Tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam

pdf 16 trang Gia Huy 24/05/2022 2160
Bạn đang xem tài liệu "Tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftin_dung_xuat_khau_trong_cac_du_an_nang_luong_tai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam

  1. TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TRONG CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM ThS. Hà Kiều Oanh1 TS. Nguyễn Thị Hoài Phương2 Tóm tắt Cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, việc thu xếp vốn cho các dự án lớn đặc biệt ở các ngành năng lượng, chế tạo, xây dựng, khai khoáng đang dần có những thay đổi. Vào cuối những năm 80 đã có những bước tiến trong việc áp dụng các phương thức tài trợ cho dự án như các giao dịch hoán đổi, thỏa thuận trao đổi hàng hóa, sắp xếp đồng tài trợ phức tạp (trong đó có sử dụng viện trợ song phương và đa phương), và tín dụng xuất nhập khẩu. Hiện nay, trong bối cảnh nguồn vốn tài trợ cho các dự án còn hạn chế do các bất ổn về kinh tế chính trị trên thế giới, việc áp dụng phương thức tài trợ dự án qua tín dụng xuất khẩu cần được cân nhắc thận trọng. Vì vậy, mục tiêu của bài viết là phân tích ưu điểm và nhược điểm của hình thức tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam hiện nay để có một cái nhìn đa chiều hơn trong việc thu xếp vốn cho các dự án trong thời gian tới. Từ khóa: tín dụng xuất khẩu, tài trợ dự án, ECAs Cho đến nay, tình hình tài chính tiền tệ trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010. Mặc dù các nước vẫn đang tiếp tục điều chỉnh chiến lược cũng như thực thi các chính sách nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nhưng quá trình phục hồi vẫn còn chậm và không có dấu hiệu khả quan. Bên cạnh đó, các điểm nóng bất ổn về an ninh quân sự vẫn diễn ra tại nhiều khu vực đã ảnh hưởng đến đà phục hồi của nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng. Theo đánh giá của Moody, Việt Nam đang bị tụt giảm điểm xếp hạng tín dụng do các triển vọng tiêu cực về khả năng thanh toán. Ngoài ra, vụ việc Vinashin cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế và huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, nguồn vốn nhằm tài trợ cho các dự án, đặc biệt là các dự án lớn thuộc về xây dựng cơ bản, năng lượng và chế tạo sẽ rất hạn chế. Vì vậy ngoài các hình thức tài trợ truyền thống, thông thường được ưu tiên như vay thương mại trong nước, vay ODA thì tín dụng xuất khẩu là một hình thức cần cân nhắc đến. 1, 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: haoanh29@gmail.com 636
  2. Trên phương diện quốc gia, Việt Nam có thể tận dụng nguồn vốn có chi phí hợp lý từ thị trường quốc tế để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở sản xuất để tạo đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu quốc gia. Bài viết này phân tích về ưu điểm và nhược điểm của hình thức tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam nhằm có cái nhìn đa chiều hơn trong thu xếp vốn cho các dự án trong thời gian tới. 1. Tổng quan nghiên cứu Các nguồn vốn tài trợ cho dự án rất phong phú, đa dạng về hình thức cũng như nguồn vốn vay. Để thực hiện dự án, các doanh nghiệp có thể huy động từ nguồn vốn trong nước từ ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển. Hiện nay các dự án có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức như: vốn hỗ trợ phát triển chính thức ưu đãi (ODA - Official Development Assistance) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức không ưu đãi; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment); vốn vay thương mại từ các ngân hàng quốc tế (Commercial Loan); vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (ECA - Export Credit Arrangement); vốn tín dụng hỗ trợ nhập khẩu (OBC - Operating Buyer’s Credit) và các nguồn vốn được bảo lãnh của Bộ Tài chính cho các hợp đồng vay của các tập đoàn/công ty nhà nước để thực hiện các dự án phát triển xã hội. Đối với riêng các dự án năng lượng với tổng vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp thường ký kết các hợp đồng tổng thầu EPC (Engineering Procurement and Construction) nghĩa là nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư. Tại các nước đang phát triển nói chung, và Việt Nam nói riêng, các dự án năng lượng do các nhà thầu ở các nước phát triển về công nghệ và dày dạn kinh nghiệm thực hiện, điều đó có nghĩa là hệ thống thiết bị vật tư có giá trị rất lớn chủ yếu được nhập khẩu. Vì vậy bên cạnh các hình thức huy động vốn thông thường, các dự án năng lượng còn có một phương thức thu xếp vốn khác là tín dụng xuất khẩu. 637
  3. Sơ đồ 1. Tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng Direct Loan Nguồn: Terr (2012) “Tín dụng xuất khẩu (Export Credit Arrangement) được hiểu là một khoản tín dụng được mở bởi một nhà nhập khẩu với một cơ quan tín dụng xuất khẩu trong nước của nhà xuất khẩu nhằm tài trợ cho một giao dịch xuất khẩu - nhập khẩu” Tín dụng xuất khẩu và tín dụng người bán về cơ bản là giống nhau nhưng với hình thức tín dụng xuất khẩu phải thông qua một tổ chức tài chính (ví dụ như các tổ chức xuất nhập khẩu) để đàm phán, ký kết hợp đồng, còn hình thức tín dụng người bán thì đơn giản hơn, đó là người đi vay có thể đàm phán, ký kết hợp đồng trực tiếp với nhà sản xuất. Như vậy một khoản tín dụng xuất khẩu tài trợ cho dự án được thực hiện thông qua cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECAs - Export Credit Agencies). Cơ quan này được hiểu là một định chế tài chính hoặc một cơ quan tài trợ thương mại cho các công ty trong nước với các hoạt động ngoại thương. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính như bảo lãnh, cho vay và bảo hiểm cho các doanh nghiệp nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu tại nước sở tại. Hiện nay vẫn còn có rất nhiều quan điểm trái chiều về việc sử dụng các khoản tín dụng xuất khẩu trong các dự án, cũng như vai trò của các tổ chức tín dụng xuất khẩu trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới. Morris (1994) chỉ ra rằng đã có sự thay đổi về các hình thức tài trợ cho dự án trong vài thập kỷ qua. Từ việc sử dụng những nguồn tài chính hạn chế những năm 1970 đến đầu những năm 1980 đã có sự chuyển dịch từ tài trợ từ khu vực công sang tài 638
  4. trợ từ khu vực tư nhân và đến cuối những năm 80 đã có những bước tiến trong thu xếp vốn cho dự án như các giao dịch hoán đổi, thỏa thuận trao đổi hàng hóa, sắp xếp đồng tài trợ phức tạp (trong đó có sử dụng viện trợ song phương và đa phương), và/hoặc tín dụng xuất nhập khẩu. Richard (2008) đã phân tích vai trò tích cực của tín dụng xuất khẩu trong tài trợ các dự án. Các ECA hợp tác rộng rãi, xây dựng trên những thế mạnh của từng tổ chức để đáp ứng nhu cầu rất lớn đối với tài chính dài hạn trong tương lai. ECAs cũng tạo ra cơ chế linh hoạt khi hỗ trợ khoản tài chính cho dự án, đặc biệt là các dự án lớn như: hợp tác đồng tài trợ, sắp xếp khoản tài trợ nội tệ phù hợp nhất với doanh thu của dự án, có thể sử dụng lãi suất thả nổi hoặc cố định. Bên cạnh đó, các cơ quan tín dụng xuất khẩu uy tín hơn khi cung cấp bảo hiểm cho các nguồn tài chính của các dự án do có nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ với các chính phủ vì vậy ít nhạy cảm với những biến động chính trị hơn so với tư nhân. Terry và cộng sự (2012) chỉ ra rằng: Vai trò của các tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECAs) trong các dự án tài chính quốc tế tăng vọt vào giữa những năm 1990 với sự tăng trưởng nhanh chóng của các khoản đầu tư điện tư nhân (IPP) tại các thị trường mới nổi như Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Colombia Từ năm 1994 đến 2011, ECAs đã cung cấp hơn 17 tỷ đô la cho các dự án sản xuất điện trên toàn cầu bao gồm cả các khoản bảo hiểm. Ngoài ra, ECAs cũng được ví như là chất xúc tác quan trọng để huy động vốn cho các dự án dầu khí và đường ống dẫn khí, các dự án viễn thông, hóa chất, xây dựng, khai khoáng. ECAs đã tham gia thiết yếu và có kiến thức trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả các vấn đề tín dụng và cơ cấu vốn cho dự án; đồng thời cùng với tính linh hoạt, ECAs đã trở thành một trong những nguồn tài trợ quan trọng nhất cho các dự án tài chính toàn cầu suốt hai thập kỷ qua. Ngược lại với các quan điểm trên, Marijn Peperkamp (2007) đã phân tích về tác động của tài trợ qua hình thức tín dụng xuất khẩu đối với ngành công nghiệp vũ khí. Ông chỉ ra rằng các quốc gia phát triển và có nền công nghiệp vũ khí có xu hướng thúc đẩy xuất khẩu vũ khí sang các nước đang phát triển thông qua các khoản vay tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm và bảo lãnh. Kết quả là ở các nước đang phát triển, chi tiêu cho quân sự tăng lên, tạo điều kiện cho tham nhũng và gia tăng gánh nặng nợ cho quốc gia. Điều này trên thực tế không nhất quán với chính sách hỗ trợ phát triển mà các quốc gia hướng đến. 639
  5. 2. Tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng 2.1. Các hình thức tài trợ dự án bằng tín dụng xuất khẩu ECAs có thể tài trợ cho các dự án thông qua bảo hiểm rủi ro (PRI), bảo lãnh cho các khoản nợ thương mại, cho vay trực tiếp và thậm chí trong một số trường hợp ECAs góp vốn đầu tư trực tiếp trong các dự án. Bảng 1. Giá trị tín dụng xuất khẩu cho các dự án năng lượng (2005 - 2013) Đơn vị: triệu USD Dự án năng lượng* 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nhiệt điện (than, dầu, khí ) 1,311.6 891.8 530.9 3,439.3 3,701.4 4,848.1 4,383.5 6,840.5 5,267.7 Năng lượng hạt nhân 730.3 5.5 1.3 1.7 0.7 2,900.3 560.4 1,992.4 6.0 Năng lượng khác (thủy điện, năng lượng mặt trời) 837.8 645.7 561.4 343.0 1,716.1 2,389.5 4,037.7 3,068.7 2,641.8 Tổng 2,879.7 1,543.0 1,093.6 3,784.0 5,418.3 10,137.9 8,981.6 11,901.6 7,915.5 Nguồn: OECD (2015) *Members of the OECD Working Party on Export Credits and Credit Guarantees (ECG) Các hình thức mà một tổ chức tín dụng xuất khẩu tài trợ cho dự án cụ thể như sau: Tài trợ dự án: ECAs cung cấp các khoản vốn dài hạn từ 05 - 10 năm cho các dự án ở nước ngoài, đặc biệt là các dự án xây dựng, năng lượng hay lắp ráp các nhà máy chế tạo. Tài trợ dự án thường là dưới dạng không hoàn trả, nghĩa là vốn sẽ được hoàn trả từ doanh thu do dự án đó tạo ra. Trong trường hợp dự án thất bại, người cho vay chỉ có thể truy đòi từ tài sản còn lại của dự án. Bảo lãnh: ECAs đưa ra các khoản bảo lãnh để đảm bảo cho các khoản tổn thất của nhà đầu tư mà nguyên nhân xuất phát từ tình trạng bất ổn dân sự, rủi ro về chính trị, rủi ro về tỷ giá, hoặc do sự vi phạm hợp đồng của quốc gia của nhà nhập khẩu. ECAs cũng bảo lãnh việc vỡ nợ của các khoản vay (bảo lãnh vay vốn), làm cho khoản 640
