Mĩ thuật và phương pháp dạy - học mĩ thuật ở tiểu học (Phần 1) - Nguyễn Lăng Bình

pdf 57 trang Hùng Dũng 02/01/2024 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Mĩ thuật và phương pháp dạy - học mĩ thuật ở tiểu học (Phần 1) - Nguyễn Lăng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmi_thuat_va_phuong_phap_day_hoc_mi_thuat_o_tieu_hoc_nguyen_l.pdf

Nội dung text: Mĩ thuật và phương pháp dạy - học mĩ thuật ở tiểu học (Phần 1) - Nguyễn Lăng Bình

  1. Bộ Giáo dục và đào tạo Dự án phát triển giáo viên tiểu học Ths. Nguyễn Lăng Bình Mĩ thuật và Phương pháp dạy- học mĩ thuật ở tiểu học Hệ đào tạo từ THSP lên CĐSP Hà Nội, 9-2005
  2. Mục lục Tiểu mođun 1: Vẽ theo mẫu (8tiết) STT Tên chủ đề Số tiết Trang Số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 1 2 Thực hành 4 3 PPDH vẽ theo mẫu 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 Tiểu môdun 2 : Vẽ trang trí (8 tiết) STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 2 2 Thực hành 3 3 PPDH vẽ trang trí 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 Tiểu môdun 3 : Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng (11 tiết) STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản vẽ tranh 2 2 Thực hành 3 3 PPDH vẽ tranh 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 5 Một số kiến thức cơ bản về tập nặn và tạo dáng 1 6 Thực hành 1 7 PPDH tập nặn và tạo dáng 1 Tiểu môdun 4 :Thường thức mĩ thuật và phương pháp giới thiệu tranh thiếu nhi (3 tiết) STT Tên chủ đề Số tiết số trang 1 Một số đặc điểm và vẻ đẹp trong tranh vẽ thiếu nhi 1 2 Thực hành phân tích tranh 1 3 PP hướng dẫn HS xem tranh 1
  3. Bảng thống kê các từ ngữ viết tắt GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy- học PPDHTC phương pháp dạy học tích cự c SGA Soạn giáo án KHBH Kế hoạch bài học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên ĐDDH Đồ dùng dạy học
  4. Lời nói đầu Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các môđun bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy- học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới. Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng ,) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập. Mĩ thuật và phương pháp dạy -học Mĩ thuật nhằm củng cố nâng cao một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về Mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật cho giáo viên chưa đạt chuẩn CĐSP tiểu học. Giúp cho giáo viên sau khi học xong chương trình này nắm được nội dung kiến thức cơ bản của mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật ở tiểu học, có thể dạy được chương trình Mĩ thuật ở tiểu học trong điều kiện chưa có giáo viên dạy chuyên. Cấu trúc nội dung gồm 4 tiểu môdun: 1. Vẽ theo mẫu và PPDH 2. Vẽ trang trí và PPDH 3. Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng và PPDH 4. Thường thức mĩ thuật và PPDH giới thiệu tranh thiếu nhi Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước. Trân trọng cám ơn. Dự án Phát triển GVTH
  5. Tiểu môdun 1: Vẽ theo mẫu Và phương pháp dạy - học (8 tiết) I.Mục tiêu 1. Kiến thức Củng cố và nâng cao một số kiến thức về vẽ theo mẫu và PPDH vẽ theo mẫu. 2. Kĩ năng Biết cách chọn mẫu , bày mẫu , vẽ theo mẫu có 2- 3 đồ vật bằng chì, màu. Vận dụng các PPDH tích cực trong dạy vẽ theo mẫu ở tiểu học. 3. Thái độ Tích cực vận dụng các PPDH tích cực trong xây dựng kế hoạch bài dạy. II.Giới thiệu tiểu môđun STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 1 2 Thực hành 4 3 PPDH vẽ theo mẫu 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu môđun - Vật mẫu:lọ hoa và quả, vải nền - Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ - Băng hình minh hoạ cho PPDH tích cực trong vẽ theo mẫu ở tiểu học. - Sách GK, SGV, Vở bài tập mĩ thuật ở tiểu học - Tài liệu tham khảo : Mĩ thuật và phương pháp dạy- học. Giáo trình Đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP tập II, NXBGD 1998 . Tác giả Nguyễn Quốc Toản - Triệu Khắc Lễ- Nguyễn Lăng Bình.
  6. IV. Nội dung Chủ đề 1. Một số kiến thức cơ bản về vẽ theo mẫu ( 1 tiết) Hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ngôn ngữ mĩ thuật trong vẽ theo mẫu Nhiệm vụ : 1. Nhớ lại khái niệm vẽ theo mẫu 2. Tìm hiểu ngôn ngữ mĩ thuật trong vẽ theo mẫu Thông tin cho hoạt động 1 - Khái niệm Vẽ theo mẫu còn được gọi là vẽ tả thực, ở các trường đào tạo chuyên nghiệp vẽ theo mẫu được gọi là hình hoạ. Hình hoạ là môn học nghiên cứu sâu về cấu trúc, tỉ lệ hình dáng người, đồ vật một cách cơ bản giúp cho người học có cơ sở để vận dụng trong sáng tác tranh, tượng. ở trường phổ thông nói chung, tiểu học nói riêng vẽ theo mẫu là một phân môn trong môn Mĩ thuật. Tên gọi vẽ theo mẫu biểu hiện mức độ của nội dung nhằm cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về Mĩ thuật, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ, giúp các em có thể vận dụng vào đời sống hàng ngày. Vẽ theo mẫu là mô tả những đặc điểm về hình dáng, cấu trúc của đồ vật, con người bằng đường nét, hình khối,đậm nhạt, màu sắc trên mặt phẳng của giấy vẽ. Vẽ theo mẫu hình thành ở người học kĩ năng: + Quan sát: hiểu được vẻ đẹp của đồ vật, con người qua đặc điểm hình dáng, ước lượng tỉ lệ;
  7. + Sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy; + Vẽ hình; +Vẽ đậm nhạt , vẽ màu . Bài vẽ theo mẫu được đánh giá là đẹp không phải là sự sao chép thật giống mẫu như ảnh chụp mà nó thể hiện được cảm xúc của người vẽ qua bút pháp diễn tả. 2.Ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ theo mẫu a, Nét vẽ Nét là một trong những tiếng nói của hội hoạ. Với nét cong và nét thẳng có thể vẽ được tất cả mọi đồ vật xung quang chúng ta.Đường nét trong hội hoạ không chỉ để cấu tạo hình thể mà nó còn diễn tả tình cảm hay cảm xúc của người vẽ. Nét bút to nhỏ, thanh đậm mau thưa, thoáng đạt, mềm mại là những yếu tố gợi tình cảm cho bức vẽ. - Nét thẳng tạo cảm giác yên tĩnh, buồn tẻ. - Nét gấp khúc tạo cảm giác khoẻ khoắn, sôi nổi. - Nét cong gợi cảm giác uyển chuyển, mềm mại. Người vẽ khi làm chủ được đường nét, thể hiện theo ý tứ riêng người ta thường gọi là bút pháp.
  8. Hình 1 Nét vẽ đẹp là nét vẽ phóng khoáng, không rụt rè, tủn mủn nhưng chính xác. Nét vẽ phải dài và đơn giản.
  9. Hình 2 Nét phác dài Nét phác vụn vặt tủn mủn b, Hình Nét kép kín tạo nên hình , mọi đồ vật trong thiên nhiên xung quanh ta đều có hình dạng chung có thể quy về các hình khối cơ bản. Ví dụ : quả cam có hình dáng khái quát giống hình tròn, lọ hoa có hình dáng khái quát có thể quy vào dạng hình chữ nhật Hình đẹp là hình vững chắc thể hiện đúng đặc điểm hình dáng của đồ vật trong mối tương quan chung về tỉ lệ giữa các vật đặt cạnh nhau. Nét tạo nên hình có chỗ thanh, chỗ đậm do cấu tạo và nguồn sáng chiếu vào.
