Khóa luận Phân tích tình hình cho vay thế chấp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh An Đông từ năm 2011-2013

pdf 78 trang Gia Huy 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình cho vay thế chấp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh An Đông từ năm 2011-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_cho_vay_the_chap_tai_ngan_hang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình cho vay thế chấp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh An Đông từ năm 2011-2013

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN–TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN ĐÔNG TỪ NĂM 2011-2013 Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn : TS.PHAN MỸ HẠNH Sinh viên thực hiện : HUỲNH THANH MỸ NHÂN MSSV: 1154020661 Lớp: 11DTNH5 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN–TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN ĐÔNG TỪ NĂM 2011-2013 Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn : TS.PHAN MỸ HẠNH Sinh viên thực hiện : HUỲNH THANH MỸ NHÂN MSSV: 1154020661 Lớp: 11DTNH5 TP. Hồ Chí Minh, 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp đƣợc thực hiện tại Ngân hàng Techcombank Việt Nam chi nhánh An Đông, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Tác giả (Ký tên) ii
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Phan Mỹ Hạnh đã tận tình hỗ trợ và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp. Nhờ có sự giúp đỡ của thầy em đã hoàn thành bài báo cáo này. Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn đến nhà trƣờng Đại học Công Nghệ TPHCM đã tạo cơ hội cho em biết rõ hơn về lĩnh vực ngân hàng và chuyên ngành của mình. Bên cạnh đó em cũng gửi lời cám ơn đến Ngân hàng Techcombank chi nhánh An Đông nói chung và các anh chị trong phòng tín dụng nói riêng đã hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Anh chị đã chỉ dẫn và tạo cơ hội cho em đƣợc tiếp xúc và cọ xát với thực tế để có thể hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Em rất mong nhận đƣợc những lời nhận xét và đóng góp ý kiến từ phía thầy cô để bài khóa luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! , ngày tháng năm (SV Ký và ghi rõ họ tên) iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN : Họ và tên sinh viên : MSSV : Lớp : Thời gian thực tập: Từ đến Tại đơn vị: . Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện : 1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định : Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Thƣờng xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hƣớng dẫn: Tốt Khá Trung bình Không đạt 3. Đề tài đạt chất lƣợng theo yêu cầu : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP.HCM,Ngày . Tháng .Năm 201 Giảng viên hƣớng dẫn v
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Giải thích TCB Techcombank ADG Chi nhánh An Đông NH Ngân hàng CN Chi nhánh BĐS Bất động sản KH Khách hàng RCMC Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân HĐMB Hợp đồng mua bán LTD Tỷ lệ cho vay tối da trên nhu cầu vay vốn LTV Tỷ lệ cho vay tối da trên tài sản đảm bảo TSĐB Tài sản đảm bảo BH Bảo hiểm ĐVKD Đơn vị kinh doanh PCC Trung tâm tín dụng cá nhân, khối phê duyệt tín dụng HKD Hộ kinh doanh CCA Trung tâm kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh CVKH Chuyên viên khách hàng HUB Khối vận hành và công nghệ CVKS Chuyên viên kiểm sát CBNV Cán bộ nhân viên DTI Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu nhập LOS Hệ thống quản lý qui trình tín dụng cá nhân vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng biểu 1.1: Quy trình cho vay thế chấp 12 Bảng biểu 2.1: Tình hình nhân sự tại Techcombank 21 Bảng biểu 2.2: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của một số NHTM 24 Bảng biểu 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của một số NHTM năm 2013 25 Bảng biểu 2.4: Xếp hạng Techcombank CN An Đông so sánh với vùng 13 khu vực TPHCM 26 Bảng biểu 2.5: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng 30 Bảng biểu 2.6: Chi phí từ hoạt động tín dụng 32 Bảng biểu 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 33 Bảng biểu 2.8: Lƣợng khách hàng giao dịch 35 Bảng biểu 2.9: Doanh số cho vay khách hàng 37 Bảng biểu 2.10: Dƣ nợ cho vay thế chấp tại CN 38 Bảng biểu 2.11: Dƣ nợ theo thành phần kinh tế 39 Bảng biểu 2.12: Tình trạng nợ tại CN 42 Bảng biểu 2.13: Tình hình thu nợ 43 vii
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ,SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay thế chấp khái quát 11 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức tại Techcombank chi nhánh An Đông 17 Hình 2.1: Tình hình nhân sự tại Techcombank 21 Hình 2.2: Số lƣợng khách hàng giao dịch tại CN 36 Hình 2.3: Doanh số cho vay khách hàng 37 Hình 2.4: Dƣ nợ cho vay thế chấp tại CN 39 Hình 2.5: Cơ cấu dƣ nợ theo sản phẩm 3năm 41 Hình 2.6: Tình hình thu nợ 44 viii
  9. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƢƠNG VIỆT NAM 3 1.1. Khái niệm cho vay thế chấp 3 1.2. Đặc điểm 4 1.2.1. Các bên tham gia 4 1.2.2. Tài sản thế chấp 5 1.2.3. Tỷ lệ cho vay so với TSTC 8 1.2.4. Phân biệt cho vay thế chấp với các hình thức cho vay có bảo đảm khác 9 1.3. Phân loại cho vay thế chấp 9 1.3.1. Căn cứ vào vào nguồn hình thành TSTC 9 1.3.2. Căn cứ vào tính pháp lý 10 1.3.3. Căn cứ vào số lần thế chấp 10 1.3.4. Căn cứ vào phạm vi thế chấp 10 1.4. Qui trình cho vay thế chấp 11 1.5. Vai trò của hoạt động cho vay thế chấp trong NHTM 13 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH AN ĐÔNG 15 2.1. Sơ lƣợc về ngân hàng Techcombank 15 2.1.1. Tổng quan về ngân hàng Techcombank 15 Giá trị cốt lõi: 16 2.1.2. Bộ máy tổ chức chung của Techcombank 17 2.1.3. Tình hình nhân sự tại Techcombank 20 2.2. Đôi nét về Ngân hàng Techcombank chi nhánh An Đông 22 2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Techcombank chi nhánh An Đông 22 2.2.2. Địa bàn kinh doanh của Techcombank An Đông 23 2.2.3. Khả năng cạnh tranh với các NH khác 24 2.2.4. Khả năng cạnh tranh với các CN Techcombank khác trong vùng 13 26 2.2.5. Các sản phẩm cho vay thế chấp phổ biến tại NH Techcombank 27 ix
  10. 2.3. Doanh số 30 2.3.1. Thu nhập từ những hoạt động tín dụng 30 2.3.2. Chi phí từ hoạt động tín dụng của chi nhánh 32 2.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại chi nhánh 33 2.4. Tình hình cho vay thế chấp tại NH 35 2.4.1. Qui mô cho vay thế chấp 35 2.4.2. Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay thế chấp 38 2.4.3. Cơ cấu cho vay thế chấp 41 2.4.4. Tình hình nợ xấu 42 2.4.5. Tình hình thu nợ 43 2.5. Đánh giá tình hình cho vay thế chấp qua các chỉ số 44 2.5.1. Chỉ tiêu vòng quay tín dụng 44 2.5.2. Hệ số thu hồi nợ 45 2.5.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 46 2.5.4. Tỷ lệ nợ xấu 46 2.5.5. Hệ số rủi ro tín dụng 47 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH AN ĐÔNG 49 3.1. Nhận xét ƣu và nhƣợc điểm tình hình cho vay thế chấp tại Techcombank chi nhánh An Đông 49 3.1.1. Ƣu điểm 49 3.1.2. Nhƣợc điểm 50 3.2. Kiến nghị đối với NH Techcombank 52 3.3. Giải pháp đẩy mạnh cho vay thế chấp hoạt động cho vay thế chấp tại NH 52 3.3.1. Hoàn thiện văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động cho vay thế chấp 52 3.3.2. Nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng 53 3.3.3. Nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực 54 3.3.4. Nâng cao chất lƣợng định giá TSTC và thƣờng xuyên định giá TSTC 54 Kết luận 56 Tài liệu tham khảo 57 Phụ lục x
  11. Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tình hình kinh tế nƣớc ta trong những năm gần đây có nhiều bƣớc chuyển, với xu hƣớng hội nhập kinh tế toàn cầu, nhu cầu vốn vay của cá nhân và doanh nghiệp để phục cho mục đích của họ là một điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc xem xét liệu một doanh nghiệp có khả năng vay hay không hoặc một cá nhân có đầy đủ tƣ chất pháp lý và khả năng hoàn trả đƣợc khoản vay hay không là một quá trình thẩm định của ngân hàng. Hầu hết tình hình cho vay thế chấp trên lý thuyết rất đơn giản và theo một trình tƣ nhất định. Tuy nhiên, dƣới góc nhìn thực tế nhiều Ngân hàng sẽ có nhiều cách thực hiện khác nhau tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế, chính sách từng thời kỳ của Ngân hàng. Để hiểu rõ tình hình cho vay thế chấp từ năm 2011-2013 và các chỉ tiêu đánh giá về dƣ nợ của khoản vay Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam có gì khác biệt so với lý thuyết mà chúng ta đã từng học trên sách vở. Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích tình hình cho vay thế chấp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng tại chi nhánh An Đông từ năm 2011-2013”. 2. Mục tiêu đề tài - Phân tích tình hình cho vay thế chấp tại Ngân hàng Techcombank An Đông từ năm 2011-2013. - Từ đó có thể đƣa ra những giải pháp và kiến nghị cho tình hình cho vay tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh An Đông. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Chuyên đề vận dụng những phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp so sánh số liệu các năm từ năm 2011-2013 về tình hình cho vay thế chấp tại chi nhánh. - Phƣơng pháp thống kê mô tả tình hình cho vay thế chấp. - Số liệu thu thập trực tiếp tại NH và thứ cấp qua các kênh nhƣ sách báo, tạp chí websites. 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Tình hình cho vay thế chấp tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh An Đông những năm 2011-2013. 1
  12. - Phạm vi không gian trong ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Kỹ Thƣơng chi nhánh An Đông, 97M Nguyễn Duy Dƣơng ,P 9, Q5, TP.HCM. - Phạm vi thời gian: Phân tích số liệu tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh An Đông từ năm 2011-2013. 5. Giới thiệu kết cấu đề tài - Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì Nội dung đề tài bao gồm 3 phần chính nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan hoạt động cho vay thế chấp tại NH Techcombank Việt Nam. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay thế chấp tại NH Techcombank CN An Đông Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay thế chấp tại NH Techcombank CN An Đông. 2
