đường xá, cầu cảng, sân bay, nâng cấp, xây mới các đô thị không thể đem lại hiệu quả trong chốc lát nhưng nó sẽ mang lại ích lợi to lớn sau này. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính trung - dài hạn, đối với các chính phủ sẽ giúp họ theo đuổi được các chính sách kinh tế vĩ mô từ đó có thể hướng được đầu tư tư nhân vào các ngành mà họ đang khuyến khích phát triển, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững trong dài hạn. Với những công trình lớn do Chính phủ thực hiện, sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, hình thành nhiều công ty đứng ra phục vụ các nhu cầu còn bỏ ngỏ. Những công trình phúc lợi được tài trợ bằng nguồn vốn trung - dài hạn không đem lại lợi ích cho cá nhân thực hiện nhưng
  22. 12 lợi ích mà nó tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế là vô cùng to lớn. Như vậy có thể nói tín dụng trung - dài hạn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chương trình kinh tế xã hội của một quốc gia, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc, theo chiều sâu. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với mục tiêu của Chính phủ: Hiện nay ở nước ta đang tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Công nghiệp hoá không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới về công nghệ tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững, hiệu quả cao cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông qua hoạt động tín dụng trung - dài hạn, ngân hàng có thể cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành kinh tế này cũng như hạn chế đối với ngành kinh tế khác. Như vậy qua chính sách tín dụng trong từng thời kỳ mà các Ngân hàng thương mại có thể tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Tạo thị trường sử dụng vốn ngắn hạn: tín dụng trung - dài hạn đầu tư cho một dự án mới để đầu tư vào các máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản của doanh nghiệp sẽ kích thích sản xuất phát triển. Khi đó nhu cầu vôn lưu động sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tốc độ phát triển sản xuất càng lớn thì nhu cầu vốn ngắn hạn càng lớn. - Thúc đẩy mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu: Nhờ có tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng mà các doanh nghiệp có thể nhập khẩu công nghệ mới từ đó nâng cao được năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, được thị trường quốc tế chấp nhận. Thị trường của doanh nghiệp được mở rộng ra thị trường quốc tế góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. - Đảm bảo nguồn thu vững chắc cho Ngân sách nhà nước: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Khối lượng sản phẩm lớn được sản xuất và tiêu thụ sẽ tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách từ các loại thuế như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất – nhập khẩu Trong trường hợp hàng hoá được xuất khẩu thì chúng ta sẽ thu được một nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. - Ngoài ra, tín dụng trung - dài hạn còn mang ý nghĩa to lớn đối với các cá nhân trong xã hội và trong toàn bộ nền kinh tế. Sản xuất phát triển, các doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất, tích luỹ trong xã hội tăng lên, nền kinh tế biến đổi về chất, phúc lợi xã hội được đảm bảo, việc làm tạo ra ngày càng nhiều, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi đôi với chất lượng cuộc sống ngày một tăng lên của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
  23. 13 1.2.6. Chất lượng tín dụng trung – dài hạn: 1.2.6.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung – dài hạn: Tín dụng ngân hàng là một sản phẩm của ngân hàng cung ứng phục vụ các khách hàng của mình. Cũng như các sản phẩm khác nó cũng có chất lượng, tuy nhiên vì ngành ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt, liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nên chất lượng tín dụng ngân hàng có những đặc trưng riêng. - Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựa chọn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. - Chất lượng tín dụng trung – dài hạn là chất lượng của các khoản vay có thời hạn trên một năm, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được sử dụng đúng mục đích phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn vừa bù đặp được chi phí vừa có lợi nhuận vừa đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. Từ khái niệm trên ta thây rằng khách hàng, ngân hàng thương mại và bối cảnh kinh tế là ba nhân tố được đề cập đến khi xem xét chất lượng hoạt động tín dụng trung – dài hạn. Việc xem xét chất lượng tín dụng trung – dài hạn mà thiếu đi một trong ba nhân tố đó là phiến diện vì ba nhân tố này tác động qua lại, vừa thúc đẩy vừa kiềm chế lẫn nhau. Do đó chúng ta xem xét chất lượng tín dụng trung – dài hạn trên ba giác độ đó: - Đối với ngân hàng: chất lượng tín dụng trung – dài hạn thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực theo hướng tích cực của ngân hàng và phải bảo đảm được khả năng cạnh tranh trên thị trường, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển. Chất lượng tín dụng trung – dài hạn thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý, dư nợ tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đảm bảo cơ cấu giữa nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong nền kinh tế. - Đối với khách hàng: chất lượng tín dụng trung – dài hạn là sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản đảm bảo thu hút khách hàng nhưng vẫn tuân thủ đúng những quy định của tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. - Đối với nền kinh tế: khoản tín dụng trung – dài hạn có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
  24. 14 tế, vừa thúc đẩy tiêu dùng, thu hút tối đa nguồn vốn trong nước, đồng thời tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. 1.2.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn: Doanh số cho vay trung – dài hạn: phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân giúp doanh nghiệp trong đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới Con số này thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng trung - dài hạn mở rộng hay thu hẹp. Tuy nhiên việc doanh số cho vay tăng không phải lúc nào cũng là tốt và ngược lại doanh số cho vay thu hẹp không phải lúc nào cũng là xấu, vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ trung – dài hạn: phản ánh lượng vốn trung - dài hạn mà ngân hàng đã được hoàn trả trong một thời kỳ. Doanh số này có thể phản ánh doanh nghiệp do tình hình kinh doanh ổn định mà trả nợ ngân hàng đúng hạn hoặc ngân hàng nhận thấy những dấu hiệu không lành mạnh trong việc kinh doanh của khách hàng mà tăng cường việc thu hồi vốn. Dư nợ tín dụng trung – dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn trung - dài hạn của ngân hàng đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể. Không thể đánh giá chất lượng tín dụng trung - dài hạn cao hay thấp dựa vào chỉ tiêu này mà phải xem xét mức độ an toàn và tính lành mạnh của nó. Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn / Tổng vốn huy động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn mà Ngân hàng huy động được thì có bao nhiêu đồng đem cho vay. Nếu chỉ tiêu này nhỏ thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít. Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Nợ quá hạn trung – dài hạn / Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn: Đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng theo thời hạn, giúp đánh giá cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa để có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng càng cao. Vòng quay vốn tín dụng trung – dài hạn: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ trung – dài hạn Vòng quay vốn tín dụng trung – dài hạn (vòng) = Dư nợ trung – dài hạn bình quân
  25. 15 Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Trong đó: Dư nợ trung – dài hạn bình quân = 2 Hệ số thu nợ trung – dài hạn: Chỉ số này phản ánh hoạt động thu nợ trung – dài hạn của Ngân hàng với hoạt động cho vay trung – dài hạn. Nó cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không. Nếu hệ số thu nợ trung – dài hạn cao thì khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng nhanh, hiệu quả họat động của Ngân hàng là tốt. Ngược lại, nếu hệ số này thấp, điều đó cho ta biết được nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng phản ánh kết quả họat động của Ngân hàng là thấp. Doanh số thu nợ trung – dài hạn Hệ số thu nợ trung – dài hạn = x 100% Doanh số cho vay trung – dài hạn 1.2.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung - dài hạn: Các nhân tố về phía khách hàng: - Tiềm lực tài chính của khách hàng: Thể hiện qua các chỉ tiêu như vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi hàng năm có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp vay vốn sẽ dễ dàng hơn trong việc thoả thuận với ngân hàng về các khoản vay và dịch vụ tài chính khác cũng như uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nợ ngân hàng - Triển vọng kinh doanh: Thông thường khi doanh nghiệp đưa vốn của ngân hàng vào kinh doanh, một doanh nghiệp đang trong tình trạng thị phần của mình bị thu hẹp, nhà cung cấp không ổn định, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì tất nhiên khả năng hoàn trả vốn tín dụng cho ngân hàng sẽ không được đảm bảo. Ngược lại một triển vọng kinh doanh sáng sủa đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ mạnh dạn trong việc tài trợ cho doanh nghiệp các nhu cầu về vốn do ngân hàng có thể xác định được các khoản tín dụng cấp cho khách hàng là có chất lượng hay không. - Mức độ bảo đảm tín dụng: Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại luôn đề cập đến vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản vay đặc biệt là đối với các khoản tín dụng trung - dài hạn. + Xét về cầm cố thế chấp: Ngân hàng sẽ cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên số tài sản cầm cố thế chấp. Loại trừ sự vi phạm đạo đức kinh doanh, nếu doanh nghiệp có đủ tài sản để thế chấp đảm bảo cho các khoản vay thì khoản cho vay này có thể được xem là ít rủi ro, từ đó chất lượng khoản cho vay này cũng được cải thiện.
