Kinh nghiệm của một số quốc gia về giáo dục tài chính toàn diện

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm của một số quốc gia về giáo dục tài chính toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_cua_mot_so_quoc_gia_ve_giao_duc_tai_chinh_toan_d.pdf

Nội dung text: Kinh nghiệm của một số quốc gia về giáo dục tài chính toàn diện

  1. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ GIÁO DỤC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Nguyễn Tường Vân, ThS. Trần Thị Thu Hường Học viện Ngân hàng Tóm tắt Một trong ba trụ cột của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia là giáo dục tài chính toàn diện. Giáo dục tài chính không chỉ cung cấp những kiến thức về tài chính giúp người dân đưa ra quyết định tài chính một cách chính xác mà còn góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tài chính toàn diện, bài viết đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm hai các nước thành công trong việc thức hiện giáo dục tài chính toàn diện: Australia và Ấn Độ. Kết quả chỉ ra rằng để thành công trong việc hiện giáo dục tài chính cần chú ý đến các vấn đề sau: i) Xây dựng một chiến lược giáo dục tài chính toàn diện với mục tiêu, kế hoạch hành động, các bên tham gia một cách đầy đủ và rõ ràng; ii) Thiết kế chính sách của chiến lược Giáo dục tài chính quốc gia phù hợp với từng bậc học; iii) Thành lập ủy ban bao gồm các chuyên gia về tài chính cá nhân; iv)Tăng cường sự phối hợp giữa ngành ngân hàng với ngành giáo dục và đào tạo; v) Đa dạng hóa các kênh truyền tải giáo dục tài chính. Từ khóa: Giáo dục tài chính, tài chính toàn diện 1. Khái niệm về giáo dục tài chính Giáo dục tài chính là một khái niệm rất phức tạp khiến cho các học giả và chuyên gia tài chính nhiều năm qua đã phải đau đầu tranh cãi về cách định nghĩa nó. Liên minh Jump Start về Tri thức Tài chính Cá nhân được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận độc lập vào năm 1997 đã lần đầu tiên đề cập đến tri thức tài chính như một ý niệm cấu trúc (Hastings và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, khái niệm này đã xuất hiện từ lâu trước đó (đầu những năm 1900) với sự ra đời của nghiên cứu và các sáng kiến giáo dục người tiêu dùng bắt đầu tại Hoa Kỳ (Jelley 1958). Nghĩa đen của literacy - là khả năng đọc và viết của một cá nhân (Zarcadoolas, Pleasant, và Greer 2006), nhưng với “financial literacy” - giáo dục tài chính, định nghĩa tổng quát nhất của nó hàm ý “khả năng quản lý tiền của một cá nhân”. Thật vậy, Kirsch và cộng sự 2001 trong trong Khảo sát Quốc gia về Khả năng đọc viết của người trưởng thành đã đưa định nghĩa về giáo dục tài chính là “sử dụng thông tin và văn bản để thực hiện chức năng xã hội, nhằm đạt được mục tiêu cá nhân, và để phát triển kiến thức và tiềm năng cá nhân”. Theo OECD (2005) giáo dục tài chính là một quá trình mà thông qua đó người sử dụng dịch vụ/nhà đầu tư tài chính sẽ nâng cao hiểu biết về khái niệm, sản phẩm, và rủi ro tài chính. Dựa trên sự hiểu biết về các thông tin đó người sử dụng có thể đưa hướng dẫn và tư vấn một cách khách quan nhằm phát triển các kỹ năng và sự tự tin khi đưa ra các quyết định tài chính một cách chính xác. Như vậy, giáo dục tài chính là một quá trình mà thông qua đó người sử dụng dịch vụ/nhà đầu tư tài chính sẽ nâng cao hiểu biết về lĩnh vực tài chính. Dựa trên sự hiểu biết về các thông tin đó người sử dụng có thể đưa hướng dẫn và tư vấn một cách khách quan nhằm phát triển các kỹ năng và sự tự tin khi đưa ra các quyết định tài chính một cách chính xác. 2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về giáo dục tài chính 2.1. Australia Australia xây dựng chiến lược giáo dục tài chính quốc gia với tên gọi là “Chiến lược dân trí tài chính quốc gia (Chiến lược)” do Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia (ASIC) ban hành. Chiến lược này cung cấp khuôn khổ thực hành cho hành động hướng dẫn và thúc đẩy tất cả những chủ thể có vai trò trong việc thúc đẩy dân trí tài chính cho người dân Australia. 523