  13. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƢƠNG VIỆT NAM 1.1. Khái niệm cho vay thế chấp Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận vơ i nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Xet theo mƣc đô tin nhiê m đôi vơi khach hang , cho vay đƣơc phân thanh hai loai : Cho vay không bao đam va cho vay co bao đam . Cho vay không bao đam la loai cho vay không co tai san thê châp, câm cô hoăc bao lanh cua bên thƣ ba ma viêc cho vay chi d ựa va o uy ti n của ba n thân khách ha ng . Cho vay co bao đam la loai cho vay dƣa trên cơ sơ cac hinh thƣc bao đam tiên vay nhƣ thê châp, câm cô hoăc bao lanh cua bên thƣ ba. Thế chấp là một hình thức bảo đảm tiền vay đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biê n tại các ngân ha ng thƣơng mại hiê n nay. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế châ p) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiê n nghĩa vụ dân sự đối vớ i bên kia (sau đâygọi là bên nhận thế chấp ) và không chuyê n giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong tiếng Anh, ngƣời ta sử dụng thuật ngữ “mortgage” để chỉ thế chấp nói trên ( hợp đồng thế chấp, thế chấp tài sản, khoản vay thế chấp) còn thuật ngữ “mortgage loan” ít đƣợc sử dụng hơn. Thế chấp là một khoản vay sử dụng BĐS nhƣ là nhà ở, công trình xây dựng khác nhƣ một sự bảo đảm. Nếu không thanh toán gốc và lãi khoản vay, ngƣời cho vay hay ngƣời nhận thế chấp có thể tịch thu tài sản đảm bảo để chiếm dụng hay bán để thanh toán cho khoản vay. Một khoản vay thế chấp là một khoản vay đƣợc đảm bảo bằng BĐS thể hiện thông qua một văn bản chứng minh sự tồn tại của khoản vay và sự khống chế BĐS đó bằng hình thức đảm bảo tiền vay là thế chấp. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng thuật ngữ mortgage trong tiếng Anh để chỉ cho vay thế chấp mà tài sản đa m bảo là bất động sản. Ở nhiều nƣơ c nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Đức , Cho vay thế chấp đƣợc hiểu là ngân hàng cho vay mua bất động sản và ngƣời đi vay dùng chính bất động sản đó để đảm bảo tiền vay. Còn ở Việt Nam, khái niê m 3
  14. cho vay thế chấp đƣợc hiểu rộng hơn. Cho vay thế chấp ở Việt Nam không chỉ bao gồm hoạt động cho vay mua bất động sản và dùng chính bất động sản đó là tài sản bảo đảm tiền vay mà còn bao gồm hoạt động cho vay mua bất động sản và dùng các tài sản hợp pháp khác là tài sản bảo đảm tiền vay, hoạt động cho vay đầu tư vào nhiều mục đích khác ngoài mua bất động sản và dùng các tài sản hợp pháp là tài sản bảo đảm tiền vay. Thêm vào đó, trong họat động cho vay thế chấp tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay, bên đi vay không những có thể dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thế châ p mà còn có thể sử dụng tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba để bảo đảm thực hiện nghia vụ thế chấp. Khái niệm cho vay thế chấp ở Việt Nam so vơ i nhiều nƣơ c nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Đức đƣợc mở rộng về loại hình tài sản thế chấp (tài sản thế chấp không chỉ là bất động sản), nguồn hình thành tài sản thế chấp (không chỉ là tài sản đƣợc hình thành từ nguồn vô n vay mà có thể là tài sản hình thành từ nguồn vốn khác) và bên thế chấp ( không chỉ là bên đi vay mà có thể là bên thứ ba). Tóm lại, Cho vay thế chấp là một hình thức cho vay có bảo đảm sử dụng hình thức đảm bảo tiền vay là thế chấp tài sản. Nói một cách chi tiê t hơn , cho vay thế chấp là một hình thức cấp tín dụng cu a các ngân hàng thương mại cho t chức, cá nhân (khách hàng vay ), trong đó khách hàng vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc của bên thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng và theo luật Việt Nam thì không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng. 1.2. Đặc điểm 1.2.1. Các bên tham gia Quan hệ cho vay thế chấp thông thƣờng có hai hoặc ba bên tham gia chính laà bên đi vay, bên thế chấp và bên cho vay (bên nhận thế chấp). - Bên đi vay: Bên đi vay là bên đề nghị ngân hàng cấp một khỏan tín dụng cho mình. 4
  15. - Bên cho vay (bên nhận thế chấp ): Bên cho vay (ngân hàng) cũng là bên nhận thế chấp (tức là bên cấp tín dụng cho bên đi vay và nhận thế chấp tài sản của bên thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho bên đi vay ). - Bên thế chấp: Có hai trƣờng hợp xảy ra Bên thế chấp chính la bên đi vay . Khi bên đi vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vay đối với ngân hàng thì bên đi vay cũng là bên thế chấp. Do đó, trong quan hệ cho vay thế chấp ở trƣờng hợp này sẽ có 2 bên tham gia chính là bên đi vay (bên thế chấp) và bên cho vay (bên nhận thế chấp) Bên thế chấp không phải là bên đi vay. Khi bên đi vay dùng tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba (bên thế chấp ) để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vay đối với ngân hàng thì bên đi vay và bên thế chấp là hai bên khác nhau. Do đó, trong quan hệ cho vay thế chấp ở trƣờng hợp này sẽ có ba bên tham gia chính là bên đi vay, bên cho vay (bên nhận thế chấp) và bên thế chấp. Ngoài ra , quan hệ cho vay thế chấp còn liên quan tới một số đối tƣợng khác nhƣ các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền , bên thụ hƣởng tín dụng, bên trông giữ tài sản thế chấp 1.2.2. Tài sản thế chấp Tài sản thế chấp là tài sản dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ vay của bên đi vay với ngân hàng. Tài sản thế chấp đóng một vai trò quan trọng trong một khỏan cho vay thế chấp bởi tài sản thế chấp chính là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Trong thực tế kinh doanh có muôn vạn lý do (vô tình hay hữu y) dẫn tới nguồn thu nợ thứ nhất không thể thực hiện đƣợc, nếu không có một nguồn thu nợ bổ sung tất yếu ngân hàng sẽ gặp rủi ro. 1.2.2.1. Yêu cầu pháp lý Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng (đối với đất đai) của bên thế chấp. 5
  16. Tài sản thế chấp có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tƣơng lai. Tài sản thế chấp phải là tài sản đƣợc phép giao dịch. Tài sản thế chấp không có tranh chấp. Tài sản thế chấp mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên thế chấp phải mua bảo hiểm trong suốt thời hạn thế chấp. 1.2.2.2. Yêu cầu tính thanh khoản Tài sản thế chấp đƣợc coi nhƣ nguồn trả nợ thứ hai đối với ngân hàng, do đó yêu cầu về tính thanh khoản đối với tài sản thế chấp rất quan trọng. Mức độ thanh khoản thấp hay nói cách khác là tài sản khó bán thƣờng khó đƣợc ngân hàng chấp nhận. Mức độ thanh khoản trung bình có thể chấp nhận đƣợc nhƣng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. Môt tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao sẽ dễ dàng đƣợc ngân hàng chấp nhận. Nói một cách khác, ngân hàng thƣờng chỉ chấp nhận những tài sản có tính thanh khoản tƣơng đối tốt, tức là có s n thị trƣờng tiêu thụ. Một tài sản thế chấp có s n thị trƣờng tiêu thụ sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa đƣợc phƣơng thức xử lý tài sản thế chấp, giảm đƣợc chi phí cũng nhƣ rút ngắn đƣơc thơi gian xƣ ly tai san . Hơn thế nữa, một tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao sẽ giúp ngân hàng dễ dàng định giá đƣợc tài sản thế chấp thông qua quan hệ cung cầu về tài sản thế chấp. 1.2.2.3.Phương pháp định giá TSTC - Phƣơng pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tƣơng tự với tài sản cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trƣờng vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm định giá để ƣớc tính giá trị thị trƣờng của tài sản cần định giá. 6
  17. Phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc áp dụng trong định giá các tài sản có giao dịch, mua, bán phổ biến trên thị trƣờng. - Phƣơng pháp chi phí Phƣơng pháp chi phí là phƣơng pháp định giá dựa trên cở sở chí phí tạo ra một tài sản tƣơng tự tài sản cần định giá để ƣớc tính giá trị thị trƣờng của tài sản cần định giá. Phƣơng pháp chi phí chủ yếu đƣợc áp dụng trong định giá các tài sản chuyên dùng, ít hoặc khong có mua bán phổ biến trên thi trƣờng, tài sản đã qua sử dụng, tài sản không đủ điều kiện để áp dụng phƣơng pháp so sánh. - Phƣơng pháp thu nhập Phƣơng pháp thu nhập (hay còn gọi là phƣơng pháp đầu tƣ) là phƣơng pháp định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tƣơng lai có thể nhận đƣợc từ việc khai thác tài sản cần định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản (quá trình chuyển đổi này còn đƣợc gọi là quá trình vốn hoá thu nhập) để ƣớc tính giá trị thị trƣờng của tài sản cần định giá. Phƣơng pháp thu nhập chủ yếu đƣợc áp dụng trong định giá tài sản đầu tƣ (bất động sản, động sản, doanh nghiệp, tài chính) mà tài sản đó có khả năng tạo ra thu nhập trong tƣơng lai và đã xác định tỷ lệ vốn hoá thu nhập. - Phƣơng pháp thặng dƣ Phƣơng pháp thặng dƣ là phƣơng pháp định giá mà giá trị thị trƣờng của tài sản cần định giá đƣợc xác định giá trị vốn hiện có trên cơ sở ƣớc tính bằng cách lấy giá trị ƣớc tính của sự phát triển giả định của tài sản trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó. Phƣơng pháp thặng dƣ chủ yếu đƣợc áp dụng trong định giá bất động sản có tiềm năng phát triển. - Phƣơng pháp lợi nhuận 7
  18. Phƣơng pháp lợi nhuận là phƣơng pháp định giá dựa trên khả năng sinh lợi của việc sử dụng tài sản để ƣớc tính giá trị thị trƣờng của tài sản cần định giá. Phƣơng pháp lợi nhuận chủ yếu đƣợc áp dụng trong định giá các tài sản mà việc so sánh với những tài sản tƣơng tự gặp khó khăn do giá trị của tài sản chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản nhƣ khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu bóng,  Hi n nay, các Ngân hàng thương mại Vi t Nam thường áp dụng phương pháp so sánh đ đ nh giá tài s n th châ p bởi tài sa n được đem th h p hủ y u ở Vi t N m à b t động s n, ô tô. M t khác, phương pháp so sánh đ i h i chi phí ít hơn, trình độ chuyên môn ít hơn so vơ i các phương pháp đ nh giá tài s n th h p khác 1.2.3. Tỷ lệ cho vay so với TSTC Tỷ lệ cho vay so với tài sản thế chấp là tỷ lệ giữa quy mô khoản vay và giá trị tài sản thế chấp. Tỷ lệ này phụ thuộc vào chính sách k hách hàng của mỗi ngân hàng thƣơng mai trong tƣng thơi ky và b ị ràng buộc bởi những quy định pháp lý. Hiện nay, theo Nghị định số 163 2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm tại điều 5 (với cú pháp kh ng định) đã chính thức quy định rằng: “ các bên có thể thỏa thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ đƣợc bảo đảm ” Trên lý thuyết, giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ để nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng, tức là tỷ lệ cho vay so với tài sản thế chấp phải nhỏ hơn 1; song trên thực tế để nâng cao khả năng cạnh tranh nhƣng vẫn tuân thủ đúng quy định pháp lý, các ngân hàng thƣơng mại đã đƣa ra chính sách đặc biệt với những khách hàng có độ tín nhiệm cao về tỷ lệ cho vay so với tài sản thế chấp, cụ thể là tỷ lệ cho vay so với tài sản thế chấp có thể lớn hơn 1. Căn cứ để ngân hàng cho vay với quy mô khoản vay vƣợt giá trị tài sản thế chấp là khả năng tài chính của khách hàng đi vay tốt, nguồn trả nợ thứ nhất của khách hàng vay vốn đảm bảo. 8
  19. 1.2.4. Phân biệt cho vay thế chấp với các hình thức cho vay có bảo đảm khác Cho vay có bảo đảm bao gồm ba hình thức đảm bảo tiền vay là : thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Trong đó, “bảo lãnh là việc bên thức ba cam kết với bên cho vay (ngƣơi nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (ngƣời đƣợc bảo lãnh ) nếu khi đến thời hạn mà ngƣời đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ .” Bảo lãnh là hình thức bảo đảm bằng uy tín của ngƣời bảo lãnh còn thế chấp là hình thức bảo đảm bằng tài sản của bên thế chấp. Cầm cố và thế chấp là hai khái niệm đảm bảo tiền vay mà ngƣời đi vay dễ nhầm lẫn. “Cầm cố là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc sỡ hữu của mình hoặc bên thứ ba cho ngân hàng (bên nhận cầm cố) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng”. Theo qui định của pháp luật, cầm cố thì bên cầm cố phải giao tài sản cho ngân hàng còn thế chấp thì bên thế chấp không phải giao tài sản cho ngân hàng. Thông thƣờng, tài sản cầm cố là bất động sản còn tài sản thế chấp có thể là BĐS hoặc ĐS. Các ngân hàng thƣơng mại thƣờng quy định các tài sản vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt, giấy tờ có giá phải áp dụng biện pháp cầm cố. Các tài sản khác hầu hết áp dụng dƣới hình thức thế chấp. 1.3. Phân loại cho vay thế chấp Cho vay thế chấp xét theo hình thức đảm bảo tiền vay là thế chấp, có thể dựa trên một số căn cứ để phân loại. 1.3.1. Căn cứ vào vào nguồn hình thành TSTC Thế chấp trực tiếp (tài sản hình thành từ vốn vay) là hình thức thế chấp mà tài sản thế chấp do vốn vay tạo nên. Ví dụ: Ngƣời đi vay vay NH để mua một căn nhà và dùng chính căn nhà đó làm tài sản thế chấp cho NH Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp và tài sản dùng vốn vay để đầu tƣ là hai tài sản khác nhau.Ví dụ: Ngƣời đi vay thế chấp nhà ở để vay vốn NH, sau đó dùng tiền vay để mua một tài sản khác nhƣ nguyên liệu sản xuất 9