  26. 16 + Xét về bảo lãnh: Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác của mình có thể nhận được sự bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. Nếu bên bảo lãnh thường xuyên đảm bảo được năng lực tài chính và năng lực pháp lý tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chất lượng cho vay có thể được đảm bảo. - Đạo đức kinh doanh: Nếu khách hàng trung thực sử dụng vốn vay đúng mục đích thì rủi ro xảy ra đối với ngân hàng sẽ ít đi do để dẫn tới quyết định cung cấp vốn trung – dài hạn cho khách hàng, ngân hàng đã có một quá trình xét duyệt hồ sơ xin vay và nếu như quá trình này thực hiện một cách chính xác thì khi vốn sử dụng đúng mục đích như hồ sơ xin vay, sẽ xảy ra ít rủi ro hơn. Trong thời gian qua một tỷ lệ rủi ro tín dụng tương đối cao xuất phát từ nguyên nhân sử dụng vốn sai mục đích. Đặc biệt là có một số doanh nghiệp tư nhân làm ăn theo kiều lừa đảo khiến cho các ngân hàng không dám cho vay nhiều đối với thành phần kinh tế này. - Năng lực quản lý và trình độ của doanh nghiệp vay vốn: Xem xét triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp cần xuất phát từ yếu tố con người. Thiếu năng động trong kinh doanh, không kịp thay đổi chiến lược khi môi trường kinh doanh thay đổi, đội ngũ nhân viên không có trình độ, thiếu kỷ luật sẽ làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, chất lượng khoản vay không được đảm bảo. Các nhân tố về phía ngân hàng: - Chính sách tín dụng: Với chính sách tín dụng do ngân hàng nhà nước ban hành và các ngân hàng thương mại dựa vào đó để đề ra các chính sách cho phù hợp với ngân hàng của mình. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng là văn bản thể hiện chiến lược và đường lối của ngân hàng thương mại trong việc thực thi các giao dịch cho vay đơn lẻ cũng như chiến lược cho vay trong từng thời kỳ. Trong đó có quy trình về một nghiệp vụ cho vay chuẩn để quy định trình tự các bước tiến hành trong quá trình xét duyệt cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo các khoản vay để tạo ra các khoản vay chất lượng tốt. - Chất lượng nhân sự: Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của công việc. Nghiệp vụ hoạt động ngân hàng càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao hơn. Để thực hiện tốt hoạt động tín dụng trung - dài hạn thì cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định dự án. Nhưng nếu trình độ hạn chế do không được đào tạo chính quy, chuyên sâu hoặc thiếu kinh nghiệm nên không đánh giá được tính khả thi của dự án, không phân tích chính xác báo cáo tài chính, khả năng quản lý của khách hàng nên thường không có quyết định chính xác về việc cho vay dự án. Bên cạnh đó, đặc biệt cán bộ ngân hàng cần phải có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Một công việc có liên quan đến tiền
  27. 17 bạc, phải là người có lòng trung thực, có lương tâm và đạo đức tốt, ý chí cao thì cán bộ tín dụng mới tránh khỏi những cám dỗ của đồng tiền. Trên thực tế đã có không ít những món vay không đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng vẫn được cán bộ tín dụng cho phép, tất nhiên sau đó họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng tổn thất họ gây ra ngân hàng và nền kinh tế vẫn không tránh khỏi. - Công tác thẩm định dự án: Thẩm định dự án đầu tư là việc xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Mục đích của việc thẩm định dự án là giúp cho ngân hàng rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi của dự án, bao gồm hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ ngân hàng từ đó ngân hàng có thể ra các quyết định cho vay hoặc từ chối. Cũng từ quá trình thẩm định, ngân hàng có thể tham gia tư vấn, góp ý cho chủ đầu tư đồng thời căn cứ vào đó để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay cũng như hình thức trả gốc và lãi tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động có hiệu quả. Nếu việc thẩm định không được thực hiện đúng với trình tự, nội dung không đầy đủ, chính xác thì khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên, nếu quá trình thẩm định diễn ra quá thận trọng, tốn nhiều thời gian, quá trình cho vay có nhiều thủ tục rườm rà thì ngân hàng sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư, làm giảm tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tất nhiên chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ giảm sút. - Công tác tổ chức của ngân hàng: Công tác tổ chức không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ xét riêng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, thì việc tổ chức thiếu khoa học sẽ tạo sự chồng chéo trong việc phối hợp công việc giữa các bộ phận trong ngân hàng, ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với một món vay. Tổ chức thiếu khoa học cũng có thể tạo ra sự thiếu chặt chẽ giữa các khâu, tính ỷ lại, thiếu trách nhiệm của các cán bộ tín dụng đối với công việc. Vì vậy, công tác tổ chức trong ngân hàng phải được hết sức coi trọng. Tổ chức phải đảm bảo đúng người đúng việc, phát huy được khả năng của cán bộ, tạo ra sự nhịp nhàng giữa các khâu. nếu được tổ chức một cách hợp lý, ngân hàng sẽ rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn hạn chế tối đa sự thiếu chính xác trong quá trình thẩm định, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa phục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. - Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng, những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay hay không đồng thời cũng thuận tiện cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay Thông tin tín dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất.
  28. 18 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: - Môi trường kinh tế: Các điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong đó có tín dụng trung - dài hạn. Chẳng hạn trong một nền kinh tế phát triển quá nóng, Chính phủ để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế đầu tư. Định hướng này của chính phủ sẽ tác động đến hệ thống ngân hàng thông qua chính sách tiền tệ. Các ngân hàng sẽ phải thắt chặt chính sách tín dụng, các khoản tài trợ cho nền kinh tế sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định đầu tư thay cho các quyết định nhanh chóng trước kia, từ đó khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng sẽ ít hơn. Hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho một nền kinh tế đang phát triển, đòi hỏi bản thân ngân hàng cũng phải đổi mới cho phù hợp với tình hình mới. Sự đổi mới này diễn ra ở tất cả các khâu bao gồm công tác tổ chức, trang thiết bị, trình độ nhân sự chất lượng tín dụng do đó cũng được nâng lên. - Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị - xã hội ổn định là một điều kiện vô cùng quan trọng trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư dài hạn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh. Một môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ là cơ sở rất tốt cho hoạt động tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng, vì chỉ khi có nhu cầu đầu tư dài hạn trong nền kinh tế mới xuất hiện nhu cầu vay vốn trung - dài hạn ngân hàng. Hơn nữa sự mất ổn định về chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp này đang vay vốn ngân hàng thì rõ ràng việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Chất lượng tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. - Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý không chặt chẽ hoặc thiếu chặt chẽ hay thay đổi cũng gây ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Môi trường pháp lý ở Việt Nam ta là một vấn đề nổi cộm. Ngay trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay không có một cơ quan nào chứng thực về tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản thế chấp để khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chưa có sơ sở pháp lý để phát mại; việc thế chấp đất của thành phần kinh tế quốc doanh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng phần lớn là đi thuê của nhà nước; các chính sách thay đổi trong quá trình chuyển đổi cơ chế như việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước không đồng bộ với việc giải quyết các khoản nợ ngân hàng cũng như làm cho hoạt động thu hồi vốn kinh doanh của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng; các chính sách thường hay thay đổi là một bất lợi lớn vì các doanh nghiệp không dự đoán được cơ hội kinh doanh nên không thực hiện được các dự án, hoặc việc thực hiện các dự án không diễn ra theo đúng kế hoạch ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ của ngân hàng.
  29. 19 Bên cạnh các yếu tố trên còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng chẳng hạn môi trường tự nhiên: thiên tai làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ thậm chí phá sản dẫn tới không trả nợ được cho ngân hàng. Tuy nhiên đây là một yếu tố bất khả kháng, trong trường hợp này các ngân hàng vẫn có thể tiếp tục tài trợ cho khách hàng để tiếp tục kinh doanh từ đó có thể thu hồi được cả nợ cũ lẫn nợ mới. Tổng kết chương 1 Chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng cũng như lý thuyết về tổng quan tín dụng trung – dài hạn tạo tiền đề cho việc phân tích, đánh giá về tình hình tín dụng trung – dài hạn tại Sacombank Ninh Thuận. Từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung – dài hạn nói riêng và hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung.
