Khóa luận Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hàng Xanh - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định

pdf 114 trang Gia Huy 24/05/2022 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hàng Xanh - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cho_vay_khach_hang_doanh_nghiep_tai_nga.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hàng Xanh - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HÀNG XANH - PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THỊ ĐỊNH Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giáo viên hướng dẫn: THS.PHẠM HẢI NAM Sinh viên thực hiện: TRẦN NGỌC HUỆ MSSV: 1154021414 Lớp: 11DTNH1 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HÀNG XANH - PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THỊ ĐỊNH Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giáo viên hướng dẫn: THS.PHẠM HẢI NAM Sinh viên thực hiện: TRẦN NGỌC HUỆ MSSV: 1154021414 Lớp: 11DTNH1 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Bài khóa luận tốt nghiệp này là nghiên cứu thực sự của em, được thực hiện dựa trên các cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tiễn, đồng thời qua khảo sát thực tế ở lần kiến tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát Triển TP Hồ Chí Minh – HDBank và dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Phạm Hải Nam Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong bài báo cáo là trung thực, chính xác, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kiến thức hiện có. Một lần nữa em xin khẳng định về tính trung thực của lời cam đoan trên. Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Huệ ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát Triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh hàng xanh - phòng giao dịch Nguyễn Thị Định”, bên cạnh sự nổ lực không ngừng của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm tòi học hỏi cũng như thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài em luôn nhận được sự giúp đỡ, góp ý tận tình của Thầy Ths.Phạm Hải Nam, đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện, cùng với những lời khuyến khích động viên từ phía gia đình, bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, những giáo viên đã truyền đạt và hướng dẫn em trong gần bốn năm qua để em có những kiến thức bổ ích và cần thiết hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Phạm Hải Nam, Thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm Đồ án. Em xin chân thành cảm ơn Thầy. Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Với thời gian và khả năng còn hạn chế, bài khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý chân tình từ quý Thầy Cô và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến quý Thầy Cô. iii
  5. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Ban TD HO Ban thẩm định Hội sở BCTC Báo cáo tài chính CBNV Cán bộ nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng Chuyên viên Chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng Chuyên viên Chuyên viên Quan hệ khách hàng QHKH CIC Trung tâm thông tin tín dụng CNTT Công nghệ thông tin DaiABank Ngân hàng TMCP Đại Á ĐCTC Định chế tài chính DN doanh nghiệp DNNVV doanh nghiệp nhỏ và vừa GDP Tổng sản phẩm quốc dân HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM HĐBH Hợp đồng bảo hiểm HĐQT Hội đồng quản trị HĐTD Hợp đồng tín dụng HĐTD HO Hội đồng tín dụng Hội sở KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần PGD Phòng giao dịch QL&HTTD quản lí và hỗ trợ tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TĐTT Tốc độ tăng trưởng TGCKH Tiền gửi có kỳ hạn TGĐ Tổng Giám đốc TGTK Tiền gửi tiết kiệm TMCP Thương mại cổ phần TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPP Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TSĐB Tài sản đảm bảo TTKD Trung tâm kinh doanh v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Quy trình cho vay tại HDbank 31 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của HDBank- chi nhánh Hàng Xanh -Phòng 37 Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại HDBank - chi nhánh Hàng Xanh-phòng giao dịch Nguyễn Thị Định 38 Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu cho vay của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh-phòng giao dịch Nguyễn Thị Định theo đối tượng khách hàng 39 Bảng 2.5: Doanh số cho vay giai đoạn 2012 - 2014 41 Bảng 2.6: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay 42 Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 44 Bảng 2.8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 45 Bảng 2.9: Tình hình thu nợ giai đoạn 2012 - 2014 46 Bảng 2.10: Thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 48 Bảng 2.11: Thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế 49 Bảng 2.12: Thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế 51 Bảng 2.13: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 52 Bảng 2.14: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn 53 Bảng 2.15: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 55 Bảng 2.16: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 57 Bảng 2.17: Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng 58 Bảng 2.18: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014 58 Bảng 2.19: Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn cho vay 60 Bảng 2.20: Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế 61 Bảng 2.21: Tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế 62 Bảng 2.22: Đánh giá chỉ tiêu dư nợ/ huy động vốn giai đoạn 2012 - 2014 64 Bảng 2.23: Đánh giá chỉ tiêu dư nợ/ tổng nguồn vốn giai đoạn 2012 - 2014 65 Bảng 2.24: Vòng quay tín dụng giai đoạn 2012 - 2014 66 Bảng 2.25: Hệ số thu nợ giai đoạn 2012 - 2014 67 Bảng 2.26: Nợ xấu/ Tổng dư nợ giai đoạn 2012 – 2014 68 vi
  7. DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ hình cột Biểu đồ hình cột 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại HDBank giai đoạn 2012-2014 38 Biểu đồ hình cột 2.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2012 - 2014 41 Biểu đồ hình cột 2.3: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay 43 Biểu đồ hình cột 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 44 Biểu đồ hình cột 2.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 45 Biểu đồ hình cột 2.6: Tình hình thu nợ giai đoạn 2012 - 2014 47 Biểu đồ hình cột 2.7: Thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 48 Biểu đồ hình cột 2.8: Thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế 50 Biểu đồ hình cột 2.9: Thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế 51 Biểu đồ hình cột 2.10: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 53 Biểu đồ hình cột 2.11: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 56 Biểu đồ hình cột 2.12: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 57 Biểu đồ hình cột 2.13: Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn cho vay 60 Biểu đồ hình cột 2.14 Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế 61 Biểu đồ hình cột 2.15 Tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế 63 Biểu đồ hình cột 2.16: đánh giá chỉ tiêu dư nợ/ huy động vốn giai đoạn 2012 - 2014 64 Biểu đồ hình cột 2.17: Đánh giá chỉ tiêu dư nợ/ tổng nguồn vốn giai đoạn 2012 - 2014 65 Biểu đồ đường Biểu đồ đường 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014 59 Biểu đồ đường 2.2: Vòng quay tín dụng giai đoạn 2012 - 2014 66 Biểu đồ đường 2.3: Hệ số thu nợ giai đoạn 2012 – 2014 67 Biểu đồ đường 2.4: Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ giai đoạn 2012 – 2014 68 Biểu đồ hình tròn Biểu đồ hình tròn 2.1: Dư nợ cho vay theo thời hạn khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2014 54 vii
  8. Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng HDBank 29 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh – phòng 30 viii
  9. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 4 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN 4 1.1.1 Tín dụng ngân hàng 4 1.1.1.1 Khái niệm 4 1.1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng 5 1.1.1.3 Vai trò tín dụng ngân hàng 6 a. Đối với nền kinh tế 6 b. Đối với khách hàng 7 c. Đối với ngân hàng 8 1.1.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng 8 1.1.1.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 8 1.1.1.4.2 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng 9 1.1.1.4.3 Căn cứ mục đích sử dụng vốn 9 1.1.1.4.4 Căn cứ vào chủ thể vay vốn 10 1.1.2 Các hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại 10 1.1.2.1 Đặc điểm hoạt động huy động vốn 10 1.1.2.2 Các nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại 11 1.1.2.2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi 11 1.1.2.2.2 Tiền gửi thanh toán 11 1.1.2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm 11 1.1.2.2.4 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 12 1.1.2.2.5 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và từ ngân hàng Nhà nước 13 1.1.3 Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 13 1.1.3.1 Khái niệm 13 1.1.3.2. Các loại hình cho vay 14 1.1.3.2.1 Cho vay theo hạn mức tín dụng (thấu chi) 14 1.1.3.2.2 Cho vay ứng trước từng lần 14 1.1.3.2.3. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá 15 1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 15 1.1.5 Các phương thức cho vay 17 1.1.6 Nguyên tắc cho vay 18 1.1.7 Điều kiện cho vay 18 1.2 CÁC TIÊU THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 19 1.2.1 Phân tích định tính 19