  20. 1.3.2. Căn cứ vào tính pháp lý Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà trong đó ngƣời đi vay (ngƣời thế chấp) thỏa thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ. Theo hình thức này, khi ngƣời đi vay không thanh toán đƣợc nợ thì NH đƣợc quyền bán hoặc cho thuê tài sản với tƣ cách là ngƣời chủ sở hữu mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án. Thế chấp công bằng là hình thức thế chấp mà trong đó NH chỉ nắm giữ giấy chứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm cho món vay. Khi ngƣời đi vay không thực hiện đƣợc nghĩa vụ theo hợp đồng, việc sử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án nếu có tranh chấp. 1.3.3. Căn cứ vào số lần thế chấp Thế chấp thứ nhất là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợ thứ nhất. Cần lƣu ý rằng thế chấp thứ nhất không có nghĩa là lần đầu tiên đem tài sản đi thế chấp cho một khoản vay, mà thế chấp thứ nhất đƣợc xác định trong mối tƣơng quan giữa các khoản vay có thế chấp , tức là việc sử dụng một tài sản làm bảo đảm cho nhiều khỏan vay và thế chấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại gọi là thế chấp thứ nhất. Thế chấp thứ nhất có hai trƣờng hợp: Thế chấp cho một bên cho vay và thế chấp cho nhiều bên cho vay dƣới hình thức hợp vốn (đồng tài trợ). Trong trƣờng hợp thế chấp cho khoản vay hợp vốn, việc quản lý tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm do một NH đại diện thực hiện. Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp, trong đó ngƣời đi vay sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất đƣợc bảo đảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai. 1.3.4. Căn cứ vào phạm vi thế chấp Theo quy đinh của pháp luật ngƣời đi vay có thể thế chấp toàn bộ hay thế chấp một phần. Trong trƣờng hợp thế chấp toàn bộ BĐS, ĐS có vật phụ thì vật phụ của 10
  21. BĐS, ĐS cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trƣờng hợp thế chấp một phần BĐS, ĐS có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác. Riêng đối với thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng vƣờn cây và các TS khác của ngƣời thế chấp gắn liền với đất chỉ phụ thuộc TSTC, nếu có thỏa thuận. Trong thực tế NH thƣờng nhận thế chấp toàn bộ BĐS, thế chấp một phần chỉ áp dụng trong trƣờng hợp phần TSTC có thể phát mãi riêng mà không ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp. Đối với các TS gắn liền với đất nhƣ nhà ở, các công trình xây dựng chỉ đƣợc nhận thế chấp cùng với giá trị quyền sử dụng đất. 1.4. Qui trình cho vay thế chấp Nếu lấy việc giải ngân làm tâm điểm thì quy trình cho vay thế chấp tại các ngân hàng thƣơng mại đƣơc phân thành 3 giai đoạn : trƣớc khi giải ngân, trong khi giải ngân và sau khi giải ngân. Sơ đồ 1.1: Quy trinh cho vay thế chấp khái quát 1 2 3 Chú thích: 1. Giai đoạn trƣớc giải ngân 2. Giai đoạn khi giải ngân 3. Giai đoạn sau giải ngân Có thể cụ thể hóa quy trình cho vay thế chấp theo bảng dƣới đây . Cách phân đoạn chi tiết nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho các cán bộ ngân hàng thực hiện dễ dàng. 11
  22. Bảng biểu 1.1 : Quy trình cho vay thế chấp Các giai đoạn Nguồn và nơi cung Nhiệm vụ của NH Kết quả cấp 1.Lập hồ sơ cho KH đi vay cung cấp Tiếp xúc,phổ biến Hoàn thành bộ hồ vay thế chấp thông tin và hƣớng dẫn lập sơ vay hồ sơ vay 2.Phân tích khoản -Hồ sơ vay vốn từ -Thẩm định về KH Báo cáo kết quả vay thế chấp giai đoạn 1 chuyển (năng lực tài thẩm định qua chính,pháp lý) -Các thông tin bổ -Thẩm định về mục sung từ phỏng vấn, đích khoản vay hồ sơ lƣu trữ -Thẩm định về TSTC (tính pháp lý,định giá, tỷ lệ cho vay so với TSTC) 3.Quyết định cho -Tài liệu thông tin Quyết định cho vay -Quyết định cho vay thế chấp từ giai đoạn 2 hoặc từ chối cho vay hoặc từ chối chuyển qua và báo vay dựa vào kết quả -Tiến hành các thủ cáo kết quả thẩm phân tích tục pháp lý sau khi định phê duyệt: HĐTD, -Các thông tin bổ đăng ký giao dịch sung đảm bảo, nhập kho TSĐB 4.Giải ngân -Quyết định cho Thẩm định các Chuyển tiền vào vay và các HĐ liên chứng từ theo các TKTG của KH quan điều kiện của hoặc chuyển trả cho -Các chứng từ làm HĐTD NCC theo yêu cầu cơ sở giải ngân của KH 5.Giám sát -Các thông tin nội -Phân tích hoạt Báo cáo kết quả bộ NH động tài khoản, giám sát và đƣa ra -Các BCTC theo BCTC, kiểm tra các biện pháp xử lý định kỳ của KH mục đích sử dụng Các thông tin khác vốn vay -Tái xét và XHTD -Tái định giá TSTC và xử lý sau tái định giá 6.Thu nợ, thanh lý Các thông tin từ -Thu nợ HĐTD đƣợc thanh những giai đoạn lý -Thanh lý HĐTD trên -Giải chấp hoặc xử 12
  23. lý TSTC để thu nợ 1.5. Vai trò của hoạt động cho vay thế chấp trong NHTM NHTM đƣợc biết đến nhƣ một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với ba hoạt động chính là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán, đầu tƣ. Trong đó hoạt đông cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Hoạt động cho vay đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng mại nhƣng cung tiềm ẩn rủi ro cao nhất, vì trong quan hệ tín dụng này có sự tách biệt giữa ngƣời sở hữu và ngƣời sử dụng tiền tệ. Khi các khoản vay không thu hồi lại đƣợc gốc và lãi sẽ gây ra rủi ro vê khả năng thanh toán cho NH. Nếu số dƣ nợ quá hạn lớn sẽ khiến cho NH không trả đƣợc nợ mà NH đã vay khách hàng của mình, có thể dẫn tới sự phá sản của một NH nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung theo hiệu ứng dây chuyền . Rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan, có thể do bất khả kháng hay cố tình nên việc NH yêu cầu bảo đảm tiền vay vừa giúp NH hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng vừa nâng cao trách nhiệm trả nợ của KH. Và hình thức thế chấp tài sản là hình thức truyền thống , đảm bảo đƣợc tính kinh tế trong điều kiện hiện nay. Trong nền kinh tế thị trƣờng , ngƣời ta luôn theo đuổi lợi ích kinh tế nên mọi hoạt động kinh doanh sẽ hƣớng tới các biện pháp kinh tế nhất cho các bên tham gia . Và khi thế chấp tài sản , khách hàng vẫn có thể sử dụng đƣợc tài sản của mình , khai thác triệt để đƣợc những lợi ích từ tài sản thế chấp và NH cũng không phải tốn chi phí cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản (do TSTC không chuyển giao cho bên nhận thế chấp). Cũng vì lý do đó hiện nay, tuy pháp luật không quy định về đối tƣợng tài sản đem thế chấp hay cầm cố nhƣng các NHTM đều quán triệt sử dụng biện pháp thế chấp với hầu hết các tài sản ngoài giấy tờ có giá và kim khí, đá quý. 13
  24. Có thể thấy rằng hoạt động cho vay thế chấp đóng vai trò quan trọng và ảnh hƣởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các NHTM nên chắc chắn với vị trí của mình, hoạt động cho vay thế chấp trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai sẽ vẫn là mối quan tâm lớn đối với các nhà quản trị ngân hàng. 14
  25. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH AN ĐÔNG 2.1. Sơ lƣợc về ngân hàng Techcombank 2.1.1. Tổng quan về ngân hàng Techcombank Tên gọi: Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Kỹ Thƣơng Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Technological And Commercial Joint Stoct Bank. - Trụ sở chính: Tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. - Website: Quá trình hình thành và phát triển: Ngày thành lập: 27 tháng 9 năm 1993 Vốn điều lệ hơn: ban đầu là 20 tỷ đồng, hiện nay nâng số vốn điều lệ lên đến 5.400.417.000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 92.534.000.000 tỷ đồng Trụ sở chính ban đầu: 24 Lý Thƣờng Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Giấy phép hoạt động số 330 QĐ – NH5 ngày 08 10 1997 (thời gian hoạt động 99 năm ). Các cổ đông lớn hiện nay: The HongKong and Shanghai Banking Corporation (HSBC), Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam ( Việt Nam Airlines) Mạng lƣới hoạt động: 200 chi nhánh và phòng giao dịch tai 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam , 5000 nhân viên, hơn 900 nhân viên bán hàng Miền bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng yên, Lào cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Miền Trung: Bình Định, Đà N ng, Đăklăk, Huế, Khánh Hòa, Nghệ An, Quảng Nam. 15
  26. Miền Nam : An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Cần Thơ, TP HCM. Trong mƣời bảy năm qua, ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Kỹ Thƣơng Việt Nam đã tạo dựng đƣợc nền tảng hoạt động vững chắc, phát triển đội ngũ nhân sự và cải thiện sức mạnh tài chính. Chiếm đƣợc một số vị thế: Trở thành một trong ba ngân hàng TMCP hàng đầu hiện nay( đứng thứ 2 về lợi nhuận năm 2009) Có quan hệ đối tác chiến lƣợc quan trọng nƣớc ngoài: HSBC Tạo dựng một vị thế vững chắc tại miền Bắc và tăng trƣởng độ nhận biết nhanh chóng tại khu vực miền Nam. Tổ chức đầu tiên tại Việt Nam triển khai hệ thống ngân hàng cốt lõi (core banking) giúp cạnh tranh hiệu quả trong tất cả các phân khúc của thị trƣờng. Mạng lƣới phân phối rộng lớn (gần 200 chi nhánh), và công nghệ ngân hàng hiện đại với Mobile banking và Internet banking Đƣợc công nhận là đơn vị dẫn đầu các ngân hàng trong nƣớc về năng lực công nghệ ( hơn 4 giải thƣởng lớn). Khởi đầu với một đội ngũ những nhà lãnh đạo Việt Nam giàu kinh nghiệm. Đem đến những kiến thức chuyên môn đáng kể từ đối tác chiến lƣợc HSBC trong các lĩnh vực nhƣ bán lẻ, quản trị rủi ro và tài chính. Tuyển dụng nhân tài từ những ngân hàng quốc tế hàng đầu nhằm tăng cƣờng nội lực. Giá trị cốt lõi: 1. Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 2. Liên tục cải tiến có nghĩa là chúng ta đã tốt nhƣng luôn có thể tốt hơn , vì vậy chúng ta sẽ không ngừng học hỏi và cải thiện. 16
  27. 3. Tinh thần phối hợp có nghĩa là chúng ta tin tƣởng vào đồng nghiệp của mình và hợp tác để cùng mang lại điều tốt nhất cho ngân hàng. 4. Phát triển nhân lực có nghĩa là chúng ta tạo điều kiện cán bộ nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và khen thƣởng xứng đáng cho những ngƣời đạt thành tích. 5. Cam kết hành động có nghĩa là chúng ta luôn đảm bảo rằng công việc đã đƣợc cam kết sẽ phải đƣợc hoàn thành 2.1.2. Bộ máy tổ chức chung của Techcombank Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức tại Techcombank chi nhánh An Đông 17
