Tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 1960
Bạn đang xem tài liệu "Tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftinh_minh_bach_hieu_qua_va_ben_vung_cua_thi_truong_bao_hiem.pdf

Nội dung text: Tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam

  1. TÍNH MINH BẠCH, HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Văn Định1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt So với sự ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới, lịch sử ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn khá non trẻ. Nghị định 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được coi là mốc đánh dấu sự ra đời của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy non trẻ, song gần 1/4 thế kỷ vừa qua thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển khá ổn định và bền vững. Hằng năm, tốc độ tăng trưởng của thị trường này luôn ở mức cao so với tất cả các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ khác trong nền kinh tế. Tính minh bạch và hiệu quả phát triển thị trường luôn được thể hiện rất rõ ở từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Và đây cũng là nội dung chính mà tác giả bài viết này muốn đề cập. Từ khóa: Thị trường bảo hiểm; bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm 1. Khái quát về thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam Sau khi Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua năm 2000, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cơ bản cấu thành thị trường: là người mua, người bán, các trung gian bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm của cả 2 loại hình là nhân thọ và phi nhân thọ. - Người bán bảo hiểm bao gồm các DNBH nhân thọ và DNBH phi nhân thọ. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010, chúng ta đã chính thức thừa nhận các loại hình pháp lý của DNBH, gồm: Công ty cổ phần bảo hiểm; Công ty TNHH bảo hiểm; Hợp tác xã bảo hiểm; Tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các DNBH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Công ty TNHH hoặc chi nhánh DNBH nước ngoài. Số lượng các DNBH trong những năm qua đã tăng khá nhanh, từ 42 doanh nghiệp năm 2010 lên 46 doanh nghiệp năm 2016. Bên cạnh đó còn có 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. 1 Email: dinhnv@neu.edu.vn 271
  2. - Người mua bảo hiểm bao gồm các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Với một nước có hơn 92 triệu dân nên tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay, tỷ lệ mua bảo hiểm của nước ta chỉ là 1,85% so với GDP, phí bảo hiểm bình quân đầu người là 19,5 đô la Mỹ, con số này chỉ cao hơn Lào (5,64$) và Campuchia (1,95$). Do GDP của nước ta còn thấp nên khả năng tài chính của người dân còn hạn chế, hơn nữa do trải qua nhiều năm sống trong bao cấp, nên nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân chưa thật đầy đủ về bảo hiểm. Điều này đã tác động rất lớn đến thời kỳ đầu của thị trường bảo hiểm. - Các trung gian bảo hiểm bao gồm các doanh nghiệp môi giới và các đại lý bảo hiểm. Nếu như năm 2010, cả nước chỉ có 7 doanh nghiệp môi giới và hơn 300.000 đại lý bảo hiểm, thì đến năm 2016 con số đã là 12 doanh nghiệp môi giới và hơn 480.000 đại lý bảo hiểm. Trên thị trường, các doanh nghiệp môi giới không chỉ nỗ lực phát triển kinh doanh, nâng cao uy tín, mà họ còn thật sự là người đại diện cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng các loại hình, các sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Hoạt động của họ cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ở Việt Nam cho đến nay, đại lý vẫn là kênh phân phối chủ yếu các sản phẩm bảo hiểm, nhất là trong bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Luật Kinh doanh bảo hiểm đã quy định rất rõ, một tổ chức, muốn trở thành đại lý phải được thành lập và hoạt động hợp pháp, đồng thời những nhân viên trực tiếp hoạt động đại lý phải có đủ các điều kiện của một đại lý cá nhân. Trên thị trường hiện nay, đã có nhiều DNBH phát triển hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng, qua bưu điện, Mặc dù xét về mặt lý thuyết các kênh phân phối này có các mô hình và phương thức hoạt động riêng, nhưng tại Việt Nam việc phân phối sản phẩm qua các kênh này vẫn được coi như đại lý bảo hiểm. - Mặc dù là một thị trường non trẻ, song, số lượng các sản phẩm bảo hiểm tại Việt Nam rất phong phú và ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nếu như trong bảo hiểm phi nhân thọ, các DNBH đã tung ra thị trường hơn 800 sản phẩm, thì các DNBH nhân thọ cũng không chịu thua kém. Với hơn 200 sản phẩm tung ra thị trường, nên những năm gần đây, doanh thu phí BHNT luôn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cho dù khủng hoảng 272
