Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trong thời kỳ hội nhập

pdf 12 trang Gia Huy 24/05/2022 2040
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxu_huong_phat_trien_thi_truong_chung_khoan_phai_sinh_trong_t.pdf

Nội dung text: Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trong thời kỳ hội nhập

  1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TS. Trần Thị Tố Linh1 Tóm tắt Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế với việc tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Các cam kết về lĩnh vực tài chính trong các hiệp định thương mại tự do đặt ra những thách thức đối với thị trường tài chính còn non trẻ của Việt Nam, đòi hỏi cần có những công cụ giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Lịch sử hình thành và phát triển các thị trường tài chính ở nhiều nước trên thế giới cho thấy các công cụ tài chính phái sinh là các công cụ hữu hiệu giúp phòng ngừa rủi ro, bảo vệ hoặc đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Ở Việt Nam, các công cụ tài chính phái sinh gồm công cụ phái sinh tiền tệ và phái sinh chứng khoán. Với vai trò quan trọng là kênh huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp, thị trường chứng khoán với các công cụ phái sinh chứng khoán hiện đang được ưu tiên xây dựng và phát triển. Trong thời kỳ hội nhập, xu hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh được định hướng theo mô hình tập trung, lựa chọn mô hình thành viên và sản phẩm phù hợp với điều kiện Việt Nam và hướng tới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. 1. Mở đầu Trong hơn hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới với sự ghi nhận việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO cũng như nhiều định chế tài chính như WB, ADB, IMF Năm 2015 là năm bản lề đối với Việt Nam khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức kết thúc đàm phán. Đây được coi là các hiệp định thế hệ mới, tạo ra kỷ nguyên mới trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Việc mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương góp phần mở rộng thị 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: smilingvn@gmail.com 202
  2. trường xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần phát triển chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, các cam kết về dịch vụ tài chính cũng có tác động không nhỏ đến thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian tới. Các cam kết về tài chính mới nhất như các cam kết trong TPP gồm các nội dung: (i) mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa (dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, cung cấp và lưu chuyển thông tin tài chính, các dịch vụ chứng khoán phụ trợ; (ii) tăng cường minh bạch hoá; (iii) bảo hộ đầu tư (cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, rõ ràng và có hiệu quả); (iv) cho phép áp dụng các ngoại lệ và các quy định thận trọng. Như vậy, các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam. Hội nhập càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh càng lớn, để phù hợp với nhu cầu phát triển và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế thì thị trường tài chính Việt Nam càng cần có thêm các công cụ để thị trường vận hành một cách hiệu quả. Quá trình phát triển thị trường tài chính trên thế giới đã cho thấy cần có các công cụ tài chính phái sinh để phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Công cụ phái sinh được hiểu là các công cụ được phát hành dựa trên tài sản cơ sở, tài sản cơ sở có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ Giá trị của công cụ phái sinh được xác định bởi sự biến động của tài sản cơ sở. Hiện nay, trên thị trường tài chính Việt Nam, thị trường các công cụ tài chính phái sinh được chia thành thị trường phái sinh tiền tệ và thị trường