  10. 1.2.1.1 Người xin vay có tín nhiệm 19 1.2.1.2 Hợp đồng tín dụng phải được kí kết đúng đắn và hợplệ 19 1.2.1.3 Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sảnbảo đảm 19 1.2.2 Phân tích định lượng 20 1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 20 1.2.2.1.1 Doanh số cho vay. 20 1.2.2.1.2 Doanh số thu nợ. 20 1.2.2.1.3 Dư nợ cho vay. 20 1.2.2.1.4 Nợ quá hạn 20 1.2.2.1.5 Tỷ lệ nợ xấu 20 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 21 1.2.2.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) 22 1.2.2.2.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%) 22 1.2.2.2.3 Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % ) 22 1.2.2.2.4 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( %) 22 1.2.2.2.5 Hệ số thu nợ ( % ) 23 1.2.2.2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 23 1.2.2.2.7 Tỷ lệ nợ xấu (%) 23 1.2.2.2.8 Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) 24 1.2.2.2.9 Số khách hàng được vay vốn: 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HDBANK – CHI NHÁNH HÀNG XANH – PGD NGUYỄN THỊ ĐỊNH 25 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG 25 2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển ngân hàng 25 2.1.1.1 Giới thiệu chung 25 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 26 2.1.1.3 Các giải thưởng tiêu biểu 27 2.1.1.4 Lịch sử hình thành phòng giao dịch Nguyễn Thị Định: 27 2.1.2 Bộ máy tổ chức của HDBank 28 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của HDBank 28 2.1.3. Cơ cấu cho vay tại ngân hàng 30 2.1.3.1. Các nguyên tắc cho vay 30 2.1.3.2. Quy trình cho vay tại HDBank 31 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG 36 2.2.1. Tình hình huy động tại HDBank - chi nhánh Hàng Xanh - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định giai đoạn 2012-2014 36 2.2.2. Phân tích cơ cấu khách hàng vay vốn tại HDBank 39
  11. 2.2.3. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh-phòng giao dịch Nguyễn Thị Định 41 2.2.3.1. Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay 42 2.2.3.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 43 2.2.3.3. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 45 2.2.4. Tình hình thu nợ khách hàng doanh nghiệp của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh-phòng giao dịch Nguyễn Thị Định 46 2.2.4.1. Thu nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay 48 2.2.4.2. Thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế 49 2.2.4.3. Thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế 51 2.2.5. Tình hình dư nợ theo khách hàng doanh nghiệp của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh - phòng giao dịch Nguyễn Thị Định giai đoạn 2012 - 2014 52 2.2.5.1 Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 53 2.2.5.2 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 55 2.2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh- phòng giao dịch Nguyễn Thị Định 58 2.2.7 Tỷ lệ nợ xấu 58 2.2.7.1 Tỷ lệ nợ xấu theo cho vay cho vay 60 2.2.7.2 Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế 60 2.2.7.3 Tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế 62 2.2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng. 63 2.2.8.1 Dư nợ/ Huy động vốn 63 2.2.7.2 Dư nợ/ tổng nguồn vốn 65 2.2.7.3 Vòng quay tín dụng của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh - phòng giao dịch Nguyễn Thị Định giai đoạn 2012 - 2014 65 2.2.7.4 Hệ số thu nợ 67 2.2.7.5 Nợ xấu/ Tổng dư nợ 67 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HDBANK – CHI NHÁNH HÀNG XANH – PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THỊ ĐỊNH 69 3.1 PHÂN TÍCH SWOT CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HDBANK– CHI NHÁNH HÀNG XANH – PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THỊ ĐỊNH 69 3.1.1 Thuận lợi 69 3.1.2 Khó khăn 70 3.1.3 Điểm mạnh 70 3.1.4 Điểm yếu 72
  12. 3.1.5 Nguyên nhân 72 3.1.5.1 Nguyên nhân khách quan 72 3.1.5.2 Nguyên nhân chủ quan 73 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP 74 3.2.1 Về định hướng cho vay khách hàng doanh nghiệp 74 3.2.2 Về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng 75 3.2.3 Về thông tin làm căn cứ để xếp hạng tín dụng cho khách hàng 76 3.2.4 Về mô hình quản lý tín dụng 76 3.2.5 Giám sát và quản lý rủi ro trong và sau khi cho vay 77 3.3 KIẾN NGHỊ 77 3.3.1. Đối với cơ quan quản lí nhà nước 77 3.32.Đối với ngân hàng 78 3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HDBANK TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI 80 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
  13. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2014 kết thúc với rất nhiều điểm nhấn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, bên cạnh nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì vẫn còn đó nhiều vấn đề tồn tại, một phần do ảnh hưởng từ chu kỳ của nền kinh tế, phần còn lại xuất phát từ hệ quả hoạt động quản lý, điều hành yếu kém của chính bản thân các Ngân hàng thương mại. Nhận thức được vấn trong thời gian vừa qua, cơ quan điều hành đã nỗ lực triển khai hàng loạt các chương trình, chính sách để tái cơ cấu lại toàn hệ thống nhằm góp phần hồi phục và cải thiện sức khỏe cho các Ngân hàng thương mại. Thực tế, hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn đặt trọng tâm ở mảng tín dụng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng thì doanh nghiệp lại giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn vay từ ngân hàng là một trong những thành phần gần như không thể thiếu trong cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế đã và đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại đó là sự gia tăng trong số lượng các doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoặc thu hẹp hoạt động. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này chính là sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp. Về phía các ngân hàng thì đây là giai đoạn tái cơ cấu nên hoạt động cho vay cũng được kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn nhằm thu hẹp quy mô nợ xấu. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm đáng lo ngại trong tốc độ tăng trưởng tín dụng. Chính vì vậy, việc cải thiện chất lượng cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng riêng lẻ sẽ không chỉ góp phần cải thiện tình hình nợ xấu của toàn hệ thống mà còn giúp vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ạt o đà phục hồi nền kinh tế. Những lý luận và thực tiễn trên là cơ sở để em quyết định lựa chọn đề tài “ Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát Triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh hàng xanh - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định”. Mặc dù đề tài được lựa chọn không phải là một đề tài mới, tuy nhiên ngay tại thời điểm này, trước thực trạng của hệ thống ngân hàng hiện nay thì việc nghiên cứu về vấn đề này trở nên phù hợp và cần thiết hơn bao giờ hết. Luận văn là nỗ lực của em trong việc tìm ra những giải pháp mới, 1
  14. thiết thực sau khi đã phân tích cụ thể thực trạng cho vay tại ngân hàng. Hy vọng, kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học tin cậy cho nhà điều hành trong việc hoạch định chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được hai mục tiêu chính: Thứ nhất, hiểu được tình hình hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp thông qua phân tích thực trạng tại ngân hàng. Thứ hai, kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn số liệu tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM giai đoạn 2012-2014 4. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, phương pháp được lựa chọn là: Dùng phương pháp thống kê mô tả để nêu được hiện trạng của hoạt động cho vay tại ngân hàng. Tính toán các hệ số để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai, phương pháp được sử dụng là: Phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, thách thức trong hoạt động cho vay của ngân hàng từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Tổng quan kết quả của các bài nghiên cứu có liên quan nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng từ đó làm cơ sở đưa ra giải pháp. 5. Kết cấu của khóa luận Khóa luận bao gồm các phần sau: Phần mở đầu Chương 1 Cơ sở lí luận cho vay khách hàng doanh nghiệp 2
  15. chương 2: Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Hdbank – Chi nhánh hàng xanh – Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định Chương 3: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Hdbank – Chi nhánh hàng xanh – Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định Kết luận Tài liệu tham khảo 3
  16. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay ngắn hạn 1.1.1. Tín dụng ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Một cách khái quát, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng tài sản (vốn) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm (tin tưởng) người sử dụng vốn hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy, phạm trù tín dụng gắn với chuyển nhượng một lượng vốn có ba đặc điểm chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính hoàn trả giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tin tưởng người sử dụng có khả năng hoàn trả đúng hạn. Tín dụng có nhiều loại, căn cứ vào người cấp (bản chất) gồm có tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, trái phiếu, tín dụng nhà nước, tín dụng cá nhân (nặng lãi). Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế; trong mối quan hệ này, ngân hàng vừa giữ vai trò là người đi vay (con nợ) và vai trò là người cho vay (chủ nợ). Đây là quan hệ gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Từ phân tích trên, ta đi đến định nghĩa: tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp thuận để khách hàng sử dụng một lượng tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn. Ngân hàng cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. Lưu ý phân biệt tín dụng và cho vay. Bất kỳ sự chuyển giao quyền sử dụng tạm thời có hoàn trả về tài sản và dựa trên cơ sở lòng tin đều phản ánh quan hệ tín dụng. mối quan hệ tín dụng này được phản ánh dưới các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Như vậy, nội dung tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên, trong 4
