Sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ: Trường hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định

pdf 9 trang Gia Huy 2290
Bạn đang xem tài liệu "Sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ: Trường hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_huu_hieu_cua_hoat_dong_kiem_soat_noi_bo_truong_hop_thuc_h.pdf

Nội dung text: Sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ: Trường hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định

  1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 51, 2021 SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG 1, LÊ THỊ HOA ĐÀO 2 1Khoa Kinh tế và Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam. 2Phòng Tổ chức Cán bộ, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Bình Định, Việt Nam. ntlhang@qnu.edu.vn Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB) thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bình Định. Nghiên cứu đã khảo sát 36 viên chức tại BHXH tỉnh Bình Định, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, Bưu điện tỉnh đang làm việc liên quan đến BHTN và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng công tác đánh giá rủi ro trong quá trình thực hiện chế độ BHTN chưa được phổ biến và hướng dẫn định kỳ, quy trình về thủ tục kiểm soát rủi ro chưa thực sự đầy đủ và chính xác, chưa có bộ phận chuyên trách về đánh giá rủi ro đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN, ; từ đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện trên các phương diện về môi trường kiểm soát, thủ tục và quy trình kiểm soát, nhận dạng và đánh giá rủi ro, cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ cho kiểm soát, công tác giám sát trong việc thực hiện chính sách BHTN. Từ khóa. kiểm soát nội bộ, thực hiện chính sách, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. ASSESSMENT OF THE EFFICIENCY OF INTERNAL CONTROL ACTIVITIES IN IMPLEMENTATING UNEMPLOYMENT POLICY AT THE BINH DING PROVINCE SOCIAL INSURANCE Abstract. This study was conducted to evaluate the effectiveness of internal control activities in implementating of the unemployment insurance policy at the Social Insurance Establishment of Binh Dinh province. We surveyed 36 officers and employees at the Social Insurance agency of Binh Dinh province, the Provincial Job Introduction Center, the Provincial Post Office who are doing jobs related to unemployment insurance. The descriptive statistical methods are employed to evaluate the effectiveness. The research results show that the risk assessment in the process of implementing unemployment insurance has not been disseminated and guided periodically. In addition, the process of risk control procedures is not accurate and hasnotreally been completed. There is not a department specialized in risk assessment for the implementation of unemployment insurance policies, etc. Since then, the study has proposed some completed solutions in terms of environmental control, procedures and processes control, risk identification and assessment, database and information for controling and supervising in the implementation of the unemployment insurance policy. Keywords. internal control, policy implementation, unemployment insurance fund, social insurance. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Luật BHXH số 71/2006/QH11 thông qua ngày 29/06/2006 là mốc đánh dấu sự ra đời BHTN ở Việt Nam, hiệu lực từ ngày 01/01/2009 (Quốc hội, 2006). Trên cơ sở kế thừa Luật BHXH năm 2006, hiện nay BHTN được áp dụng theo Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thông qua ngày 16/11/2013, hiệu lực từ ngày 01/01/2015 (Quốc hội, 2013). Ngay từ khi ra đời, chính sách BHTN đã thể hiện rõ vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH), cho thấy sự nỗ lực đảm bảo ASXH đối với người lao động. Có thể nói BHTN mang tính nhân văn sâu sắc, vì con người, phục vụ con người; bởi vì, BHTN hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất việc làm, giúp họ tạm thời ổn định cuộc sống, tạo cơ hội việc làm để họ tiếp tục tham gia thị trường lao động, đảm bảo nguồn nhân lực không bị lãng phí và giảm thiểu các tệ nạn do thất nghiệp gây ra cho xã hội. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  2. 150 SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt của nền kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Việt Nam cũng không ngoại lệ, đón nhận làng sóng này sẽ là những hứa hẹn về đổi mới nền kinh tế của Việt Nam sang nền kinh tế số với nhiều cơ hội mới nhưng cũng đầy thách thức mới; đặc biệt là trong lĩnh vực ASXH, đó là việc thực hiện chính sách BHTN. Bởi vì, khi máy móc dần thay thế sức lao động của con người, áp lực thất nghiệp gia tăng, thiếu việc làm là điều không tránh khỏi; theo đó, áp lực tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề trong xu hướng công nghiệp hiện đại là bài toán khó cần hết sức quan tâm. Tại Việt Nam, thời gian qua có nhiều nguyên cứu về BHTN. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoàn thiện chính sách BHTN, nguyên nhân thất nghiệp, hậu quả thất nghiệp và giải pháp hạn chế thất nghiệp. Còn các nghiên cứu về KSNB chủ yếu tập trung nghiên cứu về BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu về thực hiện chính sách BHTN, điển hình như: Lê Minh Lý (2013) đã nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nghiên cứu cho thấy hình thức lạm dụng quỹ BHTN chủ yếu là do người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động và sang nơi khác làm việc nhưng vẫn hưởng BHTN và nguyên nhân chính dẫn đến lạm dụng quỹ BHTN là do các quy định về chính sách, pháp luật chưa chặt chẽ, tổ chức thực hiện phối hợp chưa đồng bộ, . Hay Lê Quang Trung (2012) với nghiên cứu về đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách BHTN nhằm tăng cường tính bền vững; trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích quy trình thực hiện BHTN và cho rằng phải được mở rộng từng bước để tránh tăng đột ngột các chi phí và gây ra khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc tham gia đóng BHTN, ảnh hưởng tiêu cực đến duy trì việc làm cho người lao động của doanh nghiệp. Hoặc Nguyễn Quang Trường (2015) trong nghiên cứu về quản lý nhà nước về BHTN ở nước ta hiện nay cũng đã hệ thống hoá, làm rõ hơn lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về BHTN trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Tuy nhiên, qua tổng quan các nghiên cứu liên quan đến BHTN cho thấy các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu đến các vấn đề quản lý nhà nước về BHTN, cơ chế chính sách BHTN, quy trình BHTN, thực trạng và giải pháp chống lạm dụng quỹ BHTN dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về BHTN. Còn các nghiên cứu về kiểm soát, KSNB chủ yếu dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về KSNB, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống KSNB thu hoặc chi về BHXH, Bảo hiểm Y tế mà chưa có nghiên cứu về BHTN. Trong khi đó, trước thực trạng còn nhiều bất cập trong công tác quản lý thực hiện chính sách BHTN như hiện nay, cần có những giải pháp tích cực để hoàn thiện KSNB thực hiện chính sách BHTN tại cơ quan BHXH. Đây chính là khoảng trống để nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này. Phần tiếp theo của nghiên cứu này là quan điểm về đánh giá tính hữu hiệu của KSNB, phần thứ ba của nghiên cứu sẽ trình bày về phương pháp thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động KSNB thực hiện chính sách BHTN, phần thứ tư là kết quả đánh giá tính hữu hiệu của KSNB thực hiện chính sách BHTN, phần thứ năm là các giải pháp hoàn thiện và phần cuối cùng là kết luận. 2 QUAN ĐIỂM VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ Theo hướng dẫn của INTOSAI năm 2013 về KSNB trong khu vực công: KSNB không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng ra phạm vi toàn đơn vị. Hướng dẫn của INTOSAI năm 2013 dựa trên nền tảng của INTOSAI 1992 và vận dụng 17 nguyên tắc mở rộng theo mô hình năm thành phần cấu thành hệ thống KSNB được công bố trong COSO 2013 (Đường Nguyễn Hưng, 2016; Nguyễn Phú Giang và Nguyễn Trúc Lê, 2015), bao gồm: (i) Môi trường kiểm soát, bao gồm: Thực hiện các cam kết nhằm đảm bảo tính chính trực và các giá trị đạo đức, thực hiện trách nhiệm tổng thể, thiết lập cấu trúc quyền lực và trách nhiệm, thực thi cam kết về năng lực, đảm bảo trách nhiệm giải trình; (ii) Đánh giá rủi ro, bao gồm: Các mục tiêu phù hợp và cụ thể, xác định và phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro gian lận, xác định và phân tích các thay đổi quan trọng; (iii) Hoạt động kiểm soát, bao gồm: lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát, lựa chọn và phát triển các kiểm soát chung, ứng dụng chính xác và thủ tục; (iv) Thông tin và truyền thông, bao gồm: sử dụng thông tin phù hợp, truyền thông nội bộ, truyền thông bên ngoài đơn vị; (v) Công tác giám sát, bao gồm: thực hiện đánh giá liên tục và tách biệt, đánh giá và tính truyền thông giữa các nội dung. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  3. SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 151 BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH Đồng thời, cũng theo INTOSAI thì KSNB là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, (ii) Sự tin cậy của báo cáo tài chính, (iii) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định. Do đó, khi hệ thống KSNB đạt được tính hữu hiệu nghĩa là hệ thống KSNB đã đạt được mục tiêu, mục đích đặt ra; điều này khác với hữu hiệu, hữu hiệu nghĩa là hệ thống KSNB phải đạt được các mục tiêu, mục đích với kết quả cao. Chính vì vậy, nhóm tác giả cho rằng tính hữu hiệu của KSNB được đánh giá có liên quan đến năm thành phần của KSNB; việc đánh giá liệu rằng một hệ thống KSNB tổng thể có hữu hiệu hay không là một đánh giá chủ quan từ việc đánh giá rằng cả năm thành phần của hệ thống KSNB có hiện diện và có đang hoạt động đồng thời với nhau để đạt được mục tiêu, mục đích của đơn vị. 3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH Để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động KSNB thực hiện chính sách BHTN tại BHXH tỉnh Bình Định, nhóm tác giả thực hiện bằng phiếu khảo sát về KSNB thực hiện chính sách BHTN để khảo sát tính hữu hiệu của công tác KSNB đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN tại BHXH tỉnh Bình Định. Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo BHXH tỉnh, các phòng chuyên môn liên quan đến công tác thực hiện chính sách BHTN tại BHXH tỉnh bao gồm: Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, Phòng Quản lý thu, Phòng Cấp sổ, thẻ, Phòng Chế độ BHXH, Phòng Kế hoạch Tài chính và hai đơn vị phối hợp với BHXH trong việc thực hiện chính sách BHTN là Trung tâm giới thiệu việc làm và Bưu điện tỉnh. Số lượng khảo sát: 36 người, tương ứng với 36 phiếu khảo sát, bao gồm: Lãnh đạo BHXH tỉnh (01 phiếu), Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính (05 phiếu), Phòng Quản lý thu (05 phiếu), Phòng Cấp sổ, thẻ (05 phiếu), Phòng Chế độ BHXH (05 phiếu), Phòng Kế hoạch Tài chính (05 phiếu), Trung tâm Giới thiệu việc làm (05 phiếu) và Bưu điện tỉnh (05 phiếu) Mục đích khảo sát: nhằm đánh giá các ưu điểm, tồn tại, các nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong hoạt động thực hiện chính sách BHTN tại BHXH tỉnh. Từ đó, đánh giá tính hữu hiệu của KSNB thực hiện chính sách BHTN tại BHXH tỉnh. Phương pháp thực hiện khảo sát: để tiến hành cuộc khảo sát này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát, phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến những người tham gia thực hiện chính sách BHTN để trả lời cho phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 2 phần, phần 1 đề cập đến thông tin chung của đối tượng tham gia khảo sát và phần 2 là các câu hỏi khảo sát. Các câu hỏi khảo sát được thiết kế xoay quanh các mục tiêu nghiên cứu, bao gồm: (i) các câu hỏi về rủi ro và đánh giá rủi ro; (ii) về các thủ tục kiểm soát; (iii) về cung cấp thông tin cho việc thực hiện chính sách BHTN; (iv) các yếu tố thuộc về môi trường kiểm soát; (v) về công tác giám sát; và yêu cầu người trả lời đánh giá trên phương diện đồng ý hay không đồng ý. Để có phiếu khảo sát chính thức, tác giả đã thực hiện qua 3 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1, dựa trên tổng quan nghiên cứu về KSNB, KSNB trong ngành BHXH và các quy định liên quan đến việc thực hiện chính sách BHTN, nhóm tác giả tiến hành thiết kế phiếu khảo sát nháp ban đầu; (ii) Giai đoạn 2, sử dụng phiếu khảo sát nháp để phỏng vấn ý kiến chuyên gia (10 chuyên gia, bao gồm: 03 giảng viên đại học và 07 viên chức làm công tác BHTN tại BHXH tỉnh) nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia về các câu hỏi trong phiếu khảo sát như vậy là đã đảm bảo đầy đủ các thành phần của KSNB, phù hợp với đánh giá tính hữu hiệu đối với KSNB trong ngành BHXH về thực hiện chính sách BHTN, thích hợp đánh giá với đơn vị BHXH cấp tỉnh và văn phong có đủ rõ ràng, dễ hiểu; (iii) Giai đoạn 3, thiết kế phiếu khảo sát chính thức, dựa trên kết quả ở giai đoạn 2, nhóm tác giả tổng hợp và đưa ra phiếu khảo sát hoàn chỉnh cuối cùng để gửi cho các đối tượng trong diện khảo sát. Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập: Tổng số phiếu khảo sát thu về hợp lệ là 36 phiếu, nhóm tác giả tiến hành thống kê mô tả và tính giá trị phần trăm (%) các thành phần khảo sát để đánh giá tính hữu hiệu của công tác KSNB thực hiện chính sách BHTN tại BHXH tỉnh. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  4. 152 SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH 4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA KSNB THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHTN TẠI BHXH TỈNH BÌNH ĐỊNH 4.1 Về môi trường kiểm soát Bảng 1: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN Đồng ý Không đồng ý Stt Tiêu chí khảo sát Số phiếu % Số phiếu % Lãnh đạo luôn đặt quyền lợi chung lên hàng đầu bằng cách 1 thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức trong công tác 31 86% 05 14% thực hiện chính sách BHTN Các chính sách và quy chế phân công, phân nhiệm trong điều 2 hành hoạt động có tác dụng tích cực vào hiệu quả của việc 33 92% 03 8% thực hiện chính sách BHTN Lãnh đạo luôn quan tâm đến các biện pháp đối phó rủi ro 3 32 89% 04 11% trong tất cả các khâu nghiệp vụ thực hiện chính sách BHTN Lãnh đạo luôn quan tâm và đầu tư hệ thống thông tin chất 4 lượng để hỗ trợ công việc của nhân viên thực hiện chính sách 34 94% 02 