  30. 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CHI NHÁNH NINH THUẬN 2.1. Lịch sử hình thành: 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã được thành lập theo quyết định số 05/ GP-UB ngày 03/ 01/ 1992 của ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh và đi vào hoạt động theo quyết định 0006/ NH-GP ngày 05/ 12/ 1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỉ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Tên ngân hàng, địa chỉ, website: - Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Viết tắt: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Tên Tiếng anh: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - Địa chỉ: Hội Sở Sacombank: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. - Website: Lịch sử hình thành: Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05/01/1992 trên cơ sở chuyển thể từ ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và sát nhập của 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia. Vào thời điểm đó cả 4 đơn vị này đều trong gian đoạn cực kỳ khó khăn về tài chính. Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 05/01/1992 Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ và ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP HCM. Hiện nay vốn điều lệ Sacombank tăng lên 12.425 tỉ đồng (năm 2014) và trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt trong lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng với việc công bố hình thành tập đoàn tài chính Sacombank. Logo, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi: - Logo:
  31. 21 - Sứ mệnh: Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiêṇ đaị và đa tiện ích cho khách hàng; Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và cổ đông; Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho CBNV; Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. - Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực. - Giá trị cốt lõi: Tiên phong mở đườ ng và manḥ daṇ đương đầu vươṭ qua những thách thức để tiếp nối những thành công; Đổi mới và năng động để phát triển vững bền; Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phuc̣ vụ khách hàng và quan hệ đối tác; Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; Tạo dựng sự khác biệt bằng tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và quản trị điều hành. - Mạng lưới hoạt động: Sacombank có mạng lưới hoạt động từ Bắc tới Nam. Khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ-Tây Nguyên đã được phủ kín. Đặc biệt, đây là Ngân hàng TMCP tiên phong mở rộng pham vi hoạt động ra khỏi lành thổ Việt Nam với việc thành lập ngân hàng con ở Campuchia và chi nhánh ở Lào cho thấy tiến từng bước vững chắc trên hành trình chinh phục lĩnh vực tài chính trong khu vực. - Lĩnh vực hoạt động: Nhận tiền gửi. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu. Cấp tín dụng. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Cung ứng các phương tiện thanh toán. Cung ứng các dịch vụ thanh toán. - Các giải thưởng đạt được những năm gần đây: + Giải thưởng quốc tế: Top 1000 Ngân hàng Thế giới Ngân hàng tốt nhất trong các thị trường mới nổi 2014 Best Retail Bank Vietnam 2014
  32. 22 Vision Awards: Giải vàng cho BCTN xuất sắc trong ngành năm 2013. Vision Awards: Xếp hạng thứ 73 trong Top 100 BCTN xuất sắc nhất toàn cầu 2013 Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2013 Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013 Vision Awards: Giải bạch kim dành cho Báo cáo thường niên 2012 xuất sắc trong ngành Hiệp hội các Chuyên gia Truyền thông Mỹ (LACP) Vision Awards: Xếp hạng thứ 13 trong Top 50 Báo cáo thường niên xuất sắc nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2012 Vision Awards: Top 10 Báo cáo thường niên Việt Nam xuất sắc nhất 2012 + Giải thưởng trong nước: Dịch vụ Tài chính Ngân hàng của Sacombank được bình chọn là “Sản phẩm, Dịch vụ Việt Nam được tin dùng lần II năm 2014” và Ông Phan Huy Khang – Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sacombank được tôn vinh là: Nhà lãnh đạo xuất sắc năm 2014. Chương trình do Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ văn hóa thể thao & du lịch, Đài truyền hình Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp tổ chức; NHNN Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng” cho 35 CBNV Sacombank vì đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam theo QĐ số 1071/QĐ-NHNN; 2014 Sacombank nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh 2013 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức; Báo cáo thường niên năm 2013 của Sacombank vinh dự đạt giải Báo cáo phát triển bền vững có độ tin cậy nhất – top 5 trong tổng số 62 BCTN có đề cập đến nội dung này lọt vào vòng chung khảo giải thưởng “Báo cáo phát triển bền vững” trong khuôn khổ Cuộc bình chọn BCTN năm 2014 do do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Báo Đầu tư Chứng khoán phối hợp tổ chức. Giải thưởng BCTN xuất sắc nhất (Top 50) do Sở GDCK TP.HCM và Báo Đầu tư tổ chức bình chọn. Top 30 Báo cáo thường niên tốt nhất 2013 do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Báo Đầu tư Chứng khoán thực hiện; Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 (Bảng xếp hạng VNR500) do công ty Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ chức; Giải thưởng Thương hiệu mạnh 2012 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức;
  33. 23 Giải thưởng Doanh nghiệp uy tín – Phát triển bền vững năm 2012 do Bộ Công thương Lào, Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức; Giải thưởng đơn vị thực hiện tốt nhất chế độ báo cáo thông tin tín dụng năm 2012 theo quy định tại Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước (CIC) trao tặng. Giải thưởng Thương hiệu mạnh 2012 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức; Giải thưởng Đơn vị thực hiện tốt nhất chế độ báo cáo thông tin tín dụng năm 2012 theo quy định do Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước (CIC) trao tặng tại Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN; Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2011 do Thống đốc NHNN trao tặng (theo Quyết định số 1037/QĐ-NHNN, ngày 18/5/2012); Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” do Thống đốc NHNN trao tặng cho CBNV đang công tác tại Sacombank vì đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam (theo Quyết định số 843/QĐ-NHNN, ngày 25/4/2012). 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Ninh Thuận (Sacombank Ninh Thuận): Lịch sử hình thành: Với chiến lược mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín có mặt tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm 2007, ban đầu là Phòng giao dịch Phan Rang-Tháp Chàm. Nhằm mục tiêu đem lại những tiện ích ngân hàng tốt nhất đến tận tay người dân, Sacombank không những coi trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, khang trang để chứng minh cho việc cam kết phục vụ lâu dài của ngân hàng đối với khách hàng của mình. Qua hơn 4 năm hoạt động, cùng với sự phát triển của xã hội và quy mô khách hàng, vào ngày 18/4/2011 chi nhánh Ninh Thuận được thành lập chính thức, tại số 757 Thống Nhất – TP.Phan Rang –Tháp Chàm, trụ sở mới tại tỉnh Ninh Thuận được xây dựng với diện tích sàn hơn 2.617 m2 gồm 1 trệt và 5 lầu tại vị trí ngay trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho việc giao dịch và kinh doanh. Sacombank Ninh Thuận đã có những bước phát triển vững chắc về sản phẩm, dịch vụ, thiết bị, công nghệ không ngừng đổi mới và nâng cao. Với hơn 60 nhân viên được trang bị kiến thức và kĩ năng không ngừng nỗ lực đem đến cho khác hàng và sát cánh cùng họ
  34. 24 phát triển theo phương châm hoạt động của Sacombank “Đồng hành cùng phát triển”. Sự ra đời của chi nhánh Ninh Thuận đánh dấu sự kiện Sacombank phủ kín hoạt động khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Cơ cấu tổ chức Sacombank Ninh Thuận: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Kinh doanh Kế toán, quỹ Kiểm soát rủi ro Hành chánh Bộ phận KHCN Bộ phận kế toán Bộ phận KHDN Bộ phận quỹ Bộ phận tư vấn Phòng Giao dịch - Giám đốc: Giám đốc chi nhánh là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của hội đồng Quản Trị Ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người uỷ quyền thực hiện. - Phó Giám đốc: Phó Giám Đốc chi nhánh có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự uỷ quyền của giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Tổng Giám Đốc. - Phòng Kinh doanh: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể; Tiếp thị và quản lý khách hàng; Chăm sóc khách hàng; Huy động vốn; Cho vay; Chức năng khác. - Phòng Kế toán, quỹ: Quản lý công tác Kế toán tại chi nhánh; Quản lý công tác an toàn Kho Quỹ:  Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá;