phái sinh chứng khoán. Đối với thị trường phái sinh tiền tệ, các công cụ phái sinh rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi các đối tượng tham gia phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực ngoại hối, lãi suất. Các sản phẩm phái sinh tiền tệ hiện có trên thị trường Việt Nam hiện nay là hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo. Tuy đã xuất hiện từ những năm 1998 - 1999, nhưng các công cụ phái sinh tiền tệ hầu như chưa phát triển, mới chỉ được giao dịch ở trong phạm vi nhỏ ở một số ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Nguyên nhân được chỉ ra rằng, thói quen tập quán kinh doanh khiến các doanh nghiệp chưa dự đoán được xu hướng cũng như chưa sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Hệ thống văn bản pháp lý cũng chưa thống nhất điều chỉnh các hoạt động phái sinh trên thị trường tiền tệ, mà mới chỉ dừng lại hướng dẫn một số loại sản phẩm phái sinh cụ thể, đối tượng áp dụng cũng bị hạn chế ở một số ngân hàng thương mại, hoặc áp dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chưa áp dụng cho đối tượng là cá nhân. 203
  3. Trong khi đó, với vai trò là cầu nối giữa người cần vốn và người có vốn, thị trường trái phiếu và cổ phiếu ngày càng mở rộng về quy mô, chất lượng hàng hóa trên thị trường, thu hút nhiều nhà đầu tư (tổ chức và cá nhân) trong và ngoài nước, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò đối với sự phát triển nói chung của nền kinh tế và nói riêng của thị trường tài chính. Chính vì vậy, Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) đã được xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực tế trong bối cảnh thị trường chứng khoán tham gia sân chơi quốc tế, khi quá trình phát triển TTCKPS trên thế giới đã khẳng định rằng công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính tất yếu trong tiến trình phát triển của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế và TTCK trong thời gian qua, với nhu cầu phòng tránh rủi ro bằng những công cụ phái sinh ngày càng tăng lên trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động khó lường về giá cả, vàng, kim loại khác , cho thấy việc phát triển TTCKPS là việc rất cần thiết. 2. Xu hướng phát triển Có thể thấy, xu hướng trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các công cụ phái sinh tài chính, đặc biệt là các công cụ phái sinh chứng khoán đang được ưu tiên phát triển nhằm hướng tới một thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, chứng khoán phái sinh (CKPS) được quy định trong Nghị định số 42/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm hợp đồng tương lai, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và các chứng khoán khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nghị định số 42/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 05/5/2015 là khung pháp lý cao nhất quy định về CKPS và TTCKPS. Trong văn bản cao nhất về chứng khoán là Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật Chứng khoán sửa đổi số 62/2010/QH12, CKPS chỉ được đề cập thông qua cách giải thích từ ngữ “chứng khoán” và giải thích “quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai”. Bộ Tài chính cũng vừa ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP của Chính phủ về CKPS và TTCKPS. Tuy nhiên, các chế độ về kế toán, thuế, phí chưa được quy định đối với giao dịch CKPS. Các quy chế về Sở Giao dịch CKPS, quy chế niêm yết/giao dịch, quy chế thành viên giao dịch, quy chế giám sát vẫn đang được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội soạn thảo. Quy chế về thanh toán bù trừ, quy chế về thành viên bù trừ đang được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam xây dựng. TTCKPS là thị trường mới, phức tạp nên khung pháp lý phải cụ thể và chặt chẽ, rõ ràng để các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường có thể chủ động nghiên cứu, không bị lúng túng khi thị trường đi vào vận hành. Do đó, trong thời gian tới, các văn bản quy phạm pháp luật cần phải bổ sung: (i) các 204
