Phát triển “green banking” – trường hợp nghiên cứu ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt

pdf 21 trang Gia Huy 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển “green banking” – trường hợp nghiên cứu ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_green_banking_truong_hop_nghien_cuu_ngan_hang_tmc.pdf

Nội dung text: Phát triển “green banking” – trường hợp nghiên cứu ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt

  1. PHÁT TRIỂN “GREEN BANKING” – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT TS. Phạm Bích Liên1 ThS. Trần Thị Bình Nguyên2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Li n Việt Tóm tắt Ngành ngân hàng đóng một vai trò nổi bật đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng việc thúc đẩy một thể chế có trách nhiệm với xã hội và bền vững về môi trường thông qua mô hình “Green Banking” (Ngân hàng xanh). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tích cực giữa các hoạt động môi trường và hiệu suất tài chính như nghi n cứu của Horvathova (2010), Iwata và Okada (2011). Cùng với lợi ích môi trường, các hoạt động sinh thái của các tổ chức này cũng đã dẫn đến tăng lợi nhuận hoạt động (Naffizger và các cộng sự, 2003; Segarra-Ona và các cộng sự, 2011); tiết kiệm chi phí (Ruth, 2009) và tăng tính cạnh tranh (Bansal và Roth, 2000; Porter và Van der Linde, 1995). Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu phương ph p triển khai mô hình ngân hàng xanh của NHTM tại Việt Nam trong môi trường pháp lý hiện hành với trường hợp nghiên cứu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Thông qua nghiên cứu trường hợp, cho thấy rằng ngân hàng đã hiểu được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp cận mô hình ngân hàng xanh với chiến lược rõ ràng và được đ nh gi cụ thể theo từng giai đoạn. Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu, một số giải ph p đã được đề xuất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Từ khóa: Tính bền vững về môi trường; Ngân hàng xanh; Green Banking. 1. Giới thiệu Tầm quan trọng của bền vững môi trường thông qua tăng trưởng xanh được khẳng định qua nhiều nghiên cứu lý thuyết như Ottman (1998), Chen và Chai (2010), cũng như các trường hợp nghiên cứu cụ thể như ở Ấn Độ, Hà Lan (Bahl, 2012; Yadav và Pathak, 2013), Bangladesh (Lalon, 2015) và cũng đã được khẳng định trong thực tế đối với phát triển kinh tế xã hội thông qua 1 E-mail: phambichlien2009@gmail.com 2 E-mail: nguyenttb@lienvietpostbank.com.vn 293
  2. việc duy trì sự cân bằng sinh thái và phát triển bền vững. Lợi thế cạnh tranh từ các công nghệ xanh và sạch đang lan tỏa trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tích cực giữa các hoạt động môi trường và hiệu suất tài chính như nghiên cứu của Horvathova (2010), Iwata và Okada (2011). Cùng với lợi ích môi trường, các hoạt động sinh thái của các tổ chức này cũng đã dẫn đến tăng lợi nhuận hoạt động (Naffizger và các cộng sự, 2003; Segarra-Ona và các cộng sự, 2011); tiết kiệm chi phí (Ruth, 2009) và tăng tính cạnh tranh (Bansal và Roth, 2000; Porter và Van der Linde, 1995). Ngành ngân hàng đóng một vai trò nổi bật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bằng việc thúc đẩy một thể chế có trách nhiệm với xã hội và bền vững về môi trường. Tại Việt Nam, thực tiễn đã cho thấy vai trò quan trọng của ngành ngân hàng, điển hình như điều hành chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến việc đổi mới chính sách tín dụng theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tham gia cung ứng bình quân tới gần 70% tổng đầu tư toàn xã hội hằng năm với vai trò là trung gian tài chính. Hệ thống ngân hàng có vai trò là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế tại Việt Nam, có vai trò khuyến khích, định hướng đầu tư xanh, quản trị rủi ro tín dụng phục vụ mục tiêu tăng trưởng xanh và tái cơ cấu nền kinh tế. Theo Trần Thị Thanh Tú và Trần Thị Hoàng Yến (2016), tổng quan kinh nghiệm quốc tế về ngân hàng xanh từ các nghiên cứu trên thế giới về ngân hàng xanh cũng đã chỉ ra xu thế tất yếu của việc phát triển mô hình ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh và phân tích kết quả điều tra khảo sát về thực tiễn thực hiện ngân hàng xanh ở Việt Nam: (i), Nhận thức về khái niệm ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam còn ở mức hạn chế; (ii), Song, đa số các NHTM đánh giá cao lợi ích của ngân hàng xanh; (iii), Thực tiễn thực hiện ngân hàng xanh của NHTM Việt Nam mới ở mức độ rất đơn giản so với thông lệ quốc tế; (iv) Hầu hết các NHTM trong nước chưa xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng xanh. 294
