Quản lý nhà nước về huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý nhà nước về huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_ly_nha_nuoc_ve_huy_dong_von_cua_cac_ngan_hang_thuong_ma.pdf
Nội dung text: Quản lý nhà nước về huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Võ Xuân Hội, Phạm Thanh Hùng, Nguyễn Thị Phương Thảo Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cốt lõi của các ngân hàng thương mại (NHTM), được các ngân hàng luôn chú trọng phát triển xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý huy động vốn như: Chính sách quản lý nhà nước; tổ chức bộ máy quản lý; nhân lực; điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật; công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng, từ đó đã đánh giá công tác quản lý nhà nước về huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bao gồm những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện chính sách quản lý nhà nước về huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk. Từ đó xác định các giải pháp nhằm tăng cường chính sách và công tác Quản lý Nhà nước về huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Từ khóa: quản lý nhà nước về huy động vốn ABSTRACT Capital mobilization is one of the core operations of commercial banks, which is always focused on developing throughout the course of business activities. The study has analyzed factors affecting the management of capital mobilization such as: State management policies; Organization management apparatus; Labor force; economic conditions, material and technical facilities; the inspection and examination work of the banking system management agencies. Since then, it has assessed the state management’s activities over capital mobilization of commercial banks in Dak Lak Province, including the achieved results and limitations in the implementation of State management policies over capital mobilization of commercial banks in Dak Lak Province. As a result, identifying some solutions to strengthen policies and activities of the State management on capital mobilization of commercial banks in Dak Lak province in the future. Keywords: state management on capital mobilization 1. Đặt vấn đề Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cốt lõi của các ngân hàng thương mại (NHTM), được các ngân hàng luôn chú trọng phát triển xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó việc quản lý hoạt động của Ngân hàng cũng như quản lý hoạt động huy động vốn của NHTM sao cho hiệu quả với mục đích ổn định chính sách tiền tệ quốc gia và đảm bảo an toàn cho hệ hống Ngân hàng là yêu cầu của nhà nước ta trong lĩnh vực quản lý ngành Ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ hiện nay, để có được nguồn vốn đòi hỏi các NHTM phải có nhiều chính sách huy động vốn nhằm thu hút được lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Chính sách huy động vốn của các NHTM có thể là lãi suất, các chương trình khuyến mãi, tặng quà, trúng thưởng Trong thời gian qua việc huy động vốn của các NHTM đang tồn tại nhiều bất cập và tiềm ẩn rủi ro cho cả NHTM cũng như các tổ chức, cá nhân người gửi tiền và nhiều NHTM chưa tuân thủ đúng theo các quy định của quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động huy động vốn. Việc nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về huy động vốn của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn của các NHTM từ đó có những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về huy động vốn của các NHTM là hết sức cần thiết. 56
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1. Nội dung quản lý nhà nước liên quan đến huy động vốn - Ổn định chỉ tiêu tài chính cho phát triển kinh tế. - Đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính và quyền lợi cho khách hàng - Đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh - Phòng, chống rửa tiền 2.1.2. Các công cụ quản lý nhà nước về huy động vốn - Pháp chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng - Báo cáo thống kê - Thanh tra, giám sát và kiểm tra các TCTD - Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo - Xử phạt vi phạm hành chính 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về huy động vốn. a) Các yếu tố nội tại của bộ máy quản lý nhà nước - Quan hệ của Ngân hàng Nhà nước tỉnh với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước - Chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng Nhà Nước - Cơ chế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước b) Các yếu thuộc về hệ thống ngân hàng thương mại - Các hình thức huy động vốn của các NHTM trên địa bàn. - Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. - Tuân thủ pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các TCTD. - Công nghệ ngân hàng. 