  10. Tiểu môdun 2 : Vẽ trang trí Và phương pháp dạy - học (8 tiết) I.Mục tiêu 1. Kiến thức Củng cố và nâng cao một số kiến thức về vẽ trang trí và PPDH vẽ trang trí. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức trang trí vào các bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - Vận dụng các PPDH tích cực trong dạy vẽ trang trí ở tiểu học. 3. Thái độ Tích cực vận dụng các PPDH tích cực trong xây dựng kế hoạch bài dạy vẽ trang trí trong chương trình tiểu học. II.Giới thiệu tiểu môđun STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 2 2 Thực hành 3 3 PPDH vẽ trang trí 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu môđun - Một số bài mẫu trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - Băng hình minh hoạ cho PPDH tích cực trong vẽ trang trí ở tiểu học - Sách GK, SGV, Vở bài tập mĩ thuật ở tiểu học - Tài liệu tham khảo : Mĩ thuật và phương pháp dạy học. Giáo trình Đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP tập II, NXBGD1998 . Tác giả Nguyễn Quốc Toản - Triệu Khắc Lễ- Nguyễn lăng Bình. - Phương tiện DH: máy chiếu qua đầu, ti vi đầu video máy chiếu vật thể (nếu có). IV. Nội dung Chủ đề 1. Một số kiến thức cơ bản về vẽ trang trí ( 1 tiết) Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ trang trí 1
  11. Nhiệm vụ - Suy nghĩ, nhớ lại các nội dung sau 1.Khái niệm vẽ trang trí 2.Ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ trang trí - Trao đổi trong nhóm hoặc đồng nghiệp về nội dung trên Thông tin cho hoạt động 1 1 - Khái niệm Con người sinh ra đã thích cái đẹp và luôn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Mọi đồ vật phục vụ cho đời sống con người ngày càng đẹp hơn về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Những việc làm đó được gọi chung là nghệ thuật trang trí. Trang trí là loại hình nghệ thuật luôn đi sát với đời sống để sắp xếp, bố trí các vật dụng cho thuận tiện đẹp mắt và dùng màu sắc, chất liệu tạo ra những kiếu dáng khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng của đời sống hằng ngày. Nghệ thuật trang trí rất cần cho đời sống tinh thần của con người: trang trí nhà ở, trang trí câu lạc bộ, trang trí trường , lớp học trang trí sân khấu, trang trí đồ dùng sách báo, phim ảnh, trang trí làm cho đời sống thêm tươi vui, khích lệ con người thêm yêu lao động , yêu cuộc sống. Nghệ thuật trang trí Việt nam đã có nhiều đồ vật có giá trị nghệ thuật thể hiện phong cách của từng thời đại như: đồ gốm, các kiểu chạm gỗ, chạm đá, chạm gỗ, đúc đồng, khảm trai , thêu, dệt, trang trí trên y phục, trên các loại thổ cẩm của các dân tộc thiểu số Hình 1: Hoạ tiết trang trí dân tộc 2
  12. Trang trí trên gốm thời Lý - Trần, Trang trí trên gốm thời Lý - Trần, Thanh Hóa, thế kỷ XI-XII Thanh Hóa, thế kỷ XI-XII Hình 2: Hoạ tiết trang trí dân tộc a) c) b) g) d) e) h) i) 3
  13. Hình 3: Hoạ tiết trang trí dân tộc Chạm gỗ, chùa Tây Phương (hình a, c) Chạm gỗ, Hà Nội, thế kỷ XIX (hình d, h) 2.Ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ trang trí a, Đường nét Đường nét khép kín tạo nên hình, trong trang trí đường nét tạo nên hình dáng của hoạ tiết, làm phong phú các hình mảng, góp phần tạo nên nhịp điệu làm cho bố cục sinh động. Trong trang trí đường nét phải đa dạng phong phú luôn luôn có sự tương phản giữ nét thanh, nét đậm, nét cong, nét thẳng, nét gấp khúc, nét dài, nét ngắn, Nét vẽ đều nhau, giống nhau tạo cảm giác đơn điệu, buồn tẻ. Trong trang trí các nét cong nét lượn sóng thường tạo nên sự uyển chuyển, mềm mại. Những nét thẳng, nét nhọn thường tạo nên sự khoẻ khắn dứt khoát. Những nét gấp khúc thường tạo nên sự dồn dập nhịp nhàng. Đường nét góp phần làm phong phú bố cục . Vì vậy khi sử dụng nét trong trang trí cần sắp xếp cho hợp lí có thể đặt nét cong cạnh nét nhọn hoặc nét thẳng để tạo nên sự cân bằng giữa sự mềm mại và khoẻ khoắn. Khi sử dụng quá nhiều nét cong cần bổ sung thêm nét thẳng hoặc nét gấp khúc để phá thế đơn điệu. 4
  14. Hình 4: Nét trong trang trí b,Hoạ tiết Hoạ tiết là những hình vẽ hoa lá, chim muông, loài vật, con người được đơn giản và cách điệu, lược bỏ những chi tiết làm cho nó trở lên đẹp hơn nhưng vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. Từ buổi sơ khai con người đã có ý thức làm đẹp cho bản thân và đồ dùng sinh hoạt. Những nét chạm khắc thô sơ trên cán rìu , cán giáo đến những nét hoa văn trên đồ gốm sứ, những hình trang trí trên mặt trống đồng những chạm khắc trang trí trên các kèo cột, bia đá ở đình chùa cung điện, là những nét trang trí rất tinh tế độc đáo, phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên, của hình dáng con người, của cỏ cây hoa lá, của nếp sống phong tục tập quán , sở thích, ước mơ , nguyện vọng của con người. Những hình người đua thuyền,tế lễ, săn bắn, giã gạo và chim thú trên mặt trống đồng thuộc nền văn hoá Đông sơn cách đây khoảng hai nghìn năm trăm năm. Những hình người, chim thú đó được đơn giản, cách điệu và được vẽ bằng những nét thẳng, được sắp xếp bằng các thể thức nhắc lại, xen kẽ tạo thành những đường diềm chạy xung quanh hình tròn, ở giữa hình tròn là biểu tượng của mặt trời. Các hình trang trí đó phản ánh đời sống, tín ngưỡng tôn giáo của tổ tiên ta trong thời kì xa xưa của lịch sử . 5
  15. Hình 5: Hoạ tiết trên mặt trống đồng thế kỷ I trước Công nguyên. a) b) c) 6
  16. d) Hình 6: Chạm gỗ chùa Tây phương, Sơn tây, Thế kỉ thứ XVII c,Hình mảng Trong các bề mặt đồ vật được trang trí bao giờ cũng có mảng chính, mảng phụ. Mảng chính là mảng trọng tâm thường lớn hơn các mảng phụ và nằm ở vị trí trung tâm.Tỉ lệ giữa mảng chính và mảng phụ phải cân đối, phù hợp với diện tích của hình trang trí. Mảng chính lớn quá gây cảm gia tức mắt, chật chội, mảng chính nhỏ quá làm cho trọng tâm bị chìm không thể hiện được ý đồ trang trí. Trong trang trí hình mảng phải phong phú đa dạng về kích thước và hình thể, tạo cho bố cục chặt chẽ, vui mắt, sinh động. Các mảng hình luôn có sự tương phản giữa mảng lớn, mảng nhỏ, mảng dài, mảng ngắn, mảng vuông , mảng tròn, mảng tam giác Cũng như đường nét, những mảng hình bằng nhau , giống nhau tạo cảm giác đơn điệu , buồn tẻ. Trong trang trí các mảng trống và mảng đặc có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Mảng trống là phần nền, mảng đặc là mảng hình trang trí. Sắp xếp mảng đặc phải chú ý đến mảng trống, sao cho mảng trống làm tôn vẻ đẹp của hoạ tiết, tạo nên sự nhịp nhàng uyển chuyển cho hoạ tiết đồng thời là chỗ nghỉ mắt. Trên bề mặt trang trí nếu sử dụng quá nhiều mảng đặc hoặc tỉ lệ của mảng đặc quá lớn làm cho bố cục chật chội, rối mắt hoặc làm cho hoạ tiết bị trơ trẽn gây cảm giác khó chịu, tức mắt. 7
  17. Hình 7: Sắp xếp hình mảng trong trang trí d, Đậm nhạt Đậm nhạt trong trang trí cũng rất quan trọng có thể làm cho bố cục cân đối chặt chẽ hay chống chếnh, mờ nhạt, mất cân đối . Phân bố đậm nhạt trong trang trí phải làm nổi được phần chính, chi tiết chính và tạo nên sự cân bằng, hài hoà, thuận mắt. Phân bố đậm nhạt trong trong trí có thể sử dụng 3 sắc độ: đậm , nhạt và trung gian. Có thể xác định màu trung gian trước rồi trên cơ sở đó xác định màu nhạt và màu đậm. -Bài trang trí thiếu đậm tạo cảm giác bồng bềnh, chống chếnh, thiếu sự chắc chắn. - Bài vẽ thiếu độ sáng tạo cảm giác nặng nề, buồn tẻ. - Bài vẽ sử dụng đậm nhạt không đúng sẽ tạo cảm giác rối mắt, không ăn nhập, không thể hiện được trọng tâm. 8
  18. a) Nền màu nhạt, nên vẽ họa tiết màu đậm hơn b) Nền màu đậm, nên vẽ họa tiết màu nhạt hơn Hình 8: Đậm nhạt trong trang trí e, Màu sắc Trang trí không thể thiếu màu sắc. Màu sắc làm cho sản phẩm trang trí đẹp hơn, hấp dẫn hơn đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người. Trong trang trí màu sắc phải phù hợp với yêu cầu, nội dung, hình thức của từng thể loại trang trí, thể hiện sở thích và tình cảm của người vẽ. - Màu sắc thể hiện được trọng tâm: Hình mảng chính cần tập trung các màu sáng, màu mạnh để thu hút mắt người xem, tạo sự cân bằng, vững chắc cho bố cục. - Màu sắc hài hoà: Trong trang trí màu sắc có thể rực rỡ hay êm dịu, có thể là hoà sắc nóng hay hoà sắc lạnh. Các màu đặt cạnh nhau phải phù hợp hoặc tôn nhau lên tạo thành hoà sắc đẹp. Sử dụng quá nhiều màu nguyên chất, tương phản sẽ tạo nên màu loè loẹt, sặc sỡ gây khó chịu cho thị giác. 9
