Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_hoat_dong_cho.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn:ThS. Phạm Duy Linh Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Hương MSSV: 1211190436 Lớp: 12DTNH05 TP. Hồ Chính Minh, Năm 2016 i
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn:ThS. Phạm Duy Linh Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Hương MSSV: 1211190436 Lớp: 12DTNH05 TP. Hồ Chính Minh, Năm 2016 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Duy Linh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực, những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. TP HCM , ngày tháng năm (SV Ký và ghi rõ họ tên) ii
- LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Duy Linh em đã thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn ” . Để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Công Nghệ TPCM. Cảm ơn nhà trường đã cho em cơ hội được thực hiện khóa luận này, giúp em có cơ hội phát triển tư duy trong nghiên cứu khoa học. Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Phạm Duy Linh là giảng viên hướng dẫn, người đã đưa ra những gợi ý định hướng cho báo cáo này, cũng như đã tận tình giúp đỡ, giải đáp thắc mắc cho em. Xin gửi đến Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thu thập số liệu, cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài, và cho em cơ hội được thực hiện khảo sát khách hàng tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. Em cũng vô cùng biết ơn ban lãnh đạo ngân hàng, các anh chị cán bộ ngân hàng đã hỗ trợ cho em trong quá trình làm bài bằng cách đưa ra các ý kiến, góp ý giúp em tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Đây là đóng góp vô cùng to lớn cho bài nghiên cứu này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn trong quá trình em thu thập ý kiến phục vụ cho bài nghiên cứu. TP HCM , ngày tháng năm 2016 (SV Ký và ghi rõ họ tên) iii
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần PGD Phòng giao dịch KHCN Khách hàng cá nhân CB – CNV Cán bộ - công nhân viên GDBĐ Giao dịch bảo đảm SXKD Sản xuất kinh doanh TSBĐ Tài sản bảo đảm BĐS Bất động sản TCTD Tổ chức tín dụng KHDN Khách hàng doanh nghiệp CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng CBTD Cán bộ tin dụng HSSV Học sinh, sinh viên v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Điều kiện và hạn mức cho vay đối với các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 11 Bảng 3.1. Xây dựng thang đo 33 Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2013 – 2015 35 Bảng 4.2. Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối KHCN và KHDN 37 Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm 2013 – 2015 theo khối KHCN và KHDN 37 Bảng 4.4. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn 38 Bảng 4.5. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn vay 39 Bảng 4.6. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm 41 Bảng 4.7. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay KHCN từ 2013 – 2015 42 Bảng 4.8. Kết quả mô tả tần số nghề nghiệp 44 Bảng 4.9. Kết quả mô tả tần số độ tuổi 45 Bảng 4.10. Kết quả mô tả tần số mục đích vay vốn 45 Bảng 4.11. Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 47 Bảng 4.12. Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay KHCN 49 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 50 Bảng 4.14. Bảng ma trận xoay các nhân tố 50 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo hoạt động cho vay KHCN53 Bảng 4.16. Bảng phân tích nhân tố tương ứng với biến quan sát 53 Bảng 4.17. Ma trận hệ số tương quan 55 Bảng 4.18. Bảng tóm tắt mô hình 56 Bảng 4.19. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 56 Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết 57 vi
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 7 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 8 Sơ đồ 1.3. Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 9 Sơ đồ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN của NHTM 22 Sơ đồ 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 30 Biểu đồ 4.1. Tình hình huy động vốn tại VietABank – chi nhánh Sài Gòn 36 Biểu đồ 4.2. Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối KHCN và KHDN 37 Biểu đồ 4.3. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn 38 Biểu đồ 4.4. Tình hình dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn vay 40 Biểu đồ 4.5. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm 42 Biểu đồ 4.6. Nghề nghiệp của khách hàng 44 Biểu đồ 4.7. Độ tuổi của khách hàng 45 Biểu đồ 4.8. Mục đích vay vốn của khách hàng 46 vii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kết cấu đề tài: 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI GÒN 5 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Á 5 1.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Sài Gòn 6 1.2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 6 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Sài Gòn 6 1.2.3 Cơ cấu tổ chức 7 1.2.4 Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn 9 1.2.5 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 11 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15 2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của NHTM 15 2.1.1 Khái niệm 15 2.1.2 Chức năng của hoạt động cho vay 15 2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay 16 2.1.3.1 Vai trò của tín dụng đối với NHTM 16 2.1.3.2 Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế 16 2.1.4 Phân loại các khoản cho vay 17 2.1.4.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay 17 2.1.4.2 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn 18 2.1.4.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo 18 2.1.4.4 Phân theo đối tượng khách hàng 19 viii
- 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 20 2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân 20 2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 20 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 21 2.3.1 Nhân tố từ ngân hàng 22 2.3.2 Nhân tố từ khách hàng 24 2.3.3 Các nhân tố ngoài ngân hàng 24 2.4 Mô hình hồi quy tuyến tính bội 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1 Phương pháp nghiên cứu 28 3.1.1 Nghiên cứu định tính 28 3.1.2 Nghiên cứu định lượng 28 3.1.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 28 3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 28 3.1.2.3 Xác định mẫu nghiên cứu 28 3.1.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 29 3.2 Mô hình nghiên cứu 30 3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị 30 3.2.2 Một số giả thuyết đặt ra cho mô hình 31 3.2.3 Xây dựng thang đo 31 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 33 3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 33 3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN 35 4.1 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 35 4.1.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 35 ix
- 4.1.2 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2015 36 4.1.2.1 Tình hình dư nợ cho vay đối với khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp 36 4.1.2.2 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn 38 4.1.2.3 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn vay39 4.1.2.4 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm 41 4.1.2.5 Tình hình nợ xấu đối với cho vay KHCN từ 2013 -2015 42 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn 43 4.2.1 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế 43 4.2.1.1 Mô tả tần số 44 4.2.1.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 46 4.2.1.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 49 4.2.1.4 Xây dựng phương trình hồi quy bội 54 4.3 Đánh giá chung hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn 58 4.3.1 Những thành tựu đạt được 58 4.3.2 Những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 63 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN 64 5.1 Một số gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng VatABank 64 5.1.1 Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay đơn giản , thuận tiện với KHCN 64 5.1.2 Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn hóa của cán bộ kinh doanh 65 5.1.3 Kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, tăng cường công tác kiểm tra các khoản vay 66 5.1.4 Hoàn thiện và phát triển sản phẩm, dịch vụ cho vay KHCN 67 5.1.5 Tăng cường chủ động tìm kiếm KHCN 69 5.1.6 Đẩy mạnh nguồn huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn 70 5.1.7 Tăng cường hoạt động Marketing trong lĩnh vực cho vay 70 5.1.8 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 71 x
- 5.2 Những kiến nghị đối với Nhà nước, ngân hàng Nhà nước 71 5.2.1 Đối với Nhà nước và bộ ngành có liên quan 71 5.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 74 KẾT LUẬN CHUNG 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC xi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động của ngành ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước, các tổ chức kinh tế xã hội nói chung và cá nhân nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước. Thực vậy, hoạt động ngân hàng đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc khai thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động ngân hàng mà mọi nguồn vốn được tích tụ, tập trung và phân phối lại cho các đối tượng có nhu cầu, từ đó thúc đẩy kinh tế ngày một phát triển. Các hoạt động của NHTM không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng. Trong các hoạt động đó có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của các NHTM. Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm KHCN thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với KHDN, việc phân tích và thẩm định đối với KHCN cũng tương đối đơn giản, vì vậy các NHTM thường đặt nặng vấn đề quản trị hiệu quả tín dụng đối với nghiệp vụ dành cho KHDN nhiều hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các KHCN ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM. Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với các KHCN nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM. Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, khách hàng cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân đặc biệt là các sản phẩm tín dụng đang được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những ngân hàng TMCP Việt Nam mà các ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB hay các công ty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng cá nhân. Điều này làm cho mức cạnh tranh về nhóm khách hàng này trở nên gay gắt và càng quyết liệt hơn bao giờ hết. Vậy những nhân tố nào quyết định đến việc hoạt động cho vay của một ngân 1
