Kiểm soát chi bồi thường bảo hiểm nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 22/05/2022 1810
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát chi bồi thường bảo hiểm nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_soat_chi_boi_thuong_bao_hiem_nham_dam_bao_su_tang_truon.pdf

Nội dung text: Kiểm soát chi bồi thường bảo hiểm nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam

  1. 52 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA KIỂM SOÁT CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM NHẰM ĐẢM BẢO SỰ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hà* TÓM TẮT: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cả về chất lượng và qui mô, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, không chỉ tập trung mở rộng thị phần, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần phải kiểm soát chi phí hoạt động kinh doanh, trong đó có chi phi bồi thường bảo hiểm - là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn. Các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ phải đảm bảo bồi thường cho khách hàng đúng, đủ, kịp thời mà còn phải kiểm soát nguy cơ làm gia tăng chi phí này. Từ khóa: chi phí bồi thường, tỷ lệ bồi thường gốc, tăng trưởng bền vững, bảo hiểm phi nhân thọ 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh chóng và từng bước hội nhập với khu vực và trên thế giới. Nếu như giai đoạn 1965- 1993, Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường thì tính đến 31/12/2018, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có sự tham gia của 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp bảo hiểm cùng với các yếu tố thuận lợi về tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân và đặc biệt là nhận thức của người dân về bảo hiểm đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cả về qui mô và chất lượng. Bảng 1: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2014- 2018 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng DN 30 30 30 30 31 Doanh thu PBH (tỷ 27.522 31.891 36.866 41.594 46 957 đồng) Bồi thường BH 10.954 13.851 13.246 15.957 19 908 (tỷ đồng) Dự phòng NV 13.309 15.685 18.473 19.907 21 464 (tỷ đồng) * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 53 Đầu tư 25 678 32 568 35 927 39.612 42 851 (tỷ đồng) Đóng góp GDP (%) 0,70 0,76 0,82 0,83 0,85 Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam -Bộ Tài chính Tính đến 2018, số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chỉ tăng 1 doanh nghiệp nhưng một số chỉ tiêu cho thấy thị trường bảo hiểm phi nhân tăng trưởng ấn tượng (so với 2017): doanh thu phí bảo hiểm tăng 12,89%, dự phòng nghiệp vụ tăng 7,8%, đầu tư vào nền kinh tế tăng 8,17%. Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường rất đa đạng. Số lượng sản phẩm bảo hiểm hiện nay là 850 sản phẩm, chia thành 12 nhóm: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm bảo lãnh. Năm 2018, về doanh thu phí bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất (30,87%), tiếp đến là bảo hiểm sức khoẻ (30,79%); bảo hiểm tài sản và thiệt hại (13,85%), bảo hiểm cháy nổ (8,86%), bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (5,51%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu (4,51%); bảo hiểm trách nhiệm (2,20%), bảo hiểm hàng không (1,47%). Một số nghiệp vụ bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp như bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,53%). bảo hiểm nông nghiệp (0,10%), bảo hiểm bảo lãnh (0,10%) Về cơ bản, bảo hiểm phi nhân thọ đã tận dụng được những điều kiện thuận lợi để phát triển, đáp ứng được các nhu cầu bảo hiểm trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ và đầu tư nước ngoài, có đóng góp tích cực trong huy động vốn đầu tư phát triển đất nước. 2. TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ BỒI THƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM Trên cơ sở thông báo tổn thất của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giám định tổn thất (đối với bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự) hoặc kiểm tra tính xác thực của hồ sơ, chứng từ bệnh viện (đối với bảo hiểm con người). Nếu thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện bồi thường cho khách hàng. Trên thực tế, để hạn chế gian lận, sai phạm trong giải quyết bồi thường bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện: - Tổ chức bộ phận giải quyết bồi thường độc lập với bộ phận giám định tổn thất. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường tập trung với những loại bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao như bảo hiểm xe cơ giới. - Phê chuẩn bồi thường thông qua hướng dẫn qui trình bồi thường được áp dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp; - Với những doanh nghiệp có qui định phân cấp bồi thường cho các thành viên, các khiếu nại được giải quyết với số tiền bồi thường lớn, vượt mức phân cấp, phải có xác nhận Hội sở chính bởi các cá nhân có thẩm quyền; - Việc phối hợp với các phòng liên quan rất cần thiết để đảm bảo giải quyết đúng, kịp thời quyền lợi cho khách hàng, xử lý những trường hợp đặc biệt (nợ phí, có TBH): bộ phận khai thác, bộ phận tái bảo hiểm, bộ phận tài chính kế toán;