  19. Hình 9: Mầu sắc trong trang trí g, Bố cục Bố cục trang trí là nghệ thuật sắp xếp hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu sắc, theo những quy tắc chung của trang trí phù hợp với từng thể loại và nội dung của hình trang trí tạo nên một tổng thể hài hoà, nhịp nhàng , uyển chuyển, cân đối hợp lí, mang tính thẩm mĩ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Bố cục trang trí quyết định hiệu quả của bài trang trí. Một số thể thức trang trí Các thể thức trang trí được sử dụng rất nhiều trong thực tế như các hình trang trí trên mặt trống đồng, các hình trang trí được chạm khắc trên gỗ, đá của đình chùa cung điện. Các hình trang trí thêu dệt trên y phục và thổ cẩm của các dân tộc thiểu số, các hình trang trí trên gạch hoa, vải hoa , bao bì, Các thể thức đó là: + Nhắc lại Nhắc lại là sự sắp xếp, đặt nhiều hoạ tiết hay mảng hình giống nhau ở cạnh nhau liên tiếp theo chiều dài hay chu vi của hình vuông, hình tròn Nhắc lại hoạ tiết được sử dụng nhiều trong trang trí đường diềm, nền vải hoa, gạch hoa có thể đặt ngược chiều các hoạ tiết để tạo ra nhịp điệu nhưng vẫn giữ được trật tự các hình mảng một cách liên tục. Hình 10a: Thể thức nhắc lại 10
  20. Hình 10b: Thể thức nhắc lại + Xen kẽ Xen kẽ là sự sắp xếp hai hay nhiều hoạ tiết không giống nhau, đặt xen kẽ nhau theo thứ tự lần lượt từ hoạ tiết này đến hoạ tiết khác trên một đoạn thẳng kéo dài hay khép kín. Thể thức nhắc lại thường được sử dụng trong trang trí đường diềm , hình vuông , hình tròn, nền vải hoa, gạch hoa , bao bì, Hình 11: Thể thức xen kẽ + Đăng đối Một hoạ tiết được nhắc lại ở hai bên đường trục được gọi là thể thức đăng đối. Hai bên hoặc trên dưới đăng đối với nhau gọi là đăng đối đơn. Bốn góc đều nhắc lại một hoạ tiết giống nhau theo hai đường trục cắt đôi nhau ở giữa gọi là đăng đối kép. Có thể dùng hoạ tiết đăng đối trên hình 4 góc, 6 hoặc 8 góc. Thể thức đăng đối được sử dụng trong trang trí hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, 11
  21. Hình 12: Thể thức đăng đối + Hình mảng không đều Hình mảng không đều còn được gọi là trang trí tự do. Các hình mảng không đều nhau, không giống nhau nhưng vẫn tạo nên sự cân bằng, cân đối. Hình 13: Hình mảng không đều 12
  22. Trong bố cục trang trí có thể áp dụng một thể thức hay phối hợp nhiều thể thức tuỳ thuộc vào yêu cầu, tính chất của hình trang trí và ý thích của người vẽ. Hình 14: Trang trí quạt giấy. Bài vẽ của học sinh Đánh giá hoạt động 1 - Đường nét trong trang trí và trong vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau? - Sắp xếp hình mảng,hoạ tiết trong trang trí có gì khác với vẽ theo mẫu? - Bố cục bài trang trí như thế nào là đẹp? - Nêu các thể thức trang trí? Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tiến hành một bài trang trí Nhiệm vụ - Suy nghĩ , nhớ lại 1. Cách chép hoa lá 2. Cách đơn giản và cách điệu hoa lá 3. Trang trí các hình cơ bản 4. Trang trí ứng dụng 13
  23. Thông tin cho hoạt động 2 1. Cách chép hoa lá -Hoạt tiết trang trí là hình vẽ hoa là chim thú, được đơn giản, cách điệu dùng để trang trí. Chép hoa lá thực giúp cho chúng ta nắm được đặc điểm cấu trúc, hình dáng, màu sắc của từng loại hoa lá khác nhau. Trên cơ sở đó ta có thể đơn giản, cách điệu chúng thành các hoạ tiết trang trí đẹp. - Cách chép a, Chọn hoa lá Chọn hoa lá có hình dáng đẹp mang nhiều yếu tố trang trí như: lá sắn lá gấc, lá khoai, hoa sen , hoa cúc , hoa bìm bìm, hoa súng , hoa rau muống b, Chọn hướng để chép Trước khi chép cần quan sát các hướng để tìm hướng đẹp nhất mang đặc điểm, hình dáng đặc trưng của loại hoa lá đó.Ví dụ: lá sắn có thể chọn hướng vẽ chính diện sẽ đẹp hơn là nhìn nghiêng. c, Cách chép - Vẽ khung hình Quan sát hoa lá quy chúng vào khung hình chung và vẽ khung hình lên giấy giống như vẽ theo mẫu .Ví dụ: lá sắn , lá gấc nằm trong khung hình chữ nhật hoặc đa giác, hoa bìm bìm nằn trong khung hình tròn hoặc ôvan - Phác hình Trên cơ sở khung hình, tìm những đường hướng chính, vị trí tỉ lệ các bộ phận lớn rồi phác hình các bộ phận chính bằng các nét thẳng. Hình vẽ không nên quá to hoặc quá nhỏ, chú ý đến bố cục hình vẽ trên giấy. - Chỉnh hình Quan sát hoa lá điều chỉnh hình dáng các bộ phận của hoa lá cho đúng với đặc điểm của chúng, vẽ các nét cong, các chi tiết chính, bỏ qua các chi tiết vụn vặt như răng cưa của lá, lược bớt các đường gân lá Nhấn đậm, tẩy sáng một số nét tạo cho cánh hoa, chiếc lá có chỗ đậm chỗ nhạt. Nét vẽ viền đều nhau sẽ làm cho hình vẽ khô cứng. 14
  24. Hình 15: Cách chép hoa lá 2. Đơn giản và cách điệu hoa, lá a, Đơn giản hoa lá Hoa lá sau khi được ghi chép, tiến hành đơn giản bằng cách lược bớt các chi tiết không cần thiết sắp xếp lại các bộ phận cho cân đối . b, Cách điệu hoa lá Hoa lá sau khi đã đơn giản, tiến hành cách điệu bằng cách thêm vào hoặc bớt đi, sắp xếp lại các chi tiết chính cho đẹp hơn nhưng không quá rườm rà phức tạp làm mất đi đặc điểm cơ bản của chúng. 15
  25. Hình16: Đơn giản và cách điệu hoa lá 3. Trang trí các hình cơ bản Trang trí đường diềm, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật được gọi là trang trí các hình cơ bản trong đó có vận dụng các kiến thức cơ bản của trang trí như: các thể thức trang trí, bố cục, hoạ tiết, màu sắc giúp người học nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của nghệ thuật trang trí. a, Trang trí đường diềm Trang trí đường diềm có thể áp dụng các thể thức nhắc laị, xen kẽ trong sắp xếp hình mảng , hoạ tiết, màu sắc 16
  26. Hình 17: Trang trí đường diềm b, Trang trí hình vuông, hình tròn , hình chữ nhật Đặc điểm của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật có sự khác nhau cơ bản vì vậy sắp xếp bố cục hình mảng, hoạ tiết, màu sắc phải dựa trên các đặc điểm đó để sắp xếp, vận dụng các thể thức đăng đối, xen kẽ, nhắc lại cho phù hợp, không làm phá vỡ khuôn hình. Hình 18: Trang trí hình vuông 17
  27. Hình 19: Trang trí hình tròn c, Cách tiến hành - Nghiên cứu nội dung chủ đề Trước khi tiến hành trang trí cần nghiên cứu nội dung chủ đề để lựa chọn hoạ tiết màu sắc và sắp xếp cho phù hợp. -Tìm bố cục Tìm bố cục là khâu quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả của bài trang trí. Nếu bố cục không đẹp thì không thể có bài trang trí đẹp + Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt: Sắp xếp hình mảng đậm nhạt cho phù hợp với đặc điểm của hình trang trí + Tìm hoạ tiết cho phù hợp với nội dung chủ đề trang trí và hình mảng đã xác định. - Tìm màu Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề và đậm nhạt trong các hình mảng hoạ tiết. -Thể hiện +Xác định khuôn khổ trên giấy; +Vẽ hình Kẻ các đường trục, đường chéo, phác hình mảng cho cân xứng đúng vị trí,đúng tỉ lệ. Vẽ hoạ tiết vào hình mảng. +Vẽ màu Vẽ màu vào các hoạ tiết, hình mảng cho sạch gọn 4. Trang trí ứng dụng Từ các bài trang trí cơ bản có thể ứng dụng các kiến thức của trang trí vào trang trí các vật dụng hằng ngày như trang trí bát đĩa , nhà cửa, lớp học , quần áo có thể vận dụng các thể thức trang trí một cách linh hoạt sáng tạo theo sở thích của mỗi người. Cách tiến hành 18
  28. - Nghiên cứu nội dung chủ đề Trước khi tiến hành trang trí cần nghiên cứu nội dung chủ đề để lựa chọn hoạ tiết màu sắc và sắp xếp cho phù hợp. -Tìm bố cục + Sắp xếp hình mảng , đậm nhạt Sắp xếp hình mảng đậm nhạt cho phù hợp với đặc điểm của hình trang trí + Tìm hoạ tiết cho phù hợp với nội dung chủ đề trang trí và hình mảng đã xác định - Tìm màu Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề và đậm nhạt trong các hình mảng hoạ tiết. -Thể hiện +Xác định khuôn khổ trên giấy +Vẽ hình: Phác hình mảng cho cân đối đúng vị trí,đúng tỉ lệ . Vẽ hoạ tiết vào hình mảng. +Vẽ màu:Vẽ màu vào các hoạ tiết, hình mảng cho sạch, gọn. 19
  29. Hình 20: Gợi ý cách trang trí đường diềm Hình 21: Gợi ý cách trang trí hình vuông , hình chữ nhật Đánh giá hoạt động 2 - Chép một bông hoa hoặc chiếc lá? - Đơn giản và cách điệu bông hoa lá vừa chép? - Trang trí các hình cơ bản và trang trí ứng dụng có gì giống và khác nhau? 20
  30. Chủ đề 2: Thực hành (4 tiết) Hoạt động 1: Thực hành trang trí một hình cơ bản Nhiệm vụ: Có thể chọn: trang trí một đoạn đường diềm hoặc hình vuông hay hình tròn, hình chữ nhật. 1. Nghiên cứu nội dung chủ đề 2. Tìm bố cục + Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt + Tìm hoạ tiết 3. Tìm màu 4.Thể hiện + Xác địmh khuôn khổ trên giấy + Vẽ hình + Vẽ màu Thông tin cho hoạt động 1 1.Nghiên cứu nội dung chủ đề Chọn hình để trang trí theo ý thích, định hướng các thể thức trang trí, loại hoạ tiết trang trí sẽ sử dụng như: hoa lá, hay hình mảng, con vật, hình dáng người và gam màu sẽ thể hiện. 2.Tìm bố cục + Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt:Tìm hình mảng theo các thể thức trang trí và phù hợp với hình trang trí + Tìm hoạ tiết: Tìm hoạ tiết cho phù hợp với nội dung chủ đề, hình mảng đã xác định và ý đồ định thể hiện. 3. Tìm màu Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề và đậm nhạt trong các hình mảng hoạ tiết. Có thể tìm bố cục, tìm màu trên phác thảo nhỏ để lựa chọn 4.Thể hiện +Xác định khuôn khổ trên giấy:Vẽ khuôn hình trên giấy theo tỉ lệ định vẽ sao cho cân đối với tờ giấy vẽ. Khi vẽ khuôn hình chú ý vẽ nét mờ để khi cần điều chỉnh dễ tẩy xoá, bài vẽ không bị bẩn. +Vẽ hình Vẽ phác các đường trục, phân chia tỉ lệ, xác định vị trí các hoạ tiết Phác hình mảng cho cân đối đúng vị trí,đúng tỉ lệ . Vẽ hoạ tiết vào hình mảng. 21
  31. +Vẽ màu Vẽ màu theo ý thích đã xác định vào các hoạ tiết, hình mảng cho sạch, gọn. Chú ý: Có thể dùng các chất liệu màu sắc theo ý thích. Cần quan tâm đến đặc điểm của các chất liệu màu để vẽ cho đẹp. *Vẽ màu nước, khi vẽ màu đậm phải kiên trì đợi cho màu vừa vẽ gần khô mới chồng màu tiếp. Không pha trộn các màu bổ túc với nhau. Pha trộn như vậy màu sẽ bị bẩn, xỉn. Khi vẽ bút và nước rửa bút phải luôn sạch để đảm bảo độ trong sáng của màu. *Vẽ màu bột, trước khi vẽ bột màu cần nghiền kĩ trên bảng pha màu với lượng kết dính vừa phải. Lượng kết dính loãng hoặc ít quá khi khô màu xẽ dễ bị bong, đặc quá màu dễ bị xỉn. Đánh giá hoạt động 1 Sau khi hoàn thành bài vẽ bạn hãy chuyển bài cho đồng nghiệp nhận xét trước khi giáo viên đánh giá. + Bài vẽ đã thể hiện được đặc điểm tính chất của hình trang trí chưa? + Hình mảng, hoạ tiết được sắp xếp cân đối hay chưa cân đối? + Đậm nhạt, màu sắc như thế nào, đẹp hay chưa đẹp? Đánh giá bài vẽ theo 4 loại : Tốt , khá, trung bình , chưa đạt Hoạt động 2: Trang trí ứng dụng Nhiệm vụ Chọn một đồ vật theo ý thích để trang trí: cái bát, đĩa, ca cốc, viên gạch hoa, khăn trải bàn, nhãn chai, hộp hoặc quạt giấy, 1.Nghiên cứu nội dung chủ đề 2.Tìm bố cục + Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt + Tìm hoạ tiết + Tìm màu 3.Thể hiện + Xác địmh khuôn khổ trên giấy + Vẽ hình + Vẽ màu Thông tin cho hoạt động 2 1.Nghiên cứu nội dung chủ đề Chọn đồ vật để trang trí theo ý thích, định hướng cách thức trang trí, loại hoạ tiết trang trí sẽ sử dụng như: hoa, lá, hay hình mảng, con vật, hình dáng người và gam màu sẽ thể hiện. 22
  32. 2.Tìm bố cục + Sắp xếp hình mảng, đậm nhạt:Tìm hình mảng, đậm nhạt cho phù hợp với hình trang trí, có thể vận dụng thể thức nhắc lại, xen kẽ, đăng đối, đối xứng hoặc thể tự do + Tìm hoạ tiết:Tìm hoạ tiết cho phù hợp với nội dung chủ đề, hình mảng đã xác định và ý đồ định thể hiện, có thể sử dụng hoạ tiết dân tộc, hoặc hoa lá , con vật , hình người, hình mảng, chữ để trang trí 3. Tìm màu Tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề và đậm nhạt trong các hình mảng hoạ tiết. Có thể tìm bố cục, tìm màu trên phác thảo nhỏ để lựa chọn. 4.Thể hiện +Vẽ hình đồ vật hoặc cắt dán hình đồ vật bằng giấy. Ví dụ : cái bát, đĩa, khay, ca cốc, có thể dùng giấy trắng hoặc giấy màu tuỳ thích rồi gấp đôi, vẽ phác một nửa hình dáng của đồ vật, cắt theo nét vẽ, mở ra ta có hình của đồ vật. Vẽ trang trí lên hình đồ vật, vẽ xong dán lên giấy nền hoặc ngược lại dán hình đồ vật vừa cắt lên giấy nền rồi vẽ trang trí. Nếu vẽ hình đồ vật trên giấy nên vẽ nét mờ để dễ tẩy xoá. Hình vẽ cân đối với tờ giấy. +Vẽ hình Phác hình mảng cho cân đối đúng vị trí,đúng tỉ lệ định vẽ. Vẽ hoạ tiết vào hình mảng. +Vẽ màu Vẽ màu theo ý thích. Đánh giá hoạt động 2 Sau khi hoàn thành bài vẽ bạn hãy chuyển bài cho đồng nghiệp nhận xét chéo bài của nhau trước khi giáo viên đánh giá. Cụ thể là: - Hình dáng đồ vật đẹp hay chưa đẹp ? - Hình mảng, hoạ tiết được sắp xếp cân đối hay chưa cân đối? - Đậm nhạt, màu sắc như thế nào, đẹp hay chưa đẹp? Đánh giá bài vẽ theo 4 loại : Tốt , khá, trung bình , chưa đạt. Chủ đề 3:Phương pháp dạy học vẽ trang trí (1 tiết) Hoạt động 1: Vận dụng Các phương pháp dạy học tích cực trong DH vẽ trang trí 23
  33. Nhiệm vụ Suy nghĩ, nhớ lại, viết ra giấy: 1. Những PPDH thường vận dụng trong DH vẽ trang trí? 2. Liên hệ thực tế giảng dạy các PPDH đó được thực hiện như thế nào? 3. Hãy suy nghĩ cần đổi mới PPDH như thế nào để tích cực hoá học sinh trong vẽ trang trí góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho HS? 4. Dạy- học vẽ trang trí có các hình thức tổ chức dạy học như thế nào? Thông tin cho hoạt động 1 1.Phương pháp quan sát, PPtrực quan, PP giải thích minh hoạ, PPthực hành luyện tập 2. Các phương pháp trên đã được gíao viên thực hiện trong các gìơ dạy vẽ trang trí tuy nhiên không phải tất cả giáo viên đều thực hiện một cách nghiêm túc. Nhiều giáo viên do khả năng chuyên môn hạn chế hoặc thiếu nhiệt tình nên chỉ yêu cầu học sinh nhìn bài trang trí mẫu gợi ý trong sách rồi vẽ lại, không có phần hướng dẫn cụ thể cách vẽ, cách lựa chọn hoạ tiết hình mảng Cách dạy này thường dẫn đến học sinh không thích vẽ, không hứng thú kết quả bài vẽ không cao . 3. Phương pháp dạy-học tích cực hoá HS trong vẽ trang trí a, Phương pháp trực quan Đồ dùng trực quan trong vẽ trang trí là: Đồ vật thực, các bài vẽ minh hoạ, biểu bảng minh hoạ các bước tiến hành. Sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào cho có hiệu quả đó chính là phương pháp trực quan. Sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ phát huy được hiệu quả và ngược lại. Trong vẽ trang trí đồ dùng trực quan nên có bài vẽ minh hoạ đẹp và chưa đẹp để HS so sánh nhận xét, là bài vẽ của học sinh các năm trước.Các ví dụ: minh hoạ cho các bước thực hiện bài vẽ hoặc cách sắp xếp hình mảng hoạ tiết nên đa dạng phong phú để gợi ý cho học sinh sáng tạo. Ví dụ: bài trang trí đường diềm nên có hình minh hoạ sắp xếp hoạ tiết hình mảng theo thể thức xen kẽ, nhắc lại. Hoạ tiết là hình mảng , hoa lá , con vật, b, Phươn pháp quan sát Trong vẽ trang trí PPQS là hướng dẫn học sinh quan sát bài minh hoạ để nắm được cách vẽ. Cách thể hiện theo yêu cầu của hình trang trí. Các kiến thức cơ bản của trang trí học sinh nắm được hay không là thông qua việc giảng giải minh hoạ và kết hợp với quan sát của học. Vì vậy khi cho HS quan sát GV cần sử dụng kết hợp PPVấn đáp, đặt câu hỏi hướng HS quan sát nắm được đặc điểm cơ bản của bài vẽ, so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá để phân biệt được bài vẽ đẹp và chưa đẹp. Phân biệt được bài vẽ đẹp và chưa đẹp là HS đã hiểu nhiệm vụ và yêu cầu của bài. c, Phương pháp vấn đáp Khi đặt câu hỏi: câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, câu hỏi phải rõ ràng dễ hiểu . Vận dụng cách đặt câu hỏi theo các cấp độ của Bloom. Ví dụ: 24
