Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - TechcomBank

pdf 86 trang Gia Huy 24/05/2022 1730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - TechcomBank", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_hoat_dong_tin_dung_ca_nhan_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - TechcomBank

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK Ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Diễm Hiền Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Phúc MSSV: 1154021485 Lớp: 11DTNH16 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK Ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Diễm Hiền Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Phúc MSSV: 1154021485 Lớp: 11DTNH16 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 ii
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ CNVC trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại đây. Tiếp đến, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng của trường đã luôn tận tâm hướng dẫn, giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết, hoàn thiện kiến thức chung của tôi để thực hiện tốt nhất cho bài khóa luận này. Và một lời cảm ơn chân thành đến cô Th.S Nguyễn Thị Diễm Hiền – người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này đã luôn hết lòng chỉ dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, là lời cảm ơn đặc biệt đến ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank chi nhánh Trần Quang Diệu đã tiếp nhận hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại đây để có thông tin cụ thể hơn về Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank và bổ sung thêm kiến thức của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! iii
  5. ho@techcombank.com.vn 13/04/15 02/06/15 Phòng tín dụng cá nhân iv
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên: Phạm Hồng Phúc MSSV: 1154021485 Lớp: 11DTNH16 Thời gian thực tập tại : Từ đến Tại đơn vị : NH Techcombank chi nhánh Trần Quang Diệu Trong quá trình viết khóa luan tốt nghiêp của sinh viên đã thể hiện: 1. Thực hiện viết khóa luận tốt nghiệp theo quy định: Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn: Thường xuyên Ít liên hệ Không 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu: Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, ngày . tháng .năm 201 Giảng viên hướng dẫn (Ký tên, ghi rõ họ tên) v
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NH Ngân hàng KH Khách hàng TMCP Thương mại cổ phân HĐQT Hội đồng quản trị LN Lợi nhuận TS Tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu LNTT Lợi nhuận trước thuế CBNV Cán bộ, nhân viên TDCN Tín dụng cá nhân TD Tín dụng CNV Công nhân viên Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Techcombank Nam vi
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng số lượng về thời gian đào tạo nhân lực của Techcombank 2012 - 2014 25 Bảng 2.2: Kết quả thu nhập bình quân của CBNV Techcombank 27 Bảng 2.3: So sánh Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank qua các từ 2012 đến 2014 31 Bảng 2.4 : Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 34 Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay theo sản phẩm 36 Bảng 2.6: Doanh số thu nợ của Techcombank theo thời hạn tín dụng 37 Bảng 2.7: Doanh số thu nợ của Techcombank theo sản phẩm 38 Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng của Techcombank 39 Bảng 2.9: Tình hình dư nợ cho vay theo sản phẩm của Techcombank 40 Bảng 2.10 : Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank 2012 - 2014 41 Bảng 2.11 : Tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank năm 2012 - 2014 43 Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank năm 2012 - 2014 44 Bảng 2.13 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên dư nợ cho vay của Techcombank 2012 – 2014. 46 Bảng 2.14 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên lợi nhuận trước thuế của Techcombank 2012 – 2014. 47 Bảng 2.15 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên trên lợi nhuận trước thuế của Techcombank 2012 – 2014. 48 vii
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức của Techcombank 23 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng thời gian đào tạo online và số lượt học của Techcombank 25 Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ Bình quân giờ học của mỗi CBNV và số khóa học của Techcombank 2012 – 2014 26 Biểu đồ 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank 32 viii
  10. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG 3 VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN 3 1.1 Khái quát về tín dụng 3 1.1.1 Tín dụng là gì ? 3 1.1.2 Các loại tín dụng 3 1.1.3 Tín dụng ngân hàng 4 1.1.3.1 Khái niệm 4 1.1.3.2 Phân loại tín dụng NH 4 1.2 Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng. 5 1.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân. 5 1.2.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân. 6 1.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân. 8 1.2.3.1 Đối với Ngân hàng 8 1.2.3.2 Đối với khách hàng 8 1.2.3.3 Đối với nền kinh tế 9 1.2.4 Các loại tín dụng khách hàng cá nhân. 9 1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân 11 1.2.5.1 Yếu tố thuộc ngân hàng 11 1.2.5.2 Yếu tố thuộc khách hàng 12 1.2.5.3 Môi trường kinh doanh 12 1.3 Quy trình tín dụng 13 1.3.1 Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng 13 1.3.2 Quy trình tín dụng căn bản 13 1.4 Một số tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân. 17 1.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân 17 1.4.2 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân 18 1.4.3 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ Dư nợ cho vay cá nhân 18 1.4.4 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ Lợi nhuận trước thuế 18 1.4.5 Thu nhập từ cho vay cá nhân/ Tổng thu nhập cho vay 19 Chương 2 : PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIÊT NAM - TECHCOMBANK 20 2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank 20 ix
  11. 2.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 20 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 23 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Techcombank 23 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 23 2.1.3 Nguồn nhân lực của Ngân hàng. 24 2.1.4 Định hướng phát triển của Techcombank 28 2.1.4.1 Về dịch vụ khách hàng 28 2.1.4.2 Ngân hàng bán buôn 28 2.1.4.3 Về nguồn vốn và thị trường tài chính 29 2.1.4.4 Về mảng Ngân hàng đầu tư 29 2.1.4.5 Về nguồn nhân lực. 30 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank 31 2.2 Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank 34 2.2.1 Phân tích doanh số cho vay 34 2.2.1.1 Theo thời hạn tín dụng 34 2.2.1.2 Theo sản phẩm 36 2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 37 2.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng 37 2.2.2.2 Theo sản phẩm 38 2.2.3 Phân tích dư nợ cho vay 39 2.2.3.1 Theo thời hạn tín dụng 39 2.2.3.2 Theo sản phẩm 40 2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank 41 2.3.1 Đánh giá về quy mô cho vay cá nhân 41 2.3.2 Đánh giá về chất lượng tín dụng cá nhân 43 2.3.2.1 Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn 43 2.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu 44 2.3.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân 46 2.3.3.1 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Dư nợ cho vay cá nhân 46 2.3.3.2 Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Lợi nhuận trước thuế. 47 2.3.3.3 Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Tổng thu nhập cho vay. 48 CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK 50 3.1 Đánh giá hoạt đông tín dụng cá nhân của Techcombank 50 x
  12. 3.1.1 Tích cực 50 3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 51 3.1.2.1 Hạn chế 51 3.1.2.2 Nguyên nhân 52 3.2 Kiến nghị đối với Techcombank 53 3.2.1 Quản trị rủi ro cần được nâng cao và cẩn trọng. 53 3.2.2 Nâng cao tỷ trọng cho vay KH cá nhân 53 3.2.3 Cải tiến và củng cố công tác thẩm định tín dụng 54 3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nghiệp vụ cán bộ tín dụng 55 3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động marketing 56 3.2.6 Bổ sung biện pháp cho vay đồng tài trợ với KH cá nhân. 57 KẾT LUẬN 58 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xi
  13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định trong hoạt động chung của ngân hàng. Hoạt động tín dụng lại bao gồm rất nhiều mảng, nhưng được chia làm 2 bộ phận chính là tín dụng khách hàng cá nhân và tín dụng khách doanh nghiệp. Được nhận thực tập tại Techcombank chi nhánh Trần Quang Diệu, sau thời gian thực tập tại mảng tín dụng khách hàng cá nhân, tôi nhận thấy được tính chất quan trọng cũng như hoạt động tích cực của bộ phận tín dụng khách hàng cá nhân và hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân là một hoạt động vô cùng sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau đem lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng. Vì lẽ đó nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank” để làm đề tài nghiên cứu và trình bày trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp này nhằm làm rõ hơn vấn đề về hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của Techcombank. Từ việc nghiên cứu thực trạng và phân tích các chỉ số để phản ánh thực tế tình trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank cả về mặt tích cực lẫn tồn tại cần được khắc phục. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: tình hình hoạt động thực tế của tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động chung của Techcombank và chủ yếu thiên về riêng hoạt động tín dụng cá nhân của Techcombank. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được thực hiện gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp tìm hiểu và hệ thống hóa. Bên cạnh đó đề tài cũng tham khảo từ websites, sách 1
  14. báo, tạp chí trong nước để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. 5. Kết cấu của Khóa luận Khóa luận được kết cấu gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận về tín dụng và tín dụng cá nhân. Chương 2 : Phân tích về hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Viêt Nam - Techcombank Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị đối với hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank. 2
  15. CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN 1.1 Khái quát về tín dụng 1.1.1 Tín dụng là gì ? Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa. Xã hội bắt đầu có sự phân chia giàu – nghèo khi việc sở hữu tư liệu sản xuất cá nhân xuất hiện. Người nghèo không nắm giữ gì nên khi gặp khó khăn bắt buộc phải đi vay và người giàu có sẽ cân nhắc cho vay và ấn định lãi suất. Tín dụng là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường đi kèm lãi suất (tỷ lệ tiền lãi phải trả cho việc đi vay); do hoạt động này phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn được gọi là chủ nợ, còn bên đi vay gọi là con nợ. Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. 1.1.2 Các loại tín dụng Căn cứ vào hình thái và mục đích kinh tế, tín dụng được chia làm các loại chính sau đây : Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng 3