  28. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Ban Giám Đốc: B n Giám đố hi nhánh thực hiện vai trò lãnh đạo và thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. Ngoài ra, để tăng cƣờng khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời nâng cao khả năng chủ động trong kinh doanh tại các chi nhánh, Hội đồng tín dụng tại các chi nhánh đƣợc thiết lập với các thành viên và có mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng do TGĐ quy định trong từng thời kỳ. Phòng kinh doanh: bao gồm bộ phận tín dụng doanh nghiệp, bộ phận tín dụng cá nhân và bộ phận thanh toán quốc tế đều trực thuộc sự lãnh đạo của Ban giám đốc chi nhánh. Chịu trách nhiệm cao nhất là lãnh đạo phòng kinh doanh, và trƣởng phó phòng tín dụng. Ngoài ra còn có các chuyên viên phụ trách hỗ trợ khách hàng. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh trong hoạt động tín dụng là: Thực hiện công tác marketing, tiếp thị khách hàng, bán sản phẩm tín dụng và các sản phẩm ngân hàng khác của Techcombank Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, đánh giá, phân tích khách hàng vay vốn, phân tích phƣơng án kinh doanh, khả năng trả nọ, kiểm tra đánh giá các biện pháp đảm bảo tiền vay, tính pháp lý, giá trị tài sản đảm bảo nợ vay. Lập hồ sơ thẩm định tín dụng, báo cáo chuyển hồ sơ cho lãnh đạo phòng kinh doanh. Thực hiện một số công việc trong quá trình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tín dụng đã đƣợc phê duyệt cho khách hàng Theo dõi hoạt động của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ. Bảo quản hồ sơ các loại hồ sơ vay mà mình quản lý Chịu trách nhiệm trƣớc ý kiến đề xuất cho vay của mình. 18
  29. Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng: Thẩm định toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của chuyên viên phân tích tín dụng. ghi ra ý kiến đề xuất cho vay hay không cho vay. Trình các cấp phê duyệt thuộc thẩm quyền quyết định. Và chịu trách nhiệm về ý kiến cho vay của mình. Theo dõi, giám sát, kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh: thực hiện đánh giá thƣờng xuyên chất lƣợng danh mục tín dụng tại chi nhánh, thực hiện các báo cáo phân tích liên quan về tín dụng tại chi nhánh. Tái thẩm định các hồ sơ tín dụng của phòng kinh doanh theo yêu cầu của TGĐ, BGĐ Chi Nhánh. Hƣớng dẫn triển khai và kiểm soát việc thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: BKS&HTKD trực thuộc sự lãnh đạo của BGĐ Chi Nhánh. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: Thực hiện các khâu hỗ trợ cho phòng kinh doanh, kiểm tra hoàn thiện hồ sơ khách hàng, đăng ký các giao dịch đảm bảo( nếu có) Thực hiện các công việc trong quá trình làm các thủ tục để giải ngân các khoản tín dụng đã đƣợc phê duyệt cho khách hàng, bao gồm cả việc tham gia Định giá Tài sản đảm bảo. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ tín dụng phát sinh (Giải ngân thu nợ gốc lãi, hạch toán Tài sản đảm bảo, khai thác hạn mức ). Kiểm soát hồ sơ tín dụng trƣớc khi hạch toán giải ngân, lƣu trữ hồ sơ tín dụng. Lƣu trữ tài sản và hỗ trọ khách hàng sau khi cho vay. Các bộ phận liên quan khác: 19
  30. - K toán, kho quỹ: Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ gián tiếp tham gia một phần vào việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng, bao gồm: thực hiện thủ tục mở tài khoản, cấp ID cho khách hàng, lƣu giữ một phần hồ sơ tín dụng của khách hàng. - Bộ phận ki m soát nội bộ (kiểm toán nội bộ): Bộ phận KSNB tham gia một phần vào hoạt động tín dụng với những chức năng sau: kiểm soát rủi ro sau khi cho vay thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát lại tính đầy đủ, tính chính xác và tính tuân thủ các hồ sơ đã đƣợc phê duyệt và giải ngân. Phát hiện các rủi ro tiềm ẩn của khoản vay trong trƣờng hợp các rủi ro đó chƣa đƣợc phát hiện trong quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng. Phát hiện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong các quy trình nghiệp vụ (rủi ro hệ thống) liên quan đến hoạt động tín dụng. Từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp để khắc phục và kiểm soát hiệu quả các rủi ro hệ thống đó. Tham gia vào hệ thống theo dõi sau khi cho vay. - Bộ phận thu hồi nợ: Bộ phận thu hồi nợ thực hiện các chức năng chủ yếu sau: tiếp nhận các khoản vay khó đòi từ các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống để tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hồi nợ mang tính chất cƣơng quyết và cứng rắn hơn. Rút kinh nghiệm từ những khoản vay khó đòi mà Techcombank đã gặp phải: chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng dẫn đến thiệt hại(nếu có) cho Techcombank, để phổ biến kinh nghiệm đó cho các cán bộ, nhân viên tham gia vào hoạt động tín dụng, tránh lập lại những sai lầm đó. Ƣu điểm Nhƣợc điểm Dễ kiểm soát và quản lý nhân sự Thiếu tính đa năng trong bộ máy hơn. tại chi nhánh sự bất tiện trong Chú trọng vào 2 loại hình dịch vụ việc phê duyệt và vận hành hồ sơ. chính là huy động và cho vay Khó khăn trong việc quản lý và vận hành bộ máy khi không chia nhỏ nó. 2.1.3. Tình hình nhân sự tại Techcombank Để thành công và tạo sự phát triển bền vững của ngân hàng, yếu tố con ngƣời đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong năm 2013 Techcombank kiên định chú trọng vào 20
  31. chiến lƣợc phát triển con ngƣời song song với việc kiện toàn bộ máy tổ chức. Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn dành sự quan tâm tối đa cho hoạt động đào tạo và phát triển nhân tài của tổ chức. Bảng biểu 2.1: Tình hình nhân sự tại Techcombank ĐVT: Nhân viên Số lƣợng nhân 2011 2012 2013 viên 8335 7168 7290 Hình 2.1: Tình hình nhân sự tại Techcombank Nhận xét: Nhƣ số liệu trên cho thấy số lƣợng nhân viên tại Techcombank có số lƣợng ổn định trong những năm gần đây từ 2011 đến 2013. Đặc biệt, số lƣợng nhân viên đạt mốc cao nhất vào năm 2011 là 8335 nhân viên và tiếp tục giảm đều đến năm 2013 là 7290 nhân 21
  32. viên, giảm khoảng 1000 ngƣời do có sự chọn lọc để đem lại nhu cầu phục vụ tốt nhất cho khách hàng cũng nhƣ ổn định bộ máy vững bền tại Techcombank. 2.2. Đôi nét về Ngân hàng Techcombank chi nhánh An Đông Vào năm 2003, sau khi triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16 12 2003 cùng với việc tiến hành xây dựng một biểu tƣợng mới cho ngân hàng. TCB đã chính thức đƣa Chi Nhánh TCB - ADG vào hoạt động. Trụ sở chi nhánh TCB -ADG tọa lạc tại 97M, Nguyễn Duy Dƣơng, Phƣờng 8, Quận 5. Đây là một trong những Chi nhánh thành lập đầu tiên tại địa bàn phía nam. TCB - ADG là chi nhánh cấp 3, thứ 5 tại Tp.Hồ Chí Minh, đƣợc thành lập theo Quyết định số 656 NHNN – HCM của TCB. 2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Techcombank chi nhánh An Đông Có tính ổn định cao, chi nhánh Techcombank An Đông là một trong những chi nhánh chuẩn luôn duy trì số lƣợng nhân viên ở mức có thể đáp ứng nhanh và phục vụ tận tình cho khách hàng. Bên cạnh đó, ADG cũng luôn cải tiến và tạo điều kiện để phát triển những nhân viên và thực tập sinh có đầy đủ nghiệp vụ tạo nên một bộ máy vững mạnh tại chi nhánh. Hiện tại phòng giao dịch có tổng cộng 17 nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau gồm: 1 Giám đốc chi nhánh, 5 Chuyên viên khách hàng cá nhân, 3 Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, 5 Giao dịch viên, 1 Kiểm soát viên, 1 Thủ quỹ và 1 Chuyên viên bảo hiểm liên kết với Techcombank. 22
  33. Ƣu điểm Nhƣợc điểm Độ tuyệt mật về thông tin của Sơ xót trong việc phục vụ khách khách hàng có tính an toàn cao do hàng do thiếu nhân sự trong những yếu tố con ngƣời đƣợc bảo đảm. lúc mật độ khách hàng dày đặc. Sự nhịp nhàng trong công việc Thiếu tính lan truyền, thiếu lửa giữa các thành viên trong chi năng động trong một tập thể ít nhánh rất cao vì số lƣợng nhân thành viên. viên không nhiều, từng thành viên Sự hỗ trợ lẫn nhau trở nên khó phải đảm nhiệm phần lớn công khăn do tính chất của công việc đôi việc Cần phải phối hợp và hỗ trợ lúc quá dày đặc. nhau một cách tuyệt đối. 2.2.2. Địa bàn kinh doanh của Techcombank An Đông An Đông là một trong những khu vực lƣu thông trọng yếu của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp giáp với các khu vực Quận 5, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Bình Chánh và liền kề với khu trung tâm thƣơng mại sầm uất, các chợ đầu mối, chợ lớn, chợ An đông là đầu mối lƣu thông đi các tỉnh Miền Tây, Miền Đông, Ngoài ra đây là khu dân cƣ sầm uất với các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú. Với các loại hình kinh doanh cá thể, tiểu thƣơng . Đa số dân cƣ sinh sống tại đây là ngƣời hoa, sống bằng các hoạt động kinh doanh nhƣ là: Thƣơng mại, Sản xuất tiểu thủ công nghiệp. TCB ADG là một trong những Chi Nhánh trong hệ thống TCB hạch toán theo phƣơng thức báo sổ hàng ngày về Hội sở qua Bảng cân đối Tài sản cuối ngày trong hệ thống máy tính nối mạng. Mỗi Chi nhánh đều có phòng giao dịch trực thuộc, mọi giao dịch tại phòng giao dịch thuộc Chi nhánh phải chuyển về đây để tổng hợp Bảng cân đối và cuối ngày chuyển về Hội sở. Ƣu điểm Nhƣợc điểm Nằm trong khu đông dân cƣ, tiểu Tính cạnh tranh cao do có những thƣơng chiếm phần lớn tại khu thƣơng hiệu ngân hàng khác nhƣ thƣơng mại An Đông thuận lợi Bảo Việt, Sài Gòn Bank nằm kế trong việc quảng bá và thu hút cạnh. khách hàng. Thuận tiện trong việc kinh doanh 23
  34. của ngân hàng vì có mặt bằng lớn nằm ở mặt tiền đƣờng Nguyễn Duy Dƣơng và chuyên nghiệp tạo ấn tƣợng tốt cho khách hàng. 2.2.3. Khả năng cạnh tranh với các NH khác Bảng biểu 2.2: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của một số NHTM ĐVT: % Ngân Hàng 2011 2012 2013 Agribank 1.9 2.5 2.68 BIDV 11.9 4.8 2.75 Vietinbank 1.38 1.02 1.81 Vietcombank 2.65 2.66 4.61 MHB - 0.4 - Techcombank 3.1 1.4 0.7 ACB 0.2 0.08 0.9 Sacombank 0.72 0.24 0.62 DongAbank 0.8 0.4 - Eximbank 0.8 0.88 4.71 (Nguồn: Báo cáo phân tích ngành NH do công ty chứng khoán Bảo Việt thực hiện năm 2013) Nhận xét: Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng đƣợc kiềm hãm qua các năm do có sự điêù chỉnh và chính sách chặt chẽ của các NHTM. Điển hình nhƣ NH BIDV,MHB, Techcombank, Trong năm 2013, những Nh nhà nƣớc cũng gặp khó khăn trong việc quản lý nợ xấu ,trong khi đó khối NHTM nhƣ Techcombank , ACB , Sacombank lại kiểm soát tốt vấn đề này trong khoảng dƣới 1%. Trong khi một số NH khác có sự biến động tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2012 thì Techcombank lại thành công trong việc kiểm soát nợ xấu rất tốt xuyên suốt khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 giảm dần đều từ 3.1% xuống 0.7%.Sự biến chuyển tốt này một phần phụ thuộc vào bộ phận kiểm soát sau và xử lý nợ tại NH. 24