- hàng có tốt hay không, và mức ảnh hưởng của các nhân tố ấy đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng là bao nhiêu? Nhìn vào tình hình hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác này. Trên cơ sở lý luận học được tại trường và kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn, em quyết định lựa chọn để tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu khóa luận. 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài Hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay còn là nghiệp vụ then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, các đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay của ngân hàng đã và đang thu hút đông đảo sinh viên các trường đại học tham gia nghiên cứu, có những công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và ứng dụng rộng rãi, tiêu biểu: Đoàn Thị Hồng Dung (2012): “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa”. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cho vay khách hàng cá nhân và xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qảu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa. Nguyễn Thụy Mai Trinh, báo cáo nghiên cứu khoa học (2010), “Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai”. Ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Vận dụng mô hình hồi quy Binary logistic để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần 2
- Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Từ đó phân tích xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Mỗi tác giả đều có cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu khác nhau như: thời gian nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, hoàn cảnh nghiên cứu, Nhưng mỗi nghiên cứu đều có cách nhìn nhận sâu sắc, giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh kinh tế tại thời điểm nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trên, em xây dựng bài nghiên cứu của riêng mình với định hướng sau: Qua tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội từ năm 2013 đến 2015 tìm ra những nhân tố bên ngoài tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, xem xét các số liệu thu thập qua các năm 2013, 2014, 2015 của ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn, từ đó tìm ra những nhân tố bên trong tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với KHCN, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi phù hợp và khảo sát thực tế khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn để thu thập ý kiến của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cuối cùng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng. 3. Mục đích nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu định tính để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn, đồng thời xây dựng thang đo đo mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Các thông tin số liệu dùng phản ánh tình hình hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á được thu thập trong thời gian từ năm 2013-2015. Không gian nghiên cứu: tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. Đối tượng nghiên cứu 3
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. Đối tượng khảo sát: khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. 5. Phương pháp nghiên cứu Phạm vi đề tài này, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lương, cụ thể: Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thảo luận chuyên gia và thảo luận nhóm để xây dựng, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng nhằm xây dựng và bổ sung các câu hỏi trong bảng khảo sát hoàn chỉnh. Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng bằng phần mềm SPSS 16.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. 6. Kết cấu đề tài: Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn Chương 2: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khách hàng cá nhân tại Ngân hảng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. 4
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI GÒN 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Á Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á Tên viết tắt: VIETABANK - VAB Tên tiếng anh: VIỆT NAM – ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án và lĩnh vực liên qaun ngân hàng. Địa chỉ hội sở chính: 119 -121, Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM Tel: (84-8) 38 292 497 Fax: (84-8) 38 230 336 Email: vietabank@vietabank.com.vn Website:www.vietabank.com.vn Telex: 811 554.VietABank.VT Code: NVACVNVX Slogan: Ngân hàng vàng của bạn Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn (SFC) và Ngân hàng TMCP nông thôn Đà Nẵng (DANABANK). Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống Ngân hàng Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng 5
- thuận lợi. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phương châm: “SƯ THỊNH VƯỢNG CỦA KHÁCH HÀNGLÀ THÀNH ĐẠT CỦA NGÂN HÀNG VIỆT Á” Ngân hàng Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các quy chế của ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường. 1.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Sài Gòn 1.2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn Ngày 16/04/2007, cùng với sự phát triển của ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Sài Gòn được thành lập, tọa lạc tại địa chỉ: 229 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Với chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế và dân cư. Tuy chỉ mới thành lập trong 9 năm gần đây nhưng chi nhánh Sài Gòn không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh, dịch vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Bằng sự nỗ lực cùa toàn thể cán bộ công nhân viên, sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng, chi nhánh đã tự đổi mới để hoàn thiện và phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Hiện nay, chi nhánh Sài Gòn là chi nhánh lớn trong hệ thống Việt Á và đã có 7 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Bà Chiểu, PGD Lê Văn Sỹ, PGD Bình Thạnh, PGD quận 10, PGD Nam Sài Gòn, PGD Lê Thị Riêng, PGD Thủ Thiêm. Các phòng đều ổn định và phát triển theo định hướng cùa ngân hàng Việt Á. Tên gọi: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI GÒN Địa chỉ: 229 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) – 3929 1062 Fax: (08) – 3929 1059 Email:cnsaigon@vietabank.com.vn 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Sài Gòn Chức năng: 6
- Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn có chức năng cũng giống như bao ngân hàng khác trong hệ thống NHTM như: huy động nguồn vốn trong và ngoài nước từ các tổ chức, cá nhân bằng tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác thông qua nhiều hình thức huy động và kỳ hạn gửi, sau đó, từ nguồn vốn huy động được Ngân hàng cho vay lại các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn và tài trợ vốn cho các dự án đầu tư, đồng thời cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Nhiệm vụ; Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội sở Ngân hàng Việt Á và trước khách hàng khi sai phạm. Phải có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của Hội sở Ngân hàng Việt Á về số liệu, tình hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai. 1.2.3 Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. Hành P.Kế Toán & P. Quan Hệ Chính Dịch Vụ Khách Hàng Bộ phận kho quỹ Thẩm định Bộ phận kế toán Quản lý tín giao dịch dụng Tổ thu hồi PHÒNG GIAO DỊCH Nguồn: Phóng tổ chức – hành chính của chi nhánh Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 7
- Chi nhánh Sài Gòn PGD Thủ Thiêm PGD Bà Chiểu PGD Lê Văn Sỹ PGD Bình Thạnh PGD quận 10 PGD Nam Sài Gòn PGD Lê Thị Riêng Nguồn: Phóng tổ chức – hành chính của chi nhánh Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Ban Giám đốc: Do Hội Đồng Quản Trị của Ngân hàng Việt Á bổ nhiệm. – Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và trực tiếp quyết định toàn bộ hoạt động chung của ngân hàng. – Phó Giám đốc là người hỗ trợ, giúp Giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng trong phạm vi cho phép và quyền quyết định các hoạt động của ngân hàng khi được sự ủy quyền của Giám đốc. Phòng tổ chức hành chính: – Quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến CB – CNV của chi nhánh. – Làm đầu mối nghiên cứu, soạn thảo văn bản và cung cấp các trang thiết bị, cơ sở hoạt động của chi nhánh. – Giải quyết các vấn đề liên quan đến mức lương và chế độ của CB – CNV, chăm lo đời sống của nhân viên trong suốt quá trình hoạt động tại Ngân hàng, đồng thời thực hiện các chỉ tiêu khen thưởng và xử phạt theo quy định của Ngân hàng. – Điều hành và chỉ đạo công tác bảo vệ, vệ sinh y tế, điện nước và dịch vụ khác liên quan. Phòng quan hệ khách hàng: – Khảo sát, nghiên cứu biến động của nền kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động. – Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng. – Phát triển các sản phẩm tín dụng hiện hành. 8
- – Quản lý tín dụng và xét duyệt cho vay. – Quản lý, giám sát khách hàng và tổ thu hồi nơ. – Tổ chức, thực hiện những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. – Quản lý và lưu trữ hồ sơ trong lĩnh vực hoạt động của bộ phận. – Lập các báo cáo thống kê. Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng: – Trực tiếp hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm huy động của ngân hàng, lãi suất, mở tài khoản, sổ tiết kiệm cho khách hàng khi có yêu cầu. – Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền gửi của khách khi đến giao dịch. – Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước. – Thực hiện công tác kế toán, thu và chi nội bộ. – Hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động. – Tổ chức tính lãi và báo lãi cho những khách hàng đã đến hạn trả. – Tổng hợp số liệu, lập báo cáo thống kê về tình hình huy động qua báo cáo tháng, quý và báo cáo quyết toán năm. – Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến phòng ban. – Tập hợp số liệu và tính toán kịp thời, đối chiếu sổ sách kiểm tra quỹ tiền mặt thực tế trong ngày. 1.2.4 Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn Quy trình tín dụng tại ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn được thiết kế một cách chi tiết, điều này giúp cho khách hàng cho thể dễ dàng nắm bắt được những bước thực hiện cụ thể của quá trình đi vay. Chính vì thế, khách hàng sẽ không còn lúng túng, thắc mắc về những việc mình phải làm khi làm thủ tục yêu cầu cho vay, cũng như giúp cho cán bộ tín dụng tiết kiệm được thời gian giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Việc tố chức kiểm tra, kiểm soát rõ ràng, cẩn thận cũng giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro thấp nhất trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay. Sơ đồ 1.3. Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 9
- Khác Xem xét, rà soát hồ sơ và Kiểm soát h thẩm định thông tin và ký hàng duyệt Thẩm định Rà soát và thẩm định lại hồ trước sơ khi cho Thẩm định thực tế và đánh vay giá hồ sơ Rà soát và Phân tích và lập tờ trình tín dụng phê duyệt Hoàn tất hồ sơ Thực hiện thế chấp GDBĐ Kiểm tra trong khi Giải ngân cho vay Lưu hồ sơ cho vay Theo dõi nợ Kiểm tra Xử lý sau Thu nợ gốc, lãi và phí phát khi sinh cho đối với Tất toán khoản vay vay khoản nợ Lưu hồ sơ cho vay Nguồn: Quy định về cho vay với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Á 10