  17. hoạt động tín dụng thì cho vay (tín dụng bằng tiền) là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các NHTM. Vì vậy thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nghĩa rộng khái quát như trên hay nghĩa hẹp là cho vay. 1.1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có 5 đặc điểm của tín dụng nói chung như sau: Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ có lòng tin khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn. Còn người vay tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để tạo ra các đặc điểm tiếp theo. Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng tài sản có thời hạn hay có tính hoàn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính “ đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn ổn định, thì có thể cấp được nhiều tín dụng dài hạn, ngược lại, nếu nguồn vốn không ổn định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều tín dụng dài hạn thì sẽ bị rủi ro thanh khoản. Mặt khác, thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn. Nếu ngân hàng xác định thời hạn vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay, thì khách hàng sẽ không có đủ nguồn để trả nợ khi đến hạn, gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn vay lớn hơn chu kỳ luân chuyển vốn thì sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả nợ gốc mà còn cả lãi. Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị nợ gốc, khách hàng còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá sử dụng vốn vay. Khoản lãi phải luôn là một số dương, có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 5
  18. Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh giá độ an toàn của các hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng nên dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Ngoài ra việc thu hồi nợ không chỉ phụ thuộc vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động vào giá cả, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, thiên tai Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Thứ năm, Tín dụng phải mang tính hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đông thế chấp, hợp đồng cầm cố, cầm cố cho bên thứ ba vay vốn, hợp đồng bảo lãnh, khế ước nhận nợ Trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả khoản vay cho ngân hàng vô điều kiện khi đến hạn. Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được hai nguyên tắc cơ bản sau: - Thứ nhất, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. - Thứ hai, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng. 1.1.1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng a. Đối với nền kinh tế Thứ nhất, Tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế và việc làm. Bởi vì nó góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư. Điều này xuất phát từ chức năng cơ bản của thị trường tài chính nói chung và thị trường tín dụng ngân hàng nói riêng là luân chuyển vốn từ những người (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ). Tại sao việc luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người sử dụng vốn lại quan trọng với nền kinh tế? Nếu không có ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ bị ách tắc, vốn nằm chết trong dân. Chính vì vậy, kênh luân chuyển vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tăng lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng không chỉ làm tăng vốn mà còn đồng thời giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Bởi vì, Những người tiết kiệm thường là những người không có đồng thời cơ hội đầu tư sinh lời cao. Thông qua tín dụng ngân hàng mà 6
  19. vốn từ những người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả được chuyển tới những người có dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng lại thiếu vốn. Người đi vay và ngân hàng đều nỗ lực sử dụng vốn hiệu quả để tránh không trả được nợ dẫn đến bị phát mại tài sản, giải thể hoặc phá sản. Kết quả là kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và năng suất lao động tăng cao. Tín dụng ngân hàng là người hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển tín dụng thương mại thông qua chiết khấu thương phiếu. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế. So với kênh dẫn vốn thị trường chứng khoán thì tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng hơn nhiều vì giảm được chi phí giao dịch và giảm được thông tin bất cân xứng. Thứ hai, là công cụ điều tiết kinh tế xã hội của nhà nước. Thông qua đầu tư vốn vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề, khu vực kinh tế đó, hình thành nên cơ cấu kinh tế hiệu quả. Việt Nam đã thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay ngân hàng. Thông qua lãi suất, tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền. Ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội. b. Đối với khách hàng Thứ nhất, ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. So với tín dụng thương mại và tín dụng cá nhân nặng lãi thì tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng với khách hàng. Với các ưu điểm như không bị hạn chế về thời gian vay, về mục đích sử dụng, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả ngăng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn nên tín dụng ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Qua đó, tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư kịp thời tận dụng được những cơ hội kinh doanh, giúp các gia đình nâng cao được chất lượng cuộc sống. Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. So với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì tín dụng ngân hàng ràng buộc trả vốn gốc và lãi trong thời gian nhất định như đã thỏa thuận. Do đó buộc khách hàng phải nỗ lực, tận 7
  20. dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. c. Đối với ngân hàng Thứ nhất, đem lại lợi nhuận quan trọng nhất cho ngân hàng. Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có ( khoảng 69%) và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng ( khoảng 70% đến 90%) mặc dù tỷ trọng hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm trên thị trường tài chính nhưng tín dụng ngân hàng vẫn luôn là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao nhất đối với mỗi ngân hàng. Thứ hai, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác nhau như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng. 1.1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng Kinh tế thị trường càng phát triển, xu hướng tự do hóa ngày càng sâu sắc, thì các ngân hàng càng phải nghiên cứu đưa ra các hình thức tín dụng đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khác nhau của khách hàng, từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tư, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro và đứng vững trong cạnh tranh. Để quản lý tốt hoạt động tín dụng (qua phân tích, đánh giá số liệu và ban hành quy trình tín dụng phù hợp), người ta phân loại tín dụng theo một số tiêu chí sau. 1.1.1.4.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng  Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng đến 1 năm và được sử dụng để bù đắp vốn lưu động tạm thời, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về lãi suất, lạm phát cũng như những bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường, vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác.  Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng trên 1 năm đến 5 năm, được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới và cải tiến trang thiết bị, mở rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập. 8
  21.  Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất ) xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường xá, cảng biển, sân bay ) cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn. Do thời hạn đầu tư kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài, thì những biến động không dự tính có thể xảy ra càng lớn. 1.1.1.4.2. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng  Tín dụng có đảm bảo: Tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với khách hàng không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc phải có người bảo lãnh. Tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính ( dòng tiền) của con nợ thiếu hụt, do lo sợ phát mại tài sản đã tạo áp lực buộc con nợ phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.  Tín dụng không đảm bảo: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của bên thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho khách hàng truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao và số tiền vay không lớn. 1.1.1.4.3. Căn cứ mục đích sử dụng vốn  Tín dụng bất động sản: là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản, bao gồm: - Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng nhỏ và sửa chữa nhà cửa. - Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại.  Tín dụng công thương nghiệp: là khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả thuế và chi trả lương.  Tín dụng chứng từ hay được dùng trong lĩnh vực công thương nghiệp. Đối tượng cấp là bộ chứng từ bán hàng (thường là bộ chứng từ hàng xuất) chứ không phải hàng hóa vật chất hữu hình. Tín dụng chứng từ rất phong phú và đa dạng, từ mở thư tín dụng, ứng trước bộ chứng từ hàng xuất, chiết khấu hối phiếu 9
  22.  Tín dụng nông nghiệp: là khoản tín dụng cấp cho hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trông trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi.  Tín dụng tiêu dùng: là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, trang thiết bị trong nhà, cho vay du học  Tín dụng đầu tư tài chính: là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp mua chứng khoán, vàng. 1.1.1.4.4 Căn cứ vào chủ thể vay vốn  Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn): Gọi là bán buôn vì các doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn. Tuy nhiên những khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không lớn thì vẫn thuộc bán lẻ.  Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ): Gọi là bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh hộ gia đình.  Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác. Những khoản đi vay trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có thể dùng để trả nợ hay cho vay lại. 1.1.2. Các hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Đặc điểm hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng của các ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng. Do vậy có thể nói hoạt động huy động vốn và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng luôn gắn liền với nhau. Một ngân hàng chỉ có thể kinh doanh tốt khi nó có khả năng huy động vốn tốt. Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm cụ thể hoá việc thi hành Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: 10