  6. vay đó trở nên hấp dẫn hơn đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM), để các NHTM cho các nhà xuất khẩu cá nhân hoặc nhà đầu tư vay. Khi khoản mất mát của khách hàng được đảm bảo bằng một khoản bảo lãnh của ECAs, chính phủ của nước có ECAs đó được giả định là người có nghĩa vụ cuối cùng. Trong một số trường hợp, ECAs còn có thể đảm bảo các khoản mất mát từ chính phủ nơi mà dự án hoặc người vay có trụ sở, thường là tại các nước đang phát triển. Bảo hiểm: Dịch vụ này tương tự như dịch vụ bảo lãnh, nhưng trong phạm vi chỉ liên quan đến khoản mất mát đã được mua bảo hiểm. Chính phủ thường xuyên bổ sung các khoản đảm bảo từ ngân sách theo định kỳ hoặc khi đòi hỏi của bảo hiểm yêu cầu, nhưng ECAs thường tự tạo quỹ và cả các chi phí hoạt động thông qua phí bảo hiểm thu được. Vốn cổ phần: Một số ít ECAs tạo ra vốn cổ phần để trực tiếp đầu tư vào phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các dự án thương mại tại các quốc gia đang phát triển. Các nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào những dự án như vậy trong một số trường hợp được đảm bảo các khoản hoàn lại tối thiểu. Vốn cổ phần giúp ECAs phân chia rủi ro giữa các dự án khác nhau và tạo ra khả năng đầu tư vào các dự án nhỏ hơn. Khi được đảm bảo khoản hoàn trả tối thiểu, ECAs cũng thu hút thêm các khoản tiền đầu tư từ tư nhân. Sơ đồ 2. Cấu trúc tài trợ dự án bằng tín dụng xuất khẩu Nguồn:Terry (2012) 2.2. Điều kiện của các khoản vay ECAs ECAs từ các nước OECD tuân theo một thỏa thuận nhằm thiết lập ra các điều khoản và điều kiện tín dụng xuất khẩu. Các quy tắc quan trọng như là một phần của thỏa thuận bao gồm các hướng dẫn liên quan đến: vốn đối ứng của bên vay, điều khoản tín dụng tối đa, lãi suất tối thiểu (CIRR) cho vay trực tiếp, phí bảo hiểm tối 641
  7. thiểu đối với rủi ro chính trị, điều khoản và điều kiện trả nợ và các khoản tín dụng hỗ trợ liên quan. ECAs có thể tài trợ lên đến 85% của giá trị hợp đồng xuất khẩu, 30% vốn đối ứng của bên vay và chi phí tài chính trong quá trình xây dựng. Thời hạn của các khoản vay lên đến 14 năm. Ví dụ như một dự án có tổng vốn là 150$, trog đó có 100 $ là giá trị nhập khẩu thiết bị, và 50% là vốn đối ứng, 20$ là chi phí tài chính. Thì giá trị khoản vay có thể lên tới 135$ Sơ đồ 3. Giá trị của khoản vay ECA Giá trị hợp đồng Vốn đối ứng của Chi phí tài chính Giá trị của khoản vay ECA xuất khẩu bên vay Nguồn:Terry (2012) Việc thu xếp vốn cho dự án có thể kéo dài thời gian lên đến 14 năm và tùy thuộc vào bản chất của giao dịch, các điều kiện về thanh toán lãi và nợ gốc khá linh hoạt. Nhưng theo OECD (2016), các giao dịch tài trợ cho dự án phải tuân thủ các điều kiện tối thiểu sau: • Tổng số tiền hoàn trả trong 1 kỳ sáu tháng không được vượt quá 25 phần trăm tổng khoản vay; • Kỳ trả nợ đầu tiên không quá 24 tháng từ khi giải ngân và không ít hơn 2 phần trăm của tổng số tiền vay; • Các khoản lãi phải trả ít nhất 12 tháng/kỳ và khoản thanh toán lãi đầu tiên được thực hiện không quá 6 tháng kể từ khi giải ngân; • Trung bình các kỳ thanh toán không vượt quá 7,25 năm 642
  8. Bảng 2. Điều kiện vay của một số ECAs trên thế giới Nội dung Nhật Bản Trung Quốc Đức JBIC/NEXI China Eximbank Hermes Sinosure ECAs China Development Bank Tỷ lệ xuất xứ hàng Tỷ lệ xuất xứ hàng Tỷ lệ xuất xứ hóa từ Nhật Bản ít hóa từ Trung Quốc hàng hóa từ Điều kiện nhất 30% giá trị hợp ít nhất 50%/giá trị Đức ít nhất đồng hợp đồng 51% giá trị hợp đồng Không vượt quá Không vượt quá Không vượt Quy mô 85%/ giá trị hợp 85%/ giá trị hợp quá 85%/ giá đồng đồng trị hợp đồng Lên tới 10 năm Tối đa 5 năm Lên tới 15 năm (đặc biệt là các Thời hạn vay dự án về năng lượng) Lãi suất thương mại Lãi suất cs định CIRR+ OECD tham chiếu CIRR CIRR risk premium (do OECD thông Lãi suất LIBOR+ mức chênh báo) + 0.2% lãi suất (2%) LIBOR + applicable margin Yên Nhật hoặc USD EUR hoặc Đồng tiền vay USD USD Phí bảo hiểm rủi ro Phí quản lý, phí cam Phí bảo hiểm kết theo tỷ lệ % Phí của đơn hàng được bảo hiểm Nguồn: Báo cáo NHTM CP Đại Dương (2011),Citibank (2015) 643