6% BHTN Lãnh đạo thực thi quy chế sai phạm nghiêm minh đối với 5 27 75% 09 25% các sai phạm liên quan đến thực hiện chính sách BHTN Công tác đánh giá rủi ro trong quá trình thực hiện chế độ 6 22 61% 14 39% BHTN được phổ biến, hướng dẫn định kỳ Cán bộ làm công tác thực hiện chính sách BHTN đáp ứng 7 yêu cầu chuyên môn và tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề 31 86% 05 14% nghiệp trong thực hiện công việc. (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn các ý kiến đồng ý với việc lãnh đạo luôn quan tâm và đầu tư hệ thống thông tin chất lượng để hỗ trợ công việc của nhân viên; Các chính sách và quy chế phân công, phân nhiệm trong điều hành hoạt động có tác dụng tích cực vào hiệu quả của việc thực hiện chính sách BHTN; Lãnh đạo cũng đặt quyền lợi chung lên hàng đầu bằng cách thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức trong công tác thực hiện chính sách BHTN; Nhiều ý kiến cũng đồng ý cho rằng cán bộ làm công tác thực hiện chính sách BHTN đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong công việc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đã cho rằng công tác đánh giá rủi ro trong quá trình thực hiện chế độ BHTN chưa được phổ biến và hướng dẫn định kỳ và lãnh đạo thực thi quy chế sai phạm chưa nghiêm minh đối với các sai phạm liên quan đến thực hiện chính sách BHTN. Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng yếu nhất theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát về tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát trong việc thực hiện chính sách BHTN. 4.2 Về thủ tục kiểm soát Bảng 2: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của thủ tục kiểm soát đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN Đồng ý Không đồng ý Stt Tiêu chí khảo sát Số phiếu % Số phiếu % Cán bộ làm công tác thực hiện chính sách BHTN nhận diện 1 21 58% 15 42% được các loại rủi ro khi thực hiện chính sách BHTN Cán bộ làm công tác thực hiện chính sách BHTN luôn tuân 2 thủ đầy đủ các thủ tục kiểm soát khi thực hiện chính sách 34 94% 02 6% BHTN Tính đầy đủ, hợp lý, kịp thời có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín 3 34 94% 02 6% chất lượng phục vụ người dân của BHXH tỉnh Số lượng hồ sơ sai sót do lỗi thẩm định, xét duyệt và chi trả 4 34 94% 02 6% BHTN trong mức thấp nhất và có thể chấp nhận được Quy trình về thủ tục kiểm soát rủi ro trong quá trình thực 5 24 67% 12 33% hiện chính sách BHTN đã đầy đủ và chuẩn xác © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  5. SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 153 BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH Không có sự thông đồng giữa cán bộ làm công tác thực hiện 6 chính sách BHTN với người lao động, đơn vị sử dụng lao 33 92% 03 8% động và người thụ hưởng. (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy: Đa số các ý kiến đồng ý với việc cán bộ làm công tác thực hiện chính sách BHTN luôn tuân thủ đầy đủ các thủ tục kiểm soát khi thực hiện chính sách BHTN; số lượng hồ sơ sai sót do lỗi thẩm định, xét duyệt và chi trả BHTN trong mức thấp nhất và có thể chấp nhận được; Tính đầy đủ, hợp lý, kịp thời có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín chất lượng phục vụ người dân của BHXH tỉnh; và không có sự thông đồng giữa cán bộ làm công tác thực hiện chính sách BHTN với người lao động, đơn vị sử dụng lao động, người thụ hưởng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng cán bộ làm công tác thực hiện chính sách BHTN chưa nhận diện được các loại rủi ro khi thực hiện chính sách BHTN; đồng thời, quy trình về thủ tục kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện chính sách BHXH chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng yếu nhất theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát về tính hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trong việc thực hiện chính sách BHTN 4.3 Về thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát Bảng 3: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN Đồng ý Không đồng ý Stt Tiêu chí khảo sát Số phiếu % Số phiếu % Người lao động, đơn vị sử dụng lao động, người thụ hưởng 1 được cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy về chính 22 61% 14 39% sách BHTN Thông tin do người lao động, đơn vị sử dụng lao động, người 2 thụ hưởng cung cấp đáp ứng được phần lớn thông tin phục 23 64% 13 36% vụ cho công tác kiểm soát rủi ro thực hiện chính sách BHTN Các thông tin bên ngoài về người lao động, đơn vị sử dụng 3 lao động và người thụ hưởng được cung cấp kịp thời, độ 27 75% 09 25% chính xác cao để phục vụ cho công tác kiểm soát Hệ thống thông tin của ngành hỗ trợ tích cực cho nhiều thủ 4 35 97% 01 3% tục kiểm soát trong công tác thực hiện chính sách BHTN Văn bản quy định của ngành được cập nhật kịp thời và liên 5 33 92% 03 8% tục (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn các ý kiến đồng ý với việc văn bản quy định của ngành được cập nhật kịp thời và liên tục; Hệ thống thông tin của ngành hỗ trợ tích cực cho nhiều thủ tục kiểm soát trong công tác thực hiện chính sách BHTN. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến vẫn cho rằng thông tin bên ngoài về người lao động, đơn vị sử dụng lao động và người thụ hưởng chưa được kịp thời, độ chính xác chưa cao để phục vụ cho công tác kiểm soát; Thông tin do người lao động, đơn vị sử dụng lao động, người thụ hưởng cung cấp chưa đáp ứng được thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát rủi ro thực hiện chính sách BHTN; và người lao động, đơn vị sử dụng lao động, người thụ hưởng cung cấp thông tin chưa chính xác, thiếu độ tin cậy. Đây là ba yếu tố có ảnh hưởng yếu nhất theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát đến tính hữu hiệu của thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát trong việc thực hiện chính sách BHTN 4.4 Về nhận dạng và đánh giá rủi ro Bảng 4: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của đánh giá rủi ro đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN Đồng ý Không đồng ý Stt Tiêu chí khảo sát Số phiếu % Số phiếu % BHXH tỉnh có bộ phận chuyên trách về đánh giá rủi ro 1 26 72% 10 28% đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN Các đơn vị tham gia thực hiện chính sách BHTN có tổ 2 chức các cuộc họp định kỳ để nhận dạng rủi ro phát 12 33% 24 67% sinh và đề xuất các giải pháp ứng phó © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  6. 154 SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH Lãnh đạo BHXH tỉnh có quan tâm đến việc phân tích, 3 đánh giá và quản trị rủi ro trong thực thi chính sách 33 92% 3 8% BHTN. Cán bộ, công chức, viên chức nhận diện được các rủi 4 31 86% 5 14% ro chủ yếu khi thực hiện chính sách BHTN Cán bộ, công chức, viên chức nhận diện được các rủi 5 11 31% 27 75% ro bất thường phát sinh khi thực hiện chính sách BHTN (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn các ý kiến đồng ý với việc lãnh đạo BHXH tỉnh có quan tâm đến việc phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro trong thực thi chính sách BHTN; và cán bộ, công chức, viên chức nhận diện được các rủi ro chủ yếu khi thực hiện chính sách BHTN. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến vẫn cho BHXH tỉnh chưa thực sự có bộ phận chuyên trách về đánh giá rủi ro đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN; Các đơn vị tham gia thực hiện chính sách BHTN chưa có tổ chức các cuộc họp định kỳ để nhận dạng rủi ro phát sinh và đề xuất các giải pháp ứng phó kịp thời; và cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận diện được hết các rủi ro bất thường phát sinh khi thực hiện chính sách BHTN. Đây là ba yếu tố có ảnh hưởng yếu nhất theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát đến tính hữu hiệu của đánh giá rủi ro trong việc thực hiện chính sách BHTN. 4.5 Về hoạt động giám sát Bảng 5: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hữu hiệu của hoạt động giám sát đối với hoạt động thực hiện chính sách BHTN Đồng ý Không đồng ý Stt Tiêu chí khảo sát Số phiếu % Số phiếu % Lãnh đạo BHXH tỉnh có thực hiện giám sát tình hình thực 1 30 83% 6 17% hiện chính sách BHTN. Hoạt động giám sát thực hiện chính sách BHTN có được 2 33 92% 3 8% thực hiện định kỳ và thường xuyên Lãnh đạo BHXH tỉnh có thực hiện các cuộc giám sát đột 3 18 50% 18 50% xuất và không báo trước Có sự phối hợp chặc chẽ giữa lãnh đạo BHXH với lãnh đạo 4 các đơn vị liên quan đến thực hiện chính sách BHTN như: 16 44% 20 56% Trung tâm giới thiệu việc làm, Bưu điện, (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn các ý kiến đồng ý với việc lãnh đạo BHXH tỉnh có thực hiện giám sát tình hình thực hiện chính sách BHTN; và hoạt động giám sát thực hiện chính sách BHTN có được thực hiện định kỳ và thường xuyên. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến vẫn cho rằng: lãnh đạo BHXH tỉnh chưa có thực hiện các cuộc giám sát đột xuất và không báo trước để đánh giá công việc của nhân viên cấp dưới; và chưa có sự phối hợp chặc chẽ giữa lãnh đạo BHXH với lãnh đạo các đơn vị liên quan đến thực hiện chính sách BHTN như: Trung tâm giới thiệu việc làm, Bưu điện, . Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng yếu nhất theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát đến tính hữu hiệu của hoạt động giám sát trong việc thực hiện chính sách BHTN. 5 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 5.1 Về môi trường kiểm soát Thứ nhất, cần cụ thể hóa bằng văn bản các quy định về tính chính trực và giá trị đạo đức của ngành BHXH nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cần, kiệm, liêm, chí công vô tư trong thực hiện chính sách BHTN, niêm yết tại bản tin BHXH tỉnh quy định về những điều viên chức nên làm và không được làm. Mặc dù BHXH tỉnh đã ban hành bộ quy tắc ứng xử, làm cơ sở điều chỉnh hành vi của công chức, viên chức tại đơn vị. Tuy nhiên, bộ quy tắc ứng xử được soạn thảo dựa trên nền tảng các quy định của pháp luật như: Luật Công chức, Luật Viên chức, các quy định của ngành BHXH mà chưa chú trọng đến tính chất đặc thù của hoạt động thực hiện chính sách BHTN. Vì vậy, trong các nội quy, quy chế cơ quan cần quy định rõ hơn và có hệ thống về các chuẩn mực đạo đức và tính chính trực khi thực thi công việc BHTN, mang tính khả thi và thực tế với đơn vị BHXH tỉnh và địa phương tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cần nêu gương, đi đầu, tuân thủ các chuẩn mực, thưởng – phạt nghiêm minh, đúng quy định để tạo tiền đề cho các nhân viên noi theo và học tập. Việc thực hiện, tổ chức, ban hành các quy định và thủ tục kiểm soát về BHTN phải © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  7. SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 155 BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn thể nhân viên đơn vị, cụ thể hoá bằng văn bản từ ban lãnh đạo đến nhân viên để thực thi đạo đức và tính chính trực trong công việc nhằm giảm khả năng xảy ra các rủi ro. Đồng thời, các văn bản quy định cũng cần niêm yết công khai trên website đơn vị hoặc bản tin của đơn vị. Thứ hai, cần xây dựng Sổ tay thực hiện chính sách BHTN để phục vụ công tác tại BHXH tỉnh cho các công chức, viên chức của đơn vị và các đơn vị phối hợp. Do việc thực hiện chính sách BHTN là sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm, Bưu điện, đơn vị sử dụng lao động, người lao động, nên việc xây dựng Sổ tay thực hiện chính sách BHTN là cần thiết để đảm bảo các công chức, viên chức trong đơn vị và các đơn vị liên quan, người thụ hưởng BHTN biết để tuân thủ các quy định cho phù hợp. Sổ tay thực hiện chính sách BHTN có thể xây dựng dựa trên: (i) Quy chế hoạt động hiện tại của BHXH tỉnh đối với công tác BHTN (ii) Quy trình thực hiện chính sách BHTN, (iii) Luật Việc làm và các chính sách liên quan đến BHTN. Sổ tay này cần được in và phát cho đơn vị sử dụng lao động, tại các Trung tâm giới thiệu việc làm, các Bưu điện thực hiện chi trả BHTN, các phòng trong đơn vị có liên quan đến BHTN để biết và thực hiện. Thứ ba, hình thành bộ phận chuyên trách KSNB thực hiện chính sách BHTN. Khác với các phòng chức năng trong việc kiểm soát và thực hiện chính sách BHTN. Bộ phận chuyên trách KSNB thực hiện chính sách BHTN có thể là các nhân viên kiêm nhiệm để phối hợp với các phòng chức năng kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo các biện pháp ngăn chặn, đối phó với rủi ro trong toàn bộ quy trình thu, chi BHTN. Bộ phận chuyên trách này chỉ có chức năng rà soát, kiểm tra, giám sát các quy trình thực hiện chính sách BHTN tại cơ quan BHXH tỉnh, các huyện, Trung tâm giới thiệu việc làm và đại lý Bưu điện liên quan đến chi trả BHTN; không có chức năng thanh tra, kiểm tra việc đóng, nộp BHTN của người lao động và đơn vị sử dụng lao động như bộ phận Thanh tra, Kiểm tra của BHXH tỉnh. Đồng thời, để thành lập tổ chuyên trách này cần tuyển chọn những người có kinh nghiệm về công tác BHTN, kế toán, tài chính và hoạt động, chịu trách nhiệm độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc BHXH tỉnh hoặc người uỷ quyền do Giám đốc BHXH tỉnh chỉ định. 5.2 Về thủ tục và quy trình kiểm soát Đầu tiên, cần tăng cường công tác kiểm tra và tiến tới thực hiện chi trả không dùng tiền mặt. Để tránh tình trạng gian lận và ký nhận thay dẫn đến khó kiểm soát, cần đẩy mạnh triển khai hình thức chuyển tiền chi trả qua hệ thống tài khoản ngân hàng, việc này có thể thực hiện nhanh chóng, khả thi và an toàn hơn là dùng tiền mặt. Tuy nhiên, đối với hình thức này đòi hỏi người thụ hưởng BHTN hàng tháng khi nhận tiền trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện việc ký nhận tiền đã nhận qua tài khoản; vì vậy, công tác kiểm tra cũng cần phải tăng cường như kiểm tra đối với việc chi trả bằng tiền mặt thông qua hệ thống Bưu điện đối với người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp không thể mở được tài khoản giao dịch. Tiếp đến, hoàn thiện kiểm tra các thủ tục và công tác kiểm soát, cụ thể là cần tiến hành thực hiện kiểm tra, rà soát toàn bộ các đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo định kỳ. Cuối cùng, cần thành lập tổ ngoại kiểm hoặc phối hợp bộ phận ngoại kiểm để tăng cường công tác kiểm soát. Hiện nay, rất nhiều công chức, viên chức của BHXH tỉnh đang thực hiện kiêm nhiệm thực hiện chính sách BHTN, trong đó có một số kiêm nhiệm tìm ẩn rủi ro nếu có sự thông đồng. Bên cạnh đó, các phòng chức năng bên cạnh việc quản lý người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp lại cũng chính là đơn vị kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quyết toán chi BHTN với các đơn vị được thực hiện phối hợp thực hiện thu hoặc chi trả trợ cấp BHTN nên dẫn đến vừa theo dõi, vừa kiểm tra và quyết toán thu, chi BHTN, nên khó có thể phát hiện ra các sai soát trong thực thi công việc của chính mình. Vì vậy, việc thành lập tổ ngoại kiểm hoặc phối hợp tổ ngoại kiểm để tăng cường công tác kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay của BHXH tỉnh; nhất là việc liên quan đến người hưởng trợ cấp thất nghiệp đã có việc làm mới mà vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không đi học nghề vẫn được hưởng chế độ học nghề, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, . 