  3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu phương pháp triển khai mô hình ngân hàng xanh – “Green Banking” của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong môi trường pháp lý hiện hành với trường hợp nghiên cứu Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt để có thể phân tích thực trạng, đánh giá kết quả và đưa ra những giải pháp xây dựng mô hình ngân hàng xanh ở Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Bài viết này cũng nhằm làm rõ những phương tiện tạo ra sự nhận thức trong nội tại ngân hàng và các yếu tố khách quan về việc phổ biến giáo dục nhằm đạt được sự phát triển bền vững thông qua mô hình “Green Banking”. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu trường hợp trong bài viết này. Nghiên cứu trường hợp đã được sử dụng cho các mục đích khác nhau: thăm dò, mô tả và giải thích nghiên cứu và để tạo ra lý thuyết mới và/hoặc có sự thay đổi, tùy thuộc vào các mục tiêu nghiên cứu yêu cầu. Nghiên cứu trường hợp là một trong những phương pháp có thể được áp dụng trong cả hai cách tiếp cận định tính cũng như định lượng (Yin, 1994 trích dẫn trong Chinomona và Sibanda, 2013). Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được lựa chọn là trường hợp điển hình nghiên cứu vì các lý do cơ bản: Thứ nhất là ngân hàng có chiến lược phát triển, chính sách rõ ràng về phát triển hoạt động theo mô hình “Green Banking”. Thứ hai là ngân hàng đã và đang triển khai hoạt động “Green Banking” với khởi nguồn là từ cho vay nông nghiệp, nông thôn theo chính sách “Tam nông” của Chính phủ và đến nay đã cung cấp nhiều sản phẩm cho vay trên nhiều lĩnh vực khác và cung cấp thêm các dịch vụ tài chính khác huy động, thanh toán, ngân hàng điện tử. Thứ ba là có lợi thế mạng lưới rộng lớn và vượt trội so với các tổ chức tín dụng khác với đủ các chi nhánh phủ khắp 63 tỉnh thành và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch. Bên cạnh đó, danh tiếng của ngân hàng gia tăng từ sự kết hợp thương hiệu Tiết kiệm Bưu điện - Tổng Công ty Bưu điện Việt 295
  4. Nam và Ngân hàng TMCP Liên Việt nên dễ dàng tiếp cận với các khách hàng ở khu vực vùng sâu, vùng xa với số lượng lớn khách hàng tiềm năng do Ngân hàng Bưu điện mang tính xã hội cao hơn so với ngân hàng thương mại thông thường. Cuối cùng, LienVietPostBank là ngân hàng thương mại, cổ đông lớn là các tổ chức cổ phần/tư nhân, nên có định hướng thị trường tốt hơn và chủ động thực hiện theo chiến lược đã đề ra, phù hợp hơn với tiêu chuẩn của tài chính quốc tế và xu thế phát triển bền vững ngoài mục tiêu lợi nhuận còn hướng đến mục tiêu xã hội theo phương châm hoạt động “Gắn xã hội trong kinh doanh”. Thu thập dữ liệu Phương pháp thu nhập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Các thông tin và dữ liệu liên quan đến việc thực hành mô hình ngân hàng xanh của ngân hàng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã được truy cập từ các nguồn chính thức của ngân hàng, báo cáo thường niên hằng năm, báo cáo tổng kết, Các nội dung liên quan đến hình thức giáo dục đào tạo, các phương thức triển khai mô hình ngân hàng xanh theo sản phẩm dịch vụ và hoạt động của ngân hàng còn được thu thập đối chiếu thông qua phỏng vấn sâu 3 lãnh đạo/quản lý của Ngân hàng. 2. Tổng quan lý thuyết về mô hình ngân hàng xanh Quan niệm Ngân hàng xanh – Green Banking Green Banking liên quan đến việc kinh doanh ngân hàng nhằm giúp giảm lượng khí thải các-bon từ các hoạt động ngân hàng với nhiều phương thức thực hiện (Schultz, 2010, trích dẫn trong Yadav và Pathak, 2013). Cụ thể như để hỗ trợ cho việc giảm sự thải khí các-bon ra bên ngoài, ngân hàng nên đầu tư, cho vay các lĩnh vực liên quan đến công nghệ xanh và các dự án giảm ô nhiễm môi trường. “Tài chính xanh” là một phần của việc triển khai “Green Banking” và có đóng góp lớn đối với sự chuyển dịch sang các ngành công nghiệp có mức các-bon thấp, tiết kiệm tài nguyên tức là công nghiệp xanh và kinh tế xanh nói chung. “Green Banking” là một trong những sáng kiến có tính toàn cầu của những người có trách nhiệm bảo vệ môi trường (Bahl, 2012). 296
  5. Khái niệm Green Banking được gắn với ngân hàng Triodos (thành lập năm 1980 tại Hà Lan) – ngân hàng bắt đầu thực hiện “bền vững môi trường” trong lĩnh vực ngân hàng từ những ngày đầu tiên. Trong năm 1990, Triodos ra mắt ngân hàng “quỹ xanh” cho các dự án thân thiện với môi trường tài trợ và các dự án khác tiếp sau đó. Nhân rộng điển hình từ ngân hàng này, các ngân hàng trên toàn thế giới bắt đầu tham gia các sáng kiến xanh trong ngành ngân hàng (Yadav và Pathak, 2013). Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Ngân hàng (2013) định nghĩa “Green Banking” là một thuật ngữ chung đề cập đến thực hành và hướng dẫn thực hiện các giải pháp “ngân hàng bền vững” ở khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Nó nhằm mục đích làm cho quy trình ngân hàng và sử dụng công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng vật lý hiệu quả và hiệu quả nhất có thể, với đặc tính không hoặc ít ảnh hưởng đến môi trường” (trích dẫn trong Yadav và Pathak, 2013). Vì vậy, có thể kết luận rằng mô hình ngân hàng xanh liên quan đến việc sử dụng thực hành thân thiện với môi trường ở mọi cấp độ từ thích nghi với thực hành thân thiện môi trường trong các tổ chức ngân hàng và cũng xem xét các khía cạnh môi trường của các dự án khi tài trợ vốn và đầu tư. Mục tiêu của chính sách Ngân hàng Xanh (Lalon, 2015): - Thúc đẩy các sáng kiến thân thiện với môi trường bền vững thông qua các chính sách và tuân thủ nghiêm túc các chính sách này; - Trong hoạt động tài chính khi đầu tư/cho vay, luôn ưu tiên xem xét các yếu tố liên quan đến điều kiện môi trường; - Khuyến khích nhân viên, các khách hàng hiện tại và tiềm năng và các bên liên quan khác phát triển, thực hiện và thúc đẩy phát triển và sử dụng sản phẩm dịch vụ/quy trình theo mô hình ngân hàng xanh trường thông qua tự động hóa và ngân hàng trực tuyến; - Khuyến khích ngân hàng nắm bắt thương mại điện tử như công cụ hỗ trợ cho ngân hàng; - Khuyến khích các bên liên quan thông qua việc khởi tạo hệ thống quản lý rủi ro môi trường tại ngân hàng thông qua việc áp dụng công nghệ thích hợp; - Hỗ trợ các chương trình nâng cao năng lực/nhận thức về sản phẩm /công nghệ thân thiện với môi trường thông qua thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR); 297