- 1.2.5 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, có nhiều ngân hàng được thành lập với nhiều loại sản phẩm tín dụng khác nhau. Vì thế để có thể cạnh tranh ngân hàng VietABank - chi nhánh Sài Gòn đã phát triển nhiều loại sản phẩm đa dạng đáp ứng nhiều nhóm khách hàng với những nhu cầu khác nhau. Sau đây là bảng phân loại sản phẩm theo từng nhu cầu, điều kiện của khách hàng: Bảng 1.1. Điều kiện và hạn mức cho vay đối với các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn STT Tên sản phẩm Đặc tính sản phẩm - Mức cho vay: tối đa 10 tỷ đồng, 90% nhu cầu vốn. - Thời hạn vay: tối đa 84 tháng (07 năm) 1 Cho vay sản xuất kinh doanh - Tài sản bảo đảm: bất động sản, ôtô - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, Cho vay hạn mức. - Độ tuổi KH: từ 18 đến 60 tuổi tại thời điểm vay vốn - Mức cho vay: tối đa 100% giá trị nhà mua Cho vay mua nhà VietABank 2 - Thời hạn vay: theo từng dự án cụ thể và cùng bạn xây tổ ấm tối đa là 20 năm (240 tháng). - Tài sản bảo đảm: Tài sản hình thành từ vốn vay và/ hoặc bất động sản khác. - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần. Hỗ trợ linh hoạt tất cả nhu cầu để chứng minh tài chính xét cấp visa và/hoặc thanh Cho vay du học/ du lịch/ hợp toán chi phí du học, du lịch, hợp tác lao 3 tác lao động động nước ngoài. - Mức cho vay: Tối đa 100% nhu cầu của khách hàng. 11
- - Thời hạn vay: Không quá 12 tháng đối với du học, không quá 6 tháng đối với du lịch, không quá 60 tháng (5 năm) đối với hợp tác lao động, đặc biệt với hạn mức tín dụng du học không quá 60 tháng (5 năm). - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần hoặc hạn mức tín dụng. - Tài sản bảo đảm: Bất động sản, động sản và chứng từ có giá đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. - Độ tuổi KH: từ 18 đến 60 đối với nữ, 65 đối với nam tại thời điểm vay vốn. - Mức cho vay: tối thiểu 50 triệu đồng/hồ sơ; tối đa 100% nhu cầu vốn. 4 Cho vay mua bất động sản - Thời hạn vay: linh hoạt đến 360 tháng (30 năm). - Tài sản bảo đảm: Bất động sản định mua hoặc Bất động sản khác. - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần. - Độ tuổi KH: từ 18 đến 65 tuổi tại thời điểm vay vốn. - Mức cho vay: 10 tỷ đồng/ 1 Khách hàng. - Thời hạn vay: 120 tháng (10 năm). Cho vay xây dựng/ sửa chữa 5 - Tài sản bảo đảm: Bất động sản. nhà - Tỷ lệ tài trợ vốn: 80% nhu cầu vốn. - Tỷ lệ cho vay/ giá trị Bất động sản: 75% giá trị định giá. - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần. - Độ tuổi KH: từ 18 đến 60 đối với nữ, 65 đối với nam tại thời điểm vay vốn. 6 Cho vay mua xe ôtô - Mức cho vay: tối thiểu 50 triệu đồng/hồ sơ; tối đa 100% nhu cầu vốn. 12
- - Thời hạn vay: linh hoạt đến 84 tháng (7 năm). - Tài sản bảo đảm: Bất động sản hoặc chính chiếc xe được mua. - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần. - Độ tuổi KH: từ 18 đến 65 tuổi tại thời điểm vay vốn. - Mức cho vay: 500 triệu đồng/ 1 Khách hàng. - Thời hạn vay: 84 tháng (7 năm). Cho vay tiêu dùng có tài sản 7 - Tài sản đảm bảo: Bất động sản. đảm bảo - Tỷ lệ tài trợ vốn: 100% nhu cầu vốn, không yêu cầu vốn tự có. - Tỷ lệ cho vay/ giá trị Bất động sản: 80% giá trị định giá. - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần. - Mức cho vay: tối đa 100% giá trị giấy tờ có giá. - Thời hạn vay: ngày đáo hạn sổ hoặc theo Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 8 nhu cầu của khách hàng. do VietABank phát hành - Tài sản bảo đảm: Giấy tờ có giá do VietABank phát hành. - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần. - Mức cho vay: tối đa 80% giá trị nhà mua. - Thời hạn vay: tối đa là 30 năm (360 Cho vay mua nhà để ở CB – tháng). 9 CNV và thân nhân - Tài sản bảo đảm: Tài sản hình thành từ VietABank vốn vay và/ hoặc tài sản khác. - Phương thức cho vay: Cho vay từng lần. Nguồn: Tổ hợp tại trang web 13
- TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã khái quát về lịch sử hình thành của ngân hàng TMCP Việt Á và chi nhánh Sài Gòn, giới thiệu sơ lược về cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh Sài Gòn, quy trình tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó những sản phẩm tín dụng cá nhân cũng được giới thiệu cụ thể về điều kiện, đặc điểm của từng gói vay theo từng nhu cầu khác nhau. Từ đó, cho người đọc có cái nhìn khái quát hơn về một ngân hàng trẻ như ngân hàng TMCP Việt Á. Đây sẽ là đối tượng được đề cập đến trong các phân tích của các chương sau. 14
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của NHTM 2.1.1 Khái niệm Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng. Hoạt động này ra đời từ buổi đầu của ngân hàng và đã dần trở thành một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng vì lãi cho vay là phần bù đắp chủ yếu các chi phí phát sinh của ngân hàng như chi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ thực tế trong quá trình phát triển của ngân hàng cho thấy lợi nhuận từ các khoản cho vay chiếm phần lớn thu nhập của ngân hàng, lượng tiền gửi tăng lên đáng kể, các hình thức cho vay cũng phong phú. Cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM và được định nghĩa như sau: Theo ThS. Châu Văn Thưởng và ThS. Phùng Hữu Hạnh (2013), “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” 2.1.2 Chức năng của hoạt động cho vay Chức năng của hoạt động cho vay được thể hiện qua 2 chức năng sau: Tín dụng có chức năng phân phối lại tiền tệ trong nền kinh tế: là sự vận động vốn từ các doanh nghiệp có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tín dụng có chức năng tạo công cụ lưu thông tín dụng, kiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: tín dụng ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu đặc biệt là việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng với các hình thức chuyển khoản, bù trừ. Các công cụ này có thay thế một khối lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Ngoài ra tín dụng còn kích thích các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động để sử dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp vòng luân chuyển vốn tăng tốc trong toàn xã hội. 15
- 2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay 2.1.3.1 Vai trò của tín dụng đối với NHTM Tín dụng ngân hàng mang lại lợi nhuận lớn và thúc đẩy phát triển các hoạt động khác của ngân hàng: Khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Nhờ có hoạt động cho vay, mà các đơn vị kinh tế có thể vay của ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được không những doanh nghiệp đủ tiền trả cho ngân hàng mà còn có tiền gửi vào ngân hàng, nghĩa là làm tăng hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Mặt khác khi sản xuất kinh doanh phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển. 2.1.3.2 Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế Thứ nhất, Hoạt động cho vay của Ngân hàng đã góp phần điều hoà cung cầu sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho nền kinh tế: Khi doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh hay mở rộng quy mô nhưng lại thiếu vốn, thì Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay. Nhưng điều quan trọng để doanh nghiệp có thể tiêu thụ được hết những sản phẩm mình làm ra thì người tiêu dùng lại là yếu tố quyết định. Nhưng về phía người tiêu dùng, khi họ có một mức thu nhập không đủ đề mua hàng hóa của doanh nghiệp. Họ chỉ có thể mua được hàng hóa khi tiết kiệm một thời gian dài, nhưng điều này lại khiến cho doanh nghiệp sẽ không thu hồi vốn kịp để thực hiện vòng quay sản xuất mới. Trong trường hợp này hoạt động cho vay của Ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian vừa giúp doanh nghiệp có vốn để sản xuất, vừa giúp người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu mua hàng trong thời gian ngắn. Qua đó, Ngân hàng đã góp phần điều hòa cung cầu sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho nền kinh tế. Thứ hai, Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn: Bất cứ doanh nghiêp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi nguồn vốn luôn đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn: dự trữ - sản xuất - lưu thông. Khi đó có thể xảy ra hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời. Hiện tượng này chỉ mang tính chất tạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kì nền kinh tế nào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phải giải quyết được vấn đề điều hoà vốn. NHTM với vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phối lại tiền tệ, điều 16
- hoà cung và cầu vốn cho các doanh nghiệp, đã góp phần điều tiết lại nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Thứ ba, Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Phần lớn nguồn vốn đi vay từ ngân hàng được dùng để đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy bằng các chính sách cho vay, định hướng chung của Nhà nước góp phần tạo cho nền kinh tế một cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối. Bằng những công cụ tín dụng ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay ưu đãi những nghành nghề cần thiết để hỗ trợ các ngành nghề này phát triển theo hướng công nghiêp hóa hiện đại hóa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Thứ tư, Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới: Hầu hết hiện nay doanh nghiệp Việt Nam trang bị những kĩ thuật còn lỗi thời, công nghệ thấp kém làm cho công suất sản xuất thấp, chậm phát triển. Việc vốn vay của ngân hàng giúp cho doanh nghiệp có thể để trang bị những công nghệ hiện đại, đổi mới dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng không những trong nước mà còn đáp ứng được nhu cầu ngoài nước. Như vậy, thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế. Không chỉ vậy, hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và cả cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có thêm khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp hơn. 2.1.4 Phân loại các khoản cho vay 2.1.4.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay Phân loại các khoản vay theo tiêu thức này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thời gian của các khoản vay như là thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ Qua đó các ngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của chính mình. 17
