Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long An
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phat_trien_hoat_dong_bao_lanh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_ph.pdf
Nội dung text: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long An
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH LONG AN Development of guarantee activities at Saigon Commercial Joint Stock Bank - Long An branch 1 ThS. Hà Mỹ Thanh 1 Ngân hàng Sacombank chi nhánh Long An, Long An, Việt Nam hamythanhbuh@gmail.com Tóm tắt — Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ bảo lãnh trong nền kinh tế hiện nay nhưng chưa được quan tâm đúng mức, tác giả muốn thông qua đề tài nghiên cứu này để có cái nhìn toàn diện về hoạt động bảo lãnh ngân hàng của Sacombank - Chi nhánh Long An. Từ đó giúp Sacombank nắm bắt được những điểm còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và định ra phương hướng kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng nhầm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh để phù hợp với sự phát triển của thị trường cũng như những nhu cầu ngày càng đa dạng, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Abstract — Recognizing the importance of the development of guarantee services in the current economy but this has not been given moderate attention, the author wants through this research topic to have a comprehensive view of the bank guarantee operation of Sacombank - Long An Branch. From that, it helps Sacombank grasp the shortcomings, the causes of the limitations and work out an appropriate business direction. In addition, the author proposes some major solutions to develop bank guarantee activities to improve service quality, competitiveness to suit the development of the market as well as needs which are increasingly diversified, more and more demanding from customers. Từ khóa — Bảo lãnh ngân hàng, ngân hàng thương mại, bank guarantee, commercial bank. 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế hiện đại, ngành ngân hàng nói chung có những biến đổi tích cực và phát triển vững vàng nhưng giữa các ngân hàng nói riêng lại có sự cạnh tranh quyết liệt. Các dịch vụ cơ bản như cho vay, gửi tiết kiệm, đã không thể thỏa mãn đà phát triển như hiện nay. Các lĩnh vực liên quan được mở rộng và tận dụng tối đa, một trong số đó mà Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long An (Sacombank – Long An) quan tâm là nghiệp vụ bảo lãnh. Đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của ngân hàng nhưng nhìn chung sự phát triển của nghiệp vụ này cũng chỉ ở mức tương đối, phát hành bảo lãnh chủ yếu tập trung vào những khách hàng truyền thống có quan hệ giao dịch với ngân hàng thường xuyên, chưa phát triển được nhiều khách hàng mới, chưa mở rộng các ngành nghề thường sử dụng bảo lãnh như dược phẩm, xây lắp, Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ bảo lãnh trong nền kinh tế hiện nay, trên cơ sở các lý luận và tìm hiểu thực tế của Sacombank – Long An, tác giả chọn đề tài: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long An” làm chủ đề nghiên cứu. 2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long An 2.1. Doanh số bảo lãnh theo nội dung bảo lãnh 69
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 Bảng I. Doanh số bảo lãnh theo nội dung bảo lãnh NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 STT NỘI DUNG BẢO LÃNH Doanh Doanh Doanh Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ số số số 1 Bảo lãnh dự thầu 5,183 13.18 6,023 12.77 8,363 14.86 2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 11,098 28.23 12,710 26.95 15,354 27.29 3 Bảo lãnh thanh toán 16,980 43.19 22,260 47.19 24,310 43.2 4 Bảo lãnh khác 6,050 15.39 6,176 13.09 8,240 14.64 + Bảo lãnh tiền tạm ứng 3,475 8.84 3,512 7.45 4,527 8.05 + Bảo lãnh bảo hành 2,575 6.55 3,664 7.77 3,713 6.6 Tổng cộng 39,311 100 47,169 100 56,267 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết Sacombank – Chi nhánh Long An năm 2014, 2015, 2016 Qua bảng I ta thấy rằng bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán là những loại bảo lãnh luôn chiếm tỷ lệ cao. Doanh số bảo lãnh thanh toán luôn chiếm tỷ lệ cao trên 40% tổng doanh số bảo lãnh năm 2014: 43,19%, năm 2015: 47,19% và năm 2016: 43,2%. 