  2. Tháng 3 năm 2011, ASIC lần đầu tiên xuất bản Chiến lược dân trí tài chính quốc gia để thúc đẩy tiếp cận hợp tác mang tính chất quốc gia nhằm cải thiện trạng thái tài chính của người dân Australia. Chiến lược này tập trung vào bốn lĩnh vực: - Sử dụng các lộ trình giáo dục để xây dựng dân trí tài chính cho tất cả người dân Australia. Lĩnh vực này hướng đến 4 điểm chính sau: (i) Giáo dục tài chính trong chương trình học phổ thông. Chiến lược này xác định giáo dục tài chính trong các trường học là đặc biệt quan trọng và trọng tâm chính của Chiến lược. Khuôn khổ Tiêu dùng và Dân trí tài chính Quốc gia (Khuôn khổ Quốc gia) được ban hành năm 2005 đã đặt ra một cách tiếp cận quốc gia thống nhất để tích hợp giáo dục tài chính và tiêu dùng vào những năm giáo dục bắt buộc từ mẫu giáo đến lớp 10 nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về việc đưa ra các quyết định tài chính có hiểu biết cũng như những quyết định liên quan có ảnh hưởng đến chính sinh viên, những người khác, cộng dồng và môi trường. Cụ thể, Khuôn khổ quốc gia hỗ trợ việc tích hợp giáo dục tài chính và tiêu dùng trong các chương trình giảng dạy như Tiếng Anh, Toán, Khoa học, Khoa học nhân văn (Kinh doanh, Thương mại, Kinh tế, Công nghệ và Doanh nghiệp), Giáo dục công dân và Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Những nhân tố chính của Khuôn khổ quốc gia bao gồm: + Hiểu biết về tiền (tập trung vào bậc tiểu học với các lớp dưới) + Giáo dục tiêu dùng (bậc tiểu học với các lớp trên) + Tài chính cá nhân (bậc trung học với các lớp dưới) + Quản lý tiền (bậc trung học với các lớp trên) Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình triển khai Khuôn khổ quốc gia, trong chương trình hợp tác với phòng giáo dục bang và tiểu bang và khu vực giáo dục phi chính phủ, năm 2008 và 2009, ASIC thiết kế một chương trình quốc gia chuyên nghiệp về đào tạo giảng viên dành cho các giáo viên tiểu học và trung học. Là một phần trong chương trình cải cách giáo dục của Chính phủ, Chương trình giảng dạy của Australia được phát triển và phân đoạn 2011-2013. Được sự hỗ trợ của Ủy ban Dân trí tài chính Chính phủ Australia, ASIC tích cực vận động cho Cơ quan biên soạn chương trình, đánh giá thi cử và tường trình (ACARA) cho việc bao gồm chương trình giáo dục tài chính trong Chương trình giảng dạy mới của Australia. Ngoài ra, nhận thức được vai trò quan trọng của các giáo viên trong giáo dục tài chính tại các trường học, ASIC thực hiện hàng loạt chương trình đào tạo liên tục cho giáo viên các cấp. ASIC cũng làm việc với các cộng đồng trường học bản địa. Năm 2010-2011, ASIC hỗ trợ một chương trình thí điểm hợp tác với Phòng Giáo dục và Đào tạo Queensland. Chương trình thí điểm này liên quan đến phát triển một chương trình dành cho các trường tiểu học và trung học. Chương trình gồm một loạt các hoạt động để thu hút sinh viên trong việc khám phá những mong muốn và nhu cầu, lập ngân sách tiền một cách thực tế. (ii) Giáo dục tài chính trong Giáo dục nghề. ASIC có hai ưu tiên lớn liên quan đến giáo dục nghề + Tăng cường các lựa chọn về giáo dục tài chính trong các khóa học dành cho các học viên + Tác động đến nội dung giảng dạy của giáo viên trước khi giảng dạy Đối với giáo dục nghề, tồn tại 4 cấp độ có thể lựa chọn đơn lẻ hoặc một số cấp độ và được gắn vào chương trình giảng dạy như là các môn học tự chọn. Bao gồm: + Phát triển và sử dụng ngân sách cá nhân + Phát triển và sử dụng một kế hoạch tiết kiệm + Hiểu biết về nợ và tín dụng tiêu dùng, và + Hiểu biết quỹ lương hưu. 524