  16. Tín dụng nhà nước Tín dụng tiêu dùng Tín dụng thuê mua Tín dụng quốc tế Để phục vụ cho đề tài phân tích, tôi chỉ diễn giải sâu hơn về tín dụng ngân hàng. 1.1.3 Tín dụng ngân hàng 1.1.3.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho các khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như các quan hệ tín dụng khác, tín dụng NH chứa đựng ba nội dung : Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hoặc có thời hạn. Chuyển nhượng có kèm theo chi phí. 1.1.3.2 Phân loại tín dụng NH Dựa vào mục đích tín dụng : Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Cho vay tiêu dùng cá nhân. Cho vay bất động sản. Cho vay nông nghiệp. Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. Dựa vào thời hạn tín dụng : Cho vay ngắn hạn : thời hạn cho vay dưới 1 năm. Mục đích thường phục vụ tài trợ cho việc đầu tư vào TS lưu động. 4
  17. Cho vay trung hạn : thời hạn cho vay từ 1 đến 5 năm. Mục đích nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào TS cố định. Cho vay dài hạn : thời hạn cho vay trên 5 năm. Mục đích thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án. Dựa vào mức độ tín nhiệm của KH đối với NH : Cho vay không có bảo đảm : là loại cho vay không có TS bảo đảm thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của KH vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có bảo đảm : là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay : Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất kỳ lúc nào. 1.2 Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng. 1.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân. Như đã trình bày ở phần trước thì tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị sở hữu sang người sử dụng trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình sản xuất và đời sống và theo nguyên tắc hoàn trả. Nếu căn cứ vào chủ thể vay vốn, tín dụng có thể chia làm 3 loại : Tín dụng cho các tổ chức tài chính Tín dụng doanh nghiệp Tín dụng cá nhân 5
  18. Như vậy, tín dụng cá nhân là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của cá nhân, hộ gia đình. Và nhu cầu vốn của cá nhân, hộ gia đình chủ yếu là các nhu cầu về cư trú : mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa; về tiện nghi : như mua sắm ô tô, xe máy, đồ dùng, nội thất, ; về đào tạo, y tế, giáo dục, chi tiêu; nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh quy mô hộ gia đình; Trước đây, hoạt đông tín dụng cá nhân tại các ngân hàng không mấy khả quan do tâm lý cá nhân thường sợ rủi ro khi giao dịch tiền bạc với NH, ngại thủ tục phiền phức, lo lắng về sự bất tiện, lộ thông tin thu nhập cá nhân nhưng sau suốt một hành trình dài các ngân hàng luôn tìm cách tiếp cận, tạo lòng tin và chăm sóc cho khách hàng cá nhân thì hiện nay hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân rất sôi nổi và phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này còn do số lượng dân cư ngày càng đông nhưng chủ yếu là dân số trẻ với thu nhập ổn định và nhu cầu cao, thích kinh doanh, làm chủ đã góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng Việt Nam. 1.2.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân. Tín dụng cá nhân là một loại hình của tín dụng nên nó cũng có các đặc điểm chung của tín dụng. Thứ nhất, tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin. NH chỉ cấp tín dụng cho KH khi có lòng tin vào việc KH sẽ sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hiệu quả và có khả năng trả nợ gồm gốc và lãi đúng hạn. Thứ hai, tín dụng là việc chuyển nhượng có thời hạn. NH là trung gian tài chính, đóng vai trò là vừa người đi vay, vừa là người cho vay. Nguồn vốn NH sử dụng để cho vay được lấy từ nguồn vốn huy động do vậy tất cả các khoản tín dụng NH cấp cho KH đều phải có thời hạn nhằm đảm bảo cho NH có thể hoàn trả vốn huy động. Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Lãi vay chính là chi phí của việc sử dụng vốn 6
  19. vay. Đây là nguồn để NH bù đắp chi phí hoạt động cũng như tạo ra lời nhuận cho NH. Ngoài 3 đặc điểm chung của tín dụng trên, tín dụng cá nhân còn có các đặc điểm sau đây : Về quy mô : Có số lượng tài khoản và số hồ sơ giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch lại thấp. Về nhu cầu : nhu cầu vay của KH cá nhân thường nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế, tăng khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái; ngoài ra còn phụ thuộc vào mức thu nhập và trình độ học vấn của người vay. Về lãi suất : lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn so với doanh nghiệp bởi vì NH thường tốn nhiều chi phí hơn cho việc xác định, thẩm định và xét duyệt vay. Tuy quy mô nhỏ nhưng số lượng khách hàng đông, lại phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện. Để giải quyết trở ngại này ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh hoặc đầu tư giao dịch online rất tốn kém. Về độ rủi ro : thì các khoản vay cá nhân thường có rủi ro cao hơn cho vay với doanh nghiệp. Chất lượng thông tin tài chính do KH cung cấp thường không cao. Tư cách KH là yếu tố quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay, song nó lại là yếu tố định tính, khó xác định. Ngoài ra thì nguồn trả nợ của KH chủ yếu là từ thu nhập của người vay nên cũng có những biến động khó lường trước được. Đặc biệt là khả năng trả nợ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của KH, nếu KH đứng tên vay qua đời thì NH sẽ khó có thể thu hồi nợ. Vì thế, các khoản vay cá nhân thường được quản lý chặt chẽ, linh hoạt và được đảm bảo an toàn cho ngân hàng bằng các TS đảm bảo. 7
  20. 1.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân. 1.2.3.1 Đối với Ngân hàng Tín dụng cá nhân giúp ngân hàng tăng cường mối quan hệ với các khách hàng, từ đó ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động dịch vụ khác với KH cá nhân như tăng khả năng huy động tiền gửi, dịch vụ thanh toán, tư vấn, Đây là kênh Marketing hiệu quả đối với NH, tăng khả năng cạnh tranh giành thị phần trên thị trường tài chính Ngoài ra, TDCN còn tạo điều kiện giúp NH đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ đó nâng cao lợi nhuận và phân tán rủi ro NH. Các khoản vay cá nhân tuy có quy mô nhỏ nhưng số lượng lại khá lớn, do vậy tổng quy mô tài trợ cũng rất lớn. Đồng thời, lãi suât áp dụng đối với KH cá nhân thường cao hơn so với doanh nghiệp để bù đắp chi phí cho vay nên các khoản vay cá nhân đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ trong tổng lợi nhuận của NH. Đặc biệt đối với các NH nhỏ hoặc mới thành lập, việc cạnh tranh với các NH lớn, lâu đời trong việc giành các KH doanh nghiệp lớn (thông thường là các KH có nhu cầu vốn lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh) là rất là khó khăn, hoặc khi đã có KH nhưng quy mô vốn của NH không đủ để đáp ứng cho vay. Vì vậy mảnh tín dụng cá nhân sẽ là mảng kinh doanh đầy tiềm năng đối với NH. 1.2.3.2 Đối với khách hàng Đối với KH thì TDCN có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của KH, đặc biệt là đối với các khoản vay cho nhu cầu chi tiêu có tính chất cấp bách, nhờ đó KH có thể được sử dụng các tiện ích trước khi tích lũy đủ số tiền cần thiết. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng và mua sắm của cá nhân cũng vô cùng lớn. Tuy nhiên, họ lại cần thời gian tích lũy để chi trả cho những nhu cầu đó. Vì vậy tín dụng NH có thể giúp KH thỏa mãn nhu cầu của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những trường hợp cần gấp thì lãi suất cho vay của NH hợp lý hơn nhiều so với lãi suất vay “nóng” từ bên ngoài thị trường. Thời hạn cho vay và 8
  21. phương thức trả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng trả nợ của KH. Điều kiện và thủ tục đê có được khoản vay không quá phức tạp. 1.2.3.3 Đối với nền kinh tế TDCN còn góp phần luân chuyển vốn, tăng lưu thông hàng hóa, kích cầu, nhờ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô: dịch vụ ngân hàng bán lẻ đẩy nhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng lớn trong dân cư để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chế dùng tiền mặt và tiết kiệm chi phí, thời gian, tiền bạc cho xã hội 1.2.4 Các loại tín dụng khách hàng cá nhân. Căn cứ vào thời hạn tín dụng : Cho vay ngắn hạn : thời hạn cho vay dưới 1 năm. Mục đích thường phục vụ tài trợ cho việc đầu tư vào TS lưu động. Cho vay trung hạn : thời hạn cho vay từ 1 đến 5 năm. Mục đích nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào TS cố định. Cho vay dài hạn : thời hạn cho vay trên 5 năm. Mục đích thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án. Căn cứ vào mục đích tín dụng : Cho vay sinh hoạt tiêu dùng – nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, cưới hỏi, du lịch, Cho vay bất động sản – nhằm phục vụ hỗ trợ cho khách hàng cá nhân có nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nhà ở hoặc mua đất, mua nhà. Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân, hộ gia đình – cung cấp cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phục vụ cho mục đích bổ sung vốn thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, 9
  22. thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu, hàng hóa và các chi phí cần thiết hoặc để mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc, chi phí vận chuyển, Cho vay nông nghiệp – thực chất đây cũng là loại hình cho vay sản xuất kinh doanh nhưng chỉ phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của cá nhân và hộ gia đình. Việc cho vay nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn của người nông dân mà còn góp phần thay đổi tập quán làm ăn, chuyển từ sản xuất nhỏ phục vụ thị trường địa phương sang sản xuất quy mô lớn, hướng đến thị trường xuất khẩu rộng lớn. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của KH đối với NH : Cho vay không có bảo đảm : là loại cho vay không có TS bảo đảm thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của KH vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có bảo đảm : là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay : Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn : đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền vay của KH sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Đặc điểm của các khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian vay ngắn. NH áp dụng hình thức này sẽ không mất nhiều thời gian như khi phải tiền thành thu nợ làm nhiều kỳ (cho vay trả góp). Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp : theo hình thức tài trợ này, thì người đi vay trả nợ cho NH (gồm gốc và lãi) theo nhiều lần, nhiều kỳ hạn nhất định do thỏa thuận với NH ( theo tháng, theo quý ). Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những KH có thu nhập định kỳ ổn định nhưng không đủ để thanh toán một lần hết số nợ vay. 10
  23. 1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân. 1.2.5.1 Yếu tố thuộc ngân hàng Chiến lược kinh doanh : đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiểu quả tín dụng. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường. Nó liên quan đến các yếu tố về lựa chọn sản phẩm, đáp ướng nhu cầu KH, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra cơ hội mới. Đặc biệt các chiến lược ảnh hướng trực tiếp đến cho vay như kế hoạch marketing, kế hoạch tăng trưởng tín dụng, chính sách nhân sự, Chính sách, quy định của NH : là chính sách chăm sóc KH trước và sau khi cho vay có chu đáo không, các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người nhân hay không. Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, TS đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn có mất nhiều thời gian, Chất lượng cán bộ tín dụng : cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với KH, tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn KH các thủ tục vay vốn cũng như thực hiện thu thập và xử lý thông tin về KH để đưa ra quyết định cho vay. Hơn hết, cán bộ tín dụng còn là người đồng thực hiện việc giám sát (thường NH có thêm một bộ phận giám sát KH) sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sợ lựa chọn được những KH có đủ năng lực pháp lý, tài chính, có tư cách đạo đức tốt Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay sẽ có thể diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Công tác thông tin : trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, NH thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của KH về việc sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho NH. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và 11