2.2. Doanh số bảo lãnh theo đối tượng khách hàng Bảng II. Doanh số bảo lãnh theo đối tượng khách hàng Tỷ lệ tăng/giảm DOANH SỐ BẢO LÃNH Mức tăng/giảm ST ĐỐI TƯỢNG (%) T KHÁCH HÀNG NĂM NĂM NĂM 2015/ 2016/ 2015/ 2016/ 2014 2015 2016 2014 2015 2014 2015 1 Cá nhân 20,998 25,120 29,732 4,122 4,612 19.63 18.36 Doanh nghiệp tư 2 7,980 8,318 9,500 338 1,182 4.24 14.21 nhân Công ty trách 3 5,317 7,923 8,335 2,606 412 49.01 5.20 nhiệm hữu hạn Công ty liên doanh 4 và doanh nghiệp 2,416 750 550 -1,666 -200 -68.96 -26.67 nhà nước 5 Công ty cổ phần 1,760 4,038 6,730 2,278 2,692 129.43 66.67 Doanh nghiệp có 6 vốn đầu tư nước 840 1,020 1,420 180 400 21.43 39.22 ngoài TỔNG CỘNG 39,311 47,169 56,267 7,858 9,098 19.99 19.29 Nguồn: Báo cáo tổng kết Sacombank – Chi nhánh Long An năm 2014, 2015, 2016 Nhìn chung, doanh số bảo lãnh về số tuyệt đối cũng như tương đối của những đối tượng như cá nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân tăng qua các năm. Riêng số dư cũng như doanh số bảo lãnh thuộc đối tượng công ty liên doanh và doanh nghiệp Nhà nước thì lại giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Nguyên nhân này là do nhiều doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện xong cổ phần hóa. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, không có cơ hội được ngân hàng bảo lãnh. 2.3. Số dư bảo lãnh bị quá hạn Đây là dư nợ bảo lãnh Ngân hàng Thương mại (NHTM) đã trả thay cho khách hàng nhưng khách hàng không trả được nợ cho NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động 70
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 bảo lãnh. Chất lượng bảo lãnh tốt có nghĩa dư nợ bảo lãnh quá hạn càng thấp. Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi khi dư nợ bảo lãnh quá hạn gia tăng cho thấy công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không tốt cũng như rủi ro và nguy cơ tổn thất cho NHTM là rất lớn. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, Sacombank – Chi nhánh Long An vẫn chưa phát sinh bảo lãnh bị quá hạn. Điều này cho thấy việc đánh giá khách hàng trước, trong và sau khi cấp tín dụng được Sacombank thực hiện rất tốt. 2.4. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của Sacombank – Long An Bảng III. Chi tiết nguồn thu nhập của Sacombank – Long An Tỷ lệ tăng/giảm Doanh số bảo lãnh Mức tăng/giảm (%) Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2015/ 2016/ 2015/ 2016/ 2014 2015 2016 2014 2015 2014 2015 Thu thuần lãi 75,910 93,417 115,382 17,507 21,965 23.06 23.51 - Thu nhập thuần 39,412 47,657 62,312 8,245 14,655 20.92 30.75 từ cho vay - Thu nhập thuần 36,498 45,760 53,070 9,262 7,310 25.38 15.97 từ huy động Thu nhập ngoài lãi 16,763 18,821 21,870 2,058 3,049 12.28 16.20 - Thu dịch vụ bảo 6,955 8,425 10,350 1,470 1,925 21.14 22.85 lãnh - Thu dịch vụ 8,855 9,100 10,200 245 1,100 2.77 12.09 khác - Thu kinh doanh 953 1,296 1,320 343 24 35.99 1.85 ngoại hối Tổng thu nhập 92,673 112,238 137,252 19,565 25,014 21.11 22.29 Nguồn: Báo cáo tổng kết Sacombank – Chi nhánh Long An năm 2014, 2015, 2016 Thu nhập từ bảo lãnh tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2014: 6,955 triệu đồng; năm 2015: 8,425 triệu đồng tăng 21,14% so với năm 2014; năm 2016: 10,350 triệu đồng tăng 22,85% so với năm 2015. Thu nhập từ bảo lãnh tăng ngoài doanh số bảo lãnh tăng hàng năm bên cạnh đó thì năm 2016 nhu cầu phát hành bảo lãnh khác mẫu của khách hàng tăng làm cho thu nhập tăng cao theo bảng III. So với số dư về cho vay (năm 2016: 1,945,000 triệu đồng) gấp 35 lần so với doanh số bảo lãnh (năm 2016: 56,267 triệu đồng) với mức thu nhập 115,382 triệu đồng thì việc phát hành bảo lãnh mang lại thu nhập cao hơn. Đây là nghiệp vụ có triển vọng trong tương lai. 3. Giải pháp Trên cơ sở lý luận và thực trạng về hoạt động bảo lãnh tại Sacombank, tác giả đề xuất 9 giải pháp về hoạt động bảo lãnh. Các giải pháp đã nêu đều có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn được kiểm chứng qua các chuyên gia, các cán bộ ngân hàng đang công tác tại Sacombank. Nội dung cụ thể các giải pháp là: Hoàn thiện quy trình bảo lãnh: Đơn giản hóa thủ tục nghiệp vụ, giảm bớt giấy tờ và thời gian khi thực hiện nghiệp vụ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, đầy đủ và đúng quy trình, tạo điều kiện cho các khách hàng tham gia thực hiện nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng: Trong quá trình thẩm định, ngân hàng không chỉ dựa vào thông tin một chiều từ khách hàng cung cấp mà phải có được thông tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích trên cơ sở đó mới ra quyết định bảo lãnh. Duy trì và thiết lập các mối quan hệ giao dịch với các ngân hàng khác: Đồng bảo lãnh là một giải pháp vừa giúp cho ngân hàng có thể tham gia các dự án lớn, khi mà khả năng về vốn 71