  9. 3. Tín dụng xuất khẩu trong một số dự án năng lượng ở Việt Nam Việc tài trợ dự án qua hình thức tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng ở Việt Nam được thực hiện qua các bước sau: 1.Tổ chức tư vấn sẽ cung cấp cho chủ đầu tư về hồ sơ, quy trình xin cấp vốn tín dụng xuất khẩu và lựa chọn ngân hàng đầu mối. Tiêu chí để lựa chọn: Cam kết chắc chắn thu xếp vốn cho dự án với chi phí thấp nhất, thời gian vay tối thiểu 10 năm, thủ tục giải ngân kịp thời với tiến độ, và đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư. 2. Chủ đầu tư sẽ lựa chọn ngân hàng đầu mối (MLA). Cùng với tổ chức tư vấn, chủ đầu tư sẽ cùng ngân hàng đầu mỗi xây dựng phương án tài trợ cho dự án. 3. Ngân hàng đầu mối sẽ chịu trách nhiệm thu xếp tín dụng xuất khẩu thông qua khoản vay của tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECAs). 4. ECAs đưa ra các điều kiện của mình và các điều kiện đảm bảo của Chính phủ cấp ECAs, trên cơ sở đó để chủ đầu tư và MLA hoàn thiện hồ sơ xin cấp thư bảo lãnh của chính phủ. Hồ sơ vay đảm bảo có đầy đủ: Đơn đăng ký cấp tín dụng xuất khẩu của người mua, Dự thảo hợp đồng thương mại và các tài liệu đấu thầu và báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án; Tài liệu chứng minh khoản vay tín dụng của bên nhập khẩu, bên xuất khẩu, bên bảo lãnh; Các báo cáo tài chính của bên vay và bên bảo lãnh. 5. Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục thông qua tổ chức tư vấn để xin cấp bảo lãnh của chính phủ cho khoản vay. 6. Sau khi có bảo lãnh của Chính phủ, ECAs hoàn tất hồ sơ xin cấp tín dụng và trình chính phủ nước cấp tín dụng xuất khẩu thông qua khoản vay. 7. MLA ký hợp đồng bảo lãnh một phần tín dụng xuất khẩu với tổ chức bảo lãnh. 644
  10. Sơ đồ 4. Quy trình tài trợ dự án qua hình thức tín dụng xuất khẩu Nguồn: PVFC (2011), OECD(2016) Với mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và phát triển đời sống xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030” (Quy hoạch điện VII), với dự kiến tổng số vốn cần huy động để đầu tư cho ngành điện lên đến 2.359 nghìn tỷ đồng (tương đương 79,88 tỷ USD). Có thể thấy vấn đề vốn đầu tư là một trong những trở ngại lớn nhất cho việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, bên cạnh việc tăng khả năng huy động nguồn lực tài chính trong nước, việc huy động nguồn vốn nước ngoài là điều không thể thiếu. Trước đây, Việt Nam tập trung nhiều đến việc thu hút các nguồn vốn FDI, ODA vào các dự án lớn. Nhưng hiện nay nguồn vốn ưu đãi này đã giảm đi do Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình và những khó khăn trên thị trường vốn quốc tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Bên cạnh đó, tuy việc đi vay trong nước nhằm tài trợ cho các dự án có nhiều ưu điểm như thủ tục vay tương đối đơn giản, tránh được vấn đề bảo lãnh vốn vay, vì vậy công trình có thể được thực hiện theo đúng tiến độ. Nhưng nhược điểm của các nguồn vốn trong nước đó là thời gian trả nợ tương đối ngắn, thông thường chỉ khoảng 10 năm bao gồm cả thời gian ân hạn. Cơ chế cho vay thả nổi với lãi suất theo thị trường tài chính quốc tế như hiện nay của các ngân hàng trong nước thì rủi ro về mặt tài chính do những biến động trên thị trường vốn quốc tế đã đẩy toàn bộ sang phía chủ đầu tư dự án, ngân hàng không phải gánh chịu phần rủi ro nào cả. Chính bởi lý do trên, trong điều kiện hiện nay, các khoản vay hỗ trợ tín dụng xuất khẩu là một sự lựa chọn cần cân nhắc cho các dự án lớn tại Việt Nam. Một số dự án đang sử dụng hình thức huy động vốn này như các dự án nhà máy điện Vũng Áng, 645