  4. quy định về chế độ kế toán, thuế, phí cho việc giao dịch CKPS, (ii) các quy chế hướng dẫn của SGDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán quy định chi tiết các đối tượng và hoạt động của các thành viên tham gia thị trường. Hình 1. Khung pháp lý cho TTCKPS Khung pháp lý cho TTCK phái sinh Quy định về chế độ kế toán cho TTCK PS Luật CK và CKPS Các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về CKPS và NĐ về TTCKPS CKPS và TTCKPS (Giao dịch, công bố thông tin, giám sát, thuế, phí, nghiệp vụ kinh doanh ) Quy chế trung tâm Quy chế của TTBT SGDCK (cleaning house) Quy chế Quy chế về Quy chế Quy chế Quy chế về thành viên thành viên NY/GD giao dịch giám sát TTBT bù trừ Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Về TTCKPS, Đề án Xây dựng và phát triển TTCKPS tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 366/QĐ-TTg, trong đó nêu rõ lộ trình phát triển TTCKPS, cụ thể như sau: - Giai đoạn 2013 - 2015: Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất, công nghệ bao gồm hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ CKPS, hệ thống giám sát và công bố thông tin tại các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Lưu ký chứng khoán và thành viên thị trường, bảo đảm phù hợp với các sản phẩm phái sinh cơ bản và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đưa vào hoạt động. - Giai đoạn 2016 - 2020: Tổ chức vận hành TTCKPS. Trước mắt là các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu. - Giai đoạn sau năm 2020: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của TTCKPS, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch. Mở rộng đối tượng thành viên tham gia thị trường, cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở nhà đầu tư, tiến tới xây dựng một TTCKPS thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế, hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của 205
  5. thị trường tài chính. 3. Một số khuyến nghị TTCKPS Việt Nam mới đang trong quá trình manh nha, chuẩn bị đi vào hoạt động. Do đó, Việt Nam cần hướng thị trường chứng khoán phái sinh phát triển sao cho phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Dưới đây là một số hướng phát triển và điều chỉnh TTCKPS trong thời gian tới: 3.1. Xây dựng mô hình cấu trúc TTCKPS Việt Nam theo mô hình tập trung Đề án cũng đưa ra mô hình cấu trúc TTCKPS Việt Nam được xây dựng theo mô hình tập trung, hoạt động thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước, không để TTCKPS tự do hình thành và hoạt động tự phát. Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), SGDCK Hà Nội và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam sẽ triển khai và đưa vào hoạt động TTCKPS trong quý III-IV/2016. Trước mắt, hai sản phẩm đầu tiên được đưa vào giao dịch là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số dựa trên các chỉ số TTCK do các SGDCK xây dựng, và HĐTL trái phiếu chính phủ phù hợp với nhu cầu thị trường. Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Hà Nội cũng đang nghiên cứu HĐTL dựa trên 2 chỉ số VN-30 và HNX-30. Như vậy, hiện tại Sở giao dịch chứng khoán phái sinh (SGDCKPS) sẽ được đặt ở SGDCK Hà Nội, việc hợp nhất hai sở giao dịch thành SGDCK Việt Nam chưa được thực hiện trong thời gian ngắn hạn trước mắt. Hình 2. Mô hình cấu trúc TTCKPS tập trung của Việt Nam 206