  35. Bảng biểu 2.3:Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của một số NHTM năm 2013 ĐVT: % Tổng số lao Trên đại Cao đẳng, trung Trình độ Ngân Hàng động học Đại học cấp khác Agribank 33,967 1.22% 71.63% 6.30% 20.85% Vietinbank 13,000 1.77% 55.77% 6.37% 21.11% BIDV 11,585 4.02% 74.43% 12.78% 8.77% Vietcombank 6,478 3.44% 76.30% 10.59% 9.67% Techcombank 7,290 82% 15% 3% MHB 2,848 71% 29% ACB 4,600 1.78% 85.41% 9.37% 3.44% Sacombank 5,470 0.88% 58.94% 17.73% 22.45% Eximbank 2,360 1.35% 62.07% 16.00% 20.58% (Nguồn: Báo cáo phân tích ngành NH do công ty chứng khoán Bảo Việt thực hiện năm 2013) Nhận xét: Ngoài 4 NH nhà nƣớc có số lƣợng nhân viên đƣợc tuyển dụng chiếm tỷ lệ cao ngất ngƣỡng thì vẫn có những NHTM cũng có những chính sách phù hợp để thu hút nhân lƣc nhƣ NHTM Techcombank với 7290 , Sacombank 5470 và ACB 4600 nhân viên. Với kết quả trên cho thấy Techcombank có đội ngũ nhân sự vững mạnh nhất trong suốt thời gian qua.Nhƣ số liệu trên, TCB có 7290 nhân viên xếp hạng 4 trong bảng tổng xếp, tức có tới 82% nhân sự tốt nghiệp trến đại học và đại học. Điều này chứng minh rằng TCB là một trong những NHTM dám đổi mới và trọng dụng nhân tài, TCB luôn có những chính sách tốt nhất để săn nhân tài và luôn cho ra những chƣơng trình tuyển dụng tạo môi trƣờng cho từng cá nhân để có thể phát triển tốt nhất có thể. Ngoài ra, có 15% nhân sự tốt nghiệp cao đ ng và cấp khác chiếm 3% nhằm mục đích tạo môi trƣờng và việc làm cho mọi ngƣời cũng nhƣ làm giảm bớt gánh nặng cho chính phủ. 25
  36. 2.2.4. Khả năng cạnh tranh với các CN Techcombank khác trong vùng 13 Top những chi nhánh đạt doanh thu xếp hạng giảm dần theo điểm tổng kết Bảng biểu 2.4: Xếp hạng Techcombank CN An Đông so với vùng 13 khu vực TPHCM ĐVT: Điểm Mã chi Điểm tổng Xếp hạng Chi nhánh nhánh kết 1 Nguyễn Chí Thanh NCT 9.75 2 Bình Tiên BTN 9.59 3 An Lạc ANC 9.54 4 Phú Trung PTG 9.52 5 An Đông ADG 9.49 6 Chợ Lớn CLN 9.43 7 Lãnh Binh Thăng LBT 9.4 8 Bình Phú BPU 9.38 9 Quận 5 QU5 9.38 10 Bình Trị Đông BTG 9.33 11 Nguyễn Sơn NSN 9.32 (Nguồn: Báo tạp chí TechcomWorld 2013) Nhận xét: So với những chi nhánh thuộc TCB vùng 13 thì chi nhánh ở Nguyễn Chí Thanh là chi nhánh đạt đƣợc thành công cao nhất với 9.75 điểm. Bên cạnh đó những chi nhánh nhƣ Bình Tiên hạng 2 ,An Lạc hạng 3, Phú Trung hạng 4 và An Đông là một chi nhánh chuẩn đạt hạng 5 với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên tại chi nhánh. Nếu so sánh với qui mô thì chi nhánh Chợ Lớn là siêu chi nhánh tức là chi nhánh lớn nhất và có tính đa năng trong vùng 13 nhƣng An Đông rất vinh hạnh khi có điểm tổng kết cao hơn Chợ Lớn 0.06 điểm. Đó cũng là một niềm vui nhỏ cho toàn chi nhánh với những công sức đã bỏ ra và đƣợc tuyên dƣơng trên báo TechcomWorld 2013. 26
  37. 2.2.5. Các sản phẩm cho vay thế chấp phổ biến tại NH Techcombank 2.2.5.1. Sản phẩm cho vay mua BĐS Mục đích vay vốn - Khách hàng cá nhân vay vốn nhằm mục đích: - Mua nhà,căn hộ để ở. - Nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất để sử dụng. Đối tƣợng KH và điều kiện vay vốn - KH cá nhân có độ tuổi từ 18 tuổi tại thời điểm nộp hồ sơ vay vốn và không quá 65 tuổi tại thời điểm tất toán khoản vay. - Độ tuổi của ngƣời đồng trả nợ (nếu có) từ 18 tuổi và không quá 65 tuổi tại thời điểm tất toán khoản vay. - KH phải có tối thiểu 30% trên tổng nhu cầu vay vốn của KH - KH phải xếp hạng tử B trở lên theo qui định xếp hạng dành cho KH cá nhân - Kh có đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng tuân theo các qui định tại Hƣớng dẫn thẩm định khoản vay có thế chấp BĐS và qui định cuả Techcombank từng thời kỳ. - (*) Riêng vơi trƣờng hợp cho vay thanh toán công nợ mua BĐS cần chú ý, thời hạn nộp hồ sơ lên RCMC: - Tối đa 90 ngày kể từ ngày ký HĐMB công chứng hoặc - Tối đa 60 ngày kể từ ngày sang tên sổ đỏ. Hạn mức cho vay - Tối tiểu 100 triệu và tối đa là 100 tỷ phƣơng án vay - Loại tiền VNĐ Lãi xuất cho vay và phƣơng án trả lãi / Lịch trả nợ - Lãi xuất cho vay: Theo qui định Techcombank / Lãi đƣợc trả hàng tháng - Phƣơng thức tính lãi: Theo dƣ nợ thực tế (Dƣ nợ giảm dần) / Gốc + Lãi hàng tháng hoặc hàng quý. 27
  38. Phƣơng thức trả nợ - Chuyển khoản, ủy quyền cho NH tự động trích TK hoặc nộp tiền mặt tại quầy. Tỉ lệ cho vay/ Tổng nhu cầu vốn (LTD) - Tối đa 70% tổng nhu cầu vốn Kỳ hạn cho vay - Tối thiểu 1 năm và tối đa là 25 năm. Hồ sơ vay vốn - Đơn đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án trả nợ theo mẫu “MB01.HD.SPBL05” ban hành theo hƣớng dẫn số 0194/2012/HD ngày 06/11/2012. - Danh mục hồ sơ vay vốn trong Phụ Lục 01 (PL01-SP.TDC/02-Danh mục hồ sơ vay vốn) đính kèm theo sản phẩm này. Tài sản đảm bảo - Chỉ nhận TSĐB là BĐS (đất/nhà ở) theo qui định của Techcombank từng thời kỳ và thuộc 1 trong các trƣờng hợp sau: - Thuộc sỡ hữu của KH hoặc vợ/chồng KH - Chỉ chấp nhận TSĐB là BĐS thuộc sỡ hữu của hộ gia đình mà KH vay vốn là thành viên của hộ - BĐS là bảo đảm của bên thứ 3: Tuân theo quy định tại Hƣớng dẫn nhận TSĐB là BĐS và qui định của Techcombank từng thời kỳ. - BĐS hình thành từ vốn vay của KH - Quyền tài sản hợp pháp theo qui định của Pháp luật phát sinh từ HĐMB nhà ỏ. - LTV tối đa 70% giá trị TSĐB và theo quy định của TCB.(60% giá trị TSĐB theo HĐMB) 2.2.5.2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS Đói tƣợng KH - KH cá nhân có độ tuổi từ 18 tuổi & không quá 65 tuổi khi tất toán khỏan vay 28
  39. Hạn mức vay - Tối đa 500.000.000 đồng - Tổng dƣ nơ tối đa của KH vay tại 1 thời điểm bất kì theo sản phẩm này là 500.000.000 đồng. - Loại tiền vay: VNĐ Lãi suất: theo TCB Tỉ lệ cho vay/ Tổng nhu cầu vốn (LTD) - Tối đa 95% tổng nhu cầu vốn Kỳ hạn cho vay và Phƣơng thức trả nợ - Tối đa 72 tháng, Gốc +Lãi trả hàng tháng theo dƣ nợ giảm dần. Hồ sơ vay vốn - Đơn đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án trả nợ ( theo MB01-SPBL/05 tại hƣớng đẫn sử dụng mẫu đơn áp dụng cho sản phẩm tín dụng bán lẻ tại khối DVNH&TCCN) - Hồ sơ nhân thân KH - Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ - Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn nhƣ: - Hợp đồng mua bán hàng hóa - Đơn đặt hàng báo giá có xác nhận của bên bán - Bảng kê khai và cam kết sử dụng đúng mục đích - Đồng thời, ĐVKD yêu cầu KH cung cấp và gửi hồ sơ vay vốn cho PCC thẩm định khoản vay theo danh mục hồ sơ vay vốn qui định tại Quy trình cấp tín dụng tập trung dành cho KH cá nhân và HKD cho phù hợp từng mục đích sử dụng vốn. TSĐB và LTV - Chỉ nhận TSĐB là BĐS theo qui định của TCB từng thời kỳ. - LTV tối đa 70% giá trị TSĐB và theo qui định của TCB từng thời kỳ 29
  40. Điều kiện giải ngân và kiểm soát sau vay - KH cung cấp hồ sơ trƣớc khi giải ngân tại CCA: - Đề nghị giả ngân - Hóa đơn theo qui định của bộ tài chính (ĐVKD có thể bổ sung hóa đơn tối đa 7 ngày theo giải ngân theo kết quả phê duyệt của PCC) - Bảng kê khai và cam kết sử dụng vốn đúng mục đích (theo mẫu MB01-SPBL kèm theo sản phẩm này). 2.2.5.3. Sản phẩm cho vay thấu chi thế chấp BĐS (F1) Hạn mức vay - Xác định tùy thuộc vào thu nhập của KH và giá trị TSĐB - Tối thiểu là 100 triệu và tối đa 500 triệu đồng - Cho vay vƣợt mức quy định trên phải đƣợc sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo ủy quyền phê duyệt từng thời kỳ. Thời hạn cấp hạn mức - Tối thiểu 3 tháng và tối đa 12 tháng Lãi suất và phí - Tiền lãi đƣợc tính trên số dƣ tiền vay theo hạn mức ứng trƣớc. - Tiền lãi đƣợc tính theo ngày do T24 tính tự động và đƣợc hạch toán vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng. - Nếu KH ứng trƣớc và hoàn trả trong cùng một ngày sẽ không bị tính lãi. - Thời gian hoàn trả gốc tối đa đƣợc 2 năm. 2.3. Doanh số 2.3.1. Thu nhập từ những hoạt động tín dụng Bảng biểu 2.5: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng ĐVT: Ngàn VNĐ THU NHẬP LÃI ĐVT: Ngàn VNĐ 2011 2012 2013 Thu nhập lãi tiền gửi 30
  41. 6,400,067 3,235,370 1,030,519 Thu nhập lãi cho vay 9,569,685 8,525,583 7,383,889 Thu lãi đầu tƣ chứng khoán nợ 3,978,821 5,861,911 4,866,897 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tƣơng tự 19,948,573 17,622,864 13,281,305 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chênh Chênh Chênh Tỷ Tỷ Tỷ lệch lệch lệch trọng trọng trọng Phân tích 2012- 2013- 2013- 2012- 2013- 2013- 2011 2012 2011 2011 2012 2011 Thu nhập lãi tiền gửi -3,164,697 -2,204,851 -5,369,548 -49% -68% -84% Thu nhập lãi cho vay -1,044,102 -1,141,694 -2,185,796 -11% -13% -23% Thu lãi đầu tƣ chứng khoán nợ 1,883,090 -995,014 888,076 47% -17% 22% Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tƣơng tự -2,325,709 -4,341,559 -6,667,268 -12% -25% -33% Nhận xét: Theo bảng số liệu trên, Thu nhập lãi cao nhất đến từ mảng cho vay chiếm khoảng 7 tỷ (2013),8.5 tỷ (2012), 9.5 tỷ (2011) điều này chứng minh rằng hoạt động tín dụng tại chi nhánh An Đông hoạt động có hiệu quả trong 3 năm vừa qua.Vào năm 2013 thu nhập lãi đến từ cho vay giảm nhẹ khoảng 1,14 tỷ (xấp xỉ 13.39%) so với năm 2012 và 2,19 tỷ (29.6%) so với 2011. Về hoạt động tiền gửi, thu nhập lãi từ huy động vốn giảm mạnh từ 3,2 tỷ đồng (2012) xuống còn 1 3 (1.03 tỷ) ở năm (2013) do có sự biến động mạnh về lãi xuất tại TCB. Sự biến động này một phần do chính sách nhà nƣớc áp trần lãi xuất cho toàn bộ hệ thống NHTM. 31
  42. Từ đó dẫn tới tổng thu nhập lãi và các khoản tƣơng tự giảm qua các năm tức giảm từ 2- 4 tỷ đồng do xuất ảnh hƣởng bởi các khoản thu nhập khác nhƣng vấn giữ đƣợc mức độ trung bình qua các năm. Nhìn chung, tổng thu nhập lãi thuần đạt đƣợc tại chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu và mang lại lợi nhuận cho Techcombank. Số liệu đạt đƣợc vào năm 2013 lên đến hơn 13 tỷ thấp hơn 5 tỷ đồng so với năm 2012 là 17.6 tỷ đồng mặc dù chƣa đạt bằng 2011 là gần 20 tỷ nhƣng bù lại khoản thu nhập này có tính ổn định cao. Nhằm mục đích an toàn cho khẩu vị rủi ro nên chính sách TCB ngày càng chặt chẽ Thu nhập lãi thu từ những hoạt động chính tại chi nhánh giảm mạnh. 2.3.2. Chi phí từ hoạt động tín dụng của chi nhánh Bảng biểu 2.6: Chi phí từ hoạt động tín dụng ĐVT: Ngàn VNĐ CHI PHÍ LÃI ĐVT: Ngàn VNĐ 2011 2012 2013 Chi phí lãi tiền gửi 11,703,319 10,350,909 8,029,476 Chi phí lãi tiền vay 1,344,255 816,013 542,787 Chi phí lãi phát hành giấy tờ có giá 1,602,624 1,340,369 373,380 Chi phí lãi và các chi phí tƣơng tự 14,650,198 12,507,291 8,945,643 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CHI PHÍ LÃI Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tƣơng đối Phân tích 2012- 2013- 2013- 2012-2011 2013-2012 2013-2011 2011 2012 2011 Chi phí lãi tiền gửi -1,352,410 -2,321,433 -3,673,843 -11.56% -22.43% -31.39% Chi phí lãi tiền vay -528,242 -273,226 -801,468 -39.30% -33.48% -59.62% 32
  43. Chi phí lãi phát hành giấy -262,255 -966,989 -1,229,244 tờ có giá -16.36% -72.14% -76.70% Chi phí lãi và các chi -2,142,907 -3,561,648 -5,704,555 phí tƣơng tự -14.63% -28.48% -38.94% Nhận xét: Trái ngƣợc với thu nhập lãi thuần, chi phí của những khoản tiền gửi là chiếm cao nhất. Vào năm 2013 chi nhánh phải chi ra khoảng 8 tỷ, nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2012 là hơn 10.3 tỷ và 2011 là 11.7 tỷ. Chi phí giảm 28.91% và do chi nhánh đã chấp hành đúnh theo qui định của TCB. Bên cạnh đó chi phí bỏ ra cho khoản vay và chi phí khác trong năm 2013 có xu hƣớng giảm dần ( xấp xỉ 916 triệu ) là rất nhỏ và ít hơn chi phí ở năm 2012 ( khoảng 2 tỷ). Tóm lại, Tổng chi phí từ hoạt động chính của chi nhánh năm 2013 là hơn 8.9 tỷ trong khi có chi phí vào năm 2012 là một vấn đề nan giải lên tới 12.5 tỷ và đạt đỉnh tại 2011 là 14 tỷ. Vì vậy chi nhánh An Đông đã lập đƣợc thành công khi kéo chi phí giảm xuống đáng kể vào năm 2013 là 44.94% .Điều này là điều đáng mừng cho toàn hệ thống TCB. 2.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại chi nhánh Bảng biểu 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ĐVT: Ngàn VNĐ THU NHẬP LÃI ĐVT: Ngàn VNĐ 2011 2012 2013 Thu nhập lãi tiền gửi 6,400,067 3,235,370 1,030,519 Thu nhập lãi cho vay 9,569,685 8,525,583 7,383,889 Thu lãi đầu tƣ chứng khoán nợ 3,978,821 5,861,911 4,866,897 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập 33