  23. - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. 1.1.2.2. Các nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.1.2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động cổ điển và mang đặc thù riêng của các ngân hàng thương mại, đây cũng là điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Do nhu cầu và động thái tiền gửi của khách hàng rất khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền ngân hàng thương mại phải đa dạng hoá và phát triển nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau. 1.1.2.2.2. Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng huy động số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của họ vào thanh toán, ngân hàng có thể tận dụng những lúc tạm thời nhàn rỗi số dư này để biến chúng trở thành nguồn vốn của ngân hàng. Tài khoản tiền gửi thanh toán là loại tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào mà không cần báo trƣớc cho ngân hàng, nên ngân hàng rất khó kế hoạch hoá việc sử dụng loại tiền gửi này. Do đó, đối với loại tiền gửi này ngân hàng thường trả lãi suất thấp hoặc thậm chí không trả lãi cho khách hàng. 1.1.2.2.3. Tiền gửi tiết kiệm  Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được dùng cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với loại tiền gửi này khách hàng cũng có thể rút bất cứ lúc nào nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch 11
  24. sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do đó cũng giống như tiền gửi thanh toán, ngân hàng trả lãi suất rất thấp cho tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.  Tiết kiệm định kỳ: Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Mục tiêu quan trọng của họ khi lựa chọn hình thức này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được khách hàng. Mức lãi suất trả cho loại tiền gửi này cao hơn mức lãi suất trả cho tiền gửi không kỳ hạn và thay đổi tuỳ theo loại kỳ hạn gửi, tuỳ theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm hay còn tuỳ theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.  Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: - Căn cứ vào thời hạn: có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9- 12 tháng và trên 12 tháng. - Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ hay tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ. Các loại tiết kiệm khác: Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ, các ngân hàng thương mại còn thu hút khách hàng bằng nhiều loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang 1.1.2.2.4. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng thương mại còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau: 12
  25. - Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ. - Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ. - Lãi suất được hưởng: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người mua giấy tờ có giá được hưởng. - Qua phát hành giấy tờ có giá ngân hàng có thể huy động vốn ngắn hạn hoặc huy động vốn trung dài hạn. - Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. - Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dài hạn các ngân hàng thương mại có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu. 1.1.2.2.5 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và từ ngân hàng Nhà nước Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại ngân hàng thương mại, qua tài khoản này ngân hàng thương mại có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại dưới hình thức cho vay. 1.1.3 Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.1.3.1 Khái niệm Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. 13
  26. 1.1.3.2. Các loại hình cho vay 1.1.3.2.1 Cho vay theo hạn mức tín dụng (thấu chi) Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay để đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động (trừ vốn lưu động thường xuyên) theo hạn mức tín dụng đã cam kết. Nghiệp vụ thấu chi có các đặc trưng cơ bản sau: - Đối tượng cho vay là đối tượng tổng hợp, toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt tức là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động với nguồn vốn dài hạn và các khoản nợ phi ngân hàng. - Hạn mức tín dụng áp dụng trong kỹ thuật thấu chi là hạn mức tín dụng với điều kiện nới lỏng và tài khoản được sử dụng để giải ngân là tài khoản vãng lai, tức là tài khoản được phép dư nợ và mức dư nợ tối đa với hạn mức tín dụng đã cam kết. Hạn mức này được xác ịđ nh trên cơ sở phân tích toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp - Định kỳ hạn nợ cuối cùng cho toàn bộ các khoản vay, không định kỳ hạn nợ cho từng lần giải ngân trừ trường hợp đặc biệt. - Ngoài lãi suất cho vay, thấu chi còn có thêm các chi phí phi lãi như phí cam kết và số dư tiền gửi bù trừ. - Thấu chi được áp dụng cho các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thường xuyên, trình độ quản trị tài chính tương đối tốt và doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm cao. 1.1.3.2.2. Cho vay ứng trước từng lần Cho vay từng lần là tiến trình cấp tín dụng dựa trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể. Cho vay ứng trước từng lần có khá nhiều điểm trái ngược với cho vay thấu chi và được thể hiện cụ thể như sau: Đối tượng cho vay là đối tượng cụ thể như nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Số tiền cho vay được xác định trên cơ sở các chứng từ mua hàng như hợp đồng kinh tế, hoá đơn hoặc bản kê hàng thành phẩm tồn kho 14
  27. Hạn nợ được định kỳ cho từng khoản vay cụ thể. Chi phí người đi vay phải trả chỉ có lãi suất cho vay. Loại hình cho vay này áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp có trình độ quản trị tài chính yếu và có nhiều rủi ro hoặc không có quan hệ tín dụng thường xuyên, trên thực tế đó là các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp nhỏ. 1.1.3.2.3. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. So với cho vay ứng trước chiết khấu có điểm khác biệt: Không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín dụng.  Ngân hàng thu lãi trước khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh giá.  Quy trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn so với cho vay ứng trước. Các loại chiết khấu: Các ngân hàng thương mại hiện nay thường nhận chiết khấu hai loại chứng từ cơ bản là thương phiếu và chứng từ có giá khác như trái phiếu, kỳ phiếu 1.1.4. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối Để thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp ta xét một số vai trò sau:  Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp được liên tục. 15
  28. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.  Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.  Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.  Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp 16
  29. thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy có thể đáp ứng kịp thời, các doanh nghiệp có thể tìm đến tín dụng ngân hàng. Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thưc hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. 1.1.5. Các phương thức cho vay Tín dụng dưới hình thức cho vay là chủ yếu nên phương thức cho vay rất phong phú. Đến nay, các ngân hàng thường sử dụng các phương thức cho vay phổ biến trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng bao gồm: - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đông tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong khoản thời gian xác định. - Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó, một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. TCTD và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc 17
  30. điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của pháp luật về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay 1.1.6. Nguyên tắc cho vay - Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trì được hoạt động. - Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. - Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, được coi là giá mua quyền sử dụng vốn. - Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các tài sản thế chấp không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng. - Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả các khoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn. 1.1.7. Điều kiện cho vay - Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết. 18
  31. - Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi; phương án đầu tư, phục vụ đời sống khả thi kèm phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 1.2. Các tiêu thức và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.2.1. Phân tích định tính Đối với mỗi đơn đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được ba câu hỏi căn bản sau: - Người cho vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thếnào? - Hợp đồng tín dụng có được kí kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền, và người xin vay có khả năng hoàntrả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào? - Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng và chi phí rủi rothấp?  Sau đây là các nội dung cần đi sâu phân tích: 1.2.1.1. Người xin vay có tín nhiệm Câu hỏi cần trả lời trước hết là: Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đếnhạn không? Điều này liên quan đến nghiên cứu chi tiết tiêu chí 6C của người xin vay bao gồm: tư cách (Character), năng lực Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi. 1.2.1.2 Hợp đồng tín dụng phải được kí kết đúng đắn và hợp lệ Việc cho vay của ngân hàng và khách hàng phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, giá trị 1.2.1.3 Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm Ngân hàng nhận tài sản đảm bảo nhằm hai mục đích: 19