  11. Mạo Khê, dự án tổ hợp bô-xít nhôm Lâm Đồng. Một số dự án khác đang triển khai thu xếp vốn theo hình thức này như nhà máy điện Quảng Trạch, Long Phú Như đã đề cập ở trên, cho vay đối với nhà nhập khẩu Việt Nam thường được các ECAs thực hiện gián tiếp thông qua hạn mức tín dụng mà ECAs thiết lập với các NHTM ở Việt Nam mà tiếp đó sẽ cung cấp khoản vốn này cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bảng 3. Tín dụng xuất khẩu cho các dự án năng lượng ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2015 Ngân hàng ECAs Dự án Quy mô Bảo lãnh đầu mối Citibank, Mizuho Dự án tổ hợp bô 300 triệu USD Citibank NEXI Corporate Bank, - xít nhôm Sumitomo Mitsui Trust Lâm Đồng Bank, Limited và The Bank of Corporate JBIC, SMBC Nhà máy Nhiệt 95 triệu USD JBIC JBIC,NEXI điện Vũng Áng SINOSURE, HERMES Nhà máy Nhiệt 146 triệu USD HSBC điện Vũng Áng Ngân hàng BNP Nhà máy nhiệt 275 triệu USD Ngân hàng SINOSURE Paribas và Ngân hàng điện Mạo Khê BNP Bank Of China Paribas KEXIM* Nhà máy nhiệt 330 triệu USD PVcombank điện Thái Bình Ngânhàng Sumitomo Đường dây 245 triệu USD Citibank NEXI Mitsui Trust Bank 500kV Duyên Hải - Mỹ Tho, 220kV Limited, chi nhánh Long Phú - Sóc Singapore (SMTB). Trăng, 220 kV Long Phú - Cần Thơ - Trà Nóc, và trạm biến áp 220kV Cần Thơ Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ PVFC(2011),PVN (2013) *Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2016 646
  12. Ngoài ra không tài trợ trực tiếp nhưng một số ECAs tham gia bảo hiểm cho khoản vay như: Nhà máy điện Đakđrinh được NEXI bảo hiểm cho khoản vay 178 triệu USD, thời hạn 13 năm với ngân hàng Pháp Credit Agricole CIB là ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp của Tập đoàn tài chính Crédit Agricole (Pháp); Nhà máy nhiệt điện Mông Dương: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) và Tổng Công ty Bảo hiểm thương mại Hàn Quốc (KSURE) sẽ cung cấp các bảo lãnh rủi ro cho dự án, trị giá trên 1,46 tỷ USD từ 12 ngân hàng thương mại (BNP-Paribas, Credit Agricole, HSBC, ING, Mizuho, Natixis, SMBC, Societe Generale, Standard Chartered, Unicredit, CIC Pháp và DZ Đức). 4. Ưu điểm và nhược điểm của tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam Sau một thời gian các ECAs tài trợ vốn cho các dự án năng lượng Việt Nam bằng hình thức tín dụng xuất khẩu, có thể đánh giá một số ưu điểm của phương thức này như sau: - Việc có ECAs tại Việt Nam và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ cung cấp từ ECAs cho các nhà xuất khẩu sẽ đem lại những lợi ích rất lớn như bảo vệ tài chính trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc do bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu. Ngoài ra hình thức này còn tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc chủ động cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu mở rộng thị trường hoạt động. - Đối với Việt Nam việc tận dụng vốn vay với chi phí hợp lý để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở sản xuất để tạo đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu quốc gia là cần thiết. - Hiện nay nguồn vốn tín dụng xuất khẩu ECA được tài trợ trực tiếp, hay bảo lãnh cho các dự án năng lượng ở Việt Nam thường từ các tổ chức tài chính hay tổ chức cung cấp bảo hiểm thương mại của nước xuất khẩu cho việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể một số tổ chức tham gia hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các dự án ở Việt Nam như: Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đầu tư Nhật Bản (NEXI), Tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc (SINOSURE), Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Tổ chức Bảo hiểm thương mại Hàn Quốc (K-SURE). Ngoài ra gần như 100% giá trị các khoản vay được bảo lãnh bởi Bộ tài chính Việt Nam với các ngân hàng thương mại của nước xuất khẩu. Theo đó, mức lãi suất đã tính phí bảo lãnh của các khoản vay ECA này ưu đãi hơn so với các khoản vay thương mại trực tiếp trên thị trường trung bình từ 3,5%/năm đến 5%/năm. 647