  6. Bộ Tài chính UBCKNN SGDCK Việt Nam Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam Thị trường Thanh Thanh toán, Thanh toán, Thị trường cổ Thị trường Thị trường cổ Thị trường trái phiếu toán bù đăng ký, lưu đăng ký, lưu phiếu đăng ký trái phiếu phiếu niêm chứng khoán chính phủ trừ ký chứng ký chứng UPCOM doanh nghiệp yết phái sinh chuyên biệt khoán khoán Trong tương lai Tài sản gốc Phân khúc phái sinh cổ Phân khúc phái phiếu - chỉ số sinh HH, tiền tệ, vàng Phân khúc phái sinh trái Tài sản gốc phiếu Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Mặc dù, Bộ Tài chính đã chỉ đạo SGDCK Hà Nội triển khai giao dịch CKPS vào nửa cuối năm 2016, nhưng Chính phủ cũng đã có chủ trương xây dựng một SGDCK Việt Nam hợp nhất hai sở giao dịch hiện tại. Do đó, song song với việc đưa giao dịch CKPS vào hoạt động ở SGDCK Hà Nội, cần đẩy nhanh việc hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán thành SGDCK Việt Nam, thành lập sở giao dịch chứng khoán phái sinh thống nhất, là một bộ phận của SGDCK Việt Nam. 3.2. Lựa chọn mô hình thành viên theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện TTCK Việt Nam Hiện nay, TTCK Việt Nam có 90 công ty chứng khoán đang hoạt động. Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) được thành lập từ các NHTM lớn, đã được làm quen với các sản phẩm phái sinh tiền tệ nên có thể dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm phái sinh tương tự như CKPS. Thêm nữa, hiện các CTCK và quỹ đầu tư chứng khoán 100% vốn nước ngoài được thành lập ở Việt Nam, đây là cũng là điểm thuận lợi khi triển khai sản phẩm mới trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong số các CTCK đang hoạt động, có 4 CTCK thuộc diện kiểm soát đặc biệt, 1 công ty đã rút nghiệp vụ môi giới và số CTCK có đủ điều kiện trở thành thành viên giao dịch và thành viên bù trừ là rất ít. Quy định đối với hoạt động môi giới CKPS là CTCK có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 800 tỷ đồng trở lên, đối với hoạt động tự doanh là từ 600 tỷ đồng trở lên, yêu cầu đối với thành viên bù trừ trực tiếp nếu là CTCK phải có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu 900 tỷ trở lên, đối với thành viên bù trừ chung là 1.200 tỷ trở lên. Như vậy, số CTCK có đủ điều kiện tối thiểu để thực hiện cả nghiệp vụ tự doanh và môi giới CKPS chỉ có 12 CTCK. Số CTCK đủ điều kiện tối thiểu vừa là thành 207
  7. viên giao dịch, vừa là thành viên bù trừ chỉ có 10 CTCK. Trong khi đây mới chỉ là điều kiện tối thiểu, bên cạnh quy định về vốn điều lệ, thành viên tham gia thị trường cần phải có các điều kiện khác về vốn, chỉ tiêu an toàn tài chính , các điều kiện này còn cao hơn các thành viên trên TTCK cơ sở. Bảng 1. Thống kê về số công ty chứng khoán được phép thực hiện nghiệp vụ phái sinh Số CTCK Được phép thực hiện Đang hoạt động 90 Thuộc diện kiểm soát đặc biệt 4 Rút nghiệp vụ môi giới 1 CTCK có vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng Nghiệp vụ tự doanh 18 trở lên CKPS CTCK có vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng Nghiệp vụ môi giới 12 trở lên CKPS CTCK có vốn điều lệ từ 900 tỷ đồng Thanh toán bù trừ trực 10 trở lên tiếp CTCK có vốn điều lệ từ 1200 tỷ đồng 7 Thanh toán bù trừ chung trở lên Nguồn: Tính toán theo số liệu của UBCKNN Có thể thấy, quy định về vốn điều lệ tối thiểu đối với các thành viên tham gia TTCKPS tại Việt Nam là bước đi khá thận trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động của TTCKPS. So sánh với một số quốc gia châu Á về quy định vốn điều lệ tối thiểu có thể thấy quy định của Việt Nam cao hơn nhiều (Bảng 2). Điều này có thể hiểu khi TTCK Việt Nam tuy có sự phát triển nhất định nhưng còn dễ bị tổn thương bởi các cú sốc tâm lý và thông tin tiêu cực từ bên ngoài. Bảng 2. Quy định về vốn tối thiểu đối với các nghiệp vụ CKPS ở một số nước châu Á Đơn vị: USD Việt Nam Singapore Hồng Kông Đài Loan Vốn hóa thị 46,5 tỷ 717,9 tỷ 2.950 tỷ 698 tỷ trường Nghiệp vụ Môi giới 36,7 triệu 711,5 nghìn 645 nghìn 31 triệu 208