  3. 54 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA - Kiểm soát trục lợi thông qua cảnh báo trên toàn hệ thống, thông qua hệ thống dữ liệu khách hàng; - Kiểm soát các gian lận của nhân viên liên quan đến giải quyết khiếu nại thông qua qui định về luân chuyển nhân viên ở những vị trí có quyền phê chuẩn bồi thường ; xây dựng phần mềm kiểm soát những xâm nhập trái phép; - Lưu hồ sơ các khiếu nại được giải quyết bồi thường phục vụ kiểm tra, đối chiếu và xác định trách nhiệm cụ thể. Cùng với kiểm soát công tác bồi thường, để giảm thiểu khiếu nại bồi thường, các doanh nghiệp còn tập trung đảm bảo chất lượng khai thác dịch vụ để đảm bảo dịch vụ khai thác được có mức độ rủi ro an toàn cho doanh nghiệp, ngăn ngừa trục lợi: xây dựng qui trình khai thác với hướng dẫn cụ thể, qui định về phê duyệt khi cấp đơn trong phân cấp hoặc vượt phân cấp khai thác, kiểm soát chất lượng đại lý bảo hiểm. Với những nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã thực hiện tốt nghĩa vụ bồi thường đối với các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Bảng 2: Bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam từ 2014-2018 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh thu phí bảo hiểm (Tỷ đồng) 27.522 31.891 36.866 41.594 46 957 Bồi thường bảo hiểm (Tỷ đồng) 10.954 13.851 13.246 15.957 19 908 Tỷ lệ bồi thường gốc (%) 39,8 43,43 35,93 38,36 42,39 Nguồn: tổng hợp từ Niên giám thị trường bảo hiểm 2014-2018 Bảng số liệu cho thấy, số tiền bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ qua các năm đều tăng lên trên cơ sở sự tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm. Tỷ lệ bồi thường của thị trường về cơ bản đã được kiểm soát. Tỷ lệ bồi thường cao nhất trong giai đoạn này rơi vào năm 2015, với tỷ lệ bồi thường là 43,43%. Tỷ lệ bồi thường giảm xuống ở các năm kế tiếp, thấp nhất là là năm 2016 là 35,93%. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã phát hiện phát hiện trục lợi bảo hiểm đồng thời kiên quyết xử lý theo qui định. Trong giai đoạn 2008-2017, số vụ trục lợi trong bảo hiểm phi nhân thọ là 78.000 vụ, với số tiền lên tới khoảng 1.100 tỷ đồng. Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thể hiện rõ quyết tâm kiểm soát chặt công tác bồi thường nhưng tỷ lệ bồi thường một số loại bảo hiểm còn cao.
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 55 Bảng 3: Tỷ lệ bồi thường gốc một số nghiệp vụ bảo hiểm trọng yếu trên thi trương bảo hiểm phi nhân thọ Viêt Nam từ 2014- 2018 Đơn vị tính: % Nghiệp vụ 2014 2015 2016 2017 2018 BH xe cơ giới 45,28 44,06 48,03 54,92 57,63 BH sức khỏe 33,24 35,88 32,54 29,42 29,19 BH thân tàu và TNDS chủ tàu 57,37 48,85 33,33 52,28 73,83 Bảo hiểm hỏa hoạn 55,41 68.97 40,25 35,60 37,07 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 34,78 48,75 24,22 26,82 41,27 Bảo hiểm hàng hóa 22,99 32,46 25,11 30,68 23,36 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thị trường bảo hiểm 2014-2018 Các loại bảo hiểm trọng yếu là những loại bảo hiểm có doanh thu phí bảo hiểm lớn của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Theo cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm năm 2018, đứng đầu là bảo hiểm xe cơ giới, sau đó đến bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa. Cơ cấu doanh thu 2018 cũng tương tự như các năm trước đó. Tỷ lệ bồi thường của một số loại bảo hiểm như bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm sức khỏe được kiểm soát tốt. Bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường cao nhất. Đây là loại bảo hiểm có doanh thu đứng đầu thị trường nhưng nếu so với bảo hiểm sức khỏe, loại bảo hiểm có doanh thu phí bảo hiểm lớn thứ hai của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thì tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe cơ giới cần phải điều chỉnh. Ví dụ, năm 2018, tỷ trọng doanh thu của bảo hiểm sức khỏe là 30,79%, tỷ lệ bồi thường là 29,19% trong khi đó tỷ trọng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới là 30,87% nhưng tỷ lệ bồi thường lại cao hơn nhiều so với bảo hiểm xe cơ giới, 57,63%. Cụ thể, trong bảo hiểm xe cơ giới, là nghiệp vụ có doanh thu lớn nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nhưng lại là nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao nhất. Chính vì thế, mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã cố gắng để giảm tỷ lệ bồi thường nhưng số liệu tỷ lệ bồi thường cho thấy năm 2015, tỷ lệ bồi thường giảm so với năm 2014 nhưng từ 2016, tỷ lệ bồi thường mỗi năm đều tăng. Nếu doanh nghiệp không kiểm soát tốt chi phí khác, với tỷ lệ bồi thường trên 50%, khả năng lỗ nghiệp vụ rất cao. Các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe cơ giới tương tự như nguyên nhân chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Đồng thời đây cũng là loại bảo hiểm có nguy cơ trục lợi rất cao, hình thức đa dạng: kê khai thông tin thiếu trung thực tạo hiện trường giả đối với các vụ tai nạn, tự phá hủy xe cơ giới. Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm, số tiền trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới hàng năm chiếm khoảng 15% số tiền bồi thường. Đối với bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, tỷ lệ bồi thường gốc toàn thị trường năm 2018 rất cao, các doanh nghiệp bảo hiểm có thị phần lớn đều có tỷ lệ bồi thường lớn: PVI ( 112,23%), Bảo Minh (99,81%). Lý do khiến tỷ lệ bồi thường gốc của loại bảo hiểm này tăng so với 2017 là doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm và tổn thất gia tăng. Năm 2018, doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường giảm giảm 7,66%; doanh thu phí bảo hiểm gốc của loại bảo hiểm này hiểm này đều giảm ở các năm 2016, 2017. Tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm lại
  5. 56 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA tăng qua các năm. Nguy cơ tổn thất của loại bảo hiểm này lớn là do đội tàu cũ, trình độ và kinh nghiệm của thuyền viên còn hạn chế, ảnh hưởng lớn bởi rủi ro thiên tai. Tỷ lệ bồi thường cao, cộng với chi phí quản lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2018, có 14 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bị lỗ nghiệp vụ, có 03 doanh nghiệp lỗ trước thuế. Nguyên nhân lỗ kinh doanh bảo hiểm xuất phát từ nhiều nguyên nhân: tình trạng cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới chi phí khai thác tăng, giảm phí để lôi kéo khách hàng, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm, lơ là khâu kiểm soát chi phí bồi thường. Như vậy, kiểm soát bồi thường chưa chặt chẽ là một trong những nguyên nhân tác động xấu đến sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cũng như của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM TẠI CÁC DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM Để đảm bảo hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tăng trường bền vững, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ chú trọng đến tăng trưởng doanh thu mà còn phải chú trọng kiểm soát chi phí, trong đó có chi phí bồi thường bảo hiểm. Để kiểm soát chi bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp cần tập trung kiểm soát công tác bồi thường và kiểm soát các công đoạn có tác động đến mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm - Với hoạt động giám định bồi thường + Thiết lập hệ thống cảnh báo rủi ro, tích hợp trong qui trình nghiệp vụ làm cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ các nhân viên, các đơn vị liên quan khi tác nghiệp. + Các doanh nghiệp cần áp dụng hoặc mở rộng mô hình bồi thường tập trung để đảm bảo kiểm soát hiệu quả nhất chi phí bồi thường phát sinh tại các đơn vị thành viên. Mô hình này sẽ giải quyết được tình trạng cán bộ vừa khai thác vừa giải quyết bồi thường, hạn chế gian lận từ chính nhân viên bảo hiểm. + Các công ty bảo hiểm cần tích cực hợp tác với nhau, cùng với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam để xây dựng cơ sở dữ liệu bồi thường trong bảo hiểm, nhất là trong bảo hiểm xe cơ giới. Với cơ sở dữ liệu này, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ kiểm soát được rủi ro trong khâu khai thác, kiểm soát được trục lợi từ đó tác động tích cực đến kiểm soát chi phí bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ. - Với công tác khai thác + Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý xuyên suốt từ khâu khai thác đến giám định bồi thường để đảm bảo thu nhận thông tin kịp thời từ các công ty thành viên. + Thường xuyên rà soát các điều kiện, điều khoản bảo hiểm để bất kỳ sự mở rộng điều khoản nào cũng cần phải có sự thông báo hoặc phê chuẩn của phòng/ban nghiệp vụ ở Hội sở. + Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần nghiên cứu thị trường để có quyết định mở rộng địa bàn kinh doanh hiệu quả; xây dựng kế hoạch doanh thu phù hợp với từng địa bàn, giảm áp lực doanh thu với chi nhánh/công ty chi nhánh thành viên. Đồng thời, qui định hạn mức chi phí đối với đơn vị thành viên để đảm bảo hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ.
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 57 + Thực hiện rà soát các loại bảo hiểm để đảm bảo hiệu quả kinh doanh trên cơ sở đó giảm khai thác với những loại bảo hiểm có mức độ rủi ro cao, lỗ nghiệp vụ lớn. - Với công tác quản lý đại lý + Doanh nghiệp phải định kỳ rà soát lại toàn bộ đại lý của doanh nghiệp để đảm bảo các đại lý phải có chứng chỉ theo qui định và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp. Qui trách nhiệm đối với đơn vị có đại lý vi phạm nhằm tăng cường quản lý đại lý ở các đơn vị thành viên. + Sử dụng ấn chỉ điện tử thay thế ấn chỉ thủ công, xây dựng hệ thống thông tin quản lý đại lý, quản lý ấn chỉ, quản lý thu phí bảo hiểm. Sự đầu tư này hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp bảo hiểm ngăn ngừa nguy cơ chiếm dụng phí bảo hiểm, gian lận trong khiếu nại bồi thường mà nguyên nhân chính từ hoạt động của đại lý. + Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần quyết liệt hơn nữa trong quản lý đại lý ngăn ngăn ngừa sai phạm phát sinh từ hệ thống đại lý bảo hiểm cũng như đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đại lý, nhất là đại lý cá nhân. Tài liệu tham khảo 1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2014 - 2018 2. Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2014 - 2018, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 3. ngo_53813.html 4.