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng huy động vốn của NHTM. - Quy mô và tốc độ huy động vốn của các NHTM. - Cơ cấu nguồn vốn của NHTM. - Kỳ hạn và tính ổn định của nguồn vốn huy động. - Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn của các NHTM. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu Các số liệu và thông tin về huy động vốn của NHTM được thu thập từ báo cáo qua các năm của Ngân hàng Nhà nước. Số liệu bao gồm: - Số vốn và cấu trúc vốn huy động hàng năm; - Số liệu về lãi suất huy động VNĐ, ngoại tệ; - Các thông tin về chấp hành lãi suất trần huy động, cho vay của Ngân hàng trung ương; - Các thông tin trên báo cáo tổng kết năm của ngành ngân hàng, các thông tin đăng tải trên các báo, tạp chí và trên Internet 57
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 2.2.2 Phương pháp phân tích Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh, khái quát, số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian và phương pháp so sánh để phân tích quy mô tăng trưởng, chất lượng huy động vốn qua các năm của NHTM và hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM. 3. Kết quả nghiên cứu, thảo luận và hàm ý chính sách 3.1 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về huy động vốn các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.1.1. Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Bảng 1. Quy mô huy động vốn các NHTM tại tỉnh Đắk Lắk (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tiền gửi dân cư 30.315 34.643 38.320 Tiền gửi các TCKT 3.785 4.615 4.815 Phát hành giấy tờ có giá 45 878 646 Tổng nguồn vốn huy động 34.145 40.136 43.781 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk Trong năm 2018, Tổng nguồn vốn huy động đạt 43.781 tỷ đồng; tăng 9,1% so với đầu năm; trong đó: huy động vốn trên 12 tháng đạt 14.784 tỷ đồng, chiếm 33,8% nguồn vốn huy động, tăng 29,12% so với đầu năm. 3.1.2. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM Bảng 2. Nguồn vốn huy động và dư nợ (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Nguồn vốn huy động 34.145 40.136 43.781 2.Tổng dư nợ 67.000 80.434 90.785 3.Chênh lệch = ( 1)-(2) -32.855 - 40.289 -47.004 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk Xét về mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động với sử dụng vốn của các NHTM Tỉnh Đắk Lắk, cho thấy: tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động năm 2016 là -32,885 tỷ đồng; năm 2017 là -40.289 tỷ đồng; năm 2018 là -47.004 tỷ đồng. Nói cách khác nguồn vốn huy động tại chỗ của các NHTM tỉnh Đắk Lắk chỉ đáp ứng một phần khoảng 50% về dư nợ cho vay tại địa bàn: năm 2016: 49%; năm 2017: 50%, năm 2018: 51%. 58
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn Bảng 3.3: Quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn (ĐVT: Tỷ đồng) Các chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1.Nguồn vốn huy động ngắn hạn 24.082 26.764 28.997 2.Cho vay ngắn hạn 36.850 46.364 54.059 3.Chênh lệch nguồn ngắn hạn = (1)-(2) -12.768 -19.600 -25.062 4.Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn/DN ngắn hạn(%) 65 58 54 5.Nguồn vốn huy động trung dài hạn 10.063 13.372 14.784 6.Cho vay trung dài hạn 30.150 34.070 36.726 7.Chênh lệch nguồn trung dài hạn=(4)-(5) -20.087 -20.698 -21.942 8.Tỷ lệ NV trung dài hạn/DN trung dài hạn (%) 33 39 40 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk Nguồn vốn huy động của các NHTM Tỉnh Đắk Lắk chưa có chuyển biến tích cực về cả số tuyệt đối lẫn tương đối, tỷ lệ này cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn. Cụ thể năm 2016 đáp ứng được 65%, năm 2017 đáp ứng 58%, và năm 2018 là 54% và có xu hướng giảm theo từng năm. Xét mối tương quan về tỷ lệ nguồn vốn huy động trung dài hạn với việc cho vay trung dài hạn thì khả năng tự chủ nguồn trung dài hạn của các NHTM Đắk Lắk thì tỷ lệ này còn thấp hơn so với tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn. Qua phân tích trên cho thấy có sự chênh lệch rất lớn giữ nguồn vốn trung dài hạn với dư nợ trung dài hạn, đây là một rủi ro rất lớn trong việc kinh doanh vốn vì các NHTM khi thiếu vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn thì bắt buộc sử dụng nguồn các nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp cho vay trung dài hạn làm ảnh hưởng đến việc thanh khoản của NHTM. 3.1.4. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk a) Công tác triển khai các quy định về huy động cho các NHTM và kiểm tra việc thực hiện huy động vốn - Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng Đắk Lắk nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2010 - 2020 theo quyết định số 1355/QĐ-NHNN: ngày 05/9/2016, NHNN tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 584/KH-ĐAL triển khai thực hiện quyết định số 1355/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. Theo đó, chỉ đạo các phòng chuyên môn NHNN tỉnh triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. - Chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thống đốc NHNN ban hành ngày 10/01/2017: Về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2017; về tăng cường đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD; về việc đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ. Trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk (NHNN tỉnh) đã triển khai, chỉ đạo và giám sát hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn; một số nội dung trọng tâm: - Ban hành kế hoạch số 89/KH-ĐAL triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 của Thống đốc về “các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2018” 59
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 - Thực hiện Chỉ thị 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 của Thống đốc về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, các TCTD trên địa bàn tiếp tục: + Tăng cường phòng, chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng và lợi ích của người gửi tiền. + Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về giao dịch tiền gửi. b) Công tác triển khai hệ thống thông tin dữ liệu về huy động vốn - NHNN tỉnh đã cài đặt, cấp chứng thư điện tử, nâng cấp phần mềm nhận báo cáo điện tử đến các QTDND trên địa bàn theo quy định; theo dõi, hướng dẫn, giám sát việc chấp hành các quy định, quy trình thanh toán của các NHTM trên địa bàn. - Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo; tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán; mở rộng và phát triển việc kết nối liên thông giữa các ngân hàng với các đơn vị điện, nước, trường học, bệnh viện, BHXH để thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; tăng cường các biện pháp phòng, chống gian lận trong quy trình mở tài khoản thanh toán, thẻ ATM; rà soát quy trình, thủ tục liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ, nâng cao nhận thức bảo mật thông tin của khách hàng; xử lý, khắc phục kịp thời các rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ. Đến 31/12/2018, trên địa bàn có 26 đơn vị mở tài khoản thanh toán tại NHNN tỉnh, 04 đơn vị thanh toán rút tiền bằng lệnh chuyển có qua hệ thống điện tử liên ngân hàng và 01 đơn vị tham gia thanh toán tập trung. Kết quả thanh toán điện tử liên ngân hàng đến 31/12/2018: doanh số đi đạt 30.838 tỷ đồng (3.188 món), doanh số đến đạt 24.990 tỷ đồng (3.239 món). c) Tình hình triển khai và thực hiện các quy định bảo đảm an toàn tiền gửi của các NHTM trên địa bàn. NHNN tỉnh đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt của người dân; rà soát, sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ kho tiền, phương án vận chuyển hàng đặc biệt cho phù hợp theo quy định; kiểm tra, rà soát, lắp đặt đầy đủ hệ thống camera quan sát, hệ thống nút ấn báo động khẩn cấp tại nơi giao dịch tiền mặt với khách hàng và các vị trí cần thiết khác để đảm bảo quan sát, ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra. Tháng 11/2018, NHNN tỉnh đã tập huấn kỹ năng đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng cho các TCTD trên địa bàn. Trong năm, NHNN tỉnh đã kiểm tra đột xuất 05 TCTD, qua kiểm tra, một số tồn tại được phát hiện: các loại sổ sách liên quan đến công tác kho quỹ chưa ghi chép đầy đủ, đúng quy định; chưa niêm yết công khai quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại nơi giao dịch; chưa niêm phong bổ sung mã khóa dự phòng khi thay đổi thành viên Ban quản lý kho tiền; còn để vượt định mức tồn quỹ cuối ngày d) Việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định bảo đảm an toàn tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Hàng năm NHNN tỉnh thường xuyên thành lập các tổ công tác kiểm tra đột xuất các TCTD, qua kiểm tra, một số tồn tại được phát hiện: các loại sổ sách liên quan đến công tác kho quỹ chưa ghi chép đầy đủ, đúng quy định; chưa niêm yết công khai quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại nơi giao dịch; chưa niêm phong bổ sung mã khóa dự phòng khi thay đổi thành viên Ban quản lý kho tiền; còn để vượt định mức tồn quỹ cuối ngày Ngoài ra thông qua các cuộc thanh tra hàng năm của NHNN đối với các TCTD phòng thanh tra NHNN cũng thanh tra về công tác huy động vốn. Kiểm tra các việc tuân thủ quy định của NHNN về huy động vốn, các chương trình huy động, khuyến mại của TCTD với hoạt động huy động vốn và đưa ra các cảnh báo, đề xuất, chấn chỉnh. 60