  24. hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay. Công nghệ của ngân hàng : công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng. 1.2.5.2 Yếu tố thuộc khách hàng Năng lực tài chính của khách hàng : với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định. Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng : ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe. 1.2.5.3 Môi trường kinh doanh Đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động : nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà người nông dân quanh năm chỉ biết tới đồng ruộng. 12
  25. Môi trường kinh tế, chính trị : môi trường kinh tế, chính trị có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để dành khách hàng thì hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn 1.3 Quy trình tín dụng 1.3.1 Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi NH ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu hết các NHTM đều từ thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể riêng nhưng vẫn dựa trên các bước của quy trình tín dụng căn bản nhằm đảm bảo quy trình khép kín, an toàn và chính xác cho NH cũng như KH. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng NH. + Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. + Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, nhân viên liên quan trong hoạt động tín dụng; làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính; chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phân liên quan trong hoạt động này. 1.3.2 Quy trình tín dụng căn bản 1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Đây là khâu căn bản đầu tiên và quan trọng của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với KH có nhu cầu vay 13
  26. vốn, làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. Tùy vào mối quan hệ của KH và NH, loại tín dụng và quy mô tín dụng KH muốn vay mà CBTD sẽ hướng dẫn KH lập hồ sơ theo yêu cầu. Tuy nhiên, nhìn chung thì một bộ hồ sơ xin cấp tín dụng cần thu thập từ KH các thông tin sau : + Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng : Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của KH chẳng hạn như : chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hợp đồng lao động, giấy quyết định bổ nhiệm chức vụ, + Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của KH : Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, báo cáo tài chính của khách hàng như bảng lương các kỳ gần nhất (thường ít nhất khoảng 3 kỳ gần nhất). + Thông tin về bảo đảm tín dụng : các giấy tờ liên quan đến TS thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. + Giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. 2. Phân tích tín dụng Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hội vốn vay cả gốc lẫn lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho NH, tiên lượng khả năng kiểm soát những rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tín chân thực của hồ sơ vay vốn mà KH cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của KH làm cơ sở quyết định cho vay. 14
  27. 3. Quyết định và ký hợp đồng tín dụng Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của KH. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khau sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một điều không may là khâu quan trọng này lại là khâu khó xử lý nhất và thường dễ phạm phải sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này là : Quyết định chấp thuận cho vay đối với KH không tốt Từ chối cho vay đối với một KH tốt Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại uy tín và mất cơ hội cho vay. Nhằm hạn chế các sai lầm trên cần chú trọng hai vấn đề : Thu thập, xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định. Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc người có năng lực phân tích và phán quyết. 4. Giải ngân Giải ngân là khâu tiếp theo khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho KH trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy nhiên, 15
  28. giải ngân cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho KH. 5. Giám sát tín dụng Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm : Giám sát hoạt động tài khoản của KH. Phân tích các báo cáo tài chính của KH định kỳ. Giám sát KH thông qua việc trả lãi định kỳ. Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của KH đứng tên vay vốn. Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay. Giám sát hoạt động KH thông qua mối quan hệ với KH khác. Giám sát KH thông qua những thông tin thu thập khác. 6. Thanh lý hợp đồng tín dụng Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý như thu nợ cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng. Thu nợ : Ngân hàng tiến hành thu nợ KH theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của KH, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau : Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. 16
  29. Nếu đến hạn mà KH vẫn không có khả năng trả nợ thì NH có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp. Tái xét hợp đồng tín dụng : thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. Thanh lý hợp đồng tín dụng : Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và KH đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì NH và KH làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của KH vào kho lưu trữ. 1.4 Một số tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân. 1.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân Nợ quá hạn phát sinh khi các khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ nợ vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức : ư 푛ợ 푞 á ℎạ푛 ỷ 푙ệ 푛ợ 푞 á ℎạ푛 = × 100% ổ푛𝑔 ư 푛ợ Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng nợ đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp; và ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng là khá tốt. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn. 17
  30. 1.4.2 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước và thông tư 02/2013/TT-NHNN, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5; trong đó Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), Nợ nghi ngờ (nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) được xem là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu như được biết với tên viết tắt NPL (Non-performing loan ratio) tính theo công thức : ổ푛𝑔 푛ợ ấ ỷ 푙ệ 푛ợ ấ ( 푃퐿) = × 100% ổ푛𝑔 ư 푛ợ Tỷ lệ này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Và ngược lại, tỷ lệ này càng thấp so với năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện hoặc có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ. 1.4.3 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ Dư nợ cho vay cá nhân Trong hoạt động tín dụng cá nhân, ta dùng tỷ số Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân nhằm đo lường hiệu quả hoạt động từ việc cho Dư nợ cho vay cá nhân vay cá nhân. Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng cá nhân so với dư nợ cho vay cá nhân, hay nói khác đi tỷ số này cho biết mỗi đồng đem cho vay của NH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.4.4 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ Lợi nhuận trước thuế Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân Tỷ số cho biết thu nhập từ hoạt động tín LNTT dụng cá nhân đóng góp bao nhiêu vào thu nhập của NH. Tỷ số này còn cho biết 18
  31. tỷ trọng thu nhập tín dụng cá nhân so với thu nhập NH; tỷ số này càng lớn thì hoạt động tín dụng cá nhân đóng góp càng nhiều cho NH và NH cũng có sự hướng đến việc tín dụng cá nhân. 1.4.5 Thu nhập từ cho vay cá nhân/ Tổng thu nhập cho vay Thu nhập từ cho vay cá nhân Tỷ số phản ánh tỷ trọng mà thu nhập cho vay Tổng thu nhập cho vay cá nhân chiếm trong thu nhập tín dụng. Như đã trình bày về mặt cơ sở lý luận, nếu xét về đối tượng khách hàng thì NH chia làm hai đối tượng KH chính là doanh nghiệp và cá nhân. Việc lập tỷ lệ trên không những cho biết được tỷ trọng thu nhập của tín dụng cá nhân mà còn phản ảnh tỷ trọng của tín dụng doanh nghiệp ( Thu nhập tín dụng = thu nhập tín dụng cá nhân + thu nhập tín dụng doanh nghiệp ). Điều này nói lên việc NH chủ yếu là KH cá nhân hay là doanh nghiệp và đối tượng nào mới là nguồn thu nhập chính của NH. Đặc điểm của KH cá nhân là số lượng lớn nhưng gồm những khoản vay nhỏ hơn doanh nghiệp. Nếu các khoản vay nhỏ nhưng với số lượng nhiều thì chưa chắc đã ít hơn so với doanh nghiệp. Điều này sẽ được phân tích và dẫn chứng cụ thể ở chương sau (mục 2.3.4). 19
  32. Chương 2 : PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIÊT NAM - TECHCOMBANK 2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank 2.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Tên viết tắt: TECHCOMBANK Ngày thành lập: 27 tháng 09 năm 1993 Hội sở: số 191 Bà Triệu Phường Lê Đại Hành Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: CÁ NHÂN: 1800 588 822 DOANH NGHIỆP: 04 3944 8858 Fax: +84 4 3944 6395 Website: www.techcombank.com.vn Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức cá nhân; cho vay ngắn, trung và dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; Trải qua nhiều năm hoạt động, Techcombank đã đạt được nhiều thành tựu gắn liền với các cột mốc quan trọng. 20
  33. Năm 1995, tăng vốn điều lệ lên 51.495 tỷ đồng và thành lập thêm chi nhánh Techcombank Tp.Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của một Techcombank tại các đô thị lớn. 1998, Thành lập chi nhánh đầu tiên tại Đà Nẵng, chuyển trụ sở về 15 Đào Duy Từ, Hà Nội, đánh dấu sự mở rộng về cơ sở vật chất và quy mô hoạt động. 2002, Techcombank lần đầu phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ lên 202 tỷ đồng. Số lượng chi nhánh tại thời điểm này đã tăng lên 11 với 380 CBNV. Năm 2003, TechcomBank chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess – Connect 24 (hợp tác cùng Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Vào năm 2004, Techcombank khai trương biểu tượng mới vào ngày 09/06/2004 và liên tục tăng vốn điều lệ trong năm. Tháng 8/2004 vốn điều lệ của Techcombank là 252.255 tỷ đồng và đến tháng 11/2004 con số này đã được tăng lên 412 tỷ đồng. Ngày 13/12/2004, Techcombank đã ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thể với Compass Plus. Tiếp theo một năm sau đó, tức năm 2005, Techcombank liên tục thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch mới tại các tỉnh thành lớn mở rộng phạm vi hoạt đồng và tăng vốn điều lệ. Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tp.Nha Trang, Vũng Tàu; và các phòng giao dịch như tại Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành – Quang Trung – Trường Chinh tại khu vực Tp.HCM, Trong năm Techcombank đã có vốn tự có là 831.333 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ là 617.660 tỷ đồng. Vào năm 2008, Techcombank hợp tác cùng VN Airlines triển khai thẻ đồng thương hiệu với nhiều tiện ích cho khách hàng. 21