  6. - Góp phần làm giảm chi phí và năng lượng, do đó tiết kiệm tiền và tăng GDP của một quốc gia. Theo kinh nghiệm của Bangladesh - quốc gia đi đầu trong phát triển mô hình (MH) ngân hàng xanh, ngân hàng trung ương đã đưa ra một sáng kiến cơ bản nhằm đưa tất cả các ngân hàng thương mại vào chính sách ngân hàng xanh ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2011. Nó được chia thành ba giai đoạn (Lalon, 2015; National Bank Limited, 2014): Trong Giai đoạn I, các ngân hàng sẽ xây dựng chính sách ngân hàng xanh và thể hiện cam kết chung về môi trường thông qua việc thực hiện nội bộ. Các công cụ thực hiện: (1) Xây dựng chính sách và quản trị, (2) Lồng ghép rủi ro môi trường trong quản lý quan hệ khách hàng (CRM), (3) Khởi tạo Quản lý Môi trường nội bộ, (4) Giới thiệu Tài chính xanh, (5) Tạo Quỹ Rủi ro môi trường, (6) Giới thiệu Marketing xanh, (7) Triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến, (8) Hỗ trợ Đào tạo nhân viên, Nhận thức về người tiêu dùng và tổ chức sự kiện xanh, (9) Công bố và báo cáo các hoạt động ngân hàng xanh. Trong Giai đoạn II, các ngân hàng sẽ xây dựng các chính sách môi trường cụ thể cho từng ngành, đặt ra các mục tiêu xanh cần đạt được thông qua lập chiến lược, kế hoạch cụ thể. Sau đó tiến hành thành lập/cải tạo các chi nhánh xanh, cải thiện quản lý môi trường, kế hoạch và hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường, công bố và báo cáo về hoạt động ngân hàng xanh. Các công cụ thực hiện: (1) Các chính sách môi trường cụ thể của ngành, (2) Quy hoạch chiến lược xanh, (3) Thiết lập các chi nhánh xanh, (4) Cải thiện quản lý môi trường nội bộ, (5) Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường cụ thể của ngân hàng, (6) Các chương trình nghiêm túc để giáo dục khách hàng, (7) Công bố và báo cáo các hoạt động ngân hàng xanh. Trong Giai đoạn III, các ngân hàng dự kiến sẽ giải quyết toàn bộ hệ sinh thái thông qua các sáng kiến thân thiện với môi trường và giới thiệu các sản phẩm sáng tạo, báo cáo môi trường chuẩn với sự kiểm tra đánh giá khách quan. Các công cụ thực hiện: (1) Thiết kế và giới thiệu sản phẩm sáng tạo, (2) Báo cáo trong định dạng chuẩn với sự kiểm tra bên ngoài. 298
  7. Tăng cường nhận thức về MH “Green Banking” Để tăng cường nhận thức về mô hình “Green Banking” có thể đạt được thông qua giáo dục, truyền thông qua các kênh như mô hình sau: Hình 1: Giáo dục nâng cao nhận thức phát triển mô hình ngân hàng xanh Tăng cường sự nhận thức về MH ngân hàng xanh Tạo nhận thức Chia sẻ Giáo dục Đối tượng Hình thức  Ứng dụng Internet tương tác  Các lĩnh vực đặc biệt trên Internet  Tham dự các cuộc họp và Hệ thống nội bộ Hệ thống bên ngoài hội nghị  Xuất bản tài liệu thông tin  Báo cáo Môi trường hằng năm Ý nghĩa của Ý nghĩa của Nhóm việc tạo ra sự Nhóm việc tạo ra sự mục tiêu nhận thức mục tiêu nhận thức Bản tin tức xanh hàng tuần -Trang Web Khách hàng -Xây dựng + Quản lý Các chương Công ty con năng lực + Nhân sự trình học trực tuyến Công chúng -Trình diễn Các cuộc họp đường phố trực tuyến -Họp các sự kiện cấp cao. -Bench Marking Bản tin -Truyền thông ngân hàng Các ấn phẩm Nguồn: Bahl, 2012 299
  8. Lợi ích của MH “Green Banking” (i) Tránh công việc giấy tờ Dịch vụ ngân hàng không dùng giấy ở hầu hết các ngân hàng tại Ấn Độ được điện toán hóa và hoạt động dựa trên giải pháp ngân hàng lõi (CBS). Do đó, các ngân hàng có một diện rộng để áp dụng việc không sử dụng giấy hoặc dùng ít giấy hơn cho các công việc như liên lạc văn phòng, kiểm toán, báo cáo, Những ngân hàng này có thể chuyển đổi sang liên lạc và báo cáo điện tử. (ii) Tạo ra nhận thức đối với các doanh nhân về môi trƣờng Nhiều tổ chức phi Chính phủ và các nhà hoạt động môi trường đã tuyên tuyền nhận thức về môi trường trong công chúng nói chung bằng cách sắp xếp các chương trình nâng cao nhận thức và tổ chức các hội thảo/hội nghị, Ngân hàng có thể gia nhập cùng họ bằng việc tài trợ cho những chương trình này. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với nhiều đoàn thể pháp nhân đã tổ chức các chương trình tương tự trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp quảng bá hình ảnh của ngân hàng. (iii) Giảm lãi suất đối với các khoản vay “xanh” Ngân hàng cũng có thể đề xuất các khoản vay “xanh” với những nhượng bộ về tài chính cho các sản phẩm và dự án thân thiện với môi trường như các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, các dự án xây dựng xanh, các khoản vay mua nhà và cải tạo nhà ở nhằm lắp đặt các hệ thống năng lượng mặt trời. (iv) Các tiêu chuẩn môi trƣờng về việc cho vay Tình trạng ô nhiễm môi trường càng ngày diễn ra phổ biến, khó kiểm soát, gây rủi ro cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài việc khách hàng phát sinh nợ xấu, không thể vay thêm vốn, các ngân hàng khi không thu hồi được vốn sẽ không mở rộng được cho vay đối với các khách hàng khác, ảnh hưởng đến tăng trưởng của không những của Ngân hàng mà cả nền kinh tế nói chung. Các ngân hàng tuân theo các tiêu chuẩn môi trường về cho vay là một ý tưởng tốt và nó sẽ khiến cho những chủ doanh nghiệp thay đổi công việc kinh doanh của mình theo hướng thân thiện với môi trường, điều sẽ có lợi cho các thế hệ tương lai của chúng ta. 300