  34. Câu hỏi cấp thấp: - Hoạ tiết trong bài vẽ này là những hình gì? ( biết). - Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? ( hiểu). - Đường diềm thường được trang trí trên các đồ vật nào? ( áp dụng) Câu hỏi cấp cao: - Vì sao các bông hoa trên đường diềm được vẽ màu giống nhau?(phân tích) - Muốn trang trí một đoạn đường diềm ta phải tiến hành như thế nào? (tổng hợp) - So sánh hai bài trang trí này, bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp ? Vì sao? ( đánh giá) Sau khi hỏi nên dừng vài giây(3-5 giây) để HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Nếu HS trả lời sai có thể hỏi lại bằng câu hỏi khác hoặc giải thích bằng câu hỏi gợi mở để tạo cơ hội cho HS trả lời đúng hoặc có thể nhờ các HS khác trả lời giúp bạn Cách khuyến khích này làm cho HS cảm thấy thoải mái, an toàn, tích cực trong câu trả lời sau. Khi chỉ định HS trả lời không nên chỉ tập trung vào những HS tích cực mà cần quan tâm đến HS thụ động ít tham gia phát biểu ý kiến nhằm tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình học tập, tạo sự công bằng trong lớp học. +Phương pháp giảng giải minh hoạ Trong vẽ trang trí lời giảng giải của giáo viên cầm ngắn gọn, dễ hiểu chủ yếu gợi mở để học sinh quan sát và chốt lại những vấn đề chính, những kiến thức, kĩ năng cơ bản học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong quá trình thực hành. Phân tích nhận xét kết quả bài học để học sinh học hỏi lẫn nhau và rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau. Khi phân tích giảng giải luôn kèm theo các hình ảnh minh hoạ cho lời nói. Ví dụ: Khi phân tích cho HS thấy có thể sử dụng các hoạ tiết khác nhau để trang trí đường diềm giáo viên vừa nói vừa chỉ vào các bài minh hoạ có các hoạ tiết khác nhau, cách sắp xếp khác nhau. Phương pháp dạy học này giúp cho học sinh không những hiểu mà còn nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong khi tiến hành bài vẽ. Khi nhận xét bài vẽ đẹp và chưa đẹp của HS năm trước HS tránh được những nhược điểm làm cho bài vẽ chưa đẹp và học tập các bài vẽ đẹp . Trên cơ sở đó HS có khả năng đánh giá kết quả bài học của mình và của bạn không hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá của giáo viên. Với vẽ trang trí cũng như vẽ theo mẫu GV, không nên nói nhiều, nên dẫn dắt, tổ chức, định hướng cho HS tự khám phá, chủ động, tích cực phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc lứa tuổi. + Phương pháp thực hành luyện tập Thực hành trong vẽ trang trí giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức của trang trí vào bài cụ thể trên cơ sở đó củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng .Từ đó HS có khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng trang trí vào cuộc sống hàng ngày như trang trí góc học tập, sắp xếp đồ dùng học tập. Có ý thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp trong gia đình. Thực hành trong vẽ trang trí còn giúp cho HS nhận ra vẻ đẹp của đồ vật, ý nghĩa của trang trí đối với đời sống con người.Trong các giờ học vẽ trang trí cần dành nhiều thời gian cho HS thực hành. Trong quá trình HS thực hành giáo viên đến với từng nhóm, từng HS để hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ.Ví dụ: gợi ý để HS sửa lại bố cục cho cân đối, sửa lại hoạ tiết cho đẹp hơn hoặc điều chỉnh cách sắp xếp hình mảng, hoạ tiết cho đẹp hơn, tăng thêm độ đậm nhạt làm 25
  35. cho bài vẽ đẹp hơn Đối với những học sinh yếu cần có sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn tạo điều kiện để HS hoàn thành bài vẽ. Những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ tại lớp GV cần khuyến khích các em về nhà tiếp tục hoàn thành. + Phương pháp trò chơi Đối với vẽ trang trí cũng có thể tổ chức một số trò chơi đơn giản như thi vẽ tiếp sức để củng cố cách vẽ, Trò hơi có thể tổ chức vào đầu gìơ học để tạo hứng thú và kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến bài học mới. Hoặc có thể tổ chức vào cuối giờ học để củng cố và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đối chiếu với mục mục tiêu của bài học. Trò chơi chỉ nên tổ chức trong 2-3 phút, không nên kéo dài làm mất thời gian của giờ học. Ví dụ: cuối giờ học trang trí đường diềm, GV yêu cầu mỗi nhóm cử hai HS tham gia trò chơi trên bản. Trên bảng GV vẽ sẵn cho mỗi nhóm một khung hình đường diềm, HS sẽ vẽ hoạ tiết và tô màu vào đường diềm của nhóm mình. Các nhóm tự phân công người vẽ hoạ tiết, người tô màu. Nhóm nào vẽ nhanh đẹp nhóm đó thắng. Nhóm vẽ chậm, hình vẽ chưa đẹp nhóm đó thua. Khi tổ chức trò chơi cần chú ý thời điểm xuất phát và kết thúc phải rõ ràng. Ví dụ: khi GV hô bắt đầu thì cả 3 nhóm đều tiến hành và kết thúc cũng như vậy. Tổ chức trò chơi tạo không khí ganh đua giữa các nhóm và khuyến khích HS tích cực học tập. + Phương pháp hợp tác nhóm Đối với vẽ trang trí có thể tổ chức cho học sinh ngồi theo nhóm cùng sử dụng các chất liệu thể hiện như vẽ hoặc xé dán hoặc thực hiện các trò chơi, nhóm có thể trao đổi bàn luận phân công người tham gia trò chơi Kết thúc giờ học nhóm tự đánh giá nhận xét bài của nhau. Giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, giám sát và điều khiển. Đánh giá hoạt động 1 - PPDH vẽ theo mẫu và vẽ trang trí có gì giống và khác nhau ? - Theo bạn trong các PPDH đó, PPDH nào khó vận dụng trong dạy vẽ trang trí ? - Theo bạn cần phải làm như thế nào để dạy vẽ trang trí có hiệu quả? Hoạt động 2: Xem băng và phản hồi Nhiệm vụ Xem băng hình, ghi chép các hoạt động dạy -học trong băng hình và trả lời các câu hỏi: 1.Trong đoạn băng hình GV đã sử dụng các PPDH nào ? 2.Theo bạn các PPDH đó đã tích cực hoá được HS chưa? Vì sao? 3.Nếu dạy bài học đó bạn sẽ thực hiện như thế nào? cho ví dụ ? 4. Trước khi xem băng bạn hãy đọc hướng dẫn sau: 26
  36. Thông tin cho hoạt động 2 Hướng dẫn học theo băng hình Tên băng hình: “ Dạy và học tích cực trong vẽ trang trí” Minh hoạ qua bài: Vẽ trang trí Cái bát, lớp 3 1.Mục đích trích đoạn băng Giúp người học biết vận dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học vẽ trang trí. Trích đoạn băng hình giờ dạy vẽ trang trí các con vật yêu thích, giáo viên đã sử dụng kết hợp nhiều PPDH nhằm tích cực hoá học sinh. Tạo hứng thú cho học sinh tham gia các hoạt động học tập. Bạn hãy xem băng hình và tìm ra cái mới trong cách tổ chức các hoạt động học tập. 2. Điều kiện học tập của người học - Đoạn băng minh hoạ cho phần hướng dẫn dạy học vẽ trang trí, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy cao độ tính tích cực của học sinh. - Để học tốt người học cần nắm vứng mục tiêu của bài học, nội dung bài học và phương pháp dạy - học vẽ trang trí. 3. Yêu cầu cần đạt trong trích đoạn băng Đối với giáo viên: - Vận dụng linh hoạt PPDHTC trong dạy - học vẽ trang trí - Phối hợp các hình thức dạy- học: hoạt động cá nhân, nhóm, trò chơi Đối với học sinh: - Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như: thảo luận nhóm tìm cách sắp xếp các hoạ tiết trên hình cái bát trong trò chơ thi đua giữa các nhóm. - Tích cực quan sát để phân biệt, nhận ra cách sắp xếp hoạ tiết đẹp và chưa đẹp trên cơ sở đó vận dụng vào bài trang trí của mình. 4. Những nét chính trong băng - Đoạn băng minh hoạ phần đầu của tiết dạy vẽ trang trí. Học sinh tham gia trò chơi sắp xếp hoạ tiết có sẵn lên hình cái bát. Các nhóm thi đua, nhóm nào sắp xếp nhanh và đẹp nhóm đó thắng. Thông qua trò chơi định hướng, tạo hứng thú cho học sinh tới nội dung của bài học. 27
  37. - Giáo viên giới thiệu cái bát, đặc điểm của bát và cách sắp các hoạ tiét để trang trí bát. Thông qua phần này học sinh nắm được cách sắp xếp hoạ tiêt để trang trí cái bát. - Giáo viên giới thiệu cách lựa chọn, sắp xếp hoạ tiết màu sắc để trang trí cái bát, thông qua đồ dùng dạy học , một số bài mẫu của học sinh năm trước. Học sinh so sánh nhận ra các bài trang trí đẹp và chưa đẹp. 5. Hướng dẫn sử dụng băng hình a. Yêu cầu đối với học viên ttrước khi xem băng - Xem lại mục tiêu bài học, xem lại các hình thức và PPDH vẽ trang trí ở lớp 3. - Nghiên cứu bài học này trong sách giáo khoa và sách giáo viên - Tự xác định nếu dạy bài học này sẽ dạy như thế nào. b.Những yêu cầu đối với học viên trong khi xem băng - Theo dõi thời gian dành cho các hoạt động : hợp lý hay không hợp lý? - Các hoạt động phù hợp hay chưa phù hợp ? - Đồ dùng dạy học được sử dụng như thế nào ? - Ghi lại và đánh giá toàn bộ nội dung của trích đoạn băng vào phiếu quan sát dưới đây. Phiếu quan sát ( băng hình 2) Tên bài học: Lớp: Tên giáo viên: Tên trường: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 28