  34. Tiếp theo vào năm 2009, Tổng tài sản của Techcombank đã đạt 95.000 tỷ đồng trở thành NH TMCP lớn thứ 2 Việt Nam và là NH đầu tiên hợp tác với nhà tư vấn hàng đầu Thế giới McKinsey. Năm 2012, chuyển hội sở về số 191 Bà Triệu quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; tăng số lượng KH lên mức kỷ lục 2,8 triệu; tổng tài sản đạt mức 179.934 tỷ đồng, cao nhất trong các NH TMCP và nhận được nhiều giải thưởng quốc tế. Năm 2013, Techcombank ra mắt hội sở mới tại miền Nam tọa lạc tại tòa nhà hạng A trong trung tâm Tp.HCM, số 9-11 Tôn Đức Thắng; tăng số lường KH lên mức 3,3 triệu và nhận 13 giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 2014, số lượng chi nhánh của Techcombank đã đạt con số 312, số lượng máy ATM là 1231 và 7242 CBNV nhằm phục vụ cho hơn 48739 KH doanh nghiệp và 3.696.683 KH cá nhân. 22
  35. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Techcombank Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức của Techcombank (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014) 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Techcombank với các thành viên được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Techcombank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Techcombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. 23
  36. Ủy ban thường trực Hội đồng Quản trị: là cơ quan được Hội đồng quản trị thành lập để thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ngân hàng theo quy định pháp luật và điều lệ ngân hàng, với các thành viên được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông. Ủy ban nhân sự và lương thưởng (NORCO): là cơ quan được HĐQT thành lập để thực thi một số chức năng, nhiệm vụ về nhân sự và lương thưởng do HĐQT phân công và/hoặc ủy quyền thực hiện. Ủy ban kiểm toán và rủi ro: là cơ quan được HĐQT thiết lập nhằm thực thi một số chức năng, nhiệm vụ do HĐQT phân công và/hoặc ủy quyền thực hiện liên quan đến kiểm toán, kiểm tra giám sát và quản trị rủi ro của hoạt động ngân hàng. Ban điều hành: chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch phát triển của ngân hàng và báo cáo tình hình hoạt động, theo cơ chế trung thành với lợi ích của Techcombank. Nhận xét : Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Techcombank đã không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của mình ngày một tốt hơn. Với hệ thống bộ máy quản lý chia nhỏ nhiều bộ phận quản lý nhiều mặt và có mối liên hệ liên đới với nhau như hiện nay đảm bảo được vừa tính nhất quán trong hoạt động vừa độc lập trong các xử lý và giải quyết vấn đề của từng bộ phận nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu của đại hội đồng quản trị. Đây là một sơ đồ hệ thống chặt chẽ, có phân chia rõ ràng và hợp lý. 2.1.3 Nguồn nhân lực của Ngân hàng. Con người là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho Techcombank, chính vì vậy dù với tổng cộng hơn 7242 CBNV nhưng Techcombank luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu “đóng góp vào việc thúc đẩy sự 24
  37. tăng trưởng vững mạnh của ngân hàng ở hiện tại lẫn tương lai thông qua việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Bảng 2.1: Bảng số lượng về thời gian đào tạo nhân lực của Techcombank 2012 - 2014 2012 2013 2014 Số lượt học 16.661 67.056 87.686 Tổng giờ đào tạo 15.723 91.852 144.407 online Bình quân giờ/người 7 14 21 Số khóa học 17 41 24 (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014) 160000 140000 120000 100000 Số lượt học 80000 Tổng giờ đào tạo online 60000 40000 20000 0 2012 2013 2014 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng thời gian đào tạo online và số lượt học của Techcombank (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014) 25
  38. 45 41 40 35 30 24 25 Bình quân giờ/người 20 17 Số khóa học 21 15 10 14 5 7 0 Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ Bình quân giờ học của mỗi CBNV và số khóa học của Techcombank 2012 – 2014 (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014) Bảng 2.1 và hai biểu đồ 2.1 với 2.2 thể hiện thời gian học và đào tạo nguồn nhân lực của Techcombank, cho người xem biết tổng số lượt học, tổng thời gian đào tạo online cho nhân sự, số bình quân giờ mỗi người theo học và số khóa học được tổ chức trong các năm tương ứng. Dựa vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 với biểu đồ 2.2, ta có thể thấy được việc chú trọng đầu tư ngay tại nguồn nhân lực có sẵn trong Techcombank, cụ thể là số lượt học, giờ đào tạo online và thời gian học/ người đã tăng dần qua các năm. Những hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đã giúp Techcombank mang lại kết quả khả quan khi công tác bổ nhiệm nguồn nội bộ năm 2014 tăng 30% so với năm 2013, việc tuyển dụng nhân tài có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc tăng 31% và đa số CBNV đều có trình độ cử nhân trở lên, trong đó có 5% là Thạc sĩ và Tiến sĩ. Nhận xét nguồn nhân lực: Techcombank có nguồn nhân lực dồi dào và trình độ chuyên môn cao. Nguồn nhân lực đa số có trình độ cử nhân và 5% trong số đó là Thạc sĩ và Tiến sĩ. Nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ nền tảng tốt đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Techcombank. Không những thế, 26
  39. Techcombank còn thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức workshop, hội thảo để thông báo hướng dẫn về các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi kích cầu, các nghị định, bộ luật mới liên quan đến ngành. Điều này đã giúp cho nguồn nhân lực của Techcombank càng vững mạnh. Chứng minh qua sự phát triển của tổng Techcombank và các bằng khen giải thường mà Techcombank đã vinh dự nhận được. Như trong năm 2014, Techcombank đã vinh dự nhận được 23 giải thưởng uy tín trong và ngoài nước, trong đó có giải Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ Tốt nhất Việt Nam (do Finance Asia trao tặng), Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng Thương mại tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng điện tử Tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có Dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam (do Global banking & Finance review trao tặng), Để đáp lại cho sự cống hiến và khả năng tốt của các CBNV tại đây, Techcombank đã có chế độ lương hữu và phụ cấp/thưởng tốt, không những thu hút được người tài mà còn giữ chân được các nhân lực chủ chốt của ngân hàng. Bảng 2.2: Kết quả thu nhập bình quân của CBNV Techcombank 2013 2014 Tổng số cán bộ, CNV tại ngày 31 tháng 12 (người) 7.290 7.419 Số lượng cán bộ, CNV bình quân trong năm (người) 7.229 7.355 Tổng thu nhập của cán bộ, CNV 1. Lương (triệu VND) 1.127.677 1.314.573 2. Các khoản phụ cấp và thu nhập khác (triệu VND) 258.112 311.949 1.385.789 1.626.522 Tiền lương bình quân mỗi người/tháng (triệu VND) 13 15 Thu nhập bình quân mỗi người/tháng (triệu VND) 16 18 (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014) Từ bảng trên ta có thể thấy được mức lương khá cao của nhân viên tại Techcombank. Trung bình tổng thu nhập bình quân trên đầu người là 16 triệu 27
  40. đồng/ tháng ở thời điểm 2013 và đã gia tăng thành 18 triệu đồng/ tháng/ người vào năm 2014. 2.1.4 Định hướng phát triển của Techcombank Không ngừng lại với những thành công và thành tựu trong các năm vừa qua, Techcombank luôn muốn vươn mình xa hơn để ngày càng vững mạnh, đạt nhiều thành tựu hơn nữa, xứng đáng là ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Techcombank đã có những định hướng phát triển như sau trong các năm tới: 2.1.4.1 Về dịch vụ khách hàng - Lấy phương châm khách hàng là trọng tâm để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của khách hàng thông qua việc phát triển các sản phẩm ưu việt - Luôn tạo mối quan hệ mật thiết gắn bó lâu dài với khách hàng. - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính chất lượng. - Đẩy mạnh công tác thị trường để tìm hiểu khách hàng, phát triển sản phẩm phù hợp, thiết lập mô hình tiếp thị hiệu quả, triển khai chương trình, chính sách hướng tới KH giao dịch chính với Techcombank. - Phân chia khách hàng theo phân khúc mục tiêu- trong đó cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng ở từng phân khúc đối với sản phẩm và dịch vụ. - Đối với khách hàng cá nhân tín dụng liên quan đến việc thẩm định, tài sản đảm bảo và ứng xử khác nhau với KH mới, lâu năm; cải tiến thời gian xử lý các quy trình liên quan đến tín dụng, loại bỏ các giai đoạn không cần thiết. 2.1.4.2 Ngân hàng bán buôn - Techcombank trong những năm tới sẽ tập trung phát triển vào các nhóm khách hàng bao gồm: 28
  41. + Doanh nghiệp lớn và siêu lớn. + Doanh nghiệp quy mô trung bình. + Doanh nghiệp đa quốc gia/có vốn đầu tư nước ngoài. + Khách hàng định chế tài chính/ các định chế tài chính phi ngân hàng. + Các nhóm khách hàng này được chia theo khu vực miền Bắc, Trung, Nam và các cụm vùng nhằm tăng cường khả năng quản lý và khai thác từng địa bàn. 2.1.4.3 Về nguồn vốn và thị trường tài chính - Tổ chức hoạt động theo bộ phận chức năng bao gồm: Ngoại hối và hàng hóa, kinh doanh lãi suất, kinh doanh và sản phẩm cấu trúc, đầu tư và kinh doanh nợ, thông qua việc: + Xây dưng và tổ chức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả cao và ngang tầm khu vực và quốc tế. + Nghiên cứu và tận dụng tối đa thông tin từ thị trường để chuyển hóa thành các cơ hội kinh doanh và sinh lợi. + Phát triển các giải pháp ưu việt và chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu khắt khe của mọi đối tượng KH. + Quản lý rủi ro hiệu quả nhờ các giải pháp nhận diện sớm cũng như giảm thiểu mọi bất ngờ có thể xảy ra. - Chú trọng đảy mạnh hoạt động kinh doanh nguồn vốn và giao dịch với khách hàng nhằm nâng cao tỷ trọng doanh thu từ phí trên tỗng doanh thu, mở rộng thị phần, phát triển sản phẩm mới. 2.1.4.4 Về mảng Ngân hàng đầu tư - Ngân hàng đầu tư là nghiệp vụ khá phổ biến tại các nước phát triển trên Thế giới nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam nên Techcom Securities đã sớm được 29
  42. thành lập và từng bước kiện toàn nhằm mang tới dịch vụ tài chính chuyên nghiệp, giải quyết các nhu cầu về dịch vụ bảo lãnh và tư vấn phát triển, tư vấn sát nhập và mua lại (M&A), tư vấn tài chính doanh nghiệp - Techcombank sẽ phát triển các sản phẩm cấu trúc và đầu tư cho khách hàng cá nhân như là một hướng đi mũi nhọn giúp tiết kiệm cho khách hàng. Các sản phẩm đang và sẽ được cung cấp như sau: các sản phẩm đầu tư trái phiếu, tiền gửi kèm quyền mua bất động sản/cổ phiếu, quỹ mở đầu tư cổ phiếu/ trái phiếu. 2.1.4.5 Về nguồn nhân lực. - Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo mỗi CBNV có các cơ hội thể hiện năng lực bản thân, lộ trình thăng tiến rõ ràng và đãi ngộ xứng đáng. - Tiếp tục cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của chính sách, quy trình nhân sự, chú trọng lĩnh vực tuyển dũng và bổ nhiệm, đào tạo và phát triển. - Xây dựng và củng cố kỹ năng quản lý nguồn nhân lực cho các cấp lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực quản lý toàn diện cho đội ngũ các bộ lãnh đạo các cấp. 30
  43. 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Bảng 2.3: So sánh Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank qua các từ 2012 đến 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tiêu chí 2012 2013 2014 Tuyệt Phần Tuyệt Phần đối trăm đối trăm Doanh 5.761,378 5,647,836 7.106.432 (113,542) -1.97% 1,458,596 25.83% thu thuần Chi phí hoạt 3,294,041 3,355,666 3.431,05 61,625 1.87% 75,379 2.25% động Chi phí dự phòng 1,449,481 1,413,964 2,258,366 (35,517) -2.45% 844,402 59.72% rủi ro LN trước 1,017,856 878,206 1,417,021 (139,650) -13.72% 538,815 61.35% thuế (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) 31