  9. 3. Thực trạng phát triển mô hình ngân hàng xanh của LienVietPostBank 3.1. Môi trường pháp lý để phát triển mô hình ngân hàng xanh tại Việt Nam Về môi trường pháp lý, hiện nay các văn bản pháp lý liên quan đến mô hình ngân hàng xanh tuân theo Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 06/8/2015 (được ban hành trên cơ sở Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020). Đến nay, NHNN đã và đang xây dựng những chương trình thí điểm tín dụng xanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như soạn thảo các Đề án xây dựng quỹ tín dụng xanh, tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế và các ngân hàng nước ngoài trong việc huy động nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng xanh. Theo đó, mục tiêu của ngành Ngân hàng là thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xanh, hướng tới một nền kinh tế các-bon thấp, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều quy định có liên quan, bao gồm: Các chính sách về nông nghiệp, nông thôn (NN, NT); các chính sách về cấp tín dụng ưu đãi; NHNN cũng quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM có tỷ trọng cao cho vay NN, NT cũng thấp hơn, khuyến khích mở rộng dòng vốn tín dụng đến lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cơ chế cho vay tái cấp vốn của NHNN cũng khuyến khích các NHTM mở rộng cho vay NN, NT. Những tháng đầu năm 2016, lãi suất VND cho vay khách hàng của các TCTD đối với các lĩnh vực ưu tiên nói trên chỉ dao động quanh mức 6-7%/năm. Tính chung trong tổng cơ cấu dư nợ nền kinh tế, thì lãi suất cho vay nội tệ từ 10%/năm trở xuống chiếm tới 70,4%. Đáng chú ý là vừa qua NHNN ban hành TT39/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ 15/3/2017, theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã lồng ghép quy định về 301
  10. quản lý rủi ro môi trường và xã hội tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng để tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD thực hiện. Như vậy, có thể thấy các điều chỉnh đồng bộ từ cơ chế, chính sách cho vay đến các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN hướng đến chiến lược phát triển nền kinh tế xanh đã tạo hành lang pháp lý để các NHTM thực hiện vai trò là cầu nối giữa các ngành kinh tế, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái. 3.2. Triển khai mô hình ngân hàng xanh tại LienVietPostBank Giới thiệu về LienVietPostBank Ngân hàng Liên Việt được thành lập ngày 28/03/2008. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). LienVietPostBank có mạng lưới rộng khắp để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tài chính đến với “Tam Nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) và cộng đồng dân cư cả nước, hỗ trợ hiệu quả việc triển khai định hướng của Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong gần 9 năm hoạt động vừa qua Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã giương cao ngọn cờ là Ngân hàng thương mại cổ phần số một về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với hàng loạt hoạt động có tác động sâu rộng trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, an sinh xã hội và thể thao. Để đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu mà Việt Nam chắc chắn phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất, ban lãnh đạo Ngân hàng Bưu điện Liên Việt quyết định triển khai Chương trình Ngân hàng Xanh để đưa hoạt động bảo vệ môi trường trở thành một trong các hoạt động xã hội trọng tâm về lâu dài. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt quyết định xây dựng và phát triển theo định hướng “Ngân hàng Xanh” là phù hợp với xu thế chung của các ngân hàng trên thế giới. Con đường này hướng tới mục đích cải thiện môi trường, 302
  11. chất lượng cuộc sống, bảo vệ tự nhiên thông qua các mục tiêu như giảm thiểu sử dụng các loại khí thải, rác thải gây ô nhiễm. Đây chính là cách Ngân hàng Bưu điện Liên Việt làm kinh tế xanh để hướng tới hình ảnh Ngân hàng phát triển bền vững. Triển khai mô hình ngân hàng xanh nội bộ tại LienVietPostBank Mô hình “Ngân hàng Xanh” của Bưu điện Liên Việt được triển khai ngay từ khi Ngân hàng mới được thành lập và ở đồng thời môi trường nội bộ cũng như bên ngoài, từ hoạt động marketing, tuyên truyền giáo dục nhận thức đến đầu tư và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong môi trường nội bộ, nội dung của Chiến dịch này là Chương trình hành động xanh gồm các hoạt động chính (LienVietPostBank, 2017b): 1. Xây dựng Văn phòng Xanh (Green Office): là hình thức phát động thi đua tiết kiệm điện, văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại và tiết giảm trong việc sử dụng các tài sản công cộng như nước, giấy vệ sinh, để tạo ra không gian làm việc cũng chính là không gian sống Xanh-Sạch-Đẹp. 2. Đổi giấy lấy cây Xanh (Green Paper): là phong trào phát động thu gom và tái sử dụng giấy vào các mục đích hướng tới môi trường. 3. Xây dựng Quầy giao dịch Xanh vì nụ cười Khách hàng (Green Smile): Cải thiện hình ảnh thẩm mỹ, ngăn nắp, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh khu vực Quầy giao dịch, xây dựng hình ảnh nhân viên LienVietPostBank thân thiện, chuyên nghiệp. Triển khai marketing, giáo dục đào tạo mô hình ngân hàng xanh tại LienVietPostBank Marketing và giáo dục đào tạo nhận thức theo mô hình ngân hàng xanh cũng nhận được nhiều sự quan tâm của Lãnh đạo Ngân hàng, thể hiện ở các bản tin nội bộ hằng tuần, các chương trình đào tạo nội bộ trực tuyến, các cuộc họp trực tuyến, các ấn phẩm truyền thông, các ấn phẩm marketing, Đáng lưu ý là các bản tin và ấn phẩm không được khuyến khích in bản giấy, mà được cài đặt tự động trên màn hình nền máy tính của 100% cán bộ nhân viên ngân hàng, các máy tính dành cho khách hàng sử dụng tại khu vực quầy giao dịch và các cây ATM. 303