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Trong năm 2018, Tình hình thu – chi tiền mặt thuận lợi, đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp; đảm bảo an toàn tiền và tài sản trong quá trình giao nhận, vận chuyển, bảo quản. Đến 31/12/2018, tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng đạt 286.309 tỷ đồng; tổng chi tiền mặt đạt 345.589 tỷ đồng; bội chi 59.280 tỷ đồng. Cán bộ làm công tác kho quỹ tại các TCTD trên địa bàn đã phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng 1.486 món với tổng số tiền 7,3 tỷ đồng; lập biên bản thu giữ 7,85 triệu đồng tiền giả. e) Tình hình bảo đảm môi trường kinh doanh Triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; Chỉ thị số 10/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cũng đã thực hiện những hoạt động sau. - Thực hiện cung cấp thông tin quản lý cũng như hỗ trợ thủ tục thực hiện cho các ngân hàng thương mại trong huy động vốn. - Thu thập thông tin và phân tích ý kiến của các NHTM về điều kiện và môi trường kinh doanh trên địa bàn. f) Tình hình sử dụng các công cụ QLNN về huy động tại các NHTM trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk - Pháp chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: Trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk (NHNN tỉnh) đã triển khai, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. - Báo cáo thống kê: Các chi nhánh NHTM đã kết nối hệ thống báo cáo qua mạng, số mẫu biểu, bảng biểu báo cáo giảm với chỉ tiêu thống kê các nội dung thống kê tiền tệ, thống kê tín dụng, thống kê thanh toán, thống kê quản lý ngoại hối và thống kê quản lý các TCTD. - Thanh tra, giám sát và kiểm tra các NHTM: Trong năm 2018, NHNN tỉnh đã hoàn thành 21 cuộc thanh tra, kiểm tra (13 cuộc thanh tra, 08 cuộc kiểm tra) và đang triển khai 03 cuộc thanh tra. Qua thanh tra đã phát hiện và có 140 kiến nghị để các TCTD kịp thời chỉnh sửa các sai sót, vi phạm: (i) Trong công tác tín dụng: Thẩm định cho vay sơ sài, tiềm ẩn rủi ro. Giám sát sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ. Thiếu tài liệu chứng minh chi phí khi giải ngân. Thu lãi trước đối với khách hàng vay vốn (ii) Trong công tác kế toán, quản lý tài chính: chưa chấp hành đúng quy định về tiền gửi; chưa thực hiện các khoản đóng góp theo lương đối với cán bộ nhân viên theo quy định; quản lý tạm ứng, hoàn ứng, công cụ lao động chưa chặt chẽ ; (iii) Trong công tác an toàn kho quỹ: chưa lắp đặt camera giám sát, hệ thống báo động tại mỗi bàn của giao dịch viên; ban hành Quy định nội bộ và quy trình nghiệp vụ về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá chưa đầy đủ. 3.2 Các giải pháp tăng cường QLNN về huy động vốn các NHTM trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Hoàn thiện pháp chế ngân hàng Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiền tệ và hoạt động qua nhiều kênh thông tin nhằm tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng cũng như mọi người dân nắm bắt thông tin về hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động của Chi nhánh. Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo các Chi nhánh TCTD hoàn thiện bộ máy pháp chế ngân hàng nhằm giải quyết nhanh chóng những vấn đề còn tồn đọng như các tranh chấp về tài sản, quyền lợi, lãi suất với khách hàng. 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Chi nhánh: NHNN cần phân định rõ nhiệm vụ cho các cán bộ theo vị trí công việc, dự kiến trước người thay thế đối với các trường hợp đi học, phép nhằm đảm bảo công việc trôi chảy. Kiểm tra và thay thế các chức danh đảm nhiệm những vị trí chưa phù hợp, hiệu quả công việc kém. Tiến hành luân chuyển cán bộ thường xuyên hơn, nhất là đối với các cán bộ chủ chốt. Lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với từng phần hành thuộc nội dung quản lý của các phòng chuyên đề. 61