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng, chủ yếu được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm; thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. 2.1.4.2 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn Cho vay tiêu dùng: Là việc cho vay mà trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, cam kết với nhau về vấn đề số tiền vay sẽ được khách hàng sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và tiêu dùng như là: mua sắm đồ gia dụng, mua nhà, phương tiện đi lại, du học, Đây thông thường là các khoản vay nhỏ hơn so với các khoản vay kinh doanh, nhưng trong nhiều trường hợp thời gian vay lại tương đối dài nên cũng tác động đến khả năng thu hồi nợ. Bên cạnh một số trường hợp cần tài sản đảm bảo, ngân hàng quyết định cho vay tiêu dùng thường dựa vào thu nhập của người đi vay. Cho vay SXKD: Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng cam kết là số tiền vay sẽ được bên vay (khách hàng) sử dụng vào mục đích để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm của từng ngành mà ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cách thức trả nợ dựa trên nguồn thu nhập của khách hàng. Cho vay SXKD thường là những khoản vay lớn, có nhiều rủi ro nền cần được ngân hàng thẩm định kỹ để đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Cho vay BĐS: Là hình thưc cho vay liên quan đến mua, xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp. 2.1.4.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp: là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay nhưng không chuyển giao tài sản cho ngân hàng. 18
- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố: là việc bên đi vay giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai: là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: là việc bên thứ ba cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay: Ngân hàng căn cứ vào uy tín của khách hàng, sự tin tưởng đối với khách hàng, lịch sử tín dụng của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả để ra quyết định cho vay, những khách hàng này thường là khách hàng quen thuộc, hoạt động kinh doanh ổn định có lời. Cho vay bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba: Bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với TCTD cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ: TCTD Nhà nước cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế - xã hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. 2.1.4.4 Phân theo đối tượng khách hàng Cho vay khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: Đây là loại hình cho vay của các NHTM mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là đối tượng được phục vụ. Do đặc thù riêng có của đối tượng này mà các NHTM phải tổ chức các phòng tín 19
- dụng chuyên trách phục vụ. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vốn với số lượng lớn, và có thể là rất lớn. Tuy nhiên số lượng khách hàng này của mỗi NHTM thường không lớn, vì vậy các NHTM cần đặc biệt chú ý quan tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với các khách hàng mới. Cho vay khách hàng cá nhân: Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác ) được các NHTM áp dụng phương thức cho vay theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân. Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuy nhiên đây là nhóm khách hàng khá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương thức tiếp cận cũng như quản lý hợp lý mới có thể khai thác tốt mảng khách hàng này. 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng cá nhân là các cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cá gốc và lãi. 2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân Về khoản vay: các khoản cho vay đối với KHCN thường là các khoản có giá trị nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn. Về rủi ro khoản vay: Rủi ro trong cho vay đối với KHCN cao hơn cho vay doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân sau: Rủi ro về lãi suất. Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân. Về cho vay KHCN dễ gặp rủi ro đạo đức. Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những KHCN có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh 20
- hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng “sức khỏe” tài chính của người đi vay, công việc làm ăn không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng. Về thời hạn khoản vay: chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn và một phần rất nhỏ là dài hạn. Điều đó có thể được giải thích phần nào là do đây là hình thức cho vay mức lãi suất cao nhất trong các NHTM. Về chi phí:Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện. Để giải quyết trở ngại này ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh hoặc đầu tư giao dịch online rất tốn kém 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại Theo lập luận của ThS Đường Thị Thanh Hải (2014) trên Tạp chí Tài chính, số 4 (5/2014) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam”, bà đã dựa vào các đặc điểm của cho vay cá nhân từ đó đưa ra nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam là do 3 nhân tố: nhân tố từ phía ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng và nhân tố ngoài ngân hàng như kinh tế - xã hội, sự cạnh tranh với các ngân hàng khác. Cụ thể như sau: 21
- Chính sách cho vay Quy trình cho vay Ngân Đội ngũ cán bộ tín hàng dụng Công nghệ của ngân hàng Tình hình tài chính của khách hàng Hoạt động Mục đích sử dụng cho vay vốn Khách KHCN hàng của Khả năng trả nợ của NHTM khách hàng Tài sản đảm bảo Tình hình kinh tế Ngoài ngân hàng Môi trường pháp lý Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tạp chí Tài chính số 4 (5/2014) Sơ đồ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN của NHTM 2.3.1 Nhân tố từ ngân hàng Thứ nhất, chính sách cho vay: Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu 22
- Một số chính sách tín dụng đúng đắn là rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng, một chính sách tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro. Điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động tín dụng tùy thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của NHTM có đúng đắn hay không. Bất cứ ngân hàng nào muốn đạt hiệu quả hoạt động tín dụng tốt đều phải có chính sách phù hợp. Thứ hai, quytrình tín dụng: Quy trình tín dụng quy định các bước thực hiện trong quá trình cho vay, từ bước thu thập thông tin khách hàng, kiểm tra đến quyết định cho vay, giải ngân và thu hồi nợ, một quy trình được thiết kế chặt kẽ sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được nhưng rủi ro. Trong quy trình cho vay, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàng nhập hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định, phân tích để quyết định có cho vay hay không), bước này là cơ sở định hướng hoạt động cho vay tùy thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như quy định về điều kiện và thủ tục cho vay của từng NHTM. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được khoản vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, đồng thời có những giải pháp cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho hoạt động tín dụng, góp phần cải thiện hoạt động tín dụng. Thu hồi nợ cho vay cũng là một khâu vô cùng quan trọng, sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời sẽ giảm tối thiểu những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng. Thứ ba, đội ngũ cán bộ tín dụng: CBTD/CV QHKH là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi CBTD/CV QHKH phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Thứ tư, công nghệ của ngân hàng: 23
- Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay KHCN là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của CBTD/CV QHKH, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng. 2.3.2 Nhân tố từ khách hàng Thứ nhất, tình hình tài chính của khách hàng: Với mỗi CBTD/CV QHKH vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định Thứ hai, mục đích sử dụng vốn vay: Việc sử dụng vốn vay hiệu quả của khách hàng cũng tác động tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khách hàng không có khả năng thanh toán chi phí lãi cũng như các chi phí khác có liên quan, điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thứ ba, khả năng trả nợ của khách hàng: Khả năng trả nợ của khách hàng là quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vay của ngân hàng khi những khoản vay đến hạn thanh toán. Qua đó, đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thứ tư, tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm được xem là một nguồn trả nợ dự phòng cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Mục đích vay vốn của KHCN chủ yếu dùng cho sản xuất và tiêu dùng. Do đó, bên cạnh phương án vay vốn, kế hoạch trả nợ, thu nhập, tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố quan trọng song không phải là cốt yếu khi ngân hàng tiến hành ra quyết định cho vay. 2.3.3 Các nhân tố ngoài ngân hàng Thứ nhất, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội 24
- Môi trường kinh tế, văn hóa xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của KHCN. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với KHCN cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra. Thứ hai, sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác Nhận thấy tiềm năng to lớn của khối KHCN, các NHTM Nhà nước, cổ phần, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài đều hướng vào mục tiêu đó. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để dành khách hàng thì hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn 2.4 Mô hình hồi quy tuyến tính bội Định nghĩa: Hồi qui bội là một mô hình thống kê được sử dụng để dự đoán giá trị của biến phụ thuộc hay còn gọi là biến kết quả dựa vào những giá trị của hai hay nhiều biến độc lập hay còn gọi là biến nguyên nhân. Mô hình hồi quy tuyến tính bội cho tổng thể: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i + β4X4i + + βkXki + εi Với Yi: là biến phụ thuộc β0, β1, β2, β3, , βk: các hệ số hồi quy Xki: giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i εi: sai số của hồi quy Các vấn đề chính liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính bội: Ý nghĩa của hệ số hồi quy trong mô hình: βk cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến độc lập còn lại không thay đổi, tức khi Xk thay đổi một đơn vị thì sẽ làm cho giá trị trung bình Y thay đổi bao nhiêu. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội: Hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. R2 điều chỉnh là hệ số thể hiện % sự biến thiên phụ thuộc (Y) được giải thích bởi biến độc lập (Xk). Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, đặt giả thuyết: 25
- 2 H0: β0 = β1 = β2 = β3 = = βk (hay R = 0), tức các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, kết luận kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu. 26
- TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Để có cái nhìn khái quát hơn về của ngân hàng thương mại ở chương này đã trình bày từ các khái niệm đến chức năng, vai trò về hoạt động cho vay của ngân hàng, phân loại các khoản cho vay. Thông qua đó tìm hiểu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, những nhân tố tác động tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM. Chương 2 chỉ tập trung vào các khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động cho vay KHCN của NHTM. Bên cạnh đó, ở chương này còn trình bày về mô hình hồi quy tuyến tính bội, mô hình này sẽ được sử dụng để đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Việt Á. Đồng thời thông qua những cơ sở lý thuyết này làm tiền đề cho các lý luận ở các chương tiếp theo. Chương 3 sẽ trình bày chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu. 27
- CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Nghiên cứu định tính Bài phân tích đầu tiên được xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá và xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho KHCN thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi, phương pháp chuyên gia. Đối tượng chuyên gia: Phó giám đốc, trưởng phòng, các anh, chị cán bộ tín dụng – phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. Qua quá trình nghiên cứu định tính, bên cạnh xem xét các nghiên cứu trước đây em còn tiến hành tổng hợp ý kiến của các chuyên gia cho thấy có 6 thành phần đo lường hoạt động cho vay KHCN đó là: chính sách tín dụng, cán bộ tín dụng, cơ sở vật chất, nhân tố từ phía khách hàng, môi trường bên ngoài và sản phẩm tín dụng. 3.1.2 Nghiên cứu định lượng 3.1.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ Nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, em đã thực hiện một cuộc phỏng vấn thử với 20 khách hàng. 3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức Sau khi bảng câu hỏi đã được kiểm tra rõ ràng, tiến hành phương pháp phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn để thu thập ý kiến của khách hàng. 3.1.2.3 Xác định mẫu nghiên cứu Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Thông thường cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2008). Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Nghiên cứu có 28 biến quan sát, vậy cần ít nhất là 140 mẫu. Tuy nhiên, để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu được chọn là 200 mẫu. 28
- 3.1.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là: Mẫu thu thập theo các thuộc tính như nghề nghiệp, mục đích vay vốn của khách hàng được mô tả bởi bảng mô tả tần số. Để đánh giá mức độ tin cậy và giá trị của thang đo sử dụng phương phân tích Cronbach alpha: phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tín cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến cố có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Sau đó phương pháp phân tích nhân tố khám EFA được dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 1 được giữ lại mô hình (Gerbing & Anderson, 1988; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 29
- 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % Các biến quan sát có trọng số factor loading < 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006). Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội: Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hàng dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như kiểm tra sự tương quan giữa bến độc lập và các biến phụ thuộc, dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm tra hệ số đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Điều kiện để không có hiện tượng đa cộng tuyến xẩy ra trong mô hình hồi quy thì các hệ số VIF phải nhỏ hơn 10. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng. 3.2 Mô hình nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị Thông qua kết quả nghiên cứu định tính, trao đổi và khảo sát ý kiến của các chuyên gia tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn, em đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài gồm 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc: Chính sách tín dụng Cán bộ tín dụng Hoạt động cho vay Cơ sở vật chất KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Nhân tố từ phía khách hàng Sài Gòn Môi trường bên ngoài Sản phẩm tín dụng Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến các chuyên gia tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn Sơ đồ 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 30
- 3.2.2 Một số giả thuyết đặt ra cho mô hình Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn em xin đặt giả thuyết cho mô hình nghiên cứu như sau: H1: Thành phần chính sách tín dụng được đánh giá cao thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói các khác, thành phần chính sách tín dụng và hoạt động cho KHCN có quan hệ cùng chiều. H2: Thành phần cán bộ tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần cán bộ tín dụng và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều. H3: Thành phần cơ sở vật chất được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần cơ sở vật chất và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều. H4: Thành phần khách hàng càng tốt thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần khách hàng và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều. H5: Thành phần môi trường bên ngoài càng thấp thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần môi trường và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ nghịch biến. H6: Thành phần sản phẩm tín dụng càng được đánh giá cao thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần sản phẩm tín dụng và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều. 3.2.3 Xây dựng thang đo Sau khi được điều chỉnh, bổ sung 25 biến quan sát dùng đo lường 6 thành phần và 3 biến quan sát đo lường hoạt động cho vay KHCN. Các biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý. Thành Biến quan sát Mã hóa phần Chính Thủ tục xin vay vốn đơn giản B14.1 Likert 5 sách tín Thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ linh hoạt B14.2 điểm dụng Lãi suất cho vay thấp phù hợp với thu nhập của B14.3 31
- (CSTD) khách hàng Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng B14.4 Thời hạn xét duyệt khoản vay nhanh B14.5 Thời hạn giải ngân vốn vay phù hợp B14.6 CBTD có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao B15.1 CBTD có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề B15.2 Cán bộ nghiệp cao Likert 5 tín dụng CBTD có thái độ lịch sự, nhã nhặn với khách hàng B15.3 điểm (CBTD) CBTD thường xuyên theo dõi đôn đốc khách hàng B15.4 trả nợ vay CBTD ăn mặc đẹp, lịch sự B15.5 Vị trí ngân hàng và các phòng ban thuận tiện cho B16.1 Cơ sở việc giao dịch của khách hàng Likert 5 vật chất Hệ thống công nghệ hiện đại B16.2 điểm (CSVC) Không gian giao dịch thoải mái tiện nghi B16.3 Cơ sở vật chất ngân hàng khang trang, hiện đại B16.4 Khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác Nhân tố B17.1 cho ngân hàng từ phía Khách hàng chưa từng gia hạn nợ cho khoản vay tại Likert 5 khách B17.2 ngân hàng điểm hàng Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ quá hạn B17.3 (KH) Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả B17.4 Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Môi B18.1 khách hàng trường Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Likert 5 bên B18.2 của khách hàng điểm ngoài Chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả (MTBN) B18.3 nợ của khách hàng Sản Sản phẩm tín dụng phong phú, đa dạng B19.1 Likert 5 phẩm Sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách B19.2 điểm tín dụng hàng 32
- (SPTD) Sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh so với các sản B19.3 phẩm cùng loại của các ngân hàng khác Hoạt Khách hàng vẫn sẽ tiếp tục giao dịch lâu dài với ngân B20.1 động hàng cho vay Khách hàng hài lòng về hoạt động cho vay cá nhân Likert 5 B20.2 KHCN của ngân hàng điểm (HDCV Khách hàng sẽ giới thiệu cho những người khác đền B20.3 KHCN) giao dịch tại ngân hàng Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến các chuyên gia tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn Bảng 3.1. Xây dựng thang đo 3.3 Dữ liệu nghiên cứu 3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, các thông tin về yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN như số liệu về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, Thống kê, tìm hiểu về tình hình hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng như: tình hình dư nợ, nợ quá hạn, 3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp Lập bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. Khảo sát các khách hàng là cá nhân đã và đang tham gia hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn, địa điểm khảo sát là tại chi nhánh Sài Gòn và các PGD trực thuộc chi nhánh. 33
- TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu cụ thể của bài luận văn gồm hai bước chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi, phương pháp chuyên gia nhằm tình ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. Sau đó nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát thực tế khách hàng. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS được đề cập cụ thể tại chương này, đồng thời cách thức xây dựng bảng khảo sát cũng như những giả thuyết đặt ra trong mô hình nghiên cứu cũng được trình bày rõ ràng. Những nội dung này sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện các phân tích ở chương tiếp theo. Chương 4 sẽ phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. 34
- CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN 4.1 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 4.1.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn Huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng của một trung gian tài chính nói chung và của các NHTM nói riêng. Ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn đã có nhiều biện pháp để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư với mức lãi suất không chỉ phù hợp với sự thay đổi của lãi suất thị trường mà còn hấp dẫn, thu hút khách hàng bằng các chương trình huy động vốn đặc biệt. Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: triệu đồng, % So sánh So sánh Khoản 2014/2013 2015/2014 2013 2014 2015 mục Tốc độ Tốc độ Số tiền Số tiền tăng tăng Ngắn hạn 462.998 629.920 904.173 166.922 36,05 274.253 43,54 Trung và 249.307 296.433 445.338 47.126 18,90 148.905 50,23 dài hạn Tổng nguồn 712.305 926.353 1.349.511 214.048 30,05 423.158 45,68 vốn huy động Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn 35
- Huy động vốn 1500000.0 1000000.0 Huy động vốn 1.349.511 926.353 500000.0 712.305 .0 2013 2014 2015 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn Biểu đồ 4.1. Tình hình huy động vốn tại VietABank – chi nhánh Sài Gòn Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2014 tăng 214.048 triệu đồng tương ứng với 30,05% so với năm 2013; và năm 2015 tăng 423.158 triệu đồng tương ứng 45,68% so với năm 2014. Điều này được giải thích là do Ngân hàng đã thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và đối tượng khác, nhằm mục đích tăng cường bán chéo sản phẩm, và tăng tỷ trọng của số dư tiền gửi không kỳ hạn trong cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng. Trong đó: Nguồn vốn huy động ngắn hạn: Năm 2014 tăng 166.922 triệu đồng tương ứng với 36,05% so với năm 2013; và năm 2015 tăng 274.253 triệu đồng tương ứng 43,54 % so với năm 2014. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn: Năm 2014 tăng 47.126 triệu đồng tương ứng với 18,90% so với năm 2013; và năm 2015 tăng 148.905 triệu đồng tương ứng 50,23% so với năm 2013. 4.1.2 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2015 Phần lớn các NHTM thu được lợi nhuận chủ yếu bằng cách cho vay. Tiền cho vay là một món nợ đối với một cá nhân hoặc một tổ chức nhưng lại là một tài sản của ngân hàng vì nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. 4.1.2.1 Tình hình dư nợ cho vay đối với khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp 36