  12. Bảng 1: Hình thức marketing nội bộ và giáo dục nhận thức theo MH „Green Banking‟ TT Loại hình Đối tƣợng Tần suất Điển hình 1 Bản tin Toàn thể CBNV 1 tuần/lần Bản tin pháp chế hàng tuần 2 Chương trình Chương trình đào tạo Toàn thể CBNV 1 tháng/lần đào tạo tân tuyển trực tuyến 3 Báo cáo Các Khối HO 1 tháng/lần Báo cáo nghiệp vụ 4 Cuộc họp trực tuyến + Cuộc họp Hội đồng Quản trị 1 tháng/lần cấp cao Họp giao ban toàn + Cuộc họp Các Khối, Chi nhánh 1 tháng/lần hệ thống 5 Ấn phẩm truyền Màn hình CBNV Hằng ngày thông nội bộ máy tính cá nhân 6 Màn hình Ấn phẩm CBNV, Khách hàng Hằng tuần máy tính, cây marketing ATM Nguồn: LienVietPostBank, 2017 304
  13. Bảng 2: Hình thức marketing bên ngoài và tƣơng tác giáo dục nhận thức theo mô hình Ngân hàng Xanh TT Loại hình Đối tƣợng Tần suất Điển hình KH hiện hữu và 1 Trang Web Hàng ngày www.lienvietpostbank.com.vn KH tiềm năng Chương trình xây KH hiện hữu và 2 1 năm/2 lần dựng năng lực KH tiềm năng Trình diễn đường KH hiện hữu và 3 2 năm/lần phố (Road shows) KH tiềm năng Tổ chức sự kiện/ 4 Khách hàng lớn 1 năm/ 2 lần Ngày Hội Khách hàng Hội nghị/Hội thảo 1 tháng/lần KH hiện hữu và hoặc ngay Đội bóng chuyền Thông tin 5 Truyền thông KH tiềm năng khi có LienVietPostBank nhu cầu Nguồn: LienVietPostBank, 2017 Triển khai các dịch vụ ngân hàng theo mô hình ngân hàng xanh tại LienVietPostBank Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã mở rộng các hoạt động “xanh” hướng tới khách hàng, thông qua việc đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường trên mọi hoạt động: (1) Giao dịch tài khoản: Sử dụng ngân hàng trực tuyến nhiều hơn nghiệp vụ ngân hàng tại quầy, trả hóa đơn điện tử (online) thay vì bằng cách gửi thư; (2) Huy động vốn như mở các sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi (CDs); hợp đồng tiền gửi và các tài khoản thanh toán thông qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến; (3) Hoạt động tín dụng: Các khoản thế chấp xanh, Các khoản cho vay xanh, Các thẻ tín dụng xanh; (4) Dịch vụ ngân hàng điện tử, Dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Đối với hoạt động tín dụng – hoạt động truyền thống của ngân hàng thương mại, LienVietPostBank xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy các sản phẩm ngân hàng - tín dụng xanh, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt bắt đầu từ năm 2014, LienVietPostBank đã thực hiện nghiên cứu, thí điểm đầu tư cấp vốn cho cây trồng Mắc-ca (Thời báo Ngân hàng, 2015). Với chính sách được công bố rộng rãi, Ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ vốn để các hộ 305
  14. trồng Mắc-ca yên tâm đầu tư sản xuất. Trong quý 3/2016, LienVietPostBank chính thức ra mắt sản phẩm mới là “Tín dụng Mắc-ca”, sản phẩm tín dụng đầu tiên tại Việt Nam dành cho phát triển cây và ngành công nghiệp Mắc-ca. Hiện LienVietPostBank đang dành gói tín dụng ưu đãi trị giá 20.000 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân trồng Mắc-ca, các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm Mắc-ca. Nguồn vốn 20.000 tỷ đồng mà ngân hàng cho người dân vay để mua giống và chăm sóc vườn Mắc-ca không chỉ trong thời gian cây cho thu hoạch quả (khoảng 6 năm) mà có thể dài tới 10-15 năm. Đặc biệt, ngân hàng sẵn sàng đứng ra mua bảo hiểm cho nông dân và chịu trách nhiệm về rủi ro. Không chỉ cho vay vốn, LienVietPostBank còn hỗ trợ người dân tìm giống Mắc-ca mang lại hiệu quả cao khi thu hoạch, cũng như cử chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây giúp người dân (LienVietPostBank, 2016b). Thông qua các chuỗi hành động này, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cùng khách hàng và cộng đồng thay đổi hành vi và nhận thức bảo vệ môi trường. Đối với các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ cao, LienVietPostBank đã và đang triển khai và đạt được sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng khách hàng. Cụ thể: Bảng 3: Số khách hàng thực hiện theo sản phẩm mô hình “Green banking” Phƣơng thức/SP Thời điểm Số lƣợng KH TT bắt đầu (đến tháng Tỷ trọng thực hiện triển khai 2/2017) Tổng số Khách hàng (đến 100% 2.140.000 tháng 2/2017) 1 Tài khoản tiết kiệm online 9/2016 1.536 0,1% 2 Sao kê tài khoản gửi qua email 12/2012 131.738 6,2% 3 Thanh toán hóa đơn online 01/2013 265.112 12,4% 4 Thẻ ATM 10/2009 307.908 14,4% 5 Dịch vụ internet banking 6/2009 185.692 8,7% 6 Dịch vụ Mobile Banking + 6/2013 946.467 44,2% Ví Việt Nguồn: LienVietPostBank, 2017a 306