  35. 25  Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định;  Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá;  Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Phòng Kiểm soát rủi ro: Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, lưu trữ các giấy tờ liện quan đến hợp đồng tín dụng, thông báo nhắc nợ cho các phòng ban có liên quan. - Phòng Hành chánh: Quản lý công tác hành chánh; Quản lý công tác nhân sự; Công tác IT. - Phòng Giao dịch: + Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng. + Tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của ngân hàng. + Thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. + Tổ chức công tác quản lý hành chính bảo đảm an toàn an ninh tài sản, theo dõi tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị. Đồng thời, phòng giao dịch phải thương xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị. 2.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Sacombank Ninh Thuận: 2.2.1. Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính của Ngân hàng là: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Cho vay ngắn, trung và dài hạn. Chiết khấu thương phiếu; công trái và các giấy tờ có giá; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
  36. 26 2.2.2. Các sản phầm và dịch vụ của Sacombank Ninh Thuận: 2.2.2.1. Sản phẩm tiền gửi: - Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp: là loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán qua Sacombank, bao gồm các loại hình tiền gửi bằng VND, USD, EUR. - Tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR, Vàng và VND bảo đảm theo giá trị vàng. - Tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tài khoản được sử dụng với mục đích là gửi hoặc rút tiền mặt bất kỳ lúc nào, đồng thời nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác chuyển đến, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR. - Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng: là loại hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vừa hưởng lãi, vừa có cơ hội trúng thưởng may mắn. - Tiền gửi tương lai: là loại hình tiết kiệm gửi góp một số tiền bằngVND, USD cố định định kỳ để tích lũy thành một số tiền lớn trong tương lai. - Tiển gửi góp ngày: là loại hình tiết kiệm dành cho cá nhân, tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ, khi họ chỉ có số tiền nhỏ nhưng vẫn được gửi ngân hàng và hưởng lãi để thực hiện tích góp cho gia đình. - Tiền gửi đa năng: là dịch vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi và tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ, cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản một lần và không giới hạn số lần rút vốn trong suốt kỳ hạn gửi tiền nhưng vẫn giữ được lãi suất kỳ hạn cho số tiền còn lại. - Tiết kiệm Phù Đổng: là loại tiết kiệm có kỳ hạn mà cha mẹ gửi vào dành cho các bé có độ tuổi từ 0 – 15 tuổi, cho phép nộp tiền nhiều lần vào tài khoản trong suốt kỳ hạn gửi tiền. - Tiết kiệm tích tài: là dịch vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi và tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ, cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản nhiều lần nhưng vẫn giữ được lãi suất kỳ hạn. 2.2.2.2. Sản phẩm cho vay: - Cho vay sản xuất kinh doanh – cá nhân và doanh nghiệp: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
  37. 27 - Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh, - Cho vay bất động sản: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong xây dựng; sửa chữa, nâng cấp nhà; thanh toán tiền mua bất động sản. - Cho vay an cư: chủ yếu cho các gia đình trẻ có nhu cầu tạo lập căn nhà đầu tiên. - Cho vay đi làm việc ở nước ngoài: tài trợ vốn nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhưng không đủ tiền để trang trải chi phí mua vé máy bay, visa, chi phí đào tạo. - Cho vay cán bộ – công nhân viên: tài trợ vốn cho các cá nhân là CBCNV dưới hình thức vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạt tiêu dùng trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác của CBCNV. - Cho vay cán bộ – công nhân viên đơn vị đang giao dịch với Sacombank. - Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm: tài trợ vốn cho các khách hàng có số dư tiết kiệm, sổ tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại Sacombank nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dung hợp pháp. - Cho vay góp chợ: tài trợ vốn đối với các khách hàng là tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm: cho vay tiểu thương chợ loại 1, loại 2, loại 3; chợ đặc thù và cho vay phố chợ. - Cho vay du học: tài trợ vốn cho tổ chức, cá nhân để cho một hoặc nhiều cá nhân khác có nhu cầu du học tại chỗ hoặc du học ở nước ngoài. - Cho vay nông nghiệp: tài trợ khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. - Cho vay thấu chi: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi Tài khoản của khách hàng mở tại Sacombank không đủ số dư cần thiết để thanh toán. - Cho vay chứng minh năng lực tài chính để du học – du lịch. 2.2.2.3. Thẻ Sacombank: - Thẻ thanh toán: Thẻ nội địa: thẻ thanh toán Plus, thẻ thanh toán 4Student, thẻ Lô Hội; Thẻ quốc tế: Thẻ thanh toán Visa debit, thẻ Platinum Imperial, thẻ Unipay, thẻ thanh toàn Doanh nghiệp.
  38. 28 - Thẻ tín dụng: Thẻ nội địa: thẻ tín dụng Family; Thẻ quốc tế: thẻ Infinite, thẻ Platinum, thẻ Car Card JCB, thẻ Moto Card JCB, thẻ Visa Credit, thẻ Master Card, thẻ Lady First; thẻ Unipay. - Thẻ trả trước: Thẻ nội địa: thẻ Vinamilk, thẻ Trung Nguyên, thẻ Parkson Gift; thẻ Citimart Gift, thẻ Nutifood; Thẻ quốc tế: thẻ Visa Lucky Gift, thẻ Unipay, thẻ All for you, thẻ VIP Life, thẻ Sony. 2.2.2.4. Dịch vụ chuyển tiền: - Chuyển tiền trong nước: thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng tại các tỉnh, thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam, gồm: + Chuyển tiền trong hệ thống Sacombank. + Chuyển tiền ngoài hệ thống. + Chuyển tiền ngân hàng liên kết. - Chuyển tiền ra nước ngoài: thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để sử dụng vào các mục đích khám chữa bệnh, công tác, du lịch, du học, thanh toán tiền hàng hóa, - Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: nhận tiền chuyển về của khách hàng đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài cho người thân, gia đình tại Việt Nam thông qua các công ty kiều hối, công ty chuyển tiền (Western Union, Xoom, ), hoặc trực tiếp chuyển tiền về tài khoản ngoại tệ tại Sacombank. 2.2.2.5. Thanh toán quốc tế: - Chuyển tiền bằng điện (T/T). - Nhờ thu. - Tín dụng chứng từ. 2.2.2.6. Các sản phẩm dịch vụ khác: - Kinh doanh ngoại tệ: nhận thu đổi các ngoại tệ mặt của khách hàng vãng lai, mua bán các loại ngoại tệ trên tài khoản và bán cho khách hàng có nhu cầu; thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế gồm các loại giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi,
  39. 29 - Chuyển đổi ngoại tệ: phục vụ nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư của khách hàng, hạn chế rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự biến động của các loại tỷ giá ngoại tệ. - Chi trả hộ lương cán bộ – công nhân viên: nhận tiền mặt hoặc trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế để thanh toán lương cho CBNV theo thời gian nhất định hàng tháng. - Thu chi hộ tiền bán hàng: thay mặt khách hàng làm các nghiệp vụ thu nhận, kiểm đếm, phân loại, vận chuyển, và báo có vào tài khoản hoặc chi tiền cho đối tác của khách hàng. - Bảo lãnh: cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, với nhiều loại hình như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, - Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt: cho thuê một hoặc nhiều ngăn tủ để cất giữ những tài liệu quan trọng, tài sản có giá trị, - Dịch vụ phone-banking: dịch vụ cung cấp thông tin qua điện thoại. - Hỗ trợ du học: gồm tư vấn du học, xác nhận năng lực tài chính, tín dụng du học, chuyển tiền ra nước ngoài, tiết kiệm tích lũy giáo dục, - Thanh toán hóa đơn điện tại quầy đối với công ty điện lực. Ngoài ra, Sacombank còn cung cấp các dịch vụ như: tư vấn đầu tư, nhận ủy thác đầu tư và quản lý tài sản, chiết khấu các chứng từ có giá và các dịch vụ ngân hàng khác trong khuôn khổ được phép hoạt động của Sacombank. 2.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012-2014): Là một Chi nhánh thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm nên khó khăn trước mắt còn rất nhiều, cơ sở vật chất và con người đang dần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của địa phương. Mặc khác, quy mô thị trường còn hạn chế, nền kinh tế địa phương chậm phát triển, áp lực cạnh tranh giữa các NHTM trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy việc xác định riêng cho mình một thị phần phát triển đang còn là chặng đường với nhiều khó khăn và thử thách. Quan điểm nhất quán của Chi nhánh là không đối đầu mà phối hợp với các NHTM khác trong mọi hoạt động, với mục tiêu tối đa các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư và phát
  40. 30 triển kinh tế địa phương. Lĩnh vực mà Chi nhánh chú trọng quan tâm là đầu tư, hỗ trợ tín dụng và phát triển công nghiệp và du lịch. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng là cần thiết và không thể phủ nhận, tuy nhiên cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ khách hàng, cạnh tranh để khách hàng lựa chọn, đồng thời qua đó nâng cao trình độ và khả năng hoạt động, hướng tới một ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống của ngân hàng, hoạt động Chi nhánh luôn hướng tới các nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng như nhu cầu cho vay hạn mức thấu chi, cho vay tiểu thương chợ, vay tiêu dùng Về dịch vụ, tăng cường cung cấp các loại hình dịch vụ ngân hàng như ngân hàng tại nhà (Home Banking), thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế với thời gian nhanh nhất và mức phí thấp nhất. Chính vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh rất khả quan thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Thu hoạt động 21.827 29.999 37.584 8.172 37,44 7.585 25,28 Chi hoạt động 13.239 13.458 15.197 219 1,65 1.739 12,92 Lợi nhuận 8.588 16.541 22.387 7.953 92,61 5.846 35,34 trước DPRR DPRR 879 325 1.732 -554 -63,02 1.407 432,92 Lợi nhuận 7.709 16.216 20.655 8.507 110,35 4.439 27,38 trước thuế Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Về thu hoạt động: Nhìn chung, ở bảng 2.1, thu hoạt động qua các năm đều tăng, cho thấy công tác kinh doanh của Chi nhánh đang hoạt động rất tốt. Vì vậy, Chi nhánh cũng đang thể hiện sự ổn định và dần tăng trưởng của mình qua các năm. Nếu năm 2012, số tiền thu từ hoạt động là 21.827 triệu đồng thì năm 2013 vượt hơn 8.172 triệu đồng (37,44%) với số tiền là 29.999 triệu đồng. Tiếp tục đến năm 2014 số tiền thu hoạt động là 37.584 triệu đồng lại tăng hơn năm 2013 là 7.585 triệu đồng (25,28%). Ngoài việc đẩy mạnh thu
  41. 31 nhập từ tiền gửi và tiền vay, thu từ các hoạt động khác cũng được tiến hành mạnh mẽ như mua bán vàng miếng, mua bán ngoại tệ, ủy thác thanh toán hoá đơn Về chi hoạt động: Song song với nguồn thu nhập của Chi nhánh, chi cho các hoạt động cũng tăng nhưng không đáng kể. Chi cho hoạt động của Chi nhánh năm 2013 là 13.458 triệu đồng chỉ hơn 219 triệu đồng (1,65%) so với năm 2012 thấp hơn nhiều so với độ tăng của thu nhập Chi nhánh năm 2013 so với năm 2012. Đến năm 2014 với số tiền chi ra 15.197 triệu đồng cũng chỉ tăng hơn năm 2013 là 1.739 triệu đồng (12,92%). Không để chi phí tăng quá mức và quản lý chi phí một cách tốt nhất là sự góp sức không nhỏ của bộ phận nhân viên Chi nhánh, không những được đào tạo chuyên nghiệp về nghiệp vụ, mà nhân viên Sacombank nói chung và nhân viên Chi nhánh nói riêng luôn được nâng cao ý thức thông qua các quy định mà Ngân hàng đưa ra về giữ gìn tài sản ngân hàng, biết tính toán thu chi hợp lý để tạo nguồn lợi. Biểu đồ 2.1: Thu – chi hoạt động của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 40,000 37,584 35,000 29,999 30,000 25,000 21,827 20,000 15,197 15,000 13,239 13,458 10,000 5,000 0 2012 2013 2014 Thu hoạt động Chi hoạt động Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Về lợi nhuận trước thuế: Đây là tiêu chí đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một tổ chức kinh tế muốn duy trì được phải có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Kéo theo kết quả giữa tổng thu nhập và chi phí, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh vẫn tăng qua các năm. Mặc dù, để có được lợi nhuận trước thuế, thì trước đó phải trừ đi dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu. Nhưng, do công tác quản lý nợ tốt nên
  42. 32 dự phòng rủi ro chỉ ở mức thấp, đặc biệt là năm 2013, dự phòng rủi ro giảm xuống rất nhiều, dẫn đến lợi nhuận trước thuế ít bị ảnh hưởng. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 7.709 triệu đồng, năm 2013 là 16.216 triệu đồng tăng gấp đôi (110,35%) so với 2012. Năm 2014, với số tiền là 20.655 triệu đồng tăng 4.439 triệu đồng (27,38%) so với năm 2013. Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 25,000 22,387 20,655 20,000 16,54116,216 15,000 8,588 10,000 7,709 5,000 0 2012 2013 2014 Lợi nhuận trước DPRR Lợi nhuận trước thuế Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm 2012, 2013 và 2014 đang phát triển tốt, hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả tiết kiệm chi phí tăng rõ rệt, nhờ vậy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng qua các năm với tốc độ tăng khá ấn tượng. Trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, Sacombank Ninh Thuận đang duy trì hoạt động hiệu quả và bền vững qua các năm. 2.4. Định hướng phát triển của Sacombank Ninh Thuận trong những năm tới: Hoạt động kinh doanh năm những năm tiếp theo phải đảm bảo hài hòa giữa nhiệm vụ củng cố với nhiệm vụ phát triển, hài hòa giữa hai mục tiêu đảm bảo hoạt động “an toàn, bền vững” với điều hành kinh doanh linh hoạt nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho Sacombank; đồng thời phải đổi mới cơ chế xây dựng, giao và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh theo dòng sản phẩm, hướng tới phục vụ khách hàng. Vận dụng thời cơ đẩy mạnh nhịp độ phát triển trong mọi lĩnh vực và phải tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng về mọi mặt.
  43. 33 Triển khai các chính sách phát triển nguồn nhân lực để thu hút và giữ chân cán bộ giỏi, chú trọng công tác “chăm sóc khách hàng”, tăng cương năng lực tài chính, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất để từ đó nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng. Hoàn thiện phần mềm công nghệ thông tin để nâng cao tốc độ xử lý giao dịch, nâng cao khả năng chăm sóc và tiện ích cho khách hàng. Mở rộng mạng lưới giao dịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhằm đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng; duy trì, mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới, sản phẩm dịch vụ công nghệ cao với nhiều tiện ích nhằm đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. 2.5. Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012 – 2014): Để có được sức tăng trưởng tín dụng, cần phải có nguồn vốn dồi dào. Nguồn vốn này chủ yếu là từ vốn huy động. Vì vậy, trước khi phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn ta cần phân tích qua tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012 – 2014). 2.5.1. Tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012 – 2014): Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. Năm 2012 2013 2014 Loại Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Phân theo khách hàng 356.000 100,00 437.304 100,00 647.506 100,00 Tổ chức kinh tế 11.000 3,09 13.264 3,03 79.236 12,24 Cá nhân 345.000 96,91 424.040 96,97 568.270 87,76 Phân theo kỳ hạn 356.000 100,00 437.304 100,00 647.506 100,00 Không kỳ hạn 25.000 7,02 33.000 7,55 45.320 7,00 Có kỳ hạn 331.000 92,98 404.304 92,45 602.186 93,00 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận
  44. 34 Bảng 2.3: Mức biến động huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. Năm So sánh chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Loại Tỉ lệ Tỉ lệ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) Phân theo 356.000 437.304 647.506 81.304 22,84 210.202 48,07 khách hàng Tổ chức kinh tế 11.000 13.264 79.236 2.264 20,58 65.972 497,38 Cá nhân 345.000 424.040 568.270 79.040 22,91 144.230 34,01 Phân theo 356.000 437.304 647.506 81.304 22,84 210.202 48,07 kỳ hạn Không kỳ hạn 25.000 33.000 45.320 8.000 32,00 12.320 37,33 Có kỳ hạn 331.000 404.304 602.186 73.304 22,15 197.882 48,94 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Trong những năm qua, tình hình thị trường diễn biến phức tạp, ngày càng nhiều ngân hàng sáp nhập, nhằm để giữ vững nguồn vốn và tăng trưởng huy động, ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới với những mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa bàn tỉnh. Tổng nguồn vốn huy động tại Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012 – 2014) được thể hiện như sau: Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 700,000 647,506 600,000 500,000 437,304 400,000 356,000 300,000 200,000 100,000 0 2012 2013 2014 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận.
  45. 35 Bước qua thời kỳ khó khăn của tỉnh, Phan Rang – Tháp Chàm từ đô thị loại III lên thành phố vào năm 2007. Thấy được sự tiềm năng và thu hút từ nhiều nguồn lực khác nhau, chớp cơ hội, Sacombank cũng đã thành lập trong thời gian này. Mặc dù, trong tỉnh cũng đã xuất hiện nhiều ngân hàng lớn mạnh khác, sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt, nhưng với chiến lược và sự dẫn dắt của ban lãnh đạo, đã đưa Sacombank từ ban đầu chỉ là phòng giao dịch qua thời gian đã xây dựng thêm một Chi nhánh lớn trong tỉnh. Để có sự phát triển này, một phần chính là từ nguồn vốn huy động dồi dào từ người dân. Kèm theo đó là những sản phẩm và dịch vụ với những khuyến mãi và tiện ích vượt trội như: Tiền gửi năng động, tiền gửi tương lai, tiết kiệm phù đổng, tiết kiệm trung niên , cộng với sự năng động và nhiệt huyết của nhân viên luôn chào đón và tìm kiếm nhiều khách hàng, giúp cho Chi nhánh vượt qua sự cạnh tranh trong tỉnh, để kéo về cho mình một lượng khách hàng lớn. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện ngày càng mở rộng, vừa đảm bảo tính tiện lợi, nhanh chóng, an toàn làm cho xu hướng thanh toán bằng chuyển khoản giữa các doanh nghiệp, giữa những người làm ăn mua bán trên địa bàn ngày một nhiều dẫn đến tiền gửi thanh toán có xu hướng tăng. Chính những yếu tố đó, đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động tăng lên nhanh chóng và rõ rệt, luôn đạt tăng trưởng cao so với mục tiêu mà Hội sở của Sacombank đưa ra. Theo đó, qua biều đồ 2.3, năm 2012 huy động vốn đạt 356.000 triệu đồng, năm 2013 đạt 437.304 triệu đồng, tăng 81.304 triệu đồng (22,84%) so với năm 2012 và năm 2014 huy động vốn tiếp tục tăng mạnh so với năm 2013 là 210.202 triệu đồng (48,07%) đạt 647.506 triệu đồng. Nhờ đó, Ngân hàng Sacombank nói chung và Sacombank Ninh Thuận nói riêng đã tạo ra nhiều dịch vụ chăm sóc mang đến cho khách hàng sự thoải mái và yên tâm khi đến giao dịch gửi tiền. Phân theo khách hàng: Mặc dù là tình hình huy động vốn gia tăng, nhưng nguồn huy động vốn lại thường tập trung vào cá nhân, ít có sự tăng trưởng mạnh từ các tổ chức kinh tế. Từ bảng 2.2 ta thấy, huy động vốn từ cá nhân chiếm tỷ trọng áp đảo so với các tổ chức kinh tế với tỷ trọng năm 2012, 2013 là 96,91% và 96,97%, còn huy động vốn từ các tổ chức kinh tế vào năm 2012 chỉ chiếm 3,09% và năm 2013 là 3,03%. Nhưng đến năm 2014, cơ cấu kinh tế trong tỉnh có nhiều sự thay đổi, nhiều doanh nghiệp, các tổ chức bắt đầu thành lập nhiều hơn, các công trình xây dựng trong tỉnh ngày một nhiều, nhờ vậy tỷ trọng của các tổ chức kinh tế trong huy động vốn tăng bất thường là 12,24%, làm cho tỷ trọng huy động vốn từ cá nhân giảm xuống còn 87,76%.
  46. 36 Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận phân theo khách hàng (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 600,000 568,270 500,000 424,040 400,000 345,000 300,000 200,000 100,000 79,236 11,000 13,264 0 2012 2013 2014 Tổ chức kinh tế Cá nhân Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Tuy nguồn huy động vốn tập trung nhiều từ cá nhân, nhưng sự tăng trưởng huy động thì cả cá nhân và các tổ chức kinh tế đều tăng. Qua biểu đồ 2.4, đối với huy động vốn cá nhân, năm 2012 đạt 345.000 triệu đồng, năm 2013 tăng 79.040 triệu đồng (22,91%) đạt 424.040 triệu động và năm 2014 tăng mạnh 144.230 triệu đồng (34,01%) đạt 568.270 triệu đồng. Còn huy động vốn từ các tổ chúc kinh tế, năm 2012 đạt 11.000 triệu đồng, năm 2013 tăng nhẹ 2.264 triệu đồng (20,58%) đạt 13.264 triệu đồng, năm 2014 tăng đột biến 65.972 triệu đồng (497,38%) đạt 79.236 triệu đồng. Mức biến động này cho ta thấy, người dân trong tỉnh đã bắt đầu kinh doanh thuận lợi và ngày càng phát triển, làm cho lượng khách hàng cá nhân của Chi nhánh vẫn duy trì và mở rộng. Những thế hệ sau của tỉnh, được môi trường học tập tốt, thi đậu vào nhiều trường đại học trong các thành phố lớn, khi tốt nghiệp đã về quê thành lập nhiều doanh nghiệp, vì vậy khách hàng là tổ chức kinh tế của Chi nhánh cũng ngày một tăng. Phân theo kỳ hạn: Đa số tiền gửi không kỳ hạn chính là tiền gửi thanh toán, nó rất linh động chỉ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán trong tài khoản để tiêu dùng, mua sắm hoặc chuyển khoản. Còn tiền gửi có kỳ hạn chính là kênh đầu tư đẻ lãi cho khách hàng khi có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm. Vì vậy, theo bảng 2.2, cơ cấu của tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động qua 3 năm lần lượt là: 7,02%; 7,55%, 7%. Còn tiền gửi có kỳ hạn chiếm áp đảo với tỷ trọng 3 năm lần lượt là: 92,98%; 92,45%; 93%.
  47. 37 Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn của Sacombank Ninh Thuận phân theo kỳ hạn (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 700,000 602,186 600,000 500,000 404,304 400,000 331,000 300,000 200,000 100,000 45,320 25,000 33,000 0 2012 2013 2014 Không kỳ hạn Có kỳ hạn Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Cũng theo sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động thì tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tăng qua từng năm. Qua biểu đồ 2.5, đối với tiền gửi không kỳ hạn, năm 2012 đạt 25.000 triệu đồng, năm 2013 tăng 8.000 triệu đồng (32%) đạt 33.000 triệu đồng và năm 2014 đạt 45.320 triệu đồng, tăng 12.320 triệu đồng (37,33%) so với năm 2013. Còn tiền gửi có kỳ hạn, năm 2012 đạt 331.000 triệu đồng (22,15%), năm 2013 đạt 404.304 triệu đồng, tăng 73.304 triệu đồng (22,15%) so với năm 2012 và năm 2014 đạt 602.186 triệu đồng, tăng 197.882 triệu đồng (48,94%) so với năm 2013. 2.5.2. Quy trình cho vay trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận: 1. Tiếp nhận 2. Lập hồ sơ tín 3. Phân tích hồ sơ khách hàng dụng tín dụng 6. Thanh lý hồ sơ 5. Giám sát hồ sơ 4. Quyết định tín tín dụng tín dụng dụng và giải ngân - Tiếp cận khách hàng: Bước đầu tiên của quy trình cho vay, bước này quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng và thuyết phục họ sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân
  48. 38 hàng. Các chuyên viên khách hàng phải tìm được khách hàng tiềm năng mới, chủ động nắm bắt thông tin của khách hàng từ đó tư vấn các sản phẩm phù hợp. - Hồ sơ tín dụng: Mục tiêu của việc tiếp cận khách hàng đó là đồng ý sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, thu thập được hồ sơ tín dụng của khách hàng. Khách hàng muốn được vay vốn tại ngân hàng phải có đủ 3 nhóm hồ sơ sau đây: • Nhóm hồ sơ đề nghị vay: Giấy đề nghị. • Nhóm hồ sơ thông tin khách hàng: Chứng minh nhân dân; Chứng từ chứng minh nơi cư trú: hộ khẩu thương trú, sổ tạm trú, giấy xác nhận tạm trú của cơ quan địa phương. • Nhóm hồ sơ phương án vay và nguồn trả nợ: Phương án vay vốn; Chứng từ chứng minh thu nhập; Tài sản đảm bảo khoản vay. - Phân tích hồ sơ tín dụng: Đây là bước quan trọng trong quy trình cấp tín dụng, cơ sở để quyết định cấp tín dụng hay không. Trong thời gian này, trách nhiệm của các chuyên viên khách hàng cá nhân có trách nhiệm phải kiểm tra tính chính xác, hợp lý các thông tin mà khách hàng đã cung cấp để xem xét các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến các khoản vay, từ đó có được các biện pháp phòng ngừa rủi ro. - Quyết định tín dụng và giải ngân: Các chuyên viên đề xuất cho vay khách hàng bao gồm: số tiền, thời hạn vay, lãi suất áp dụng cho khoản vay, phương thức thanh toán Bên cạnh đó những điều kiện trước và sau khi giả ngân kèm mà chuyên viên đề xuất để bảo đảm cho khoản vay. - Giám sát hồ sơ tín dụng: Trong việc cho vay cá nhân, việc giám sát hồ sơ phải được thực hiên thường xuyên là điều bắt buộc. Các công việc mà chuyên viên phải làm là giám sát việc thực hiện việc trả nợ, khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, nhắc nhở khách hàng của mình trong việc trả lãi, tái phân tích các khoản đầu tư tín dụng, phân loại nợ. - Thanh lý hồ sơ tín dụng: Sau khi khách hàng hoàn trả tiền gốc, lãi, các chi phí phát sinh liên quan đến hợp đồng tín dụng. 2.5.3. Tình hình tín dụng trung – dài hạn Sacombank Ninh Thuận qua 3 năm (2012 – 2014): Trong những năm qua, hoạt động của Sacombank Ninh Thuận luôn đóng góp mạnh mẽ vào hoạt động Ngân hàng Sacombank khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Bên cạnh huy động vốn, hoạt động cho vay tại Sacombank Ninh Thuận đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh đầu tư vào các sản phẩm nhằm bổ trợ vốn. Mấy năm
  49. 39 gần đây, Chi nhánh không ngừng củng cố, cải thiện, mở rộng đầu tư tín dụng nhằm thu hút ngày các nhiều khách hàng đến giao dịch để đáp ứng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều biến động xảy ra trong công tác cho vay, để thấy rõ điều đó ta sẽ phân tích qua các chỉ tiêu sau đây: 2.5.3.1. Doanh số cho vay trung – dài hạn: Để việc kinh doanh có hiệu quả mang lại sự phát triển cho ngân hàng, hoạt động cho vay chính là nguồn mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, thị phần ngành ngân hàng cũng được phân khúc rõ rệt. Khách hàng chính là những người tạo ra doanh thu cho ngân hàng, vì vậy việc huy động vốn cũng như cho vay là điều rất cần thiết. Doanh số cho vay của ngân hàng phần nào cũng thể hiện được quy mô vốn cũng như quy mô tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Do đó, với nguồn vốn huy động được, Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay trung – dài hạn, đưa ra nhiều cơ chế tín dụng với các kết quả thông qua bảng phân tích sau: Bảng 2.4: Mức biến động doanh số cho vay trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng Năm So sánh chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 140.700 167.433 189.199 26.733 19,00 21.766 13,00 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Là một trong những ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam, luôn tạo uy tín cho khách hàng. Thương hiệu Sacombank đã tạo niềm tin cho nhiều khách hàng đến gửi tiền cũng như vay vốn. Cùng theo sự tăng trưởng của huy động vốn thì cho vay cũng tăng trưởng theo. Nhu cầu đầu tư trang thiết bị như máy móc, xe tải hay các nhà xưởng để sản xuất, chế biến đối với cá nhân hay các doanh nghiệp trong tỉnh ngày càng nhiều. Vì vậy, với các hình thức cho vay đa dạng, thủ tục nhanh chóng và chuyên nghiệp, doanh số cho vay trung – dài hạn của Sacombank nói chung và Chi nhánh nói riêng luôn đạt được doanh số lớn và tăng qua các năm. Ở bảng 2.4, ta thấy năm 2013 cho vay trung – dài hạn đạt 167.433 triệu đồng hơn 26.733 triệu đồng (19%) năm 2012, đến năm 2014 tuy có cao hơn năm 2013 là 21.766 triệu đồng (tăng 13%) đạt được 189.199 triệu đồng nhưng lại sụt giảm 6% so với doanh số cho vay của năm 2013 với 2012.