  32. - Thứ nhất, Nếu người vay không trả nợ theo quy định, thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ. - Thứ hai, Nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng có lợi thế vềtâm lí so với người vay. Bởi vì tài sản khi đã là vật đặt cọc (như xe hơi, đất đai, nhà cửa ), buộc người đặt cọc (người vay) Phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình. 1.2.2. Phân tích định lượng 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng 1.2.2.1.1. Doanh số cho vay. Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. 1.2.2.1.2. Doanh số thu nợ. Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. 1.2.2.1.3. Dư nợ cho vay. Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. 1.2.2.1.4. Nợ quá hạn. Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. 1.2.2.1.5. Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp 20
  33. Tại Việt Nam việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNH ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam. Theo đó “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Việc phân loại nợ thực hiện như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.  Tỷ lệ nợ xấu ổ푛𝑔 푛ợ ấ Tỷ lệ nợ xấu(%) = 100 Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng càng thấp càng tốt. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên Ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động Ngân hàng. Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%. 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 21
  34. 1.2.2.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) ( ư 푛ợ 푛ă 푛 − ư 푛ợ 푛ă 푡 ướ ) ỷ 푙ệ 푡ă푛𝑔 푡 ưở푛𝑔 ư 푛ợ(%) = 100 ư 푛ợ 푛ă 푡 ướ Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả 1.2.2.2.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%) ( 푆 푛ă 푛 − 푆 푛ă 푡 ướ ) ỷ 푙ệ 푡ă푛𝑔 푡 ưở푛𝑔 푆 (%) = 100 푆 푛ă 푡 ướ Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi) Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. 1.2.2.2.3 Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % ) Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng. 1.2.2.2.4 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( %) Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa. 22
  35. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. 1.2.2.2.5 Hệ số thu nợ ( % ) 표 푛ℎ 푠ố 푡ℎ 푛ợ Hệ số thu nợ ( % ) = 100 표 푛ℎ 푠ố ℎ표 푣 Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt 1.2.2.2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = x 100 Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. 1.2.2.2.7 Tỷ lệ nợ xấu (%) Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = x 100 Tổng dư nợ Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. 23
  36. 1.2.2.2.8 Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = Dư nợ bình quân Trong đó: ( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ ) Dư nợ bình quân trong kỳ = 2 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. 1.2.2.2.9 Số khách hàng được vay vốn: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua. 24
  37. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HDBANK – CHI NHÁNH HÀNG XANH – PGD NGUYỄN THỊ ĐỊNH 2.1 Giới thiệu chung về HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh – Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định 2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển ngân hàng 2.1.1.1 Giới thiệu chung Tên ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh City Development Commercial Joint Stock Bank Tên giao dịch: HDBANK Vốn điều lệ: 8.100.000.000 đồng Giấy ĐKKD số: 0300608092, do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 11/08/1992, sửa đổi bổ sung lần thứ 21 ngày 02/11/2012 Địa chỉ trụ sở chính: 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8) 62 915 916 Fax: (84-8) 62 915 900 Email: info@hdbank.com.vn Website: www.hdbank.com.vn Logo 25
  38. 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển HDBANK là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước, được thành lập từ ngày 04/01/1990. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả và an toàn, HDBank đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính ngân hàng. Từ 16/3/2012 ngân hàng đổi tên thành “ Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM” và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên toàn quốc. Việc thay đổi này phù hợp tầm vốc, lĩnh vực hoạt động của HDBank trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích luỹ các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công nghệ để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới. 26
  39. Năm 2013, HDBank sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) vào HDBank và mua lại công ty TNHH Một thành viên Tài chính Việt – Societe (SGVF). Đến cuối năm 2013 HDBank có gần 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An,Hà Tĩnh, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh 2.1.1.3 Các giải thưởng tiêu biểu - Huân chương lao động do Chủ tịch nước trao tặng - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - HDBank được NHNN nước xếp loại A - Cờ thi đua của NHNN Việt Nam - Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất - Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng - Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (do Báo Điện tử Đảng Cộng Sản VN, Ban tuyên Giáo TW trao tặng) - Thương hiệu uy tín Đông Nam Á (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế trao tặng) - Vì sự phát triển Văn hóa cộng đồng (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế trao tặng) - Top 50 DN nộp thuế lớn nhất V1000 (do Vietnam Report trao tặng) - Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất (do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng) - Giải thưởng An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012 - CSO ASEAN AWARDS (do IDG trao tặng) - Giải vàng báo cáo thường niên Vision Awards 2012,2011 (do Hiệp hội các Chuyên gia Truyền thông Mỹ -LACP trao tặng) - Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (do Wells Fargo trao tặng) - Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citi Group trao tặng) - Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (do Tạp chí Asiamoney và Euromoney trao tặng) 2.1.1.4 Lịch sử hình thành phòng giao dịch Nguyễn Thị Định: Ngày 06/10/2013 Ngân hàng HDBank tổ chức lễ khai trương thêm phòng giao dịch thứ 105 - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định. Địa điểm hoạt động thuận lợi, được mọi người biết đến và gần gũi với nhiều khách hàng trong khu vực. Do đó tạo điều kiện cho Phòng giao dịch triển khai các sản phẩm dịch vụ của mình. Đặc biệt những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng được nâng 27
  40. cao nên doanh số hoạt động và lợi nhuận không ngừng tăng lên từ thị trường đang được mở rộng ấy. Địa chỉ: 519 Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, quận 2, TP HCM Điện thoại: (08)54027812 Fax: 0854027811 2.1.2 Bộ máy tổ chức của HDBank 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của HDBank Toàn bộ hoạt động của Ngân hàng đều được thực hiện thống nhất theo các Quy trình, Quy chế của HDBank, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. 28
  41. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng HDBank (Nguồn wedsite: www.hdbank.com.vn) 29
  42. 2.1.2.2. Sơ đồ tổ chức của HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh – Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh – Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định TRƯỞNG PHÒNG PHÒNG TÍN DỤNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Phòng giao dịch được tổ chức giống như một Chi nhánh thu nhỏ với những bộ phận đảm nhận chức năng và nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau, đáp ứng được những nghiệp vụ phát sinh giữa khách hàng với Ngân hàng. Phòng giao dịch với phương châm là bạn đồng hành giải quyết mọi nhu cầu phát sinh liên quan đến tài chính của khách hàng luôn tạo mọi điều kiện cũng như linh hoạt giải quyết thủ tục một cách nhanh chóng. Tránh được việc khách hàng phải chờ đợi. 2.1.3. Cơ cấu cho vay tại ngân hàng 2.1.3.1. Các nguyên tắc cho vay - Khách hàng vay vốn của HDBank phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Sử dụng vốn vay đúng mục đích được ghi rõ trong hợp đồng cho vay. Hoàn trả vốn vay và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với HDBank. - Đồng thời khách hàng vay vốn phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau đây: 30
  43. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động cho vay của HDBank. Có dự án đầu tư/ phương án kinh doanh/ phương án phục vụ đời sống khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống theo quy định của HBank. Đáp ứng các điều kiện trong các quy định cho vay của NHNN và điều lệ cho vay do HDBank ban hành. 2.1.3.2. Quy trình cho vay tại HDBank Bảng 2.1: Quy trình cho vay tại HDbank Thời gian Công việc Cấp thực hiện Diễn giải duyệt Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng Tiếp thị và tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tư 05 ngày vấn cho khách hàng về Chuyên viên tính từ việc sử dụng dịch vụ tín Lập hồ sơ quản lý khách ngày tiếp dụng và các dịch vụ khác hàng nhận hồ sơ có liên quan đến nhu cầu cho đến khách hàng tại HDBank. ngày trình Tiến hành thu thập thông cấp thẩm tin và tài liệu cần thiết từ quyền phê khách hàng. duyệt Bước 2: Phân tích thẩm định tín dụng và định giá TSĐB 31
  44. Thẩm định tư cách khách hàng; Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, Chuyên viên năng lực tài chính; Thực thẩm định hiện xếp hạng tín dụng khách hàng; Thẩm định nhu cầu vay vốn (Cấp hạn mức) và đánh Lập tờ trình giá khả năng trả nợ của khách hàng; Tính toán các chỉ tiêu tài chính để phân tích tình hình kinh doanh Chuyên của khách hàng; Lập báo viênQL&HTTD cáo thẩm định.Kiểm định và định giá TSĐB; Tham gia/tiếp nhận kết quả định giá TSĐB của Ban định giá. Bước 3: Kiểm soát nội dung thẩm định Căn cứ vào tờ trình của chuyên viên thẩm định đưa ra các ý kiến cá nhân, chấp thuận hay không chấp thuận khoản vay của khách hàng theo các điều Kiểm soát nội Trưởng/ Phó bộ kiện Chuyên viên thẩm dung thẩm định phận KHDN định đề xuất, hoặc yêu cầu bổ sung thêm điều kiện. Sau khi có ý kiến trên tờ trình, chuyển toàn bộ hồ sơ khoản vay cho Ban giám đốc Chi nhánh, trưởng PGD. Bước 4: Phê duyệt 32