  15. Về hoạt động ngân hàng điện tử và ứng dụng công nghệ mới, ngay từ khi mới thành lập, LienVietPostBank đã chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường góp phần phục vụ tăng trưởng xanh như phát triển các hình thức, phương tiện thanh toán mới, hiện đại ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường nhằm tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, giảm lưu thông tiền giấy trên thị trường. Ngoài các dịch vụ SMS banking, mobile banking, internet banking được phát triển và cung cấp từ khi Ngân hàng thành lập, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt mới đây cho ra mắt dịch vụ Ví Việt (từ tháng 7/2016), theo đó, khách hàng có thể nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua sắm online, chuyển tiền thông qua số điện thoại, dịch vụ được thực hiện 24/7 và không yêu cầu người nhận tiền phải có tài khoản ngân hàng. Dịch vụ hướng đến số lượng đông đảo khách hàng unbanked (không có tài khoản ngân hàng) trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có sự hiện diện của Ngân hàng và các tổ chức tài chính. Trong quý 3/2016, LienVietPostBank đã đưa ra thị trường sản phẩm chiến lược là ví điện tử Ví Việt. Sản phẩm này đã nhanh chóng đạt trên 500.000 người dùng đến 30/09/2016 và tăng lên 946.467 vào 28/02/2017 chiếm hơn 44% số lượng khách hàng của Ngân hàng (LienVietPostBank, 2016a). Hộp 1: Quan điểm phát triển sản phẩm công nghệ xanh của Hội đồng Quản trị LienVietPostBank Một năm trước, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) bắt đầu giới thiệu và đưa sản phẩm mobile banking với thương hiệu “Ví Việt” vào khai thác. Trước đó, thu hút kỹ sư hàng đầu của một số tập đoàn, công ty công nghệ lớn trong nước về triển khai dự án, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank kể: “Tôi không quan tâm đến vấn đề chi phí, không quan tâm các cậu làm bằng cách nào. Vì tôi đứng ở vị trí khách hàng, ra đầu bài và các cậu phải đáp ứng được. Bằng mọi cách, đi sau nhưng có sản phẩm tốt nhất trên thị trường”. Thời điểm đó, hầu hết sản phẩm mobile banking của các ngân hàng mới chỉ xử lý được các đơn hàng chuyển khoản nội bộ, chuyển khoản liên ngân hàng là chính; có đôi ba thành viên đáp ứng được nhu cầu chuyển tiền nhận ngay; tiết kiệm trực tuyến cũng rất hạn chế. Ông Hưởng lần lượt đưa ra yêu cầu: mở rộng kênh chuyển tiền qua số chứng minh nhân dân, qua số điện thoại, qua dãy số trên thẻ ATM; thanh toán được các loại hóa đơn điện, nước, cước điện thoại, cước truyền hình, Là người coi trọng mạng xã hội Facebook, Phó Chủ tịch LienVietPostBank tiếp tục đưa ra yêu cầu cao trong dịch vụ mobile banking tại Việt Nam hiện nay cho các kỹ sư: tạo được tương tác gần gũi và mở rộng nội dung giữa những người sử dụng dịch vụ, với tham vọng như tích hợp được một “mạng xã hội” thu nhỏ. Đến nay, LienVietPostBank đã hoàn tất hầu hết các tiện ích trên, để trở thành một trong những ngân hàng có dịch vụ mobile banking đa năng, linh hoạt nhất trên thị trường. (LienVietPostBank, 2017c) 307
  16. Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn tự có và các nguồn huy động thông thường từ dân cư, LienVietPostBank còn tăng cường huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà tài trợ song phương, đa phương nhằm nâng cao năng lực tài chính để thực hiện thực hiện tín dụng xanh. Trong các năm từ 2015 đến nay (tháng 2/2017), LienVietPostBank đã tiếp nhận nguồn vốn từ WorldBank theo 2 chương trình dự án, trong đó, Dự án Tài chính nông thôn 3 là phối hợp với BIDV nhận nguồn để tài trợ cho các khách hàng mục tiêu tại khu vực nông thôn với tổng số tiền giải ngân gần 130 tỷ đồng, hơn 1 triệu khách hàng được tiếp cận nguồn vốn theo định hướng tài chính vi mô, nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững. Kết luận: LienVietPostBank hiện đã thực hiện vượt qua giai đoạn 1, đang tiến hành giai đoạn 2 và hướng tới giai đoạn 3 trong mục tiêu phát triển mô hình ngân hàng xanh. Điển hình như ngân hàng đã có chiến lược, chính sách và thực hiện triển khai mô hình “Green Banking”. Nổi bật là hoạt động tài khoản thanh toán xanh như triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ATM của LienVietPostBank phát triển mạnh. Đồng thời, ngân hàng đã ưu tiên cho vay các dự án có lợi cho môi trường và có chính sách ưu đãi lãi suất đối với các nghành nghề cụ thể, cũng như đảm bảo các yếu tố tuân thủ môi trường cần thiết trước khi cho vay/đầu tư. Bên cạnh đó, hỗ trợ các dự án đảm bảo môi trường hoặc giúp ích cộng đồng. Ngân hàng dành ngân sách chi cho các dự án vì mục tiêu xã hội với các hỗ trợ cụ thể cho địa phương vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước điển hình như Hà Giang về xã hội, giáo dục, nhà ở, tạo ra lợi ích trực tiếp cho cộng đồng ở chính địa phương đó. Với việc không ngừng nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới theo định hướng mô hình ngân hàng xanh, các chuẩn mực trong kinh doanh cũng như trách nhiệm cộng đồng của các ngân hàng, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ cao hơn và phát huy được hiệu quả nổi bật là tăng trưởng khách hàng, giảm thiểu nợ xấu góp phần làm nên thành công vượt kế hoạch kinh doanh của LienVietPostBank năm 2016, điểm sáng đáng chú ý nhất của ngành ngân hàng trong 9 tháng 2016 thuộc về LienVietPostBank, lần đầu tiên kể từ năm 2013, đà lợi nhuận liên tục sụt giảm đã được ngăn chặn. Tính lũy kế từ đầu năm, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế 865 tỷ đồng, tăng 2,5 lần 308