  44. Biểu đồ 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Đơn vị tính: triệu đồng 8000000 7.106.432 7000000 5.689.411 5.647.836 5.761.378 6000000 4.769.630 4.743.522 5000000 Tổng thu nhập 4000000 Tổng chi phí 3000000 Lợi nhuận thuần 2000000 1.417.021 878.206 1.017.856 1000000 0 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Từ bảng số liệu trên ta có thể so sánh tình hình hoạt động qua các năm từ 2012 đến 2014 của Techcombank. Tình hình hoạt động có chút không khả quan ở năm 2013 khi không những sụt giảm về doanh thu mà còn gia tăng về chi phí, cụ thể là con số doanh thu ở năm 2012 là 5.761.378 triệu đồng đã giảm nhẹ còn 5.647.836 triệu đồng (tức giảm 1,97%) và chi phi cũng tăng nhẹ ở khoảng phần trăm tương đương con số trên là 1,87%, tăng 61.625 triệu đồng. Dù con số chi phí dự phòng rủi ro có giảm 35.517 triệu đồng cũng không thể làm tổng chi phí ở năm 2013 thấp hơn 2012 và điều này là làm lợi nhuận trước thuế của NH giảm khá mạnh 13,72% tức giảm 139.650 triệu đồng. Dù có nhiều thành tựu phát triển qua các năm nhưng không thể phủ việc giảm hiệu suất hoạt động của Techcombank trong năm 2013. Tuy nhiên tình hình đã được cải thiện rất tốt trong năm 2014, doanh thu thuần của NH đã tăng vượt trội từ 5.647.836 triệu đồng ở năm 2013 trở thành 7.106.432 (tăng 25,83%) và nếu so sánh với năm 2012 thì 2014 vẫn chiếm ưu thế khi đã tăng 23,35% so với năm này. Chi phí hoạt động có phần tăng nhưng cũng là lẽ tất nhiên do doanh thu thuần tăng kéo theo các hoạt động quản lý được gia 32
  45. tăng để đảm bảo chất lượng dịch vụ tuy nhiên con số này cũng không mấy đáng kể khi chỉ tăng 2,25% từ 3.355.666 thành 3.431.045 triệu đồng. Đáng chú ý chính là chi phí dự phòng rủi ro của NH đã tăng vọt 59,72% so với năm 2013 tức tăng 844.402 triệu đồng. NH cần có biện pháp tín dụng phù hợp để đảm bảo các khoản vay cũng như quản lý các rủi ro lường trước được nhằm giảm thiểu con số này giúp ngân hàng gia tăng được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên dù sao thì mức lợi nhuận thuần của NH cũng đã có một bước tiến mới tăng khá cao so với năm 2013 là tăng 61,35%, từ 878.206 triệu đồng thành 1.417.021 triệu đồng. Bởi vì năm 2013 đã có sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh nên ta có thể thấy tình hình kinh doanh của Techcombank trong năm 2014 phát triển mạnh nhưng nếu so sánh cùng năm 2012 thì lợi nhuận hoạt động cũng chỉ ở mức vừa vượt ngưỡng đề ra phát triển. Từ bảng số liệu 2.3 ta có thể thấy rằng doanh thu thuần ở năm 2014 tăng so với 2012 là 23,35%, chi phí hoạt động và chi phí phòng ngừa rủi ro tăng lần lượt là 4,16% và 55,81%, lợi nhuận hoạt động cũng tăng 39,22%. 33
  46. 2.2 Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank. 2.2.1 Phân tích doanh số cho vay 2.2.1.1 Theo thời hạn tín dụng Bảng 2.4 : Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tiêu 2012 2013 2014 Tuyệt Phần Tuyệt Phần chí đối trăm đối trăm Doanh số cho 31.683.762 28.996.173 32.776.345 (2.687.589) -8,48% 3.780.172 13,04% vay Ngắn 15.965.448 9.884.795 13.867.672 (6.080.652) 61,91% 3.982.876 40,29% hạn Trung và dài 15.718.314 19.111.378 18.908.673 3.393.063 121,59% (202.704) -1,06% hạn (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Bảng số liệu trên cho ta thấy Techcombank chủ yếu hướng mình đến mục tiêu dài hạn, đây là điều không còn mới mẻ với thị trường ngân hàng Việt Nam cũng như thực hiện đúng định hướng tương lai đề ra của NH khi mức cho vay trung và dài hạn từ năm 2013 đến hết 2014 luôn lớn hơn ngưỡng 50% trên tổng doanh số cho vay. Dù con số này có tăng giảm thất thường nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu. Quan sát từ bảng số liệu 2.4 so sánh số liệu của 3 năm về doanh số cho vay của Techcombank trong 3 năm 2012 – 2013 – 2014, ta có thể thấy tình hình cho vay của NH có sự biến động khó lường. Doanh số cho vay của NH trong năm 2013 đã giảm 2.687.589 triệu đồng so với năm 2012, nguyên nhân là do tình hình cho vay ngắn hạn đã giảm mạnh 6.080.652 triệu đồng tức đã giảm 61,91%, 34
  47. dù tình hình cho vay trung và dài hạn đã được cải tiện tốt nhưng vẫn không đảm bảo được việc phát triển doanh số cho vay. Để cải thiện tình hình, năm 2014, ban quản trị NH đã đề ra các sản phẩm khuyến mãi về lãi suất cũng như thời hạn đã giúp doanh số cho vay của NH có một bước tiến vượt trội so với năm 2013 là tăng doanh số thêm 3.780.172 triệu đồng (13,04%) so với năm 2013; đạt doanh số cho vay là 32.776.345 triệu đồng. Nhưng nếu bỏ qua năm 2013 thì việc tiến triển của 2014 không mấy là mạnh mẽ so với doanh số của năm 2012 khi chỉ tăng thêm 3,45% (tức 1.092.583 triệu đồng), nhưng đây cũng là sự nổ lực rất cố gắng của toàn thể Techcombank. Ta có thể thấy, mức cho vay trung và dài hạn của Techcombank đều tăng nếu lấy năm 2012 làm gốc để so sánh. Điều này hoàn toàn hợp lý khi NH luôn hướng mình đến mục tiêu dài học, phát triển lâu dài dù đây sẽ là bước đi có nhiều rủi ro. Tuy so năm 2014 với năm 2013 thì doanh số cho vay trung dài hạn đã giảm nhẹ 1,06% (tức 202.704 triệu đồng) nhưng cũng không mấy ảnh hưởng đến kết quả chung khi doanh số cho trung dài hạn vẫn ở ngưỡng 18.908.673 triệu đồng, lớn hơn 57% của tổng doanh số cho vay trong năm 2014. 35
  48. 2.2.1.2 Theo sản phẩm Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay theo sản phẩm Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt Phần Tuyệt Phần đối trăm đối trăm Doanh số 31.683.762 28.996.173 32.776.345 (2.687.589) -8,48% 3.780.172 13,04% cho vay Nhà mới 14.495.321 14.825.743 15.729.368 330.422 2,28% 903.625 6,09% Tiêu 4.476.916 4.656.785 4.664.074 179.87 4,02% 7.289 0,16% dùng Kinh 7.296.770 7.797.071 8.741.451 500.301 6,86% 944.38 12,11% doanh Thấu chi 2.249.547 1.339.623 2.720.437 (909.924) -40,45% 1.380.813 103,07% Khác 3.165.208 376.950 921.015 (2.788.258) -88,09% 544.065 144,33% (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Như đã đề cập ở phần 2.2.1.1 về sự biến động của doanh số cho vay thì ở mặt khác khi phân tích về doanh số cho vay này theo sản phẩm bao gồm nhà mới, vay tiêu dùng, vay kinh doanh, thấu chi và khác, ta có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu các doanh mục. Doanh số cho vay 2013 giảm, không có nghĩa là tất cả doanh mục theo sản phẩm đều giảm mà nó có sự tăng giảm khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng cá nhân. Chẳng hạng như khách hàng vay mua nhà ở năm 2013 tăng 330,422 triệu đồng so với năm 2012 và tiếp tục tăng thêm 903,625 triệu đồng ở năm 2014. Về phần thấu chi thì ở năm 2013 giảm khá mạnh so với 2012 khi giảm hẳn 40.45% và tăng lại 103.07% ở năm 2014 so với 2013. Về việc vay khác cũng có vấn đề tương tự. Vấn đề sản phẩm cho ta thấy nhu cầu của khách hàng cá nhân vay là bất thường ở từng năm và khó dự đoán chính xác, nhưng thiết nghĩ cũng cần có một đội ngũ tìm hiểu thị trường chính xác để cân đối các khoản trên nhằm kích thích việc vay, xác định lãi suất, giúp mang lợi nguồn lợi cho ngân hàng. 36
  49. 2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 2.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng Bảng 2.6: Doanh số thu nợ của Techcombank theo thời hạn tín dụng Đơn vị tính: triệu đồng 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Phần Phần Tiêu chí 2012 2013 2014 Tuyệt Tuyệt trăm trăm đối đối Doanh số 10.192.666 10.806.874 11.550.384 614.207 6,03% 743.510 6,88% thu nợ Ngắn hạn 7.016.631 6.709.988 6.767.370 (306.644) -4,37% 57.382 0,86% Trung và 3.176.035 4.096.886 4.783.014 920.851 28,99% 686.128 16,75% dài hạn (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Doanh số thu nợ của Techcombank có xu hướng tăng dần qua các năm. Ở năm 2012 là 10.192.666 triệu đồng đã tăng thêm 614.207 triệu đồng ở năm 2013 và đạt mức 11.550.384 triệu đồng ở năm 2014. Trong khi đó thì tình hình thu nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm. Ở năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn là 7.016.631 triệu đồng đã giảm xuống còn 6.709.988 triệu đồng ở năm 2013 và tăng không đáng kể đạt mức 6.776.370 triệu đồng. Nếu lấy năm 2012 làm gốc thì doanh số thu nợ ngắn hạn ở năm 2014 đã giảm 3,55% (tức 249.261 triệu đồng) và năm 2013 giảm 4,37% (tức 306.644 triệu đồng). Mức giảm này cũng không mấy lớn để có thể ảnh hướng đến tình hình cho vay chung khi con số của doanh số thu nợ ngắn hạn luôn đạt ở ngưỡng khoảng 60% hoặc hơn. Còn về tình hình thu nợ trung và dài hạn lại có chiều hướng gia tăng. Khi ở năm 2012 là 3.176.035 triệu đồng đã tăng dần lên mức 4.096.886 triệu đồng ở năm 2013 và trên đà tăng đạt 4.783.014 triệu đồng ở năm 2014. 37
  50. Tình hình thu nợ của Techcombank có vẻ khả quan và ngưỡng tốt khi luôn ổn định ở mức trung bình. 2.2.2.2 Theo sản phẩm Bảng 2.7: Doanh số thu nợ của Techcombank theo sản phẩm Đơn vị tính: Triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt Phần Tuyệt Phần đối trăm đối trăm Doanh số 10.192.666 10.806.874 11.550.384 614.207 6,03% 743.510 6,88% thu nợ Nhà mới 2.114.978 2.194.876 2.655.433 79.898 3,78% 460.557 20,98% Tiêu dùng 1.810.218 1.487.026 1.516.565 (323.192) -17,85% 29.539 1,99% Kinh doanh 5.914.804 6.502.496 6.661.106 587.692 9,94% 158.611 2,44% Thấu chi 315.973 499.278 592.535 183.305 58,01% 93.257 18,68% Khác 36.694 123.198 124.744 86.505 235,75% 1.546 1,25% (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Còn nếu chia doanh số thu nợ theo sản phẩm vay thì công tác thu nợ của Techcombank luôn ở hướng tích cực. Tỷ lệ thu nợ ở năm 2014 cho từng sản phẩm vay là Nhà mới 22,99% (tương đương 2.655.433 triệu đồng), tiêu dùng 13,13% (1.516.565 triệu đồng), Kinh doanh 57,67% (6.661.106 triệu đồng), thấu chi 5,13% (529.535 triệu đồng), thu nợ khác là 1,08% (124.744 triệu đồng); các con số này dao động tương đương trong ngưỡng kiểm soát ở năm 2013 và 2012; riêng thu nợ của cho vay mua nhà ở năm 2014 đã có mức tăng mạnh ở năm 2014, tăng 20,98% tức 460.557 triệu đồng và Thấu chi cũng ở ngưỡng thay đổi tăng khá cao là 18,68% tức 93.257 triệu đồng. Tình hình thu nợ ổn định ở các mặt sản phẩm khác nhau cũng phản ánh được tình hình thu nợ đúng và chính xác của Techcombank, luôn theo dõi để có thể hoàn thành công tác thu nợ. 38
  51. 2.2.3 Phân tích dư nợ cho vay 2.2.3.1 Theo thời hạn tín dụng Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng của Techcombank Đơn vị tính: triệu đồng 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tiêu chí 2012 2013 2014 Phần Tuyệt Phần Tuyệt đối trăm đối trăm Dư nợ 27.532.352 22.851.452 30.903.906 (4.680.900) -17,00% 8.052.454 35,24% cho vay Ngắn 14.699.523 11.405.160 13.001.273 (3.294.363) -22,41% 1.596.114 13,99% hạn Trung và 12.832.829 11.446.292 17.902.633 (1.386.537) -10,80% 6.456.340 56,41% dài hạn (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay của năm 2013 đã giảm so với năm 2012. Điều này hoàn toàn đúng và không phải là con số xấu khi phản ánh về ngân hàng khi nói dư nợ quá cao hay quá thấp, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Như được biết, dư nợ của một Ngân hàng sẽ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Như đã phân tích ở trên về doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ, thì việc thu nợ trong năm 2013 đã tăng so với 2012 trong khi doanh số cho vay lại giảm. Việc thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì dư nợ sẽ càng ít đi. Con số dư nợ này không phải chỉ là con số phải thu còn lại trong năm khi ta lấy doanh số thu nợ trừ đi doanh số thu nợ, mà nó còn bao gồm số tiền lũy kế chưa thu hồi của các năm trước từ việc cho vay. Xét về dư nợ ngắn hạn thì từ năm 2012 đến hết 2013 con số này đã giảm hẳn 22,41% (tức 3.294.363 triệu đồng) và tăng không bằng giảm ở con số chỉ 1.596.114 triệu đồng vào năm 2014. 39