  45. Ban giám đốc TTKD/ Chi nhánh, Trưởng PGD xét Trưởng duyệt trong hạn mức được PGD/Ban GĐ phân quyền. Ban tín dụng TTKH/CN Ban chi nhánh xem xét phê 02 ngày kể tín dụng Chi duyệt khoản vay vượt Phê duyệt từ ngày nhánh Ban tín hạn mức Ban GĐ Chi nhận hồ sơ dụng khu vực/ nhánh. Ban tín dụng Khu Giám đốc khu vực, Giám đốc khu vực vực xem xét phê duyệt khoản vay vượt hạn mức Ban tín dụng chi nhánh. Bước 5: Phê duyệt thuộc hạn mức tín dụng Phó TGĐ Phó TGĐ xét duyệt khoản Phó TGĐ vay trong hạn mức được 02 ngày phân quyền. Bước 6: Tái thẩm định Tái thẩm định hồ sơ trong hạn mức của Phó TGĐ (nếu có yêu cầu) hoặc vượt hạn mức TGĐ (nếu có yêu cầu) hoặc vượt hạn Chuyên viên tái mức TGĐ (nếu có yêu Tái thẩm định 03 ngày thẩm định cầu) hoặc vượt hạn mức của Phó Tổng Giám đốc, Trưởng phòng quản lí rủi ro, ký báo cáo tái thẩm định đối với các hồ sơ tái thẩm định. Bước 7: Phê duyệt thuộc hạn mức tín dụng Ban tín dụng hội sở,TGĐ, Hội đồng tín dụng Ban tín dụng Hội sở xét duyệt theo phân quyền Ban TD HO trong mức phê duyệt của TGĐ. 01 ngày Tổng giám đốc phê TGĐ duyệt trong thẩm quyền. 33
  46. Hội đồng TD hội sở xét duyệt các khoản tín dụng HĐTD HO trên hạn mức của Tổng GĐ và nằm trong thẩm quyền của HĐTD HO. HĐQT xét duyệt các khoản cho vay vượt thẩm HĐQT quyền phán quyết của HĐTD HO. Bước 8: Thông báo tín dụng Chuyên viên Lập thông báo tín dụng QL&HTTD kịp thời gửi khách hàng Bước 9: Hoàn thiện và soạn thảo các thủ tục ký HĐTD, hợp đồng bảo đảm Căn cứ ý kiến xét duyệt, Chuyên viên Chuyên viên QHKH hoàn thiện hồ sơ QHKH còn thiếu theo yêu cầu của cấp xét duyệt Soạn thảo Hợp đồng tín dụng thế chấp, cầm cố, bảo đảm bằng tài sản của Ngay sau ngay sau Hoàn thiện hồ sơ Chuyên viên bên thứ ba, các hợp đồng khi phê khách hàng QL&HTTD có chứng từ liên quan khác, làm thủ tục công duyệt 1 chứng đăng ký giao dịch ngày đảm bảo Ký hợp đồng tín dụng/ Trưởng các đơn hợp đồng bảo đảm sau khi vị kinh doanh có đầy đủ chữ ký kiểm hoặc người được soát của cán bộ kiểm soát ủy quyền quản lý và hỗ trợ tín dụng. Bước 10: Giải ngân 34
  47. Kiểm tra điều kiện giải ngân, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt. Lâp và trình ký tờ trình giải ngân đối với Hợp đồng cho vay hạn mức/giải ngân nhiều lần. Chuyên viên Trường hợp giải ngân có Trong QL&HTTD sự thay đổi với điều kiện ngày cấp tín ụngd ban đầu thì chuyên viên thẩm định phải phối hợp thực hiện. Chuyển tiền Lập và trình ký khế ước/giấy nhận nợ khi hồ sơ vay hợp lệ, đầy đủ. Luân chuyển hồ sơ giải ngân cho kế toán giao dịch. Kế toán giao Trong dịch Kiểm tra tính hợp lệ của ngày các chứng từ nhận tiền vay, thực hiện hạch toán giải phát tiền vay chính xác. Bước 11: Theo dõi/ kiểm tra và thu hồi nợ vay Chuyên viên QHKH phối hợp với Chuyên viên QL&HTTD tiến hành kiểm tra sau khi giải ngân, Kiểm tra khách kiểm tra sử dụng vốn vay, hàng sử dụng Chuyên viên kiểm tra TS thế chấp, TS vốn vay, sử QHKH và cầm cố, kiểm tra tình hình dụng các dịch vụ Chuyên viên sản xuất, kinh doanh, lập khác tại HD QL&HTTD biên bản kiểm tra lưu hồ Bank sơ tín dụng, kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý khi khách hàng không thực hiện các yêu cầu của NH. 35
  48. Theo dõi lịch trả nợ của khách hàng. Thông báo Chuyên viên khách hàng trả nợ gốc, lãi. QL&HTTD Thực hiện thanh lý HĐTD khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi. Bước 12: Đánh giá lại khoản vay và khách hàng Định kỳ rà soát lại các khoản vay, đánh giá tình Chuyên viên hình hoạt động và khả Thẩm định năng tài chính của khách hàng. Thực hiện/ phối hợp Ban Chuyên viên định giá đánh giá lại QL&HTTD TSĐB theo quy định. Bước 13: Theo dõi và xử lý nợ quá hạn Chuyên viên Thẩm định Chuyên viên Theo dõi và thực hiện các QL&HTTD thủ tục xử lý nợ quá hạn. Chuyên viên thu hồi nợ tại CN hoặc thuộc Ban thu hồi nợ HO (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) 2.2. Phân tích tình trạng tài chính của ngân hàng 2.2.1. Tình hình huy động tại HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định giai đoạn 2012-2014 36
  49. Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của HDBank- Chi nhánh Hàng Xanh - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2013 so với 2014 so với Năm Năm Năm Chỉ Tiêu 2012 2013 2012 2013 2014 Triệu Triệu % % đồng đồng 1. Vốn huy 103.954 109.884 114.895 5.930 105,70 5.011 104,56 động - Tiền gửi 84.462 97.808 99.212 13.345 115,80 1.404 101,44 dân cư - TGTCKT 19.491 12.076 15.683 -7.415 61,96 3.607 129,87 2.Vốn điều 7.381 9.803 8.209 2.422 132,82 -1.593 83,75 chuyển Tổng Nguồn 111.334 119.687 123.105 8.352 107,50 3.418 102,86 Vốn (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định)  Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy được rằng hoạt động của ngân hàng đã đem lại kết quả cao trong công tác huy động vốn của mình. Tình hình huy động vốn tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2013 tăng 5.930 triệu đồng so với năm 2012, trong đó chủ yếu là dựa vào nguồn huy động tiền gửi dân cư. Tốc độ huy động vốn lại tiếp tục tăng vào năm 2014 là 5011 triệu đồng so với năm 2013. Đồng thời tổng nguồn vốn huy động cũng tăng dần qua các năm với vốn huy động chiếm phần chủ yếu. Trong khi vố huy động tăng dần thì vốn huy động từ tổ chức kinh tế có nhiều biến động, nhất là vào năm 2013 đã giảm 7.415 triệu đồng, tương đương 38.06%. Nguyên nhân do tình hình kinh tế có nhiều biến động trong năm 2013 khiến hoạt động kinh doanh các tổ chức gặp nhiều khó khăn nên tiền gửi ở ngân hàng giảm mạnh, Vào năm 2014 thì lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế bắt đầu phục hồi nhưng chưa cao. Nhưng nhìn chung tình hình huy động nguồn vốn tại ngân hàng đang khá tốt nên cần duy trì và phát triển. 37
  50. Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh-phòng giao dịch Nguyễn Thị Định Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch 2013 Chênh lệch 2014 so với 2012 so với 2013 2012 2013 2014 Triệu Triệu % % đồng đồng Tiền gửi tiết kiệm không kì 6.237 8.571 6.664 2.334 137,42 -1.907 77,75 hạn Tiền gửi tiết 68.817 68.238 74.337 -580 99,16 6.099 108,94 kiệm có kì hạn Tiền gửi không 10.187 6.263 8.272 -3.924 61,48 2.009 132,08 kì hạn Tiền gửi có kì 56.135 26.812 25.622 -29.323 47,76 -1.190 95,56 hạn Huy động vốn 103.954 109.884 114.895 5.930 105,70 5.011 104,56 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Biểu đồ hình cột 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh - phòng giao dịch Nguyễn Thị Định giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng 80000 74.337 68.817 68.238 70000 60000 56.135 50000 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 40000 Tiền gửi không kì hạn 26.812 30000 25.622 Tiền gửi có kì hạn 20000 10.187 8.571 6.664 . 10000 6.237 6.263 0 2012 2013 2014 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Nhận xét: Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm tỷ trọng cao. Kế đến là tiền gửi có kì hạn. Nhưng ta có thể thấy có sự chênh lệch khá lớn về 38
  51. tỷ trọng giữa các loại hình tiền gửi, gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao cho thấy lãi suất khá hấp dẫn với khách hàng, đồng thời mạng lưới giao dịch rộng khắp cả nước cùng với uy tín của ngân hàng khiến khách hàng cảm thấy yên tâm khi gửi tiền tại đây. 2.2.2. Phân tích cơ cấu khách hàng vay vốn tại HDBank Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu cho vay của HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh-phòng giao dịch Nguyễn Thị Định theo đối tượng khách hàng Năm Tiêu chí KHCN KHDN % tổng dư nợ 57,49% 42,51% 2009 Tốc độ tăng trưởng - - % tổng dư nợ 50,21% 49,79% 2010 Tốc độ tăng trưởng 16.39% 56,14% % tổng dư nợ 54,96% 45,04% 2011 Tốc độ tăng trưởng 55,99% 28,88% % tổng dư nợ 37,25% 62,75% 2012 Tốc độ tăng trưởng -19,98% 64,52% % tổng dư nợ 47,82% 52,18% 2013 Tốc độ tăng trưởng 111,34% 17,92% % tổng dư nợ 45,03% 54,97% 2014 Tốc độ tăng trưởng 16,34% 23,98% (Nguồn: Tính toán từ số liệu Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2014, HDBank) Một cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay của NH nên được xem xét trước khi đi vào phân tích dư nợ cho vay đối với KHDN theo từng tiêu chí phân loại. Dựa trên cơ cấu cho vay của NH có thể thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN và KHCN là xấp xỉ 1:1, tỷ trọng này qua các năm biến động không đáng kể, điều đó cho thấy cả hai nhóm khách hàng chính là cá nhân và DNđều được NH tập trung khai thác. Tuy nhiên, dựa trên tốc độ tăng trưởng dư nợ để nhận xét thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra chiến lược cho vay của NH trong từng năm. Chẳng hạn, trong năm 2009, dư nợ cho vay KHCN chỉ tăng trưởng ở mức xấp xỉ 17% thì dư nợ KHDN lại tăng trưởng với tốc độ gấp hơn 3 lần. Điều này dẫn đến kết luận là trong giai đoạn này, NH tập trung phát triển mảng tín dụng dành cho KHDN. 39
  52. Trong khi đó, năm 2012, chiến lược cho vay của NH diễn biến theo một xu hướng hoàn toàn trái ngược với năm 2008, NH tập trung tối đa nguồn lực để mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, mang lại hơn 100% tăng trưởng dư nợ đối với nhóm khách hàng này từ một con số tăng trưởng âm của năm 2011. Năm 2013 và 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với cả hai nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng DN đều thấp hơn so với mặt bằng chung của những năm trước đó. Điều này đã phản ánh hoàn toàn đúng đắn tình trạng nền kinh tế trong giai đoạn này. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2013, cả nước có khoảng 60.737 DN giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm trước. Một lượng lớn trong số này là các DN ngừng hoạt động nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý (40.116 đơn vị), tăng 9% so với năm 2012. Số DN đã giải thể và đăng ký ngừng hoạt động cũng tiếp tục tăng, lần lượt đạt 9.818 và 10.803 đơn vị. Ngoài ra, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2.618.000 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 - mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng này chỉ còn 5,6%, thấp hơn mức tăng 6,5% của năm 2012. Điều này khiến các DN hoạt động lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình hình tài chính của DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho DN không đáp ứng được các tiêu chí mà NH đặt ra để tiếp cận vốn vay. Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, đà phá sản của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng. Năm 2014, cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Trong đó có 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trước, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước. Về phía NH, đây là năm bản lề cho giai đoạn tái cơ cấu ngành, các NH tập trung giải quyết nợ xấu – hậu quả của công tác thẩm định lỏng lẽo trong những giai đoạn trước đó, dẫn đến công tác thẩm định cho vay, quản trị rủi ro được quan tâm nhiều hơn, làm cho DN khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. 40