  17. so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng tài sản đạt 133 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với thời điểm đầu năm. Huy động vốn đạt 107 nghìn tỷ đồng, tăng 34%; cho vay khách hàng đạt 71.880 tỷ đồng, tăng 29,5% so với đầu năm (LienVietPostBank, 2016a). Như vậy, với việc LienVietPostBank phát triển “Green Banking” đảm bảo phát triển cả ba mục tiêu lợi nhuận - môi trường - xã hội. 4. Một số giải pháp về phát triển mô hình ngân hàng xanh từ trƣờng hợp nghiên cứu LienVietPostBank Từ các kinh nghiệm phát triển mô hình ngân hàng xanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, một số giải pháp rút ra cho các Ngân hàng tại Việt Nam như sau: 4.1. Tăng cường quảng bá cho khách hàng về sản xuất xanh, đầu tư xanh, hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững Một trong những lợi ích mà ngân hàng xanh mang lại là thông qua việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xanh, cơ cấu kinh tế được điều chỉnh, các ngành sản xuất kinh doanh xanh được ưu tiên phát triển, từ đó đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh của cả nền kinh tế. Khách hàng của ngân hàng là người hưởng lợi từ các chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh xanh, đồng thời cũng là đối tượng mang tín dụng xanh đến nền kinh tế qua các hoạt động đầu tư xanh của mình. Chính vì vậy, việc quảng bá, tuyên truyền, thậm chí giáo dục cho các doanh nghiệp về tác động dài hạn của sản xuất xanh, đầu tư xanh có tác động trực tiếp, giải quyết được đầu ra cho các khoản tín dụng xanh của ngân hàng, và qua đó môi trường được gìn giữ, hệ sinh thái được bảo vệ, nền kinh tế xanh phát triển và bền vững. 4.2. Chấp nhận đánh đổi giai đoạn đầu, thúc đẩy công nghệ cao để thực hiện chiến lược ngân hàng xanh và bền vững trong dài hạn Để có thể giảm thiểu được các dự án đầu tư tác động xấu đến môi trường, các ngân hàng cần có sự đầu tư đúng mức cũng như các giải pháp hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật để thẩm định các yếu tố về môi trường đối với các dự án đầu tư, kiên quyết không tài trợ cho các dự án không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. 309
  18. Bên cạnh đó, đầu tư vào công nghệ để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng gắn với công nghệ như E-banking, Mobile banking, sẽ góp phần giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ in, hạn chế việc tiêu thụ giấy và gián tiếp làm giảm nạn phá rừng bừa bãi. Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi, sản phẩm dịch vụ này phải mất ít nhất ba năm mới có thể hoàn vốn, áp lực chi phí đầu tư là vấn đề đặt ra. Phải đầu tư xứng đáng để rút ngắn khoảng cách với nhiều thành viên đi trước, phải mở rộng được và nhanh các tiện ích, chất lượng dịch vụ để vượt lên. Đầu tư công nghệ ngân hàng đòi hỏi nhiều tiền, nên cần có chiến lược rõ ràng, chính sách nhất quán và đồng lòng từ lãnh đạo ngân hàng nhằm nắm bắt xu hướng, yêu cầu của khách hàng và thực hiện triệt để đến khi vận hành. Từ đó, nhanh chóng tích hợp nhiều tiện ích với các hoạt động truyền thống nhằm tăng trưởng khách hàng, thu hồi vốn đảm bảo bền vững tài chính, bền vững thể chế và đạt được mục tiêu bền vững môi trường. 4.3. Không ngừng giáo dục đào tạo, chia sẻ tư duy ngân hàng xanh trong nội bộ và khoán chi phí, gắn với chỉ tiêu lợi nhuận Các NHTM cần tập trung đổi mới hoạt động nội bộ theo hướng thân thiện với môi trường thông qua việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, văn phòng phẩm; ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch, trao đổi văn bản điện tử và họp trực tuyến. Một trong các giải pháp để đạt được mục tiêu trên là khoán chi phí cho các đơn vị trực thuộc, theo đó, các đơn vị càng sử dụng tiết kiệm các tài nguyên (nước, điện, ), ấn phẩm/ấn chỉ hoặc văn phòng phẩm (giấy, mực in, ) thì lợi nhuận để lại càng nhiều, lương và thưởng sẽ tăng tương ứng. Đồng thời có chính sách thưởng/khuyến khích cho các đơn vị chi phí hoạt động cho các hạng mục liên quan đến sử dụng tài nguyên tiết kiệm mà vẫn hiệu quả. 4.4. Tăng cường hợp tác, đặc biệt là hợp tác quốc tế để tiếp thu ý tưởng, tăng động lực triển khai mô hình ngân hàng xanh trong toàn ngành ngân hàng Hiện nay, các tổ chức thế giới như Ngân hàng Thế giới, Công ty Tài chính Quốc tế, có kế hoạch tài trợ rất nhiều dự án có tính chất bảo vệ môi trường như cho vay làm hầm biogas, Việc hợp tác với các tổ chức này để tài trợ vốn cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân tại nông thôn, 310