- Bảng 4.2. Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối KHCN và KHDN Đơn vị tính: triệu đồng, % Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng Cá nhân 417.849 72,52 615.203 70,18 844.428 71,30 Doanh nghiệp 158.335 27,48 261.405 29,82 339.903 28,70 Tổng dư nợ cho 576.184 100 876.608 100 1.184.331 100 vay Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm 2013 – 2015 theo khối KHCN và KHDN 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu +/- % +/- % Cá nhân 197.354 47,23 229.225 37,26 Doanh nghiệp 103.070 65,10 78.498 30,03 Tổng dư nợ cho vay 300.424 52,14 307.723 35,10 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn 1200000.0 339.903 1000000.0 800000.0 261.405 Doanh nghiệp 600000.0 158.335 844.428 Cá nhân 400000.0 615.203 417.849 200000.0 .0 2013 2014 2015 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn Biểu đồ 4.2. Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối KHCN và KHDN Qua bảng trên ta thấy, qua mỗi năm tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đều tăng. Năm 2013 tổng dư nợ cho vay đạt 576.184 triệu đồng, đến năm 2014 tăng lên đến 876.608 triệu đồng tương ứng tăng 52,14%. Bước sang năm 2015 tổng dư nợ cho vay 37
- tăng 35,10% tương ứng với số tiền tăng lên là 307.723 triệu đồng. Trong đó, về mặt số tuyệt đối, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh vẫn tăng hàng năm, thể hiện qua các giá trị dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên có thể thấy tỷ trọng đóng góp của giá trị dư nợ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ của chi nhánh có dấu hiệu giảm sút. Điều này được giải thích là do sự vươn lên mạnh mẽ của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh trong thời gian gần đây, do các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và nhu cầu mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp thời kỳ hậu khủng hoảng. 4.1.2.2 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn Bảng 4.4. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn Đơn vị tính: triệu đồng 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 +/- % +/- % Ngắn hạn 313.053 454.266 633.828 141.213 45,11 179.562 39,53 Trung - Dài 104.796 160.937 210.600 56.141 53,57 49.663 30,86 hạn Tổng dư nợ cho vay 417.849 615.203 844.428 197.354 47,23 229.225 37,26 KHCN Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn 1000000.0 210.600 160.937 Trung - Dài hạn 500000.0 104.796 633.828 Ngắn hạn 454.266 313.053 .0 2013 2014 2015 Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn Biểu đồ 4.3. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn 38
- Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá cao, luôn chiếm hơn 70% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động ngắn hạn nên việc cho vay của ngân hàng phần lớn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các hộ sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Xét về mặt biến động, dư nợ cho vay ngắn hạn có những chuyển biến mạnh mẽ qua các năm. Năm 2014 tăng so với năm 2013 tăng 45,11% (tương ứng 141.213 triệu đồng), đến năm 2015 tiếp tục tăng 39,53% (tương ứng 179.561 triệu đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế năm gần đây có nhiều khởi sắc, thu nhập của khách hàng cũng khá hơn nên nhu cầu tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cũng tăng kết quả là làm cho dư nợ vay ngắn hạn tăng lên. Hoạt động cho vay trung dài hạn có dư nợ chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn là do các khoản vay trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Năm 2014 dư nợ trung – dài hạn tăng 53,57% (tương ứng 56.141 triệu đồng) so với năm 2013, năm 2015 đạt 210.600 triệu đồng tăng so với năm 2014 với 49.663 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 30,86%. Cho thấy ngân hàng đã và đang tập trung gia tăng dư nợ trung – dài hạn để tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nghiệp vụ, quản lý và các chi phí thiệt hại khác; ngoài ra còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng, tạo thế mạnh trong cạnh tranh; đặc biệt là tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngân hàng, củng cố thêm mối quan hệ xã hội của ngân hàng . 4.1.2.3 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn vay Bảng 4.5. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn vay Đơn vị tính: triệu đồng 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 +/- % +/- % Vay tiêu dùng 217.491 325.565 452.191 108.074 49,69 126.626 38,89 Vay SXKD 68.695 106.307 152.250 37.612 54,75 45.943 43,22 39
- Vay mua, sửa BĐS 59.377 103.908 152.841 44.531 75,00 48.933 47,09 Vay khác 72.286 79.423 87.146 7.137 9,87 7.722 9,72 Tổng dư nợ cho vay 417.849 615.203 844.428 197.355 47,23 229.225 37,26 (Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn) 2013 2014 13% 17% 17% 14% 52% 53% 17% 16% 2015 10% 18% 54% 18% Vay tiêu dùng Vay SXKD Vay mua, sửa BĐS Vay khác Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn Biểu đồ 4.4. Tình hình dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn vay Trong giai đoạn này mặc dù tình hình chung của các ngân hàng đều khó khăn nhưng cả dư nợ cho vay tiêu dùng và dư nợ cho vay SXKD của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn đều tăng liên tục qua các năm. Tùy vào từng giai đoạn nền kinh tế phát triển như thế nào và từng địa phận của các quận huyện khác nhau thì nhu cầu của người dân cũng thay đổi. Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2014 đạt 325.565 triệu đồng, tăng 108.074 triệu đồng (tương ứng 49,69%) so với năm 2013. Và đến năm 2015 con số này tiếp tục tăng với 40
- 126.626 triệu đồng (tương ứng 38,89%). Dư nợ cho vay SXKD có bước tăng trưởng vượt bậc trong năm 2014 với mức tăng lên đến 37.612 triệu đồng (tương ứng 54,75%). Kể từ năm 2014, ngành bất động sản bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, với sự hỗ trợ từ các yếu tố kinh tế vi mô, các chính sách hỗ trợ ngành đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó, thông tư 36/2014/TT-NHNN giảm tỷ lệ rủi ro cho vay BĐS từ 250% xuống 150%, việc này giúp cho lãi suất cho vay BĐS thấp hơn, chính những lý do này khiến cho dư nợ cho vay mua BĐS có biến động mạnh, năm 2014 đạt 103.908 triệu đồng tăng 44.531 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với 75%. Tiếp nối đà tăng trong năm 2014, đến năm 2015 dư nợ cho vay mua BĐS tăng 48.933 triệu đồng tương ứng 47,09% so với với năm 2014. Nhìn vào bảng 4.5, dư nợ cho vay khác như vay mua ô tô, vay chiết khấu giấy tờ có giá vẫn tăng qua các năm, nhưng xét về mặt tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay thì tỷ trọng dư nợ vay khác giảm mạnh. Nguyên nhân là do sự vươn lên mạnh mẽ của dư nợ vay BĐS, bên cạnh đó việc cho vay mua ô tô cũng được cận trọng hơn do rủi ro có thể nhiều hơn vì giá trị thế chấp cho vay mua xe lại chính là chiếc xe đó, việc quản lý cũng rất khó khăn. 4.1.2.4 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm Bảng 4.6. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm Đơn vị tính: triệu đồng 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 +/- % +/- % Cho vay có 405.314 597.978 831.762 192.665 47,53 233.784 39,10 TSBĐ Cho vay không 12.535 17.225 12.666 4.690 37,42 -4.559 -26,47 có TSBĐ Tổng dư nợ 417.849 615.203 844.428 197.355 47,23 229.225 27,81 cho vay Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn 41
- 2013 2014 2015 Cho vay có TSBĐ Cho vay có TSBĐ Cho vay có TSBĐ Cho vay không có TSBĐ Cho vay không có TSBĐ Cho vay không có TSBĐ 3% 3% 1% 97% 97% 99% Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn Biểu đồ 4.5. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm Cho vay có TSBĐ: Năm 2013, dư nợ cho vay có TSBĐ là 405.314 triệu đồng; năm 2014 tăng 192.665 triệu đồng lên 597.978 triệu đồng, mức tăng tương ứng là 47,53 % và năm 2015 tăng 233.784 triệu đồng so với năm 2014 và đạt 831.762 triệu đồng, tăng 39,10%. Cho vay không có TSBĐ: Dư nợ cho vay không có TSBĐ năm 2013 là 12.535 triệu đồng, năm 2014 tăng 4.690 triệu đồng tương ứng mức tăng là 37,42% lên 17.225 triệu đồng; năm 2015 giảm4.559 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng giảm 26,47%. Từ kết quả phân tích bảng 4.6 cùng với biểu đồ 4.5, ta thấy rằng đến nay Ngân hàng luôn yêu cầu KHCN có TSBĐ cho khoản vay của mình. Chỉ có một số rất ít KHCN có quan hệ tín dụng lâu năm và có uy tín, đồng thời số tiền cho vay mỗi khách hàng không lớn mới được Ngân hàng cho vay mà không yêu cầu có TSBĐ cho khoản vay. 4.1.2.5 Tình hình nợ xấu đối với cho vay KHCN từ 2013 -2015 Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng nợ xấu trên tổng dư nợ. Nếu chỉ tiêu này qua các năm tăng lên chứng tỏ nợ xấu tăng lên và/hoặc tổng dư nợ cho vay giảm xuống. Bảng 4.7. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay KHCN từ 2013 – 2015 42
- Đơn vị tính : triệu đồng, % 2014/2013 2015/2014 Năm Năm Năm Tuyệt Tương Tuyệt Tương Chỉ tiêu 2013 2014 2015 đối đối đối đối Nợ xấu KHCN 4.513 5.598 6.587 1.085 24,06 989 17,65 Tổng dư nợ 417.849 615.203 844.428 197.354 47,23 229.225 37,26 cho vay KHCN Tỷ lệ nợ xấu 1,08% 0,91% 0,78% -0,17% -15,74 -0,13% -14,29 Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2013 - 2015 VietABank – chi nhánh Sài Gòn Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ xấu giảm đều qua các năm, năm 2014 là 0,91% giảm 0,17% so với năm 2013, đến năm 2015 tỷ lệ nợ xấu lại giảm xuống còn 0,78% tương ứng tỷ lệ giảm là 0,13% so với năm 2014. Trong năm 2013 nợ xấu cao cho vay KHCN của Ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn còn khá cao, rút kinh nghiệm năm 2013, năm 2014 ngân hàng chú tâm đến các biện pháp bảo đảm an toàn vốn vay như điều kiện được vay vốn, tài sản đảm bảo vốn vay, thực hiện tốt quá trình thẩm định, theo dõi khoản vốn sau khi giải ngân làm cho các sản phẩm tín dụng cá nhân có chất lượng tương đối tốt. Tỷ lệ nợ xấu vì thế mà giảm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối, ta nhận thấy nợ xấu tại Ngân hàng vẫn gia tăng qua các năm. Ngân hàng cần có những chính sách tích cực hơn nhằm giúp kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất. 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn 4.2.1 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế Để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN em đã tiến hành khảo sát thực tế các khách hàng đã và đang tham gia hoạt động cho vay tại ngân hàng nhằm đánh giá chính xác, khách quan về mức ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. 43