  44. tƣơng tự 19,948,573 17,622,864 13,281,305 CHI PHÍ LÃI Chi phí lãi tiền gửi 11,703,319 10,350,909 8,029,476 Chi phí lãi tiền vay 1,344,255 816,013 542,787 Chi phí lãi phát hành giấy tờ có giá 1,602,624 1,340,369 373,380 Chi phí lãi và các chi phí tƣơng tự 14,650,198 12,507,291 8,945,643 Thu nhập lãi thuần 5,298,375 5,115,573 4,335,662 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tƣơng đối Phân tích 2011 2012 2013 2012- 2012-2010 2013-2012 2013-2012 2010 Thu nhập lãi và các khoản thu 19,948,573 17,622,864 13,281,305 nhập tƣơng tự -2,325,709 -4,341,559 -11.66% -24.64% Chi phí lãi và các chi phí 14,650,198 12,507,291 8,945,643 tƣơng tự -2,142,907 -3,561,648 -14.63% -28.48% Thu nhập lãi 5,298,375 5,115,573 4,335,662 thuần -182,802 -779,911 -3.45% -15.25% Nhận xét: Số liệu trên cho thấy phần lớn thu nhập đến từ hoạt động cho vay là chủ yếu hơn 9.5 tỷ năm 2010 với tổng thu nhập các khoản là gần 29 tỷ (2010) và giảm dần qua các năm đạt hơn 7 tỷ năm 2013 tổng các khoản thu nhập là hơn 13 tỷ(2013). Cho thấy trong hoạt động của NH thì cho vay nói chung và cho vay thế chấp nói riêng là hoạt động mang lại nhiều lợi cho NH. Sự giảm sút thu nhập nhƣ vậy 1 phần do sự khách quan của thị trƣờng và 1 phần từ chiến lƣợc của TCB nhằm ổn định khoản vay qua nhiều năm cũng nhƣ quản lý rủi ro đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn. 34
  45. Trong khi đó chi phí đến từ hoạt động huy động lại chiếm rất cao hơn 11 tỷ và tổng chi phí là 14 tỷ năm 2010. Nhƣng với chính sách từ TCB nên số liệu này có cải thiện qua các năm, con số này đƣợc kiểm soát giảm dần qua các năm đến năm 2013 còn 8 tỷ là con số đƣợc kiềm hãm với tổng chi phí các khoản, Điều này cho thấy sự cải thiện cùn nhƣ quản lý chi phí ở TCB CN An Đông đƣợc thực hiện một cách hiệu quả. Nhƣ ta đã thấy, Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại chi nhánh An Đông sau khi đã loại bỏ chi phí còn khoảng 4.33 tỷ năm 2013 và 5.11 tỷ năm 2012(Giảm nhẹ khoảng 17.99%), và không có sự biến động mạnh ở năm 2011. Sự giảm lợi nhuận từ lãi này không làm ảnh hƣởng đến những hoạt động của chi nhánh.Sự biến động này phần lớn là do sự biến động của lãi suất cơ sở tại ngân hàng TCB và khách quan về thị trƣờng Việt Nam. 2.4. Tình hình cho vay thế chấp tại NH 2.4.1. Qui mô cho vay thế chấp Bảng biểu 2.8: Lƣợng khách hàng giao dịch ĐVT: Khách hàng Năm 2010 2011 2012 2013 Lƣợng khách giao 1650 2375 2857 3579 dịch Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tƣơng đối Phân tích 2011- 2012- 2013- 2011-2010 2012-2011 2013-2012 2010 2011 2012 Lƣợng khách 725 482 722 43.94% 20.29% 25.27% giao dịch 35
  46. Hình 2.2: Số lƣợng khách hàng giao dịch tại CN ĐVT: Khách hàng Nguồn: Tạp chí Techcombank 2013 Nhận xét: Lƣợng khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến các hoạt động tại Ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng nói riêng. Từ sơ đồ trên ta thấy lƣợng khách hàng giao dịch tăng dần qua các năm từ 2010 đến 2013 tăng rừ 1650 khách đến đạt đỉnh 3579 khách hàng năm 2013. Tăng trung bình 30% từ năm 2010 đến 2013. Tăng vọt mạnh từ năm 2010 vs 2011 tức tăng hơn 43% cho thấy sự trở lại mạnh mẽ của Techcombank sau dƣ chấn khủng hoảng kinh tế. Xong, con số này không dừng lại mà vẫn tiếp tục tăng đều lƣợng khách hàng ngày một đông hơn đạt mốc ở năm 2013 là 3579 khách cao hơn so với năm 2012 là 722 khách. Điều này thầm nói lên đƣợc chất lƣợng dịch vụ tại Techcombank cũng là yếu tố khác biệt nhằm làm hài lòng khách hàng. 36
  47. Bảng biểu 2.9:Doanh số cho vay khách hàng ĐVT: Triệu đồng Năm Doanh số cho vay ĐVT: Triệu đồng 2009 42,092 2010 52,928 2011 63,451 2012 68,261 2013 70,275 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 Hình 2.3: Doanh số cho vay khách hàng Phân tích: ĐVT: Triệu đồng Năm Cho vay Chênh lệch Tỷ trọng % 2010 52,928 - - 2011 63,451 10,523 19.88 % 2012 68,261 4,810 7.58 % 2013 70,275 2,014 2.95 % 37
  48. Nhận xét: Từ hai biểu đồ trên, qui mô cho vay khách hàng tại chi nhánh An Đông là rất lớn. Số lƣợng khách hàng có xu hƣớng tăng dần đều qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013. Ở năm 2013 qui mô khách hàng đạt đỉnh cao là 3302 nhân viên gấp khoảng 3 lần so với năm 2010 là 1762 tức (87.4%). Số lƣợng khách hàng tăng tức hoạt động tại chi nhánh càng tăng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nhƣ ta trình bày, tình hình dƣ nợ từ năm 2009 đến năm 2013 cũng trên đà phát triển tăng đều qua các năm và cao nhất tại năm 2013 dƣ nợ là 70.275 triệu đồng. Tăng 2.95% so với năm 2012 là (2014 triệu đồng), và 10.75% so với năm 2011 là( 6824 triệu đồng). 2.4.2. Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay thế chấp Bảng biểu 2.10: Dƣ nợ cho vay thế chấp tại CN ĐVT: Triệu đồng Năm Dƣ nợ cho vay ĐVT: Triệu đồng 2010 18,397 2011 22,234 2012 27,532 2013 22,851 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 38
  49. Hình 2.4: Dƣ nợ cho vay thế chấp tại CN Bảng biểu 2.11: Dƣ nợ theo thành phần kinh tế ĐVT: Đồng Tỷ Tỷ Dƣ nợ cho vay 31/12/2013 trọng 31/12/2012 trọng Cho vay các tổ chức kinh tế 47,423,476,000 67.48% 40,729,090,000 59.67% Cho vay cá nhân 22,851,452,000 32.52% 27,532,352,000 40.33% Tổng cộng 70,274,919,000 100% 68,261,442,000 100% Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 Nhận xét: Nhƣ bảng số liệu trên tình hình dƣ nợ nhìn chung tại CN có tăng giảm trong khoản ổn định đặc biệt dƣ nợ đạt đỉnh vào năm 2012 là 27 tỷ và thấp nhất là 2010 đạt 18 tỷ, năm 2013 chỉ ở mức trung bình là 22 tỷ trong đó mảng cho vay thế chấp cá nhân chiếm 32.52% trong tổng cộng dự nợ cuối năm 2013 và cuối năm 2012 chiếm 40.33% trong 39
  50. tổng dự nợ. Tình hình dƣ nợ tại CN An Đông đƣợc sự giám sát khá chặt chẽ nên vào cuối năm 2013 con số này có sự thay đổi giảm 5 tỷ. Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%) (Dƣ nợ năm nay - Dƣ nợ năm trƣớc) Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%) = x 100% Dƣ nợ năm trƣớc Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của NH Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả. Phân tích: ĐVT: triệu đồng Năm Dƣ nợ Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ(%) 2010 18,379 - 2011 22,234 20.98 2012 27,532 23.83 2013 22,851 -21.05 Nhận xét: Theo phân tích trên ta thấy, tình hình dƣ nợ cho vay tại chi nhánh An Đông ổn định. Tỷ lệ tăng trƣởng của năm 2011 đạt 20.98% tỷ lệ này cho thấy khả năng cho vay tại chi nhánh có hiệu quả qua đến năm 2012 tỷ lệ này tăng thêm 2.85% chứng tỏ mức độ hoạt động của chi nhánh càng ngày càng ổn định với mức tăng trƣởng đạt 23.83%.Bên cạnh đó, dƣ nợ cho vay cá nhân tại CN cũng chiếm 40.33% trên tổng dƣ nợ, đạt gần bằng dƣ nợ doanh nghiệp là 59.67% chứng tỏ tình hình cho vay tại CN đƣợc xúc tiến mạnh mẽ trong năm 2012. Tuy nhiên, sang năm 2013 tình hình dƣ nợ tại CN có sự biến động mạnh giảm tầm 4681 triệu đồng ( tƣng đƣơng 21.05%). Tỷ lệ tăng trƣởng có sự tụt giảm. Đồng thời, tỷ trọng dƣ nợ cá nhân tại CN cũng giảm từ 40.33% xuống còn 32.52% do CN gặp khó 40
  51. khăn trong việc tìm kiếm KH và việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa thật sự hiệu quả trong năm 2013. 2.4.3. Cơ cấu cho vay thế chấp Hình 2.5 : Cơ cấu dƣ nợ theo sản phẩm 3năm. ĐVT: % Nguồn: Báo cáo tài chính điện tử Techcombank.com.vn Nhận xét: Từ bảng biểu trên ta thấy đƣợc cơ cấu dƣ nợ theo sản phẩm ta thấy tình hình cho vay thế chấp tại CN chiếm tỷ lệ rất cao và có tính ổn định cao trong suốt 3 năm. Đặc biệt là dƣ nợ cho vay với mục đích mua nhà chiếm 70.9% trên tổng dƣ nợ năm 2013 cao 41
  52. hơn 13.9% so với năm 2012 là 57% và thấp hơn 7% so với 2011,đồng thời điều này cho thấy tình hình BĐS tại thị trƣờng Việt Nam đang xu hƣớng chuyển sắc khá rõ ràng . Xếp ở vị trí thứ 2 đó là khoản dƣ nợ về kinh doanh để thúc đẩy hộ kinh doanh chiếm tỷ lệ 10.7% năm 2013 tăng 2.5% so với năm 2012 do có gói kích cầu kinh doanh do TCB đƣa ra thị trƣờng gói 3000 tỷ đồng để hỗ trợ kinh doanh trong nƣớc, nhƣng vào năm 2012 vị trí thứ 2 là khoản cho vay khác chiếm 22.1% trên tổng dƣ nợ (chênh lệch so với năm 2013 ở khoản vay khác là 21.6%). Tiếp theo đó là khoản vay tiêu dùng chiếm 8% năm 2013 trong khi chỉ có 6.1% dƣ nợ cho vay ở năm 2012. Tƣơng tự với dƣ nợ thấu chi, năm 2013 chiếm 9.9% cao hơn 3.3% so với năm 2012 là 6.6 % do sản phẩm thấu chi năm 2013 đƣợc cải tiến với nhiều tính ƣu việt hơn cho KH. Cuối cùng là các khoản vay khác, dƣ nợ tại năm 2013 chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng dƣ nợ <1% nhƣng lại chiếm tỷ lệ cực kỳ cao trong năm 2012 là 22.1% điều này chứng tỏ rằng cơ cấu dƣ nợ năm 2012 có tính không ổn định so với năm 2013 vì nếu khoản vay thế chấp tại CN càng cao cũng nhƣ có những khoản chi vay an toàn và dễ quản lý ở nhiều mặt. 2.4.4. Tình hình nợ xấu Bảng biểu 2.12: Tình trạng nợ tại CN ĐVT: Ngàn Đồng Tỷ Tỷ Tỷ trọng trọng trọng ĐVT: VNĐ 2013 % 2012 % 2011 % Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn 63,736,184 90.70 64,415,288 94.37 57,104,413 90.00 Nhóm 2- Nợ cần chú ý 3,972,491 5.65 2,005,682 2.94 4,553,396 7.18 Nhóm 3- Nợ dƣới tiêu chuẩn 447,898 0.64 108,330 0.16 927,470 1.46 Nhóm 4- Nợ nghi ngờ 1,128,849 1.61 848,623 1.24 623,731 0.98 Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn 989,497 1.41 883,519 1.29 242,449 0.38 Tổng 70,274,919 100 68,261,442 100 63,451,465 100 Nguồn: Techcombank.com.vn 42
  53. Nhận xét: Tình hình nợ xấu vẫn luôn là vấn đề cấp bách của tất cả các NH, xong vào năm 2013 tỷ lệ các nhóm nợ chiếm tỷ lệ cao hơn năm 2012 trên mặt bằng chung.Với tỷ lệ cao hơn gấp đôi so với năm 2012 nhƣng vẫn thấp hơn so với năm 2011 (là năm khủng hoảng knh tế). Nhóm nợ xấu trong đó có nhóm 3 chiếm 0.64% năm 2013 cao hơn năm 2012 (0.48%). Nợ nhóm 4 nợ nghi ngờ là 1.128.849 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 1.61% năm 2013 trong khi chỉ có 1.24% năm 2012 tại nhóm nợ này (tức chênh lệch 0.37%).Về nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn năm 2013 là 1.4% vơi dƣ nợ là 989.497 triệu cao hơn năm 2012 (0.11%). Các nhóm nợ có tỷ lệ tăng nhẹ một phần do dƣ nợ cho vay trong năm 2013 tăng trƣởng vao hơn so vơi năm 2012 nhƣng tỷ lệ này vẫn đƣợc kiểm soát tốt tức không vƣợt quá ngƣỡng đạt ra tại CN. 2.4.5. Tình hình thu nợ Bảng biểu 2.13: Tình hình thu nợ ĐVT: Ngàn đồng Năm Tình hình thu nợ 2011 52,188,448 2012 57,489,414 2013 67,126,680 Nguồn: Techcombank.com.vn Phân tích Chênh lệch tuyệt Chênh lệch tƣơng Năm Doanh số thu nợ đối đối 2011 52,188,448 - - 2012 57,489,414 5,300,966 10% 2013 67,126,680 9,637,266 17% 43