  3. kinh tế vẫn chưa thực sự chấm dứt. Bằng những kinh nghiệm vốn có của các DNBH nước ngoài, bằng óc sáng tạo của các DNBH trong nước, nên các sản phẩm bảo hiểm có mặt trên thị trường được thiết kế khá phù hợp với nhu cầu khách hàng và phần lớn khách hàng hài lòng với các sản phẩm, nhất là sản phẩm của các DNBH lớn, có uy tín, có thương hiệu. Với tất cả những yếu tố cấu thành thị trường, cộng với sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước, cho nên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm qua luôn phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bảng 1. Các chỉ tiêu phản ánh khái quát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam Đơn vị Chỉ tiêu 2010 2015 2016 tính 1. DNBH phi nhân thọ DN 29 30 31 2. DNBH nhân thọ DN 11 17 17 3. Doanh nghiệp tái bảo hiểm DN 1 2 2 4. Doanh nghiệp môi giới 6 12 13 5. Đại lý bảo hiểm Người 300.000 460.000 484.000 6. Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 17.070 32.142 34.500 (ước) phi nhân thọ 7. Doanh thu phí bảo hiểm T ỷ đồng 15.024 38.110 41.050 (ước) nhân thọ 8. Tổng doanh thu Tỷ đồng 32.094 70.252 76.559 (ước) Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Từ số liệu về tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường giai đoạn 2010-2016 cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về doanh thu đạt 16,8% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này của nền kinh tế (5,67%). 273
  4. 2. Tính minh bạch, hiệu quả và bền vững của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam a. Về tính minh bạch Là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, với cơ chế hoạt động của các DNBH là: phí bảo hiểm thu trước, bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm sau, cho nên Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam rất quan tâm đến tính minh bạch của thị trường này. - Tính minh bạch thể hiện nay từ khi cấp phép thành lập các DNBH. Với tiêu chí chặt chẽ, công khai nên hầu hết các chủ đầu tư góp vốn thành lập DNBH đều là những tổ chức kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế có uy tín, có tiềm lực mạnh để góp phần vào sự phát triển an toàn, ổn định của thị trường. - Với các trung gian bảo hiểm, tính minh bạch rõ ràng thể hiện ngay trong các văn bản pháp luật. Chẳng hạn, Điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định: “Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm, điều kiện, mức phí, DNBH và các công việc có liên quan đến đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm”. Hay Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010 cũng quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và quyền lợi của đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm phải có hợp đồng đại lý, một tổ chức muốn trở thành đại lý phải được thành lập và hoạt động hợp pháp, - Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, mỗi sản phẩm mà DNBH tung ra thị trường đều phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước. Giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí; giám sát về mức giữ lại và tái đi trong hoạt động tái bảo hiểm, Hầu như tất cả các sản phẩm, các nghiệp vụ bảo hiểm triển khai trên thị trường đều được công khai, minh bạch trong các báo cáo thường niên, trong cuốn “Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam” do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phát hành. - Tính công khai, minh bạch của thị trường bảo hiểm Việt Nam thể hiện rõ nhất là trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi DNBH, kể cả DNBH nhân thọ và DNBH phi nhân thọ. Điều này thể hiện trước hết trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định về năng lực tài chính của 274