- Phạm vi khảo sát: tại VietABank chi nhánh Sài Gòn và các phòng giao dịch trực thuộc. Thời gian khảo sát: từ 16/04/2016 đến 11/05/2016. Đối tượng khảo sát: khách hàng đã và đang vay vốn tại ngân hàng Số phiếu phát ra: 200 phiếu Số phiếu thu về: 188 phiếu Số phiếu hợp lệ: 170 phiếu 4.2.1.1 Mô tả tần số Về nghề nghiệp của khách hàng: Bảng 4.8. Kết quả mô tả tần số nghề nghiệp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kinh doanh, buôn bán 73 42.9 42.9 42.9 Nhân viên văn phòng 33 19.4 19.4 62.4 Công nhân 17 10.0 10.0 72.4 Cán bộ công chức 37 21.8 21.8 94.1 Khác 10 5.9 5.9 100.0 Total 170 100.0 100.0 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Nghề nghiệp 5.880% Kinh doanh, buôn bán 21.760% 42.940% Nhân viên văn phòng công nhân cán bộ công chức 10% 19.410% khác Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Biểu đồ 4.6. Nghề nghiệp của khách hàng Qua kết quả khảo sát, khách hàng làm nghề kinh doanh, buốn bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số khách hàng được khảo sát 42, 94%, tiếp đó là cán bộ cán chức 44
- chiếm 21,76%, nhân viên văn phòng chiếm 19,41%, công nhân chiếm 10%, cuối cùng nghề nghiệp khác chiếm tỷ trọng thấp nhất 5,88% bao gồm người đã về hưu, sinh viên. Về độ tuổi của khách hàng Bảng 4.9. Kết quả mô tả tần số độ tuổi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Từ 18 tuổi đến 30 tuổi 67 39.4 39.4 39.4 Từ 31 tuổi đến 40 tuổi 68 40.0 40.0 79.4 Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 27 15.9 15.9 95.3 Trên 51 tuổi 8 4.7 4.7 100.0 Total 170 100.0 100.0 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 4.7% Độ tuổi 15.9% 39.4% Từ 18 đến 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi 40% Từ 41 đến 50 tuổi Trên 51 tuổi Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Biểu đồ 4.7. Độ tuổi của khách hàng Nhìn vào bảng 4.9, ta thấy khách hàng có độ tuổi từ 31 đến 40 có số lượng nhiều nhất 68 người chiếm 40%; kế đó là khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm 39,4%; khách hàng có độ tuổi trong khoảng 41 đến 50 tuổi có 27 người, và khách hàng có độ tuổi trên 51 có 3 phiếu trên 170 phiếu. Mục đích vay vốn của khách hàng Bảng 4.10. Kết quả mô tả tần số mục đích vay vốn 45
- Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tiêu dùng 62 36.5 36.5 36.5 Mua, sửa chữa nhà 32 18.8 18.8 55.3 Sản xuất kinh doanh 55 32.4 32.4 87.6 Mua phương tiện đi lại 21 12.4 12.4 100.0 Total 170 100.0 100.0 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Mục đích vay vốn 12.4% 36.5% Tiêu dùng 32.4% Mua, sửa chữa nhà Sản xuất kinh doanh 18.8% Mua phương tiện đi lại Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Biểu đồ 4.8. Mục đích vay vốn của khách hàng Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ mục đích sử dụng vay vốn của khách hàng ta nhận thấy khách hàng vay vốn tại ngân hàng sử dụng vốn chủ yếu vào mục đích mua hàng tiêu có 62/170 phiếu chiếm 36,5%. Đối tượng khách hàng sử dụng vốn vay vào sản xuât kinh doanh khá nhiều có 55/170 phiếu chiếm 32,4% trên tổng số khách hàng tham gia khảo sát. Kế đó, mục đích mua, sửa chữa nhà có số phiếu 32/170sử dụng cho mục đích mua phương tiện đi lại (ô tô, xe máy) có 21 khách hàng chiếm 12,4%. Qua kết quả trên có thể thấy khách hàng cá nhân vay vốn tại VietAbank chi nhánh Sài Gòn với mục đích tiêu dùng là cao nhất. 4.2.1.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN 46
- Bảng 4.11. Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN Biến quan Scale mean Scale Corrected Cronbach’s Cronbach’s sát if item Variance if Item – Alpha if Alpha deleted Item Total Item Deleted Correlation Deleted Chính sách tín dụng B14.1 16,20 8,338 0,581 0,841 B14.2 16,41 8,905 0,560 0,842 B14.3 16,86 8,307 0,731 0,812 0,853 B14.4 16,73 8,068 0,724 0,812 B14.5 16,08 8,201 0,632 0,830 B14.6 16,19 8,690 0,620 0,832 Cán bộ tín dụng B15.1 13,31 12,131 0,638 0,732 B15.2 13,33 10,613 0,724 0,698 B15.3 13,40 10,703 0,751 0.688 0,792 B15.4 13,46 11,315 0,695 0,710 B15.5 13,84 17,886 0,026 0,867 Cơ sở vật chất B16.1 10,88 3,446 0,678 0,820 B16.2 10,86 3,909 0,642 0,831 0,851 B16.3 10,42 3,796 0,720 0,801 B16.4 10,35 3,579 0,737 0,791 Nhân tố từ khách hàng B17.1 10,27 2,258 0,496 0,755 B17.2 10,36 2,363 0,679 0,638 0,759 B17.3 10,18 2,454 0,645 0,659 B17.4 10,27 2,849 0,454 0,754 Môi trường bên ngoài B18.1 5,79 3,340 0,630 0,684 B18.2 5,91 3,761 0,608 0,709 0,778 B18.3 5,81 3,554 0,609 0,706 Sản phẩm tín dụng B19.1 5,60 4,135 0,528 0,688 0,736 B19.2 5,66 3,776 0,619 0,579 47
- B19.3 5,68 4,112 0,536 0,678 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Thang đo thành phần chính sách tín dụng gồm 6 biến quan sát là B14.1, B14.2, B14.3, B14.4, B14.5, B14,6 có hệ số Cronbach’s alpha là 0,853, hệ số Crobach’s Alpha rất tốt, có thể thấy bảng câu hỏi được thiết kế trực quan, rõ ràng, phân nhóm tốt và mẫu tốt, không có mẫu xấu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này cũng đểu rất cao. Vì vậy các biến đo lường này sẽ được sử dụng trong phân tích EFA. Thang đo thành phần cán bộ tín dụng gồm 5 biến quan sát là B15.1, B15.2, B15.3, B15.4, B15.5 có hệ số Cronbach’s alpha là 0,792 đạt chuẩn cho bài nghiên cứu. Nhưng trong thang đo có một biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng thấp dưới 0,3 đó là biến quan sát B15.5 chỉ có 0,026. Khi loại biến quan sát này thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên từ 0,792 lên 0,867, vì vậy biến B15.5 sẽ bị loại ra khỏi thang đo, bốn biến còn lại sẽ tiếp tục được sử dụng trong phân tích khám phá EFA. Thang đo cơ sở vật chất gồm 4 biến quan sát là B16.1, B16.2, B16.3, B16.4 có hệ số Cronbach’s alpha là 0,851, các biến quan sát cũng có tương quan với biến tổng khá cao, thấp nhất là biến B16.2 đạt 0,642. Các biến đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Thang đo các nhân tố từ phía khách hàng gồm 3 biến quan sát B17.1, B17.2, B17.3, B17.4 có Cronbach’s alpha là 0,759; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn 0,3, thấp nhất là 0,454 (biến B17.4); không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.759. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Thang đo thành phần môi trường bên ngoài gồm 3 biến quan sát B18.1, B18.2, B18.3 có Cronbach’s alpha là 0,778 qua kết quả này có thể thấy thang đo có độ tin cậy cao. Hệ số tương biến tổng của các biến quan sát đều cao, thấp nhất là 0,684 (biến B18.1). Vì vậy, các biến đều sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Thang đo thành phần sản phẩm tín dụng gồm 3 biến B19.1, B19.2, B19.3 có Cronbach’s alpha là 0,736, thang đo có chỉ số Cronbach alpha cao chứng tỏ những đáp 48
- viên được hỏi hiểu cùng một khái niệm, câu trả lời đồng nhất ,tương đương nhau. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng đều cao, biến B19.2 có hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,528. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được đạt yêu cầu và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA. Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay KHCN Bảng 4.12. Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay KHCN Biến quan Scale mean Scale Corrected Cronbach’s Cronbach’s sát if item Variance if Item – Alpha if Alpha deleted Item Total Item Deleted Correlation Deleted Hoat động cho vay KHCN B20.1 6,42 1,110 0,755 0,840 B20.2 6,42 1,086 0,758 0,837 0,879 B20.3 6,44 0,910 0,798 0,805 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Thang đo hoạt động cho vay KHCN có 3 biến quan sát B20.1, B20.2 và B20.3 có cronbach’s alpha là 0,879, tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng rất cao đều trên 0,8 có thể thấy bảng câu hỏi được xây dựng rất tốt, các đáp viên có trả lời tương đương. Vì vậy các biến đo lường này sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA. 4.2.1.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, đã tìm được các biến quan sát phù hợp để sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá, thì phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp principal comnonents với phép xoay varimax. Phân tích EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN gồm 6 thành phần được đo lường bởi 25 biến quan sát. Sau khi kiểm tra độ tin cầy bằng Cronbach’s alpha 49
- đã loại 1 biến quan sát là B15.5, còn lại 24 biến quan sát. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Đặt giả thuyết: H0: Không có mối tương quan giữa các biến quan sát trong phạm vi tổng thể. H1: Có mối tương quan giữa các biến quan sát trong phạm vi tổng thể. Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Samling Adequacy .705 Approx. Chi-Square 1.751E3 Bartlett’s Test of Sphericity df 276 Sig. .000 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Hệ số KMO > 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu. Qua kết quả kiểm định Barlett, ta thấy mức ý nghĩa bằng 0,000 <0,05, vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong phạm vi tổng thể, điều này cho thấy dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là phù hợp. Với giá trị Eigenvalues 1,815, 24 biến quan sát được nhóm lại thành 6 nhân tố.Tổng phương sai trích là 66,156, kết quả này đạt yêu cầu lớn hơn 0,5, như vậy có thể nói rằng 6 nhân tố đã giải thích cho 66,156% sự biến thiên dữ liệu của 24 biến quan sát. Chi tiết xin xem phụ lục 2. Bảng 4.14. Bảng ma trận xoay các nhân tố 50
- Component 1 2 3 4 5 6 B14.3 .841 B14.4 .836 B14.5 .757 B14.6 .729 B14.1 .700 B14.2 .687 B15.3 .885 B15.2 .871 B15.1 .812 B15.4 .797 B16.4 .862 B16.3 .851 B16.2 .806 B16.1 .802 B17.2 .847 B17.3 .825 B17.1 .712 B17.4 .668 B18.1 .844 B18.2 .820 B18.3 .814 B19.2 .841 B19.3 .806 B19.1 .752 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Sau khi phân tích các nhân tố khám phá, hệ số tải nhân tố của các biến khá cao thấp nhất là 0,668, các biến quan sát được nhóm thành 6 nhân tố, trật tự các biến quan sát cũng được thay đổi. Nhân tố thứ nhất bao gồm 6 biến quan sát: lãi suất cho vay phù hợp với thu nhập của khách hàng (B14.3), hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng (B14.4), thời gian xét duyệt khoản vay nhanh (B14.5), thời gian giải ngân vốn vay phù hợp (B14.6), thủ tục xin vay vốn đơn giản (B14.1), thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ linh 51