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Khuyến khích sự tham gia của các TCTD vào hoạt động QLNN của NHNN Chi nhánh. - Khuyến khích ý thức tham gia, tinh thần xây dựng của các chi nhánh TCTD đối với công tác QLNN bằng cách phát huy vai trò hiệp y của Chi nhánh, lấy ý thức tham gia của các chi nhánh TCTD làm một tiêu chí xem xét. - Tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề và dành nhiều thời gian cho các cán bộ công nhân viên toàn ngành tham gia hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến đóng góp từ phía các chi nhánh TCTD. Cung cấp thông tin cho các chi nhánh TCTD về hoạt động QLNN của Chi nhánh, về đánh giá kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn đều đặn cho các chi nhánh TCTD được biết. - Lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên làm việc với các chi nhánh TCTD cơ sở để tạo lập những quan hệ trao đổi thông tin hai chiều trực tiếp, không phải qua các chi nhánh TCTD, điều này khuyến khích sự quan tâm đến công tác QLNN của chi nhánh TCTD và của cả đơn vị cơ sở. 3.2.3. Hoàn thiện phối hợp giữa NHNN Chi nhánh với cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành địa phương - Với cấp ủy, chính quyền địa phương Kết hợp quản lý ngành, lĩnh vực với quản lý lãnh thổ vừa là nguyên tắc vừa là nghệ thuật để tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Để cải thiện mối quan hệ này, NHNN Chi nhánh cần phải thường xuyên giữ mối quan hệ thông tin giữa ngành ngân hàng với cấp ủy và chính quyền. Việc thông tin không dừng lại ở các báo cáo, đề nghị mà phải bao gồm cách thức tiến hành, nguyên tắc, nội dung pháp lý của từng vấn đề để chính quyền có căn cứ giải quyết nhằm tránh tình trạng chỉ đề nghị mà không đề xuất phương án xử lý dẫn đến Ủy ban nhân dân tỉnh không nắm chắc vấn đề để ra quyết định. Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh cần chủ động đề xuất với NHNN Việt Nam những vấn đề cụ thể để NHNN có cơ chế hỗ trợ địa phương, qua đó nâng cao uy tín của NHNN địa phương đối với cấp ủy, chính quyền. Chủ động đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chủ quản khác trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả QLNN của đơn vị. - Với các sở, ban, ngành địa phương NHNN Chi nhánh, các chi nhánh TCTD và đơn vị Công an trên địa bàn xây dựng quy chế phối hợp, thông tin, biện pháp xử lý để xử lý tình huống xấu nhất xảy ra, chú trọng đảm bảo an toàn. Phối hợp các chi nhánh TCTD, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống tiền giả bằng cách tăng cường giám sát các đơn vị trực tiếp có giao dịch với khách hàng qua camera quan sát, kiểm tra đột xuất NHNN Chi nhánh chủ trì trong việc tổ chức, xây dựng quy chế; đồng thời thường xuyên chủ động phối hợp với các đơn vị nói trên nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng. 4. Kết luận Trong những năm qua, công tác QLNN của Chi nhánh về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung, về lĩnh vực huy động vốn nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển ngành ngân hàng ở các địa phương tiếp tục nâng lên một tầm cao mới. Qua đánh giá công tác QLNN về huy động vốn trong thời gian qua, nghiên cứu chỉ ra còn nhiều vấn đề cụ thể mà Chi nhánh cần phải thực hiện trong thời gian sắp tới. Nghiên cứu đã cho thấy những điểm còn yếu kém trong công tác QLNN về huy động vốn và đưa ra những biện pháp hoàn thiện chính yếu theo hướng xây dựng một mô hình QLNN về huy động vốn có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngân hàng Nhà nước Đắk Lắk (2016; 2017; 2018), “Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk”, Đắk Lắk. [2] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), “Chỉ thị 07/CT-NHNN về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính”, Hà Nội. 62
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 [3] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), “Giải pháp và kinh nghiệm phòng chống rửa tiền qua Ngân hàng”. Truy xuất từ: [4] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), “Luật Các tổ chức tín dụng”, NXB Chính trị hành chính, Hà Nội. [5] Nghị định 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017. Quy định về vị trí chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [6] Đặng Văn Sống (2013), “Hoàn hiện công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. [7] PGS.TS Trần Đình Ty, TS. Nguyễn Văn Cường (2008), “Quản lý nhà nước đối với tiền tệ, tín dụng- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), “Thông tư 80/2017/TT-NHNN quy định trình tự, thủ tục giám sát Ngân hàng ngày 01 tháng 08 năm 2017”, Hà Nội. [9] ThS. Nguyễn Văn Thuyết (2014), “Nghiên cứu ngân hàng trung ương hiện đại phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay”, Hà Nội. Truy xuất từ: cuu-mo-hinh-ngan-hang-trung-uong-hien-dai-phu-hop-voi-thuc-te-viet-nam-hien-nay.html 63