  38. Nhận xét - Mức độ tích cực của HS - Các PPDH được sử dụng 29
  39. - Nhận xét về GV c. Yêu cầu đối với học viên sau khi xem băng - Trong đoạn băng hình giáo viên đã sử dụng các phương pháp : + Trò chơi + Hợp tác nhóm + Trực quan + Quan sát + Giải thích minh hoạ - Các phương pháp dạy học đã tích cực hoá HS : học sinh được hoạt động trong nhóm của mình, được tạo hứng thú thông qua một trò chơi định hướng trang trí cái bát có sự thi đua giữa các nhóm. - Với bài học này, bạn sẽ dạy như thế nào để tích cực hoá HS? Bạn sẽ sử dụng các PPDH nào? - Bạn sẽ tổ chức các hoạt động dạy - học như thế nào ? Bạn sẽ làm gì?, học sinh sẽ làm gì? bạn hãy nêu một ví dụ cụ thể. Đánh giá hoạt động 2 - Qua xem đoạn băng hình minh hoạ cho phần tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong vẽ trang trí bạn đã học được gì trong đoạn băng này? - Theo bạn các PPDH được giáo viên sử dụng trong băng có ưu, nhược điểm gì .Vì sao? - Trong đoạn băng đó,theo bạn nên bổ sung thêm hoặc bớt gì .Ví dụ cụ thể? 30
  40. - ở địa phương của bạn có thể tổ chức một giờ học như vậy không. Vì sao? Chủ đề 4: Thực hành thiết kế bài học và dạy thử ( 2 tiết) Hoạt động 1: Thiết kế kế hoạch dạy học vẽ trang trí Nhiệm vụ: Suy nghĩ, nhớ lại, viết ra giấy: 1.Cách thiết kế kế hoạch dạy- học vẽ trang trí 2.Sử dụng sách giáo viên trong thiết kế kế hoạch dạy- học Thông tin cho hoạt động 1 1. Cách thiết kế kế hoạch dạy - học vẽ trang trí a. Cách xác định mục tiêu bài học - Căn cứ vào mục tiêu của Mĩ thuật ở Tiểu học, căn cứ vào nội dung của bài học trang trí và đối tượng học sinh để xác định mục tiêu của bài học, gồm: • Kiến thức : Học sinh biết, hiểu gì sau bài học ? • Kĩ năng: Học sinh có thể làm được gì sau bài học ? • Thái độ: Biểu hiện thái độ của học sinh sau bài học ?. b.Chuẩn bị đồ dùng dạy học • Chuẩn bị đồ dùng của giáo viên là: vật thực hình minh hoạ cho các bước tiến hành,bài vẽ của học sinh năm trước. Các phương tiện dạy học như máy chiếu qua đầu, giấy trong, máy chiếu vật thể hoặc ti vi đầu video • Đồ dùng của học sinh là sách giáo khoa, bút chì, tẩy , màu vẽ hay giấy màu, hồ dán tuỳ theo nội dung của bài học. c.Các hoạt động dạy- học chủ yếu - Quan sát, nhận xét - Tìm hiểu cách vẽ trang trí - Thực hành Có thể tổ chức trò chơi để khuyến khích học sinh tích cực sáng tạo - Tổ chức đánh giá Tổ chức cho học sing tham giá đánh giá bài học. Bài học được dán bằng băng dính lên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả bài học của mình và của bạn. Sau đó giáo viên đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét kết quả của từng học 31
  41. sinh, cách nhận xét mang tính tích cực, khuyến khích học sinh cố gắng cho bài học sau đạt kết quả tốt hơn, không nên phê bình gay gắt làm mất hứng thú học tập của các em. Hoặc có thể cho các nhóm tự đánh giá chọn bài vẽ tốt nhất dán lên bảng để cả lớp cùng nhận xét Sau khi nhận xét bài của các nhóm giáo viên tuyên dương nhóm có nhiều bài vẽ tốt. Động viên những HS vẽ chưa tốt, để bài sau cần cố gắng hơn.Cuối mỗi bài học nên dặn dò học sinh làm bài tập về nhà và chuẩn bị cho bài học sau. 2.Sử dụng sách hướng dẫn giáo viên trong thiết kế kế hoạch dạy- học • Sách giáo viên là những gợi ý tham khảo để giúp giáo viên có chỗ dựa khi thấy cần thiết trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học. Không nên nghĩ rằng sách giáo viên có thể sử dụng thay cho kế hoạch bài học. Mục tiêu được xác định trong sách giáo viên cũng có tính chất gợi ý tham khảo không nên sử dụng hoàn toàn vào kế hoạch bài học của mình. Cần căn cứ vào nội dung của bài học và khả năng học tập của học sinh để xác định mục tiêu. Đánh giá hoạt động 1 + Vì sao phải xác định mục tiêu bài học? + Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho vẽ trang trí gồm có những gì? + Các hoạt động dạy học trong Vẽ trang trí có gì khác với Vẽ theo mẫu? + Bạn sẽ tổ chức đánh giá kết quả bài học của học sinh như thế nào? Hoạt động 2: Thực hành thiết kế một kế hoạch bài học vẽ trang trí Nhiệm vụ 1. Chọn bài vẽ trang trí trong chương trình Mĩ thuật ở tiểu học 2. Thiết kế kế hoạch dạy học cho bài học đó 3. Trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài học 4. Dạy thử. Thông tin cho hoạt động 2 32
  42. 1. Bạn hãy chọn một bài vẽ trang trí trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học để thực hành thiết kế kế hoạch bài học 2. Bạn hãy thiết kế kế hoạch bài học, Khi xác định mục tiêu bạn có thể dựa vào sách giáo viên và trên cơ sở thực tế đối tượng học sinh của bạn để xác định mục tiêu cho phù hợp, mang tính khả thi. Bạn nên sử dụng PPDH tích cực trong bài học. Bạn hãy suy nghĩ có thể tổ chức một trò chơi nào đó để tạo hứng thú cho học sinh hoặc để kiểm tra kiến thức kĩ năng đã học. Các thành viên trong nhóm tự đánh giá kết quả bài học của nhóm mình và lựa chọn bài tốt treo lên bảng để nhận xét chung. Nhóm nào nhiều bài vẽ tốt nhóm ấy sẽ được tuyên dương khen ngợi. Khi thiết kế kế hoạch bài học bạn nên chú ý đến thời gian sao cho cân đối giữa các hoạt động, giành nhiều thời gian cho học sinh thực hành. 3. Bạn trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài dạy của mình 4. Bạn hãy dạy thử, có thể trên học sinh của mình hoặc dạy sắm vai trong nhóm để rút kinh nghiệm Đánh giá hoạt động 2 Sau khi dạy thử bạn cùng đồng nghiệp rút kinh nghiệm: -Bài học có đạt được mục tiêu không. Vì sao? -Các phương pháp dạy- học có phù hợp không. Vì sao? -Thời gian chia cho các hoạt động phù hợp hay chưa phù hợp? - Bạn cần rút kinh nghiệm gì cho bản thân sau bài dạy? Sau khi trao đổi thảo luận, bạn có thể điều chỉnh lại kế hoạch bài học và dạy lại nếu có điều kiện. Đánh giá sau khi học xong tiểu mođun 1. Đặc điểm của vẽ trang trí ở Tiểu học? 2.Hãy nêu đặc điểm ngôn ngữ của Mĩ thuật được thể hiện trong vẽ trang trí? 3.Hãy nêu các PPDH vẽ trang trí ở Tiểu học? 4.Tự đánh giá kế hoạch bài học của mình tốt hay chưa tốt. Vì sao? 5.Hai bài thực hành trang trí được GV đánh giá xếp loại. Thông tin phản hồi của đánh giá 1.Đặc điểm của vẽ trang trí ở Tiểu học : + Học sinh làm quen với nghệ thuật trang trí theo các mức độ khác nhau, tăng dần từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp như : Vẽ tiếp hoạ tiết, hình mảng vào đường diềm, hình vuông, Trang trí vào hình vẽ sẵn. Trang trí các hình cơ bản. Trang trí ứng dụng, + Yêu cầu bài vẽ của học sinh theo khả năng của mỗi độ tuổi, theo mục tiêu đã được xác định trong KHBH. Các câu hỏi 2,3,4 bạn hãy nghiên cứu tự trả lời, nếu khó khăn bạn xem lại thông tin phản hồi trong các hoạt động. 33
  43. 5.Tiêu chí đánh giá bài thực hành: Loại giỏi + Bài vẽ có bố cục cân đối + Thể hiện được đặc điểm cơ bản của hình trang trí. + Hoạ tiết, hình mảng đẹp, có sáng tạo. + Bài vẽ có đậm nhạt tốt hoà sắc đẹp. Loại khá + Bài vẽ có bố cục cân đối. + Thể hiện được đặc điểm cơ bản của hình trng trí. + Bài vẽ có hoà sắc đẹp. Loại trung bình + Bài vẽ có bố cục cân đối. + Thể hiện được đặc điểm hình trang trí. + Bài vẽ có hoà sắc. Loại chưa hoàn thành + Bố cục chưa cân đối. + Hình vẽ xộc xệch chưa đúng với đặc điểm của hình trang trí. + Đậm nhạt yếu , màu sắc chưa đẹp. Tiểu môdun 3 : Vẽ tranh và tập nặn tạo dáng Và phương pháp dạy - học (11tiết) I.Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố và nâng cao một số kiến thức về vẽ tranh và PPDH vẽ tranh . - Có một số hiểu biết về nghệ thuật điêu khắc, nặn tạo dáng tự dovà PPDH tập nặn tạo dáng tự do. 2. Kĩ năng - Biết cách xây dựng bố cục tranh và vẽ màu. - Biết cách nặn, tạo dáng một số đồ vật, con vật, dáng người. - Vận dụng các PPDH tích cực trong dạy vẽ tranh, nặn tạo dáng tự do ở tiểu học. 3. Thái độ Tích cực vận dụng các PPDH tích cực trong xây dựng kế hoạch bài dạy vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng trong chương trình tiểu học. 34