  13. - Các khoản vay ECA cũng đáp ứng được thời hạn vay dài, trên 10 năm (trung bình từ 10 năm – 13 năm), trong đó thời gian ân hạn có thể kéo dài đến 3 năm, lịch trả đều theo niên kim phù hợp với hình thức đầu tư cho dự án. Các nguồn vốn ổn định, không có các ràng buộc khắc khe về chính trị hay xã hội. Bảng 4. So sánh một số hình thức tài trợ dự án tại Việt Nam Hình thức Lãi suất Thời hạn vay Quy mô ECAs 3,5 - 5 >10 năm Quy mô lớn (đến 85%/ giá trị dự án) Vay thương mại 4 -6 5năm - 7 năm Thấp 20 -50 triệu USD/ dự án Phát hành trái 5,5 - 6 10 năm Hạn chế phiếu quốc tế Vay tổ chức tín 6 - 7,5 10 năm Quy mô lớn đến thác tư nhân (lãi suất cố định) 80%/giá trị dự án Nguồn: Báo cáo của PVFC (2011),VEA(2015) Tuy nhiên các hình thức tín dụng xuất khẩu tài trợ cho dự án còn có những hạn chế sau: - Để nhận được các khoản vay ECA, các dự án cần phải sử dụng công nghệ đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt từ phía Chính phủ nước cho vay và chính sách riêng của từng tổ chức tài chính như: (i) Các quy định chung liên quan đến bảo vệ môi trường được áp dụng đối với các khoản vay ECAs từ các nước trong tổ chức OECD; (ii) Chuẩn mực được công nhận toàn cầu liên quan đến xác định, đánh giá và quản lý rủi ro về xã hội và môi trường của các Dự án Quốc tế do các Tổ chức tài chính quốc tế đưa ra; (iii) Các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo và không khuyến khích các dự án có độ phát thải Carbonic cao. - Doanh nghiệp đi vay phải phụ thuộc vào nguồn gốc thiết bị và chính sách của các tổ chức ECA. Do mục tiêu chính của ECA là thực hiện chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của nước cho vay, nên hầu hết các quốc gia đều yêu cầu các dự án muốn được hỗ trợ vốn ECA phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu hàng hóa/dịch vụ có xuất xứ từ nước đó. Theo Nguyễn Duy Phúc (2014), yêu cầu tỷ lệ xuất xứ hàng hóa tối thiểu đối với các nước như sau: Mỹ (50%), Nhật Bản (30%), Hàn Quốc (50%), Trung Quốc (60%), Séc (50%), Nga (50%) Việc đáp ứng tỷ lệ xuất xứ hàng hóa này sẽ làm giảm cơ hội tham gia của các nhà thầu trong nước trong việc tham gia vào dự án. 648
  14. - ECAs cũng chỉ xem xét một dự án khi có đầy đủ thông tin nên thời gian thực hiện hình thức vay này có thể kéo dài trên 1 năm và phải có sự bảo lãnh của Chính phủ, đồng thời chi phí bảo hiểm khoản vay từ 5% đến 10% và chính sách của các ECAs cũng không cố định. 5. Kết luận Như đã phân tích đặc điểm chung của các dự án năng lượng thường có quy mô đầu tư lớn, và các thiết bị thường phải nhập khẩu từ các nước phát triển về công nghệ và dày dạn kinh nghiệm. Đồng thời trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn, theo nhóm tác giả tín dụng xuất khẩu là một phương thức huy động vốn mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án, cũng như tận dụng được một số ưu đãi về thời hạn vay và lãi suất. Tuy nhiên với những hạn chế về điều kiện và điều khoản để thực hiện một khoản tín dụng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng để tránh những rủi ro trong thu xếp vốn và thực hiện dự án. Mặt khác những khoản tín dụng xuất khẩu thường phải được sự bảo lãnh của Chính phủ và Bộ tài chính, nên nếu doanh nghiệp gặp rủi ro trong vấn đề thanh toán các khoản lãi và gốc thì sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ côn, từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế. Vì