  50. 40 Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 200,000 189,199 167,433 150,000 140,700 100,000 50,000 - 2012 2013 2014 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Do vay ngắn hạn thu hồi vốn nhanh, chịu ít tác động của các yếu tố bên ngoài tác động, số lượng khách hàng năm 2014 cần vốn ngắn hạn khá nhiều. Còn các khoản vay trung - dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có rủi ro lớn nên thận trọng trong công tác thẩm định và phê duyệt cho vay. Vì vậy, doanh số cho vay có tăng nhưng tập trung vào cho vay ngắn hạn nhiều hơn. Doanh số cho vay trung – dài hạn tăng phần nào cho thấy được hoạt động kinh doanh hiệu quả của Chi nhánh, nhưng nó lại là rủi ro cho ngân hàng khi xảy ra nợ xấu. Vì vậy, doanh số cho vay cần tăng trưởng với một tốc độ vừa phải và hợp lý, việc quản lý nợ sẽ chặt chẽ hơn. 2.5.3.2. Tình hình thu nợ trung – dài hạn: Thu hồi nợ là một hoạt động rất quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Thu hồi nợ đúng hạn sẽ giúp cho đồng vốn của ngân hàng không bị chiếm dụng, vòng quay vốn ổn định, đảm bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả và an toàn. Thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng - một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, công tác thu hồi nợ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 2012, tương tự như doanh số cho vay trung – dài hạn, tình hình thu nợ trung – dài hạn của Chi nhánh cũng bắt đầu tiến triển thông qua bảng sau:
  51. 41 Bảng 2.5: Mức biến động tình hình thu nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. Năm So sánh chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 62.339 82.107 103.013 19.768 31,71 20.906 25,46 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Theo dữ liệu bảng 2.5, tình hình thu nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận tăng qua các năm. Vượt qua năm 2012, năm 2013 tăng 19.768 triệu đồng (31,71%) đạt 82.107 triệu đồng và năm 2014 tăng 20.906 triệu đồng (25,46%) đạt 103.013 triệu đồng so với năm 2013. Qua đây, ta có thể thấy, song song với doanh số cho vay tăng thì tình hình thu nợ cũng tăng, vì vậy công tác giám sát thu hồi nợ luôn được chú trọng, cũng như biết được khách hàng tiềm năng trong việc cho vay. Kèm theo đó, chính là chất lượng khách hàng uy tín mà ngân hàng tìm được với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, phân tích, thẩm định khách hàng một cách kỹ càng, vì vậy hiệu quả thu hồi các khoản nợ cũng tăng theo. Đây cũng là kết quả đáng yên tâm cho Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh trước tình hình rủi ro của doanh số cho vay tăng. Biểu đồ 2.7: Tình hình thu nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 120,000 103,013 100,000 82,107 80,000 62,339 60,000 40,000 20,000 - 2012 2013 2014 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận.
  52. 42 2.5.3.3. Tình hình dư nợ trung – dài hạn: Dư nợ trung – dài hạn có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của Chi nhánh. Nó cho biết tình hình cho vay và thu nợ trung – dài hạn đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Diễn biến dư nợ trung – dài hạn của Chi nhánh như sau: Bảng 2.6: Cơ cấu tình hình dư nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. Năm 2012 2013 2014 Loại Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Cá nhân 87.261 61,89 110.705 84,57 145.623 78,67 Doanh nghiệp 53.737 38,11 20.195 15,43 39.494 21,33 Tổng 140.998 100,00 130.900 100,00 185.117 100,00 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Bảng 2.7: Mức biến động tình hình dư nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. Năm So sánh chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Loại Tỉ lệ Tỉ lệ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) Cá nhân 87.261 110.705 145.623 23.444 26,87 34.918 31,54 Doanh nghiệp 53.737 20.195 39.494 -33.542 -62,42 19.299 95,56 Tổng cộng 140.998 130.900 185.117 -10.098 -7,16 54.217 41,42 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Do tính chất thời gian của trung – dài hạn nên các khoản nợ sẽ được trả trong thời gian lâu, thêm vào đó là các khoản nợ khó đòi mà Chi nhánh không thể nào tránh khỏi vì vậy tình hình thu nợ trung – dài hạn có tăng qua các năm nhưng không làm cho tình hình dư nợ trung – dài hạn giảm xuống và số tiền dư nợ cũng ít chênh lệch so với doanh số cho vay. Theo đó, bảng 2.7 có thấy dư nợ trung – dài hạn năm 2012 là 140.998 triệu đồng, năm
  53. 43 2013 giảm 10.098 triệu đồng (giảm 7,16%) đạt 130.900 triệu đồng, năm 2014 tăng cao trở lại với 185.117 triệu đồng hơn năm 2013 là 54.217 triệu đồng (41,42%). Biểu đồ 2.8: Tình hình dư nợ trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 200,000 185,117 180,000 160,000 145,623 140,998 140,000 130,900 120,000 110,705 100,000 87,261 80,000 60,000 53,737 39,494 40,000 20,195 20,000 - 2012 2013 2014 Doanh nghiệp Cá nhân Dư nợ trung - dài hạn Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Trong cơ cấu của dư nợ trung – dài hạn ở bảng 2.6, cá nhân chiếm tỉ trọng nhiều hơn doanh nghiệp. Qua 3 năm 2012 – 2014, dư nợ trung – dài hạn của cá nhân chiếm lần lượt là 61,89%; 84,57%; 78,67%. Còn doanh nghiệp chiếm ít hơn với tỉ trọng lần lượt là 38,11%; 15,43%; 21,33%. Cũng trong 3 năm, dư nợ trung – dài hạn cá nhân tăng qua các năm, tăng 26,87% vào năm 2013 và tăng 31,54% vào năm 2014. Trong khi đó, dư nợ trung – dài hạn doanh nghiệp tăng giảm thất thường, giảm 62,42% năm 2013 và tăng lại 95,56% năm 2014. Qua đó, cho thấy các cá nhân vay vốn tăng rất nhanh, khách hàng cá nhân đã quan tâm nhiều hơn những khoảng vay trung – dài hạn, thỏa mãn những nhu cầu như mua sắm phương tiện cuộc sống. Các số liệu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận, không có nhiều các dự án dài hạn và khu công nghiệp lớn để Chi nhánh có thể thực hiện nghiệp vụ cho vay trung - dài hạn đối với doanh nghiệp.