  53. 2.2.3. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh-phòng giao dịch Nguyễn Thị Định Bảng 2.5: Doanh số cho vay giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2013 so với 2014 so với 2012 2013 2014 2012 2013 Triệu Triệu % % đồng đồng Doanh nghiệp 52.723,8 66.471 68.027 13.747 126 1.556 102 Tổng doanh số 105.911 136.247 131.132 30.337 129 -5.115 96 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Biểu đồ hình cột 1.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: Triệu đồng 140000 120000 100000 80000 Doanh nghiệp 60000 Tổng doanh số 40000 20000 0 2012 2013 2014 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Doanh số cho vay các khách hàng doanh nghiệp vẫn luôn chiếm tỉ trọng cao trên tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Đây là đối tượng khách hàng mà ngân hàng nhắm đến và đang phát triển các sản phẩm tối ưu hơn để thu hút. Qua biểu đồ cột ta thấy doanh số đối với khách hàng doanh nghiệp có sự biến động. Năm 2012 khoảng hơn 52 tỷ thì năm 2013 tăng lên gần 66 tỷ. Đến 2014 doanh số cho vay tăng gần 68 tỷ .Mặc khác, trong tổng 100% doanh số cho vay mà Chi nhánh thu được, thì trên 60% là thu được từ khách hàng 41
  54. doanh nghiệp. Năm 2013, doanh số cho vay của ngân hàng tăng 26% so với năm 2012 tương đương gần 14 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2014, tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp có trạng thái giảm, Giảm đến 14% so với năm trước, tương đương 1,5 tỷ đồng. Nguyên nhân một phần do đối thủ thu hút khách bằng cách giảm lãi suất, các doanh nghiệp vẫn e dè trong việc vay vốn kinh doanh. Tuy nhiên ngân hàng cũng đã linh hoạt trong việc đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân với nhiều gói sản phẩm như thu hút các tiểu thương bằng “Cho vay góp chợ”. Cho vay tiêu dung, cho vay mua xe hơi .Dù vậy tổng doanh số cho vay vẫn giảm 5% so với năm trước. 2.2.3.1. Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Bảng 2.6: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2014 2013 so với so với 2013 2012 2013 2014 2012 Triệu Triệu % % đồng đồng Cho vay ngắn hạn 27.575 36.260 34.462 8.685 131,50 -1.797 95,04 Cho vay trung hạn 15.659 20.905 26.306 5.246 133,50 5.401 125,84 Cho vay dài hạn 10.018 9.306 7.258 -712 92,90 -2.047 78,00 Tổng cộng 52.724 66.471 68.027 13.747 126,07 1.556 102,34 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) 42
  55. Biểu đồ hình cột 2.3: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Đơn vị: Triệu đồng 40000.00 35000.00 30000.00 25000.00 Cho vay ngắn hạn 20000.00 Cho vay trung hạn 15000.00 Cho vay dài hạn 10000.00 5000.00 0.00 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Theo số liệu cho thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp. Năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn tăng so với 2012, riêng cho vay dài hạn giảm. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn tăng 8.685 triệu đồng, tương đương tăng 31,5%. Cho vay trung hạn tăng 5.246 triệu đồng tương đương 33,5%. Doanh số cho vay dài hạn giảm 712 triệu đồng, tương đương 7,1%. Nhìn chung giai đoạn 2012-2013 doanh số cho vay tăng mạnh. Chủ yếu là doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động, chỉ có một tỷ trọng nhỏ nhu cầu vốn trung dài hạn do xuất phát từ sức cầu nền kinh tế thấp nên nhu cầu vốn cho dự án đầu tư trung dài hạn tăng không đáng kể. Hơn nữa, đây cũng là chính sách của NH, với một tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho NH. Giai đoạn 2013-2014 nền kinh tế không ổn định, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, doanh số cho vay giảm mạnh so với năm trước. tổng doanh số cho vay doanh nghiệp chỉ tăng 2,34%. Đây là thời gian ngân hàng thích nghi với hoàn cảnh khó khăn bằng cách đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân. 2.2.3.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Để đa dạng hóa món vay, tiếp cận với mọi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng đã bố trí vốn tín dụng cho nhiều thành phần kinh tế để vừa góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, vừa hạn chế rủi ro do quá tập trung đầu tư vào một thành phần kinh tế. 43
  56. Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch 2013 Chênh lệch 2014 so với 2012 so với 2013 2012 2013 2014 Triệu Triệu % % đồng đồng Công ty cổ phần 25.249,42 30.789,37 32.578,13 5.539,95 121,94 1.788,76 105,81 công ty TNHH 20.103,58 23.470,91 25.938,70 3.367,33 116,75 2.467,79 110,51 Doanh nghiệp tư 1.434,09 2.758,55 1.850,33 1.324,46 192,36 -908,21 67,08 nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 379,61 478,59 489,79 98,98 126,07 11,20 102,34 ngoài Hợp tác xã 26,36 53,18 34,01 26,81 201,72 -19,16 63,96 Khác 5.530,72 9.399,00 7.136,03 3.868,27 169,94 -2.262,97 75,92 Tổng cộng 52.723 66.471 68.027 13.747,22 126,07 1.556 102,34 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Biểu đồ hình cột 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Khác 2014 Hợp tác xã 2013 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp tư nhân 2012 công ty TNHH 0 10000 20000 30000 40000 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Nhìn chung, doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm đều tăng dần qua các năm. Đây cũng chính là những khách hàng đầy tiềm năng mà các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần. Doanh số cho vay công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất gần 50% trên doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng trưởng khá cao, nhất là doanh nghiệp tư nhân tang 92,36% và hợp tác xã tăng 101,72%. Điều này cho thấy ngân hàng 44
  57. không chỉ chú trọng khách hàng lớn như công ty cổ phần hay công ty TNHH mà còn quan tâm các khách hàng doanh nghiệp nhỏ lẻ khác. 2.2.3.3. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Bảng 2.8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch 2013 Chênh lệch 2014 so với 2012 so với 2013 2012 2013 2014 Triệu Triệu % % đồng đồng Nông, lâm, ngư 3.796,11 6.979,46 5.224,47 3.183,34 183,86 -1.754,98 74,86 nghiệp Công nghiệp - 16.428,73 13.008,37 16.442,13 -3.420,36 79,18 3.433,75 126,40 xây dựng Thương mại - 32.498,94 46.483,17 46.360,40 13.984,23 143,03 -122,77 99,74 dịch vụ Tổng cộng 52.723 66.471 68.027 13.748 126,07 1.556 102,34 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Biểu đồ hình cột 2.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng 50000 46.483,17 46.360,40 40000 3.2498,94 30000 20000 16428 16.442,13 13.008,37 10000 6.979,46 3796 5.224,47 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhiều ngành nghề nên doanh số cho vay doanh nghiệp theo các ngành kinh tế cũng đa dạng. Tiêu biểu là ngành thương mại dịchvụ, chiếm hơn 60% trong tổng doanh số cho vay. Tình hình tăng trưởng của các ngành qua các năm không được ổn định. Giai đoạn 2012-2013, tỉ lệ tăng trưởng khá tốt , năm 2013 45
  58. ngành Nông lâm ngư nghiệp tăng 83,86 % so với năm 2012, tương đương 3183 triệu đồng. Ngành thương mại – dịch vụ cũng tăng 43,03%, tương đương 13.984,23 triệu đồng. riêng ngành công nghiệp giai đoạn này bị chững lại do thị trường bong bóng bất động sản nên doanh số cho vay giảm 19,82% so với năm 2012. Đến giai đoạn 2013-2014, do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế bất ổn năm trước mà tốc độ tăng tưởng giai đoạn này thấp. ngành xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi nhưng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm 25.84% tương đương 1755 triệu đồng và thương mại dịch vụ giảm 0,26% tương đương 122 triệu đồng. 2.2.4. Tình hình thu nợ khách hàng doanh nghiệp của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh-phòng giao dịch Nguyễn Thị Định Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và mang tính bền vững cao thì ngoài việc đẩy nhanh doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Kết quả thu hồi nợ cũng trực tiếp nói lên hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Bảng 2.9: Tình hình thu nợ giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2013 so với 2014 so với 2012 2013 2014 2012 2013 Triệu Triệu % % đồng đồng Doanh nghiệp 52.630 63.519 64.284 10.889 121 765 101 Tổng thu nợ 99.471 114.334 115.712 14.863 115 1.377 101 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) 46
  59. Biểu đồ hình cột 2.6: Tình hình thu nợ giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: Triệu đồng 140000 115.712 120000 114.334 99.471 100000 80000 63.519 64.284 60000 52.630 40000 20000 0 2012 2013 2014 Doanh nghiệp Tổng thu nợ (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn. Bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng cho ngân hàng thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng trong từng thời kỳ. Như vậy nhìn vào bảng trên ta thấy rất rõ doanh số thu nợ của Ngân hàng từ năm 2012 đến 2014 có nhiều biến động. Năm 2013, số nợ thu được tăng 50% so với năm trước, tương đương 11 tỷ đồng. Do tình hình kinh tế năm 2012 có nhiều bất ổn khiến việc thu nợ của ngân hàng diễn ra khó khăn và phát sinh nhiều nợ xấu, ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Đến năm 2013, ngân hàng có nhiều chính sách để xử lý nợ nên số nợ thu hồi cao hơn nhiều so với 2012. Đến năm 2014, số nợ thu về từ khách hàng doanh nghiệp đã giảm so với 2013 là 16%. Tuy vậy tổng nợ thu được năm 2014 chỉ giảm 4% so với năm 2013. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho ngân hàng trong tình hình kinh tế không ổn định hiện nay. 47