  3. (iii) Người trưởng thành và giáo dục cộng đồng (iv) Giáo dục tài chính tại nơi làm việc. Nơi làm việc được coi là nơi giáo dục tài chính quan trọng. Cả những nhà tuyển dụng và nhân viên đều phải đưa ra hàng loạt các quyết định tài chính như thù lao, quỹ lương hưu và kế hoạch nghỉ hưu. Dự vào kết quả nghiên cứu của Financial Literacy Foundation, ASIC đã quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc giáo dục tài chính như là một phần của kế hoạch trung hạn. - Cung cấp cho người dân Australia thông tin và các công cụ đáng tin cậy và độc lập và hỗ trợ liên tục. Khảo sát năm 2008 của ANZ cho biết 51% những phản hồi khảo sát họ cần những giáo dục nhiều hơn hoặc nhiều thông tin hơn về những vấn đề tài chính. Ngoài ra, một số khảo sát cũng cho thấy những vấn đề chính mà người tiêu dùng cần những thông tin bổ sung là: đầu tư, quỹ hưu trí và các kế hoạch tổng quát đối với tương lai dài hạn của họ. Dữ liệu của cuộc khảo sát giúp những người làm chính sách ưu tiên những nỗ lực của họ trong chương trình giáo dục tài chính. - Xác định những hạn chế của giáo dục và thông tin, và phát triển các giải pháp sáng tạo bổ sung để cải thiện tình trạng tài chính và thay đổi hành vi; - Làm việc với các đối tác và thúc đấy các thực hành tốt nhất. Ngoài ra, Chiến lược bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau: - Toàn diện - tiếp cận tất cả người dân Australia, đặc biệt là những người có nhu cầu nhất và các thế hệ tiêu tương lai của những người tiêu dùng và đầu tư. - Cam kết - giúp đỡ tất cả người dân Australia đánh giá cao tầm quan trọng của dân trí tài chính và những việc nhỏ được hoàn thành một các thường xuyên tạo ra sự khác biệt thật sự. - Đa dạng - cung cấp việc học tập theo nhiều cách khác nhau và cho phép tất cả người dân Australia tham gia vào. - Kiến thức và trao quyền - cung cấp cho người dân Australia truy cập thông tin và các công cụ độc lập và đáng tin cậy và hỗ trợ liên tục. - Cải thiện các kết quả - nhận thấy rằng thông tin không phải luôn luôn đủ và sử dụng các cơ chế bổ sung để đạt được những kết quả tốt hơn - Quan hệ đối tác - sắp xếp và xây dựng trên cơ sở hiện có để lấp đầy những khoảng trống và đảm bảo rằng tất cả các khu vực và cơ quan hợp tác với nhau. - Đo lường - Đánh giá công việc để biết rằng những nội dung nào hiệu quả và nội dung nào không hiệu quả, đồng thời học và chia sẻ từ những đánh giá này. ASIC đã tiến thành quá trình tham vấn rộng rãi suốt năm 2013 để đánh giá sự tiến bộ đạt được của Chiến lược 2011, kết quả là sự ra đời của Chiến lược cập nhật giai đoạn 2014-2017. Chiến lược tài chính quốc gia 2014-2017 của Australia bao gồm các nguyên tắc cốt lõi sau: - Chia sẻ trách nhiệm: Cải thiện dân trí tài chính là trách nhiệm chung của Chính phủ, các doanh nghiệm, cộng đồng và khu vực giáo dục. - Cam kết và hiệu quả: Một các tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn của cuộc sống hoặc hoàn cảnh của mỗi cá nhân có thể giúp thúc đẩy người dân Australia xây dựng kiến thức về dân trí tài chính và quản lý tiền của họ một cách hiệu quả. - Khuyến khích các thực hành tốt: Mở rộng chia sể kiến thức về những bài học rút ra từ các sáng kiến nâng cao dân trí tài chính góp phần cải thiện đánh giá và đo lường năng lực và thực hành. - Đa dạng và toàn diện: Các chương trình và thông tin, công cụ và nguồn lực phải được cung cấp dưới dạng dễ tiếp cận, nhận dang nhứng cách thức khác nhau để người dân học, do đó tất cả người dân Australia có thể tham gia. 525
  4. Trong Chiến lược 2014-2017, Australia cũng ưu tiên: (i) Các cá nhân, gia đình, và cộng đồng - Giáo dục các thế thệ tiếp theo, một phần thông qua hệ thống giáo dục chính thức - Tăng cường sử dụng các thông tin, công cụ và nguồn lực miễn phí và khách quan - Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ định hướng chất lượng (ii) Chính sách và chương trình phát triển - Nâng cao phối hợp và hợp tác hiệu quả - Cải thiện các nghiên cứu, đo lường và đánh giá. Theo kết quả khảo sát của ASIC năm 2017, 58% người tham gia khảo sát cho rằng họ cảm thấy tự tin vào việc quản lý tiền của họ. Tuy nhiên, tồn tại một số dấu hiệu cho thấy một tỷ lệ lớn hơn những người được hỏi lo ngại về khả năng quản lý tiền của họ. Ví du, 36% người tham gia khảo sát họ cảm thấy căng thẳng khi ứng xử với tiền, con số này cao hơn 6% so với cuộc khảo sát năm 2014. Ngoài ra, có sự gia tăng đáng kể giữa những người trẻ hơn, bao gồm cả những người có trẻ nhỏ, độc thân và phụ nữ. 46% phụ nữ cảm thấy khó khăn khi quản lý tiền (trong khi tỷ lệ này năm 2014 là 35%), tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với nam giới (26%). Có sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ người Australia có nguồn ngân sách trong sáu tháng qua (79% - tăng 6% so với năm 2014). Đáng chú 91% người Australia đã thực hiện theo dõi tiền của họ theo cách nào đó trong vòng 6 tháng qua, giảm 3% so với năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ kiểm tra khoản mục bất thường hoặc nghi ngờ về sao kê ngân hàng hoặc sao kê thẻ tín dụng giảm, tương ứng ở các mức 54% và 41%. Ngoài ra, tỷ lệ người Australia có kế hoạch tài chính ngắn hạn (3-5 năm) tương đối ổn định so với khảo sát năm 2016 (44% - tăng 6% so với năm 2014). Việc sử các kế hoạch tài chính dài hạn (15-20 năm) ít phổ biến hơn so với các kế hoạch ngắn hạn, nhưng vẫn ở mức 23%. Đáng chú ý, 65% người được khảo sát cho biết họ thực hiện giám sát các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn. Kết quả của cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng tỷ lệ người Australia cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của họ tăng mạnh (32%). Bên cạnh đó, 16% những người được hỏi cho biết họ phá vỡ những nguyên tắc đầu tư do chính họ thiết lập. Một phần ba người Australia hiểu được khái niệm sự đánh đối giữa rủi ro và lợi nhuận. Chỉ có 23% phụ nữ hiểu khái niệm này, thấp hơn rất nhiều so với nam giới (42%); 39% người dân Australia hiểu được nguyên tắc đầu tư “đa dạng hóa”, tỷ lệ này ở nữ giới là 25% so với 53% ở nam giới; 15% người dân Australia đọc các mục tài chính của các tờ báo để có các thông tin về những khoản vay cá nhân. Ngoài ra số người truy cập website ASIC MoneySmart để tìm hiểu các thông tin liên quan khoản vay cá nhân cũng tăng mạnh (14%). Tuy nhiên, người dân Australia đang có xu hướng tiết kiệm ít hơn, 21% người được khảo sát cho biết họ không tiết kiệm bất kỳ khoản nào trong 6 tháng qua. Ngoài ra, tỷ lệ người dân sử dụng thẻ tín dụng, thấu chi ngân hàng để trang trải cho các hóa đơn có giá trị lớn bất thường đã giảm mạnh (16%). 2.2. Ấn Độ Những nỗ lực hợp tác giữa Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và Chính phủ Ấn Độ trong những năm vừa qua đã đạt những thành tựu lớn trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến phần lớn người dân Ấn Độ. Do đó, việc xây dựng và thực thi Chiến lược Giáo dục tài chính quốc gia trở thành ưu tiên hàng đầu của quốc gia để giáo dục những người mới tham gia hệ thống tài chính. Chiến lược quốc gia của Ấn Độ ban đầu được chuẩn bị bởi một ủy ban đại điện cho tất cả cơ quan quản lý tài chính quốc gia của Ấn Độ (Hội đồng Phát triển và Ổn định Tài chính Ấn Độ, 2012) và cũng được đánh giá ngang hàng bởi OECD/INFE. 526
  5. Việc xây dựng và thực thi Chiến lược Giáo dục tài chính quốc gia sẽ đạt được những lợi ích to lớn cho Ấn Độ và có thể có những đóng góp: - Tăng trưởng toàn toàn diện, Tài chính toàn diện và Giáo dục tài chính - Kiến thức và kỹ năng liên quan đến các sản phẩm tài chính - Tránh sự đối xử không bằng - Tránh tình trạng nợ quá mức - Thúc đẩy tinh thần kinh doanh - Các hiệu ứng lan tỏa tích cực - Chuyển dịch trách nhiệm hưu trí từ Nhà nước/Doanh nghiệp sang các các nhân - Thay đổi thái độ - Tham gia sâu hơn vào thị trường tài chính. Các thành phần chính của những nỗ lực giáo dục dân trí tài chính có thể lan tỏa khắp cả nước bằng một số thông điệp tài chính hàng ngày đơn giản: Tai sao tiết kiệm? Tại sao đầu tư? Tại sao bảo hiểm? Vì sao bạn cần các dòng thu nhập thường xuyên sau khi nghỉ hưu? Vì sao tiết kiệm và đầu tư một cách thường xuyên và nhất quán? Vì sao bảo hiểm toàn diện? Vì sao gửi tiết kiệm tại ngân hàng? Vì sao đi vay trong giới hạn? Vì sao đi vay tại ngân hàng? Sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư? Tại sao đi vay vì mục đích tạo ra thu nhập? Tại sao phải hoàn trả khoản vay? Tại sao phải hoàn trả