  54. 44 2.5.3.4. Tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn: Nợ quá hạn xấu luôn là điều trăn trở của bất cứ Ngân hàng thương mại nào. Cho vay phải thẩm định khách hàng là điều khó, song việc thu hồi nợ lại càng khó hơn. Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho tình hình nợ quá hạn luôn tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng. Nếu một ngân hàng có nợ quá hạn quá lớn và tăng liên tục qua các năm thì hiệu quả trong hoạt động cho vay còn nhiều yếu kém. Vì thế phân tích nợ quá hạn trung – dài hạn giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trung – dài hạn trong quá khứ để có biện pháp thay đổi trong tương lai đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng. Bảng 2.8: Cơ cấu tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. Năm 2012 2013 2014 Loại Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Cá nhân 157 100,00 163 69,66 27 100,00 Doanh nghiệp 0 0,00 71 30,34 0 0,00 Tổng 157 100,00 234 100,00 27 100,00 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Bảng 2.9: Mức biến động tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. Năm So sánh chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Loại Tỉ lệ Tỉ lệ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) Cá nhân 157 163 27 6 3.82 -136 -83.44 Doanh nghiệp 0 71 0 71 - -71 -100.00 Tổng cộng 157 234 27 77 49.04 -207 -88.46 Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận.
  55. 45 Mặc dù dư nợ trung – dài hạn của Chi nhánh ít có sự biến động và tăng qua các năm nhưng nợ quá hạn của Chi nhánh chỉ ở mức thấp, không phải dừng lại ở con số chục tỷ hay trăm tỷ. Đây thật sự là cả nỗ lực của toàn Chi nhánh cùng với sự dẫn dắt của ban lãnh đạo ngân hàng. Dữ liệu biểu đồ 2.9, nợ quá hạn trung – dài hạn năm 2012 là 157 triệu đồng, năm 2013 là 234 triệu đồng chỉ tăng thêm 77 triệu đồng, đến năm 2014 chỉ còn 27 triệu đồng giảm mạnh 207 triệu đồng. Biểu đồ 2.9: Tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận (2012 – 2014): Đơn vị tính: triệu đồng. 250 234 200 157 157 163 150 100 71 50 27 27 - - - 2012 2013 2014 Doanh nghiệp Cá nhân Nợ quá hạn trung - dài hạn Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Ninh Thuận. Cũng như cơ cấu dư nợ trung – dài hạn và cũng theo nguyên nhân là tỉnh Ninh Thuận không có nhiều dự án dài hạn hoặc khu công nghiệp lớn, nên cơ cấu trong nợ quá hạn trung – dài hạn, cá nhân vẫn chiếm nhiều hơn, thậm chí là không có số liệu phát sinh ở doanh nghiệp. Ngoài năm 2012 và 2014, chỉ có năm 2013, nợ quá hạn trung – dài hạn của doanh nghiệp là 71 triệu đồng. Còn nợ quá hạn của cá nhân thì giảm qua các năm. Đây là điều đáng mừng cho Chi nhánh, cho công tác giám sát và quản lý nợ của nhân viên, cho kế hoạch và chính sách tín dụng của Ngân hàng.
  56. 46 2.5.3.5. Phân tích hiệu quả cho vay vốn trung – dài hạn của Sacombank Ninh Thuận qua các chỉ số: Chỉ số 2012 2013 2014 Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn / 0,396 0,299 0,286 tổng vốn huy động (lần) Nợ quá hạn trung – dài hạn / tổng dư 0,11 0,18 0,015 nợ tín dụng trung – dài hạn (%) Vòng quay vốn tín dụng trung – dài 0,44 0,63 0,56 hạn (vòng) Hệ số thu nợ trung – dài hạn (%) 44,31 49,04 54,45 Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn / tổng vốn huy động: Chỉ số này phản ánh công tác cho vay trung – dài hạn có sử dụng hết được nguồn vốn mà chi nhánh huy động được hay không? Chỉ số này quá cao hay thấp đều không tốt bởi vì nếu chỉ số này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ số này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Nhìn chung qua 3 năm, tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng giảm dần và chưa đạt hiệu quả. Mặc dù, nguồn vốn huy động và doanh số cho vay trung – dài hạn có tăng qua các năm, nhưng hiệu quả sử dụng vốn cho vay trung – dài hạn của Chi nhánh chưa phát huy hết sức do thiếu đi nhiều đầu tư, dự án và công trình lớn trong tỉnh. Cụ thể, năm 2012, tỷ lệ này là 0,396. Nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động đem vào đầu tư thì chỉ có 0,396 đồng dư nợ. Năm 2013 và 2014 tỷ số này giảm còn 0,299 và 0,286. Điều này cũng cho thấy, tuy sử dụng vốn cho vay trung – dài hạn chưa hiệu quả nhưng bù lại cho vay ngắn hạn lại được tập trung và hiệu quả hơn, phù hợp với nền kinh tế của tỉnh. Một phần cũng do tiền gửi có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động, đặc biệt là các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và nhiều nhất là dưới 6 tháng. Còn nguồn vốn trung – dài hạn lại chiếm tỷ trọng thấp. Nếu sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung – dài hạn thì cũng ảnh hưởng rất nhiều trong việc chi trả lãi, trả vốn đến hạn, nguồn vốn huy động và cho vay. Nợ quá hạn trung – dài hạn / tổng dư nợ trung – dài hạn: Nợ quá hạn trung – dài hạn trên tổng dư nợ trung – dài hạn năm 2012 và 2013 lần lượt là 0,11% và 0,18% năm 2014 rất thấp chỉ có 0,0015%. Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng trung – dài hạn của một Ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng càng cao và ngược lại. Và qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy tỷ lệ này của
  57. 47 ngân hàng rất thấp và nhỏ hơn 5% theo quy định. Mặc dù, năm 2014 có tỷ lệ rất thấp chứng tỏ Chi nhánh quản lý nợ rất tốt, nhưng để có được tỷ lệ này là nợ quá hạn thấp, còn dư nợ lại rất cao, đây là điều mà Chi nhánh cần phải quan tâm. Một phần là do sự tăng trưởng của doanh số cho vay, hơn nữa với tính chất tín dụng trung – dài hạn, nên các khoảng nợ được cộng dồn làm cho giá trị dư nợ cao. Có thể giảm nợ quá hạn là điều tốt, còn nếu dư nợ quá cao thì cần quản lý nợ chặt chẽ. Nhìn chung, Chi nhánh cũng đã nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác, thẩm định và và quản lý nợ hiệu quả. Vòng quay vốn tín dụng trung – dài hạn: Chỉ tiêu này có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2012, đạt 0,44 vòng. Năm 2013, đạt 0,63 vòng và năm 2014 không cao so với năm 2013 chỉ 0,56 vòng. Từ kết quả thẩm định, đánh giá và cho vay, việc quản lý nợ tốt thì thu nợ tăng là điều dễ hiểu nhưng do dư nợ nhiều qua các năm, nên vòng quay vốn tín dụng trung – dài hạn không cao nhưng vì tính chất trung – dài hạn nên thu hồi nợ lâu do đó mặc dù vòng quay này thấp nhưng ảnh hưởng rất ít đến phản ánh chất lượng tín dụng. Hệ số thu nợ trung – dài hạn: Dựa vào chỉ tiêu đã tính, hoạt động thu nợ trung – dài hạn của Ngân hàng có hiệu quả. Lần lượt cứ 100 đồng doanh số cho vay thì năm 2012 thu được 44,31 đồng, năm 2013 thu được 49,04 đồng, năm 2014 thu được 54,45 đồng. Mặc dù, năm 2012 đã xảy ra khủng hoảng kinh tế kéo sang năm 2013, nhưng hệ số thu nợ vẫn đạt kết quả tốt, một lần nữa cho thấy công tác thu nợ của Chi nhánh được đẩy mạnh, người dân sử dụng vốn hiệu quả. Đây thực sự là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ trung – dài hạn của Chi nhánh. Tổng kết chương 2 Tóm lại, với đặc điểm vùng kinh tế ở Ninh Thuận, ít các dự án và các khu công nghiệp nên việc cho vay trung – dài hạn đối với doanh nghiệp là rất thấp, nhưng bù lại cho vay trung – dài hạn cá nhân rất hiệu quả. Qua phân tích tình hình tín dụng trên, ta thấy được để giảm thiểu rủi ro của doanh số cho vay cứ mỗi năm tăng thì tình hình thu nợ cũng tăng qua các năm, mặc dù dư nợ còn nhiều nhưng số nợ để chuyển sang nợ quá hạn là rất thấp. Nhưng khả năng sử dụng vốn cho vay trung – dài hạn của ngân hàng lại chưa được nâng cao, đa số tập trung vào cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể thấy được sự nỗ lực và phấn đấu của Chi nhánh Ninh Thuận trong công tác cho vay khi chỉ phân tích ở mặt tín dụng trung – dài hạn chưa phân tích tín dụng ngắn hạn.