  54. Hình 2.6: Tình hình thu nợ Nhận xét: Theo nhƣ sơ đồ trên có thể thấy tình hình thu nợ tại TCB trong suốt thời gian từ 2011 đến 2013 có bƣớc tiến triển tốt tức mức thu nợ tăng đều từ khoảng 52 tỷ đến 67 tỷ trên tổng khoản cho vay tại NH( tức tăng xấp xỉ 29%) . Điều này cho thấy TCB đã có những biện pháp cũng nhƣ chính sách tốt để quản lý nợ nhƣ là có những chính sách phạt trả chậm cũng nhƣ lãi suất trong quá trình KH vay tại CN nói riêng và HO nói chung, đồng thời một phần cũng dựa vào khoản trích lập dự phòng hợp lý để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ của KH. Do vậy, tình hình thu nợ tại CN có bƣớc chuyển tốt. 2.5. Đánh giá tình hình cho vay thế chấp qua các chỉ số 2.5.1. Chỉ tiêu vòng quay tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = Dƣ nợ bình quân 44
  55. ĐVT: Ngàn VNĐ Dƣ nợ bình Doanh số thu Vòng quay tín Năm quân nợ dụng (vòng) 2011 20,315,561.50 52,188,447.50 2.568890232 2012 24,883,237.50 57,489,414.20 2.310367138 2013 25,191,902.00 67,126,680.00 2.664613414 Nhận xét: Từ bảng số liệu, vòng quay tín dụng đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH và thời gian thu hồi nợ rất tốt đều lớn hơn 1 vòng. Điều này cho thấy CN An Đông đã có những khoản đầu tƣ an toàn do tốc độ vòng quay ngày càng nhanh tăng từ 2.5 vòng năm 2011 lên 2.66 vòng năm 2013. 2.5.2. Hệ số thu hồi nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ ( % ) = x 100% Doanh số cho vay ĐVT: Ngàn VNĐ Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ 2011 63,451,000 52,188,447.50 82.25% 2012 68,261,000 57,489,414.20 84.22% 2013 70,275,000 67,126,680.00 95.52% Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của NH, đối với doanh số cho vay 1 đồng cho vay sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Nhƣ bảng số liệu trên hệ số thu nợ tai CN An Đông là một trong những CN có mức thu nợ an toàn trên toàn hệ thống do khẩu vị rủi ro tại CN khá chặt chẽ nên hầu nhƣ các khoản cho vay đều đƣợc xử lý thu 45
  56. hồi nợ một cách triệt để Hệ số thu nợ tại CN tăng từ 82.25% năm 2011 lên 95.52% năm 2013 tức tăng xấp xỉ 13.27% trên khoản thu nợ. 2.5.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dƣ nợ/ tổng vốn huy động ĐVT: Ngàn VNĐ Huy động vốn cá Hiệu quả sử dụng Năm Dƣ nợ nhân vốn 2011 22,234,123 57,636,000 38.58% 2012 27,532,352 77,056,000 35.73% 2013 22,851,452 79,005,000 28.92% Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động đƣợc, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của NH. Nếu chỉ tiêu này tại CN An Đông là khá lớn khoảng 35% trong suốt từ năm 2011 đến năm 29013, điều này một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động vốn chƣa tốt do một vài yếu tố khách quan từ phía KH và yếu tố thị trƣờng tác động trực tiếp lên biến động lãi suất ( áp trần theo nhà nƣớc). 2.5.4. Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ ĐVT: Ngàn VNĐ Năm Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu % 2011 22,234,123 1,793,656 8.07% 2012 27,532,352 1,840,472 6.68% 2013 22,851,452 2,566,244 11.23% Nhận xét: Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Trong bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ nợ xấu 46
  57. tại CN An Đông tuy hơi cao nhƣng vẫn nằm trong tầm kiểm soát đƣợc. Tỷ lệ nợ xấu vào năm 2011 là 8.07% là cao nhƣng so sánh trên thị trƣờng thì vẫn nằm trong mức thấp do bị ảnh hƣởng tình hình khueng hoảng kinh tế chung. Sau đó, tỷ lệ này giảm mạnh còn 6.68% năm 2012 do chính sách ổn định và nền kinh tế dần đi vào quỹ đạo. Tuy nhiên vào năm 2013 tỷ lệ này tại CN An Đông lại tăng đột biến lên 11.23% phần lớn do việc phát hanh thẻ tín dụng tại CN không kiểm soát tốt tỷ lệ nợ rơi vào nhóm 3,4,5 nhiều làm ảnh hƣởng đến tỷ lện nợ xấu tại CN. 2.5.5. Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dƣ nợ/ Tổng tài sản có ĐVT: Ngàn VNĐ Hệ số rủi ro tín Năm Dƣ nợ Tổng tài sản có dụng 2011 22,234,123 180,531,000 12.32% 2012 27,532,352 179,934,000 15.30% 2013 22,851,452 158,897,000 14.38% Nhận xét: Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhƣng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Từ bảng số liệu trên có thể thấy dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản tại CN An Đông tƣơng đối thấp do khẩu vị rủi ro tại CN rất nhạy cảm lợi nhuận sẽ bị ảnh hƣởng là điều khó tránh khỏi do CN vào những năm từ năm 2011 đến 2013 đẩy mạnh về vấn đề an toàn về khoản vay hệ số rủi ro tín dụng càng thấp ở mức rất an toàn xấp xỉ trong khoảng 13-14% trong suốt khoản thời gian này. 47
  58. Tóm ại, tình hình ho v y nói hung và ho v y th h p nói riêng tại Te h omb nk CN An Đông ó sự bi n động r t rõ ràng về do nh số ũng như dư nợ và những hỉ số khá nhưng đều đư r đượ một điều à CN đã dần đi vào quỹ đạo và đúng hính sá h mà NH đã đề r . Về hỉ số do nh số và dư nợ ho v y th h p vẫn tăng gi m trong biên độ ho phép và ó sự tăng trưởng đều. Bên ạnh đó ơ u dư nợ ho v y ũng một phần ho th y rằng á kho n v y đều đượ ki m soát và đượ phân bổ đ số ở những kho n ho v y ó th h p như ho v y mu nhà, xây sử , hộ kinh do nh, à hi m tỷ trọng r t o. Về m t qu n tr rủi ro thì tình hình nợ x u tại CN ó sự qu n ý h t hẽ nên đ số tỷ trọng hỉ nằm trong nợ nhóm 1 trong 3 năm ho th y CN An Đông ũng đã r t ố gắng trong vi qu n ý nợ đồng thời đượ th hi n qu số i u tình hình thu nợ qu á năm đều tăng dần. Về á hỉ số , qu á hỉ số đượ phân tí h nói hung thì tình hình ho v y th h p tại CN những năm n y không đạt như mong đợi m dù thu nợ r t tốt và sử dụng vốn ũng tốt nhưng v n đề ở đây à CN vẫn không ki m soát một á h tri t đ đượ hỉ số NPL(nợ x u) do một số ý do không tránh kh i từ phí NH ũng như khá h hàng. M t khác, do TCB CN An Đông ó khẩu v rủi ro à th h p nên ũng phần nào hạn h đượ hậu qu đó bằng hứng ho th y à hi n n y CN đ ng trên dà phát tri n h số rủi ro tuy hơi o nhưng ại đẩy ợi nhuận ên o và đượ đ m b o bằng những TSĐB từ khá h hàng ho th y tình hình ho v y th h p tại NH TCB nói riêng và á NH nói hung à r t qu n trọng nó à một hình thứ v y ó th ứu ánh đượ NH trong những tình huống b t kh kháng. 48
  59. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH AN ĐÔNG 3.1. Nhận xét ƣu và nhƣợc điểm tình hình cho vay thế chấp tại Techcombank chi nhánh An Đông 3.1.1. Ƣu điểm Tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu, song Techcombank - Chi nhánh An Đông đã nhanh chóng ổn định tổ chức cán bộ, luôn bám sát định hƣớng phát triển nên hoạt động cho vay thế chấp cũng nhƣ nhiều hoạt động sản phẩm dịch vụ khác tại Techcombank - Chi nhánh An Đông đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong gần một năm rƣỡi qua. Kết quả hoạt động cho vay thế chấp là một minh chứng rõ ràng cho chất lƣợng hoạt động này tại Techcombank - Chi nhánh An Đông. Tính hoàn trả - nguyên tắc sống còn của tín dụng đƣợc đảm bảo. Techcombank - Chi nhánh An Đông từ khi thành lập cho tới nay không có nợ quá hạn. Quy trình cho vay thế chấp đƣợc cán bộ tín dụng tại Techcombank - Chi nhánh An Đông nghiêm chỉnh thực hiện. Kể từ khi thành lập tới nay Chi nhánh chƣa để xảy ra sai sót nghiệp vụ nào trong quy trình thực hiện khoản vay. Cán bộ tín dụng tại Techcombank - Chi nhánh An Đông nắm vững quy trình tín dụng và quy định bảo đảm tiền vay, luôn cập nhật những văn bản pháp quy về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc, văn bản hƣớng dẫn cụ thể của Techcombank. Chính sách định giá TSĐB tại Techcombank là một trong những quy trình đánh giá có tính rủi ro rất thấp đảm bảo cho một khoản vay cho KH cũng nhƣ phía NH do NH Techcombank có đối tác là Công ty định giá Sao Mộc độc lập với tổ chức nên giá trị BĐS luôn đƣợc định giá một cách chính xác và hỗ trợ cho phía NH TCB trong quá trình cho vay thế chấp giúp hạn chế rủi ro triệt để. Trong công tác thẩm định, Phòng Quan hệ khách hàng phối hợp chặt chẽ với phòng Quản lý rủi ro nhằm đƣa ra các đánh giá, phân tích cẩn thận trong báo cáo đề xuất tín 49
  60. dụng, báo cáo thẩm định rủi ro đối với bất kì một khách hàng cá nhân hay tổ chức. Với khách hàng cá nhân, cán bộ tín dụng luôn xem xét kĩ càng thu nhập thƣờng xuyên của khách hàng và tài sản thế chấp – nguồn thu nợ thứ hai trong một khoản cho vay thế chấp. Với khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng càng tỏ ra cẩn trọng hơn vì quy mô khoản vay thƣờng lớn nên năng lực pháp lý, khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là mục đích vay vốn đƣợc quan tâm, chú ý nhiều hơn. Vì quy mô hoạt động vừa và nhỏ, kinh nghiệm hoạt động chƣa nhiều nên Techcombank - Chi nhánh An Đông phần lớn cho vay theo hình thức thế chấp tài sản. Tài sản thế chấp với các khoản vay lớn đƣợc cán bộ tín dụng làm một hồ sơ phân tích, đánh giá, thẩm định riêng đối với tài sản thế chấp. Ngoài xem xét tính pháp lý, tính kinh tế của tài sản thế chấp trên giấy tờ mà bên đi vay cung cấp, cán bộ tín dụng của Techcombank - Chi nhánh An Đông còn xem xét th ực tế thực trạng của tài sản thế chấp để từ đó đƣa ra định giá tài sản thế chấp chính xác hơn, mức vay so với giá trị tài sản thế chấp hợp lý hơn. Các khoản vay có quy mô lớn, khách hàng chƣa đƣợc xếp hạng tín dụng hay tài sản thế chấp ít, đề xuất cấp tín dụng thƣờng đƣợc đƣa ra hội đồng tín dụng để bàn bạc xem xét quyết định cấp tín dụng. Nhƣ vậy, Techcombank- Chi nhánh An Đông tỏ ra thận trọng trong từng khoản vay thế chấp để chắc chắn không xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Tuy là một Chi nhánh mới thành lập, thách thức gặp không phải là nhỏ nhƣng những kết quả mà Techcombank- Chi nhánh An Đông đã đạt đƣợc trong hoạt động cho vay thế chấp đáng đƣợc ghi nhận. 3.1.2. Nhƣợc điểm Công tác thẩm định khoản vay phần lớn dựa vào thông tin mà bên đi vay cung cấp, thông tin trên mạng Internet, mà các nguồn thông tin đó thƣờng thiếu chính xác, độ tin cậy không cao do bên đi vay có thể sửa chữa số liệu trong các báo cáo tài chính để làm đẹp hồ sơ của mình. Một khi nguồn thông tin đã không tốt thì công tác thẩm định, phân tích dựa trên những thông tin đó cũng trở nên kém ý nghĩa. 50
  61. Chính sách khách hàng tại TCB đƣa ra căn cứ vào nhóm khách hàng, nhóm khách hàng lại phụ thuộc vào Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TCB. Với những khách hàng nhƣ doanh nghiệp mới thành lập, chƣa đủ thời gian hoạt động 2 năm thì chƣa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nên các chính sách sẽ kém ƣu đãi hơn. Thiết nghĩ, đó là một chính sách không mở với các doanh nghiệp mới và khách hàng cá nhân . Techcombank- Chi nhánh An Đông định hƣớng phát triển theo mô hình bán lẻ song chƣa hề có những chính sách ƣu đãi, cụ thể, mới mẻ đối với phân đoạn thị trƣờng định hƣớng của mình, với đối tƣợng khách hàng mục tiêu của mình mà hoàn toàn thực hiện nhƣ các Chi nhánh khác trong hệ thống Chi nhánh củaTCB. Thêm vào đó, lãi suất cho vay tại Techcombank- Chi nhánh An Đông còn ở mức cao. Trong khi đó lãi suất chính là biểu hiện của chi phí đi vay đối vơ i ngƣời vay vô n, mà không một ngƣời hoạt động kinh tế nào lại muốn bỏ ra chi phí lơ n cho hoạt động của mình, điều đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tơ i lợi nhuận thu đƣợc của họ Dƣ nợ vay thế chấp chƣa cân xứng với quy mô hoạt động của một Chi nhánh. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, mặc dù Techcombank- Chi nhánh An Đông chƣa có nợ quá hạn, nhƣng đã tồn tại nợ xấu, trong khi đó Chi nhánh vẫn chƣa có cơ chế giải quyết nợ xấu kinh tế mà chỉ dựa vào Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – DATC trực thuộc Bộ Tài chính. Một khoản nợ xấu vay thế chấp nếu đƣợc bán cho DATC thì giá bán lớn nhất có thể thỏa thuận đƣợc cũng chỉ đạt 40% dƣ nợ vay. Mặc dù định hƣớng phát triển theo mô hình bán lẻ song Techcombank- Chi nhánh An Đông chƣa xây d ựng chiến lƣợc cụ thể đối với khối bán lẻ: đánh giá thị trƣờng, sản phẩm, kênh phân phối Techcombank- Chi nhánh An Đông tiếp cận mạnh vào các lĩnh vực nhƣ cho vay mua ô tô, nhà ở, . Techcombank- Chi nhánh An Đông còn quá thụ động trong thiết lập quan hệ khách hàng, đối tác, chờ đợi khách hàng tự tìm đến với mình chứ chƣa chủ động tìm đến với khách hàng, hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối, các nhà đầu tƣ. 51
  62. 3.2. Kiến nghị đối với NH Techcombank Nâng cao kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ của chuyên viên khách hàng về vấn đề nhận và định giá tài sản bảo đảm của khách hàng để giảm thiểu rủi ro một cách triệt để. Có những chính sách dự phòng khi tài sản đảm bảo rơi vào trạng thái khách hàng mất hoặc không có khả năng thanh toán nhanh chóng. Có những đội kiểm soát sau vay, kiểm tra tài sản, kiểm soát sau hồ sơ, để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro trong quá trình làm việc của các chuyên viên khách hàng nhằm nhắc nhở điều chỉnh, xử lý nợ một cách nhanh chóng. Điều chỉnh hệ thống quản lý rủi ro Giám đốc vùng và giám đốc chi nhánh nói riêng và nhân viên cao cấp nói chung phải phối hợp và làm việc một cách trực tiếp và theo sát chuyên viên tại CN để nắm bắt thông tin và xử lý tình huống. Cho ra mắt sản phẩm mới với những tính năng ƣu việt phù hợp với thi trƣờng và thị hiếu của khách hàng đặc biệt là các sản phẩm có thế chấp tài sản để thu hút khách hàng Điều chỉnh lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ và đặc biệt phải có tính cạnh tranh trên thị trƣờng nhƣ lãi suất cho vay tại Techcombank trung bình trong khoảng 12%. 3.3. Giải pháp đẩy mạnh cho vay thế chấp hoạt động cho vay thế chấp tại NH 3.3.1. Hoàn thiện văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động cho vay thế chấp Khung pháp lý là kim chỉ nam dẫn dắt một hoạt động kinh tế. Một hoạt động kinh tế có khung pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ và cụ thể chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới việc điều chỉnh phát triển ổn định của hoạt động kinh tế đó. 52
  63. Hoạt động cho vay thế chấp là một hoạt động truyền thống, quan trọng tại các ngân hàng thƣơng mại song Ngân hàng nhà nƣớc cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vẫn chƣa đƣa ra một văn bản pháp lý cụ thể, riêng rẽ điều chỉnh hoạt động này. Hoạt động này đƣợc điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp lý khác nhau trong đó có hai văn bản chính đó là các quy định về cho vay và các quy định về giao dịch đảm bảo tiền vay. Vì thế, trong khi đợi Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra các văn bản pháp lý, thiết nghĩ TCB nên sớm xây dựng những quy định cụ thể điều chỉnh chi tiết hơn về hoạt động cho vay thế chấp. Hơn thế nữa, Techcombank- Chi nhánh An Đông định hƣớng phát triển theo mô hình bán lẻ với nhiệm vụ cụ thể là chú trọng gia tăng tín dụng bán lẻ nhƣ cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô, mua nhà cho vay thế chấp bằng bộ chứng từ hàng xuất song trên thực tế hiện nay các quy định về cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng và quy định về thế chấp tài sản đặc biệt là tài sản hình thành từ nguồn vốn vay vẫn đƣợc quy định trong các văn bản riêng rẽ. Do đó, một văn bản chi tiết, cụ thể, quy định trọn vẹn về quy trình thực hiện một khoản vay thế chấp tài sản cho các mục đích khác nhau là rất cần thiết với Techcombank- Chi nhánh An Đông. 3.3.2. Nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng Thông tin trong thẩm định đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu nguồn thông tin đáng tin cậy, thông tin đƣa ra chính xác, thì kết quả thẩm định sẽ chất lƣợng. Nhƣng ngƣợc lại nếu thông tin không đầy đủ, thông tin không đối xứng, thậm chí thông tin là sai lệch, trái với thực tế thì kết quả thẩm định sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới các quyết định tín dụng. Hiện nay, thông tin sử dụng trong thẩm định đƣợc Techcombank chi nhánh An Đông lấy từ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mua từ Trung tâm thông tin tín dụng – CIC, từ mạng Internet nhƣng chủ yếu vẫn là do bên đi vay cung cấp nên chất lƣợng thông tin chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. Chính vì nguồn thông tin phong phú, từ nhiều phía, có nhiều điểm tồn tại mâu thuẫn trong thông tin nhƣng cũng có những mặt, những điểm không có thông tin, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết chọn lọc thông tin từ nền tảng lý thuyết nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế, đồng thời chủ động tìm kiếm thông tin 53
  64. từ nhiều phía để so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra thông tin tin cậy nhất phục vụ công tác thẩm định. 3.3.3. Nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật của ngƣời cán bộ tín dụng sẽ thể hiện ngay trong thao tác nghiệp vụ của họ. Thêm vào đó yếu tố kinh nghiệm là không thể thiếu, vì công tác thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, định giá tài sản bảo đảm có kiến thức lý thuyết thôi chƣa đủ, mà kiến thức thực tế sẽ giúp ngƣời cán bộ tín dụng lƣờng trƣớc các tình huống, rủi ro có thể xảy ra, nói cách khác là các “mánh khóe”, các “chiêu thức lừa đảo” mà ngƣời đi vay đƣa ra. Đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo lập trƣờng vững vàng cho cán bộ ngân hàng trƣớc sức hút của đồng tiền, sự dụ dỗ của bên đi vay để rút tiền ngân hàng bởi hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một hoạt động đặc biệt, một hoạt động kinh doanh mà hàng hóa chính là tiền tệ. Do đó , Techcombank chi nhánh An Đông cần không ngừng nâng cao hơn nữa kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kiến thức kinh tế có liên quan đến hoạt động cho vay thế chấp (nhƣ kiến thức về thị trƣờng bất động sản, kiến thức về xuất nhập khẩu, kiến thức về kế toán, quản trị trong sản xuất kinh doanh .) cho cán bộ tín dụng bằng cách mở các khóa học nhằm bổ sung kiến thức nghiệp vụ nêu trên. Thêm vào đó, với đặc thù là một Chi nhánh có tuổi đời cán bộ nhân viên còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thì công tác huấn luyện, cọ sát thực tế cho các cán bộ trẻ là vô cùng cần thiết. Chi nhánh có thể phân công các cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp các cán bộ mới vào hay cử các cán bộ mới vào đi thực tập thêm ở các Chi nhánh khác có lịch sử hoạt động kinh doanh tốt. 3.3.4. Nâng cao chất lƣợng định giá TSTC và thƣờng xuyên định giá TSTC Nhƣ đã trình bày ý kiến ở trên công tác định giá tài sản thế chấp sẽ do ban thẩm định, định giá tài sản thế chấp thuộc phòng Thẩm định thực hiện. Song tài sản thế chấp cũng có rất nhiều loại khác nhau vì trong ngân hàng, cụ thể tại TCB hầu hết các tài sản 54
  65. không phải giấy tờ có giá, kim khí quý đều sử dụng biện pháp đảm bảo tiền vay là thế chấp. Do đó, để định giá đúng giá trị tài sản thế chấp không hề dễ dàng. Trong ban Thẩm định, định giá tài sản thế chấp cần phân công cụ thể các loại tài sản khác nhau cho các cán bộ khác nhau: Một số cán bộ thực hiện chuyên trách thẩm định, định giá bất động sản; một số cán bộ đảm nhiệm định giá quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; một số cán bộ chuyên thẩm định, định giá quyền đòi nợ từ các hợp đồng dân sự, thƣơng mại; một số cán bộ đi sâu vào thẩm định, định giá tài sản cố định là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất Xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu giá tài sản thế chấp sẽ giúp ích rất nhiều cho việc định giá tài sản nhanh chóng, chính xác, phản ánh đúng giá thị trƣờng. Hải quan cũng có một hệ thống cơ sỡ dữ liệu giá để tính thuế và hệ thống đó đã phát huy tác dụng lớn trong kiểm tra tính giá hàng hóa. Cơ sở dữ liệu giá sẽ đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và liên kết giữa các tổ chức tín dụng. Cơ sở dữ liệu giá sẽ chính xác hơn nếu nó đƣợc phát triển trên quy mô lớn, liên kết giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng sẽ chia sẻ thông tin về định giá trên hệ thống này. Giá cả thay đổi từng ngày, từng giờ thậm chí từng phút, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trƣờng và các ngoại ứng. Chính vì thế tái định giá là công việc cần thiết, đòi hỏi ban thẩm định, định giá tài sản đảm bảo phải thực hiện định kì, thƣờng xuyên để kịp thời bổ sung tài sản thế chấp nếu giá trị tài sản thế chấp giảm. Mặt khác, do tài sản thế chấp không chuyển giao cho ngân hàng, ngƣời đi vay thƣờng giữ tài sản thế chấp, mà trong quá trình sử dụng, khai thác, tài sản thế chấp sẽ không tránh khỏi hao mòn, hƣ hỏng nên theo dõi, tái định giá tài sản thế chấp chính là một biện pháp đảm bảo, hạn chế rủi ro với ngân hàng. 55
  66. Kết luận Tình hình kinh tế những năm gần đây gặp nhiều khó khăn ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình phát triển của hầu hết các Ngân hàng. Tuy nhiên, đứng trƣớc khó khăn nhƣ vậy nhƣng Ngân hàng Techcombank vẫn trụ vững vị trí của mình trên thƣơng trƣờng bằng cách đẩy mạnh cho vay với những sản phẩm phù hợp đi đôi với mức lãi suất hấp dẫn tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Trong giai đoạn từ năm 2011-2013 có nhiều bƣớc chuyển biến rõ ràng về kinh tế. Tình hình nợ xấu tại hầu hết các Ngân hàng đều tăng nhƣng với hệ thống quản lý chặt chẽ của Techcombank thì tình hình này đƣợc kiểm soát một cách hiệu quả thông qua việc kiểm soát vận hành tại từng chi nhánh. Hầu hết các Ngân hàng đểu có một cách quản lý và điều hành khác nhau nhƣng qua từng thời kỳ Techcombank đã không ngừng thay đổi về mặt hệ thống lẫn con ngƣời để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất đồng thời ổn định chi phí và tình hình nợ xấu. Điều đó đƣợc chứng minh thông qua các số liệu đạt ngƣỡng và thành tích mà Ngân hàng Techcombank đã đat đƣợc trong năm 2013. Mặc dù vậy, Ngân hàng Techcombank cũng không ngừng thúc đẩy và tạo ra môi trƣờng cạnh tranh cho nhân viên trong tổ chức có thể chứng minh năng lực của họ và có cơ hội thăng tiến trong tƣơng lai. 56
  67. Tài liệu tham khảo Báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng Techcombank năm 2011-2013 Báo cáo tài chính tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh An Đông 2011-2013 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh An Đông Trang chủ website Techcombank.com.vn Nguyễn Thùy Linh, “Top 100 hi nhánh WeEx e ”, tạp chí TechcomWorld hằng năm 2011-2013 Quy trình cho vay tại Techcombank Tùng Lâm, “Cá ãi su t áp trần củ Ngân hàng nhà nướ ê NHTM”. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam Nguy t Anh, “So sánh ãi su t tại á Ngân hàng”.Trang website Laisuat.vn Giáo trình thẩm định tín dụng Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng 57