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 của ngân hàng có hạn, vừa phân tán rủi ro cho các ngân hàng cùng tham gia, qua đó sẽ có sự hợp tác kinh nghiệm, sức mạnh, khả năng để hỗ trợ giữa các ngân hàng. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh: Nhu cầu của khách hàng thay đổi và ngày càng đa dạng hơn nên ngân hàng cần nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các nhu cầu của họ. Nghiên cứu tìm hiểu các loại hình bảo lãnh mới, đưa ra được các đặc tính, tác dụng ưu nhược điểm, thông lệ quốc tế, điều kiện áp dụng, các rủi ro có thể xảy ra để có thể đưa ra áp dụng trong thực tế. Tăng cường hoạt động Marketing trong ngân hàng có những chiến lược Marketing cụ thể: Tăng cường hình ảnh của Sacombank, đẩy mạnh chính sách khuyếch trương, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, chăm sóc khách hàng hiện có, chăm sóc khách hàng tiềm năng. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức tinh thần làm việc, sắp xếp vị trí phù hợp trình độ, năng lực đồng thời có chế độ đãi ngộ thích hợp. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Công nghệ thông tin cho phép ngân hàng nắm bắt và cập nhập đầy đủ, chính xác và kịp thời, giúp cán bộ tín dụng có được những thông tin cần thiết trong việc thẩm định và đưa ra quyết định bảo lãnh đúng đắn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên quan tâm đến cơ sở vật chất, kỹ thuật trang thiết bị nhằm nâng cao hình ảnh của ngân hàng và tăng tiện ích cho khách hàng. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: Phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo lãnh để đưa ra các giải pháp kịp thời cho những vướng mắc đó, đồng thời nhanh chóng chấn chỉnh hoạt động bảo lãnh đi vào nền nếp và khuôn khổ. Triệt để xử lý những sai phạm ngay khi phát hiện, đồng thời chấn chỉnh khâu quản lý nhân sự, kiểm tra chặt chẽ, hợp lý các hoạt động sinh hoạt của CBNV. Xây dựng mức phí bảo lãnh linh hoạt, phù hợp: Ngân hàng phải xây dựng được một cơ chế thu phí bảo lãnh linh hoạt, phù hợp. Các bảo lãnh khác nhau đều có những đặc điểm riêng, và các tổ chức với quy mô kinh tế khác nhau cũng như nhu cầu bảo lãnh ở các mức độ khác nhau. Ngân hàng cũng cần cần có sự so sánh, đối chiếu mức phí bảo lãnh của các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần để đưa ra được một mức phí bảo lãnh hợp lý, có tính cạnh tranh cao. Các giải pháp này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Muốn hoạt động bảo lãnh đạt hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua kết quả khảo nghiệm, các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng tình cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Đây là căn cứ để các cấp quản lý xây dựng kế hoạch cải tiến hoạt động bảo lãnh nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hoạt động kinh doanh tiền tệ, đáp ứng yêu cầu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển. 72
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đ.T.Hồng, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, 2017. [2] N.Đ.Dờn, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2014. [3] N.Đ.Dờn, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2016. [4] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng của NHNN, 2015. [5] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước đối với khách hàng, 2016. [6] P.T.N.Thảo, “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Đông Sài Gòn” Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2016. [7] Quốc hội Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng, 2010. [8] Quốc hội Việt Nam, Bộ luật dân sự, 2015. [9] Sacombank, Sản phẩm bảo lãnh số 438/2017/QĐ-KHDNVVN, 2017. [10] Sacombank, Hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh số 439/2017/QĐ-KHDNVVN, 2017. [11] Sacombank, Báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên giai đoạn 2014 - 2016, 2016. Ngày nhận: 31/10/2018 Ngày duyệt đăng: 14/01/2021 73