  5. DNBH; các tiêu chí về quản trị doanh nghiệp; vốn góp; biểu khả năng thanh toán, hoạt động đầu tư tài chính, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, Tiếp đến, các DNBH phải xây dựng và công khai các quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm, quy trình triển khai bảo hiểm, thậm chí cả quy trình khai thác, quy trình giám định, bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm liên quan đến từng nghiệp vụ, từng sản phẩm bảo hiểm. Từ đó, giúp các bộ phận có liên quan trong nội bộ doanh nghiệp và các đại lý bảo hiểm dễ dàng thực hiện các chức năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp. Trên cơ sở những quy định của các văn bản pháp luật, Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm (thuộc Bộ Tài chính) sẽ tiến hành giám sát, kể cả giám sát từ xa và giám sát tại chỗ thông qua các cuộc thanh, kiểm tra. Chẳng hạn, năm 2010 Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm đã tiến hành tổng cộng 15 cuộc thanh, kiểm tra, năm 2016 tiến hành 24 cuộc. Thông qua thanh, kiểm tra, Cục đã yêu cầu các DNBH chấn chỉnh công tác chi bồi thường cho khách hàng theo đúng nguyên tắc chính xác, kịp thời trên cơ sở các quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm. Đồng thời cũng trên cơ sở các quy tắc, điều khoản và các quy trình hoạt động, các DNBH còn tiến hành kiểm soát nội bộ. Hoạt động này ngày càng đi vào nề nếp và thực chất. Nội dung kiểm soát nội bộ thường tập trung vào những vấn đề chính, như: đánh giá rủi ro; khai thác bảo hiểm; bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm, hoạt động đầu tư, Kết quả của hoạt động này không chỉ giúp quản trị tốt DNBH, mà còn giúp thị trường phát triển ổn định và minh bạch hơn. b. Về tính hiệu quả và bền vững của thị trường bảo hiểm Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng “nóng” đã trở thành một tất yếu trong thời kỳ đầu thị trường hình thành, không chỉ đối với thị trường bảo hiểm mà là của nhiều thị trường khác ở nước ta, như thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, Tuy nhiên, sau những năm đầu của khủng hoảng kinh tế vừa qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả. Điều đó được thể hiện như sau: - Thị trường tiếp tục tăng trưởng và mở rộng dần ra những lĩnh vực còn bỏ ngỏ. Nhiều sản phẩm bảo hiểm mới ra đời (bảo hiểm tín dụng; bảo hiểm nhà ở, ), trong đó, có một số sản phẩm có tính xã hội, tính công cộng đã được 275
  6. triển khai nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (bảo hiểm cây lúa; bảo hiểm vật nuôi và thuỷ sản). - Sự phát triển của thị trường đã gắn với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, còn gắn với hiệu quả kinh tế - xã hội mà thị trường hướng tới. Khách hàng rất dễ dàng nhận thấy, trên thị trường ngày càng có nhiều nhà cung cấp sản phẩm và sản phẩm bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn để họ dễ dàng lựa chọn. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh của các DNBH đã ngày càng được chuyên nghiệp hóa ở tất cả các khâu: nhân sự, tổ chức khai thác, giám định, bồi thường, Các DNBH trong nước luôn hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế để phấn đấu. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm ngày càng ổn định, sự hài lòng của khách hàng đang có xu hướng tăng lên. Cho dù khủng hoảng kinh tế, nhưng trong những năm qua, chưa một DNBH nào bị phá sản. - Về phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng chuyên nghiệp. Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm luôn lấy tiêu chí công khai, minh bạch để nâng cao tính trách nhiệm trong việc giải trình với các cấp có thẩm quyền và công chúng về các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm; tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của các DNBH. Đồng thời Cục còn đóng vai trò như bà đỡ cho các DNBH hoạt động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia thị trường, Tính hiệu quả và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể được nhìn nhận từ những con số ở bảng sau: 276
  7. Bảng 2: Một số chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả và bền vững của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Ƣớc 2016 1. Tổng DT phí bảo hiểm Tỷ đồng 32.094 36.207 42.564 49.108 56.602 70.252 76.559 2. Tốc độ phát triển liên hoàn % - 112,8 117,5 115,3 115,2 124,1 108,9 3. Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm Tỷ đồng 9.283 11.647 15.259 22.697 27.511 34.596 39.152 4. Tốc độ phát triển liên hoàn % - 125,4 131,0 148,7 121,2 125,7 113,1 5. Đầu tư trở lại nền kinh tế Tỷ đồng 49.557 69.964 82.516 97.623 112.516 149.673 160.000 6. Tốc độ phát triển liên hoàn % - 141,2 118,0 118,3 115,2 132,9 107,0 7. Tổng dự phòng nghiệp vụ Tỷ đồng 71.518 84.220 92.101 102.598 118.761 130.035 141.000 8. Tốc độ phát triển liên hoàn % - 117,7 109,3 111,2 115,8 110,1 108,4 9. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý) Người 371.517 380.129 396.209 417.513 420.727 461.209 480.000 10. Tốc độ phát triển liên hoàn % - 104,2 105,3 100,7 100,9 109,7 104,1 Nguồn: Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 277