  19. vừa góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, mà thông qua đó các ngân hàng tiếp cận được số lượng lớn khách hàng không có tài khoản ngân hàng, từ đó, thiết kế các sản phẩm dịch vụ phù hợp cho các đối tượng khách hàng này. Đối với các dự án môi trường có giá trị đầu tư lớn, các ngân hàng nên xem xét để cho vay hợp vốn đối với các dự án môi trường lớn như dự án xây dựng khu công nghệ môi trường xanh tại tất cả các tỉnh thành, Ngoài ra, LienVietPostBank để tăng cường giáo chia sẻ nhận thức về mô hình “Green Banking” có thể hợp tác với các đối tác trong nghành/lĩnh vực liên quan chia sẻ giáo dục theo mô hình này như ứng dụng internet tương tác, các lĩnh vực đặc biệt trên internet, tham dự các cuộc họp và hội nghị và xuất bản tài liệu thông tin. Tài liệu tham khảo 1. Bahl, S. (2012), The role of green banking in sustainable growth, International journal of marketing financial services & management research, Vol.1 No. 2, February 2012, ISSN 2277 3622. 2. Bansal, P., & Roth, K. (2000), Why companies go green: a model of ecological responsiveness, Academy of Management journal, 43(4), 717-736. 3. Chen, T. B., & Chai, L. T. (2010), Attitude towards the environment and green products: Consumers’ perspective. Management Science and Engineering, 4(2), 27-39. 4. Chinomona, R & Sibanda, D. (2013), When Global Expansion Meets Local Realities in Retailing: Carrefour's Glocal Strategies in Taiwan, International Journal of Business and Management, 8 (1), 44-59. 5. Horvathova, E. (2010), Does environmental performance affect financial performance? A meta-analysis. Ecological Economics, 70(1), 52-59. 6. Iwata, H., & Okada, K. (2011), How does environmental performance affect financial performance? Evidence from Japanese manufacturing firms, Ecological Economics, 70 (9), 1691-1700. 7. Ottman, J. (1998), Green Marketing: Opportunity for Innovation, New York, NY: NTC - McGraw - Hill. 8. Porter, M. E., & Van der Linde, C. (1995), Green and competitive: ending the stalemate. Harvard business review, 73(5), 120-134. 9. Lalon, R. M. (2015). Green banking: Going green. International Journal of Economics, Finance and Management Sciences, 1, 34-42. 311
  20. 10. Morelli, J. (2011), Environmental sustainability: A definition for environmental professionals. Journal of Environmental Sustainability, 1, 19-27. 11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, truy cập ngày 27/02/2017 từ jsessionid=fy4pY4JNk1JL61ThJCyNhJnxr1R3ST0J5J21GQJTMC6tZkC1 TG2G!- 427890634!2052654165?centerWidth=80%25&dDocName=SBVWEBAP P01SBV076237&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=fals e&showHeader=false&_adf.ctrl- state=o27roswr7_51&_afrLoop=242874395153000#!%40%40%3F_afrLoo p%3D242874395153000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3 DSBVWEBAPP01SBV076237%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth %3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf .ctrl-state%3Dxu2cjktca_4 12. National Bank Limited (2014), Revised Green Banking Policy for National Bank Limited, Accessed 09 March, 2017 at 13. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (2015), Báo cáo thường niên 2015, TP. Hồ Chí Minh. 14. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (2016a), LienVietPostBank gần c n đích lợi nhuận cả năm 2016, truy cập ngày 27/02/2017, từ lienvietpostbank/noi-dung/27-10-2016-lienvietpostbank-gan-can-dich-loi- nhuan-ca-nam 15. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (2016b), Báo cáo tổng kết hoạt động 2016, TP. Hồ Chí Minh. 16. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (2017a), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh theo tháng, TP. Hồ Chí Minh. 17. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (2017b), Báo cáo tổng kết hoạt động 2016 LienVietPostBank bắt đầu Chương trình Ngân hàng Xanh để trở thành Ngân hàng vì sự phát triển bền vững, truy cập ngày 27/02/2017, từ ://www.lienvietpostbank.com.vn/tin-tuc-su-kien/tin- lienvietpostbank/content/ngan-hang-xanh 18. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (2017c), Cuộc đua của các ngân hàng trên ngón tay cái, truy cập ngày 04/03/2017, từ lienvietpostbank/noi-dung/03-3-2017-cuoc-dua-cua-cac-ngan-hang-tren- ngon-cai 312
  21. 19. Naffizger, D.W., Ahmed, N.U., & Montagno, R.V. (2003), Perceptions of environmental consciousness in the US small business an empirical study, SAM Advanced Management Journal, 68(2), 23-32. 20. Raghavan, L., & Vahanti, G. (2009), Going Green in India, Landor, 1-5. 21. Ruth, S. (2009), Green it more than a three percent solution? Internet Computing, IEEE, 13(4), 74-78. 22. Segarra-Ona, M., Carrascosa-Lopez, C., Segura- Garcia-del-Rio, B., & Peiro-Signes, A. (2011), Empirical analysis of the integration of environmental proactivity into managerial strategy. Identification of benefits, difficulties and facilitators at the Spanish automotive industry, Environmental Engineering and Management Journal, 10(12), 1821-1830. 23. Thời báo ngân hàng (2015), Hỗ trợ tốt nhất cho người trồng Mắc-ca, truy cập ngày 28/02/2017, từ nguoi-trong-mac-ca-34620.html 24. Trần Thị Thanh Tú và Trần Thị Hoàng Yến (2016), Đ nh gi thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế, truy cập ngày 01/03/2017, từ ;jsessionid=hN0hY4JKmwJpgRQ1JqyGmtZTkh5TfVgFCGM4jvQ6TjDGc ymP5LtD!2052654165!774706174?centerWidth=80%25&dDocName=SB V244244&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&sho wHeader=false&_adf.ctrl- state=o27roswr7_9&_afrLoop=17989191219000#!%40%40%3F_afrLoop %3D17989191219000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3D SBV244244%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26s howFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Db9ikxbyjc_4. 25. Yadav, R and Pathak, G.S (2013), Environmental sustainability through green banking: A study on private and public sector banks in India, OIDA International Journal of Sustainable Development, ISSN 1923-6662 (online). 313