  52. Còn về doanh số dư nợ trung và dài hạn năm 2013 đã giảm 10,8% so với năm 2012 và tăng lại 56,41% ở năm 2014 đạt con số 6.456.340 triệu đồng chiếm 56.41% so với dư nợ cho vay năm 2014. Tham khảo bảng số liệu 2.8 đã cung cấp trên, tỷ trọng của doanh số dư nợ trung và dài hạn qua các năm tăng dần tỷ trọng từ mức dưới 50% ở năm 2012 đến mức 50% ở năm 2013 và đã lớn hơn ngưỡng 50% ở năm 2014 so với tổng dư nợ cho vay, cho thấy Techcombank hướng tập trung cho vay dài hạn, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với KH, nhưng đây là bộ phận KH cá nhân nên đây cũng khá là bước đi mạo hiểm của Techcombank. Việc cho KH cá nhân vay trung và dài hạn chủ yếu là vay mua nhà mới; vay sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình. Việc duy trì dư nợ trung và dài hạn ở mức cao sẽ khiến NH gặp nhiều rủi ro cũng như phát sinh chi phí lãi nhiều. Dù thế, nhìn chung thì dư nợ cho vay KH cá nhân của Techcombank không cao so với doanh số cho vay, vì con số này còn bao gồm dư nợ của các năm trước. 2.2.3.2 Theo sản phẩm Bảng 2.9: Tình hình dư nợ cho vay theo sản phẩm của Techcombank Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần Tuyệt Phần trăm đối trăm Doanh số 27.532.352 22.851.452 30.903.906 (4.680.900) -17% 8.052.454 35,24% thu nợ Nhà mới 15.693.441 16.201.679 21.156.814 508.239 3,24% 4.955.135 30,58% Tiêu 1.679.473 1.828.116 3.689.926 148.643 8,85% 1.861.810 101,84% dùng Kinh 2.257.653 2.445.105 3.915.525 187.453 8,30% 1.470.420 60,14% doanh Thấu chi 1.817.135 2.262.294 1.832.602 445.159 24,50% -429.692 -18,99% Khác 6.084.650 114.257 309.039 (5.970.393) - 194.782 170,48% 98,12% (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) 40
  53. Tình hình dư nợ cho vay theo sản phẩm đã số tăng theo thời gian. Dư nợ cho vay tiêu dùng khi ở năm 2013 chi tăng nhẹ 8,85% (148.643 triệu đồng) so với 2012 nhưng đã tăng mạnh tới 101,84% (1.861.810 triệu đồng) ở năm 2014 so với 2013. Tình hình dư nợ cho vay kinh doanh và nhà mới cũng tương tự, khi ở năm 2012 dư nợ cho vay của nhà mới là 15.693.441 triệu đồng đã tăng thêm 3,24% đạt mức 16.201.679 triệu đồng và tiếp tục tăng thêm 4.955.135 triệu đồng vào năm 2014 đạt con số 21.156.814 triệu đồng.; còn về kinh doanh thì năm 2013 đã tăng 187.453 triệu đồng so với 2012 và tiếp tục tăng thêm 1.470.420 triệu đồng vào năm 2014. Dư nợ cho vay thấu chi trong năm 2013 đã tăng 24,5% (445.159 triệu đồng) so với 2012 và cũng giảm một con số tương đương là 429.692 triệu đồng trở về gần với con số 1.817.135 triệu đồng của 2012 là 1.832.602 triệu đồng. 2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank 2.3.1 Đánh giá về quy mô cho vay cá nhân Bảng 2.10 : Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank 2012 - 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tiêu chí 2012 2013 2014 Tuyệt Phần Tuyệt Phần đối trăm đối trăm Doanh số cho vay 31.683.762 28.996.173 32.776.345 (2.687.589) -8,48% 3.780.172 13,04% TDCN Doanh số thu nợ 10.192.666 10.806.874 11.550.384 614.208 6,03% 743.510 6,88% TDCN Dư nợ 27.532.352 22.851.452 30.903.906 (4.680.900) -17,00% 8.052.454 35,24% TDCN (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) 41
  54. Doanh số cho vay cá nhân của Techcombank năm 2013 có giảm hơn so với 2012 nhưng đã được khắc phục, gia tăng lại ở ngưỡng cao hơn 2012. Chỉ tiêu này ở Techcombank là khá cao ở ngưỡng trung bình 3 năm là 30.000 tỷ đồng, cho thấy mức độ hoạt động của NH có sự hiệu quả và ổn định (chỉ tiêu này có giảm có tăng nhưng ở mức tương đối đều nhau) Chỉ tiêu dư nợ TDCN của NH cao chứng tỏ NH cho vay được nhiều, uy tín của ngân hàng tốt, chất lượng tín dụng cá nhân tương đối cao, có sức hút đối với KH cá nhân. Còn nếu chỉ tiêu dư nợ này thấp thì ngược lại, chất lượng tín dụng và uy tín của NH không đủ tốt để thu hút KH vay cũng như có thể do các nguyên nhân khác từ NH như chưa chú trọng vào hoạt động TDCN, khả năng tiếp thị kém, lãi suất chưa thật sự hấp dẫn, Dư nợ tín dụng càng cao sẽ tạo ra nguồn thu nhập lớn cho NH. Tuy nhiên, khi đánh giá chúng ta không nên chỉ dựa vào mỗi chỉ tiêu này để đánh giá vì vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng và tùy vào từng thời điểm mà chỉ tiêu này sẽ phản ánh thực trạng khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá chúng ta cần đặt vào các mối quan hệ khác như với thu nhập tín dụng, nợ xấu, nợ quá hạn, Ta có thể thấy dư nợ TDCN ở năm 2013 đã giảm so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 đã tăng đạt mức 30.903.906 triệu đồng, cao hơn hẳn năm 2012. Con số này cao và có xu hướng tăng cho thấy quy mô tín dụng NH lớn và có xu hướng mở rộng. Cả 2 chỉ tiêu trên đều phản ánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng và cả về quy mô tín dụng của ngân hàng ở bộ phận KH cá nhân của NH. Nhìn chung, ta thấy dư nợ TDCN của năm 2014 đã tăng hẳn 35,24% so với năm 2013 dù đã từng giảm 17% ở năm này so với 2012; doanh số cho vay KH cá nhân cũng tăng 13,04% ở năm 2014 so với 2013. Doanh số cho vay cá nhân (32.776.345 triệu đồng – 2014) và dư nợ tín dụng cá nhân (30.903.906 triệu đồng - 2014) là khá lớn phản ánh quy mô tín dụng cá nhân của Techcombank khá lớn và ổn định, ngoài ra hai chỉ tiêu này đang có xu thế tăng chứng tỏ NH đang muốn mở rộng quy mô tín dụng của mình ở mảng tín dụng cá nhân và cho thấy thêm khả năng về nguồn vốn của NH – vốn tự có và vốn huy động từ bên ngoài khá lớn đủ để đáp ứng nhu cầu vốn vay của KH. 42
  55. 2.3.2 Đánh giá về chất lượng tín dụng cá nhân Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng các yêu cầu hợp lý của KH có sự lựa chọn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NH. Chất lượng tín dụng chính là chất lượng các món vay, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được KH sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ NH đúng hạn, bù đáp được chi phí và có lợi nhuận. Điều này có nghĩa là NH vừa tạo ra hiệu quả kinh tế vừa đem lại hiệu quả xã hội. 2.3.2.1 Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.11 : Tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank năm 2012 - 2014 Tỷ lệ nợ quá hạn 2012 2013 2014 Tín dụng cá nhân 2,98% 6,20% 3,62% Toàn hoạt động tín dụng 5,54% 7,60% 4,41% (Nguồn: Báo cáo hoạt động nội bộ Techcombank năm 2012 - 2014) Nhìn từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank có sự tăng giảm thất thường nhưng con số ở cuối năm 2014 đã có sức khả quan hơn nhiều. Nhìn chung thì tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân cao hơn doanh nghiệp và chiếm phần lớn dù quy mô nhỏ hơn, tuy nhiên thì tỷ lệ này vẫn ở ngưỡng cho phép và cho thấy mức độ an toàn trong công tác thẩm định và thu hồi nợ. Nhưng tại sao tỷ lệ này lại tăng một cách nhanh chóng vào năm 2013 và giảm mạnh vào năm 2014. Theo nhận xét từ quan điểm cá nhân thì ngành tín dụng ở Việt Nam đang trong thời kỳ “khát nước” – tức cần khách hàng. Các cán bộ tín dụng luôn tìm cách lôi kéo khách hàng, ngân hàng mở các gói tín dụng ưu đãi, tỷ lệ lãi vay được Nhà nước quy định giảm xuống chỉ còn ở mức 10%- 12%/năm đối với KH có điểm tín dụng cao (KH loại A). Điều này dẫn đến việc thiếu thận trọng trong khâu thẩm định khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá 43
  56. nhân, đã dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn ở cuối năm 2013 tăng vọt từ mức 2,98% ở cuối năm 2012 lên thành 6,2%. Giáng một hồi chuông thức tỉnh cho Techcombank và các ngân hàng khác (khoảng những năm này ngành ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn liên tục gia tăng bởi nhiều nguyên nhân) sâu sát hơn trong công tác tín dụng từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho đến khi ra quyết định và kiểm soát khoản vay. Điều này đã giúp cho Techcombank thận trọng hơn và cung cấp các khoản cho vay an toàn hơn, thúc đẩy việc thu hồi nợ, hỗ trợ khách hàng đã làm giảm tỷ lệ nợ quá xuống còn 3,62% ở mảng tín dụng cá nhân và 4,41% ở mảng toàn tín dụng. 2.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank năm 2012 - 2014 Tỷ lệ nợ xấu 2012 2013 2014 Tín dụng cá nhân 1,27% 1,9% 1,12% Toàn hoạt động tín dụng 2,70% 3,65% 2,38% (Nguồn: Báo cáo hoạt động nội bộ Techcombank năm 2012 - 2014) Vào cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank đã giảm mạnh so với năm 2011 chỉ còn ở mức 2,70% nhờ vào việc quản trị rủi ro cẩn trọng của ngân hàng. Nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này liên tục gia tăng mạnh và đạt đỉnh điểm mức 5,90% tại thời điểm 30/09/2013 nhưng đã giảm mạnh xuống còn mức 3,65% vào thời điểm cuối năm 31/12/2013. Không phải riêng Techcombank mà hầu hết các ngân hàng đều vướng phải “hòn đá” này. Theo báo Vietnamplus (website www.vietnamplus.vn), bài viết ngày 18/12/2013 của tác giả Thúy Hà thì Nợ xấu ngân hàng đã chiếm 4,55% tổng dư nợ ở thời điểm cuối tháng 11/2013 dù đã giảm so với mức 4,73% của tháng 10/2013 nguyên nhân được thừa nhận là do chất lượng tín dụng chưa được cải thiện, nợ xấu tiềm ẩn nhưng chưa được các TCTD đánh giá đầy dủ và phản ảnh chính xác và hơn hết nhiều TCTD chưa ý thức phải tự xử lý nợ xấu, chưa thực hiện đúng quy định về phân loại nợ và cơ cấu lại nợ, Nếu so ra thì với động thái tích cực và chủ động của mình Techcombank đã cải thiện tốt tỷ lệ nợ xấu của mình so với ngành và các ngân hàng khác. 44
  57. Đến năm 2014 thì tình hình này ngày càng chuyển biến tốt hơn, khi con số tỷ lệ nợ xấu của Techcombank tính đến cuối năm 2014 chỉ ở mức 2,38% (giảm gần 33,2 % so với mức 3,65% cuối năm 2013). Trong khi đó các ngân hàng hàng đầu Việt Nam khác như Viettinbank, Eximbank và ngân hàng Á Châu lại có bước thụt lùi khi tỷ lệ nợ xấu của mình lại trên đà gia tăng mạnh. Cụ thể là nợ xấu của Viettinbank đã tăng từ mức 3.770 tỷ đồng lên thành 9.576 tỷ đồng (tăng tương đương 154%) kéo tỷ lệ nợ xấu của Viettinbank thành 2,53%. Ngân hàng Eximbank của tương tự khi nợ xấu đã tăng 43% so với đầu năm và ở mức 2.364 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 2,95%. Tuy rằng, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank có nhiều chuyển biến thăng trầm nhưng đến cuối năm 2014 Techcombank vẫn giữ được thế thăng bằng trong việc quản lý nợ xấu của mình, ổn định tỷ lệ trên nhờ vào nhiều động thái quản lý rủi ro cẩn trọng, kịp thời và đúng đắn. Còn về mặt tín dụng cá nhân thì tỷ lệ nợ xấu này của Techcombank cũng tăng giảm theo từng thời điểm. Ở năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân là 1,27% đã tăng thêm 0,63% đạt ngưỡng 1,9% vào năm 2013 nhưng đến năm 2014 đã giảm còn 1,12%. Tỷ lệ nợ xấu TDCN có tăng nhưng cũng không mấy mạnh mẽ vì đa phần tỷ trọng của cho vay doanh nghiệp chiếm chủ yếu hơn, nên dù tỷ lệ nợ xấu toàn hoạt động tín dụng tăng từ 2,7% ở năm 2012 lên 3,65% ở năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu TDCN cũng chỉ tăng nhẹ thêm 0,63%. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do kinh tế vừa suy thoái, các doanh nghiệp đang gánh gồng để duy trì hoạt động nhằm tìm cách chuyển mình; trong khi đó thì các chủ thể cá nhân cũng có chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong thu nhập, hoạt động chi tiêu tiêu dùng, mua sắm nhưng ở mức có thể kiểm soát được nên tỷ lệ nợ xấu ở mảng tín dụng cá nhân tăng không cao. Điều đáng lưu ý là trong khi dư nợ của hoạt động TDCN năm 2013 đã giảm so với năm 2012 nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng gia tăng. Đây là vấn đề chung của các ngân hàng vì đa phần những khoản vay khá và tốt thường luôn được thanh toán đúng hạn nên dù dư nợ cho vay giảm có thể do đến hạn hợp đồng thanh lý hoặc doanh số cho vay giảm nhưng cũng không mấy ảnh hưởng đến nợ xấu và ngược lại. 45