  8. Tự doanh 27,5 triệu NA 645 nghìn 62 triệu Thanh toán bù 41,3 triệu 3,6 triệu 645 nghìn 31 triệu trừ trực tiếp Thanh toán bù 55 triệu NA 2,6 triệu 62 triệu trừ chung Nguồn: Tổng hợp từ các website của các Sở GDCK Việc lựa chọn mô hình thành viên cần dựa trên điều kiện thực tế ở Việt Nam về các thành viên tham gia thị trường. Có hai phương án lựa chọn mô hình thành viên: (1) Mô hình thành viên giao dịch có thể đồng thời là thành viên bù trừ hoặc không làm thành viên bù trừ; (2) Mô hình thành viên giao dịch bắt buộc là thành viên bù trừ và ngược lại. Hiện nay, TTCKPS Việt Nam lựa chọn phương án 1 cho phép nhiều thành viên tham gia thị trường hơn vì điều kiện trở thành thành viên thanh toán bù trừ cao hơn điều kiện trở thành thành viên giao dịch. Với quy định về vốn điều lệ tối thiểu cao hơn nhiều một số nước trong khu vực hiện nay thì phương án này cho phép nhiều CTCK tham gia TTCKPS hơn, việc giao dịch cũng có thể diễn ra sôi động hơn, đặc biệt là có nhiều sự lựa chọn hơn đối với nhà tạo lập thị trường. Hiện nay số CTCK đủ điều kiện quy định về vốn tối thiểu theo phương án 1 cũng chỉ có 18 công ty. Trong giai đoạn tiếp theo, có thể điều chỉnh quy định về vốn điều lệ tối thiểu tùy thuộc vào quy mô giao dịch TTCKPS và quy mô các CTCK để mở rộng thành viên tham gia. 3.3. Lựa chọn sản phẩm phái sinh theo giai đoạn phù hợp với điều kiện TTCK Việt Nam Bộ chỉ số thống nhất của hai sở giao dịch cũng là căn cứ để lựa chọn tài sản cơ sở cho sản phẩm CKPS trong thời gian tiếp theo sau hai sở giao dịch hợp nhất. Theo kinh nghiệm các nước châu Á nên đưa sản phẩm phái sinh là HĐTL vào giao dịch trước, sau đó tùy tình hình thị trường mới tiếp tục đưa vào giao dịch sản phẩm hợp đồng quyền chọn (HĐQC) và các sản phẩm phái sinh khác. Tuy nhiên, theo số liệu liên đoàn các SGDCK thế giới (WFE) thì công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán được các sở lựa chọn nhiều nhất, trong đó, sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu và chỉ số chứng khoán thì HĐQC được giao dịch nhiều hơn. Hơn nữa, các quy định khá thận trọng về các thành viên tham gia thị trường và sàn giao dịch CKPS ban đầu do SGDCK Hà Nội triển khai, chưa hợp nhất hai sở có thể cho phép đưa ra giao dịch thử nghiệm nhiều sản phẩm hơn. Do đó, cũng có thể cân nhắc việc đưa HĐQC vào 209
  9. giao dịch cùng với HĐTL đối với hai chỉ số VN-30 và HN-30 nhằm tăng tính hấp dẫn của TTCKPS ban đầu. Giá trị của các sản phẩm phái sinh cũng không nên quá lớn, để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào TTCKPS. Hai sản phẩm đầu tiên được đưa vào giao dịch là HĐTL chỉ số dựa trên các chỉ số TTCK do các SGDCK xây dựng, và HĐTL trái phiếu chính phủ phù hợp với nhu cầu thị trường. Hiện nay, SGDCK Hà Nội cũng đang nghiên cứu HĐTL dựa trên tài sản cơ sở là 2 chỉ số VN-30 và HNX-30. Hai chỉ số này được xây dựng dựa trên rổ cổ phiếu được xếp hạng hàng đầu của các sàn giao dịch dựa trên giá trị vốn hóa lớn, thỏa mãn các điều kiện cơ bản và qua các bước sàng lọc mới được lựa chọn. Việc xem xét lại rổ cổ phiếu này cũng được thực hiện định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần. Do đó, hai chỉ số này có thể thỏa mãn điều kiện tiên quyết khi đưa một sản phẩm mới ra thị trường là đảm bảo không gây xáo trộn trên thị trường cơ sở. Ngoài ra, hai SGDCK hiện tại cũng đã và đang nghiên cứu đưa ra một số chỉ số phân ngành, lĩnh vực, chỉ số vốn hóa thị trường, chỉ số tổng hợp Đây là nguồn tài sản cơ sở cho các sản phẩm phái sinh trong tương lai. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quốc tế, SGDCKPS thường được xây dựng một sở ban đầu hoặc hợp nhất các sở với nhau và sản phẩm phái sinh được xây dựng dựa trên bộ chỉ số thống nhất. Do đó, trong giai đoạn tiếp theo, cần nghiên cứu xây dựng sản phẩm phái sinh dựa trên bộ chỉ số chung sau khi hợp nhất hai SGDCK. 