vậy nhóm tác giả cũng đề xuất việc xây dựng quy chế riêng cho hoạt động tín dụng xuất khẩu, đặc biệt đối với ngành năng lượng nhằm quản lý rủi ro từ hoạt động này. Tài liệu tham khảo 1. Auboin, M(2007), Boosting Trade Finance in Developing Countries: What Link with the WTO? WTO Staff Working Paper No. ERSD – 2007 - 4 2. Báo cáo của PVFC 2011, Phương án thu xếp vốn cho dự án. Hà Nội 3. Báo cáo của NHTMCP Đại Dương (2011). Báo cáo triển khai công tác tư vấn thu xếp vốn. Hà Nội 4. Balraj. Rajpurohit,S.R (2014), Financial comparison of export credit agancies (ECAs)/ Export import banks of Inida, China, USA, Russia, South Africa and Australia. Journal of Indian Research (ISSN: 2321 - 4155), Vol.2, No 3, P73 - 78 5. Georges Romano (2015) Financing via Export and Agency Finance (ECA) Characteristics and Benefits. Citi Bank. 6. Marijn Peperkamp (2007), European Export Credit Agencies and the Financing of Arms Trade, A report by the European Network Against Arms Trade. 649
  15. 7. Michael Gonter (2015), Statistics on arrangement official export credit support for electric power generation projets (2003-2013), Working party on Export credits and Credit Guarantees. 8. Morris. P.W.G. (1994), The Management of Project, London: Thomas Telford. 9. Nguyễn Duy Phúc (2014) Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 7) truy cập từ kien-nghi/phan-bien-kien-nghi/von-cho-cac-du-an-dien-va-nhung-van-de- cap-bach-(ky-7).html 10. OECD (2016). Arrangement on officially supported export credits. 11. PVN (2013), Ký Hợp đồng tín dụng xuất khẩu Hàn Quốc và Hợp đồng vay thương mại nước ngoài cho Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 truy cập từ 12. Raquel M.K (2011), The role and importance of export credit agencies, Institute of Brazilian Business and Public management issues, The Minerva program 13. Richard.D (2008), The role of export credit aencies in Project Financingfrom agencies-project-financing/ 14. Siregar, R. Y. (2010), ‘Export Credit and Export Performance in Indonesia’, in Findlay, C.,F. Parulian and J. Corbett (ed.), Linkages between Real and Financial Aspects of Economic Integration in East Asia. ERIA Research Project Report 2009-1, Jakarta: ERIA. pp.255-287. 15. Stephens. M (1998), Export Credit Agencies, Trade Finance, and South East Asia. IMF Working Paper. WP/98/175.IMF 16. Terry. N, John S and Jennifer H(2012), The Role and Impact of Export Credit Agencies in Project Finance, Gower Publishing’s The Principles of Project Finance 17. Website của Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) tại www.nangluongvietnam.vn 18. Website của OECD www.oecd.org 650
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP MỚI” NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Địa chỉ: 207 Đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Website: http//nxb.neu.edu.vn; Email: nxb@neu.edu.vn Địa chỉ phát hành Ebooks: Điện thoại/Fax: (04) 36282486 Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. NGUYỄN ANH TÚ, Giám đốc Nhà xuất bản Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TS. NGUYỄN THÀNH ĐỘ, Tổng biên tập Biên tập: TRỊNH THỊ QUYÊN Chế bản vi tính: LÊ ĐÀO Thiết kế bìa: NGUYỄN VƯƠNG Sửa bản in và đọc sách mẫu: TRỊNH THỊ QUYÊN In 200 cuốn, khổ 19 x 27cm tại Công ty TNHH in và Photo Anh Tú, địa chỉ: 197 Trần Đại Nghĩa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Mã số ĐKXB: 1438-2016/CXBIPH/02-92/ĐHKTQD cấp ngày 13 tháng 05 năm 2016 và ISBN: 978 - 604 - 946 - 126 - 2 Số quyết định xuất bản: 152/QĐ-NXBĐHKTQD cấp ngày 20 tháng 06 năm 2016 In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2016 651