khoản vay đúng hạn? Tại sao bạn lại cần bảo hiểm? Lãi suất là gì? Cách người cho vay thu lãi suất rất cao? Những thành phần chính của những nỗ lực giáo dục tài chính có thể là: Hiểu được những sản phẩm tài chính quan trọng mà một cá nhân có thể cần trong suốt cuộc đời; hiểu được các khái niệm tài chính cơ bản; phát triển các kỹ năng và sự tư tin; đưa ra các lựa chọn tài chính tốt về tiết kiệm, chi tiêu, bảo hiểm, đầu tư và quản lý nợ. Mục tiêu của Chiến lược bao gồm: (i) Tạo ra sự nhận thức và giáo dục khách hàng về tiếp cận các dịch vụ tài chính, tính khả dụng của rất nhiều sản phẩm dịch vụ và các đặc tính của những sản phẩm đó. (ii) Thay đổi thái độ để dịch chuyển từ kiến thức đến thái độ (iii) Làm cho người tiêu dùng hiểu được quyền và trách nhiệm của một khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tài chính. Kế hoạch hành động với Khung thời gian: Kế hoạch hành động chiến lược sẽ được thực hiện trong 5 năm: Thiết lập các cấu trúc của Chiến lược Kết hợp giáo dục tài chính cơ bản vào chương trình học đến cấp trung học Tạo ra nhận thức về bảo vệ khách hàng và các khiếu nại về sự đền bù Giáo dục tài chính được cung cấp cho những người được đào tạo theo một định dạng phù hợp với những nhóm đối tượng khác nhau với nội dung được phát triển bởi những nghiên cứu nghiêm túc; Tất cả các biện pháp trên được thực hiện thông qua rất nhiều các bên liên quan bao gồm NGOs, xã hội dân sự và sử dụng tất cả các kênh của truyền thông đại chúng; Để thiết lập liên hệ ban đầu với 500 triệu người trưởng thành, giáo dục họ các kiến thức về tiết kiệm, bảo vệ và đầu tư liên quan đến các sản phẩm do đó họ được trao quyền đưa ra các quyết định tài chính thận trọng. Các bên có liên quan trong Chiến lược giáo dục tài chính quốc gia: Chiến lược nhận thấy rằng các bên liên quan trong chiến lược bao gồm những chủ thể sau (danh sách này mang tính biểu thị, không đầy đủ): (i) Những người tiêu dùng tài chính - cá nhân ở Ấn Độ; 527
  6. (ii) Những chủ thể của thị trường tài chính hoạt động như những chủ thể nhận tiết kiệm như ngân hàng, các công ty tài chính phi ngân hàng, các quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và các Tổ chức tài chính hoạt động như trung gian như các nhà môi giới, nhà đăng ký, lưu ký, môi giới bảo hiểm (iii) Các tổ chức giáo dục (iv) NGOs (v) Các cơ quản quản lý khu vực tài chính (vi) Chính phủ - Trung ương và Bang (vii) Các chủ thể quốc tế đa phương như OECD, G-20, Ngoài ra, Ấn Độ thành lập một cơ quan mới có trách nhiệm thực thi Chiến lược tài chính quốc gia: Nhóm kỹ thuật về Tài chính toàn diện và Dân trí tài chính của Ủy ban Hội đồng phát triển và ổn định tài chính (FSDC-SC) đứng đầu bởi Phó thống đốc của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, với những đại diện từ các cơ quan quản lý khu vực tài chính là cơ chế để thiết lập những nỗ lực hợp tác của tất cả các các cơ quan quản lý khu vực tài chính trong việc giáo dục tài chính. Chiến lược Giáo dục tài chính quốc gia cho người dân Ấn Độ được chuẩn bị dưới sự bảo trợ của Nhóm kỹ thuật này. Trung tâm Giáo dục tài chính quốc gia (NCFE) cũng được thành lập như là một tổ chức đặc biệt để thực thi Chiến lược Giáo dục tài chính quốc gia. Nó thực hiện cơ chế báo có cho Nhóm kỹ thuật. Trách nhiệm chính của NCFE là xây dựng các tài liệu giáo dục tài chính chuẩn cho những khu vực khác nhau của khu vực tài chính, phát triển và duy trì một webite cho giáo dục tài chính - là kho lưu trữ tất cả các hoạt động giáo dục tài chính của tất cả những cơ quan quản lý khu vực tài chính: - Ngân hàng dự trữ Ấn Độ - Ủy ban Giao dịch chứng khoán Ấn Độ - Cơ quan quản lý và phát triển quỹ hưu trí - Cơ quan quản lý và phát triển bảo hiểm - Ủy ban thị trường kỳ hạn. Tất cả các cơ quan quản lý khu vực tài chính kể trên tài trợ NCFE thông qua khoản ngân sách hàng năm được phê duyệt bởi Nhóm kỹ thuật. Các hoạt động của NCFE được hướng dẫn bởi Ủy ban cốt lõi bao gồm các nhân viên cấp đến từ mỗi cơ quan quản lý tham gia. Nhiệm vụ của Ủy ban cốt lõi là phê duyệt các nguyên tắc đối với các dự án được thực hiện bởi NCFE. Thiết kế chính sách của Chiến lược Giáo dục tài chính quốc gia (i) Các thành phần của giáo dục tài chính - Giáo dục tài chính cơ bản: Bao gồm các nguyên lý cơ bản về tài chính như tầm quan trọng và những ưu điểm của tiết kiệm, sự cần thiết của việc tránh những khoản vay không hiệu quả, vượt quá khả năng trả nợ, vay nợ từ khu vực chính thức, khái niệm về lãi suất, lãi suất kép, giá trị thời gian của tiền, lạm phát, sự cần thiết của bảo hiểm, vai trò của các tổ chức tài chính lớn như các Bộ, cơ quan quản lý, ngân hàng, thị trường chứng khoán và các công ty bảo hiểm và những khái niệm cơ bản liên quan đến mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Học sinh có thể tiếp cận nội dung giáo dục tài chính này thông qua chương trình học, những người lao động có thể tiếp cận thông qua những người sử dụng lao động, những người làm việc nhà thông qua NGOs. - Giáo dục tài chính tập trung vào ngành: Nội dung này được tập trung vào những người đã có kiến thức tài chính bao gồm cả những khách hàng thực sự. Bắt đầu với bốn khu vực: ngân hàng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm và kế hoạch nghỉ hưu. 528
  7. (ii) Nội dung của giáo dục tài chính - Thái độ - Năng lực tài chính - Đánh giá rủi ro và tự tin (iii) Giáo dục tài chính cho người mù chữ Chương trình giảng dạy, phương pháp và các kênh truyền tải nội dung phải khác và sáng tạo đối với giáo dục tài chính cho người mù chữ. Theo đó, các phương pháp giáo dục cho người lớn như đóng vai, biểu đồ, thảo luận, trò chơi không chính thức và các phương thức giao tiếp bằng âm thanh khác cũng là ý tưởng cho nhóm này. (iv) Các kênh truyền tải giáo dục tài chính - Chương trình giáo dục: Chính phủ Ấn Độ nhận thấy rằng giáo dục tài chính nên bắt đầu từ trường học và những học sinh nên được giáo dục về các vấn đề chính càng sớm càng tốt. Hội đồng giáo dục trung học (CBSE) Ấn Độ đánh giá cao sự cần thiết của giáo dục tài chính như là một bước quan trọng để xử lý các vấn đề tài chính cá nhân ở thời điểm hiện tại và cuộc sống trưởng thành một cách thông minh và khéo léo. CBSE đã đồng ý về mặt nguyên tắc giới thiệu giáo dục tài chính cá nhân vào chương trình giáo dục và để tạo thuận lợi một Ủy ban gồm các chuyên gia đã được thành lập. - Tiếp thị xã hội (social marketing): Ấn Độ xác định, các chiến dịch của Chiến lược Giáo dục tài chính quốc gia có thể thực hiện các sáng kiến tiếp thị xã hội. Các khả năng có thể được áp dụng gồm: + Các website giáo dục tài chính chuyên biệt; + Báo chí + Đài và TV + Sử dụng các mạng xã hội như Facebook và Twitter + Sách/Tạp chí theo định dạng hoạt hình dành cho những người trẻ - Nguồn lực con người - Giáo dục cho người trưởng thành - Nhóm tự trợ giúp và nhóm khác: Một số nhóm tự trợ giúp giúp lan tỏa giáo dục tài chính vì tính kỷ luật của nhóm đòi hỏi các nhóm phải duy trì các tài khoản và tạo ra ngân sách. - Các tổ chức tài chính vi mô - Các kênh truyền thông tích hợp - Đường dây trợ giúp: Cần có đường dây trợ giúp đa ngôn ngữ, miễn phí nơi các nhà đầu tư/khách hàng/người tiêu dùng có thể gọi và nhận được sự hỗ trợ thân thiện. Đường dây trợ giúp như một người bạn sẵn sàng hướng dẫn người dân trong các trường hợp khó khăn. Các nhà quản lý nên suy nghĩ sáng kiến này, nếu họ chưa tùng nghĩ đến. Đường dây trợ giúp đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tài chính. - Các kênh khác: Giáo dục tài chính có thể thực hiện qua các kênh khác như: + Hiệp hội người tiêu dùng + Hiệp hội người mua bảo hiểm + Hiệp hội những người gửi tiền + Hiệp hội Nhà đầu tư + Các trung gian bị điều tiết như ngân hàng, nhà môi giới. 529
  8. Những hiệp hội và các trung gian này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục tài chính cho khách hàng/hội viên, họ có thể giúp khách hàng/hội viên nắm rõ được các quyền và trách nhiệm khi thực hiện các giao dịch. Theo Word Bank, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên của Ấn Độ có tài khoản tại tổ chức tài chính tăng mạnh. Cụ thể năm 2017, 79,9% người Ấn Độ có tài khoản tại tổ chức tài chính, tỷ lệ này tăng mạnh so với 35,2% và 53,1% năm 2011 và 2014. Những con số này thể hiện sự cải thiện nhanh chóng của tài chính toàn diện ở Ấn Độ, cũng phản ánh những chính sách của Ấn Độ về giáo dục tài chính trong những năm qua đã phát huy hiệu quả. Cụ thể: Tỷ lệ người gửi tiết kiệm tại tổ chức tài chính cũng có sự tăng đáng kể, năm 2011, chỉ 11,6% người Ấn Độ có tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tài chính, sang năm 2017 tỷ lệ này tăng lên 19,6%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ mua sắm hàng hóa dịch vụ cũng có sự tăng đáng kể từ 11,1% năm 2014 lên 12,3% năm 2017. Ngoài ra, theo khảo sát của NCFE, tỷ lệ người có dân trí tài chính ở Ấn Độ (với ngưỡng điểm từ 15 trở lên theo tiêu chuẩn của OECD) là 20% và tỷ lệ người có dân trí tài chính cao (từ 20 điểm trở lên) chỉ 1,61%. Trong đó, tỷ lệ người có dân trí tập trung ở độ tuổi từ 25 - 65 và tỷ lệ người có dân trí ở thành thị (25%) cao hơn so với ở khu vực nông thôn (15%). Bên cạnh đó cũng có sự chênh lệch lớn về dân trí tài chính giữa nam giới (23%) và nữ giới (16%). Liên quan đến trình độ giáo dục, kết quả khảo sát chỉ ra rằng, người có trình độ giáo dục càng cao thì dân trí tài chính càng cao, trong khi chỉ có 4% người mù chữ có dân trí tài chính, thì tỷ lệ này ở người tốt nghiệp đại học trở lên là 35%. Đáng chú ý, 0% người mù chữ có dân trí tài chính cao, và tỷ lệ này ở người tốt nghiệp đại học cao hơn mức trung bình chung 2,5 lần (4%). Ngoài ra, mức thu nhập có mối quan hệ tỷ lệ thuận với dân trí tài chính của người dân, 47% người dân có thu nhập từ 500.000 Rupee có dân trí tài chính, tỷ lệ này ở người có thu nhập thấp hơn 10.000 Rupee chỉ là 12%. Khảo sát của NCFE cũng cho thấy, tỷ lệ người làm công ăn lương ở khu vực chính phủ có dân trí tài chính cao nhất (36%). Như vậy, từ những số liệu từ cuộc khảo sát đã cho thấy kết quả tốt đẹp từ chiến lược phát triển giáo dục tài chính toàn diện của quốc gia này. 3. Bài học cho Việt Nam Chính phủ các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà nghiên cứu đều ghi nhận: Giáo dục tài chính đóng vai trò quan trọng đối với mọi đối tượng trong nền kinh tế xã hội, nó được xem là một trong những công cụ sống còn để phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần xoá đói giảm nghèo nói riêng. Vì vậy, thực hiện chương trình giáo dục tài chính toàn diện là mục tiêu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện tại Ấn Độ, Australia, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục tài chính toàn diện: Thứ nhất, xây dựng một chiến lược giáo dục tài chính toàn diện với mục tiêu, kế hoạch hành động, các bên tham gia một cách đầy đủ và rõ ràng. Chiến lược giáo dục tài chính quốc gia được nên coi là một trụ cột của quá trình nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính. Đưa giáo dục tài chính thành một chiến lược quốc gia với các nguyên tắc: Toàn diện, cam kết, đa dạng, kiến thức và trao quyền, cải thiện các kết quả, quan hệ đối tác, đo lường. Thứ hai, thiết kế chính sách của chương trình giáo dục tài chính quốc gia nhằm cải thiện dân trí về tài chính một cách toàn diện và có chiều sâu đối với các thế hệ dân chúng gồm: Giáo dục tài chính cơ bản và giáo dục tài chính tập trung ngành. Đưa ra các nội dung phù hợp và cụ thể 530