  58. 2.3.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân 2.3.3.1 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Dư nợ cho vay cá nhân Bảng 2.13 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên dư nợ cho vay của Techcombank 2012 – 2014. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 Thu nhập ròng từ hoạt động TDCN 2.221.362 1.409.837 2.063.299 Dư nợ TDCN 27.532.352 22.851.452 30.903.906 Thu nhập ròng từ TDCN/ dư nợ TDCN 8,07% 6,17% 6,68% Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng 5.772.630 4.335.662 5.115.573 Tổng dư nợ tín dụng 68.261.442 70.274.919 80.307.567 Thu nhập tín dụng/ Tổng dư nợ tín dụng 8,46% 6,17% 6,37% (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng cá nhân. Tỷ lệ này càng cao nghĩa là lợi nhuận thu được từ tín dụng cá nhân đóng góp vào thu nhập của ngân hàng càng lớn, thể hiện hiệu quả tín dụng với bộ phận khách hàng này càng cao. Ở năm 2012, tỷ lệ này chỉ ở mức 8,07% nhưng đến năm 2013 con số này đã giảm 1,90%, tuy nhiên đến năm 2014 tỷ lệ này có tăng nhẹ thêm 0,51% đạt 6,68%. Điều này chứng tỏ dù dư nợ TDCN của năm 2014 đã tăng nhiều so với năm 2013 nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân cũng không mấy tăng cao. Tuy nhiên, không phải chỉ riêng hoạt động tín dụng cá nhân của Techcombank có bước thụt lùi rồi dậm chân bước nhẹ mà cả hoạt động tín dụng của NH đều có sự lùi mạnh tiến nhẹ này. Với mức dư nợ tín dụng toàn NH là 68.261.442 triệu đồng thì mức thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng của Techcombank là 5.772.630 triệu đồng, tức 8,46%; con số tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng/ dư nợ tín dụng này đã giảm hẳn 2,29% vào năm 2013 chỉ còn 6,17% trong khi dư nợ tín dụng toàn NH lại 46
  59. tăng và đến năm 2014 chỉ tăng nhẹ thêm 0,20% dù doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng trong năm 2014 đều tăng hơn nhiều so với năm 2013. So sánh tỷ lệ lợi nhuận của hoạt động TDCN so với tỷ lệ lợi nhuận của tín dụng toàn NH thì ta thấy hai mức tỷ lệ này không quá khác biệt. Khi ở năm 2012, tỷ lệ này của mảng TDCN là 8,07% nhỏ hơn mức 8,46% ở hoạt động tín dụng NH là 0,39% nhưng đến năm 2013 hai tỷ lệ này ngang bằng nhau ở mức 17% và đến năm 2014 mức tỷ lệ thu nhập ròng từ TDCN/ dư nợ TDCN đã vươt mặt mức tỷ lệ 6,37% của hoạt động tín dụng khi đạt mốc 6,68%. Điều này chứng tỏ dù tỷ trọng của hoạt động TDCN chỉ ở mức dưới 40% đối với hoạt động tín dụng NH nhưng mức lợi nhuận luôn ở ngưỡng ổn định và cao so với hoạt động tín dụng NH. Thiết nghĩ, NH nên có những bước tập trung vào bộ phận KH này để gia tăng thêm lợi nhuận cho NH. 2.3.3.2 Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Lợi nhuận trước thuế. Bảng 2.14 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên lợi nhuận trước thuế của Techcombank 2012 – 2014. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân 241.573 299.155 495.804 Lợi nhuận trước thuế 1.017.856 878.206 1.417.021 Thu nhập ròng từ cho vay/ LNTT 23,73% 34,06% 34,99% (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Tỷ trọng thu nhập ròng của tín dụng cá nhân qua các năm tăng dần. Cụ thể là vào năm 2012, thu nhập ròng từ tín dụng cá nhân chỉ chiếm 23,73% trong LNTT nhưng đến năm 2013 đã tăng mạnh thêm 10,33% đạt 34,06%, chiếm một tỷ trọng khá lớn và tiếp tục tăng nhẹ thêm 0,93% vào năm 2014. Việc tỷ số Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ LNTT gia tăng và đạt lại mức ổn định trên tầm 34% có thể tiếp tục vào những năm sau. Bởi vì hiện nay 47
  60. kinh tế vừa trải qua đợt suy thoái toàn cầu lớn đang có bước chuyển mình tuy nhiên rất chậm rãi. Các NH hiện nay đang trong giai đoạn “khát” khách hàng. Techcombank sẵn sàng tìm kiếm các KH cá nhân dù khoản vay nhỏ hơn KH doanh nghiệp nhưng v/ới việc tìm được các KH tốt và số lượng nhiều sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển của Techcombank, giúp NH gia tăng thêm lợi nhuận. 2.3.3.3 Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Tổng thu nhập cho vay. Bảng 2.15 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên trên lợi nhuận trước thuế của Techcombank 2012 – 2014. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 Thu nhập từ cho vay cá nhân 2.221.362 1.409.837 2.063.299 Thu nhập từ cho vay 5.772.630 4.335.662 5.115.573 Thu nhập cho vay cá nhân/ Thu nhập cho vay 38,48% 32,52% 40,33% (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014) Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng không cao bằng tín dụng doanh nghiệp nhưng vẫn ở mức khá ổn định và thực tế. Với các khoản vay được chia nhỏ như ở mảng KH cá nhân thì việc thu nợ đòi hỏi mất nhiều công sức hơn nhưng hoạt động tín dụng cá nhân trong các năm từ 2012 đến 2014 vẫn tạo ra nguồn lợi tốt cho NH khi chiếm tỷ lệ khá tốt vào cuối năm 2014 – 40,33% so với tổng thu nhập từ hoạt động cho vay. Dù con số này đã từng có sự trượt dốc khá nặng ở năm 2013 chỉ còn 32,52% so với mức 38,48% ở năm 2012, nguyên nhân do hoạt động tín dụng của Techcombank vào năm này có nhiều điều không thuận lợi, nhưng tình hình đã được thiện tích cực lại và ổn định như ở năm 2012 và các năm trước đó. Con số Thu nhập từ cho vay cá nhân trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay cho biết cứ 100 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay thì có bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động cá nhân. Ví dụ như năm 2014, cứ 100 đồng thu nhập cho vay thì có 40,33 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay KH cá nhân. 48
  61. Những con số từ bảng 2.14 trên cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân của Techcombank vẫn rất được chú trọng và giữ vững. Tuy con số phần trăm thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân ở ngưỡng trung bình gần 40% nhưng với hoạt động tín dụng đang có sự cải thiện của Techcombank thì cũng là sự đi lên âm thầm của hoạt động tín dụng cá nhân. 49
  62. CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK 3.1 Đánh giá hoạt đông tín dụng cá nhân của Techcombank 3.1.1 Tích cực Tuy tình hình kinh tế trong vài năm gần đây có khởi sắc nhưng ngành tín dụng vẫn luôn có những bất ổn, biến động và rủi ro nhiều, bằng những nổ lực của mình Techcombank vẫn luôn có bước chuyển mình, tạo dựng được thương hiệu và tạo ra nguồn lợi nhuận nhất định. Ban quản lý của Techcombank luôn có các biện pháp khắc phục tức thời và có hiệu quả trong các tình huống khó khăn (thể hiện rất rõ qua phần phân tích về tình hình tín dụng cá nhân phía trên) để giữ vững vị thế của mình và lòng tin của khách hàng, cổ đông. Địa bàn hoạt động và nguồn nhân lực Mạng lưới chi nhánh ngày càng được mở rộng với 312 chi nhánh tại 45 tỉnh thành từ Nam ra Bắc, số lượng nhân viên cũng tăng lên đạt ngưỡng 7.242 CBNV, với nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo chuyên môn tạo cho NH sự chuyên nghiệp, đủ sức đương đầu với những trường hợp khó khăn, cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước khác. Luôn có cung cấp các chương trình cụ thể đến tay nhân viên, tổ chức các buổi học, đào tạo, củng cố nguồn nhân lực. Thương hiệu Ngân hàng hàng đầu Techcombank là thương hiệu ngân hàng uy tín nhận được đông đảo sự ủng hộ của khách hàng bởi phương cách cũng như chất lượng phục vụ; minh chứng bởi hàng loạt các giải thưởng, cúp, danh hiệu được trao tặng bởi các tổ chức uy tín trong ngoài nước. Với số lượng KH ngày càng gia tăng, vào năm 2014 đã đạt mức gần 3,7 triệu KH cá nhân và 48.739 KH doanh nghiệp vừa khẳng định được thương hiệu vừa là thách thức không những phải giữ vững thương hiệu mà phải ngày một đi lên. 50
  63. VCSH cao (năm 2014 là 14.986 tỷ ) và mức huy động khách hàng lớn (131.690 tỷ đồng năm 2014) Luôn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho KH. Techcombank luôn chọn thời điểm thích hợp để tung ra các gói kích cầu thu hút khách hàng, thường xuyên quảng bá trên truyền thông đại chúng, được PR, tổ chức sự kiện nhằm xây dựng hình ảnh tốt của NH trong lòng khách hàng. 3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 3.1.2.1 Hạn chế Bên cạnh những tích cực đạt được trong các năm qua thì Techcombank vẫn còn tồn tại những hạn chế trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. Thị trường ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện bản thân nhưng có sự chênh lệch rất rõ giữa những khu đô thị và vùng xa, đòi hỏi NH phải có tầm nhìn khái quát để phân bộ vị trí chi nhánh hợp lý, vừa tạo điều kiện cho KH vừa có thể cạnh tranh được với nhiều NH khác. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa NH với NH là mối quan hệ cạnh tranh có tương hỗ. Techcombank cần đưa ra các sản phẩm ưu đãi nhiều hơn để cạnh tranh, thu hút khách hàng nhưng vẫn duy trì sự hợp tác với các NH đang hoạt động trong khu vực nhằm tạo được sự liên kết giữa các NH, tạo điều kiện quản lý khách hàng chặt chẽ hơn, thanh toán bù trừ có phần hiệu quả hơn và nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh cũng như lãnh vực tín dụng. Sự tồn tại của nợ xấu và nợ quá hạn. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank so với tổng dư nợ là không cao nhưng so với điều kiện và sức cạnh tranh ngày càng gay gắt của hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề nợ quá hạn luôn là yếu tố có tính thường trực, tiềm ẩn và có thể gây hậu quả trực tiếp đối với NH. Điển hình là vào năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank đã tăng vọt lên 7,60% ở tín dụng chung và 6,20% ở tín dụng cá nhân, hơn thế tỷ lệ nợ xấu của Techcombank cũng tăng mạnh cùng 51
  64. năm khi đạt mức 3,65%. Dù đã có biện pháp khắc phục và đã được cải thiện triệt để ở năm 2013, kéo các tỷ lệ này thấp xuống ở năm 2014 nhưng không có nghĩa vấn đề này sẽ không xảy ra nữa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, ngành tín dụng đang có những bước đi ì ạch, tăng trưởng chậm. Khâu thẩm định cho vay nhanh gọn nhưng chỉ đối với khách hàng quen hoặc có tài sản thế chấp lớn, hộ khẩu ở khu đô thị lớn. Những khách hàng khác mất nhiều thời gian và phải qua nhiều khâu khác, giấy tờ, công chứng nhiều để đảm bảo mức tín nhiệm của NH dành cho khách hàng. Khách hàng không có TKTK hiện hành ở Techcombank bị mất điểm tín dụng, xếp loại KH tín dụng B, làm tăng mức lãi suất. Do đó, NH cũng mất đi một lượng khách hàng và các khoản cho vay nhất định. NH cho vay nhiều khoản vay nhỏ làm cho nguồn vốn của NH bị phân tán trên diện rộng gây ảnh hướng đến công tác giám sát và thu nợ. 3.1.2.2 Nguyên nhân Một là, sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt, thị trường thường xuyên biến động, giá cả hàng hóa lúc tăng lúc giảm thất thường, kinh tế vừa trải qua giai đoạn suy thoái nặng trước đó, đang dần có bước chuyển mình trong khi đó ngành tín dụng lại tăng trưởng chậm. Theo nguyên lý kinh tế, khi ngành kinh tế vừa trải qua đợt khủng hoảng và có xu hướng khôi phục thì hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng là phát triển mạnh nhất vì KH cần vốn để đầu tư, kinh doanh tuy nhiên những năm nay ngành tín dụng có tăng trưởng nhưng chậm, việc cho vay lại dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn, ảnh hưởng khá nhiều đối với hoạt động ngân hàng. Hai là, nguyên nhân từ khách hàng. Nhu cầu của khách hàng thay đổi bất thường. Khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân khai báo sai sự thật, che đậy những lỗ hỏng kinh doanh, kết quả kinh doanh chưa thể hiện rõ, làm mọi cách nhằm vay được khoản vay như mong muốn. Hay trong cách trường hợp khách hàng sử dụng sai mục đích thỏa thuận ban đầu. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng cá nhân, các cá nhân đi vay thường muốn được hưởng lãi suất thấp khi 52
  65. được đánh giá loại A nên thường “làm đẹp” nhiều hơn trong hồ sơ cho vay của mình. Ba là, nguyên nhân từ NH. Khâu thẩm định chưa thực sự chính xác, cần thiết lập bộ phận thanh tra khách hàng và thanh tra khâu thẩm định thường xuyên kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh của KH, có đảm bảo nguồn trả nợ đúng hạn cũng như việc đầu tư có đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng. Và ban thanh tra khâu thẩm định cần kiểm tra công tác hoạt động của nhân viên thẩm định để tránh việc bao che, trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, kiểm tra trình độ kiến thức cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Bốn là, các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, bệnh dịch, Năm là, các khó khăn về mặt pháp luật trong việc xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo. 3.2 Kiến nghị đối với Techcombank Một số kiến nghị đối với Techcombank để nâng cao hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng, cụ thể hơn là hoạt động tín dụng cá nhân. 3.2.1 Quản trị rủi ro cần được nâng cao và cẩn trọng. Tín dụng nói chung luôn mang nhiều rủi ro nên Ban quản trị Techcombank cần có những bước đi thực sự thấu đáo trong mỗi chiến lược. Nắm bắt kịp thời rủi ro để đề xuất hướng giải quyết cụ thể và cẩn trọng tránh tình trạng như năm 2013 đã qua. Luôn phải nắm bắt tình hình chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng, sự đổi mới, bổ sung pháp luật liên quan, để có thể giải quyết rủi ro và tận dụng cơ hội phát triển. 3.2.2 Nâng cao tỷ trọng cho vay KH cá nhân Ở phần phân tích tỷ số thu nhập ròng từ TDCN/ Dư nợ TDCN đã cho thấy mức lợi nhuận của KH cá nhân đang có xu hướng gia tăng và đang ở mức cao 53
  66. hơn tỷ lệ lợi nhuận hoạt động tín dụng NH mang lại trong những năm gần đây dù tỷ trọng chỉ ở mức chưa tới 40%. NH nên nắm bắt thời cơ này vì đây mới là bước khởi đầu sẽ có thể trở thành xu hướng tốt trong tương lai, NH có thể tập trung sự chú ý vào mảng KH cá nhân để gia tăng tỷ trọng ở mảng tín dụng này lên ngưỡng gần 50% để gia tăng mức lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên, không phải vì muốn gia tăng mức tỷ trọng này mà bỏ qua các khâu kiểm tra kỹ lưỡng KH cá nhân. Vì các chủ thể KH cá nhân rât khó để xác minh, kiểm tra cụ thể một cách thật chính xác nên đòi hỏi NH phải mất nhiều thời gian và chi phí nên NH dù muốn gia tăng việc cho vay ở bộ phận KH này cũng phải đi từng bước chậm rãi có suy xét thật kỹ lưỡng, kiểm tra các nguồn thông tin KH cung cấp để quyết định cho vay chính xác. Để thực hiện tốt điều này, tôi xin đưa ra thêm 2 biện pháp bổ sung sau đây là Nâng cao công tác tín dụng và củng cố hệ thống thẩm định tín dụng, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nghiệp vụ cán bộ tín dụng. Trong khi đó thì để thu hút thêm KH, tôi cũng xin đưa ra kiến nghị về việc nâng cao hoạt động tín dụng bằng việc đẩy mạnh marketing ( sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần 3.2.5) 3.2.3 Cải tiến và củng cố công tác thẩm định tín dụng Cần cải tiến công tác thẩm định sao cho nhanh gọn và chính xác nhất như nâng cao trình độ nhân viên, tổ chức các buổi hội thảo giao tiếp tư vấn, xóa bỏ các bước thẩm định tín dụng không cần thiết, nhưng vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ và xác thực Với thời buổi kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa, người dân luôn phải chạy đua với thời gian. Thời gian được ví như là vàng bạc, là yếu tố để sinh lợi, nên nếu càng nhanh chóng tiết kiệm thời gian thì sẽ tạo lợi ích song hành cho đôi bên. NH tư vấn nhanh, giải quyết gọn sẽ có nhiều khách hàng hơn, người tham gia tín dụng cũng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Cán bộ tín dụng cần theo dõi thường xuyên các khoản nợ, khi sắp đến hạn cần tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn. Cần đề ra các biện pháp cụ thể khi nợ trở thành nợ quá hạn (nếu khách hàng có thiện chí trả nợ 54
  67. nhưng chưa đủ khả năng có thể xem xét để có biện pháp tốt vừa giữ khách hàng vừa có thể thu nợ) Tăng cường giám sát các khoản vay để đảm bảo khách hàng sử dụng khoản vay đúng mục đích ban đầu, xem xét đánh giá chất lượng của dự án có đúng như nhu cầu đi vay hay không. 3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nghiệp vụ cán bộ tín dụng Ngân hàng nên đầu tư vào việc nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ nhân sự thông qua các chương trình hội thảo, workshop, các sự kiện du lịch vui chơi kèm chương trình tập huấn. Nên triển khai chương trình “Phân cấp năng lực cán bộ nhân viên” nhằm xác định trình độ nhân viên nói chung và phát hiện các nhân tố tốt trong bộ máy hoạt động của Techcombank. Theo đó, lộ trình phát triển sự nghiệp cho từng vị trí chức danh công việc cũng như những chương trình đào tạo đi kèm được xác định rõ ràng nhằm định hướng hiệu quả cho việc phát triển năng lực cá nhân trong tổ chức, tạo sự chuẩn bị tốt nhất về nguồn nhân lực cho sự lớn mạnh của ngân hàng trong tương lai, hướng đến mục tiêu chung nhất xây dựng ngân hàng lớn mạnh phát triển lâu dài, vững bền. Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện, chuyên môn sâu để giúp tư vấn cho khách hàng một các tốt nhất và nhanh nhất, không ngừng cải tiến công tác phục vụ - văn minh, lịch sự, tận tình, nhanh chóng. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của các cán bộ tín dụng để có thể thẩm định KH và đưa ra quyết định một cách chính xác tránh việc làm gia tăng nợ xâu, nợ quá hạn. Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật cho cán bộ viên chức như luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự nhằm giúp cho cán bộ thực hiện tốt công việc của mình. 55
  68. 3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động marketing Techcombank cần đưa ra nhiều gói tín dụng khuyến mãi hơn nữa thay vì chỉ mỗi năm 1 lần tung ra gói 1000 tỷ đồng với mức lãi suất 6,9% trong 3 tháng đầu cho KH cá nhân để thu hút thêm các KH cá nhân nhu cầu vay, nâng mức dư nợ tín dụng cá nhân cao hơn và có sự ổn định trong nhiều năm để gia tăng thêm thu nhập cho NH. Luôn quan tâm đến KH sau vay như gửi chương trình khuyến mãi, chương trình phát hành thẻ tín dụng miễn phí với hạn mức tùy theo KH, gửi quà vào các dịp lễ lớn, sinh nhật KH, để tạo mối quan hệ gắn bó với KH, duy trì vị trí trong lòng KH để KH luôn sẵn lòng tìm đến với Techcombank khi cần, sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của KH trong mọi giao dịch với NH. Để đáp ứng được nhu cầu cho vay của nền kinh tế đòi hỏi NH phải có nguồn vốn thật mạnh, thế nhưng không phải NH nào cũng có nguồn vốn tự có đủ mạnh để làm việc này nên cần xác định mục tiêu tín dụng là "đi vay để cho vay ". NH có thể sử dụng vốn tự có, vốn huy động hay là vốn vay từ cấp trên hoặc các tổ chức tín dụng khác. Với nhiều nguồn như thế sẽ tạo cho NH nguồn vốn vững trải, góp phần tích cực cho hoạt động tín dụng. Tung ra những chương trình khuyến mãi, gói kích cầu với lãi suất hấp dẫn để thu hút tiền gửi từ người dân. Luôn quan tâm đến khách hàng, thường xuyên gửi các thông báo, giới thiệu chương trình mới, tặng quà để níu giữ khách hàng cũng như tạo mối quan hệ tốt đẹp bền vững lâu dài. Cơ sở vật chất và quy mô hoạt động cũng là cơ sở để khách hàng đặt niềm tin vào ngân hàng. Quy mô hoạt động lớn, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, ấn tượng cũng là yếu tố chủ quan để thu hút khách hàng. 56
  69. 3.2.6 Bổ sung biện pháp cho vay đồng tài trợ với KH cá nhân. Xã hội ngày càng phát triển, nhiều cá nhân hiện nay có mức thu nhập và nhu cầu cao như mua nhà, mua xe với giá đắt đỏ nhưng không có khả năng đáp ứng một lượng tiền lớn, đây là cơ hội để Techcombank nắm bắt kịp thời những KH cá nhân lớn này. Tuy nhiên, đây là những khởi đầu để chiếm hữu lòng tin nơi KH và mang lợi nguồn lợi cho NH nhưng vẫn tiềm tàng những rủi ro khó xác định cụ thể. Xin kiến nghị với Techcombank trong trường hợp này nên liên kết cùng các NH khác để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đám bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam và nếu có cũng chỉ áp dụng cho KH doanh nghiệp vì nhu cầu vốn khá cao. Một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần còn do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này. 57
  70. KẾT LUẬN Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank luôn có sự quan tâm đến hoạt động tín dụng cá ngân của ngân hàng. Những thành công nhất định trong những năm qua của Techcombank là điều không thể phủ nhận dù có nhiều khó khăn cũng như những tồn tại xoay quanh mảng tín dụng cá nhân này nhưng Techcombank luôn phấn đấu vươn lên khắc phục kịp thời và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, với sức cạnh tranh gay gắt của các NH hiện nay cũng như nền kinh tế vừa suy thoái trầm trọng cũng đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng tại Techcombank như nợ xấu và nợ quá hạn tăng, thu nhập giảm, Hoạt động tín dụng cá nhân của Techcombank tuy ngày càng có sự nâng cao nhưng cũng chưa được tập trung kỹ càng để nâng cao hiệu suất hoạt động của mảng này, đem lại nguồn lợi lớn nhất cho NH. Nhìn chung thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu của Techcombank có tăng nhưng đã được khắc phục tốt giảm xuống ở mức an toàn và thấp hơn nhiều NH lớn khác với tỷ lệ nợ xấu TDCN là 1,12% và nợ quá hạn TDCN là 3,62%. Con số 3,62% ở nợ quá hạn TDCN so với nợ quá hạn hoạt động tín dụng NH (4,41%) vẫn còn chiếm khá cao, cần có sự điều tiết, khắc phục để hoạt động tín dụng cá nhân hiệu quả hơn. Điều thành công trong hoạt động tín dụng cá nhân của Techcombank là vào năm 2014 hầu hết các chỉ tiêu như doanh số cho vay, thu nhập tín dụng cũng như dư nợ tín dụng đều tăng dù thị trường hiện tại đang thiếu khách hàng và tồn tại nhiều rủi ro về kinh tế cũng như rủi ro về khách hàng. Hiện nay, thị trường tín dụng cá nhân đang có những bước chuyển tốt nhờ vào các chính sách ổn định kinh tế cũng như kiềm chế lạm phát của nhà nước. Trong suốt thời gian thực tập tại Techcombank cũng như việc tìm hiểu thông tin, phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng, tôi đã đề xuất một số kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nhằm hỗ trợ ngân hàng duy trì và phát triển hoạt động tín dụng cá nhân này trong thời gian tới. 58
  71. PHỤ LỤC
  72. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Các tổ chức tín dụng-Luật 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng, 2010. 2. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2008).Giáo trình Tín dụng ngân hàng.NXB Thống Kê. 3. TS. Nguyễn Minh Kiều (Quý III/2014 ).Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng.NXB Tài Chính 4. Thúy Hà, Nợ xấu ngân hàng chiếm tỷ lệ 4,55% tổng dư nợ, trang web du-no/235794.vnp , 18/12/2013 5. Hồ Bá Tình, Ngân hàng mắc kẹt trong nợ xấu, trang web xau.html , 29/08/2014. 6. Báo cáo thường niên của Techcombank từ năm 2012 đến 2014 (Đã công bố chính thức) 7. Báo cáo hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Lưu hành nội bộ)