3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cho TTCKPS đảm bảo dựa trên những công nghệ tiên tiến phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Hiện nay, hạ tầng cơ sở vật chất cho hoạt động của TTCKPS vẫn chưa sẵn sàng. Đề án hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán trên cơ sở hiện đại hóa và đồng bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng phân định các khu vực thị trường gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu và CKPS chưa được thông qua. Vì vậy, trước mắt, Bộ Tài chính chỉ đạo UBCKNN và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chuẩn bị cơ sở hạ tầng và đưa vào triển khai TTCKPS vào nửa cuối năm 2016. Sản phẩm phái sinh dự kiến ban đầu sẽ là HĐTL dựa trên chỉ số chứng khoán. Sở GDCK Hà Nội đang nghiên cứu HĐTL dựa trên 2 chỉ số VN-30 và HNX-30. Tuy nhiên, việc chưa hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán này sẽ gây khó khăn cho việc lựa chọn chỉ số làm tài sản cơ sở cho CKPS trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán bù trừ hỗ trợ các giao dịch CKPS là điều kiện quan trọng để phát triển TTCKPS. Hiện, Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã công bố mô hình và kế hoạch phát triển hệ thống 210
  10. giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ và công bố chuẩn kết nối hệ thống cho các thành viên. Tuy nhiên, để TTCKPS đi vào hoạt động thì các thành viên tham gia thị trường cũng cần có cơ sở hạ tầng thích hợp với giao dịch này. Đặc biệt là đối với các thành viên giao dịch là thành viên bù trừ, có nghĩa là CTCK tham gia làm thành viên giao dịch của SGDCKPS, vừa là thành viên của Trung tâm thanh toán bù trừ, ngoài việc có đủ năng lực tài chính và các chỉ tiêu an toàn tài chính tốt thì cơ sở hạ tầng phải đủ điều kiện mới có thể tham gia hệ thống mới này. Do đó, hệ thống hạ tầng của thành viên thị trường cũng đòi hỏi sự đầu tư, nâng cấp để tích hợp được với hệ thống mới cho TTCKPS. Do đó, trong thời gian tới, cần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cho TTCKPS đảm bảo dựa trên những công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đầu tư, đáp ứng được khối lượng lớn các giao dịch của nhiều thị trường. Ngoài ra, hệ thống thông tin cần được tích hợp giữa hệ thống giám sát, công bố thông tin, giao dịch và thanh toán bù trừ, đặc biệt, tích hợp giữa thị trường cơ sở và thị trường CKPS và với các CTCK thành viên. Cần từng bước nâng cao năng lực công nghệ của các CTCK. Quy định về điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đối với hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ đối với các CTCK thành viên của TTCKPS; giới thiệu các nhà cung cấp giải pháp cho các CTCK thành viên; gia tăng tiện ích phục vụ CTCK thành viên; hỗ trợ các CTCK trong việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo, học hỏi kinh nghiệm thị trường nước ngoài. 3.5. Lựa chọn nhà tạo lập thị trường có đủ năng lực, phát triển những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp về CKPS Khái niệm về các công cụ phái sinh tài chính trên TTCK Việt Nam là khá mới mẻ, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu và có thể thực hiện các giao dịch CKPS hiệu quả nhằm phòng ngừa rủi ro và tạo lợi nhuận. Trong khi, mạng lưới đào tạo, giáo trình, giảng viên về TTCKPS chưa nhiều khiến cho việc phổ biến, đào tạo và tập huấn cho các nhà đầu tư còn hạn chế. Ngay cả các CTCK, đội ngũ nhân lực hiểu về TTCKPS và sẽ là nguồn lực tham gia môi giới, tự doanh và tư vấn về các CKPS vẫn còn thiếu. Đây cũng là một hạn chế, cần khắc phục sớm để TTCKPS có thể đi vào hoạt động. Tỷ lệ nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư có tổ chức trên TTCK Việt Nam còn ít, hiện nay có trên 1,5 triệu tài khoản nhà đầu tư, trong đó, nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm chưa đến 1%. Đây là một hạn chế đối với TTCKPS Việt Nam khi đối tượng 211