  9. đối với từng bậc học trong chương trình giáo dục tài chính, cụ thể: i) Đối với bậc tiểu học và các lớp dưới chương trình giáo dục tài chính tập trung và việc hiểu biết của tiền; ii) đối với bậc tiểu học và các lớp trên tập trung vào giáo dục tài chính cá nhân; iii) Đối với bậc trung học và các lớp dưới tập trung vào tài chính các nhân; iv) Đối với bậc trung học và các lớp trên tập trung vào nội dung quản lý tiền bạc. Đặc biệt đổi mới, sáng tạo chương trình giáo dục cho người mù chữ. Thứ ba, thành lập ủy ban bao gồm các chuyên gia về tài chính cá nhân nên được thành lập để tạo thuận lợi trong qua trình triển khai sau này. Ủy ban này sẽ thiết kế một một chương trình quốc gia chuyên nghiệp về đào tạo giảng viên dành cho các giáo viên các cấp nhằm nâng cao hiểu biết của giáo viên các cấp đặc biệt là giáo viên tiểu học và trung học về giáo dục tài chính toàn diện. Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữa ngành ngân hàng (NHNN và cả ngân hàng thương mại, các tổ chức chuyên ngành) với ngành giáo dục và đào tạo (và các trưởng). Hiện tại, chiến lược tài chính toàn diện dường như chưa đảm bảo được sự phối hợp giữa các ngành liên quan, do đó cần cải thiện sự phối hợp này nhằm đưa giáo dục vào chương trình giảng dạy ở các cấp bậc đào tạo dân trí về tài chính trong các cấp (như từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ) theo các mức độ phù hợp, bài bản và có hệ thống đảm bảo hiệu quả và trên nguyên tắc lợi ích quốc gia; Thứ năm, đa dạng hóa các kênh truyền tài giáo dục tài chính. Giáo dục tài chính nên bắt đầu từ trường học và những học sinh nên được giáo dục về các vấn đề tài chính càng sớm càng tốt. Ngoài ra, các chiến dịch của giáo dục tài chính có thể thực hiện các sáng kiến tiếp thị xã hội như các website giáo dục tài chính chuyên biệt, sách cho những người trẻ, sử dụng mạng xã hội như: Facebook, Twitter Hơn thế, có thể thực hiện giáo dục tài chính thông qua các hiệp hội như hiệp hội nhà đầu tư, nhà gửi tiền, người mua bảo hiểm Một vấn đề quan trọng cần thực hiện là xây dựng đường dây trợ giúp. Cần có đường dây trợ giúp đa ngôn ngữ, miễn phí nơi các nhà đầu tư/khách hàng/người tiêu dùng có thể gọi và nhận được sự hỗ trợ thuận tiện. Đường dây trợ giúp như một người bạn sẵn sàng hướng dẫn người dân trong các trường hợp khó khăn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atkinson, A., & Messy F. (2012). Measuring Financial Literacy: Results of the OECD/International Network on Financial Education (INFE) Pilot Study. OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, 15, OECD Publishing 2. Abdul Latheef Kiliyanni and Sunitha Sivaraman “The Perception-Reality Gap in Financial Literacy: Evidence from the Most Literate State in India” International Review of Economics Education, Volume 23, pp.: 47-64, September 2016. 3. Braustein, S., & Welch, C. (2002). Financial Literacy: An Overview of Practice, Research, And Policy. Federal Reserve Bulletin. Retrieved from: andPolicy.pdf 4. Chen, H. & Volpe, R. P. 1998. An Analysis of Personal Financial Literacy Among College Students. Financial services review 7(2): 107-128 5. National Centre for Financial Education (NCFE) Final Report, (2014), “Financial Literacy and Inclusion in India” available Online at 6. Lavanya Rekha Bahadur, Financial Literacy: The Indian Story, World Journal of Social Sciences,Vol - 5, Issue-3, September 2015, PP. 45-57 7. Murray, T. S. (2010). Financial Literacy: a Conceptual Review. DataAngel Policy Research. Research paper prepared for the Task Force on Financial Literacy 8. OECD( 2005a) Improving Financial Literacy. OECD Publications 531
  10. 9. OECD (2005b), Improving Financial Literacy: Analysis of Issues and Policies 10. OECD (2012), Financial education in school. OECD Publications. Truy cập tại: 11. Rasyid, Rosyeni, (2012), Analisis Tingkat Literasi Keuangan Mahasiswa Program Studi Manajemen Fakultas 12. Reserve Bank of India (RBI) Annual Report, 2016-2017, Credit Delivery and Financial Inclusion pp. 92 online available at 617_FE1DA2F97D61249B1B21C4EA66250841F.PDF 13. Roy Morgan Research (2003c) ANZ Survey ofAdult Financial Literacy in Australia: Stage 3: In-DepthInterview Survey Report, 14. Sumit Agarwal, Gene Amromin, Douglas D Evan off, Financial Literacy and Financial Planning: Evidence from India, SSRN Electronic Journal · December 2010 15. Worthington, AC. (2004) Emergency funds in Australian households: An empirical analysis of capacity and sources, Financial Counselling and Planning, 15(1), 21-30. 532