  8. Số liệu bảng trên cho thấy, tính bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam thể hiện ở chỉ tiêu tổng doanh thu phí không ngừng tăng lên hàng năm. Đặc biệt là số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế hàng năm tăng khá nhanh. Hiệu quả xã hội thể hiện rất rõ ở số tiền bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm, cũng như số công ăn việc làm được tạo ra hàng năm. 3. Giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam theo hƣớng minh bạch, hiệu quả và bền vững Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/2/2012 đã nêu rõ định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020 như sau: “Phát triển thị trường phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức và cá nhân ”. Để thực hiện được những mục tiêu và định hướng nêu trên, phải chăng các giải pháp để phát triển thị trường là: a. Về phía các DNBH + Cần tiếp tục tuyên truyền quảng bá hình ảnh của mình để từng bước mở rộng thị trường và vươn ra thị trường quốc tế. + Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm và đa dạng các kênh phân phối sản phẩm, để sản phẩm dễ dàng đến với mọi loại khách hàng. Đa dạng hóa các loại sản phẩm, kể cả sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Đối với những lĩnh vực còn bỏ ngỏ nhiều, như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm bảo lãnh, các DNBH cần nghiên cứu thiết kế các sản phẩm phù hợp. Đây là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn vì hơn 60% dân số nước ta sống ở nông thôn và làm nông nghiệp là chủ yếu. + Tiếp tục công khai, minh bạch các quy tắc, điều khoản và biểu phí, đồng thời nên thiết lập đường dây nóng để giải thích những vấn đề mà khách hàng chưa rõ. Làm như vậy sẽ nâng cao được sự hài lòng của khách hàng đồng thời uy tín, thương hiệu của DNBH sẽ ngày càng được củng cố. 278
  9. + Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, mạnh dạn áp dụng các công cụ quản lý rủi ro hiện đại như: công cụ tự đánh giá rủi ro (KCSSA); chỉ số rủi ro chính (KRI), Nếu làm tốt công tác này, DNBH sẽ phòng ngừa được từ xa và giúp cho hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững. b. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước + Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá DNBH. Đây là nội dung rất quan trọng để có cơ sở giám sát và đánh giá DNBH được khách quan, công bằng hơn. Các tiêu chí trọng yếu cần phải được cụ thể hóa như: biện pháp ngăn ngừa rủi ro; vốn; khả năng thanh toán, Chỉ khi nào có bộ tiêu chí chuẩn mới có cơ sở để xếp hạng DNBH. + Là bà đỡ của các DNBH, Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm cần phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam để chia sẻ những thông tin cần thiết với các DNBH. Có như vậy, cơ quan quản lý Nhà nước mới ban hành được những văn bản quản lý sát thực tế, ngược lại, các DNBH có nơi để chia sẻ thông tin, trao đổi để giải quyết những vướng mắc trong thực tế. + Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giám sát từ xa, bởi đây là công cụ giám sát thường xuyên và ít tốn kém. Từng bước chuyển từ phương thức giám sát tuân thủ hiện nay, sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. c. Về phía Chính phủ + Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Cần thống nhất và có những quy định rõ ràng hơn về việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, vì đây là vấn đề khá nhạy cảm trên nhiều phương diện. + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn thí điểm vừa qua để có cơ sở ban hành những chính sách mới khi tiếp tục triển khai bảo hiểm trong nông nghiệp. Cụ thể là: đối tượng được hỗ trợ phí; mức phí hỗ trợ, phương thức hỗ trợ; có triển khai đại trà hay không? Các DNBH trên thị trường có được bình đẳng trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp? 279
  10. Tài liệu tham khảo 1. Luật KDBH - NXB Pháp lý, 2001. 2. Luật KDBH sửa đổi - NXB Pháp lý, 2011. 3. Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 phê duyệt định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020. 4. Luận án tiến sỹ: Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Nguyễn Thanh Nga). 5. Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015) của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. 280