  11. nhà đầu tư có tổ chức là nhân tố cần thiết để thị trường phát triển bền vững. Việc giao dịch CKPS là giao dịch những sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải am hiểu về sản phẩm này, mạnh về vốn và quản trị rủi ro, danh mục đầu tư đa dạng, do đó các nhà đầu tư tổ chức có vai trò quan trọng trong việc phát triển giao dịch và tăng tính thanh khoản cho thị trường. Việc ít nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường sẽ làm sụt giảm tính thanh khoản và bền vững của TTCKPS. Do đó, cần đẩy mạnh việc đào tạo nghiệp vụ về CKPS và TTCKPS đối với đội ngũ nhân lực trong các cơ quan quản lý về chứng khoán, các sở giao dịch và các công ty chứng khoán, các nhà tạo lập thị trường, các ngân hàng tham gia thanh toán bù trừ. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về lợi ích phòng ngừa rủi ro, tạo lợi nhuận của các sản phẩm CKPS cho các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức. Tổ chức các lớp giới thiệu sản phẩm CKPS, hướng dẫn thực hành việc mở các tài khoản và giao dịch CKPS. TTCK Việt Nam tuy đã phát triển 15 năm nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, tâm lý nhà đầu tư dễ bị dao động, ảnh hưởng “bầy đàn” do đó, việc cần thiết phải lựa chọn nhà tạo lập thị trường có đủ năng lực và ký cam kết với các nhà tạo lập này, đồng thời có những quy định chặt chẽ về hạn mức tín dụng, kiểm soát rủi ro nội bộ, sự tách bạch giữa tài khoản của nhà đầu tư và tài khoản của nhà tạo lập thị trường để đảm bảo tính minh bạch, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Để khuyến khích các nhà tạo lập thị trường hoạt động cần xây dựng cơ chế miễn giảm phí giao dịch, phí thành viên theo tỷ lệ nhất định. 4. Kết luận Phát triển và hoàn thiện thị trường luôn là mục tiêu của mọi TTCK trên thế giới, đặc biệt là đối với TTCK Việt Nam hiện nay - một thị trường với quy mô còn chưa xứng tầm với tốc độ phát triển tiềm năng, thì việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện là một xu thế tất yếu và cần thiết. Để TTCKPS đi vào ổn định và phát triển, điều kiện cần đối với Việt Nam là hoàn thiện các văn bản, hệ thống pháp luật, đưa ra những quy định về việc sử dụng các công cụ phái sinh. Chỉ khi nào có một môi trường pháp lý ổn định thì hoạt động giao dịch phái sinh mới có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để những nỗ lực từ phía cơ quan nhà nước thực sự phát huy được kết quả mong muốn thì cần có sự đồng tình ủng hộ của tất cả các thành phần tham gia thị trường đó là: các doanh nghiệp, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư để có thể khai thác được hiệu quả những tiềm năng vốn có của nền kinh tế, giúp thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam thực sự phát huy được vai trò là công cụ bảo hiểm rủi ro an toàn nhất cho các nhà đầu tư. Tài liệu tham khảo 212
  12. 1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. 2. Chính phủ (2015), Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh ban hành ngày 05/5/2015. 3. Đinh Thị Thanh Long (2014), Thực trạng giao dịch ngoại hối phái sinh ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 151, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 4. M. Shamsher, H. Taufiq (2007), Asian derivative markets: Research issues, International Journal of Banking and Finance, Volume 5, Issue 1, Article 1. 5. Nguyễn Thị Khánh Ly (2014), Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tập trung - Cơ sở thực tiễn, lý luận và những thách thức đặt ra, Tạp chí Chứng khoán, Số 188, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hà Nội. 6. Oliver Fratzscher (2006), Emerging derivative markets in Asia, Chapter for Asian Financial Market Development, The World Bank. 7. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam ban hành ngày 11/03/2014. 213