5.3 Về nhận dạng và đánh giá rủi ro Một là, tăng cường nhận diện rủi ro và ứng phó với các rủi ro. Việc dự báo, nhận diện, phân tích và ứng phó với các rủi ro là hoạt động hết sức cần thiết trong mọi cơ quan, tổ chức. BHXH tỉnh với vai trò là cơ quan quản lý và thực hiện chính sách BHTN nên cần có ban tư vấn về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị liên quan thực hiện chính sách BHTN để dự báo, nhận diện, phân tích và ứng phó với rủi ro về thu – chi BHTN nhằm tránh tình trạng chi không đúng, thu không đủ, tránh thất thoát, lãng phí nguồn quỹ BHTN. Ban tư vấn có thể là đại diện lãnh đạo của các phòng chuyên môn nghiệp vụ và một số cán bộ có chuyên môn sâu, công tác lâu năm hoặc mời các chuyên gia bên ngoài để đảm © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  8. 156 SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH bảo tính độc lập và khách quan trong các nhận định. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ban tư vấn, giám đốc BHXH tỉnh cần ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban tư vấn, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của từng thành viên trong ban tư vấn, quy định thời gian họp định kỳ hoặc bất thường. Đồng thời, hàng năm nên cử những cán bộ này đi bồi dưỡng tập huấn các khóa ngắn hạn về KSNB, quản lý rủi ro để cập nhật kịp thời những tiến bộ mới trong nhận diện và ứng phó với rủi ro. Hai là, cần xây dựng quy trình đánh giá và đối phó với các rủi ro. Có thể giao bộ phận Thanh tra của BHXH tỉnh hoặc ban tư vấn hoặc bộ phận KSNB đã được đề xuất ở các giải pháp trên soạn thảo các rủi ro thường gặp, các tình huống bất thường có thể xảy ra, các cách để nhận diện và đối phó với các rủi ro liên quan đến thực hiện chính sách BHTN trong quá trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Theo đó, tổng hợp, bổ sung và soạn thảo thành quy trình đánh giá, xử lý rủi ro cho từng cuộc kiểm tra, công việc cần kiểm tra, các khâu phải kiểm tra, kiểm toán nội bộ để dự báo về rủi ro từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu xét duyệt, kiểm tra cho đến khi ban hành quyết định cho hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, các chế độ học nghề, đào tạo đối với người thụ hưởng chính sách BHTN; đồng thời giúp giám đốc BHXH tỉnh ứng phó kịp thời với các rủi ro xảy ra một các hiệu quả nhất. Ba là, đánh giá rủi ro và hiệu quả phòng ngừa rủi ro. Định kỳ hàng tháng hoặc quý, cần tổ chức các cuộc họp đánh giá rủi ro và hiệu quả phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện chính sách BHTN với sự tham gia của các bộ phận liên quan như kế toán, chế độ BHXH, quản lý thu, giám định, cấp thẻ, Và có thể mời thêm đại diện của các đơn vị liên quan như: Trung tâm giới thiệu việc làm, Bưu điện, để tổng kết, phổ biến, ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc sai sót khi thực hiện chính sách BHTN; nhất là phối hợp xử lý các rủi ro mới phát sinh, ngoài dự kiến. Từ đó, nâng cao được nhận thức của các cá nhân, đơn vị liên quan về các rủi ro và phòng ngừa rủi ro cho hiệu quả và thiết thực. 5.4 Về cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát Sự chính xác của thông tin do người lao động, đơn vị sử dụng lao động, người thụ hưởng khi cung cấp cho cơ quan BHXH, Trung tâm giới thiệu việc làm là một yếu tố quan trọng, mang tính cấp thiết đối với các giải pháp cho công tác kiểm soát. Có thể nói thông tin của các đối tượng tham gia BHTN là khối dữ liệu vô cùng lớn, mang tính lâu dài, thường xuyên và biến động, thậm chí phức tạp nếu người lao động đóng BHTN ở một nơi nhưng thụ hưởng BHTN lại là một nơi khác. Để có thể theo dõi các thông tin một cách chính xác và cập nhật kịp thời làm cơ sở cho việc giải quyết chế độ BHXH thì phải hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin cho phù hợp với hoạt động thực hiện chính sách BHTN ngày càng phát triển và mở rộng. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc quản lý chính sách BHTN sẽ giảm thiểu các rủi ro, các nguyên nhân về lưu trữ, xử lý thông tin thiếu chính xác dẫn đến việc giải quyết chế độ BHTN chậm trễ, không đúng đối tượng, không đúng số tiền, gây thất thoát quỹ BHTN. Vì vậy, theo quan điểm của nhóm tác giả: Đầu tiên, ngay từ khi tiếp nhận thông tin từ phía người lao động, đơn vị sử dụng lao động, người thụ hưởng BHTN, trung tâm giới thiệu việc làm cung cấp; cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải xác minh, xác thực một cách chính xác các giấy tờ liên quan như: hợp đồng lao động đối với người đóng hoặc quyết định thôi việc, đối với người đề nghị hưởng BHTN để tạo nền tảng cơ sở dữ liệu chuẩn xác ngay từ bước đầu. Tiếp đến, việc hoàn thiện các cơ sở dữ liệu là giải pháp phải thực hiện trước khi đưa công nghệ thông tin vào hoạt động thực hiện chính sách BHTN. Vì vậy, trước hết phải xác định các cơ sở dữ liệu cơ bản liên quan đến đối tượng tham gia BHTN. Cơ sở này phải thống nhất vì hoạt động BHTN có quy mô cả nước. Tiếp đến, khi cơ sở dữ liệu thống nhất rồi thì bước tiếp theo là phải kết nối toàn bộ dữ liệu này trên phạm vi cả nước để các đơn vị BHXH ở mọi địa phương đều có thể kiểm tra thông tin và đối chiếu, giải quyết chế độ BHTN cho người tham gia BHTN. Sau đó, việc kết nối dữ liệu cả nước yêu cầu khả năng lưu trữ, quản lý được các dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc, khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Cuối cùng, để xây dựng được phần mềm thích hợp cho công tác quản lý BHTN, đòi hỏi BHXH Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp được những dữ liệu thích hợp, đầy đủ. 5.5 Về công tác giám sát Công tác giám sát tại BHXH tỉnh có quan tâm và thực hiện nhưng chủ yếu là định kỳ theo quy định. Lãnh đạo BHXH tỉnh chưa có thực hiện các cuộc giám sát đột xuất và không báo trước để đánh giá công việc của nhân viên cấp dưới. Cũng như chưa có sự phối hợp chặc chẽ trong giám sát giữa lãnh đạo BHXH với © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  9. SỰ HỮU HIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 157 BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH lãnh đạo các đơn vị liên quan đến thực hiện chính sách BHTN như: Trung tâm giới thiệu việc làm, Bưu điện, Vì vậy, theo nhóm tác giả: Đầu tiên, việc giám sát phải được tiến hành thường xuyên hơn; tuân theo các quy định của pháp luật và của ngành BHXH, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách BHTN và phải đảm bảo không có sự can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của bộ phận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, KSNB đối với các công chức, viên chức trong quá trình thực thi các công vụ về BHTN. Cần thiết, giám đốc BHXH tỉnh có thể thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất và không báo trước để tăng tính hiệu quả và ngăn ngừa sai phạm trong việc thực hiện chính sách BHTN. Tiếp đến, khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần đảm bảo tính độc lập, có kế hoạch cụ thể và có sự chỉ đạo của giám đốc BHXH tỉnh. Việc giám sát phải thực hiện đầy đủ ở tất cả các khâu trong quá trình thanh tra, kiểm tra và phải báo cáo trực tiếp kịp thời và bằng văn bản cho giám đốc BHXH tỉnh để chỉ đạo và xử lý kịp thời. 6. KẾT LUẬN Chính sách BHTN tại Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện về cơ chế, chính sách, các thủ tục đăng ký tham gia đóng BHTN cũng như thụ hưởng BHTN, mở rộng đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHTN. Từ kết quả đánh giá về tính hữu hiệu của KSNB trong việc thực hiện chính sách BHTN tại BHXH tỉnh Bình Định, nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác KSNB thực hiện chính sách BHTN tại BHXH tỉnh Bình Định trên các khía cạnh về môi trường kiểm soát, thủ tục và quy trình kiểm soát, nhận dạng và đánh giá rủi ro, cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát và công tác giám sát tại BHXH tỉnh Bình Định. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quốc hội (2006). Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 thông qua ngày 29/6/2006, hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Hà Nội. Quốc hội (2013). Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thông qua ngày 16/11/2013, hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Hà Nội. Lê Minh Lý (2013). Thực trạng, giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Tỉnh. Bình Dương. Lê Quang Trung (2012). Đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách BHTN nhằm tăng cường tính bền vững. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ. Hà Nội. Nguyễn Quang Trường (2015). Quản lý nhà nước về BHTN ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Hà Nội. Đường Nguyễn Hưng (2016). Kiểm soát nội bộ. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Hà Nội. Nguyễn Phú Giang, Nguyễn Trúc Lê (2015). Kiểm toán nội bộ. Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội. Ngày nhận bài: 19/11/2020 Ngày chấp nhận đăng bài: 05/03/2021 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh