Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến cây rau xà lách tại thành phố huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 15 trang Gia Huy 20/05/2022 2010
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến cây rau xà lách tại thành phố huế, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_ty_le_phun_phan_bon_la_sinh_hoc_tu.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến cây rau xà lách tại thành phố huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 130, Số 3A, 2021, Tr. 113–127; DOI: 10.26459/hueunijard.v130i3A.5943 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHUN PHÂN BÓN LÁ SINH HỌC TỪ RONG BIỂN VÀ BÈO TÂY ĐẾN CÂY RAU XÀ LÁCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Thị Thái Hòa1, *, Đỗ Đình Thục1, Trần Thị Thu Giang1, Huỳnh Yến Nhi1, 2 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Trung tâm Khuyến Nông Phú Yên, Trần Hào, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam Tóm tắt: Thí nghiệm 2 nhân tố gồm có 8 công thức với 2 dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây và 4 tỷ lệ phun, bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại, được tiến hành trong năm 2020 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm mục đích xác định được dạng và tỷ lệ phân bón lá phù hợp cho cây rau xà lách. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất và chất lượng rau xà lách phụ thuộc vào dạng phânbón lá sinh học và tỷ lệ phun từ dịch chiết của rong biển, bèo tây với nước lã. Năng suất, chất lượng rau và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất tại tỷ lệ phun 1:10 ở cả hai dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây, đặc biệt tại dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển (năng suất kinh tế của xà lách đạt 40,23 g/chậu, lãi 600 đ/chậu, hàm lượng nitratee trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép <1000 mg/kg, độ giòn đạt điểm 4–5, độ Brix từ 2–2,5%). Do đó, đề xuất dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển tại lượng phun 1:10 trên nền bón 500 kg vôi +15 tấn phân chuồngtrên 1 ha để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ khóa: Bèo tây, dạng và tỷ lệ phun, phân bón lá, rau xà lách, rong biển Effects of biofoliar fertilizer ratio extracted from seaweed and water hyacinth on lettuce in Hue city, Thua Thien Hue province Hoang Thi Thai Hoa1*, Đo Đinh Thuc1, Tran Thi Thu Giang1, Huynh Yen Nhi1,2 1 University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam 2 Phu Yen Centre for Agricultural Extension, Tran Hao St., Tuy Hoa, Phu Yen, Vietnam Abstract: The experiment consisted of 2 factors with 8 fertilizer applications including 2 types of biofoliar fertilizer extracted from seaweed and hyacinth and 4 spraying ratio whichwere arranged in a randomized completed block design (RCBD) with 3 replicates and conducted in 2020 in Hue City, Thua Thien Hue prov- ince. Aim of the study was determined the best type and ratio of biofoliar fertilizer for lettuce. The research results show that the yield and quality of lettuce depended on the types of biofoliar fertilizer and the ratio of spraying. Yield, quality and economic efficiency are the highest at 1:10 spraying ratio in both biofoliar * Liên hệ: hoangthithaihoa@huaf.edu.vn Nhận bài: 17–7–2020; Hoàn thành phản biện: 10–9–2020; Ngày nhận đăng: 11–9–2020
  2. Hoàng Thị Thái Hòa và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 fertilizers extracted from seaweed and hyacinth, especially in the type of biofoliar fertilizer extracted from seaweed (yield of 40.23 g/pot and profit of 600 VND/pot, nitrate content in lettuce leaf within the permissible standard < 1000 mg/kg, brittleness of 4–5 points, Brix degree from 2–2.5%). Therefore, it is proposed to use biofoliar fertilizer extracted from seaweed at the spraying ratio of 1:10 and 500 kg of lime +15 tons of manure per hectare to achieve high yield, quality and economic efficiency. Keywords: Biofertilizer, hyacinth, lettuce, ratio and type of biofoliar, seaweed 1 Đặt vấn đề Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 22.000 ha và nhiều diện tích sông ngòi, ao hồ với nhiều loại hình thủy vực. Theo nghiên cứu của một số tác giả cho thấy có nhiều loài thực vật thủy sinh phổ biến được tìm thấy ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế [1, 2]. Thực vật thủy sinh, trong đó có rong biển và bèo tây được nghiên cứu sử dụng khá rộng rãi trên thế giới để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng cho con người, sản xuất nguyên liệu cho thực phẩm và mới đây được sử dụng để sản xuất phân bón lá và phân bón rễ. Trong thực vật thủy sinh và dung dịch thủy phân thực vật thủy sinh chứa rất nhiều đạm, axít amin và các chất kích thích sinh trưởng quan trong cho sự phát triển của cây trồng. Thực vật thủy sinh cũng đã được nghiên cứu ở Việt nam, nhưng mục tiêu chủ yếu của các nghiên cứu này là đánh giá sự đa dạng, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, che phủ đất. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thực vật thủy sinh làm phân bón lá sinh học để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hầu như còn chưa nhiều, chủ yếu mới sản xuất ở dạng phân bón qua rễ [7, 9]. Nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất, chúng có khả năng ngăn chặn dịch bệnh, làm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã đưa tới những hậu quả không mong muốn. Hàng năm, lượng phân hóa học được sử dụng ngày càng tăng cao. Trong vòng 10 năm qua, lượng phân urê tăng 58,6%, DAP tăng 354,6%, NPK tăng 6 lần. Mặc dù việc sử dụng phân bón NPK và các loại phân bón gốc là rất cần thiết để nâng cao năng suất cây trồng, nhưng việc sử dụng quá nhiều và không cân đối sẽ gây tác hại không nhỏ đến môi trường đất, nước ngầm, nước tưới cũng như chất lượng nông sản [3, 6]. Theo số liệu điều tra, hệ số sử dụng phân bón hóa học còn thấp, hàng năm có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân đã trực tiếp hay gián tiếp gia tăng áp lực ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng [4]. Ngoài việc sử dụng phân khoáng không hợp lý, hiệu lực phân bón thấp, gây lãng phí và ô nhiễm đến môi trường thì vấn đề sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp cũng là vấn đề bức xúc. Ở nhiều vùng nông thôn, việc sử dụng phân chuồng không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu được 114
  3. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 tiến hành với mục đích xác định được tỷ lệ phun và dạng phân bón lá sinh học phù hợp với cây rau xà lách, làm có sở cho các nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả của các loại phân bón lá sinh học này trên đồng ruộng và ở các địa điểm khác nhau. 2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu – Giống: Rau xà lách mỡ đang được trồng phổ biến ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. – Phân bón: phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển (rong mái chèo, rong đuôi chó) và bèo tây thu thập tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số tính chất của phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây ở bảng 2. Bảng 1. Các loại rong biển và bèo tây được sử dụng làm phân bón lá sinh học STT Tên gọi địa phương Tên khoa học 1 Rong mái chèo Vallisneria spiralis 2 Rong đuôi chó Ceratophyllum demersum 3 Bèo tây Eichhornia crassipes Rong mái chèo Rong đuôi chó Bèo tây (Vallisneria spiralis) (Ceratophyllum demersum) (Eichhornia crassipes) Bảng 2. Tính chất hóa học của phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây sau 60 ngày ủ Loại phân pH EC (dS/m) OM% N% P2O5% K2O% Bèo tây 7,41 1,52 30,21 0,41 0,36 1,43 Rong biển 6,87 1,78 33,34 0,45 0,39 1,60 Ghi chú: EC là độ dẫn điện, OM là hợp chất hữu cơ Nguồn: Phân tích tại Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông học, năm 2020 – Đất: Đất phù sa. 115
  4. Hoàng Thị Thái Hòa và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 2.2 Phạm vi nghiên cứu – Thí nghiệm thực hiện trong chậu tại nhà lưới Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. – Thời gian nghiên cứu: Tháng 2– tháng 04/2020 (2 vụ). 2.3 Phương pháp nghiên cứu Công thức và bố trí thí nghiệm Thí nghiệm trong chậu gồm 8 công thức (2 nhân tố với 2 dạng phân bón lá và 4 tỷ lệ phun phân bón lá) trên rau xà lách (bảng 3). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD (2 nhân tố), với 3 lần nhắc lại, 1 công thức gồm có 3 chậu. Tổng số chậu thí nghiệm là 72 chậu/thí nghiệm. Tổng số thí nghiệm là 2. Các chỉ tiêu theo dõi Về sinh trưởng của cây Theo dõi số lá (lá): Số lá xác định từ lúc cây bén rễ hồi xanh, tiến hành 5 ngày đo một lần. Các chỉ tiêu về năng suất – Năng suất sinh vật học NSSV (g/chậu) = Số cây/chậu × Khối lượng trung bình 1 cây bao gồm thân, lá, rễ (g) Bảng 3. Các công thức thí nghiệm Tỷ lệ phân bón lá Công thức Dạng phân bón lá (phân:nước) (v:v) I (Phun nước lã- Đối chứng) (0:1) II 1:10 Phân bón lá sinh học từ bèo tây III 1:20 IV 1:30 V (Phun nước lã- Đối chứng) (0:1) VI 1:10 Phân bón lá sinh học từ rong biển VII 1:20 VIII 1:30 Nền: 15 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha 116
  5. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 – Năng suất kinh tế NSKT (g/chậu) = Số cây/chậu × Khối lượng trung bình 1 cây phần ăn được (g) – Hệ số kinh tế = NSKT/NSSV Hợp chất khô khi thu hoạch Đem các mẫu đã xác định khối lượng tươi ở trên sấy riêng lá, thân, rễ ở 1050C đến khối lượng không đổi, cân và tính khối lượng bình quân. Khối lượng sau sấy × 100 Tỉ lệ vật chất khô (%) = Khối lượng tươi Chất lượng rau xà lách – Độ Brix thịt lá (%) đo trên máy đo độ Brix. – Hàm lượng đạm nitrate (mg/kg): xác định bằng phương pháp so màu. Nitrate trong dịch chiết của mẫu phân tích được chuyển thành nitrite bằng enzyme nitrate reductase. Nitrite được chuyển cùng với nitrite có sẵn trong mẫu phân tích sẽ phản ứng với sulfanilamide và N-1- naphtyl- etylendiamine dihydrochloride. Cường độ màu của hợp chất màu đỏ tạo thành này được đo bằng máy đo phổ ở bước sóng 540 nm. Hàm lượng nitrate được tính từ chênh lệch kết quả giữa các phép đo phổ (TCVN 8160-7-2010) [12]. – Độ giòn: theo phương pháp cho điểm. Sau khi thu hoạch, tiến hành thu mẫu đánh giá độ giòn đối với cây xà lách bằng cách ăn thử từ 5 người. Thang điểm đánh giá bao gồm từ 1 (không giòn); 2 (ít giòn); 3 (giòn); 4 (giòn vừa); 5 (rất giòn), tính điểm trung bình trên 5 người. Hiệu quả kinh tế – Tổng thu: giá bán/chậu – Tổng chi: chi phí phân bón, giống và chậu/chậu – Lợi nhuận: tổng thu/chậu – tổng chi/chậu – VCR: tổng thu tăng do bón phân/tổng chi tăng do bón phân Quy trình kỹ thuật ủ phân, trồng và chăm sóc cây xà lách Quy trình ủ phân Phương pháp ủ phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây: Rong biển và bèo tây thu thập về rửa sạch để loại bỏ bùn và các chất bẩn khác, bỏ rễ và để ráo nước. Sau đó tiến hành cho 117
  6. Hoàng Thị Thái Hòa và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 50 kg mỗi loại vào thùng nhựa (thể tích 100 lít) để ủ cùng với 0,5 kg chế phẩm Trichoderma (Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên-Viện Ea Kmat) + 2 l rỉ mật. Xếp thành từng lớp dày 10 - 20 cm, mỗi lớp rải một ít rỉ mật và Trichoderma, đảo đều, đậy nắp kín và bảo quản đến khi lấy mẫu. Tiến hành chiết rút phân bón lá sau khi ủ 2 tháng bằng phương phép ép lấy nước, sau đó lọc qua rây kích thước lỗ nhỏ để loại bỏ phần cặn và chỉ lấy phần dung dịch, cho vào can, đậy nắp chặt để bảo quản. Phân tích chất lượng sau 60 ngày ủ. Chuẩn bị chậu và đất – Chuẩn bị chậu: Chậu có kích thước 15 × 15 cm. – Chuẩn bị đất: Thu thập đất phù sa về tiến hành phơi khô trong không khí và qua rây 5 mm, mỗi chậu thí nghiệm chứa 2 kg đất. Đất được xử lý vôi (0,3 g vôi/chậu) và trộn lẫn với phân chuồng (10 g/chậu) trước thí nghiệm. Thời vụ – Thí nghiệm được tiến hành ở vụ Xuân Hè 2020. – Ngày trồng và thu hoạch: Vụ 1: trồng vào ngày 03/02/2020, thu hoạch ngày 28/02/2020. Vụ 2: trồng vào ngày 05/03/2020, thu hoạch ngày 30/03/2020. –Trồng cây: Mỗi chậu trồng 1 cây con (2–3 lá). Bón phân – Thời gian phun 5–6 giờ chiều. – Phân được pha với nước theo các công thức ở trên và bơm trực tiếp vào cây với lượng 5 ml (cây trồng từ 3 đến 10 ngày); 10 ml (cây trồng được 11–15 ngày); 15 ml (cây trồng được 16–20 ngày). – Số lần phun: 3 ngày tiến hành phun 1 lần. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu hoạch sẽ được xử lý thống kê trên các phần mềm chuyên dụng như Statistix 10.0, Microsoft Excel với các chỉ tiêu trung bình, phân tích ANOVA 2 nhân tố, LSD0,05. 118
  7. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến số lá cây rau xà lách Theo kết quả bảng 4 cho thấy Sau 5 ngày trồng: Ở cả hai vụ trồng đều có số lá dao động từ 3–4 lá và các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Do ở giai đoạn này cây mới trải qua giai đoạn bén rễ hồi xanh, nên chưa có sự sinh trưởng mạnh. Sau 10 ngày trồng: Ở vụ 1, số lá ở các công thức tăng từ 1–3 lá. Đặc biệt là dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây ở tỷ lệ phun 1:20 và dạng phân chiết rút từ rong biển ở tỷ lệ phun 1:10 có số lá cao hơn so với các tỷ lệ còn lại. Tuy nhiên các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở vụ 2, số lá ở các công thức cũng tăng từ 1–3 lá và các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa ềv mặt thống kê. Sau 15 ngày trồng: Ở vụ 1, số lá ở các công thức dao động từ 5–8 lá. Với mức tăng dao động từ 2–4 lá. Đối với dạng phân bón lá được chiết rút từ bèo tây thì ở tỷ lệ phun 1:10 có số lá trung bình cao nhất (6,55 lá), đồng thời có mức tăng số lá cao nhất. Tương tự đối với dạng phân bón lá sinh học được chiết rút từ rong biển thì tỷ lệ phun 1:10 cũng có số lá trung bình cao nhất (6,44 lá). Các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Tại các giai đoạn theo dõi, công thức I và V đều phun nước lã, nhưng số lá trên cây rau xà lách có sự khác nhau, điều này có thể do tác động của một số yếu tố đến sinh trưởng và phát triển của cây rau xà lách như cây giống, khả năng sinh trưởng của cây. Tuy nhiên sự sai khác giữa 2 công thức này là không có ý nghĩa thống kê. Ở vụ 2, số lá ở các công thức từ 5–7 lá. Với mức tăng dao động từ 1–3 lá. Đối với dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây thì tỷ lệ phun 1:30 có số lá trung bình cao nhất (6,78 lá). Đối với dạng phân bón lá sinh học được chiết rút từ rong biển thì tỷ lệ phun 1:20 và 1:30 có số lá trung bình cao nhất. Tuy nhiên, các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Sau 20 ngày trồng: Ở cả 2 vụ đều có số lá ở các công thức dao động từ 7–8 lá. Với mức tăng dao động từ 4–7 lá. Ở cả hai dạng phân với tỷ lệ phun 1:10 có số lá cao nhất so với tất cả các công thức còn lại, đồng thời là hai công thức có mức tăng cao nhất. Đây là giai đoạn cây rau có số lá lớn nhất để chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch. Giai đoạn này cây cũng cần nhiều dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng, do đó tỷ lệ phân bón lá có ánh hưởng lớn đến số lá, kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đình Thi và cs. [11]. 119
  8. Hoàng Thị Thái Hòa và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 Bảng 4. Ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến số lá trên cây rau xà lách Đơn vị tính: lá Công Dạng phân Tỷ lệ (v/v) Ngày sau trồng thức bón lá (phân: nước) 5 10 15 20 1 Vụ 1 I 0:1 3,11a 4,11a 6,00 a 7,89 ab II 1:10 3,11 a 4,11 a 6,55 a 9,33 a Bèo tây III 1:20 3,11 a 4,33 a 6,55 a 8,77 ab IV 1:30 3,22 a 4,33 a 6,22 a 8,66 ab V 0:1 2,89 a 3,89 a 5,55 a 7,77 b VI 1:10 3,22 a 4,44 a 6,44 a 9,33 ab Rong biển VII 1:20 2,89 a 4,00 a 6,00 a 8,55 ab VIII 1:30 3,22 a 4,22 a 5,89 a 9,00 ab LSD0,05 0,70 0,70 1,01 1,52 2 Vụ 2 I 0:1 3,78 ab 5,22 a 6,66 a 8,55 abc II 1:10 3,44 abc 5,00 a 6,66 a 9,00 a Bèo tây III 1:20 3,44 abc 4,78 a 6,44 a 8,44 abc IV 1:30 3,44 abc 5,22 a 6,78 a 8,77 abc V 0:1 3,22 c 4,66 a 5,88 a 8,11 c VI 1:10 3,33 bc 4,88 a 6,22 a 8,89 ab Rong biển VII 1:20 3,22 c 4,77 a 6,55 a 8,22 bc VIII 1:30 3,89 a 5,22 a 6,55 a 8,44 abc LSD0,05 0,45 0,77 1,18 0,73 * Ghi chú: a, b, c chỉ ra các ký tự giống nhau trong cùng một cột không sai khác có ý nghĩa về thống kê tại mức có ý nghĩa 0,05 3.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến năng suất của cây rau xà lách Trong trồng trọt, mọi biện pháp kĩ thuật như thời vụ, mật độ, bón phân đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt đều hướng đến mục đích sản xuất đạt năng suất cao. Năng suất là kết quả của quá trình sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá một cách toàn diện, chính xác nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong một chu kỳ sống của chúng. Năng suất được 120
  9. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 được quyết định bởi yếu tố di truyền của giống, ngoài ra nó còn chi phối mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, đất đai, Bảng 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến năng suất cây rau xà lách Dạng phân Tỷ lệ (v/v) NSKT NSSV Hệ số kinh tế Công thức bón lá (phân: nước) (g/chậu) (g/chậu) 1 Vụ 1 I 0:1 30,83 abc 33,72 ab 0,91 II 1:10 38,67 abc 42,11 a 0,92 Bèo tây III 1:20 37,03 ab 40,22 a 0,92 IV 1:30 35,78 bc 38,54 a 0,92 V 0:1 24,47 c 26,03 b 0,94 VI 1:10 40,23 a 42,48 a 0,95 Rong biển VII 1:20 30,25 abc 32,27 ab 0,94 VIII 1:30 29,40 bc 31,36 ab 0,94 LSD0,05 10,57 11,28 - 2 Vụ 2 I 0:1 27,96 cd 29,59 cd 0,94 II 1:10 36,84 ab 37,97 ab 0,97 Bèo tây III 1:20 33,45 abc 34,35 abc 0,97 IV 1:30 30,18 bc 31,46 bc 0,96 V 0:1 20,53 d 21,54 d 0,95 VI 1:10 40,12 a 41,19 a 0,97 Rong biển VII 1:20 34,38 abc 35,41 abc 0,97 VIII 1:30 32,08 bc 33,48 abc 0,96 LSD0,05 7,83 8,09 - * Ghi chú: a, b, c chỉ ra các ký tự giống nhau trong cùng một cột không sai khác có ý nghĩa ềv thống kê tại mức có ý nghĩa 0,05 Kết quả bảng 5 cho thấy: Về năng suất kinh tế: Ở vụ 1, dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây và rong biển ở tỷ lệ phun 1:10 có năng suất cao nhất (38,67 g/chậu và 40,23 g/chậu), tiếp theo là tỷ lệ phun 1:20 (37,03 g/chậu và 30,25 g/chậu), theo thứ tự. Tương tự ở vụ 2, dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây và rong biển cũngở tỷ lệ phun 1:10 cho giá trị cao nhất (36,84 g/chậu và 40,12 g/chậu), tiếp theo là tỷ lệ phun 1:20 (33,45 g/chậu và 34,38 g/chậu). Như vậy ở cả hai dạng phân bón lá 121
  10. Hoàng Thị Thái Hòa và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 sinh học đều có tỷ lệ phun 1:10 cho năng suất kinh tế cao nhất, trong đó dạng phân chiết rút từ rong biển cho kết quả tốt hơn và có mức chênh lệch so với dạng phân bón lá chiết rút từ bèo tây (3,28 g/chậu). Điều này có thể do tính chất hóa học của phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển tốt hơn so với bèo tây, nên làm tăng chiều cao cây và số lá rau xà lách [9]. Về năng suất sinh vật: Ở cả hai vụ, dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây và rong biển ở tỷ lệ phun 1:10 đều cho năng suất sinh vật cao nhất, dao động từ 37,97 – 42,11 g/chậu (bèo tây) và 41,19 – 42,48 g/chậu (rong biển), tiếp theo ở tỷ lệ phun với tỷ lệ 1:20 dao động từ 34,35 – 40,22 g/chậu (bèo tây) và 32,27 - 35,41 g/chậu (rong biển). Như vậy ở cả hai dạng phân bón lá sinh học khác nhau với tỷ lệphun1:10 đều cho giá trị năng suất sinh vật cao nhất, trong đó dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển cho kết quả tốt hơn dạng phân chiết rút từ bèo tây và mức chênh lệch (1,79 g/chậu). Về hệ số kinh tế: Ở vụ 1, đối với dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây thì tất cả tỷ lệ phun đều có giá trị là 0,92. Đối với dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển thì tỷ lệ phun 1:10 có giá trị cao nhất (0,95), tiếp theo là tỷ lệ phun 1:20 và 1:30 (0,94). Ở vụ 2, đối với dạng phân bón lá sinh học được chiết rút từ bèo tây ở tỷ lệ phun 1:10 và 1:20 đều cho giá trị (0,97). Đối với dạng phân bón lá sinh học được chiết rút từ rong biển thì tỷ lệ phun 1:10 và 1:20 đều có giá trị cao nhất (0,97). Như vậy ở cả hai vụ tại dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển cho hiệu quả kinh tế tốt hơn dạng phân chiết rút từ bèo tây ở các tỷ lệ khác nhau. 3.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến hợp chất khô của cây rau xà lách Tích lũy vật chất khô là biểu hiện cuối cùng của mọi hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây trồng. Hàm lượng chất khô trong cây phụ thuộc rất lớn vào giống, điều kiện môi trường và biện pháp canh tác. Cây sinh trưởng mạnh sẽ tăng hiệu suất quang hợp, tăng quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa về bộ phận kinh tế. Diện tích lá tối ưu của một quần thể sẽ cho khả năng tích lũy cao nhất hay nói cách khác là hiệu suất quang hợp lớn nhất. Kết quả bảng 6 cho thấy: Về khối lượng tươi: Dạng phân bón lá và tỷ lệ phun có ảnh hưởng đến khối lượng tươi của cây rau xà lách. Ở cả hai dạng phân bón lá sinh học, tỷ lệ phun tỷ lệ 1:10 có khối lượng tươi cao nhất, dao động từ 37,97–42,11 g/cây (bèo tây) và 41,19–42,48 g/cây (rong biển). Khối lượng tươi của cây rau xà lách tại vụ 1 cao hơn so với vụ 2, do điều kiện thời tiết vụ 1 thuận lợi hơn, nhiệt độ thấp hơn so với vụ 2. 122
  11. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 Về khối lượng khô: Tương tự như khối lượng tươi, ở cả hai dạng phân bón lá sinh học khác nhau với tỷ lệ phun 1:10 đều cho giá trị cao nhất (2,19–2,20 g/cây, bèo tây và 2,11–2,18 g/cây, rong biển) và mức chênh lệch (0,09 g/cây). Các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Về tỷ lệ vật chất khô: Ở vụ 1, ở cả hai dạng phân bón lá sinh học với tỷ lệ phun 1:10 đều cho tỷ lệ vật chất khô cao nhất so với các tỷ lệ phun phân còn lại, trong đó dạng phân bón lá được chiết rút từ bèo tây (5,28%) cho kết quả cao hơn dạng phân bón chiết rút từ rong biển (4,94%). Ở vụ 2, với tỷ lệ phun 1:10 thì ở dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây cho kết quả cao (5,82%). Tuy nhiên không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức. Tóm lại, tỷ lệ vật khô của dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây với tỷ lệ 1:10 dao động 5,28–5,82% và đối với dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển là 4,94–5,43%. Hầu hết tỷ lệ vật chất khô đều giảm dần theo tỷ lệ phân bón pha loãng, do hàm lượng dinh dưỡng cung cấp giảm [8]. Bảng 6. Ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến hợp chất khô của cây rau xà lách Dạng Tỷ lệ (v/v) Khối lượng cây Khối lượng cây Tỷ lệ vật chất Công thức phân bón (phân: nước) tươi (g/cây) sau sấy (g/cây) khô (%) lá 1 Vụ 1 I 0:1 33,72 ab 1,71 abcd 5,10 a II 1:10 42,11 a 2,20 a 5,28 a Bèo tây III 1:20 40,22 a 1,94 abc 5,14 a IV 1:30 38,54 a 1,75 abcd 4,68 a V 0:1 26,03 b 1,25 d 4,75 a VI 1:10 42,48 a 2,11 ab 4,94 a Rong biển VII 1:20 32,27 ab 1,51 bcd 4,78 a VIII 1:30 31,36 ab 1,38 cd 4,58 a LSD0,05 11,28 0,66 1,21 2 Vụ 2 I 0:1 29,59cd 1,32 cd 4,59 a II 1:10 37,97 ab 2,19 a 5,82 a Bèo tây III 1:20 34,35 abc 1,66 abcd 4,84 a IV 1:30 31,46 bc 1,50 bcd 4,75 a V 0:1 21,54 d 1,10 d 5,09 a VI 1:10 41,19 a 2,18 a 5,43 a Rong biển VII 1:20 35,41 abc 2,14 ab 6,50 a VIII 1:30 33,48 abc 1,90 abc 5,95 a LSD0,05 8,09 0,67 1,95 * Ghi chú: a, b, c, d chỉ ra các ký tự giống nhau trong cùng một cột không sai khác có ý nghĩa ềv thống kê tại mức có ý nghĩa 0,05 123
  12. Hoàng Thị Thái Hòa và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 3.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến chất lượng của rau xà lách Chất lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng luôn được chú ý trong việc tiêu thụ rau trên thị trường, nên nó cũng là một trong những nhân tố hàng đầu thúc đẩy sản xuất rau phát triển. Xà lách là loại rau ăn lá nên chất lượng rau đòi hỏi phải được đảm bảo. Kết quả bảng 7 cho thấy: Độ Brix thịt lá: Qua hai vụ, độ Brix thịt lá của các công thức dao động từ 1,5–2,5%. Ở cả hai dạng phân bón lá sinh học với tỷ lệ phun 1:10 cho kết quả dao động từ 2–2,5%. Khi sử dụng hai loại phân bón lá này với tỷ lệ khác nhau cho hiệu quả tốt và đặc biệt là dạng phân chiết rút từ rong biển. Độ giòn: Độ giòn ở các công thức đạt điểm dao động từ 4–5điểm ở cả hai vụ. Như vậy khi sử dụng hai loại phân bón lá sinh học này với tỷ lệ khác nhau đều cho độ giòn cao. Hàm lượng nitrate: hàm lượng nitrate trong các công thức dao động 0–250 mg/kg. Đối với dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ bèo tây có hàm lượng nitrate trong lá rau cao hơn so với dạng phân chiết rút từ rong biển, đặc biệt là ở tỷ lệ phun 1:10 đều có hàm lượng nitrate trong lá rau rất thấp (200 mg/kg). Tất cả các kết quả trên đều rất thấp so với ngưỡng tiêu chuẩn đưa ra về hàm lượng nitrate quy định với rau xà lách [5]. Bảng 7. Ảnh hưởng của tỷ lệ phun phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến chất lượng của rau xà lách Dạng Tỷ lệ (v/v) Độ dòn Hàm lượng ni- Công thức phân bón Độ Brix thịt lá (%) (phân: nước) (điểm) trate (mg/kg) lá 1 Vụ 1 I 0:1 1,7 4 0 II 1:10 2,2 5 200 Bèo tây III 1:20 1,8 5 100 IV 1:30 1,8 5 50 V 0:1 1,8 4 0 VI 1:10 2,3 5 200 Rong biển VII 1:20 2,0 5 200 VIII 1:30 2,2 4 0 2 Vụ 2 I 0:1 1,5 4 0 II 1:10 2,0 5 250 Bèo tây III 1:20 2,0 5 200 IV 1:30 2,0 5 150 V 0:1 1,7 4 0 VI 1:10 2,5 5 200 Rong biển VII 1:20 2,0 5 200 VIII 1:30 2,0 5 200 124
  13. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 3.5 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế luôn là điều kiện hàng đầu để người nông dân xem xét có nên ứng dụng các sản phẩm phân bón lá chiết rút từ rong biển và bèo tây vào sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của bón phân cho rau xà lách chúng tôi thu được kết quả ở bảng 8. Kết quả ở bảng 8 cho thấy với các tỷ lệ và dạng phân bón lá sinh học khác nhau thì cho năng suất khác nhau nên tổng chi, tổng thu và lãi ròng cũng khác nhau. Qua nghiên cứu trên cả hai vụ, dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển với tỷ lệ phun 1:10 cho năng suất cao nhất (40,12–40,23 g/chậu), cho mức lợi nhuân là 597,72–204,55 đ/chậu, hệ số VCR dao động 9,24–11,49. Khi quy về diện tích 1 ha với tỷ lệ phun 1:10 cho kết Bảng 8. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón lá sinh học từ rong biển và bèo tây đến cây xà lách Chỉ tiêu Dạng phân T ỷ l ệ (v/v) CT NSKT Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận bón lá (phân: nước) VCR (g/chậu) (đ/chậu) (đ/chậu) (đ/chậu) 1 Vụ 1 I 0:1 30,83 616,82 170,45 446,37 - II 1:10 38,67 773,18 193,18 580,00 6,88 Bèo tây III 1:20 37,03 740,45 190,91 549,54 6,04 IV 1:30 35,78 715,45 190,91 525,54 4,82 V 0:1 24,47 489,55 170,45 319,10 - VI 1:10 40,23 804,55 204,55 600,00 9,24 Rong biển VII 1:20 30,25 605,00 202,27 402,73 3,63 VIII 1:30 29,40 588,18 197,73 390,45 3,62 2 Vụ 2 I 0:1 27,96 559,09 170,45 388,64 - II 1:10 36,84 736,82 193,18 543,64 7,82 Bèo tây III 1:20 33,45 669,09 190,91 478,18 5,38 IV 1:30 30,18 603,64 190,91 412,73 2,18 V 0:1 20,53 410,45 170,45 240,00 - VI 1:10 40,12 802,27 204,55 597,72 11,49 Rong biển VII 1:20 32,08 687,73 202,27 485,46 8,71 VIII 1:30 34,38 641,82 197,73 444,09 8,48 * Ghi chú: Giá bán là 20.000 đ/kg, tổng chi gồm có chi phí mua chậu, đất, phân chuồng, vôi, cây giống và công lao động 125
  14. Hoàng Thị Thái Hòa và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 quả cao nhất (năng suất tương ứng 17,65–17,70 tấn/ha), với giá bán trên thị trường ở thời điểm hiện tại là 20.000 đ/kg thì cho lợi nhuận trong sản xuất rau xà lách dao động 353.000.000– 354.000.000đ/ha. Mức chênh lệch hiệu quả kinh tế ở cùng tỷ lệ phun 1:10 giữa hai dạng phân bón lá rong biển và bèo tây từ 13–28 triệu đồng/ha. Đa các công thức đều cho hệ số VCR > 3 điều này chứng tỏ rằng việc đầu tư bổ sung phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây sẽ làm cho cây xà lách sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế. 4 Kết luận và đề nghị Phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây rau xà lách. Số lá trên cây rau xà lách đạt cao nhất tại tỷ lệ phun 1:10 ở cả hai dạng phân bón lá sinh học. Dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển với tỷ lệ phun 1:10 cho kết quả cao nhất ở cả hai vụ lần lượt