  44. II.Giới thiệu tiểu môđun STT Tên chủ đề Số Trang số tiết 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản vẽ tranh 2 2 Thực hành 3 3 PPDH vẽ tranh 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 5 Một số kiến thức cơ bản về tập nặn tạo dáng 1 6 Thực hành 1 7 PPDH tập nặn tạo dáng 1 III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu môđun - Một số tranh, tượng của các hoạ sĩ Việt Nam và thế giới . - Băng hình minh hoạ cho PPDH tích cực trong vẽ tranh, tập nặn tạo dáng tự do ở tiểu học. - Sách giáo viên, sách GK, vở bài tập Mĩ thuật các lớp 1,2,3,4,5 . - Tài liệu tham khảo: +Mĩ thuật và phương pháp dạy- học mĩ thuật, giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP tập 3. Tác giả Nguyễn Quốc Toản- Phạm Thị Chỉnh- Nguyễn Lăng Bình, NXBGD 1998. +Kí hoạ và bố cục, giáo trình đào tạo GV mĩ thuật. Tác giả Tạ Phương Thảo – Nguyễn Lăng Bình.Nhà XBGD năm 2000 35
  45. Hình 1: Phố cổ .Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái IV. Nội dung Chủ đề 1. Một số kiến thức cơ bản về vẽ tranh ( 1 tiết) Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ tranh Nhiệm vụ Suy nghĩ , nhớ lại 1. khái niệm vẽ tranh 2. Một số yêu cầu về bố cục tranh 3. Một số dạng thức bố cục tranh 4. Cách vẽ tranh 36
  46. Thông tin cho hoạt động 1 1 Khái niệm Vẽ tranh còn được gọi là vẽ Tranh đề tài, Tranh bố cục. Vẽ tranh là sự sắp xếp các yếu tố tạo hình: đường nét, hình mảng, màu sắc và tình cảm của người vẽ nhằm phản ánh sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và cuộc sống. Vẽ tranh không chỉ thể hiện các yếu tố kĩ năng, kĩ thuật mà là một quá trình sáng tạo. Hình thức gắn liền với nội dung, tái tạo lại những hình ảnh, cảnh sinh hoạt, lao động vui chơi hay nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Tranh mang đến cho người xem những hình ảnh điển hình, cô đọng thể hiện được cái đẹp của thiên nhiên cuộc sống xã hội, mang đến cho người xem những rung động thẩm mĩ. Vẽ tranh ở tiểu học nói riêng, trường phổ thông nói chung nhằm bồi dưỡng cho học sinh có khả năng cảm thụ được cái đẹp trong các tác phẩm hội hoạ. Thông qua việc sắp xếp hình tượng, sử dụng đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc tạo thành bức tranh theo nội dung hoặc ý thích. Hình 2: Cầu Thê Húc. Tranh màu bột của Tạ Kim Chi 2.Một số yêu cầu về bố cục tranh - Vẽ tranh phải dựa trên cái thực, người vẽ phải có vốn sống, hiểu biết về đề tài nội dung định thể hiện. 37
  47. - Người vẽ phải nắm được cách vẽ tranh. Bức tranh đẹp không phải là sự sao chép giống thực mà là sự sáng tạo của người vẽ trên cơ sở thực tế, có thể thiên về hình thể, thiên về màu sắc hay thiên về cảm xúc. -Bố cục tranh Bố cục tranh phải đảm bảo sự hài hoà với khuôn khổ tranh, mảng chính và mảng phụ phải được sắp xếp hợp lí về tỉ lệ, cân đối với khuôn khổ tranh để tạo nên một bố cục cân đối, chặt chẽ ,hài hoà. +Mảng chính và mảng phụ • Mảng chính là mảng trọng tâm thể hiện nội dung của bức tranh. Thông thường mảng chính nằm ở chính diện ( cận cảnh), bao giờ cũng lớn hơn mảng phụ, tuy nhiên có nhiều bức tranh mảng chính được đặt ở góc tranh. Mảng chính tập trung những hình tượng tiêu biểu, sắp xếp hợp lí và được diễn tả kĩ hơn. • Mảng phụ là mảng hình có tính chất hỗ trợ làm cân bằng bố cục tạo cho bức tranh phong phú sinh động , làm rõ nội dung chủ đề. +Nhịp điệu trong tranh Xây dựng bố cục tranh cần chú ý đến nhịp điệu, các điểm đậm, sáng, các màu nóng, lạnh cần được phối hợp tạo nên các đường lượn sóng hay các đường cong , tròn, elip làm cho bức tranh sinh động hấp dẫn, thu hút mắt người xem. - Đậm nhạt, màu sắc trong tranh Đậm nhạt và màu sắc có ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của tranh, tranh thiếu đậm buồn tẻ, bồng bềnh, chống chếnh, nhạt nhẽo như món ăn quá nhạt. Tranh thiếu sáng gây cảm giác nặng nề u uất. Đậm nhạt còn làm tăng sự thu hút của mảng chính và tạo không gian xa gần cho bức tranh. Màu sắc cũng không kém phần quan trọng. Bố cục hình thể đẹp mà màu sắc không đẹp thì không thể gọi là bức tranh đẹp. Đối với vẽ tranh, màu sắc cần thể hiện được nội dung, đặc điểm của vùng miền, không gian, thời gian, tính chất của công việc, . * Một số điểm lưu ý khi xây dựng bố cục tranh - Không để tỉ lệ các hình mảng bị dồn nén, quá chật chội, các hình mảng quá lớn làm phá vỡ sự hài hoà của bố cục tranh, gây cảm giác khó chịu cho người xem . -Hình mảng chính không nên quá nhỏ tạo sự rời rạc, gây cảm giác buồn tẻ lạnh lẽo, hoang vắng. - Không nên để đường tầm mắt ( hay đường chân trời) cắt đôi tranh thành hai phần bằng nhau. -Không nên để các đường xiên chéo vào góc tranh. - Không nên để các hình mảng dồn về một phía, sang trái, sang phải, lên trên hoặc xuống dưới làm lệch bố cục. - Không nên để đầu các nhân vật nằm sát đường chân trời. - Tránh các mảng hình bằng nhau, giống nhau, đăng đối nhau ở hai bên bức tranh. 38
  48. Hình 3: Những điều cần tránh khi vẽ tranh - Đường chân trời chia đôi tranh thành hai phần bằng nhau. - Cạnh tường của ngôi nhà nằm chính giữa tranh. - Hai ngôi nhà bằng nhau, giống nhau, thẳng hàng với nhau. - Ba cây cau bằng nhau, giống nhau, cách đều nhau. - Đầu người chạm vào đường chân trời. - Người ngồi ở chính giữ tranh. - Hinh hai em bằng nhau, đăng đối nhau. - Cây chuối sát mép tranh. - Cây, cành lá tiếp giáp với mái nhà và cạnh tường. - Cành cây xiên từ trên xuống, từ bên cạnh vào tranh. - Cành cây xiên vào góc tranh. - Đường chéo cắt góc tranh. - Ba ngọn đồi giống nhau. 3.Một số dạng thức bố cục tranh Trong hội hoạ, người vẽ tranh luôn tìm tòi sáng tạo để có những bố cục độc đáo. Sự đa dạng và phong phú của các hình thức bố cục được phát triển trên cơ sở của một số hình thức bố cục sau: a,Bố cục hình tháp Bố cục hình tháp còn được gọi là bố cục hình tam giác. Dạng bố cục này gây cảm giác vững chãi, tin tưởng, khoẻ khoắn, được áp dụng rộng rãi từ lâu đời( từ thời cổ đại cho đến nay). Ví dụ : Nghỉ chân bên đồi, Hai thiếu nữ và em bé, (tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân) 39
  49. Hình 4: Nghỉ chân bên đồi. Tranh sơn mài của Tô Ngọc Vân 40
  50. Hình 4: Hai thiếu nữ và em bé. Tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân b, Bố cục hình tròn ( hay elíp) Bố cục hình tròn là bố cục có mảng trọng tâm nằm trong khung hình tròn. Bố cục hình tròn thường tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển, chuyển động tuần hoàn. Ví dụ: Điệu nhảy, ( tranh của hoạ sĩ Matit xơ). 41
  51. Hình 6: Điệu nhảy. Tranh sơn dầu -1942 của Hăngri Matitxơ c,Bố cục hình vuông , hình chữ nhật Bố cục hình vuông hay hình chữ nhật là mảng trọng tâm nằm trong hình vuông hay hình chữ nhật. Dạng bố cục này tạo cảm giác cân xứng vững chắc Ví dụ: tranh Hai côgái bên bờ biển, của Gôganh. Hình 7: Hai cô gái bên bờ biển . Tranh sơn dầu của Gô-ganh 42
  52. d,Bố cục theo phối cảnh Bố cục theo phối cảnh là dạng bố cục theo luật xa gần, người vật ở gần thì to, rõ ở xa thì nhỏ, mờ. Mọi hình thể trong tranh đều chịu sự chi phối của đường tầm mắt. Đường tầm mắt cao thì cảnh mặt đất rộng, đường tầm mắt thấp thì cảnh mặt đật hẹp.Tranh vẽ theo luật phối cảnh còn được áp dụng kết hợp với các dạng bố cục khác như bố cục hình tam giác, bố cục hình vuông, hình tròn, tạo cho tác phẩm chiều sâu không gian. Dạng bố cục theo phối cảnh thường dễ tạo nhịp điệu bằng các đường lượn sóng. Việc áp dụng các dạng thức bố cục trên vào vẽ tranh tuỳ thuộc nội dụng và ý đồ của người vẽ. Ví dụ :Tát nước đồng chiêm, của Trần Văn Cẩn Hình 8: Tát nước đồng chiêm, 1958. Tranh sơn mài của Trần Văn Cẩn 4. Cách vẽ tranh a, Nghiên cứu nội dung chủ đề Trong đề tài lớn có chủ đề nhỏ. - Đề tài là giới hạn lĩnh vực nội dung như đề tài nông nghiệp, lao động sản xuất, sinh hoạt, học tập., quân đội, -Chủ đề là tên gọi của một họat động hay một công việc sự vật cụ thể nằm trong đề tài. Ví dụ : Học sinh vui chơi ở sân trường; Học sinh giúp đỡ thương binh; gặt mùa; làm thuỷ lợi; Bộ đội qua làng Trước khi vẽ cần nghiên cứu kĩ nội dung đề tài để chọn chủ đề cho phù hợp không bị lạc đề. Nếu là đề tài tự do thì người vẽ tự do lựa chọn đề tài hay chủ đề theo ý thích. b, Tìm tư liệu để xây dựng bố cục tranh 43