- hoạt (B14.2). Nhân tố này sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ được tạo biến đại diện có tên là Chính sách tín dụng (CSTD). Nhân tố thứ hai bao gồm 4 biến quan sát: cán bộ tín dụng có thái độ lịch sự, nhã nhặn với khách hàng (B15.3), cán bộ tín dụng có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao (B15.2), cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao (B15.1), cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ vay (B15.4). Nhân tố này sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ được tạo biến đại diện có tên là Cán bộ tín dụng (CBTD). Nhân tố thứ ba bao gồm 4 biến quan sát: cơ sở vật chất ngân hàng khang trang, hiện đại (B16.4), không gian giao dịch thoải mái tiện nghi (B16.3), hệ thống công nghệ hiện đại (B16.2), vị trí ngân hàng và các phòng ban thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng (B16.1). Nhân tố này sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ được tạo biến đại diện có tên là Cơ sở vật chất (CSVC). Nhân tố thứ tư bao gồm 4 biến quan sát: khách hàng chưa từng gia hạn nợ cho khoản vay tại ngân hàng (B17.2), khách hàng chưa có lịch sử nợ quá hạn (B17.3), khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác (B17.1), khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả (b17.4). Nhân tố này sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ được tạo biến đại diện có tên là Khách hàng (KH). Nhân tố thứ năm gồm 3 biến quan sát: yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (B18.1), môi trường kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (B18.2), chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (B18.3). Nhân tố này sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ được tạo biến đại diện có tên là Môi trường bên ngoài (MTBN). Nhân tố thứ sáu gồm 3 biến quan sát: sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng ( B19.2), sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác (B19.3), sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú (B19.1). Nhân tố này sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ được tạo biến đại diện có tên là Sản phẩm tín dụng (SPTD). Phân tích EFA cho thang đo hoạt động cho vay KHCN 52
- Bảng 4.15. Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo hoạt động cho vay KHCN KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Samling Adequacy .739 Approx. Chi-Square 270.217 Bartlett’s Test of df 3 Sphericity Sig. .000 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Qua kết quả kiểm định, cho thấy chỉ số KMO bằng 0.739 >0,5, chứng tỏ phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu. Qua kết quả kiểm định Barlett, ta thấy mức ý nghĩa bằng 0,000 <0,05, vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong phạm vi tổng thể, điều này cho thấy dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là phù hợp. Bảng 4.16. Bảng phân tích nhân tố tương ứng với biến quan sát Components 1 B20.3 0,914 B20.2 0,891 B20.1 0,890 Eigenvalues 2,422 Phương sai trích (%) 80,748 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Với giá trị Eigenvalues 2,422, 3 biến quan sát được nhóm lại thành 1 nhân tố.Tổng phương sai trích là 80,748, kết quả này đạt yêu cầu lớn hơn 0,5, hệ số tải nhân tố cũng rất cao, thấp nhất là 0,890. Trật tự các biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc có sự thay đổi: khách hàng sẽ giới thiệu cho những người khác đến vay vốn tại ngân hàng (B20.3), khách hàng hài lòng về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng (B20.2), khách hàng vẫn tiếp tục giao dịch lâu dài với ngân hàng (B20.3). Sau khi phân tích nhân tố khám phá, nhân tố này sẽ được tạo biến đại đại diện có tên là Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (HDCVKHCN). 53
- 4.2.1.4 Xây dựng phương trình hồi quy bội Sau khi phân tíchnhân tố khám đã rút 27 biến quan sát thành 7 nhóm nhân tố, trong đó 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc, tạo biến đại diện cho từng nhân tố tiến hành dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như xem xét mối tương quan giữa các biến, kiểm tra đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF. Sau khi kiểm tra và loại các biến vi phạm giả định, mô hình hồi quy được xây dựng. Mô hình hồi quy tổng thể có dạng: HDCVKHCN=β0 + β1CSTD + β2CBTD + β3CSVC + β4KH + β5MTBN + β6 SPTD + εi Trong đó: HDCVKHCN: hoạt động cho vay khách hàng cá nhân CSTD: chính sách tín dụng CBTD: cán bộ tín dụng CSVC: cơ sở vật chất KH: khách hàng MTBN: môi trường bên ngoài SPTD: sản phẩm tín dụng Xem xét ma trận tương quan giữa các biến Trước khi tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan giữa các biến cần phải được xem xét. Bảng ma trận tương quan cho thấy mối tương quan giữa các biến phụ thuộc là hoạt động cho vay KHCN và các biến độc lập, cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Qua kết quả có thể thấy các biến độc lập đều không có tương quan với nhau do mức ý nghĩa đều trên 0,05, chứng tỏ các biến này hoàn toàn độc lập với nhau . Nhưng ở kết quả tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thì có 2 biến độc lập có mức ý nghĩa trên 0,05 là cơ sở vật chất (CSVC) và khách hàng (KH), chứng tỏ 2 biến này không có mối tương quan với biến phụ thuộc, tức không ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN vì vậy 2 biến này sẽ bị loại ra khỏi mô hình hồi quy. 54
- Bảng 4.17. Ma trận hệ số tương quan Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Phân tích hồi quy bội Sau khi đã loại những biến độc lập không có sự tương quan với biến phụ thuộc, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng nhằm đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại đến hoạt động cho vay KHCN tại VietABank chi nhánh Sài Gòn. Các nhân tố đạt yêu cầu được đưa vào phân tich hồi quy gồm 4 nhân tố: chính sách tính dụng (CSTD), cán bộ tín dụng (CBTD), môi trường bên ngoài (MTBN), sản phẩm tín dụng (SPTD). 55
- Bảng 4.18. Bảng tóm tắt mô hình Model Summary Adjusted R Std. Error of Model R R Square Square the Estimate 1 0.835a 0,697 0,690 0,27501 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Nhìn vảo bảng 4.18, ta có hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,690 > 0,5 điều này có nghĩa là 69% sự biến thiên của hoạt động cho vay KHCN là do các nhân tố độc lập trong mô hình tác động vào. Bảng 4.19. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Qua kết quả của hệ số phóng đại VIF của từng nhân tố, các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 4 nhân tố thuộc mô hình đều có mức ý nghĩa = 0,000 <0,05, 4 nhân tố này thì có 3 nhân tố tác động cùng chiều với hoạt động cho vay 56
- KHCN đó là chính sách tín dụng, cán bộ tín dụng, sản phẩm tín dụng; 1 nhân tố tác động ngược chiều với hoạt động cho vay KHCN đó là môi trường bên ngoài. Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết Giả thuyết Kết quả kiểm định H1: thành phần chính sách tín dụng được đánh giá cao thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói Chấp nhận cách khác, thành phần chính sách tín dụng và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều H2: Thành phần cán bộ tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay Chấp nhận nói cách khác, thành phần cán bộ tín dụng và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều. H3: Thành phần cơ sở vật chất được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói Bác bỏ cách khác, thành phần cơ sở vật chất và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều. H4: Thành phần khách hàng càng tốt thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành Bác bỏ phần khách hàng và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều. H5: Thành phần môi trường bên ngoài càng thấp thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay nói Chấp nhận cách khác, thành phần môi trường và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ nghịch biến. H6: Thành phần sản phẩm tín dụng càng được đánh giá cao thì hoạt động cho vay KHCN càng tốt và ngược lại. Hay Chấp nhận nói cách khác, thành phần sản phẩm tín dụng và hoạt động cho vay KHCN có quan hệ cùng chiều. Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 57
- Qua các kết quả phân tích trên đây, ta xác định được phương trình hồi quy tuyến tính đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN như sau: HDCVKHCN = 0,501CSTD + 0,484CBTD – 0,413MTBN + 0,270SPTD Qua kết quả hồi quy chuẩn hóa cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập với biến phụ thuộc. Giá trị beta tại bảng 4.19 cho biết mức độ ảnh hưởng giữa 4 biến độc lập với biến phụ thuộc. Cụ thể, hoạt động cho vay KHCN chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi nhân tố chính sách tín dụng ( beta =0,501), thứ hai là nhân tố cán bộ tín dụng (beta = 0,484), thứ ba là môi trường bên ngoài (beta =0,413), ảnh hưởng thấp nhất là sản phẩm tín dụng (beta = 270). 4.3 Đánh giá chung hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn 4.3.1 Những thành tựu đạt được Về cán bộ tín dụng: xét một cách tổng thể có thể thấy chất lượng tín dụng của Việt Á chi nhánh Sài Gòn trong 3 năm đã tăng lên đáng kể. Để đạt được điều đó là sự đóng góp một phần không nhỏ của cán bộ tín dụng, họ đã có trách nhiệm cao, thực hiện tốt quy chế, thể lệ tín dụng đồng thời phản ánh trình độ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, VietABank cũng thường xuyên tổ chức các buổi học để nâng cao kiến thức về chuyên môn cũng như các kỹ năng bán hàng cho cán bộ tín dụng. Mặc dù năm 2015 còn rất nhiều khó khăn như đã xác định từ ban đầu, nhưng đơn vị đã có nhiều giải pháp triển khai theo kịp với tình hình, tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp trên, cùng sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo và cán bộ viên chức nên hoạt động kinh doanh của đơn vị đạt nhiều kết quả khả quan. Một số chỉ tiêu chính đạt và vượt kế hoạch cấp trên giao, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tốt, dư nợ cho vay KHCN tăng trưởng khá mạnh. Tính đến ngày 31/12/2015 tổng dư nợ đạt 1.184.331 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay KHCN đạt 844.428 triệu đồng chiếm 71,30%. Chất lượng tín dụng được giữ vững, hiệu quả tín dụng 58
- mang lại ngày càng lớn; số lượng KHCN tìm đến với ngân hàng tăng mạnh. Hoạt động của đơn vị đã đám sát chủ trương của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh xã hội. Về danh mục sản phẩm: Nhìn chung ngân hàng đã cung ứng cho KHCN những sản phẩm cơ bản. Các sản phẩm mà ngân hàng đưa ra hầu như đã đáp ứng hết nhu cầu cơ bản của khách hàng. Khi một khách hàng không thỏa mãn được điều kiện của sản phẩm này, họ có thể tìm hiểu và sử dụng một sản phẩm khác thay thế có tính năng tương tự nhưng phù hợp với nhu cầu của họ. Về mặt hoàn thiện sản phẩm: Các thủ tục vay vốn phức tạp rườm rà đã được VietABank thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa để khách hàng có thể nhận được khoản vay một cách nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Mở rộng sản phẩm và chủng loại sản phẩm: Cùng với tăng mạnh cho vay, VietABank đã mở rộng đối tượng cho vay từ chỗ chỉ cho vay nhu cầu sản xuất có tính tự chủ, tự cấp tới cho vay sản xuất kinh doanh hàng hóa, các nhu cầu đời sống (mua xe, mua sắm, sửa chữa nhà cửa, ). Các hoạt động cho vay hỗ trợ học tập, đời sống cán bộ, viên chức, được VietABank thêm vào danh mục trong thời gian gần đây, đồng thời tăng thêm nhiều tiện ích cho những gói sản phẩm mới để phù hợp hơn với từng đối tượng mà ngân hàng hướng tới. Về quy trình tín dụng tại Ngân hàng: CBTD/CVQHKH đã tập trung phân tích đánh giá và kiểm tra chặt chẽ hồ sơ tín dụng, đặc biệt là hồ sơ pháp lý và hồ sơ đảm bảo tiền vay nhằm giảm thiểu những rủi ro cho việc khách hàng vi phạm hợp đồng dẫn đến khởi kiện. Hồ sơ tín dụng và quy trình tín dụng chặt chẽ và ít rủi ro vì việc xét duyệt cho vay được thực hiện nghiêm túc và cẩn thận. CBTD/CVQHKH thực hiện đúng quy trình mẫu trong việc thẩm định, công chứng và đăng ký thế chấp tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 59