là 42,48 g/chậu và 41,19 g/chậu đối với năng suất sinh vật; 40,23 g/chậu và 40,12 g/chậu đối với năng suất kinh tế. Cả hai dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây với tỷ lệ phun 1:10 đều cho lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao, trong đó dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển cho hiệu quả tốt hơn. Sử dụng dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển cho độ Brix trong lá cao hơn (2,5%). Độ giòn của lá khi sử dụng cả hai dạng phân bón lá sinh học được đánh giá điểm từ 4–5, đạt yêu cầu về khẩu vị. Hàm lượng đạm nitrate tồn dư ở rau khi sử dụng dạng phân bón lá sinh học từ bèo tây là 200–250 mg/kg, từ dạng phân bón lá sinh học từ rong biển là 200 mg/kg tại các tỷ lệ phun khác nhau. Bước đầu đã xác định được dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ rong biển và bèo tây với tỷ lệ phun 1:10 cho cây xà lách mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trên nền 15 tấn phân chuồng và 500 kg vôi. Lời cám ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Huế trong đề tài mã số DHH2020-02-135. Tài liệu tham khảo 1. Ancion PV., Hoang Thi Thai Hoa, Ton That Phap, Pham Quang Tu, Chiang C, Dufey JE, (2009), Utilisation agricole de plantes aquatiques, notamment en tant qu’amendement des sols, dans la province de Thua Thien Hue, Centre Vietnam. I. Inventaire, abondance et carac- térisation chimique des plantes aquatiques disponibles localement, Tropicultura, 27(3), 144– 151. 2. Trần Nguyễn Quỳnh Anh, Lương Quang Đốc, (2012), Hiện trạng cỏ thủy sinh ở khu bảo vệ thủy sản CồnChìm, phá Tam Giang – Cầu Hai, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 73(4), 9–17. 126
  15. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 3. Nguyễn Văn Bộ, (2000), Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam - thách thức và cơ hội, Báo cáo hội thảo “Hướng tới các cơ hội mở rộng xuất khẩu sản phẩm Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam”, Hà Nội, 6–8/9/2000. 4. Nguyễn Văn Bộ, (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam, Hội thảo Quốc gia về Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón tại Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2007), Qui định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn, Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007. 6. Phạm Anh Cường, (2004), Điều tra tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nông dân ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi - thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết, Sở NN và PTNT Tp. Hồ Chí Minh. 7. Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Văn Long, Đỗ Đình Thục, N. Cl. Chiang và J. E. Dufey, (2007), Ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ đến năng suất lạc và khả năng khoáng hóa đạm trên đất cát biển Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 4, 87–90. 8. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, (2010), Đặc tính hóa học của một số loại phân hữu cơ và phụ phẩm cây trồng sử dụng trong nông nghiệp trên vùng đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 57, 59–68. 9. Lê Quốc Phong, Phạm Anh Cường, Mai Văn Quyền, (2011), Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ. 10. Trần Nguyễn An Sa, Trương Bách Chiến, Đỗ Bích Thủy, Phùng Thị Huyền Trân, Lê Thị Thanh Thương, Nguyễn Thị Thủy Tiên, (2018), Nghiên cứu chiết xuất các duỡng chất từ rong mơ (Sargassum sp.) định hướng sử dụng làm phân bón lá hữu cơ, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm, Số 17(1), 76–89. 11. Nguyễn Đình Thi, Lê Kim Nam, Trần Thị Nhi, (2013), Nghiên cứu sử dụng phân bón lá hữu cơ Maya-T1 cho các loại rau ăn lá phổ biến trong vụ hè thu tại thành phố Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 79(1). 12. TCVN 8160-7-2010, Thực phẩm - Xác định hàm lượng nitrate và/hoặc nitrite - Phần 7: Xác định hàm lượng nitrate trong rau và sản phẩm rau bằng phương pháp phân tích dòng liên tục sau khi khử bằng cadimi, Bộ Khoa học Công nghệ. 127