  53. Có thể đi thực tế lấy tư liệu cho xây dựng bố cục tranh bằng cách kí hoạ hoặc chụp ảnh. Trong trường hợp không có điều kiện đi thực tế có thể sử dụng những tư liệu đã có, tham khảo sách báo, tranh ảnh Những tư liệu này chỉ có thể tham khảo, không nên sao chép làm mất đi tính sáng tạo và cảm xúc của mình. Sao chép là điều tối kị trong sáng tác hội hoạ, một nhà tâm lí học người Mĩ đã nói: Hãy xem một trăm bức tranh và loại nó ra khỏi bức tranh của bạn. c, Lựa chọn dạng thức bố cục Chọn dạng thức bố cục nhóm chính nằm trong khung hình gì, nằm ở đâu, mảng phụ như thế nào nằm ở đâu. Phác ý đồ bố cục lên giấy nhỏ để cân nhắc lựa cho sao cho hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ giữa mảng chính và mảng phụ. - Có thể vẽ cận cảnh ( người và cảnh được vẽ to, đường tầm mắt thấp). - Có thể vẽ quang cảnh người đông cảnh rộng ( đường tầm mắt cao) -Có thể áp dụng các dạng thức bố cục trên hoặc có thể tìm ra cách sắp xếp bố cục mới miễn sao tạo được một bố cục cân đối đẹp, thể hiện được nội dung chủ đề. d,Lựa chọn hình tượng Khi đã xác định được nội dung chủ đề và có đủ tư liệu để xây dựng tranh., xác định được mảng chính, mảng phụ, tiến hành lựa chọn hình tượng cho mảng chính, mảng phụ: hình dáng nhân vật, đồ vật trong tranh. Có thể phác hình khái quát của từng nhân vật đồ vật, chưa cần vẽ chi tiết và những đặc điểm cụ thể. e, Tìm đậm nhạt, tìm màu Trên cơ sở bố cục đã được xác định , tiến hành tìm đậm nhạt , tìm màu: -Tìm đậm nhạt Để làm nổi rõ nội dung chủ đề thì mảng chính cần tập trung độ đậm nhất và sáng nhất. Độ đậm ở mảng phụ nhạt nhẹ hơn, mờ dần để tạo chiều sâu không gian và làm nền cho mảng chính. Chú ý đến nhịp điệu, bằng sự điều tiết các mảng đậm nhạt tạo thành các đường lượn, tạo sự cân bằng cho thị giác. Tìm đậm nhạt có thể dùng độ đậm, trung gian của bút chì và độ sáng của giấy hoặc dùng hai màu đen và trắng pha trộn với nhau. - Tìm màu Trên cơ sở đậm nhạt đã được xác định tìm màu cho phù hợp với nội dung và các mảng đậm nhạt. Chú ý tạo ra gam màu hay hoà sắc đẹp. g, Thể hiện - Phóng hình lên giấy theo khuôn khổ định vẽ. Chú ý khuôn khổ tranh phải tỉ lệ thuận với khuôn khổ của phác thảo thì khi phóng hình bố cục mới đúng với phác thảo. Có thể áp dụng cách kẻ ô chéo như bàn cờ để phóng hình nhanh và chính xác. Phác hình các nhân vật, đồ vật bằng nét mờ để dễ tẩy xoá. Vẽ kĩ đặc điểm các nhân vật tuy nhiên không nên quá chi tiết như vẽ lông mi, móng tay, từng sợi tóc, - Vẽ màu Sau khi hình vẽ đã hoàn chỉnh tiến hành vẽ màu theo phác thảo hoặc ý đồ đã xác định. Các màu tươi, màu đậm nên tập trung cho mảng chính, các mảng phụ nhạt hơn vì ở xa. Trong thực tế màu sắc của các đồ vật ở xa bị lớp không khí và hơi nước làm mờ dần. Do đó khi vẽ tranh các vật ở xa mờ dần sẽ tạo được không gian cho bức vẽ. Để tạo được gam màu hay hoà sắc cho bức vẽ cần xác định màu chủ đạo. Ví 44
  54. dụ: vẽ gặt mùa thì màu chủ đạo sẽ là màu vàng, trong tranh sẽ sử dụng nhiều màu vàng, màu vàng của lúa ảnh hưởng đến màu của các đồ vật xung quanh như cây cối không còn là màu xanh ngắt mà trong màu xanh có ánh của màu vàng có nghĩa là khi pha trộn màu ta pha mầu xanh trong đó có một chút màu vàng Hoặc vẽ về biển có thể màu chủ đạo là màu xanh, - Sau khi vẽ màu xong có thể nhấn đậm một vài chi tiết chính làm cho bức tranh sinh động. Hình 9: Gợi ý cách phác bố cục tranh Bộ đội với thiếu nhi Hình 10: Gợi ý cách vẽ chi tiết và hoàn thiện tranh Bộ đội với thiếu nhi 45
  55. • Đánh giá hoạt động 1 - Hãy nêu những yêu cầu cơ bản của bố cục tranh? - Hãy nêu một số điểm cần tránh trong xây dựng bố cục tranh? - Vẽ tranh thường có những dạng thức bố cục nào? - Nêu cách vẽ tranh? Chủ đề 2: Thực hành (4 tiết) Hoạt động 1: Vẽ tranh về đề tài sinh hoạt Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu nội dung chủ đề 2. Tìm bố cục - Tìm hình mảng - Tìm hình tượng - Tìm đậm nhạt, tìm màu 3.Thể hiện - Xác định khuôn khổ trên giấy - Phóng hình - Vẽ màu Thông tin cho hoạt động 1 1.Nghiên cứu nội dung chủ đề Nghiên cứu kĩ nội dung đề tài để lựa chọn chủ đề . Có thể chọn chủ đề sinh hoạt ở nông thôn, sinh hoạt ở thành phố hoặc sinh hoạt gia đình, sinh hoạt của học sinh tiểu học, 2.Tìm bố cục - Lựa chọn dạng thức bố cục, xác định mảng chính mảng phụ ( phác thảo nhỏ) phác nét mờ để khi cần điều chỉnh dễ tẩy xoá, bài vẽ không bị bẩn. - Tìm hình dáng nhân vật, đồ vật cho mảng chính, mảng phụ. - Tìm đậm nhạt thể hiện trọng tâm, tìm màu cho phù hợp với nội dung chủ đề và ý thích. 3.Thể hiện - Xác định khuôn khổ tranh trên giấy vẽ - Phóng hình, kẻ ô vuông hoặc ô chéo để phóng hình theo phác thảo, chỉnh hình dáng nhân vật, đồ vật cho đúng tỉ lệ, đặc điểm, 46
  56. - Vẽ màu theo phác thảo sao cho thể hiện được nội dung chủ đề và tạo được hoà sắc đẹp. Chú ý: Có thể dụng các chất liệu màu sắc theo ý thích, cần quan tâm đến đặc điểm của các chất liệu màu để vẽ cho đẹp. *Vẽ màu nước, khi vẽ màu đậm phải kiên trì đợi cho màu vừa vẽ gần khô mới chồng màu tiếp. Không pha trộn các màu bổ túc với nhau màu sẽ bị bẩn, xỉn. Khi vẽ,bút và nước rửa bút phải luôn sạch để đảm bảo độ trong sáng của màu. *Vẽ màu bột: khác với vẽ trang trí, vẽ tranh không cần nghiền màu, có thể lấy màu pha trộn bằng bút lông dẹt rồi vẽ trực tiếp vào tranh. Khi vẽ cần chú ý không nên vẽ xong mảng này rồi mới vẽ mảng khác mà vẽ đồng thời toàn bộ, vừa vẽ vừa điều chỉnh đậm nhạt và màu sắc cho đến khi hoàn thành. Đánh giá hoạt động 1 Sau khi hoàn thành bài vẽ bạn hãy chuyển bài cho đồng nghiệp nhận xét chéo bài của nhau trước khi giáo viên đánh giá + Bài vẽ có thể hiện được nội dung chủ đề không ? +Bố cục tranh cân đối hay không cân đối, có phạm phải những điều cần tránh không? + Đậm nhạt, màu sắc như thế nào, đẹp hay chưa đẹp? Đánh giá bài vẽ theo 4 loại : Tốt , khá, trung bình , chưa đạt Hoạt động 2: Vẽ tranh đề tài phong cảnh Nhiệm vụ 1.Nghiên cứu nội dung chủ đề 2.Tìm bố cục - Sắp xếp hình mảng - Tìm hình tượng - Tìm màu 3.Thể hiện - Xác địmh khuôn khổ trên giấy - phóng hình - Vẽ màu Thông tin cho hoạt động 2 1.Nghiên cứu nội dung chủ đề Nghiên cứu kĩ nội dung đề tài để lựa chọn chủ đề. Có thể chọn chủ đề phong cảnh nông thôn, phong cảnh thành phố, phong cảnh biển, phong cảnh miền núi, 47
  57. 2.Tìm bố cục - lựa chọn dạng thức bố cục, xác định mảng chính mảng phụ ( phác thảo nhỏ). - Tìm hình tượng Tìm hình dáng các hình ảnh trong tranh, vẽ phác hình khái quát ( tranh phong cảnh, hình tượng chính là cảnh vật, có thể điểm thêm người cho tranh sinh động ). - Tìm đậm nhạt, tìm màu Tìm đậm nhạt cho mảng chính, mảng phụ và màu sắc cho phù hợp với nội dung chủ đề. 3 Thể hiện +Xác định khuôn khổ trên giấy ( lưu ý khổ tranh tỉ lệ thuận với khổ phác thảo). - Phóng hình lên giấy, có thể bằng cách kẻ ô chéo để phóng hình cho chính xác. Phác nét mờ để khi cần điều chỉnh dễ tẩy xoá, bài vẽ không bị bẩn. -Vẽ màu Vẽ màu theo phác thảo sao cho thể hiện được nội dung chủ đề và tạo được hoà sắc đẹp Chú ý: Có thể dùng các chất liệu màu sắc theo ý thích. Cần quan tâm đến đặc điểm của các chất liệu màu để vẽ cho đẹp. Đánh giá hoạt động 2 Sau khi hoàn thành bài vẽ bạn hãy chuyển bài cho đồng nghiệp nhận xét chéo bài của nhau trước khi giáo viên đánh giá: + Bài vẽ có thể hiện được nội dung chủ đề không ? +Bố cục tranh cân đối hay không cân đối, có phạm phải những điều cần tránh không? + Đậm nhạt, màu sắc như thế nào, đẹp hay chưa đẹp? Đánh giá bài vẽ theo 4 loại : Tốt , khá, trung bình , chưa đạt 48