  60. 2.2.4.1. Thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn cho vay Bảng 2.10: Thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn cho vay Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2013 2014 so với so với 2012 2012 2013 2014 2013 Triệu Triệu % % đồng đồng Cho vay ngắn hạn 29.683 32.919 33.283 3.236 110,90 364 101,11 Cho vay trung hạn 11.210 19.605 22.443 8.394 174,88 2.838 114,48 Cho vay dài hạn 11.736 10.995 8.558 -741 93,69 -2.437 77,83 Tổng thu nợ 52.630 63.519 64.284 10.889 120,69 765 101,20 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Biểu đồ hình cột 2.7: Thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn cho vay Đơn vị: Triệu đồng 35000 30000 25000 Cho vay ngắn hạn 20000 Cho vay trung hạn 15000 Cho vay dài hạn 10000 5000 0 2012 2013 2014 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Trong sự gia tăng của tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Thời gian qua, công tác thu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có tiến triển tốt và đạt được những thành công nhất định. Năm 2013. Thu nợ ngắn hạn tăng 10,9% tương đương 3.236 triệu đồng . Năm 2014, tốc độ tăng trưởng vẫn tăng nhưng chậm hơn nhiều so với năm trước, tăng 1,11% tương đương 364 triệu đồng. Doanh số cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tín dụng trung, dài hạn nên doanh số thu nợ của nó cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp. Những khoản vay trung, dài hạn thường áp dụng đối với các 48
  61. doanh nghiệp có quy mô lớn, chu trình sản xuất kinh doanh dài, vì vậy doanh số thu nợ thường có xu hướng tăng trưởng khá chênh lệch so với doanh số cho vay. Thu nợ cho vay trung hạn có nhiều biến chuyển, năm 2013 tốc độ tăng trưởng tăng 74,88% tương đương 8.394 triệu đồng, thời gian này ngân hàng tích cực đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhằm thu những khoản nợ tồn đọng vào những năm trước nên đạt được hiệu quả cao. Các dự án đầu tư được giải ngân của năm trước dần đi vào hoạt động và đem về nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp hoàn trả nợ vay ngân hàng nên góp phần tăng doanh số thu nợ. Năm 2014, do dư âm tình hình kinh tế không ổn định năm 2013 kéo dài tới 2014 nên việc thu nợ lại gặp nhiều khó khăn ở khoản nợ trung hạn. tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 14.48% so với 2013 tương đương 2.506 triệu đồng. Thu nợ dài hạn tăng trưởng chậm, các khaonr vay dài hạn thường khó đòi vì mang yếu tố rủi ro cao, từ năm 2012 đến 2014, thu nợ dài hạn liên tục tăng trưởng âm. Các khoản nợ xấu cũng tập trung nhiều ở các khoản vay dài hạn này. 2.2.4.2. Thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế Bảng 2.11: Thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch 2013 Chênh lệch 2014 so với 2012 so với 2013 2012 2013 2014 Triệu Triệu % % đồng đồng Công ty cổ 24.036,12 18.618,55 32.804,55 -5.417,57 77,46 14.186,00 176,19 phần công ty TNHH 21.078,32 17.161,51 23.279,60 -3.916,81 81,42 6.118,09 135,65 Doanh nghiệp 1.110,493 2.619,15 1.616,91 1.508,66 235,85 -1.002,24 61,73 tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư 321,043 428,13 326,81 107,09 133,36 -101,32 76,33 nước ngoài Hợp tác xã 31,578 27,62 43,09 -3,96 87,47 15,47 156,01 Khác 6.052,45 6.181,63 8.332,04 129,18 102,13 2150,41 134,79 Tổng cộng 52.630 63.519,00 64.284,00 10.889,00 120,69 765,00 101,20 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) 49
  62. Biểu đồ hình cột 2.8: Thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Khác 2014 Hợp tác xã Doanh nghiệp có vốn đầu 2013 tư nước ngoài Doanh nghiệp tư nhân công ty TNHH 2012 Công ty cổ phần 0 10000 20000 30000 40000 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Qua biểu đồ cho thấy, tình hình thu nợ qua các năm không ổn định. Công ty cổ phần và công ty TNHH luôn có doanh số thu nợ cao hơn các loại hình doanh nghiệp còn lại tuy nhiên Công ty cổ phần và công ty TNHH có tốc độ tăng trưởng không tốt vào giai đoạn 2012- 2013 . Công ty cổ phần có tốc độ tăng trưởng là -22,54% tương đương số tiền thu nợ giảm 5.417 triệu đồng so với năm trước. Công ty TNHH có tốc độ tăng trưởng giảm 18,58% tương đương giảm 3.916 triệu đồng, nhưng đến giai đoạn 2013-2014 lại tăng nhanh. Công ty cổ phần có tốc độ tăng trưởng lên đến 76,19%. Tương đương 14.186 triêu đồng. Công ty TNHH có tốc độ tăng trưởng đạt 35,65% so với năm 2013.Trong khi đó tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại thất thường. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân đạt đến 135,85%, tương đương 1.508 triệu đồng. doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng là 33,36% . Đây là năm mà ngân hàng bắt đầu chú trọng cho vay các khách hàng nhỏ. Trong thời kỳ kinh tế không ổn định, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng. Trong giai đoạn 2013- 2014, ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều chương trình mới để thu hút khách hàng doanh nghiệp mới, đẩy mạnh các chương trình thu hút thêm khách hàng cá nhân để đảm bảo hoạt 50
  63. động của ngân hàng. Đồng thời cùng khách hàng có nợ xấu bàn bạc giải quyết các khoản nợ xấu đang tồn đọng để tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng không tăng cao. Nhờ đó mà các khoản nợ tồn đọng trong năm 2013 đã được giải quyết ổn và đem lại tốc độ tăng trưởng cao cho công ty cổ phần và công ty TNHH. 2.2.4.3. Thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế Bảng 2.12: Thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch 2013 Chênh lệch 2014 so với 2012 so với 2013 2012 2013 2014 Triệu Triệu % % đồng đồng Nông, lâm, 3.789,36 4.757,98 7.997,79 968,62 125,56 3.239,81 168,09 ngư nghiệp Công nghiệp 16.031,10 16.740,38 12.391,70 709,28 104,42 -4.348,68 74,02 - xây dựng Thương mại - 32.809,54 42.020,64 43.894,51 9.211,10 128,07 1.873,87 104,46 dịch vụ Tổng cộng 52.630 63.519,00 64.284,00 10.889,00 120,69 765,00 101,20 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Biểu đồ hình cột 2.9: Thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng 50000.00 43894 45000.00 42021 40000.00 35000.00 32810 30000.00 25000.00 20000.00 16031 16740 15000.00 12392 10000.00 7998 3789 4758 5000.00 0.00 2012 2013 2014 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) 51
  64. Trong các ngành thì ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua các năm. Năm 2013 doanh số thu nợ đạt tốc độ tăng trưởng là 28,07% so với năm 2012 tương đương 9211 triệu đồng. Năm 2014 tốc độ tăng trưởng tiếp tục tăng, đạt 4,46% so với năm 2013 tương đương 1873 triệu đồng ngành thương mại dịch vụ những năm gần đây phát triển nên tạo thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng. Ngành Công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng thấp, đến năm 2014 đã xuống đến mức âm. Nguyên nhân do thị trường bất động sản đóng băng, ngành xây dựng không phát triển nhanh như trước, doanh nghiệp bị chôn vốn dẫn đến giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. Năm 2014 tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp-xây dựng âm 27,96% so với năm 2013. Tương đương giảm 4348 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngành nông lâm ngư nghiệp tăng đều qua các năm, điều đó cho thấy ngân hàng cũng rất chú trọng trong chăm sóc đối tượng khách hàng này, năm 2013 doanh số thu nợ tăng so với năm 2012 là 25,56% tương đương 968 triệu đồng. Năm 2014 tăng 68,09% so với năm 2013 tương đương 3239 triệu đồng. 2.2.5. Tình hình dư nợ theo khách hàng doanh nghiệp của HDBank - chi nhánh Hàng Xanh - phòng giao dịch Nguyễn Thị Định giai đoạn 2012 - 2014 Bảng 2.13: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch 2013 so Chênh lệch 2014 so với với 2012 2013 2012 2013 2014 Triệu Triệu % % đồng đồng Doanh nghiệp 50.355 53.307 57.050 3.743 107,02 2.952 105,86 Dư nợ 80.247 102.160 103.784 1.624 101,59 21.913 127,31 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) 52
  65. Biểu đồ hình cột 2.10: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng 120000 100000 80000 Doanh nghiệp 60000 Dư nợ 40000 20000 0 2012 2013 2014 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tăng qua các năm, tuy nhiên tăng không nhiều, năm 2013 tăng 5,86% so với 2012 và năm 2014 tăng 7% so với năm 2013. Tuy nhiên đây cũng là điều đáng mừng trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay. Khi việc cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn trước mà ngân hàng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng là một thành tích tốt 2.2.5.1 Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay Bảng 2.14: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2013 so với 2014 so với 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 2012 2013 Triệu Triệu % % đồng đồng Cho vay ngắn hạn 29.709 33.050 34.230 3.341 111 1.180 103,57 Cho vay trung hạn 13.092 14.393 18.256 1.301 110 3.863 126,84 Cho vay dài hạn 7.553 5.864 4.564 -1.689 78 -1.300 77,83 53
  66. Tổng dư nợ 50.355 53.307 57.050 2.952 106 3.743 107,02 (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Biểu đồ hình tròn 2.1: Dư nợ cho vay theo thời gian khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2014 31/12/2012 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn 31/12/2013 15% Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn 26% 59% 11% 27% 62% 31/12/2014 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn 8% 32% 60% (Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định) Hơn 50% dư nợ cho vay của NH tập trung ở nhóm nợ ngắn hạn, và tỷ trọng này đang có xu hướng tăng, giai đoạn 2012-2013, nền kinh tế bắt đầu gánh chịu hậu quả của giai đoạn tăng trưởng nóng trước đó, thị trường bất động sản đóng băng, sức cầu yếu ớt làm cho lĩnh vực xây dựng, dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, NH chuyển sang những lĩnh vực ít rủi ro hơn, có tính ổn định hơn, và cũng là thế mạnh của nền kinh tế, ít chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới. Ngân hàng đẩy mạnh cho vay các gói sản phẩm ngắn hạn. Năm 2014 dư nợ ngắn hạn chiếm hơn 60% tổng dư nợ cho vay của NH và đang có xu hướng tăng dần. Điều này xuất phát từ thực tế là phần lớn nhu cầu vay vốn trong giai đoạn này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cũng như duy trì hoạt động của DN. Nhu cầu vốn trung dài hạn do xuất phát từ sức cầu nền kinh tế thấp nên nhu cầu vốn 54